Phân tích tình hình đào tạo và đào tạo nâng cao giáo viên
dạy nghề nhằm rút ra biện pháp đào tạo nâng cao tốt hơn cho giáo viên các trường đào tạo nghề ở việt nam
Ký hiệu viết tắt
CĐ: cao đẳng
CHLB: Cộng hoà liên bang
CT: chỉ thị
ĐH: đại học
ĐT: đào tạo
ĐV: đơn vị
GD & DT: Giáo dục & đào tạo
GVDN: Giáo viên dạy nghề
HDTN: hướng dẫn thí nghiệm
HSD: học suốt đời
KNNN: Kinh nghiệm nghề nghiệp
LT: Lý thuyết
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NSNN: Ngân sách nhà nước
NTN:
121 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình đào tạo và đào tạo nâng cao giáo viên dạy nghề nhằm rút ra biện pháp đào tạo nâng cao tốt hơn cho giáo viên các trường đào tạo nghề ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nơi tốt nghiệp
PTCS: Phổ thông cơ sở
PTTH: Phổ thông trung học
SPKT: sư phạm kỹ thuật
TCDN: Tổng cục dạy nghề
TH: Thực hành
THCN: Trung học chuyên nghiệp.
TW: Trung ương
XHCN: Xã hội chủ nghĩa.
Mục lục
Trang
Lời cảm ơn
Danh mục ký hiệu viết tắt
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 6
2. Mục tiêu nghiên cứu 8
3. Đối tượng & khách thể nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
6. Phạm vi nghiên cứu 9
Chương 1. Cơ sở lý luận của công tác đào tạo nghề và
đào tạo giáo viên dạy nghề ở Việt Nam
1.1 Đào tạo nghề và các cơ sở đào tạo nghề 10
1.1.1 Đào tạo nghề 10
1.1.2 Các cơ sở tham gia đào tạo nghề 11
1.2 Giáo viên dạy nghề và việc đào tạo giáo viên dạy nghề 14
1.2.1 Nghề giáo viên và vai trò của người giáo viên 14
1.2.2 Mô hình nhân cách của người giáo viên dạy nghề (GVDN) 16
1.2.3 Một số quy định chuẩn giáo viên dạy nghề 17
1.2.4 Đặc điểm sư phạm nghề và năng lực sư phạm kỹ thuật nghề nghiệp 19
1.2.5 Đào tạo giáo viên dạy nghề 24
Chương 2. Phân tích việc đào tạo giáo viên dạy nghề
ở Việt Nam, so sánh với việc đào tạo giáo viên
dạy nghề ở cộng hoà liên bang Đức
2.1 Nhiệm vụ của các trường đào tạo giáo viên dạy nghề 26
2.2. Kế hoạch giảng dạy trong đào tạo giáo viên dạy nghề 31
2.3 Phân tích nội dung đào tạo chuyên ngành 43
2.4 Phân tích việc tổ chức dạy học và phương tiện dạy học 56
2.5 So sánh và đánh giá việc đào tạo giáo viên dạy nghề ở Việt Nam
với việc đào tạo giáo viên dạy nghề ở Cộng hoà liên bang Đức 57
Chương 3. Thực trạng giáo viên dạy nghề hiện nay
3.1 Phân tích về nhân lực 64
3.2 Phân tích về chuyên môn 66
3.3 Tình hình đào tạo nâng cao 72
3.4 Yêu cầu và nhu cầu đào tạo nâng cao 78
Chương 4. Giải pháp cho đào tạo nâng cao
giáo viên dạy nghề
4.1 Đặc điểm của việc đào tạo tiếp tục, đào tạo người lớn 80
4.1.1 Đào tạo người lớn 80
4.1.2 Vấn đề học suốt đời 83
4.2 Một số giải pháp để thực hiện tốt công tác đào tạo nâng cao
giáo viên dạy nghề 86
4.3 Trung tâm bồi dưỡng & đào tạo nâng cao SPKT– Hưng Yên 89
Kết luận và kiến nghị 97
Tài liệu tham khảo 99
Phụ lục
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
“Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng.” [2,11]
Năm 1985 là năm đánh dấu bước ngoặt của nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với sự phát triển mạnh mẽ của các nhà máy, các khu công nghiệp - chế xuất, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất làm cuộc sống con người thay đổi rõ rệt trên nhiều mặt. Để có những thành công đó, có sự đóng góp rất lớn của nền giáo dục Việt Nam qua gần 20 năm đổi mới, trong đó giáo dục nghề nghiệp đóng góp một vai trò rất quan trọng.
Sang đầu thế kỷ XXI này, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và kinh tế tri thức. Điều đó đặt ra cho giáo dục và đào tạo những yêu cầu và nhiệm vụ lớn lao. Để thực hiện được việc đi tắt đón đầu, tiếp thu kiến thức mới, hiện đại và ứng dụng vào thực tiễn thì cần phải có những kỹ sư, những kỹ thuật viên, những người thợ thế hệ mới. Họ phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn giỏi, tay nghề vững vàng, sáng tạo và say mê trong công việc, nhạy cảm với cái mới, để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Muốn vậy đào tạo nghề luôn cần phải không ngừng thay đổi cho phù hợp với hiện tại và tương lai. Nhiệm vụ đặt ra một cách rõ ràng là đào tạo phải gắn với nhu cầu của xã hội, của thị trường lao động.
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, các trường đào tạo nghề cũng luôn phải thay đổi theo hướng hiện đại hoá về cơ sở vật chất, đa dạng hoá về loại hình, quy mô đào tạo. Do vậy, cần thiết phải có một đội ngũ giáo viên đủ mạnh làm chủ công nghệ mới, biết cách tìm con đường ngắn nhất để dẫn dắt người học đến với tri thức, hình thành cho họ kỹ năng và kỹ xảo chuyên môn, sự thành thạo và niềm đam mê nghề nghiệp.
Tuy nhiên, trình độ tay nghề của người lao động hiện nay còn thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo tuy đã có bước chuyển biến, nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu [4, 254]. Nguyên nhân không phải chỉ là do người đào tạo. Nhưng vai trò của người giáo viên là rất quan trọng, vì người giáo viên chính là đầu tầu trong quá trình dạy học. Năng lực của người dạy có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho giáo viên là cần thiết ở mọi thời đại và mọi quốc gia.
Mặt khác, do chương trình và nội dung đào tạo thay đổi, phương pháp học cũng thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Bản thân người dạy học cũng vấp phải nhiều khó khăn khi tiếp cận và truyền đạt những kiến thức mới. Vì vậy con đường đào tạo liên tục và tự đào tạo có vai trò không thể thiếu đối với người dạy học. “Học, học nữa, học mãi”: khẩu hiệu của Lê nin như là một chân lý cho sự phát triển.
Xoay quanh vấn đề này, nhiều năm nay Bộ giáo dục & đào tạo và Tổng cục dạy nghề đã có những chương trình hành động để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Nhiều đề tài nghiên cứu cũng đã đề cập đến nhưng hầu hết các giải pháp đưa ra đều mang tính tạm thời mà chưa có chiến lược lâu dài.
Xuất phát từ những thực tế trên, việc:
+ nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận;
+ tìm hiểu những tồn tại ở kế hoạch, nội dung thực hiện việc đào tạo và đào tạo nâng cao cho giáo viên dạy nghề;
+ đánh giá về thực trạng năng lực chuyên môn;
+ tìm ra giải pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên các trường đào tạo nghề
là nhiệm vụ hết sức quan trọng để xây dựng được đội ngũ giáo viên đủ mạnh về số lượng và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Chính vì vậy đề tài này đã được lựa chọn để nghiên cứu, góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích được tình hình đào tạo và đào tạo nâng cao cho giáo viên dạy nghề hiện nay về nội dung đào tạo, trình độ giáo viên, chất lượng đào tạo. Tìm ra và phân tích những điểm mạnh, những yếu kém, nguyên nhân và hậu quả của những yếu kém đó.
Đề xuất các giải pháp tốt hơn cho việc bồi dưỡng và đào tạo nâng cao giáo viên dạy nghề. Trong đó cần tìm ra một giải pháp mang tính chiến lược lâu dài.
3. Đối tượng & khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở đối tượng là kế hoạch, nội dung, hình thức đào tạo và đào tạo nâng cao giáo viên dạy nghề hiện nay để phân tích và định hướng phát triển.
Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu là công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho giáo viên dạy nghề hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài mang tính chất nghiên cứu ứng dụng với nhiều phương pháp nghiên cứu được vận dụng:
Nghiên cứu lý thuyết: Đọc, nghiên cứu các tài liệu lý thuyết của Việt Nam, Đức.., để từ đó xây dựng cơ sở lý luận và các giả thuyết khoa học.
Nghiên cứu thực tiễn: Làm phiếu điều tra trên các đối tượng là giáo viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề. Phân tích các số liệu điều tra, lấy đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các giáo viên, các cán bộ quản lý về chương trình, nội dung, kế hoạch giảng dạy, về biện pháp để nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên kỹ thuật và dạy nghề, nâng cao chất lượng giảng dạy ở các cơ sở dạy nghề…
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo giáo viên dạy nghề.
Khảo sát, đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề. Phân tích thực trạng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao. Tìm hiểu nhu cầu về đào tạo nâng cao cho giáo viên kỹ thuật và dạy nghề
Tìm các biện pháp tốt hơn cho đào tạo nâng cao giáo viên dạy nghề hiện tại. Trong đó hoạch định một phương án lâu dài cho đào tạo nâng cao giáo viên kỹ thuật và dạy nghề.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài hướng vào tìm biện pháp góp phần nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện nay. Tìm hiểu công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ở Việt Nam và CHLB Đức. Trong đó, tập trung vào phân tích chương trình đào tạo giáo viên kỹ thuật và dạy nghề chuyên ngành Kỹ thuật điện.
Chương 1
Cơ sở lý luận của công tác đào tạo nghề và đào tạo giáo viên dạy nghề ở Việt Nam.
1.1 Đào tạo nghề và các cơ sở đào tạo nghề
1.1.1 Đào tạo nghề
Khái niệm đào tạo nghề
Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, khái niệm đào tạo nghề có nhiều biến đổi. Trước đây đào tạo nghề được hiểu đơn thuần là truyền thụ tay nghề từ người này sang người khác; còn gọi là “truyền nghề”. Dạy nghề kiểu này mang đậm tính truyền thống với phương pháp chủ yếu là hành động bắt chước của người học theo người dạy. Đến nay vẫn còn một số nghề thủ công được truyền dạy theo phương pháp này. Còn theo quan niệm giáo dục dạy nghề hiện đại thì đào tạo nghề không chỉ là truyền thụ các kỹ năng, thói quen công việc mà còn là quá trình trang bị các kiến thức và kỹ năng cơ bản về khoa học kỹ thuật, giáo dục tư cách đạo đức, thái độ nghề nghiệp để người học có được nhân cách toàn diện. Với quan điểm này, người thầy chỉ trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, đồng thời giữ vai trò định hướng phát triển nghề nghiệp cho họ trong tương lai.
Quá trình đào tạo được thực hiện tại các cơ sở đào tạo như: trường, lớp, các nhà máy, các trung tâm đào tạo nghề theo một kế hoạch, mục tiêu, thời gian xác định nhằm đạt được trình độ, kỹ năng nhất định.
Mục đích của đào tạo nghề
Đào tạo nghề nhằm mục đích dạy nghề cho người chưa có việc làm, người lao động bị mất việc hoặc đào tạo nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đó thường là các nghề phổ thông.
Dạy nghề có thể kết hợp với sử dụng người học nghề để làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã sau thời gian học nghề, đào tạo lại nghề để chuyển sang nghề khác trong doanh nghiệp hoặc chỉ là đào tạo nghề dự phòng.
Dạy nghề gắn với tạo việc làm ở các trung tâm dịch vụ việc làm, trung tâm triển khai, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới và các cơ sở dịch vụ khác. Ngoài ra dạy nghề, bổ túc nghề cho người lao động để phục vụ nhu cầu xuất khẩu lao động và chuyên gia.
Dạy nghề còn nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới cho giáo viên, nhân viên nghiệp vụ, công nhân Việt Nam làm việc tại các cơ sở dạy nghề của nước ngoài.
Người lao động có thể học nghề theo nhiều hình thức: học chính khoá, vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn theo chương trình dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.1.2 Các cơ sở tham gia đào tạo nghề
Hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo nghề như các cơ sở dạy nghề công lập, cơ sở dạy nghề bán công, dân lập, dạy nghề của doanh nghiệp, tư thục, cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài… Các cơ sở này có thể chỉ đào tạo nghề, ví dụ như trường dạy nghề, trung tâm đào tạo nghề; hoặc vừa đào tạo nghề vừa đào tạo các hệ khác, như là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp…. Trong đó:
Trường Đại học kỹ thuật: Điều kiện để được vào học là học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học và phải trải qua một kỳ thi tuyển đại học quốc gia. Sinh viên được học lý thuyết tại trường, và được thực hành tại xưởng của trường hoặc tại các nhà máy dưới sự hướng dẫn của các giáo viên kỹ thuật, các kỹ thuật viên. Thời gian đào tạo là 4 – 5 năm.
Trường Cao đẳng kỹ thuật: Tuyển các học sinh tốt nghiệp PTTH trong kỳ thi tuyển quốc gia. Sinh viên được học lý thuyết tại trường, thực hành tại xưởng của trường hoặc thực tập tại các nhà máy, họ là những sinh viên hệ cao đẳng. Nếu như hệ đại học nặng về tính “hàn lâm” thì hệ cao đẳng lại hướng về thực hành nhiều hơn. Thời gian đào tạo là 3 năm
Trường dạy nghề: Đối tượng tuyển là học sinh tốt nghiệp PTCS hoặc PTTH. Việc đào tạo dựa trên cơ cở sự thống nhất giữa mục tiêu và nội dung đào tạo. Thời gian đào tạo được quy định tuỳ theo yêu cầu của nghề đào tạo và hệ đào tạo, khoảng 2 -3 năm. Tốt nghiệp được cấp chứng chỉ bậc thợ.
