Phân tích tài chính có tính đến rủi ro dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng

TRƯờNG ĐạI HọC BáCH KHOA Hà NộI Khoa Kinh tế và Quản lý ---------------------- đồ án TốT NGHIệP Tên đề tài: Phân tích tài chính có tính đến rủi ro dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Tuấn Lớp: Kinh Tế Năng Lượng Khoá: 46 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Duệ Hà NộI - 2006 Trường ĐHBK hà nội Khoa Kinh tế và Quản lý ******** Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------- Nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp

doc135 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1766 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tài chính có tính đến rủi ro dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Văn Tuấn Lớp : Kinh tế năng lượng Khoá : 46 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Minh Duệ Tên đề tài tốt nghiệp: Phân tích tài chính có tính đến rủi ro dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng. Các số liệu ban đầu: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Nội dung thuyết minh và tính toán: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Số lượng và tên các bảng biểu, bản vẽ: (kích thước A0) .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày giao nhiệm vụ thiết kế: .......................................................................... Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ........................................................................... Trưởng bộ môn Hà Nội, ngày tháng năm 2006 Giáo viên hướng dẫn Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Họ và tên sinh viên : Nguyễn Văn Tuấn Lớp : Kinh tế năng lượng Khoá : 46 Tên đề tài tốt nghiệp: Phân tích tài chính có tính đến rủi ro dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng. nội dung nhận xét: Tiến trình thực hiện đồ án: .......................................................................... Nội dung đồ án:............................................................................................ Cơ sở lý thuyết:....................................................................................... Các số liệu, tài liệu thực tế:..................................................................... Phương pháp và mức độ giải quyết các vấn đề:....................................... Hình thức đồ án: .......................................................................................... Hình thức trình bày:................................................................................ Kết cấu của đồ án:................................................................................... Những nhận xét khác: ............................................................................................................................................................................................................................................ Đánh giá và cho điểm: Tiến trình làm đồ án: ......../10 Nội dung đồ án: ......../30 Hình thức đồ án: ......../10 Tổng cộng: ......../50 (Điểm:..............) Hà Nội, ngày tháng năm 2006 Giáo viên hướng dẫn Nhận xét của giáo viên duyệt Họ và tên sinh viên : Nguyễn Văn Tuấn Lớp : Kinh tế năng lượng Khoá : 46 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Minh Duệ Tên đề tài tốt nghiệp: Phân tích tài chính có tính đến rủi ro dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng. I. nội dung nhận xét: Nội dung của đồ án: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Hình thức của đồ án: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Những nhận xét khác: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... II. đánh giá cho điểm: Nội dung đồ án: ......../40 Hình thức đồ án: ......../10 Tổng cộng: ......../50 (Điểm:..............) Hà Nội, ngày tháng năm 2006 Giáo viên duyệt Lời mở đầu Sự cần thiết và ý nghĩa thực tế của đề tài Tên đề tài: Phân tích tài chính có tính đến rủi ro dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng. Sự cần thiết của đề tài: Nhà máy nhiệt điện là một phần rất quan trọng của hệ thống điện mỗi quốc gia. Với Việt Nam, hệ thống nhà máy nhiệt điện đã đang và sẽ được tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu phụ tải trong hiện tại và tương lai. Với đặc thù của dự án nhà máy nhiệt điện có quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng tương đối dài, cần nguồn vốn vay khá lớn và cũng do đặc thù kỹ thuật của dự án nên cần có phương pháp phân tích riêng để quá trình phân tích dự án có hiệu quả cao. Dự án nhà máy nhiệt điện có nhiều yếu tố rủi ro tác động hơn các dự án nhà máy thuỷ điện và các loại dự án khác trong ngành điện, do đó cần có phương pháp phân tích rủi ro hiệu quả. ý nghĩa thực tế của đề tài: Đồ án này như là một tác nghiệp của một kỹ sư kinh tế năng lượng trong xây dựng và phân tích hiệu quả kinh tế tài chính dự án nhà máy nhiệt điện. Trong điều kiện thị trường điện lực cạnh tranh đang định hình và hoàn thiện ở Việt Nam, việc sử dụng công cụ phần mềm máy tính để phân tích những rủi ro dự án nhà máy nhiệt điện ngay từ khi lập dự án để lường trước và tìm cách giảm thiểu tác động của rủi ro là việc làm mang tính thực tế cao. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đồ án Mục đích: Tổng hợp lại các kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề thực tế. Xây dựng phương pháp luận logic và chọn phương pháp hợp lý để phân tích hiệu quả tài chính và phân tích rủi ro dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện. Tính toán, phân tích hiệu quả tài chính và rủi ro 1 dự án nhà máy nhiệt điện. Phạm vi nghiên cứu của đồ án: Tổng hợp các nền tảng lý thuyết về dự án đầu tư trong ngành năng lượng và xây dựng phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế tài chính dự án nhà máy nhiệt điện. Tính toán phân tích hiệu quả kinh tế tổng đầu tư và hiệu quả tài chính (trên quan điểm chủ đầu tư) dự án nhà máy nhà máy nhiệt điện Hải Phòng trên cơ sở phương án kỹ thuật, phương án thi công đã chọn. Tính toán phân tích, tìm ra mức độ tác động của các yếu tố rủi ro dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng. Kết cấu của đồ án: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính dự án đầu tư có tính đến rủi ro. Chương 2: Phương pháp phân tích hiệu quả tài chính có tính đến rủi ro dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện. Chương 3: Phân tích tài chính dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện Hải Phòng Chương 4: Phân tích rủi ro dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện Hải phòng Do kiến thức và thời gian hạn chế, đồ án của em chắc chắn sẽ có thiếu sót, em mong thầy cô và các bạn góp ý để đề tài của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Minh Duệ đã hướng dẫn chỉ bảo và cung cấp nhiều tài liệu tham khảo quý báu để em hoàn thiện đồ án tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn các thầy cô và các bạn đã giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Tuấn Mục lục Danh mục bảng biểu Bảng 1.11: Khác biệt về tính toán giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế xã hội 1 Bảng 1.21: Phân biệt các tình huống của môi trường ra quyết định 11 Bảng 1.22: Một số phân bố xác suất dùng trong đồ án 16 Bảng 1.23: Các trường hợp ra quyết định theo kỳ vọng và độ lệch chuẩn 19 Bảng 2.21: Cấu trúc bảng tính hiệu quả kinh tế tổng đầu tư nhà máy nhiệt điện 28 Bảng 2.22: Cấu trúc bảng tính hiệu quả tài chính nhà máy nhiệt điện 31 Bảng 2.23: Bảng mẫu cân đối khả năng trả nợ 32 Bảng 2.41: Phương pháp và yếu tố phân tích. 36 Bảng 2.42: Biểu mẫu phân tích độ nhạy 1 biến. 37 Bảng 2.43: Biểu mẫu phân tích độ nhạy 2 biến. 39 Bảng 2.44: Dấu hiệu và hình dạng của một số phân bố xác suất 40 Bảng 2.45: Biểu mẫu tổng hợp kết quả mô phỏng 42 Bảng 3.21: Các thông số của 2 phương án đưa ra xem xét 45 Bảng 3.22: Tổng hợp các thành phần vốn đầu tư xây dựng 46 Bảng 3.23: Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư 46 Bảng 3.24: Kế hoạch vận hành: phương án 300MW 47 Bảng 3.25: Kế hoạch vận hành: phương án 600MW 47 Bảng 3.26: Tính toán chi phí nhiên liệu hàng năm (phương án 300MW) 48 Bảng 3.27: Tính toán chi phí nhiên liệu hàng năm (phương án 600MW) 48 Bảng 3.28: Chi phí hàng năm từ khi vận hành (300MW) 49 Bảng 3.29: Chi phí hàng năm từ khi vận hành (600MW) 49 Bảng 3.210: Dòng tiền kinh tế (phương án 300MW) 50 Bảng 3.211: Dòng tiền kinh tế (phương án 600MW) 50 Bảng 3.212: Tổng hợp kết quả phân tích kinh tế tổng đầu tư 51 Bảng 3.213: Các thông số chính phương án cuối cùng 51 Bảng 3.31: Các phương án vay và tỷ suất chiết khấu 53 Bảng 3.32: Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư và phương án huy động 53 Bảng 3.33: Tổng vốn đầu tư xây dựng (phương án 600MW) 53 Bảng 3.34: Bảng kế hoạch vay trả 54 Bảng 3.35: Chi phí vận hành và khấu hao 56 Bảng 3.36: Tính toán giá thành điện năng sản xuất 57 Bảng 3.37: Dòng tiền phân tích tài chính (phương án vay A) 58 Bảng 3.38: Tính các chỉ tiêu và IRR (năm 0 là 2006) phương án A 60 Bảng 3.39: Tổng hợp kết quả phân tích hiệu quả tài chính 61 Bảng 3.310: Bảng cân đối khả năng trả nợ 3 phương án 63 Bảng 4.21: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào tổng vốn đầu tư (phương án A) 66 Bảng 4.22: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào số giờ vận hành công suất đặt (phương án A) 68 Bảng 4.23: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào chi phí nhiên liệu (phương án A) 70 Bảng 4.24: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào giá bán điện (phương án A) 72 Bảng 4.25: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả và cân đối nguồn trả vốn vay vào tỷ lệ vay vốn (phương án A) 76 Bảng 4.26: Sự phụ thuộc của NPV(2003) vào giá than và giá dầu (Phương án A) 77 Bảng 4.27: Sự phụ thuộc của NPV(2003) vào tổng đầu tư và sản lượng (Phương án A) 77 Bảng 4.28: Sự phụ thuộc của NPV(2003) vào sản lượng và giá bán (Phương án A) 78 Bảng 4.29: Sự phụ thuộc của IRR vào tổng đầu tư và sản lượng (Phương án A) 78 Bảng 4.210: Sự phụ thuộc của IRR vào sản lượng và giá bán - Phương án A 79 Bảng 4.211: Số liệu tính toán hệ số tương quan giữa số giờ vận hành và giá bán điện 83 Bảng 4.212: Tổng hợp kết quả mô phỏng 3 phương án 85 Bảng PL11: Dòng tiền phân tích tài chính (phương án vay B) cho phương án 600MW PL.1 Bảng PL12: Tính các chỉ tiêu NPV và IRR (năm 0 là 2006) phương án B PL.3 Bảng PL13: Dòng tiền phân tích tài chính (phương án vay