Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua

Tài liệu Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua: LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bắt đầu từ năm 2001 trở lại đây, giá vàng diễn biến liên tục theo chiều hướng gia tăng. Đặc biệt từ tháng tư năm 2006, giá vàng trong nước diễn biến theo chiều hướng đột biến, liên tục gia tăng từ mức 0,98 triệu đồng/chỉ vào thời điểm đầu năm 2006 lên đỉnh điểm 1,5 triệu đồng/chỉ vào tháng 5 năm 2006. Sau đó duy trì ổn định ở mức 1,3 triệu đồng/chỉ. Nhưng từ tháng 9 năm 2007 đến nay, giá vàng thế giới và Việt Nam đột ngột tăng mạnh phá kỷ lục năm 1980,... Ebook Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2539 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có lúc đạt mức đỉnh điểm trên 1,9 triệu đồng/chỉ vào giữa tháng 3 năm 2008. Việc giá vàng tăng cao đã gây nên hội chứng tâm lý làm nhiều người dân đổ xô đi mua vàng, một số đã rút tiền tiết kiệm để mua vàng. Tuy nhiên, trước sự trồi sụt thất thường của giá vàng thế giới đã khiến không ít người dân bị thua thiệt nghiêm trọng do đầu tư theo “phong trào” – giá lên thì đổ xô đi mua, giá hạ thì ào ạt bán. Đây cũng là một nguyên nhân kỳ vọng tác động đẩy giá vàng trong nước tăng cao ngoài nguyên nhân chính là do giá vàng thế giới biến động. Giá vàng thế giới liên tục trong xu hướng tăng mạnh, có lúc tăng đột biến gây tâm lý bất ổn cho một bộ phận không nhỏ tầng lớp dân chúng. Vậy đâu là nguyên nhân của những sự biến động này, tác động và giải pháp ra sao đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Xuất phát từ tình hình và yêu cầu thực tế đó, em quyết định chọn “Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của khóa luận nhằm tìm ra quy luật biến động của giá vàng trong mối quan hệ mật thiết với với hai yếu tố: giá trị của đồng USD và giá dầu thô thế giới, cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá vàng như tình hình cung cầu về vàng, tình hình lạm phát, sự phát triển của thị trường chứng khoán, bất động sản… Từ đó giải thích sự biến động mang tính chất đột biến của giá vàng trong thời gian qua, đồng thời đưa ra dự đoán trung và dài hạn cho giá vàng trên cơ sở sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến động của giá vàng, mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu và USD và các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng. Phạm vi nghiên cứu là giá vàng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 5 năm 2008. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống và hiện đại: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic, phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê từ các bảng biểu, báo cáo thường niên của các bộ, cơ quan ban ngành và các tổ chức quốc tế. 5. Nội dung của khóa luận Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận tốt nghiệp được chia làm ba chương Chương I: Tổng quan về vàng và thị trường vàng. Chương II: Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: Dự báo giá vàng trong thời gian tới và một số biện pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam. Nội dung của đề tài khóa luận tốt nghiệp hướng tới là rất rộng và phức tạp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nỗ lực nhưng do những hạn chế về thời gian, tài liệu và khả năng của bản thân, nên khóa luận không tránh khỏi có những thiết sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường đại học Ngoại Thương đã trang bị cho em các kiến thức quý báu trong thời gian học tập ở trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Th.S Đào Thị Thu Giang, người đã hết lòng hưỡng dẫn, tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình làm khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, cô Phạm Thị Tuyết – phòng kinh doanh công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC – đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu, tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2008 Tác giả Ngô Trí Nam CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG 1. GIỚI THIỆU VỀ KIM LOẠI VÀNG 1.1 Giới thiệu về kim loại vàng Vàng là một nguyên tố hóa học với ký