Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 thời kỳ 2003 – 2008

Mục lục Danh mục các chữ viết tắt 1 Danh mục bảng, biểu, sơ đồ 2 Lời mở đầu 3 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN SXKD VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 5 1.1 – Một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn SXKD của Doanh nghiệp 5 1.1.1 – Khái niệm vốn SXKD 5 1.1.2 – Phân loại vốn SXKD 8 1.1.3 – Vai trò và hiệu quả của vốn SXKD 16 1.2 - Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tài chính Doanh nghiệp 19 1.2.1 – Khái niệm, đặc điểm và vai trò Tài chính của Doanh nghiệp 19 1.2.2 – M

doc114 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 thời kỳ 2003 – 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột số vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình TCDN 20 CHƯƠNG II: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN SXKD VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DN 22 2.1 – Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 22 2.1.1 – Khái niệm và tác dụng của hệ thống chỉ tiêu thống kê 22 2.1.2 – Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê 22 2.1.3 – Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn SXKD 23 2.1.4 – Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích kết quả hoạt động tài chính của DN 30 2.2 - Một số phương pháp thống kê được sử dụng 35 2.2.1 – Phương pháp bảng thống kê 35 2.2.2 – Phương pháp đồ thị 36 2.2.3 – Phương pháp phân tổ 37 2.2.4 – Phương pháp dãy số thời gian 39 2.2.5 – Phương pháp dự đoán thống kê 41 2.2.6 – Phương pháp chỉ số 43 2.3 - Một số phương trình kinh tế sử dụng để phân tích 43 2.3.1 – Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa doanh lợi vốn với các nhân tố 43 2.3.2 – Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh với các nhân tố 43 CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN SXKD VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 12.5 TRONG THỜI KỲ TỪ 2003 –2008 44 3.1 - Tổng quan về Xí nghiệp Sông Đà 12.5 44 3.1.1 – Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 44 3.1.2 – Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp 45 3.1.3 – Kết quả đạt được của Xí nghiệp trong những năm vừa qua 47 3.2 – Đặc điểm nguồn số liệu 51 3.3 – Phân tích thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn SXKD và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp trong thời kỳ 2003 – 2008 52 3.2.1 – Thống kê tình hình sử dụng vốn SXKD của XN Sông Đà 12.5 thời kỳ 03 - 08 52 3.2.2 – Phân tích biến động kết quả SXKD của XN thời kỳ 03 -08 75 3.2.3 – Thống kê kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp 95 3.3 - Một số kiến nghị và giải pháp 97 3.3.1 – Kiến nghị 97 3.3.2 – Giải pháp 97 Kết luận 99 Danh mục các chữ viết tắt CT : Công thức DN : Doanh nghiệp DT : Doanh thu ĐVT : Đơn vị tính GO : Giá trị sản xuất GTSX : Giá trị sản xuất LĐ : Lao động LN : Lợi nhuận M : Lợi nhuận NVL : Nguyên vật liệu SXKD : Sản xuất kinh doanh TCDN : Tài chính doanh nghiệp TLLĐ : Thu lao lao động TN : Thu nhập TSCĐ : Tài sản cố định TSLĐ : Tài sản lưu động TV : Tổng vốn VCĐ : Vốn cố định VCSH : Vốn chủ sở hữu VĐV : Vốn đi vay VLĐ : Vốn lưu động XN : Xí nghiệp Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Xí nghiệp của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 49 Bảng 3.1: Biến động quy mô tổng vốn của Xí nghiệp thời kỳ 03 – 08 52 Bảng 3.2: Cơ cấu tổng vốn theo phương thức luân chuyển giá trị 53 Bảng 3.3: Cơ cấu tổng vón theo nguồn hình thành 55 Bảng 3.4: Biến động quy mô VCĐ của Xí nghiệp thời kỳ 03 – 08 56 Bảng 3.5: Biến động quy mô VLĐ của Xí nghiệp thời kỳ 03 – 08 57 Bảng 3.6: Biến động quy mô VSH của Xí nghiệp thời kỳ 03 – 08 58 Bảng 3.7: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị vốn cho LĐ 59 Bảng 3.8: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TV 60 Bảng 3.9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ 61 Bảng 3.10a: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung 62 Bảng 3.10b: Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ chu chuyển của VLĐ 63 Bảng 3.11: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VSH 64 Bảng 3.12: Biến động GTSX của Xí nghiệp thời kỳ 03 – 08 75 Bảng 3.13: Biến động DT của Xí nghiệp thời kỳ 03 – 08 76 Bảng 3.14: Biến động LN của Xí nghiệp thời kỳ 03 – 08 77 Bảng 3.15: Phân tích mức độ độc lập về mặt TC của XN 95 Bảng 3.16: Phân tích khả năng thanh toán công nợ của XN 96 Bảng 3.17: Phân tích tình hình chiếm dụng vốn của XN 96 Biểu đồ 3.1: Biến động tổng vốn bình quân qua các năm 52 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu tổng vốn theo phương thức luân chuyển giá trị 54 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu tổng vốn theo nguồn hình thành 55 Lời mở đầu Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được bao tiêu cung ứng, vì vậy mà hiệu quả sử dụng vốn không được chú ý đến một cách thích đáng, gây tổn thất cho nền kinh tế. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với việc chuyển dịch cơ chế quản lý kinh doanh, các Doanh nghiệp được tự chủ trong việc sử dụng vốn theo hướng lời ăn lỗ chịu. Đặc biệt hiện này nước ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở lên gay gắt hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với chính doanh nghiệp trong nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài hơn hẳn chúng ta về mọi mặt. Do vậy tăng cường khả năng cạnh tranh là bảo đảm sự sống còn của các doanh nghiệp. Trong đó, việc quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả là một công tác quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh. Vốn là một yếu tố quan trọng quyết định dến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn là chìa khoá, là điều kiện tiền đề cho các doanh nghiêp thực hiện các mục tiêu kinh tế là lợi nhuận, lợi thế và an toàn. Sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp cho các DN nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho tình hình tài chính của DN luôn ở trạng thái ổn định và lành mạnh. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh kinh doanh không còn là khái niệm mới mẻ nhưng nó luôn đặt ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp Sông Đà 12.5, qua tìm hiểu tình hình thực tế hoạt động của Xí nghiệp em đã đi dến lựa chọn đề tài: “Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 thời kỳ 2003 – 2008” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chuyên đề gồm những phần chính sau: Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chương II: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Doanh nghiệp. Chương III: Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 thời kỳ 2003 – 2008. Em xin chân thành cảm ơn sự hưóng dẫn và chỉ bảo tận tình của Ths.Trần Quang cùng với sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện từ phía quý Công ty để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1 – Khái niệm vốn sản xuất kinh doanh: Hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào cũng gắn liền với vốn, nếu không có vốn thì không tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh được. Vì vậy, người ta thường nói vốn là chìa khoá để mở rộng và phát triển kinh doanh. Vậy vốn là gì? Từ trước đến nay có rất nhiều quan điểm về vốn, mỗi quan điểm có một cách tiếp cận riêng. + Dưới giác độ các yếu tố sản xuất, Mark đã khái quát hoá vốn thành phạm trụ cơ bản. Theo Mark, vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất. Định nghĩa này mang một tầm khái quát lớn, nhưng lại bị hạn chế bởi điều kiện khách quan lúc bấy giờ, vì vậy Mark đã quan niệm rằng chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nhà khoa học đại diện cho các trường phái khác nhau đã có bổ sung thêm các yếu tố mới cũng được coi là vốn. Nổi bật nhất là: + Paul.A.Samuelson – Nhà kinh tế học của trường phái “Tân cổ điển” đã thừa kế các quan niệm của trường phái “Cổ điển” về yếu tố sản xuất để phân chia các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thành ba bộ phận là: đất đai, lao động, vốn. Theo ông vốn là các hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất mới. + Sau này David Begg có bổ sung thêm về định nghĩa của vốn, theo ông: Vốn bao gồm vốn hiện vật (là dự trữ các hàng đã sản xuất để sản xuất ra các hàng hoá khác) và vốn tài chính ( là tiền và các giấy tờ có giá trị của DN). Nhìn chung cả Samuelson và Begg đều có một quan điểm chung thống nhất cơ bản: vốn là các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, quan điểm trên cho thấy vốn vẫn bị đồng nhất với tài sản của DN. Thực chất, vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của DN huy động vào quá trình sản xuất nhằm mục đích sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được coi là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình sản xuất tiếp theo của DN. Khái niệm này không những chỉ ra vai trò của vốn là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong một quá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục, suốt thời gian tồn tại của DN từ khi bắt đầu quá trình sản xuất đầu tiên cho tới chu kỳ sản xuất cuối cùng. Ở đây ta cũng cần phân biệt giữa tiền và vốn. Muốn có vốn thì thường phải có tiền, nhưng có tiền thì chưa hẳn là đã có vốn. Tiền muốn được coi là vốn phải đồng thời thoả mãn những điều kiện sau: (1) - Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định tức phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản nhất định có thực. (2) - Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định. Sự tích tụ và tập trung của tiền phải đạt một mức độ tối thiểu nào đó thì mới đủ sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh nào đó dù là nhỏ nhất. Nếu tiền nằm rải rác ở khắp nơi, không được gom thành khoản thì cũng không làm được việc gì. (3) - Khi đã đủ về lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời. Trong đó, điều kiện 1 và 2 được coi là điều kiện ràng buộc để tiền trở thành vốn; điều kiện 3 được coi là đặc trưng cơ bản của vốn - nếu tiền không vận động thì đó là tiền “chết”, còn nếu vận động không sinh lời thì cũng không phải là vốn. Từ những phân tích trên đây ta có thể đi đến định nghĩa tổng quan về vốn: “Vốn kinh doanh của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”. * Đặc trưng cơ bản của Vốn: (1) – Vốn là đại diện cho lượng giá trị tài sản: điều này có nghĩa vốn là sự biểu hiện bằng giá trị của các tài sản hữu hình và vô hình như: Máy móc thiết bị, nhà xưởng, đất đai, bằng phát minh sáng chế… Với tư cách này các tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó lại không mất đi mà thu hồi được giá trị. (2) – Vốn luôn vận động để sinh lời: Vốn được biểu hiện bằng tiền, nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để trở thành vốn thì đồng tiền phải được đưa vào hoạt động kinh doanh để sinh lời. Tuy nhiên để đảm bảo chức năng sinh lời thì người sử dụng vốn phải biết quy luật vận động của vốn, nắm bắt được thời cơ để vốn hoạt động một cách có hiệu quả. (3) – Trong quá trình vận động vốn không tách rời chủ sở hữu: trong suốt quá trình vận động của vốn, người sở hữu vốn vẫn được ưu tiên đảm bảo quyền lợi và phải được tôn trọng quyền sở hữu vốn của mình, đây là nguyên tắc huy động và quản lý vốn. Có thể nói đó là một nguyên tắc đặc biệt quan trọng, nó cho phép huy động được vốn nhàn rỗi