Trường trung học nghề: Đối tượng tuyển là học sinh tốt nghiệp PTCS. Thời gian đào tạo là 3 đến 3,5 năm. Đối tượng này vừa học nghề, vừa học văn hoá phổ thông. Tốt nghiệp được cấp chứng nhận bậc thợ cùng với bằng tốt nghiệp PTTH.
Trường trung học chuyên nghiệp: Đối tượng tuyển là học sinh tốt nghiệp PTCS & PTTH. Tuỳ theo yêu cầu đào tạo mà trường có các hệ: công nhân, trung cấp, hay trung học nghề. Tại đây họ chỉ học lý thuyết và thực hành nghề. Học sinh có thể được thực tập tại các nhà máy công nghiệp. Thời gian đào tạo từ 2-3,5 năm.
Trung tâm đào tạo nghề: Chuyên tổ chức thực hiện các khoá đào tạo nghề ngắn hạn từ 6 đến 12 tháng tuỳ theo nghề được đào tạo. Việc học tập chủ yếu hướng vào rèn luyện tay nghề. Tốt nghiệp được cấp chứng chỉ của trung tâm.
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề: thực hiện các khoá học đào tạo ngắn hạn và định hướng nghề nghiệp cho học sinh các trường trung học cơ sở. Việc đào tạo nghề mang tính cơ bản.
Đào tạo nghề tại nhà máy: Việc đào tạo được gắn với việc sản xuất của nhà máy. Học sinh học nghề được đào tạo theo định hướng nhu cầu của quá trình sản xuất. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc ngay cho cơ sở sản xuất đó.
Trường, lớp đào tạo nghề tư nhân: Học sinh học nghề hầu hết được đào tạo tại các xưởng thủ công nhỏ, với các nghề như: sửa chữa xe máy, điện tử, máy tính, ô tô…Thời gian đào tạo kéo dài từ 3 đến 12 tháng, tuỳ theo nghề đào tạo và yêu cầu của người được đào tạo
Hướng đào tạo chính quy
Hướng đào tạo không chính quy(1)
Trường đại học kỹ thuật
Trường cao đẳng kỹ thuật
Trường trung học chuyên nghiệp
Trường dạy nghề
Trung tâm đào tạo nghề
Trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp đào tạo nghề
Trường, các lớp đào tạo nghề ở nhà máy
Các trường đào tạo nghề tư nhân
Các lớp đào tạo nghề tư nhân ngắn hạn
Trường trung học nghề
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mô tả các cơ sở đào tạo nghề theo hướng đào tạo.
(1) Phương thức giáo dục không chính quy được quy định tại điều 40, 41 - Luật giáo dục
1.2 Giáo viên dạy nghề và việc đào tạo giáo viên dạy nghề
1.2.1 Nghề giáo viên và vai trò của người giáo viên
1.2.1.1 Nghề dạy học
Từ ngày xưa, khi dạy học còn chưa được coi là một nghề thực sự thì người thầy giáo đã luôn luôn được coi trọng trong xã hội. Họ đại diện cho tầng lớp trí thức. Vì vậy mà dân gian có câu “Không thày đố mày làm nên”. Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” ấy vẫn luôn được giữ gìn và phát huy cho đến nay, khi dạy học đã thực sự được coi là một nghề cũng như mọi nghề khác. Nghề giáo viên vốn là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Vì người thầy là người “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Nghề dạy học là một trong những nghề phức tạp nhất, bởi đối tượng lao động của họ là con người, còn công cụ lao động của người giáo viên là tri thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Nhưng đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ. Người làm nghề dạy học muốn có được kết quả thì ngoài tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ nghề nghiệp ra họ còn phải có phương pháp truyền thụ những tri thức đó, hình thành nên tiềm năng phát triển cho người học. Đó chính là kỹ năng sư phạm, mà không phải ai cũng có. Trong xã hội, rất nhiều người giỏi về chuyên môn, nhưng rất ít người có thể làm được nghề dạy học và để trở thành giáo viên dạy giỏi thì lại càng ít hơn.
Không giống như các nghề khác, sản phẩm của nghề dạy học là con người. Quá trình dạy học là quá trình nhằm làm biến đổi nhân cách của người học nhằm đạt được mục đích nhất định. Nghề dạy học không cho phép có phế phẩm, vì đó là “con người”, không thể dễ dàng bỏ đi được. Vì vậy, nhân cách của người làm nghề dạy học đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Nghề giáo viên là một nghề khó, nhưng trong đó việc đào tạo người học trở thành một giáo viên dạy nghề thì lại càng khó khăn và phức tạp hơn. Trước đây, việc tuyển chọn giáo viên, đặc biệt là giáo viên các trường kỹ thuật chủ yếu căn cứ vào năng lực chuyên môn, mà ít chú ý đến các yếu tố khác như kiến thức về xã hội, kiến thức về sư phạm, giao tiếp…Nhưng gần đây, cùng với sự phát triển nói chung của giáo dục, thì dần dần vị trí, vai trò của giáo viên đã được chú trọng hơn. Công tác đào tạo, tuyển chọn, bồi dưỡng cho giáo viên cả về năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm đã được tổ chức thường xuyên hơn, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Đảng và nhà nước cũng đã có những phần thưởng cao quý cho những người có công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục như: các danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, huân huy chương vì sự nghiệp giáo dục và nhiều phần thưởng cao quý khác.
1.2.1.2 Vai trò của người giáo viên
Khác với các nghề khác, người dạy học được coi như một tấm gương, một hình mẫu để học sinh noi theo. Dạy học là quá trình mà ở đó người giáo viên truyền thụ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho người học, nói cách khác, dạy học là quá trình làm thay đổi nhân cách của người học. Không những thế, người giáo viên còn phải giáo dục tư tưởng văn hoá, đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ cho học sinh, tạo cho họ có tiềm năng để trở thành một người có ích cho xã hội. Do vậy, người giáo viên có một vai trò, vị trí rất quan trọng trong xã hội, đặc biệt là trong thế kỷ của nền kinh tế tri thức này. Để làm tốt vai trò của mình, người giáo viên phải thực hiện các nhiệm vụ:
Truyền thụ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm nghề nghiệp cho học sinh
Kiến thức chung về văn hoá, xã hội: Bao gồm các kiến thức chung về văn hoá, tư tưởng, lịch sử dân tộc, kiến thức hiểu biết về pháp luật, chính trị, xã hội…
Kiến thức về chuyên môn: Đó là các kiến thức phổ thông (toán, lý, hoá, văn, sử, địa, sinh học..), các kiến thức cơ sở chuyên môn (hình hoạ, vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện, kỹ thuật nhiệt…) và các kiến thức chuyên môn (lý thuyết, thực hành nghề…)
Giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ và hành vi cho học sinh
Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. “Đức” và “Tài” là hai yếu tố không thể thiếu để trở thành một người có ích cho xã hội. Vì vậy cần phải giáo dục học sinh một cách toàn diện về cả hai phương diện: chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức. Người giáo viên muốn giáo dục được học sinh thì phải là người không những giỏi về chuyên môn mà còn phải có phẩm chất đạo đức tốt.
Tạo tiềm năng cho người học tiếp tục phát triển
Dù người thày có truyền thụ được bao nhiêu kiến thức cho học sinh đi nữa, nhưng họ không biết cách tạo cho người học tiềm năng phát triển thì người học cũng chỉ là các “bản sao” không thể có giá trị hơn “nguyên bản”. Do đó, người trò cần phải kế tục được những kiến thức của người thầy và trên cơ sở đó phát huy, sáng tạo ngày càng sâu rộng hơn, biến kiến thức của người khác thành kiến thức của bản thân mình. Như vậy, việc tạo tiềm năng phát triển cho người học là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người giáo viên.
1.2.2 Mô hình nhân cách của người giáo viên dạy nghề (GVDN)
Trong trường học thì thày giáo là tấm gương cho học sinh noi theo, do vậy nhân cách của người thầy là yếu tố quyết định đến chất lượng giảng dạy. Nhà giáo dục người Nga K.D. Usinxky đã từng nhấn mạnh “trong việc giáo dục, tất cả đều phải dựa vào nhân cách của người giáo viên, vì sức mạnh của giáo dục chỉ bắt nguồn từ nhân cách của con người. Không một điều lệ và chương trình nào, không một cơ quan giáo dục nào, dù được nghĩ ra một cách khôn khéo đến đâu, cũng không thể thay thế được nhân cách của con người trong sự nghiệp giáo dục” [6,228]
Việc xây dựng mô hình nhân cách có nhiều phương pháp khác nhau, tuỳ theo các cách tiếp cận khác nhau như: tâm lý học, giáo dục học, xã hội học..v.v…, ở đây sử dụng phương pháp tiếp cận sư phạm kỹ thuật để xây dựng mô hình nhân cách của người giáo viên dạy nghề:
Mô hình nhân cách giáo viên dạy nghề
Năng lực
Phẩm chất
Năng lực
sư phạm
Năng lực chuyên môn
Nhà
sư phạm
Nhà
kỹ thuật
Người
công dân
- Kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học.
- Kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục.
- Kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá
- Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
- Kinh nghiệm sản xuất.
- Trình độ ngoại ngữ, tin học.
- Tổ chức quản lý, sản xuất.
- Yêu nghề
- Mẫu mực
- Hiểu tâm lý học sinh
- Khiêm tốn, trung thực, công bằng
- Tận tuỵ với công việc
- Tính chuẩn xác.
- Tác phong công nghiệp.
- Năng động, sáng tạo
- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
- Trung thực
- Yêu nước và CNXH.
- Sống, lao động và học tập theo pháp luật.
- Tự hào dân tộc và hợp tác quốc tế.
Hiểu biết
xã hội
- Kiến thức về văn hoá, xã hội.
- Kinh nghiệm cuộc sống.
- Giao tiếp, ứng xử
Sơ đồ 1.2: Mô hình nhân cách người giáo viên dạy nghề [5,11]
1.2.3 Một số quy định chuẩn giáo viên dạy nghề
Theo “Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo” của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, ban hành 8/6/1994. Căn cứ vào “Luật giáo dục”, Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 4 ban hành. Căn cứ vào “Nghị định số 43/2000/NĐ-CP” của Chính phủ ban hành 30/08/2000 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục và “Nghị định số 02/2001/NĐ-CP” ban hành 09/01/2001 về hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động và Luật giáo dục về dạy nghề. Quy định một số tiêu chuẩn chung đối với GVDN như sau:
Tiêu chuẩn ngạch công chức:
Giáo viên dạy nghề
Giáo viên chính dạy nghề
Giáo viên cao cấp dạy nghề
Tiêu chuẩn chuyên môn nghề nghiệp:
- Đối với giáo viên dạy nghề ngắn hạn:
+ Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trường sư phạm kỹ thuật hoặc tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp
+ Giáo viên dạy thực hành nghề là người có kỹ thuật, có tay nghề bậc cao hoặc là nghệ nhân, chuyên gia
+ Các giáo viên tham gia dạy nghề, nếu không tốt nghiệp trường sư phạm thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm
- Đối với giáo viên dạy nghề dài hạn:
+ Giáo viên dạy nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng chuyên ngành; giáo viên chỉ dạy thực hành nghề có thể là nghệ nhân hoặc kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao hơn hai bậc trở lên so với bậc thợ đào tạo
+ Giáo viên dạy các môn phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, hoặc bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng khác
+ Tất cả các giáo viên tham gia giảng dạy ở trên nếu không có bằng đại học sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc I theo chương trình của Bộ GD & ĐT ban hành.
+ Có chứng chỉ A về một ngoại ngữ thông dụng.
- Đối với giáo viên cao cấp dạy nghề:
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học và có tay nghề để hướng dẫn học sinh theo yêu cầu đào tạo tay nghề của trường
+ Có chứng chỉ sư phạm nghề bậc II theo quy định của Bộ GD & ĐT
+ Có chứng chỉ lý luận Mác-Lênin theo chương trình bồi dưỡng cho cán bộ sau đại học
+ Có chứng chỉ trình độ C về một ngoại ngữ thông dụng
+ Có thâm niên dạy nghề tối thiểu là 9 năm
+ Có những công trình khoa học cải tiến giảng dạy của ngành nghề được áp dụng có hiệu quả, được hội đồng khoa học ngành học thừa nhận.
1.2.4 Đặc điểm sư phạm nghề và năng lực sư phạm kỹ thuật nghề nghiệp
Các đặc điểm lao động sư phạm:
Lao động sư phạm dạy nghề có mục đích đào tạo công nhân, chuẩn bị cho thế hệ trẻ những phẩm chất và năng lực cần thiết để gia nhập vào lực lượng lao động có kỹ thuật, có trình độ tay nghề, nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội ở những giai đoạn nhất định của sự phát triển đất nước.
Khác với dạng lao động khác, lao động sư phạm nghề nghiệp có đối tượng là con người đang phát triển. Đó là những con người đang trưởng thành ở thời kỳ chuẩn bị tiềm lực để tham gia cuộc sống lao động sản xuất. Do đó đòi hỏi hoạt động lao động sư phạm dạy nghề phải thiết lập mối quan hệ giữa người với người, phải hiểu rõ đối tượng và tôn trọng nhân cách học sinh. Đặc biệt phải có lòng nhân ái, tình yêu thương, sự tôn trọng nhân phẩm và lòng yêu nghề.
