Tài liệu Phân tích & thiết kế hệ thống quản lý kết quả học tập bằng UML: ... Ebook Phân tích & thiết kế hệ thống quản lý kết quả học tập bằng UML
54 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4116 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phân tích & thiết kế hệ thống quản lý kết quả học tập bằng UML, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ KẾT QUẢ HỌC TẬP BẰNG UML
LỜI MỞ ĐẦU
Yêu cầu về một hệ thống phần mềm chất lượng cao, dễ dàng bảo trì và phát triển luôn luôn được đặt ra đối với những người làm công nghệ phần mềm. Một phần mềm được xây dựng thành công hay không phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn phân tích và thiết kế.
Phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng được đánh giá có nhiều ưu điểm so với phương pháp hướng chức năng truyền thống, và hiện là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để phát triển các phần mềm mở và đáp ứng yêu cầu người sử dụng.
Bên cạnh đó, UML (Unified Modeling Language) là một ngôn ngữ đặc tả được phát triển những năm gần đây và hiện là chuẩn công nghiệp của thế giới về ngôn ngữ đặc tả cho nghành công nghệ phần mềm.
UML là ngôn ngữ mô hình hoá hệ thống phần mềm trực quan mới được phát triển và hiện nay được nhiều hãng sản xuất phần mềm lớn trên thế giới như Microsoft, Oracle, HP, … sử dụng như là chuẩn công nghiệp phần mềm.
Nhưng ở Việt Nam, phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng chưa được ứng dụng nhiều, mới chỉ bắt đầu được đưa vào chương trình học của một số trường đại học và cao đẳng.
Vì vậy cần có nghiên cứu sâu hơn và có ứng dụng cụ thể để hiểu rõ hơn về phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng. Chính vì những lý do đó kết hợp với môi trường đang giảng dạy, em xin lựa chọn đề tài “Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý kết quả học tập bằng UML”. Đồ án được trình bày theo nội dung như sau :
Phân tích và nắm bắt yêu cầu
Tìm hiểu yêu cầu
Ca sử dụng
Mô hình hành vi hệ thống
Lược đồ hợp tác
Em xin chân thành cám ơn GS.TS Nguyễn Văn Ba, Thầy đã truyền đạt những kiến thức để em có thể hoàn thành đồ án này.
MỤC LỤC
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ KẾT QUẢ HỌC TẬP
PHÁT BIỂU BÀI TOÁN
Mục tiêu của bài toán
Bài toán được đưa ra nhằm mục đích hỗ trợ việc quản lý các thông tin về sinh viên và quản lý điểm thi các môn học trong từng học kì, quản lý các lần thi lại và quản lý các môn thi không đạt, các điểm thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ đồ án tốt nghiệp. Giúp cho việc tính điểm, tạo các bảng điểm được nhanh chóng chính xác.
Mô tả bài toán
Khi các thi sinh trúng tuyển đến làm thủ tục nhập học thì thông tin về các thí sinh đó chính thức được đưa vào quản lý. Sau khi có danh sách trúng tuyển, bộ phận quản lý phải tiến hành phân lớp cho sinh viên ( quản lý hồ sơ lý lịch sinh viên, hồ sơ trên máy cần có ảnh).
Dựa trên tình hình thực tế như khả năng bố trí phòng học, số giáo viên giảng dạy, các môn học để lập kế hoạch học tập.
Trong quá trình học tập, do có sự thay đổi như sinh viên bỏ học, lưu ban, bị đuổi học, hoặc sinh viên phải học lại (môn học, lý do học lại) nên bộ phận quản lý sinh viên phải lập danh sách lớp và xử lý việc chuyển trường chuyển lớp cũng như lập lịch thi cho toàn trường.
Mỗi sinh viên được thi tối đa hai lần, nếu không qua phải đăng kí học lại. Sau mỗi lần thi phòng đào tạo phải nhập điểm thi của các môn học.Tính điểm trung bình lần một để xét học bổng, điểm trung bình cao nhất trong các lần thi làm kết quả học tập. Cuối khoá học đưa ra dang sách sinh viên được làm đồ án, sinh viên thi tốt nghiệp. Nhập điểm làm đồ án và điểm thi tốt nghiệp. Tính bảng điểm cho toàn khoá học.
Ngoài việc quản lý thông tin về hồ sơ cá nhân còn phải quản lý về quá trình khen thưởng, kỷ luật của mỗi sinh viên, quản lý các sinh viên thuộc diện chính sách,được ưu tiên, hạnh kiểm …
Hệ thống còn phải có chức năng tìm kiếm sinh viên theo nhiều tiêu chí khác nhau : Theo lớp, theo tên, theo tỉnh (khu vực), nam/nữ, theo điểm (từ cao đến thấp, điểm không đạt yêu cầu, ..v..v) theo các diện chính sách chế độ (con thương binh liệt sĩ, con dân tộc ít người, cán bộ đi học, khu vực …), tra cứu (tra cứu tiêu chuẩn xếp loại, tra cứu diện chính sách, tra cứu cách tính điểm,…)
Có khả năng xem điểm thi : điểm thi lần 1, điểm thi lần 2 (do phòng đào tạo cập nhật), tính điểm trung bình.
Mỗi sinh viên khi vào trường được khai vào phiếu nhập học có các thông tin : Họ tên, ngày sinh, nơi sinh, giới tính, địa chỉ, mã khoa, tên khoa. Phòng giáo vụ sẽ gán cho mỗi sinh viên một mã sinh viên riêng biệt sau đó tạo thẻ sinh viên.
