MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
*********
1. WTO
: Tổ chức Thương mại Thế giới
2. UNWTO
: Tổ chức Du lịch Thế giới
3. VTOS:
: Hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam
4. VTCB
: Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch
5. IOUTO
: Liên hiệp quốc tế của các tổ chức chính thức về du lịch
6. FDI
: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
7. NXB
: Nhà xuất bản
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 : Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 : 45
Bảng 2: Bảng phân tích biến
133 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch Oceanbank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 và dự đoán cho tháng 4, tháng 5/2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2008 47
Bảng 3: Chỉ số thời vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008: 54
Bảng 4: Bảng Buys-Ballot: 58
Bảng 5: Dự đoán dựa vào hàm xu thế số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đến năm 2012: 60
Bảng 6: Dự đoán điểm và dự đoán khoảng cho số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tới năm 2012: 61
Bảng 7: Số lượt khách quốc tế du lịch đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 chia theo quý: 63
Bảng 8: Dự đoán số lượt khách quốc tế đến Việt Nam theo quý tới năm 2012: 64
Bảng 9: Dự đoán số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tới năm 2012 theo tháng: 65
Bảng 10: Dự đoán số lượt khách quốc tế du lịch đến Việt Nam tới năm 2012 66
Bảng 11: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo quốc tịch giai đoạn 1995-2008 68
Bảng 12: Tỷ trọng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2008 theo quốc tịch 69
Bảng 13: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo mục đích chuyến đi giai đoạn 1995-2008 74
Bảng 14: Tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2008 theo mục đích đến 75
Bảng 15: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt nam theo phương tiện đến giai đoạn 1995-2008 78
Bảng 16: Tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Việt nam theo phương tiện đến giai đoạn 1995-2008 79
Bảng 17: Phân tích đặc điểm biến động số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt nam theo phương tiện đến giai đoạn 1995-2008 80
Bảng 18: Tổng số ngày khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 84
Bảng 19: Bảng phân tích biến động tổng số ngày khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2008 85
Bảng 20 : Số ngày khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bình quân chung từng năm trong giai đoạn 1995 – 2008 : 87
Bảng 21: Số liệu về số ngày khách và số lượt khách năm 2000 và năm 2008: 91
Bảng 22: Dự đoán dựa vào hàm xu thế số ngày khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tới năm 2012: 93
Bảng 23: Dự đoán điểm và dự đoán khoảng cho số ngày khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tới năm 2012: 94
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1 : Số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 - 2008 46
Đồ thị 2: Xu thế biến động thực tế và lý thuyết qua thời gian của số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008: 52
Đồ thị 3: Biên độ dao động của số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008: 57
Đồ thị 4: Số lượt khách quốc tịch Trung Quốc đến Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2008: 70
Đồ thị 5: Số lượt khách quốc tịch Mỹ đến Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2008: 71
Đồ thị 6: Tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chia theo quốc tịch giai đoạn 1995 - 2008 73
Đồ thị 7: Tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chia theo mục đích đến. 77
Đồ thị 8: Tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện đến giai đoạn 1995 – 2008: 81
Đồ thị 9: Tổng số ngày khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 - 2008 84
Đồ thị 10: Số ngày khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bình quân chung từng năm trong giai đoạn 1995 – 2008: 88
Đồ thị 11: Xu thế biến động thực tế và lý thuyết qua thời gian của tổng số ngày khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008: 90
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Trong thời đại ngày nay, Du lịch được coi là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất trên thế giới. Ở rất nhiều quốc gia, Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Du lịch không những mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa, tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt.
Tại Việt Nam, thực hiện Chiến lược phát triển du lịch và Chương trình hành động quốc gia về du lịch, nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ở các khu du lịch trọng điểm với mục đích thu hút các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào du lịch Việt Nam. Hàng trăm khách sạn, khu du lịch cao cấp được xây mới, gia tăng số lượng phòng khách sạn và những sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Công tác xúc tiến, quảng bá, đào tạo nhân lực cũng được đẩy mạnh. Cùng với việc hoàn thành, đưa vào triển khai Luật Du lịch là việc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn tạo ra một môi trường pháp lý rõ ràng hơn trong hoạt động kinh doanh du lịch. Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp du lịch Nhà nước cũng đã và đang được cổ phần hóa, sắp xếp lại theo hướng hình thành các tập đoàn du lịch mạnh, hình thức Công ty mẹ - công ty con để từng bước làm ăn hiệu quả trước môi trường cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt, khả năng thu hút vốn FDI của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Đây là nguồn vốn quan trọng để phát triển ngành du lịch Việt Nam theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và thế giới. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang hướng sự chú ý tới Việt Nam và đầu tư đón đầu trong lĩnh vực du lịch.
Tuy nhiên, du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn mới gia nhập WTO, cho nên phải vừa hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế. Vì vậy, có nhiều hạn chế và khó khăn trong khi hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh. Thực tế, năng lực cạnh tranh du lịch nước ta còn thấp bởi dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ còn kém, giá cả cao, sản phẩm du lịch ít phong phú, dẫn đến du lịch nước ta chưa giữ chân được khách, chưa kéo dài thời gian lưu trú, tỷ lệ du khách quay lại lần hai còn thấp. Hơn nữa, việc hội nhập kinh tế thế giới và đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn của “cơn bão” khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu tạo ra áp lực rất lớn với doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp, đội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chuyên môn cao. Hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu, trong quá trình hội nhập, Nhà nước chỉ hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi, còn thành công tùy thuộc vào sức cạnh tranh và sự năng động của doanh nghiệp.
Từ thực trạng đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành Du lịch Việt Nam hiện nay là phải tìm kiếm giải pháp để nâng cao chất lượng ngành Du lịch, cùng với việc phát triển du lịch nội địa là nhiệm vụ quan trọng thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phân tích thống kê tình hình khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2008 và dự đoán đến năm 2012”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là vấn đề lý luận và thực tiễn của việc áp dụng phương pháp thống kê vào nghiên cứu thực hình khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; dự đoán số lượng khách quốc tế đến Việt Nam cho đến năm 2012; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp thống kê khách du lịch quốc tế đến cũng như giải pháp nhằm thúc đẩy số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn tới.
Đối tượng nghiên cứu:
Khách du lịch quốc tế đến vào Việt Nam giai đoạn 1995-2008.
Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về số lượng khách quốc tế đến, số ngày khách quốc tế đến và kết cấu khách quốc tế đến Việt Nam chia theo quốc tịch, phương tiện và mục đích đến.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là các phương pháp thống kê phù hợp như: phương pháp đồ thị, phương pháp phân tích dựa vào dãy số thời gian, phương pháp chỉ số, phương pháp phân tổ, phương pháp sử dụng số tương đối kết cấu và phương pháp dự đoán.
Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3 chương với nội dung như sau:
Chương I: Một số vấn đề chung về thống kê khách du lịch.
Chương II: Phân tích thống kê tình hình khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2008 và dự đoán đến năm 2012.
Chương III: Kiến nghị và giải pháp.
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ KHÁCH DU LỊCH
Những vấn đề chung về hoạt động du lịch
Lý luận chung về hoạt động du lịch
Trước tiên, hoạt động du lịch có thể được hiểu là các hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên trong một khoảng thời gian ít hơn thời gian được các tổ chức du lịch quy định. Mục đích của chuyến đi không phải để thực hiện các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi của vùng tới thăm.
Trên đây là định nghĩa chung nhất, dễ hiểu nhất về hoạt động du lịch. Tuy nhiên còn một số định nghĩa khác về hoạt động du lịch có thể kể đến như sau:
Theo Luật Du lịch Việt Nam – NXB chính trị quốc gia, trang 10, ban hành ngày 27/06/2005: du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham qua, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) thì: du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một môi trường khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao tại nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm.
Đi sâu hơn vào định nghĩa của hoạt động du lịch ta có thể hiểu “môi trường thường xuyên” là nơi ở, nơi đi làm, loại trừ các chuyến đi trong phạm vi nơi ở thường xuyên và các chuyến đi có tính chất hàng ngày; “trong khoảng thời gian ít hơn thời gian được các tổ chức du lịch quy định” tức là 1 năm với du lịch quốc tế và 6 tháng với du lịch trong nước.
Khái niệm “nơi cư trú thường xuyên” hay “môi trường sống thường xuyên” có thể được hiểu theo nhiều cách và trở thành chủ đề cho nhiều cuộc tranh luận không những trên phạm vi quốc gia mà cả quốc tế. Người ta có thể hiểu khái niệm “nơi cư trú thường xuyên” cho phép một cá nhân có thể có nhiều hơn một nơi cư trú thường xuyên, ví dụ trong trường hợp một người có nhà ở thứ 2, vừa ở với gia đình mình, vừa ở với ông bà để tiện chăm lo. Ngoài ra thì khái niệm “nơi cư trú thường xuyên” cũng cho phép một cá nhân có nhiều nơi hoạt động khác nhau nhưng được tính chung trong một môi trường sống, ví dụ như các tù nhân đang thụ án thì nơi cư trú thường xuyên của họ vừa là nhà ở theo đăng ký thường trú vừa là nhà tù bởi nhà tù là một phần của môi trường sống thường xuyên của họ.
Như vậy, có thể thấy “nơi cư trú thường xuyên” hay “môi trường sống thường xuyên” còn là khái niệm đang được tranh cãi nhiều. Tuy nhiên, theo các phạm vi khác nhau thì ta có thể tạm hiểu khái niệm “nơi cư trú thường xuyên” hay “môi trường sống thường xuyên” theo các cách như sau:
Trên phạm vi quốc tế: “nơi cư trú thường xuyên” được xác định là phạm vi lãnh thổ quốc gia trừ các trường hợp sau đây:
Người đến hoặc rời một nước với tư cách là dân di cư, tìm kiếm việc làm có đưa theo cả người phụ thuộc.
Người lao động ở biên giới, sống ở nước này nhưng lại làm việc ở nước bên kia.
Nhân viên ngoại giao, lãnh sự và lực lượng vũ trang khi họ đi từ nước mình đến nước mà họ làm nhiệm vụ, bao gồm cả những người phục vụ và người phụ thuộc đi theo họ.
Dân tị nạn hoặc dân du mục.
Người quá cảnh hoặc không chính thức vào một nước thông qua kiểm soát hộ chiếu.
Trên quy mô quốc gia: “nơi cư trú thường xuyên” được tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) khuyến cáo các nước thành viên tự xác định. Tại Việt Nam hiện nay, có hai hướng để xác định “nơi cư trú thường xuyên”:
Hướng thứ nhất: “nơi cư trú thường xuyên” trong phạm vi quốc gia được xác định như sau: các chuyến đi thường xuyên với tần suất 1 tuần 1 lần, các chuyến đi trong ngày với khoảng cách 40km tính từ nơi ở hoặc có nghỉ qua đêm với khoảng cách 30km tính từ nơi ở.
Hướng thứ 2: “nơi cư trú thường xuyên” được xác định là các chuyến đi trong địa giới hành chính Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương không kể trong ngày hay qua đêm, không kể có hay không nghỉ tại các cơ sở lưu trú.
Có thể thấy được rằng, du lịch là ngành văn hóa, xã hội có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp các hoạt động khác của con người. Hoạt động du lịch có các đặc điểm chính đó là: phụ thuộc tài nguyên du lịch; là ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu đa dạng, trung và cao cấp của khách du lịch; hoạt động du lịch ngoài kinh doanh dịch vụ còn phải đảm bảo nhu cầu an ninh, chính trị, trật tự an toàn cho du khách cũng như địa phương tiếp nhận du khách.
