Phân tích thị trường và các chính sách Marketing của Công ty TNHH khám phá địa lý Châu Á

Lời Nói Đầu Trong thời gian học tập tại trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội em đă đi làm thêm tại Công Ty TNHH Kỳ Nghỉ Địa Lý Việt Nam (Geographic Holiday), với những kiến thức đã học cộng với kinh nghiệm làm việc trong môi trường kinh doanh du lịch em thấy mình có thể áp dụng nó vào bài luận văn tốt nghiệp của mình. Với sự say mê kinh doanh và niềm yêu thích với bộ môn Khởi Sự Kinh Doanh của khoa Quản lý doanh nghiệp em thấy đây là lúc thích hợp nhất để có thể đưa ra những ý tưởng

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích thị trường và các chính sách Marketing của Công ty TNHH khám phá địa lý Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh của mình. Từ lâu em đã nghiên cứu dự án kinh doanh thành lập một công ty du lịch riêng cho mình dựa trên sự vận dụng tổng hợp các kiến thức quản lý, marketing, tài chính… Bài luận văn của em có kết cấu gồm ba phần: Phần I – Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh Phần II – Phân tích thị trường và các chính sách Marketing Phần III – Các chỉ tiêu về tài chính Trong bài luận văn đã hoàn thành chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và nhược điểm do hạn chế về thời gian và kiến thức. Em mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy, cô để dự án kinh doanh của em được thành công. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội đã tận tình dìu dắt em trong những năm học vừa qua tại trường.Cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô giáo trong khoa Quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là thạc sỹ Trần Tuyết Trang, cô đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn. Em xin chân thành cảm ơn! Phần I. Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh Kinh doanh: Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Nền tảng của sự kinh doanh là theo quy luật cung cầu của thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp sản xuất và bán những gì thị trường cần chứ không phải bán những gì mình thích. Khởi sự một công việc kinh doanh, dù chỉ là một công việc rất nhỏ, nhưng đó lại là một quyết định rất quan trọng vì nó không như việc bạn tham gia vào một chuyến du lịch bằng xe đạp vòng quanh thế giới hay là làm những việc khác, nó cũng không phải là một hình thức giải trí có thưởng. Bởi vì người tham gia thường biết được “đích” cần đến và có thể rời bỏ bất cứ lúc nào . Tuy nhiên, việc khởi sự một công việc kinh doanh cho riêng mình có thể mang đến những cơ hội, biết được những điều không thể có được khi làm việc cho người khác. Trong đó có thể có những phần thưởng đáng giá về vật chất và tinh thần cho sự mạo hiểm, lòng dũng cảm và sự sáng suốt. Việc khởi sự một công việc kinh doanh của riêng mình chứa đựng cả những cơ may và rủi ro. Lợi ích của việc có được một công việc kinh doanh của riêng mình không chỉ là lợi nhuận – phần thưởng cho việc chấp nhận mạo hiểm và việc ra quyết định đúng đắn. Một công việc kinh doanh được quản lý tốt có thể tạo ra được nhiều giá trị cho bản thân, gia đình và những người có liên quan khác như khách hàng, người lao động, người cung ứng, người cho vay vốn, sự phát triển của ngành và phúc lợi xã hội. Đối với bản thân người chủ, ngoài những lợi ích vật chất được, quan trọng hơn là cảm giác thoải mái gắn liền với suy nghĩ “được làm chủ chính bản thân mình”. Để có được cáu nhìn rõ nét hơn về công việc kinh doanh của một công ty lữ hành trước khi đi vào xây dựng đề án kinh doanh, dưới đây là một số hoạt động cơ bản của một công ty lữ hành. Do xu hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân, thu nhập của mọi tầng lớp xã hội tăng lên, người ta đã nghĩ tới việc vui chơi, giải trí. Một trong những hoạt động đó là du lịch. Khi đã có tiền để đi du lịch thì người ta luôn yêu cầu được phục vụ chu đáo. Xã hội phát triển thì con người càng cảm thấy quý thời gian, khi muốn đi du lịch thì họ chỉ cần chuẩn bị tiền, còn tất cả những công việc còn lại thì phải cần có sự sắp sếp chuẩn bị của các cơ sở kinh doanh du lịch. Do vậy cần một tác nhân làm nhiệm vụ liên kết giữa cung và cầu du lịch, đó chính là các công ty lữ hành. Do vậy các công ty lữ hành thực hiện các hoạt động sau: Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch. Trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịch với cơ sở kinh doanh du lịch. Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói.Các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, tham quan.v.v.. thành một sản phẩm thống nhất hoàn hảo và dáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Các công ty lữ hành lớn với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phong phú, từ các công ty hàng không đến các chuỗi khách sạn, hệ thống ngân hàng, … Đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu du lịch của khách, từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Những tập đoàn du lịch mang tính chất toàn cầu sẽ góp phần quyết định đến xu hướng tiêu dùng du lịch trên thị trường hiện tại và trong tương lai. Chúng ta có thể phác hoạ vai trò của công ty lữ hành như trong sơ đồ sau: Sơ đồ 1 : Vai trò của công ty lữ hành Kinh doanh lưu trú, ăn uống (khách sạn, nhà hàng…) Khách du lịch Kinh doạnh vận chuyển (hàng không, đường bộ, …) Các cơ quan du lịch vùng quốc gia Tài nguyên du lịch (nhân văn, nhân tạo…) Các công ty lữ hành du lịch Sứ mệnh và mục tiêu của công ty. Sứ mệnh. Do xu hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân, thu nhập của mọi tầng lớp xã hội tăng lên, người ta đã nghĩ tới việc vui chơi, giải trí. Một trong những hoạt động đó là du lịch. Khi đã có tiền để đi du lịch thì người ta luôn yêu cầu được phục vụ chu đáo. Xã hội phát triển thì con người càng cảm thấy quý thời gian, khi muốn đi du lịch thì họ chỉ cần chuẩn bị tiền, còn tất cả những công việc còn lại thì phải cần có sự sắp sếp chuẩn bị của các cơ sở kinh doanh du lịch. Do vậy cần một tác nhân làm cầu nối và đó chính là các công ty du lịch lữ hành. Nhằm thoả mãn và đáp ứng một cách tốt nhất tất cả các khách hàng về dịch vụ của công ty. Những yêu cầu được đưa ra như sau: + Lấy chất lượng sản phẩm dịch vụ làm hàng đầu. + Đưa ra những mức giá hợp lý cho từng đối tượng khách hàng. 1.2. Mục tiêu. Tất cả các doanh nghiệp được thành lập ra đều đặt ra mục tiêu hàng đầu của mình là thu được lợi nhuận cao. + Mục tiêu phục vụ.Mỗi sản phẩm dịch vụ của công ty khi được tung ra thị trường đều nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. + Mục tiêu phát triển. Với một doanh nghiệp mới thành lập việc để phát triển thương hiệu luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu bởi trong tương lai nêu thương hiệu của công ty được khẳng định đó sẽ là một vị thế rất lớn để công ty phát triển và thu được lợi nhuận cao. + Trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm này trước hết là sự bảo vệ quyền lợi của khách hàng, những người sử dụng dịch vụ nói chung và của công ty nói riêng. Mặt khác trách nhiệm xã hội của công ty du lịch là việc tôn trọng pháp luật, chất lượng của dịch vụ, thực hiện đầy đủ những quy định của Nhà Nước về kinh doanh, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán… Nhiệm vụ liên kết giữa cung và cầu du lịch, đó chính là các công ty lữ hành. Khi hoạt động kinh doanh đã đi vào ổn định và mang lại nhiều lợi nhuận, công ty sẽ mở thêm những chi nhánh khác, kinh doanh những sản phẩm dịch vụ khác như: Khách sạn, vận tải và quảng cáo... Tất cả sẽ phục vụ một mục tiêu chung là thu được nhiều lợi nhuận, mang lại cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ hoàn hảo và xa hơn nũa là đưa công ty vươn xa ttới tầm châu