Phân tích
Xác định các chức năng hệ thống
Quản lý các danh mục chương trình : danh mục khoá học, Danh mục hệ đào tạo, Danh mục ngành đào tạo, danh mục khoa, …
Quản lý hồ sơ sinh viên : Lấy hồ sơ sinh viên :Lấy hồ sơ sinh viên từ kết quả tuyển sinh
Quản lý chất lượng đào tạo
Mô tả các chức năng
A. Quản lý danh mục chương trình
Mục đích : Dùng để thiết lập các thông số cố định cho chương trình, trước khi tiến hành khai thác dữ liệu người dùng phải thiết lập các thông số này.
A.1 Danh mục khoá học
Dùng để khai báo khoá học
A.2 Danh mục hệ đào tạo
Dùng để khai báo danh sách hệ đào tạo
A.3 Danh mục ngành nghề đào tạo
Dùng để khai báo danh sách các ngành nghề đào tạo
A.4 Danh mục lớp học
Dùng để khai báo danh sách lớp học
A.5 Danh mục môn học
B. Quản lý hồ sơ sinh viên
Mục đích : Hệ thống cho phép quản lý toàn bộ hồ sơ, lý lịch có liên quan đến hồ sơ sinh viên từ sau tuyển sinh.
B.1 Sao chép kết quả tuyển sinh
Mục đích : Sao chép toàn bộ hồ sơ liên quan đến sinh viên từ chương trình tuyển sinh.
Ghi chú : Đây mới chỉ là dữ liệu tuyển sinh của bộ giáo dục, hồ sơ này chưa chính thức (vì có thí sinh trúng tuyển nhưng lại không đến nhập học), để quản lý danh sách chính thức phải qua chức năng “Đăng ký nhập học”
B.2 Đăng ký nhập học
Mục đích : Dùng để chuyển hồ sơ sinh viên từ danh sách chưa đăng ký nhập học sang danh sách chính thức.
B.3 Phân lớp học
Mục đích : Dùng để phân lớp học cho sinh viên mới đăng ký hoặc chuyển hồ sơ từ lớp học này sang lớp học khác.
B.4 Khen thưởng
Mục đích : Dùng để cập nhật khi phát sinh khen thưởng của sinh viên
B.5 Kỷ luật
Mục đích : Cập nhật các phát sinh liên quan đến kỷ luật sinh viên
C. Quản lý chất lượng đào tạo
Mục đích : Hệ thống cho phép lập kế hoạch đào tạo, phân môn học cho các lớp, nhập điểm hạnh kiểm, sửa xoá chuyển điểm, báo cáo chất lượng đào tạo, xét lên lớp, xét tư cách dự thi tốt nghiệp, nhạp điểm đồ án tốt nghiệp, điểm thi tốt nghiệp, báo cáo chất lượng đào tạo (cuối học kỳ, cuối năm), xét tốt nghiệp.
C.1 Phân môn học : Dùng xác định số lượng môn học, đơn vị học trình cho từng học kỳ.
C.1.1 Bổ sung môn học mới
C.1.2 Sửa môn học
C.1.3 Xoá môn học (Chỉ dùng cho người dùng có quyền)
C.2 In danh sách thí sinh dự thi : Dùng để in danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn xét duyệt dự thi.
Ghi chú : Để in danh sách thí sinh dự thi, người dùng phải chọn các điều kiện như lớp, năm học, học kỳ, lần thi.
C.3 Cập nhật điểm thi :
C.3.1 Tạo tệp mẫu nhập điểm từ Excel
Dùng để tạo ra một tệp mẫu Excel giúp giáo viên có thể cập nhật điểm vào file mẫu này sau đó sao chép dữ liệu điểm vào chương trình mà không cần phải cập nhật lại (Tệp mẫu có thế sửa : Tiện cho giáo viên có thể nhập điểm ở nhà, mang đến sao chép sang).
C.3.2 Cập nhật điểm thi :
Dùng để nhập kết quả thi vào chương trình.
Để nhập điểm người dùng phải chọn điều kiện năm học, học kỳ, lớp học, mộ học, lần thi.
Với người dùng khi đăng nhập vào chương trình, chương trình sẽ kiểm tra người dùng thuộc khoa nào, chỉ được phép nhập điểm của khoa mình quản lý.
Nếu nhập sai điểm, người dùng có thể sửa bằng chức năng sửa điểm. Các thông tin về người nhập và người sửa điểm sẽ được chương trình lưu giữ lại.
C.3.2 Nhập điểm từ Excel
Dùng để nhập điểm từ tệp Excel vào chương trình
Ghi chú : Tệp Excel chứa điểm phải bao gồm tối thiểu các cột : Stt, mã số, họ tên, điểm số, … Chức năng sao chép điểm sẽ ghi đè lên điểm cũ (nếu có).
C.3.4 Sửa điểm
Dùng để sửa điểm học tập của sinh viên
Ghi chú : sau khi sửa điểm chương trình sẽ lưu lại thông tin về người sửa và điểm trước khi sửa, người dùng có thể khôi phục điểm trước khi sửa.
C.3.5 Xoá điểm
Dùng để xoá điểm đã nhập cho từng sinh viên
Ghi chú : Chương trình chỉ cho phép người dùng xoá điểm của khoa mà người dùng đăng ký. Điểm đã xoá thì không thể khôi phục lại.