Lao động sư phạm dạy nghề có công cụ chủ yếu chính là nhân cách người giáo viên dạy nghề . Người giáo viên dùng chính nhân cách các phẩm chất , năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề uy tín của mình làm công cụ để tác động đến học sinh như Uinxki đã chỉ dẫn: “trong việc giáo dục, tất cả phải dựa vào nhân cách người giáo dục, bởi vì sức mạnh của giáo dục chỉ bắt nguồn từ nhân cách con người mà thôi…”. Ngay cả đến khi khoa học kỹ thuật phát triển, phương tiện kỹ thuật hiện đại được mở rộng thì vị trí vai trò của người thầy vẫn là chủ đạo, không dễ gì thay đổi, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nghề bởi yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định đầu tiên.
Lao động sư phạm dạy nghề góp phần tái sản xuất sức lao động xã hội. Xã hội muốn tồn tại cần có sự tái sản xuất sức lao động xã hội. Giáo dục nói chung, lao động sư phạm nghề nghiệp nói riêng góp phần trọng yếu trong việc đó. Nhờ có đào tạo nghề mà có thể đào huấn cho xã hội những lớp người công nhân lao động mới có phẩm chất và năng lực nghề nghiệp, có trình độ, tay nghề vững vàng góp phần cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Hơn bao giờ hết, lao động dạy nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật sáng tạo cao. Có như vậy mới thực hiện được các nhiệm vụ dạy nghề. Hoạt động sư phạm đòi hỏi người thầy giáo phải có tri thức của các nhà khoa học, phải có tài nghệ của người diễn viên, có sự sáng tạo của nhà phát minh, phải lao tâm khổ tứ rèn luyện kiên trì tích luỹ kinh nghiệm để nâng cao năng lực sư phạm và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Lao động sư phạm dạy nghề mang những tính chất cơ bản của loại hình lao động trí óc chuyên nghiệp như phải có sự khởi động (chuẩn bị) có khi là khá dài về thời gian mà không tạo ra sản phẩm trực tiếp ngay. Để giảng được một tiết lý thuyết nghề hoặc một buổi thực tập ca, người giáo viên dạy nghề mất rất nhiều công phu về việc chọn nội dung, điều kiện công cụ, cách thức, phương pháp thể hiện…Hơn nữa lao động sư phạm nghề nghiệp có quán tính trí tuệ, nghĩa là sau giờ lên giảng hoạt động trí óc vẫn tiếp tục diễn ra ở ngoài lớp, ngoài giờ làm việc. Thực tế chứng minh có nhiều thầy cô giáo khi gặp tình huống sư phạm có vấn đề đã thao thức nhiều ngày đêm suy nghĩ.
Một số tiêu chí đối với giáo viên dạy kỹ thuật nghề nghiệp :
Về mặt phẩm chất nghề nghiệp
+ Phải có tinh thần giác ngộ XHCN, có lý tưởng nghề nghiệp, có lập trường quan điểm của giai cấp công nhân.
+ Nắm vững quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, phải có nhận thức đúng về nghề dạy học, hiểu biết thực tiễn cách mạng và thực tiễn giáo dục và những thành tựu tốt đẹp của nó.
+ Có niềm tin vững chắc vào con người, vào sự nghiệp đổi mới, phát triển của đất nước.
+ Đặc biệt người giáo viên dạy nghề phải có lòng nhân ái, vị tha, chân thành, yêu nghề, yêu mến, tin tưởng vào thế hệ trẻ, chăm lo cho sự nghiệp cách mạng, có lòng yêu nước thiết tha.
+ Giáo viên dạy nghề phải có động cơ, thái độ đúng đắn đối với nghề mình đảm trách, thể hiện được đạo đức, lương tâm nghề nghiệp trong sáng, lành mạnh và cao thượng.
+ Phải có bản lĩnh vững vàng và có nghệ thuật lao động sư phạm nghề nghiệp.
Tóm lại: Về mặt phẩm chất, yêu cầu người giáo viên dạy nghề phải xứng đáng là người công dân tốt, người công nhân tốt, người trí thức XHCN.
Về mặt năng lực nghề nghiệp
+ Phải có trình độ văn hoá cao, khoa học kỹ thuật và tay nghề giỏi (trình độ chuyên môn giỏi).
+ Phải có năng lực hiểu học sinh, năng lực truyền đạt và tổ chức quá trình giáo dục dạy nghề. Phải có năng lực sư phạm tổng thể tốt.
+ Có hiểu biết về tri thức, về ngoại ngữ, về lôgic, thẩm mỹ công nghiệp, về tâm lý giáo dục nghề nghiệp, có phương pháp giảng dạy bộ môn, có kiến thức về khoa học lao động, về quản lý kinh tế…
+ Giáo viên dạy nghề phải có hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo sư phạm dạy nghề ứng với các chức năng của lao động sư phạm dạy nghề như: Kỹ năng thiết kế, xây dựng quy hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện, kỹ năng giao tiếp sư phạm nghề, kỹ năng nhận thức nghiên cứu, kỹ năng lao động, sản xuất, kỹ năng tự học…
Năng lực sư phạm kỹ thuật nghề nghiệp:
Phẩm chất và năng lực là hai mặt không thể tách rời của một nhân cách trọn vẹn. Tuy nhiên, vì lý do sư phạm nên ta tách ra để nghiên cứu. Năng lực sư phạm là một mặt quan trọng trong cấu trúc nhân cách của giáo viên dạy nghề , việc xem xét nó có ý nghĩa thiết thực cho việc nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Năng lực dạy học kỹ thuật nghề nghiệp
Năng lực dạy nghề lại được cấu thành bởi nhiều năng lực chuyên biệt bộ phận:
+ Trước hết là năng lực làm chủ tri thức, khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy nghề của mình vì nó có ý nghĩa quyết định sự thành bại trong nghề của người thầy giáo. Thầy giáo phải nắm vững nội dung, bản chất cũng như cách thức thể hiện môn học (nghề).
+ Có năng lực quan sát, tri giác, nắm được những diễn biến bề ngoài và kỹ năng chuyển vào phán đoán nội tâm bên trong của chủ thể học sinh học nghề để điều chỉnh phản ứng của học sinh.
+ Có khả năng tâp trung, phân phối, di chuyển chú ý tốt, bao quát được lớp học nghề, thể hiện được tiến trình bài giảng với nội dung khoa học và thực tiễn, kết hợp được các khả năng vừa trình bày bằng lời (nói, đọc) trình bày viết và khái quát vấn đề điều chỉnh được quá trình nhận thức của học sinh.
+ Giữ được vai trò chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thiết kế cho học sinh tích cực và chủ động học tập. Người thầy không phải là một người chuyên làm mẫu cho học sinh làm theo.
+ Có năng lực ghi nhớ tốt, tái hiện kịp thời kiến thức cần thể hiện, liên tưởng nhạy bén, lấy thí dụ sát thực. Điều này tác động tích cực đến khả năng tiếp thu, phát triển kiến thức của học sinh
+ Năng lực giao tiếp sư phạm đặc biệt quan trọng trong dạy nghề. Có khả năng sử dụng tốt ngôn ngữ của mình, nó là phương tiện sống còn của người thầy để biểu đạt vấn đề. Ngôn ngữ của người thầy phải sinh động có độ chính xác cao về mặt từ vựng, ngữ âm, văn phong phải trong sáng, ngắn gọn, súc tích, giàu hình ảnh, dễ hiểu và hợp lôgic, mang tính thuyết phục cao. Đối với giáo viên ngôn ngữ nói và viết đều quan trọng, có liên quan hỗ trợ mật thiết với nhau.
Ngoài ra người giáo viên cần có hàng loạt các năng lực giảng dạy ._.khác như: tự nghiên cứu, tự đọc sách báo tài liệu…Trong dạy thực hành nghề năng lực cảm giác và vận động (kỹ năng, kỹ xảo) đóng vai trò cơ bản không thể thiếu được như các thao động tác chính xác, có tốc độ, cường độ, nhịp độ quỹ đạo phù hợp (trình độ tay nghề)…
Năng lực giáo dục nghề nghiệp
Giáo viên dạy nghề không chỉ thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng giảng dạy cho học sinh mà điều cốt lõi là thực hiện nhiệm vụ giáo dục cho học sinh. Trên phương diện này, năng lực giáo dục bao gồm:
+ Có uy tín đối với học sinh , uy tín là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thành công của người giáo viên dạy nghề. Người có uy tín là người có năng lực ảnh hưởng mạnh mẽ đến học sinh, được học sinh thừa nhận, có nhiều phẩm chất năng lực tốt đẹp, do vậy họ được người học kính phục và có ảnh hưởng mạnh mẽ.
+ Học sinh học nghề tuy có đầu óc phê phán nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi sự hay lý tưởng hoá, cường điệu hoá những phẩm chất tốt đẹp của người thầy giáo. Do đó có xu hướng đánh giá quá cao các giáo viên có uy tín đối với mình. Bởi vậy trong dạy học giáo viên cần có những biện pháp đúng để xây dựng uy tín cho mình.
+ Để giáo dục được học sinh, giáo viên cần có khả năng hiểu con người, nhạy cảm, biết phân tích tâm lý học sinh chính xác. Không chỉ hiểu biết từng học sinh mà còn hiểu tâm lý của một nhóm, một tập thể. Vì trên thực tế học sinh học tập hiệu quả hơn khi tổ chức thành nhóm, tập thể.
+ Có khả năng tác động đến nhân cách học sinh bằng nhiều phương pháp giáo dục có hiệu quả. Từ hiểu đến tác động là cả một nghệ thuật sư phạm, yêu cầu giáo viên có khả năng khéo léo ứng xử sư phạm, giải quyết các tình huống sư phạm, làm biến đổi nhân cách của học sinh.
Năng lực giáo dục cuối cùng được thể hiện ra bằng sự hình thành niềm tin, thế giới quan, lý tưởng nghề nghiệp ở người học, đồng thời biểu hiện ở các hệ thống thái độ và phương thức hành vi, cách cư xử, ứng xử trong lĩnh vực nghề nghiệp.
Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm nghề nghiệp
Hoạt động sư phạm nghề nghiệp rất phong phú, phức tạp và đa dạng. Năng lực tổ chức đòi hỏi người giáo viên :
+ Biết lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục dài hạn, trung hạn, ngắn hạn một cách hợp lý
+ Có năng lực điều khiển, thực hiện kế hoạch trong điều kiện phối hợp nhiều việc, nhiều người, nhiều tổ chức, như sự kết hợp cá nhân với tập thể học sinh, giữa gia đình với nhà trường và tổ chức xã hội…
+ Có khả năng theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá chính xác các hoạt động của cá nhân và tập thể học sinh một cách công bằng, có tác dụng giáo dục.
1.2.5 Đào tạo giáo viên dạy nghề
Giáo viên dạy nghề ở Việt Nam hiện nay được đào tạo chủ yếu tại các cơ sở chính là: các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, các trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật, các khoa Sư Phạm Kỹ thuật tại các Trường Đại học Kỹ thuật.
Sinh viên tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật, hệ sư phạm 3 năm khi tốt nghiệp sẽ có bằng Cử nhân cao đẳng sư phạm kỹ thuật và chứng nhận nghề bậc 4/7. Họ có thể tham gia giảng dạy lý thuyết, thực hành nghề tại các trường trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề. Họ cũng có thể ở lại trường hoặc vào các trường CĐSPKT dạy thực hành nghề. Nếu muốn học lên bậc cao hơn như Thạc sỹ hoạc Tiến sỹ, họ phải học qua 1-1,5 năm liên thông tại các trường ĐH SPKT hoặc các trường đại học khác có khoa SPKT để lấy bằng đại học
Sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, hệ sư phạm 4 năm khi tốt nghiệp sẽ có bằng Cử nhân khoa học và chứng nhận nghề bậc 4/7. Họ trở thành giáo viên kỹ thuật và có thể dạy lý thuyết, thực hành nghề tại các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật, các trường THCN & dạy nghề, các trung tâm dạy nghề. Với tấm bằng Cử nhân khoa học, họ có thể học tiếp lên Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ theo đúng chuyên ngành của mình.
Sinh viên tốt nghiệp ở các trường Đại học Kỹ thuật, sau khi tốt nghiệp là kỹ sư. Nếu muốn họ có thể học thêm nghiệp vụ sư phạm bậc 1, 2 tại các trường ĐH, CĐ SPKT; sau đó tham gia giảng dạy tại các trường có đào tạo nghề nhưng chủ yếu là dạy lý thuyết.
Công nhân, thợ bậc cao được đào tạo thêm sư phạm bậc 1, 2 có thể dạy thực hành tại các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Họ có thể tham gia vào chương trình đào tạo liên thông hoặc chuyên tu tại các trường ĐH, CĐ SPKT để có thể đủ điều kiện giảng dạy tại các cơ sở này.
Chương 2
Phân tích việc đào tạo giáo viên dạy nghề ở
Việt Nam, so sánh với việc đào tạo giáo viên dạy nghề ở CHLB Đức
2.1 Nhiệm vụ của các trường đào tạo giáo viên dạy nghề
2.1.1 Trường Đại học SPKT Hưng Yên
Năm 1966 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên được thành lập với tên gọi là trường Trung học Công nghiệp Hưng Yên trực thuộc Bộ công nghiệp nặng và nhiệm vụ là cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ cho đất nước. Đào tạo tập trung chủ yếu vào hai ngành Cơ khí và Động lực.
Năm 1970 đổi thành trường Giáo viên dạy nghề I, có nhiệm vụ đào tạo Giáo viên dạy nghề cho các trường công nhân kỹ thuật & các cơ sở đào tạo nghề. Đây là một trong những nơi tạo ra những khoá giáo viên dạy nghề đầu tiên của nhà nước được đào tạo cơ bản và chính quy.