hiệu Au (từ La tinh aurum nghĩa là tỏa sáng) có số hiệu nguyên tử trong bàng tuần hoàn hóa học là 79. Là kim loại chuyển tiếp (hoá trị 3 và 1) Tính chất vật lý và hóa học. Mềm, dễ uốn dát nhất được biết. Thực tế, 1 g vàng có thể được dập thành tấm 1 m², hoặc 1 ounce thành 300 feet². Là kim loại mềm, vàng thường tạo hợp kim với các kim loại khác để làm cho nó cứng thêm. màu vàng và chiếu sáng, có màu vàng khi thành khối, nhưng có thể có màu đen, hồng ngọc hay tía khi được cắt nhuyễn. vàng không phản ứng với hầu hết các hoá chất Vàng được dùng làm một tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước và cũng được sử dụng trong các ngành trang sức, nha khoa và điện tử. Mã tiền tệ ISO của nó là XAU. Vàng có tính dẫn nhiệt và điện tốt, không bị tác động bởi không khí và phần lớn hoá chất (chỉ có bạc và đồng là những chất dẫn điện tốt hơn). Nó không bị ảnh hưởng về mặt hoá học bởi nhiệt, độ ẩm, ôxy và hầu hết chất ăn mòn; vì vậy nó thích hợp để tạo tiền kim loại và trang sức. Các halogen có tác dụng hoá học với vàng, còn nước cường toan thì hoà tan nó. Màu của vàng rắn cũng như của dung dịch keo từ vàng (có màu đậm, thường tía) được tạo ra bởi tần số plasmon của nguyên tố này nằm trong khoảng thấy được, tạo ra ánh sáng vàng và đỏ khi phản xạ và ánh sáng xanh khi hấp thụ. Vàng nguyên thuỷ có chứa khoảng 8 đến 10% bạc, nhưng thường nhiều hơn thế. Hợp kim tự nhiên với thành phần bạc cao (hơn 20%) được gọi là electrum. Khi lượng bạc tăng, màu trở nên trắng hơn và trọng lượng riêng giảm. Vàng tạo hợp kim với nhiều kim loại khác; hợp kim với đồng cho màu đỏ hơn, hợp kim với sắt màu xanh lá, hợp kim với nhôm cho màu tía, với bạch kim cho màu trắng, bismuth tự nhiên với hợp kim bạc cho màu đen. Đồ trang sức được làm bằng các kết hợp vàng nhiều màu được bán cho du khách ở miền Tây nước Mĩ được gọi là "vàng Black Hills". Trạng thái ôxi hoá thường gặp của vàng gồm +1 (vàng(I) hay hợp chất aurous) và +3 (vàng(III) hay hợp chất auric). Ion vàng trong dung dịch sẵn sàng được khử và kết tủa thành vàng kim loại nếu thêm hầu như bất cứ kim loại nào khác làm tác nhân khử. Kim loại thêm vào được ôxi hoá và hoà tan cho phép vàng có thể được lấy khỏi dung dịch và được khôi phục ở dạng kết tủa rắn. 1.2 Ứng dụng của vàng. Vàng nguyên chất quá mềm không thể dùng cho việc thông thường nên chúng thường được làm cứng bằng cách tạo hợp kim với bạc, đồng và các kim loại khác. Vàng và hợp kim của nó thường được dùng nhiều nhất trong ngành trang sức, tiền kim loại và là một chuẩn cho trao đổi tiền tệ ở nhiều nước. Vì tính dẫn điện tuyệt vời, tính kháng ăn mòn và các kết hợp lí tính và hóa tính mong muốn khác, vàng nổi bật vào cuối thế kỉ 20 như là một kim loại công nghiệp thiết yếu. Các ứng dụng khác: Vàng có thể được làm thành sợi và dùng trong ngành thêu. Vàng thực hiện các chức năng quan trọng trong máy tính, thiết bị thông tin liên lạc, đầu máy máy bay phản lực, tàu không gian và nhiều sản phẩm khác. Tính dẫn điện cao và đề kháng với ôxi hoá của vàng khiến nó được sử dụng rộng rãi để mạ bề mặt các đầu nối điện, bảo đảm tiếp xúc tốt và trở kháng thấp. Vàng được dùng trong nha khoa phục hồi, đặc biệt trong phục hồi răng như thân răng và cầu răng giả. Vàng keo (hạt nano vàng) là dung dịch đậm màu hiện đang được nghiên cứu trong nhiều phòng thí nghiệm y học, sinh học, v.v. Nó cũng là dạng được dùng làm nước sơn vàng lên ceramic trước khi nung. Chlorauric acid được dùng trong chụp ảnh để xử lí ảnh bạc. Disodium aurothiomalate dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Đồng vị vàng Au-198, (bán huỷ: 2,7 ngày) được dùng điều trị một số ung thư và một số bệnh khác. Vàng được dùng để tạo lớp áo phủ, giúp cho các vật chất sinh học có thể xem được dưới kính hiển vi điện tử quét. 1. Đơn vị đo lường và Cách qui đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước - Các đơn vị đo lường của Vàng: Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là cây (lượng hay lạng) hoặc là chỉ. Một cây vàng nặng 37,50 gram. Một chỉ bằng 1/10 cây vàng. Trên thị trường thế giới, vàng thường được tính theo đơn vị là ounce hay troy ounce. 