trong dân cư vào sản xuất kinh doanh, đồng thời quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Nhận thức được đặc trưng này sẽ giúp DN tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. (4) – Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng: Muốn đầu tư sản xuất kinh doanh, vốn phải được tập trung thành một lượng đủ lớn để mua sắm NVL, máy móc thiết bị cho sản xuất và chủ động trong các phương án SXKD. Muốn làm được điều đó, các DN không chỉ khai thác các tiềm năng về vốn của DN mình, mà phải tìm cách thu hút vốn từ nhiều nguồn khác như gớp vốn liên doanh, liên kết, hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu… (5) – Vốn được quan niệm như một hàng hoá đặc biệt: Khác với các loại hàng hoá thông thường khác, “hàng hoá vốn” khi bán đi sẽ không mất quyền sở hữu mà chỉ mất quyền sử dụng trong một thời gian nhất định. Việc mua bán này diễn ra trên thị trường tài chính, giá mua bán tuân theo quan hệ cung - cầu về vốn trên thị trường. (6) – Vốn có giá trị về mặt thời gian: Một đồng hôm nay có giá trị hơn giá trị hơn đồng tiền ngày hôm sau, do giá trị của đồng tiền chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: lạm phát, chính trị, đầu tư, rủi ro… Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, vấn đề này không được xem xét kỹ lưỡng vì Nhà nước đã tạo ra sự ổn định của đồng tiền một cách giả tạo trong nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường cần phải xem xét về yếu tố thời gian của đồng vốn, bởi do ảnh hưởng sự biến động của giá cả thị trường, lạm phát.. nên sức mua của đồng tiền là khác nhau ở mỗi thời điểm. (7) – Trong nền kinh tế thị trường, vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của những TSHH mà nó còn biểu hiện bằng giá trị của những TSVH như: Nhãn hiệu thương mại, vị trí địa lý kinh doanh … Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường thì khoa học kỹ thuật – công nghệ cũng đang phát triển mạnh mẽ. Điều này làm cho tài sản vô hình ngày càng đa dạng phong phú, đóng góp một phần không nhỏ trong việc tạo ra khả năng sinh lời của DN. Vì vậy tất cả các tài sản vô hình này đều phải được lượng hoá để quy về giá trị. 1.1.2 – Phân loại vốn sản xuất kinh doanh: 1.1.2.1 – Phân loại vốn theo tổng vốn (theo phương thức luân chuyển giá trị): a – Vốn cố định: Là hình thái tiền tệ của các giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn của Doanh nghiệp. Trong đó, phần vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của giá trị các TSCĐ và đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số VCĐ của Doanh nghiệp. Bộ phận này có đặc điểm sau mỗi lần tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh giá trị của nó bị giảm dần (một phần giá trị của nó được chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm dưới hình thức khấu hao). Vì vậy, khi tính các chỉ tiêu có liên quan đến qui mô VCĐ thì với bộ phận VCĐ này người ta thường tính theo qui mô còn lại của nó, tức là: Quy mô VCĐ tại thời điểm thống kê = Tổng giá trị của TSCĐ và đầu tư dài hạn tại thời điểm đó. Hoặc = Nguyên giá (hay giá đánh giá lại TSCĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế + Tổng giá trị các khoản đầu tư dài hạn · Tài sản cố định: Ú Khái niệm: Để tiến hành hoạt động SXKD, bên cạnh sức lao động và đối tượng lao động thì DN còn cần phải có tư liệu lao động. Trong đó, bộ phận các TLLD thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn sau đây được coi là TSCĐ: (1) – Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ (TSCĐ hữu hình) hay do tài sản mang lại (TSCĐ vô hình); (2) – Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; (3) – Thời gian sử dụng ước tính trên một năm; (4) – Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. Các tiêu chuẩn trên thường thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế ( nhất là tiêu chuẩn về mặt giá trị). Ú Phân loại TSCĐ TSCĐ trong DN có nhiều loại, do vậy để tiện cho công tác quản lý, hạch toán và các nghiên cứu về TSCĐ ở DN cần phải phân loại chúng theo một số tiêu thức sau: * Theo hình thái biểu hiện: + TSCĐ hữu hình: là những tài sản tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể. Theo tính chất và mục đích sử dụng TSCĐ hữu hình được phân thành: Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị; Phương tiện vận tải; Thiết bị, dụng cụ quản lý; Cây lâu năm, súc vật làm việc TSCĐ hữu hình khác TSCĐ hữu hình của DN có đặc điểm: (1) Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi bị hư hỏng phải loại bỏ; (2) Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của DN + TSCĐ vô hình: Là các tài sản không tồn tại dưới các hình thái vật chất cụ thể, nhưng xác định được giá trị và do DN nắm giữ, được sử dụng trong SXKD hoặc cho các đơn vị khác thuê phù hợp với các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Theo tính chất và mục đích sử dụng TSCĐ vô hình được phân thành: Quyền sử dụng đất có thời hạn; Nhãn hiệu hàng hoá; Quyền phát hành; Phần mềm máy vi tính; Giấy phép và giấy phép nhượng quyền; Bản quyền, bằng phát minh sáng chế; Công thức và cách pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu; TSCĐ vô hình đang triển khai. * Theo quyền sở hữu, TSCĐ gồm: + TSCĐ tự có: là tài sản được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn liên doanh, các quĩ của DN và các TSCĐ được biếu, tặng… đây là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của DN. + TSCĐ thuê ngoài: Là tài sản đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Căn cứ vào bản chất các điều khoản của hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê được phân chia thành: – TSCĐ thuê Tài chính TSCĐ thuê hoạt động · Đầu tư dài hạn: Trong kỳ nghiên cứu, các DN có thể đầu tư vốn để thực hiện các dự án nhằm duy trì sự hoạt động và phát triển DN. Ngoài ra, còn có một bộ phận vốn dài hạn được đầu tư vào một số lĩnh vực hoạt động không hoàn toàn gắn với các dự án cụ thể, có khả năng thu được lợi ích kinh tế, hoạt động đầu tư có tính chất lâu dài và quy mô vốn đầu tư tương đối lớn gọi là các khoản đầu tư dài hạn. Để ghi nhận là đầu tư dài hạn, các khoản đầu tư phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: (1) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế (trực tiếp hoặc gián tiếp) trong tương lai cho DN từ việc đầu tư; (2) Quy mô vốn đầu tư phải được xác định một cách thoả đáng, tín cậy; (3) Thời gian thu hồi vốn ước tính trên một năm hoặc nhiều hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh; (4) Có đủ điều tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành Do đầu tư dài hạn thường biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, nên việc theo dõi và quản lý tương đối đơn giản. b – Vốn lưu động: Là hình thái tiền tệ của giá trị các TSLĐ và đầu tư tài chính ngắn hạn của Doanh nghiệp. Trong đó, phần VLĐ là hình thái tiền tệ của giá trị các TSLĐ cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số VLĐ của Doanh nghiệp. Quy mô VLĐ tại thời điểm thống kê được xác định theo công thức: Quy mô VLĐ tại thời điểm thống kê = Tổng giá trị của TSLĐ và đầu tư tài chính ngắn hạn tại thời điểm đó · Tài sản lưu động Ú Khái niệm: Để tiến hành hoạt động SXKD, bên cạnh sức lao động và TSCĐ, DN cần phải có các tài sản lưu động. TSLĐ của DN là hình thái hiện vật của vốn lưu động được DN dùng vào SXKD, bao gồm: Tiền các loại, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác và chi phí sự nghiệp. Sự khác nhau giữa TSLĐ và TSCĐ: + Thứ nhất là ở tính chất tái sản xuất và mức độ chuyển dịch giá trị của chúng vào sản phẩm: TSLĐ chỉ tham gia một lần vào quá trình SXKD và toàn bộ giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm mà không cần phải trích khấu hao từng phần như TSCĐ, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm. + Một đặc điểm khác nữa là TSCĐ phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, ở nhiều bộ phận quản lý khác nhau. Ở mỗi khâu và giai đoạn đó, TSLĐ bị thay đổi hình thái, nên việc bảo đảm đầy đủ và cân đối các bộ phận của TSLĐ có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất, kinh doanh tiến hành được thường xuyên và liên tục. Ú Phân loại TSLĐ * Theo các giai đoạn của Quá trình sản xuất, kinh doanh, chia thành: (1) - Tài sản trong khâu dự trữ: là tài sản hiện vật đã được mua sắm như nguyên vật liệu để chuẩn bị đưa vào giai đoạn sản xuất; (2) - Tài sản trong khâu sản xuất là những chi phí cho sản phẩm trung gian còn đang tiếp tục chế biến trong giai đoạn sản xuất; (3) - Tài sản trong khâu lưu thông là những chi phí sản xuất và tiêu thụ của thành phẩm và hàng hoá trước khi tiêu thụ xong và tài sản dưới dạng tiền. ® Phân loại theo tiêu thức này nhằm nghiên cứu sự phân bố TSLĐ giữa các khâu trong SXKD, sự thay đổi về cơ cấu tài sản trong các khâu và đặc điểm của từng loại hình SXKD. * Theo trạng thái tồn tại của TSLĐ, chia thành: (1) - Các khoản tiền nằm trong quỹ hay ngân hàng; (2) - Các khoản phải thu khách hàng, từ nội bộ; (3) - Các khoản ứng và trả trước; (4) - Hàng tồn kho là tài sản dữ trữ cho quá trình SXKD dưới dạng nguyên nhiên, vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm trung gian, thành phẩm và hàng hoá. ® TSLĐ được phân tổ theo tiêu thức này nhằm phục vụ cho việc lập bảng cân đối tài sản, nghiên cứu mục tiêu và phương hướng sử dụng. * Theo hình thái biểu hiện, chia thành: (1) - Tiền mặt và ngân phiếu (gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ), các chứng từ có giá trị như tiền nằm quỹ hay trong các tổ chức Tài chính; (2) - Giá trị vàng bạc, kim khi quý, đá quý, đồ cổ, đồ trang sức; (3) - Công cự, dụng cụ (gồm cả công cụ lao động nhỏ); (4) - Nguyên, nhiên, vật liệu (đang trên đường về và tại kho); (5) - Sản phẩm dở dang, nửa thành phẩm và công cụ mô hình tự chế; (6) - Thành phẩm; (7) - Hàng hoá. ® Mỗi loại tài sản nói trên đều cần thiết cho một hoạt động SXKD nhất định và được sử dụng trong một giai đoạn nhất định của quá trình đó. · Đầu tư ngắn hạn: Đầu tư ngắn hạn của DN là các khoản đầu tư có tính chất tạm thời (thời gian đầu tư dưới 1 năm) Đầu tư ngắn hạn của DN gồm: (1) - Đầu tư chứng khoản ngắn hạn; (2) - Đầu tư ngắn hạn khác; (3) - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn; (4) - Các khoản cầm cố, ký cước, ký quỹ ngắn hạn; Tương tự như đầu tư dài hạn, đầu tư ngắn hạn cũng thường được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, nên việc theo dõi và quản lý tương đối đơn giản. 1.1.2.2 – Phân loại vốn theo nguồn hình thành: Xét trên góc độ tài chính thì các nguồn vốn hình thành nên toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, được phản ánh trong báo cáo tài chính BO1 – DN (Bảng cân đối kế toán). a - Nợ phải trả: là các khoản nợ phát sinh trong quá trình SXKD doanh nghiệp phải trả hay phải thanh toán cho các đơn vị bạn, các tổ chức kinh tế - xã hội hoặc các cá nhân. Theo tính chất và thời hạn thanh toán, các khoản nợ phải trả được phân thành: (1) - Nợ ngắn hạn: Là các khoản tiền nợ doanh nghiệp phải trả cho các chủ nợ trong một thời gian ngắn (không quá 1 năm). Nợ ngắn hạn bao gồm: - Vay ngắn hạn; - Nợ dài hạn đến hạn trả; - Phải trả cho người bán, người nhận thầu; - Người mua trả tiền trước; - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước; - Lương, phụ cấp phải trả cho CBCNV; - Các khoản phải trả nội bộ; - Các khoản phải trả, phải nộp khác. (2) - Nợ dài hạn: là các