C.3.6 Chuyển điểm
Dùng để chuyển dữ liệu về điểm của học sinh, sinh viên trong các trường hợp : học sinh sinh viên bị lưu ban; học sinh sinh viên chuyển từ lớp này sang lớp khác.
Ghi chú :
Khi chuyển điểm, chương trình sẽ chuyển theo danh sách bên dưới môn học sẽ chuyển.
Đối với các môn học thừa (các môn sinh viên đã học ở các lớp khác nhưng không có trong lớp hiện tại) chương trình sẽ không xoá điểm các môn học đó.
C.4 Quản lý tốt nghiệp
C.4.1 Xét tư cách dự thi tốt nghiệp
C.4.2 Môn thi tốt nghiệp
C.4.3 Nhập điểm thi tốt nghiệp
C.4.4 Tổng hợp kết qủa thi tốt nghiệp
C.5 Tạo báo cáo
C.5.1 Tạo báo cáo tổng kết điểm trung bình
C.5.2 Tạo báo cáo danh sách sinh viên lên lớp
C.5.3 Tạo báo cáo danh sách học sinh sinh viên lưu ban
C.5.4 Tạo báo cáo danh sách học sinh sinh viên xét học bổng
C.5.5 Tạo báo cáo tình hình học tập
C.5.6 Tạo báo cáo tổng kết điểm năm
C.5.7 Tạo báo cáo kết quả xét lên lớp
C.5.8 Tạo bảng ghi kết quả học tập
C.6 Báo cáo tổng kết
Mục đích : Hệ thống còn phải có chức năng tạo các báo cáo tổng kết cho các đơn vị trong trường : Phòng hiệu trưởng; phòng đào tạo; Phòng quản lý học sinh sinh viên; Các khoa và giáo viên … về tình hình học sinh sinh viên và kết quả học tập. rèn luyện của học sinh sinh viên.
MÔ HÌNH CA SỬ DỤNG
Mô hình ca sử dụng mô tả người dùng sẽ tương tác với hệ thống như thế nào để thực hiện từng thành phần rời rạc của công việc. Sử dụng mô hình ca sử dụng để xây dựng lên các yêu cầu chức năng của hệ thống và thực hiện đầy đủ các chi tiết của hệ thống.
Biểu đồ gói
Biểu đồ gói cho ta thấy được cái nhìn tổng quan về các gói ca sử dụng của hệ thống. Sơ đồ sau mô tả các mối quan hệ giữa các gói Ca sử dụng.
Hình 1 : Chi tiết về các gói
Gói 1 : Danh mục
Bao gồm các ca sử dụng sau :
1.1 Cập nhật danh mục hệ đào tạo
1.2 Cập nhật danh mục khoá học
1.3 Cập nhật danh mục khoa
1.4 Cập nhật danh mục ngành nghề đào tạo
1.5 Cập nhật danh mục lớp học
1.6 Cập nhật danh mục môn học
Sơ đồ ca sử dụng được mô ta như sau
:
Hình 2 Gói ca sử dụng Danh Mục
Mô tả ca sử dụng 1.1 : Cập nhật danh mục hệ đào tạo
Mục đích : Dùng để khai báo danh sách hệ đào tạo. Gồm có mã hệ đào tạo, mỗi hệ đào tạo sẽ có một mã riêng. Tên gọi hệ đào tạo. Thời gian đào tạo …
Tác nhân kích hoạt : Phòng đào tạo
Các bước tiến hành :
Chọn chức năng ‘Danh mục’ : hệ thống sẽ hiển thị các chức năng có sẵn và nhân viên phòng đào tạo chọn chức năng ‘Danh mục hệ đào tạo’.
Hiển thị danh mục các hệ đào tạo của trường : Hệ thống sẽ hiển thị thông tin về các hệ đào tạo của trường và các đối tượng hỗ trợ cho việc nhập thông tin hệ đào tạo mới.
Người dùng nhập thông tin hệ đào tạo mới hoặc sửa chữa
Ca sử dụng kết thúc
Các trường hợp khác
Thoát : Người sử dụng có thể thoát ra tại bất cứ thời gian nào của ca sử dụng. Người sử dụng có thể ghi lại thông tin trước khi thoát.
Nếu thông tin đã có thì cho phép sửa đổi thông tin
Nếu thông tin về hệ đào tạo đã có thì hiển thị thông báo lỗi
Điều kiện trước : đã có chức năng quản lý phân quyền sử dụng hệ thống
Điều kiện sau : Tạo ra danh mục các hệ đào tạo
Mô tả ca sử dụng 1.2 : Cập nhật danh mục khoá học
Mục đích : Dùng để khai báo danh sách khoá học. Gồm có mã số khoá học, mỗi khoá học sẽ có một mã số khác nhau. Năm bắt đầu của khoá học.
Tác nhân kích hoạt : Phòng đào tạo
Các bước tiến hành :
Chọn chức năng ‘Danh Mục’ : Hệ thống sẽ hiển thị các chức năng có sẵn và người dùng chọn chức năng ‘Danh mục khoá học’
Hiển thị danh mục các khoá học của trường : Hệ thống sẽ hiển thị thông tin về các khoá học của trường và các đối tượng hỗ trợ cho việc nhập thông tin khoá học mới.
