LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại kinh tế thị trường phát triển cùng với sự hội nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp và dịch vụ không ngừng phát triển đặc biệt là ngành dịch vụ dần chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của đất nước. Bảo hiểm là một ngành dịch vụ, hứa hẹn một tương lai phát triển rất khả quan. Kể từ năm 1993, thời điểm Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường bảo hiểm cho đến hết năm 2008, ngành bảo hiểm Việt Nam đã có một bước tiến dài. Mười sáu nă
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích thống kê kết quả kinh doanh của Công ty bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2004- 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m qua, ngành bảo hiểm đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của hệ thống tài chính nói riêng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung. Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một kênh quan trọng trên thị trường vốn, thể hiện tất cả các vai trò trên thị trường tài chính. Đó là đảm bảo sự ổn định thông qua việc tập trung và phân tán rủi ro, tăng cường ổn định tài chính trọng hộ gia đình và doanh nghiệp, huy động vốn dài hạn và đầu tư dài hạn, giảm áp lực đối với ngân sách nhà nước thông qua hệ thống bảo hiểm xã hội.
Công ty BIC - công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là một công ty tuy còn khá mới nhưng đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dự báo ngành bảo hiểm phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2009. Song đây cũng là cơ hội để ngành bảo hiểm mở rộng thị trường bởi khi khủng hoảng tài chính xảy ra, lãi suất liên tục giảm, người dân sẽ tìm đến bảo hiểm như một sự bảo toàn chắc chắn. Trước những cơ hội và thách thức mới, công ty cần nhanh chóng thay đổi tư duy kinh doanh và tìm ra phương thức hoạt động hiệu quả nhất. Từ thực trạng đó, việc xây dựng và hoàn thiên hệ thống phân tích kết quả kinh doanh một cách khoa học, chính xác để đáp ứng được nhu cầu thông tin quản lý kinh tế một cách nhanh chóng đang là yêu cầu cấp thiệt đặt ra cho công ty hiện nay.
Để xây dựng và hoàn thiện hệ thống phân tích kết quả kinh doanh nhằm đánh giá được thực trạng tình hình sử dụng các nguồn lực của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đông thời tìm kiếm giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong thời gian tới, tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích thống kê kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2004- 2008.”
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá kết quả kinh doanh của công ty ,đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp thống kê kết quả kinh doanh, các giải pháp thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008.
Nội dung chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Chương 2: Phân tích thống kê kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2004-2008
Chương 3: Một số đề xuất
Qua các công cụ phân tích thống kê, có thể nghiên cứu được đặc điểm về biến động kết quả kinh doanh của công ty, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp để mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
Tuy nhiên do còn nhiều hạn chế về trình độ hiểu biết và nguồn số liệu thu thập được nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp kiến và chỉ bảo của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Trần Thị Kim Thu và ban lãnh đạo công ty BIC cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành chuyên đề này.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Tổng quan về công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Khái quát chung về công ty bảo hiểm
1.1 Khái niệm công ty bảo hiểm
“Công ty bảo hiểm là công ty được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến kinh doanh bảo hiểm”
Công ty bảo hiểm là một loại công ty dịch vụ, hoạt động của nó nhằm mục đích sinh lời. Điểm khác nhau cơ bản giữa công ty bảo hiểm với các công ty khác là ở chỗ: công ty bảo hiểm là công ty chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm; nó có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hay bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nếu người mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho công ty.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của công ty bảo hiểm vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy mọi hoạt động đều mang đặc trưng kinh doanh, lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu. Chiến lược kinh doanh của công ty bảo hiểm (chiến lược tổng quan hay chiến lược bộ phận) đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Để đạt mục tiêu đó, hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải tính đến những đặc điểm sau:
- Đối tượng kinh doanh của các công ty bảo hiểm khá đa dạng. Bảo hiểm thương mại có đối tượng bảo hiểm là tài sản, trách nhiệm dân sự và con người. Mỗi đối tượng bảo hiểm bao gồm rất nhiều nghiệp vụ cụ thể. Mỗi nghiệp vụ là một hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp bán sản phẩm bảo hiểm ra thị trường và thu về phí bảo hiểm. Với đối tượng bảo hiểm đa dạng như vậy, quy luật số lớn trong kinh doanh bảo hiểm càng phát huy tác dụng, do đó sẽ đạt được mục đích lợi nhuận.
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có vốn pháp định lớn. Nguồn vốn của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm: vốn điều lệ, phí bảo hiểm thu được, lãi đầu tư. Trong đó, vốn điều lệ của công ty phải đảm bảo như mức vốn pháp định do luật quy định: công ty bảo hiểm nhân thọ 140 tỷ VNĐ, công ty bảo hiểm phi nhân thọ 70 tỷ VNĐ.
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn luôn phải có dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Kinh doanh bảo hiểm có sự tích lũy rủi ro, phí bảo hiểm thu được các doanh nghiệp bảo hiểm phải trích dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm bao gồm:
+ Dự phòng phí chưa được hưởng dùng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm những năm tiếp theo
+ Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa được giải quyết.
+ Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất.
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn luôn gắn kết với hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư là một bộ phận trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Hoạt động đầu tư vừa góp phần phát triển quỹ tài chính, tạo điều kiện mở rộng quy mô của doanh nghiệp, vừa tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Các công ty bảo hiểm hoạt động kinh doanh phải tuân thủ quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Đặc điểm hoạt động của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC)
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Quá trình hình thành của công ty
Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - Úc được thành lập tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thời gian hoạt động là 30 năm theo Giấy phép đầu tư số 2126/GP ngày 16 tháng 7 năm 1999 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. Đây là công ty liên doanh giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm quốc tế QBE – một công ty được thành lập tại Úc và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - một Ngân hàng thương mại quốc doanh được thành lập tại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thỏa thuận chuyển nhượng vốn được ký kết giữa QBE và BIDV vào ngày 23 tháng 12 năm 2005, theo đó các bên tham gia liên doanh nhất trí về việc QBE chuyển nhượng toàn bộ lợi ích vốn của mình trong liên doanh cho BIDV. QBE sẵn sàng nhượng và BIDV sẵn sàng mua toàn bộ các lợi ích vốn của QBE theo các điều khoản và điều kiện trong thỏa thuận.
Vào ngày 27 tháng 12 năm 2005, Bộ Tài chính có Thư chấp thuận số 16943 phê duyệt cho BIDV mua lại các lợi ích vốn của QBE trong liên doanh. Toàn bộ công ty sẽ thuộc quyền sở hữu của BIDV từ ngày 1 tháng 1 năm 2006.
Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) - tiền thân là Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt – Úc, là Công ty Liên doanh Bảo hiểm giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Quốc tế QBE thuộc Tập đoàn Bảo hiểm QBE của Australia, được cấp phép thành lập theo Giấy phép đầu tư số 2126/GP ngày 16/07/1999 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC4/KDBH ngày 27/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt - Úc đổi tên thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam dựa trên cơ sở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mua lại toàn bộ phần vốn góp của Công ty Bảo hiểm Quốc tế QBE thuộc Tập đoàn Bảo hiểm QBE trong Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt - Úc. Ngày 10/4/2006, Bộ Tài chính đã cấp Giấy phép thành lập và hoạt động số 11GP/KDBH cho Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó, Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một đơn vị thành viên thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 292/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2005 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đầu tư 100% vốn, có con dấu riêng và hạch toán độc lập. Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức hoạt động với tên gọi mới từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Thời hạn hoạt động của công ty là 89 năm.