Năm 1979 trường chuyển thành trường Cao đẳng Sư Phạm Kỹ thuật 1, nằm trong hệ thống giáo dục đại học, trực thuộc Tổng cục dạy nghề, sau này trực thuộc Bộ giáo dục và Trung học chuyên nghiệp. Với phương châm luôn gắn nội dung đào tạo với nhu cầu thực tiễn của xã hội, nhà trường đã liên kết với các trường đại học trong nước, các cơ sở đào tạo nghề, các doanh nghiệp, qua đó điều chỉnh mục tiêu, nội dung đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
Tháng 1 năm 2003 trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật 1 được nâng cấp thành trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên với các chức năng nhiệm vụ sau:
Đào tạo giáo viên dạy nghề, giáo viên kỹ thuật trình độ đại học và cao đẳng.
Đào tạo kỹ sư, kỹ thuật viên thực hành.
Đào tạo trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật bậc 3/7 trở lên
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và 2 cho giáo viên các cơ sở đào tạo nghề, các kỹ sư, các cán bộ của các doanh nghiệp.
Bồi dưỡng kỹ thuật, tin học cho giáo viên các trường trung học cơ sở, THPT.
Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Với việc thực hiện dạy lý thuyết tại trường, thực tập trong trường và ngoài trường (các cơ sở đào tạo nghề liên kết, các cơ sở sản xuất…), học sinh có thể theo học các hệ khác nhau như: công nhân, thợ bậc cao, trung cấp, cao đẳng, đại học.
Quy mô tuyển sinh của trường hiện nay là 2000 – 2500 học sinh/năm, gồm các hệ:
+ Đại học chính quy:
Đại học sư phạm kỹ thuật 4 năm
Đại học kỹ thuật công nghệ 4 năm
+ Cao đẳng chính quy:
Cao đẳng sư phạm kỹ thuật 3 năm
Cao đẳng kỹ thuật công nghệ 3 năm
+ Cao đẳng không chính quy:
Chuyên tu 2 năm
Tại chức 2 – 3 năm
+ Trung học chuyên nghiệp 2 năm
+ Công nhân kỹ thuật 12 – 18 tháng
Đối với 2 hệ CĐ SPKT và ĐH SPKT, sinh viên tốt nghiệp đều có chứng nhận nghề bậc 4/7. Công nhân bậc 3/7 hoặc 4/7, nếu học chuyển tiếp thì thời gian sẽ rút ngắn xuống còn 2- 3 năm. Khi tốt nghiệp họ sẽ có bằng cử nhân và chứng chỉ sư phạm bậc 2. Sinh viên tốt nghiệp khá giỏi hệ đại học 4 năm hoàn toàn có thể được phép học tiếp 2 năm để lấy bằng thạc sỹ.
Hiện tại, tính đến 07/2004 tổng số nhân sự của trường là 235 người, trong đó có 160 giáo viên tham gia giảng dạy và phần lớn trong độ tuổi từ 26 đến 45. Hầu hết giáo viên được đào tạo tại các trường đại học trong nước, một số ở ngoài nước như Nga, Đức, Thái Lan…Trong đó có 12 tiến sỹ, 51 thạc sỹ, 97 kỹ sư và cử nhân sư phạm kỹ thuật (Nguồn: Phòng tổ chức – Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên)
Hầu hết các giáo viên vào trường đều phải trải qua các khoá học đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.
Lực lượng giáo viên được phân theo khoa như sau:
Khoa Cơ khí động lực 20 Giảng viên
Khoa Kỹ thuật May - Thời trang 19 Giảng viên
Khoa Sư phạm 08 Giảng viên
Khoa Điện - Điện tử 38 Giảng viên
Khoa cơ khí chế tạo 28 Giảng viên
Khoa Công nghệ thông tin 17 Giảng viên
Khoa Khoa học cơ bản 30 Giảng viên
Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Giảng viên phân về khoa
Trung tâm Tại chức Giảng viên phân về khoa
( Nguồn: Phòng tổ chức – Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên)
Ngoài ra có các trung tâm công nghệ trực thuộc các Khoa như trung tâm FACT, Multimedia (thuộc khoa Điện), trung tâm Bảo dưỡng ôtô & thiết bị công nghiệp (thuộc khoa Cơ khí động lực), trung tâm Công nghệ CAD/CAM-CNC (thuộc khoa Cơ khí), trung tâm APTECH (thuộc khoa Công nghệ thông tin), trung tâm Nguồn lực( thuộc khoa Công nghệ May & Thời trang)
Hiệu trưởng
Các P. Hiệu trưởng
Các Hội đồng
Khoa
Sư phạm Kỹ thuật
Khoa
Kỹ thuật May & TT
Khoa
Công nghệ Thông tin
Khoa
Điện - Điện tử
Khoa
Cơ khí Động lực
Khoa Cơ khí
Khoa
Khoa học Cơ bản
Các Khoa
Ban
Xây dựng
Ban
Quản lý ký túc xá
Thư viện
Phòng
Thanh tra giáo dục
Phòng
Quản lý KH & ĐN
Phòng
Công tác chính trị
Phòng
Hành chính quản trị
Phòng
Kế hoạch tài vụ
Phòng Đào tạo
Phòng
Tổ chức cán bộ
Các Phòng, Ban
Các Trung tâm
Trung tâm
Ngoại ngữ - Tin học
Trung tâm Tại chức
Cơ cấu tổ chức của trường như sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
2.1.2 Trường Cao đẳng SPKT Nam Định
Được thành lập từ năm 1965, trải qua 39 năm trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Nam Định cùng với các trường CĐ SPKT khác trong khu vực: Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vinh đã và đang tiếp tục làm tốt trọng trách của mình:
Đào tạo giáo viên, kỹ thuật viên trình độ cao đẳng.
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Đào tạo trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật.
Nghiên cứu khoa học phục vụ cho yêu cầu phát triển xã hội.
Quy mô tuyển sinh của trường hiện nay là 1500 – 2000 học sinh /năm, trong đó hệ chính quy khoảng 1300 – 1500 học sinh; gồm có các hệ sau:
+ Cao đẳng SPKT, Cao đẳng kỹ thuật 3 năm
+ Trung học kỹ thuật 2 năm
+ Công nhân kỹ thuật 12 – 18 tháng
Sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng loại khá có thể thi tiếp vào lớp học liên thông 1-3 năm để lấy bằng đại học. Lớp liên thông này có ở các trường như ĐHSPKT Hưng Yên, Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, Học viện Kỹ thuật quân sự…
Tính đến 1/9/04 đội ngũ cán bộ của trường là 200, trong đó số tham gia giảng dạy là 141. Phần lớn các giáo viên dạy lý thuyết được đào tạo tại các trường Đại học, các giáo viên dạy thực hành được đào tạo tại các trường SPKT. Trong đó có: 5 tiến sỹ, 40 thạc sỹ, 79 kỹ sư, cử nhân khoa học, 19 cử nhân cao đẳng
Lực lượng giáo viên được cơ cấu như sau:
Khoa cơ khí 32
Khoa Điện - Điện tử 45
Khoa Sư phạm 11
Khoa giáo dục đại cương 11
Khoa công nghệ thông tin 19
Bộ môn Mác – Lênin 10
Trung tâm BDDTCM&NV 6(Trung tâm bồi dưỡng đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ)
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Trường Cao đẳng SPKT Nam Định)
2.2. Kế hoạch giảng dạy trong đào tạo giáo viên dạy nghề
2.2.1 Tổng quan chung
Khung thời gian và chương trình đào tạo giáo viên kỹ thuật và dạy nghề được xây dựng căn cứ vào: Nghị định số 90/CP của chính phủ ban hành 24.11.1993 về quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng chứng chỉ về giáo dục và đào tạo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chỉ thị số 1253/GD ĐT ban hành ngày 10.04.1995 của Bộ trưởng Bộ giáo dục & đào tạo về quy định chương trình khung cho đào tạo giáo viên kỹ thuật.
Chương trình cụ thể cho mỗi chuyên ngành được các giảng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó xây dựng. Bộ giáo dục & đào tạo kiểm tra, phê chuẩn và sau đó được đưa vào thực hiện. Bất kỳ một thay đổi nào của chương trình đều phải được thông qua Bộ giáo dục & đào tạo
Bộ giáo dục & đào tạo không quyết định chương trình khung cho một số môn như: triết, lịch sử Đảng, CNXH khoa học, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, mà chỉ quy định số đơn vị học trình và thời gian thực hiện.
Các trường đào tạo nghề có thể thực hiện theo chương trình do trường biên soạn và qua duyệt của bộ hoặc thực hiện theo chương trình của bộ quy định. Hiện nay trường ĐH SPKT Hưng Yên đang thực hiện theo bộ chương trình do trường soạn, được Bộ giáo dục & đào tạo phê duyệt.
2.2.2 Xây dựng kế hoạch đào tạo
Đào tạo giáo viên dạy nghề (CĐ SPKT 3 năm) hiện nay có thể chia ra làm hai giai đoạn: giai đoạn học đại cương và giai đoạn học chuyên ngành. Học đại cương kéo dài 2 học kỳ, học chuyên ngành kéo dài 4 học kỳ. Giáo viên dạy nghề (ĐH SPKT 4 năm) cũng chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn học đại cương kéo dài 3 học kỳ, giai đoạn học chuyên ngành kéo dài 5 học kỳ.
Xem xét kế hoạch đào tạo tại trường ĐH SPKT Hưng Yên, theo yêu cầu của nhà nước, của Bộ giáo dục & đào tạo cũng như mục tiêu của nhà trường, kế hoạch và mục tiêu đào tạo phải đạt được một số điểm sau:
Sinh viên phải được nghiên cứu các kiến thức cơ bản và mở rộng phục vụ cho công việc của họ sau này. Tạo được tiền đề cho họ phát huy những kiến thức mới, các kỹ năng nghề nghiệp.
Trường ĐH SPKT đào tạo giáo viên kỹ thuật cho các trường Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
Kế hoạch đào tạo phải được xây dựng một cách hợp lý về mặt nội dung kiến thức. Nghĩa là sinh viên phải được học lần lượt từ các môn học đại cương, sau đó đến các môn học cơ sở ngành, sau đó là chuyên ngành. Sinh viên phải đạt (đỗ) ở tất cả các khối kiến thức trong quá trình học tập. Có thể mô tả thứ tự các khối kiến thức theo cấu trúc kế hoạch đào tạo cơ bản như sau:
Bắt đầu
Kiến thức chuyên ngành
Thực tập chuyên môn & sư phạm
Các môn học chuyên ngành
Các môn học sư phạm
Các môn học cơ sở ngành
Các môn học đại cương
Tốt nghiệp
Kiến thức cơ sở ngành
Kiến thức đại cương
Kết thúc
Sơ đồ 2.2: Trình tự thực hiện các phần kiến thức
2.2.3 Cấu trúc nội dung
Nội dung chương trình đào tạo giáo viên dạy nghề được quy định trong chương trình khung.
A. Hệ cao đẳng
Thời gian đào tạo 3 năm
Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 170 đvht
TT
Nội dung
Số đvht
1
Khối kiến thức chung
47
2
Khối kiến thức nghề
120
3
Tốt nghiệp
3
Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu
170
Mỗi chuyên ngành cụ thể có một hội đồng biên soạn chương trình cụ thể. Các chương trình đào tạo này được các Hội đồng biên soạn gồm: các Tiến sỹ khoa học, Tiến sỹ kỹ thuật, các thạc sỹ kỹ thuật, các thạc sỹ giáo dục, các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, trong xây dựng và phát triển chương trình, trong giảng dạy. Trong quá trình xây dựng chương trình, Hội đồng biên soạn đã căn cứ những điều quy định trong Luật Giáo Dục, Nghị định 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính Phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điểm của Luật Giáo Dục, quyết định số 2677/GD-ĐT và 2678/GD-ĐT ngày 03 tháng 12 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về: cấu trúc và khối lượng kiến thức tối thiểu cho các cấp đào tạo trong bậc đại học và quy định về khối lượng kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu cho giai đoạn I của chương trình đại học, phân tích tình hình thị trường và nhu cầu của người học, phân tích vị trí của người học sau tốt nghiệp, tham khảo các phương pháp xây dựng và phát triển chương trình cũng như các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới cùng bậc, cùng ngành đào tạo như các chương trình của Cộng hòa Liên bang Đức, của Cộng hòa ấn độ..., kế thừa các chương trình trước. Chương trình đào tạo đã được xây dựng một cách hệ thống, khoa học và có thể được đưa vào triển khai thực hiện tại trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, đồng thời có thể dùng làm tài liệu tham khảo để xây dựng chương trình đào tạo cho các trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật, các trường Cao đẳng kỹ thuật, dạy nghề khác.