Người dùng nhập và sửa thông tin về khoá học
Ca sử dụng kết thúc
Các trường hợp khác
Thoát : Người sử dụng có thể thoát ra tại bất cứ thời gian nào của ca sử dụng. Người sử dụng có thể ghi lại thông tin trước khi thoát.
Nếu thông tin về khoá học đã có thì hiển thị thông báo lỗi
Nếu thông tin đã có thì cho phép sửa đổi thông tin
Điều kiện trước : Đã có chức năng quản lý phân quyền sử dụng hệ thống
Điều kiện sau : Tạo ra danh mục các hệ đào tạo.
Mô tả ca sử dụng 1.3 : Cập nhật danh mục khoa
Mục đích : Dùng để khai báo danh sách các khoa đào tạo của trường. Gồm có mã số khoa, tên khoa, tên giáo vụ, tên trưởng khoa …
Tác nhân kích hoạt : Phòng đào tạo
Các bước tiến hành :
Chọn chức năng ‘Danh Mục’ : Hệ thống sẽ hiển thị các chức năng có sẵn và người dùng chọn chức năng ‘Danh mục khoa’
Hiển thị danh mục các khoa đào tạo của trường : Hệ thống sẽ hiển thị thông tin về các khoa đào tạo của trường và các đối tượng hỗ trợ cho việc nhập thông tin khoa đào tạo mới.
Người dùng nhập và sửa thông tin về khoa đào tạo
Ca sử dụng kết thúc
Các trường hợp khác
Thoát : Người sử dụng có thể thoát ra tại bất cứ thời gian nào của ca sử dụng. Người sử dụng có thể ghi lại thông tin trước khi thoát.
Nếu nhập trùng khoa thì hiển thị thông báo lỗi
Nếu thông tin đã có thì cho phép sửa đổi thông tin
Điều kiện trước : Đã có chức năng quản lý phân quyền sử dụng hệ thống
Điều kiện sau : Tạo ra danh mục các khoa đào tạo.
Mô tả ca sử dụng 1.4 : Cập nhật danh mục ngành nghề đào tạo
Mục đích : Dùng để khai báo danh sách ngành nghề đào tạo. Gồm có mã ngành nghề đào tạo, mỗi ngành nghề đào tạo sẽ có một mã riêng. Tên gọi của ngành nghề đào tạo. Diễn giải (mô tả rõ hơn về ngành nghề đào tạo …)
Tác nhân kích hoạt : Phòng đào tạo
Các bước tiến hành :
Chọn chức năng ‘Danh Mục’ : Hệ thống sẽ hiển thị các chức năng có sẵn và người dùng chọn chức năng ‘Danh mục ngành nghề đào tạo’
Hiển thị danh mục các ngành đào tạo của trường : Hệ thống sẽ hiển thị thông tin về các khoa đào tạo của trường và các đối tượng hỗ trợ cho việc nhập thông tin ngành nghề đào tạo mới.
Người dùng nhập và sửa thông tin ngành nghề đào tạo
Ca sử dụng kết thúc
Các trường hợp khác
Thoát : Người sử dụng có thể thoát ra tại bất cứ thời gian nào của ca sử dụng. Người sử dụng có thể ghi lại thông tin trước khi thoát.
Nếu nhập trùng ngành nghề đào tạo thì hiển thị thông báo lỗi
Nếu thông tin đã có thì cho phép sửa đổi thông tin
Điều kiện trước : Đã có chức năng quản lý phân quyền sử dụng hệ thống
Điều kiện sau : Tạo ra danh mục các ngành nghề đào tạo.
Mô tả ca sử dụng 1.5 : Cập nhật danh mục lớp học
Mục đích : Dùng để khai báo danh sách các lớp học của trường, các khóa học, hệ đào tạo, ngành nghề, loại đào tạo, khoa. Gồm có mã lớp học, mỗi lớp học sẽ có một mã riêng, tên gọi của lớp học, tình trạng lớp học (mô tả rõ hơn về lớp học đang trong quá trình quản lý (OK=1) hay không còn quản lý (OK=0), sĩ số lớp …)
Tác nhân kích hoạt : Phòng đào tạo
Các bước tiến hành :
Chọn chức năng ‘Danh Mục’ : Hệ thống sẽ hiển thị các chức năng có sẵn và người dùng chọn chức năng ‘Danh mục lớp học’
Hiển thị danh sách các lớp học của trường : Hệ thống sẽ hiển thị thông tin về các lớp học thuộc khoá học nào, ngành nghề đào tạo nào của trường, loại hình đào tạo nào, khoa nào, và các đối tượng hỗ trợ cho việc nhập thông tin lớp học mới
Người dùng nhập và sửa thông tin lớp học mới
Ca sử dụng kết thúc
Các trường hợp khác
Thoát : Người sử dụng có thể thoát ra tại bất cứ thời gian nào của ca sử dụng. Người sử dụng có thể ghi lại thông tin trước khi thoát.
Nếu nhập trùng thì hiển thị thông báo lỗi
Nếu thông tin đã có thì cho phép sửa đổi thông tin
Điều kiện trước : Đã có chức năng quản lý phân quyền sử dụng hệ thống
Điều kiện sau : Tạo ra danh mục các lớp học.