lục. Cấu trúc dự kiến của tiền vốn. Tổng nguồn vốn dự kiến là : 150 triệu đồng. Toàn bộ đều là vốn chủ sở hữu tự có. Trong đó: Vốn cố định : 97.000.000 đồng Vốn hoạt động kinh doanh: 53.000.000 đồng Tên gọi và địa điểm của công ty. Để phù hợp với mục tiêu và nhóm khách hàng mà công ty hướng tới, địa điểm của công ty phải được đặt tại nơi có nhiều khách bộ hành nước ngoài qua lại nơi đó có thể là trung tâm mua sắm dành cho khách nước ngoài, khách sạn lớn… và đặc biệt là khu phố cổ Hà Nội. Trụ sở chính: Số 68 Hàng Bè- phường Hàng Bạc- quận Hoàn Kiếm- Hà Nội Tên giao dịch: Công ty TNHH Khám Phá Địa Lý Châu á Tên quốc tế: Asia Geographic Expedition Tên viết tắt: AGE Website : www.age.net Trụ sở chính của công ty được đặt tại khu phố cổ Hàng Bè nơi có chợ Hàng Bè nổi tiếng nằm cạnh phố Hàng Dầu (buôn bán giày dép), phố Hàng Bạc (phố kim hoàn), phố Hàng Gai (phố lụa)…tất cả những con phố này đều có tên trong Guide Book, Lonelyplanet Book ( đây là những cuồn cẩm nang du lịch nổi tiếng luôn có trong tay khách nước ngoài khi đến với Việt Nam ). Đây là địa điểm rất đẹp bởi có rất đông khách nước ngoài qua lại hàng ngày đem lại nhiều thuận lợi cho kinh doanh. Các sản phẩm và dịch vụ của công ty. 4.1. Lữ hành nội địa. Đây sẽ là mảng kinh doanh chính của công ty đem lại phần lớn doanh thu cho công ty chuyên thực hiện các dịch vụ lữ hành trong nước dành cho khách nước ngoài du lịch ở Việt Nam. Trong đó gồm các dịch vụ sau: + Tổ chức các tour du lịch trong nước. Đặc biệt chú trọng vào những tour du lịch, giới thiệu những nét văn hoá và phong cảnh đẹp của Việt Nam, như: ở Miền Bắc có SaPa, Hạ Long, Chùa Hương, Tây Bắc... ở Miền Trung có Phong Nha Kẻ Bàng, Cố Đô Huế và phố cổ Hội An… ở Miền Nam có Mũi Né, Địa Đạo Củ Chi và Mê Kông delta… + Làm hộ chiếu, visa cho khách nước ngoài. + Thực hiện các dịch vụ đặt chỗ tại những khách sạn, phòng họp, phòng hội nghị, nhà hàng lớn… + Đặt tiệc hội nghị + Bán vé máy bay, tàu hoả, xe bus, … + Thuê xe ôtô du lịch phục vụ suốt hành trình. 4.2. Lữ hành quốc tế. + Mở các tour du lịch ra nước ngoài phục vụ khách du lịch trong nước. Đặc biệt chú trọng đến các tuor du lịch giá rẻ đi các nước Đông Nam á đang được khách du lịch trong nước quan tâm, như: Trung Quốc,Thailand, Singapore, Malaysia, Laos, Cambodia, … + Tham gia xuất nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho hoạt động du lịch, phục vụ đời sống cho mọi đối tượng xã hội. + Mở rộng liên doanh , liên kết với các tổ chức du lịch và dịch vụ trong nước và nước ngoài nhằm không ngừng nâng cao chất lượng về du lịch và dịch vụ. Các đối tác của công ty. Khách hàng. Với một công ty mới thành lập thì việc thu hút khách hàng được đăt lên hàng đầu bởi khi đã có được nguồn khách cũng có nghĩa là công ty đó sẽ tồn tại và phát triển. Do đó một chiến lược lâu dài nhằm chăm sóc và phục vụ những “thượng đế” là sự sống còn của công ty. Đối với những khách hàng mới, tiềm năng thì công ty luôn chú trọng vào khai thác những dịch vụ mới lạ, hấp dẫn với giá cả hợp lý. Bên cạnh đó với những khách hàng quen thuộc phải luôn quan tâm tới họ.. có như vậy thì nguồn khách sẽ luôn ổn định. Các đối tác. Với sứ mệnh là cầu nối giữa khách hàng và các cơ sở kinh doanh du lịch thì công ty cần phải có rất nhiều đối tác trong kinh doanh nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như sự phong phú của những chương trình. Cụ thể như sau: - Hợp đồng dài hạn với các sở văn hoá, du lịch tại các tỉnh thành trên cả nước. - Ký hợp đồng gửi khách với hơn 300 khách sạn lớn nhỏ trong và ngoài nước. - Trong địa bàn hoạt động chính là Phố Cổ - Hà Nội công ty có khoảng 20 đối tác kinh doanh là các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực, các khách sạn, nhà hàng... Với những mối quan hệ đã đang và sẽ có công ty sẽ có được nhiều thuận lợi trong kinh doanh. Sơ đồ và cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty. Cơ cấu tổ chức. Với số vốn không nhiều và chi phí thuê văn phòng khá lớn, bộ máy ban đầu của công ty sẽ chỉ cần một vài người và hầu hết là những người có kinh nghiệm trong nghành du lịch. Tuy nhiên, số lượng nhân viên này sẽ không ngừng tăng thêm khi công việc kinh doanh của công ty đi vào ổn định. Giám đốc Kế toán Phòng bán hàng + hậu mãi 6.2. Chức năng và nhiệm vụ. a. Giám đốc. Là người xây dựng các chiến lược, kế hoạch, phương án kinh doanh và trực tiếp chỉ đạo. Lập dự án và chịu trách nhiệm lỗ, lãi của công ty. Chịu trách nhiệm về các khoản chi phí của công ty. Vừa là kế toán viên của công ty, vừa là người trực tiếp xử lý các vấn đề hậu mãi và cung có khi trở thành nhân viên bán hàng cho những khách hàng lớn… Đưa ra kế hoạch nhân sự cho từng giai đoạn kinh doanh, thực hiện chế độ thưởng phạt. Giao dịch với đối tác và những khách hàng lớn. Nhân viên bán hàng + Kế toán Bán những sản phẩm dịch vụ của công ty. Một trong hai người sẽ đảm nhiện về kế toán của công ty. Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ (tiếng Anh) Là người trực tiếp thực hiện những dịch vụ cho khách hàng như đặt vé, đặt phòng, gửi khách, gọi xe, gọi hướng dẫn… Hạch toán tour. Giải quyết các yêu cầu, đề nghị của khách hàng. Phần II. Phân tích thị trường và các chính sách Marketing Xác định thị trường hoạt động. Với mục tiêu phục vụ những đối tượng khác hàng trong và ngoài nước (chủ yếu là khách nước ngoài) công ty đã tìm hiểu rất kỹ lưỡng về thị trường trước khi bỏ vốn đầu tư. a. Khách nước ngoài Về thị trường khách nước ngoài, theo thống kê của Tổng Cục Du Lịch việt Nam thì số lượng khách vào du lịch tăng khá đều, sụ thể là: Bảng 1: Năm Lượt Khách So với năm trước 2003 2.429.623 Giảm 8,3% 2004 2.927.867 Tăng 20,5% 2005 3.467.757 Tăng 18,4% Vào năm 2003 là năm có dịch cúm gia cầm xảy ra đúng vào những tháng cao điểm của mùa du lịch dành cho khách nước ngoài nên số lượng khách đã giảm sút đáng kể tuy nhiên vào 2 năm tiếp theo ngành du lịch Việt Nam đã thu hút được một lượng khách đáng kể tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành công nghiệp không khói. b. Khách Việt Nam. Bên cạnh đối tượng khách nước ngoài thì thị trường khách du lịch Việt Nam cũng là nguồn thu đáng kể cho các công ty lữ hành. Nước ta hiện nay có hơn 80 triệu dân sống tập trung hầu hết tại các thành phố lớn như: Sài Gòn, Hà Nội, Hải phòng, Đà Nẵng.v.v.. Tại những thành phố đông dân cư, thu nhập của người dân là khá cao nếu không muốn nói là dư dả. Khi đời sống bớt khó khăn và có của ăn, của để mọi người bắt đầu nghĩ đến việc giải trí, thư giãn…thường thì họ sẽ chọn ngay một địa điểm đẹp để cả nhà hoặc mời bạn bè cùng đi chơi, ăn uống đây sẽ là mảng thị trường rộng lớn tuy mới hình thành và đang trong thời gian thai nghén tuy nhiên đó là cơ hội lớn để cho các công ty du lịch lớn nhỏ khai thác. Phân tích đối thủ cạnh tranh. Phân tích đối thủ cạnh tranh: Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng trong nghành du lịch nói riêng và các nghành khác nói chung bởi khi nắm rõ được ưu nhược điểm của đối thủ chúng ta, những công ty mới sẽ có thể tung ra thị trường những sản phẩm dịch vụ chiếm được ưu thế và khẳng định mình trên thị trường. Theo thống kê mới nhất của sở kế hoạch đầu tư thì có khoảng hơn 2000 công ty du lịch đang hoạt động tại Việt Nam trong đó tại Hà Nội- thị trường mục tiêu của công ty- có tới hơn 500 công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành trong đó có những công ty rất nổi tiếng như: Viettravel, Saigon tourist, Exotissimo, Handspand, Buffalo, Sinhcafe travel…bên cạnh đó cũng có những công ty nhỏ mới thành lập nhưng đã được nhiều người biết đến như: Khánh Sinh travel, APT travel, Open tour, Geographic holiday… Do là công ty mới thành lập nên sẽ tập trung hướng tới mảng thị trường khách