DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Bảng kế hoạch phát triển của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà năm 2008 và 2009………………………….38
Bảng 3.2: Biến động quy mô TSCĐ tại công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000 – 2007………………………42
Bảng 3.3 : Cơ cấu của TSCĐ theo đặc tính…………………………….44
Bảng 3.4 : Mức trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000-2007……..45
Bảng 3.5 : Phân tích biến động mức trang
67 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng tại sản cố định tại Công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị TSCĐ bình quân 1 lao động của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000-2007…………………………………………………………………46
Bảng 3.6 : Bảng hiệu quả trực tiếp TSCĐ theo doanh thu tại công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000-2007………...47
Bảng 3.7 : Biến động hiệu quả trực tiếp TSCĐ theo doanh thu tại công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000-2007.....48
Bảng 3.8 : Bảng tính hệ số tỷ suât lợi nhuận TSCĐ của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000-20007…………..50
Bảng 3.9 : Biến động tỷ suât lợi nhuận TSCĐ của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000-2007…………………...51
Bảng 3.10 : Hiệu quả gián tiếp TSCĐ theo Doanh Thu của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000-2007…………..53
Bảng 3.11: Biến động hiệu suất khấu hao TSCĐ theo doanh thu của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000-2007....54
Bảng 3.12: Tỷ suất lợi nhuận khấu hao TSCĐ của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000-2007……………56
Bảng 3.13: Biến động tỷ suất lợi nhuận khấu hao TSCĐ theo lợi nhuận của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000-2007…………………………………………………………………..57
Bảng 3.14: Giá trị TSCĐ theo lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận TSCĐ năm 2006-2007………………………………………………………………….58
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1. Biến động quy mô TSCĐ tại công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000 – 2007……………………………43
Đồ thị 2 : Biến động mức trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động tại công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000-2007…45
Đồ thị 3 : Biến động hiệu quả trực tiếp TSCĐ theo Doanh Thu của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000-2007…49
Đồ thị 4 : Biến động tỷ suât lợi nhuận TSCĐ của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000-2007……………………52
Đồ thị 5 : Biến động hiệu suất khấu hao TSCĐ theo doanh thu của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000-2007…55
Đồ thị 6 : Biến động tỷ suất lợi nhuận khấu hao TSCĐ theo lợi nhuận của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000-2007………………………………………………………………………57
LỜI MỞ ĐẦU
Tài Sản Cố Định ( TSCĐ) là cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố chủ yếu thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp. Vì vậy trang thiết bị hợp lý, bảo quản và sử dụng tốt TSCĐ có ý nghĩa quyết định đến việc tăng năng suất lao động, tăng chất lượng kinh doanh, tăng thu nhập và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên Doanh Nghiệp hiện nay đang nằm trong tình trạng thiếu vốn để phát triển và tái sản xuất mở rộng vì vậy vấn đề phân bổ hợp lý TSCĐ và Tài Săn Lưu Động là rất quan trọng. Việc đầu tư vào TSCĐ phải thoả đáng tránh tình trạng thừa TSCĐ sử dụng không hết năng lực TSCĐ trong khi đó Tài Sản Lưu Động lại thiếu.
Việc sử dụng TSCĐ hợp lý có 1 ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó cho phép khai thác tối đa năng lực làm việc của TSCĐ góp phần làm giảm tỷ suất chi phí tăng doanh lợi cho Doanh Nghiệp. Mặt khác sử dụng TSCĐ hợp lý là 1 điều kiện đảm bảo giữ gìn hàng hoá sản phẩm an toàn và cũng chính là điều kiện bảo quản TSCĐ.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài:
“Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000-2007 ” để viết chuyên đề thực tập.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề có kết cấu gồm:
Chương I : Những vấn đề chung và hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng Tài sản cố định.
Chương II : Một số phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng Tài sản cố định của doanh nghiệp.
Chương III : Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2000 – 2007
Em xin chân thành cám ơn Th.S. Cao Quốc Quang và các cán bộ công nhân viên công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ HỆ THỐNG
CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Những vấn đề chung:
1.1.Khái niệm về TSCĐ
1.1.1.Khái niệm
Để tiến hành sản xuất kinh doanh bên cạnh sức lao động và đối tượng lao động doanh nghiệp cần phải có tư liệu lao động. Trong đó bộ phận tư liệu lao động thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau được gọi là TSCĐ :
(1) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản ( TSCĐ hữu hình) hay do tài sản mang lại ( TSCĐ vô hình).