Quá trình phát triển của công ty
Kế thừa kinh nghiệm về hoạt động bảo hiểm hơn 06 năm của liên doanh và kinh nghiệm hoạt động trên thị trường tài chính hơn 50 năm qua của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, BIC tiếp tục thực hiện chiến lược cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ truyền thống và tích cực nghiên cứu, thiết kế để phát triển các sản phẩm trọn gói từ Ngân hàng – Chứng khoán - Bảo hiểm để không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Qua quá trình phát triển, BIC ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. BIC đã nhanh chóng triển khai hơn 70 loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực bảo hiểm xây dựng - lắp đặt, hỏa hoạn, tài sản, bảo hiểm trách nhiệm, hàng hóa, con người, bảo hiểm xe cơ giới, trách nhiệm dân sự tới các đối tượng khách hàng trong nước và nước ngoài. Công ty đã tham gia bảo hiểm cho nhiều công trình/dự án trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư lớn của các Tập đoàn, Tổng công ty trong các lĩnh vực: thuỷ điện, xi măng, đường bộ,…Trong số các nghiệp vụ bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao của BIC phải kể đến bảo hiểm xây dựng - lắp đặt, bảo hiểm cháy và xe cơ giới. Ngoài những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống, trong thời gian qua BIC đã triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm mới như: bảo hiểm tài chính, bảo hiểm trách nhiệm giám đốc và nhà điều hành…Một số dự án BIC đã và đang thu xếp bảo hiểm có giá trị lớn như Nhà máy Thủy điện Dăkmi 4, Nhà máy Thủy điện Sesan 4, Nhà máy Xi măng Hạ Long, Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2, Nhà máy xi măng Bình Phước, Tháp 68 tầng Financial Tower của Bitexco…
Để ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ cũng như nâng cao năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, BIC đã tăng cường hợp tác với các nhà tái bảo hiểm hàng đầu thế giới như Swiss Re, ACR, QBE, AIG, B.E.S.T RE, Malaysian Re…Các nhà tái và môi giới bảo hiểm quốc tế đã tích cực hậu thuẫn và tin tưởng chọn BIC là nhà bảo hiểm gốc cho các hợp đồng lớn trong các lĩnh vực Bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm tàu, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản …Nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi xảy ra tổn thất và tiến hành bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng, BIC có quan hệ mật thiết với các Công ty giám định tổn thất chuyên nghiệp như: Cunningham Lindsey, Crawford, Mc Larens... và đã nhận được sự cộng tác hiệu quả của các Công ty này trong việc đánh giá rủi ro, giám định và quyết khiếu nại. BIC luôn coi nhiệm vụ bồi thường là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng chính là đảm bảo uy tín của công ty trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Với tôn chỉ hoạt động lấy sự chính trực là kim chỉ nam xuyên suốt mọi hoạt động, coi trọng sự sáng tạo, tài năng cá nhân và xác định đây là giá trị cốt lõi của sự thành công và trường tồn của công ty, BIC đã xây dựng được đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và có trình độ chuyên môn cao và yêu nghề. Hàng năm BIC đã dành kinh phí lớn cho hoạt động đào tạo chuyên môn, đào tạo các kỹ năng để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực.
Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty
Chức năng
Công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) có chức năng kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm phi nhân thọ trong và ngoài nước, cụ thể như sau:
● Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ:
- Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
- Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng
- Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng và lắp đặt
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
- Bảo hiểm tiền
- Bảo hiểm tàu
- Bảo hiểm trách nhiệm chung
- Bảo hiểm xe cơ giới, mô tô – xe máy
- Bảo hiểm du lịch
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
- Bảo hiểm con người
- Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác.
● Kinh doanh tái bảo hiểm:
Nhận và nhượng tái bảo hiểm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với các công ty bảo hiểm khác trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành. BIC đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác kinh doanh với các công ty bảo hiểm có uy tín trên thế giới như Swiss Re, B.E.S.T Re, Malaysian Re Berhad, Caise Centrale De Reassurance và ở Việt Nam như Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Vinare. Tái bảo hiểm là một trong những công cụ quản lý rủi ro, đảm bảo khả năng tài chính cho các hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và tăng doanh thu từ phí nhận tái bảo hiểm và hoa hông từ nhượng tái bảo hiểm.
● Đầu tư tài chính:
- Đầu tư cổ phiếu, trái phiếu; đầu tư trực tiếp; tư vấn đầu tư và các hình thức đầu tư tài chính khác
- Hoạt động đầu tư vốn theo quy định hiện hành
Công ty bảo hiểm BIDV sẽ thực hiên họat động đầu tư tài chính theo hướng chuyên nghiệp hóa nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty, hỗ trợ hoạt động khai thác. Ngoài ra hoạt động đầu tư tài chính là một kênh chính tạo ra lợi nhuận cho công ty điều hòa nguồn vốn và sử dụng hợp lý tối đa nguồn vốn nhàn rỗi. Với nghiệp vụ đầu tư tài chính chuyên nghiệp, Công ty BIDV sẽ có điều kiện thực hiện chiến lược mở rộng đầu tư vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm cũng như lĩnh vực có nhiều tiềm năng.
● Các hoạt động khác:
Các dịch vụ có liên quan: giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và thu đòi người thứ ba.
Nhiệm vụ của công ty
- Mở rộng mạng lưới hệ thống, tổ chức kênh phân phối sản phẩm thông suốt qua Ngân hàng và hệ thống chi nhánh, đại lý.
Tận dụng tối đa nguồn khách hàng từ BIDV giới thiệu, thiết lập được càng nhiều càng tốt quan hệ hợp tác từ phía nguồn khách hàng của Ngân hàng và các đối tác tiềm năng.
Hoàn thiện bộ máy quản trị điều hành công ty để quản lý tốt tất cả các mặt hoạt động. Nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát tình hình kinh doanh,sử dụng nguồn nhân lực, tài chính, đầu tư... một cách hiệu quả nhất.Xây dựng BIC thành một thương hiệu mạnh trên thị trường.
- Hoàn thiện hệ thống công nghệ và biến công nghệ thành một công cụ cạnh tranh của BIC trên thị trường.
- Chuẩn hóa các quy trình tác nghiệp, tạo ra một quy chuẩn riêng trong hoạt động của BIC.
- Tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực,trình độ, kinh nghiệm.Có chế độ đãi ngộ tốt cho cán bộ công nhân viên, thu nhập gắn với kết quả kinh doanh. Tạo lập môi trường văn hóa công ty và kinh doanh năng động. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.
- Tổ chức và quản lý tốt bộ máy quản trị công ty bảo hiểm từ trụ sở chính đến các chi nhánh, cơ cấu tổ chức ổn định, rõ ràng.
- Tổ chức và hoàn thiện hệ thống bồi thường toàn quốc. Có các chuyên gia giám định bồi thường chuyên nghiệp hoặc hợp tác với các chuyên gia giám định bồi thường.
- Tổ chức và hoàn thiện triển khai các sản phẩm bảo hiểm cơ bản, chiến lược. Quản lý danh mục bảo hiểm đảm bảo tỷ trọng rủi ro an toàn.Nghiên cứu và phát triển thêm các sản phẩm bảo hiểm mới để đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của khách hàng.
Phương pháp thống kê kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển VN
Hệ thống chỉ tiêu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm
Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm
Khái niệm doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm
Theo Nghị định 43/2001/NĐ – CP quy định về chế độ tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm ban hành ngày 1/8/2001, doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải thu trong kỳ (thường là 1 năm). Số tiền phải thu trong kỳ ở đây bao gồm số tiền đã thu và sẽ thu phát sinh từ việc bán và cung cấp sản phẩm dich vụ cho khách hàng trong kỳ
Doanh thu là chỉ tiêu tuyệt đối, thời kỳ.
Phương pháp tính
Doanh thu = Doanh thu + Doanh thu + Doanh thu
doanh nghiệp hoạt động kinh từ hoạt động từ các hoạt
bảo hiểm doanh bảo hiểm tài chính động khác
● Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Đây là nguồn thu cơ bản và đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.
Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm được tính bằng số tiền phải thu phải thu sau khi đã trừ đi các khoản chi để giảm thu phát sinh trong kỳ từ các hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Số tiền phải thu phát sinh trong kỳ từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc bao gồm:
+ Phí bảo hiểm phải thu trực tiếp từ người tham gia bảo hiểm.