khoản tiền Doanh nghiệp nợ các đơn vị, cá nhân, các tổ chức kinh tế - xã hội sau một năm trở lên mới phải hoàn trả. Nợ dài hạn của Doanh nghiệp bao gồm: - Vay dài hạn cho đầu tư phát triển; - Nợ thuê mua TSCĐ (thuê tài chính). (3) - Nợ khác (còn gọi là nợ không xác định): Là các khoản phải trả như nhận ký quĩ, ký cước dài hạn, tài sản thừa chờ xử lý và các khoản chi phí phải trả. b - Nguồn vốn chủ sở hữu: Là nguồn hình thành nên các loại tài sản của Doanh nghiệp do chủ Doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp công nghiêp, nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên có thể phân thành 2 nguồn cấp một là: Nguồn vốn – quĩ: Là nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn chủ sở hữu của DN. Nguồn này được hình thành chủ yếu do chủ DN và các chủ đầu tư khác đóng góp tại thời điểm thành lập DN và đóng góp bổ sung hay trích bổ sung từ lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Nguồn vốn – quĩ được hợp thành tư 7 nguồn cấp hai như sau: Nguồn vốn kinh doanh; Chênh lệch đánh giá lại tài sản; Chênh lệch tỷ giá; Quĩ đầu tư phát triển; Quĩ dự phòng tài chính; Lợi nhuận chưa phân phối; Nguồn vốn đầu tư XDCB. Nguồn kinh phí và quĩ khác: Là nguồn được hình thành từ trích lợi nhuận và từ kinh phí do ngân sách cấp và kinh phí quản lý do các đơn vị phụ thuộc nộp. Nguồn kinh phí và quĩ khác được hợp thành từ 5 nguồn cấp hai: Quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm; Quĩ khen thưởng và phúc lợi; Quĩ quản lý của cấp trên; Quĩ kinh phí sự nghiệp; Quĩ kinh phí đã hình thành TSCĐ. 1.1.3 – Vai trò và hiệu quả của vốn sản xuất kinh doanh: 1.1.3.1 – Vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp: Về mặt pháp lý Vốn là tiền đề cho sự ra đời của DN, bất kỳ một DN nào muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên là phải có 1 lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định. Lúc đó DN phải đăng ký vốn điều lệ và nộp cùng hồ sơ xin đăng ký kinh doanh. Vốn đầu tư ban đầu này sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét liệu DN có tồn tại trong tương lại được hay không và trên cơ sở đó sẽ cấp hay không cấp chững nhận đăng ký kinh doanh. Nếu được cấp giấy kinh doanh thì địa vị pháp lý của DN mới được công nhận. Về phía DN, vốn điều lệ sẽ là nền móng cho DN đặt những viên gạch đầu tiên cho sự hình thành của DN trong hiện tại và tương lai. Nếu nền móng vững chắc, vồn điều lệ càng lớn thì DN càng có cơ hội phát triển. Vốn thấp, nền móng yếu, DN phải đấu tranh với sự tồn tại của mình và dễ rơi vào tình trạng phá sản. Như vậy vốn được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một DN trước pháp luật. Về mặt kinh tế: + Vốn là điều kiện tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh: Một quá trình sản xuất kinh doanh sẽ được diễn ra khi có yếu tố: vốn, lao động, công nghệ. Trong ba yếu tố đó thì yếu tố vốn là điều kiện tiền đề có vai trò rất quan trọng. Nó quyết định đầu tiên việc sản xuất kinh doanh có thành công hay không. Khi sản xuất, DN cần phải có một lượng vốn để mua nguyên vật liệu đầu vào, thuê nhân công, mua thông tin trên thị trường, mua bằng phát minh sáng chế…Bởi vậy, có thể nói vốn là điều kiện đầu tiên cho yếu tố cầu về lao động và công nghệ được đáp ứng đầy đủ. + Vốn quyết định sự ổn định và liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh: Khi yêu cầu về vốn, lao động, công nghệ được đảm bảo để quá trình sản xuất được diễn ra liên tục thì vốn phải được đáp ứng đầy đủ, kịp thời và liên tục. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình thì các DN không phải lúc nào cũng có đầy đủ vốn: có khi thiếu, có khi thừa. Điều này là do bán hàng chưa được thanh toán kịp thời, hoặc hàng tồn kho quá nhiều chưa tiêu thụ được, hoặc do máy móc hỏng chưa sản xuất được…Những lúc thiếu hụt như vậy thì việc bổ sung vốn kịp thời là rất cần thiết vì nó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên hoàn. + Vốn đối với sự phát triển của DN: Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các DN là rất gay gắt, vì vậy để có thể tồn tại và phát triển được, thì DN phải có sức cạnh tranh. Muốn vậy DN cần phải đầu tư cho Công nghệ hiện đại, tăng quy mô sản xuất, hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn… mà muốn vậy thì cần phải có vốn. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là mạch máu của DN quyết định sự tồn tại và phát triển của DN. Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách liên tục, thường xuyên. Vốn là yếu tố quyết định đến mở rộng phạm vị hoạt động của DN. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốn của DN phải sinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo cho DN được bảo toàn và phát triển. Đó là cơ sở để DN tiếp tục đầu tư sản xuất, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của DN trên thương trường. Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì DN mới có thể sử dụng tiết kiệm có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.1.3.2 – Hiệu quả và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Hiệu quả sử dụng vốn là 1 phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn của DN để hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao nhất với mục tiêu đề ra trong điều kiện nguồn lực có hạn của DN. Như vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là đi tìm các biện pháp sao cho chi phí về hoạt động SXKD ít nhất mà đem lại kết quả cao nhất. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề cấp bách đặt ra cho các DN hiện nay: + Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho DN. Việc sử dụng vốn có hiệu quả giúp DN có uy tín huy động vốn tài trợ dễ dàng. Khả năng thanh toán cao thì DN mới hạn chế những rủi ro và mới phát triển được. + Thứ hai: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp DN nâng cao uy tín cuả mình trên thị trường, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên. Khi DN làm ăn có lãi thì tác động tích cực: không chỉ đóng góp đầy đủ vào ngân sách nhà nước mà còn cải thiện việc làm cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân tự khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. + Thứ ba: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạo điều kiện giúp các DN tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng khôc liệt, cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường, cạnh tranh để tồn tại. Khi DN làm ăn hiệu quả, DN mở rộng quy mô, đầu tư vào công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng tay nghề cao… Như vậy việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong DN không những đem lại hiệu quả thiết thực cho DN và người lao động mà còn tác động cả tới nền kinh tế xã hội. 1.2 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH DN 1.2.1 – Khái niệm, đặc điểm và vai trò Tài chính Doanh nghiệp 1.1.1.1 – Khái niệm, đặc điểm Tài chính Doanh nghiệp: a – Khái niệm Tài chính Doanh nghiêp: Hoạt động Tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động này nhằm thực hiện mục tiêu của DN là: tối đa hoá giá trị tài sản sở hữu của Doanh nghiệp cụ thể thành những mục tiêu khác như: Tối đa hóa lợi nhuận, tăng trưởng ổn định… Tài chính Doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa Doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ Tài chính Doanh nghiệp bao gồm chủ yếu các mối quan hệ sau: + Quan hệ giữa Doanh nghiệp với Nhà nước + Quan hệ giữa Doanh nghiệp với thị trường tài chính + Quan hệ giữa Doanh nghiệp với các thị trường khác + Quan hệ trong nội bộ Doanh nghiệp b – Đặc điểm Tài chính Doanh nghiệp Tài chính DN có những đặc điểm cơ bản sau đây: + Sự vận động và chuyển hóa của các Nguồn lực tài chính tr._.ong DN không phải là sự vận động hốn loạn. Nó được điều chỉnh bằng hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị thông qua tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ, các loại vốn nhất định trong hoạt động của Doanh nghiệp. + Các quan hệ này đều phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn nhân lực Tài chính nảy sinh và gắn liền với hoạt động SXKD của Doanh nghiệp. + Động lực của sự vận động và chuyển hóa các nguồn lực là nhằm mục tiêu doanh lợi trong khuôn khổ cho phép của luật kinh doanh. 1.2.1.2 – Vài trò Tài chính Doanh nghiệp Tài chính Doanh nghiệp có những vai trò cụ thế sau: + TCDN là công cụ khai thác, thu hút các nguồn Tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển của DN. + TCDN có vai trò đòn bảy kích thích và điều tiết hoạt động SXKD> + TCDN là công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt động SXKD của DN. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đến nay, những chính sách, cơ chế quản lý kinh tế đổi mới hàng loạt, vai trò TCDN ngày càng được đề cao và đóng vai trò quan trọng hơn nữa 1.2.2 – Một số lý luận cơ bản về phân tích tình hình Tài chính Doanh nghiệp 1.2.2.1 – Mục đích, ý nghĩa của phân tích tình hình Tài chính Phân tích Tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một Doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp, khả năng và tiềm lực của Doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính và quyết định quản lý một cách phù hợp. Có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của Doanh nghiệp như : chủ Doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng…Mỗi đối tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan tới nhau. + Đối với chủ Doanh nghiệp và các nhà quản trị Doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra, các nhà quản trị Doanh nghiệp cũng quan tâm đến các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí… Tuy nhiên, Doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một Doanh nghiệp bị nỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa, còn nếu Doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả cũng buộc phải ngừng hoạt động. + Đối với các chủ Ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của Doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, qua đó so sánh với nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng rất quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hữu, vì đó là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp Doanh nghiệp gặp rủi ro. + Đối với các nhà đầu tư, họ quan tâm đến lợi nhuận, vòng quay vốn, khả năng phát triển của Doanh nghiệp… Từ đó ảnh hưởng tới các quyết định tiếp tục đầu tư vào Công ty trong tương lai. Bên cạnh những nhóm người trên, các cơ quan tài chính, cơ quan thuế, nhà cung cấp, người lao động… cũng rất quan tâm đến bức tranh tài chính của Doanh nghiệp với những mục tiêu cơ bản giống như các chủ ngân, chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tất cả những cá nhân, tổ chức quan tâm nói trên đều có thể tìm thấy và thoả mãn nhu cầu về thông tin của mình thông qua hệ thống chỉ tiêu do phân tích báo cáo tài chính cung cấp. 1.2.2.2 – Tài liệu phân tích tình hình Tài chính Doanh nghiệp Tài liệu dùng để phân tích là các thông tin lấy trong các báo cáo tài chính B01 – DN (bảng cân đối kế toán) và B02 – DN ( Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) của DN qua các năm. CHƯƠNG II: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THÔNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 – XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI 2.1.1 – Khái niệm và tác dụng của hệ thống chỉ tiêu thống kê Khái niệm: Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu có thể phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ của tổng thể với các hiện tượng có liên quan. Tác dụng: Hệ thống chỉ tiêu thống kê có tác dụng lượng hoá các mặt quan trọng của tổng thể, lượng hoá kết cấu, lượng hoá các mối quan hệ cơ bản của đối tượng nghiên cứu. Qua đó có thể nhận thức được bản chất của hiện tượng, tính quy luật và sự phát triển của hiện tượng. 