Phân tích thông kê quả hiệu quả kinh doanh của Công ty viễn thông quân đội các quý năm 2007-2008

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Viettel Telecom trong năm 2007 và 2008 22 Bảng 2: Bảng thống kế kết quả chi tiết về doanh thu thuần của Viettel Telecom năm 2007 và năm 2008: 24 Bảng 3: Bảng thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty viễn thông quân các quý và cả năm 2007-2008 33 Bảng 4: Bảng thống kê một số chỉ tiêu kết quả và chi phí kinh doanh qua tám quý năm 2007 và năm 2008 34 Bảng 5: Bảng tính năng suất sử dụng tổng chi phí thường

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích thông kê quả hiệu quả kinh doanh của Công ty viễn thông quân đội các quý năm 2007-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuyên theo DTT 35 Bảng 6: Năng suất sử dụng tổng chi phí thương xuyên theo DTT các quý năm 2007-2008 36 Bảng 7: Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí thường xuyên 37 Bảng 8: Tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng chi phí thường xuyên các quý năm 2007-2008 37 Bảng 9: Bảng tính năng suất sử dụng tổng quỹ lương theo DTT 38 Bảng 10: Năng suất sử dụng tổng quỹ lương các quý năm 2007-2008 39 Bảng 11: Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng quỹ lương 40 Bảng 12: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng quỹ lương các quý năm 2007-2008 40 Bảng 13: Bảng tính năng suất bình quân một lao động theo DTT 41 Bảng 14: Năng bình quân một lao động theo doanh thu thuần các quý năm 2007-2008 42 Bảng 15: Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên số lao động bình quân 43 Bảng 16: Tỷ suất lợi nhuận tính trên số lao động bình quân các quý năm 2007-2008 44 Bảng 17: Bảng tính năng suất sử dụng tài sản cố định thao DTT 46 Bảng 18: Năng suất sử dụng tài sản cố định theo DTT các quý năm 2007-2008 46 Bảng 19: Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định bình quân 47 Bảng 20: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định bình quân các quý năm 2007-2008 48 Bảng 21: Bảng tính năng suất sử dụng tổng vốn theo DTT 49 Bảng 22: Hiệu quả sử dụng tổng vốn các quý năm 2007-2008 50 Bảng 23: Bảng tính ROA 51 Bảng 24: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn các quý năm 2007-2008 52 Bảng 25: Bảng tính năng suất sử dụng vốn dài hạn theo DTT 53 Bảng 26: Năng suất sử dụng vốn dài hạn theo DTT các quý năm 2007-2008 53 Bảng 27: Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn dài hạn 54 Bảng 28: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn dài hạn các quý năm 2007-2008 55 Bảng 29: Bảng tính năng suất sử dụng vốn ngắn hạn 56 Bảng 30: Năng suất sử dụng vốn ngắn hạn theo DTT các quý năm 2007-2008 56 Bảng 31: Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn ngắn hạn 58 Bảng 32: Năng suất sử dụng vốn ngắn hạn theo DTT các quý năm 2007-2008 58 Bảng 33: Tốc độ chu chuyển vốn ngắn hạn qua các quý năm 2007-2008 59 Bảng 34: Bảng tính khoản vốn ngắn hạn tiết kiểm được tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn ngắn hạn 60 Bảng 35: Bảng số liệu phân tích mô hình 1 61 Bảng 36: Bảng tính các chỉ tiệu sử dụng cho mô hình 2 63 Bảng 37: Bảng tính các số liệu phân tích mô hình 3 65 Bảng 38: Bảng tính các số liệu phân tích mô hình 4 67 Bảng 39: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 74 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biển I: Biểu đồ cơ cấu doanh thu năm 2007 và 2008 24 Biểu II: Biểu đồ năng suất lao động tính theo doanh thu thuần các quý năm 2007-2008 42 Biểu III: Biểu đồ hiệu quả sử dụng tài sản cố định 48 LỜI MỞ ĐẦU Tối đa hóa lợi nhuận bao giờ cũng là mục tiêu cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp hoạt động ở mọi lĩnh vực khác nhau. Lợi nhuận chính là nguồn vốn để doanh nghiệp trả lợi tức cho các cổ đông, kích thích tăng giá cổ phiếu của các công ty cổ phần, tăng vốn chủ sở hữu, tăng nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh… Thể nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hoàn thành tốt mục tiêu đó và không phải kỳ kinh doanh nào cũng mang lại lợi nhuận cao. Việc tăng lợi nhuận phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để đạt được lợi nhuận cao doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực. Vì vậy mỗi doanh nghiệp muốn thu được lợi nhuận cao thì sau mỗi kỳ kinh doanh phải chú trọng vào công việc phân tích hiệu quả hoạt kinh doanh của doanh nghiệp đó và so sánh với các kỳ kinh doanh trước, tìm ra xu hướng biến động nguyên nhân của sự biến động từ đó doanh nghiệp có kết hoạch kinh cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả. Mặt khác hiệu quả kinh doanh là thước đo tổng hợp, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực, trình độ kinh doanh của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty viễn thông quân đội nói riêng do đó việc phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng. Với những kiến thực thu được trong quá trình học tập và xuất phát từ thực tế của Công ty, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phân tích hiệu quả kinh doanh, trong thời gian thực tập ở Công ty viễn thông quân đội em đã chọn đề tài: "Phân tích thông kê quả hiệu quả kinh doanh của Công ty viễn thông quân đội các quý năm 2007-2008" làm chuyên đề thực tập. Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty viễn thông quân đội . Chương 2: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty viễn thông quân đội các quý năm 2007-2008 Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty viễn thông quân đội trong thời gian tới. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL TELECOM) Tên giao dịch quốc tế: Vietteltelecom Corporation, Trụ sở chính của Công ty tại: Số 1A - Đường Giang Văn Minh - Quận Ba Đình – TP Hà Nội, Điện thoại: (84)-2660141 Fax: 84-4,84604668 Website: http:// www,vietteltelecom,com,vn 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty viễn thông quân đội và Công ty viễn thông quân đội 1.1.1 Tổng công ty viễn thông quân đội Tổng công ty viễn thông quân đội (Viettel) là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập từ ngày 1 tháng 6 năm 1989 theo Quyết định số 58/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Tổng công ty được thành lập với hai nhiệm vụ chính là: Phục vụ quốc phòng và tham gia phát triển kinh tế Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Viễn thông Quân Đội được trình bày tóm tắt như sau: · Những điểm mốc nỗi bật: - Năm 1989: Tổng công ty điện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng công ty viễn thông quân đội được thành trên cơ sở sát nhập 3 doanh nghiệp: Công ty điện tử viễn thông quân đội, Công ty điện tử và thiết bị thông tin 1 và Công ty điện tử và thiết bị thông tin 2 - Năm 1995: Công ty điện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty điện tử Viễn thông Quân Đội ( tên giao dịch là Viettel) trở thành nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam, - Năm 1998: Thiết lập mạng bưu chính công cộng và dịch vụ chuyển tiền trong nước, Thiết lập và cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến - Năm 2000: Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương hiệu 178 và đã triển khai thành công. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên ở Việt Nam, có thêm một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông giúp khách hàng cơ hội được lựa chọn. Đây cũng là bước đi có tính đột phá mở đường cho giai đoạn phát triển mới đầy năng động của Công ty viễn thông quân đội và của chính Viettel Telecom - Năm 2001: Chính thức cung cấp rộng rãi dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ mới VoIP. Cung cấp dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn nội hạt và đường dài trong nước. - Năm 2003: Thực hiện chủ trương đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị trường, Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao - Năm 2004: Viettel chính thức cung cấp dịch vụ thông tin di động 098. Mạng di động Viettel luôn được đánh giá là mạng di động có tốc độ phát triển thuê bao và mạng lưới nhanh nhất với những quyết sách, chiến lược kinh doanh táo bạo luôn được khách hàng quan tâm chờ đón và ủng hộ - Năm 2005: Ngày 6 tháng 4 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân Đội, trực thuộc Bộ Quốc phòng - Năm 2007: Viettel Telecom chính thức được thành lập ngày 05/4/2007, kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở sát nhập các Công ty: Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel · Các giai đoạn phát triển: - Từ năm 1989-2000: Thời gian này hoạt động của Công ty chủ yếu là đảm bảo nhiệm vụ quân sự. Nỗi bật lên là các hoạt động: Khảo sát thiết kế, xây lắp đường trục cáp quang Bắc Nam với công nghệ SDH cùng với hơn 20 trạm thông tin. Tiếp theo là việc khảo sát thiết kế và xây lắp cột Anten Viba quân sự. Ngày 1/7/1995 dịch vụ bưu chính viễn thông được phép kinh doanh và đi vào hoạt động. Tuy nhiên hoạt động cũng chỉ dừng lại ở dịch vụ phát hành báo chí ở Hà Nội và các khu vực lân cận với mạng lưới chua rộng và hiệu quả chưa cao. - Từ năm 2000-2004: Trong giai đoạn này những ngành nghề truyền thống được chú trọng phát triển. Đó là các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật điện tử, khảo sát thiết kế và xây lắp các công trình thông tin, xuất nhập khẩu các máy mốc và thiết bị thông tin. Việc làm này vừa củng cố vừa tạo ra thế và lực mới cho Tổng công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai thêm các dịch vụ mới. Bước ngoặc quan trọng là ngày 15/10/2000 dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế được chính thức đưa vào hoạt động. Đây là dịch vụ sử dụng công nghệ VoIP – điện thoại cố định trên Internet. Hai địa điểm thử nghiệm đầu tiên là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sau đó mở rộng ra nhiều tỉnh trên cả nước đây là bước đột phá thành công cả về công nghệ, về thị trường và về chính sách. Dịch vụ này đã đi vào tiềm thức của khách hàng, mỗi khi muốn liên lạc đường dài thì họ nghĩ ngay đến dịch vụ 178. Nó góp phần xây dựng cho Công ty một thương hiệu trên thị trường viễn thông và nguồn thu nhập đáng kể để đầu tư phát triển, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. - Từ năm 2004- nay: Là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Tổng công ty viễn thông quân đội. Tháng 10/2004 Tổng công ty tung ra thị trường dịch vụ di động 098 và thu được nhiều thành công. Dịch vụ di động 098 đã nhanh chóng được khách hàng ưa dùng và có tốc độ phát triển thuê bao nhanh nhất. Hiện nay Tổng công ty đã triển khai mạng di động mặt đất trên toàn quốc và quốc tế, mạng di động nội hạt. Với nhiều nỗ lực đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị phần và đa dạng hóa dịch vụ Tổng công ty đã trở thành tập đoàn cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu ở Việt Nam. 1.1.2 Công ty viên thông quân đội (Viettel Telecom) Viettel Telecom là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc, Công ty con mạnh nhất trong Tổng công ty Viễn thông Quân Đội với lĩnh vực kinh doanh đa dịch vụ viễn thông đặc biệt là di động, điện thoại cố định và internet. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cũng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Viettel Telecom chính thức được thành lập ngày 05/4/2007 với lĩnh vực kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở sát nhập các Công ty: Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel Đến nay Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vị thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của những khách hàng thân thiết: - Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới - Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, vùng miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao - Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam, Viettel Telecom cũng đang nghiên cứu, thử nghiệm triển khai cung cấp nhiều dịch vụ mới với chất lượng ngày càng cao cấp, đa dạng có mức giá phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng, từng vùng miền… để Viettel luôn là người bạn đồng hành tin cậy của mỗi khách hàng dù ở bất kỳ nơi đâu 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Viettel Telecom 1.2.1 Chức năng: Viettel Telecom là Công ty trực thuộc Tổng công ty viễn thông quân đội có chức năng như sau: - Tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám đốc Tổng công ty về định hướng chiến lược kinh doanh các loại dịch vụ truyền thông. Đề xuất các giả pháp thực hiện chiến lược kinh doanh có hiệu quả mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho Công ty. - Tổ chức thực hiện, quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty - Thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ quốc phòng 1.2.2 Nhiệm vụ: - Tổ chức nghiên cứu thị trường, đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty - Xây dựng bộ máy, tổ chức kinh doanh, phát triển thuê bao các dịch vụ trong nước và nước ngoài - Phát triển và quản lý bán hàng, hỗ trợ đại lý, quản lý hệ thống cửa hàng giao dịch, đại lý, điểm bán, cộng tác viên - Tổ chức các hoạt động bán hàng trực tiếp - Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng, chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại đáp ứng nhu cầu khách hàng - Thực hiện các hoạt động quảng cáo và xây dựng hình ảnh của Công ty theo sự hướng dẫn của Tổng công ty và các Công ty dịch vụ có liên quan - Quản lý các lĩnh vực: Tài chính - Kế toán, kế hoạch tiền lương, lao động,… theo quy định - Phân tích đánh giá và báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty theo quy định của Tổng công ty - Giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ công nhân viên, tổ chức các hoạt động đoàn thể của Công ty - Xây dựng chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh, có nề nếp tác phong làm việc chính quy, kỷ luật tốt, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao 1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA VIETTEL TELECOM NĂM 2009 GIÁM ĐỐC CÔNG TY PGĐ KHAI THÁC PGĐ KỸ THUẬT PGĐ PT HẠ TẦNG PGĐ CHIẾN LƯỢC KD PGĐ BÁN HÀNG PGĐ TÀI CHÍNH KHỐI KỸ THUẬT KHỐI KINH DOANH KHỐI HỖ TRỢ KHỐI CƠ QUAN QL P. Kỹ thuật Nghiệp vụ P. Công nghệ &KH Mạng Phòng IT P. Xây dựng Hạ tầng P. Quản lý khai thác P. NOC Công ty P. Quản lý tài sản P. Chỉ tiêu định mức P. PT Sản phẩm DV P. Truyền thông P. Điều hành Bán hàng P. Chăm sóc khách hàng P. Tổ chức Lao động Phòng Chính trị Phòng Hành Chính Phòng Kế hoạch Phòng Tài Chính Phòng Đầu Tư Ban kiểm soát nội bộ TT. THANH TOÁN Ban Đối soát Ban Thanh toán Ban Nghiệp vụ Phòng tính cước TT. GIẢI ĐÁP KHÁCH HÀNG - P. Thông tin giải pháp - P. GQKN &CSKH - Phòng Đào Tạo - P. Hỗ trợ Nghiệp vụ - Phòng Tổng hợp - TT. GĐKH tại HN, HCM, ĐN 1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của Ban Giám đốc: 1.3.2.1 Giám đốc: Quản lý điều hành sử dụng các nguồn lực lao động để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các nhiệm vụ khác do Tổng công ty giao cho cho Công ty - Quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm các lĩnh vực quản lý kế hoạch tác nghiệp, vật tư tài sản, quản lý tài chính, hành chính, quản lý kế hoạch marketing, quản lý bán hàng và chăm sóc khách hàng, quản lý kỹ thuật - Tổ chức quản lý hành chính: quản lý hành chính pháp luật, thực hiện công tác đảng, đoàn thể công tác chính trị tại chi nhánh, xây dựng Công ty thành đơn vị vững mạnh toàn diện có nề nếp tác phong làm việc chính quy, quản lý kỷ luật, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao - Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn bộ các lĩnh vực quản lý của chi nhánh - Trực tiếp chỉ đạo phòng tài chính, tổng hợp 1.3.2.2 Phó giám đốc: Mỗi Phó giám đốc phụ trách về mỗi lĩnh vực khác nhau và chịu trách nhiệm trước giám đốc và chịu sự quản lý của giám đốc: - Giúp Giám đốc Công ty tổ chức và quản lý các hoạt động trong lĩnh vực đó của Công ty - Chịu trách nhiệm về tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty - Trực tiếp điều hành các phòng ban thuộc lĩnh vực mà phó giám đốc đó quản lý - Báo cáo với Ban Giám đốc về tình hình và kết quả hoạt động của lĩnh vực mình chịu trách nhiệm 1.3.