+ Phí nhận tái bảo hiểm phải thu từ các công ty nhượng tái bảo hiểm.
+ Hoa hồng nhượng tái bảo hiểmphair thu từ các công ty nhận tái bảo hiểm
+ Số tiền phải thu từ các hoạt động như: doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra làm dịch vụ đại lý cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác trong việc giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%.
- Chi làm giảm thu phát sinh trong kỳ là các khoản thu phát sinh trong kỳ nhưng phải trả lại, bao gồm:
+ Hoàn phí bảo hiểm
+ Giảm phí bảo hiểm đối với những khách hàng lớn, hay khách hàng ít bị tổn thất.
+ Hoàn phí và giảm phí nhận tái bảo hiểm.
+ Phí nhượng tái bảo hiểm.
●Doanh thu từ hoạt động tài chính
Doanh thu = Thu từ lãi đầu + Thu lãi + Hoàn nhập + Các khoản thu
từ hoạt tư chứng khoán, trên số số dư dự từ hoạt động
động tài cho vay có thế tiền ký phòng giảm cho thuê bất
chính chấp, góp vốn quỹ giá chứng động sản
liên doanh khoán
●Doanh thu từ các hoạt động khác
Ngoài hai nguồn thu cơ bản trên, doanh nghiệp bảo hiểm còn có một số nguồn thu từ các hoạt động khác như: Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, các khoản nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi được, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng...
Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm chịu tác động của nhiều nhân tố trong đó có những nhân tố cơ bản sau:
Mức phí bảo hiểm: là nguồn thu đầu tiên và đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. Việc định phí của các doanh nghiệp bảo hiểm dựa trên các nhân tố sau:
+ Xác suất rủi ro
+ Điều kiện bảo hiểm: thể hiện phạm vi trách nhiệm đối với các rủi được doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiểm
+ Thời hạn bảo hiểm: hợp đồng bảo hiểm luôn được giới hạn về mặt thời gian. Khi thời hạn bảo hiểm dài có nghĩa là khả năng gặp rủi ro lớn hơn nên mức phí cũng tăng lên
+ Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và hạn mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm: đây là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm. Khi số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm lớn làm cho việc định phí của doanh nghiệp đảm bảo được quy luật số đông.
Quy định của pháp luật
Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm
Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm
Khái niệm
Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm là doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí của DNBH (toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải chi, phải trích trong năm). Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh giá trị thặng dư hay mức hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối ,thời kỳ
Phương pháp tính
Lợi nhuận của = Doanh thu của – Chi phí của DNBH
DNBH DNBH
Chi phí hoạt Chi phí hoạt Chi phí cho
động kinh doanh động tài chính hoạt động khác
bảo hiểm
- Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm được tính bằng số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ đi các kkhaonr phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ từ các hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Chi phí hoạt động tài chính:
+ Chi phí kinh doanh bất động sản, cố phiếu, trái phiếu...
+ Chi phí cho thuê tài sản
+Chi thủ tục phí ngân hàng, trả tiền vay
+ Trích dự phòng giảm giá chứng khoán
Các phương pháp phân tích và dự đoán thống kê
Bảng thống kê
Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các tài liệu thống kê một cách hợp lý nhất, có hệ thống rõ ràng nhằm nêu lên các biểu hiện về lượng của các hiện tượng nghiên cứu.
Bảng thống kê được sử dụng để tổng hợp dữ liệu. Trong phạm vi đề tài này có thể dùng bảng thống kê để tổng hợp kết quả kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau.
Các loại bảng được sử dụng gồm có bảng giản đơn và bảng kết hợp.
Đồ thị
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng để trình bày các đặc trưng về số lượng của hiện tượng nghiên cứu và trình bày khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng vận động của hiện tượng.
Đồ thị được sử dụng trong đề tài này là đồ thị dạng cột và đồ thị đường gấp khúc.
Dãy số thời gian
Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian, việc nghiên cứu sự biến động này được thực hiện trên cơ sở phân tích dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Số liệu thu thập được trong đề tài như doanh thu, lợi nhuận, nguồn vốn...là dãy số thời kỳ.
● Để phân tích đặc điểm biến động của doanh thu và lợi nhuận của công ty qua thời gian, có thể sử dụng năm chỉ tiêu sau:
Mức độ bình quân qua thời gian: dùng để tính doanh thu trung bình hay lưọi nhuận trung bình của công ty qua thời gian.
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối (bao gồm các chỉ tiêu: lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc, lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân), dùng để phản ánh sự biến động tăng (hoặc giảm) tuyệt đối của doanh thu và lợi nhuận.
Tốc độ phát triển (bao gồm các chỉ tiêu: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển bình quân), dùng để phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của doanh thu và lợi nhuận qua thời gian.
Tốc độ tăng (hoặc giảm) (gồm các chỉ tiêu: tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn, tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc, tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân), dùng để phản ánh doanh thu và lợi nhuận của công ty này kỳ nghiên cứu đã tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm.
Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn. Chỉ tiêu này dùng để phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn doanh thu và lợi nhuận theo thời gian thì tương ứng với một lượng tuyệt đối là bao nhiêu triệu đồng.
● Để phân tích xu thế biến động của doanh thu và lợi nhuận theo thời gian thường sử dụng phương pháp hàm xu thế. Các dạng hàm thường được dùng là hàm tuyến tính, hàm parabol, hàm mũ. Sử dụng phương pháp này trong đề tài sẽ phản ánh được tính quy luật của sự biến động kết quả kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận, từ đó tiến hành dự đoán về mức độ của chúng trong thời gian tới.
● Để phân tích biến động thời vụ của kết quả kinh doanh của công ty cần:
- Tính các chỉ số thời vụ để xác định ảnh hưởng của biến động thời vụ đến kết quả kinh doanh
- Phân tích các thành phần của dãy số thời gian (theo kết hợp cộng và kết hợp nhân) để xác định vai trò của các thành phần: xu thế, thời vụ, ngẫu nhiên trong quá trình biến động của kết quả kinh doanh.
Phân tích hồi quy và tương quan
Phương pháp hồi quy tương quan là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc giữa một chỉ tiêu kinh tế với một hay nhiều chỉ tiêu khác và đánh giá mức độ chặt chẽ, chiều hướng của mối liên hệ đó.
Vận dụng phương pháp này trong chuyên đề để lượng hoá vai trò và mức độ ảnh hưởng của vốn và lao động đến sự biến động của kết quả kinh doanh của công ty.
Để phân tích mối quan hệ giữa doanh thu với vốn và lao động, có thể sử dụng các dạng hàm là hàm sản xuất Cobb – Douglas và hàm hồi quy tuyến tính bội.
Chỉ số
Chỉ số trong thống kê là một chỉ tiêu tương đối được dùng để biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ khác nhau của một hiện tượng nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đạon 2004 - 2008
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu:
Nhóm các nhân tố về tình hình sử dụng lao động ảnh hưởng đến biến động của doanh thu
MH 1: Phân tích biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng của: năng suất lao động bình quân chung và tổng số lao động có bình quân trong năm
Trong đó:
: năng suất lao động bình quân chung
: tổng số lao động có bình quân trong năm
Nhóm các nhân tố về tình hình sử dụng vốn ảnh hưởng tới biến động của doanh thu
MH 2: Phân tích biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng của hiệu năng (hay năng suất) tổng vốn và tổng vốn có bình quân trong năm
Trong đó:
: năng suất của tổng vốn
: tổng vốn có bình quân trong năm
MH 3: Phân tích biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng của hiệu năng (hay năng suất) vốn cố định, tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn và tổng vốn có bình quân trong năm
Trong đó:
: năng suất vốn cố định
: tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn
Nhóm các nhân tố về tình hình sử dụng tài sản cố định ảnh hưởng tới biến động của doanh thu
MH 4: Phân tích biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định và giá trị tài sản cố định có bình quân trong năm.
