Phân tích tài chính và cấu trúc tài sản tại Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng

Tài liệu Phân tích tài chính và cấu trúc tài sản tại Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng: PHẦN 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.1. Tài chính doanh nghiệp. Tài chính và tài chính doanh nghiệp. Khi đề cập đến vấn đề Tài chính là bàn đến ba bộ phận có quan hệ với nhau: thị trường tài chính, hoạt động đầu tư, tài chính doanh nghiệp. Trong đó: Thị trường ... Ebook Phân tích tài chính và cấu trúc tài sản tại Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6801 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tài chính và cấu trúc tài sản tại Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài chính: là môi trường tạo điều kiện để cho các quỹ hình thành hoạt động, qua đó các tài nguyên của xã hội được sử dụng đúng nơi và có hiệu quả nhất bao gồm các Ngân hàng, Tổ chức tín dụng, Bảo hiểm… Hoạt động đầu tư: như là môi giới chứng khoán bao gồm các chức năng phân tích chứng khoán, bán chứng khoán và xác định phương án đầu tư chứng khoán tối ưu cho khách hàng… Tài chính doanh nghiệp: là toàn bộ các quan hệ tài chính biểu hiện qua quá trình huy động và sử dụng vốn để tối đa hoá giá trị doanh nghiệp hay nói cách khác tài chính doanh nghiệp có hai chức năng cơ bản là chức năng tài trợ và chức năng sử dụng vốn để tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Như vậy, nói đến tài chính là nhấn mạnh đến các dòng tiền, những vấn đề trên cho thấy bản chất của tài chính vẫn là các quan hệ kinh tế tiền tệ thông qua hoạt động huy động và sử dụng vốn, đó cũng chính là bản chất của tài chính doanh nghiệp. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp. Quan hệ giữa TCDN và thị trường tài chính: Mối quan hệ này thể hiện qua việc doanh nghiệp tìm nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ các ngân hàng thông qua vay, từ công chúng thông qua phát hàng trái phiếu, cổ phiếu… Quan hệ giữa TCDN và ngân sách nhà nước: Quan hệ này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản thuế theo luật định… Quan hệ giữa TCDN và thị trường hàng hoá dịch vụ: Mối quan hệ này thể hiện qua việc doanh nghiệp tận dụng các khoản tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ… Quan hệ TCDN trong nội bộ doanh nghiệp: Mối quan hệ này thể hiện qua quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người lao động về tiền lương, các khoản tạm ứng, thanh toán nội bộ giữa các đơn vị… 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính là mối quan tâm của các nhà quản trị cũng như nhiều đối tượng khác. Thông qua quá trình sử dụng các kỹ thuật phân tích thích hợp nhằm xử lý tài liệu từ báo cáo tài chính và các tài liệu khác, từ đó hình thành hệ thống các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính trong hiện tại và dự đoán tiềm lực tài chính trong tương lai của doanh nghiệp. Phân tích tài chính sẽ tạo ra các chứng cứ có tính hệ thống và khoa học đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Phân tích tài chính là phân tích cấu trúc tài chính, phân tích hiệu quả hoạt động, phân tích rủi ro và phân tích giá trị của doanh nghiệp. Với những vấn đề nêu trên, chúng ta thấy được vai trò quan trọng của phân tích tài chính đối với hoạt động của tất cả các doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay. Khái niệm cấu trúc tài chính, cấu trúc tài sản, phân tích cấu trúc tài chính, phân tích cấu trúc tài sản. Khái niệm cấu trúc tài chính, cấu trúc tài sản. Cấu trúc tài chính là một khái niệm rộng, phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và cả mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp Cấu trúc tài sản phản ánh cơ cấu tài sản, gắn liền với việc sử dụng vốn, phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Khái niệm phân tích, phân tích cấu trúc tài chính, phân tích cấu trúc tài sản. Khái niệm phân tích. Phân tích là sự phân chia cái chung, cái toàn bộ thành các phần, các bộ phận khác nhau nhằm nghiên cứu sâu sắc các sự vật, các hiện tượng,quá trình; nhận biết các mối liên hệ bên trong và sự phụ thuộc trong sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình đó. Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính. Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là phân tích khái quát tình hình đầu tư và huy động vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ tài sản để làm rõ các dấu hiệu về cân bằng tài chính. Cấu trúc tài chính sẽ tác động đến hiệu quả và rủi ro của doanh nghiêp mà cụ thể là hiệu quả tài chính và rủi ro tài chính. Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp bao gồm các vấn đề sau: Phân tích cấu trúc tài sản. Phân tích cấu trúc nguồn vốn. Phân tích cân bằng tài chính. Khái niệm phân tích cấu trúc tài sản. Phân tích cấu trúc tài sản là một phần trong phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản cho ta thấy mức độ biến động của từng loại tài sản trong tổng tài sản. Trên cơ sở đó, nhận ra khoản mục nào có sự biến động lớn để tập trung phân tích và tìm nguyên nhân. 3. Các yếu tố cấu thành tài sản của doanh nghiệp. Bộ tài chính đã ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp tại quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 tháng 03 năm 2006. Trong đó đã có những thay đổi trong việc thiết lập các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính nói chung và Bảng cân đối kế toán nói riêng. Trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Trường hợp do tính chất hoạt động doanh nghiệp không thể phân biệt được giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các tài sản và nợ phải trả phải được trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần. Trong phần Tài sản đã có những thay đổi so với trước đây. Trước đây phân chia phần Tài sản thành Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; Tài sản cố định và đầu tư dài hạn thì hai khoản mục này được phân chia lại thành Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn. Cụ thể ta có: Tài sản ngắn hạn : là khoản mục phản ánh tổng giá trị của các tài sản được xếp vào loại ngắn hạn, đó là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Trong phần Tài sản ngắn hạn, khoản mục “Tiền” trước đây đã được chuyển đổi thành khoản mục “Tiền và các khoản tương đương tiền”, nó phản ánh tổng hợp toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền, trong đó “Các khoản tương đương tiền ” là khoản mục được bổ sung mới, nó phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Nợ cuối kỳ kế toán của Tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ Cái, gồm: chi tiết kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc... có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua. Như vậy ta cần chú ý, số liệu để ghi vào khoản mục “Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ” là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” và 128 “Đầu tư ngắn hạn khác” trên Sổ Cái sau khi trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”. Trong khoản mục “Các khoản phải thu” cũng có sự thay đổi, trước đây nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu phát sinh tại doanh nghiệp không kể thời hạn thu hồi, tuy nhiên theo BCĐKT mới, các khoản phải thu khi được xếp vào khoản mục này phải là những khoản phải thu tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (sau khi trừ đi dự phòng phải thu khó đòi). Bên cạnh đó trong khoản mục “Các Khoản phải thu” trước đây có bao gồm khoản mục “Thuế GTGT được khấu trừ” thì nay khoản mục này được chuyển xuống phần Tài sản ngắn hạn khác với tên mới là “Các khoản thuế phải thu”, chỉ tiêu này phản ánh các khoản thuế GTGT còn được khấu trừ và