(2) Nguyên giá tài sản phải được xác định 1 cách đáng tin cậy.
(3) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
(4) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Các tiêu chuẩn trên thường thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế ( nhất là tiêu chuẩn về mặt giá trị)
TSCĐ của doanh nghiệp là chỉ tiêu thời điểm. Vì vậy để biểu hiện quy mô của TSCĐ trong một thời kỳ nhất định, để so sánh TSCĐ với các chỉ tiêu thời kỳ khác nhằm tính và phân tích một số chỉ tiêu, cần tính TSCĐ bình quân.
TSCĐ là chỉ tiêu tuyệt đối, nó có thể tính theo đơn vị hiện vật, đơn vị giá trị theo các loại giá khác nhau: giá ban đầu và khôi phục hoàn toàn, giá còn lại, giá hiện hành, giá so sánh.
TSCĐ có đặc điểm là :
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng.
- Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.Vai trò của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Là một bộ phận của tư liệu lao động, hơn nữa TSCĐ lại có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, do vậy nó chiếm vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề sử dụng TSCĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, do giá trị của TSCĐ không được chuyển một lần vào giá trị của sản phẩm mà nó chỉ chuyển dần giá trị của mình vào giá trị của sản phẩm, cho nên việc quản lý và sử dụng TSCĐ như thế nào cho có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh là vấn đề đã và đang được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.
1.2.Phân loại TSCĐ
1.2.1.Theo đặc tính
Theo tiêu thức này TSCĐ phân thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
TSCĐ hữu hình:
TSCĐ hữu hình là các TSCĐ tồn tại dưới các hình thái vật chất cụ thể. Theo đặc trưng kỹ thuật, TSCĐ được phân thành:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, tháp nước, bể chứa, sân phơi, cầu, cống, đường sá, hàng rào…phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Máy móc, thiết bị: Gồm các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh như thiết bị động lực, máy móc, thiết bị công tác và các loại thiết bị chuyên dùng khác.
- Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Gồm ôtô, máy kéo, tàu thuyền, toa xe; hệ thống thiết bị truyền dẫn như băng tải, hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn nhiên liệu, hệ thống đường dây điện, truyền thanh, thông tin.
- Thiết bị dụng cụ quản lý: Gồm các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho quản lý kinh doanh, quản lý hành chính như các thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường, máy vi tính, máy fax…
- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Gồm các loại cây lâu năm như: chè cao su, cà phê…và súc vật làm việc như; trâu, bò, ngựa…
- TSCĐ hữu hình khác: Gồm các loại TSCĐ chưa được xếp vào các loại trên như: tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật…
TSCĐ vô hình
TSCĐ vô hình là các TSCĐ không tồn tại dưới các hình thái vật chất cụ thể, phản ánh một lượng giá trị mà doanh nghiệp đã thật sự đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh, có thể chứng minh được quyền sử dụng của doanh nghiệp đối với các tài sản này thông qua các vật hữu hình như giấy chứng nhận, giao kèo, hoá đơn hay các văn bản có liên quan. TSCĐ vô hình của các doanh nghiệp gồm có:
- Quyền sử dụng đất: Gồm giá trị đất, mặt nước, bến bãi…doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để mua, đền bù, san lấp…nhằm có được mặt bằng sản xuất kinh doanh.
- Chi phí thành lập doanh nghiệp: Gồm có các chi phí phát sinh để thành lập doanh nghiệp như chi phí cho công tác nghiên cứu, khảo sát, lập dự án đầu tư, chi phí cho huy động vốn ban đầu, chi phí khai trương…được ghi vào vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Bằng phát minh sáng chế: Là các khoản chi phí doanh nghiệp chi ra để mua lại các bản quyền tác giả, bằng sáng chế, hoặc chi trả cho các công trình nghiên cứu được nhà nước cấp bằng phát minh, sáng chế để đưa vào sản xuất, kinh doanh.
