Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ

Tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ: ... Ebook Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trên cả thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế. Vì vậy, để đứng vững được trong môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh này thì doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình không chỉ nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ để nâng cao tính cạnh tranh mà còn phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, xây dựng mục tiêu trong đầu tư, và các biện pháp để phát huy tiềm lực của của mình. Muốn vậy, Nhà quản trị phải nắm được thực trạng tình hình tài chính Công ty đang như thế nào, đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu, các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến hoạt động sản xuất kinh doanh để có chiến lược phù hợp. Và chỉ có phân tích tài chính mới giúp nhà quản trị biết được những điều đó. Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh, phản ánh luồng tiền vào, luồng tiền ra trong kỳ của một doanh nghiệp. Do đó, Báo cáo tài chính là đối tượng phân tích của phân tích tài chính doanh nghiệp. Qua báo cáo tài chính, phân tích tài chính cho ta thấy được thực trạng về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, tình hình công nợ và khả năng thanh toán cũng như hiệu quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp từ đó dự đoán được xu thế phát triển về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Kết quả của phân tích tài chính không chỉ có ý nghĩa với các nhà quản trị doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa rất lớn với các đối tượng khác như các nhà cho vay, nhà đầu tư, nhà cung cấp, cơ quan quản lý cấp trên… Phân tích tài chính cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá được thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó lựa chọn phương án kinh tế tối ưu. Như vậy, phân tích tài chính có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kiinh doanh. Thế nhưng, trên thực tế, công tác phân tích tài chính lại chưa được quan tâm đúng mức trong rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, em nhận thấy công tác phân tích tài chính tại Công ty chưa được chú trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính với doanh nghiệp và tình hình thực tế tại Công ty, em quyết định chọn đề tài “ Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Chương 3: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Em xin chân thành cảm ơn PGS-TS Nguyễn Ngọc Quang và các cô chú trong phòng Tài chính- Kế hoạch Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và giúp em hoàn thiện bản Báo cáo chuyên đề này. Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian hạn chế cũng như chưa có kinh nghiệm thực tế nên Chuyên đề còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy và các cô chú để bài viết của em được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 1.1 . Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ Tên tiếng Anh: Handicraft and art artcles export import joint stock company. Tên viết tắt: ARTEXPORT Vốn điều lệ: 85.220.000.000 đồng ( Tám năm tỷ, hai trăm hai mươi triệu đồng) Trong đó: - Vốn góp của Nhà nước: 6.720.000.000 đồng - Vốn góp của các cổ đông khác: 78.500.000.000 đồng Trụ sở chính: 2A Phạm Sư Mạnh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại : ( 84-4) 8256490 ( 84-4)8266574 Fax : ( 84-4) 8259275 Email : trade@artexport.com.vn Website : www. artexport.com.vn Giấy CNĐKKD: Số 0103006536 đăng ký lần đầu tiên ngày 18/01/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 08/04/2005 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Tiền thân là Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 617/ BNgT-TCCB ngày 23/12/1964 của Bộ Ngoại Thương, là một doanh nghiệp nhà nước có bề dày hoạt động, với thương hiệu có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Căn cứ vào Quyết định số 1424/QĐ- BTM ngày 04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại, Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ được cổ phần hoá và trở thành Công ty Cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ. Trước năm 1975 khi đất nước còn chiến tranh ác liệt, đất nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng, miền Bắc thực hiện công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế, chi viện cho miền Nam trong công cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong bối cảnh Mỹ và các nước tư bản thực hiện cấm vận kinh tế Việt Nam việc xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của mình, Công ty vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu, hoàn thành được nhiệm vụ mà Nhà nước và Bộ giao. Thời kỳ từ năm 1976 đến trước năm 90 mặc dù là thời kỳ hoà bình thống nhất đất nước nhưng Công ty chủ yếu xuất khẩu trả nợ và xuất khẩu theo nghị định thư với các nước XHCN. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, Công ty vẫn tổ chức tốt việc triển khai sản xuất và tổ chức sản xuất nên kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng, năm sau tăng hơn năm trước mà đỉnh cao là năm 1988 Công ty xuất khẩu được gần 100 triệu rúp , đồng thời Công ty đưa mở rộng thị trường ra một số nước tư bản phát triển như Pháp, Đức, Tây Ban Nha… Năm 1991 đánh dấu bước chuyển quan trọng của Công ty từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, việc xuất khẩu theo nghị định thư và độc quyền không còn nữa, Công ty gặp nhiều khó khăn do cơ chế cũ để lại, cả về con người lẫn cơ sở vật chất và công nợ. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo sáng suốt của tập thể lãnh đạo Công ty và sự chỉ đạo của Bộ Thương Mại, Công ty đã dần dần đẩy mạnh xuất khẩu với kim ngạch hàng năm khoảng 30 triệu đôla. Thời kỳ từ năm 2000 đến nay chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và Đông Nam Á, sự cạnh tranh gay gắt giữa những người sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, song Công ty đã biết kết hợp giữa sản xuất, xuất khẩu và quảng bá thương hiệu, tạo lập vị trí xứng đáng trên thị trường. Ghi nhận những thành tích lớn lao của tập thể cán bộ công nhân viên, Nhà nước đã trao tặng Công ty Huân Chương lao động hạng nhất năm 2004 Tới năm 2005, thực hiện chủ trương của nhà nước về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phẩn, sự chuyển đổi mô hình hoạt động này buộc Công ty phải tự vươn lên để khẳng định vị trí và thương hiệu của mình, trên con đường hội nhập và phát triển. Việc kinh doanh và quản lý có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận và mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đóng vai trò quyết định. Do đó Artexport cam kết xây dựng một thương hiệu vững chắc, khẳng định bước tiến của Công ty trên con đường hội nhập và trở thành địa chỉ tin cậy cho các bạn hàng trong nước và quốc tế. Từ 2005 tới nay, Artexport không ngừng phát triển, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh, kim ngạch xuất nhập khẩu hằng năm đều tăng, thị trường và uy tín Công ty ngày càng mở rộng. Mặc dù hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra đã ảnh hưởng rất lớn tới thị trường xuất nhập khẩu, điều đó đã và đang gây khó khăn rất lớn cho Công ty, nhưng với những chiến lược kinh doanh đúng đắn, Công ty vẫn đứng vững và kinh doanh có lãi. Với những tiền đề hiện có, trong tương lai, Artexport sẽ không ngừng phát triển và vươn xa hơn nữa, tiếp tục khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành trên các chặng đường lịch sử, Công ty luôn phát huy truyền thống và những kinh nghiệm đã tích luỹ được, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ trương chính sách của ngành, phát huy tính chủ động sáng tạo và ý chí tự lực tự cường. Công ty đã nhanh chóng đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh để kịp thời thích ứng với cơ chế thị trường trên cơ sở giữ vững mặt hàng truyền thống, đồng thời liên tục có sự phát triển và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao hàng năm, góp phần hoàn thành chỉ tiêu toàn ngành. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chính qua các năm Đơn vị: triệu USD Năm Tổng Kim ngạch xuất khẩu TCMN toàn ngành Kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Công ty Artexport 2003 367 27.8 2004 450 32.5 2005 560 35.5 2006 630,4 37.2 2007 750 38.4 ( Nguồn : www.agro.gov.vn , phòng kế toán Công ty Artexport) Sang năm 2010 Bộ công thương đặt ra mục tiêu toàn ngành xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đạt kim ngạch xuất khẩu toàn ngành là 1.5 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 20-22%/ năm. Đó là một mục tiêu khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành nói chung và Công ty Artexport nói riêng phải cố gắng hết sức mình để đạt được mục tiêu đó. 1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động Công ty Đối với mỗi đơn vị kinh doanh độc lập, để quản lý tốt và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, năng động, sáng tạo. Công ty xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ là một đơn vị kinh doanh độc lập và không nằm ngoài quy luật đó. Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng thành các phòng ban với bộ máy quản lý gọn nhẹ. Chức năng chủ yếu của các bộ phận quản lý và kinh doanh: - Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Quyết định những vấn đề dược Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. - Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám Đốc. - Ban Tổng Giám Đốc: Tổng Giám Đốc là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Hai phó giám đốc là phó giám đốc phụ trách tài chính và phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ, ngoài việc thực hiện chuyên môn của mình còn phải giúp giám đốc trong chỉ đạo hoạt động của Công ty và đại diện cho Công ty khi Tổng giám đốc vắng mặt. - Phòng Tài chính - Kế hoạch: có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tình hình tài chính của Công ty, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ, chuẩn mực kế toán và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, định kỳ báo cáo Ban Tổng Giám đốc các thông tin về việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế lớn ( hợp đồng nhập khẩu phôi thép, hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị…) lưu giữ hồ sơ chứng từ, sổ sách liên quan đến tài chính, kế toán, kế hoạch. - Phòng Tổ chức - Hành chính: có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức trong Công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính quản trị. - Ban xúc tiến thương mại: có chức năng tổng hợp và trình Ban Tổng Giám đốc những giao dịch với khách hàng nước ngoài, nghiên cứu và tìm hiểu toàn bộ các hội chợ về hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới và tham mưu cho lãnh đạo Công ty những Hội chợ Công ty nên tham gia. - Các phòng kinh doanh: Tuỳ theo khả năng của các phòng, mỗi phòng đều có chức năng kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng khai thác được. - Xưởng thêu ( trực thuộc phòng thêu): Có bộ phận thêu mẫu sáng tác và thể hiện mẫu phục vụ chung cho toàn Công ty, tính toán và xác định giá phù hợp giúp các đơn vị trong Công ty đàm phán với khách hàng nước ngoài. Bên cạnh đó có bộ phận kiểm định chất lượng hàng thêu trước khi giao hàng cho khách. - Xưởng gỗ ( trực thuộc phòng mỹ nghệ): Có bộ phận sản xuất hàng Sơn mài- Mỹ nghệ sáng tác và thể hiện mẫu phục vụ chung cho toàn Công ty, tính toán và xác định giá phù hợp giúp các đơn vị trong Công ty đàm phán với khách hàng nước ngoài. - Xí nghiệp gốm ( trực thuộc phòng gốm): Có chức năng sáng tác, thể hiện mẫu, trưng bày mặt hàng gốm tại xí nghiệp Bát Tràng. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG BAN KIỂM TRA CHỦ TỊCH HĐQT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ QUẢN LÝ PHỤC VỤ PHÒNG TCKH PHÒNG TCHC BAN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KHỐI KINH DOANH PHÒNG XNK TH1 PHÒNG XNK TH2 PHÒNG XNK TH3 PHÒNG XNK TH5 PHÒNG XNK TH9 PHÒNG XNK TH10 PHÒNG CÓI NGÔ PHÒNG THÊU REN PHÒNG GỐM SỨ PHÒNG MỸ NGHỆ CHI NHÁNH CHI NHÁNH HẢI PHÒNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐÀ NẴNG CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH KHỐI LIÊN DOANH - CÔNG TY TNHH FABI SERECT VIỆT NAM - CÔNG TY CP DỆT SỢI DAMSAN XƯỞNG SẢN XUẤT XƯỞNG THÊU THANH LÂN XƯỞNG SẢN XUẤT GỐM SỨ BÁT TRÀNG XƯỞNG GỖ ĐÔNG MỸ Ta có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý Công ty thành sơ đồ sau: Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Artexport 1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh Chức năng hoạt động kinh doanh Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty được quy định như sau: - Kinh doanh xuất nhập khẩu (trực tiếp, ủy thác) hàng thủ công mỹ nghệ, nguyên vật liệu, vật tư,máy móc, thiết bị các loại (thi công xây dựng, ngành điện, văn phòng, trang thiết bị dụng cụ y tế), vật liệu xây dựng, nội thất, hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm), hàng tiêu dùng, hàng nông, lâm, hải sản, khoáng sản (trừ loại Nhà nước cấm), hàng công nghệ phẩm, dệt may, hàng da. - Sản xuất và gia công chế biến các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, thêu ren, các hàng hóa tiêu dùng. - Kinh doanh bất động sản (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất), cho thuê văn phòng và nhà ở, kho bãi, nhà xưởng sản xuất. - Kinh doanh dịch vụ đại lý bán hàng hóa cho các nhà sản xuất, thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm thủ công mỹ nghệ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. - Kinh doanh phương tiện vận tải. - Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh. - Mua bán sắt thép, sắt thép phế liệu,kim loại màu làm nguyên liệu cho sản xuất (trừ loại Nhà nước cấm). Nhiệm vụ hoạt động kinh doanh - Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, được chủ động trong giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác liên doanh liên kết với khác hàng trong ngoài nước thuộc chức năng hoạt động của Công ty. - Kinh doanh thương mại và các loại hình dịch vụ thương mại. - Liên doanh, liên kết trong nước sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Như vậy, Công ty vừa có nhiệm vụ chỉ đạo chung cho các đơn vị trực thuộc, vừa có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu và mua bán trong, ngoài nước. 1.3.2. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác, kinh doanh bất động sản. Lĩnh vực xuất khẩu Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm văn hóa hay vật phẩm kinh tế thuần túy cho sinh hoạt hằng ngày mà đó còn là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng cho một nền văn hóa xã hội, cho hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Các sản phẩm Thủ công mỹ nghệ của Artexport không chỉ có chất lượng cao mà còn vô cùng phong phú về chủng loại, mẫu mã, phục vụ cho mọi nhu cầu của cuộc sống. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là: Hàng thêu ren: như khăn trải bàn, ga giường, túi, rèm… chất lượng cao, là mặt hàng truyền thống và có thị trường tiêu thụ rộng lớn của Công ty; Hàng cói ngô và mây tre đan: từ các nguyên liệu dân dã như cỏ tế, mây, tre, giang, cói, bèo tây, dây rừng, bẹ ngô… dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã làm ra các sản phẩm độc đáo như bàn ghế, mành tre, mành trúc, lẵng đựng hoa quả, khay, hộp, giỏ đựng quần áo, hàng lưu niệm… có giá trị xuất khẩu cao; Hàng gốm sứ có tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao; Hàng sơn mài mỹ nghệ: gồm 3 chủng loại chính: Sơn mài khảm trai ốc, sơn mài điêu khắc và các loại sơn mài khác; Hàng đá: Công ty xuất trực tiếp chủ yếu sang thị trường Châu Âu các sản phẩm đá xẻ tự nhiên như đá Granite, đá Hoa cương, đá Bluestone…. Chiếm tỉ trọng từ 30-35% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh việc đa dạng hóa các chủng loại hàng hóa xuất khẩu, Công ty còn có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Hàng hóa của Công ty được xuất sang các nước Châu Âu : Italia, Pháp, Anh, Đức, Nga, Đan mạch, các nước Châu Á: Nhật bản, Ấn Độ và Trung Quốc, các nước Châu Mỹ: Mỹ, Canada, các nước Châu Úc: Australia, Newzeland, một số nước Châu Phi… Lĩnh vực nhập khẩu Hiện tại, Công ty đang thực hiện nhập khẩu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau: trực tiếp, ủy thác các mặt hàng thiết yếu theo định hướng chung của nhà nước và nhu cẩu của thị trường với doanh số nhập khẩu hàng năm lên tới gần 25 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu này tập trung vào 3 nhóm chính: Nguyên vật liệu : 63% Máy móc thiết bị : 26% Hàng tiêu dùng: 11% Lĩnh vực kinh doanh bất động sản Hiện tại Công ty có 5 tòa nhà nằm ở trung tâm thành phố, dùng để cho thuê văn phòng và 1 nhà kho. Theo tư vấn của các Công ty tư vấn bất động sản, các tòa nhà của Artexport được xây dựng mới, hiệu quả và đồng bộ, giá cả cho thuê cạnh trạnh với chất lượng phục vụ đạt tiêu chuẩn. Hiệu suất sử dụng của các tòa nhà trung tâm luôn ở mức 97-100%, phát huy gần như tối đa hiệu suất sử dụng. Ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường xuất nhập khẩu đang ngày càng nóng lên. Công ty không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn với các đối thủ nước ngoài. Điều này đòi hỏi Công ty phải luôn chú trọng nâng cao thương hiệu và uy tín của mình. 1.3.3. Định hướng phát triển từ 2005 đến 2010 Kể từ khi cổ phần hóa, Công ty đã đề ra định hướng phát triển cụ thể cho đến năm 2010 như sau: Mặt hàng, ngành nghề và lĩnh vực đầu tư Duy trì và phát triển kinh doanh ngành hàng truyền thống là hành thủ công mỹ nghệ, tìm kiếm mở rộng và phát triển các mặt hàng có khả năng đem lại lợi nhuận cao. Đầu tư xây dựng xưởng và phòng trưng bày cho mặt hàng gốm, mỹ nghệ, phát triển các mẫu mã mới. Tận dụng tối đa các lợi thế vốn có về cơ sở vật chất: đầu tư và xây dựng tòa nhà số 2A- Phạm Sư Mạnh, xây tòa nhà 23-Láng Hạ thêm 27 tầng để cho thuê văn phòng. Về thị trường và khách hàng Duy trì và khai thác thị trường truyền thống, nghiên cứu và xâm nhập thị trường mới có tiềm năng Đẩy mạnh hoạt động Xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ, xât dựng hệ thống cộng tác viên thông qua Đại sứ quán, thương vụ, Việt kiều… Hợp tác liên doanh liên kết, kêu gọi đẩu tư dưới mọi hình thức, xây dựng và phát triển mặt hàng mới, ngành hàng mới. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Mục tiêu cụ thể về xuất nhập khẩu Artexport đề ra mục tiêu doanh thu hàng năm tăng trưởng bình quân từ 10-20%/ năm. Cụ thể năm 2010 Công ty sẽ phấn đấu đạt chỉ tiêu 50 triệu USD hàng xuất khẩu và 30 triệu USD hàng nhập khẩu trong đó chủ yếu là nhập khẩu phục vụ cho việc gia công và sản xuất hàng xuất khẩu: Kinh doanh xuất nhập khẩu: 10-20% Kiinh doanh cho thuê văn phòng, kho bãi: 7-10% Kinh doanh khác: 15-20% Nộp ngân sách nhà nước tăng bình quân 10-15%/năm Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 10-12%/năm 1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty một số năm gần đây 1.3.4.1. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh Thuận lợi: - Chất lượng hàng hóa vượt trội: Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Artexport được sản xuất ra từ bàn tay khéo léo của nghệ nhân đất Việt, gắn với nguồn nguyên liệu thiên nhiên phong phú để đúc kết ra những giá trị nghệ thuật vừa mang tính truyền thống, vừa bắt kịp xu hướng của thời đại. - Đội ngũ nhân viên có trình độ cao: Công ty có trong tay đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp gồm 189 người, được tuyển chọn từ các cá nhân có khả năng và kinh nghiệm phong phú trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó có 153 người được đào tạo chính quy từ các trường đại học nổi tiếng trong và ngoài nước. Cán bộ của Artexport luôn được khuyến khích và động viên bởi các chương trình khen thưởng và đào tạo kịp thời của Ban lãnh đạo, điều này đã thúc đẩy sự linh hoạt và nhiệt tình trong công việc của các thành viên trong Công ty. Lực lượng này giúp cho Công ty duy trì sự đồng nhất ở mức độ cao, hoàn thành tốt công việc, đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. - Tính ưu việt trong khả năng tiếp cận thị trường và khách hàng: Là Công ty có bề dày về lịch sử nên Artexport đã kế thừa và phát huy các thị trường cũ và ngày càng mở rộng thị trường mới một cách hiệu quả, tạo cho mình một thương hiệu vững chắc trong lòng bạn hàng khắp năm châu. Artexport là một trong những Công ty đi đầu ở Việt Nam trong việc năng động tổ chức và tham gia có hiệu quả tại các hội chợ thương mại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hàng năm Công ty tham gia trên 10 hội chợ lớn nhỏ, tiếp cận và nắm bắt trực tiếp nhu cầu của khách hàng, mở rộng quan hệ đối tác làm ăn với nhiều doanh nghiệp. - Uy tín cao trong thực hiện hợp đồng: Công ty luôn đề cao uy tín trong từng hợp đồng ký kết với khách hàng, đảm bảo cho khách hàng nhận được sự thỏa mãn cao nhất, nhận được những mặt hàng đúng với yêu cầu trong thời gian thỏa thuận, thanh toán nhanh chóng và thuận tiện. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, Công ty cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình kinh doanh: - Trước tiên là những cản trở hiện tại trên thị trường như: thời gian cho thủ tục xuất nhập khẩu dài và chi phí cao. Để xuất khẩu 1 lô hàng, Công ty sẽ phải hoàn thành 6 chứng từ trong vòng 24 ngày với chi phí 669 USD cho 1 container. Để nhập khẩu, tỷ lệ tương ứng là 8 chứng từ, 23 ngày và 881 USD cho 1 container. - Trong những năm vừa qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu ảnh hưởng lớn của biến động tỷ giá ngoại tệ. Đồng USD sụt giá, trong khi chi phí nguyên vật liệu tăng cao tạo sức ép lớn trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Công ty. - Hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đặc biệt là nền kinh tế hàng đầu thế giới Mỹ đang diễn ra trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế của các nước trong đó có các nước xuất khẩu chủ yếu của Artexport. Sức tiêu dùng giảm mạnh đã ảnh hưởng xấu tới thị trường xuất khẩu, vốn là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo mang lại doanh thu cao nhất cho Công ty. Có thể đây là nguyên nhân chính dẫn đến tổng doanh thu giảm trong 2 năm vừa qua. - Thủ công mỹ nghệ chủ yếu là nghề truyền thống nên không thể sản xuất đại trà khối lượng lớn. Trong khi đó, hàng Trung Quốc có mẫu mã đẹp, lượng hàng lớn, giá rẻ đang chiếm 1 thị phần lớn trên thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ quốc tế. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty xuất nhập khẩu khác trong nước. điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn tới các chính sách kinh doanh của Công ty. 1.3.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính Công ty trong các năm 2006-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Tỷ trọng % Chênh lệch Tỷ trọng % Doanh thu thuần 583,571,043,808 638,602,971,513 55,031,927,705 9.43 518,104,911,380 -120,498,060,133 -18.87 Tổng chi phí 571,027,188,583 635,193,627,319 64,166,438,736 11.24 499,776,754,358 -135,416,872,961 -21.32 LNST 7,162,725,003 85,413,605 -7,077,311,398 -98.81 9,310,541,525 9,225,127,920 10801 Tổng TSBQ 262,684,455,935 310,243,984,758 47,559,528,823 18.11 314,971,208,794 4,727,224,036 1.52 TSNH bình quân 210,490,851,439 237,686,325,816 27,195,474,377 12.92 205,034,343,910 -32,651,981,906 -13.74 TSDH bình quân 52,193,604,496 72,557,658,942 20,364,054,446 39.02 109,936,864,884 37,379,205,942 51.52 VCSH bình quân 58,578,562,933 81,352,900,397 22,774,337,464 38.88 108,431,563,271 27,078,662,874 33.29 ROA 0.027 0.028 0.001 0.97 0.030 0.002 7.37 ROE 0.122 0.001 (0.1212) -99.14 0.086 0.085 8078 Thu nhập BQ/người 3,812,000 4,515,000 703,000 18.44 4,714,000 199,000 4.41 Nhận xét: Từ số liệu Bảng 1 ta thấy ba năm liên tiếp Công ty kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có nhiếu biến động, không ổn định. Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 tăng 55,031,927,705 đ so với năm 2006, tương ứng với tốc độ tăng 9.43%, tuy nhiên năm 2008, Doanh thu giảm mạnh 120,498,060,133 đ với tốc độ giảm 18.87% so với năm 2007. Sự giảm sút này là xu hướng chung của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất-nhập khẩu, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm vừa qua. Mặc dù Doanh thu tăng mạnh trong năm 2007 và giảm mạnh trong năm 2008 nhưng Lợi nhuận sau thuế năm 2007 lại thấp nhất 85,413,605 đ giảm 7,077,311,398 đ tương ứng với tốc độ giảm 98.81% so với năm 2006. Sang năm 2008, Lợi nhuận sau thuế tăng đột ngột 9,225,127,920 đ nhiều gấp 109 lần so với năm 2007. Sự bất thường trong chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế có thể là do chỉ tiêu Tổng chi phí kinh doanh. Trong năm 2007, Tổng chi phí 635,193,627,319 đ tăng 64,166,438,736 đ tương ứng với tốc độ tăng 11.24% so với năm 2006. Sang năm 2008, chỉ tiêu này giảm mạnh 135,416,872,961đ với tốc độ giảm 21.32% so với năm 2007. Chứng tỏ trong năm vừa qua, Công ty đã quản lý tốt chi phí và đã cắt giảm được chi phí hoạt động, thực hiện tiết kiệm trong hoạt động kinh doanh. Đó là một điều đáng mừng cần phát huy của doanh nghiệp. Tài sản bình quân của Công ty đều tăng qua các năm. Năm 2007 tăng so với năm 2006 47,559,528,823 đ tương ứng với tốc độ tăng 18.11%. Năm 2008, Tài sản bình quân tăng nhẹ so với năm 2007 4,727,224,036 đ tương ứng 1.53%. sự tăng này là chủ yếu là do sự tăng lên của Tài sản dài hạn bình quân. Năm 2007, Tài sản dài hạn tăng 39.02%, sang năm 2008, tỷ lệ này là 51.52%. chứng tỏ Công ty trong những năm vừa qua đang chú trọng đầu tư xây dựng phát triển về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Vốn chủ sở hữu bình quân cũng tăng mạnh trong 3 năm. Năm 2007 tăng 22,774,337,464 đ tương ứng với tốc độ 38.88% so với năm 2006 và năm 2008, tăng 33.29% so với năm 2007. Các chỉ tiêu tỷ suất Lợi nhuận ROA và ROE đều ở mức thấp. ROA năm 2007 chỉ đạt 0.028 (2.8%) sang năm 2008 tăng lên 3%. Mặc dù đã có sự đầu tư tài sản để hoạt động kinh doanh nhưng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty thấp. ROE cũng ở mức thấp đặc biệt là năm 2007, cứ 1000 đ VCSH đầu tư vào kinh doanh thì chỉ tạo ra được 1 đ Lợi nhuận. Sang năm 2008 con số này là 8,6 đ mặc dù có tăng nhưng vẫn ở mức rất thấp. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn thấp. Công ty đang có vấn đề về hiệu quả phân phối và sử dụng vốn, tài sản trong kinh doanh. Mặc dù đang gặp khó khăn trong kinh doanh nhưng đời sống của cán bộ công nhân viên Công ty vẫn được đảm bảo, thu nhập hằng năm đều tăng lên. Điều đó được thể hiện quan chỉ tiêu Thu nhập bình quân /người/tháng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 là 4,515,000 đ tăng 18.44% so với năm 2006 và năm 2008 là 4,714,000 đ tăng 4.41% so với năm 2007. Sự quan tâm đúng mực của Ban lãnh đạo Công ty đối với đời sống của nhân viên sẽ tạo động lực thúc đẩy cán bộ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu chung của Công ty đã đề ra. Như vậy, qua những nhận xét trên ta thấy tình hình tài chính của cônng ty chưa lành mạnh, không ổn định. Đặc biệt Công ty đang gặp vấn đề trong quản lý chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn. Trong thời gian tới, Công ty cần có những biện pháp cải thiện tình hình tài chính, sử dụng hiệu quả nguồn lực để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. 1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ 1.4.1. Phân công lao động kế toán tại Công ty Công ty Artexport có 3 chi nhánh tại Hải Phòng, Đà Nẵng, T.p Hồ Chí Minh. Tại các chi nhánh tổ chức hạch toán độc lập, hàng quý gửi số liệu về Công ty. Tại Công ty có một phòng Tài chính kế hoạch gồm 13 người có nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính của toàn Công ty, xử lý, hạch toán các nghiệp vụ xảy ra hàng ngày tại Công ty, tham mưu cho Ban giám đốc về tình hình tài chính của Công ty. Có thể khái quát sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty theo sơ đồ sau: Thủ quỹ Kế toán trưởng Kế toán ngân hàng Kế toán các chi nhánh và phòng kinh doanh Phó phòng kế toán Phó phòng kế toán Kế toán tiền vay Kế toán tiền mặt Kế toán KD xuất khẩu Kế toán KD NK Kế toán theo dõi XDCB Kế toán TSCĐ Kế toán thuê nhà Kế toán thuế : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ nghiệp vụ Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Artexport Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán, có nhiệm vụ tổ chức và điều hành toàn diện công tác kế toán của Công ty, giúp Ban Giám đốc xây dựng các phương án tài chính, đảm bảo khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả. Phó phòng kế toán: chịu trách nhiệm phụ trách về xử lý nghiệp vụ. Có 2 phó phòng kế toán. Một người phụ trách về kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính cuối niên độ, một người phụ trách về các giao dịch vay vốn và tín dụng. Kế toán ngân hàng: chịu trách nhiệm theo dõi tình hình biến động của tiền gửi ngân hàng trong kỳ, cuối kỳ tổng hợp số liệu cung cấp cho kế toán tổng hợp. Kế toán tiền mặt vầ thủ quỹ: theo dõi các phát sinh bằng tiền mặt trong kỳ về giá trị và hiện vật, bảo quản tài sản tiền mặt cho doanh nghiệp trên sổ sách và tại két. Kế toán tiền vay: theo dõi tình hình các khoản nợ vay của Công ty trong kỳ. Kế toán kinh doanh xuất- nhập khẩu: hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm xuất- nhập khẩu ủy thác và xuất nhập khẩu mua bán. Kế toán xuất- nhập khẩu theo dõi hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ, cuối kỳ tổng hợp số liệu cung cấp cho kế toán tổng hợp. Kế toán tài sản cố định: theo dõi biến động TSCĐ trong kỳ, trích khấu hao, lập kế hoạch và lập dự toán sửa chữa TSCĐ, … Kế toán thuê nhà: theo dõi tình hình cho thuê nhà, văn phòng, kho bãi trong kỳ, cuối kì tập hợp số liệu cung cấp cho kế toán tổng hợp. Kế toán thuế: tính toán, theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Ngoài ra, do Công ty thực hiện khoán kinh doanh cho mỗi phòng nghiệp vụ nên mỗi phòng kinh doanh có một kế toán chịu trách nhiệm tập hợp chi phí và theo dõi tình hình kinh doanh của phòng. Định kỳ hàng tuần, hàng quý, tổng hợp số liệu cung cấp, đối chiếu với phòng kế to._.