2.1.2 – Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê: * Yêu cầu xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê: Đảm bảo tính hệ thống: + các chỉ tiêu trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, được phân bổ và sắp xếp một cách khoa học, hệ thống chỉ tiêu phải bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu và thứ yếu, các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu bộ phận phản ánh từng mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và từng nhân tố. + Phải đảm bảo tính hệ thống cả về nội dung, phạm vi tính, phương pháp, đơn vị tính. Phải đảm tính khả thi: Hệ thống chỉ tiêu thống kê cần gọn, ít chỉ tiêu và từng chỉ tiêu cần có nội dung rõ ràng, dễ thu thập thông tin. Đảm bảo tính khả thi phù hợp với điều kiện nhân tài, vật lực của Doanh nghiệp. Đảm bảo tính hiệu quả: xác định hệ thống chỉ tiêu phải đáp ứng yêu cầu đúng với đối tượng cần cung cấp thông tin nhằm đảm bảo tác dụng thiết thực cho công tác quản lý. * Nguyên tắc xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê: Phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu Hiện tượng càng phức tạp, nhất là các hiện tượng trừu tượng, số lượng chỉ tiêu cần phải nhiều hơn so với các hiện tượng đơn giản. Để thực hiện thu thập thông tin, chỉ cần điều tra các chỉ tiêu sẵn có, nhưng cần hình dung trước số chỉ tiêu áp dụng các phương pháp phân tích, dự đoán ở các bước sau. Để tiết kiệm chi phí, không để một chỉ tiêu nào thừa trong hệ thống. 2.1.3 – Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. 2.1.3.1 – Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô sử dụng vốn sản xuất kinh doanh a - Tổng vốn của Doanh nghiệp: Tổng vốn của Doanh nghiệp được thống kê theo 2 chỉ tiêu: + Tổng vốn có ở đầu kỳ và cuối kỳ; + Tổng vốn có bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu tổng vốn có ở đầu kỳ và cuối kỳ là các số liệu thời điểm phản ánh hiện trạng của vốn kinh doanh tại các thời điểm thống kê trong kỳ nghiên cứu, còn chỉ tiêu tổng vốn có bình quân trong kỳ được sử dụng để tính toán ra nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng như năng suất vốn, doanh lợi vốn hay vòng quay của vốn v.v… Tổng vốn bình quân trong kỳ được tính theo các công thức sau: Tổng vốn bình quân có trong kỳ = Tổng vốn có ở đầu kỳ + Tổng vốn có ở cuối kỳ 2 Trường hợp có tài liệu về tổng vốn có ở ngay đầu của các tháng trong kỳ thì tổng vốn có bình quân trong kỳ được tính theo công thức tổng quát sau: Trong đó: TV1, TV2,…, TVn - Lần lượt là tổng vốn có ở ngày đầu tháng thứ nhất, ngày đầu tháng thứ hai, …, ngày đầu tháng thứ n trong kỳ tính toán; n - số tháng tham gia tính toán Vì Tổng vốn ( TV) = VCĐ(VCĐ) + VLĐ(VLĐ), nên tổng vốn bình quân cũng có thể được tính theo công thức sau: Ngoài ra, từ liên hệ cân đối: Tổng vốn (TV) = Nợ phải trả (VĐV) + Vốn chủ sở hữu (VSH), nên tổng vốn bình quân còn được tính theo công thức: Trong đó:và lần lượt là VCĐ, VLĐ, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu bình quân.. b – Quy mô vốn cố định, vốn lưu động, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả Các chỉ tiêu này cũng giống như quy mô tổng vốn có các số liệu thời điểm và thời kỳ (quy mô vốn bình quân). Công thức tính quy mô vốn bình quân của các chỉ tiêu này cũng tương tự như công thức tính tổng vốn bình quân ở trên. 2.1.3.2 – Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị vốn: (1) – Đánh giá tình hình trang bị TV cho lao động: thông qua tính và so sánh chỉ tiêu mức trang bị TV cho công nhân sản xuất ( ký hiệu MTV): (trđ/người) àÝ nghĩa của chỉ tiêu: chỉ tiêu này cho biết cứ 1 lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì được trang bị mấy triệu đồng vốn SXKD ( tổng vốn). (2) – Đánh giá tình hình trang bị VCĐ cho lao động: thông qua tính và so sánh chỉ tiêu mức trang bị VCĐ cho công nhân sản xuất (ký hiệu MVCD): (trđ/người) àChỉ tiêu này cho biết cứ 1 lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì được trang bị mấy triệu đồng Vốn cố định. (3) – Đánh giá tình hình trang bị VLĐ cho lao động: Thông qua tính và so sánh chỉ tiêu mức trang bị VLĐ cho công nhân sản xuất ( ký hiệu MVLD): (trđ/người) àChỉ tiêu này cho biết cứ 1 lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì được trang bị mấy triệu đồng vốn lưu động. (4) – Đánh giá tình hình trang bị vốn chủ sở hữu cho lao động: thông qua tính và so sánh chỉ tiêu mức trang bị VCSH cho công nhân sản xuất (ký hiệu MVSH) (trđ/người) àChỉ tiêu này cho biết cứ 1 lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì được trang bị mấy triệu đồng vốn chủ sở hữu. 2.1.3.3 – Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn a – Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn: Hiệu quả của tổng vốn được phản ánh qua tính và so sánh các chỉ tiêu sau: (1) - Hiệu năng (hay năng suất) tổng vốn (HTV): Trong đó: Q – là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh. Q có thể được tính bằng sản phẩm hiện vật, sản phẩm quy chuẩn và tính bằng tiền tệ (GO, VA, NVA,DT, DT’, gái trị sản lượng hàng hoá). àChỉ tiêu này cho biết cứ 1 trđ tổng vốn được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì thu được mấy đơn vị kết quả. (2) – Vòng quay tổng vốn (LTV): (vòng hay lần) àChỉ tiêu này cho biết trong kỳ tổng vốn của doanh nghiệp quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần. (3) – Tỷ suất lợi nhuận (hay doanh lợi) tổng vốn (RTV): (trđ/trđ) hoặc (%) Trong đó: M – là lợi nhuận (hay lãi) kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết: ® Cứ 1 trđ tổng vốn đầu tư vào SXKD trong kỳ thì tạo ra được mấy trđ lợi nhuận. ® Tỷ suất sinh lãi tính trên tổng vốn trong kỳ là bao nhiêu phần trăm. Nếu kết quả so sánh tốc độ phát triển của các chỉ tiêu >100(%) phản ánh hiệu quả tổng vốn của doanh nghiệp công nghiệp kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc và ngược lại. b – Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: Hiệu quả sử dụng vốn cố định được phản ánh qua tính và so sánh các chỉ tiêu sau: (1) – Năng suất (hay hiệu năng) sử dụng vốn cố định (HVCD): (trđ/trđ) àChỉ tiêu này cho biết cứ 1 trđ vốn cố định đầu tư vao kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả (2) – Tỷ suất Lợi nhuận tính trên vốn cố định (RVCD): (trđ/trđ) (%) àChỉ tiêu cho biết cứ một trđ vốn cố định đầu tư vào hoạt động SXKD trong kỳ thì tạo ra được mấy trđ Lợi nhuận, hoặc cho biết tỷ suất sinh lãi tính trên vốn cố định trong kỳ đạt được bao nhiêu %. (3) - Suất tiêu hao vốn cố định: (Trđ/trđ) àChỉ tiêu cho biết để sản xuất ra 1 đơn vị kết quả thì cần bao nhiêu đơn vị vốn cố định. c – Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được đánh giá theo hai hướng + Đánh giá hiệu quả sử chung của vốn lưu động: (1) – Năng suất (hay hiệu năng) sử dụng vốn lưu động (VLD): (trđ/trđ) ® Cho biết 1 trđ vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả. (2) – Tỷ suất Lợi nhuận tính trên vốn lưu động (RVLD): (trđ/trđ) (%) ® Cho biết bỏ 1 trđ vốn lưu động vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận hoặc cho biết tỷ suất lãi tính trên vốn lưu động. (3) – Mức đảm nhiệm của Vốn lưu động: (trđ/trđ) ® Cho biết để tạo ra 1 trđ đơn vị kết quả thì cần bao nhiêu đơn vị vốn lưu động. + Đánh gía tốc độ chu chuyển của vốn lưu động – Vòng quay vốn lưu động (NVLD): (vòng hay lần) ® Chỉ tiêu cho biết trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần. (2) – Độ dài bình quân 1 vòng quay lưu động (Hay thời gian thực hiện 1 vòng quay vốn lưu động) (Đ) Đ =(ngày) Trong đó: N – là số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu Tháng N=30 Trong thực tế lấy N là số chẵn theo Quý N = 90 Năm N = 360 àChỉ tiêu này cho biết trong kỳ vốn lưu động của Doanh nghiệp quay 1 vòng hết bao nhiêu ngày (Đ càng nhỏ càng tốt). Phương pháp phân tích: Nếu tốc độ phát triển của LVCD > 100(%), còn tốc độ phát triển của Đ < 100(%) phản ánh tốc độ chu chuyển của VLĐ của DN kỳ nghiên cứu nhanh hơn so với kỳ gốc. Tốc độ chu chuyển nhanh dẫn đến DN tiết kiệm được VLĐ. Số vốn lưu động tiết kiệm (ký hiệu DVLD) được xác định theo công thức: Hoặc: Trong đó: d – Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: Hiệu quả của vốn chủ sở hữu được phản ánh thông qua tính và so sánh các chỉ tiêu sau: (1) – Hiệu năng (hay năng suất) vốn chủ sở hữu (HVSH): (trđ/trđ) àCho biết 1 trđ vốn lưu chủ sở hữu đưa vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả. (2) – Vòng quay vốn chủ sở hữu (LVSH): (trđ/trđ) àChỉ tiêu cho biết trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần (3) – Tỷ suất lợi nhuận (hay doanh lợi) vốn chủ sở hữu (RVSH): àChỉ tiêu cho biết cứ một trđ vốn chủ sở hữu đầu tư vào hoạt động SXKD trong kỳ thì tạo ra được mấy trđ Lợi nhuận, hoặc cho biết tỷ suất sinh lãi tính trên vốn chủ sở hữu trong kỳ đạt được bao nhiêu %. Chỉ tiêu này thường được các chủ sở hữu dùng làm thước đo mức doanh lợi trên vốn đã đầu tư vào SXKD của mình. Thêm vào đó, trong kinh doanh các chủ sở hữu đều phải sử dụng (với một tỷ lệ đáng kể) nguồn tài trợ bằng vốn đi vay, điều này được coi như là một đòn bẩy kinh tế hỗ trợ đắc lực cho hoạt động đầu tư vốn của mình. Trong trường hợp chưa đến hạn trả số vốn đã vay, DN được toàn quyền sử dụng như vốn của mình (ngoài việc phải định kỳ trả lãi vay vốn, trả dần vốn gốc và tiền lãi như đã thỏa thuận). Tỷ lệ nguồn vốn đi vay trên tổng số nguồn vốn càng cao, mức doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ càng lớn, vì theo công thức ta có: Như vậy, nếucàng cao thì hiệu số sẽ càng nhỏ, do đó RVSH sẽ càng lớn. Mặt khác, khi vay nợ được càng nhiều thì rủi ro trong kinh doanh sẽ được chuyển bớt sang cho các chủ nợ gánh chịu một phần. Hai ưu điểm nói trên giúp lý giải tại sao các chủ sở hữu luôn mong muốn trở thành con nợ của nhiều chủ nợ. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp việc sử dụng nguồn tài trợ bằng vốn đi vay đều có lợi cho Doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ thực sự có lợi khi khối lượng tài sản được đầu tư bằng vốn vay có khả năng sinh ra tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi suất tiền vay vốn mà thôi. Trường hợp ngược lại, nếu khối lượng tài sản được đầu tư bằng vốn vay không có khả năng sinh ra tỷ suất lợi nhuận đủ lớn để bù đắp tiền lãi vay vốn phải trả (DN ở thời kỳ làm ăn thua lỗ) thì việc sử dụng nguồn đi vay (đặc biệt là tiếp tục “dấn thân” vào vay nợ) sẽ bất lợi cho DN. 2.1.4 – Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích kết quả hoạt động Tài chính của Doanh nghiệp 2.1.4.1 – Nhóm Chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập về mặt tài chính của Doanh nghiệp Khả năng thanh toán công nợ và mức độ độc lập về mặt tài chính là hai trong 4 nội dung chủ yếu phản ánh chất lượng của hoạt động tài chính Doanh nghiệp ( hai nội dung kia là các chỉ số hoạt động, được tính từ các chỉ tiêu phản ánh năng suất vốn và doanh lợi vốn). Mức độ độc lập về mặt tài chính của Doanh nghiệp được phản ánh qua nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, gồm các chỉ tiêu tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ (hay tỷ suất nguồn vốn chủ sở hữu). a – Tỷ suất nợ Tỷ suất nợ của Doanh nghệp là một chỉ tiêu được các chủ nợ và các nhà đầu tư rất quan tâm. Bởi vì tỷ suất nợ càng thấp tương ứng là hệ số an toàn càng cao, các chủ nợ càng có cơ sở để tin tưởng vào sự đáo nợ đúng hạn của DN, đồng thời đó cũng là cơ sở để thu hút các nhà đầu tư. Để đo lường tỷ suất nợ của DN người ta tiến hành so sánh nợ phải trả so với tổng số nguồn vốn: Tỷ suất nợ = Nợ phải trả = 1 – Tỷ suất tự tài trợ Tổng số nguồn vốn ® Chỉ tiêu cho biết trong một đơn vị tiền tệ, tổng vốn của Doanh nghiệp có mấy phần được hình thành từ vay nợ bên ngoài. Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, mức độ độc lập về tài chính của Doanh nghiệp càng cao. b – Tỷ suất tự tài trợ (hay tỷ suất nguồn vốn chủ sở hữu) Tỷ suất tự tài trợ được dùng để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện có của Doanh nghiệp. Công thức tính chỉ tiêu như sau: Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu = 1 – Tỷ suất nợ Tổng số nguồn vốn ® Chỉ tiêu cho biết trong một đơn vị tiền tệ tổng vốn của Doanh nghiệp có mấy phần được hình thành từ nguồn vốn của Doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính của Doanh nghiệp càng cao, và ngược lại. Phương pháp phân tích: So sánh trị số của các chỉ tiêu tính đươc cuối kỳ so với đầu kỳ, kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc và so với chuẩn mực của ngành. 2.1.4.2 – Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng Khả năng thanh toán công nợ Tình hình tài chính của Doanh nghiệp được coi là lành mạnh khi DN có khả năng thanh toán các khoản công nợ đến hạn, ít đi chiếm dụng vốn và ít bị chiếm dụng vốn. Vấn đề này được các nhà cung cấp vật tư, hàng hoá, nhà đầu tư… cho DN rất quan tâm. Tình hình và khả năng thanh toán công nợ của Doanh nghiệp được phản ánh qua các chỉ tiêu sau: a – Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Doanh nghiệp: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Doanh nghiệp được phản ánh qua các chỉ tiêu sau: (1) – Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư tài chính ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn ® Chỉ tiêu phản ánh mức độ đảm bảo của TSLĐ đối với các khoản nợ ngắn hạn (các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ), vì TSLĐ của Doanh nghiệp là bộ phận tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh nhất để phục vụ cho thanh toán nợ ngắn hạn. Nếu trị số của chỉ tiêu xấp xỉ bằng 1, phản ánh Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của Doanh nghiệp là bình thường. – Khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh = Tiền + Tài sản tương đương tiền Nợ tới hạn + Nợ quá hạn Trong đó: + Tài sản tương đương tiền là các khoản có thể chuyển đổi thành một lượng tiền biết trước như các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, nợ phải thu ngắn hạn… + Nợ ngắn hạn trong thực tế được phân thành: nợ trong hạn, nợ tới hạn và nợ quá hạn. Mẫu số của chỉ tiêu trên không tính đến nợ còn trong hạn. ® Thực tế cho thấy, nếu trị số của chỉ tiêu tính ra > 0,5 thì phản ánh tính hình thanh toán của Doanh nghiệp tương đối khả quan, còn nếu trị số của chỉ tiêu< 0,5 thì DN có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ. Do vậy DN cần phải có giải pháp để duy trì sự thăng bằng của cán cân thanh toán như bán gấp sản phẩm hàng hoá, chuyển đổi thành tiền một số bộ phận trong hàng hoá tồn kho… b – Khả năng thanh toán nợ dài hạn của Doanh nghiệp Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian đáo nợ từ một năm trở lên. Doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư vào TSCĐ. Số dư nợ dài hạn phản ánh số nợ dài hạn Doanh nghiệp còn phải trả cho các chủ nợ. Nguồn để trả nợ dài hạn chính là giá trị TSCĐ được hình thành bằng vốn đi vay chưa được thu hồi. Vì vậy, để xác định khả năng thanh toán nợ dài hạn, người ta thường so sánh giá trị còn lại của TSCĐ với số dư nợ dài hạn, theo công thức: Khả năng thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn Nợ dài hạn ® Trị số của chỉ tiêu tính được càng lớn hơn 1 càng tốt, phản ánh ngoài việc dùng số khấu hao TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn vay để thanh toán nợ dài hạn Doanh nghiệp còn dùng một số nguồn vốn khác như số khâu hao TSCĐ được hình thành từ vốn góp, lợi nhuận không chia… 2.1.4.3 – Chỉ tiêu đánh giá tình hình chiếm dụng vốn của Doanh nghiệp Bất kỳ một Doanh nghiệp nào cũng có một khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng (nảy sinh do DN cung cấp tín dụng cho khách hàng), đồng thời cũng có một khoản vốn DN đi chiếm dụng của các đơn vị bạn (nảy sinh do các đơn vị bạn cung cấp tín dụng cho DN). Như vậy, tình hình chiếm dụng vốn nảy sinh trong quá trình thực hiện các quan hệ thanh toán giữa DNvới Nhà nước, giữa các DN với nhau và giữa DN với CBCNV của mình. Giữa Doanh nghiệp với Nhà nước, đó là quan hệ cấp phát vốn của Nhà nước cho Doanh nghiệp (Doanh nghiệp Nhà nước) theo chế độ tài chính hiện hành và việc thực hiện nghĩa vụ của DN đối với Nhà nước, trong đó chủ yếu là nộp thuế và nộp BHXH. Giữa Doanh nghiệp với nhau, đó là quan hệ thanh toán công nợ (vì mỗi DN vừa có chức năng bán và vừa có chức năng mua). Giữa Doanh nghiệp với CBCNV, đó là quan hệ thanh toán lương, các khoản tạm ứng, BHXH và các thanh toán khác. Các quan hệ thanh toán nói trên chưa đến hạn thực hiện hoặc quá hạn thực hiện đều làm nảy sinh vốn bị chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng. Nếu vốn bị chiếm dụng nhỏ hơn vốn đi chiếm dụng, DN sẽ có được một lượng vốn nhất định phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên các DN không nên trông chờ vào việc huy động vốn bằng cách đi chiếm dụng, nhưng lại không thể không tính đến nó trong thực tế. Vấn đề là ở chỗ cần phải xem xét tính chất hợp lý của vấn đề này. Nếu các khoản phải thanh toán còn trong thời hạn hợp đồng hoặc thời hạn kế hoạch thì vốn đi chiếm dụng được coi là hợp lý. Ngược lại nếu đã quá hạn thanh phải thanh toán thì vốn đi chiếm dụng là không hợp lý. Việc để dây dưa trong thanh toán dẫn đến tình hình chiếm dụng vốn lẫn nhau, ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của từng Doanh nghiệp và ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế. Thống kê tình hình chiếm dụng vốn của Doanh nghiệp được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu các quan hệ thanh toán: + Một mặt, DN có những khoản nợ phải trả (phần vốn đi chiếm dụng), bao gồm: thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả CBCNV, phải trả cho các đơn vị nội bộ, các khoản phải trả, phải nộp khác. + Mặt khác, Doanh nghiệp cũng có các khoản nợ phải thu (phần vốn bị đơn bị bạn chiếm dụng), bao gồm: VAT được khấu trừ, phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác, dự phòng các khoản phải thu khó đòi. So sánh các khoản nợ phải trả với các khoản nợ phải thu ta được chỉ tiêu phản ánh tình hình chiếm dụng vốn, theo công thức: Tỷ suất nợ phải trả so với nợ phải thu = Tổng số nợ phải trả Tổng số nợ phải thu ® Nếu trị số của chỉ tiêu này >1: phản ánh DN đi chiếm dụng vốn của người khác. Qui mô chiếm dụng là số chênh lệch giữa tử số và mẫu số của chỉ tiêu. ® Nếu trị số của chỉ tiêu này <1: phản ánh DN bị các đơn vị bạn chiếm dụng vốn. Qui mô vốn bị chiếm dụng là số chênh lệch giữa mẫu số và tử số của chỉ tiêu. – Thống kê khả năng thanh toán lãi vay vốn của Doanh nghiệp Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là tổng lãi thuần trước thuế của cả 3 hoạt động: hoạt động SXKD, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. So sánh nguồn để trả lãi vay với số lãi tiền vay phải trả, ta được chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán lãi vay. Công thức tính chỉ tiêu như sau: Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi thuần trước thuế Số tiền lãi vay phải trả Trong đó, lãi vay phải trả trong kỳ lấy trong sổ kế toán chi tiết của Doanh nghiệp; còn lãi thuần trước thuế lấy trong báo cáo tài chính B02 – DN (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). ® Chỉ tiêu đo lường mức LN có được do sử dụng vốn và mức độ sẵn sàng trả tiền lãi vay vốn của DN. Trị số của chỉ tiêu tính được càng lớn phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay và mức độ an toàn trong việc sử dụng vốn vay của DN càng cao. Phương pháp phân tích: so sánh trị số của các chỉ tiêu tính được kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc,cuối kỳ so với đầu kỳ. Qua đó đưa ra các kết luận về thực trạng của công tác thanh toán công nợ và chất lượng của hoạt động tài chính của Doanh nghiệp. 2.2 - MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐƯỢC SỬ DỤNG 2.2.1 – Phương pháp bảng thống kê 2.2.1.1 – Khái niệm, ý nghĩa và tác dụng của bảng thống kê: * Khái niệm: Sau khi tổng hợp các tài liệu điều tra thống kê, muốn phát huy tác dụng của nó đối với giai đoạn phân tích thống kế, cần thiết phải trình bầy kết quả tổng hợp theo một hình thức thuận lợi nhất cho việc sử dụng sau này. Có thể trình bày các kết quả tổng hợp bằng các hình thức: bảng thống kê, đồ thị thống kê bài viết. * Ý nghĩa và tác dụng của bảng thống kê: Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. Đặc điểm chung của tất cả các bảng thống kê là bao giờ cũng có những con số của từng bộ phận và chúng có liên hệ mật thiết với nhau. Bảng thống kê có nhiều tác dụng quan trọng trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế nói chung và trong phân tích thống kê nói riêng. Các tài liệu trong bảng thống kê đã được sắp xếp lại một cách khoa học, nên có thể giúp ta tiến hành mọi việc so sánh đối chiếu, phân tích theo các phương pháp khác nhau, nhằm nêu lên sâu sắc bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Nếu biết trình bày và sử dụng thích đáng các bảng thống kê, thì việc chứng minh vấn đề sẽ trở nên rất sinh động, có sức thuyết phục hơn cả những bài văn dài. 2.2.1.2 – Đặc điểm vận dụng của phương pháp: Trong bài, bảng thống kê được sử dụng để sắp xếp số liệu đã được tính toán một cách hợp lý, khoa học để có thể tiến hành đối chiếu so sánh, thuận tiện cho việc phân tích. như qua bảng thông kê ta tiến hành sắp xếp quy mô của vốn cố định, vốn lưu động, DT, LN…qua các năm có thể dễ nhận thấy ngay được sự phát triển của chúng. 