C) cho phương án 600MW PL.4 Bảng PL 14: Tính các chỉ tiêu NPV và IRR (năm 0 là 2006) phương án C PL.6 Bảng PL 21: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào tổng vốn đầu tư (phương án B) PL.7 Bảng PL 22: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào tổng vốn đầu tư (phương án C) PL.7 Bảng PL 23: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào số giờ vận hành công suất đặt (phương án B) PL.8 Bảng PL 24: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào số giờ vận hành công suất đặt (phương án C) PL.8 Bảng PL 25: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào chi phí nhiên liệu (phương án B) PL.9 Bảng PL 26: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào chi phí nhiên liệu (phương án C) PL.9 Bảng PL 27: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào giá bán điện (phương án B) PL.9 Bảng PL 28: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào giá bán điện (phương án C) PL.10 Bảng PL 29: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả và cân đối nguồn trả vốn vay vào tỷ lệ vay vốn (phương án B) PL.12 Bảng PL 210: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả và cân đối nguồn trả vốn vay vào tỷ lệ vay vốn (phương án C) PL.12 Bảng PL 211: : Sự phụ thuộc của NPV(2003) vào giá than và giá dầu (Phương án B) PL.13 Bảng PL 212: Sự phụ thuộc của NPV(2003) vào giá than và giá dầu (Phương án C) PL.13 Bảng PL 213: Sự phụ thuộc của NPV(2003) vào tổng đầu tư và sản lượng (Phương án B) PL.13 Bảng PL 214: Sự phụ thuộc của NPV(2003) vào tổng đầu tư và sản lượng (Phương án C) PL.14 Bảng PL 215: Sự phụ thuộc của NPV(2003) vào sản lượng và giá bán (Phương án B) PL.14 Bảng PL 216: Sự phụ thuộc của NPV(2003) vào sản lượng và giá bán (Phương án C) PL.14 Bảng PL 217: Sự phụ thuộc của IRR vào tổng đầu tư và sản lượng - Phương án B PL.15 Bảng PL 218: Sự phụ thuộc của IRR vào tổng đầu tư và sản lượng - Phương án C PL.15 Bảng PL 219: Sự phụ thuộc của IRR vào sản lượng và giá bán - Phương án B PL.15 Bảng PL 220: Sự phụ thuộc của IRR vào sản lượng và giá bán - Phương án C PL.16 Bảng PL 31: Số liệu dùng trong xác định phân bố xác suất giá dầu dài hạn PL.16 Bảng PL 32: Các phân bố xác suất của các yếu tố rủi ro - đầu vào mô phỏng PL.18 Danh mục hình vẽ, đồ thị Hình 1.11 Các bước phân tích hiệu quả tài chính dự án 9 Hình 4.21: Độ nhạy của NPV với tổng vốn đầu tư 67 Hình 4.22: Độ nhạy của IRR với tổng vốn đầu tư 67 Hình 4.23: Độ nhạy của NPV với số giờ vận hành 69 Hình 4.24: Độ nhạy của IRR với số giờ vận hành 69 Hình 4.25: Độ nhạy của NPV với chi phí nhiên liệu 71 Hình 4.26: Độ nhạy của IRR với chi phí nhiên liệu 71 Hình 4.27: Độ nhạy của NPV với giá bán điện 73 Hình 4.28: Độ nhạy của IRR với giá bán điện 73 Hình 4.29: Độ nhạy của NPV phương án A với các yếu tố 75 Hình 4.210: Độ nhạy của IRR phương án A với các yếu tố rủi ro 75 Hình 4.211: Biểu đồ độ nhạy của NPV phương án A 87 Hình 4.212:Biểu đồ độ nhạy của IRR phương án A 87 Hình PL 21: Độ nhạy của NPV phương án B với các yếu tố rủi ro PL.10 Hình PL 22: Độ nhạy của IRR phương án B với các yếu tố rủi ro PL.10 Hình PL 23: Độ nhạy của NPV phương án C với các yếu tố rủi ro PL.11 Hình PL 24: Độ nhạy của IRR phương án C với các yếu tố rủi ro PL.11 Hình PL 31: Phân bố xác suất của NPV phương án A PL.19 Hình PL 32: Phân bố xác suất của B/C phương án A PL.19 Hình PL 33: Phân bố xác suất của giá thành dự án phương án A PL.19 Hình PL 34: Phân bố xác suất của IRR phương án A PL.20 Hình PL 35: Phân bố xác suất của Thời gian hoàn vốn phương án A PL.20 Hình PL 36: Phân bố xác suất của NPV phương án B PL.20 Hình PL37: Phân bố xác suất của B/C phương án B PL.21 Hình PL38: Phân bố xác suất của Giá thành dự án, phương án B PL.21 Hình PL 39: Phân bố xác suất của IRR, phương án B PL.21 Hình PL 310: Phân bố xác suất của Thời gian hoàn vốn, phương án B PL.22 Hình PL 311: Phân bố xác suất của NPV, phương án C PL.22 Hình PL 312: Phân bố xác suất của B/C, phương án C PL.22 Hình PL 313: Phân bố xác suất của Giá thành dự án, phương án C PL.23 Hình PL 314: Phân bố xác suất của IRR, phương án C PL.23 Hình PL 315: Phân bố xác suất của Thời gian hoàn vốn, phương án C PL.23 Một số ký hiệu sử dụng trong đồ án Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt BPV Benefit Present Value Giá trị hiện tại của dòng thu CFAT Cash Flow After Tax Dòng tiền sau thuế CFBT Cash Flow Before Tax Dòng tiền trước thuế Cov Covariance Hiệp phương sai CPV Cost Present Value Giá trị hiện tại của dòng chi CRR Composite Rate of Return Suất thu lợi tổng hợp CV Coefficient of Variation Hệ số rủi ro của 1 đơn vị kỳ vọng E-C Mean – Coefficient of Variation rule Quy tắc kỳ vọng – hệ số rủi ro đơn vị EIRR Economic Internal Rate of Return Suất thu lợi nội tại kinh tế ERR External Rate of Return Suất thu lợi ngoại lai E-V Mean – Variance rule Quy tắc kỳ vọng – phơng sai FIRR Finalcial Internal Rate of Return Suất thu lợi nội tại tài chính FO Fuel Oil Dầu FO ICOR Incremental capital-output ratio Tỷ lệ gia tăng vốn – thu nhập IRR Internal Rate of Return Suất thu lợi nội tại MECR Maximum Expected Return Criterion Tiêu chuẩn tối đa hoá kỳ vọng lợi nhuận MEUC Maximum Expected Utility Criterion Tiêu chuẩn tối đa hoá kỳ vọng lợi ích NAV Net Annual Value Giá trị tương đương hàng năm thuần NFV Net Future Value Giá trị tương lai thuần NPV Net Present Value Giá trị hiện tại thuần NVA Net Value Added Giá trị gia tăng thực ODA Official Development Assistance Quỹ hỗ trợ phát triển Pmax Công suất cực đại (công suất đặt) PVFE Present Value Funds External Giá trị hiện tại lãi ngoại tệ ROE Return On Equity Suất thu lợi trên vốn góp WACC Weighted - Average Cost of Capital Chi phí cơ hội của vốn (bình quân gia quyền của lãi suất các nguồn vốn) Chương 1 cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính dự án đầu tư có tính đến rủi ro Cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư Phân biệt phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả kinh tế tài chính Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư là việc xem xét hiệu quả của dự án theo quan điểm của chủ đầu tư. Phân tích tài chính nhằm: Xác định sơ bộ nhu cầu tài chính cho đầu tư và sự đảm bảo cho các nhu cầu đó trong sự ràng buộc về lợi ích của chủ đầu tư. Xem xét các lợi ích mà dự án mang lại cho chủ đầu tư. Phân biệt về quan điểm giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế xã hội: Phân tích tài chính mang tính chất vi mô, phục vụ chủ yếu cho nhà đầu tư ra quyết định đầu tư với mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Phân tích kinh tế – xã hội mang tính vĩ mô trên quan điểm lợi ích của toàn xã hội được dự án đem lại, mục tiêu là tối đa hóa phúc lợi xã hội từ kết quả của dự án. Về tính toán: Bảng 1.11: Khác biệt về tính toán giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế xã hội Yếu tố Phân tích kinh tế - tài chính Phân tích kinh tế - xã hội Thuế Là một khoản chi. Là một khoản thu. Lương Là chi phí . Là thu nhập. Các khoản nợ Khi xác định dòng tiền sau thuế ta trừ đi trả gốc và trả lãi. Cộng lại những khoản này vào để xác định dòng tiền dự án. Trợ giá, bù giá: Không trừ những khoản trợ giá, bù giá (nó nằm trong những khoản thu). Nhà nước phải trợ giá, bù giá tức là xã hội phải bỏ ra chi phí, ta phải trừ đi những khoản này. Về các chỉ tiêu đánh giá: Hiệu quả tài chính của đầu tư có các chỉ tiêu đánh giá: giá trị hiện tại thuần (NPV) và các biến dạng của nó (NFV, NAV,...); Suất thu lợi trên vốn chủ sở hữu (IRRCSH) và các chỉ tiêu tương tự (EIRR;CRR,...); Tỷ số lợi ích – chi phí (B/C); Thời gian hoàn vốn (Thv) và các chỉ tiêu hoà vốn,... Phân tích kinh tế – xã hội có các chỉ tiêu: Tỷ lệ gia tăng vốn – thu nhập (ICOR); Giá trị gia tăng thực (NVA); Số lao động và cơ cấu lao động có việc làm từ dự án; suất lao động và cơ cấu lao động có việc làm tính trên một đơn vị vốn đầu tư; phân phối thu nhập tuyệt đối và tương đối; giá trị hiện tại lãi ngoại tệ (PVFE); các chỉ tiêu hiệu quả cạnh tranh quốc tế,... Ngoài ra ta còn khái niệm Phân tích kinh tế của tổng đầu tư khác với phân tích kinh tế - xã hội. Phân tích kinh tế của tổng đầu tư gắn bó mật thiết với quá trình phân tích kinh tế tài chính. Dòng tiền và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án Dòng tiền trong phân tích tài chính: Dòng thu của dự án (B) gồm: Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh Thu từ hoạt động tài chính Thu bất thường Dòng chi của dự án (C): Chi phí đầu tư: Là tiền bỏ ra từ khi bắt đầu chuẩn bị đầu tư cho đến khi dự án đi vào khai thác, bao gồm: Chi phí lập và thẩm định dự án Chi phí khảo sát thiết kế Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ Chi phí chuẩn bị địa điểm, giải phóng mặt bằng Chi phí xây lắp Chi phí chạy thử Chi phí huấn luyện đào tạo Trả lãi vay trong quá trình xây dựng Chi phí khai thác - chi phí vận hành (Operation Cost) là loại chi phí thường xuyên. Chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nhiên liệu, năng lượng. Chi phí tiền lương (lương công nhân, chính phụ). Chi phí quản lý. Chi phí bào hành sửa chữa thiết bị máy móc). Chi phí tài chính (thuế, trả lãi, lệ phí...). Dòng tiền trong trường hợp không vay vốn: Trong đó: t là chỉ số năm; lần lượt là thu và chi của dự án ở năm t. : lần lượt là dòng tiền sau thuế và dòng tiền trước thuế. : lần lượt là thuế thu nhập và thu nhập chịu thuế. : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. : khấu hao ở năm t. Dòng tiền sau thuế trong trường hợp có vay vốn: Thu nhập chịu thuế: TIt = CFBTt - Dt - Trả lãit ITt = TIt.ts Dòng tiền sau thuế của dự án CFATDA = CFATCSH - CFATnợ Trong đó: Dòng tiền sau thuế của phần vốn vay CFATnợ = - (trả gốc + trả lãi) + tiết kiệm thuế nhờ trả lãi vay (các giá trị trả gốc và lãi ở biểu thức này lấy số dương) Dòng tiền sau thuế của phần vốn chủ sở hữu CFATCSH = CFBT - IT - Trả gốc - Trả lãi. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án được tính toán sử dụng dòng tiền sau thuế của phần vốn chủ sở hữu. Sau đây là một số chỉ tiêu hiệu quả tài chính, nguyên tắc tính toán và ưu nhược điểm. Giá trị hiện tại thuần (NPV) Trong đó i là tỷ suất chiết khấu được tính theo công thức bình quân gia quyền các lãi suất sử dụng vốn (ij) từ các nguồn đầu tư (Ij) khác nhau của dự án: Tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển, ta sử dụng công thức tính tỷ suất chiết khấu phần vốn chủ sở hữu sau: Với: là lãi suất không rủi ro, thường lấy bằng lãi suất trái phiếu kho bạc. là hệ số rủi ro hệ thống của một cổ phiếu. với ik là lãi suất của cổ phiếu tham chiếu (k). Tỷ suất chiết khấu có tính đến lạm phát (1+ilf) = (1+i)*(1+a). Với a là tỷ lệ lạm phát. NPV cho biết quy mô lãi của dự án quy đổi về hiện tại. Một dự án độc lập có thì dự án đó có thể được chấp nhận. Nếu có nhiều dự án loại trừ lẫn nhau thì dự án có NPV lớn nhất là dự án tối ưu. Trong chương trình Excel: cú pháp tính chỉ tiêu NPV như sau: NPV=I0 + NPV( giá trị dòng tiền từ năm 1 đến năm cuối; tỷ suất chiết khấu). Ưu điểm của chỉ tiêu NPV: Có tính đến biến động theo thời gian của tiền. Cho biết quy mô lãi của dự án ở mặt bằng hiện tại. Có thể tính đến trượt giá, lạm phát thông qua việc điều chỉnh dòng thu, dòng chi, mức tỷ suất chiết khấu (tính gần đúng). Việc sử dụng chỉ tiêu NPV trong so sánh lựa chọn phương án đầu tư thường cho kết luận đúng trong trường hợp ngân sách (nguồn vốn huy động) không bị hạn chế. Nhược điểm của chỉ tiêu NPV: Phụ thuộc vào hệ số chiết khấu. Có thể gây nhầm lẫn về hiệu quả của một đồng vốn của dự án. Một dự án có NPV nhỏ nhưng tỷ suất sinh lợi lớn thì hiệu quả (lợi nhuận tính trên một đơn vị vốn) lớn hơn một dự án có NPV lớn nhưng tỷ suất sinh lợi nhỏ. Suất thu lợi nội tại của vốn chủ sở hữu (IRR) IRRCSH cho biết tỷ suất sinh lợi bình quân cả đời dự án của phần vốn chủ sở hữu. Khi (Suất thu lợi hấp dẫn tối thiểu – Minimum Attractive Rate of Return) thì dự án được chấp nhận. Trong chương trình Excel: cú pháp tính chỉ tiêu IRR như sau: IRR=IRR( giá trị dòng tiền từ năm 1 đến năm cuối). Hoặc sử dụng công cụ Goal Seek. Ưu điểm: Có tính đến giá trị của tiền theo thời gian. Cho biết tỷ suất sinh lợi bình quân của cả đời dự án . Cho biết lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận được, nhờ vậy có thể xác định và lựa chọn lãi suất vay cho dự án phù hợp. Đánh giá mức hiệu quả của mỗi đơn vị vốn bỏ ra. Có thể xác định IRRCSH mà không cần biết tỷ suất chiết khấu. Nhược điểm: Tính toán phức tạp và khó chính xác. Không cho biết quy mô lãi của dự án. Khó khăn trong việc xếp hạng dự án. Khi lựa so sánh lựa chọn các phương án loại trừ thì chỉ tiêu IRRCSH có thể không chính xác, vì một dự án có IRRCSH cao hơn nhưng có thể NPVCSH của nó thấp hơn so với phương án có IRRCSH thấp hơn mà NPVCSH cao hơn. Dự án đầu tư có bổ sung lớn làm NPVCSH đổi dấu nhiều lần, khó xác định được đúng IRRCSH. Tỷ số lợi ích – chi phí chủ sở hữu (BCSH/CCSH) BCSH/CCSH dự án khả thi về mặt tài chính; Ưu điểm: Cho biết hiệu quả của một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu. Có tính đến biến động theo thời gian của các khoản thu, chi. So sánh các khoản thu với các khoản chi của cả đời dự án ở mặt bằng hiện tại. Nhược điểm: Phụ thuộc tỷ suất chiết khấu.  Dễ gây sai lầm khi so sánh lựa chọn giữa các dự án loại trừ lẫn nhau. Dự án có tỷ số BCSH/CCSH cao nhất không đồng nghĩa với quy mô lãi (NPVCSH) lớn nhất. Tỷ số B/C rất nhạy cảm với các cách hiểu khác nhau về lợi ích và chi phí của dự án. Với các cách hiểu khác nhau về lợi ích và chi phí dẫn đến tỷ số B/C của dự án khi tính ra có giá trị khác nhau. Điều này dễ dẫn tới sai lầm khi so sánh xếp hạng các dự án không có sự thống nhất trong cách tính tỷ số lợi ích – chi phí. Thời gian hoàn vốn của dòng tiền chủ sở hữu (Thv,CSH) (thời gian hoàn vốn do nhà đầu tư yêu cầu) thì dự án được chấp nhận; nếu Thv nhỏ nhất: phương án tối ưu trong các phương án được đề xuất. Ưu điểm: Thời gian hoàn vốn giúp cho nhà đầu tư thấy rõ bao giờ thu hồi đủ vốn, từ đó tìm giải pháp rút ngắn thời gian đó. Dễ hiểu, dễ áp dụng. Độ tin cậy tương đối cao: vì thời gian hoàn vốn là tính toán từ dòng thu chi của những năm đầu khai thác nên mức độ bất trắc ít hơn những năm sau. Nhược điểm: Nếu dùng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu thì không tính đến giá trị theo thời gian của tiền. Không cho biết thu nhập của dự án sau khi đã hoàn vốn. Dễ sai lầm khi chọn phương án có thời gian hoàn vốn nhỏ nhất: 1 phương án có thời gian hoàn vốn dài hơn nhưng thu nhập về sau lại cao hơn thì vẫn có thể là phương án tốt. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn phụ thuộc nhiều vào mức tỷ suất chiết khấu dùng để tính toán. Chỉ tiêu hòa vốn (sản lượng hoặc doanh thu hoà vốn) Trong đó p là giá bán sản phẩm (theo kế hoạch); v: suất chi phí cố định; F: chi phí biến đổi; Q0: sản lượng hòa vốn; D0 là doanh thu hòa vốn. Ưu điểm: Dễ hiểu, dễ áp dụng. Chỉ tiêu này rất có ý nghĩa khi thi trường biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhược điểm: Phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu tính toán. Phụ thuộc vào độ chính xác của ước lượng chi phí biến đổi và giá bán sản phẩm. Phương pháp tính toán phân tích hiệu quả tài chính dự án Hình 1.11Khấu hao 1/ Dự toán vốn đầu tư I = ITSCĐ + ITSLĐ 2/ Chi phí vận hành 4/ Dòng tiền: CFBTdự án CFATdự án 5/ IRR kinh tế (EIRR) 6/ Phương thức huy động vốn (i*<IRRE) 7/ Dòng hoàn trả lãi và gốc 8/ CFATCSH; NPVCSH ; IRRCSH 9/ Phân tích rủi ro 3/ Doanh thu và lợi nhuận (lợi nhuận kinh tế) Phân tích hiệu quả kinh tế tổng đầu tư Các bước phân tích hiệu quả tài chính dự án Mục đích của việc tính toán chỉ tiêu hệ số hoàn vốn kinh tế E._.IRR (hệ số hoàn vốn của tổng đầu tư) là để lập và lựa chọn các phương án huy động vốn sao cho lãi suất vay vốn trung bình có trọng số phải nhỏ hơn EIRR, điều này sẽ đảm bảo dự án có thể khả thi về mặt kinh tế. Việc tính toán EIRR trước cũng có tác dụng loại bỏ những phương án kinh tế-kỹ thuật không thể thoả mãn một phương án vay nào (nếu được phép chọn nhiều phương án) hoặc loại bỏ đi những phương án không tốt (nếu chỉ được chọn một phương án). Cơ sở lý thuyết phân tích rủi ro dự án đầu tư Khái niệm, phân loại rủi ro dự án đầu tư và mục đích của phân tích rủi ro: Khái niệm rủi ro: Theo Frank Knight: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” Theo Allan Willett: “Rủi ro là bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi”. Theo Inrving Pferfer: “Rủi ro là tổng hợp những sự cố ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”. Theo Marilu Hurt MrCarty: “Rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được”. Theo Từ điển Kinh tế học hiện đại: “ Rủi ro là hoàn cảnh trong đó một sự kiện xảy ra với xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện đó có một phân phối xác suất”. Như vậy có thể thấy: Rủi ro nói chung là khả năng sai lệch theo hướng bất lợi giữa giá trị thực tế và kỳ vọng kết quả. Rủi ro trong đầu tư là toàn bộ các biến cố ngẫu nhiên tiêu cực tác động lên quá trình đầu tư làm thay đổi thay đổi kết quả đầu tư theo chiều hướng bất lợi. Bảng 1.21: Phân biệt các tình huống của môi trường ra quyết định Xác định Rủi ro Bất định Thông tin đầu vào Hoàn toàn xác định với xác suất bằng 1. Có nhiều giá trị và có phân bố xác suất. Không xác định, không có phân bố xác suất. Kết quả đầu ra Duy nhất với xác suất bằng 1. Là tập hợp các kết quả có phân bố xác suất. Không xác định, không có phân bố xác suất. Ra quyết định Dễ dàng, nhanh chóng. áp dụng lý thuyết xác suất. Khó ra quyết định. Phân loại rủi ro trong đầu tư Phân loại theo bản chất của rủi ro: Rủi ro tự nhiên: do các yếu tố của môi trường tự nhiên tác động (thiên tai, địch hoạ,...) Rủi ro công nghệ: sự cố máy móc, sự xuất hiện công nghệ mới,... Rủi ro do tổ chức: Đình công, tai nạn lao động, biển thủ, lừa đảo,... Rủi ro về kinh tế tài chính vi mô: Mất cân bằng tài chính trong doanh nghiệp, mất uy tín, mất bạn hàng, sụt giảm giá cổ phiếu, sự biến động của chu kỳ kinh doanh, sự cạnh tranh của mặt hàng mới,... Rủi ro về kinh tế tài chính vĩ mô: lạm phát, biến động lãi suất, biến động tỷ giá hối đoái,... Rủi ro về chính trị xã hội: khủng hoảng chính trị, chiến tranh, khác biệt phong tục tập quán, sự phân biệt đối xử của các cơ quan công quyền, thay đổi luật pháp,... Rủi ro về thông tin: sự sai lệch về thông tin khi cung cấp cho người ra quyết định. Phân loại theo yếu tố chủ quan, khách quan: Rủi ro khách quan thuần tuý: thiên tai, lạm phát,... Rủi ro chủ quan của người ra quyết định: tính toán sai, thiếu sót trong hợp đồng đàm phán,... Phân loại theo nơi phát sinh: Rủi ro do bản thân dự án: Tăng tổng mức đầu tư, chậm tiến độ,... Rủi ro từ bên ngoài dự án: thiên tai, biến động tỷ giá hối đoái,... Phân loại theo mức độ khống chế: Rủi ro không khống chế được: thiên tai, lạm phát,... Rủi ro có thể khống chế được: khống chế sự tăng tổng mức đầu tư, đẩy nhanh tiến độ để không bị chậm tiến độ,... Phân loại theo giai đoạn đầu tư: Rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Thiết kế sai, chọn phương án không tốt, sai sót trong hợp đồng và đấu thầu,... Rủi ro trong giai đoạn thực hiện đầu tư: tăng tổng mức đầu tư, chậm tiến độ, thi công sai so với thiết kế, tai nạn lao động,... Rủi ro trong giai đoạn khai thác đự án: giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, giá bán giảm, sản lượng giảm,... Mục đích của phân tích rủi ro dự án đầu tư: Dự án đầu tư là một loại hình kinh doanh dài hạn, trong đó liên quan và tiềm ẩn nhiều yếu tố thay đổi bất định khó lường có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Do đó trong quá trình phân tích tài chính dự án đầu tư ta nhất thiết phải phân tích tác động của các yếu tố rủi ro nhằm một số mục đích sau: Nhận dạng, phân loại và phân tích định tính các yếu tố rủi ro. Tìm ra ngưỡng để dự án từ khả thi chuyển sang không khả thi và mở rộng sang một số chỉ số khác (chẳng hạn từ có khả năng trả nợ sang mất khả năng trả nợ) khi một hoặc nhiều yếu tố rủi ro thay đổi. Phân tích định lượng các yếu tố rủi ro xem mức độ tác động của từng yếu tố rủi ro đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án để phục vụ cho việc kiểm soát và phòng tránh rủi ro hiệu quả (nếu dự án đi vào thực hiện). Bên cạnh những thay đổi bất lợi, quá trình phân tích rủi ro cũng phần nào chỉ ra những yếu tố và thay đổi có lợi mà nhà đầu tư cần biết để tận dụng và phát huy nhằm nâng cao hiệu quả mang lại từ dự án. Các phương pháp phân tích rủi ro dự án đầu tư: Phương pháp phân tích độ nhạy: Phân tích độ nhạy một điểm: Phương pháp phân tích độ nhạy một điểm còn gọi là phương pháp phân tích rủi ro gần đúng, phương pháp này xem xét một mức thay đổi tổng hợp là đại diện của tất cả các yếu tố rủi ro đến hiệu quả của dự án. Phân tích độ nhạy một điểm bao gồm: Giảm tuổi thọ dự án: Tuổi thọ của dự án ban đầu là n thì khi tính đến rủi ro, tuổi thọ dự án được giảm a năm, rủi ro càng lớn thì