Mô tả ca sử dụng 1.6 : Cập nhật danh mục môn học
Mục đích : Dùng để khai báo danh mục môn học. Gồm có mã môn học, mỗi môn học sẽ có một mã riêng, tên gọi của môn học, tính chất môn học (lý thuyết hay thực hành)học kỳ thực hiện môn học. Số đơn vị học trình của môn học. Khoa đảm nhận môn học.
Tác nhân kích hoạt : Phòng đào tạo
Các bước tiến hành :
Chọn chức năng ‘Danh Mục’ : Hệ thống sẽ hiển thị các chức năng có sẵn và người dùng chọn chức năng ‘Danh mục môn học’
Hiển thị danh sách các môn học của trường : Hệ thống sẽ hiển thị chức năng có sẵn và nhân viên phòng đào tạo chọn chức năng ‘Danh mục môn học’
Người dùng nhập và sửa thông tin về môn học.
Ca sử dụng kết thúc
Các trường hợp khác
Thoát : Người sử dụng có thể thoát ra tại bất cứ thời gian nào của ca sử dụng. Người sử dụng có thể ghi lại thông tin trước khi thoát.
Nếu nhập trùng thì hiển thị thông báo lỗi
Nếu thông tin đã có thì cho phép sửa đổi thông tin
Điều kiện trước : Đã có chức năng quản lý phân quyền sử dụng hệ thống
Điều kiện sau : Tạo ra danh mục các môn học.
Gói 2 : Hồ sơ sinh viên
Bao gồm các ca sử dụng sau
Sao chép kết quả sinh viên
Đăng ký nhập học
Phân lớp cho sinh viên
Bổ sung lý lịch
Chấm công sinh viên
Xếp loại thi đua
Khen thưởng
Kỷ luật
Sơ đồ ca sử dụng được mô tả như sau :
Hình 3 : Sơ đồ ca sử dụng của gói hồ sơ sinh viên
Mô tả ca sử dụng 2.1 : Sao chép kết quả tuyển sinh
Mục đích : Sao chép toàn bộ hồ sơ lien quan đến sinh viên từ chương trình tuyển sinh.
Mô tả ca sử dụng : Để thực hiện ca sử dụng phải chọn tên và đường dẫn đến file dữ liệu tuyển sinh, chọn khoá học, hệ đào tạo, ngành nghề đào tạo, chuyển phông chữ cho phù hợp.
Các bước thực hiện :
Vào menu ‘Hệ thống’ : Chọn chức năng ‘Sao chép kết quả tuyển sinh’.
Chỉ ra file dữ liệu tuyển sinh : Chọn chức năng ‘Tệp nguồn’ hoặc nút ‘…’: chọn từ thư mục (…) hoặc nhập tên và đường dẫn (tệp nguồn) đến file dữ liệu tuyển sinh.
Chọn khoá học : Hiển thị danh sách các khoá học, hồ sơ được sao chép sẽ gắn thêm thông số hệ đào tạo.
Chọn ngành nghề : Hiển thị danh sách các ngành nghề đào tạo
Chọn điều kiện kèm
Chọn môn 1 : Điểm thi môn 1
Chọn môn 2 : Điểm thi môn 2
Chọn môn 3 : Điểm thi môn 3
Chọn môn 4 : Điểm thi môn 4
Chọn tổng : Tổng điểm đạt được
Chọn Font nguồn : Chọn font đúng với font chữ của chương trình tuyển sinh
Chọn nút ‘thực hiện’ hoặc nút ‘trở về’
Nếu chọn nút thực hiện sẽ bắt đầu sao chép
Nếu chọn nút trở về sẽ kết thúc công việc
Các trường hợp khác
Không hiển thị danh sách khoá học : Quay trở về danh mục khoá học để nhập thêm danh mục khoá học hoặc kết thúc ca sử dụng
Không hiển thị hệ đào tạo : Quay trở về danh mục hệ đào tạo để nhập thêm danh mục hệ đào tạo hoặc kết thúc ca sử dụng
Không hiển thị ngành nghề : Quay về danh mục ngành nghề để nhập thêm danh mục ngành nghề hoặc kết thúc ca sử dụng.
Điều kiện trước : Phải có sẵn các danh mục về khoá học, hệ đào tạo, ngành nghề đào tạo. Phải có dữ liệu tuyển sinh từ chương trình tuyển sinh của bộ giáo dục và đào tạo.
Điều kiện sau : Phải sao chép được danh sách sinh viên trúng tuyển cùng các điều kiện kèm.
Mô tả ca sử dụng 2.2 : Đăng ký nhập học
Mục đích : Dùng để chuyển hồ sơ sinh viên từ danh sách chưa đăng ký nhập học (kết quả tuyển sinh) sang danh sách chính thức.
Mô tả ca sử dụng : Để thực hiện ca sử dụng vào menu QLHSSV chọn khoá học mới, chọn DS HSSV chưa đăng ký nhập học,
Các bước thực hiện :
Chọn điều kiện sinh viên cần đăng ký nhập học từ các ô khoá học, hệ đào tạo, ngành nghề, họ và tên, SBD (số báo danh)
Nhấn nút Lọc ĐK để chwong trình lọc ra danh sách sinh viên chưa đăng ký nhập học thoả mãn điều kiện người dùng nhập vào
Tích các cột OK tương ứng để chọn sinh viên đăng ký, có thể dùng một nút V hoặc nút X chọn tất cả hoặc loại bỏ tất cả.