Trong đó:
: hiệu suất sử dụng tài sản cố định
: giá trị tài sản cố định có bình quân trong năm
Nhóm các nhân tố về sử dụng TSCĐ và lao động ảnh hưởng tới biến động của doanh thu
MH 5: Phân tích biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định, mức trang bị TSCĐ cho nhân viên của công ty và số lao động bình quân có trong năm
Trong đó:
: mức trang bị TSCĐ cho nhân viên của công ty
Nhóm các nhân tố về thu nhập và lao động ảnh hưởng tới biến động của doanh thu
MH 6: Phân tích biến động của doanh thu do ảnh hưởng của hiệu năng sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động, thu nhập bình quân 1 lao động và tổng số lao động có bình quân trong năm.
Trong đó:
: hiệu năng sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động
: thu nhập bình quân 1 lao động
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
Nhóm các nhân tố về tình hình sử dụng vốn ảnh hưởng tới biến động của lợi nhuận
MH 7: Phân tích biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận (hay doanh lợi) tổng vốn và tổng vốn có bình quân trong năm
Trong đó:
: tỷ suất lợi nhuận tổng vốn
Nhóm các nhân tố về tình hình sử dụng tài sản cố định ảnh hưởng tới biến động của lợi nhuận
MH 8: Phân tích biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận (hay doanh lợi) TSCĐ và giá trị TSCĐ.
Trong đó:
: tỷ suất lợi nhuận (hay doanh lợi) TSCĐ
Nhóm các nhân tố về sử dụng TSCĐ và lao động ảnh hưởng tới biến động của lợi nhuận
MH 9: Phân tích biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, mức trang bị TSCĐ cho nhân viên của công ty và số lao động bình quân có trong năm
MH 10: Phân tích sự biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận tính trên thu nhập lần đầu của lao động, thu nhập bình quân 1 lao động và tổng số lao động có bình quân trong năm.
Trong đó:
: tỷ suất lợi nhuận tính trên thu nhập lần đầu của lao động
Phương pháp san bằng mũ
Trong các mô hình dự đoán như ngoại suy hàm xu thế, dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân, dựa vào tốc độ phát triển bình quân thì các mức độ của dãy số thời gian được xem như nhau, tức là có cùng quyền số trong quá trình tính toán. Để phản ánh sự biến động của doanh thu một cách linh hoạt đòi hỏi phải có một mô hình phù hợp, tức là trong mô hình các mức độ của dãy số thời gian phải được xem xét với quyền số khác nhau, sử dụng phương pháp san bằng mũ. Trong phương pháp này, các mức độ càng mới (càng cuối dãy số) càng cần phải chú ý đến quyền số.
Sử dụng phương pháp san bằng mũ để dự đoán doanh thu và lợi nhuận của công ty đến năm 2011.
2.7 Mô hình tổng hợp tự hồi quy - trung bình trượt ARIMA (p, d, q)
Mô hình sẽ biểu hiện được các biến động tự hồi quy và trung bình trượt đồng thời khử được xu thế tuyến tính của hiện tượng theo thời gian. Sử dụng mô hình này để dự đoán kết quả kinh doanh của công ty những năm tiếp theo.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004 – 2008 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM
Để có thể phân tích được một cách toàn diện nhất kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam thì cần phải có đầy đủ thông tin, số liệu về mọi hoạt động. Tuy nhiên do số liệu thu thập được còn hạn chế nên trong chuyên đề này chỉ tập trung phân tích một số chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận của công ty và các nhân tố ảnh hưởng đến chúng.
Hiện nay công ty có lưu trữ số liệu về doanh thu, lợi nhuận và qua các năm. Các chỉ tiêu này được tổng hợp theo giá thực tế. Nhưng trong phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu biến động của doanh thu và lợi nhuận từ năm 2004 đến năm 2008.
Vì vậy định hướng phân tích như sau:
● Phân tích biến động doanh thu và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2004 – 2008 và dự đoán cho đến năm 2011:
- Phân tích tình hình biến động và xu thế biến động của doanh thu và lợi nhuận: sử dụng phương pháp dãy số thời gian ( năm chỉ tiêu của dãy số thời gian và hàm xu thế)
- Phân tích biến động của doanh thu và lợi nhuận do ảnh hưởng của các nhân tố: sử dụng phương pháp chỉ số và phương pháp hồi quy tương quan.
- Dự đoán doanh thu và lợi nhuận của công ty những năm tiếp theo: dựa vào hàm hồi quy, hàm xu thế và phương pháp san bằng mũ
I. Phân tích tình hình biến động doanh thu và lợi nhuận của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) giai đoạn 2004-2008
1. Phân tích tình hình biến động doanh thu của ._.công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) giai đoạn 2004-2008
Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng thường được dùng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và nó còn phản ánh quy mô của một doanh nghiệp là lớn hay nhỏ.
Có số liệu về doanh thu của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2004- 2008 như sau:
Bảng 1: Doanh thu công ty BIC giai đoạn 2004 – 2008
ĐVT: triệu đồng
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Doanh thu
26937
40526
58860
162368
285690
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính công ty BIC
Từ số liệu của bảng 1, xây dựng được đồ thị doanh thu của công ty giai đoạn 2004 – 2008
Đồ thị 1: Doanh thu của công ty giai đoạn 2004 – 2008
► Từ số liệu của bảng 1, sử dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích đặc điểm biến động của doanh thu giai đoạn 2004 – 2008.
Bảng 2: Bảng phân tích biến động doanh thu giai đoạn 2004 – 2008
Năm
Tổng doanh thu (triệu đồng)()
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng giảm (%)
Giá trị tuyệt đối 1% tốc độ tăng (giảm) (triệu đồng) ()
Liên hoàn ()
Định gốc ()
Liên hoàn ()
Định gốc ()
Liên hoàn ()
Định gốc ()
2004
26937
-
-
-
-
-
-
-
2005
40526
13589
13589
150.45
150.47
50.45
50.45
269.37
2006
58860
18334
31923
145.24
218.51
45.24
118.51
405.26
2007
162368
103508
135431
275.85
602.77
175.85
502.77
588.6
2008
285690
123322
258753
175.95
1060.59
75.95
960.59
1623.68
Bình quân
114876.2
64688.25
180.46
80.46
-
Qua bảng phân tích biến động doanh thu của công ty giai đoạn 2004 – 2008 có thể thấy doanh thu của công ty có xu hướng tăng qua các năm. Hàng năm, doanh thu tăng bình quân 64688.25 triệu đồng với tốc độ tăng bình quân là 80.46%. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của doanh thu trong giai đoạn này khá cao.
Năm 2005, doanh thu tăng 50,45% tương ứng với tăng một lượng tuyệt đối là 13589 triệu đồng so với năm 2004. Đạt được kết quả như vậy là do công ty đã sử dụng khá hiệu quả các nguồn lực sẵn có như nguồn nhân lực, nguồn vốn.
Năm 2006, doanh thu của công ty tiếp tục tăng lên, tốc độ tăng so với năm 2005 là 45.24%. Những biến đổi to lớn về hình thức tổ chức công ty đã ảnh hưởng tới cơ cấu hệ thống tổ chức, thay đổi cơ bản nguồn nhân lực. Năm 2006 công ty mặc dù đã tăng đáng kể nguồn vốn nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao nên vẫn chưa tăng dược mức doanh thu tương ứng.
Năm 2007 là một năm có mức biến động doanh thu lớn, doanh thu tăng nhanh chóng đạt 162368 triệu đồng, tăng 175,85% so với năm 2006. Năm 2007, công ty đã tăng đáng kể các nguồn lực. Lực lượng lao động của công ty năm này tăng gấp gần 3.5 lần, nguồn vốn tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2006. Mặc dù doanh thu tăng rất nhanh nhưng quy mô của công ty mới chỉ tăng ở chiều rộng chứ chưa tăng về chiều sâu do công ty sử dụng nguồn vốn và nguồn nhân lực chưa thực sự hiệu quả.