ở đây xin đề cập đến 4 chuyên ngành hiện đang được thực hiện tại trường Đại học SPKT Hưng Yên:
+ Cơ khí chế tạo máy
+ Cơ khí động lực
+ Kỹ thuật điện
+ Kỹ thuật May - Thời trang
Cấu trúc cụ thể theo hướng đào tạo như sau:
Khối kiến thức chung cho tất cả các ngành:
( 1 đơn vị học trình = 1đvht = 15 tiết học)
TT
Môn học
đvht
1
Triết học
4
2
Kinh tế chính trị
4
3
Chủ nghĩa xã hội khoa học
3
4
Lịch sử Đảng
3
5
Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
6
Giáo dục quốc phòng
3
7
Giáo dục thể chất
4
8
Ngoại ngữ
11
9
Toán
7
10
Vật lý
4
Tổng cộng
47
Khối kiến thức nghề:
Khối kiến thức Sư phạm nghề cho tất cả các ngành học:
TT
Môn học
đvht
1
Tâm lý học đại cương
2
2
Tâm lý sư phạm kỹ thuật nghề nghiệp
3
3
Giao tiếp sư phạm*
2
Logic*
Nghiên cứu khoa học*
4
Lý luận giáo dục nghề nghiệp
2
5
Lý luận dạy học nghề nghiệp
2
6
Lý luận dạy học bộ môn kỹ thuật
3
7
Phương pháp giảng dạy bộ môn kỹ thuật
5
8
Phương tiện dạy học
2
9
Thực tập sư phạm I, II
6
Tổng cộng
27
( * là môn học thuộc khối kiến thức tự chọn)
2.2 Khối kiến thức Cơ sở ngành:
2.2.1 Ngành Cơ khí động lực:
TT
Môn học
đvht
1
Hình hoạ
2
2
Vẽ kỹ thuật
5
3
Cơ kỹ thuật
8
4
Điện kỹ thuật - điện tử công nghiệp
3
5
Vật liệu cơ khí
3
6
Autocad
2
7
Dung sai và đo lường kỹ thuật
2
8
Thủy lực – khí nén
3
9
Kinh tế và quản lý doanh nghiệp
4
10
Tin cơ sở
4
Tổng cộng
36
2.2.2 Ngành Cơ khí chế tạo:
TT
Môn học
đvht
1
Hình họa
2
2
Vẽ kỹ thật
5
3
Cơ kỹ thuật
8
4
Điện kỹ thuật- Điện tử công nghiệp
3
5
Vật liệu cơ khí
3
6
Thuỷ lực – Khí nén
3
7
Kinh tế & quản lý doanh nghiệp
4
8
Dung sai và đo lường kỹ thuật
3
9
Tin cơ sở
4
10
Auto CAD (2D)
2
Tổng cộng
37
2.2.3 Ngành Kỹ thuật điện:
TT
Môn học
đvht
1
Điện tử cơ bản
4
2
Mạch điện
3
3
Máy điện
4
4
Truyền động điện
3
5
Đo lường và thiết bị đo
2
6
Vi mạch
3
7
Tin cơ sở
4
8
An toàn điện *
2
9
Điện tử công suất *
3
10
Hệ thống cơ điện tử *
2
11
Vật liệu điện
2
12
Khí cụ điện
2
13
Tổ chức sản xuất
2
Tổng cộng
36
2.2.4 Ngành Kỹ thuật May-Thời trang:
TT
Môn học
đvht
1
Vẽ chuyên ngành
3
2
Vật liệu may
2
3
Tin cơ sở
4
4
Khoa học kỹ thuật - Bảo hộ lao động
2
5
Công nghệ dệt
4
6
Nhập môn máy móc và thiết bị may
4
7
Quản lý chất lượng sản phẩm may
3
8
Marketing
2
9
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ngành may
3
10
Chi phí và giá thành
2
11
Giao tiếp thương mại
2
12
Kinh tế học đại cương *
2
13
Kinh tế quản lý doanh nghiệp *
2
Tổng cộng
35
2.3 Khối kiến thức chuyên ngành:
2.3.1 Ngành Cơ khí động lực:
TT
Môn học
đvht
1
Động cơ đốt trong
5
2
Gầm ô tô
3
3
Trang bị điện ô tô
3
4
Điều khiển và kiểm định
3
5
Học phần chuyên sâu (Động cơ, điện, gầm)
3
Tổng cộng
17
2.3.2 Ngành Cơ khí chế tạo
TT
Môn học
đvht
1
Kỹ thuật gia công
3
2
Công nghệ chế tạo máy
4
3
Đồ gá (Đồ án)
3
4
Máy cắt kim loại
3
5
Máy điều khiển số và công nghệ CNC
3
6
CAD/CAM-CNC
2
Tổng cộng
18
2.3.3 Ngành Kỹ thuật điện
TT
Môn học
đvht
1
Cung cấp điện I
3
2
Cung cấp điện II
2
3
Điều khiển lập trình PLC
3
4
Đo lường cảm biến
3
5
Vi xử lý
3
6
Trang bị điện
3
7
Tự động điều khiển
2
8
Khí nén và thuỷ lực
2
9
Vẽ Điện - Điện tử
2
Tổng cộng
23
2.3.4 Ngành Kỹ thuật May-Thời trang
TT
Môn học
đvht
1
Nhập môn Công nghiệp thời trang
3
2
Điều khiển dây chuyền sản xuất và nghiên cứu phương pháp làm việc
3
3
Thiết kế thời trang căn bản
3
4
Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính
4
5
Tiêu thụ sản phẩm may
3
6
Lập kế hoạch sản xuất với sự trợ giúp của máy tính *
3
Công nghệ CAD/CAM *
7
Công nghệ Cắt - Là - ép *
3
Tổng cộng
22
2.4 Khối kiến thức thực hành
2.4.1 Ngành Cơ khí động lực
TT
Môn học
đvht
1
Thực hành hàn
2
2
Thực hành gò
2
3
Thực hành tiện
2
4
Thực hành nguội
5
5
Thực tập cơ bản: Sửa chữa động cơ
10
6
Thực tập cơ bản: Sửa chữa điện ô tô
5
7
Thực tập cơ bản: Sửa chữa gầm
4
8
Thực tập cơ bản: Sửa chữa ô tô hoàn thiện
4
9
Thực tập chuyên sâu (Gầm*; Động cơ*; Điện*)
7
Tổng cộng
41
2.4.2 Ngành Cơ khí chế tạo
TT
Môn học
đvht
1
Thực tập hàn
2
2
Thực tập nguội
3
3
Thực tập tiện 1
8
4
Thực tập phay 1
8
5
Thực tập tiện 2
4
6
Thực tập phay 2
4
7
Thực tập CNC
4
8
Thực tập nâng cao tiện *
8
Thực tập nâng cao phay *
9
Thực tập chuyên sâu tiện CNC *
4
Thực tập chuyên sâu phay CNC *
Tổng cộng
45
2.4.3 Ngành Kỹ thuật Điện
TT
Môn học
đvht
1
Thực tập điện cơ bản
4
2
Thực tập điện tử cơ bản
3
3
Thực tập máy điện I
5
4
Thực tập PLC
3
5
Thực tập nhà máy
4
6
Thí nghiệm máy điện
3
7
Thực tập trang bị điện
6
8
Thực tập thuỷ lực khí nén
2
8
Thí nghiệm Điện tử công suất và Truyền động điện*
4
9
Thực tập Máy điện II *
3
Tổng cộng
37
2.4.4 Ngành Kỹ thuật May – Thời trang
TT
Môn học
đvht
1
Kỹ thuật may I, II
12
2
Thiết kế mẫu I
8
3
Kỹ thuật may III
4
4
Thiết kế mẫu II
5
3
Thực tập xí nghiệp (Thực tập công nghệ)
4
4
Thiết kế mẫu III
5
Tổng cộng
38
B. Hệ đại học:
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Tổng khối lượng kiến thức toàn khoá: 230 đvht
TT
Nội dung
Số đvht
1
Khối kiến thức giáo dục đại cương
82
2
Khối kiến thức nghề
141
3
Tốt nghiệp
7
Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu
230
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xét chi tiết chương trình của chuyên ngành Kỹ thuật điện:
Khối kiến thức chung cho tất cả các ngành:
TT
Môn học
đvht
I
Khoa học xã hội và nhân văn
(Phần lý luận Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh)
22
1
Kinh tế chính trị Mác - Lênin
5
2
Chủ nghĩa xã hội khoa học
4
3
Triết học Mác - Lênin
6
4
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
4
5
Tư tưởng Hồ Chí Minh
3
II
Ngoại ngữ
15
III
Toán học và khoa học tự nhiên
27
1
Toán cao cấp 1
3
2
Toán cao cấp 2
3
3
Toán cao cấp 3
3
4
Toán chuyên đề 1
3
5
Vật lý 1 (Bao gồm cả thí nghiệm)
6
6
Hoá học 1
4
7
Nhập môn tin học
5
IV
Giáo dục thể chất
5
VI
Giáo dục quốc phòng
4 (65tiết)
VII
Các học phần được chọn thuộc khối kiến thức tự chọn
12
1
Kinh tế và quản lý doanh nghiệp*
3
2
Toán chuyên đề 2*
3
Toán chuyên đề 3*
3
Logic học*
3
Tổng cộng
82
Khối kiến thức nghề:
Khối kiến thức Sư phạm nghề cho tất cả các ngành học:
TT
Môn học
đvht
1
Tâm lý học đại cương
2
2
Tâm lý sư phạm kỹ thuật nghề nghiệp
3
3
Giao tiếp sư phạm*
2
Logic*
4
Nghiên cứu khoa học
2
5
Lý luận giáo dục nghề nghiệp
3
6
Lý luận dạy học nghề nghiệp
2
7
Lý luận dạy học bộ môn kỹ thuật
3
8
Phương pháp giảng dạy bộ môn kỹ thuật
5
9
Phương tiện dạy học
4
10
Thực tập sư phạm I, II
6
Tổng cộng
32
b. Khối kiến thức chuyên ngành:
TT
Môn học
đvht
I
Kiến thức cơ sở ngành
50
1
Vật liệu điện
2
2
Mạch điện 1
2
3
Điện tử cơ bản
3
4
Mạch điện 2
3
5
Khí cụ điện
2
6
Máy điện
5
7
An toàn điện
2
8
Điện tử công suất
4
9
Truyền động điện
4
10
Ngôn ngữ lập trình ( C++)
3
11
Kỹ thuật số
3
12
Lý thuyết điều khiển tự động
4
13
Cơ sở kỹ thuật truyền số liệu
3
14
Tiếng Anh chuyên ngành
3
15
Công nghệ khí nén, thuỷ lực
4
16
Kinh tế công nghiệp và quản lí chất lượng
3
II
Kiến thức ngành
31
1
Đo lường và thiết bị đo
2
2
Tính toán, sửa chữa dây quấn máy điện
2
3
Cung cấp điện
3
4
Hệ thống điện
3
5
Vẽ mạch Điện - Điện tử
2
6
Trang bị điện -điện tử
3
7
Giải tích mạng & Mô phỏng trên máy tính
2
8
Đo lường Cảm biến
2
9
Điều khiển lập trình
3
10
Thiết kế & Mô phỏng trên máy tính
2
11
Vi điều khiển
4
12
Tự động hoá Quá trình sản xuất
3
III
Thực tập nghề
28
1
Thực tập điện cơ bản
2
2
Thực tập điện tử cơ bản
3
3
Thực tập máy điện 1
2
4
Thí nghiệm máy điện
1
5
Thực tập máy điện 2
2
6
Thí nghiệm Điện tử công suất & Truyền động điện
2
7
Đồ án môn học 1 (Cung cấp điện, Máy điện)
1
8
Thực tập Kỹ thuật số
2
9
Thí nghiệm Điều khiển tự động
2
10
Đồ án môn học 2 ( Điện tử công suất, Truyền động điện)
1
11
Thực tập Trang bị điện
2
12
Thực tập Điều khiển lập trình
2
13
Thực tập Vi điều khiển
1
14
Đồ án môn học 3 ( Kỹ thuật điều khiển )
1
15
Thực tập tốt nghiệp
4
IV
Thi tốt nghiệp
7
Tổng cộng
116
2.3 Phân tích nội dung đào tạo chuyên ngành
Nội dung giảng dạy có ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn của người giáo viên sau này. Chính vì vậy, việc xem xét, phân tích một cách khoa học về khối lượng kiến thức, tiến độ, bố trí thời gian thực hiện là hết sức cần thiết để bổ xung những phần chính yếu, giảm bớt những phần không còn phù hợp. Ngoài ra, còn để thấy được những phần kiến thức mà những thế hệ giáo viên đi trước chưa được cập nhật. Sau đó có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao kịp thời. Vấn đề được đề cập ở đây là nội dung phần học Sư phạm nghề và phần chuyên môn Kỹ thuật điện:
Khối kiến thức Sư phạm nghề:
Tâm lý học đại cương: 02 đvht
- Những vấn đề chung của tâm lý học.
- Nhận thức và sự học.
- ý chí và hành động ý chí.
- Các thuộc tính tâm lý của nhân cách.
- Sự sai lệch hành vi cá nhân và hành vi xã hội.
Tâm lý sư phạm kỹ thuật - nghề nghiệp: 03 đvht
Tâm lý sư phạm kỹ thuật
1. Khái quát chung về tâm lý dạy học kỹ thuật nghề nghiệp.
2. Những vấn đề cơ bản của tâm lý học sư phạm kỹ thuật nghề nghiệp.
3. Tâm lý học nhân cách người giáo viên kỹ thuật.
4. Đặc điểm nhân cách học sinh học nghề.
Tâm lý học nghề nghiệp
1. Những vấn đề chung của tâm lý học nghề nghiệp.
2. Tâm lý học tổ chức lao động khoa học.
3. Tâm lý học giám định lao động.
4. Tâm lý học kỹ sư.
Lôgíc học: 02 đvht
- Đối tượng và ý nghĩa của logic học.
- Các hình thức tư duy cơ bản.
- Các quy luật tư duy lôgic cơ bản.
Giao tiếp sư phạm: 02 đvht
- Những vấn đề chung về giao tiếp sư phạm.
- Thực hành về giao tiếp sư phạm.
Lý luận giáo dục nghề nghiệp: 02 đvht
Lý luận chung
- Giáo dục học là một khoa học về giáo dục con người.
- Giáo dục và sự phát triển nhân cách.
- Mục đích, nhiệm vụ và nguyên lý giáo dục.
- Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
- Một số nội dung giáo dục mới.
Lý luận giáo dục
- Những vấn đề cơ bản về lý luận giáo dục.
- Người giáo viên kỹ thuật và giáo viên chủ nhiệm.
Lý luận dạy học nghề nghiệp: 02 đvht
- Quá trình dạy học.
- Hệ thống các nguyên tắc dạy học.
- Nội dung dạy học trong đào tạo kỹ thuật nghề nghiệp.
- Công tác tổ chức phương pháp.
- Tổ chức hướng dẫn dạy thực hành kỹ thuật .
Lý luận dạy học bộ môn kỹ thuật: 03 đvht
- Đại cương về Lý luận dạy học bộ môn kỹ thuật.
- Cơ sở lý luận của Lý luận dạy học bộ môn kỹ thuật.
- Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện trong dạy học các môn học kỹ thuật.
- Quá trình dạy học đặc trưng của các môn học kỹ thuật.
- Chuẩn bị cho giảng dạy môn học của giáo viên kỹ thuật.
Phương pháp giảng dạy môn học kỹ thuật: 05 đvht
- Cấu trúc nội dung của Phương pháp giảng dạy môn học.
- Những yêu cầu về năng lực chuyên môn ở người công nhân kỹ thuật.
- Vị trí, mục tiêu, nội dung của môn học.
- Tài liệu tham khảo dùng cho môn học.
Nghiên cứu khoa học: 02 đvht
- Lý luận chung về nghiên cứu khoa học.
- Đề tài nghiên cứu khoa học.
- Trình tự nghiên cứu
Phương tiện dạy học: 02 đvht
- Những vấn đề chung về phương tiện dạy học.
- Các loại phương tiện dạy học
Thực tập sư phạm 1 03 đvht
- Tiếp cận và tìm hiểu các cơ sở đào tạo.
- Tìm hiểu công tác giáo vụ tại phòng đào tạo.
- Làm quen với những hoạt động của giáo viên kỹ thuật tại cơ sở đào.
- Tìm hiểu các hoạt động giáo dục thông qua các hoạt động của giáo.
- Tổng kết, đánh giá toàn bộ đợt thực tập cơ bản.
Thực tập sư phạm 2 03 đvht
- Tiếp cận và tìm hiểu hiện trường thực tập.
- Nghiên cứu, chế tạo phương tiện dạy học.
- Dự giờ lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề để học tập kinh nghiệm.
- Soạn lịch trình giảng dạy, đề cương, giáo án lý thuyết và thực hành.
- Tập giảng theo đề cương và giáo án đã soạn.
- Dạy trên đối tượng thật (các lớp học sinh học kỹ thuật hoặc học nghề).
- Tìm hiểu học sinh/ học sinh học nghề, công tác giáo viên chủ nhiệm và tham gia các hoạt động giáo dục đối với học sinh.
- Tổng kết rút kinh nghiệm đợt thực tập.
Khối kiến thức chuyên môn chuyên ngành Điện kỹ thuật
Vật liệu điện: 2 đvht
- Vật liệu dẫn điện (kim loại, hợp kim, đồng, nhôm, sắt, trì, kẽm…).
- Vật liệu cách điện (rắn, lỏng, nửa lỏng…).
- Vật liệu bán dẫn, vật liệu sắt từ.
Mạch điện 1: 3 đvht
- Các khái niệm và định luật cơ bản về mạch từ, mạch điện.
- Các phương pháp phân tích mạch điện – Phương pháp dòng nhánh, dòng vòng, thế đỉnh..., Các định lý Thevenin, Norton và các sơ đồ thay thế tương đương - ở chế độ xác lập điều hoà và một chiều.
- Phân tích các mạch ba pha; mạng 2 cửa tuyến tính.
Điện tử cơ bản: 4 đvht
- Linh kiện điện tử thụ động.
- Linh kiện điện tử tích cực.
- Các mạch cơ bản phần tương tự.
- Các mạch cơ bản phần xung – số.
Mạch điện 2: 3 đvht
- Quá trình quá độ trong mạch điện; khảo sát mạch điện trong miền tần số.
- Các mạch điện có chứa các phần tử phi tuyến.
- Mô hình và phân tích đường dây dài .
Khí cụ điện: 2 đvht
- Cơ sở lý thuyết của Khí cụ điện.
- Khí cụ điện điều khiển bằng tay.
- Khí cụ điện đóng cắt và bảo vệ.
Máy điện: 5 đvht
- Cấu tạo, nguyên lý làm việc và các thông số cơ bản của các loại máy điện: máy biến áp; máy điện một chiều; động cơ không đồng bộ, đồng bộ và một số động cơ điện đặc biệt được dùng trong các hệ thống cơ-điện tử .
- Các quá trình điện - từ xảy ra trong máy điện; các đặc tính , thông số cơ bản và các quá trình điện - cơ của máy điện.
An toàn điện: 2 đvht
- Khái niệm chung về bảo vệ và tránh tại nạn do dòng điện gây ra.
- Bảo vệ bằng cách nối đến hệ thống nối đất (tiếp đất).
- Bảo vệ nối dây trung tính (tiếp trung tính).
- Bảo vệ bằng biện pháp cân bằng và điều khiển phân phối thế.
- Bảo vệ bằng các biện pháp ngăn cách phụ kiện.
- Bảo vệ bằng biện pháp cắt tự động khu vực bị sự cố ra khỏi lưới điện.
- Cấp cứu người bị điện giật.
Điện tử công suất: 4 đvht
- Các tham số, trạng thái làm việc của các van bán dẫn công suất .
- Tính toán và lựa chọn các van bán dẫn theo yêu cầu sử dụng. Quá trình năng lượng trong các mạch điện tử công suất.
- Các phương pháp điều khiển và các linh kiện, mạch điều khiển .
Truyền động điện: 4 đvht
- Cấu trúc cơ bản của một hệ thống truyền động điện .
- Cơ sở động học và các đặc tính của hệ truyền động điện.
- Điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều, động cơ không đồng bộ gắn với thiết bị điện tử công suất.
- Phương pháp tính chọn công suất động cơ cho hệ th._. cơ sở lý luận cho công tác đào tạo nâng cao GVDN: nhiệm vụ của người GVDN, đặc điểm sư phạm nghề nghiệp, các quy định chuẩn đối với GVDN, mô hình nhân cách người GVDN trong thời đại mới.
- Trên cơ sở lập và phân tích phiếu điều tra giáo viên, đã xác định được thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề về độ tuổi, công việc, trình độ, nhu cầu được đào tạo tiếp tục, đào tạo nâng cao. Đồng thời phân tích được tình hình đào tạo và đào tạo nâng cao GVDN về nội dung, kế hoạch thực hiện, những điểm mạnh, những yếu kém, nguyên nhân và hậu quả.
- Đưa ra được một số giải pháp góp phần thực hiện tốt hơn công tác đào tạo nâng cao trình độ giáo viên dạy nghề. Trong đó có kế hoạch phát triển trung tâm đào tạo nâng cao cho GVDN tại Trường đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.
2. Một số kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả xin rút ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy công tác đào tạo và đào tạo nâng cao cho giáo viên dạy nghề như sau:
Đối với các cơ quan chức năng quản lý dạy nghề:
Tăng cường hơn nữa nguồn lực cho hệ thống dạy nghề về tài chính, đội ngũ cán bộ giáo viên.
Ban hành các chính sách ưu đãi cho giáo viên đi học nâng cao để họ có thể vẫn đảm bảo đủ thu nhập, yên tâm và tập trung cho học tập.
Xây dựng chính sách kiểm tra thường xuyên chuyên môn của giáo viên.
Cải tiến, hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo và đào tạo nâng cao giáo viên dạy nghề một cách thống nhất.
Đối với trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên:
Tiếp tục thực hiện công tác đưa giáo viên đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ tại các cơ sở trong và ngoài nước. Luân phiên cử giáo viên đi học tiếp tục, học sau đại học.
Nhìn nhận, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo giáo viên dạy nghề.
Xem xét, đánh giá, hoàn thiện và tiến tới thực hiện theo hướng nghiên cứu của đề tài này.
Hướng phát triển tiếp theo của đề tài:
Để đề tài tiến tới khả thi, phải có các nghiên cứu tiếp theo. Đó là hoàn thiện các modul nội dung chương trình đào tạo nâng cao, xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng chuyên ngành.
Tài liệu tham khảo
Bộ lao động thương binh và xã hội (2000), Kế hoạch đào tạo nghề 2001-2005, Tổng cục dạy nghề, Hà Nội.
Chỉ thị số 40-CT/TW của ban bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Đảng cộng sản Việt nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
Đảng cộng sản Việt nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
Lê Đức Công (2000) Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường đào tạo nghề khu vực miền trung-Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục &đào tạo Hà Nội
Nguyễn Đức Trí (2004), Đổi mới cơ cấu trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp ở nước ta, Tạp chí giáo dục số 87.
Phạm Minh Hạc (1997), Tâm Lý Học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Luật giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
Thủ tướng chính phủ (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, Nhà xuất bản Giáo dục
Analyse des didaktisch – methodischen Wissens und Koennens Technischer Lehrer in Viet Nam, Hortsch, Dresden Ha Noi 1997
Perspektiven der Lehrerbildung in Deutschland, 2000 Beltz Verlag-Weinheim und Basel
Franz Decker, Grundlagen und neue Ansaetzer in der Weiterbildung, Muenchen Wien (Hanser Verlag), 1994.
Wiesner, Gisela: Ewachsennenbildung – Weiterbildung, Studierenheft 2003
Phụ lục
Kết quả phiếu điều tra
Cấu trúc nhân sự
Trường
Lĩnh vực
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
Điện - Điện tử
14
4
0
20
12
8
58
40,28%
Cơ khí chế tạo
10
2
0
7
12
9
40
27,78%
Cơ khí động lực
0
12
0
0
0
12
24
16,67%
May–Thời trang
0
0
14
0
0
8
22
15,27%
Tổng
24
18
14
27
24
37
144
100%
A: Trường Cao đẳng Cơ khí Luyện Kim (Thái Nguyên)
B: Trường Trung học công nghiệp Việt - Đức (Thái Nguyên)
C: Trường đào tạo nghề Dệt May Nam Định (Nam Định)
D: Trường Cao đẳng SPKT Nam Định (Nam Định)
E: Trường Công nhân cơ điện & phát triển nông thôn (Hà Nội)
F: Trường Đại học SPKT Hưng Yên (Hưng Yên)
Cấu trúc độ tuổi
TT
Độ tuổi
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
20-25
1
1
1
3
2,08%
2
26-30
4
3
3
1
4
10
25
17,36%
3
31-35
6
4
4
2
3
7
26
18,06%
4
36-40
3
14
9
11
37
25,70%
5
41-45
8
4
2
5
5
5
29
20,14%
6
46-50
3
5
3
2
13
9,03%
7
51-55
1
2
3
1
7
4,86%
8
56-60
2
1
1
4
2,77%
Tổng
24
18
14
27
24
37
144
100%
Giới tính
TT
Giới tính
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nam
20
16
4
22
23
28
113
78,47%
2
Nữ
4
2
10
5
1
9
31
21,53%
Tổng
24
18
14
27
24
37
144
100%
Tốt nghiệp phổ thông
TT
TNPT hệ
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
10 năm
6
4
5
7
5
5
32
22,22%
2
12 năm
18
14
9
20
19
32
109
75,70%
3
Bổ túc
2
1
3
2,08%
Tổng
24
18
14
27
24
37
144
100%
Trình độ hiện tại
TT
Trình độ
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Thạc sỹ
1
3
1
3
2
4
14
9,72%
2
Kỹ sư
6
4
1
8
4
13
36
25,00%
3
Cử nhân
ĐHSPKT
7
7
4
9
6
15
48
33,33%
4
Cử nhân
CĐSPKT
4
4
6
4
8
4
30
20,83%
5
Thợ KT
6
2
3
4
1
16
11,11%
Tổng
24
18
14
27
24
37
144
100%
ĐHSPKT: Đại học sư phạm kỹ thuật
CĐSPKT: Cao đẳng sư phạm kỹ thuật
KT: Kỹ thuật
Tốt nghiệp tại cơ sở đào tạo nào?
TT
Trường
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Trung cấp
2
1
3
6
4,17%
2
Cao đẳng
12
3
8
8
7
9
47
32,64%
3
Đại học
8
14
4
19
11
28
84
58,33%
4
Loại hình khác
2
2
3
7
4,86%
Tổng
24
18
14
27
24
37
144
100%
Nơi tốt nghiệp (NTN)
TT
NTN
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Việt Nam
24
18
14
27
24
37
144
100%
2
Nước ngoài
0%
Tổng
24
18
14
27
24
37
144
100%
Kinh nghiệm nghề nghiệp (KN NN)
STT
KN NN
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
1-5 năm
1
7
5
4
11
28
19,44%
2
6-10 năm
4
2
2
3
5
7
23
15,97%
3
11-15 năm
9
7
9
7
7
39
27,08%
4
16-20 năm
6
6
4
7
3
7
33
22,91%
5
21-25 năm
2
3
1
2
5
3
16
11,11%
6
26-30 năm
1
1
2
4
2,78%
7
>30 năm
1
1
0,69%
Tổng
24
18
14
27
24
37
144
100%
Tính chất công việc
STT
Công việc
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Dạy LT
3
4
2
8
4
6
27
18,75%
2
Dạy TH
5
6
3
10
8
12
44
30,56%
3
HDTN
4
Kiêm nhiệm
16
8
9
9
12
19
73
50,69%
Tổng
24
18
14
27
24
37
144
100%
LT : lý thuyết
TH: htực hành
HDTN: hướng dẫn thí nghiệm
Kiêm nhiệm: LT & TH hoặc LT & TN hoặc TH & TN hoặc LT & TH & TN
Có hay không việc kiểm tra chuyên môn tại cơ sở đào tạo đó?