a càng lớn. Tăng hệ số chiết khấu: Hệ số chiết khấu ban đầu dùng để tính toán là r thì khi tính đến các yếu tố rủi ro, hệ số chiết khấu được tăng lên a(%) tức là trở thành (r+a). Rủi ro càng lớn thì a càng lớn. Giảm dòng tiền: Giá trị hiện tại của dòng tiền dự án (tuổi thọ n năm, hệ số chiết khấu i) là Trong đó là hệ số tính đến mức độ rủi ro ở thời điểm t (), rủi ro càng lớn thì mức độ chiết đi càng lớn. Phân tích độ nhạy nhiều điểm: Phương pháp phân tích độ nhạy nhiều điểm còn được gọi là phương pháp điều chỉnh. Phương pháp này xem xét nhiều mức thay đổi của 1 hoặc 2 yếu tố đồng thời tác động đến dòng tiền và các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Các bước phân tích độ nhạy: Xác định các yếu tố rủi ro chủ yếu của dự án. Ước tính những thay đổi dễ xảy ra nhất trong giá trị của các yếu tố này (tìm khoảng thay đổi và cường độ thay đổi hay độ gia tăng thay đổi). Xác định chỉ tiêu nào bị ảnh hưởng, tính toán sự ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng với từng chỉ tiêu và vẽ đồ thị. Giải thích kết quả thu được và ý nghĩa của chúng. Các yếu tố rủi ro thường là: Tăng tổng mức đầu tư, Mức lãi suất tính toán trong dự án tăng, Giảm sản lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ, Giá cả đơn vị sản phẩm dịch vụ giảm, Chi phí biến đổi tăng,... Xác định giới hạn yếu tố đầu vào khi phân tích độ nhạy nhiều điểm cho một yếu tố rủi ro: Xác định giới hạn (tối đa hoặc tối thiểu) mà yếu tố tác động bất lợi đạt tới để làm thay đổi quyết định đầu tư (từ khả thi trở thành không khả thi). Phần này sử dụng lý thuyết phân tích hoà vốn (đã trình bày ở trên) và chủ yếu sử dụng công cụ Goal seek của Excel. Các phương pháp áp dụng lý thuyết xác suất: Các khái niệm xác suất cơ bản dùng trong phân tích rủi ro: Xác suất của một sự kiện: Xác suất P(E) của một sự kiện là giới hạn của tỷ số số lần sự kiện xảy ra trong thực tế chia cho số lần thử xem sự kiện đó có xảy ra không, mà số lần thử tăng vô hạn. Trong đó: x là số sự kiện xảy ra trong n lần thử. Kỳ vọng của một biến ngẫu nhiên X: Kỳ vọng của một biến ngẫu nhiên là giá trị trung bình có trọng số của biến ngẫu nhiên với trọng số là xác suất xuất hiện một giá trị nào đó của biến ngẫu nhiên đó. Trong đó: là kỳ vọng toán học của biến ngẫu nhiên x. là giá trị của biến ngẫu nhiên x ở lần thống kê thứ i là xác suất xảy ra giá trị xi của biến ngẫu nhiên x là hàm phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên x. là số lần thống kê thực hiện. Phương sai (Variance) của một biến ngẫu nhiên X: Phương sai là 1 số đo cho biết kết quả mà ta thu được sai khác với giá trị mong đợi như thế nào. Độ lệch chuẩn (Standard deviation) của một biến ngẫu nhiên X: Độ lệch chuẩn của một biến ngẫu nhiên đo lường độ dao động của biến ngẫu nhiên xung quanh giá trị kỳ vọng của nó. Nói lên giá trị kết quả mà ta thu được sai khác với giá trị trung bình là bao nhiêu. Hiệp phương sai (Covariance) của 2 biến ngẫu nhiên: Khi hai biến ngẫu nhiên không độc lập với nhau, ta cần một số công cụ để đo lường sự phụ thuộc lẫn nhau của các biến trước khi có thể kết hợp các biến. Tham số thể hiện mức độ liên quan giữa hai biến (X1, X2) được gọi là hiệp phương sai Cov(X1, X2), ký hiệu là s12. Với định nghĩa: Hệ số tương quan (Coefficient of Correlation) của 2 biến ngẫu nhiên: Hệ số tương quan của 2 biến ngẫu nhiên biểu thị mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa 2 biến ngẫu nhiên. Một số phân bố xác suất, đặc trưng hình học và cách chọn phân bố xác suất cho một biến ngẫu nhiên: Các phân bố xác suất trong bảng sau đây sẽ được dùng để phân tích tính toán trong đồ án này. Bảng 1.22: Một số phân bố xác suất dùng trong đồ án STT Tên phân bố Công thức 1 Phân bố chuẩn (Normal distribution) 2 Phân bố tam giác (triangular distribution) 3 Phân bố chuẩn lôga (lognormal distribution) Các tiêu chuẩn ra quyết định đầu tư trong môi trường rủi ro: Tiêu chuẩn tối đa hoá kỳ vọng lợi nhuận (The maximum expected return criterion MECR): Theo tiêu chuẩn này, khi ước lượng được xác suất và dòng tiền của các phương án, ta tính được kỳ vọng tiền tệ và chọn phương án có kỳ vọng tiền tệ cao nhất. Phương án này có thể được áp dụng nhưng có hạn chế vì nó vẫn chưa phản ánh mức độ rủi ro. Tiêu chuẩn tối đa hoá lợi ích (Maximum Expected Utility Criterion - MEUC): Để có thể dùng được tiêu chuẩn này thì tất cả các đại lượng được đo lường bằng đơn vị tiền tệ phải đổi sang đơn vị lợi ích của người ra quyết định. Sau đó, ta tính giá trị kỳ vọng của các phương án tương tự như cách tính kỳ vọng tiền tệ và chọn phương án có kỳ vọng lợi ích cao nhất. Tiêu chuẩn này đã tính đến yếu tố rủi ro trong thái độ của người ra quyết định đối với rủi ro thông qua việc ước lượng giá trị tiền tệ bằng đơn vị lợi ích. Tuy nhiên, nhược điểm của tiêu chuẩn này là rất khó xác định được chính xác mối quan hệ giữa lợi ích và giá trị tiền tệ của người ra quyết định, khó xác định đúng hàm lợi ích của người ra quyết định. Hơn nữa, khi quyết định là của một tập thể người với thái độ đối với rủi ro khác nhau thì ta khó áp dụng được tiêu chuẩn này. Các quy tắc để phân tích rủi ro khi áp dụng lý thuyết xác suất: Quy tắc kỳ vọng – phương sai (Mean – Variance rule), còn được gọi là quy tắc E-V. Quy tắc này có thể được định nghĩa như sau: Dự án A sẽ được ưu tiên hơn dự án B nếu thoả mãn một trong 2 điều kiện sau: Kỳ vọng lợi nhuận của A lớn hơn hoặc bằng kỳ vọng lợi nhuận của B và phương sai của A nhỏ hơn phương sai của B, hoặc Kỳ vọng lợi nhuận của A lớn hơn kỳ vọng lợi nhuận của B và phương sai của A nhỏ hơn hoặc bằng phương sai của B. Như vậy kỳ vọng được tạo ra như một chỉ số về khả năng sinh lời của dự án và phương sai dùng như một chỉ số về rủi ro của dự án. Quy tắc kỳ vọng – hệ số CV (Mean – Coefficient of Variation), còn gọi là quy tắc E-C: trong trường hợp kỳ vọng lợi nhuận của A lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) kỳ vọng lợi nhuận của B và phương sai của A lớn hơn (nhỏ hơn) phương sai của B thì ta dùng tiêu chuẩn hệ số CV (Coefficient of Variation) để đo lường rủi ro: Hệ số CV cho biết mức độ rủi ro ứng với một đơn vị lợi nhuận thu được từ dự án. Ta có bảng tổng kết sau: Bảng 1.23: Các trường hợp ra quyết định theo kỳ vọng và độ lệch chuẩn STT Trường hợp Hình vẽ Lựa chọn 1 Chọn phương án 2. 2 Phụ thuộc độ rủi ro ưa chuộng của người ra quyết định. 3 Chọn phương án 2. 4 Phụ thuộc sự đánh đổi giữa và , dùng tiêu chuẩn CV. Phương pháp cây quyết định: Bản chất của phương pháp cây quyết định là liệt kê tất cả các chuỗi quyết định có thể có theo trình tự thời gian và các sự kiện cũng như kết quả tương ứng trên một hình vẽ rồi so sánh chúng với nhau. Trong mỗi cây quyết định có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có nhiều khả năng quyết định có thể chọn. Quyết định của bước sau chịu ảnh hưởng của quyết định ở bước trước đó. Quy ước trong hình vẽ cây quyết định: nút ô vuông là nút quyết định, nút tròn là nút sự kiện. Để ra quyết định, ta tính các kỳ vọng Có 2 loại kỳ vọng: kỳ vọng lợi ích khi kết quả của các nút sự kiện được đo lường bằng lợi ích và kỳ vọng tiền tệ khi kết quả của các nút sự kiện được đo bằng tiền. Kỳ vọng ta dùng ở đây là kỳ vọng tiền tệ. của từng nhánh của một nút quyết định (phía ngọn cây) rồi so sánh chọn ra nhánh có kỳ vọng lớn nhất làm phương án được chọn. Tiếp tục làm như vậy cho đến nút quyết định gốc ta sẽ được phương án cuối cùng tốt nhất trong số các phương án trên cây quyết định. Ví dụ 1.21: Một ông chủ cửa hàng đứng trước 3 lựa chọn cho việc mở rộng cửa hàng, các trường hợp thị trường (tốt, trung bình, xấu) và kết quả tính toán trong cây quyết định sau: Dựa vào cây quyết định, ta có E(NPV)mở rộng lớn = 35,5 > E(NPV)mở rộng nhỏ = 29 do đó chủ cửa hàng đó quyết định mở rộng cửa hàng với quy mô lớn. Mô phỏng Monte Carlo áp dụng phân tích rủi ro: Phương pháp mô phỏng: Là quá trình thiết lập một môi trường và tạo ra các kết qủa tương tự với một môi trường và kết quả của một quá trình thực tế nào đó. Thủ tục tính toán Các yếu tố rủi ro và phân bố xác suất Các yếu tố phi rủi ro Chọn một tổ hợp: 1 giá trị từ mỗi yếu tố Lưu kết quả Hết số lần lặp Tìm phân bố xác suất và vẽ biểu đồ Sai Đúng Phương pháp mô phỏng Monte Carlo áp dụng phân tích rủi ro dự án: là phương pháp thiết lập thủ tục và sử dụng các tổ hợp các biến ngẫu nhiên của các yếu tố rủi ro có phân bố xác suất để xác định phân bố xác suất của các chỉ tiêu hiệu quả. Mô phỏng Monte Carlo giúp ta xác định được giá trị và phân bố xác suất của các chỉ tiêu hiệu quả dự án. Kết luận chương 1 Chương 1 của đồ án đã tổng hợp một cách cơ bản những cơ sở lý thuyết chung về phân tích tài chính dự án đầu tư có tính đến rủi ro. Chương 1 là tiền đề cho phương pháp phân tích tài chính có tính đến rủi ro nhà máy nhiệt điện ở chương 2. Điểm khác biệt cơ bản giữa phân tích tài chính dự án và phân tích kinh tế xã hội là phân tích tài chính đứng trên quan điểm của chủ đầu tư còn phân tích kinh tế xã hội đứng trên quan điểm lợi ích dự án mang lại cho toàn xã hội. Dòng tiền trước thuế trong trường hợp không vay vốn và có vay vốn là như nhau nhưng dòng tiền sau thuế trong trường hợp có vay vốn là tổng hợp của 2 dòng tiền: dòng tiền của phần vốn chủ sở hữu và dòng tiền của phần vốn vay (dòng nợ). Mỗi chỉ tiêu hiệu quả của dự án có những ưu điểm và nhược điểm mà người phân tích cần cân nhắc lựa chọn cho phù hợp. Trong quá trình phân tích tài chính dự án, ta nên tính toán chỉ tiêu hệ số hoàn vốn kinh tế để lựa chọn phương án vay cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả dự án và rút ngắn thời gian phân tích tính toán dự án. Rủi ro trong phân tích dự án là những yếu tố tác động bất lợi đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Khác với các yếu tố bất định - không có phân bố xác suất, các yếu tố rủi ro có phân bố xác suất mà ta có thể xác định gần đúng. Có nhiều phương pháp tính đến rủi ro trong phân tích dự án nhưng chung quy lại có 2 phương pháp: phân tích độ nhạy và áp dụng lý thuyết xác suất. Phân tích độ nhạy gồm: phân tích độ nhạy 1 điểm và phân tích độ nhạy nhiều điểm (1 yếu tố và 2 yếu tố biến đổi). áp dụng lý thuyết xác suất có các phương pháp cây quyết định và mô phỏng, sử dụng các tiêu chuẩn: tối đa hoá kỳ vọng lợi nhuận, tối đa hoá kỳ vọng lợi ích và các quy tắc: kỳ vọng – phương sai, kỳ vọng – CV. Chương 2 phương pháp phân tích hiệu quả tài chính có tính đến rủi ro dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện Đặc điểm dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện Trong quá trình phân tích hiệu quả tài chính và phân tích rủi ro dự án nhà máy nhiệt điện ta cần nắm được các đặc điểm cơ bản sau đây về dự án nhà máy nhiệt điện: Vốn đầu tư ban đầu lớn, thời gian thu hồi vốn dài: thông thường khoảng 1000USD/1kW công suất đặt, bao gồm chủ yếu là chi phí thiết bị và chi phí xây lắp. Do đó việc huy động vốn và các phương án huy động vốn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính của dự án. Quá trình xây dựng tương đối dài: bởi vì dự án nhà máy nhiệt điện thường là dự án nhóm A, cần phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sau đó nếu được chấp nhận thì mới lập báo cáo khả thi, quá trình này thường phải mất trên 1 năm. Mặt khác, do khối lượng công việc rất lớn, thời gian kiểm tra chạy thử dài nên thông thường các nhà máy nhiệt điện xây dựng trong nhiều năm. Vì vậy, giá trị dự toán tổng vốn đầu tư công trình sẽ có biến động (thường là tăng) theo giá cả thị trường. Thời gian xây dựng dài cũng làm cho lãi vay trong quá trình xây dựng là một yếu tố tác động đáng kể đến tổng mức đầu tư. Chi phí vận hành cao và chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành: chủ yếu là do chi phí nhiên liệu mà trực tiếp tác động là giá nhiên liệu đầu vào, nên khi giá nhiên liệu cao thường đẩy giá thành sản xuất điện từ nhà máy nhiệt điện cao hơn giá thành sản xuất điện từ nhà máy thuỷ điện. Doanh thu của nhà máy nhiệt điện kém ổn định và khó ước lượng chính xác: Nhu cầu sử dụng điện luôn biến động và do cung phải đáp ứng cầu bất cứ lúc nào và về mặt kinh tế, điện là sản phẩm không thể dự trữ, do đó sản lượng mà nhà máy được huy động luôn không ổn định. Do thời gian khởi động dài khó đáp ứng tức thời nhu cầu phụ tải thay đổi đột ngột, đồng thời giá thành sản xuất điện cao vì vậy nhà máy nhiệt điện thường chạy nền hoặc lưng trong mùa khô và chạy lưng hoặc nửa đỉnh trong mùa lũ. Điều này dẫn đến sản lượng điện sản xuất từ nhà máy nhiệt điện thay đổi theo mùa. Mặt khác, do đặc điểm về công nghệ các nhà máy khác nhau có chi phí khác nhau, do đó khi hoạt động trong thị trường phát điện cạnh tranh thì có thể một số nhà máy nhiệt điện có giá bán kém cạnh tranh hơn so với các nhà máy nhiệt điện khác phải cắt giảm sản lượng hoặc hoạt động với thời gian ngắn. Có nhiều yếu tố rủi ro tác động xấu đến hiệu quả tài chính của dự án: Do tổng vốn đầu tư lớn nên khi làm tăng tổng mức đầu tư và/hoặc chậm tiến độ thì có tác động lớn đến hiệu quả dự án; chi phí nhiên liệu tăng cao; sản lượng giảm và/hoặc giá bán giảm khi hoạt động trong thị trường điện,... thời gian thu hồi vốn dài cũng là một nguyên nhân làm tăng tính rủi ro. Các yếu tố rủi ro cần phải được xem xét trong quá trình phân tích dự án để có thể lường trước mức độ tác động của từng yếu tố, căn nguyên và các giải pháp giảm thiểu rủi ro. Phương pháp phân tích hiệu quả tài chính dự án nhà máy nhiệt điện: Phân tích hiệu quả kinh tế tổng đầu tư: Tại sao phải phân tích kinh tế tổng đầu tư trước khi phân tích hiệu quả tài chính dự án nhà máy nhiệt điện? Thứ nhất, dự án nhà máy nhiệt điện thường có nhiều phương án kỹ thuật được đưa ra để xem xét, người lựa chọn phương án không chỉ là chủ đầu tư bởi vì sự ràng buộc của dự án với số lượng vốn vay rất lớn. Người cho vay và người góp vốn sẽ căn cứ vào hiệu quả kinh tế tổng hợp của dự án để quyết định cấp vốn. Đặc biệt khi ngành điện khan hiếm vốn, quyết định lựa chọn một phương án và cấp vốn của người cho vay (hoặc của người góp vốn) sẽ có thể là quyết định cuối cùng để nhà đầu tư có tiến hành phương án đó hay không. Do vậy phân tích kinh tế tổng đầu tư phải được tiến hành trước tiên để chủ đầu tư và người cho vay hay người góp vốn lựa chọn phương án kinh tế – kỹ thuật cuối cùng cho dự án. Thứ hai, quá trình phân tích hiệu quả tài chính dự án nhà máy nhiệt điện là quá trình đòi hỏi có khối lượng công việc rất lớn. Để giảm thiểu thời gian, thay vì phân tích hiệu quả tài chính cho tất cả các phương án, ta chỉ cần phân tích hiệu quả kinh tế theo quan điểm tổng đầu tư rồi chọn phương án tốt nhất. Thứ ba, vay cần phải có một tiêu chí để lựa chọn tỷ lệ vay và lãi suất vay của các phương án. Thông thường nhà đầu tư đưa ra nhiều phương án vay nhưng chỉ một số phương án trong đó là đáng xem xét bởi vì có một vài phương án ngay từ đầu đã không làm dự án khả thi. Khi IRRdự án > lãi suất vay thì nên đầu tư vì nhà đầu tư không những được hưởng lợi từ dự án mà còn được hưởng lợi từ vốn vay. Quá trình tính toán hiệu quả kinh tế tổng đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện: Bước 1: Tổng hợp tổng dự toán vốn đầu tư và kế hoạch phân bổ vốn đầu tư: Tổng dự toán vốn đầu tư là toàn bộ vốn đầu tư cần thiết để xây dựng công trình được lập trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Tổng dự toán vốn đầu tư nhà máy nhiệt điện bao gồm các khoản mục lớn sau: Tổng chi phí thiết bị: Phần lò hơi, Phần Tua bin và Hệ thống điện. Tổng chi phí xây lắp. Chi phí dự phòng trượt giá thiết bị nhập ngoại (thường là 2%). Chi phí khác: giải phóng mặt bằng tái định cư, tư vấn kỹ thuật,... Chi phí dự phòng (thường là 5%). Giá dự toán sử dụng giá ở thời điểm lập dự toán nhưng tổng dự toán được điều chỉnh theo trượt giá hàng năm trong quá trình xây dựng thông qua chi phí dự phòng. Tổng dự toán là cơ sở để lập kế hoạch phân bổ vốn, huy động vốn cũng như để tính khấu hao. Kế hoạch huy động và phân bổ vốn đầu tư dựa theo kế hoạch tiến độ thi công công trình. Bước2: Tổng hợp số liệu ban đầu để tính toán so sánh: Với mục đích tính toán so sánh các phương án, số liệu cho các phương án khác nhau cần phải giống nhau ở một số yếu tố (chẳng hạn: giá nhiên liệu, trượt giá nhiên liệu, giá bán điện,...) và chỉ cần số liệu bình quân (chẳng hạn số giờ vận hành trong 1 năm). Bước 3: Lập kế hoạch vận hành: Dựa vào số giờ vận hành trong năm (Tvh) và công suất khả dụng (Nkd) tính tổng điện năng sản xuất trong năm (Esx): Dựa vào hệ số điện năng tự dùng và tổn thất () ta tính được điện năng thương phẩm hàng năm (Etp): Bước 4: Tính toán chi phí nhiên liệu hàng năm: Trong đó: là tổng chi phí nhiên liệu. là chi phí nhiên liệu loại i. là suất tiêu hao nhiên liệu loại i tính cho 1kWh. là giá nhiên liệu i. Các loại nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện thường là than (quy đổi từ than tiêu chuẩn sang than thông thường), dầu (quy đổi sang dầu FO), đá vôi,... Bước 5: Tổng chi phí sản xuất hàng năm Trong đó chi phí vận hành và bảo dưỡng () bao gồm chi phí O&M cố định và chi phí O&M biến đổi. Bước 6: Lập bảng dòng tiền và tính các chỉ tiêu hiệu quả theo quan điểm tổng đầu tư Cấu trúc bảng tính như sau: Bảng 2.21: Cấu trúc bảng tính hiệu quả kinh tế tổng đầu tư nhà máy nhiệt điện STT Năm Chi đầu tư (106$) Chi vận hành (106$) Khấu hao (106$) Thuê đất (106$) Ct (106$) Bt (106$) CFBT (106$) Thu nhập chịu thuế (106$) Thuế thu nhập (106$) CFAT (106$) (1+i)-t NPVt (106$) BPVt (106$) CPVt (106$) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) Tổng NPV BPV CPV Ghi chú cách tính: (7) = (3)+(4)+(6) (9)=(8)-(7) (10) = 0 nếu (9)<0, ngược lại (10) = (9) – (5). (12)=(9)-(11) EIRR tính từ cột (12) dùng hàm IRR của Excel (nếu dòng tiền không đổi dấu nhiều lần). Quá trình tính toán hiệu quả tài chính dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện: Bước 1: Lập các phương án huy động vốn, tính tổng đầu tư: Các phương án huy động vốn sẽ có các thông số cơ bản như: Tỷ lệ vốn vay trong tổng đầu tư, nguồn vay, lãi suất vay, thời gian ân hạn, thời gian trả nợ, lịch trình vay, đồng tiền vay, hình thức trả gốc và lãi và các điều kiện cho vay khác. Sau khi có các số liệu đó, ta tính tỷ suất chiết khấu của phần vốn chủ sở hữu và tính tỷ suất chiết khấu có tính đến lạm phát sử dụng trong quá trình phân tích hiệu quả tài chính dự án (ở các bước tiếp theo). Dựa vào lịch trình nhu cầu phân bổ vốn đầu tư, ta lập lịch trình vay để đáp ứng nhu cầu phân bổ vốn đó. Các phương án và số lượng vay từ các nguồn trong mỗi phương án phải được thể hiện trong lịch trình vay. Lãi vay trong quá trình xây dựng là một thành phần của tổng mức đầu tư. Vì vậy, sau khi có các phương án vay và lịch trình vay ta tính được lãi vay trong quá trình xây dựng và tổng vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư = tổng dự toán xây dựng công trình + lãi vay trong thời gian xây dựng + chi phí khác (dịch vụ tài chính, phát triển dự án,...). Lập bảng kế hoạch vay trả cho từng nguồn: trả gốc, trả lãi trong từng năm từ khi vay vốn đến khi trả hết nợ. Bước 2: Lập bảng chi phí vận hành và khấu hao: Khi có vay vốn, chi phí vận hành có thêm thành phần trả lãi vận hành. Khấu hao không đổi. Bước 3: Tính giá thành sản xuất điện: Mục đích của việc tính giá thành sản xuất điện trong phân tích dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện là để làm cơ sở căn cứ xác định tính hợp lý của giá bán lý thuyết (giá bán giả thiết dùng để hạch toán dòng thu). Giá thành sản xuất điện trong dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện được tính theo công thức: Trong đó: là chi đầu tư là chi phí sản xuất điện hàng năm là điện năng thương phẩm (điện năng phát lên lưới). Bước 4: Lập bảng dòng tiền chủ sở hữu và tính các chỉ tiêu hiệu quả : Sau khi tính được giá thành, ta có cơ sở của giá bán giả thiết, từ đó hoạch toán dòng thu của dự án nhà máy nhiệt điện. Trong phần tính toán này ta lấy năm 0 là năm bắt đầu bỏ vốn. Sau khi tính toán dòng tiền của phần vốn chủ sở hữu, ta tính các chỉ tiêu: FIRR, BPV, CPV, NPV quy về năm đầu bỏ vốn, thời gian hoàn vốn. Tiếp đó ta tính các chỉ tiêu: FIRR nếu năm 0 là năm đầu vận hành, NPV quy về năm đầu vận hành. Cấu trúc bảng tính dòng tiền và chỉ tiêu hiệu quả như bảng 2.2-2 (trang sau). Bảng 2.22: Cấu trúc bảng tính hiệu quả tài chính nhà máy nhiệt điện Đơn vị: 106$ STT Năm Đầu tư Vốn tự có Vốn vay Khấu hao Trả gốc Trả lãi Chi phí vận hành Tiền thuê đất Dòng thu Thu nhập chịu thuế Thuế thu nhập Dòng chi CFAT (1+i)-t NPVt Cộng dồn BPVt CPVt (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) Tổng NPV BPV CPV Ghi chú cách tính: (12) = (11)-(10)-(9)-(8)-(6)-(4) (13) = 0 nếu (12)<0, ngược lại (13) = (12)*thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. (14)=(3)+(8)+(9)+(10)+(13). (các năm xây dựng không tính trả lãi vì trả lãi xây dựng đã tính trong tổng đầu tư). FIRR tính từ cột (15) dùng hàm IRR của Excel (nếu dòng tiền không