án. 1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Hình thức sổ kế toán áp dụng Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung để ghi sổ kế toán. Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung có thể khái quát thành sơ đồ sau: Sổ (thẻ) kế toánchi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Sổ quỹ Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Sổ cái Chứng từ gốc : ghi hàng ngày : ghi hàng tháng hoặc định kỳ :quan hệ đối chiếu kiểm tra Hình2.2. Sơ đồ quy trình hạch toán theo hình thức nhật ký chung Hình thức ghi sổ nhật ký chung phù hợp với những doanh nghiệp có số lượng tài khoản sử dụng nhiều, yêu cầu quản lý cao, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, đơn giản, dễ làm, dễ phân công lao động kế toán và dễ dàng áp dụng kế toán máy. Đặc trưng của hình thức ghi sổ Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đều phải được ghi sổ Nhật ký theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Do vậy, hình thức này rất phù hợp với đặc điểm và tình hình kinh doanh của Công ty. Công ty sử dụng các loại sổ chủ yếu sau: Sổ nhật ký chung Các Sổ nhật ký đặc biệt Sổ cái Các sổ, thẻ chi tiết Bên cạnh đó, Công ty sử dụng phần mềm FAST ACCOUTING để hỗ trợ công việc kế toán. Từ chứng từ gốc, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy tính. Máy sẽ tự động thực hiện các bước theo chương trình đã được cài đặt và tự động lên các sổ cái và sổ chi tiết có liên quan. - Sæ chi tiÕt - Sæ tæng hîp Chøng tõ kÕ to¸n PhÇn mÒm kÕ to¸n Fast Accounting B¶ng tæng hîp chøng tõ kÕ to¸n cïng lo¹i B¸o c¸o tµi chÝnh M¸y tÝnh Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày vào máy In sổ, báo cáo cuối quý, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Hình 2.3. Quy trình ghi sổ trên máy vi tính Chính sách kế toán áp dụng Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản tiền được ghi nhận trên Báo cáo tài chính bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng đảm bảo đã được kiểm kê và có xác nhận đầy đủ. Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: là các khoản đầu tư ngắn hạn Công ty đang nắm giữ có thời gian đáo hạn nhở hơn hoặc bằng 3 tháng kể từ ngày Công ty đầu tư. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đông tiền khác ra đồng VND theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Số dư tiền và các khoản công nợ có gốc ngoại tệ tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán được chuyển đổi thành VND theo tỷ giá mua, bán thực tế bình quân liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán. Các khoản lãi, lỗ phát sinh do chênh lệch tỷ giá hối đoái được kết chuyển vào kết quả kinh doanh trong kỳ. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: phản ánh và ghi chép theo nguyên tắc gí gốc. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: theo phương pháp thực tế đích danh. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: được ghi khi theo giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và hao mòn lũy kế TSCĐ của Công ty được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu VCSH của Công ty được ghi nhận theo giá trị vốn thực góp. Thặng dư vốn cổ phần được ghi nhận là số chênh lệch giá trị do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá Việc tăng, giảm vốn điểu lệ và phân phối lợi nhuận được thực hiện theo Điều lệ Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông thường niên Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước Công ty đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với thuế suất theo quy định cho từng mặt hàng, từng loại hoạt động kinh doanh. Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định bằng 28% thu nhập chịu thuế. Công ty được miễn thuế thu nhập trong thời gian 2 năm kể từ năm bắt đầu kinh doanh có lãi và giảm 50% trong những năm tiếp theo. Các loại thuế, phí khác Công ty thực hiện theo các quy định hiện hành có liên quan. Các khoản khác biệt về thuế sau khi Cơ quan thuế kiểm tra và kết luận sẽ được Công ty điều chỉnh và sổ kế toán một cách tương ứng. Vận dụng chế độ về chứng từ và hệ thống tài khoản tại Công ty Công ty sử dụng toàn bộ chứng từ kế toán và hệ thống tài khoản kế toán theo quy định của Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính. Ngoài ra, do đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty còn sử dụng thêm một số chứng từ đặc trưng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, chứng nhận nguồn gốc hàng hóa, hợp đồng xuất khẩu ủy thác, Hóa đơn vận chuyển, vận đơn… Bên cạnh đó, Công ty còn chi tiết hệ thống tài khoản kế toán đến tường đối tượng phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 2.1. Đặc điểm và hệ thống tài liệu phân tích phục vụ cho phân tích tài chính của Công ty 2.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ảnh hưởng đến phân tích tài chính Kinh doanh xuất-nhập khẩu là các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của Công ty, bao gồm xuất nhập khẩu trực tiếp và xuất nhập khẩu ủy thác. Trong hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác, khi khách hàng có nhu cầu và yêu cầu Công ty xuất khẩu hộ hàng hóa ra nước ngoài, Công ty sẽ ký Hợp đồng ủy thác. Công ty chịu trách nhiệm tỏ chức đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu nhập khẩu với khách hàng nước ngoài, tiếp nhận hàng xuất khẩu để tổ chức bán hàng ra nước ngoài, tiếp nhận hàng nhập khẩu, bàn giao hàng nhập cho khách hàng và thực hiện thanh toán tiền hàng cho các bên. Hay nói cách khác, Công ty cung cấp dịch vụ ủy thác cho khách hàng và hưởng hoa hồng dịch vụ ủy thác. Hoa hồng ủy thác được ghi nhận là Doanh thu cung cấp dịch vụ Ủy thác. Trong hoạt động xuất khẩu trực tiếp, Công ty tự tổ chức từ khâu tìm nguồn hàng xuất khẩu, nguồn hàng xuất khẩu từ thu mua trong nước hoặc Công ty tự sản xuất tại các xưởng thủ công mỹ nghệ của Công ty, thực hiện xuất hàng ra nước ngoài. Doanh thu thu về được coi la Doanh thu bán hàng- xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty rất đa dạng như hàng thêu ren, gốm sứ, mây tre đan, hàng đá, khảm trai… Các hàng hóa sau khi thu mua chủ yếu được nhập kho sau đó mới đem đi xuất bán, riêng hàng đá được xuất bán thẳng không qua kho. Mặt khác, Công ty xuất khẩu theo hợp đồng xuất khẩu đã ký kết từ trước nên lượng hàng tồn kho của hoạt động xuất khẩu không nhiều. Công ty xuất khẩu các mặt hàng chịu thuế suất xuất khẩu 0%. Xuất khẩu theo thể thức FOB. Hình thức thanh toán có thể là theo “ Thư tín dụng” LC hoặc theo phương thức “trả chậm” TT hoặc theo DA “ Nhờ thu chấp nhận bộ chứng từ” Hoạt động Nhập khẩu hàng hóa trực tiếp trước đây khi Công ty chưa cổ phần hóa được thực hiện theo Nghị định thư, nhưng hiện nay khi đã cổ phần hóa, hoạt động này được thực hiện theo Hợp đồng thương mại ký kết giữa các bên. Công ty sử dụng phương thức Nhập theo giá CIF và thanh toán theo thể thức “ Thư tín dụng” LC. Nhập khẩu trực tiếp gồm 2 giai đoạn: Nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng nhập khẩu. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của Công ty là Máy móc thiết bị như máy xúc, máy lu, máy ủi, ôtô, phụ tùng thay thế…, Nguyên vật liệu như sắt thép, vật liệu xây dựng, hóa chất, NVL sản xuất hàng dệt may…, hàng tiêu dùng… hàng hóa sau khi nhập khẩu về được lưu kho để chờ tiêu thụ trên thị trường trong nước. Do đó, hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là hàng hóa hàng nhập khẩu. Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản không nhiều. Doanh thu của Công ty bao gồm Doanh thu bán hàng (xuất khẩu, nhập khẩu), Doanh thu cung cấp dịch vụ Ủy thác, Doanh thu cho thuê nhà, Doanh thu khác. Trong đó, Doanh thu bán hàng là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất, các loại doanh thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ và biến động không lớn qua các năm. Khách hàng của Công ty có thể là khách hàng trong nước hoặc khách hàng nước ngoài, do đó, giao dịch qua ngân hàng bằng ngoại tệ thường xuyên diễn ra. Do đó, Công ty chịu ảnh hưởng rất lớn từ những biến động về tỷ giá ngoại tệ trong những năm vừa qua. Với đặc thù của họat động xuất nhập khẩu cần độ trễ về thời gian lớn từ khâu ký hợp đồng, làm thủ tục xuất nhập khẩu, thu mua hàng, xuất hàng, vận chuyển hàng về cảng, tiêu thụ hàng…dẫn đến việc thanh toán giữa khách hàng và Công ty thường chậm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán và thu hồi nợ của Công ty. Trong hoạt động cho thuê nhà, thực hiện mục tiêu chiến lược của Công ty đã đề ra trong năm, Công ty thực hiện nâng cấp tòa nhà 23- Láng Hạ lên 27 tầng, hoàn thiện và đưa và sử dụng tòa nhà 2A Phạm Sư Mạnh. Sự biến động về giá cả trong thời gian qua, Công ty cũng tăng giá cho thuê nhà, làm cho Doanh thu thuê nhà sẽ có xu hướng tăng lên trong tương lai. Trong quá trình phân tích tài chính, người phân tích phải có sự hiểu biết cặn kẽ về đặc điểm, tình hình hoạt động kinh doanh cũng như phương hướng chiến lược của Công ty trong những năm tới để có được những nhận xét đánh giá đúng đắn về tình hình tài chính của Công ty, đưa ra những kiến nghị xác thực cho nhà quản lý. 2.1.2. Cơ sở dữ liệu cho phân tích tài chính Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, BCTC là phương tiện trình bày thực trạng tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cho những người quan tâm. BCTC có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp cũng như các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Điều này được thể hiện ở những vấn đề sau: BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, thực trạng tài chính trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng, xây dựng các kế hoạch kinh tế- kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp, là căn cứ quan trọng để ra quyết định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Với những vai trò, ý nghĩa trên, BCTC là cơ sở dữ liệu quan trọng, chủ yếu cho phân tích tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người phân tích còn phải thu thập những thông tin, chỉ tiêu chung của ngành để có căn cứ đánh giá khách quan tình hình tài chính của Công ty cũng như xác định được vị thế của Công ty trên thị trường và trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một BCTC chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản ở một thời điểm nhất định. BCTC là tài liệu quan trọng phản ánh tổng quát năng lực tài chính, tình hình phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như triển vọng kinh tế tài chính trong tương lai. Bảng cân đối kế toán của Công ty được lập đúng theo Mẫu số B01-DNN của Bộ tài chính. Cuối năm tài chính hoặc cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp tập hợp số liệu, thực hiện các bút toán kết chuyển, tổng hợp số liệu để lập Bảng cân đối kế toán, cung cấp thông tin cho Ban quản trị Công ty. Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tại ngày 31/12/2008 được trình bày ở phần (Phụ lục 1). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một BCTC quan trọng phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả các hoạt động kinh doanh trong daonh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ hoạt động. Số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp trong phân tích tài chính. Cuối mỗi quý và cuối niên độ kế toán Công ty lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Mẫu số B02-DN của Bộ tài chính ban hành (Phụ lục 2). Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền vào hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết luồng tiền tệ chảy trong kỳ của doanh nghiệp, qua đó đánh giá được khả năng thanh toán, xây dựng kế hoạch đẩu tư và dự đoán được luồng tiền trong tương lai… Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty được lập theo phương pháp trực tiếp theo mẫu B-03DN của Bộ tài chính ( Phụ lục 3) Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm mục đích giải trình, bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo khác chưa phản ánh được hoặc chưa rõ nét. Vì thế nội dung chính của Báo cáo thuyết minh thường đề cập đến đặc điểm, tình hình chung của Công ty; về thu nhập của người lao động; về các nguyên nhân tăng giảm tài sản, nguồn vốn, các quỹ doanh nghiệp; những khoản nợ tiềm tàng những cam kết và các thông tin tài chính khác. Thuyết minh BCTC cung cấp thông tin bổ sung, chi tiết cho các đối tượng quan tâm để ra các quyết định phù hợp. Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty được lập theo mẫu số B03-DN của Bộ tài chính. 2.2. Phương pháp phân tích tài chính Các phương pháp phân tích tài chính bao gồm: Phương pháp so sánh Là phương pháp chủ yếu và phổ biến trong phân tích tài chính. Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh chỉ tiêu tài chính giữa các thời điểm, thời kỳ giữa kỳ phân tích và kỳ gốc thông qua số tuyệt đối và số tương đố nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi về tình hình tài chính của doanh nghiệp. So sánh các chỉ tiêu tài chính với nhau để thấy được xu hướng ảnh hưởng và mức độ biến động của các chỉ tiêu. Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3 hình thức: So sánh theo chiều ngang: là việc so sánh đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối cuả từng chỉ tiêu, khoản mục trên từng BCTC của doanh nghiệp. Qua đó, xác định được mức biến động tăng giảm về quy mô của chỉ tiêu và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. So sánh theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu tài chính. Để thấy được sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống BCTC doanh nghiệp. So sánh tỷ số: nhằm xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống BCTC. Phương pháp loại trừ: Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến từng chỉ tiêu phân tích và được xác định bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Phương pháp loại trừ có thể thực hiện theo 2 cách: Phương pháp Thay thế liên hoàn: áp dụng đối với các chỉ tiêu kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt toán học. Các nhân tố được sắp xếp theo trình tự nhất định từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng. Xuất phát từ kỳ gốc, lần lượt tiến hành thay thế trị số