Hoạt động du lịch có ý nghĩa rất lớn đối với một quốc gia, không chỉ trên giác độ kinh tế mà còn trên cả giác độ văn hóa – xã hội. Trên giác độ kinh tế đó vừa là ngành kinh doanh đạt hiệu quả cao, lợi nhuận lớn, tốc độ chu chuyển vốn lưu động nhanh và nhiều lại là ngành xuất khẩu tại chỗ, tạo việc làm cho lực lượng lớn lao động xã hội, cải tạo đời sống nhân dân. Sự phát triển của hoạt động du lịch cũng kéo theo sự phát triển của các ngành khác như giao thông vận tải, bưu điện, dịch vụ…Trên giác độ văn hóa – xã hội thì du lịch góp phần nâng cao vị thế, quảng bá hình ảnh của quốc gia trên trường quốc tế, góp phần bảo tồn và giữ gìn truyền thống cũng như di sản dân tộc, nâng cao cuộc sống, góp phần hiểu biết thêm phong tục tập quán của các địa phương cũng như quốc gia khác.
Hiện nay có rất nhiều loại hình du lịch đa dạng và phong phú. Nếu căn cứ theo mục đích chuyến đi thì ta có thể chia du lịch thành các loại sau:
Du lịch thuần túy: là hoạt động du lịch mà chủ yếu là đi du lịch, thăm quan, ngắm cảnh, nghỉ ngơi, giải trí và không kết hợp với bất kì mục đích nào khác. Ví dụ: đi biển nghỉ mát vào mùa hè…
Du lịch chữa bệnh: là hoạt động đến những vùng có thể chữa bệnh, vừa để thăm quan nghỉ ngơi vừa để kết hợp điều trị. Ví dụ: đi khi du lịch nghỉ dưỡng suối nước nóng Kim Bôi – Hòa Bình.
Du lịch công vụ: là những chuyến đi kết hợp hội nghị, hội thảo và thăm quan du lịch địa phương nơi tổ chức hội nghị, hội thảo.
Du lịch kết hợp nghiên cứu chuyên đề: sử học, sinh học, đại dương học… Kết hợp giữa việc nghiên cứu, tìm hiểu chuyên đề với du lịch địa phương nơi thực hiện chuyên đề nghiên cứu.
Du lịch thăm thân: kết hợp giữa việc đi thăm người thân và đi du lịch tại địa phương người thân đó sinh sống.
Nếu căn cứ theo phạm vi không gian thì có thể chia du lịch ra làm 2 loại:
Du lịch quốc tế: gồm du lịch quốc tế đến và du lịch ra nước ngoài.
Du lịch trong nước.
Thực tiễn hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay
Trong khoảng thời gian hơn chục năm trở lại đây du lịch Việt Nam mới thực sự được quan tâm và phát triển. Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, tốc độ phát triển của du lịch Việt Nam ngày càng cao tuy nhiên vẫn cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật và đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch để chất lượng du lịch Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn.
Về tốc độ phát triển: trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng du lịch Việt Nam tương đối ổn định với tốc độ tăng trung bình ở mức tương đối cao (20%), thị phần du lịch Việt Nam đã tăng từ 5% ở năm 1995 lên tới 8% vào năm 2005. Đây được coi là một bước đi dài, khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam trên trường quốc tế. Giai đoạn 1990 – 2000 có thể coi là giai đoạn bứt phá trong tăng trưởng và thu nhập của hoạt động du lịch tại Việt Nam. Số lượt khách quốc tế tăng lên tới 9 lần, từ 250 nghìn lượt người năm 1990 lên tới con số 2.05 triệu lượt khách vào năm 2000. Tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như chiến tranh, khủng bố, dịch SARS, cúm gia cầm trong suốt giai đoạn những năm sau năm 2000 cho đến nay nhưng lượng khách và thu nhập của hoạt động du lịch Việt Nam vẫn luôn giữ mức tăng trưởng 2 con số. Có một điều rất đáng khích lệ, đó là hơn 10 năm trước, du lịch Việt Nam đứng vào hàng thấp nhất trong khu vực nhưng hiện nay với sự bứt phá ngoạn mục trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã đuổi kịp và vượt Philippin, chỉ đứng sau Malaysia, Singapor, Thái Lan và Indonesia. Theo UNWTO, du lịch Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên cả thế giới. Việt Nam đã được xếp vào nhóm 10 điểm đến hàng đầu thế giới. Đây thực sự là niềm khích lệ và tự hào lớn lao cho du lịch Việt Nam. Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của du lịch Việt Nam là tương đối cao, đặc biệt là năm 2007, số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã lên tới 4,2 triệu lượt khách. Tính từ tháng 6 năm 2008, tốc độ phát triển du lịch Việt Nam có xu hướng sụt giảm do ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khách của các thị trường trọng điểm liên tục giảm (Nhật Bản giảm 5.9%; Pháp giảm 1.6%, Hàn Quốc giảm 3.5%). Hàng loạt các thị trường không có đường bay thẳng như Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ… giảm 3.2%. Hiện nay, theo thống kê của các doanh nghiệp lữ hành, tình trạng khách du lịch giảm cho đến nay (tháng 2 năm 2009) vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Nguy cơ giảm khác trong năm 2009 đã được thấy rõ khi mà lượng khách đặt trước cho năm 2009 giảm trung bình 20% so với cùng kỳ năm 2008. (Nguồn: www.vietnamtourism.com.vn)
Về tài nguyên du lịch: Việt Nam tự hào là một nước thuộc vùng nhiệt đới, có bốn mùa xanh tươi. Địa hình Việt nam có rừng, có núi, có sông, có biển, có đồng bằng và cả cao nguyên. Núi non tạo nên những vùng cao có khí hậu gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều nơi nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như Sapa (Lào Cai); Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Đà Lạt (Lâm Đồng); núi Bà Đen (Tây Ninh); động Tam Thanh (Lạng Sơn); di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình); vịnh Hạ Long… Với địa hình có đến 3260km bờ biển, với 125 bãi biển và 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng như Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh); Đồ Sơn (Hải Phòng); Sầm Sơn (Thanh Hóa), Non nước (Đà Nẵng)… Việt Nam đã trở thành điểm đến yêu thích của các du khách yêu thích hoạt động tắm biển, nghỉ dưỡng tại khác khu nghỉ gần bờ biển. Ngoài ra, với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó có khoảng 2500 di tích được xếp hạng bảo vệ) như đền Hùng (Cổ Loa), Văn Miếu (Hà Nội)…Tự hào hơn cả là quần thể di tích cố đô Huế; phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được Unesco ghi nhận là di sản văn hóa thế giới. Tài nguyên du lịch Việt Nam còn rất phong phú, thể hiện ở những nguồn suối nước khoáng có chất lượng cao, tốt cho sức khỏe của con người như suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh); suối khoáng Hội Vân (Bình Định); suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận); suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang); suối khoáng Kim Bôi (Hòa Bình)…Tại những khu suối nước khoáng này, khả năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh là rất lớn, thu hút được nhiều khách du lịch không những chỉ ở trong nước mà cả quốc tế đến thăm quan, nghỉ ngơi.
Về nguồn lực con người: Có thể thấy một vấn đề rõ ràng đó là tốc độ phát triển du lịch hiện nay càng cao thì càng kéo theo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch càng lớn. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, có một thực tế đáng quan tâm đó là nguồn nhân lực có trình độ Đại học chỉ chiếm có 3.11% trong số hơn 1 triệu lao động của ngành. Các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch cũng chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu hiện tại. Hơn thế, không chỉ thiếu về số lượng mà cả chất lượng đào tạo nhân lực du lịch cũng chưa thực sự cao. Việc đào tạo các nghệ nhân, giám đốc cùng các chức vụ quản lý cao cấp khác không hề được chú trọng, thậm chí chưa có cơ sở đào tạo việc làm này. Rất nhiều thị trường du lịch tiềm năng bị bỏ ngỏ vì trình độ ngoại ngữ của nhân viên du lịch còn hạn chế. Trình độ ngoại ngữ hạn chế, kỹ năng nghiệp vụ còn yếu khiến Việt Nam không khai thác hết được nguồn lực du lịch từ khách nước ngoài. Dự báo cho thấy đến năm 2010, Việt Nam cần đạt được 1.4 triệu lao động trong ngành du lịch, mỗi năm số lượng cần tăng thêm 19.000 lao động nhưng con số hiện chỉ dừng ở mức 13.000 sinh viên ngành du lịch. Nhược điểm của sinh viên ngành du lịch là không được chuẩn bị các kỹ năng “mềm”, nền tảng ngoại ngữ từ các bậc học dưới. Ngoài ra, còn một vấn đề đáng phải quan tâm nữa đó là cơ sở vật chất không đồng bộ, chưa có chương trình đào tạo, tài liệu dạy nghề chuẩn cũng là nguyên nhân khiến nguồn nhân lực ngành du lịch vừa thiếu vừa yếu. Nhận thức được vấn đề cấp thiết này, hiện nay, việc nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đang được thực hiện mạnh mẽ. Ví dụ điển hình là Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do EU tài trợ, phối hợp với Viện Quản lý và Phát triển Châu Á. Dự án sẽ triển khai tổ chức 2 khóa đào tạo về Kỹ năng giám sát cho các Đào tạo viên hệ thống VTOS (hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam) đã được VTCB (Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch) công nhận. Chương trình sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch nâng cao chất lượng đào tạo và trình độ nghiệp vụ của nhân viên thông quá hình thành đội ngũ đào tạo viên, giám sát viên có đủ năng lực. Học viên sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng giám sát để có thể đảm nhiệm tốt vai trò của các giám sát viên, trưởng bộ phận tại doanh nghiệp, giúp học viên kế hợp tiêu chuẩn VTOS với các hoạt động thường ngày tại doanh nghiệp của mình. (Nguồn: Tạp chí Du lịch)
Về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật du lịch: tính đến năm 2007, Chính phủ đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho Chương trình Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và hàng trăm tỷ đồng cho Chương trình hành động quốc gia về du lịch mà nội dung của nó chính là nâng cao năng lực du lịch thông qua các dự án phát triển, quảng bá sản phẩm và đào tạo nguồn nhân lực. Nhìn nhận về quy mô khách sạn, cơ sở lưu trú có thể thấy rằng, khách sạn Việt Nam có quy mô nhỏ và chất lượng chưa thực sự cao. Nếu chỉ tính khách sạn từ 1 đến 5 sao thì trung bình mỗi khách sạn Việt Nam chỉ có khoảng 42 buồng. Nếu tính riêng các khách sạn từ 4-5 sao thì bình quân mỗi khách sạn có 145 buồng. Con số này chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu về hoạt động ở của khách du lịch, từ khách du lịch trung đến cao cấp đến từ các nước phương Tây. Không những vậy, nhìn chung các ngành hỗ trợ du lịch chưa phát triển cùng nhịp với sự phát triển của ngành du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam còn chưa thực sự tốt, phương tiện đi lại còn lạc hậu, đường vận chuyển hàng không phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Thêm một điều đáng đề cập đến nữa đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử vào việc điều hành các tour du lịch và giao dịch giữa các nhà cung cấp dịch vụ di lịch chưa được nhiều. Nhận thức được những vấn đề cấp thiết này, hiện nay Việt Nam cũng đã và đang đầu tư rất nhiều để nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, song song với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông để đảm bảo không có sự ngưng trệ trong quá trình lưu thông của khách du lịch.
Về chủ trương, chính sách phát triển du lịch Việt Nam: Có thể thấy rõ được sự cố gắng nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển hoạt động du lịch thông qua việc ban hành Luật du lịch. Luật Du lịch đã quy định cụ thể về tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch cũng như quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức các nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch. Nhờ đó mà các chính sách về du lịch trở nên rõ ràng hơn, công khai, minh bạch với tất cả cộng đồng người Việt Nam cũng như nước ngoài đến Việt Nam du lịch. Cùng với đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành một số hướng dẫn cụ thể về lưu trú du lịch, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch nhằm tăng hiệu quả trong công tác quản lý và kinh doanh du lịch. Tuy nhiên có một vấn đề cần được đề cập đến đó là sự liên kết, hợp tác giữa các Bộ ngành, địa phương, lãnh thổ có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây nhưng vẫn còn thiếu và yếu (Tổng cục Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công An). Chúng ta hiện vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành (tài chính, hàng không, biên phòng, điện lực, viễn thông…) trong hỗ trợ phát triển du lịch. Hệ thống thống kê áp dụng trong ngành du lịch Việt Nam cũng chưa được cải tiến nhiều.