Năm 2008, doanh thu của công ty tăng so với năm 2007 là 75.95% tuy tốc độ tăng có phần chậm hơn so với năm 2007. Quy mô của công ty mở rộng, nguồn vốn và số lượng lao động vẫn tiếp tục tăng. Công ty đã có những thay đổi trong sử dụng vốn và lao động vì thế so với năm trước, hiệu quả của vốn và lao động đều tăng lên khá nhiều.
Qua bảng tính có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008, doanh thu của công ty có tốc độ tăng nhanh nhất vào năm 2007. Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng liên hoàn đạt mức cao nhất là vào năm 2008. Cứ 1% tăng lên của doanh thu năm 2008 so với năm 2007 thì tương ứng là tăng 1623.68 triệu đồng. Vì thế nhìn chung trong giai đoạn này, năm 2008 là năm đạt được mức tăng doanh thu cao nhất.
►Dựa vào số liệu bảng 1, sử dụng phương pháp hàm xu thế để phân tích xu thế biến động của doanh thu. Sử dụng phần mềm SPSS để xây dựng các dạng mô hình. Từ đồ thị 1 cho thấy có thể xây dựng mô hình hàm xu thế tuyến tính và hàm xu thế hàm mũ.
Từ số liệu bảng 1, xây dựng mô hình hàm xu thế để phân tích xu thế biến động doanh thu của công ty giai đoạn 2004 – 2008
Bảng 3: Bảng các dạng mô hình hàm xu thế biểu diễn xu thế biến động doanh thu giai đoạn 2004 – 2008
Dạng hàm
Mô hình
Tỷ số tương quan R
Sai số của mô hình SE
Hàm tuyến tính
0.92444
48150.14235
Hàm mũ
0.92577
0.42893
Qua bảng 3 có thể thấy: dạng mô hình phù hợp hơn là dạng hàm mũ vì tỷ số tương quan R của mô hình dạng hàm mũ lớn hơn của dạng hàm tuyến tính và sai số mô hình hàm mũ nhỏ hơn hàm tuyến tính rất nhiều. Vì thế, chọn mô hình dạng hàm mũ để biểu diễn xu hướng biến động doanh thu của công ty giai đoạn 2004 – 2008.
Mô hình dạng hàm mũ:
Trong đó:
=19939.395 > 0 nói lên các nguyên nhân khác ngoài thời gian, ảnh hưởng đến doanh thu của công ty
= 1.4312 > 0 nói lên ảnh hưởng của nhân tố thời gian tới doanh thu của công ty. Thời gian trôi qua một năm thì doanh thu của công ty tăng lên 1.4312 lần
R= 0.92577 cho thấy mối liên hệ giữa doanh thu của công ty và thời gian là mối liên hệ chặt chẽ và là mối liên hệ thuận.
2. Phân tích tình hình biến động lợi nhuận của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) giai đoạn 2004-2008
Mục tiêu cơ bản và xuyên suốt cho mọi hoạt động kinh doanh của các công ty trong nền kinh tế là tối đa hóa lợi nhuận.Lợi nhuận trong doanh nghiệp là kết quả cuối cùng của các hoạt động trong doanh nghiệp trong 1 thời gian nhất định (tháng, quý, năm) được thể hiện bằng số tiền lãi hoặc lỗ.
Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Có số liệu về lợi nhuận của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) giai đoạn 2004- 2008 như sau:
Bảng 4: Lợi nhuận của công ty BIC giai đoạn 2004 - 2008
ĐVT: triệu đồng
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Lơi nhuận
2258
4156
7682
14092
21562
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính công ty BIC
Từ số liệu bảng 4, xây dựng đồ thị lợi nhuận của công ty giai đoạn 2004 - 2008
Đồ thị 2: Lợi nhuận của công ty BIC giai đoạn 2004 – 2008
Lợi nhuận của công ty tăng lên rõ rệt qua từng năm, công ty làm ăn có lãi.
► Từ số liệu của bảng 4, sử dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích đặc điểm biến động của lợi nhuận giai đoạn 2004 – 2008.
Bảng 5: Bảng phân tích biến động lợi nhuận giai đoạn 2004 – 2008
Năm
Lợi nhuận (triệu đồng)()
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng giảm (%)
Giá trị tuyệt đối 1% tốc độ tăng (giảm) (triệu đồng) ()
Liên hoàn ()
Định gốc ()
Liên hoàn ()
Định gốc ()
Liên hoàn ()
Định gốc ()
2004
2258
-
-
-
-
-
-
-
2005
4156
1898
1898
184.06
184.06
84.06
84.06
22.58
2006
9682
5526
7424
232.96
428.79
132.97
328.79
41.56
2007
14092
4410
11834
145.55
624.09
45.55
524.09
96.82
2008
21652
7560
19394
153.65
958.9
53.65
858.9
140.92
Bình quân
10368
4848.5
175.97
75.97
-
Qua bảng phân tích biến động lợi nhuận của công ty giai đoạn 2004 – 2008 có thể thấy lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng qua các năm. Hàng năm, lợi nhuận tăng bình quân 4848.5 triệu đồng với tốc độ tăng bình quân là 75.97%.
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận trong giai đoạn này khá cao. Trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008, lợi nhuận của công ty có tốc độ tăng nhanh nhất vào năm 2006, tăng 132.97% so với năm 2005. Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng liên hoàn đạt mức cao nhất là vào năm 2008. Cứ 1% tăng lên của lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 thì tương ứng là tăng 140.92 triệu đồng. Vì thế nhìn chung trong giai đoạn này, năm 2008 là năm đạt được mức tăng lợi nhuận cao nhất.
Năm 2005, lợi nhuận tăng 84.06% so với năm 2004 đạt 4156 triệu đồng.
Năm 2006, lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng cao, tốc độ tăng so với năm 2005 là 132.97%. Năm 2006, mặc dù doanh thu tăng chưa cao lắm nhưng do công ty tiết kiệm được chi phí kinh doanh nên lợi nhuận vẫn tăng đáng kể.
Năm 2007, tốc độ phát triển lợi nhuận của công ty vẫn tăng so với năm trước nhưng không cao, chỉ tăng 45.55%. Năm 2007 tuy doanh thu rất cao nhưng chi phí kinh doanh cũng cao vì thế lợi nhuận tăng không đáng kể.
Năm 2008, lợi nhuận của công ty tăng so với năm 2007 là 53.65% đạt 21652 triệu đồng.
Nói chung có thể thấy lợi nhuận của công ty qua mỗi năm đều tăng lên chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty đang rất khả quan, công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh.
►Dựa vào số liệu bảng 4, sử dụng phương pháp hàm xu thế để phân tích xu thế biến động của lợi nhuận giai đoạn 2004 - 2008. Sử dụng phần mềm SPSS để xây dựng các dạng mô hình. Từ đồ thị 2 cho thấy: có thể xây dựng mô hình hàm xu thế tuyến tính và hàm xu thế hàm mũ.
Từ số liệu bảng 4, xây dựng mô hình hàm xu thế để phân tích xu thế biến động lợi nhuận của công ty giai đoạn 2004 – 2008.
Bảng 6: Bảng các dạng mô hình hàm xu thế biểu diễn xu thế biến động lợi nhuận giai đoạn 2004 – 2008
Dạng hàm
Mô hình
Tỷ số tương quan R
Sai số của mô hình SE
Hàm tuyến tính
0.98231
1695.6468
Hàm mũ
0.98683
0.1715
Qua bảng 6 có thể thấy: dạng mô hình phù hợp hơn là dạng hàm mũ vì tỷ số tương quan R của mô hình dạng hàm mũ lớn hơn của dạng hàm tuyến tính và sai số mô hình hàm mũ nhỏ hơn hàm tuyến tính rất nhiều. Vì thế chọn mô hình dạng hàm mũ để biểu diễn xu hướng biến động lợi nhuận của công ty giai đoạn 2004 – 2008.