-Chi phí nghiên cứu, phát triển: Là các khoản chi phí cho việc nghiên cứu, phát triển doanh nghiệp do đơn vị làm hoặc thuê ngoài làm.
- Chi phí về lợi thế thương mại: Là các khoản chi phí doanh nghiệp phải trả thêm ngoài giá trị thực của các TSCĐ hữu hình gắn liền bởi sự thuận lợi về vị trí thương mại, sự tín nhiệm của khách hàng hoặc danh tiếng của doanh nghiệp.
- TSCĐ vô hình khác: Gồm các chi phí doanh nghiệp chi ra để giành quyền đặc nhượng, quyền thuê nhà, bản quyền tác giả, quyền sử dụng hợp đồng, độc quyền nhãn hiệu, tên hiệu…
Phân loại TSCĐ theo đặc tính giúp cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ được thuận tiện hơn.
1.2.2. Theo quyền sở hữu
Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu giúp cho các doanh nghiệp thấy đựơc mức trang bị TSCĐ thực tế của doanh nghiệp và nguồn vốn đầu tư của các loại TSCĐ để từ đó có kế hoạch trang bị và sử dụng hợp lý, nhất là đối với các TSCĐ thuê ngoài.
TSCĐ tự có:
Là TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng…đây là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
TSCĐ thuê ngoài:
Là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê được chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
- TSCĐ thuê tài chính: Là các TSCĐ doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê. Các TSCĐ được gọi là thuê tài chính nếu thoả mãn một trong các điều kiện sau: quyền sở hữu TSCĐ thuê được chuyển cho bên đi thuê khi hết hạn hợp đồng; hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua TSCĐ thuê với giá thấp hơn giá trị thực tế của TSCĐ thuê tại thời điểm mua lại; thời hạn thuê theo hợp đồng ít nhất phải bằng 75% thời gian dự kiến sử dụng của TSCĐ thuê; giá trị hiện tại của khoản chi theo hợp đồng bằng 90% giá trị của TSCĐ thuê.TSCĐ thuê tài chính cũng được coi như TSCĐ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và trích khấu hao như các TSCĐ tự có của mình.
- TSCĐ thuê hoạt động: Là TSCĐ thuê nhưng không thoả mãn một điều khoản nào của hợp đồng cho thuê tài chính. Bên đi thuê chỉ được quản lý, sử dụng tài sản trong thời hạn của hợp đồng thuê và phải hoàn trả lại cho bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng.
1.2.3. Theo công dụng và tình hình sử dụng
- TSCĐ dùng cho sản xuất TSCĐ không dùng cho sản xuất
- TSCĐ phúc lợi
- TSCĐ chờ thanh lý
Phân loại TSCĐ theo tiêu thức này cho thấy sự khác nhau giữa các loại TSCĐ về phương thức chu chuyển giá trị. Giá trị TSCĐ dùng cho sản xuất giảm và chuyển dần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra và được thu hồi dần qua khấu hao, được tích luỹ lại hình thành quỹ (vốn) khấu hao để tái sản xuất giản đơn TSCĐ. Giá trị TSCĐ không dùng cho sản xuất giảm và mất dần, nguồn vốn để tái sản xuất chúng là tiết kiệm (để dành) thuần
1.2.4 Theo nguồn hình thành
Theo nguồn hình thành, toàn bộ TSCĐ được chia ra:
- TSCĐ mua sắm xây dựng bằng nguồn vốn pháp định
- TSCĐ mua sắm xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- TSCĐ mua sắm xây dựng bằng nguồn vốn tín dụng
- TSCĐ mua sắm xây dựng bằng nguồn vốn cổ phần liên doanh
Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được các nguồn vốn có thể để đầu tư trang bị TSCĐ trong doanh nghiệp, để từ đó có kế hoạch huy động hợp lý.