2.2.2 – Phương pháp đồ thị 2.2.2.1 – Ý nghĩa và tác dụng của đồ thị thống kê Đồ thị thống kê là hình vẽ hoặc các đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. Khác với các bảng thống kê chỉ dùng con số, các đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày và phân tích các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Vì vậy, người xem không mất nhiều công đọc con số mà vẫn nhận thức được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng, nhanh chóng. Mặt khác, các đồ thị thống kê không trình bày chi tiết, tỷ mỉ các đặc trưng số lượng của hiện tượng, mà chỉ nêu lên một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Vì vậy, đồ thị thống kê có tính chất quần chúng, có sức hấp dẫn và sinh động, làm cho người hiểu biết ít về thống kê vẫn lĩnh hội được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng, đồng thời giữ được ấn tượng sâu đối với người đọc. Các đồ thị thống kê được sử dụng rộng rãi trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế, nhằm mục đích hình tượng hoá: – Sự phát triển của hiện tượng qua thời gian Kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng Trình độ phổ biến của hiện tượng – Sự so sánh giữa các mức độ của hiện tượng – Mối liên hệ giữa các mức độ của hiện tượng – Tình hình sử thực hiện kế hoạch. Ngoài ra, đồ thị thống kê còn được coi là một phương tiện tuyên truyền rất mạnh mẽ, một công cụ dùng để biểu dương các thành tích sản xuất và hoạt động văn hoá, xã hội. 2.2.2.2 – Đặc điểm vận dụng phương pháp Với số liệu được sử dụng trong bài là các số liệu được tổng hợp theo thời gian, vì thế để thấy rõ được sự tăng lên của quy mô của Tổng vốn, LN, DT, GTSX… và cơ cấu của chúng thì việc sử dụng đồ thị là rất phù hợp. Các số liệu được hình tượng hóa trở lên sinh động hơn, không cần tình toán cụ thể, bằng mắt ta cũng có thể thấy cảm nhận một cách tổng quát về xu hướng phát triển và đặc điểm của hiện tượng cần nghiên cứu. 2.2.3 – Phương pháp phân tổ 2.2.3.1 – Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê * Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ ( và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. * Ý nghĩa: + Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê, vì ta sẽ không thể tiến hành hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu điều tra, nếu không áp dụng phương pháp này. + Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của các phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác một cách có hiệu quả + Phân tổ thống kê còn được vận dụng ngay trong giai đoạn điều tra thống kê, nhằm phân tổ đối tượng điều tra thành những bộ phận có đặc điểm, tính chất khác nhau từ đó chọn các đơn vị điều tra sao cho có tính đại biểu cho tổng thể chung. * Phân tổ thống kê giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau: + Thứ nhất, phân tổ thực hiện việc phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu. Hiện tượng kinh tế, xã hội mà thống kê học nghiên cứu thường không phải là tổng thể đồng chất, mà là tổng thể bao gồm nhiều đơn vị thuộc các loại hình rất khác nhau, phát triển theo những xu hướng không giống nhau. Vì vậy phưong pháp nghiên cứu khoa học là phải nêu lên các đặc trưng riêng biệt của từng loại hình và mối quan hệ giữa các loại hình đó với nhau. + Thứ hai, phân tổ có nhiệm vụ biểu hiện kết quả của hiện tượng nghiên cứu. Ta biết rằng một hiện tượng kinh tế - xã hội do nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Các bộ phận hay nhóm này chiếm những tỷ trọng khác nhau trong tổng thể và nói lên tầm quan trọng của mình trong tổng thể đó. Mặt khác, tỷ trọng của các bộ phận còn nói lên kết cấu của tổng thể theo một tiêu thức nào đó. Muốn nghiên cứu được kết cấu của tổng thể, phải dựa trên cơ sở phân tổ thống kê. + Thứ ba, phân tổ được dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức. Hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh và biến động không phải một cách ngẫu nhiên, tách rời với các hiện tượng xung quanh, mà chúng có liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau theo những quy luật nhất định. Tìm hiểu tính chất và trình độ của mối liên hệ giữa các hiện tượng nói chung và giữa các tiêu thức nói riêng là một trong các nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu thống kê. Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp có thể giúp ta thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu này. 2.2.3.2 – Đặc điểm vận dụng của phương pháp Để có thể hệ thống hóa được một cách khoa hoc những tài liệu đã thu thập và giúp cho việc phân tích có hiệu quả chúng ta sử dụng phương pháp phân tổ: như chúng ta tiến hành phân chia Tổng vốn theo các tiêu thức khác nhau: theo nguồn hình thanh (gồm vốn đi vay và vốn chủ sở hữu), theo phương thức luân chuyển giá trị (gồm vốn lưu động và vốn cố đị._.nguyên nhân chủ yếu là do năm 2008, Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ (tăng lãi suất tiền vay) do lạm phát tăng mạnh, điều này không những ảnh hưởng đến các nhà thầu mà còn ảnh hưởng lớn đến chủ đầu tư, do lãi suất tăng cao, giá nguyên vật liệu tăng mạnh, khiến cho các nhà thầu và chủ đầu tư lao đao, rơi vào tình trạng hoạt động cần chứng. Điều này làm giảm GTSX của các nhà thầu, 1 trong những nguyên nhân gây giảm DT. Ngoài ra do việc đi vay vốn khó khăn như vậy, nên dù trong năm 2008 nhiều công trình của Xí nghiệp đã hoàn thành nhưng chưa được các chủ đầu tư thanh toán, vì thế GTSX làm ra cũng không được tình vào DT…Vì vậy mà trong năm 2008 DT của Xí nghiệp giảm so với năm 2007 24,503 tỷ đồng c – Phân tích sự biến động của LN qua các năm Bảng 3.14: Biến động LN của Xí nghiệp thời kỳ 03 - 08 Chỉ tiêu Năm LN Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (trđ) Tốc độ tăng(giảm) (%) Tốc độ phát triển (%) di Di ai Ai ti Ti 2003 66.291 2004 82.415 16.124 16.124 24,32 24,32 124,32 124,32 2005 107.203 24.788 40.912 30,08 61,72 130,08 161,72 2006 142.107 34.904 75.816 32,56 114,37 132,56 214,37 2007 182.285 40.178 115.994 28,27 174,98 128,27 274,98 2008 139.237 -43.048 72.946 -23,62 110,04 76,38 210,04 BQ 119.923 14.589 18,32 118,32 (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính hàng năm của Xí Nghiệp) àNhận xét: LN của Xí nghiệp trong thời kỳ 2003 – 2008 tăng với tốc độ là trung bình là 18,32%, lượng tăng tuyệt đối bình quân năm là 14,589 (trđ). Trong đó năm 2006 có tốc độ tăng cao nhất đạt 32,56%, lượng tăng tuyệt đối là 34,904(trđ). Hầu hết tất cả các năm LN của Xí nghiệp đều tăng, nhưng riêng năm 2008 thì lại giảm. Như chúng ta đã phân tích ở trên DT của xí nghiệp giảm điều đó là 1 nguyên nhân làm giảm LN. Ngoài ra, do cơn “bão giá” nguyên vật liệu mà các nhà thầu đang gặp phải. Hầu hết các loại vật liệu chính trong xây dựng như thép, xi măng, cát xây dựng, gạch… đều tăng giá chóng mặt nằm ngoài dự tính của các nhà thầu và chủ đầu tư. Chỉ riêng tư năm tháng 10 năm 2007 đến tháng 4/2008, giá của hầu hết các loại vật tư đều có mức tăng từ 20 % đến 50%. Tăng mạnh nhất là thép với mức tăng xấp xỉ 55%. Với mức giá này, theo tính toán của các chủ thầu giá trị thực tế của công trình có dự toán lập tại thời điểm giữa năm 07 tăng trung bình ít nhất 20%. Trong khi đó theo phân tích của các chuyên gia, chi phí trực tiếp (nguyên nhiên vật liêu) của một công trình xây dựng thường chiếm từ 60% đến 80% tổng dự toán. Nên 1 khi giá NVL tăng chỉ 1% đã làm ảnh hưởng đáng kể đến giá thành xây dựng. Mặc dù Chính phủ đã có văn bản cho phép điều chỉnh giá và cho phép chuyển đổi hợp đồng trọn gói sang hợp đồng theo đơn giá, nhưng “nước xa có cứu được lửa gần”? Việc giá NVL leo thang đã khiến hàng loạt nhà thầu lao đao, công trình trì trệ. Vì vậy mà trong năm 2008, chi phí xây dựng lớn cũng là một trong những nguyên nhân làm cho LN của Xí nghiệp giảm. Trong tình hình nên kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động như vậy, nhiều nhà thầu còn bị thua lỗ, nhưng Xí nghiệp vẫn làm ăn có lãi như vậy cũng là điều đáng khen gợi. 3.3.2.2 – Phân tích sự biến động của kết quả SXKD do ảnh hưởng của các nhân tố a – Phân tích sự biến động của GTSX do ảnh hưởng của các nhân tố MH1: GTSX của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Hiệu năng ( hay năng suất) tổng vốn (HTV) + Tổng vốn bình quân () ·Mô hình kinh tế: · Hệ thống chỉ số · Thay số vào mô hình ta có: · Biến động tuyệt đối: (trđ) (trđ) (trđ) · Biến động tương đối: · Lượng tăng (giảm) tương đối: Thay số Hay 0,1432 = – 0,108 + 0,2512 14,32(%) = – 10,8(%) + 25,12(%) à Nhận xét: GTSX kỳ nghiên cứu của Xí nghiệp tăng so với kỳ gốc là 14,32% hay 10772(trđ) là do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Do hiệu năng tổng vốn (HTV) theo GTSX kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm 8,63% làm cho GTSX giảm 10,8 % hay 8121,3229 (trđ). + Do Tổng vốn bình quân của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc 25,12% làm cho GTSX tăng 25,12 % hay 18893,3229 (trđ). Như vậy nguyên nhân chủ yếu làm tăng GO của Xí nghiệp là do yêus\s tố về chiều rộng là: Tổng vốn bình quân tăng. MH2: GTSX của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc do ảnh hưởng của 3 nhân tố: + Hiệu năng ( hay năng suất) vốn cố định theo GO (HVCD) + Tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn (kVCD) + Tổng vốn bình quân () · Mô hình kinh tế: · Hệ thống chỉ số · Thay số vào mô hình ta có: · Biến động tuyệt đối: (trđ) (trđ) (trđ) (trđ) · Biến động tương đối: · Lượng tăng (giảm) tương đối: Thay số Hay 14,32(%) = 14,27(%) – 25,07(%) + 25,12(%) à Nhận xét: GTSX của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu tămg so với kỳ gốc là 14,32% hay 10772 (trđ) là do ảnh hưởng của ba nhân tố: + Do hiệu năng sử dụng vốn cố định kỳ theo GO nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 14,27% làm cho GTSX tăng 14,27%y 10736,2688(trđ). + Do tỷ trọng vốn cố định trọng tổng vốn của Xí nghiệp giảm 20,04% làm cho GTSX giảm 25,07% hay 18857,5917(trđ). + Do Tổng vốn bình quân của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc 25,12 % làm cho GTSX tăng 25,12 % hay 1718893,3229(trđ). Như vậy nguyên nhân chủ yếu làm tăng GTSX của Xí nghiệp là do việc tăng quy mô tổng vốn. b – Phân tích sự biến động của DT do ảnh hưởng của các nhân tố MH1: Doanh thu của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Hiệu năng ( hay năng suất) tổng vốn (HTV) + Tổng vốn bình quân () · Mô hình kinh tế: · Hệ thống chỉ số · Thay số vào mô hình ta có: · Biến động tuyệt đối: (trđ/trđ) (trđ) (trđ) · Biến động tương đối: · Lượng tăng (giảm) tương đối: Thay số Hay – 0,3482 = – 0,5994 + 0,2512 – 34,82(%) = –59,94(%) + 25,12(%) à Nhận xét: Doanh thu kỳ nghiên cứu của Xí nghiệp giảm so với kỳ gốc là 34,82% hay 24803(trđ) là do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Do hiệu năng tổng vốn (HTV) kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm 47,904% làm cho doanh thu giảm 59,94 % hay 42176,969 (trđ). + Do Tổng vốn bình quân của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc 25,12% làm cho doanh thu tăng 25,12 % hay 17673,969 (trđ). Như vậy nguyên nhân chủ yếu làm giảm doanh thu của Xí nghiệp là do hiệu năng sử dụng tổng vốn bị giảm. MH2: Doanh thu của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc do ảnh hưởng của 3 nhân tố: + Hiệu năng ( hay năng suất) vốn cố định (HVCD) + Tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn (kVCD) + Tổng vốn bình quân () · Mô hình kinh tế: · Hệ thống chỉ số · Thay số vào mô hình ta có: · Biến động tuyệt đối: (trđ) (trđ) (trđ) (trđ) · Biến động tương đối: · Lượng tăng (giảm) tương đối: Thay số Hay - 34,82(%) = - 34,87(%) – 25,07(%) + 25,12(%) à Nhận xét: Doanh thu của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc là 34,82% hay 24503 (trđ) là do ảnh hưởng của ba nhân tố: + Do hiệu năng vốn cố định kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm 34,851% làm cho doanh thu giảm 34,87 % hay 24536,4251(trđ). + Do tỷ trọng vốn cố định trọng tổng vốn của Xí nghiệp giảm 20,036% làm cho doanh thu 25,07% hay 17640,5443(trđ). + Do Tổng vốn bình quân của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc 25,12 % làm cho doanh thu tăng 25,12 % hay 17673,9694(trđ). Như vậy nguyên nhân chủ yếu làm giảm doanh thu của Xí