Mô hình dạng hàm mũ:
Trong đó:
=1975.73735 > 0 nói lên các nguyên nhân khác ngoài thời gian, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty
= 1.42565 > 0 nói lên ảnh hưởng của nhân tố thời gian tới lợi nhuận của công ty. Thời gian cứ trôi qua một năm thì lợi nhuận của công ty lại tăng lên 1.42565 lần
R= 0.98683 cho thấy: mối liên hệ giữa doanh thu của công ty và thời gian là mối liên hệ rất chặt chẽ và là mối liên hệ thuận.
Phân tích mức độ biến động của doanh thu với chi phí qua các năm
Có số liệu về chí phí của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008 như sau:
Bảng 7: Bảng tổng kết chi phí phát sịnh của công ty BIC giai đoạn
2004 – 2008
Chỉ tiệu
2004
2005
2006
2007
2008
Bình quân
Tổng chi phí (triệu đồng)
24679
36370
49178
148276
264038
104508.2
Doanh thu (triệu đồng)
26937
40526
58860
162368
285690
114876.2
Tổng chi phí theo doanh thu (triệu đồng/ triệu đồng)
0.9162
0.8974
0.8355
0.9132
0.9242
0.8973
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính công ty BIC
Từ số liệu bảng 7, xây dựng đồ thị doanh thu và chi phí qua các năm
Đồ thị 3: Doanh thu và chi phí của công ty BIC giai đoạn 2004 – 2008
Qua số liệu về tổng chi phí theo doanh thu có trên bảng 7, có nhận xét như sau:
Bình quân giai đoạn 2004 – 2008 để tạo ra một đơn vị doanh thu công ty BIC phải chi phí một lượng chi phí bình quân là 0.8973 đơn vị chi phí. Chi phí bình quân cho một đơn vị doanh thu đạt hiệu quả tốt nhất vào năm 2006, còn kém hiệu quả nhất vào năm 2008. Nhìn chung mức độ biến động chi phí bình quân cho một đơn vị doanh thu của công ty giai đoạn này không có sự biến động lớn. Điều này cho thấy mặc dù những năm qua doanh thu của công ty luôn tăng cao qua các năm nhưng hiệu quả đạt được lại chưa cao. Được thể hiện ở chỗ năm 2008 để tạo ra được một đơn vị chi phí, công ty phải chi phí một lượng chi phí bình quân cao hơn các năm trước. Hiệu quả chi phí thường xuyên của công ty còn thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh của công ty trên thị trường bảo hiểm. Chi phí kinh doanh thấp sẽ ảnh hưởng làm giảm phí bảo hiểm dẫn đến số lượng khách hàng của công ty sẽ tăng đáng kể. Vì thế công ty BIC muốn tăng sức cạnh tranh trên thị trường thì phải chú trọng đến những biện pháp làm giảm chi phí kinh doanh.
II. Phân tích tình hình biến động của doanh thu và lợi nhuận do ảnh hưởng của các nhân tố
Doanh thu và lợi nhuận của công ty chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó các nhân tố chính là tình hình sử dụng nguồn vốn, số lao động, tài sản, chính sách tiền lương. Mỗi một nhân tố đều có mức ảnh hưởng khác nhau đến chúng. Để biết được rõ hơn doanh thu và lợi nhuận tăng lên chủ yếu do nhân tố nào, mức độ ảnh hưởng ra sao, sử dụng các phương pháp phân tích thống kê để nghiên cứu mối liên hệ giữa doanh thu, lợi nhuận và các nhân tố đó
1. Phân tích mối liên hệ giữa doanh thu với lao động và nguồn vốn dựa vào mô hình hồi quy.
Bảng 8: Bảng tổng kết các chỉ tiêu doanh thu, vốn và lao động giai đoạn 2004 – 2008
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng số lao động có bình quân trong năm(người) ()
41
54
76
265
359
Tổng vốn có bình quân trong năm (triệu đồng) ()
103924
117592
320089
731021
1003986
Doanh thu
(triệu đồng)
26937
40526
58860
162368
285690
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính công ty BIC
Sử dụng SPSS trong phân tích mối quan hệ giữa doanh thu với lao động và nguồn vốn. Từ số liệu bảng 4, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội và mô hình hàm sản xuất.
Bảng 9: Bảng các dạng mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ giữa doanh thu với số lao động và nguồn vốn
Dạng hàm
Mô hình
Tỷ số tương quan R
Sai số của mô hình SE
Hàm hồi quy tuyến tính bội
0.92444
48150.14235
Hàm sản suất Cobb– Douglas
0.92577
0.42893
Qua kết quả trong bảng phụ lục có thể thấy 2 dạng mô hình trên đều là mô hình lỗi do kiểm định các tham số của mô hình đều bằng 0. Vì thế không thể sử dụng các mô hình này để phân tích mối liên hệ tương quan giữa doanh thu với lao động và nguồn vốn.
2. Phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng lao động
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới doanh thu. Sử dụng nguồn nhân lực sao cho hợp lý, tận dụng được tối đa năng lực của người lao động là việc làm vô cùng cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác( máy móc, thiết bị...) nên tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty.
Sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng lao động
Có tài liệu về số lao động của công ty từ năm 2004 đến năm 2008 như sau:
Bảng 10: Bảng số liệu nhóm các nhân tố về tình hình sử dụng lao động
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng số lao động có bình quân trong năm(người)
41
54
76
265
359
Năng suất lao động bình quân (Triệu đồng/ người)
657
750.481
774.474
612.709
795.794
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính công ty BIC
Từ số liệu của bảng 10, sử dụng mô hình 1 để phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng lao động.
Bảng 11: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng lao động đến doanh thu giai đoạn 2004 – 2008
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
DT (triệu đồng)
13589
31923
135431
258753
DT() (triệu đồng)
5048
8928
-11737
49827
DT() (triệu đồng)
8541
22995
147168
208926
DT (%)
50.45
118.51
502.77
960.59
(%)
14.23
17.88
-6.74
21.13
(%)
31.71
85.37
546.34
775.61
(Chọn năm 2004 là năm gốc, các năm từ 2005 đến 2008 là năm nghiên cứu)
Qua số liệu tính toán ở bảng trên, có một số nhận xét như sau:
Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 50.45% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 13589 triệu đồng là do: năng suất lao động tăng 14.23% làm cho doanh thu tăng 5048 triệu đồng, số lượng lao động tăng 31.71% làm cho doanh thu tăng 8541 triệu đồng.
Doanh thu năm 2006 so với năm 2004 tăng 118.51% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 31923 triệu đồng là do: năng suất lao động tăng 17.88% làm cho doanh thu tăng 8928 triệu đồng, số lượng lao động tăng 85.37% làm cho doanh thu tăng 22995 triệu đồng.
Doanh thu năm 2007 so với năm 2004 tăng 502.77% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 135431 triệu đồng là do: năng suất lao động giảm 6.74% làm cho doanh thu giảm 11737 triệu đồng, số lượng lao động tăng 546.34% làm cho doanh thu tăng 147168 triệu đồng.
Doanh thu năm 2008 so với năm 2004 tăng 960.59% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 258753 triệu đồng là do: năng suất lao động tăng 21.13% làm cho doanh thu tăng 49827 triệu đồng, số lượng lao động tăng 775.61% làm cho doanh thu tăng 208926 triệu đồng.
Vậy doanh thu năm 2005, 2006 và 2008 tăng là do tăng cả năng suất lao động bình quân và số lượng lao động, nhưng nhân tố chính làm tăng doanh thu là do tăng số lượng lao động.
Năm 2007 doanh thu tăng chỉ là do tăng số lượng lao động. Năng suất lao động của năm này giảm so với năm 2004.