1.2.5 Theo vai trò trong quá trình sản xuất
- TSCĐ tích cực
- TSCĐ thụ động
Theo cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại TSCĐ trong doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý nhằm đem lại hiệu quả tối đa đối với các TSCĐ tích cực và nâng cao dần hiệu quả của những TSCĐ thụ động
1.3. Đánh giá TSCĐ
TSCĐ từng loại tính theo đơn vị hiện vật là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư mua sắm, xây dựng bổ xung, sửa chữa TSCĐ và đánh giá hiệu quả từng loại TSCĐ. Nhưng trong nhiều nghiên cứu người ta cần dùng đến chỉ tiêu giá trị toàn bộ TSCĐ, vì thế TSCĐ cần được tính theo đơn vị tiền tệ. Vì vậy cần phải đánh giá tài sản cố định theo các loại giá khác nhau để nắm được tổng giá trị TSCĐ đã đầu tư ban đầu, tổng giá trị TSCĐ đã hao mòn và tổng giá trị TSCĐ còn lại.
1.3.1. Các loại giá dùng trong đánh giá TSCĐ
Nguyên giá (hay giá ban đầu hoàn toàn ) của TSCĐ : là toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ. Nó phản ánh số tiền mà doanh ngiệp cần thu hồi về trong quá trình sản xuất kinh doanh dưới hình thức khấu hao. Giá ban đầu hoàn toàn là cơ sở để tính khấu hao TSCĐ hàng năm.
Giá đánh giá lại (hay giá khôi phục) của TSCĐ : là nguyên giá ( giá ban đầu hoàn toàn) của TSCĐ mới nguyên sản xuất ở kỳ báo cáo, được dùng để đánh giá lại TSCĐ cùng loại đã mua sắm ở kỳ trước
Giá còn lại của TSCĐ : là hiệu số giữa nguyên giá ( hay đánh giá lại) trừ đi khấu hao lũy kế
Hoặc :
Giá trị còn lại của TSCĐ
=
Nguyên giá ( hay giá đánh giá lại của TSCĐ
x
Tỷ lệ còn lại của TSCĐ
Giá so sánh : là giá trị ban đầu hoàn toàn của TSCĐ ở 1 thời kỳ nào đó được dùng làm gốc để tính cho các thời kỳ tiếp theo. Dùng giá so sánh cho phép ta nghiên cứu thuần túy sự biến động về khối lượng của TSCĐ.
1.3.2.Đánh giá TSCĐ
Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá ( hay giá ban đầu hoàn toàn).Cách đánh giá này cho biết quy mô các nguồn vốn doanh nghiệp đã đầu tư vào TSCĐ từ khi mới thành lập đến nay. Tuy nhiên do cùng 1 loại TSCĐ nhưng lại được mua sắm, xây dựng ở những thời kỳ khác nhau nên có giá ban đầu khác nhau. Vì thế sẽ rất khó khăn trong so sánh cũng như nghiên cứu khi sử dụng loại giá này.
Đánh giá TSCĐ theo giá ban đầu còn lại. Cách đánh giá này phản ánh tổng giá trị TSCĐ còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi hao mòn lũy kế của chúng.
Đánh giá TSCĐ theo giá đánh giá lại ( hay giá khôi phục hoàn toàn). Cách đánh giá này giúp nắm vững được quy mô nguồn vốn để trang bị lại TSCĐ ở tình trạng mới nguyên.
Đánh giá TSCĐ theo giá khôi phục còn lại. Cách đánh giá này phản ánh tổng giá trị TSCĐ thực tế còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi trừ đi giá trị hao mòn của chúng. Chỉ tiêu này phản ánh chính xác nhất hiện trạng của TSCĐ vì nó đã loại trừ cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Trong trường hợp cần nghiên cứu tình hình tăng, giảm TSCĐ theo thời gian, có thể dùng cách đánh giá TSCĐ theo giá so sánh để loại trừ ảnh hưởng của sự thay đổi giá.
2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp
2.1.Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hao mòn TSCĐ
2.1.1 Tổng mức khấu hao TSCĐ : (ký hiệu M)
Tổng mức khấu hao TSCĐ là toàn bộ giá trị của TSCĐ chuyển vào sản phẩm và sẽ được thu hồi trong suốt thời gian hoạt động của TSCĐ.