Chọn nút “Đăng ký”, “Xoá hết” hoặc “Trở về”
Nếu chọn nút “Đăng ký” thiìdanh sách sinh viên được đánh dấu sẽ chuyển từ danh sách chưa đăng ký và danh sách đã đăng ký
Nếu chọn nút “Xoá hết” thì danh sách sinh viên không đăng ký sẽ bị xoá hết (dữ liệu không thể phục hồi)
Chọn nút “Trở về”
Các trường hợp khác
Không hiển thị danh sách khoá học : Quay về danh mục khoá học để nhập thêm danh mục khoá học hoặc kết thúc ca sử dụng.
Không hiển thị hệ đào tạo : Quay trở về danh mục hệ đào tạo để nhập thêm danh mục hệ đào tạo hoặc kết thúc ca sử dụng
Không hiển thị ngành nghề : Quay trở về danh mục ngành nghề để nhập thêm danh mục ngành nghề hoặc kết thúc ca sử dụng
Điều kiện trước : Phải có sẵn các danh mục về khoá học, hệ đào tạo, ngành nghề đào tạo. Phải sao chép được danh sách sinh viên trúng tuyển cùng các điều kiện kèm.
Điều kiện sau : Phải đưa ra được danh sách sinh viên đã được đánh dấu vào danh sách đã đăng ký nhập học.
Mô tả ca sử dụng 2.3 : Bổ sung lý lịch
Mục đích : Dùng để nhập trực tiếp hồ sơ sinh viên vào chwong trình hoặc sửa hồ sơ sinh viên đã có trong danh sách
Mô tả ca sử dụng : Để thực hiện ca sử dụng vào menu QLHSSV chọn khoá học mới, chọn mổ sung lý lịch trích ngang.
Các bước tiến hành :
Cập nhật hồ sơ tương ứng với các mã ô, ngày sinh, họ đệm, tên , khoá học, hệ đào tạo, ngành nghề, hộ khẩu thường trú…
Chọn “Bổ sung”, “Lưu hồ sơ”, “Làm lại”, “Sửa hồ sơ” hoặc nút “Trở về”.
Nếu chọn nút “Lưu hồ sơ” để lưu hồ sơ sinh viên vào danh sách sinh viên
Chọn nút “Trở về”
Các trường hợp khác
Không hiển thị danh sách khoá học : Quay về danh mục khoá học để nhập thêm danh mục khoá học hoặc kết thúc ca sử dụng
Không hiển thị hệ đào tạo : Quay về danh mục hệ đào tạo để nhập thêm danh mục hệ đào tạo hoặc kết thúc ca sử dụng
Không hiển thị ngành nghê : Quay về danh mục ngành nghề để nhập thêm danh mục ngành nghề hoặc kết thúc ca sử dụng
Hồ sơ sinh viên bổ sung mới : Đăng ký thực hiện qua chức năng đăng ký nhập học
Sửa hồ sơ : cần có quyền truy cập
Điều kiện trước : Phải có sẵn các danh mục về khoá học, hệ đào tạo, ngành nghề đào tạo. Sinh viên đã phải đăng ký nhập học
Điều kiện sau : Phải đưa ra được danh sách sinh viên đã bổ sung lý lịhc vào hồ sơ lưu.
Mô tả ca sử dụng 2.4 : Phân lớp cho sinh viên
Mục đích : Dùng để phân lớp học cho sinh viên mới đăng ký nhập học hoặc chuyển hồ sơ từ lớp học này sang lớp học khác.
Mô tả ca sử dụng : để thực hiện ca sử dụng vào menu QLHSSV chọn mục Lớp học, chọn chức năng phân lớp học
Các bước thực hiện :
Chọn ô điều kiện khoá học, hệ đào tạo, ngành nghề để liệt kê danh sách sinh viên chưa được phân lớp.
Chọn lớp học cần chuyển hồ sơ sinh viên vào
Chọn sinh viên trong danh sách chưa phân lớp để chuyển hồ sơ sinh viên vào lớp học trong danh sách phía dưới. Có thể chọn toàn bộ danh sách chưa phân lớp học được chọn.
Chuyển hồ sơ sinh viên từ lớp này sang lớp khác : Chọn lớp học hiện thời, chuyển hồ sơ sang danh sách chưa phân lớp, chọn lớp học cần chuyển.
Chọn nút “Trở về”
Các trường hợp khác
Không hiển thị danh sách khoá học : Quay về danh mục khoá học để nhập thêm danh mục khoá học hoặc kết thúc ca sử dụng
Không hiển thị hệ đào tạo : Quay về danh mục hệ đào tạo để nhập thêm danh mục hệ đào tạo hoặc kết thúc ca sử dụng.
Không hiển thị ngành nghê : Quay về danh mục ngành nghề để nhập thêm danh mục ngành nghề hoặc kết thúc ca sử dụng
Không hiển thị hồ sơ trong danh sách chưa phân lớp : Phỉa chọn điều kiện khoá học, hệ đào tạo, nghành nghề tương ứng với hồ sơ sinh viên đó.
Điều kiện trước : Phải có sẵn các danh mục về khoá học, hệ đào tạo, nghành nghề đào tạo. Phải sao chép được danh sách sinh viên trúng tuyển cùng các điều kiện kèm.
Điều kiện sau : Khi chuyển hồ sơ từ danh sách đã phân lớp sang danh sách chưa phân lớp, các thông tin về khoá học, hệ đào tạo, ngành nghề đào tạo trong hồ sơ sinh viên vẫn phải giữ nguyên. Phải tạo được danh sách sinh viên trong từng lớp với sĩ số xác định trước.