Năng suất lao động tăng dần qua các năm chứng tỏ trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ cán bộ của công ty ngày càng cao do công ty thường xuyên mở những khoá đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Chỉ có năm 2007 là năng suất lao động bình quân của công ty giảm. Nguyên nhân do năm 2006, công ty bắt đầu có những thay đổi to lớn về hình thức tổ chức cũng như ban lãnh đạo vì thế đã dẫn đến việc bắt đầu có những thay đổi cơ bản nguồn nhân lực. Vì có sự khác biệt về cơ chế hoạt động từ liên doanh khi chuyển thành doanh nghiệp nhà nước nên đến cuối tháng 5/2006 BIC mới ký được hợp đồng lao động với nhân viên và đến tháng 5/2006 mới ban hành đựơc cơ chế và thực hiện trả lương chính thức cho nhân viên. vì thế nhiều cán bộ có kinh nghiệm đã chuyển công tác. Sang năm 2007, công ty đã tăng một số lượng lớn công nhân viên. Do số lượng lao động tăng quá nhanh nên chất lượng lao động cũng chưa được đảm bảo vì thế năng suất lao động bình quân của công ty năm này chưa cao. Sang năm 2008, công ty đã có sự lựa chọn, tuyển dụng cán bộ theo 1 quy trình rất chặt chẽ, 100% cán bộ của BIC là tốt nghiệp đại học, sau đại học các chuyên ngành liên quan, vì thế năng suất lao động bình quân lại có xu hướng tăng lên.
Phân tích biến động của doanh thu và lợi nhuận do tình hình sử dụng nguồn vốn
Tổng vốn của doanh nghiệp là giá trị của các nguồn vốn đã hình thành nên toàn bộ tài sản của đơn vị. Tổng vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh. Quy mô của nguồn vốn và trình độ quản lý, sử dụng vốn tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Có tài liệu về nguồn vốn của công ty qua các năm như sau:
Bảng 12: Bảng số liệu nhóm các nhân tố về tình hình sử dụng nguồn vốn
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn có bình quân trong năm (triệu đồng) ()
103924
117592
320089
731021
1003986
Năng suất tổng vốn(triệu đồng/ triệu đồng)
0.2592
0.3446
0.1839
0.2221
0.2846
vốn cố định có bình quân trong năm(triệu đồng)()
62237
73261
203569
406219
661365
tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn(lần)
0.6027
0.623
0.635
0.5557
0.6587
Năng suất vốn cố định (triệu đồng/ triệu đồng)
0.4328
0.5532
0.289
0.3997
0.432
Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn (triệu đồng/triệu đồng)
0.02173
0.03534
0.03025
0.01928
0.02157
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (triệu đồng/triệu đồng)
0.08383
0.10255
0.16449
0.08679
0.07579
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính công ty BIC
3.1 Phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng nguồn vốn
● Từ số liệu của bảng 12, sử dụng mô hình 2 để phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng nguồn vốn.
Bảng 13: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng tổng vốn đến doanh thu giai đoạn 2004 - 2008
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
(triệu đồng)
13589
31923
135431
258753
(triệu đồng)
10042.357
-24102.702
-27120.879
25501.244
(triệu đồng)
3546.643
56029.968
162551.879
233251.756
DT (%)
50.45
118.51
502.77
960.59
(%)
32.95
-29.05
-14.31
9.8
(%)
13.15
207.99
603.4
866.05
(Chọn năm 2004 là năm gốc, các năm từ 2005 đến 2008 là năm nghiên cứu)
Chỉ tiêu năng suất tổng vốn là một chỉ tiêu quan trọng cho biết: cứ 1 triệu đồng tổng vốn đầu tư vào kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị doanh thu.
Qua số liêu tính toán ở bảng 13, có một số nhận xét như sau:
Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 50.45% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 13589 triệu đồng là do: năng suất tổng vốn tăng 32.95% làm cho doanh thu tăng 10042.357 triệu đồng, tổng vốn bình quân trong năm tăng 13.15% làm cho doanh thu tăng 3546.643 triệu đồng.
Doanh thu năm 2006 so với năm 2004 tăng 118.51% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 31923 triệu đồng là do: năng suất tổng vốn giảm 29,05% làm cho doanh thu giảm 24102,702 triệu đồng, tổng vốn bình quân năm tăng 207.99% làm cho doanh thu tăng 162551.879 triệu đồng.
Doanh thu năm 2007 so với năm 2004 tăng 502.77% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 135431 triệu đồng là do: năng suất tổng vốn giảm 14.31% làm cho doanh thu giảm 27120.879 triệu đồng, tổng vốn bình quân trong năm tăng 603.4 % làm cho doanh thu tăng 162551.879 triệu đồng.
Doanh thu năm 2008 so với năm 2004 tăng 960.59% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 258753 triệu đồng là do: năng suất tổng vốn tăng 9.8% làm cho doanh thu tăng 25501.244 triệu đồng, tổng vốn bình quân trong năm tăng
866.05 % làm cho doanh thu tăng 233251.756 triệu đồng.
Vậy năm 2005 và năm 2008, doanh thu tăng là do tăng cả năng suất tổng vốn lẫn tổng vốn bình quân năm. Tuy nhiên năm 2008 nhân tố chính làm tăng doanh thu là do tăng tổng vốn còn năm 2005 nhân tố chính làm tăng doanh thu là do tăng năng suất tổng vốn. Vậy năm 2005, công ty đã sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Năm 2006 và năm 2007, doanh thu tăng chỉ do tăng tổng vốn. Năng suất tổng vốn 2 năm này đều giảm so với năm 2004. Công ty sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả.
● Từ số liệu bảng 12, sử dụng mô hình 3 để phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng vốn cố định
Bảng 14: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng vốn cố định đến doanh thu giai đoạn 2004 - 2008
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
( triệu đồng)
13589
31923
135431
258753
(triệu đồng)
8820.482
-29228.287
-13446.159
-529.061
(triệu đồng)
1033.145
4474.665
-14870.137
24333.408
( triệu đồng)
3564.496
56385.546
163747.296
234948.643
(%)
50.45
118.51
502.77
960.59
(%)
27.82
-33.23
-7.65
-0.18
(%)
3.37
5.36
-7.8
9.29
(%)
13.15
207.99
603.4
866.05
(Chọn năm 2004 là năm gốc, các năm từ 2005 đến 2008 là năm nghiên cứu)
Qua số liệu tính toán của bảng 14, có thể thấy:
Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 50.45% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 13589 triệu đồng là do: năng suất vốn cố định tăng 27.82% làm cho doanh thu tăng 8820.482 triệu đồng, tỷ trọng vốn cố định thay đổi làm cho doanh thu tăng 1033.145 triệu đồng, tổng vốn tăng 13.15% làm doanh thu tăng 3564.496 triệu đồng.
Doanh thu năm 2006 so với năm 2004 tăng 118.51% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 31923 triệu đồng là do: năng suất vốn cố định giảm 33.23% làm cho doanh thu giảm 29228.287 triệu đồng, tỷ trọng vốn cố định thay đổi làm cho doanh thu tăng 4474.665 triệu đồng, tổng vốn tăng 207.99% làm doanh thu tăng 56385.546 triệu đồng.
Doanh thu năm 2007 so với năm 2004 tăng 502.77% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 135431 triệu đồng là do: năng suất vốn cố định giảm 7.65% làm cho doanh thu giảm 13446.159 triệu đồng, tỷ trọng vốn cố định thay đổi làm cho doanh thu giảm 14870.137 triệu đồng, tổng vốn tăng 603.4% làm doanh thu tăng 163747.296 triệu đồng.
Doanh thu năm 2008 so với năm 2004 tăng 960.59% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 258753 triệu đồng là do: năng suất vốn cố định giảm 0.18% làm cho doanh thu giảm 529.061 triệu đồng, tỷ trọng vốn cố định thay đổi làm cho doanh thu tăng 24333.408 triệu đồng, tổng vốn tăng 866.05% làm doanh thu tăng 234948.643 triệu đồng.
Vậy năm 2005, doanh thu tăng là do tăng năng suất vốn cố định, tăng tổng vốn và do thay đổi tỷ trọng vốn cố định. Nhân tố chính làm tăng doanh thu năm 2005 là tăng năng suất vốn cố định.