đổi dấu nhiều lần). Bước 5: Lập bảng cân đối khả năng trả nợ: Sau khi tính các chỉ tiêu hiệu quả của dự án ta phải cân đối khả năng trả nợ. Nguồn trả nợ là phần trích lợi nhuận và khấu hao. Nợ phải trả của từng năm là tổng của trả vốn và lãi hàng năm. Cấu trúc bảng cân đối khả năng trả nợ như sau: Bảng 2.23: Bảng mẫu cân đối khả năng trả nợ Năm Nợ phải trả Khấu hao và lợi nhuận Phần trả nợ Nguồn trả cần bổ sung Cân đối nguồn trả và nợ vay (1) (2) (3) (4) (5) (6) Cân đối nguồn trả nợ được tính gần đúng bằng tổng phần trả nợ của các năm trừ đi tổng nợ phải trả của các năm. Nhận dạng và phân loại rủi ro của dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện Phân loại theo đặc tính của rủi ro: Rủi ro mang tính kỹ thuật Rủi ro do thiết kế không đảm bảo kỹ thuật, không chọn được phương án kỹ thuật tối ưu cho nhà máy. Rủi ro do thi công xây dựng không đúng với thiết kế. Rủi ro do các sự cố kỹ thuật ảnh hưởng đến tiến độ thi công hay trong quá trình chạy thử và vận hành nhà máy. Rủi ro do máy móc thiết bị không đảm bảo chất lượng. Rủi ro do điều kiện địa chất công trình không tốt. Rủi ro về chất lượng nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường (khí thải, nước thải, phóng xạ,...). Rủi ro do tổn thất cao và hiệu suất thấp khi thời gian vận hành tăng. Rủi ro do không đồng bộ về kỹ thuật và về thời điểm đấu nối với hệ thống điện khu vực và hệ thống điện toàn quốc. Rủi ro mang tính kinh tế Tổng vốn đầu tư tăng. Tiến độ đầu tư tăng làm thiệt hại về kinh tế cho chủ đầu tư: lãi suất vay vốn, chi phí cơ hội của doanh thu bị chậm, chi phí cơ hội của toàn hệ thống bị thiếu hụt điện năng,... Rủi ro về hợp đồng xây dựng và hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị: các quy định không rõ ràng dẫn đến thiệt hại kinh tế, vi phạm hợp đồng, khả năng tài chính không đáp ứng được hợp đồng,... Giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất tăng. Chi phí vận hành sửa chữa máy móc tăng. Doanh thu giảm so với tính toán: do thời gian và/hoặc công suất được huy động giảm, tổn thất tăng cao, hiệu suất và công suất khả dụng giảm. Giá bán giảm và/hoặc giá thành tăng so với tính toán: giá bán giảm do phải tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường điện, do quy định của luật pháp,... giá thành tăng do chi phí O&M tăng, do suất khấu hao tăng. Rủi ro do tỷ lệ lạm phát cao làm số liệu tổng đầu tư bị sai lệch so với dự toán theo hướng bất lợi, lạm phát làm các số liệu về dự tính dòng thu và dòng chi của dự án bị kém tính chính xác. Thực tế dòng chi của dự án khi có lạm phát tăng lên, trong khi dòng thu của dự án hoặc là không tăng hoặc là tăng chậm do các ràng buộc về mặt luật pháp áp đặt cho giá điện. Rủi ro do tỷ lệ lãi suất ngân hàng tăng: các dự án nhà máy nhiệt điện nếu được tài trợ (toàn phần hoặc một phần) bởi nguồn vốn cho vay dài hạn có tỷ lệ lãi suất không cố định thì sẽ chịu tác động xấu của việc tỷ lệ lãi suất cho vay tăng. Rủi ro về tỷ giá hối đoái: Do đặc điểm kỹ thuật cao của các thiết bị nhà máy nhiệt điện nên các thiết bị này thường phải nhập ngoại. Nếu đồng tiền trong nước mất giá thì chi phí nhập ngoại thiết bị cho nhà máy dùng đồng ngoại tệ sẽ tăng lên. Rủi ro do môi trường kinh doanh trong và ngoài nhà máy: đình công của công nhân, tiền phạt bồi thường thiệt hại do nhà máy gây ô nhiễm môi trường cho khu vực dân cư xung quanh. Phân loại theo quá trình đầu tư dự án: Rủi ro trong quá trình chuẩn bị và lập và phê duyệt dự án Có sai sót trong khảo sát điều kiện kinh tế – kỹ thuật: các cơ sở hiện có và yêu cầu chung của hệ thống điện, điều kiện tự nhiên, dân cư kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường kinh doanh,... Không đề xuất được các phương án kinh tế – kỹ thuật tốt. Không chọn được phương án kinh tế – kỹ thuật tốt nhất. Trong phương án được chọn có sai sót về mặt kỹ thuật. Tổng dự toán không sát với thực tế. Không chọn được phương án vay tốt nhất. Dự tính dòng thu và dòng chi của dự án không sát với thực tế. Kế hoạch thi công và tiến độ thi công xây dựng không hợp lý. Các hợp đồng với đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu xây dựng, nhà thầu cung cấp hàng hoá có những điểm thiếu sót. Thời gian trình duyệt dự án kéo dài và làm lại nhiều lần. Rủi ro trong quá trình xây dựng nhà máy Tổng vốn đầu tư có phát sinh tăng. Tiến độ xây dựng chậm so với kế hoạch. Năng lực của nhà thầu không đảm bảo yêu cầu của dự án: yếu kém về năng lực thi công xây dựng, yếu kém về năn._.u khả thi. Tập 1 Thuyết minh chung. Viện năng lượng. Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng. Báo cáo nghiên cứu khả thi. Tập 2 Phụ lục tính toán và các văn bản pháp lý. Viện năng lượng. Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng. Báo cáo nghiên cứu khả thi. Báo cáo bổ sung: Tổng vốn đầu tư và phân tích tài chính. Tài liệu tiếng Việt: Bộ môn Kinh tế năng lượng ĐH Bách Khoa Hà Nội. Giáo trình Kinh tế năng lượng (bản thảo). Chương 5,6,7. Nguyễn Việt Hùng. Giáo trình quản lý tài chính. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt. Lập và quản lý dự án đầu tư – Nhà xuất bản thống kê 2000. Nguyễn Anh Tuấn. Hạn chế rủi ro và tổn thất trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế - 2005. Phạm Thị Thanh Mai. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư nhà máy thuỷ điện áp dụng cho nhà máy thủy điện Sơn La – Luận văn thạc sỹ - 2004. Vũ Anh Hoa. Phân tích rủi ro dự án đầu tư nhà máy điện theo phương pháp mô phỏng Monte Carlo. áp dụng với nhà máy nhiệt điện Hải Phòng – luận văn thạc sỹ - 2004 Tài liệu tiếng Anh: Chan S. Park, Gunter P. Sharp-Bette – Advanced Engineering Economics. Part two: Risk analysis. Haim Levy, Marshall Sarnat - Capital Investment and Financial Decisions - Fifth edition. J.M.Campbell. Analysis and management petroleum projects: Risk, taxe and time. Chapter 8: Assessing,Presenting and managing project risk. Decisioneering, Inc. Crystal Ball Users Manual. Phụ lục Dòng tiền phân tích tài chính các phương án vay B và C (phương án 600MW) Bảng PL11: Dòng tiền phân tích tài chính (phương án vay B) cho phương án 600MW Đơn vị: 106$ STT Năm Đầu tư Vốn tự có Vốn vay Khấu hao Trả gốc Trả lãi Chi phí vận hành Tiền thuê đất Doanh thu Thu nhập chịu thuế Thuế thu nhập Dòng chi CFAT (1+i)-t NPVt Cộng dồn PVBt PVCt (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) 0 2003 61,68 17,557 40,966 0 0 2,868 0,0432 40,97 61,73 -20,76 1,00 -20,76 -20,76 40,97 61,73 1 2004 233,66 66,505 155,18 0 0 13,73 0,0432 155,18 233,70 -78,52 0,92 -72,35 -93,11 142,98 215,33 2 2005 248,61 70,761 165,11 0 0 25,29 0,0432 165,11 248,65 -83,55 0,85 -70,93 -164,04 140,17 211,10 3 2006 91,60 26,072 60,835 15,89 0 29,55 53,02 0,0432 129,10 0,00 0 174,22 -45,12 0,78 -35,29 -199,33 100,98 136,27 4 2007 0 0 0 31,78 28,139 27,58 74,89 0,0432 136,53 0,00 0 102,51 34,02 0,72 24,52 -174,81 98,40 73,88 5 2008 0 0 0 31,78 28,139 25,61 73,28 0,0432 136,53 2,91 0,93 99,86 36,67 0,66 24,35 -150,46 90,66 66,32 6 2009 0 0 0 31,78 28,139 23,64 71,68 0,0432 136,53 4,70 1,50 96,86 39,67 0,61 24,27 -126,19 83,54 59,26 7 2010 0 0 0 31,78 28,139 21,67 70,07 0,0432 136,53 12,97 4,15 95,93 40,60 0,56 22,89 -103,30 76,97 54,08 8 2011 0 0 0 31,78 28,139 19,7 68,48 0,0432 136,53 16,54 5,29 93,51 43,02 0,52 22,35 -80,95 70,92 48,57 9 2012 0 0 0 31,78 28,139 17,73 66,88 0,0432 136,53 20,10 6,43 91,08 45,45 0,48 21,75 -59,20 65,34 43,59 10 2013 0 0 0 31,78 28,139 15,76 65,29 0,0432 136,53 23,66 7,57 88,66 47,87 0,44 21,11 -38,09 60,21 39,10 11 2014 0 0 0 31,78 28,139 13,79 63,70 0,0432 136,53 27,22 8,71 86,24 50,29 0,41 20,43 -17,66 55,47 35,04 12 2015 0 0 0 31,78 28,139 11,82 62,12 0,0432 136,53 30,77 9,85 83,83 52,70 0,37 19,73 2,07 51,11 31,38 13 2016 0 0 0 31,78 28,139 9,849 60,54 0,0432 136,53 34,32 10,98 81,41 55,12 0,34 19,01 21,08 47,10 28,08 14 2017 0 0 0 31,78 28,139 7,879 58,96 0,0432 136,53 37,87 12,12 79,00 57,53 0,32 18,28 39,36 43,39 25,11 15 2018 0 0 0 31,78 28,139 5,909 57,39 0,0432 136,53 41,41 13,25 76,60 59,93 0,29 17,55 56,91 39,98 22,43 16 2019 0 0 0 31,78 28,139 3,939 55,83 0,0432 136,53 44,94 14,38 74,19 62,34 0,27 16,82 73,74 36,84 20,02 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) 17 2020 0 0 0 31,78 28,139 1,97 54,26 0,0432 136,53 48,48 15,51 71,79 64,74 0,25 16,10 89,83 33,94 17,85 18 2021 0 0 0 31,78 28,139 -0 52,70 0,0432 136,53 52,01 16,64 69,39 67,14 0,23 15,38 105,21 31,27 15,89 19 2022 0 0 0 31,78 0 0 53,12 0,0432 136,53 51,59 16,51 69,67 66,86 0,21 14,11 119,32 28,82 14,70 20 2023 0 0 0 31,78 0 0 53,54 0,0432 136,53 51,17 16,38 69,95 66,58 0,19 12,95 132,27 26,55 13,60 21 2024 0 0 0 31,78 0 0 53,96 0,0432 136,53 50,75 16,24 70,24 66,29 0,18 11,88 144,15 24,46 12,59 22 2025 0 0 0 31,78 0 0 54,39 0,0432 136,53 50,32 16,10 70,53 66,00 0,17 10,90 155,04 22,54 11,64 23 2026 0 0 0 15,89 0 0 54,82 0,0432 136,53 65,78 21,05 75,91 60,62 0,15 9,22 164,26 20,77 11,55 24 2027 0 0 0 0,00 0 0 55,25 0,0432 136,53 81,23 26,00 81,29 55,24 0,14 7,74 172,01 19,14 11,39 25 2028 0 0 0 0,00 0 0 55,69 0,0432 136,53 80,79 25,85 81,59 54,94 0,13 7,09 179,10 17,63 10,54 26 2029 0 0 0 0,00 0 0 56,14 0,0432 136,53 80,35 25,71 81,89 54,64 0,12 6,50 185,60 16,25 9,74 27 2030 0 0 0 0,00 0 0 56,59 0,0432 136,53 79,90 25,57 82,20 54,33 0,11 5,96 191,56 14,97 9,01 28 2031 0 0 0 0,00 0 0 28,52 0,0432 68,27 39,70 12,70 41,27 27,00 0,10 2,73 194,29 6,90 4,17 Tổng 194,29 1.508,3 1.314,0 Bảng PL12: Tính các chỉ tiêu NPV và IRR (năm 0 là 2006) phương án B STT Năm CFAT (1+i)-t NPVt (1+i)-t NPVt -3 2003 -20,76 1,2784 -26,5419 1,5601 -32,3898 -2 2004 -78,52 1,1779 -92,4952 1,3451 -105,6259 -1 2005 -83,55 1,0853 -90,6744 1,1598 -96,8971 0 2006 -45,12 1,0000 -45,1158 1,0000 -45,1158 1 2007 34,02 0,9214 31,3457 0,8622 29,3327 2 2008 36,67 0,8490 31,1292 0,7434 27,2594 3 2009 39,67 0,7822 31,0313 0,6410 25,4286 4 2010 40,60 0,7207 29,2587 0,5527 22,4364 5 2011 43,02 0,6641 28,5698 0,4765 20,5012 6 2012 45,45 0,6119 27,8068 0,4109 18,6723 7 2013 47,87 0,5638 26,9858 0,3543 16,9573 8 2014 50,29 0,5194 26,1207 0,3054 15,3596 9 2015 52,70 0,4786 25,2236 0,2634 13,8796 10 2016 55,12 0,4410 24,3050 0,2271 12,5152 11 2017 57,53 0,4063 23,3738 0,1958 11,2628 12 2018 59,93 0,3744 22,4379 0,1688 10,1175 13 2019 62,34 0,3449 21,5037 0,1456 9,0736 14 2020 64,74 0,3178 20,5768 0,1255 8,1249 15 2021 67,14 0,2928 19,6620 0,1082 7,2651 16 2022 66,86 0,2698 18,0403 0,0933 6,2378 17 2023 