Những vấn đề chung về thống kê du lịch
Khái niệm thống kê du lịch
Thống kê du lịch nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng & quá trình kinh tế, xã hội trong lĩnh vực du lịch, nghiên cứu biểu hiện về mặt lượng của các quy luật phát sinh trong lĩnh vực này.
Thống kê du lịch không trực tiếp nghiên cứu mặt chất của hiện tượng mà chỉ phản ánh bản chất, tính quy luật của hiện tượng, quá trình kinh tế, xã hội trong lĩnh vực du lịch thông qua các con số, các biểu hiện về lượng của hiện tượng. Các con số thống kê du lịch này phải được tập hợp, thu thập trên một số lớn các hiện tượng cả biệt để đảm bảo bù trừ, triệt tiêu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Đối tượng nghiên cứu của thống kê nói chung cũng như trong thống kê du lịch nói riêng bao giờ cũng phải tồn tại trong một điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Ý nghĩa, nhiệm vụ thống kê du lịch
Ngày nay, thống kê du lịch trở nên vô cùng quan trọng trong tình hình cạnh tranh du lịch trên thế giới diễn ra mạnh mẽ. Phải có hệ thống thống kê du lịch thì mới có đầy đủ thông tin về thị trường, xây dựng được hệ thống chỉ tiêu thu thập thông tin thị trường. Với những dữ liệu đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy ta mới có thể tiến hành các phương pháp khác nhau về phân tích trong du lịch. Đây là một công việc hết sức cần thiết, góp phần đánh giá các khía cạnh khác nhau của du lịch, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả quá trình ra quyết định và hoạch định chính sách.
Bằng việc vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích một cách chính xác tình hình thị trường có thể nghiên cứu từ phương diện định lượng, nhằm rút ra các đặc trưng, tính quy luật làm cơ sở cho việc kết luận tình hình thị trường hiện tại, tiến hành dự đoán, xây dựng chiến lược, đấu tranh thị trường. Theo báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê trong ngành du lịch”, tổ chức UNWTO đã đưa ra 5 đích cơ bản gắn với việc nâng cao hệ thống thống kê du lịch thế giới mà Việt Nam nên tham khảo thực hiện như sau:
Định nghĩa các biến thống kê phản ánh các viễn cảnh khác nhau của du lịch và đặc trưng để nhận diện nó.
Hài hòa các định nghĩa du lịch nội địa và quốc gia, vì chúng là các khía cạnh bổ sung của hiện tượng du lịch.
Giúp tạo thông tin du lịch có tính so sánh quốc tế và quốc gia, hướng dẫn các nước thành viên cũng như không phải thành viên, chấp nhận và phỏng theo các khái niệm được chuẩn hóa cho từng nước để đảm bảo tính có thể so sánh.
Điều phối và tích hợp thống kê du lịch với những hoạt động kinh tế khác, đặc biệt chú ý tới các định nghĩa và phân loại của thống kê kinh tế và nhân khẩu học cơ bản, Hệ thống tài khoản quốc gia và cán cân thanh toán.
Xem xét những giới hạn hiện hành về tính sẵn có và khả năng truy cập tới những thông tin thống kê cần thiết, dẫn đến tính phức tạp của hoạt động du lịch.
Từ những vấn đề trên có thể rút ra được những nhiệm vụ chủ yếu của thống kê du lịch Việt Nam hiện nay:
Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu nhằm lượng hóa một cách có hệ thống & chính xác mọi hoạt động của lĩnh vực du lịch.
Nghiên cứu hệ thống các phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích và dự đoán các hoạt động trong quá trình kinh doanh du lịch.
Nghiên cứu đề xuất các phương pháp cần thiết nhằm khai thác tối đa cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có từng bước tận dụng tiềm năng du lịch phong phú hiện có.
Đặc điểm thống kê du lịch ở Việt Nam hiện nay
Cơ cấu tổ chức của cơ quan thống kê du lịch Việt Nam hiện nay là hình thức cơ quan thống kê du lịch hai cấp. Cơ cấu bao gồm: cơ quan thống kê quốc gia (nằm trong cơ quan quản lý nhà nước về Trung ương) và cơ quan thống kê địa phương (nằm trong cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương). Công tác thống kê du lịch hiện nay được thực hiện theo ngành dọc từ Tổng cục thống kê đến các cục thống kê các tỉnh thành phố và cuối cùng là các phòng thống kê ở các quận, huyện.
Tổng cục Thống kê có vụ thống kê thương mại, dịch vụ và giá cả chuyên trách thực hiện thống kê du lịch. Ở các cấp địa phương có các cục thống kê tỉnh, thành phố và có phòng thống kê thương mại đảm nhiệm công tác thống kê du lịch. Tại các phòng thống kê quận, huyện cũng có bộ phận chuyên thống kê trong lĩnh vực du lịch. Bản thân tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng có bộ phận đảm nhiệm công tác thống kê nhằm phân tích và đưa ra các quyết định đảm bảo hoạt động có hiệu quả hơn.
Nhìn chung, những mặt được của thống kê du lịch ở Việt Nam hiện nay có thể kể đến đó là:
Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Tổng cục Thống kê dần hoàn thiện các báo cáo thống kê định kỳ, tiến hành một số cuộc điều tra phục vụ thống kê du lịch, nhờ đó mà thu thập được hệ thống số liệu hàng năm về hoạt động du lịch để phục vụ cho quản lý và hoạch định chính sách phát triển du lịch.
Xây dựng được một số báo cáo: báo cáo về số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo tháng, quý, năm, theo phương tiện đến, quốc tịch, theo mục đích chuyến đi…; báo cáo số lượng khách du lịch trong nước theo định kỳ 6 tháng, năm; báo cáo thực trạng và cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam.
Bên cạnh những mặt được thì hoạt động thống kê du lịch ở Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế:
Hiện tại, Tổng cục Du lịch chưa có đơn vị thực hiện công tác thống kê du lịch riêng biệt. Số cán bộ đảm nhiệm công tác thống kê tại Tổng cục Du lịch còn mỏng so với nhiệm vụ đặt ra, cán bộ thống kê du lịch thường thay đổi nên thiếu tính kế thừa.
Số liệu thống kê du lịch còn bị giới hạn trong phạm vi hẹp, chủ yếu chỉ tập trung vào số liệu khách quốc tế đến Việt nam, phân loại theo thị trường khách, mục đích chuyến đi và phương tiện đến. Thông tin du lịch cũng chưa được thu thập đủ, chưa có độ tin cậy cao nên chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản của công tác quản lý cũng như so sánh quốc tế.
Chưa có hệ thống báo cáo thống nhất, chưa tham chiếu với hệ thống chỉ tiêu quốc gia và quốc tế. Hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch chưa được tổng hợp và pháp lý hóa, các biểu mẫu báo cáo do các Vụ chức năng thực hiện còn độc lập với nhau dẫn đến việc thông tin chưa được thống nhất.
Nguyên nhân chính của những mặt hạn chế đó là do:
Cán bộ làm thống kê tại Tổng cục Du lịch và các Sở còn mỏng và yếu, chưa có người làm nhiệm vụ chuyên trách.
Nhận thức về công tác thống kê du lịch còn chưa đúng, việc cung cấp số liệu thống kê của các cơ quan liên ._.ngành còn nhiều hạn chế. Các chỉ tiêu thống kê chưa được quy định cụ thể và thống nhất.
Kinh phí cho công tác thống kê du lịch còn hạn chế, chưa có phương tiện cho việc điều tra thống kê du lịch.
Phương pháp thống kê khách du lịch
Định nghĩa và phân loại khách du lịch
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khách du lịch từ trước tới nay. Đầu tiên phải kể đến đó là định nghĩa xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII tại Pháp, theo đó khách du lịch được hiểu là người thực hiện một cuộc hành trình lớn. Năm 1800 tại Anh, khách du lịch cũng được định nghĩa là người thực hiện cuộc hành trính lớn trên đất liền xuyên nước Anh. Đến đầu thế kỷ thứ XX, nhà kinh tế học người Áo – Iozef Stander đã đưa ra định nghĩa về khách du lịch là người khách xa hoa ở theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt cap cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế. Ngoài ra còn nhiều định nghĩa về khách du lịch khác tuy nhiên đều có điểm chung đó là: khách du lịch cư trú ở ngoài nơi họ sinh sống thường xuyên và không thực hiện hành vi kiếm tiền tại nơi họ đến.
Năm 1937, Liên hiệp các quốc gia đã đưa ra khái niệm về khách du lịch nước ngoài như sau: Bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ.
Năm 1950, Liên hiệp quốc tế của các tổ chức chính thức về du lịch – IUOTO ( sau này là WTO) đã định nghĩa khách du lịch quốc tế có hai điểm khác với định nghĩa của Liên hiệp các quốc gia vào năm 1937, đó là: sinh viên, những người đến học ở các trường được coi là khách du lịch và những người quá cảnh không được coi là khách du lịch kể cả họ hành trình qua một nước không dừng lại trong thời gian vượt qua 24 giờ hay hành trình trong khoảng thời gian dưới 24 giờ và có dừng lại nhưng không phải mục đích du lịch.
Năm 1963, tại Hội nghị Roma (Italia) do Liên Hiệp Quốc tổ chức về các vấn đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế lại đưa ra định nghĩa về khách du lịch như sau: Khách du lịch quốc tế là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24 giờ (hoặc sử dụng ít nhất một buổi tối trọ). Động cơ khởi hành của những người này là: giải trí, chữa bệnh, học tập với mục đích thể thao hoặc tôn giáo; đi du lịch kết hợp làm ăn, thăm gia đình, bạn bè, đi du lịch kết hợp với Hội nghị. Những người sau không được coi là khách du lịch quốc tế: những người ra nước ngoài để tìm kiếm việc làm hoặc làm ăn theo hoặc không theo hợp đồng; những cư dân ở vùng giáp biên giới sống ở nước bên này nhưng làm việc ở nước bên cạnh; những người dân di cư tạm thời hoặc cố định; những người tị nạn; người tha phương cầu thực, các nhà ngoại giao và nhân viên các đại sứ quán, lãnh sự quán, các lực lượng bảo an.
Năm 1989, tại hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan đã đưa ra khái niệm về khách du lịch quốc tế như sau: Khách du lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác với mục đích tham quan,nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian ít hơn 3 tháng, những người này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình. Như vậy, trong khái niệm này thì quy định về thời gian của chuyến đi du lịch đối với khách du lịch quốc tế là ít hơn 3 tháng.
Đối với khách du lịch trong nước thì Tiểu ban về các vấn đề kinh tế xã hội trực thuộc Liên Hiệp Quốc cho rằng: Khách du lịch nội địa là công dân của một nước (không kể quốc tịch) hành trình đến một nơi trong đất nước đó, khác nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ, hay một đêm với mọi mục đích trừ mục đích hoạt động để được trả thù lao tại nơi đến.
Trước tình hình có nhiều khái niệm của các nước và các tổ chức về du lịch trên thế giới, nghị quyết của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch họp tại Ottawa Canada từ 24-28/06/1991 đã được đại hội đồng của tổ chức du lịch thế giới WTO thông qua kỳ họp thứ 9 tại Buenos Aires – Agentina từ 30/09 đến 04/10/1991 đưa ra định nghĩa về khách du lịch quốc tế như sau: Khách du lịch quốc tế là một người khách đi du lịch tới một đất nước không phải là đất nước mà họ cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian ít nhất là một ngày đêm nhưng không vượt quá một năm và mục đích chính của chuyến đi không phải để thực hiện hoạt động kiếm tiền trong phạm vi đất nước tới thăm.
Ngày 04/03/1993, theo đề nghị của tổ chức du lịch thế giới WTO, Hội đồng thống kê Liên Hiệp Quốc đã công nhận những thuật ngữ để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch như sau:
Khách du lịch quốc tế (international tourist) gồm:
Khách du lịch quốc tế đến (inbound tourist) gồm: những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia.
Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (outbound tourist) gồm: những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch ra nước ngoài.
Khách du lịch trong nước (internal tourist) gồm: những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nước.
Khách du lịch nội địa ( domestic tourist) gồm: khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến.
Khách du lịch quốc gia (national tourist) gồm: khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài.
Tại Việt Nam, theo điều 20, chương IV của pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 1999 có định nghĩa về khách du lịch quốc tế như sau: Là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam..
Theo Luật Du lịch – NXB chính trị quốc gia – 2005 – trang 10 định nghĩa: khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến.
Từ đó, khách du lịch được phân ra làm các loại như sau :
Khách du lịch quốc tế : là 1 người khách đi du lịch tới 1 đất nước không phải là đất nước mà họ cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian ít nhất là 1 ngày đêm và không vượt quá 365 ngày. Mục đích chính của chuyến đi không phải là để thực hiện các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi các nước tới thăm.
Khách du lịch trong nước : là khách cư trú ở 1 đất nước đi du lịch tới 1 địa phương khác trong nước đó nhưng ngoài môi trường thường xuyên của họ trong khoảng thời gian ít nhất 1 ngày đêm nhưng không vượt quá 6 tháng. Mục đích chính của chuyến đi không phải để thực hiện hoạt động kiếm tiền trong phạm vi địa phương tới thăm.
Khách thăm quan : là khách có các chuyến thăm ngắn ngày không nghỉ tại cơ sở lưu trú có trả tiền, hoặc các chuyến thăm trong ngày tại điểm đến.
Khách du lịch nghỉ qua đêm : là khách nghỉ ít nhất một đêm tại một cơ sở lưu trú tập thể hoặc tư nhân tại nơi họ đến thăm.
Khách du lịch trong ngày : khách không nghỉ lại qua đêm tại một cơ sở lưu trú tập thể hoặc tư nhân tại nơi họ đến thăm. Bao gồm : những chuyến đi khứ hồi trong ngày từ nơi cư trú thường xuyên ; những chuyến đi khứ hồi dài ngày không nghỉ qua đêm tại bất cừ cơ sở lưu trú tập thể hoặc tư nhân tại nơi họ đến thăm ; khách đường thủy (gồm cả thủy thủ đoàn và khách) đến một nước và quay lại tàu để ngủ mỗi đêm mặc dù con tàu đó có thể đỗ lại bến cảng nhiều ngày được tính là khách du lịch quốc tế trong ngày ; những khách cắm trại, du lịch « balo » không nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú, mặc dù có thể họ ở lại nơi đến nhiều ngày.
Khách du lịch quá cảnh : là khách du lịch đặc biệt, có thể là khách du lịch quốc tế cũng có thể là khách du lịch nội địa, khách du lịch nghỉ qua đêm không tại cơ sở lưu trú có trẻ tiền hoặc khách trong ngày. Khách quá cảnh thường không quay về nơi cư trú ngay mà dừng lại ở một nơi, một quốc gia trên đường đi tới một địa điểm khác.
Khách du lịch địa phương : là người khách đi du lịch tới 1 địa điểm trong phạm vi địa phương mà họ sinh sống.
Nếu phân loại khách theo thời gian lưu trú thì có thể phân loại như sau :
Khách du lịch trong ngày.
Khách du lịch nghỉ từ 1-3 ngày.
Khách du lịch nghỉ từ 4-7 ngày.
Khách du lịch nghỉ từ 8-14 ngày.
Khách du lịch nghỉ từ 15-30 ngày.
Khách du lịch nghỉ từ 31-60 ngày.
Khách du lịch nghỉ từ 61-90 ngày.
Khách du lịch nghỉ từ 91-180 ngày.
Khách du lịch nghỉ từ 181-365 ngày.
Nếu phân loại khách theo nguồn khách :
Khách quốc tế đến : chia theo quốc tịch.
Khách du lịch ra nước ngoài : chia theo nước đến.
Khách du lịch trong nước : chia theo vùng, miền, địa phương.
Nếu phân loại theo mục đích chuyến đi :
Khách du lịch thuần túy : mục đích du lịch là nghỉ ngơi, vui chơi.
Khách du lịch công vụ : khách đi du lịch kết hợp với đi công vụ.
Khách du lịch thể thao : khách đi du lịch kết hợp với hoạt động thể thao.
Khách du lịch kết hợp chữa bênh : khách đi du lịch kết hợp việc chữa bệnh.
Khách du lịch thăm thân.
Nếu phân loại theo các tiêu thức nhân khẩu học :
Giới tính : Nam hay Nữ.
Độ tuổi :
Dưới 18 tuổi,
Từ 18 – 25 tuổi (thường là khách tự chủ động du lịch)
Từ 25-35 tuổi (khách du lịch theo gia đình)
Từ 35-45 tuổi (chủ yếu là khách du lịch công vụ)
Từ 45-55 tuổi (đi công vụ kết hợp)
Từ 55 tuổi trở lên (khách đi du lịch thuần túy)
Nghề nghiệp :
Khách cao cấp của nhà nước.
Khách là các nhà quản lý (du lịch kết hợp công vụ, du lịch kết hợp hoạt động thể thao...)
Khách là những nhà nghiên cứu khoa học (du lịch kết hợp với hội nghị...)
Khách là thương gia
Khách là nhân viên
Các thành phần khác
Phân loại theo phương tiện đi lại : có thể hiểu phương tiện đi lại là phương tiện chủ yếu được khách sử dụng trong chuyến đi. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ giữa phương tiện giao thông được dùng để đi tới điểm đến và phương tiện giao thông dùng để di chuyển tại điểm đến. Ví du : một khách Pháp đến Việt Nam bằng máy bay nhưng sử dụng ô tô và xe máy để đi du lịch qua các tỉnh tại Việt Nam. Như vậy, phương tiện chính để đi tới Việt Nam (điểm đến) của vị khách này là máy bay, phương tiện khác để di chuyển tại điểm đến là ô tô và xe máy.
Nếu phân loại theo cơ sở lưu trú : đối với khách du lịch qua đêm thường chọn loại hình cơ sở lưu trú để nghỉ qua đêm. Tại Việt Nam, Luật Du lịch – NXB chính trị quốc gia – trang 12 có định nghĩa về cơ sở lưu trú như sau : « Cơ sở lưu trú là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu ». Từ đó ta phân loại khách theo cơ sở lưu trú như sau :
Khách du lịch nghỉ tại khách sạn : là khách nghỉ tại các cơ sở kinh doanh phục vụ nhu cầu của du khách trong thời gian ngắn (1 năm đối với khách du lịch quốc tế và 6 tháng đối với khách du lịch nội địa) ; khách sạn được phân theo số sao (từ 1 sao đến 5 sao).
Khách du lịch nghỉ tại motel : là khách nghỉ tại loại cơ sở lưu trú được xây dựng sát đường giao thông, có gara ô tô gần phòng ngủ, có các dịch vụ bảo dưỡng, xăng, dầu và dịch vụ ăn uống.
Khách du lịch nghỉ tại biệt thự du lịch : là khách nghỉ tại loại cơ sở lưu trú sang trọng, biệt lập và đầy đủ tiện nghi.
Khách du lịch nghỉ tại nhà khách : là khách du lịch nghỉ tại cơ sở lưu trú bình dân, cơ sở lưu trú của một cơ quan hay tổ chức, đoàn thể nào đó.
Khách du lịch nghỉ tại tàu du lịch, thuyền du lịch : là khách du lịch trong suốt chuyến đi cơ sở lưu trú qua đêm của họ chính là trên tàu, thuyền (phương tiện di chuyển chính của họ).
Khách du lịch sử dụng lều trại : là khách nghỉ qua đêm tại những khu đất rộng rãi có thể cắm trại, lều hoặc do khách du lịch tự cắm trại.
Nếu phân loại theo hình thức tổ chức chuyến đi :
Khách du lịch theo tour du lịch : là khách sử dụng các gói sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp lữ hành hay đại lý du lịch. Các tour du lịch trọn gói thường là hay kết hợp từ 2 dịch vụ du lịch trở lên và bán các dịch vụ này thông qua các đại lý du lịch hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng như một sản phẩm đơn lẻ với giá trọn gói.
Khách du lịch theo tour tự tổ chức : là khách du lịch tự chọn hành trình, tự mua, thanh toán và tiêu dùng trực tiếp các dịch vụ du lịch trong chuyến đi.
Nếu phân loại theo « sản phẩm du lịch » : có thể phân theo một số loại chủ yếu như sau :
Khách du lịch mạo hiểm
Khách du lịch khám phá
Khách du lịch nghỉ dưỡng
Khách du lịch văn hóa
Khách du lịch sinh thái
Khách du lịch ẩm thực
Hệ thống chỉ tiêu thống kê khách du lịch
Việc nghiên cứu thống kê khách du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi các chỉ tiêu thống kê khách du lịch là những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá kết quả hoạt động của từng đơn vị kinhdoanh du lịch cũng như toàn ngành du lịch. Qua đó có thể nghiên cứu quy mô của thị trường du lịch và là cơ sở để tính các chỉ tiêu phân tích khác, phản ánh đặc trưng về hoạt động du lịch. Các thông tin phân tích dự báo đối với chỉ tiêu thống kê khách du lịch là cơ sở để lập kế hoạch cho những chỉ tiêu quan trọng trong các lĩnh vực khác.
Số lượt khách du lịch (K)
Số lượt khách du lịch (K) : là tổng số lượt khách đến và tiêu dùng sản phẩm du lịch trong kỳ nghiên cứu. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối, thời kỳ, đơn vị tính : lượt khách. Cách tổng hợp như sau :
Đối với khách du lịch quốc tế :
Khách du lịch quốc tế đến :
Phạm vi quốc gia (toàn ngành) : số khách du lịch quốc tế đến được thu thập qua các cửa khẩu, đường không, đường bộ và đường biển.
Phạm vi từng đơn vị kinh doanh du lịch : số lượt khách du lịch quốc tế là số lượt khách du lịch quốc tế đến mà đơn vị phục vụ trong kỳ nghiên cứu.
Khách đi du lịch ra nước ngoài :
Phạm vi từng đơn vị kinh doanh : số khách mà đơn vị tổ chức cho họ đi du lịch ra nước ngoài.
Phạm vi quốc gia : có thể thu thập tại cửa khẩu hoặc cộng dồn số khách tại các đơn vị.
Đối với khách du lịch trong nước :
Phạm vi từng đơn vị kinh doanh du lịch : số khách du lịch trong nước là số lượt khách mà họ phục vụ trong kỳ nghiên cứu.
Phạm vi toàn ngành, cả nước : có thể thu thập qua điều tra hoặc lấy tổng số lượt khách du lịch tất cả các đơn vị kinh doanh x hệ số tính đổi.
Đối với khách du lịch địa phương : có thể thu thập số liệu qua điều tra.
Thống kê lượng khách du lịch cho ta biết được tình hình hoạt động du lịch, khả năng thu hút của từng điểm du lịch từ đó hoạch định ra các kế hoạch cho hoạt động du lịch trong thời gian tiếp theo.
Số ngày khách du lịch (N)
Số ngày khách du lịch (N) : là tổng số ngày khách mà các đơn vị kinh doanh phục vụ trong kỳ nghiên cứu. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối, thời kỳ, có đơn vị tính là : ngày khách. Có 2 phạm vi tính số ngày khách du lịch :
Tính cho từng đơn vị kinh doanh du lịch : số ngày khách được xác định bằng cách cộng dồn số lượt khách có trong từng ngày của kỳ nghiên cứu.
Tính cho toàn ngành : thu thập bằng điều tra hoặc cộng dồn số ngày khách của tất cả các đơn vị kinh doanh du lịch (tuy nhiên phương pháp này bỏ sót số ngày khách đối với Việt Kiều ở tại nhà).
Số ngày khách du lịch = quy mô đoàn khách thứ i x Độ dài lưu trú của đoàn khách thứ i.