Năm 2006 và năm 2008, doanh thu tăng là do thay đổi tỷ trọng vốn cố định và do tăng tổng vốn. Vốn cố định được sử dụng chưa hiệu quả. Nhân tố chính làm tăng doanh thu 2 năm này là do tăng tổng vốn.
Năm 2007, doanh thu tăng chỉ do tăng tổng vốn. Việc thay đổi tỷ trọng vốn cố định chưa hợp lý cũng góp phần làm giảm doanh thu. Công ty sử dụng chưa hiệu quả vốn cố định.
3.2 Phân tích biến động của lợi nhuận do tình hình sử dụng nguồn vốn
● Từ số liệu ở bảng 12, sử dụng mô hình 7 để phân tích biến động của lợi nhuận do tình hình sử dụng nguồn vốn.
Bảng 15: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng nguồn vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
(triệu đồng)
1898
7424
11834
19394
(triệu đồng)
1600.427
2727.158
-1791
-160.638
(triệu đồng)
297.573
4696.842
13625
19554.638
(%)
84.06
328.79
524.09
858.9
(%)
62.63
39.21
-11.28
-0.74
(%)
13.15
207.99
603.42
866.08
Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn là chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng tổng vốn đầu tư vào kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng lợi nhuận hay cho biết tỷ suất sinh lãi tính trên tổng vốn trong kỳ là bao nhiêu %.
Qua số liệu tính toán ở bảng 14, có những nhận xét sau:
Lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 tăng 84.06% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 1898 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận tổng vốn tăng 62,63% làm cho lợi nhuận tăng 1600.427 triệu đồng, tổng vốn bình quân tăng 13.15% làm cho lợi nhuận tăng 297.573 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2006 so với năm 2004 tăng 328.79% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 7424 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận tổng vốn tăng 39.21% làm cho lợi nhuận tăng 2727.158 triệu đồng, tổng vốn bình quân tăng 207.99 % làm cho lợi nhuận tăng 4696.842 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2004 tăng 524.09% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 11834 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận tổng vốn giảm 11.28% làm cho lợi nhuận giảm 1791 triệu đồng, tổng vốn bình quân tăng 603.42 % làm cho lợi nhuận tăng 13625 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2008 so với năm 2004 tăng 858.9% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 19394 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận tổng vốn giảm 0.74% làm cho lợi nhuận giảm 160.638 triệu đồng, tổng vốn bình quân tăng 866.08% làm cho lợi nhuận tăng 19554.638 triệu đồng.
Như vậy chỉ có 2 năm 2005 và 2006, lợi nhuận tăng là do tăng cả tỷ suất lợi nhuận tổng vốn và tổng vốn bình quân.Năm 2005, lợi nhuận tăng chủ yếu do tăng tỷ suất lợi nhuận tổng vốn. Năm 2006 thì lợi nhuận tăng chủ yếu do tăng tổng vốn bình quân.
Năm 2007 và năm 2008, tỷ suất lợi nhuận tổng vốn đều giảm so với năm 2004. Lợi nhuận của 2 năm này tăng chỉ là do tăng tổng vốn bình quân.
Phân tích biến động của doanh thu và lợi nhuận do tình hình sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định và các chỉ tiêu liên quan cũng có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh. Để nghiên cứu xem doanh nghiệp sử dụng TSCĐ đã hiệu quả chưa, kết quả kinh doanh tăng chủ yếu do nhân tố nào. Sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích doanh thu và lợi nhuận công ty BIC giai đoạn 2004 – 2008.
Bảng 16: Bảng số liệu nhóm các nhân tố về tình hình sử dụng
tài sản cố đinh
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Nguyên giá TSCĐ bình quân (triệu đồng)
2014
2319
6741
15831
23126
Mức khấu hao TSCĐ trích bq trong năm(triệu đồng)
223
248
740
1719
2489
Năng suất sử dụng TSCĐ (triệu đồng / triệu đồng)
13.3749
17.4756
8.7316
10.2563
12.3536
Hiệu năng mức khấu hao TSCĐ(triệu đồng / triệu đồng)
120.7937
157.0775
79.54
87.3416
106.244
Tỷ trọng tổng mức khấu haoTSCĐ trích trong năm (%)
11.7
9.3508
9.1095
9.2094
9.2913
Tỷ suất lợi nhuận TSCĐ (triệu đồng /triệu đồng)
1.12115
1.79215
1.43629
0.89015
0.93626
Tỷ suất lợi nhuận tính trên mức khấu hao TSCĐ (triệu đồng/ triệu đồng)
10.12556
16.10853
13.08378
7.58042
8.05206
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính công ty BIC
4.1 Phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng TSCĐ
Từ số liệu bảng 16, sử dụng mô hình 4 để phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng TSCĐ
Bảng 17: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng TSCĐ đến doanh thu.
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
(triệu đồng)
13589
31923
135431
258753
(triệu đồng)
9509.523
-31300.485
-49370.557
-23618.584
(triệu đồng)
4079.477
63223.485
184801557
282371.584
(%)
50.45
118.51
502.77
960.59
(%)
30.66
-34.72
-23.32
-7.64
(%)
15.14
234.71
686.05
1048.26
Chỉ tiêu năng suất sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp TSCĐ cho biết cứ 1 triệu đồng TSCĐ đầu tư kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết quả kinh doanh.
Qua bảng tính 17 có thể thấy:
Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 50.45% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 13589 triệu đồng là do: năng suất sử dụng TSCĐ tăng 30.66% làm cho doanh thu tăng 9509.523 triệu đồng, giá trị TSCĐ bình quân năm tăng 15.14% làm cho doanh thu tăng 4079.477 triệu đồng.
Doanh thu năm 2006 so với năm 2004 tăng 118.51% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 31923 triệu đồng là do: năng suất sử dụng TSCĐ giảm 34.72% làm cho doanh thu giảm 31300.485 triệu đồng, giá trị TSCĐ bình quân năm tăng 234.71% làm cho doanh thu tăng 63223.485 triệu đồng.
Doanh thu năm 2007 so với năm 2004 tăng 502.77% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 135431 triệu đồng là do: năng suất sử dụng TSCĐ giảm 23.32% làm cho doanh thu giảm 49370.557 triệu đồng, giá trị TSCĐ bình quân năm tăng 686.05% làm cho doanh thu tăng 282371.584 triệu đồng.
Doanh thu năm 2008 so với năm 2004 tăng 960.59% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 258753 triệu đồng là do: năng suất sử dụng TSCĐ giảm 7.64% làm cho doanh thu giảm 23618.584 triệu đồng, giá trị TSCĐ bình quân năm tăng 1048.26% làm cho doanh thu tăng 282371.584 triệu đồng.
Nhìn chung chỉ có năm 2005 là TSCĐ được sử dụng một cách có hiệu quả. Năm 2005, năng suất sử dụng TSCĐ và giá trị TSCĐ bình quân đều tăng. Nhân tố chính làm tăng doanh thu năm này là do tăng năng suất sử dụng TSCĐ.
Năm 2006, 2007 và 2008, năng suất TSCĐ đều giảm so với năm 2004. Doanh thu tăng chỉ do tăng TSCĐ.
4.2 Phân tích biến động của lợi nhuận do tình hình sử dụng TSCĐ
Từ số liệu bảng 16, sử dụng mô hình 8 để phân tích biến động của lợi nhuận do tình hình sử dụng TSCĐ
Bảng 18: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng TSCĐ đến lợi nhuận.
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
(triệu đồng)
1556.049
2124.359
-3656.961
-4275.766
(triệu đồng)
341.951
5299.641
15490.961
23669.766
(%)
59.849
28.11
-20.6
-16.49
(%)
15.14
234.71
686.05
1048.26
Qua số liệu tính toán ở bảng 18, có 1 số nhận xét như sau:
Lợi nhuậ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2285.doc