TT
Kiểm tra
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Có
22
18
14
26
24
35
139
96,53%
2
Không
1
1
0,69%
3
Không ý kiến
2
1
1
4
2,78%
Tổng
24
18
14
27
24
37
144
100%
Kết quả đánh giá năng lực chuyên môn trong lần gần nhất
TT
Kiểm tra
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Tốt
1
1
4
4
10
7,19%
2
Khá
19
17
12
20
22
28
118
84,89%
3
Trung bình
2
1
1
2
2
3
11
7,91%
4
Yếu
5
Loại khác
Tổng
22
18
14
26
24
35
139
100%
Có hay không làm thêm công việc khác ngoài giảng dạy
TT
Làm thêm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Có
8
4
2
12
14
13
53
36,81%
2
Không
14
13
12
13
9
22
83
57,64%
3
Không ý kiến
2
1
2
1
2
8
5,55%
Tổng
24
18
14
27
24
37
144
100%
Kinh nghiệm chuyên môn
Lĩnh vực Điện - Điện tử
Kinh nghiệm về Kỹ thuật PLC
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
2
Khá
1
2
3
5,17%
3
ít
2
2
6
2
1
13
22,42%
4
Rất ít
3
1
3
3
2
12
20,69%
5
Không có
9
1
10
7
3
30
51,72%
6
Chưa nghe
Tổng
14
4
20
12
8
58
100%
Kinh nghiệm về Kỹ thuật Vi điều khiển
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
2
Khá
1
3
1
5
8,62%
3
ít
4
2
2
3
2
13
22,41%
4
Rất ít
7
7
12,07%
5
Không có
10
1
8
9
5
33
56,90%
6
Chưa nghe
Tổng
14
4
20
12
8
58
100%
Kinh nghiệm về Điện tử công suất
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
1
2
1
4
6,90%
2
Khá
3
2
5
2
1
13
22,41%
3
ít
1
11
5
3
20
34,48%
4
Rất ít
5
1
3
9
15,52%
5
Không có
5
2
5
12
20,69%
6
Chưa nghe
Tổng
14
4
20
12
8
58
100%
Kinh nghiệm về Thuỷ lực khí nén
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
1
1
1,72%
2
Khá
1
1
1
3
5,17%
3
ít
5
3
6
8
4
26
44,83%
4
Rất ít
7
8
1
1
17
29,31%
5
Không có
1
5
3
2
11
18,97%
6
Chưa nghe
Tổng
14
4
20
12
8
58
100%
Kinh nghệm về Điều khiển tối ưu, Rôbốt công nghiệp
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
2
Khá
1
2
1
4
6,90%
3
ít
2
1
5
3
3
14
24,14%
4
Rất ít
4
3
4
3
3
17
29,31%
5
Không có
7
9
6
1
23
39,65%
6
Chưa nghe
Tổng
14
4
20
12
8
58
100%
Lĩnh vực Cơ khí chế tạo
Kinh nghiệm về CAD, CAM, INCAD
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
1
1
2
5,00%
2
Khá
2
1
1
1
2
7
17,50%
3
ít
1
3
4
6
14
35,00%
4
Rất ít
6
2
3
11
27,50%
5
Không có
2
4
6
15,00%
6
Chưa nghe
Tổng
10
2
7
12
9
40
100%
Kinh nghiệm về Công nghệ CNC
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
2
1
3
7,50%
2
Khá
1
3
4
10,00%
3
ít
2
2
5
1
2
12
30,00%
4
Rất ít
1
2
3
6
15,00%
5
Không có
7
8
15
37,50%
6
Chưa nghe
Tổng
10
2
7
12
9
40
100%
Kinh nghiệm về Kỹ thuật gia công tia lửa điện
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
2
Khá
2
1
3
7,50%
3
ít
5
2
3
4
14
35,00%
4
Rất ít
3
2
2
3
3
13
32,50%
5
Không có
2
1
5
2
10
25,00%
6
Chưa nghe
Tổng
10
2
7
12
9
40
100%
Kinh nghiệm về Thuỷ lực khí nén
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
2
1
3
7,50%
2
Khá
2
1
3
7,50%
3
ít
4
1
4
2
5
16
40,00%
4
Rất ít
5
1
6
1
13
32,50%
5
Không có
1
1
2
1
5
12,50%
6
Chưa nghe
Tổng
10
2
7
12
9
40
100%
Kinh nghiệm về Tối ưu hoá quá trình cắt gọt
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
2
Khá
1
1
2
5,00%
3
ít
1
3
5
2
11
27,50%
4
Rất ít
4
1
3
8
20,00%
5
Không có
5
1
3
7
3
19
47,50%
6
Chưa nghe
Tổng
10
2
7
12
9
40
100%
Lĩnh vực Cơ khí động lực (Ôtô)
Kinh nghiệm về Phun xăng điện tử
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
1
1
2
8,33%
2
Khá
2
3
5
20,83%
3
ít
2
2
4
16,67%
4
Rất ít
7
5
12
50,00%
5
Không có
1
1
4,17%
6
Chưa nghe
Tổng
12
12
24
100%
Kinh nghiệm về Bộ Chia Điện điện tử hiện đại
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
2
Khá
1
2
3
12,50%
3
ít
3
1
4
16,67%
4
Rất ít
1
1
2
8,33%
5
Không có
7
8
15
62,50%
6
Chưa nghe
Tổng
12
12
24
100%
Kinh nghiệm về điều khiển điện tử và điều khiển tự động Ly hợp, Hộp số
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
2
Khá
1
1
4,17%
3
ít
3
3
6
25,00%
4
Rất ít
5
3
8
33,33%
5
Không có
4
5
9
37,50%
6
Chưa nghe
Tổng
12
12
24
100%
Kinh nghiệm về điều khiển điện tử hệ thống phanh, hệ thống lái
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
1
1
4,17%
2
Khá
1
2
3
12,50%
3
ít
2
2
4
16,66%
4
Rất ít
1
1
4,17%
5
Không có
8
7
15
62,50%
6
Chưa nghe
Tổng
12
12
24
100%
Kinh nghiệm về ứng dụng thiết bị kiểm tra hiện đại
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
2
Khá
2
2
8,33%
3
ít
3
2
5
20,83%
4
Rất ít
2
4
6
25,00%
5
Không có
5
6
11
45,83%
6
Chưa nghe
Tổng
12
12
24
100%
Lĩnh vực Kỹ thuật May- Thời trang
Kinh nghiệm về Dây truyền sản xuất trong công nghiệp
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
2
Khá
1
1
4,55%
3
ít
3
2
5
22,73%
4
Rất ít
7
5
12
54,54%
5
Không có
4
4
18,18%
6
Chưa nghe
Tổng
14
8
22
100%
Kinh nghiệm về Công nghệ cắt, là , ép
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
2
Khá
1
1
4,55%
3
ít
2
1
3
13,63%
4
Rất ít
7
2
9
40,91%
5
Không có
4
5
9
40,91%
6
Chưa nghe
Tổng
14
8
22
100%
Kinh nghiệm về Tiêu thụ sản phẩm
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
2
Khá
3
ít
2
1
3
13,63%
4
Rất ít
5
2
7
31,82%
5
Không có
7
5
12
54,55%
6
Chưa nghe
Tổng
14
8
22
100%
Kinh nghiệm về Thiết kế mẫu công nghiệp
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
2
Khá
3
ít
2
2
4
18,18%
4
Rất ít
6
1
7
31,82%
5
Không có
6
5
11
50,00%
6
Chưa nghe
Tổng
14
8
22
100%
Kinh nghiệm về Định mức thời gian
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Nhiều
2
Khá
3
ít
2
1
3
13,64%
4
Rất ít
5
3
8
36,36%
5
Không có
5
4
9
40.91%
6
Chưa nghe
2
2
9,09%
Tổng
14
8
22
100%
Công tác đào tạo có nằm trong chương trình liên kết hay không?
TT
ĐT liên kết với
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Trường nghề khác
17
14
9
15
17
25
97/144
67,36%
2
Viện nghiên cứu
0/144
0%
3
Nhà máy
11
8
8
12
10
15
64/144
44,44%
4
Trường đại học
12
5
4
8
7
7
43/144
29,86%
Đã hay chưa từng đến thăm các nhà máy với công nghệ và kỹ thuật mới, hiện đại hoặc các triển lãm hàng công nghiệp
TT
Có hay chưa
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Có
9
12
8
9
10
15
63
43,75%
2
Chưa
15
6
6
18
14
22
81
56,25%
Tổng
24
18
14
27
24
37
144
100%
Trên cơ sở các câu đã trả lời trước đó, có rút ra nhận xét gì?
TT
Nhận xét
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
a
23
18
14
20
24
36
135/144
93,75%
2
b
3
5
2
2
3
4
19/144
13,19%
3
c
22
15
13
25
22
30
127/144
88,19%
4
d
15
12
10
19
16
26
98/144
68,06%
5
e
0
0
0
0
0
0
0/144
0%
24
18
14
27
24
37
144
100%
Giáo viên kỹ thuật và dạy nghề cần được đào tạo nâng cao.
Sự phát triển của giáo dục và đào tạo chưa tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế.
Các trường trung học và dạy nghề cần được đầu tư.
Kế hoạch đào tạo cần được cải tiến.
ý kiến khác
Tỷ lệ giáo viên đã tham gia các khoá học bồi dưỡng và đào tạo nâng cao chuyên ngành Điện - Điện tử
TT
Môn học
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
PLC
1
1
4
4
10/58
17,24%
2
VDK
1
1/58
1,72%
3
DTCS
2
2
3
3
2
12/58
20,69%
4
TLKN
1
1
4
2
8/58
13,79%
5
RBCN
1
1
1
3/58
5,17%
Tỷ lệ giáo viên đã tham gia các khoá học bồi dưỡng và đào tạo nâng cao chuyên ngành Cơ khí chế tạo:
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
CAD- CAM
2
2
4
4
4
16/40
40%
2
CNC
2
2
2
4
10/40
25%
3
GC TLĐ
2
2
2
6/40
15%
4
TLKN
2
4
4
8/40
20%
5
TUH CG
1
2
3/40
7,5%
Tỷ lệ giáo viên đã tham gia các khoá học bồi dưỡng và đào tạo nâng cao chuyên ngành Cơ khí động lực
TT
Kinh nghiệm
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
PXDT
2
6
8/24
30,0%
2
BCDDT
3
3/24
12,5%
3
DKLHHS
2
4
6/24
25,0%
4
HTP, HTL
2
2
4/24
16,7%
5
TBKT
3
3/24
12,5%
Tỷ lệ giáo viên đã tham gia các khoá học bồi dưỡng và đào tạo nâng cao chuyên ngành kỹ thuật May- Thời trang:
TT
Môn học
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
DTSXCN
4
4
8/22
36,36%
2
CNCLE
3
4
7/22
31,82%
3
TTSP
6
6/22
27,27%
4
TKMCN
2
2
4/22
18,18%
5
DMTG
2
2/22
9,10%
Tỷ lệ giáo viên đã tham gia các khoá học bồi dưỡng và nâng cao ngoài chuyên môn:
TT
Môn học
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Phương pháp lý luận
5
12
8
6
10
14
55/144
38.19%
2
Lý luận giảng dạy CN
5
12
8
6
10
18
59/144
40.97%
3
Tin học
6
4
4
14/144
9.72%
4
Ngoại ngữ
8
7
4
6
25/144
17,36%
5
Chính trị
1
1
2
1
2
7/144
4,86%
Khả năng nhà trường cho đi học nâng cao
TT
Khả năng
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Rất dễ
1
1
0,69%
2
Dễ
1
4
2
7
4
2
20
13,89%
3
Có khả năng
18
13
8
15
16
25
95
65,97%
4
Không dễ
5
4
5
4
10
28
19,45%
5
Rất khó
6
Không biết
Tổng
24
18
14
27
24
37
144
100%
Nhu cầu học nâng cao của giáo viên
TT
Nhu cầu
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Có
23
18
14
27
23
37
142
98,61%
2
Không
1
1
2
1,39%
3
Không ý kiến
Tổng
24
18
14
27
24
37
144
100%
Khả năng tự học nâng cao mà không cần tham gia các khoá đào tạo:
TT
Khả năng
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Có
10
7
6
10
12
13
58
40,28%
2
Không
12
8
6
12
11
22
71
49,31%
3
Không ý kiến
2
3
2
5
1
2
15
10,41%
Tổng
24
18
14
27
24
37
144
100%
Nguyện vọng vừa đi học vừa đi dạy
TT
Nguyện vọng
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Có
16
15
6
18
10
25
90
62,50%
2
Không
8
3
7
9
14
11
52
36,11%
3
Không ý kiến
1
1
2
1,39%
Tổng
24
18
14
27
24
37
144
100%
Thầy, cô muốn tham gia học nâng cao vào thời gian nào nhất?
TT
Thời gian
A
B
C
D
E
F
Tổng
%
1
Bất cứ lúc nào
2
3
4
9
6,34%
2
Buổi tối
6
7
4
9
8
14
48
33,80%
3
Các kỳ nghỉ
17
11
10
16
10
18
82
57,75%
4
Thời gian khác
2
1
3
2,11%
Tổng
23
18
14
27
23
37
142
100%
Bảng câu hỏi cho giáo viên kỹ thuật và dạy nghề
Kính thưa các Thầy, Cô giáo
Đào tạo liên tục và đào tạo nâng cao, đặc biệt là đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết cho công tác giảng dạy. ở những nước phát triển, nhiệm vụ này luôn là một mối quan tâm lớn của mọi giáo viên.