Chỉ tiêu số ngày khách du lịch (N) không những phản ánh kết quả hoạt động của đơn vị kinh doanh du lịch mà còn có tác dụng trong việc lập kế hoạch marketing và sửa chữa cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật du lịch.
Độ dài lưu trú bình quân (n)
Độ dài ngày lưu trú (n) : là số ngày lưu trú bình quân một khách. Đơn vị tính : số ngày khách du lịch / lượt khách.
Cách tính độ dài ngày lưu trú như sau :
Trong đó:
: tổng số ngày khách của từng bộ phận khách.
: số ngày lưu trú bình quân một khách của từng bộ phận khách.
: tổng số khách của từng bộ phận khách.
Đối với trường hợp tổng thể khách được chia theo các bộ phận khách khác nhau, ta có thể dựa vào nguồn khách, mục đích chuyến đi, phương tiện di… để tính độ dài lưu trú bình quân chung:
Chỉ tiêu độ dài lưu trú phản ánh đặc trưng về lưu trú của khách du lịch, được sử dụng để so sánh kết quả hoạt động kinh doanh du lịch giữa các doanh nghiệp du lịch, địa phương hay vùng du lịch.
Kết cấu khách du lịch/ kết cấu ngày khách du lịch (,)
Kết cấu khách du lịch:
Trong đó :
: tỷ trọng bộ phận khách thứ i.
: số khách của loại khách thứ i.
: tổng số khách
Kết cấu ngày khách du lịch:
Trong đó :
: tỷ trọng ngày khách của loại khách thứ i.
: số ngày khách từng loại khách.
N : tổng số ngày khách
i : loại khách.
Kết cấu khách và ngày khách thường được nghiên cứu theo các tiêu thức như sau:
Theo nguồn khách:
Khách quốc tế đến: chia theo quốc tịch.
Khách đi du lịch ra nước ngoài: chia theo nước đến.
Khách du lịch trong nước: chia theo vùng, miền, tỉnh.
Theo mục đích chuyến đi:
Du lịch thuần túy.
Du lịch công vụ.
Du lịch thể thao.
Du lịch kết hợp chữa bệnh.
Du lịch thăm thân.
Các dạng khác.
Theo thời gian lưu trú:
Từ 1-3 ngày.
Từ 4-7 ngày.
Từ 8-14 ngày.
Từ 15-30 ngày.
Từ 31 đến 60 ngày.
Từ 61 đến 90 ngày.
Từ 91 đến 180 ngày.
Từ 181 đến 365 ngày.
Theo các tiêu thức nhân khẩu học:
Giới tính.
Độ tuổi.
Nghề nghiệp.
Theo hành vi hiện thực:
Kết cấu khách đến lần đầu hay đến lại.
Kết cấu khách theo các kiểu lưu trú khác nhau.
Kết cấu khách đến theo phương tiện vận chuyển.
Kết cấu khách biết đến sản phẩm du lịch bằng các phương pháp quảng cáo khác nhau.
Theo đặc tính tinh thần:
Kết cấu khách đi du lịch cá nhân hay du lịch tập thể.
Kết cấu khách đi du lịch theo quyết định của bản thân hay của người khác.
Kết cấu khách đi du lịch theo cách đánh giá của họ đối với sản phẩm du lịch.
Phương pháp phân tích thống kê khách du lịch
Phân tích số lượng khách du lịch
Phân tích biến động tổng lượng khách du lịch
Phân tích đặc điểm biến động của chỉ tiêu số lượt khách du lịch : tính các chỉ tiêu để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian.
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối (sử dụng công thức : lượng tăng (hoặc) giảm tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng (hoặc) giảm tuyệt đối bình quân : dùng để biểu thị số lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối của số lượt khách du lịch theo thời gian.
Mức độ bình quân theo thời gian : dùng để tính số lượt khách trung bình qua thời gian.
Tốc độ phát triển và tốc độ tăng (hoặc giảm) (sử dụng công thức : tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn, tốc độ tăng (hoặc giảm bình quân : xác định tốc độ, xu hướng biến động của số lượt khách theo thời gian và xác định xem số lượt khách tăng (giảm) bao nhiêu lần kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn : xác định xem cứ 1% tốc độ tăng (giảm) của số lượt khách theo thời gian thì tương ứng với một lượng tuyệt đối là bao nhiêu lượt khách.
Phân tích xu thế biến động của số lượt khách du lịch theo thời gian :
Sử dụng đồ thị biểu diễn giá trị của số lượt khách du lịch theo thời gian : thấy được sự thay đổi, xu hướng biến động của số lượt khách du lịch theo thời gian.
Sử dụng phương pháp hàm xu thế : thường dùng dạng hàm tuyến tính, bậc 2, bậc 3 và hàm mũ để phân tích sự biến động của số lượt khách du lịch theo thời gian.
Phân tích biến động thời vụ của chỉ tiêu số lượt khách du lịch :
Tính các chỉ số thời vụ : xác định ảnh hưởng của yếu tố thời vụ đến chỉ tiêu số lượt khách du lịch.
Phân tích các thành phần của dãy số thời gian : phân tích theo kết hợp cộng và theo kết hợp nhân : xác định được tính chất, vai trò của mỗi thành phần (thành phần xu thế, thành phần thời vụ và thành phần ngẫu nhiên) trong quá trình biến động của hiện tượng.
Phân tích biến động kết cấu khách du lịch
Sử dụng phương pháp phân tổ : phân loại khách theo thị trường, theo phương tiện đến và mục đích đến.
Sử dụng số tương đối kết cấu : xác định được tỷ trọng của loại khách trên tổng số khách, số ngày khách của từng loại khách trên tổng số ngày khách từ đó xác định được loại khách nào chiếm tỷ trọng lớn để đầu tư chiến lược nâng cao số lượt khách du lịch.
Phân tích số ngày khách du lịch
Phân tích biến động số ngày khách du lịch qua thời gian sử dụng các phương pháp tương tự như phương pháp phân tích biến động tổng lượng khách du lịch.
Phương pháp chỉ số : phân tích được biến động của tổng ngày khách du lịch thông qua các chỉ tiêu hệ thống (số ngày lưu trú bình quân 1 khách của từng loại khách, số lượt khách của từng loại khách, số ngày lưu trú bình quân chung của khách) ; phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của tổng ngày khách du lịch.
Mô hình 1 : phân tích nhân tố ảnh hưởng Tổng ngày khách du lịch (N) do ảnh hưởng của 2 nhân tố : số ngày lưu trú bình quân 1 khách của từng loại khách (ni) và số lượt khách của từng loại khách (ki).
Trong đó :
K : tổng số lượt khách.
: số lượt khách của từng loại khách.
: số ngày lưu trú bình quân 1 khách của từng loại khách.
Mô hình 2 : phân tích nhân tố ảnh hưởng Tổng ngày khách du lịch do ảnh hưởng của số ngày lưu trú bình quân chung của khách () và tổng số lượt khách (K).
Trong đó :
: số ngày lưu trú bình quân chung của khách.
K : tổng số lượt khách.
Mô hình 3 : phân tích nhân tố ảnh hưởng Tổng ngày khách du lịch cho biến động số ngày lưu trú bình quân chung 1 khách.
Trong đó :
: số ngày lưu trú bình quân chung 1 khách kỳ nghiên cứu.
: số ngày lưu trú bình quân chung 1 khách kỳ gốc.
: số ngày lưu trú bình quân chung 1 khách kỳ gốc tính với kết cấu kỳ nghiên cứu.
Mô hình 4 : phân tích biến động tổng số ngày khách do ảnh hưởng 3 nhân tố : số ngày lưu trú bình quân 1 khách của từng loại khách, kết cấu khách và tổng số khách.
Dự đoán số lượng khách và số ngày khách du lịch
Dự đoán năm : dựa vào dãy số thời gian và dựa vào hàm hồi quy tương quan.
Dựa vào dãy số thời gian : dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân, tốc độ phát triển bình quân, dự đoán dựa vào hàm xu thế, dự doán dựa vào hàm xu thế kết hợp với biến động thời vụ.
Dựa vào hàm hồi quy tương quan : ngoại suy mối liên hệ.
Dự đoán bằng phương pháp chuyên gia : dự đoán điểm và dự đoán khoảng.
Dự đoán theo tháng, quý :
Dự đoán dựa vào mô hình theo bảng Buys-Ballot : dựa vào hàm xu thế và biến động thời vụ.
Dự đoán số lượng khách, ngày khách trên cơ sở kết quả dự đoán năm và dãy số thời vụ.
Thực trạng thống kê khách du lịch Việt Nam hiện nay:
Trên thực tế, công tác thống kê khách du lịch tại Việt Nam hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, chưa có những công trình nghiên cứu, điều tra và phương pháp cụ thể cho việc thống kê số lượng khách du lịch một cách đầy đủ.
Đối với công tác thống kê khách quốc tế đến Việt Nam: số liệu được thu thập từ các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Từ trước năm 2000, công tác thống kê số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam được thực hiện bởi Bộ Công an, nhưng từ sau năm 2000, do đặc thù công việc nên nhiệm vụ này đã được giao cho Tổng cục Thống kê phối hợp với Tổng cục Du lịch thực hiện. Hiện nay, số liệu thống kê khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã được thực hiện, đã có số liệu hàng tháng, quý, năm về tổng số khách cũng như số lượt khách phân theo quốc tịch, theo phương tiện du lịch và theo mục đích của chuyến đi. Nguồn thông tin này được thực hiện một cách tương đối đầy đủ, nó đã thực sự trở thành một nguồn thông tin quan trọng phục vụ công tác thống kê khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhờ thế mà công tác quản lý Nhà nước về du lịch được thực hiện một cách hiệu quả hơn rất nhiều.
Đối với công tác thống kê khách du lịch nội địa: hiện nay công tác thống kê khách du lịch nội địa vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có một công trình nghiên cứu, điều tra và phương pháp thống kê nào phù hợp cho việc thống kê khách du lịch nội địa. Chủ yếu hiện nay, chỉ có số liệu thống kê về khách du lịch nội địa có nghỉ tại các cơ sở lưu trú du lịch có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, nguồn số liệu này cũng chưa thực sự đầy đủ và chính xác. Với những khách đi du lịch trong ngày, nghỉ tại nhà người thân, các cơ quan, xí nghiệp…chưa có một số liệu thống kê nào đầy đủ.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2008 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2012
Đặc điểm nguồn tài liệu dùng trong phân tích
Nguồn số liệu dùng phân tích trong phạm vi đề tài có những đặc điểm như sau:
Nguồn tài liệu được thu thập từ Trung Tâm thông tin Du lịch, Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch về số lượt khách du lịch quốc tế đến theo tháng, quý năm trong suốt giai đoạn 1995-2008, số lượt khách được chia theo thị trường đến (quốc tịch), mục đích chuyến đi và phương tiện đi: như vậy, ta có thể áp dụng các phương pháp thống kê như đã trình bày trong mục 3.3.1, Chương I để phân tích số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 1995-2008.
Nguồn tài liệu về tổng số ngày khách quốc tế lưu trú từ năm 2000 đến năm 2008: như vậy có thể tính được số ngày lưu trú bình quân chung của khách du lịch quốc tế đến theo thời gian. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu có thể phân tích được:
Đặc điểm biến động của tổng số ngày khách quốc tế lưu trú và xu hướng biến động của tổng số ngày khách quốc tế lưu trú theo thời gian.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng số ngày khách quốc tế lưu trú do ảnh hưởng của số ngày lưu trú bình quân chung của khách và tổng số lượt khách.
Phân tích biến động số ngày lưu trú bình quân chung một khách.
Hướng phân tích nguồn tài liệu đã có :
Sử dụng phương pháp đồ thị để biểu thị xu thế phát triển của : số lượt khách quốc tế đến, số ngày khách quốc tế lưu trú trong suốt giai đoạn 1995-2008.
Sử dụng phương pháp phân tích dựa vào dãy số thời gian để phân tích : đặc điểm biến động của số lượt khách, số ngày khách quốc tế lưu trú trong giai đoạn 1995-2008.
Sử dụng số tương đối kết cấu để phân tích : tỷ trọng của loại khách trên tổng số khách.