1 ounce tương đương 31.103476 gram. - Tuổi vàng (hay hàm lượng vàng) được tính theo thang độ K (karat). Một Karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 9999 tương đương với 24K. Khi người ta nói tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng trong mẫu xấp xỉ 75%. Vàng dung trong ngành trang sức  thông thường còn gọi là vàng tây có tuổi khoảng 18K. Thị trường vàng thế giới Đơn vị yết giá (thông thường): USD/ounce 1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng 1lượng = 1.20556 ounce Thị trường vàng trong nước Đơn vị yết giá: VND/lượng TN = (TG + phí vận chuyển) * 1.20556 * (1+thuế NK)* tỉ giá USD/VND + phí gia công Công thức chuyển đổi giá vàng thế giới (TG) sang giá vàng trong nước (TN): 2. VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 2.1 Vàng với vai trò là một loại tiền tệ 2.1.1 Các tính chất để vàng trở thành phương tiện lưu thông tiền tệ Để có thể thực hiện được các chức năng của tiền, vàng có các tính chất cơ bản sau đây: - Tính được chấp nhận rộng rãi: đây là tính chất quan trong nhất của tiền tệ, người dân phải sẵn sàng chấp nhận tiền trong lưu thông, nếu khác đi nó sẽ không được coi là tiền nữa. Kể cả một tờ giấy bạc do ngân hàng trung ương phát hành cũng sẽ mất đi bản chất của nó khi mà trong thời kỳ siêu lạm phát, người ta không chấp nhận nó như là một phương tiện trao đổi. - Tính dễ nhận biết: Muốn dễ được chấp nhận thì tiền tệ phải dễ nhận biết, người ta có thể nhận ra nó trong lưu thông một cách dễ dàng. Người ta có thể dùng lửa để nhận biết được vàng có thật hay không. - Tính có thể chia nhỏ được: tiền tệ phải có các loại mênh giá khác nhau sao cho người bán được nhận đúng số tiền bán hàng còn người mua khi thanh toán bằng một loại tiền có mệnh giá lớn thì phải được nhận tiền trả lại. Tính chất này giúp cho tiền tệ khắc phục được sự bất tiện của phương thức hàng đổi hàng: nếu một người mang một con bò đi đổi gạo thì anh ta phải nhận về số gạo nhiều hơn mức anh ta cần trong khi lại không có được những thứ khác cũng cần thiết không kém. - Tính lâu bền: tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất trữ giá trị cũng như mới có ích trong trao đổi. Một vật mau hỏng không thể dùng để làm tiền, chính vì vậy những tờ giấy bạc được in trên chất liệu có chất lượng cao còn tiền xu thì được làm bằng kim loại bền chắc. - Tính dễ vận chuyển: để thuận tiện cho con người trong việc cất trữ, mang theo, tiền tệ phải dễ vận chuyển. Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc và những đồng xu có kích thước, trọng lượng rất vừa phải chứ tiền giấy không được in khổ rộng ví dụ như khổ A4. - Tính khan hiếm: Để dễ được chấp nhận, tiền tệ phải có tính chất khan hiếm vì nếu có thể kiếm được nó một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý nghĩa trong việc cất trữ giá trị và không được chấp nhận trong lưu thông nữa. Vì thế trong lịch sử những kim loại hiếm như vàng, bạc được dùng làm tiền tệ và ngày nay ngân hàng trung ương chỉ phát hành một lượng giới hạn tiền giấy và tiền xu. - Tính đồng nhất: tiền tệ phải có giá trị như nhau nếu chúng giống hệt nhau không phân biệt người ta tạo ra nó lúc nào, một đồng xu 5.000 VND được làm ra cách đây 2 năm cũng có giá trị như một đồng xu như thế vừa mới được đưa vào lưu thông. Có như vậy tiền tệ mới thực hiện chức năng là đơn vị tính toán một cách dễ dàng và thuận tiện trong trao đổi. 2.1.2 các tính chất của vàng để làm một loại tiền tệ 2.2 Vai trò của vàng trong các chế độ tiền tệ. Để đánh dấu sự phát triển của các hình thái tiền tệ trong quá khức, người ta thường nhắc tới các chế độ bản vị tiền tệ. Đó là những tiêu chuẩn để một quốc gia xây dựng nên thể chế tiền tệ của mình. Hay hiểu một cách đơn giản hơn, bản vị có nghĩa là quốc gia sử dụng hàng hóa đúc tiền theo thể chế như thế nào. 2.2.1 Chế độ đồng bản vị (hai bản vị vàng – bạc) Trong lịch sử, vàng và bạc luôn là hai kim loại được ưa chuộng đặc biệt hơn hẳn các kim loại khác, bởi vì những đặc tính của chúng đã đáp ứng được nhiều nhất những gì mà một đồng tiền hàng hóa (commodity money) cần có: sự khan hiếm, tính bến, có thể chuyên chở, dễ chia nhỏ, đồng chất, và chất