lẻ rất tiềm năng của các công ty nhỏ. Để có được cái nhìn tổng quát hơn, em xin đưa ra một bảng phân tích sơ bộ về các đối thủ trực tiếp của công ty: Bảng 2: Đối thủ Điểm mạnh Điểm yếu Handspand Adventure - Tiên phong - Thương hiệu lớn mạnh - Có nguồn khách hàng ổn định - Đội ngũ giàu kinh nghiệm - Chỉ tập trung vào khách hàng cao cấp - Giá tour cao - Tổ chức ít chương trình - Bỏ ngỏ thị trường khách lẻ Khánh Sinh Travel - Chuyên tổ chức tour ghép cho các công ty và các khách sạn trong phố cổ. - Tổ chức nhiều chương trình - Giá tuor mềm - Gom được nhiều khách lẻ - Không có nguồn khách hàng quen thuộc - Đội ngũ phục vụ chưa chuyên nghiệp - Các chương trình không đặc biệt - Nguồn khách phụ thuộc vào các đối tác - Bỏ ngỏ mảng khách cao cấp Open Tour - Có mặt ở hầu hết mọi phân khúc thị trường - Có tiềm lực về tài chính - Giá tour mềm - Làm việc chưa chuyên nghiệp - Không có nhiều đối tác - Có ít khách hàng - Thương hiệu chưa được khẳng định Sinhcafe Travel - Là thương hiệu mạnh của khách “Ba Lô” nhiều năm về trước - Có nguồn khách hàng trên mạng rất tốt Đây thực sự là một thương hiệu rất mạnh trong thập niên trước tuy nhiên do có rất nhiều văn phòng đã lợi dụng tên tuổi của công ty kiếm lời theo kiểu chộp giựt nên dần bị khách hàng lãng quên và ngày càng bị mai một. Thông qua việc phân tích các đối thủ cạnh tranh của mình công ty sẽ cố gắng tìm ra những khoảng cách, ưu nhược điểm của mình để khắc phục và hoàn thiện, sử dụng những lợi thế của mình để lấp những khoảng trống còn thiếu sót. Các chính sách Marketing và bán hàng. Sau khi thiết lập tiềm năng thị trường của mình, công ty đã tìm ra được chiến lược marketing – mix để cạnh tranh và thu hút được nhiều khách hàng đến và sử dụng sản phẩm , dịch vụ của công ty. Trên thực tế hệ thống marketing – mix mô tả sự kết hợp cụ thể bốn loại hình quyết định: Sản phẩm, giá cả, phân phối, quảng cáo. 3.1.Chính sách sản phẩm. Trong kinh doanh lữ hành thì chương trình du lịch là sản phẩm đặc trưng nhất, có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phat triển của công ty lữ hành. Do vậy công ty AGE tập trung những nỗ lực chủ yếu của mình vào lĩnh vực này. Để có được những chương trình mới, đặc biệt thu hút được nhiều khách hàng thì đội ngũ nhân viên và giám đốc đã vận dụng hết những khả năng và hiểu biết sẵn có của mình sáng tạo nên những chương trình mới bên cạnh những chương trình cũ sẵn có: Bảng 3: Chương trình sẵn có Chương trình mới Hạ LONG - 1 Day - 2 Days/1Night - 3 Days/2 Nights SAPA - 2 Days/3 Nights - 3 Days/4 Nights - 4 Days/5 Nights City tour LàNG NGHề - Bát Tràng (Gốm) - Đông hồ (Tranh) - Đồng Kỵ (Đồ gỗ) - Vạn Phúc (Lụa) Tây bắc - Mai Châu - Mộc Châu - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu - Sapa- Bắc Hà XUYÊN VIệT * Hạ LONG - 1 D + chèo thuyền( Kayak) - 2 Ds/1N+ Kayak + ngủ tàu - 3 Ds/2 Ns + Kayak + ngủ tàu SAPA - 2 Ds/3 Ns + Ngủ bản - 3 Ds/4 Ns + Bắc Hà + Ngủ bản - 4 Ds/5 Ns + Leo núi Pansipan Tây bắc - Ngoài việc được ngắm cảnh hoang sơ của miền Tây Bắc, khách tham quan còn được đi vào các bản làng của người dân tộc để tìm hiểu thêm về phong tục của họ… Tất cả các chuơng trình khác đều được công ty tính toán kỹ trước khi đưa ra chào hàng! Tất cả các chuơng trình khác đều được công ty tính toán kỹ về: Mức độ hấp dẫn của chương trình du lịch. Đối tượng khách hàng mà công ty cung cấp dịch vụ. Chất lượng của các chương trình. Nhu cầu của khách hàng. trước khi đưa sản phẩm ra chào hàng. 3.2. chính sách giá. Trong quá trình kinh doanh các dịch vị du lịch , công ty AGE đặc biệt chú ý tới chính sách giá. Bởi nó là nhân tố có thể quyết định tới sự lựa chọn của khách hàng và còn là sự tồn tại trướ những ccạnh tranh trên thị trường. Cũng như việc xxây đựng chương trình, việc tính giá cho các chương trình đều được bàn bạc rất kỹ lưỡng. Cụ thể giá của chương trình phụ thuộc