Sử dụng phương pháp hàm xu thế để phân tích : xu hướng biến động của số lượt khách quốc tế đến, số ngày khách lưu trú theo thời gian.
Sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích : biến động của tổng ngày khách du lịch do ảnh hưởng của số ngày lưu trú bình quân chung của khách và tổng số lượt khách.
Tính các chỉ số thời vụ và phương pháp phân tích các thành của dãy số thời gian để phân tích : ảnh hưởng của yếu tố thời vụ đến chỉ tiêu số lượt khách du lịch.
Sử dụng phương pháp dự đoán : để dự đoán số lượt khách quốc tế đến Việt Nam và số ngày khách quốc tế đến Việt Nam cho đến năm 2012.
Phân tích biến động số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 và dự đoán đến năm 2012
Phân tích biến động chung của số lượng khách du lịch quốc tế dến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 và dự đoán đến năm 2012
Phân tích đặc điểm biến động của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008
Trong suốt giai đoạn 1995 – 2008, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng, điều này được thể hiện rất rõ ràng qua chỉ tiêu số lượng khách du lịch quốc tế đến. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2008 được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 1 : Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 :
Đơn vị tính : lượt khách
Năm
Số lượt khách
1995
1351296
1996
1643155
1997
1715637
1998
1520128
1999
1781754
2000
2140100
2001
2330791
2002
2628237
2003
3328884
2004
2927873
2005
3534650
2006
3632001
2007
4185841
2008
4225928
Nguồn : Tổng cục Du lịch Việt Nam
Từ bảng số liệu trên, đồ thị về số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2008 được thể hiện như sau :
Đồ thị 1 : Số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 - 2008
Từ số liệu đã có, sử dụng phương pháp phân tích dựa vào dãy số thời gian để phân tích biến động của số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008. Ta có bảng phân tích sau đây :
Bảng 2: Bảng phân tích biến động tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2008
Năm
Tổng số lượt khách ()
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (lượt khách)
Tốc độ phát triển (lần)
Tốc độ tăng giảm (lần)
Gía trị tuyệt đối 1% tốc độ tăng (giảm) (lượt khách) ()
Liên hoàn ()
Định gốc ()
Liên hoàn ()
Định gốc ()
Liên hoàn ()
Định gốc ()
1995
1351296
-
-
-
-
-
-
-
1996
1643155
291859
291859
1,22
1,22
0,22
0,22
16431,55
1997
1715637
72482
364341
1,04
1,27
0,04
0,27
17156,37
1998
1520128
-195509
168832
0,89
1,12
-0,11
0,12
15201,28
1999
1781754
261626
430458
1,17
1,32
0,17
0,32
17817,54
2000
2140100
358346
788804
1,20
1,58
0,20
0,58
21401,00
2001
2330791
190691
979495
1,09
1,72
0,09
0,72
23307,91
2002
2628237
297446
1276941
1,13
1,94
0,13
0,94
26282,37
2003
3328884
700647
1977588
1,27
2,46
0,27
1,46
33288,84
2004
2927873
-401011
1576577
0,88
2,17
-0,12
1,17
29278,73
2005
3534650
606777
2183354
1,21
2,62
0,21
1,62
35346,50
2006
3632001
97351
2280705
1,03
2,69
0,03
1,69
36320,01
2007
4185841
553840
2834545
1,15
3,10
0,15
2,10
41858,41
2008
4225928
40087
2874632
1,01
3,13
0,01
2,13
42259,28
Bình quân
2639019,64
= 221125,54
= 1,09
= 0,09
-
Kết luận: Qua bảng số liệu phân tích tình tình hình biến động số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2008 ta có thể thấy:
Số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhìn chung tăng dần trong giai đoạn 1995-2008 trừ hai năm 1998 và 2004. Năm 1998 số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là 1520128 lượt khách, giảm so với năm 1997 là 11% tương đương với một lượng tuyệt đối là 195509 lượt khách. Năm 2004, lượt khách quốc tế đến Việt Nam giảm một lượng tuyệt đối so với năm 2003 là 401011 lượt khách tương đương với 12%.
Trong vòng 14 năm, từ năm 1995-2008, tốc độ phát triển bình quân về số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt nam là 109%, tăng 9%, mỗi năm, số lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta lại tăng bình quân là 2639019 lượt khách.
Nhận xét: đi cụ thể vào từng năm, ta có những nhận xét sau đây:
Năm 1996, số lượt khách quốc tế đến Việt Nam có tốc độ phát triển 122%, tăng 22% so với năm 1995. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do năm 1995, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của ASEAN, một trong những điều kiện quan trọng giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Cũng nhờ đó mà du lịch Việt Nam nhận được sự quan tâm nhiều hơn của bạn bè du khách khắp nơi trên thế giới.
Tiếp đến năm 1997, tốc độ phát triển về số lượt khách quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng so với năm trước tuy nhiên tốc độ có phần chậm hơn, đạt con số về tốc độ phát triển là 104%, tăng 4% tương đương với một lượng tuyệt đối là 72482 lượt khách so với năm 1996. N._.ch trên toàn cầu là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác marketing ngành du lịch cũng như khẳng định vị thế cạnh tranh của quốc gia với tư cách là một điểm đến du lịch quốc tế trên thị trường quốc tế. Cần phải hiểu rõ rằng, thương hiệu quốc gia không đơn thuần chỉ là những yếu tố hữu hình như khẩu hiệu quảng cáo, quan hệ công chúng và marketing trực tiếp, các sự kiện đặc biêt hay chiến lược bán và thực hiện sản phẩm/ dịch vụ du lịch. Trên thực tế, thương hiệu luôn luôn là sự tổng hợp của tất cả các yếu tố trên trong mối liên kết vô cùng chặt chẽ với nhau.
Tạo dựng thương hiệu với mục tiêu để nắm được bản chất của điểm đến du lịch trong một thể thống nhất, để chào bán những giá trị độc đáo của một quốc gia đến khách du lịch tiềm năm đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và mất nhiều năm. Bởi lẽ, bản thân thương hiệu điểm đến du lịch có thể làm giảm rủi ro cho khách du lịch khi quyết định lựa chọn địa điểm, khách du lịch có đầy đủ thông tin, kiến thức và sự tự tin khi lựa chọn một địa điểm du lịch đã có thương hiệu mạnh. Để đạt được thành công thương hiệu cần phải độc đáo và khác biệt.
Trong thời gian qua, hình ảnh về Du lịch Việt Nam được đánh giá là tương đối cao trong mắt bạn bè quốc tế. Theo kết quả điều tra hàng năm của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), Việt Nam đã tiến từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, có một thực tế cần được thừa nhận rằng, du lịch Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước. Về cơ sở hạ tầng du lịch và các cơ sở dịch vụ du lịch đã được cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế; sản phẩm du lịch còn rất nghèo nàn; chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch Việt Nam còn thấp; thông tin và hình ảnh về Du lịch Việt Nam ở nhiều nơi trên thế giới còn mờ nhạt. Chính những điều đó đã làm cho khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên thị trường thế giới còn thấp. Vì thế mà lượng khách quốc tế đến Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trên thế giới. Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân quan trọng là cho đến nay Du lịch Việt Nam vẫn chưa thực sự tạo dựng được thương hiệu. Chưa có một chiến lược quốc gia cụ thể về xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam.
Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng và củng cố thương hiệu cho Du lịch Việt Nam. Sự cố gắng và nỗ lực này đã được thể hiện rất rõ trong chiến dịch “ Ấn tượng Việt Nam” (Impressive Vietnam) vừa chính thức được khởi động vào ngày 05-01-2009 vừa qua. Theo con số được Tổng cục Du lịch công bố vào ngày 04-01-2009, có 37 doanh nghiệp (DN) lữ hành quốc tế, 61 khách sạn, 3 hãng vận chuyển, 14 cửa hàng mua sắm đã đăng ký tham gia vào chương trình Ấn tượng Việt Nam. Trong đó, các khách sạn cam kết giảm giá từ 30-50% (so với hợp đồng đã ký với các công ty lữ hành). Hàng không Việt Nam cam kết khuyến mại từ 30-50% giá vé các đường bay quốc tế và nội địa cho các tour khuyến mại. Các hãng vận chuyển và lệ phí tham quan tại các điểm du lịch cũng có mức giảm giá tương tự. Toàn bộ thông tin chi tiết về tour giảm giá và danh sách các khách sạn khuyến mại còn được đăng tải tại trang web: www.promotours.gov.vn để quảng bá chiến dịch này trên khắp thế giới. Ngoài ra, trang web còn có đường link dẫn tới các trang web của DN lữ hành tham gia vào chương trình. Tuy nhiên, vẫn chỉ có một số ít DN, khách sạn tham gia vào chương trình khuyến mại kể trên, một con số quá nhỏ so với hàng nghìn DN đang kinh doanh trong ngành du lịch. Sở dĩ như vậy là vì không phải DN nào cũng có khả năng chịu đựng, chấp nhận hy sinh một phần lợi nhuận khi tham gia vào chương tình. Vì lý do đó mà Tổng cục Du lịch đã lựa chọn một số DN tích cực, có thực lực. Hy vọng của Tổng cục Du lịch là vào đợt 2, diễn ra vào tháng 3 năm 2009, chương trình sẽ được hoàn thiện hơn, rộng hơn và số DN đăng ký tham gia sẽ gấp 2-3 lần hiện nay.
Xây dựng chiến lược thương hiệu Du lịch Việt Nam cần được coi là nhiệm vụ ưu tiên của ngành Du lịch trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện cần phải đặc biệt chú trọng tới việc lựa chọn khẩu hiệu và biểu tượng cho Du lịch Việt Nam theo hướng khẩu hiệu và biểu tượng phải nằm trong một thể thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, đồng thời phản ánh được hình ảnh nổi bật và khác biệt của Du lịch Việt Nam để giúp khuyếch trương, quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam một cách hiệu quả. Để làm được như vậy cần có kế hoạch bài bản để đánh giá, xây dựng sản phẩm du lịch nhằm xác định rõ lợi thế của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trước khi xây dựng, thực hiện các chiến lược và kế hoạch quảng bá thương hiệu và kế hoạch marketing điểm đến.
Khi tiến hành quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế cần phải tiến hành liên tục, thường cuyên, đảm bảo dễ dàng tiếp cận và nhiều thông tin cập nhật thường xuyên. Ngoài ra, sử dụng đa dạng và linh hoạt các công cụ xúc tiến để quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam như quảng cáo, marketing trực tiếp, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, tài trợ, hội chợ…Trong quá trình xây dựng và quảng bá thương hiệu Du lịch Việt Nam, cần phải sử dụng đa dạng các phương tiện xúc tiến theo hướng vừa sử dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất phim quảng cáo thương hiệu du lịch và lợi thế của mạng internet, vừa sử dụng các ấn phẩm quảng cáo truyền thống như bản đồ, tập gấp, áp phích, tờ rơi, sách mỏng, sách ảnh hay tập ảnh quảng cáo du lịch nhằm tăng hiệu quả của hoạt động này.
Để thực hiện tốt hoạt động quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia cần phải có sự tham gia của cả Chính phủ, ngành Du lịch, các Bộ ngành liên quan, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và sự hưởng ứng tham gia tích cực của người dân. Tổng cục Du lịch phải xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp, năng động, có kinh nghiệm, hiểu biết về marketing, thương hiệu và xúc tiến quảng bá thương hiệu. Cần xây dựng kế hoạch, chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung và cách thức tổ chức, huy động lực lượng chuyên nghiệp tham gia vào công tác này. Tận dụng lợi thế của mạng internet để quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam. Tổ chức thực hiện được tốt chiến dịch xúc tiến thương hiệu du lịch sẽ mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng nhanh lượng khách quốc tế đến, khẳng định vị trí cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường du lịch thế giới.