lượng được duy trì lâu bền. Sự chấp nhận vàng và bạc như tiền còn được củng cố từ một thực tế là các kim loại này được thừa nhận rộng rãi là có giá trị sử dụng phi tiền tệ trong các ngành công nghiệp và trang sức. Hơn nữa giá trị của vàng và bạc được ổn định tương đối so với các hàng hóa khác; ngoài ra, chất lượng của chúng có thể kiểm tra một cách chính xác và được các chuyên gia (thợ vàng) chứng nhận. Chế độ đồng bản vị là chế độ tiền tệ đầu tiên được thừa nhận chính thức trong lịch sử loài người. Nguyên nhân hình thành chế độ đồng bản vị là sự tăng của sản xuất xã hội làm cho khối lượng trao đổi ngày càng lớn, dẫn đến việc đồng tiền bạc được sử dụng trước đó trở nên không còn phù hợp nữa. Lúc này người ta bắt đầu sử dụng thêm vàng như kim loại thứ hai để đúc tiền tệ. Vì vậy bạc và vàng đồng thời được coi là bản vị. Cả vàng và bạc đều được tự do đúc thành tiền và cùng có giá trị trong thanh toán và trao đổi. Trong chế độ đồng bản vị này có hai cách quy đổi giữa giá trị đồng tiền vàng và giá trị đồng tiền bạc nên cũng có hai chế độ đồng bản vị. 2.2.1.1 Chế độ bản vị song song Ở dạng tinh khiết, bản vị vàng hàng hóa kim loại hoạt động trên cơ sở giá trị đầy đủ của các đồng xu (full-bodied coins), tức giá trị tiền tệ của chúng cũng chính là giá trị kim loại của đồng xu. Điều này hàm ý, khi giá vàng thay đổi so với giá bạc, sẽ làm cho tỷ lệ trao đổi giữa các đồng xu vàng và bạc thay đổi theo. Mặc dù tiền xu được đúc mang theo nhãn hiệu riêng của từng quốc gia làm bằng chứng bảo đảm về nội dung và chất lượng kim loại, nhưng trong thực tế các quốc gia thường đúc những đồng xu bằng hỗn hợp kim loại là vàng và bạc hay với các kim loại khác có giá trị thấp hơn. Các quốc gia ngày càng thường xuyên giảm tỷ trọng của vàng (hay bạc) trong các đồng xu; hành động này được gọi là “bào mòn giá trị thực tế của tiền xu – debasement”. “Bào mòn giá trị thực tế tiền xu” làm cho các đồng xu mất giá trị dần trong lưu thông, cho nên hành động này được xem như là tiền thân của hành động phá giá trong thời hiện đại. Quá trình đồng tiền được định giá cao loại đồng tiền bị định giá thấp ra khỏi lưu thông được thể hiện bằng thành ngữ quen thuộc với tên gọi là Quy luật Gresham: “đồng tiền xáu đuổi đồng tiền tốt” (Bad money drives out good money). Quy luật này được Thomas Gresham áp dụng để giải thích tại sao phương tiện lưu thông tiền tệ của nước Anh lại giảm xuống, và trong thực tế chỉ còn các đồng tiền bị bào mòn giá trị là tồn tại trong lưu thông. Điều này đã thuyết phục được Nữ Hoàng Anh đi đến quyết định thay thế toàn bộ các đồng tiền đã bị bào mòn giá trị bằng cách đúc các đồng tiền mới có giá trị đầy đủ. Nhược điểm của chế độ tiền tệ này cũng bắt nguồn từ chính sự thay đổi tương quan liên tục giữa vàng và bạc. Người nắm giữ tiền sẽ không thể quyết định được việc nắm giữ tiền nào là có lợi cho mình, do đó thường có tâm lý lựa chọn một loại tiền được sử dụng phổ biến hơn. 2.2.1.2 Chế độ bản vị kép Khác với chế độ bản vị song song, chế độ bản vị kép lại quy định một tỉ lệ cố định giữa giá trị của đồng tiền vàng và bạc, không phụ thuộc vào giá trị thực tế của hai kim loại này. Nước Mỹ đã trải qua thời kỳ đồng bản vị từ năm 1792 đến 1861. Luật đúc tiền năm 1792 đã thông qua đồng đôla là đơn vị tiền tệ của Mỹ có giá cố định với vàng và bạc. Như vậy, ở Mỹ đã chính thức hình thành chế độ đồng bản vị. Giá trị của đôla được ấn định bằng 24,75 grains vàng (1grain = 0,0648 gam) hay 371,25 grains bạc. Điều này nghĩa là tỷ lệ trao đổi giữa vàng và bạc là cố định “1 USD = 274 grains vàng = 371,25 grains bạc”. Như vậy, cùng một khối lượng như nhau thì vàng luôn có giá gấp 15 lần bạc (371,25 : 24,75 = 15), và tỷ lệ 15:1 này là tương đương với giá vàng bạc trên thị trường tự do lúc bây giờ; tuy nhiên, càng về cuối thế kỷ 18 thì giá bạc trên thị trường đã bắt đầu giảm. Ngoài ra, các nước khác, ví dụ như Pháp, đã hình thành chế độ đồng bản vị với tỷ lệ “bạc:vàng là 15,5:1”. Kết quả là so với nước Mỹ thì ở các nước khác vàng đã có giá trị hơn bạc. Nếu bỏ qua chi phí giao dịch và vận chuyển thì lãi ròng thu được khi đem 15 ounce bạc để đổi lấy 1 ounce vàng