Mô tả ca sử dụng 2.5 : Xếp loại thi đua
Mục đích : Dùng để quản lý quá trình khen thưởng và kỷ luật của sinh viên
Mô tả ca sử dụng : Chứa hai ca sử dụng có quan hệ >
Ca sử dụng khen thưởng
Ca sử dụng Kỷ luật
Mô tả ca sử dụng 2.5.1 : Khen thưởng
Mục đích : Dùng để cập nhật khi phát sinh khen thưởng của sinh viên
Mô tả ca sử dụng : Để thực hiện ca sử dụng vào menu QLHSSV chọn mục khen thưởng - kỷ luật, chọn chức năng cập nhật khen thưởng.
Các bước tiến hành :
Đăng nhập vào chức năng khen thưởng
Nhập mã số sinh viên vào ô mã số hoặc nhấn vào nút tìm kiếm để hiển thị danh sách sinh viên.
Hiển thị các thông tin về sinh viên có mã số vừa chọn
Nhập các thông tin về khen thưởng như : Số quyết định, ngày khen thưởng, lý do, hình thức, người ký.
Chọn nút “Lưu”, “Xem hồ sơ” hoặc “Trở về”
Chọn nút “Xem hồ sơ” : Đưa ra toàn bộ thông tin về sinh viên có mã số đã chọn
Chọn nút “Lưu” : Ghi lại các thông tin khen thưởng vừa nhập
Chọn nút “Trở về” : Kết thúc ca sử dụng
Các trường hợp khác
Mã số nhập sai : Hiển thị thông báo không tìm thấy sinh viên
Không hiển thị hình thức khen thưởng : Quay về danh mục hình thức khen thưởng để nhập thêm danh mục khen thưởng hoặc kết thúc ca sử dụng.
Điều kiện trước : Phải có sẵn danh mục hình thức khen thưởng và danh sách sinh viên được khen thưởng
Điều kiện sau : Phả lưu quá trình khen thưởng của sinh viên vào hồ sơ.
Mô tả ca sử dụng 2.5.2 : Kỷ luật
Mục đích : Dùng để cập nhật khi phát sinh liên quan đến kỷ luật của sinh viên
Mô tả ca sử dụng : để thực hiện ca sử dụng vào menu QLHSSV chọn mục khen thưởng - Kỷ luật, chọn chức năng cập nhật kỷ lụât.
Các bước tiến hành :
Đăng nhập vào chức năng kỷ luật
Nhập mã số sinh viên bị kỷ luật vào ô mã số hoặc nhấn vào nút “Tìm kiếm” để lấy thông tin về sinh viên
Nhập các thông tin về kỷ luật như : Số quyết định, ngày kỷ luật, Lý do, hình thức, người ký. Nhấn nút đình chỉ học tập nếu sinh viên bị đình chỉ học tập.
Chọn nút “Lưu”, “Xem hồ sơ” hoặc “Trở về”
Chọn nút “Lưu” : hồ sơ sẽ được lưu lại
Chọn nút “Xem hồ sơ” : Kiểm tra chi tiết hồ sơ sinh viên
Chọn nút “Trở về” : Kết thúc ca sử dụng
Các trường hợp khác
Nhập mã số sinh viên không đúng : Hiển thị thông báo lỗi
Không hiển thị được hình thức kỷ luật :Quay về danh mục hình thức kỷ luật để nhập thêm danh mục kỷ luật hoặc kết thúc ca sử dụng.
Điều kiện trước : Phải có sẵn danh mục về các hình thức kỷ luật và danh sách sinh viên bị kỷ luật trong cơ sở dữ liệu
Điều kiện sau : Phải lưu được hồ sơ sinh viên bị kỷ luật. Nếu người dùng chọn đình chỉ học tập thì hồ sơ sinh viên phải được loại khỏi danh sách hồ sơ sinh viên đang theo học.
Mô tả ca sử dụng 2.6 : Chấm công sinh viên
Mục đích : Cập nhật điểm danh hàng ngày của sinh viên, tuỳ thuộc vào nhu cầu quản lý (Ở đây sẽ phải cập nhất sinh viên nghỉ học theo ngày)
Mô tả ca sử dụng : Để thực hiện ca sử dụng vào menu QLHSSV chọn mục bảng điểm danh, chọn chức năng bảng điểm danh hàng ngày.
Các bước thực hiện :
Nhập ngày điểm danh : Ngày thường ngầm định theo hệ thống máy chủ
Chọn các thông tin về lớp học cần điểm danh
Nhập dữ liệu điểm danh theo nguyên tắc (Có mặt; Vắng có phép; Vắng không phép)
Chọn nút “Lưu bảng điểm danh” sẽ lưu kết quả điểm danh
Các trưởng hợp khác :
Không hiển thị danh sách sinh viên của lớp học cần điểm danh : Hiển thị thông báo lỗi
Điều kiện trước : Phải có sẵn thông tin về học sinh trong từng lớp
Điều kiện sau : Phải lưu được bảng điểm danh
Gói 3 : Quản lý chất lượng đào tạo
Hình 4 : Chi tiết gói quản lý chất lượng đào tạo
Gói 3.1 : Dánh sách sinh viên dự thi
Bao gồm ca sử dụng In danh sách
Sơ đồ ca sử dụng được mô tả như sau :
Hình 5 : Gói ca sử dụng danh sách sinh viên dự thi
Mô tả ca sử dụng : In danh sách thi
Tên : In danh sách thi
Mô tả : Để thực hiện ca sử dụng phải chọn các điều kiện về khoá học, hệ đào tạo, nghành nghề, lớp học, ngày thi, năm học, học kỳ, môn học, phòng thi, lần thi.