Trên thực tế, du lịch Việt Nam hoàn toàn có thể khai thác nét văn hóa vốn của của mình để làm thế mạnh thu hút du khách đến tham quan, tạo cho khách du lịch có được ấn tượng sâu sắc khi đến Việt Nam. Sự kết hợp hài hòa, cân đối và phù hợp giữa các di sản phi vật thể và vật thể, cảnh quan thiên nhiên kết hợp với các công trình kiến trúc đậm nét văn hóa dân tộc sẽ tạo ra sản phẩm đặc sắc để tạo dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch quốc gia. Với lợi thế là nền văn hóa đa dạng, nơi hội tụ của những nét văn hóa giàu bản sác và độc đáo, cộng với cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng, du lịch chính là con đường thuận tiện giúp Việt Nam nhanh chóng đưa hình ảnh quốc gia ra thế giới và qua đó thương hiệu Du lịch Việt Nam sẽ khẳng định đươc vị trí trên thị trường du lịch thế giới.
Với mục tiêu quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia nhằm cung cấp và giải đáp thông tin du lịch cập nhật, kịp thời và triển khai các hình thức tiếp thị, quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam khác nhau tới du khách tiềm năng, cần thiết phải có mạng lưới văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở các thị trường trọng điểm và tiềm năng. Tính cho đến nay, Du lịch Việt Nam chưa có văn phòng đại diện nào để hỗ trợ quảng bá thương hiệu và hình ảnh du lịch Việt Nam ở nước ngoài. Vì vậy, Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần thống nhất chủ trương sớm cho phép Tổng cục Du lịch thiết lập một số văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở một số thịt rường gửi khách trọng điểm và tiềm năng như Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Anh, Thụy Điểm, Úc và Mỹ.
Ngoài ra, một yêu cầu cấp bách nữa là phải xây dựng được một mạng lưới trung tâm thông tin du lịch tại các đô thị lớn, các trung tâm du lịch và các điểm du lịch có đông du khách. Các trung tâm thông tin du lịch này phải đảm nhiệm chức năng cung cấp thông tin du lịch, hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc cho khách du lịch, xúc tiến sản phẩm du lịch của địa phương; xuất bản các ấn phẩm, tờ rơim tập gấp, bản đồ giới thiệu về du lịch của cả nước nói chung, của mỗi vùng, địa phương nói riêng để cung cấp miễn phí cho khách du lịch. Các ấn phẩm đều phải có khẩu hiệu và logo về Du lịch Việt Nam.
Một hướng đi được đưa ra đó là việc Tổng cục Du lịch lập kế hoạch năm năm và hàng năm về việc tham gia các hội chợ, hội nghị du lịch quốc tế chuyên nghiệp ở nước ngoài, trên cơ sở đó tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tham gia. Chủ động hơn nữa trong việc tăng cường hợp tác và kêu gọi hỗ trợ về tài chính và chuyên gia của các tổ chức quốc tế như UNWTO, JAICA, EU,… để tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về thị trường du lịch Việt Nam để người bán và nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch của Việt Nam gặp nhau tại các điểm du lịch và tạo điều kiện cho các cung cấp dịch vụ du lịch của Việt Nam tiếp cận trực tiếp với các thị trường trọng điểm và tiềm năng.
Hợp tác chặt chẽ với Hàng không Việt Nam để tổ chức thực hiện các chiến dịch xúc tiến quảng bá thương hiệu Du lịch Việt Nam ở nước ngoài. Phối hợp nghiên cứu mở các đường bay trực tiếp với các thị trường tiềm năng hút khách, tạo điều kiện thuận lợi cho các thị trường này.
Nhóm giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững:
Hiện nay, có một nhu cầu cấp thiết đặt ra với du lịch Việt Nam đó là phát triển du lịch bền vững với phương châm: “sạch môi trường, đẹp văn hóa, hiện đại, dân tộc và độc đáo”. Nhưng để phát triển du lịch được bền vững đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhóm nhiệm vụ trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Cụ thể như sau:
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân trong việc việc phát triển du lịch ở Việt Nam:
Thứ nhất, tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Du lịch nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, những cơ hội và thách thức của du lịch Việt Nam khi Việt Na là thành viên của WTO, phát huy mọi tiềm lực để nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Cần phải xác định được bằng việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) không chỉ đem lại cơ họi cho ngành du lịch Việt Nam phát triển mà còn tạo nên những thách thức, khó khăn. Tuy nhiên, các cơ hội sẽ không thể trở thành các lợi ích nếu như không biết cách tận dụng và những thách thức cũng không đồng thời là những tiêu cực bởi nếu tạo được sự đồng thuận lớn trong cả nước sẽ vượt qua được những khó khăn đó.
Thứ hai, tổ chức các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn để trao đổi, phổ biến nội dung các cam kết cụ thể trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Ngành, nhằm nâng cao hiểu biết về nội dung cam kết, quy tắc và luật lệ của WTO để đảm bảo việc tuân thủ đúng luật, đúng quy tắc và cam kết trong quá trình quản lý và kinh doanh các dịch vụ cũng như sản phẩm du lịch.
Thứ ba, tổ chức các chương trình truyền thông để phổ biến về những cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm định hướng thông tin phù hợp đường lốim chính sách của Đảng và Nhà nước. Phối hợp với các địa phương tổ chức phổ biến Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành. Xây dựng, phát triển các diễn đàn trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phát triển du lịch với việc tuân thủ các cam kết khi gia nhập, quy tắc và luật lệ của WTO trên mạng thông tin ngành Du lịch.
Xây dựng pháp luật, thể chế và cải cách thủ tục hành chính:
Thứ nhất, tiến hành rà soát hệ thống văn bản pháp luật về du lịch hiện hành, loại bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp với các cam kết, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể, phù hợp cam kết, đảm bảo môi trường kinh doanh thông thoáng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch quốc gia và vùng làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển du lịch các khu vực có tiềm năng và xác định các dự án đầu tư cụ thể. Song song với đó là việc rà soát các thủ tục hành chính để loại bỏ các giấy tờ, thủ tục, giấy phép không cần thiết, công bố công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp, người chịu trách nhiệm và thời hạn giải quyết công việc của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch để mọi tổ chức, cá nhân thực hiện và giám sát việc thực hiện.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Du lịch theo hướng đẩy mạnh phân cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch. Xác định các nội dung liên quan đến du lịch trong cam kết gia nhập WTO có thẻ thực hiện trực tiếp và nội dung cần phải nội luật hóa để xây dựng kế hoạch sửa đổi Luật Du lịch và các văn bản dưới luật liên quan.
Thứ ba, xây dựng hệ thống thống kê du lịch phù hợp với Luật Thống kê và thông lệ quốc tế.
KẾT LUẬN
Trên phạm vi thế giới, du lịch là một hoạt động phát triển đáng kể trong suốt 25 năm cuối của thế kỷ 20 và được xem là một hiện tượng kinh tế - xã hội, trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội và phát triển với một tốc độ ngày càng nhanh. Tại Việt Nam, du lịch từ lâu đã Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển. Trong chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 – 2010 Chính phủ đã khẳng định vài trò, vị trí và tiềm năng phát triển của hoạt động du lịch, đồng thời đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2010 là: “… từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực”. Mục đích phát triển của du lịch đặc biệt là thu hút khách quốc tế đến Việt Nam không chỉ vì mục tiêu kinh tế mà còn nhằm góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam đối với thế giới cũng như các nước trong khu vực. Như vậy muốn phát triển du lịch Việt Nam bền vững, thu hút ngày càng đông khách du lịch quốc tế đến và gia tăng số lượng khách quốc tế trở lại Việt Nam lần thứ hai thì du lịch Việt Nam cần phải được định hướng phát triển một cách đúng đắn và lâu dài.
Để thực hiện được mục tiêu trên thì công tác thống kê du lịch ở Việt Nam phải ngày càng hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu thông tin nghiên cứu, quản lý và hoạt định chính sách cho phát triển du lịch. Do đó, đề tài “ Phân tích thống kê tình hình khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 và dự đoán đén năm 2012” đã đi sâu phân tích, tìm hiểu và nghiên cứu tình hình thống kê khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 để góp một cái nhìn tổng quan hơn về tình hình du lịch cũng như công tác thống kê du lịch tại Việt Nam hiện nay và qua đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thống kê du lịch Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Lý thuyết thống kê – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Khoa Thống kê – Đồng chủ biên: PGS.TS. Trần Ngọc Phác – TS. Trần Thị Kim Thu.
Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê trong ngành Du lịch” – Tổng cục Du lịch – Trung tâm thông tin du lịch.
Tạp chí Du lịch Việt Nam – Số tháng 6, tháng 7 – 2008.
Luật Du lịch – Nhà xuất bản chính trị quốc gia – 2005
Vở ghi môn học: Thống kê Du lịch – Giảng viên môn học: TS. Trần Thị Kim Thu
Các website:
www.baodulich.com
www.vtr.org.vn
www.vietnamtourism.gov.vn
www.vietnamtourism.com
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Đồ thị xu hướng biến động của số lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008:
Phụ lục 2: Kết quả xây dựng mô hình tuyến tính biểu diễn xu hướng biến động của số lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 bằng phần mềm SPSS:
MODEL: MOD_2.
Dependent variable.. SLKHACH Method.. LINEAR
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R ,97374
R Square ,94816
Adjusted R Square ,94384
Standard Error 237809,08007
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 12413290282546 12413290282546
Residuals 12 678637902762,8 56553158563,6
F = 219,49774 Signif F = ,0000
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 233589,197802 15766,58848 ,973737 14,815 ,0000
(Constant) 887100,659341 134247,6635 6,608 ,0000
LINEAR
Phụ lục 3: Kết quả xây dựng mô hình dạng bậc 2 biểu diễn xu hướng biến động của số lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 bằng phần mềm SPSS:
MODEL: MOD_3.
Dependent variable.. SLKHACH Method.. QUADRATI
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R ,98197
R Square ,96427
Adjusted R Square ,95777
Standard Error 206219,54755
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 2 12624136665614 6312068332807
Residuals 11 467791519694,9 42526501790,4
F = 148,42670 Signif F = ,0000
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 105951,591346 58930,49234 ,441668 1,798 ,0997
Time**2 8509,173764 3821,502468 ,546994 2,227 ,0478
(Constant) 1227467,609890 192142,1647 6,388 ,0001
Phụ lục 4: Kết quả xây dựng mô hình dạng bậc 3 biểu diễn xu hướng biến động của số lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 bằng phần mềm SPSS:
MODEL: MOD_4.
Dependent variable.. SLKHACH Method.. CUBIC
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R ,98456
R Square ,96936
Adjusted R Square ,96017
Standard Error 200274,90232
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 3 12690827820311 4230275940104
Residuals 10 401100364997,8 40110036499,8
F = 105,46677 Signif F = ,0000
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time -86870,504525 160115,0832 -,362127 -,543 ,5993
Time**2 39564,987344 24368,64812 2,543348 1,624 ,1355
Time**3 -1380,258381 1070,416520 -1,230796 -1,289 ,2263
(Constant) 1509040,319680 287235,2017 5,254 ,0004
Phụ lục 5: Kết quả xây dựng mô hình dạng hàm mũ biểu diễn xu hướng biến động của số lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 bằng phần mềm SPSS:
MODEL: MOD_6.
Dependent variable.. SLKHACH Method.. POWER
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R ,91384
R Square ,83510
Adjusted R Square ,82136
Standard Error ,16555
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 1,6655034 1,6655034
Residuals 12 ,3288755 ,0274063
F = 60,77083 Signif F = ,0000
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time ,462383 ,059314 ,913837 7,796 ,0000
(Constant) 1071092,650663 123748,4408 8,655 ,0000
Phụ lục 6: Kết quả xây dựng mô hình dạng tuyến tính biểu diễn xu hướng biến động của tổng số ngày khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 bằng phần mềm SPSS:
MODEL: MOD_1.