ở Mỹ rồi bán số vàng này ở nước ngoài là 0,5 ounce bạc. Điều này đã kích thích kích thích luồng bạc chạy vào và luồng vàng chạy ra khỏi nước Mỹ. Kết quả là với vai trò là phương tiện lưu thông thì ở Mỹ vàng đã bị định giá thấp và bạc đã được định giá cao, vàng từ từ biến khỏi lưu thông ở nước Mỹ; do đó, xét về mặt danh nghĩa thì Mỹ vẫn áp dụng chế độ đồng bản vị kim loại, nhưng trên thực tế chế độ này đã chấm dứt để nhừng chỗ cho chế độ đơn bản vị của bạc. Chế độ đơn bản vị bạc tồn tại cho tới năm 1834, khi Quốc hội Mỹ quyết định tăng giá vàng từ $19,394/ounce lên $20,76/ounce, trong khi đó giá bạc vẫn giữ nguyên nhằm khôi phục lại chế độ đồng bản vị kim loại. Như vậy tỷ lệ bạc : vàng là 16, trong khi trên thế giới vẫn là 15,5. Mộ lần nữa trong thực tế nước Mỹ lại chỉ còn chế độ đơn bản vị kim loại là Vàng. Năm 1879, Mỹ quyết định chuyển đổi trở lại USD ra vàng mà không chuyển đổi ra bạc, đây là một bước quan trọng trong việc hình thành chế độ đơn bản vị vàng (bản vị vàng) ở Mỹ. Tuy nhiên chế độ này vẫn không được chính thức phê chuẩn cho tới khi có Đạo luật Bản vị vàng vào năm 1990. 2.2.1 Chế độ bản vị vàng Mặc dù nước Anh hoạt động dưới chế độ bản vị vàng trong hầu hết thể ký 19, nhưng nhìn chung chế độ này vẫn chưa được áp dụng một cách phổ biến cho tới những năm 1870. Hầu hết các nước châu âu, mà dẫn đầu là Đức, đã chuyển sang chế độ bản vị vàng trong thấp niên 1870, và tiếp sau à Mỹ vào năm 1879. Năm 1880, bản vị vàng từ một ít quốc gia đã phát triển thành Hệ thống tiền tệ quốc tế với hầu hết các nước áp dụng. Khi bùng nổ chiến tranh Thế giới Thứ nhất 1914, bản vị vàng bị bỏ rơi; và trong hơn 30 năm từ 1880 đến 1914 hệ thống bản vị vàng quốc tế đã thống trị hầu khắp các nước, nó đã liên kết chặt chẽ các quốc gia lớn với nhau cũng như giữa các nước thống trị và các nước thuộc đại trong suốt thời gian này. Trong chế độ bản vị vàng, vàng là kim loại duy nhất được sử dụng để đúc tiền. Chế độ này phát triển theo ba giai đoạn khác nhau. 2.2.2.1. chế độ bản vị tiền vàng Đây là chế độ tiền tệ thông thoáng và ổn định nhất trong lịch sử, vì theo như quy định của chế độ này vàng được tự do đúc thành tiền, các loại tiền phụ, giấy bạc ngân hàng cũng như tiền tín dụng được tự do đổi thành vàng nếu muốn, và bên cạnh đó pháp luật cũng cho phép tự do xuất nhập khẩu vàng. Theo cách quy định này, vàng luôn được phản ánh trung thực giá trị của mình, do đó sẽ khó có khả năng xảy ra hiện tượng lạm phát. Những đặc điểm cơ bản trong hoạt động của chế độ bản vị vàng có thể mô tả thông qua 3 quy tắc cơ bản: Thứ nhất, Các quốc gia ấn định cố định giá trị đồng tiền của mình với vàng, và sẵn sàng không hạn chế mua và bán vàng tại mức giá đã quy định. Thứ hai, Việc xuất khẩu và nhập khẩu vàng giữa các quốc gia được tự do hoạt động. Thứ ba, Ngân hàng trung ương luôn phải duy trì một lượng vàng dự trữ trong mối quan hệ trực tiếp với số tiền phát hành. Số vàng dự trữ này cho phép NHTW xử lý uyển chuyển việc chuyển đổi tiền ra vàng mà không gặp bất cứ một trở ngại nào, tiền được tự do chuyển đổi ra vàng không hạn chế. Quy tắc bảo đảm bằng vàng buộc NHTW khi mở rộng cung ứng tiền cho nền kinh tế phải tuân thủ kỷ luật “chỉ phát hành tiền khi có luồng vàng từ công chúng chảy vào NHTW”. Kết quả là, khả năng thay đổi cung ứng tiền chính là sự thay đổi lượng vàng có sẵn trong tay những người cư trú. Lượng vangf có sẵn được xác định bằng khối lượng vàng được sản xuất ra. Vai trò của NHTW trong chế độ bản vị vàng là mua vàng từ người cư trú và thông qua đó phát hành tiền ra lưu thông. Đây là chế độ tiền tệ thông thoáng và ổn định nhất trong lịch sử, vì theo như quy định, vàng luôn được phản ánh trung thực giá trị của mình, do đó sẽ khó có khả năng xảy ra hiện tượng lạm phát. Nhược điểm của chế độ tiền tệ này là đồng tiền vàng vẫn là hàng hóa, do đó với nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, việc sản xuất vàng không thể theo kịp để đáp ứng. Them vào đó giá trị thực của đồng tiền trong lưu thông càng ngày càng kém đi so với lượng giá trị mà nó đại diện. 2.2.2.2 chế độ bản vị vàng thỏi Người ta gọi là chế độ bản vị vàng thỏi vì vàng