Các bước thực hiện
Chọn menu Giáo viên : Hiển thị các chức năng mà giáo viên có quyền thực hiện
Chọn chức năng cập nhật điểm thi : Hiển thị các chức năng liên quan đến cập nhật điểm
Chọn chức năng in danh sách thi sinh dự thi : Hiển thị một giao diện để lựa chọn các thông tin trong việc in danh sách thí sinh dự thi.
Chọn khoá học : Hiển thị danh sách các khoá học để giáo viên lựa chọn
Chọn nghành nghề : Hiển thị danh sách các nghành nghề để giáo viên lựa chọn.
Chọn lớp học : Hiển thị danh sách các lớp học cần in danh sách để giáo viên lựa chọn.
Chọn ngày thi
Chọn năm học
Chọn học kỳ
Chọn môn thi
Chọn lần thi
Chọn nút “Xem in” hoặc nút “Trở về”
Nếu chọn nút “Xem in” sẽ đưa ra danh sách các thí sinh dự thi để xem in
Nếu chọn nút trở về sẽ kết thúc công việc
Các trường hợp khác
Không hiển thị danh sách khoá học : Quay về danh mục khoá học để nhập thêm danh mục khoá học hặoc kết thúc ca sử dụng
Không hiển thị hệ đào tạo : Quay về danh mục hệ đào tạo để nhập thêm danh mục hệ đào tạo hoặc kết thúc ca sử dụng.
Không hiển thị ngành nghề : Quay về danh mục ngành nghề để nhập thêm danh mục ngành nghề hoặc kết thúc ca sử dụng.
Không hiển thị danh sách thí sinh dự thi : Khi nhấn nút xem in không đưa ra được danh sách sinh viên dự thithì sẽ hiển thị một thông báo lỗi cho người dùng.
Điều kiện trước : Phải có sẵn các danh mục về khoá học, hệ đào tạo, nghành nghề, lớp học, môn học, danh sách sinh viên trong các lớp.
Điều kiện sau : Phải đưa ra được danh sách sinh viên đủ điều kiện dự thi cho từng phòng
Gói 3.2 : Môn học
Bao gồm các ca sử dụng sau
Phân môn học
Bổ sung môn học mới
Xoá môn học
Sửa môn học
Sơ đồ ca sử dụng được mô tả như sau :
Hình 6 : Sơ đò ca sử dụng của gói QL môn học
Mô tả ca sử dụng 3.2.1 Phân môn học
Mục đích : Xác định số lượng môn học, đơn vị học trình cho từng học kỳ
Mô tả ca sử dụng : Để thực hiện ca sử dụng phải chọn các điều kiện về khoá học, hệ đào tạo, nghành nghề, lớp học, năm học, học kỳ. Nhập mã môn học, tên môn học, đơn vị học trình, hệ số …
Các bước thực hiện :
Chọn menu phòng đào tạo : Hiển thị các chức năng mà phòng đào tạo có quyền thực hiện.
Chọn chức năng phân môn học : Hiển thị một giao diện để lựa chọn các thông tin trong việc phân môn học
Chọn khoá học : Hiển thị danh sách các khoá học để lựa chọn
Chọn hệ đào tạo : Hiển thị danh sách các hệ đào tạo lựa chọn
Chọn nghành nghề : Hiển thị danh sách cá nghành nghề để lựa chọn
Chọn lớp học : Hiển thị danh sách các lớp học cần in danh sách thi để lựa chọn
Chọn năm học
Chọn học kỳ
Chọn nút “Xem in”, “Bổ sung”, “Sửa”, “Xóa” hoặc nút “Trở về”
Chọn nút “Xem in” hiển thị thông tin về các môn học trong từng lớp
Chọn nút “Bổ sung”: Hiển thị màn hình danh sách các môn học để bổ sung
Chọn nút “trở về” : Thoát khỏi ca sử dụng
Các trường hợp khác
Không hiển thị danh sách khoá học : Quay về danh mục khoá học để nhập thêm danh mục khoá học hặoc kết thúc ca sử dụng
Không hiển thị hệ đào tạo : Quay về danh mục hệ đào tạo để nhập thêm danh mục hệ đào tạo hoặc kết thúc ca sử dụng.
Không hiển thị ngành nghề : Quay về danh mục ngành nghề để nhập thêm danh mục ngành nghề hoặc kết thúc ca sử dụng.
Không hiển thị danh sách lớp học : Quay về danh mục lớp học để nhập thêm danh mục lớp học hoặc kết thúc ca sử dụng
Khi nhấn nút “Xem in” không đưa ra được danh sách môn học thì sẽ hiển thị một thông báo lỗi cho người dùng
Điều kiện trước : Phải có sẵn các danh mục về khoá học, hệ đào tạo, nghành nghề, lớp học, môn học, danh sách các môn học.
Điều kiện sau : Phải đưa ra được danh sách các môn học, số đơn vị học trình cho từng kỳ
Mô tả ca sử dụng 3.2.2 : Bổ sung môn h._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- P0005.doc