Công thức xác định:
M = (Gbđ(kp) – Glb) + (Gscl + Ghđh)
Trong đó:
M: Tổng mức khấu hao
Gbđ(kp) : Giá trị ban đầu ( hoặc khôi phục) hoàn toàn của TSCĐ
Glb: Giá trị loại bỏ
Gscl: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dự kiến trong suốt thời gian hoạt động của TSCĐ
Ghđh : Chi phí hiện đại hoá TSCĐ dự kiến trong suốt thời gian hoạt động của TSCĐ
Tổng mức khấu hao TSCĐ gồm hai bộ phận quan trọng:
- Tổng mức khấu hao cơ bản, ký hiệu MCB:
MCB = (Gbđ(kp) – Glb)
- Tổng mức khấu hao sửa chữa lớn và hiện đại hoá, ký hiệu Msh:
Msh = (Gscl + Ghđh)
2.1.2. Mức khấu hao TSCĐ : ( ký hiệu A)
Mức khấu hao được xác định phụ thuộc vào phương thức khấu hao. Các phương thức khấu hao TSCĐ phù hợp với đặc điểm từng loại TSCĐ: Khấu hao theo năm, theo ca, theo đoạn đường vận chuyển…Mức khấu hao năm là số tiền trích khấu hao bình quân năm. Tuỳ thuộc vào phương thức khấu hao đều hay giảm dần mà công thức xác định mức khấu hao cũng khác nhau.
Trong trường hợp khấu hao đều, công thức xác định mức khấu hao là:
Trong đó:
T: thời gian sử dụng của TSCĐ (tính bằng năm)
Tương tự tổng mức khấu hao, mức khấu hao cũng bao gồm hai bộ phận:
- Mức khấu hao cơ bản năm, ký hiệu ACB
- Mức khấu hao sửa chữa lớn và hiện đại hoá năm, ký hiệu ASH
2.1.3.. Tỷ suất khấu hao TSCĐ : ( ký hiệu )
Tỷ suất khấu hao TSCĐ là tỷ lệ phần trăm giữa mức khấu hao với giá trị ban đầu (hoặc giá trị khôi phục ) hoàn toàn của TSCĐ.
Công thức xác định:
TGCB(kp) = T*GCB(kp)
Tương tự tổng mức khấu hao và mức khấu hao, tỷ suất khấu hao cũng bao gồm hai bộ phận:
- Tỷ suất khấu hao cơ bản, ký hiệu CB:
- Tỷ suất khấu hao sửa chữa lớn và hiện đại hoá, ký hiệu SH:
2.1.4.Quỹ khấu hao TSCĐ : ( ký hiệu V).
Quỹ khấu hao TSCĐ là giá trị của TSCĐ đã được khấu hao và được tích luỹ đến thời điểm nghiên cứu . Quỹ khấu hao được sử dụng để tái sản xuất giản đơnTSCĐ, để bù đắp những chi phí sửa chữa lớn và hiện đại hoá TSCĐ.
2.1.5. Tổng số hao mòn TSCĐ đến thời điểm nghiên cứu : ( ký hiệu HM)
Tổng số hao mòn TSCĐ đến thời điểm nghiên cứu là tổng giá trị TSCĐ đã bị giảm và chuyển vào giá trị sản phẩm đến đầu hoặc cuối kỳ nghiên cứu
2.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.
2.2.1. Mức trang bị TSCĐ cho lao động sản xuất
Được thực hiện thông qua tính và so sánh các chỉ tiêu mức trang bị TSCĐ cho công nhân sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp, ký hiệu là MK. Công thức tính như sau:
Trong đó:
: Nguyên giá TSCĐ bình quân
: Số lao động có bình quân trong kỳ
Trị số của chỉ tiêu tính được càng lớn phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất, kinh doanh càng cao. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp của TSCĐ
- Hiệu năng hay năng suất TSCĐ : ( ký hiệu HK )
Trong đó:
Q: Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh. Q có thể được tính bằng sản phẩm hiện vật, sản phẩm quy chuẩn và tính bàng tiền tệ: GO, VA, NVA, DT, DT’.
- Suất tiêu hao TSCĐ : ( ký hiệu H’K)
- Tỷ suất lợi nhuận TSCĐ (hay doanh lợi) TSCĐ, ký hiệu RK
Trong đó M : lợi nhuận (hay lãi) kinh doanh.
2.2.3. Các chỉ tiêu hiệu quả gián tiếp của TSCĐ:
Bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Hiệu năng mức khấu hao TSCĐ, ký hiệu HC1
Trong đó: C1 : tổng mức khấu hao TSCĐ trích trong kỳ.