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 1.3.3.1 Khối cơ quan: 1.3.3.1.1 Phòng tổ chức lao động: - Có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty trong công tác tuyển chọn, sắp xếp, đạo tào nhân sự, - Đề ra các chính sách ưu đãi đối với cán bộ công nhân viên, các chính sách khen thưởng… - Đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo thực hiện được các mục tiêu mà Công ty đề ra. 1.3.3.1.2 Phòng chính trị: - Chịu trách nhiệm về công tác chính trị, công tác Đảng của Công ty - Quản lý, đào tạo và bồi dưỡng các Đảng viên trong Công ty 1.3.3.1.3 Phòng hành chính: - Thực hiện nhiệm vụ về lao động, tiền lương và công tác văn thư bảo mật, lái xe… - Bộ phận hành chính: Phối hợp với các phòng ban chức năng tổng hợp các nội dung, số liệu báo cáo, soạn thảo các chương trình để giám đốc làm việc, đôn đốc thực hiện các công tác sinh hoạt tổ chức, theo dõi quản lý an ninh, kiểm tra vật tư, vệ sinh , quản lý thanh toán các chi phí thường xuyên văn phòng, tổ chức thực hiện công tác hậu cần - Công tác văn thư: Nhận và chuyển các công văn tài liệu, con dấu, lập hệ thống sổ sách quản lý theo quy định của công tác văn thư bảo mật… - Quản lý sử dụng phương tiện ô tô, quản lý hồ sơ xe, giấy tờ xe, kiểm tra bảo hành, bảo dưỡng xe theo quy định, lái xe phục vụ Ban giám đốc và các phòng ban trong Công ty theo phiếu điều xe 1.3.3.1.4 Phòng kế hoạch: - Tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược kinh doanh và mục tiêu trong thời gian tới - Chịu trách nhiệm lập các kế hoạch và chiến lược kinh doanh cho Công ty như chiến lược kinh doanh trong các giai đoạn, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho tất cả các hoạt đông của Công ty - Kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của Công ty 1.3.3.1.5 Phòng tài chính: - Chịu trách nhiệm quản lý vật tư tài sản trong chi nhánh - Tiến hành theo dõi hạch toán các khoản thu chi, các kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh - Cuối kỳ lập báo cáo kết quả kinh doanh, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 1.3.3.1.6 Phòng đầu tư: - Hoạch định kế hoạch chiến lược đầu tư sản sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của Công ty, trình giám đốc quyết định tham mưu cho giám đốc nhưng vấn đề liên quan đến đầu tư - Thực hiện các chế độ báo theo kế hoạch và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý cấp trên - Lấp kế hoạch đầu tư trong Công ty, các đơn vị cơ sở theo kế hoạch kinh doanh từng thời điểm, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, tạo điều kiện kinh doanh thực hiện hiệu quả nhất - Lấp kế hoạch tham mưu đề xuất với giám đốc kế hoạch đầu tư, xây dựng công trình mới mang tính chiến lược, mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng và mạng lưới dịch vụ …cho Công ty - Phối hợp với các phòng ban chức năng để thực hiện tốt kế hoạch đầu tư, kinh doanh của Công ty 1.3.3.1.7 Ban kiểm soát nội bộ - Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của Công ty - Tham vấn cho ban giám đốc về vấn đề kiểm toán và tính hợp lý trong các hoạt động quản lý của Công ty 1.3.3.2 Khối kinh doanh: 1.3.3.2.1 Phòng phát triển sản phẩm dịch vụ: - Lập kế hoạch và thực hiện nghiên cứu thị trường, đề xuất các ý tưởng sản phẩm, dịch vụ mới, cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có. - Tổ chức biên tập nội dung, theo dõi tiến độ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm dịch vụ, quảng bá cho từng sản phẩm dịch vụ. - Tổ chức tiếp nhận thông tin phản hồi và giải đáp, giải quyết khiếu nại của khách hàng. Trực tiếp lập và triển khai kế hoạch, chiến lược Marketing, kinh doanh sản phẩm dịch vụ của Công ty hàng năm. 1.3.3.2.2 Phòng truyền thông: - Sản xuất và hợp tác sản xuất các chương trình truyền hình. - Quan hệ với các đài truyền hình để phát sóng chương trình. - Bán Quảng cáo trên các chương trình. - Bán chương trình đã sản xuất cho phát thanh truyền hình. 1.3.3.2.3 Phòng điều hành bán hàng: - Kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh cửa hàng tuyến huyện thuộc CNKD tỉnh/TP được thực hiện theo đúng quy định của Cty. - Hỗ trợ và xúc tiến các hoạt động bán hàng: Hỗ trợ về hình ảnh, trưng bày sản phẩm, PR, Marketing.. đề xuất chính sách và yêu cầu các điều kiện đảm bảo nhằm nâng cao doanh số bán hàng tại các siêu thị, của hàng  thuộc địa bàn được giao quản lý. - Thu thập thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh. Đề xuất các giải pháp kinh doanh cho thị trường được giao quản lý. 1.3.3.2.4 Phòng chăm sóc khách hàng: - Tiếp nhận và cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ, các chương trình khuyến mãi... của Công ty đến với khách hàng. - Tư vấn, giải đáp thắc mắc và chia sẻ thông tin với khách hàng qua điện thoại một cách chính xác, hiệu quả và chất lượng. 1.3.3.3 Khối kỹ thuật 1.3.3.3.1 Phòng kỹ thuật nghiệp vụ: - Phát triển mạng lưới, lắp đặt thiết bị tuyến, tổ chức khảo sát, giám sát thi công các công trình truyền dẫn. - Thực hiện vận hành, khai thác thiết bị, mạng lưới, tổ chức sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng cáp, thiết bị và ứng cứu thông tin. - Thiết kế, tối ưu mạng truyền dẫn với quy mô toàn quốc và kết nối quốc tế. - Các nghiệp vụ kỹ thuật khác về mạng truyền dẫn.    1.3.3.3.2 Phòng công nghệ và khách hàng mạng: 1.3.3.3.3 Phòng IT: - Phát triển phần mềm; Khảo sát, phân tích nghiệp vụ, lập trình phát triển phần mềm, triển khai, đào tạo, hỗ trợ về chương trình, quản lý dự án. - Phát triển giải pháp phần mềm: Khảo sát, phân tích nghiệp vụ, hệ thống hiện tại. Hiểu các giải pháp phần mềm, các công nghệ trên thế giới. Xây dựng và đặc tả các yêu cầu bài toán phần mềm. Phát triển thử nghiệm ứng dụng. Xây dựng các công cụ hỗ trợ phòng ban khác trong trung tâm. Đào tạo hỗ trợ các phòng ban về nghiệp vụ, công nghệ, giải đáp. - Xây dựng qui trình nghiệp vụ bài toán phần mềm: Tiến hành test phần mềm và báo cáo kết quả test. Giám sát quá trình sửa lỗi. Triển khai, nghiệp vụ, sử dụng chương trình. Xây dựng các bài test cho sản phẩm phần mềm quản lý qui trình phát triển phần mềm, qui trình vận hành khai thác ứng dụng phần mềm. 1.3.3.3.4 Phòng xây dụng hạ tầng: - Thiết kế, lập dự toán thi công các công trình xây dựng, lắp đặt các nhà trạm phát sóng và mạng truyền dẫn. - Tổ chức việc thi công & giám sát thi công các công trình. - Tổ chức hoàn công thanh quyết toán công trình. 