vào những yếu tố: khách sạn, phương tiện vận chuyển, khoảng cách giữa các điểm, hướng dẫn viên, suất ăn…và cộng thêm vào khoảng từ 15% cho tới 35% phí tổ chức tuỳ vào từng đối tượng khách hàng và sự nhạy bén của nhân viên. Ngoài ra công ty còn áp dụng những biện pháp tính giá sau: Chiết khấu cho đoàn khách đông. Giảm giá cho trẻ em từ 6- 10 tuổi và miễn phí cho trẻ dưới 5 tuổi Tính giá theo chu kỳ sản phẩm. Để có thể vận dụng tốt chính sách giá thì mỗi người trong công ty đều phải nắm rõ được bản chất của khách hàng và dịch vụ nhằm ứng biến một cách hợp lý nhất trong kinh doanh. 3.3. Chính sách phân phối. Với đối tác là các công ty lớn thì AGE luôn có sự ưu ái về mọi mặt như: giá cả, chất lượng dịch vụ và hình thức thanh toán. Với tất cả những đối tác muốn gửi khách cho công ty thì chúng tôi đều có mức giá riêng cho các đại lý. Với những cá nhân dẫn khách hàng về cho công ty chúng tôi đều có hoa hồng. 3.4. Chính sách quảng cáo, khuếch trương thương hiệu. Như đã trình bày ở phần trước, phần lớn sản phẩm của công ty đều được bán trực tiếp cho khách du lịch. Do vạy công ty luôn quan tâm, chú trọng đến việc khuếch trương thương hiệu của mình. Ngoài ra trên các trang Web lớn về du lịch trên thế giới công ty luôn tham gia vào những diễn đàn kinh doanh, nhằm quảng bá thương hiệu của mình. Trên trang Web chính thức của công ty luôn cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường du lịch đồng thời luôn có những chương trình hấp dẫn kèm theo những ưu đãi dành cho những khách hàng lần đầu đến với công ty. Hoạt động quảng cáo của công ty còn được thực hiện qua việc in những tập gấp, tập sách mỏng được in bằng nhiều thứ tiếng như: Anh, Pháp, Trung Quốc được phát cho khách tham gia tour của công ty và được gửi tới các đại lý… Phần III. Các chỉ tiêu về tài chính Các nguồn vốn. Khi thành lập công ty thì việc xác định số vốn cần phải đầu tư là rất cần thiết. ở đây số vốn cần cho kinh doanh là 150.000.000đ là số vốnn tự có của chủ sở hữu doanh nghiệp. Dự kiến tài sản. Với việc thành lập một công ty du lịch thì chi phí ban đầu chúng tôi dự tính như sau: Bảng 3. Chi phí dự tính ban đầu STT Danh mục Số lượng Đơn vị tính Đơn giá Thành tiền 1 Đăng ký kinh doanh 1 1.500.000 1.500.000 2 Lắp đặt điện thoại 2 Chiếc 500.000 1.000.000 3 Biển quảng cáo 1 Chiếc 1.000.000 1.000.000 4 Máy Fax + in + copy 1 Máy 4.500.000 4.500.000 5 Máy vi tính 2 Máy 5.000.000 10.000.000 6 Thuê văn phòng 1 Tháng 6.000.000 72.000.000 7 Thiết kế văn phòng 5.000.000 8 Chi phí dự phòng 2.000.000 Tổng cộng 97.000.000 Dự kiến chi phí. 3.1. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng. Đây là loại chi phí không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể. Dự tính mỗi tháng công ty phải chi trả vào khoảng 9.908.000đ trong đó bao gồm thuê nhà, điện nước, điện thoại, các loại thuế phải nộp cho Nhà Nước và các chi phí khác sẽ được tính vào cuối tháng. Ngoài ra, hàng tháng công ty còn phải khấu hao tài sản cố định. Đây là việc bắt buộc phải thực hiện để phục vụ cho việc tái đầu tư duy trì sự ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh. Dó đó được tính theo phương pháp khấu hao chia đều bình quân, dự tính khấu hao trong vòng một năm. Mức trích khấu hao hàng tháng: (4.500.000 + 10.000.000)/12 tháng = 1.208.000đ/tháng Bảng 4: Chi phí cố định STT Danh mục Thành tiền 1 Điện nước, điện thoại 1.000.000 2 Khấu hao TSCĐ 1.208.000 3 Thuê nhà 6.000.000 4 Thuế và các khoản phải nộp khác 1.200.000 5 Lương quản lý 4.000.000 Tổng cộng 13.408.000 Chi phí nhân công trực tiếp. Công ty có hai nhân viên. Mỗi người lương tháng là 1.500.000 đ. Vậy hàng tháng công ty trả lương cho nhân viên là: 1.500.000 * 2 = 3.000.000 đ. Dự kiến doanh thu trong tháng. Bảng 5: Dự kiến lượng khách trong tháng và chi phí STT Danh mục Lượt khách Tổng chi phí 1 Inbound 32 27.456.000 2 Outbound - - Tổng cộng 27.456.000 Vậy chi phí cho một lượt khách 27.456.000/ 32 = 858.000đ/ lượt Đơn giá bình quân gồm cả chi phí dịch vụ: 1.520.000 đ 4.1. Doanh thu dư kiến trong tháng. Doanh thu = Số lượt khách du lịch * đơn giá bình quân gồm cả chi phí dịch vụ. = 32 * 1.520.000 = 48.640.000đ Vậy tổng doanh thu trong tháng: 48.640.000đ Lợi nhuận dự kiến sẽ đạt được trong tháng Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – tổng chi phí = Tổng doanh thu – (chi phí tour + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí cố định ) = 48.640.000– (27.456.000 + 3.000.000 + 13.408.000) = 4.776.000đ Vậy lợi nhuận trước thuế trong tháng mà doanh nghiệp đạt được là: 4.776.000đ 4.3. Điểm hoà vốn trong tháng. Điểm hoà vốn là điểm tại đó không lỗ cũng không lãi, ở điểm này thì doanh thu bằng chi phí bỏ ra. Việc phân tích điểm hoà vốn sẽ cung cấp cho chúng ta các dòng thông tin có giá trị vế số lượng khách hàng cần thiết để đảm bảo hoạt động dịch vụ, doanh thu cần đạt là bao nhiêu, thời gian sản xuất để không bị lỗ. Ngoài ra, phân tích điểm hoà vốn còn chỉ ra quy mô đầu tư và lợi nhuận mong muốn. Tính điểm hoà vốn ta có các số liệu sau: + Chi phí cố định ( FC ): 13.408.000 + Đơn giá bình quân gồm có chi phí dịch vụ / 1 lượt khách : P = 1.520.000 đ Giá vốn (VC) = Chi phí đi tour + Chi phí nhân công trực tiếp Số lượt khách du lịch = 27.456.000 + 3.000.000 = 951.750đ 32 Điểm hoà vốn (BE): BE = FC P- VC (P - VC) là phần chênh lệch giá bán ra và giá vốn. 1.520.000 – 951.750= 568.250đ Vậy phải phục vụ bao nhiêu lượt khách thì hoà vốn. BE = FC = 13.408.000 = 24 lượt khách P-VC 568.250 4.4. Dự báo tài chính cả năm. Khi một sản phẩm dịch vụ ra đời thì mỗi một người khác nhau có những cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau đối với hàng hoá dịch vụ đó. Trong mọi lĩnh vực hàng hoá đều có những người khai phá và tiên phong. Vì vậy mà công việc kinh doanh mới cũng như sản phẩm mới muốn tồn tại và phát triển thì còn phụ thuộc vào thời gian chấp nhận sản phẩm của khách hàng. Tổng doanh thu / năm : 474.240.000đ (bảng 6) Tổng lợi nhuận đầu năm hoạt động: 4.633.200 đ Lợi nhuận bình quân tháng là : 4.633.200/12 = 386.100 đ 4.5. Các chỉ tiêu vòng quay vốn. Vòng quay toàn bộ vốn. Vòng quay vốn toàn bộ = Doanh thu thuần = 474.240.000 = 3,2 Tổng nguồn vốn 150.000.000 Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần = 474.240.000 = 8,9 Vốn lưu động 53.000.000 Vòng quay vốn cố định Vòng quay vốn cố định = Doanh thu thuần = 474.240.000 = 4,9 Vốn cố định 97.000.000 Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu. Doanh lợi doanh thu = Lợi nhuận = 4.633.200 = 0,01 Doanh thu thuần 474.240.000 Để đánh giá hoạt động kinh doanh thịnh vượng hay suy thoái, chỉ tiêu này cho phép xác định một đồng doanh thu có mấy đồng lợi nhuận Chỉ tiêu trên đã cho thấy một đồng doanh thu mang lại 0,01 đồng lợi nhuận. 4.7.Chỉ tiêu doanh lợi tổng vốn. Chỉ tiêu này xác định mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng vốn kinh doanh (một đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận) Doanh lợi tổng vốn = Lợi nhuận = 4.633.200 = 0,03 Tổng vốn 150.000.000 Sang năm thứ hai, công ty hoạt động chuyên nghiệp hơn và có bắt đầu có vị tiếng tăm trong giới du lịch. Tuy nhiên sự biến động giá cả trên thị trường cũng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Cộng thêm đó là chi phí tài sản cố định và chi phí tiền lương +cũng tăng thêm. Vì vậy lợi nhuận và doanh thu của năm thư hai như sau: + Tổng doanh thu năm thứ hai : 918.080.000 đ (bảng 7) + Tổng lợi nhuận năm thứ hai : 89.503.200đ Lợi nhuận năm thứ nhất được phân bổ sang năm thứ hai là 4.633.200đ trong đó 2.633.200 đ là vốn lưu động, còn vốn cố định là 2.000.000đ Bảng 8: Các chỉ tiêu năm tài chính của năm thứ hai: Chỉ tiờu Cụng thức Kết quả Vòng quay của toàn bộ vốn Doanh thu thuần Tổng