nghiệp là do hiệu năng sử dụng vốn cố định giảm. c – Phân tích sự biến động của LN do ảnh hưởng của các nhân tố MH1: Lợi nhuận của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Doanh lợi vốn theo tổng vốn (RTV) + Tổng vốn bình quân () · Mô hình kinh tế: · Hệ thống chỉ số · Thay số vào mô hình ta có: · Biến động tuyệt đối: (trđ) (trđ) (trđ) · Biến động tương đối: (%) (%) · Lượng tăng (giảm) tương đối: Thay số Hay -23,62(%) = - 48,74 (%) + 25,12(%) à Nhận xét: Lợi nhuận của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc là 23,62% hay 43,048(trđ) là do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Do doanh lợi vốn theo tổng vốn kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm 38,95% làm cho lợi nhuận giảm 48,74 % hay 88,83(trđ). + Do Tổng vốn bình quân của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc 25,12% làm cho lợi nhuận tăng 25,12% hay 45,782(trđ). Như vậy nguyên nhân chủ yếu làm giảm lợi nhuận của Xí nghiệp là do doanh lợi vốn theo tổng vốn của Xí nghiệp giảm MH2: Lợi nhuận của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc do ảnh hưởng của 3 nhân tố: + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (RVCD) + Số vòng quay của vốn lưu động (LVLD) + Vốn lưu động bình quân () · Mô hình kinh tế: · Hệ thống chỉ số · Thay số vào mô hình ta có: · Biến động tuyệt đối: (trđ) (trđ) (trđ) (trđ) · Biến động tương đối: · Lượng tăng (giảm) tương đối: Thay số Hay – 23,62(%) = 11,2(%) – 64(%) + 29,18(%) à Nhận xét: Lợi nhuận của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc là 23,62% hay 43,048 (trđ) là do ảnh hưởng của ba nhân tố: + Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc 17,19 % làm cho Lợi nhuận tăng 11,20 % hay 20,423(trđ). + Do số vòng quay của vốn lưu động của Xí nghiệp giảm 49,54 % làm cho Lợi nhuận giảm 64% hay 116,661(trđ). + Do vốn lưu động bình quân của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng 29,18% so với kỳ gốc làm cho Lợi nhuận tăng 29,18 % hay 53,190 (trđ). Như vậy nguyên nhân chủ yếu làm giẩm Lợi nhuận của Xí nghiệp là do tốc độ quay của Vốn lưu động giảm MH3: Lợi nhuận của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc do ảnh hưởng của 3 nhân tố: + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (RDT) + Số vòng quay của tổng vốn (LTV) + Tổng vốn bình quân () · Mô hình kinh tế: · Hệ thống chỉ số · Thay số vào mô hình ta có: · Biến động tuyệt đối: (trđ) (trđ) (trđ) (trđ) · Biến động tương đối: · Lượng tăng (giảm) tương đối: Thay số Hay – 23,62(%) = 11,2(%) – 59,94(%) + 25,12(%) à Nhận xét: Lợi nhuận của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc là 23,62% hay 43,048 (trđ) là do ảnh hưởng của ba nhân tố: + Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc 17,19 % làm cho Lợi nhuận tăng 11,20 % hay 20,423(trđ). + Do số vòng quay tổng vốn của Xí nghiệp giảm 47,904% làm cho Lợi nhuận giảm 59,94% hay 109,253 (trđ). + Do tổng vốn bình quân của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc 25,12 % làm cho Lợi nhuân tăng 25,12 % hay 45,782(trđ). Như vậy nguyên nhân chủ yếu làm giảm Lợi nhuận của Xí nghiệp là do số vòng quay tổng vốn giảm. MH4: Lợi nhuận của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc do ảnh hưởng của 3 nhân tố: + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (RDT) + Số vòng quay của vốn chủ sở hữu (LVSH) + Vốn chủ sở hữu bình quân () · Mô hình kinh tế: · Hệ thống chỉ số · Thay số vào mô hình ta có: · Biến động tuyệt đối: (trđ) (trđ) (trđ) (trđ) · Biến động tương đối: · Lượng tăng (giảm) tương đối: Thay số Hay - 23,62(%) = 11,20(%) – 64(%) + 29,18(%) à Nhận xét: Lợi nhuận của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc là 23,62% hay 43,048 (trđ) là do ảnh hưởng của ba nhân tố: + Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc 17,19 % làm cho Lợi nhuận tăng 11,20 % hay 20,423(trđ). + Do số vòng quay vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm 49,54 % làm cho Lợi nhuận giảm 64 % hay 116,661(trđ). + Do vốn chủ sở hữu bình quân của Xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc 29,18 % làm cho Lợi nhuân tăng 29,18 % hay 53,190 (trđ). Như vậy nguyên nhân chủ yếu làm giảm Lợi nhuận của Xí nghiệp là do số vòng quay Vốn chủ sở hữu giảm. 3.3.2.3 – Dự báo ngắn hạn giá trị sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp a – Dự báo ngắn hạn GO dựa vào lưọng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Mô hình: (l= 1, 2… là tầm dự báo) Từ bảng 1 ta có: (trđ) và (trđ) Dự đoán ngắn hạn GO của Xí nghiệp: + Năm 2009 (l = 1): (trđ) + Năm 2010 (l = 2): (trđ) Mô hình này có SE = 12.598,3281 b – Dự báo ngắn hạn GO dựa vào tốc độ phát triển bình quân: Mô hình: (l= 1, 2… là tầm dự báo) Từ bảng 1 ta có: (trđ) và (trđ) Dự đoán ngắn hạn GO của Xí nghiệp: + Năm 2009 (l = 1): (trđ) + Năm 2010 (l = 2): (trđ) Mô hình này có SE = 7606.5635 c – Dự đoán ngắn hạn GO của Xí nghiệp dựa vào hàm ngoại suy xu thế + Sử dụng SPSS để thăm dò đồ thị GO của Xí nghiệp theo thời gian + Hàm Xu thế của GO có thể là các dạng hàm sau đây: - Dạng tuyến tính: SE = 10.328,41218 - Dạng parabôn: SE = 7.536,54484 - Dạng hàm bậc 3: SE = 5.276,57138 - Dạng hàm mũ: SE = 7.666,3089 ® Ta thấy mô hình bậc 3 có SE là nhỏ nhất, vì vậy tiến hành dự đoán theo mô hình này là tốt nhất so với các mô hình dạng khác MH Dự đoán GO năm 2009 (t = 7) là 88.331,33333 trđ Þ Trong 3 mô hình dự đoán ở phần a, b, c ở trên thì ta thấy SE của mô hình dự đoán dựa vào hàm bậc 3 là nhỏ nhất, nên dự đoán theo mô hình này cho kết quả tốt nhất. d – Dự đoán GO dựa bằng phương pháp san bằng mũ MH1: giả sử mô hình không có xu thế và không có biến động thời vụ (mô hình Simple) Trong đó a là tham số san bằng mũ và a thuộc khoảng [0;1] Giá trị a tốt nhất là giá trị cho SSE là nhỏ nhất Sử dụng SPSS ta có kết quả sau: MODEL: MOD_2. The 10 smallest SSE's are: Alpha SSE 1.000000 2119631234.0 .9000000 2348622028.6 .8000000 2630159389.4 .7000000 2962795408.8 .6000000 3338701899.6 .5000000 3738965389.3 .4000000 4128286095.2 .0000000 4289769538.0 .3000000 4451015048.8 .1000000 4593885614.9 ®Như vậy mô hình có a = 1 cho SSE = 2.119.631.234,0là giá trị nhỏ nhất MH2: Mô hình xu thế tuyến tính và không có biến động thời vụ (MH Holt) Trong đó: a,g là các tham số san bằng và nhận giá trị trong khoảng [0;1]. Giá trị a và g được chọn tốt nhất là các giá trị làm cho tổng bình phương sai số dự đoán là bé nhất. Sử dụng SPSS ta có kết quả sau: MODEL: MOD_3. The 10 smallest SSE's are: Alpha Gamma SSE 1.000000 .0000000 609284762.89 .9000000 .0000000 653833066.93 .8000000 .0000000 701561709.18 1.000000 .2000000 705643738.02 .7000000 .0000000 751973569.05 1.000000 .4000000 759730636.80 .9000000 .2000000 767177209.75 1.000000 1.000000 782690848.18 1.000000 .6000000 790316885.49 1.000000 .8000000 801016469.79 ®Như vậy với a = 1và g = 0 cho SSE = 609.284.762.89 là giá trị nhỏ nhất và nhỏ hơn cả SSE trong mô hình Simple, vì vậy ta tiến hành dự đoán theo mô hình Holt thu được kết quả dự đoán: GO2009 = 99295,4 trđ 3.3.3 - Thống kê kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp 3.3.3.1 – Phân tích mức độ độc lập về mặt tài chính của Xí nghiệp Bảng 3.15: Phân tích mức độ độc lập vế mặt tài chính của Xí nghiệp Chỉ tiêu ĐVT 2008 2007 i (lần) Tổng vốn trđ 56.641 45.271 1,2512 Vốn đi vay trđ 49.522 38.272 1,2939 Vốn sở hữu trđ 7.119 6.999 1,0171 Tỷ suất nợ lần 0,87431 0,8454 1,0342 Tỷ suất tự tài trợ lần 0,12569 0,1546 0,813 (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính hàng năm của Xí Nghiệp) àNhận xét: từ kết quả tính toán ở trên ta có thể nhận thấy: + Đối với chỉ tiêu tỷ suất nợ: theo kết quả tính toán, tốc độ của chỉ tiêu này >1, phản ánh sự phụ thuộc về mặt tài chính của Xí nghiệp năm 2008 tăng lên so với năm 2007. Nguyên nhân là tốc độ tốc độ tăng của chỉ tiêu tổng vốn nhỏ hơn tốc độ tăng của chỉ tiêu nợ phải trả. Cụ thể trong năm 2007 trong 1 đồng tổng vốn thì có đến 0,8454 đồng là đi vay, còn vào năm 2008 là 0,87431 đ là đi vay, tăng lên 3,42%. Việc tỷ suất nợ quá cao như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh, hàng tháng, hàng quý Xí nghiệp bỏ ra số tiền lớn để trả phải trả lãi suất (vì vốn vay của Xí nghiệp hầu hết là vay ngắn hạn). + Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ: kết quả cho thấy, tốc độ tăng của chỉ tiêu < 1, tiếp tục chứng tỏ Xí nghiệp có sự phụ thuộc lớn về tài chính. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng vốn. Vì vậy trong những năm tới đây, Xí nghiệp cần có sự điều chỉnh cho cân đối giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, góp phần làm tăng độ an toàn về mặt Tài chính cho Xí nghiệp 3.3.3.2 – Phân tích khả năng thanh toán công nợ của Xí nghiệp Bảng 3.16: Phân tích khả năng thanh toán công nợ của Xí nghiệp Chỉ tiêu ĐVT 2008 2007 i (lần) TSLĐ + ĐTNH Trđ 50.322 38.955 1,2918 Nợ ngắn hạn Trđ 49.522 38.272 1,2939 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,01615 1,0178 0,9983 (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính hàng năm của Xí Nghiệp) ànhận xét: Qua bảng tính toán ở trên ta nhận thấy công ty có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, nhưng khả năng thanh toán của năm 2007 cao hơn năm 2008 là 1,0016 lần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn vốn lưu động nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. 3.3.3.3 – Phân tích tình hình chiếm dụng vốn của Xí nghiệp Bảng 17: Phân tích tình hình chiếm dụng vốn của Xí nghiệp Chỉ tiêu ĐVT 2008 2007 i (lần) Tổng số nợ phải trả trđ 49.522 38.272 1,2939 Nợ phải thu trđ 39.081 28.516 1,3705 Tỷ suất nợ phải trả so với nợ phải thu lần 1,26716 1,3421 0,9441 (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính hàng năm của Xí Nghiệp) ànhận xét: tỷ suất nợ phải trả so với nợ phải thu của Xí nghiệp trong 2 năm 2007 và 2008 đều lớn hơn 1, chứng tỏ cả 2 năm Xí nghiệp đều đi chiếm dụng vốn của các đơn vị bạn, nhưng năm 2007 công ty chiếm dụng nhiều vốn hơn so với năm 2008. 