khoản thuế nộp thừa cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo. Tài sản dài hạn : Chỉ tiêu này phản ánh trị giá các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn, các loại Tài sản được xếp vào loại Tài sản dài hạn là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng sau 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Trong phần Tài sản dài hạn cũng được bổ sung một số khoản mục mới như: Khoản mục “Các khoản phải thu dài hạn ”: là chỉ tiêu phản ánh các Khoản phải thu không được phản ánh trong chỉ tiêu “Các Khoản phải thu” như đã trình bày ở trên, nói chung các Khoản phải thu được ghi vào khoản mục này là những Khoản phải thu tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm đã được mở chi tiết theo từng đối tượng (sau khi trừ đi dự phòng phải thu khó đòi). Khoản mục “Bất động sản đầu tư ”: đây là khoản mục được bổ sung mới ứng với việc thêm vào các tài khoản 217 “Bất động sản đầu tư”, Tài khoản 2147 “Hao mòn bất động sản đầu tư” trong Hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam mới ban hành. Bất động sản, gồm: Quyền sử dụng đất; Nhà, hoặc một phần của nhà, hoặc cả nhà và đất; Cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính, nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường. Trong khoản mục “Các khoản đầu tư tài chính dài hạn ” được bổ sung mới một số khoản mục như “Đầu tư vào công ty con ” lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 221“ Đầu tư vào công ty con” trên Sổ Cái, Khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh ” lấy từ số dư Nợ của các Tài khoản 223 “Đầu tư vào công ty liên kết” (Tài khoản mới bổ sung trong Hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam mới ban hành) và Tài khoản 222 “Vốn góp liên doanh” trên Sổ Cái. Bên cạnh việc thêm mới một số khoản mục thì cũng có những thay đổi về vị trí của các khoản mục như: Khoản mục “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang ” trong BCĐKT trước đây được xếp vào một nhóm riêng thì trong BCĐKT mới khoản mục này được xếp vào phần TSCĐ, như vậy khoản mục TSCĐ hiện tại sẽ bao gồm bốn khoản mục nhỏ là TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình và Chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Mục đích của phân tích cấu trúc tài sản. Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc một phần vào công tác phân bổ vốn: đầu tư loại tài sản nào, vào thời điểm nào là hợp lý; nên gia tăng hay cắt giảm các khoản phải thu khách hàng khi tín dụng bán hàng có liên quan đến hoạt động tiêu thụ, dự trữ hàng tồn kho ở mức nào là hợp lý khi sao cho vừa đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng vẫn giảm thấp chi phí tồn kho... Qua đó nhà quản trị có thể đánh giá được những đặc trưng, tính hợp lý của việc phân bổ vốn vào từng loại tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp. Phương pháp sử dụng trong phân tích cấu trúc tài sản. Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính nói chung và trong phân tích cấu trúc tài sản nói riêng. Trong quá tình so sánh cần chú ý đến tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh và kĩ thuật so sánh. Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh khi phân tích, các nhà phân tích thường sử dụng các gốc là: số liệu các năm trước, số liệu trung bình ngành hoặc số liệu kế hoạch. Điều kiện so sánh: yêu cầu các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, có cùng phương pháp tính toán và có đơn vị đo lường như nhau. Kỹ thuật so sánh: Trình bày báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua hai hoặc nhiều kỳ, qua đó phát hiện xu hướng của các chỉ tiêu. Trình bày báo cáo tài chính theo quy mô chung. Với cách so sánh này, một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được chọn làm quy mô chung và các chỉ tiêu liên quan sẽ tính theo tỷ lệ % trên chỉ tiêu quy mô chung đó. Báo cáo tài chính theo quy mô chung giúp đánh giá cấu trúc của các chỉ tiêu tài chính ở doanh nghiệp. Thiết kế các chỉ tiêu có dạng tỷ số. Một tỷ số được xây dựng khi các yếu tố cấu thành nên tỷ số phải có mối liên hệ và mang ý nghĩa kinh tế. Phương pháp cân đối liên hệ Các chỉ tiêu tài chính thường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để phân tích mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích mà giữa các nhân tố có mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố độc lập. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích một lượng tương ứng. Phương pháp phân tích tương quan Phân tích tương quan sẽ đánh giá hợp lý về biến động của các chỉ tiêu, xây dựng các tỷ số phân tích phù hợp hơn và phục vụ công tác dự báo tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp hồi quy Đây là phương pháp nghiên cứu các dữ liệu được sắp xếp theo thời gian nhằm tìm ra quy luật về mối quan hệ giữa chúng. Mối quan hệ đó được biểu diễn thành một phương trình( hay mô hình) gọi là phương trình hồi quy. Dựa vào phương trình đó có thể giải thích bằng các kết quả lượng hóa về bản chất, hỗ trợ củng cố các lý thuyết. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích cấu trúc tài sản 6.1 Thông tin từ hệ thống kế toán Nguồn thông tin bên trong doanh nghiệp chủ yếu nhất, quan trọng nhất phục vụ cho phân tích tài chính phải kể đến là thông tin kế toán, được thể hiện qua hệ thống kế toán. Phù hợp với hai hệ thống kế toán doanh nghiệp là kế toán tài chính và kế toán quản trị, hệ thống kế toán của doanh nghiệp cũng chia thành hai loại là báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Bảng cân đối kế toán: giúp đánh giá tổng quát quy mô kết cấu, xu hướng biến động về tài sản, nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, từ đó đánh giá được thực trạng tài sản của doanh nghiệp và cung cấp thông tin về tình hình sử dụng vốn, phản ánh trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phản ánh sự lưu chuyển của các luồng tiền: luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, luồng tiền từ hoạt động đầu tư, luồng tiền từ hoạt động tài chính. Thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo tài chính nội bộ khác: bổ sung thêm dữ liệu về hàng tồn kho, tình hình tăng giảm từng nhóm tài sản cố định, tình hình tăng giảm các khoản phải thu,…. Nguồn thông tin khác Ngoài thông tin từ các báo báo kế toán ở doanh nghiệp, nhà phân tích còn sử dụng nhiều nguồn thông tin khác để các kết luận trong phân tích tài chính có tính thuyết phục. Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế: Sự tăng trưởng, suy thoái kinh tế, định hướng phát triển kinh tế của nhà nước. Thông tin về lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát, xu thế hội nhập, mở cửa, hợp tác kinh tế phản ánh mức độ cạnh tranh, cơ hội phát triển và rủi ro của doanh nghiệp… Thông tin theo ngành: Đặc điểm của ngành, mức độ yêu cầu công nghệ, mức độ cạnh tranh, quy mô thị trường, nhịp độ, xu hướng của ngành…giúp làm rõ hơn nội dung của các chỉ tiêu tài chính trong từng ngành, lĩnh vực kinh doanh. So sánh kết quả và thực trạng của doanh nghiệp với các số liệu trung bình ngành để thấy được mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Đặc điểm về tổ chức quản lý, đặc điểm của loại hình doanh nghiệp, chiến lược phát triển ảnh hưởng đến khả năng huy động các nguồn, thiết lập cấu trúc tài sản. Đặc điểm các sản phẩm đang kinh doanh, tính thời vụ, tính chu kì trong mỗi hoạt động. Mối liên hệ và uy tín của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp hàng hóa, nhà cung cấp tín dụng và các đối tượng khác… NỘI DUNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP Các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài sản trong doanh nghiệp Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc một phần vào công tác phân bổ vốn: đầu tư loại tài sản nào, vào thời điểm nào là hợp lý; nên gia tăng hay cắt giảm các khoản phải thu khách hàng khi tín dụng bán hàng có liên quan đến hoạt động tiêu thụ, dự trữ hàng tồn kho ở mức nào là hợp lý sao cho vừa đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng vẫn giảm thấp chi phí tồn kho... Qua đó nhà quản trị có thể đánh giá được những đặc trưng, tính hợp lý của việc phân bổ vốn vào từng loại tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp. Tỷ trọng tài sản loại i = Giá trị thuần tài sản loại i Tổng tài sản X 100% Nguyên tắc chung khi thiết lập chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản thể hiện qua công thức sau: Mẫu số của công thức trên là chỉ tiêu phản ánh quy mô chung tài sản của doanh nghiệp: có thể là tổng tài sản, cũng có thể là tài sản ngắn hạn…Loại tài sản i trong công thức trên là những tài sản có cùng chung một đặc trưng kinh tế nào đó, như: khoản phải thu, hàng tồn kho...; có thể là những mục tài sản được phản ánh trên BCĐKT. Với nguyên tắc chung trên, khi phân tích cấu trúc tài sản, ta có thể phân tích các chỉ tiêu cơ bản sau: Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền Tỷ trọng tiền và các Tiền và các khoản TĐT khoản tương đương = x 100% tiền Tổng tài sản Chỉ tiêu trên cho thấy cơ cấu tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng tài sản. Như chúng ta đã biết tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, động cơ chủ yếu của việc nắm giữ tiền là để làm thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh, bởi nếu sử dụng một loại tài sản khác có tính thanh khoản thấp có thể làm các chi phí giao dịch cao, mất nhiều thời gian hơn đối với một giao dịch kinh doanh thông thường, động cơ này có thể coi là động cơ kinh doanh, một động cơ quan trọng khác của việc nắm giữ tiền là động cơ dự phòng, tiền được tồn trữ nhằm mục đích duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong mọi thời điểm. Như vậy trị giá của chỉ tiêu này cao thể hiện việc doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong việc giao dịch kinh doanh cũng như có thể đáp ứng các khoản thanh toán trong ngắn hạn tại mọi thời điểm. Tuy nhiên, tỷ trọng của chỉ tiêu này như thế nào là hợp lý, nếu tỷ trọng chỉ tiêu này cao quá cũng là một điều không tốt vì một lượng tiền nhàn rỗi cần được đầu tư đã bị bỏ qua. Tóm lại khi xem xét chỉ tiêu này cần đứng trên nhiều giác độ, cần phải xác định nhu cầu sử dụng tiền hợp lý và đầu tư thích hợp những khoản tiền nhàn rỗi. Tỷ trọng đầu tư tài chính Hiện nay, với việc chuyển sang cơ chế thị trường với các chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước đã tạo cho nền kinh tế phát triển trên nhiều lĩnh vực cũng như việc hình thành thị trường chứng khoán ở Việt nam hiện nay đã tạo cho các doanh nghiệp đầu tư vốn kinh doanh có hiệu quả khơi thông nguồn vốn dư thừa. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp Tỷ trọng giá trị đầu tư Giá trị đầu tư tài chính Tài chính = x 100% Tổng tài sản Giá trị các khoản đầu tư tài chính thuần bao gồm tổng hợp của mã số 120 và mã số 250 trên bảng cân đối kế toán. Trong trường hợp cần đánh giá kĩ hơn tình hình đầu tư tài chính thì có thể chia chỉ tiêu này thành các chỉ tiêu như tỉ trọng giá trị đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn…ta sử dụng số liệu chi tiết ở các mục thuộc phần đầu tư tài chính trên bảng cân đối kế toán hoặc phần giải trình về tình hình đầu tư tài chính trên thuyết minh báo cáo tài chính. Chỉ tiêu trên thể hiện mức độ liên kết tài chính giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp và tổ chức khác, nhất là cơ hội của các hoạt động tăng trưởng bên ngoài. Mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư tài chính phụ thuộc vào hoạt động đầu tư. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư này mang lại thường lớn hơn tỷ suất lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do không phải mọi doanh nghiệp đều có điều kiện đầu tư bên ngoài nên thông thường ở các doanh nghiệp có quy mô lớn thì giá trị chỉ tiêu này càng cao. Tỷ trọng khoản phải thu Khoản phải thu là một bộ phận thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp, phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Giá trị khoản phải thu thuần bao gồm tổng hợp của mã số 130 và mã số 210 trên Bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ vốn kinh doanh của doanh nghiệp hiện đang bị các cá nhân, tổ chức khác tạm thời sử dụng do chính sách tín dụng của doanh nghiệp, do quan hệ tài chính nội bộ…Trị giá của chỉ tiêu này nếu cao quá thì không được tốt vì xét theo khía cạnh tài chính, nếu doanh nghiệp thu hồi các khoản phải thu này sẽ bổ sung vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên về mặt pháp lý, các khoản phải thu được coi là khoản sử dụng hợp pháp của khách nợ nếu giá trị các khoản này còn nằm trong thời hạn thanh toán và được coi là không hợp pháp khi quá hạn thanh toán. Nghiên cứu chỉ tiêu này sẽ đánh giá công tác quản lý công nợ tại doanh nghiệp, tình hình thu hồi vốn cho SXKD. Trong trường hợp cần đánh giá kỹ hơn tỷ trọng các khoản phải thu thì có thể chia chỉ tiêu này thành các chỉ tiêu như tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn, dài hạn… Tỷ trọng khoản phải thu KH ngắn hạn = Tổng tài sản X 100% Giá trị khoản phải thu KH ngắn hạn thuần Chỉ tiêu này thể hiện mức độ vốn kinh doanh của doanh nghiệp tạm thời bị các doanh nghiệp khác sử dụng trong ngắn hạn. Tỷ trọng khoản phải thu KH dài hạn = Tổng tài sản X 100% Giá trị khoản phải thu KH dài hạn thuần Chỉ tiêu này thể hiện mức độ vốn kinh doanh của doanh nghiệp tạm thời bị các doanh nghiệp khác sử dụng trong dài hạn. Nghiên cứu hai chỉ tiêu này cho thấy mức độ vốn kinh doanh của doanh nghiệp tạm thời bị chiếm dụng trong ngắn hạn và dài hạn, từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp quản lý khoản phải thu một cách phù hợp. Khi phân tích tỷ trọng khoản phải thu KH ngắn hạn hay dài hạn cần chú ý đến những đặc điểm: Tỷ trọng các khoản phải thu phụ thuộc vào phương thức bán hàng của doanh nghiệp. Phụ thuộc vào chính sách bán hàng của doanh nghiệp, thể hiện qua thời hạn tín dụng và mức tín dụng cho phép với từng khách hàng. Công tác quản lý nợ và khả năng thanh toán của khách hàng. Nếu khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn mà nguyên nhân không xuất phát từ các trường hợp trên thì tỷ trọng này càng cao thể hiện tình hình sử dụng vốn chưa hợp lý. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp thích hợp điều chỉnh kịp thời như: giảm nợ định mức cho khách hàng chậm trả, ngưng cung cấp dịch vụ hàng hóa và nhờ pháp luật can thiệp. Ngoài ra còn có các khoản như: phải thu nội bộ, phải thu khác… Tỷ trọng khoản phải thu Khoản phải thu nội bộ nội bộ = x 100% Tổng tài sản Khoản phải thu nội bộ lấy từ mã số 133 trên BCĐKT Tổng tài sản lấy mã số 270 trên BCĐKT Chỉ tiêu này cho ta biết vốn của doanh nghiệp bị cá nhân trong công ty chiếm dụng. Tỷ trọng hàng tồn kho Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản ngắn hạn đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Tỷ trọng Hàng tồn kho Hàng tồn kho = x 100% Tổng tài sản Chỉ tiêu này được tính: Số liệu hàng tồn kho sử dụng từ mã số 140 trên BCĐKT. Dự trữ hàng tồn kho hợp lí là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp vì khi doanh nghiệp dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, gia tăng chi phí bảo quản và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp nhưng dự trữ ít thì ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và không đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Để