66,58 0,2486 16,5513 0,0804 5,3554 18 2024 66,29 0,2291 15,1843 0,0694 4,5976 19 2025 66,00 0,2111 13,9294 0,0598 3,9468 20 2026 60,62 0,1945 11,7886 0,0516 3,1257 21 2027 55,24 0,1792 9,8977 0,0445 2,4558 22 2028 54,94 0,1651 9,0703 0,0383 2,1060 23 2029 54,64 0,1521 8,3113 0,0331 1,8058 24 2030 54,33 0,1402 7,6151 0,0285 1,5483 25 2031 27,00 0,1291 3,4864 0,0246 0,6633 NPV (2006) = 248,3784 Tổng = -0,000001 IRR (2003) = 15,98% IRR (2006) = 15,98% Bảng PL13: Dòng tiền phân tích tài chính (phương án vay C) cho phương án 600MW Đơn vị: 106$ STT Năm Đầu tư Vốn tự có Vốn vay Khấu hao Trả gốc Trả lãi Chi phí vận hành Tiền thuê đất Doanh thu Thu nhập chịu thuế Thuế thu nhập Dòng chi CFAT (1+i)-t NPVt Cộng dồn PVBt PVCt (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) 0 2003 62,36 8,7784 49,744 0 0 3,482 0,0432 49,74 62,40 -12,66 1,00 -12,66 -12,66 49,74 62,40 1 2004 236,23 33,253 188,43 0 0 16,67 0,0432 188,43 236,27 -47,84 0,93 -44,28 -56,94 174,40 218,67 2 2005 251,34 35,38 200,49 0 0 30,71 0,0432 200,49 251,39 -50,90 0,86 -43,60 -100,53 171,74 215,34 3 2006 92,61 13,036 73,871 16,06 0 35,88 59,36 0,0432 142,14 0,00 0 187,88 -45,75 0,79 -36,27 -136,80 112,69 148,96 4 2007 0 0 0 32,13 34,169 33,49 80,80 0,0432 136,53 0,00 0 114,33 22,20 0,73 16,29 -120,51 100,18 83,89 5 2008 0 0 0 32,13 34,169 31,09 78,77 0,0432 136,53 -2,75 0,00 109,91 26,62 0,68 18,08 -102,43 92,72 74,64 6 2009 0 0 0 32,13 34,169 28,7 76,74 0,0432 136,53 -0,54 0,00 105,49 31,04 0,63 19,51 -82,92 85,82 66,30 7 2010 0 0 0 32,13 34,169 26,31 74,72 0,0432 136,53 3,33 1,07 102,14 34,39 0,58 20,01 -62,91 79,43 59,42 8 2011 0 0 0 32,13 34,169 23,92 72,70 0,0432 136,53 7,75 2,48 99,14 37,39 0,54 20,13 -42,78 73,51 53,38 9 2012 0 0 0 32,13 34,169 21,53 70,68 0,0432 136,53 12,15 3,89 96,14 40,39 0,50 20,13 -22,65 68,04 47,91 10 2013 0 0 0 32,13 34,169 19,13 68,67 0,0432 136,53 16,56 5,30 93,14 43,39 0,46 20,01 -2,64 62,97 42,96 11 2014 0 0 0 32,13 34,169 16,74 66,66 0,0432 136,53 20,96 6,71 90,15 46,38 0,43 19,80 17,16 58,28 38,48 12 2015 0 0 0 32,13 34,169 14,35 64,65 0,0432 136,53 25,36 8,11 87,16 49,37 0,40 19,51 36,67 53,94 34,44 13 2016 0 0 0 32,13 34,169 11,96 62,65 0,0432 136,53 29,75 9,52 84,17 52,36 0,37 19,15 55,81 49,92 30,78 14 2017 0 0 0 32,13 34,169 9,567 60,65 0,0432 136,53 34,14 10,92 81,19 55,34 0,34 18,73 74,54 46,21 27,48 15 2018 0 0 0 32,13 34,169 7,175 58,66 0,0432 136,53 38,53 12,33 78,21 58,32 0,31 18,27 92,81 42,77 24,50 16 2019 0 0 0 32,13 34,169 4,784 56,67 0,0432 136,53 42,91 13,73 75,23 61,30 0,29 17,77 110,58 39,58 21,81 17 2020 0 0 0 32,13 34,169 2,392 54,68 0,0432 136,53 47,28 15,13 72,25 64,28 0,27 17,25 127,83 36,63 19,39 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) 18 2021 0 0 0 32,13 34,169 0,00 52,70 0,0432 136,53 51,66 16,53 69,28 67,25 0,25 16,70 144,53 33,91 17,20 19 2022 0 0 0 32,13 0 0 53,12 0,0432 136,53 51,24 16,40 69,56 66,97 0,23 15,39 159,93 31,38 15,99 20 2023 0 0 0 32,13 0 0 53,54 0,0432 136,53 50,82 16,26 69,84 66,69 0,21 14,19 174,11 29,04 14,86 21 2024 0 0 0 32,13 0 0 53,96 0,0432 136,53 50,40 16,13 70,13 66,40 0,20 13,07 187,19 26,88 13,81 22 2025 0 0 0 32,13 0 0 54,39 0,0432 136,53 49,97 15,99 70,42 66,11 0,18 12,05 199,23 24,88 12,83 23 2026 0 0 0 16,06 0 0 54,82 0,0432 136,53 65,61 20,99 75,85 60,68 0,17 10,23 209,47 23,03 12,79 24 2027 0 0 0 0,00 0 0 55,25 0,0432 136,53 81,23 26,00 81,29 55,24 0,16 8,62 218,09 21,31 12,69 25 2028 0 0 0 0,00 0 0 55,69 0,0432 136,53 80,79 25,85 81,59 54,94 0,14 7,94 226,03 19,72 11,79 26 2029 0 0 0 0,00 0 0 56,14 0,0432 136,53 80,35 25,71 81,89 54,64 0,13 7,31 233,33 18,26 10,95 27 2030 0 0 0 0,00 0 0 56,59 0,0432 136,53 79,90 25,57 82,20 54,33 0,12 6,72 240,06 16,90 10,17 28 2031 0 0 0 0,00 0 0 28,52 0,0432 68,27 39,70 12,70 41,27 27,00 0,11 3,09 243,15 7,82 4,73 Tổng 243,15 1.651,7 1.408,6 Bảng PL 14: Tính các chỉ tiêu NPV và IRR (năm 0 là 2006) phương án C STT Năm CFAT (1+i)-t NPVt (1+i)-t NPVt -3 2003 -12,66 1,2613 -15,9691 1,6951 -21,4605 -2 2004 -47,84 1,1674 -55,8457 1,4216 -68,0086 -1 2005 -50,90 1,0805 -54,9914 1,1923 -60,6851 0 2006 -45,75 1,0000 -45,7485 1,0000 -45,7485 1 2007 22,20 0,9255 20,5483 0,8387 18,6204 2 2008 26,62 0,8566 22,8070 0,7034 18,7281 3 2009 31,04 0,7928 24,6125 0,5899 18,3145 4 2010 34,39 0,7338 25,2373 0,4948 17,0174 5 2011 37,39 0,6791 25,3955 0,4150 15,5175 6 2012 40,39 0,6286 25,3886 0,3480 14,0578 7 2013 43,39 0,5818 25,2405 0,2919 12,6645 8 2014 46,38 0,5384 24,9722 0,2448 11,3543 9 2015 49,37 0,4983 24,6026 0,2053 10,1367 10 2016 52,36 0,4612 24,1484 0,1722 9,0161 11 2017 55,34 0,4269 23,6242 0,1444 7,9928 12 2018 58,32 0,3951 23,0432 0,1211 7,0648 13 2019 61,30 0,3657 22,4166 0,1016 6,2279 14 2020 64,28 0,3384 21,7547 0,0852 5,4769 15 2021 67,25 0,3132 21,0662 0,0715 4,8060 16 2022 66,97 0,2899 19,4157 0,0599 4,0138 17 2023 66,69 0,2683 17,8935 0,0503 3,3521 18 2024 66,40 0,2483 16,4896 0,0422 2,7993 19 2025 66,11 0,2298 15,1949 0,0354 2,3375 20 2026 60,68 0,2127 12,9075 0,0297 1,7993 21 2027 55,24 0,1969 10,8760 0,0249 1,3738 22 2028 54,94 0,1822 10,0115 0,0209 1,1460 23 2029 54,64 0,1687 9,2150 0,0175 0,9559 24 2030 54,33 0,1561 8,4812 0,0147 0,7972 25 2031 27,00 0,1445 3,9004 0,0123 0,3322 NPV (2006) = 306,6887 Tổng = -0,000012 IRR (2003) = 19,23% IRR (2006) = 19,23% Phân tích độ nhạy 1 yếu tố (phương án B và C) Bảng PL 21: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào tổng vốn đầu tư (phương án B) Phương án B Đơn vị Hoà vốn Tổng vốn đầu tư 106$ 572 603,78 635,56 667,33 699,11 881,682 Tăng giảm tổng vốn đầu tư % -10% -5% 0% 5% 10% 39% NPV quy về năm đầu bỏ vốn - 2003 106$ 244,20 219,24 194,29 169,33 144,37 0,00 NPV quy về năm đầu vận hành - 2006 106$ 312,19 280,29 248,38 216,47 184,56 0,00 IRR (năm 0 là năm bắt đầu bỏ vốn) - 2003 % 20,35% 17,88% 15,98% 14,45% 13,18% 8,53% B/C - 1,1932 1,1701 1,1479 1,1265 1,1058 1,0000 Giá thành dự án cent/kWh 3,5957 3,6854 3,7751 3,8647 3,9544 4,4696 Thời gian hoàn vốn tính từ năm bỏ vốn (2003) năm 9,26 10,57 11,90 13,27 14,70 0,00 Bảng PL 22: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào tổng vốn đầu tư (phương án C) Phương án C Đơn vị Hoà vốn Tổng vốn đầu tư tr.$ 578,28 610,41 642,54 674,66 706,79 942,91 Tăng giảm tổng vốn đầu tư % -10% -5% 0% 5% 10% 47% NPV quy về năm đầu bỏ vốn - 2003 106$ 294,12 268,69 243,15 217,56 191,97 0,00 NPV quy về năm đầu vận hành - 2006 106$ 370,98 338,90 306,69 274,41 242,13 0,00 IRR (năm 0 là năm bắt đầu bỏ vốn) - 2003 % 27,79% 22,58% 19,23% 16,83% 15,00% 8,05% B/C - 1,1932 1,1701 1,1479 1,1265 1,1058 0,9736 Giá thành dự án cent/kWh 3,6432 3,7305 3,8177 3,9049 3,9921 4,6332 Thời gian hoàn vốn tính từ năm bỏ vốn (2003) năm 7,34 8,75 10,13 11,51 12,89 0,00 Bảng PL 23: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào số giờ vận hành công suất đặt (phương án B) Phương án B Đơn vị Hoà vốn Số giờ vận hành công suất đặt h 6600 6300 6000 5700 5400 3964 Tăng giảm số giờ vận hành công suất đặt % 10% 5% 0% -5% -10% -34% NPV quy về năm đầu bỏ vốn - 2003 106$ 247,88 221,08 194,29 167,49 140,37 0,00 IRR (năm 0 là năm bắt đầu bỏ vốn) - 2003 % 18,02% 17,00% 15,98% 14,96% 13,92% 8,53% B/C - 1,18 1,16 1,15 1,13 1,11 1,00 Giá thành dự án cent/kWh 3,57 3,67 3,78 3,89 4,03 4,93 Thời gian hoàn vốn tính từ năm bỏ vốn (2003) năm 10,29 11,04 11,90 12,88 14,05 0,00 Bảng PL 24: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào số giờ vận hành công suất đặt (phương án C) Phương án C Đơn vị Hoà vốn Số giờ vận hành công suất đặt h 6600 6300 6000 5700 5400 3686,5 Tăng giảm số giờ vận hành công suất đặt % 10% 5% 0% -5% -10% -39% NPV quy về năm đầu bỏ vốn - 2003 106$ 300,07 271,85 243,15 213,91 183,88 0,00 IRR (năm 0 là năm bắt đầu bỏ vốn) - 2003 % 22,03% 20,64% 19,23% 17,81% 16,37% 8,05% B/C - 1,20 1,19 1,17 1,16 1,14 1,00 Giá thành dự án cent/kWh 3,61 3,71 3,82 3,94 4,07 5,25 Thời gian hoàn vốn tính từ năm bỏ vốn (2003) năm 8,6727 9,3418 10,133 11,073 12,202 0 Bảng PL 25: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào chi phí nhiên liệu (phương án B) Phương án B Đơn vị Hoà vốn Tăng giảm chi phí nhiên liệu % -10% -5% 0% 5% 10% 74% NPV quy về năm đầu bỏ vốn - 2003 106$ 218,91 206,60 194,29 181,97 169,66 0,00 IRR (năm 0 là năm bắt đầu bỏ vốn) - 2003 % 16,88% 16,43% 15,98% 15,53% 15,07% 8,53% B/C - 1,17 1,16 1,15 1,14 1,13 1,00 Giá thành dự án cent/kWh 3,66 3,72 3,78 3,83 3,89 4,66 Thời gian hoàn vốn tính từ năm bỏ vốn (2003) năm 11,15 11,52 11,90 12,31 12,74 28,00 Bảng PL 26: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào chi phí nhiên liệu (phương án C) Phương án C Đơn vị Hoà vốn Tăng giảm chi phí nhiên liệu % -10% -5% 0% 5% 10% 84% NPV quy về năm đầu bỏ vốn - 2003 106$ 269,58 256,42 243,15 229,80 216,36 0,00 IRR (năm 0 là năm bắt đầu bỏ vốn) - 2003 % 20,46% 19,85% 19,23% 18,61% 17,99% 8,05% B/C - 1,20 1,18 1,17 1,16 1,15 1,00 Giá thành dự án cent/kWh 3,70 3,76 3,82 3,88 3,94 4,83 Thời gian hoàn vốn tính từ năm bỏ vốn (2003) năm 9,4532 9,7797 10,133 10,515 10,925 28 Bảng PL 27: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào giá bán điện (phương án B) Phương án B Đơn vị Hoà vốn Giá bán điện 4,510 4,305 4,100 3,895 3,690 3,220 Tăng giảm giá bán điện % 10% 5% 0% -5% -10% -21% NPV quy về năm đầu bỏ vốn - 2003 106$ 279,22 236,75 194,29 151,71 107,98 0,00 IRR (năm 0 là năm bắt đầu bỏ vốn) - 2003 % 19,16% 17,57% 15,98% 14,38% 12,71% 8,53% B/C - 1,21 1,18 1,15 1,12 1,08 1,00 Thời gian hoàn vốn tính từ năm bỏ vốn (2003) năm 9,59 10,62 11,90 13,50 15,63 28,00 Bảng PL 28: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vào giá bán điện (phương án C) Phương án C Đơn vị Hoà vốn Giá bán điện 4,510 4,305 4,100 3,895 3,690 3,101 Tăng giảm giá bán điện % 10% 5% 0% -5% -10% -24% NPV quy về năm đầu bỏ vốn - 2003 106$ 333,06 288,46 243,15 196,47 147,91 0,00 IRR (năm 0 là năm bắt đầu bỏ vốn) - 2003 % 23,56% 21,41% 19,23% 17,01% 14,73% 8,05% B/C - 1,23 1,20 1,17 1,14 1,11 1,00 Thời gian hoàn vốn tính từ năm bỏ vốn (2003) năm 8,05 8,96 10,13 11,67 13,70 28,00 Hình PL 21: Độ nhạy của NPV phương án B với các yếu tố rủi ro Hình PL 22: Độ nhạy của IRR phương án B với các yếu tố rủi ro Hình PL 23: Độ nhạy của NPV phương án C với các yếu tố rủi ro Hình PL 24: Độ nhạy của IRR phương án C với các yếu tố rủi ro Bảng PL 29: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả và cân đối nguồn trả vốn vay vào tỷ lệ vay vốn (phương án B) Phương án