Khoa học và kỹ thuật phát triển không ngừng. Việt Nam đã và đang hội nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên giáo viên vẫn còn chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại. Vậy làm thế nào để giáo viên chúng ta có thể cập nhật những kiến thức mới phục vụ cho giảng dạy? Xây dựng một trung tâm đào tạo với phương tiện hiện đại, đội ngũ giáo viên trình độ cao trong và ngoài nước đang là mối quan tâm của chúng tôi để thực hiện việc đào tạo liên tục & nâng cao cho giáo viên các trường trung học và dạy nghề nói riêng và giáo viên các trường kỹ thuật nói chung.
Mục tiêu của phiếu điều tra này không phải để kiểm tra năng lực, mà chỉ nhằm tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của thầy, cô trong việc đào tạo tiếp tục & đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Từ đó chúng ta có thể tìm được biện pháp xây dựng và tổ chức một trung tâm chuyên đào tạo nâng cao cho giáo viên.
Vậy xin các thầy, cô hãy đọc những câu hỏi này và trả lời (đánh dấu X vào những ô lựa chọn, viết ngắn gọn vào những dòng trống được chọn) một cách cởi mở, chân thực. Nếu có vướng mắc ở bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0280 747750.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các thầy, cô.
1. Tuổi của thầy, cô ? □ 20-25 □ 26-30 □ 31-35 □ 36-40
□ 41-45 □ 46-50 □ 51-55 □ 56-60
2. Giới tính:
□ Nữ □ Nam
3. Đã tốt nghiệp phổ thông hệ ?
□ 10 năm □ 12 năm □ Bổ túc.
4. Thầy, cô là …?
□ Thạc sỹ □ Kỹ sư □ Cử nhân CĐ SPKT.
□ Cử nhân ĐH SPKT □ Thợ kỹ thuật.
□ Cấp khác :………………………………………………....................
5. Thầy, cô đã được đào tạo ở trường nào?
□ Trường trung cấp □ Trường cao đẳng □ Trường đại học
□ Loại hình khác: ….………………………………………………….
6. Thầy, cô đã học tập ở đó bao nhiêu lâu?
□ 3 năm □ 3,5 năm □ 4 năm □ 4,5 năm
□ 5 năm □ 5,5 năm □ 6 năm □ hơn 6 năm
7. Thầy cô đã tốt nghiệp ở đâu?
□ ở Việt Nam
□ ở nước ngoài
Nước nào:…………………………………………………………………
8. Thầy, cô đã học chuyên ngành gì?..........................................................................
……………………………………………………………………………………….
9. Thầy, cô làm việc ở trường này từ bao giờ?
Năm 19…
20…
10. Thầy, cô đã tham gia giảng dạy được bao lâu? (năm)
□ 1-5 □ 6-10 □ 11-15 □ 16-20
□ 21-25 □ 26-30 □ 31-35 □ Trên 35 năm
11. Thầy, cô là… ? (Có thể chọn nhiều khả năng)
□ Giáo viên dạy lý thuyết
□ Giáo viên dạy thực hành
□ Hướng dẫn thí nghiệm
□ Công việc khác: …………………………………………………………….
12. Thầy, cô giảng dạy chuyên môn gì? ………………………...……..………………
… …… ………………………………………………………………………………..
13. Thầy, cô dạy bao nhiêu tiết mỗi năm (tính trung bình)? ………………………….
14. Thầy, cô dạy bao nhiêu tiết một tuần (tính trung bình)? …………………………..
15. Cơ sở đào tạo của thầy, cô có thường kiểm tra chuyên môn của giáo viên không?
□ Có □ Không
16. Nếu có, thì thầy, cô được đánh giá loại nào trong lần gần đây nhất?
□ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Yếu
□ Hình thức đánh giá, xếp loại khác: ………………………………………
17. Ngoài giảng dạy thầy, cô còn làm công việc gì khác không?
□ Có □ Không
18. Đây là phần câu hỏi về các hiểu biết khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.
( Xin hãy trả lời các câu hỏi thuộc lĩnh vực của Thầy, Cô)
A. Cho giáo viện ngành Điện, Điện tử:
1. Thầy, cô có kinh nghiệm về kỹ thuật PLC?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
2. Thầy, cô có kinh nghiệm về kỹ thuật vi điều khiển?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
3. Thầy, cô có kinh nghiệm về điện tử công suất (chỉnh lưu, nghịch lưu, biến tần…)?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
4. Thầy, cô có kinh nghiệm về Thuỷ lực khí nén?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
5. Thầy, cô có kinh nghiệm về điều khiển tối ưu, Rôbôt công nghiệp?
□ Nhiều kinh nghiệm □Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
B. Cho giáo viên Kỹ thuật May – Thời trang:
1. Thầy, cô có kinh nghiệm về Dây truyền sản xuất trong công nghiệp ?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
2. Thầy, cô có kinh nghiệm về Công nghệ cắt, là, ép hiện đại?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
3. Thầy, cô có kinh nghiệm về tiêu thụ sản phẩm (Merchandizing) ?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
4. Thầy, cô có kinh nghiệm về Thiết kế mẫu công nghiệp ?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
5. Thầy, cô có kinh nghiệm về Định mức thời gian ?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
C. Cho giáo viên ngành Kỹ thuật ôtô:
1. Thầy, cô có kinh nghiệm về Phun xăng điện tử ?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
2. Thầy, cô có kinh nghiệm về Bộ Chia Điện điện tử hiện đại?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
3. Thầy, cô có kinh nghiệm về điều khiển điện tử và điều khiển tự động Ly hợp, Hộp số ?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
4. Thầy, cô có kinh nghiệm về điều khiển điện tử hệ thống phanh, hệ thống lái ?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
5. Thầy, cô có kinh nghiệm về ứng dụng thiết bị kiểm tra hiện đại cho việc tìm các khiếm khuyết ở ôtô hiện đại?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
D. Cho giáo viên ngành Cơ khí chế tạo:
1. Thầy, cô có kinh nghiệm về công nghệ CAD, CAM, INCAD?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
2. Thầy, cô có kinh nghiệm về công nghệ CNC?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
3. Thầy, cô có kinh nghiệm về kỹ thuật Gia công tia lửa điện ?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
4. Thầy, cô có kinh nghiệm về kỹ thuật Thuỷ lực khí nén?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
5. Thầy, cô có kinh nghiệm về Tối ưu hoá quá trình cắt gọt?
□ Nhiều kinh nghiệm □ Rất ít kinh nghiệm
□ Kinh nghiệm khá □ Không có kinh nghiệm
□ ít kinh nghiệm □ Chưa từng nghe đến
19. Công việc đào tạo của thầy, cô có thường nằm trong chương trình liên kết với…?
Liên kết Có Không
Trường nghề khác □ □
Viện nghiên cứu □ □
Nhà máy □ □
Trường đại học □ □
20. Thầy, cô đã đến thăm, thực tập tại nhà máy nào với công nghệ và kỹ thuật mới, hiện đại hoặc tới thăm các triển lãm hàng công nghiệp chưa?
□ Có □ Chưa
21. Từ những cơ sở trên, thầy (cô) có rút ra nhận xét gì? (Có thể chọn nhiều ý)
□ Giáo viên kỹ thuật và dạy nghề cần được đào tạo nâng cao
□ Sự phát triển của giáo dục và đào tạo chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế
□ Các trường trung học & dạy nghề cần được đầu tư
□ Kế hoạch đào tạo cần được cải tiến
□ ý kiến khác: ……………………….…………….………………………….
………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………..
22. Thầy, cô đã tham gia những khoá học nâng cao nào, thời gian bao lâu?
(Có thể chọn nhiều khả năng)
Ngoài chuyên môn
□ Phương pháp lý luận ……………………………………………..……(tháng).
□ Lý luận giảng dạy chuyên ngành …………………………………..…(tháng).
□ Chính trị …………………………………………………………….…(tháng).
□ Vi tính …………………………………………………………………(tháng).
□ Khoá học khác ………………………………….……………………..(tháng).
Chuyên môn.
a. Cho giáo viên ngành chế tạo máy
□ CAD, CAM, INCAD ………………………………………………….(tháng).
□ Kỹ thuật Thuỷ lực khí nén………………………………………….….(tháng).
□ Kỹ thuật CNC…………………………………………………………(tháng).
□ Tối ưu hoá quá trình cắt gọt …………………...………………………(tháng).
□ Kỹ thuật Gia công tia lửa điện...……………………………………….(tháng).
□ Khoá học khác: ………………………………….…………………….(tháng).
b. Cho giáo viên ngành Điện- Điện tử
□ Kỹ thuật PLC ………………………………………………………….(tháng).
□ Điện tử công suất……………………………………………………….(tháng).
□ Kỹ thuật Thuỷ lực khí nén………………………………………………(tháng).
□ Kỹ thuật vi điều khiển…………………………………………………..(tháng).
□ Điều khiển tối ưu, Rôbôt công nghiệp………………………………….(tháng).
□ Khoá học khác: ………….…………………………………………….(tháng).
C. Cho giáo viên ngành Kỹ thuật ôtô.
□ Phun xăng điện tử………………………………………………………(tháng).
□ Bộ chia điện điện tử hiện đại…………… ...………………………… (tháng).
□ Điều khiển điện tử và tự động Ly hợp và Hộp số.………………………(tháng).
□ Điều khiển điện hệ thống phanh, hệ thống lái …..……………………..(tháng).
□ ứng dụng thiết bị kiểm tra hiện đại để tìm các hiếm khuyết ở ôtô hiện đại …....
□ Khoá học khác: ………….…………………………………………..…(tháng).
D. Cho giáo viên Kỹ thuật May – Thời trang:
□ Dây truyền sản xuất trong công nghiệp ….……………………………..(tháng).
□ Công nghệ cắt, là, ép hiện đại……………....………………….………..(tháng).
□ Merchandizing (tiêu thụ sản phẩm) ……………………………….……(tháng).
□ Thiết kế mẫu công nghiệp ……………………………………….……..(tháng).
□ Định mức thời gian ……………………………………………….…….(tháng).
□ Khoá học khác: ………….……………………………………….…….(tháng).
23. Các khoá học nâng cao của thầy, cô được tổ chức theo các định hướng gì? …………
1…………………………………………………………………………………………
2…………………………………………………………………………………………
3…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
24. Khẳ năng để nhà trường cho đi học nâng cao?
□ Rất dễ □ Dễ □ Có khă năng
□ Không dễ □ Rất khó □ Không biết
25. Khi có điều kiện, thầy, cô có muốn tham gia học nâng cao không?
□ Có □ Không
26. Nếu là không, thì vì sao?
□ Không có hứng thú □ Không có cơ hội □ Điều kiện kinh tế
□ Không có thời gian □ Tuổi tác □ Điều kiện gia đình
□ Nguyên nhân khác: ……………………………………………………………
27. Nếu là có, thì những lĩnh vực cụ thể nào thầy, cô muốn tham gia nhất?
1. Đối với giáo viên ngành Kỹ thuật May – Thời trang:
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
2. Đối với giáo viên ngành Điện- Điện tử:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3. Đối với giáo viên ngành Kỹ thuật ôtô:
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
Đối với giáo viên ngành Cơ khí chế tạo:
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………..
28. Thầy, cô có thể tự học nâng cao mà không cần tham gia khoá học nào cả?
□ Có □ Không
29. Thầy, cô có muốn vừa đi học vừa tham gia giảng dạy không?
□ Có □ Không
30. Thầy, cô muốn tham gia học nâng cao vào thời gian nào nhất?
□ Bất cứ lúc nào □ Lớp học buổi tối □ Các kỳ nghỉ
□ Thời gian khác:…………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô !
Phiếu trưng cầu ý kiến
Có bao nhiêu trường dạy nghề, cơ sở dạy nghề ở tỉnh, thành phố của đồng chí?
Trong đó có khoảng bao nhiêu giáo viên dạy nghề?
Độ tuổi giáo viên?
Tỷ lệ nam, nữ?
Có những tổ chức hay cơ sở đào tạo nâng cao cho giáo viên nào?
Lĩnh vực đào tạo nâng cao chủ yếu là gì?
Các hình thức tổ chức khoá học thế nào – ngắn hạn hay dài hạn, tập trung hay không tập trung, lý thuyết hay thực hành?
Có tổ chức trong nước hay quốc tế nào đứng ra tổ chức và tài trợ cho các khoá học nâng cao trình độ giáo viên dạy nghề không?
Số lượng giáo viên ở cơ sở của đồng chí được đào tạo nâng cao trong 3 năm trở lại đây là bao nhiêu?
Cơ sở của đồng chí có cho giáo viên đi bồi dưỡng thường xuyên không?Nếu có thì sau bao lâu giáo viên lại được đi bồi dưỡng bổ xung kiến thức?Nếu không thì do những nguyên nhân gì?
Trình độ giáo viên hiện nay tại cơ sở của đồng chí có đáp ứng được yêu cầu công việc không?
Nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ hiện nay của giáo viên dạy nghề tại cơ sở của đồng chí?
Theo đồng chí, đào tạo bổ xung kiến thức thường xuyên cho giáo viên có cần thiết không? Vì sao?
Đồng chí có nhận xét gì về công tác đào tạo nâng cao giáo viên kỹ thuật và dạy nghề hiện nay (ưu nhược điểm, thuận lợi và khó khăn, hướng giải quyết)?
Phát triển một trung tâm đào tạo nâng cao thường xuyên cho giáo viên dạy nghề là cần thiết?
Đồng chí biết gì về trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, nơi đã và sẽ luôn là một cơ sở tin cậy hơn nữa cho giáo viên của các đồng chí nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm?
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH-0176.doc