-Tỷ suất lợi nhuận (hay doanh lợi) tính trên mức khấu hao, ký hiệu RC1
Nếu kết quả so sánh tốc độ phát triển của MK, HK, RK, HC1 và RC1 >100% phản ánh tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu được cải thiện so với kỳ gốc.
Nguồn thông tin để tính các chỉ tiêu trên được lấy từ các báo cáo kiểm kê TSCĐ trong kỳ và các báo cáo theo dõi tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
CỦA DOANH NGIỆP
1. Phương pháp phân tổ.
1.1. Khái niệm
Phân tổ là một trong những phương pháp cơ bản của nghiên cứu thống kê. Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau
1.2. Tác dụng của phương pháp phân tổ
- Phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng kinh tế xã hội.
- Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu, cụ thể xác định chính xác các bộ phận khác nhau có tính chất khác nhau trong tổng thể và tính toán các tỷ trọng của từng bộ phận đó.
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa các tiêu thức để phân chia các đơn vị của tổng thể thành các tổ, sau đó tính toán các mức độ biểu hiện của đặc tính được nghiên cứu cho từng tổ nhằm mô tả mối liên hệ giữa các tiêu thức phân tổ với đặc tính được nghiên cứu.
1.3. Đặc điểm vận dụng
Đây là phương pháp thường được sử dụng nhiều trong nghiên cứu tổng hợp thống kê. Nó cũng là cơ sở để vận dụng các phương pháp khác như: phương pháp số tương đối, số bình quân, dãy số thời gian…
Trong phân tích thống kê TSCĐ, phương pháp phân tổ thường được sử dụng để phân loại TSCĐ theo các tiêu thức khác nhau.
2. Phương pháp bảng thống kê
2.1. Khái niệm
Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách hợp lý, có hệ thống và rõ ràng. Nếu biết trình bày và sử dụng bảng thống kê thì việc chứng minh mọi vấn đề trở lên rất sinh động có sức thuyết phục.
2.2. Tác dụng của bảng thống kê
Vận dụng phương pháp bảng thống kê sẽ giúp cho chúng ta có được phương pháp trình bày số liệu một cách khoa học, dựa vào bảng thống kê chúng ta dễ dàng có được cái nhìn tổng quát nhất về các chỉ tiêu phản ánh quy mô và biến động của hiện tượng nghiên cứu.
2.3. Đặc điểm vận dụng khi phân tích thống kê TSCĐ
Khi vận dụng phương pháp bảng thống kê để phân tích thống kê TSCĐ chúng ta cần chú ý những đặc điểm sau:
- Khi lập các bảng thống kê cần phải ghi rõ tên của bảng thống kê cần lập.
- Trong một bảng thống kê cần ghi rõ tên, đơn vị tính của các chỉ tiêu.
- Cần chú ý lựa chọn các chỉ tiêu được sử dụng trong bảng, tránh sử dụng quá nhiều chỉ tiêu trong một bảng làm cho người đọc khó hình dung được vấn đề chính.
3. Phương pháp đồ thị
3.1. Khái niệm
Đồ thị thống kê là sự kết hợp các hình vẽ ,đường nét và mầu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng .
3.2. Tác dụng của đồ thị thống kê
Sử dụng phương pháp đồ thị thống kê giúp người đọc nhận thức được vấn đề một cách rõ ràng, dễ hiểu và kiểm tra hình ảnh độ chính xác của các thông tin.
Đồ thị thống kê có thể biểu thị:
- Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu.
- Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian.
- Tình hình thực hiện kế hoạch.
- Mối liên hệ giữa các hiện tượng.
- Sự so sánh giữa các mức độ của hiện tượng.
3.3. Đặc điểm vận dụng
Trong phân tích thống kê TSCĐ, đồ thị thống kê thường được sử dụng là biểu đồ hình cột. Nhìn vào biểu đồ đó ta sẽ thấy được sự phát triển về quy mô và biến động TSCĐ của doanh nghiệp theo thời gian. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng biểu đồ hình tròn để biểu diễn tỷ trọng của TSCĐ trong tổng vốn của doanh nghiệp.