không còn tồn tại dưới dạng tiền nữa mà được đúc thành thỏi. Trong chế độ bản vị vàng thỏi, vàng không còn được tự do đúc thành tiền để đưa vào lưu thông nữa, lúc này tiền trong lưu thông phải được quy định chặt chẽ về hàm lượng vàng. Bên cạnh đó, các loại giấy bạc ngan hàng không được đổi ra vàng một cách tự do mà phải đạt một tiêu chuẩn nhất định do Nhà nước đề ra thì mới có thể đổi ra vàng. Hoạt động xuất nhập khẩu vàng cũng bị kiểm soát chặt chẽ và có lúc bị cấm. 2.2.2.3 Chế độ bản vị hối đoái vàng Chế độ bản vị hối đoái vàng cùng được áp dụng trong một quãng thời gian tương tự như chế độ bản vị vàng thỏi. Cũng có những quy định tương tự như chế độ bản vị vàng thỏi, điểm khác biệt là các loại tiền ngân hàng trong chế độ này sẽ không được chuyển ra vàng mà chuyển ra ngoại tệ của nước thực hiện chế độ bản vị vàng thỏi. Việc chuyển đổi này cũng không được thực hiện tự do mà phải thực hiện với một số lượng đủ lớn. Năm 1914, đại chiến Thế giới thứ nhất nổ ra buộc các nước chấm dứt chuyển đổi các đồng tiền của mình ra vàng. Hệ thống tỷ giá cố định đã hoạt động trong suốt 35 năm phải nhường chỗ cho hệ thống tỷ giá thả nổi. Nước Mỹ vẫn duy trì chuyển đổi đôla ra vàng, nhưng bởi vì các đồng tiền khác đã không còn được tự do chuyển đổi ra đôla, do đó đôla thực chất cũng được thả nổi với các đồng tiền còn lại. Trong thời gian xảy ra đại chiến Thế giới lần thứ nhất, do các chính phủ thay đổi chính sách tiền tệ nhằm tài trợ cho chiến tranh đã làm cho lạm phát bùng nổ. Do Mỹ tham gia cuộc chiến muộn hơn (1917) và trung tâm tàn phá của cuộc chiến là châu Âu, nên lạm phát ở chấu Âu cao hơn ở Mỹ. Kết quả là sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Mỹ tăng lên nhanh chóng. Hơn nữa, do đôla được chuyển đổi ra vàng, trong khi các đồng tiền khác thì không, đã làm tăng sự hấp dẫn đầu tư vào các tài sản ghi bằng đôla. Đôla ngày càng trở thành đồng tiền có vị thế trong các giao dịch quốc tế. Tất cả những nhân tố này đều làm tăng cầu về đôla; và kết quả là làm tăng luồng vàng ròng chảy vào Mỹ làm cho dự trữ bằng vàng của Mỹ tăng lên nhanh chóng. Sau cuộc chiến, các nước châu Âu tiếp tục thả nổi đồng tiền và hầu hết các đồng tiền đã bị phát giá đáng kể so với đôla. Thả nổi đồng tiền chỉ được xem như biện pháp tình thế tạm thời. Vấn đề chính trong thời gian này là: nên ấn định bản vị vàng của đồng tiền quốc gia ở mức nào. Nhiều cuộc tranh luận nổ ra xung quanh vấn đề có nên chọn mức bản vị vàng trước khi chiến tranh xảy ra hay không. Nhiều nhà kinh tế, mà đứng đầu là Gustay Cassel, đã áp dụng học thuyết ngang giá sức mua (PPP) để chứng minh cho sự cần thiết phải ấn định giá vàng cao hơn so với thời kỳ trước chiến tranh. Họ lý luận rằng, để duy trì tương quan giữa giá vàng và giá hàng hóa giống như trước chiến tranh thì phải tiến hành một cuộc giảm phát nặng nề. Thay vì phải chịu đựng giảm phát, các quốc gia có thể lựa chọn phương án ấn định lại mức bản vị vàng cho đồng tiền nước mình. Như vậy, thay vì phải chịu đựng thiểu phát thì chỉ cần ấn định bản vị vàng ở mức cao hơn phù hợp với tỷ lệ lạm phát của hàng hóa. Sự trở lại của chế độ bản vị vàng trong những năm 1920 đã không kéo dài được lâu. Cuộc Đại suy thoái kinh tế vào năm 1929 đã làm sụp đổ hệ thống ngân hàng trên thế giới và làm tan biến mọi lòng tin vào vàng. Gánh anựng đã đè lên nước Anh và một cuộc hỗn loạn đã xảy ra vào ngày 21/9/1931, buộc nước Anh cùng các nước khác phải từ bỏ chế độ tỷ giá cố định và việc chuyển đổi đồng tiền nước mình ra vàng, tiếp theo sau là Mỹ vào năm 1933. Hệ thống tiền tệ quốc tế bước vào giai đoạn các khối tiền tệ không liên kết với nhau, như: Khối bảng Anh, khối đôla Mỹ, và khối các đồng tiền tiếp tục gắn với vàng. Ngoài ra, các biện pháp kiểm soát ngoại hối, thuế quan, và các hạn chế thương mại khác được áp dụng phổ biến. Kết quả là: sự sụp đổ của hệ thống tài chính và thương mại quốc tế. 2.2.3 Chế độ lưu thông tiền giấy Trong chế độ này tiền giấy thay thế cho vàng thực hiện chức năng của tiền tệ, nhưng tiền giấy gần như không có giá trị mà nó chỉ là loại tiền mang dấu hiệu giá trị mà thôi. Sở dĩ tiền giấy được thừa nhận chung là