1.3.3.3.5 Phòng quản lý khai thác: - Vận hành khai thác mạng viễn thông tại tỉnh. - Phát triển, mở rộng mạng lưới kỹ thuật, trạm thu phát sóng, tuyến truyền dẫn. - Duy trì, nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông tại tỉnh. 1.3.3.3.6 Phòng NOC Công ty: - Quản trị mạng và các thiết bị khác . - Hỗ trợ khách hàng. - Thực hiện một số công việc bảo trì. 1.3.3.3.7 Phòng quản lý tài sản: - Quản lý toàn bộ tài sản cho Công ty. 1.3.3.3.8 Phòng xuây dựng chỉ tiêu, định mức: - Xây dựng các chỉ tiêu, định mức cho Công ty. 1.3.3.4 Khối hỗ trợ: 1.3.3.4.1 Trung tâm giải đáp khách h àng: - Cung cấp cho khách hàng các thông tin về giá cước, các dịch vụ giá trị gia tăng, thủ tục hòa mạng, các chương trình khuyến mãi, các điểm giao dịch của Viettel Mobile, vùng phủ sóng… 1.3.3.4.2 Trung tâm thanh khoản: - Lưu giữ tiền ký quỹ của các thành viên và các tài liệu liên quan đến các giao dịch. - Thanh toán chính xác các giao dịch. Thông báo chính xác, kịp thời các thông tin liên quan đến tài khoản của các thành viên. - Thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến bảo mật thông tin. 1.4 Đặc điểm kinh doanh của Viettel Telecom 1.4.1 Đặc điểm về sản phẩm: Viettel telecom là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là dịch vụ truyền thông bao gồm : Dịch vụ di động, dịch vụ điện thoại cố định PSTN, dịch vụ điện thoại cố không đây, dịch vụ ADSL, dịch vụ internet Khác với các loại sản phẩm khác, sản phẩm về dịch vụ viễn thông vừa mang đặc điểm của sản phẩm dịch vụ là quá trình sản xuất và tiêu thụ cùng diễn ra đồng thời, sản phẩm dịch vụ không thể cất trữ được trong kho để có thể làm phầm đệm điều chỉnh sự thay đổi của nhu cầu thị trường, phụ thuộc rất cao vào chất lượng tiếp xúc, tương tác qua lại giữa nhà cung ứng và người tiêu dùng. Bên cạnh đó sản phẩm dịch vụ viễn thông còn có những đặc điểm đặc biệt liên quan đến mạng lưới truyền dẫn, vật liệu truyền dẫn và công nghệ thông tin là lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ ở tất cả các nước trên thế giới. Người sử dụng dịch vụ viễn thông cũng phải có nhưng thiết bị hiện đại như: máy vi tính, điện thoại cố định, di đông… - Dịch vụ di động: Với chiến lược đa dạng hình thức và đa dạng gói cưới hiện nay Công ty cung cấp dịch vụ di động với hai hình thức: Thuê bao trả trước và thuê bao trả sau, 12 gói cước và 5 đầu số : 098, 097, 0166, 0168, 0169 - Dịch vụ điện thoại cố định gồm có các sản phẩm: Dịch vụ gọi đường dài 178, dịch vụ PSTN, dịch vụ gọi quốc tế. Dịch vụ điện thoại cố định ngày càng phát triển và khẳng định được ưu thế của mình với chi phí lắp đặt thấp, có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, đặc biệt thị trường tiêu dùng phát triển ra các vùng xa miền núi. Số thuê bao cố định tăng nhanh trong năm 2007 và 2008. - Dịch vụ Internet (ADSL): Chi phí kết nối rẻ, đa dạng các gói cước cho khách hàng lựa chọn: Internet thuê bao, internet trả theo dung lượng do đó ngày càng được khách hàng ưa chuộng. - Dịch vụ Home Phone: là dịch vụ điện thoại cố định nhưng sử dụng SIM di động có gắn số thuê bao cố định và lắp vào máy cố định không dây giúp khách hàng có thể di chuyển trong một phạm vi nhất định. Có lợi thế là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số một tại Việt Nam với hơn 5000 trạm phát sóng, giờ đây, với dịch vụ Homephone, Viettel hy vọng nhanh chóng phổ cập dịch vụ điện thoại đến các khu vực không có điều kiện cung cấp ngay dịch vụ điện thoại cố định kéo dây, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, các vùng có địa thế hiểm trở. - Dịch vụ giá trị gia tăng (VAS): Dịch vụ giá trị gia tăng trong ngành viễn thông được hiểu là các dịch vụ hay tính năng làm tăng thêm tiện ích cho khách hàng ngoài các dịch vụ cơ bản. Các dịch vụ giá trị gia tăng một mặt giúp khách hàng sử dụng nhiều hơn, mặt khác có thể giúp các nhà khai thác nâng cao doanh thu trung bình trên một thuê bao (ARPU). Hiện nay, Viettel phát triển đa dạng các loại dịch vụ giá trị gia tăng VAS để phục vụ khách hàng: Gồm hai loại: Dịch vụ nội dung như tin nhắn thoại, tin nhắn đa phương tiện, nhạc chuông chờ, video clip, dịch vụ định vị và dẫn đường, thư hình ảnh, tải nhạc,,, Và dịch vụ làm tăng tính năng như : SMS, GPRS, MMS, CRBT,… - Ngoài ra Công ty còn cung cấp các dịch vụ khác như: Dịch vụ trung kế E1, dịch vụ DataCentre, dịch vụ mạng riêng ảo… 1.4.2. Đặc điểm về khách hàng: Dịch vụ truyền thông phục vụ cho việc trao đổi thông tin của khách hàng. Xã hội ngày càng phát triển thì việc trao đổi thông tin nhanh, chóng kịp thời ngày càng trở nên cấp bách và là nhu cầu cần thiết của mọi người, mọi nhà. Khách hàng sử dụng dịch vụ truyền thông nói chung và sản phẩm của Viettel Telecom nói riêng là các cá nhân, gia đình, các tổ chức, văn phòng, Công ty…Ở thành thi, nông thôn, miền núi… - Đối với khách hàng sử dụng di động chủ yếu là cá nhân. Mạng di động Viettel ưu điểm nỗi bật là giá cước ưu đãi, có nhiều khuyến mãi …ngày càng được khác hàng ưa dùng đặc biết là sinh viên giới trẻ, Viettel khai thác thên tất cả các đoạn thị trường như chú trọng vào đoạn thị trường : Mạng di động cho người có thu nhập trung bình, Năm 2005 mạng di động Viettel đã có mặt ở Lao và Campuchia, đó là bước đầu đột phá phát triển mạng ra thị trường nước ngoài, thu hút khách hàng nước ngoài. - Đối với dịch vụ điện thoại cố định, internet có thể sử dụng chúng cho nhiều đối tượng. Đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, văn phòng, các tổ chức, doanh nghiệp…Ngày nay, khách hàng có nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp cho mình bởi có nhiều đối thủ cùng tham gia cung cấp dịch vụ này. Khách hàng ưa thích sử dụng dịch vụ có giá cả vừa phải và chất lượng dịch vụ cao: Điện thoại có sóng ổn đinh và internet có tốc độ cao. Đối thủ cạnh tranh của Viettel Telecom là VNPT, SPT, FPT, EVN Telecom, thị trường khách hàng bị chia nhỏ. 1.4.3. Đặc điểm về công nghệ kỹ thuật: Lĩnh vực viễn thông là lĩnh vực nhạy cảm với công nghệ, hiện nay trên thế giới công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bảo, ngày càng hiện đại hơn, tinh vi hơn. Theo đó các thiết bị sử dụng trong lĩnh vực viễn thông cũng ngày một hiện đại hơn, Viettel là doanh nghiệp luôn chú trọng vào việc đổi mới công nghệ, mở rộng, nâng cao các thiết bị thu phát sóng, thiết bị truyền dẫn thông tin để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ cho khách hàng. Bên cạnh đó còn chú trọng áp dụng các công nghệ mới vào quản lý như công nghệ máy tính… Cơ sở hạ tầng của Công ty là các công nghệ truyền dẫn và mạng truyền dẫn, các trạm thiết bị thu phát sóng - Mạng truyền dẫn được đầu tư phát triển rộng khắp trên cơ sở hợp tác với các đơn vị ngành điện lực, đường sắt, viễn thông và đi thẳng vào công nghệ hiện đại (IP, DWDM …) · Về truyền dẫn trong nước: đến cuối năm 2007, Công ty có mạng cáp quang trong nước đến 64/64 tỉnh, thành, với khoảng 5,500 Node mạng và 36,000 km cáp quang; có hệ thống truyền dẫn vi ba, V-sat và 3 đường trục cáp quang Bắc-Nam với các nhánh rẽ đi tất cả các nơi trên toàn quốc: + Đường trục 1A với dung lượng 2,5 Gbps + Đường trục 1B với dung lượng 10 Gbps + Đường trục 1C, 2B với dung lượng tới 400 Gbps · Về truyền dẫn quốc tế: Công ty có 3 cổng quốc tế bao gồm 1 cổng quốc tế qua vệ tinh với dung lượng 155Mbps, 2 hệ thống cáp quang đất liền đi quốc tế qua Hồng Kông với tổng dung lượng mới được nâng cấp lên 10 Gbps. Hiện Viettel đã đầu tư 20 triệu USD vào tuyến cáp biển quốc tế AAG đã làm cho giá thành băng thông quốc tế của Viettel giảm từ 3-5 lần - Mạng điện thoại di động Viettel là mạng có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Việt nam, Đến cuối năm 2007 Viettel có 7,000 trạm phát sóng phủ khắp 64/64 tỉnh thành và 10 triệu thuê bao di động. Phần mạng lõi cũng được chú trọng đầu tư nâng cấp, đã được bổ sung các phần tử softswitch, sẵn sàng cho hội tụ NGN, Viettel đã cung cấp dịch vụ GPRS và dịch vụ VAS Ring Bach Tone (nhạc chuông chờ) trên phạm vi toàn quốc - Mạng điện thoại cố định: đã có mặt ở 64 tỉnh thành với với gần 200 ngàn thuê bao cố định có dây và 300 ngàn thuê bao cố định không dây tính đến hết năm 2007 - Mạng điện thoại đường dài gồm mạng VoIP và mạng cố định truyền thống PSTN, Viettel là nhà khai thác dịch vụ VoIP đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2000. Đến hết năm 2007, Viettel có 3 tổng đài quốc tế, cung cấp dịch vụ đến 64 tỉnh thành, hình thành tuyến liên lạc đi trên 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, Số thuê bao đạt khoảng trên 3 triệu với lưu lượng trung bình đạt 30 triệu phút/tháng - Mạng đường trục Internet IXP: dung lượng quốc tế 1,2Gb/s, có thể mở rộng lên 5Gb/s; dung lượng đường trục trong nước 400Mb/s, có thể mở rộng tới 20Gb/s - Mạng truy nhập Internet băng rộng đến hết năm 2007 đã đạt dung lượng gần 400,000 thuê bao, Số thuê bao hoạt động đã lên tới._. 