3.3 - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 3.3.1 – Kiến nghị - đẩy nhanh quá trình quay vòng của vốn để có thể tiết kiệm được vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà vẫn đem lại hiệu quả cao cho công ty - Rút kinh nghiệm của những năm trước thì cần phải có kế hoạch lập dự toán cho công trình một cách thích hợp, lường trước được sự thay đổi của giá NVL. - Việc thu hồi vốn của công ty gặp nhiều khó khăn, vì vậy phải xây dựng kế hoạch thu hồi vốn hợp lý. - Giảm mọi chi phí không cần thiết để thu được lợi nhuận cao nhất. - Chủ động tăng cường nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tăng cường khả năng trúng thầu của Xí nghiệp nhất là đối với công trình có giá trị lớn. 3.3.2 – Giải pháp – Giảm chi phí đầu vào cho sản xuất và chi phí quản lý: + Xây dựng các định mức đơn giá nội bộ dựa trên thực tiễn SXKD của đơn vị để nhằm giảm chi phí SXKD. + Giảm đối đa thời gian ngừng máy do giao ca, sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ đồng thời dự trữ vật tư, phụ tùng thay thế thiết yếu để kịp thời bổ sung thay thế giảm thời gian chờ đợi. – Thu hồi vốn nhằm cung đủ vốn và kịp thời cho SXKD: + Đôn đốc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ban xí nghiệp trong việc đẩy nhanh tiến độ thu hồi vốn. + Thành lập Ban thu hồi vốn + Phân định rõ trách nhiệm cũng như có chế dộ khen thưởng hợp lý đối với việc thu hồi vốn. + Xây dựng các biện pháp thu vốn và công nợ cho từng công trình để đảm bảo đầu thu và tăng vòng quay vốn. + Giải quyết triệt để những vướng mắc về khối lượng phát sinh trong quá trình thi công, quyết toán tổng thể khi công trình hoàn thành với chủ đầu tư. Ngoài nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay thì Xí nghiệp có thể tận dụng và khai thác tối đa nguồn vốn từ những mối quan hệ như: ngưòi mua ứng trước, trả chậm người bán, vay công nhân viên… Vì những nguồn vốn này không phải trả lãi, tiết kiệm được chi phí về vốn “ Có thực mới vực được đạo”, Xây dựng và củng cố mối quan hệ chặt chẽ với các Ngân hàng thương mại bằng hợp đồng tín dụng có hạn mức vay lớn. Mở rộng quan hệ với các Ngân hàng cổ phần để huy động vốn theo hình thức tín chấp hợp đồng kinh tế. Kết luận Với chính sách mở cửa hoà nhập bên ngoài với Nhà nước ta kéo theo là sự cạnh tranh khốc liệt. Một Doanh nghiệp có nhiều vốn đó là điều kiện hết sức thuận lợi trong kinh doanh của mình. Tuy nhiên nhiều vốn chưa hẳn là tốt mà phải biết sử dụng vốn đó sao cho có hiệu quả mới là điều quan trọng. Đề tài: ““Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 thời kỳ 2003 – 2008” đã được nghiên cứu và phân tích với tinh thần nghiêm túc và cố gắng. Trong quá trình thực hiện đề tài này, em luôn cố gắng kết hợp những kiến thức được học ở trường với thực trạng tình hình của Xí nghiệp Sông Đà 12.5. Thông qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn của Xí nghiệp trong những năm vừa qua ta nhận thấy Xí nghiệp đã gặt hái được nhiều thành công nhờ sự cố gắng và nỗ lực hết mình của đội ngũ công nhân viên. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực Xí nghiệp còn có một số hạn chết vẫn đang tồn tại mà trong thời gian tới cần có biện pháp khắc phục để Xí nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa. Mặc dù đã cố gắng nhiều, nhưng do thực hiện trong giới hạn thời gian và còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên chuyên đề thực tập của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em kính mong nhận được sự xem xét, đánh giá và chỉ bảo của các thầy cô và anh chị tại đơn vị thực tập để em có thể hoàn thiện hơn nữa chuyên đề của mình. Một lần nữa em xin cảm ơn sự hưóng dẫn và chỉ bảo tận tình của Ths.Trần Quang cùng với sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện từ phía quý Công ty để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Mục lục Danh mục các chữ viết tắt 1 Danh mục bảng, biểu, sơ đồ 2 Lời mở đầu 3 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN SXKD VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 5 1.1 – Một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn SXKD của Doanh nghiệp 5 1.1.1 – Khái niệm vốn SXKD 5 1.1.2 – Phân loại vốn SXKD 8 1.1.3 – Vai trò và hiệu quả của vốn SXKD 16 1.2 - Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tài chính Doanh nghiệp 19 1.2.1 – Khái niệm, đặc điểm và vai trò Tài chính của Doanh nghiệp 19 1.2.2 – Một số vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình TCDN 20 CHƯƠNG II: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN SXKD VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DN 22 2.1 – Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 22 2.1.1 – Khái niệm và tác dụng của hệ thống chỉ tiêu thống kê 22 2.1.2 – Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê 22 2.1.3 – Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn SXKD 23 2.1.4 – Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích kết quả hoạt động tài chính của DN 30 2.2 - Một số phương pháp thống kê được sử dụng 35 2.2.1 – Phương pháp bảng thống kê 35 2.2.2 – Phương pháp đồ thị 36 2.2.3 – Phương pháp phân tổ 37 2.2.4 – Phương pháp dãy số thời gian 39 2.2.5 – Phương pháp dự đoán thống kê 41 2.2.6 – Phương pháp chỉ số 43 2.3 - Một số phương trình kinh tế sử dụng để phân tích 43 2.3.1 – Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa doanh lợi vốn với các nhân tố 43 2.3.2 – Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh với các nhân tố 43 CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN SXKD VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 12.5 TRONG THỜI KỲ TỪ 2003 –2008 44 3.1 - Tổng quan về Xí nghiệp Sông Đà 12.5 44 3.1.1 – Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 44 3.1.2 – Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp 45 3.1.3 – Kết quả đạt được của Xí nghiệp trong những năm vừa qua 47 3.2 – Đặc điểm nguồn số liệu 51 3.3 – Phân tích thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn SXKD và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp trong thời kỳ 2003 – 2008 52 3.2.1 – Thống kê tình hình sử dụng vốn SXKD của XN Sông Đà 12.5 thời kỳ 03 - 08 52 3.2.2 – Phân tích biến động kết quả SXKD của XN thời kỳ 03 -08 75 3.2.3 – Thống kê kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp 95 3.3 - Một số kiến nghị và giải pháp 97 3.3.1 – Kiến nghị 97 3.3.2 – Giải pháp 97 Kết luận 99 Danh mục tài liệu tham khảo 1, Giáo trình lý thuyết thống kê – PGS.TS. Trần Ngọc Phác – TS. Trần Kim Thu 2, Giáo trình thống kê công nghiệp – PGS.TS Nguyễn Công Nhự 3, Giáo trình thống kê đầu tư và xây dựng – PGS.TS Phan Công Nghĩa 4, Giáo trình thống kê kinh tế – PGS.TS Phan Công Nghĩa 5, Giáo trình tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Lưu Thi Hương – PGS.TS Vũ Huy Hào 6, Phân tích hoạt động tài chính ở các Doanh nghiệp 7, Phân tích hoạt động kinh doanh 8, Tạp chí xây dựng các số: 1 – 2008, 1 – 2009 9, Tạp chí tài chính doanh nghiệp số 4 – 2008 10, Các luận văn khoá trước Phụ lục Phụ lục 1: Hàm xu thế tuyến tình biểu hiện giá trị Tổng vốn MODEL: MOD_1 Dependent variable.. TV Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99154 R Square .98315 Adjusted R Square .97894 Standard Error 2335.04467 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 1272768178.4 1272768178.4 Residuals 4 21809734.5 5452433.6 F = 233.43121 Signif F = .0001 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 8528.165699 558.182439 .991541 15.278 .0001 (Constant) 3065.925348 2173.808287 1.410 .2312 Phụ lục 2: Hàm xu thế Parabol biểu hiện giá trị của Tổng vốn MODEL: MOD_2 Dependent variable.. TV Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99649 R Square .99298 Adjusted R Square .98831 Standard Error 1740.00249 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 1285495086.8 642747543.4 Residuals 3 9082826.0 3027608.7 F = 212.29545 Signif F = .0006 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 4441.104738 2036.355226 .516352 2.181 .1172 Time**2 583.865852 284.774755 .485423 2.050 .1327 (Constant) 8515.339963 3112.611088 2.736 .0716 Phụ lục 3: Hàm xu thế bậc ba biểu hiện giá trị của Tổng vốn MODEL: MOD_3 Dependent variable.. TV Method.. CUBIC Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99762 R Square .99525 Adjusted R Square .98813 Standard Error 1753.22358 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 3 1288430327.0 429476775.7 Residuals 2 6147585.9 3073792.9 F = 139.72209 Signif F = .0071 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 11187.838653 7202.571212 1.300772 1.553 .2606 Time**2 -1650.856739 2304.788682 -1.372513 -.716 .5482 Time**3 212.830723 217.795950 1.102794 .977 .4315 (Constant) 3152.005747 6321.337519 .499 .6675 Phụ lục 4: Hàm xu thế hàm mũ biểu hiện giá trị của Tổng vốn MODEL: MOD_4 Depndent variable.. TV Method.. EXPONENT Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .98866 R Square .97744 Adjusted R Square .97180 Standard Error .09032 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 1.4141403 1.4141403 Residuals 4 .0326344 .0081586 F = 173.33124 Signif F = .0002 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time .284268 .021592 .988657 13.166 .0002 (Constant) 10880.821865 914.946232 11.892 .0003 Phụ lục 5: Hàm xu tuyến tính biểu hiện giá trị của GO MODEL: MOD_5 Dependent variable.. GTSX Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .94896 R Square .90053 Adjusted R Square .87566 Standard Error 10328.41218 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 3863065145.7 3863065145.7 Residuals 4 426704392.3 106676098.1 F = 36.21303 Signif F = .0038 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 14857.542857 2468.962744 .948962 6.018 .0038 (Constant) -6597.400000 9615.228460 -.686 .5303 Phụ lục 6: Hàm xu thế Parabol biểu hiện giá trị của GO MODEL: MOD_6 Dependent variable.. GTSX Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .97994 R Square .96028 Adjusted R Square .93380 Standard Error 7536.54484 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 4119371013.5 2059685506.8 Residuals 3 170398524.5 56799508.2 F = 36.26238 Signif F = .0079 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -3483.707143 8820.149695 -.222507 -.395 .7193 Time**2 2620.178571 1233.456686 1.196699 2.124 .1237 (Constant) 17857.600000 13481.78127 1.325 .2772 Phụ lục 7: Hàm xu thế bậc ba biểu hiện giá trị của GO MODEL: MOD_7 Dependent variable.. GTSX Method.. CUBIC Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99349 R Square .98702 Adjusted R Square .96755 Standard Error 5276.57138 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 3 4234085126.9 1411361709.0 Residuals 2 55684411.1 27842205.5 F = 50.69145 Signif F = .0194 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -45661.144180 21677.14462 -2.916412 -2.106 .1698 Time**2 16590.623016 6936.583633 7.577340 2.392 .1392 Time**3 -1330.518519 655.487350 -3.787287 -2.030 .1795 (Constant) 51386.666667 19024.94867 2.701 .1141 Phụ lục 8: Hàm xu thế hàm mũ biểu hiện giá trị của GO MODEL: MOD_8. Dependent variable.. GTSX Method.. EXPONENT Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .96321 R Square .92778 Adjusted R Square .90973 Standard Error .20016 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 2.0586557 2.0586557 Residuals 4 .1602489 .0400622 F = 51.38646 Signif F = .0020 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time .342983 .047846 .963213 7.168 .0020 (Constant) 11387.463433 2121.878680 5.367 .0058 XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 12.5 CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP Sinh viên: Nguyễn Phương Thảo Lớp: Thống kê 47A_ Khoa Thống kê Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân. Xí nghiệp Sông Đà 12.5 đã tiếp nhận sinh viên Nguyễn Phương Thảo vào thực tập tại phòng kế hoạch từ ngày 05/01/2009 đến ngày 07/05/2009. Trong quá trình thực tập, sinh viên Nguyễn Phương Thảo đã thể hiện tinh thần học hỏi, chịu khó quan sát thực tế và tìm hiểu tài liệu. Đồng thời luôn có ý thức tốt, nghiêm túc và chấp hành tốt nội quy của Xí nghiệp. Sinh viên đã nắm bắt được nội dung cơ bản về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Đề tài nghiên cứu: “Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 thời kỳ 2003 – 2008” đã phản ánh được thực trạng vấn đề nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị cũng như giải pháp. Xí nghiệp sẽ xem xét, nghiên cứu những đề xuất này. Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2009 Trưởng đơn vị NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ngày ……tháng…….năm 2009 Giáo viên ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2178.doc
Tài liệu liên quan