do nó được Nhà nước công nhận, bảo đảm và bắt buộc mọi người phải tuân thủ. Một lý do khác không kém phần quan trọng là lòng tin của người dân đối với đồng tiền giấy. Một khi lòng tin này mất đi thì người dân sẽ lựa chọn không nắm giữ đồng tiền giấy nữa và thay vào đó nẵm giữ vàng hoặc những vật dụng có giá khác. Hệ thống tiền tệ Bretton Woods (BWS) Động cơ tạo ra một trật tự tiền tệ quốc tế mới là để tránh sự tan rã của các mối quan hệ tiền tệ trên phạm vi quốc tế như đã từng xuất hiện vào những năm 1930. Vào những năm 1920, nước Đức dã từng chứng kiến những cuộc lạm phát phi mã và vào năm 1929 nước Mỹ phải đứng nhìn sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, đây là tín hiệu báo trước một cuộc đại suy thoái sẽ diễn ra trên quy mô toàn thế giới. Trong những năm 1930 được đánh dấu bằng sự mất cân đối nghiêm trọng trong thương mại quốc tế, khiến cho hầu hết các nước buộc phải áp dụng các chính sách như: bảo hộ mậu dịch, thiểu phát, phá giá tiền tệ, và thay đổi bản vị vàng. Năm 1944, trong một bản báo cáo có sức thuyết phục trước Liên đoàn các dân tộc (League of Nations), Ragnar Nurke lý luận rằng những gì đã trải qua cho thấy chế độ tỷ giá thả nổi không khuyến khích mà trái lại nó luôn kìm hãm phát triển thương mại quốc tế, làm cho phân bố các nguồn lực trở nên không hiệu quả, và nhìn chung đây là chế độ không có tính ổn định do các hoạt đông của đầu cơ tư nhân. Những đặc điểm của Bretton Woods - Hệ thống chế độ tỷ giá là cố định nhưng có thể điều chỉnh. - Hình thành hai tổ chức quốc tế mới là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund – IMF) và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (International Bank for Recostruction and Development – IBRD) và thường được gọi tắt là Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB). Nhiệm vụ của IMF là theo dõi và giám sát BWS, còn nhiệm vụ ban đầu của WB là trợ giúp công cuộc tái thiiết những nền kinh tế châu Âu bị chiến tranh tàn phá. Trong thực tế, WB được bao gồm hai tổ chức là IBRD và Hiệp hội Phát triển Quốc tế (International Development Association – IDA); Hiệp hội có vai trò là huy động vốn từ nước giàu để cho vay lại các nước nghèo kém phát triển (Less Developed Countries – LDCs) với những điều kiện ưu đãi về lãi suất. Một tổ chức thứ ba là Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC); IFC được gắn với WB và cung cấp các dịch vụ về đánh giá rủi ro trong đầu tư cho các thành phần kinh tế tư nhân của các nước LDCs. BWS hình thành hệ thống chế độ tỷ giá cố định nhưng có thể điều chỉnh. Theo thỏa ước về IMF, mỗi đồng tiền quốc gia được ấn định một tỷ giá trung tâm với USD và được phép dao động trong biên độ +/- 1%. Tỷ giá đồng USD tự nó được cố định với giá vàng là $35/ounce. Ý tưởng cố định tỷ giá USD vào giá vàng là để cho BWS có được sự tin cậy tuyệt đối. Vào năm 1945, chính phủ Mỹ nắm giữ gần 70% lượng vàng dự trữ của thế giới. Do đó, thật là có lý do để các NHTW nước ngoài tin tưởng và sẵn sàng nắm giữ USD làm dự trữ của mình, bởi vì chính phủ Mỹ cam kết duy trì chuyển đổi USD ra vàng không hạn chế tại mức giá cố định là $35/ounce; do đó các NHTW biết rằng mỗi USD trong dự trữ đều được đảm bảo đổi ra vàng tại mức giá đã cho. Trong thực tế, cam kết của chính phủ Mỹ chuyển đổi USD ra vàng là sự bảo đảm duy trì sức mua củ USD ngang với sức mua của vàng. Mỗi quốc gia được yêu cầu duy trì tỷ giá trung tâm của đồng bản tệ với USD, nhưng trong những trường hợp cán cân thanh toán quốc tế bị mất cân đối cơ bản (mất cân đối trong cán cân vãng lai) thì có thể tiến hành phá giá hay nâng giá đồng tiền. Trong trường hợp tỷ giá thay đổi nhỏ hơn 10%, thì IMF không có ý kiến can thiệp, nhưng nếu thay đổi ở mức cao hơn thì phải có sự chấp thuận của IMF. Khả năng thay đổi tỷ giá trung tâm là giải pháp cuối cùng nhằm giúp cân bằng cán cân thanh toán và đây được xem như một trong những đặc điểm cơ bản của BWS. Khi hệ thống tỷ giá cố định được đưa vào vận hành tháng 3 năm 1947, thì nhìn chung các đồng tiền chưa được tự do chuyển đổi và lượng USD là rất hạn chế để mua bán trên thị trường ngoại hối; trong khi đó hầu hết các NHTW đều cảm