200,000 ở 64/64 tỉnh thành - Các trạm phát sóng được xây dụng ở khắp các vùng miền, từ miền núi cho đến đồng bằng, Mạng Viettel là mạng có quy mô phủ sóng rộng nhất 1.4.4 Đặc điểm về lao động, vốn và tài sản : · Đặc điểm về lao động: Viettel Telecom sử dụng một độ ngũ lao động lớn và chất lượng lao động cao. Phần lớn lao động của Công ty là những người trẻ, năng động, sáng tạo nhạy bén với những biến động của môi trường và có hiểu biết về công nghệ thông tin, các dịch vụ viễn thông. Tính đến ngày 31/12 số lao động của Công ty là 4,240 người trong đó có 2,305 nhân viên đạt trình độ đại học trở lên, 1,528 nhân viên trình độ cao đảng, trung cấp, 407 nhân viên trình độ sơ cấp, bằng nghề và công nhân, Các nhân viên trong Công ty đều có chuyên môn nghiệp vụ tốt, được đào tạo từ cơ bản đến chuyên nghiệp về chuyên môn nghề nghiệp. Có tinh thần thái độ làm việc nghiêm túc, cố gắng hoàn thành xuất sắc các công việc được giao. Bên cạnh đó Viettel Telecom đã xây dựng một chế độ lương thưởng hợp lý, mức lương và thưởng cao hơn rất nhiều doanh nghiệp khác mục đích để thu hút nhân tài và khuyến khích nhân viên nâng cao năng suất lao động. Hàng năm Công ty còn có kế tuyển dụng và đào tao thêm nhân viên trên phạm vi cả nước để phục vụ cho chiến lược phát triển thị trường của Công ty · Đặc điểm về vốn: Viettel Telecom là một đơn vị hạch toán phụ thuộc vào Tổng công ty viễn thông quân đội. Tất cả các nguồn lực của Công ty như nguồn vốn, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán các khoản nợ phụ Tổng công ty. Trong tổng vốn của Công ty vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn (trên 50% tổng vốn), vốn chủ sở hữu tăng nhanh qua các năm nhờ vào việc kinh doanh mang lại lợi nhuận cao do đó một phần của lợi nhuận sau thuế được giữ lại để đầu tu vào tái sản xuất cho nhưng năm sau. Trong tổng vốn vay của Công ty thì khản vay ngắn hạn chiến tỷ trọng lớn hơn khản vay dài hạn ( vay ngắn hạn chiến khoảng 32% trong tổng vốn của Công ty). · Đặc điểm về tài sản: Viettel Telecom là Công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ viễn thông do đó tài sản dài hạn chiểm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của Công ty (năm 2008 là 67,4%) .Tài sản dài hạn của Công ty là hệ thống các mạng lưới truyền dẫn, các trạm thu phát sóng, hệ tống các văn phòng, cửa hàng …ở khắp các tỉnh, thành phố. Phần tài sản này có giá trị rất lớn và thời gian sử dụng dài. Phần tài sản ngắn hạn (năm 2008 chiếm 33,6% trong tổng tài sản của Công ty) trong đó các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn đặc biết là khoản phải thu của khách hàng. 1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 và năm 2008: Bảng 1: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Viettel Telecom trong năm 2007 và 2008 Chỉ tiêu Năm 2007 (Triệu đồng) Năm 2008 (Triệu đồng) Doanh thu thuần 12779571 24408982 Tổng chi phí thường xuyên 9735336 15985965 Lợi nhuận trước thuế 3044235 8423017 Thuế thu nhập doanh nghiệp 852386 2358445 Lợi nhuận sau thuế 2191849 6064572 ( Nguồn số liệu được lấy và tính từ tổng hợp báo cáo các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch năm 2007 và năm 2008 của phòng đầu tư), Do việc thực hiện sáp nhập Công ty điện thoại di động, điện thoại cố định, Internet Viettel nên kết quả của Công ty quý 1 năm 2007 được tổng hợp từ kết quả của ba Công ty này. Từ bảng cho thấy, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2008 cao hơn rất nhiều so với năm 2007, tốc độ tăng năm 2008 so với năm 2007 đều rất cao (trên 60%) đặc biệt là tốc độ tăng của chỉ tiêu kết quả lớn hơn tốc độ tăng của chi phí điều này cho năm 2008 Công ty hoạt động có hiệu quả hơn năm 2008, giảm chi phí và tăng lợi nhuận, Tốc độ tăng của GO là 94%, doanh thu là 91%, lợi nhuận là 177% cao hơn rất nhiều tốc độ tăng của chi phí là 64%, Điều này có thể giải thích là năm 2007 là năm sáp nhập Công ty, hoạt động kinh doanh của công bắt đầu đi vào ổn định và phát triển. Việc thông nhất con người và chiến lược kinh doanh là nên tảng vũng chắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó củng cho thấy chiến lược kinh doanh, và sự quản lý của ban lãnh đạo Công ty là hợp lý và có hiệu quả, Năm 2008 doanh thu của Viettel Telecom là 24408982 triệu đồng, tăng 91% so với năm 2007, kết quả nay là do tăng sản lượng tiêu thu của các dịch hiện có như dịch vụ di động, dịch vụ điện thoại cố đinh, dịch vụ internet nhờ các chiến dịch marketing: quảng cáo, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giá cước ưu đãi nhờ đó mà khách hàng càng sử dụng dịch vụ nhiều hơn. Bên cạnh đó Công ty cũng nỗ lục phát triển các dịch vụ mới đặc biết là các dịch vụ gia tăng, dịch vụ Homephone Bảng 2: Bảng thống kế kết quả chi tiết về doanh thu thuần của Viettel Telecom năm 2007 và năm 2008: Chỉ tiêu Năm 2007 (Triệu đồng) Năm 2008 (Triệu đồng) Tốc độ tăng 2008/2007(%) Doanh thu dịch vụ di động 11322341 22166027 95 Doanh thu dịch vụ Homphone 761095 Doanh thu dich vụ cố định 971310 972349 6 Doanh thu dịch vụ Internet 358831 509511 78 Doanh thu khác hàng Corporate 37285 92467 148 Doanh thu thuần 12779571 24408982 91 ( Nguồn số liệu được lấy và tính từ tổng hợp báo cáo các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch năm 2007 và năm 2008 của phòng đầu tư) Biển I: Biểu đồ cơ cấu doanh thu năm 2007 và 2008 Từ bảng số liệu chi tiết về doanh thu và biểu đồ cơ cấu doanh thu ta thấy năm 2008 tổng doanh thu tăng lên 91% và có sự thay đổi cơ cấu doanh thu. Năm 2007 doanh thu di động là chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của Công ty, tiếp đó là doanh thu dịch vụ cố định và internet. Năm 2008 dịch vụ di động vẫn chiếm tỷ trong lớn nhất song dịch vụ Homephone mới xuất hiện đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong doanh thu (3,1%), dịch vụ cố định tăng chậm(6%), doanh thu khách hàng Corporate trong đó cố dịch vụ gia tăng tăng mạnh nhất 148%, Sự thay đổi này cho thấy Viettel Telecom đang cố gắng đa dạng hóa các loại dịch vụ viễn thông, ngày càng thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của khách hàng, CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL CÁC QUÝ NĂM 2007 – 2008 2.1 Hướng phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Viettel Telecom 2.1.2 Phân tích biến động hiệu quả chi phí thường xuyên theo DTT, M: 2.1.2.1 Phân tích biến động hiệu quả tổng chi phí thường xuyên theo DTT, M: - Năng suất sử dụng tổng chi phí thường xuyên theo DT: (HC) - Tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng chi phí thường xuyên: (RC) 2.1.2.2 Phân tích biến động hiệu quả tổng quỹ lương theo DTT, M: - Năng suất sử dụng tổng quỹ lương theo DTT (HQL): - Tỷ suất lợi nhuận tính tổng quỹ lương (RQL): 2.1.2 Phân tích biến động hiệu quả nguồn nhân lực theo DTT, M - Năng suất lao động bình quân một lao động theo DTT: (WL): - Tỷ suất lợi nhuận tính cho một lao động: (RL): 2.1.3 Phân tích biến động hiệu quả sử dụng nguồn vật lực theo