4. Phương pháp dãy số thời gian
4.1. Khái niệm dãy số thời gian
Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian
4.2. Tác dụng của dãy số thời gian
Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để nghiên cứu và phân tích một chỉ tiêu thống kê, cho phép xác định:
Tính quy luật của sự biến động
Chúng ta biết rằng, mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian và do đó vận dụng phương pháp dãy số thời gian sẽ cho phép chúng ta nghiên cứu sự biến động này.
Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian
Thống kê dùng 5 chỉ tiêu để phân tích biến động của hiện tượng qua thời gian. Mỗi chỉ tiêu có tác dụng và ý nghĩa phản ánh đặc điểm của hiện tượng theo một cách khác nhau. Năm chỉ tiêu này bao gồm:
Mức độ trung bình của hiện tượng qua thời gian
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện của hiện tượng trong suốt thời gian mà ta nghiên cứu. Tuỳ thuộc vào dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà chúng ta tính chỉ tiêu này theo các cách khác nhau
Đối với dãy số thời kỳ: Mức độ bình quân được xác định theo công thức:
Với Yi là các mức độ của dãy số thời kỳ (i=1,2,3,…,n)
đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau:mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức:
Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau:
Trong đó ti (i=1,2,…,n) là độ dài thời gian có mức độ Yi
Lượng tăng ( giảm) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô của hiện tượng qua thời gian.
Khi nghiên cứu sự thay đổi quy mô giữa hai thời kỳ liền nhau thì chúng ta dùng lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ (liên hoàn) thời gian Yi và Yi-1 (i=2,3,…,n)
Trong đó là lượng tăng (giảm) tuyệt đối thời kỳ (liên hoàn)
>0 : phản ánh kết quả tăng
<0 : phản ánh kết quả giảm.
Khi nghiên cứu sự thay đổi quy mô trong những khoảng thời gian dài dùng lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc
(i=2,3,…,n)
là lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc.
có thể dương hoặc âm ,từ đó ta thấy :
Hay: (i=2,3,…,n)
Để biểu hiện cho mức độ đại diện của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối dùng lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình:
Chỉ tiêu này chỉ nên tính với các hiện tượng có mức độ cùng tăng hoặc cùng giảm với lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ như nhau
Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian
Tốc độ phát triển liên hoàn (thời kỳ): nêu lên sự phát triển của hiện tượng ở hai thời gian liền nhau:
(i=2,3,…,n) đơn vị : lần hay %
Tốc độ phát triển định gốc (Ti) nêu lên tốc độ phát triển của hiện tượng trong thời gian dài:
(i=2,3,…,n) đơn vị: lần hay %
Từ kết quả trên ta thấy được các mối liên hệ sau:
và
Tốc độ phát triển trung bình (): phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn
Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ nên áp dụng đối với những hiện tượng phát triển theo một xu hướng nhất định hoặc tăng (giảm) với tốc độ phát triển liên hoàn hoặc xấp xỉ nhau
Tốc độ tăng( giảm)
Chỉ tiêu này cho biết qua thời gian, hiện tượng mà chúng ta nghiên cứu tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %)
Tương ứng với các tốc độ phát triển, ta có các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây:
Tốc độ tăng giảm liên hoàn (hay từng kỳ) ai phản ánh tốc độ tăng của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau:
đơn vị: lần hoặc %
Tốc độ tăng giảm định gốc Ai phản ánh tốc độ tăng của hiện tượng trong thời gian dài:
hoặc Ti (%)-100 đơn vị lần hoặc %
Tốc độ tăng trung bình hoặc
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( giảm)
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì ứng với một lượng tuyệt đối là bao nhiêu
Cả 5 chỉ tiêu trên đây đều có ý nghĩa khi phân tích một dãy số liệu theo (t) nào đó. Chúng thống nhất về sự nhận thức hiện tượng và cả phương diện tính toán.
4.3. Xác định xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian
Sự biến động của hiện tượng qua thời gian chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố mà về cơ bản có thể phân loại thành hai yếu tố
Những yếu tố chủ yếu, cơ bản tác động vào hiện tượng cho phép nêu lên xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng hay nói cách khác đó là tính quy luật của sự phát triển. Nhóm yếu tố này bao gồm xu thế biến động, biến động thời vụ và biến động chu kỳ.