Dependent variable.. SNKHACH Method.. LINEAR
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R ,96521
R Square ,93164
Adjusted R Square ,92594
Standard Error 1338766,87634
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 2,9309500E+14 2,9309500E+14
Residuals 12 21507560990205 1792296749184
F = 163,53040 Signif F = ,0000
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 1135046,103297 88759,37961 ,965213 12,788 ,0000
(Constant) 3175759,725275 755758,8845 4,202 ,0012
Phụ lục 7: Kết quả xây dựng mô hình dạng hàm bậc 2 biểu diễn xu hướng biến động của tổng số ngày khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 bằng phần mềm SPSS:
MODEL: MOD_2.
Dependent variable.. SNKHACH Method.. QUADRATI
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R ,97188
R Square ,94456
Adjusted R Square ,93448
Standard Error 1259234,78581
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 2 2,9716016E+14 1,4858008E+14
Residuals 11 17442394703728 1585672245793
F = 93,70163 Signif F = ,0000
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 574598,867720 359846,2260 ,488623 1,597 ,1386
Time**2 37363,149038 23335,17311 ,489958 1,601 ,1376
(Constant) 4670285,686813 1173274,311 3,981 ,0022
Phụ lục 8: Kết quả xây dựng mô hình dạng hàm bậc 3 biểu diễn xu hướng biến động của tổng số ngày khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 bằng phần mềm SPSS:
MODEL: MOD_3.
Dependent variable.. SNKHACH Method.. CUBIC
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R ,97475
R Square ,95014
Adjusted R Square ,93519
Standard Error 1252399,42086
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 3 2,9891751E+14 99639171591690
Residuals 10 15685043093691 1568504309369
F = 63,52496 Signif F = ,0000
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time -415211,531809 1001263,939 -,353085 -,415 ,6871
Time**2 196781,430995 152386,9464 2,580475 1,291 ,2256
Time**3 -7085,256976 6693,744520 -1,288849 -1,058 ,3147
(Constant) 6115678,109890 1796197,107 3,405 ,0067
Phụ lục 9: Kết quả xây dựng mô hình dạng hàm mũ biểu diễn xu hướng biến động của tổng số ngày khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 bằng phần mềm SPSS:
MODEL: MOD_4.
Dependent variable.. SNKHACH Method.. POWER
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R ,90351
R Square ,81633
Adjusted R Square ,80102
Standard Error ,19632
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 2,0555495 2,0555495
Residuals 12 ,4624924 ,0385410
F = 53,33406 Signif F = ,0000
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time ,513680 ,070338 ,903509 7,303 ,0000
(Constant) 4251031,147278 582429,6494 7,299 ,0000
Phụ lục 10: Kết quả tính toán các thành phần của dãy số thời gian
84137
84469,027
21980,21
-22312,2
131825
86091,174
26877,21
18856,62
111219
87713,321
3235,419
20270,26
123802
89335,468
1303,272
33163,26
100930
90957,615
44754,84
-34782,5
99392
92579,762
-25455,4
32267,62
111790
94201,909
-11866,4
29454,47
123112
95824,056
-5698,6
32986,55
109542
97446,203
-22231,2
34327,05
106613
99068,35
-26524,8
34069,47
128616
100690,5
-10781
38706,47
120318
102312,64
4406,382
13598,97
151387
103934,79
21980,21
25472
172834
105556,94
26877,21
40399,85
138062
107179,09
3235,419
27647,5
136837
108801,23
1303,272
26732,5
151069
110423,38
44754,84
-4109,22
148974
112045,53
-25455,4
62383,85
101743
113667,67
-11866,4
-58,2895
121133
115289,82
-5698,6
11541,78
127734
116911,97
-22231,2
33053,28
110737
118534,11
-26524,8
18727,71
124202
120156,26
-10781
14826,71
158443
121778,41
4406,382
32258,21
157688
123400,56
21980,21
12307,23
189291
125022,7
26877,21
37391,09
126775
126644,85
3235,419
-3105,27
163895
128267
1303,272
34324,73
130102
129889,14
44754,84
-44542
158826
131511,29
-25455,4
52770,09
125033
133133,44
-11866,4
3765,946
153757
134755,58
-5698,6
24700,02
114050
136377,73
-22231,2
-96,4821
113206
137999,88
-26524,8
1730,947
140240
139622,03
-10781
11398,95
142774
141244,17
4406,382
-2876,55
147002
3125354,00
21980,21
-3000332,21
152966
3209823,03
26877,21
-3083734,23
127277
3294292,05
3235,419
-3170250,47
133747
3378761,08
1303,272
-3246317,35
121908
3463230,11
44754,84
-3386076,95
123700
3547699,13
-25455,4
-3398543,75
107183
3632168,16
-11866,4
-3513118,78
123664
3716637,19
-5698,6
-3587274,59
112990
3801106,22
-22231,2
-3665884,97
115806
3885575,24
-26524,8
-3743244,42
117460
3970044,27
-10781
-3841803,30
136425
4054513,30
4406,382
-3922494,68
148559
4138982,32
21980,21
-4012403,54
159807
4223451,35
26877,21
-4090521,56
155703
4307920,38
3235,419
-4155452,80
149391
4392389,40
1303,272
-4244301,68
142975
4476858,43
44754,84
-4378638,27
140959
4561327,46
-25455,4
-4394913,08
140188
4645796,49
-11866,4
-4493742,10
157228
4730265,51
-5698,6
-4567338,91
133408
4814734,54
-22231,2
-4659095,29
139758
4899203,57
-26524,8
-4732920,74
159299
4983672,59
-10781
-4813592,62
154479
5068141,62
4406,382
-4918069,00
186653
5152610,65
21980,21
-4987937,86
195023
5237079,67
26877,21
-5068933,88
186150
5321548,70
3235,419
-5138634,12
179251
5406017,73
1303,272
-5228070,00
170532
5490486,76
44754,84
-5364709,59
170201
5574955,78
-25455,4
-5379299,40
176473
5659424,81
-11866,4
-5471085,43
180521
5743893,84
-5698,6
-5557674,23
164603
5828362,86
-22231,2
-5641528,61
160121
5912831,89
-26524,8
-5726186,07
184560
5997300,92
-10781
-5801959,95
186012
6081769,94
4406,382
-5900164,33
213946
6166238,97
21980,21
-5974273,18
207266
6250708,00
26877,21
-6070319,21
182372
6335177,03
3235,419
-6156040,44
193567
6419646,05
1303,272
-6227382,32
183452
6504115,08
44754,84
-6365417,92
176933
6588584,11
-25455,4
-6386195,73
216720
6673053,13
-11866,4
-6444466,75
209890
6757522,16
-5698,6
-6541933,56
194061
6841991,19
-22231,2
-6625698,94
176443
6926460,21
-26524,8
-6723492,39
184528
7010929,24
-10781
-6815620,27
191613
7095398,27
4406,382
-6908191,65
198870
7179867,30
21980,21
-7002977,51
223891
7264336,32
26877,21
-7067322,53
216674
7348805,35
3235,419
-7135366,77
222120
7433274,38
1303,272
-7212457,65
217178
7517743,40
44754,84
-7345320,24
219959
7602212,43
-25455,4
-7356798,05
225697
7686681,46
-11866,4
-7449118,07
238488
7771150,48
-5698,6
-7526963,88
209426
7855619,51
-22231,2
-7623962,26
199470
7940088,54
-26524,8
-7714093,71
223063
8024557,57
-10781
-7790713,59
233401
8109026,59
4406,382
-7880031,97
245937
8193495,62
21980,21
-7969538,83
247199
8277964,65
26877,21
-8057642,85
219405
8362433,67
3235,419
-8146264,09
155071
8446902,70
1303,272
-8293134,97
999000
8531371,73
44754,84
-7577126,57
106594
8615840,75
-25455,4
-8483791,37
153531
8700309,78
-11866,4
-8534912,40
193390
8784778,81
-5698,6
-8585690,21
210091
8869247,84
-22231,2
-8636925,59
226093
8953716,86
-26524,8
-8701099,04
277090
9038185,89
-10781
-8750314,92
295483
9122654,92
4406,382
-8831578,30
288406
9207123,94
21980,2128
-8940698,16
231943
9291592,97
26877,2086
-9086527,18
194174
9376062,00
3235,41879
-9185123,42
225692
9460531,02
1303,27179
-9236142,30
215212
9545000,05
44754,8391
-9374542,89
237034
9629469,08
-25455,38
-9366979,70
263756
9713938,11
-11866,384
-9438315,72
235798
9798407,13
-5698,6019
-9556910,53
232587
9882876,16
-22231,249
-9628057,91
244066
9967345,19
-26524,825
-9696754,36
275579
10051814,21
-10780,972
-9765454,24
283626
10136283,24
4406,3815
-9857063,62
301072
10220752,27
21980,2128
-9941660,48
283897
10305221,29
26877,2086
-10048201,50
292485
10389690,32
3235,41879
-10100440,74
286076
10474159,35
1303,27179
-10189386,62
269653
10558628,38
44754,8391
-10333730,21
309151
10643097,40
-25455,38
-10308491,02
325968
10727566,43
-11866,384
-10389732,05
313012
10812035,46
-5698,6019
-10493324,85
265902
10896504,48
-22231,249
-10608371,23
289177
10980973,51
-26524,825
-10665271,69
290000
11065442,54
-10780,972
-10764661,57
308257
11149911,56
4406,3815
-10846060,95
349000
11234380,59
21980,2128
-10907360,80
336000
11318849,62
26877,2086
-11009726,83
307081
11403318,65
3235,41879
-11099473,06
309000
11487787,67
1303,27179
-11180090,94
282500
11572256,70
44754,8391
-11334511,54
274070
11656725,73
-25455,38
-11357200,35
303000
11741194,75
-11866,384
-11426328,37
288148
11825663,78
-5698,6019
-11531817,18
277000
11910132,81
-22231,249
-11610901,56
276000
11994601,83
-26524,825
-11692077,01
305577
12079070,86
-10780,972
-11762712,89
324625
12163539,89
4406,3815
-11843321,27
369017
12248009
21980,21
-11900972
380000
12332478
26877,21
-11979355
362336
12416947
3235,419
-12057846
350878
12501416
1303,272
-12151841
304848
12585885
44754,84
-12325792
335000
12670354
-25455,4
-12309899
343000
12754823
-11866,4
-12399957
356000
12839292
-5698,6
-12477594
358000
12923761
-22231,2
-12543530
332762
13008230
-26524,8
-12648943
340000
13092699
-10781
-12741918
354000
13177168
4406,382
-12827575
420000
13261637
21980,21
-12863617
441000
13346106
26877,21
-12931983
424954
13430575
3235,419
-13008857
411000
13515044
1303,272
-13105348
382000
13599513
44754,84
-13262268
210333
13683982
-25455,4
-13448194
330000
13768451
-11866,4
-13426585
339000
13852920
-5698,6
-13508222
315000
13937389
-22231,2
-13600158
296742
14021858
-26524,8
-13698592
279904
14106328
-10781
-13815643
375995
14190797
4406,382
-13819208
Phụ lục 11: Bảng tính: dự đoán số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam dựa vào bảng Buys – Ballot:
Tháng
s
t
2009
t
2010
t
2011
t
2012
1
21980,21
169
378969,9
181
398444,7
193
417910,5
205
437376,2
2
26877,21
170
385490,1
182
404963,8
194
424429,6
206
443895,4
3
3235,419
171
363471,4
183
382944,2
195
402410
207
421875,7
4
1303,272
172
363162,4
184
382634,2
196
402100
208
421565,7
5
44754,84
173
408237,2
185
427707,9
197
447173,7
209
466639,4
6
-25455,4
174
339650,1
186
359119,8
198
378585,6
210
398051,4
7
-11866,4
175
354862,2
187
374331
199
393796,7
211
413262,5
8
-5698,6
176
362653,2
188
382120,9
200
401586,7
212
421052,4
9
-22231,2
177
347743,7
189
367210,4
201
386676,2
213
406141,9
10
-26524,8
178
345073,2
190
364539
202
384004,7
214
403470,5
11
-10781
179
362439,2
191
381905
203
401370,7
215
420836,5
12
4406,382
180
379248,7
192
398714,5
204
418180,2
216
437646
Cả năm
4391001
4624635
4858225
5091814
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2433.doc