có thể dự trữ một mức hàng tồn kho hợp lí ta có thể đánh giá, phân tích qua nhiều kì. Tuy nhiên cần phải chú ý: Giá trị hàng tồn kho phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp thương mại giá trị chỉ tiêu này thường lớn, trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì nhỏ. Phân tích tỷ trọng hàng tồn kho cần xem xét trong mối tương quan với tăng trưởng của doanh nghiệp. Nếu doanh thu tăng liên tục trong nhiều năm có thể dẫn đến gia tăng hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu dự trữ của thị trường. Ngược lại thì chỉ tiêu này có khuynh hướng giảm. Giá trị chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính sách dự trữ và tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn như do xuất hiện tình trạng mất cân đối về cung cầu vật tư, hàng hóa trên thị trường nên các quyết định về đầu cơ có thể dẫn đến giá trị của chỉ tiêu này cao. Đối với doanh nghiệp thực hiện tốt, kịp thời trong quá trình cung ứng sản xuất, tiêu thụ có thể dẫn đến giá trị chỉ tiêu này thấp. Giá trị còn lại TSCĐ Tỷ trọng TSCĐ = x 100% Tổng tài sản Tỷ trọng tài sản cố định Giá trị còn lại TSCĐ lấy từ mã số 220 trên BCĐKT. Tổng tài sản lấy từ mã số 270 trên BCĐKT. Đây là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu giá trị TSCĐ trong tổng tài sản, phản ánh mức độ tập trung vốn hoạt động của doanh nghiệp. Tùy theo từng lĩnh vực hoạt động mà giá trị của chỉ tiêu này lớn hay nhỏ. Thông thường các ngành sản xuất công nghiệp nặng thì giá trị TSCĐ rất lớn, trong các nganh kinh doanh thương mại giá trị TSCĐ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Chính sách khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp áp dụng cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. Do vậy khi phân tích đánh giá sự hợp lý của giá trị TSCĐ trong tổng tài sản ta cần phải so sánh với giá trị của trung bình ngành. Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý một số vấn đề sau: Chính sách và chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư có giá trị chỉ tiêu này khác với thời kỳ suy thoái, thanh lý tài sản để chuyển sang hoạt động khác. Vì thế cần phải xem xét chỉ tiêu này trong nhiều kỳ, trong mối liên hệ với giá trị các khoản đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các khoản thanh lí tài sản cố định trong kỳ. Do giá trị còn lại được sử dụng để tính toán nên phương pháp khấu hao có thể ảnh hưởng đến giá trị của chỉ tiêu này. TSCĐ được phản ánh theo giá mua bao gồm giá trị trên hợp đồng mua bán và các chi phí liên quan đến việc mua sắm TSCĐ. Để đánh giá chính xác hơn tỷ trọng TSCĐ, ta có thể tách riêng biệt từng loại tài sản cố định: tài sản cố định hữu hình, vô hình và tài sản cố định thuê tài chính. Tỷ trọng bất động sản đầu tư Tỷ trọng bất động Giá trị bất động sản đầu tư sản đầu tư = x 100% Tổng tài sản Giá trị bất động sản đầu tư là mã số 240 trên bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu bất động sản trong toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết được với tỷ trọng bất động sản như vậy thì trong tương lai doanh nghiệp sẽ được một khoản lợi ích như thế nào do hoạt động đầu tư này mang lại. Trị giá của chỉ tiêu này phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh đầu tư bất động sản thì giá trị của chỉ tiêu này tương đối lớn. Còn thông thường thì đối với các doanh nghiệp khác trị giá của chỉ tiêu này thấp. Tỷ trọng tài sản khác Tỷ trọng tài sản Giá trị tài sản khác khác = x 100% Tổng tài sản Giá trị tài sản khác bao gồm mã số 150: “Tài sản ngắn hạn khác” và mã số 260: “Tài sản dài hạn khác” trên BCĐKT. Trong trường hợp cần đánh giá cụ thể từng nhóm tài sản khác có thể chia chỉ tieu này thành các chỉ tiêu như tỷ trọng giá trị tài sản ngắn hạn khác, dài hạn khác…ta sử dụng số liệu chi tiết ở các mục thuộc phần tài sản ngắn hạn khác, dài hạn khác trên BCĐKT. Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu của các tài sản khác ngoài các nhóm tài sản đã được phân chia theo các đặc trưng kinh tế chung…trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Thông thường thì trị giá của chỉ tiêu này không cao lắm. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài sản của doanh nghiệp Qua phân tích các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản ta thấy các chỉ tiêu này cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh, không thể dựa vào trị giá của chỉ tiêu nào đó lớn hay bé mà đưa ra kết luận vì sẽ không chính xác. Cần phải nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài sản. Ngoài nhân tố tài chính thì các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc tài sản. Đó là: Lĩnh vực, loại hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến tỷ trọng hàng tồn kho, TSCĐ, bất động sản đầu tư…Trong các doanh nghiệp thương mại thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn, hoặc đối với các doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ sản xuất dài như doanh nghiệp xây lắp, đóng tàu…thì trị giá của chỉ tiêu này cũng cao, còn ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như khách sạn… thì trị giá của chỉ tiêu này thấp. Ngược lại, đối với TSCĐ, thì ở các doanh nghiệp thương mại trị giá chỉ tiêu này thấp, ở các doanh nghiệp sản xuất trị giá của chỉ tiêu này cao, một số doanh nghiệp dịch vụ trị giá chỉ tiêu này cũng thấp, tuy nhiên đối với doanh nghiệp dịch vụ như kinh doanh khách sạn, vận tải… thì trị giá của chỉ tiêu này lại cao. Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp đang ở giai đoạn phát triển thì quy mô đầu tư TSCĐ lớn, xây dựng cơ bản nhiều… ngược lại trong giai đoạn suy thoái, muốn thu hồi vốn nhanh thì quy mô đầu tư TSCĐ giảm, đặc biệt là việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ nhiều… Các phương pháp, chính sách kế toán Tỷ trọng TSCĐ được tính toán theo giá trị còn lại cho nên phương pháp khấu hao sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. Chẳng hạn khi doanh nghiệp thay thế phương pháp khấu hao đường thẳng bằng phương pháp khấu hao nhanh làm cho hao mòn TSCĐ tăng, giá trị còn lại TSCĐ giảm, tỷ trọng TSCĐ giảm, tài sản giảm, lợi nhuận giảm, thuế thu nhập giảm, lợi nhuận để lại giảm đúng bằng giá trị TSCĐ giảm…Hay trong trường hợp giá tăng, nếu áp dụng phương pháp FIFO thì giá trị hàng tồn kho tăng, áp dụng phương pháp LIFO thì giá trị hàng tồn kho giảm… Phương thức bán hàng Đối với những doanh nghiệp bán lẻ thu tiền ngay thì tỷ trọng khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng thấp, ngược lại ở các doanh nghiệp bán buôn thì tỷ trọng khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn. Chính sách của doanh nghiệp Chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tỷ trọng khoản phải thu, nếu doanh nghiệp áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt thì nhiều khách hàng có khả năng thanh toán trong tương lai gần nhưng phải trả tiền trước mắt dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất lượng khách hàng này, tỷ trọng khoản phải thu KH thấp, ngược lại nếu chính sách tín dụng nới lỏng thì tỷ trọng khoản phải thu KH nhiều, vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều…Hoặc chính sách dự trữ của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tỷ trọng hàng tồn kho. f. Tính thời vụ trong ._.sản xuất kinh doanh: Ảnh hưởng đến tỷ trọng tài sản ngắn hạn như hàng tồn kho, khoản phải thu… Chẳng hạn xuất hiện tình trạng mất cân đối về cung cầu vật tư, hàng hoá trên thị trường thì một quyết định đầu cơ có thể dẫn đến hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao. Hay tỷ trọng khoản phải thu cao hay thấp khi tín dụng bán hàng có liên quan đến hoạt động tiêu thụ, dự trữ hàng hoá cho tiêu