số vốn 918.080.000 154.633.200 = 5,9 Vòng quay vốn lưu động Doanh thu thuần Vốn lưu động 918.080.000 55.633.200 = 16,5 Vòng quay vốn cố định Doanh thu thuần Vốn cố định 918.080.000 99.000.000 = 9,27 Doanh lợi doanh thu Lợi nhuận Doanh thu thuần 89.503.200 918.080.000 = 0,1 Doanh lợi tổng vốn Lợi nhuận Tổng vốn 89.503.200 154.633.200 = 0,6 5. Dự định thu hồi vốn. Với mức chi phí bỏ ra là 150.000.000đ (tiền vốn) dự tính năm đầu hoạt động của công ty du lịch lữ hành thu được lợi nhuận là 4.633.200 đ/ năm, dự tính các năm sau không phải trừ các khoản khấu hao TSCĐ thì mức lợi nhuận năm thứ 2 là 89.503.200 đ. Giả định vòng đời dự án là 3 năm, từ đó có thể tính được mức lợi nhuận bình quân: 4.633.200 + 89.503.200 + 89.503.200 = 61.213.200đ/năm 3 Công ty du lich lữ hành dự định thu hồi vốn như sau: Để tính thời gian thu hồi vốn đầu tư ta áp dụng công thức: T = VDT W + D Trong đó : T – Thời gian hoàn vốn đầu tư VDT – Tổng nguồn vốn đầu tư W - Lợi nhuận bình quân năm D - Khấu hao tài sản cố định năm 150.000.000 x 12 Th T = = 28 Th 61213200 + 1.208.000 Báo cáo về dòng tiền. + Hiện giá thu nhập thuần – NPV. Hiện giá thu nhập thuần (NPV) là tổng mức lãi cả đời dự án quy về thời điểm hiện tại hay là hiệu số giữa giá trị hiện tại của các khoản thu và các khoản chi được chiết khấu với mức lãi suất thích hợp. Công thức tính NPV NPV = - CF0 + CF1 + CF2 + CF3 ... CFn (1+i) (1+i)2 (1+i)3 (1+i)n ( i = 20%) Trong đó: CF0 là chi phí đầu tư: 150,000,000đ Dòng tiền lợi nhuận CF1 – 11.700.000đ CF2 – 121.528.000đ CF3 – 121.528.000đ Hiện giá thu nhập – NPV. NPV = -150.000.000đ + (3.000.000 x 0,75) + 11.700.000 + 121.528.000 + 121.528.000 = 239.473.147 (1+0,2) (1+0,2)2 (1+0,2)3 + Tỷ suất hoàn vốn nội bộ(IRR) Tỷ suất nội hoàn là tỷ lệ lãi do dự án đem lại hay là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó tổng giá trị hiện tại của các khoản tiền thu được bằng với tổng giá trị hiện tại những khoản tiền chi đầu tư. Công thức tính như sau: IRR = i1 + NPV1 (i1 – i2) NPV1 - NPV2 Cho i1 =? Sao cho NPV1 > 0 nhỏ nhất i2 = ? Sao cho NPV2 < 0 lớn nhất Sau khi tính toán ta được: IRR = 35% Như vậy dự án này có tỷ suất nội hoàn IRR là 35 %> lãi vay. Dự án chấp nhận thực hiện. Hiệu quả của dự án sẽ góp phần nhỏ bé trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế. Mang lại lợi ích không chỉ cho chủ đầu tư mà cho cả xã hội, tạo công ăn việc làm cho mình và cho mọi người, tự chủ trong cuộc sống kinh doanh, có thêm nhiều kinh nghiệm. Kết luận Khởi sự công việc kinh doanh không là một việc làm tuỳ tiện. Trong cuộc chơi bạn luôn ở thế bất lợi, không ít những rủi ro luôn đe doạ như việc mất thu nhập, tài sản, uy tín, ảnh hưởng đến sức khoẻ và có khi bạn phải thay đổi cả lối sống. Nừu bạn chấp nhận thách thức, bạn sẽ phải làm mọi thứ để dành cơ hội chiến thắng. Bạn cần phải có một cơ hội làm ăn chắc chắn, những kỹ năng, năng lực cần thiết và đủ vốn để khởi đầu, theo đuổi công việc, phải có những tính cách, những yếu tố nhất định đó là: chất lượng sản phẩm tốt, dịch vụ khách hàng tốt, thích ứng với tất cả những thay đổi của môi trường hoạt động. Qua thời gian viết luận văn em phải nghiên cứu, tìm tòi nhiều tài liệu, vận dụng tổng hợp các kiến thức về quản lý, marketing, tài chính, nhân sự… và với sự giúp đỡ về kinh nghiệm, kiến thức và sự cố vấn của cô giáo Trần Tuyết Trang cùng các thầy cô trong trường, bản luận văn xây dựng ý tưởng và phương án kinh doanh: “Công ty du lịch lữ hành” đã dược hoàn thành và giải quyết được những vấn đề về ý tưởng kinh doanh, phân tích thị trường, nhu cầu dịch vụ, lập dự án kinh doanh, phân tích tài chính và lập phương án marketing… Tuy nhiên do thời gian có hạn và kinh nghiệm làm dự án chưa có vì thế bản đề án kinh doanh còn một số vấn đề chưa được tốt m._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29397.doc
Tài liệu liên quan