DTT, M: 2.1.3.1 Phân tích biến động hiệu quả sử dụng tài sản cố định theo DTT, M: - Hiệu quả sử dụng tài sản cố định theo DTT: (HG) - Tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định: (RG) 2.1.3.2 Phân tích biến động hiệu quả sử dụng tài sản cố định theo DTT, M: · Phân tích hiệu quả tổng nguồn vốn sử dụng các chỉ tiên: - Năng suất sử dụng tổng vốn theo DTT: (HTV) - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn: (RTV) - Số vòng quay tổng vốn: (LTV) · Phân tích biến động hiệu quả nguồn vốn dài hạn sử dụng các chỉ tiêu: - Năng suất sử dung vốn dài hạn theo DTT: () - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn dài hạn: () · Phân tích biến động hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn sử dụng các chỉ tiêu: - Năng suất sử dụng vốn ngắn hạn theo DTT : () - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ngắn hạn: () - Số vòng quay của vốn ngắn hạn: () - Độ dài bình quân một vòng quay vốn ngăn hạn: (Đ) 2.1.4 Phân tích nhân tố hiệu quả ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Sử dụng 4 mô hình: Mô hình 1: Lợi nhuận sau thuế quý I- 2008 so với quý I- 2007 tăng do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng chi phí thường xuyên (RC) - Tổng chi phí thường xuyên (C) Công thức: Mô hình 2: Lợi nhuận của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng do ảnh hưởng của ba nhân tố: - Tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu thuần ( - Hiệu quả sử dụng tổng quỹ lương theo doanh thu thuần () - Tổng quỹ lương (QL) Công thức: Mô hình 3: Doanh thu thuần của Công ty quý IV-2008 so với quý IV-2007 tăng do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Năng suất lao động bình quận một lao động theo doanh thu thuần () - Số lao động làm việc bình quân trong năm () Công thức: Mô hình 4: Lợi nhuận của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng do ảnh hưởng của ba nhân tố: - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần () - Số vòng quay của tổng vốn (LTV) - Tổng vốn bình quân trong năm () Công thức: 2.2 Các phương pháp thống kê và đặc điểm vận dụng các phương pháp đó phù hợp với điều kiện của Viettel Telecom 2.2 1 Phương pháp đồ thị: · Khái niệm: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê · Tác dụng: Đồ thị thống kê được sử dụng nhằm mục đích hình tượng hóa sự phát triển của của hiện tượng qua thời gian, kết cấu và biến động kết cấu cấu của hiện tượng, so sánh giữa các mức độ của hiện tượng, xét mối liên hệ giữa các hiện tượng, tình hình thực hiện kế hoạch…qua đó nêu lên một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng · Đặc điểm vận dụng: Trong chuyên đề này, phương pháp đồ thị được áp dụng để hình tượng hóa sự tăng, giảm của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh, chi phí và hiệu quả qua tám quý của năm 2007 và 2008. Loại đồ thị được dùng là đồ thị phát triển với biểu đồ hình cột và đồ thị tuyến tính gồm các đường thẳng 2.2.2 Phương pháp phân tích dãy số thời gian: · Khái niệm: Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. · Tác dụng: Phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm biến động của hiện tương qua thời gian, tính quy luật của sự biến động, từ đó tiến hành dự doán về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới · Đặc điểm vận dụng: Trong chuyên đề này, dãy số thời gian là các dãy số tuyệt đối thời kỳ (doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, tổng chi phí thường xuyên , tổng quỹ lương ), dãy số tương đối (năng suất bình quân một lao động, tỷ suất lợi nhuận, năng suất sử dụng vốn …), dãy số bình quân (tài sản cố định bình quân, tổng vốn bình quân, vốn lưu động và vốn cố định bình quân) biến động qua tám quý của năm 2007 và 2008. Khi phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dãy số thời gian được dùng để nghiên cứu xu hướng biến động các hiệu quả kinh doanh như: Năng suất sử dụng tổng chi phí thường xuyên, năng suất lao động bình quân, tỷ suất lợi nhuận... 2.2.3. Phương pháp chỉ số: · Khái niệm: Là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức đội của một hiện tượng nghiên cứu ở hai thời gian hoặt không gian khác nhau. Là phương pháp phân tích nhân tố bằng số tuyệt đối và số tương đối · Tác dụng: Phương pháp chỉ số cho phép nghiên cứu biến động của hiện tượng qua thời gian và không gian, biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu nghiên cứu. Đồng thời cho phép xác định vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố khác nhau · Đặc điểm vận dụng: Trong chuyên đề thực tập này, chỉ số được sử dụng là chỉ số phát triển với mục đích phân tích sự biến động của hiện tượng qua thời gian. Mặt khác, phương pháp chỉ số còn được dùng để thiết lập các mô hình kinh tế phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của doanh thu thuần, lợi nhuận do ảnh hưởng của các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh và xác định vai trò của từng nhân tố. Khi phân tính ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của hiện tượng sử dụng hệ thống chỉ số theo phương pháp liên hoàn. Chỉ số tổng hợp bằng tích của các chỉ số nhân tố trong đó mẫu của chỉ số nhân tố đứng trước giống tử của chỉ số nhân tố đứng sau. Các chỉ số nhân tố được sắp xếp theo tính chất giảm dần và tính lượng tăng dần, trong đó với nhân tố chất lượng sử dụng quyền số là mức độ của hiện tương kỳ nghiên cứu với nhân tố số lượng sử dụng quyền số là mức độ của hiện tượng kỳ gốc 2.2.4. Phương pháp Ponomarjewa: · Khái niệm: Phương pháp Ponomarjewa là phương pháp phân tích nhân tố bằng số tuyệt đối. Phương pháp Ponomarjewa có ưu điểm không đòi hỏi phải tuân thủ bất kỳ một quy ước nào do đó, nó khắc phục được các hạn chế mang tính giả định của phương pháp chỉ số. Mặt khác, phương pháp Ponomarjewa là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng song chỉ áp dụng được cho phương trình dạng tích · Tác dụng: Phương pháp Ponomarjewa có tác dụng xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành đến sự biến động của hiện tượng nghiên cứu · Đặc điểm vận dụng: Trong chuyên đề nay chỉ vận dung để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh thu, từ đó tìm ra nhân tố nào có vai trò tác động lớn nhất đến sự tăng, giảm của doanh thu và lợi nhuận trong năm 2007 và 2008. Các nhân tố làm ảnh hưởng đó là hiệu quả sử dụng chi phí và tỷ suất lợi nhuận Công thức cụ thể: Phân tích biến động của lợi nhận do ảnh hưởng của ba nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu (RDTT), năng suất sử dụng tổng quỹ lương theo doanh thu (HQL), tổng quỹ lương (QL) - Mức tăng giảm của lợi nhuận: - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Đặt + Do RDTT: + Do HQL: + Do QL: - Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: 2.3 Nguồn số liệu sử dụng để phân tích hiệu quả kinh doanh của Viettel Telecom qua các quý năm 2007 và 2008 Viettel Telecom là một Công ty chủ lực trong Tổng công ty viễn thông quân đội. Trong những năm gần đây Viettel được đánh giá là một trong những doanh nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất ở Việt Nam, thị trường tiêu thụ của Viettel càng ngày càng vươn xa hơn không chỉ trong nước mà cả thị trường nước ngoài. Năm 2007 và 2008 cũng là năm Công ty gặt hái được nhiều thành công lớn, doanh thu thuần lên đến hàng chục triệu tỷ đồng, lương trung bình nhân viên cao hiếm có một doanh nghiệp nào trong nước đạt được Số liệu dùng để phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty: - Số liệu năm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế năm 2007-2008. Chi phí gồm có chi phí thường xuyên: Chỉ tiêu tổng chi phí, tổng quỹ lương và chi phí nguồn lực là các chỉ tiêu bình quân: Tài sản cố định bình quân, số lao động bình quân, tổng vốn bình quân, vốn ngắn hạn và vốn dài hạn bình quân. - Số liệu quý: Chỉ tiêu doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, tổng chi phí thường xuyên, tổng quỹ lương và số lao động bình quân, các chỉ tiêu về tài sản và vốn được tính cụ thể qua tám quý năm 2007 và 2008. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty qua các quý năm 2007 và 2008 nhằm mục đích tìm hiểu xu hướng biến động hiệu quả các quý và nguyên nhân của sự biến động. Bảng 3: Bảng thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty viễn thông quân các quý và cả năm 2007-2008 Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 I. Kết quả sản xuất 1. GO Triệu đồng 12297125 23869681 2. VA Triệu đồng 5543790 10890870 3. DTT Triệu đồng 2191849 6064572 4. M Triệu đồng 12779571 24408982 II. Chi phí 1. Tổng chi phí thường xuyên Triệu đồng 9735336 15985965 2. Tổng quỹ lương Triệu đồng 280031 487349 3. Số lao động bình quân Người 2566 3717 4. Tài sản cố định bình quân Triệu đồng 4972596 9414140 5. Tổng vốn bình quân Triệu đồng 9323283 12662047 6. Tổng ngắn hạn bình quân Triệu đồng 3915066 4127335 7. Tổng vốn dài hạn bình quân Triệu đồng 5408217 8534712 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Viettel Telecom năm 2007 và năm 2008) Bảng 4: Bảng thống kê một số chỉ tiêu kết quả và chi phí kinh doanh qua tám quý năm 2007 và năm 2008 Chỉ tiêu Quý Doanh thu thuần (triệu đồng) Tổng chi phí thường xuyên (triệu đồng) Tổng quỹ lương (triệu đồng) Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) Số lao động bình quân (người) Tài sản cố định bình quân (triệu đồng) Tổng vốn (triệu đồng) Vốn ngắn hạn (triệu đồng) Vốn dài hạn (triện đồng) 2007 I 2378454 1925771 50694 325927 1988 3770067 6544799 1963440 4581359 II 2887567 2233843 60056 470681 2301 4934532 7712158 2236526 5475632 III 3425686 2609650 70821 587546 2623 5576232 8438278 2615866 5822411 IV 4087864 2966072 98460 807690 3352 5609554 9647898 3029440 6618458 2008 I 5023195 3483896 96245 1108295 3377 6722595 11895843 3509274 8386569 II 5592356 3711207 109181 1354427 3568 8846272 12469744 3591286 8878458 III 6754430 4346109 120448 1733955 3898 10568220 13640185 4160256 9479928 IV 7039001 4444703 161475 1867895 4025 11519474 13942417 4043301 9899116 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch năm 2008 của Viettel Telecom_phòng đầu tư) 2.4 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel Telecom 2.4.1 Phân tích biến động hiệu quả chi phí thường xuyên qua tám quý năm 2007-2008 2.4.1.1 Phân tích biến động hiệu quả tổng chi phí thường xuyên 2.4.1.1.1 Phân tích biến động năng suất sử dụng tổng chi phí thường xuyên theo DTT Bảng 5: Bảng tính năng suất sử dụng tổng chi phí thường xuyên theo DTT Chỉ tiêu Quý Doanh thu thuần (triệu đồng) Tổng chi phí thường xuyên (triệu đồng) Năng suất sử dụng tổng chi phí thương xuyên theo DTT (triệu đồng/triệu đồng) I-2007 2378454 1925771 1,235 II-2007 2887567 2233843 1,293 III-2007 3425686 2609650 1,313 IV-2007 4087864 2966072 1,378 I-2008 5023195 3483896 1,442 II-2008 5592356 3711207 1,507 III-2008 6754430 4346109 1,554 IV-2008 7039001 4444703 1,584 Bảng 6: Năng suất sử dụng tổng chi phí thương xuyên theo DTT các quý năm 2007-2008 Chỉ tiêu Quý HC (Trđ/trđ) Lượng tăng tuyệt đối (trđ/trđ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên(gi) (trđ/trđ) Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn I-2007 1,235 II-2007 1,293 0,058 0,058 104,7 104,7 4,7 4,7 0,0124 III-2007 1,313 0,078 0,02 106,3 101,5 6,3 1,5 0,0129 IV-2007 1,378 0,143 0,065 111,6 105 11,6 5 0,0131 I-2008 1,442 0,207 0,064 116,8 104,6 16,8 4,6 0,0138 II-2008 1,507 0,272 0,065 122 104,5 22 4,5 0,0144 III-2008 1,554 0,319 0,047 125,8 103,1 25,8 3,1 0,0151 IV-2008 1,584 0,349 0,03 128,3 101,9 28,3 1,9 0,0155 Qua bảng số liệu ta thấy năng sất sử dụng tổng chi phí thường xuyên theo doanh thu thuần qua các quý năm 2007 và 2008 có xu hướng tăng song tăng không đồng đều qua các quý. Công ty sử dụng chi phí thường xuyên hiệu quả nhất trong quý IV năm 2008, cứ một triệu đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1,584 triệu đồng doanh thu thuần, tăng 1,9% so với quý I năm 2008 và 28,3% so với quý I năm 2007, lượng tuyệt đối của 1% tăng cũng khá lớn 0,0155 triệu đồng /triệu đồng . Bên cạnh đó có những biến động bất thường vào quý II năm 2007 có tốc độ tăng nhỏ quý I năm 2007 rất nhiều giảm từ 4,7% xuống còn 1,5%. Việc năng suất sử dụng tổng chi phí thường xuyên có xu hướng tăng lên cho thấy Công ty đã có kế hoạch quản lý chí phí thường xuyên hiệu quả hơn, tiết kiệm được một phần chi phí. 2.4.1.1.2 Phân tích biến động tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng chi phí thường xuyên Bảng 7: Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí thường xuyên Chỉ tiêu Quý Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) Tổng chi phí thường xuyên (triệu đồng) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí thường xuyên (triệu đồng/triệu đồng) I-2007 325927 1925771 0,169 II-2007 470681 2233843 0,211 III-2007 587546 2609650 0,225 IV-2007 807690 2966072 0,272 I-2008 1108295 3483896 0,318 II-2008 1354427 3711207 0,365 III-2008 1733955 4346109 0,399 IV-2008 1867895 4444703 0,42 Bảng 8: Tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng chi phí thường xuyên các quý năm 2007-2008 Chỉ tiêu Quý RC (Trđ/trđ) Lượng tăng tuyệt đối (trđ/trđ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên(gi) (trđ/trđ) Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn I-2007 0,169 II-2007 0,211 0,042 0,042 124,9 124,9 24,9 24,9 0,0017 III-2007 0,225 0,056 0,014 133,1 116,6 33,1 6,6 0,0021 IV-2007 0,272 0,103 0,047 160,9 120,9 60,9 20,9 0,0023 I-2008 0,318 0,149 0,046 188,2 116,9 88,2 16,9 0,0027 II-2008 0,365 0,196 0,047 216 114,8 116 14,8 0,0032 III-2008 0,399 0,23 0,034 236,1 109,3 136,1 9,3 0,0037 IV-2008 0,42 0,251 0,021 248,5 105,3 148,5 5,3 0,004 Từ bảng số liệu tính toán trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí thường xuyên của Công ty biến động tăng liên tục.. Quý có tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí lớn nhất là quý IV năm 2008, tỷ suất lợi nhuận là 0,407 triệu đồng /triệu đồng tăng 5,3% tương 0,021 triệu đồng /triệu đồng so với quý 3 năm 2008 và tăng 148,5% tương ứng là 0,251 triệu đồng /triệu đồng so với quý I năm 2007. Các quý IV có tốc độ tăng giảm do cho chính sách tiên lương của của Công ty, cuối năm Công ty thường có chính sách thưởng cho những nhân viên hoàn thành tốt công việc, mức thưởng tùy vào mức độ hoàn thành công việc của nhân viên nhưng thường là rất lớn, phần này được hoạch toán chi phí của quý IV làm cho tổng chi phí tăng lên. Quý II năm 2007 Công ty bắt đầu sát nhập, bước đầu ổn định bộ máy quản lý và các kế hoạt kinh doanh do đó doanh thu thuần và lợi nhuận tăng lên làm cho tỷ suất lợi nhuận tăng lên 2.4.1.2 Phân tích biến động hiệu quả sử dụng quỹ lương 2.4.1.2.1 Phân tích biến động năng suất sử dụng quỹ lương theo DTT Bảng 9: Bảng tính năng suất sử dụng tổng quỹ lương theo DTT Chỉ tiêu Quý Doanh thu thuần (triệu đồng) Tổng quỹ lương (triệu đồng) Năng suất sử dụng tổng quỹ lương theo DTT (triệu đồng/triệu đồng) I-2007 2378454 50694 46,918 II-2007 2887567 60056 48,081 III-2007 3425686 70821 48,371 IV-2007 4087864 98460 41,518 I-2008 5023195 96245 52,192 II-2008 5592356 109181 51,221 III-2008 6754430 120448 56,078 IV-2008 7039001 161475 43,592 Bảng 10: Năng suất sử dụng tổng quỹ lương các quý năm 2007-2008 Chỉ tiêu Quý HQL (Trđ/trđ) Lượng tăng tuyệt đối (trđ/trđ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên(gi) (trđ/trđ) Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn I-2007 46,918 II-2007 48,081 1,163 1,163 102,5 102,5 2,5 2,5 0,4692 III-2007 48,371 1,453 0,29 103,1 100,6 3,1 0,6 0,4808 IV-2007 41,518 -5,4 -6,853 88,5 85,2 -11,5 -14,2 0,4837 I-2008 52,192 5,274 10,674 111,2 125,7 11,2 25,7 0,4152 II-2008 51,221 4,303 -0,971 109,2 98,1 9,2 -1,9 0,5219 III-2008 56,078 9,16 4,857 119,5 109,5 19,5 9,5 0,5122 IV-2008 43,592 -3,326 -12,486 92,9 77,7 -7,1 -22,3 0,5608 Từ bảng số liệu ta nhận thấy, năng suất sử dụng quỹ lương tính theo doanh thu thuần của Viettel Telecom có xu hướng tăng lên ở quý I,II,III của cả hai năm nhưng ở quý IV lại giảm xuống. Trong hai năm 2007 và 2008, năng suất sử dụng quỹ lương tính theo doanh thu thuần tăng lên là do tốc độ phát triển của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ phát triển tổng quỹ lương. Năng suất sử dụng tổng quỹ lương theo doanh thu thuần đạt cao nhất ở quý III năm 2008, cụ thể là cứ 1 triệu đồng chi phí nhân công bỏ ra thì thu được 56,078 triệu đồng doanh thu thuần tăng 19,5 % hay 9,16 triệu đồng so với quý 1 năm 2007 và 9,5% hay 4,857 triệu đồng so với quý II năm 2008. Quý IV năm 2007 và năm 2008 năng suất sử dụng quỹ lương lại giảm mạnh tốc độ giảm liên hoàn quý IV năm 2007 là 14,2% còn quý IV năm 2008 là 22%. Nguyên nhân là do chính sách tiền lương của Công ty, để khuyến khích người lao động, cứ cuối muỗi năm Viettel Telecom có kế hoạch thưởng cho cán bộ nhân viên hoành thành nhiệm vụ xuất sắc căn cứ vào bảng chấm công và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên. Đo do tiên lương của quý IV của Công ty tăng lên làm cho năng suất sử dụng tiền lương giảm xuống. 2.4.1.2.2. Phân tích biến động tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng quỹ lương Bảng 11: Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng quỹ lương Chỉ tiêu Quý Lợi nhuận sau thuê (triệu đồng) Tổng quỹ lương (triệu đồng) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng quỹ lương (triệu đồng/triệu đồng) I-2007 325927 50694 6,429 II-2007 470681 60056 7,837 III-2007 587546 70821 8,296 IV-2007 807690 98460 8,203 I-2008 1108295 96245 11,515 II-2008 1354427 109181 12.405 III-2008 1733955 120448 14.396 IV-2008 1867895 161475 11.568 Bảng 12: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng quỹ lương các quý năm 2007-2008 Chỉ tiêu Quý RQL (Trđ/trđ) Lượng tăng tuyệt đối (trđ/trđ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên(gi) (trđ/trđ) Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn I-2007 6,429 II-2007 7,837 1,408 1,408 121,9 121,9 21,9 21,9 0,0643 III-2007 8,296 1,867 0,459 129 105,9 29 5,9 0,0784 IV-2007 8,203 1,774 -0,093 127,6 98,9 27,6 -1,1 0,083 I-2008 11,515 5,086 3,312 179,1 140,4 79,1 40,4 0,082 II-2008 12,405 5,976 0,89 193 107,7 93 7,7 0,1152 III-2008 14,396 7,967 1,991 223,9 116 123,9 16 0,1241 IV-2008 11,568 5,139 -2,828 179,9 80,4 79,9 -19,6 0,144 Tương tư như xu hướng biến động của năng suất sử dụng tổng quỹ lương theo doanh thu thuần tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng quỹ lương củng tăng ở các quý I,II,III và giảm ở quý IV , tốc độ tăng ở quý I năm 2008 là lớn nhất 40,4% so với quý IV năm 2007 và 47,4% so với quý I năm 2007 với giá trị 1% tăng lên là 0,082 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng quỹ lương lớn nhất ở quý III năm 2008, cứ một triệu đồng chi phí nhân công bỏ ra thì thu được 14,396 triệu đồng lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng liên hoàn là 16% còn tốc độ tăng định gốc là 84,3%. Qua tám quý của năm 2007 và 2008 tỷ suất lợi nhuận của Công ty có xu hướng tăng song biến động không đồng đều, có quý tốc độ tăng liên hoàn rất lớn (quý I năm 2008 tăng 40,4%) nhưng có quý lại có tốc độ giảm khá cao (quý IV năm 2008 giảm 19%) 2.4.2 Phân tích biến động hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 2.4.2.1 Phân tích biến động năng suất bình quân một lao động theo DTT Bảng 13: Bảng tính năng suất bình quân một lao động theo DTT Chỉ tiêu Quý Doanh thu thuần (triệu đồng) Số lao động bình quân (người) Năng suất bình quân một lao động theo DTT (triệu đồng/người) I-2007 2378454 1988 1196 II-2007 2887567 2301 1255 III-2007 3425686 2623 1306 IV-2007 4087864 3352 1346 I-2008 5023195 3377 1487 II-2008 5592356 3568 1567 III-2008 6754430 3898 1733 IV-2008 7039001 4025 1749 Bảng 14: Năng bình quân một lao động theo doanh thu thuần các quý năm 2007-2008 Chỉ tiêu Quý WL (Trđ/người) Lượng tăng tuyệt đối (trđ/trđ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên(gi) (trđ/trđ) Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn I-2007 1196 II-2007 1255 59 59 104,9 104,9 4,9 4,9 11,96 III-2007 1306 110 51 109,2 104,1 9,2 4,1 12,55 IV-2007 1346 150 40 112,5 103,1 12,5 3,1 13,06 I-2008 1487 291 141 124,3 110,5 24,3 10,5 13,46 II-2008 1567 371 80 131 105,4 31 5,4 14,87 III-2008 1733 537 166 144,9 110,6 44,9 10,6 15,67 IV-2008 1749 553 16 146,2 100,9 46,2 0,9 17,33 Biểu II: Biểu đồ năng suất lao động tính theo doanh thu thuần các quý năm 2007-2008 Từ biểu II và bảng 14 ta thấy qua tám quý năm 2007 và 2008 năng suất lao động bình quân tính theo doanh thu thuần đều tăng qua mỗi quý. Đặc biệt là quý III năm 2008 có tốc độ tăng lớn nhất tăng 10,6% so với quý II năm 2008 và tăng 44,9% so với quý I năm 2007. Quý IV năm 2008 tuy có tốc độ tăng liên hoàn là nhỏ nhất nhưng năng suất bình quân một lao động tính theo doanh thu thuần lại lớn nhất, cụ thể là: cứ một lao động là việc trong quý tạo ra được 1749 triệu đồng doanh thu thuần tăng 0,9% hay 16 triệu đồng/người so với quý III năm 2008 và tăng 46,2% hay tăng 553 triệu đồng/người so với quý I năm 2007. Nhưng con số này cho thấy việc phát triển thị trường tiêu thị, mở rộng quy mô kinh doanh của Công ty có hiệu quả rất lớn, số lao động tăng lên đáng kể nhưng năng suất lao động vẫn tăng và không ngừng tăng lên. 2.4.2.2. Phân tích biến động tỷ suất lợi nhuận tính trên số lao động bình quân Bảng 15: Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên số lao động bình quân Chỉ tiêu Quý Lợi nhuận sau thuê (triệu đồng) Số lao động bình quân (người) Tỷ suất lợi nhuận tính trên số lao động bình quân (triệu đồng/người) I-2007 325927 1988 164 II-2007 470681 2301 205 III-2007 587546 2623 224 IV-2007 807690 3352 241 I-2008 1108295 3377 328 II-2008 1354427 3568 380 III-2008 1733955 3898 445 IV-2008 1867895 4025 464 Bảng 16: Tỷ suất lợi nhuận tính trên số lao động bình quân các quý năm 2007-2008 Chỉ tiêu Quý RL (Trđ/người) Lượng tăng tuyệt đối (trđ/trđ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên(gi) (trđ/trđ) Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn I-2007 164 II-2007 205 41 41 125 125 25 25 1,64 III-2007 224 60 19 136,6 109,3 36,6 9,3 2,05 IV-2007 241 77 17 147 107,6 47 7,6 2,24 I-2008 328 164 87 200 136,1 100 36,1 2,41 II-2008 380 216 52 231,7 115,9 131,7 15,9 3,28 III-2008 445 281 65 271,3 117,1 171,3 17,1 3,8 IV-2008 464 300 19 282,9 104,3 182,9 4,3 4,45 Từ số liệu bảng 16 ta thấy, tỷ suất lợi nhuận tính trên số lao động bình quân qua mỗi quý của năm 2007 - 2008 là khá cao, đều tăng và tốc độ tăng liên hoàn qua các quý có sự chênh lệch nhau khá lớn quý I năm 2008 có tốc độ tăng lớn nhất 36,1% nhưng quý IV năm 2008 có tốc độ tăng nhỏ nhất 4,3% . Tuy nhiên quý IV năm 2008 có tốc độ tăng liên hoàn bé nhất 4,3% nhưng tốc độ tăng định gốc so với quý I năm 2007 vẫn lớn nhất 182,9% và giá trị tuyệt đối 1% tăng lên cũng lớn nhất 4,45 triệu đồng/người, do quý IV năm 2008 là quý có tỷ suất lợi nhuận trên số lao động bình quân là lớn nhất. Cụ thể là cứ một lao động là việc trong quý IV thì tạo._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22173.doc
Tài liệu liên quan