thụ. g. Cách thức quản lí của doanh nghiệp: Nếu khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng cao, thể hiện tình hình sử dụng vốn chưa được tốt. Do đó doanh nghiệp phải tìm cách để hạn chế tình hình này có thể bằng cách là ngưng cung cấp hàng hóa, dịch vụ, bán các khoản nợ này cho các công ty quản lý nợ, giảm mức dư nợ định mức cho các khách hàng thanh toán chậm hoặc nhờ pháp luật can thiệp. PHẦN 2 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG THỰC TRẠNG HOẠT ÐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, được thành lập với tên cũ là Nhà máy Cao su Đà Nẵng theo quyết định số 340/PTT của Hội đồng chính phủ vào ngày 4/12/1975. Sau đó chính thức thành lập lại theo quyết định số 320/QĐ/TCNSĐT ngày 26/5/1993 của Bộ Công nghiệp nặng. Tên giao dịch nước ngoài là Danang Rubber Joint Stock Company (viết tắt là DRC), địa chỉ: số 1 – Lê Văn Hiến – Thành phố Đà Nẵng. ISO 9001 Công ty được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số 106904 ngày 24/6/1993 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp. Hơn ba mươi năm xây dựng và phát triển, Công ty đã có cơ sở vật chất, kỹ thuật khang trang hiện đại. Sản phẩm của Công ty đã đi khắp mọi miền tổ quốc và được cả thị trường thế giới đón nhận. Huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật toàn quốc và được nhận chứng chỉ ISO 9001 là minh chứng hùng hồn về chất lượng sản phẩm của Công ty. Quá trình phát triển của Công ty chia làm ba giai đoạn: + Giai đoạn 1: Từ khi thành lập đến năm 1989, đây là giai đoạn phát triển theo cơ chế quản lý bao cấp. Sản phẩm sản xuất theo kế hoạch nhà nước và đầu ra cũng do nhà nước mua lại, vốn cũng được nhà nước theo chỉ tiêu. Giai đoạn này, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp hơn năng lực của Công ty mặc dù vốn đầu tư tăng. + Giai đoạn 2: Từ năm 1989 đến 2005, đây là giai đoạn phát triển theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước. Lúc đầu còn bỡ ngỡ nhưng đến năm 1988, sản lượng lốp xe đạp cao nhất với 1.600.000 chiếc. Mặc dù Công ty gặp không ít khó khăn về tình hình kinh tế và thị trường tiêu thụ gặp nhiều trở ngại nhưng với sự lãnh đạo tuyệt vời của cán bộ Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình đã giúp Công ty vượt qua khó khăn vươn lên đạt kết quả khả quan, tạo đà cho những năm kế tiếp. Năm 2003 doanh thu là 606.056.326.020 đồng, năm 2004 doanh thu là :730.064.104.444 đồng, năm 2005 với doanh thu là 728.515.401.054 đồng, năm 2006 với doanh thu 930.892.069.377 đồng. + Giai đoạn 3: Ngày 01/01/2006 Công ty cao su Đà Nẵng chính thức trở thành Công ty cổ phần với tên đầy đủ là Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng theo quyết định số 1446/QĐ-TCCB ngày 18/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Ðặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng Đặc điểm sản xuất kinh doanh - Sản xuất các sản phẩm từ cao su với các sản phẩm chủ yếu như: Săm lốp xe đạp, Săm lốp xe máy, ôtô, ống hút, ống cao su các loại… - Xuất khẩu sản phẩm cao su sang các nước khác. - Nhận gia công các sản phẩm từ cao su. - Hình thức sở hữu vốn là: Cổ phần. - Chịu sự quản lý của Tổng Công ty Hoá Chất Việt Nam. Công nghệ sản xuất : Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường, công ty cổ phần cao su Đà Nẵng đã đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại tiên tiến thế giới có xuất xứ từ các nước có ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su phát triển như: Đức, Ý, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. Để máy móc hoạt động hiệu quả cao, công ty đã mời các chuyên gia Nga, Châu Âu cùng với đội ngũ cán bộ kỹ sư lành nghề lắp đặt. Trong đó dây chuyền công nghệ sản xuất lốp ôtô của công ty là hàng đầu so với trong nước và cả khu vực ASEAN, nên khả năng đáp ứng sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng nội địa và xuất khẩu. Công ty đã hoàn thành dự án đầu tư sản xuất lốp đặc chủng 24.00 – 35 công suất 900 bộ/ năm và dự kiến sẽ tăng 2.500 bộ/ năm với chi phí lên đến 22.167 triệu đồng. Không dừng lại ở đó công ty tiếp tục dự án lốp đặc chủng cỡ 27.00 – 49 và 33.00 – 51 công suất 800 bộ/năm với tổng chi phí lên đến 40.393 triệu đồng nhằm cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, công ty còn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 năm 1999, đến cuối năm 2005 cập nhập chuyển sang phiên bản ISO 9001: 2000 là minh chứng rõ ràng nhất cho sản phẩm của công ty. Không những thế các sản phẩm săm lốp ôtô và xe máy cũng đạt tiêu chuẩn công nghệ Nhật Bản (JSC). Thị trường, thị phần và khả năng cạnh tranh Trong nhiều năm qua Công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng đã xây dựng được hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm mạnh và rộng lớn, hiện công ty đang có trên 150 nhà phân phối được phân bố đều khắp trên 64 tỉnh, thành trong cả nước. Sản phẩm săm lốp ôtô, mặt hàng chủ lực của công ty, hiện đang có thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Phòng kế hoạch tiêu thụ CN Miền Bắc NPP phía Bắc Khách hàng tại Đà Nẵng Các NPP bán lẻ tại địa phương Khách hàng trực tiếp sử dụng DRC và các nhà bán lẻ CN Miền Nam NPP miềnTrung NPP phía Nam Hệ thống kênh phân phối Riêng đối với lốp ôtô đặc chủng(OTR), cho đến nay ở Việt Nam chỉ có duy nhất DRC sản xuất thành công mặt hàng này. Một số quy cách lốp siêu tải nặng cỡ vành từ 35”- 51” ở Đông Nam Á chỉ có DRC sản xuất. có thể nói đây là “sản phẩm không đụng hàng” và đang tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho DRC. Bên cạnh thị trường trong nước, đến nay sản phẩm DRC đã có mặt ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á; Nam Á; Tây Á và một số quốc gia tại khu vực Trung Đông, kinh ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt trên 4,5 triệu USD tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Hiện nay Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng đang tiếp tục đầu tư xây dựng thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp và hệ thống các nhà phân phối trong và ngoài nước theo hướng chuyên nghiệp cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường để không ngừng mở rộng thị phần thương hiệu DRC. Công tác tổ chức sản xuất Với chất lượng cao, giá cả hợp lý cộng với chiến lược Marketing phù hợp nên sản phẩm của Công ty không những được tiêu thụ trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài như Lào, Nhật Bản,…Năm 1998, sản phẩm của Công ty đạt huy chương vàng hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam và tháng 1/2004 nhận chứng chỉ ISo 9001. Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng tổ chức sản xuất theo mô hình Công ty, dưới Công ty là các xí nghiệp thành viên. Mỗi xí nghiệp tiến hành sản xuất độc lập và chịu sự điều hành của giám đốc xí nghiệp. Trong mỗi xí nghiệp đều có mỗi giám đốc đứng đầu và có bộ phận giúp việc. Hiện nay, Công ty tổ chức thành năm xí nghiệp. Nhiệm vụ của các xí nghiệp đó như sau: - Xí nghiệp cán luyện: Có nhiệm vụ sản xuất ra các loại bán thành phẩm theo các đơn pha chế để cung cấp cho các xí nghiệp sản xuất ra sản phẩm . - Xí nghiệp săm lốp xe đạp- xe máy: Có nhiệm vụ nhập bán thành phẩm liên quan đến săm lốp xe đạp, xe máy và các vật tư nguyên liệu khác từ kho công ty về phục vụ sản xuất. Xí nghiệp này chia làm 3 bộ phận: Bộ phận sản xuất lốp xe đạp , bộ phận sản xuất săm xe đạp, bộ phận sản xuất săm lốp xe máy . - Xí nghiệp săm lốp ô tô :Có nhiệm vụ nhận bán thành phẩm từ xí nghiệp cán luyện và vật tư nguyên liệu khác từ kho của công ty về sản xuất thành sản phẩm săm lốp ô tô . - Xí nghiệp đắp lốp:Có nhiệm vụ nhận bán thành phẩm từ xí nghiệp cán luyện và vật tư nguyên liệu khác từ kho công ty để sản xuất sản phẩm (Riêng phần đắp và hấp). Ghi sổ từng quy cách và đắp xong nhập kho, sau đó đưa cho khách. - Xí nghiệp Cơ khí – Năng lượng: Có nhiệm vụ cung cấp hơi nhiệt cho các xí nghiệp trên sản xuất sản phẩm và sữa chữa và chế tạo khuôn mẫu và phụ tùng thay thế cho các xí nghiệp khác. Trong đó bộ phận cung cấp hơi nhiệt thường nhận dầu đốt lò về cung cấp hơi nhiệt cho các xí nghiệp để sản xuất sản phẩm, đồng thời phải thống kê lượng dầu tiêu thụ trong tháng vào cuối tháng. Ðặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng. Đặc điểm tổ chức công tác quản lý Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu một cấp trực tuyến. Đứng đầu tổ chức bộ máy quản lý Công ty là đại hội đồng cổ đông, đại hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Dưới hội đồng quản trị là Ban giám đốc. Tổng Giám đốc công ty là người trực tiếp điều hành hai phó Tổng giám đốc(PTGĐ Sản xuất, PTGĐ kinh doanh), kế toán trưởng và các phòng ban(phòng hành chính, phòng tổ chức, phòng kỹ thuật cao su, phòng KCS, phòng bán hàng, phòng kỹ thuật cơ năng, ban đầu tư phát triển , đội bảo vệ). -PTGĐ Sản xuất: Điều hành các xí nghiệp :XN săm lốp xe đạp – xe máy, XN Luyện, XN săm lốp ô tô, XN Năng lượng- Cơ khí, XN đắp lốp. -PTGĐ kinh doanh:Điều hành phòng bán hàng, chi nhánh Miền Bắc, chi nhánh Miền Nam. -Kế toán trưởng : Điều hành phòng tài vụ. Sơ đồ tổ chức sản xuất và quản lý của công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng P. hành chính KẾ TOÁN TRƯỞNGKKRRKKREE P. Tài chính kế toán BAN KIỂM SOÁT P.T GĐỐC SẢN XUẤT TỔNG GĐỐC CÔNG TY HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ P.T G ĐỐC BÁN HÀNG T tâm miền trung CN. Miền bắc CN. Miền nam P. kế hoạch-vật tư XN cơ khí-nlượng XN. Đắp lốp ôtô XN săm lốp XĐ-XM XN săm lốp ôtô P.KCS P.KT cao su P.KT cơ năng antoàn Ban ISO Ban đầu tư P.tổ chức LĐTL P. Bán hàng XN. Cán luyện ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Ðặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng Tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ bộ máy kế toán Hình thức kế toán tập trung là hình thức mà công ty lựa chọn. Tại các xí nghiệp sản xuất trực thuộc công ty không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ làm nhiệm vụ thu thập chứng từ, thống kê sau đó gửi về phòng kế toán công ty, sau đó lập báo cáo kế toán tài chính. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty như sau: Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán tính giá thành Kế toán tiền & công nợ Kế toán tiêu thụ Kế toán vật tư và tiền lương Kế toán trưởng Phó phòng kiêm kế toán TSCĐ Các thống kê xí nghiệp Kế toán các chi nhánh Thống kê tổnghợp Chức năng nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ máy kế toán - Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán trước Ban giám đốc công ty, chỉ đạo thực hiện công tác kế toán và thống kê tại Công ty. Cuối kỳ tập hợp sổ sách báo cáo trước hội đồng quản trị về tình hình kinh tế tài chính của Công ty. Ngoài ra còn phải phân tích hoạt động kinh tế góp phần cung cấp nguồn vốn cho các công trình sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư; tổ chức tập huấn, hội thảo, tổ chức các đợt thanh tra tài chính theo định kỳ và đột xuất. Tham gia trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ và bộ máy kế toán của cơ quan Công ty và các đơn vị trực thuộc.- - Phó phòng kiêm kế toán TSCĐ: là người chịu trách nhiệm về công tác kế toán trước kế toán trưởng, lập kế hoạch tài chính, theo dõi tình hình tăng giảm, biến động toàn bộ TSCĐ của Công ty; hằng năm đăng ký với chi cục thuế về việc tăng giảm nguồn khấu hao. - Kế toán tiền: theo dõi tình hình tiền gửi, tiền vay ngân hàng, quỹ tiền mặt. - Kế toán tiêu thụ: Xác định doanh thu, lập bảng kê nộp thuế, theo dõi và thanh toán công nợ với người mua. - Kế toán vật tư và tiền lương: theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ, tính giá vật liệu nhập xuất, phân bổ vào chi phí sản xuất đồng thời theo dõi phân tích và lập bảng tổng hợp tiền lương hàng tháng trong Công ty. - Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tập hợp chi phí và tính giá thành - Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản thanh toán, quan hệ giao dịch với các ngân hàng. - Thống kê tổng hợp: lập báo cáo thống kê hàng ngày, tổng hợp sản lượng hàng tháng, lên báo cáo sản lượng theo quy định của Tổng cục Thống kê theo dõi sản phẩm nhập kho hàng tháng, tính giá trị tổng sản lượng. Theo dõi công nợ với khách hàng, rút mức dư nợ hàng ngày. - Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu và chi tiền, lên cân đối và rút ra số dư tiền mặt trong ngày, quản lý két tiền. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán là nhật ký chứng từ. Công ty sử dụng phần mềm FAST 2002 vào công tác tổ chức hạch toán kế toán, giữa các máy vi tính được nối mạng. Chương trình tiến hành cập nhập chứng từ vào máy, máy tự động lên các bảng kê hoá đơn bán hàng, bảng tổng hợp xuất sản phẩm, sổ tổng hợp chi tiết tài khoản, sổ cái, báo cáo tài chính. Với sự trợ giúp của máy tính nên việc nhập chứng từ, trình tự luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý, kịp thời, chính xác Sơ đồ luân chuyển CHỨNG TỪ GỐC Bảng kê và bảng phân bổ Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo kế toán Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Trình tự luân chuyển chứng từ Hàng ngày, kế toán cập nhập chứng từ gốc vào máy thì máy sẽ tự động vào sổ chi tiết tài khoản ( sổ nhật ký chứng từ) theo thứ tự thời gian, bảng kê, tờ kê chi tiết có liên quan. Đối với các trường hợp ghi vào bảng kê, tờ kê chi tiết, cuối tháng tổng hợp số liệu ở các tờ kê chi tiết ghi vào nhật ký- chứng từ hoặc bảng kê có liên quan và tổng hợp số liệu ở bảng kê ghi vào nhật ký- chứng từ có liên quan. Cuối tháng từ sổ chi tiết tài khoản( sổ nhật ký - chứng từ) ghi vào sổ tổng hợp tài khoản rồi lên sổ cái; Từ các sổ chi tiết tổng hợp số liệu lập bảng tổng hợp số liệu với các tài khoản tương ứng trên sổ cái. Cuối cùng từ số liệu của sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết, nhật ký- chứng từ ta lập các báo cáo kế toán. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua. Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng - một trong ba đơn vị hàng đầu của Tổng công ty Hoá chất Vệt Nam (Vinachem) về tăng trưởng cả giá trị tổng sản lượng lẫn doanh thu. Đặc biệt sau khi tiến hành cổ phần hoá, công ty đã đạt được những kết quả thật ấn tượng tạo đà cho công ty trong việc thu hút các nhà đầu tư ngoài nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau: Các chỉ tiêu của công ty qua các năm Năm Doanh thu Chi phí bán hàng Lợi nhuận trước thuế 2002 481.550.614.252 15.583.143.096 14.568.296.666 2003 606.056.326.020 16.543.987.102 14.100.285.610 2004 730.064.104.444 18.312.800.541 1.080.389.028 2005 728.515.401.054 20.673.453.270 1.225.619.885 2006 930.892.069.377 21.403.284.949 55.378.621.365 2007(Dự kiến) 1.070.000.000.000 22.512.127.409 63.000.000.000 (Nguồn phòng Kế toán công ty DRC) Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận qua các năm Qua bảng trên ta thấy tình hình doanh thu của công ty tăng dần qua các năm chỉ riêng năm 2005 doanh thu có sụt giảm đó là do giá các nguyên liệu đầu vào đều tăng đặc biệt là giá cao su thiên nhiên tăng từ 30 – 50% so với cùng kỳ năm trước mà giá bán sản phẩm không thể tăng tạo nên áp lực lớn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Vượt qua đựơc thời kỳ khó khăn cùng với việc tiến hành cổ phần hoá thành công vào năm 2006 thì hiệu quả kinh doanh của công ty đã tăng vượt bậc từ 728 tỷ lên đến 930 tỷ. Để có được thành công như vậy là do công ty đã đề ra các biện pháp như tổ chức lại bộ máy tinh gọn, tiết kiệm, sắp xếp lại bộ máy tổ chức và nhân sự, đầu tư sản xuất các dự án sản xuất sản phẩm mới đặc biệt là phát triển lốp đặc chủng (OTR)... Bên cạnh đó, DRC mở rộng xuất khẩu đi các nước như: Singapo, Ấn Độ, Đông Âu, Indonesia... Về chi phí bán hàng, cũng tăng lên qua các năm nguyên nhân do chi phí dành cho hoạt động đầu tư và quảng bá thương hiệu, mở rộng kênh phân phối, chính sách bán hàng linh động của công ty khá mạnh đã làm gia tăng chi phí bán hàng. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG Phân tích chung về tình hình tài chính của Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng. Phân tích cấu trúc tài sản là một bộ phận trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Để có cái nhìn tổng quát về tình hình tài sản của doanh nghiệp, ta xem xét bảng phân tích chung tình hình tài chính như sau : (số liệu phân tích qua ba năm tài chính 2004, 2005, 2006) BẢNG 1: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 1.TSCĐ/ TTS % 48,42 42,32 27,92 2. TSNH/ TTS % 50,53 56,68 71,22 3. NPT/ TNV % 89,91 89,57 72,26 4. NVCSH/ TNV % 10,09 10,43 27,74 5. Khả năng thanh toán NNH Lần 1,18 1,07 1,55 6. Hiệu suất sử dụng TSNH Vòng 2,84 2,63 2,56 7. Số ngày một vòng quay Ngày 126,78 136,72 140,83 8. Tỷ suất lợi nhuận trước thuếTNDN/DT % 0,26 0,21 5,95 9. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN/ DT % 0,20 0,17 5,95 10. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ TTS % 0,38 0,31 10,89 11. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ VCSH % 2,83 2,43 39,24 ( Nguồn: BCĐKT và BCKQKD) Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy TSCĐ chiếm tỷ trọng trên tổng tài sản tương đối cao và có xu hướng giảm nhẹ trong hai năm 2004(48,42%) và 2005(42,32%). Nhưng đã có sự biến động giảm mạnh vào năm 2006 tỷ trọng TSCĐ chỉ chiếm 27,92%. Tính tự chủ về nguồn vốn của đơn vị cũng rất thấp, điều này thể hiện qua chỉ tiêu NPT/TNV chiếm trên 80% vào hai năm 2004 và 2005. Qua năm 2006, chỉ tiêu này có xu hướng giảm còn ở mức 72,26%. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của đơn vị rất tốt, cụ thể năm 2004 là 1,18 lần, năm 2005 là 1,07 lần, năm 2006 là 1,55 lần;điều này thể hiện tài chính lành mạnh. Cấu trúc nguồn vốn thể hiện tính tự chủ và tính ổn định rất thấp vì phần lớn nguồn vốn sử dụng nợ bên ngoài, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng quá nhỏ so với tổng nguồn vốn. Năm 2004 tỷ trọng là 10,09%; năm 2005 tỷ trọng là 10,43%; điều này nói lên việc đầu tư XDCB của công ty chủ yếu bằng vốn vay là chính. Tuy nhiên sang năm 2006 tình hình cấu trúc nguồn vốn có sự cải thiện đáng kể, tỷ trọng tăng lên và đạt 27,74%. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị thể hiện qua các chỉ tiêu từ chỉ tiêu số 6 đến chỉ tiêu số 11. Tốc độ luân chuyển vốn qua các năm chậm dần: năm 2004 là 2,84 lần; năm 2005 là 2,63 lần; năm 2006 là 2,56 lần làm cho số ngày một vòng quay tăng lên qua ba năm phân tích. Nguyên nhân của tình hình này là do doanh thu thuần tăng lên qua các năm và chủ yếu là do công tác quản lý vốn lưu động chưa hiệu quả, thể hiện là tỷ trọng TSNH/TTS tăng dần qua các năm ( tăng mạnh vào năm 2006). Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của doanh nghiệp có xu hướng giảm vào hai năm 2004, 2005 nhưng lại tăng đột biến vào năm 2006. Vào năm 2004 tỷ suất này là 0,2%, năm 2005 là 0,17% và năm 2006 là 5,59%. Với cách nhìn tổng quát thì nguyên nhân của sự tăng đột biến vào năm 2006 là do lợi nhuận của doanh nghiệp có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. CHỈ TIÊU ĐVT 2004 2005 2006 Tốc độ tăng trưởng của doanh thu % 100 0,17 28,51 Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận % 100 (24,22) 4.418,42 Khả năng sinh lời của tài sản tăng lên qua các năm phân tích, đặc biệt sang năm 2006 tỷ suất này tăng mạnh. Năm 2004 là 0,38 %, năm 2005 là 0,31%, năm 2006 là 10,89%. Sự tăng khả năng sinh lời của tài sản là một dấu hiệu tốt, do quy mô tài sản của doanh nghiệp không có nhiều biến động nên nguyên nhân của sự tăng đột biến vào năm 2006 là do lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng mạnh. Sự tăng cao của lợi nhuận là do trong năm lượng sản phẩm bán ra nhiều, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cao trong khi các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại đều giảm so với năm trước. Bên cạnh đó công ty quản lý tốt việc tiết kiệm chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì thế, tốc độ tăng của lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được cao hơn tốc độ tăng của quy mô tài sản. Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu tăng qua các năm phân tích. Năm 2004 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 1,75 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2005 con số này là 2,46 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2006 con số này tăng mạnh đạt 39,09 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này thể hiện doanh nghiệp đang sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình, kết hợp vốn vay và vốn chủ sở hữu một cách hợp lý. Đặc biệt sau khi doanh nghiệp cổ phần hóa, nguồn vốn chủ sở hữu được sử dụng đạt hiệu quả cao gấp nhiều lần trước khi trở thành doanh nghiệp cổ phần. Phân tích cấu trúc tài sản tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng. Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu của công ty, xem xét vấn đề phân bổ vốn của doanh nghiệp như thế nào để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh kịp tiến độ sản xuất mà vẫn tiết kiệm được chi phí sản xuất và khi nguồn vốn được nhàn rỗi công ty sử dụng như thế nào. Nói chung hàng loạt vấn đề mà liên quan đến việc sử dụng và phân bổ vốn của công ty sẽ được đưa vào phân tích để làm rõ hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Công Ty CP Cao Su Đà Nẵng là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Để thấy được một cách đầy đủ thực trạng cấu trúc tài sản, khuynh hướng thay đổi cấu trúc tài sản cùng những biến động bất thường về tài sản của công ty, từ đó có bức tranh đầy đủ hơn về tình hình phân bổ tài sản của công ty cần tiến hành các bước phân tích sau. Phân tích chung về cấu trúc tài sản của Công Ty CP Cao Su Đà Nẵng. Tổng giá trị tài sản của công ty lớn hay nhỏ, tăng hay giảm phân bổ cho từng loại tài sản tương ứng với từng khâu, từng giai đoạn trong quá trình phát triển của công ty là hợp lý hay không sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động về tài chính của mình. Do đó, công ty cần phải thực hiện tốt việc phân tích nội dung này để đánh giá sự hợp lý trong quá trình sử dụng vốn, cung cấp thông tin cho cấp quản lý để điều hành công ty. BẢNG 2: CÁC CHỈ TIÊU VỀ CẤU TRÚC TÀI SẢN CỦA CÔNG TY Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Kết cấu(%) 2004 2005 2006 1. TSNH 253.369.693.981 273.688.017.004 362.303.923.429 50,528 56,684 71,222 1.Tiền 25.954.201.254 20.321.195.877 32.964.148.801 5,176 4,053 6,574 2.Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 0.000 0.000 0.000 3.Các khoản phải thu 48.290.474.399 55.460.460.522 101.868.325.656 9,630 11,060 20,315 4.Hàng tồn kho 172.027.875.129 193.306.829.072 221.486.613.001 34,307 38,550 44,170 5.Tài sản ngắn hạn khác 7.097.143.199 4.599.531.533 5.984.835.971 1,415 0,917 1,194 2.TSDH 248.069.853.948 209.145.792.879 146.390.527.233 49,472 43,316 28,778 1.Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0.000 0.000 0.000 2.TSCĐ 242.803.305.316 204.334.269.445 142.034.028.999 48,421 42,320 27,921 3.Bất động sản đầu tư 0 0 0 0.000 0.000 0.000 4.