Những yếu tố ngẫu nhiên tác động vào hiện tượng làm cho mặt lượng của hiện tượng lệch khỏi xu hướng cơ bản.
4.4. Đặc điểm vận dụng
- Để nêu lên sự phát triển khách quan của hiện tượng qua thời gian thì yêu cầu cơ bản trong xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số.
- Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian phải thống nhất
- Phạm vi của hiện tượng nghiên cứu phải nhất trí qua thời gian. đồng thời khoảng cách thời gian trong dãy số cũng nên bằng nhau đặc biệt là đối với những dãy số thời kỳ
Trong thực tế do những điều kiện hoàn cảnh khác nhau những điều kiện trên thường bị vi phạm. Khi đó ta phải có những phương pháp chỉnh lý phù hợp để đảm bảo tính chất có thể so sánh được các mức độ trong dãy số.
5. Phương pháp chỉ số
5.1. Khái niệm:
Hiểu một cách chung nhất, chỉ số là số tương đối (lần hoặc %) tính được bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội.
5.2. Tác dụng của phương pháp chỉ số trong phân tích thống kê TSCĐ:
- Cho phép phân tích biến động của TSCĐ theo giá hiện hành do ảnh hưởng của hai nhân tố: Giá TSCĐ và lượng TSCĐ qua các thời kỳ.
- Cho phép phân tích biến động của kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng TSCĐ.
- Cho phép phân tích biến động của kết quả sản xuất do ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố: hiệu quả sử dụng TSCĐ, mức trang bị TSCĐ cho lao động và số lao động bình quân trong kỳ.
5.3. Đặc điểm vận dụng:
Khi vận dụng phương pháp chỉ số có hai đặc điểm cơ bản sau cần lưu ý:
Một là : Khi so sánh các hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp trước hết phải tìm cách chuyển đổi các đơn vị hoặc các phần tử có tính chất khác nhau về dạng giống nhau để có thể tổng hợp được.
Hai là : Khi có nhiều nhân tố cùng tham gia vào việc tính toán, để nghiên cứu sự biến động của một nhân tố nào đó thì cần giả thiết các nhân tố còn lại không biến đổi
Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu khác nhau mà chúng ta sử dụng mỗi loại chỉ số thích hợp .Ngoài ra khi nghiên cứu biến động của các đơn vị thành phần tới tổng thể chúng ta còn sử dụng hệ thống chỉ số để nhằm xác định vai trò và ảnh hưởng của mỗi nhân tố đối với biến động của hiện tượng nhiều yếu tố.
CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
GIAI ĐOẠN 2000 – 2007
I.Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà.
1. Quá trình hình thành phát triển
1.1. Tổng quan về công ty CP Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà:
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà.
Tên giao dịch: Vĩnh Hà food processing and construction jont stock company.
Tên viết tắt: VINH HA FOOD JSC.
Trụ sở chính: Số 9A Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: (84-4)9871743
Fax: (84-4)9870067
Ngành nghề kinh doanh:
- Vận tải và đại lý vận tải đường biển, đường thuỷ, đường bộ.
- Thương nghiệp bán buôn bán lẻ.
- Bán buôn, bán lẻ công nghệ phẩm, hàng tiêu dung, hương liệu, phụ gia.
- Đại lý bán buôn, bán lẻ ga. chất đốt.
- Kinh doanh vật tư nông nghiệp.
- Kinh doanh và sản xuất bao bì, lương thực.
- Kinh doanh bất động sản
- Bán buôn, bán lẻ và đại lý sắt thép, ống thép, kim loại màu…
- Kinh doanh lương thực, thực phẩm và các mặt hàng đã chế biến.
- Xuất khẩu lương thực, thực phẩm.
- Xây dựng công trình dân dụng và hạng mục công trình công nghiệp.
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
- Nuôi trồng thuỷ sản.
- Dịch vụ dậy nghề, giới thiệu việc làm, hợp tác xuất khẩu lao động.
- Dịch vụ ăn uống, nhà hàng
- Cho thuê tài sản, nhà, kho…
1.2 Quá trình phát triển:
Công ty Vận tải – Xây dựng và Chế biến lương thực ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2050.doc