A Đơn vị Tỷ lệ vay (%) Ngưỡng 50% 55% 60% 65% 70% 75% 80% 85% 90% 95% 96% NPV quy về năm đầu bỏ vốn - 2003 106$ 128,58 144,97 161,38 177,82 194,29 210,78 227,11 243,15 258,96 274,21 277,14 NPV quy về năm đầu vận hành - 2006 106$ 167,35 187,83 208,17 228,35 248,38 268,26 287,76 306,69 325,17 342,77 346,13 IRR (năm 0 là năm bắt đầu bỏ vốn) - 2003 % 13,37% 13,91% 14,52% 15,20% 15,98% 16,89% 17,96% 19,23% 20,82% 22,89% 23,38% Giá thành dự án cent/kWh 3,71 3,73 3,74 3,76 3,78 3,79 3,80 3,82 3,83 3,84 3,85 B/C - 1,11 1,12 1,13 1,14 1,15 1,16 1,17 1,17 1,18 1,19 1,19 Cân đối nguồn trả vốn vay 106$ 715,52 638,36 560,44 482,52 404,60 326,68 248,76 170,84 92,92 15,00 0 Bảng PL 210: Sự phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả và cân đối nguồn trả vốn vay vào tỷ lệ vay vốn (phương án C) Phương án A Đơn vị Tỷ lệ vay (%) Ngưỡng 50% 55% 60% 65% 70% 75% 80% 85% 90% 95% 96% NPV quy về năm đầu bỏ vốn - 2003 106$ 128,58 144,97 161,38 177,82 194,29 210,78 227,11 243,15 258,96 274,21 277,14 NPV quy về năm đầu vận hành - 2006 106$ 167,35 187,83 208,17 228,35 248,38 268,26 287,76 306,69 325,17 342,77 346,13 IRR (năm 0 là năm bắt đầu bỏ vốn) - 2003 % 13,37% 13,91% 14,52% 15,20% 15,98% 16,89% 17,96% 19,23% 20,82% 22,89% 23,38% Giá thành dự án cent/kWh 3,71 3,73 3,74 3,76 3,78 3,79 3,80 3,82 3,83 3,84 3,85 B/C - 1,11 1,12 1,13 1,14 1,15 1,16 1,17 1,17 1,18 1,19 1,19 Cân đối nguồn trả vốn vay 106$ 715,52 638,36 560,44 482,52 404,60 326,68 248,76 170,84 92,92 15,00 0 Bảng PL 211: : Sự phụ thuộc của NPV(2003) vào giá than và giá dầu (Phương án B) Tăng giảm giá than 19,08 20,14 21,2 22,3 23,32 24,38 37,1 37,32 NPV= 194,29 -10% -5% 0% 5% 10% 15% 75% 76,1% Tăng giảm giá dầu FO 108 -10% 218,6 206,6 194,6 182,5 170,5 158,5 3,2 0,3 114 -5% 218,5 206,5 194,4 182,4 170,4 158,3 3,1 0,2 120 0% 218,3 206,3 194,3 182,3 170,2 158,2 2,9 0,0 126 5% 218,2 206,2 194,2 182,1 170,1 158,1 2,8 -0,2 132 10% 218,1 206,0 194,0 182,0 170,0 157,9 2,6 -0,3 138 15% 217,9 205,9 193,9 181,9 169,8 157,8 2,5 -0,5 233,448 95% 215,8 203,8 191,7 179,7 167,7 155,6 0,0 -2,9 9089,91 7475% 6,2 -7,6 -21,7 -35,8 -50,1 -64,4 -247,3 -250,6 Bảng PL 212: Sự phụ thuộc của NPV(2003) vào giá than và giá dầu (Phương án C) Tăng giảm giá than 19,08 20,14 21,2 22,3 23,32 24,38 39,22 39,46 NPV= 243,15 -10% -5% 0% 5% 10% 15% 85% 86,1% Tăng giảm giá dầu FO 108 -10% 269,3 256,4 243,4 230,4 217,3 203,9 3,7 0,3 114 -5% 269,1 256,3 243,3 230,3 217,1 203,7 3,5 0,2 120 0% 269,0 256,1 243,1 230,1 217,0 203,6 3,4 0,0 126 5% 268,8 256,0 243,0 230,0 216,8 203,4 3,2 -0,2 132 10% 268,7 255,8 242,9 229,8 216,7 203,3 3,0 -0,3 138 15% 268,5 255,7 242,7 229,7 216,5 203,2 2,87 -0,5 239,74 100% 266,1 253,3 240,2 227,2 214,0 200,6 0,00 -3,4 10047,6 8273% 10,75 -4,288 -19,50 -34,8 -50,1 -65,6 -294 -298 Bảng PL 213: Sự phụ thuộc của NPV(2003) vào tổng đầu tư và sản lượng (Phương án B) Tăng giảm tổng đầu tư NPV 194,29 -10% -5% 0% 5% 10% 15% 20% 39% Tăng giảm sản lợng 10% 357,0 332,1 307,1 282,1 257,2 232,2 207,3 113,8 5% 299,3 274,3 249,4 224,4 199,4 174,5 149,5 56,0 0% 244,2 219,2 194,3 169,3 144,4 119,4 94,4 0,0 -5% 191,8 166,7 141,6 116,4 91,1 65,7 40,2 -56,4 -10% 140,7 115,2 89,6 63,7 37,9 11,9 -14,2 -112,8 -15% 89,8 63,7 37,6 11,3 -15,0 -41,5 -68,0 -168,2 -16% 78,8 52,6 26,3 0,0 -26,5 -53,0 -79,7 -180,0 Bảng PL 214: Sự phụ thuộc của NPV(2003) vào tổng đầu tư và sản lượng (Phương án C) Tăng giảm tổng đầu tư 243,15 -10% -5% 0% 5% 10% 15% 20% 47% Tăng giảm sản lượng 10% 412,7 387,5 362,2 337,0 311,7 286,5 261,2 125,9 5% 352,1 326,9 301,6 276,4 251,1 225,7 200,3 63,1 0% 294,1 268,7 243,1 217,6 192,0 166,1 140,2 0,0 -5% 237,2 211,3 185,3 159,1 132,9 106,6 80,1 -62,6 -10% 180,6 154,2 127,8 101,1 74,4 47,7 20,9 -123,9 -15% 125,0 98,2 71,3 44,4 17,3 -9,8 -36,9 -183,3 -20% 70,9 43,8 16,6 -10,7 -38,0 -65,4 -92,8 -240,6 -22% 54,5 27,3 0,0 -27,3 -54,8 -82,2 -109,7 -257,8 Bảng PL 215: Sự phụ thuộc của NPV(2003) vào sản lượng và giá bán (Phương án B) Tăng giảm sản lượng NPV (106$) 194,29 10% 5% 0% -5% -10% -15% -20% -25% -34% Tăng giảm giá bán 10% 341,3 310,2 279,2 248,2 217,2 186,2 155,0 123,2 63,7 5% 294,6 265,7 236,8 207,8 178,9 149,8 120,2 89,5 32,2 0% 247,9 221,1 194,3 167,5 140,4 112,7 84,0 54,5 0,0 -5% 201,2 176,5 151,7 126,4 100,6 73,9 46,5 18,6 -32,9 -10% 154,5 131,4 108,0 83,8 59,1 33,7 7,9 -18,4 -66,4 -15% 106,4 84,6 62,2 39,3 16,0 -7,7 -31,8 -56,2 -100,5 -20% 55,9 35,3 14,4 -6,9 -28,5 -50,3 -72,4 -94,7 -135,1 -21% 40,7 20,5 0,0 -20,7 -41,7 -63,0 -84,5 -106,2 -145,3 Bảng PL 216: Sự phụ thuộc của NPV(2003) vào sản lượng và giá bán (Phương án C) Tăng giảm sản lượng NPV (106$) 243,15 10% 5% 0% -5% -10% -15% -20% -25% -39% Tăng giảm giá bán 10% 398,1 365,6 333,1 300,5 267,8 234,4 200,1 164,9 64,9 5% 349,1 318,8 288,5 257,8 226,5 194,4 161,5 127,7 32,7 0% 300,1 271,8 243,1 213,9 183,9 153,1 121,7 89,6 0,0 -5% 250,6 223,9 196,5 168,4 139,8 110,6 80,9 50,8 -33,1 -10% 199,5 173,9 147,9 121,4 94,5 67,1 39,3 11,2 -66,6 -15% 146,2 122,2 97,8 73,0 47,9 22,6 -3,1 -29,0 -100,4 -20% 90,9 68,6 46,1 23,3 0,3 -22,9 -46,2 -69,8 -134,7 -25% 33,8 13,6 -6,81 -27,5 -48,17 -69,1 -90,08 -111 -170 -24% 41,2 20,7 0,0 -20,9 -41,88 -63,1 -84,42 -106 -165 Bảng PL 217: Sự phụ thuộc của IRR vào tổng đầu tư và sản lượng - Phương án B Tăng giảm tổng đầu tư IRR 16% -10% -5% 0% 5% 10% 39% Tăng giảm sản lượng 10% 23% 20% 18% 16% 15% 10% 5% 22% 19% 17% 15% 14% 9% 0% 20% 18% 16% 14% 13% 8,5% -5% 19% 17% 15% 14% 12% 8% -10% 18% 16% 14% 13% 11% 7% -15% 16% 14% 13% 12% 11% 7% -20% 15% 13% 12% 11% 10% 6% -34% 11% 10% 8,5% 8% 7% 4% Bảng PL 218: Sự phụ thuộc của IRR vào tổng đầu tư và sản lượng - Phương án C Tăng giảm tổng đầu tư IRR 19% -10% -5% 0% 5% 10% 47% Tăng giảm sản lượng 117% 81% 63% 52% 45% 39% 22% 5% 30% 24% 21% 18% 16% 9% 0% 28% 23% 19% 17% 15% 8,05% -5% 26% 21% 18% 16% 14% 7% -10% 23% 19% 16% 14% 13% 7% -15% 21% 17% 15% 13% 12% 6% -20% 19% 16% 13% 12% 10% 5% -39% 11% 9% 8,05% 7% 6% 2% Bảng PL 219: Sự phụ thuộc của IRR vào sản lượng và giá bán - Phương án B Tăng giảm sản lượng IRR 16% 10% 5% 0% -5% -10% -15% -20% -25% -34% Tăng giảm giá bán 10% 22% 20% 19% 18% 17% 16% 14% 13% 11% 5% 20% 19% 18% 16% 15% 14% 13% 12% 10% 0% 18% 17% 16% 15% 14% 13% 12% 11% 8,53% -5% 16% 15% 14% 13% 12% 11% 10% 9% 7% -10% 15% 14% 13% 12% 11% 10% 9% 8% 6% -15% 13% 12% 11% 10% 9% 8% 7% 6% 5% -20% 11% 10% 9% 8% 7% 7% 6% 5% 3% -25% 9% 8% 7% 6% 6% 5% 4% 3% 2% -21% 10% 9% 8,53% 8% 7% 6% 5% 4% 3% Bảng PL 220: Sự phụ thuộc của IRR vào sản lượng và giá bán - Phương án C Tăng giảm sản lượng 19% 10% 5% 0% -5% -10% -15% -20% -25% -39% Tăng giảm giá bán 10% 27% 25% 24% 22% 20% 19% 17% 15% 11% 5% 24% 23% 21% 20% 18% 17% 15% 14% 9% 0% 22% 21% 19% 18% 16% 15% 13% 12% 8,05% -5% 20% 18% 17% 16% 14% 13% 12% 10% 7% -10% 17% 16% 15% 13% 12% 11% 10% 9% 5% -15% 15% 14% 12% 11% 10% 9% 8% 7% 4% -20% 12% 11% 10% 9% 8% 7% 6% 5% 2% -25% 10% 9% 8% 7% 6% 5% 4% 3% #NUM! -24% 10% 9% 8,05% 7% 6% 5% 4% 3% #NUM! mô phỏng rủi ro dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng Bảng PL 31: Số liệu dùng trong xác định phân bố xác suất giá dầu dài hạn World Oil Price Forecasts (2000$ per Barrel) History Low Medlo Medium Medhi High (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1973 13,00 1974 36,62 1975 37,25 1976 34,12 1977 34,55 1978 32,34 1979 44,40 1980 63,59 1981 63,59 1982 54,20 1983 45,54 1984 43,27 1985 39,20 1986 19,90 1987 25,01 1988 19,43 1989 23,24 1990 26,92 1991 22,32 1992 21,21 1993 18,37 1994 17,29 1995 18,70 18,70 1996 22,09 22,09 1997 19,46 19,46 1998 12,49 12,49 1999 17,65 17,65 2000 27,69 27,69 27,69 27,69 27,69 27,69 2001 25,45 21,00 22,00 23,00 24,00 25,00 2002 21,00 22,00 22,00 24,00 26,00 2003 20,00 21,00 22,00 24,00 29,00 2004 18,00 21,00 22,00 24,00 30,00 2005 16,00 19,00 22,00 25,00 30,00 2006 16,14 19,10 22,10 25,10 30,10 2007 16,28 19,20 22,20 25,20 30,20 2008 16,42 19,30 22,30 25,30 30,30 2009 16,56 19,40 22,40 25,40 30,40 2010 16,70 19,50 22,50 25,50 30,50 2011 16,84 19,60 22,60 25,60 30,60 2012 16,98 19,70 22,70 25,70 30,70 2013 17,12 19,80 22,80 25,80 30,80 2014 17,26 19,90 22,90 25,90 30,90 2015 17,40 20,00 23,00 26,00 31,00 2016 17,56 20,10 23,10 26,10 31,10 2017 17,72 20,20 23,20 26,20 31,20 2018 17,88 20,30 23,30 26,30 31,30 2019 18,04 20,40 23,40 26,40 31,40 2020 18,20 20,50 23,50 26,50 31,50 2021 18,36 20,60 23,60 26,60 31,60 2022 18,52 20,70 23,70 26,70 31,70 2023 18,68 20,80 23,80 26,80 31,80 2024 18,84 20,90 23,90 26,90 31,90 2025 19,00 21,00 24,00 27,00 32,00 Growth Rates 0,86% 0,50% 0,44% 0,39% 0,32% 2005-25 Nguồn: WWW.EIA.doe.gov Bảng PL 32: Các phân bố xác suất của các yếu tố rủi ro - đầu vào mô phỏng Đặc điểm Hình dạng Tổng đầu tư (106$): phân bố chuẩn Giá trị trung bình: 621,83 Độ lệch chuẩn: 62,81 Khoảng lựa chọn từ 603 đến 1.243 Thời gian vận hành công suất cực đại (h): phân bố tam giác Giá trị nhỏ nhất: 5.000 Giá trị hay xảy ra nhất: 6.000 Giá trị lớn nhất: 7.000 Khoảng lựa chọn từ 5.000 đến 7.000 Hệ số tương quan với giá bán điện: -0,32. Giá bán điện (cent/kWh): phân bố lệch trái Giá trị trung bình: 4,1 Độ lệch chuẩn: 0,41 Khoảng lựa chọn từ 0 đến 7 Hệ số tương quan với thời gian vận hành công suất cực đại: -0,32. Giá mua FO ($/tấn): phân bố logic (từ số liệu thống kê) Giá trị trung bình: 119,48 Độ lệch chuẩn: 6,11 Khoảng lựa chọn từ 80 đến 150 Giá mua than ($/tấn): phân bố tam giác Giá trị nhỏ nhất: 18,08 Giá trị hay xảy ra nhất: 21,20 Giá trị lớn nhất: 24,32 Khoảng lựa chọn từ 18,08 đến 24,32 Các phụ lục Kết quả mô phỏng Hình PL 31: Phân bố xác suất của NPV phương án A Hình PL 32: Phân bố xác suất của B/C phương án A Hình PL 33: Phân bố xác suất của giá thành dự án phương án A Hình PL 34: Phân bố xác suất của IRR phương án A Hình PL 35: Phân bố xác suất của Thời gian hoàn vốn phương án A Hình PL 36: Phân bố xác suất của NPV phương án B Hình PL37: Phân bố xác suất của B/C phương án B Hình PL38: Phân bố xác suất của Giá thành dự án, phương án B Hình PL 39: Phân bố xác suất của IRR, phương án B Hình PL 310: Phân bố xác suất của Thời gian hoàn vốn, phương án B Hình PL 311: Phân bố xác suất của NPV, phương án C Hình PL 312: Phân bố xác suất của B/C, phương án C Hình PL 313: Phân bố xác suất của Giá thành dự án, phương án C Hình PL 314: Phân bố xác suất của IRR, phương án C Hình PL 315: Phân bố xác suất của Thời gian hoàn vốn, phương án C ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32396.doc
Tài liệu liên quan