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 716.296.330 716.296.330 716.296.330 0,143 0,148 0,141 5.Tài sản dài hạn khác 4.550.252.302 4.095.227.104 3.640.201.904 0,907 0,848 0,716 Tổng tài sản 501.439.547.929 482.833.809.883 508.694.450.662 100,00 100,00 100,00 Bảng phân tích trên thể hiện các chỉ tiêu cơ bản phản ánh cấu trúc tài sản của công ty CP Cao Su Đà Nẵng vào các năm 2004, 2005, 2006. Phân tích cấu trúc tài sản bằng các tỷ số như trên cho phép đánh giá khái quát tình hình phân bổ tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sử dụng các tỷ số trên cũng có những hạn chế là chưa thấy rõ được yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi các tỷ số qua các kỳ phân tích. Đối với chỉ tiêu tài sản ngắn hạn của công ty ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng nguồn vốn luôn chiếm trên 50% và tăng dần qua các năm phân tích, vào năm 2004 tài sản ngắn hạn là 253.369.693.981 đồng chiếm tỷ trọng là 50,528% trên tổng tài sản, năm 2005 là 273.688.017.004 đồng chiếm tỷ trọng là 56,684%, sang năm 2006 lên đến 362.303.923.429 đồng chiếm tỷ trọng 71,222% trong tổng tài sản của công ty. Tỷ trọng tài sản dài hạn giảm dần qua ba năm phân tích. Năm 2004 là 49,472%, năm 2005 giảm còn 43,316%, năm 2006 tỷ trọng này sụt giảm mạnh chỉ còn 28,778%. Là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nên tỷ trọng TSCĐ chiếm trên toàn bộ tài sản của công ty tương đối lớn. Tuy nhiên lại có xu hướng giảm qua ba năm phân tích, đặc biệt sang năm 2006 tỷ trọng này đã có sự biến động lớn. Cụ thể năm 2004 TSCĐ là 242.803.305.316 đồng, chiếm tỷ trọng 48,421%; năm 2005 là 204.334.269.445 đồng, chiếm tỷ trọng 42,32%; năm 2006 giá trị TSCĐ còn 142.034.028.999 đồng, chiếm tỷ trọng 27,921%. Tỷ trọng TSCĐ tụt giảm mạnh, nguyên nhân của tình hình này là do doanh nghiệp đã hạn chế mua sắm TSCĐ. Tỷ trọng tiền qua ba năm phân tích có sự biến động cụ thể: năm 2004 là 5,176% sang năm 2005 giảm còn 4,053%; năm 2006 tỷ trọng này tăng lên 6,574%. Do từng thời điểm mà doanh nghiệp cần tiền nhiều hay ít. Từ sau khi chuyển sang doanh nghiệp cổ phần hóa tỷ trọng tiền trên tổng tài sản có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính liên tục qua các năm phân tích không có biến động lớn. Chứng tỏ toàn bộ tài sản của công ty sử dụng cho quá trình luân chuyển vốn, phần đầu tư ra bên ngoài không được chú trọng, không phải là mục tiêu của doanh nghiệp. Thể hiện ở tỷ trọng đầu tư tài chính ngắn hạn qua các năm phân tích đều bằng 0 và giá trị đầu tư tài chính dài hạn qua ba năm không hề thay đổi. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp và có xu hướng tăng qua ba năm phân tích. Vào năm 2004 tỷ trọng này là 9,63%; sang năm 2005 là 11,06% và tăng mạnh vào năm 2006 lên mức 20,315%. Điều này cho thấy vốn của công ty bị các đơn vị khác tạm thời sử dụng đang có chiều hướng gia tăng, đây là biểu hiện dấu hiệu chưa tốt trong việc thu hồi các khoản nợ. Qua bảng phân tích này ta chỉ thấy được tỷ trọng khoản phải thu ở mức cao hay thấp, để tìm hiểu rõ nguyên nhân cần kết hợp với việc phân tích biến động sẽ được trình bày ở phần sau.( Bảng 5). Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản và tăng liên tục qua ba năm phân tích. Năm 2004 tỷ trọng hàng tồn kho là 34,307%, sang năm 2005 là 38,55% và tăng lên đến 44,170% vào năm 2006. Nguyên nhân khiến hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao là do nguyên vật liệu và thành phẩm chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng giá trị hàng tồn kho. Để thấy được cụ thể tình hình hàng tồn kho của công ty phải phân tích về nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho( trình bày ở Bảng 4). Tỷ trọng các loại tài sản dài hạn khác có xu hướng giảm đi qua các năm phân tích. Vào năm 2004 là 0,907%; năm 2005 là 0,848%; năm 2006 là 0,716%. Trong tài sản dài hạn khác của công ty chủ yếu là lợi thế doanh nghiệp. Phân tích tình hình biến động tài sản tại Công Ty CP Cao Su Đà Nẵng. Phân tích cấu trúc tài sản bằng các tỷ số ( như Bảng 2) cho phép đánh giá khái quát tình hình phân bổ tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sử dụng các tỷ số trên cũng có những hạn chế là chưa thấy rõ yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi các tỷ số qua các kỳ. Do vậy, để đánh giá khuynh hướng thay đổi cấu trúc tài sản có thể thiết kế BCĐKT theo dạng so sánh, phân tích sự biến động của các chỉ tiêu theo quy mô chung. Phân tích cấu trúc tài sản theo hướng này còn cho phép chỉ ra các biến động bất thường để có bức tranh đầy đủ hơn về phân bổ tài sản của doanh nghiệp. BẢNG 3:BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY  Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 chênh lệch 05/04 chênh lệch 06/05 Mức % Mức % 1.TSNH 253.369.693.981 273.688.017.004 362.303.923.429 20.318.323.023 7,4 88.615.906.425 32,4 1.Tiền 25.954.201.254 20.321.195.877 32.964.148.801 -5.633.005.377 -27,7 12.642.952.924 62,2 2.Đ. tư ng.hạn 0 0 0 0 0 3.Các khoản phải thu 48.290.474.399 55.460.460.522 101.868.325.656 7.169.986.123 12,9 46.407.865.134 83,7 4.Hàng tồn kho 172.027.875.129 193.306.829.072 221.486.613.001 21.278.953.943 11,0 28.179.783.929 14,6 5.TS ng. hạn khác 7.097.143.199 4.599.531.533 5.984.835.971 -2.497.611.666 -54,3 1.385.304.438 30,1 2.TSDH 248.069.853.948 209.145.792.879 146.390.527.233 -38.924.061.069 -18,6 -62.755.265.646 -30,0 1.Các khoản phải thu 0 0 0 0 0 2.TSCĐ 242.803.305.136 204.334.269.445 142.034.028.999 -38.469.035.871 -18,8 -62.300.240.446 -30,5 3.Bất động sản đtư 0 0 0 0 0 4.Các khoản đtư TC dài hạn 716.296.330 716.296.330 716.296.330 0 0,0 0 0,0 5.Tsản dài hạn khác 4.550.252.302 4.095.227.104 3.640.201.904 -455.025.198 -11,1 -455.025.200 -11,1 Tổng tài sản 501.439.547.929 482.833.809.883 508.694.450.662 -18.605.738.046 -3,9 25.860.640.779 5,4 Qua bảng phân tích ta thấy quy mô tài sản của Công Ty CP Cao Su Đà Nẵng tăng qua các năm, riêng năm 2005 thì quy mô tài sản có giảm xuống so với năm 2004. Cụ thể năm 2004 tổng tài sản của công ty là 501.439.547.929 đồng, năm 2005 là 482.833.809.883 đồng giảm so với năm 2004 với mức 18.605.738.046 đồng tương ứng giảm 3,9%; năm 2006 tổng tài sản của công ty là 508.694.450.662 đồng, so với năm 2005 tăng 25.860.640.779 đồng tương ứng 5,4%. Quy mô tài sản của doanh nghiệp vào năm 2005 giảm so với năm 2004 nhưng mức giảm này không nhiều, phân tích khái quát cho thấy nguyên nhân của sự giảm này là do tài sản dài hạn của công ty trong năm 2005 giảm xuống. Còn quy mô tài sản năm 2006 tăng lên là do sự tăng mạnh của tài sản ngắn hạn. Để có thể thấy rõ nét hơn về tình hình biến động của quy mô tài sản trong những năm qua ta xem xét các yếu tố ảnh hưởng sau. Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn tăng nhanh qua ba năm phân tích, nếu năm 2005 tài sản ngắn hạn tăng so với năm 2004 là 20.318.323.023 đồng tương ứng tăng 7,4% thì năm 2006 so với năm 2005 con số tăng thêm là 88.615.906.425 đồng tương ứng tăng 32,4%. Nguyên nhân chính làm cho tài sản ngắn hạn tăng mạnh là do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng liên tục qua các năm. Các khoản phải thu: Trị giá khoản phải thu năm 2005 là 55.460.460.522 đồng tăng so với năm 2004 là 7.169.986.123 đồng tương ứng tăng 12,9%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 46.407.865.134 đồng tương ứng tăng 83,7%. Qua đó ta thấy mức tăng của khoản phải thu giai đoạn 2004-2005 có thấp hơn so với mức tăng của khoản phải thu giai đoạn 2005-2006, cụ thể đối với từng khoản mục khoản phải thu ta xem bảng. BẢNG 4: BẢNG PHÂN TÍCH KHOẢN PHẢI THU Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) 1.Phải thu khá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18052.doc
Tài liệu liên quan