thực tế của từng nhân tố. Mỗi lần thay thế 1 nhân tố ta phải xác định trị số mới của chỉ tiêu và tiến hành so sánh trị số này với trị số của chỉ tiêu trước khi thay thế nhân tố mới để xác định ảnh hưởng của nhân tố này. Nhân tố nào đã được thay thế bằng trị số thực tế thì cần giữ nguyên trị số thực tế này cho đến bước cuối cùng. Quá trình xác định ảnh hưởng của từng nhân tố được tiến hành tuần tự, liên tục cho đến nhân tố cuối cùng. Căn cứ vào kết quả tính toán cụ thể ta sẽ nhận xét thực chất của chênh lệch giữa chỉ tiêu phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc là do nhân tố nào gây nên và đó là nhân tố chủ quan hay khách quan để từ đó đưa ra một số biện pháp để cải thiện tình hình kinh doanh kỳ tới tốt hơn. Phương pháp Số chênh lệch: là sự rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn. Theo phương pháp này, ảnh hưởng của từng nhân tố sẽ được xác định trực tiếp thông qua chính mức chênh lệch của từng nhân tố. Phương pháp khác Ngoài 2 phương pháp trên, Doanh nghiệp còn có thể áp dụng một số phương pháp khác để phân tích tình hình tài chính như: Phương pháp Dupont Phương pháp đồ thị Mô hình kinh tế lượng Công tác phân tích tài chính tại Công ty Artexport chưa được chú trọng, sơ sài và được thực hiện bởi kế toán tổng hợp. Cuối năm tài chính, sau khi lập báo cáo tài chính, kế toán tổng hợp tiến hành tính toán các chỉ tiêu tài chính đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Phương pháp phân tích sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh. 2.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ 2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của Công ty như về khả năng thanh toán, khả năng tự chủ về tài chính, khả năng sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu… Bảng 2: Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty Chỉ tiêu Cách tính Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch% Tổng tài sản 272,138,904,006 357,803,513,581 -24 Vốn chủ sở hữu 112,735,888,681 104,127,237,860 8 Hệ số tài trợ VCSH VCSH 0.414 0.291 12.3 Tổng nguồn vốn Hệ số tài trợ TSDH TSDH 1.126 0.892 23.4   từ VCSH VCSH Hệ số thanh toán Tiền+ Các khoản TĐT 0.065 0.178 -11.4   nhanh Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán Tổng tài sản 1.707 1.410 29.7   tổng quát Nợ phải trả Hệ số lợi nhuận trên Lợi nhuận sau thuế 0.030 0.0003 3.0 tài sản (ROA) Tài sản bình quân Hệ số lợi nhuận trên Lợi nhuận sau thuế 0.086 0.001 8.5 VCSH (ROE) VCSH bình quân Thông qua các chỉ tiêu trên bảng 3 ta thấy, Tổng tài sản trong năm 2008 giảm mạnh với số tuyệt đối 85,664,609,575 đ với tốc độ giảm 24%, chứng tỏ quy mô tài sản giảm, trong năm qua Công ty thu hẹp hoạt động . Tuy nhiên, Vốn chủ sở hữu tăng 8,608,650,821 đ với tốc độ 8% điều đó chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của Công ty tăng lên so với năm 2007. Vốn chủ sở hữu tăng lên làm cho các Hệ số tài trợ cũng tăng lên. Hệ số tài trợ của VCSH tăng 12.3% so với năm 2007. Hệ số tài trợ TSDH từ VCSH tăng nhanh 23.4%, chứng tỏ TSDH tăng trong năm chủ yếu được đầu tư từ Vốn chủ sở hữu. Mặc dù tính tự chủ về tài chính đã tăng lên so với năm trước, tuy nhiên, các hệ số này đang ở mức thấp, chứng tỏ Công ty vẫn đang phụ thuộc nhiều trong hoạt động tài chính. Hệ số thanh toán nhanh ở mức rất thấp, cuối năm 2008 là 0.065, giảm 11.4% so với đầu năm. Công ty không có khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn. Là một Công ty thương mại dịch vụ phải có hệ số thanh toán tức thời ở mức cao mới có khả năng tránh được những rủi ro tài chính có thể xảy ra. Nếu tình trạng này kéo dài Công ty sẽ dễ bị phá sản. Tuy nhiên, hệ số thanh toán tổng quát của Công ty ở mức 1.707 tăng 29.7% so với đầu năm. Chứng tỏ Công ty vẫn hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ. Khả năng sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu cuối năm đã tăng hơn so với đầu năm, ROA tăng 3%, ROE tăng 8.5%. Tuy nhiên, cả đầu năm và cuối năm đều ở mức rất thấp. Chứng tỏ Công ty đang có vấn đề trong vấn đề hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, ta tiếp tục phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn hiện tại của Công ty. Phân tích cơ cấu tài sản Phân tích biến động các mục tài sản nhằm giúp người phân tích tìm hiểu được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào. Sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh có thích hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp hay không? Bảng 3: Bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản TÀI SẢN Cuối năm Đầu năm Chênh lệch giá trị Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Mức tăng Tỷ lệ % A. Tài sản ngắn hạn 145,186,887,627 53.35 264,881,800,193 74.03 -119,694,912,566 -45.19 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 8,077,377,095 2.97 39,226,592,583 10.96 -31,149,215,488 -79.41 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 8,481,890,000 3.12 1,120,160,000 0.31 7,361,730,000 657.20 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 112,092,626,284 41.19 177,329,015,115 49.56 -65,236,388,831 -36.79 IV. Hàng tồn kho 7,392,894,287 2.72 37,590,982,845 10.51 -30,198,088,558 -80.33 V. Tài sản ngắn hạn khác 9,142,099,961 3.36 9,615,049,650 2.69 -472,949,689 -4.92 B. Tài sản dài hạn 126,952,016,379 46.65 92,921,713,388 25.97 34,030,302,991 36.62 I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 0 II. Tài sản cố định 97,521,553,063 35.84 67,642,333,000 18.90 29,879,220,063 44.17 1. TSCĐ hữu hình 86,182,563,398 31.67 39,927,889,043 11.16 46,254,674,355 115.85 2. TSCĐ vô hình 1,329,283,342 0.49 296,700,000 0.08 1,032,583,342 348.02 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 10,009,706,323 3.68 27,417,743,957 7.66 -17,408,037,634 -63.49 III. Bất động sản đầu tư 0 0.00 0 0.00 0 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 22,313,232,332 8.20 5,800,405,808 1.62 16,512,826,524 284.68 V. Tài sản dài hạn khác 7,117,230,984 2.62 19,478,974,580 5.44 -12,361,743,596 -63.46 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 272,138,904,006 357,803,513,581 -85,664,609,575 -23.94 Qua bảng phân tích ta thấy Tổng Tài sản cuối năm của Công ty giảm 85,664,609,575 đồng tương ứng với giảm 23.94%, nguyên nhân chính là do tài sản ngắn hạn cuối năm giảm mạnh so với đầu năm là 119,694,912,566 đ tương ứng với mức giảm 45.19%, tỷ trọng TSNH trong tổng tài sản cũng giảm 20.68% (74.03% - 53.35%). Trong khi đó, TSDH lại tăng 34,030,302,991 đ, tỷ trọng tăng 36.62%. Sự tăng lên của tài sản dài hạn không đủ để bù đắp sự giảm xuống của TSNH làm cho Tổng tài sản giảm. Như vậy, cơ cấu của Tài sản Công ty là TSNH chiếm 53%- 74%, TSDH chiếm 26%- 47%. Là một Công ty thương mại dịch vụ thì kết cầu tài sản TSNH nhiều hơn TSDH như thế là khá hợp lý. Và trong năm vừa qua, Công ty đang có xu hướng tăng TSDH và giảm TSNH. Sau đây ta sẽ đi sâu vào phân tích những nguyên nhân gây ra sự giảm sút trong Tổng tài sản của Công ty trong năm vừa qua. TSNH giảm 45.19% tương ứng với mức giảm 119,694,912,566 đ so với đầu năm. Trong tổng mức giảm của TSNH thì Các khoản phải thu ngắn hạn giảm nhiều nhất 65,236,388,831 đ tương ứng với mức giảm 36.79% trong đó khoản phải thu khách hàng có mức giảm lớn nhất 25,663,542,994 đ (78,340,393,101 - 104,003,936,095). Chứng tỏ tình hình thu nợ của Công ty được thực hiện khá tốt, tránh bị chiếm dụng vốn, đồng thời đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Tiền và các khoản tương đương tiền và Hàng tồn kho cũng giảm mạnh. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh 31,149,215,488 đ tương ứng với mức giảm 79.41% chủ yếu là do tiền mặt và tiền gửi ngân hàng giảm. điều này làm ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Điều này cũng chứng tỏ Công ty phải sử dụng nhiều nguồn tiền tín dụng ngân hàng để thanh toán các khoản nợ, Công ty có sự phụ thuộc vào ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ. Hàng tồn kho cũng giảm mạnh 30,198,088,558 đ tương ứng với mức giảm 80.33% so với cuối năm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng tài sản của Công ty 2.72% . Là một Công ty thương mại dịch vụ nên hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là Hàng hóa, không có thành phẩm. Riêng với các sản phẩm hàng đá xuất khẩu được xuất khẩu thẳng, không qua kho. Còn với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cho xuất khẩu chủ yếu được thực hiện theo hợp đồng đặt hàng trước nên tồn kho ít. Hàng hóa tồn kho chủ yếu là hàng nhập khẩu lưu kho. Hàng hóa cuối năm giảm so với đầu năm chứng tỏ trong năm vừa qua công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa của Công ty là tốt, giảm thiểu chi phí lưu kho lưu bãi, tránh được vốn ứ động trong hàng tồn kho, tăng tốc độ luân chuyển của vốn. Mặc dù tổng tài sản Công ty giảm nhưng TSDH cuối năm lại tăng so với đầu năm 36.62% tương ứng với mức tăng 34,030,302,991 , trong đó chủ yếu là do sự tăng nhanh của TSCD và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. TSCĐ tăng nhanh nhất 29,879,220,063 đ tương ứng với tốc độ tăng 44.17% , trong đó, TSCĐ hữu hình tăng nhiều nhất 46,254,674,355đ tương ứng với tốc độ tăng 115.85%, chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 17,408,037,634 đ tương ứng 63.49% so với đầu năm. Tuy nhiên, để biết được năng lực và xu hướng phát triển của doanh nghiệp ta cần xem xét hệ số đầu tư = = 18.90% Năm 2007 67,642,333,000 357,803,513,581 = = 35.84% Năm 2008 97,521,553,063 272,138,904,006 Hệ số đầu tư = TSCĐ và XDCB dở dang Tổng Tài sản × 100 Tài sản cố định của Công ty chiếm từ 18.9% đến 35.84% và số cuối năm cao hơn số đầu năm. Nguyên nhân là do trong năm vừa qua Công ty tiếp tục hoàn thiện và đưa và sử dụng toàn nhà 2A-Phạm Sư Mạnh, ngoài ra, Công ty cũng đầu tư mua sắm một số phương tiện vận tải mới. Chứng tỏ Công ty đang có xu hướng chiến lược đầu tư nhiều vào TSCĐ. Như vậy, nhìn chung Công ty có cơ cấu tài sản khá hợp lý, tuy tổng tài sản giảm nhưng đó là do TSNH giảm còn TSDH tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Trong tình hình hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường biến động nhiều như hiện nay thì một cơ cấu tài sản nhiều TSNH sẽ có rủi ro rất lớn. Cơ cấu tài sản Công ty chuyển dịch theo hướng tăng TSDH và giảm TSNH là hợp lý. Mặc dù khả năng sinh lời cũng như tốc độ luân chuyển vốn sẽ giảm nhưng đảm bảo được an toàn trong hoạt động kinh doanh, bảo toàn vốn. Việc đầu tư vào TSCĐ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo tiền đề phát triển trong tương lai khi thị trường ổn định. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty Một cơ cấu tài sản hợp lý thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa TSNH và TSDH, tuy nhiên nếu tài sản Công ty được đầu tư bằng những nguồn chưa hợp lý thì nó cũng không mang lại kết quả kinh doanh tốt được. Phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ cho ta thấy được khả năng và mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp như thế nào cũng như các khó khăn mà Công ty đang gặp phải. Bảng 4: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty Artexport NGUỒN VỐN Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ lệ % A. Nợ phải trả 159,403,015,330 58.57 253,676,275,721 70.90 -94,273,260,391 -37.16 I. Nợ ngắn hạn 124,801,668,616 45.86 220,000,382,740 61.49 -95,198,714,124 -43.27 1. Vay và nợ ngắn hạn 17,564,102,971 6.45 73,062,783,625 20.42 -55,498,680,654 -75.96 2. Phải trả người bán 14,035,136,668 5.16 23,503,962,942 6.57 -9,468,826,274 -40.29 II. Nợ dài hạn 34,601,346,714 12.71 33,675,892,981 9.41 925,453,733 2.75 1. Vay và nợ dài hạn 34,520,610,094 12.68 33,605,468,081 9.39 915,142,013 2.72 B. Vốn chủ sở hữu 112,735,888,681 41.43 104,127,237,860 29.10 8,608,650,821 8.27 I. Vốn chủ sở hữu 113,206,627,050 41.60 103,923,585,525 29.04 9,283,041,525 8.93 II. Nguồn khinh phí và quỹ khác -470,738,369 -0.17 203,652,335 0.06 -674,390,704 -331.15 TỔNG NGUỒN VỐN 272,138,904,006 357,803,513,581 -85,664,609,575 -23.94 Qua bảng 5 phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy Nguồn vốn của Công ty cuối năm giảm so với đầu năm 85,664,609,575 đ tương ứng với mức giảm 23.94% là do các tác động của các nhân tố sau: Nợ phải trả cuối năm giảm so với đầu năm là 37.16% tương ứng với 94,273,260,391 đ, trong đó Nợ ngắn hạn giảm còn Nợ dài hạn tăng lên. Cụ thể, Nợ ngắn hạn cuối năm giảm so với đầu năm 95,198,714,124 đ tương ứng với mức giảm 43.27%. Mặt khác, tỷ trọng Nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn cũng giảm khá lớn 12.33% (58.57%-70.90%). Chứng tỏ trong năm vừa qua, tình hình thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty là rất tôt đặc biệt là việc thanh toán các khoản vay và nợ ngắn hạn. Trong năm vừa qua cônng ty đã thanh toán được 75.96% khoản vay và nợ ngắn hạn tương ứng với 55,498,680,654 đ. Khoản nợ phải trả người bán cũng giảm mạnh 40.29% tương ứng với mức giảm 9,468,826,274 đ so với đầu năm. Đây là thành tích của doanh nghiệp. Nợ dài hạn cuối năm tăng 925,453,733 đ với tốc độ tăng 2.75% , tỷ trọng Nợ dài hạn trong Tổng nguồn vốn tăng từ 9.41% lên 12.71% chứng tỏ Công ty đã sử dụng nhiều Nợ dài hạn để đầu tư vào TSDH hơn năm trước. Nguồn vốn VCSH cuối năm tăng 8,608,650,821 đ tương ứng với tốc độ tăng 8.27%, tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cũng tăng lên đáng kể 12.33% từ 41.43% lên 29.10%. Nguyên nhân chính đó là do sự tăng lên của Lợi nhuận sau thuế. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh Một Công ty muốn hoạt động liên tục, hiệu quả thì phải đảm bảo đầy đủ nhu cầu về vốn để tài trợ cho nhu cầu về tài sản của Công ty. Nguyên tắc tài trợ vốn phải đảm bảo TSNH được đầu tư một phần bởi Nợ ngắn hạn và một phần VCSH, TSDH được đầu tư từ Nợ dài hạn và một phần chủ sở hữu. Ta có thể lập bảng so sánh tài sản và Nguồn vốn như sau: Tài sản ngắn hạn 145,186,887,627 Nợ ngắn hạn 124,801,668,616 Tài sản dài hạn 126,952,016,379 Nợ dài hạn 34,601,346,714 Qua bảng trên ta thấy cuối năm TSNH lớn hơn Nợ ngắn hạn và TSDH cũng lớn hơn Nợ dài hạn, như vậy phần chênh lệch của TSDH và Nợ ngắn hạn và phần chênh lệch giữa TSDH và Nợ dài hạn được trang trải bởi VCSH. Điều này chứng tỏ trong năm, Công ty giữ vững mối quan hệ cân đối giữa Tài sản và Nguồn vốn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích. Để hiểu rõ hơn tình hình tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty ta cần xem xét chỉ tiêu Vốn lưu động thường xuyên của Công ty. Vốn hoạt động thuần là một chỉ tiêu cung cấp cho ta 2 thông tin quan trọng: Một là, Doanh nghiệp có đủ thanh toán các khoản Nợ ngắn hạn không? Hai là, TSDH của Công ty có được tài trợ vững chắc từ nguồn vốn dài hạn hay không? Vố._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31196.doc
Tài liệu liên quan