thấy thiếu hụt dự trữ càng làm cho cầu về USD tăng lên mạnh mẽ. Trong những năm đầu sau chiến tranh Thế giới II, nước Mỹ luôn bội thu cán cân vàng lai trong khi các nước châu Âu thì bị thâm hụt nặng. Điều này xẩy ra vì sau chiến tranh năng lực xuất khẩu của châu Âu bị tàn phá, mặt khác nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất vài tài thiết đất nước lại tăng lên. Năm 1949, Mỹ tuyên bố trợ cấp một khoản trọn gói cho các nền kinh tế châu Âu (trợ cấp Marshall). Sự ra đời của “Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu – OEEC” (sau trở thành “Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD”) đã giúp giải quyết được vấn đề thiếu hụt USD, góp phần thúc đẩy và phát triển quá trình tự do hóa thương mại làm cho thương mại châu Âu phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong quá trình tích lũy USD, nhiều NHTW nước ngoài đã tiến hành chuyển đổi USD ra vàng dẫn đến một dòng vàng chảy ra khỏi nước Mỹ. Vào năm 1954, thị trường vàng ở London được mở cửa trở lại cho các nhà buôn tư nhân. Trong năm 1961, do có đầu cơ xung quanh vấn đề USD phá giá so với vàng, làm cho vàng chịu sức ép lên giá liên tục. Mục đích của thỏa hiệp này là tăng cung ứng vàng trên thị trường tư nhân khi nhu cầu vàng tăng nhằm duy trì giá vàng chính thức ổn định ở mức $35/ounce. Vào năm 1965, tổng thống Pháp De Gaulle đã đọc bài diễn văn ca ngợi những ưu điểm của vàng trên cơ sở so sánh với USD; sau bài diễn văn này cả nước Pháp bắt đầu chuyển đổi USD thành vàng tại các NHTW Mỹ. Vào năm 1967, người ta phát hiện ra rằng tài snr nợ của Mỹ bằng USD đã vượt quá số vàng dự trữ hiện có; do đó, nếu các NHTW nước ngoài tiếp tục đổi USD dự trữ của mình ra vàng thì đồng nghĩa với sự sụp đổ của BWS. Để tránh cho BWS khỏi sụp đổ, các NHTW đã thỏa thuận với nhau răng sẽ không tiếp tục chuyển đổi USD dự trữ ra vàng nữa. Ngoài ra, các NHTW cũng quyết định từ bỏ can thiệp lên giá vàng trên thị trường tư nhân. Như vậy, từ đây đã hình thành hai loại giá vàng: giá vàng chính thức vẫn duy trì $35/ounce và giá vàng tự do được thả nổi theo cung cầu trên thị trường._.. Trong những năm đầu 1960, cán cân thanh tóan của Mỹ tương đối ổn định, nhưng vào giữa những năm 1960 cùng với sự dính líu vào cuộc chiến tranh Việt Nam làm cho cán cân thanh toán trở nên ngày một xấu đi. Người ta bắt đầu có cảm nhận rằng USD và một số đồng tiền khác đã được định giá quá cao; trong khi đó một số đồng tiền còn lại đang được định giá quá thấp. Những toan tính đầu cơ được nhen nhóm và trở thành hiện thực khi vào năm 1967, một loạt các đồng tiền của các nước phải điểu chỉnh tỷ giá. Cho dù một số đồng tiền đã lên giá, song những nhà đầu cơ vẫn cho là chưa đủ liều lượng. Hơn nữa giá vàng trên thị trường tự do cao hơn giá vàng chính thức làm cho các nhà đầu cơ tin tưởng rằng một cộc phá giá USD là không tránh khỏi. Một làn sóng đầu cơ khốc liệt tấn công vào USD bằng cách bán ồ ạt USD để mua đồng Mác Đức và Yên Nhật. Trước áp lực của đầu cơ ngày càng tăng, buộc tổng thống Nixon vào ngày 15 tháng 8 năm 1971 phải chính thức tuyên bố “đồng USD không tiếp tục được chuyển ra vàng nữa”. Trong một nỗ lực nhằm khắc phục chế đột tỷ giá cố định, các nước G-10 đã cố gắng giải quyết vấn đề đồng USD được định giá quá cao bằng cách phá giá USD đối với vàng từ $35/ounce xuống $38/ounce và nâng giá các đồng tiền khác trung bình 8% so với USD, ngoài ra còn cho phép mở rộng biên độ dao động của các đồng tiền so với USD từ +/- 1% lên +/- 2,5%. Dù G-10 đã cố gắng duy trì sự ổn định trở lại của BWS nhưng phá giá và thả nổi đồng tiền lại trở nên hiện thực sau đó, đặc biệt là chênh lệch trong tỷ lệ lạm phát giữa các nước công nghiệp ngày càng lớn. Việc áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi được coi là chế độ tỷ giá ngược với BWS. Như vậy đã không có bất cự một thỏa thuận chung nào được áp dụng cho chế độ tỷ giá thả nổi và cũng không có thỏa thuận nào về những quy tắc áp dụng đối với chính sách tỷ giá trong tương lai dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống Bretton Woods. 3. GIÁ VÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG GIÁ VÀNG Giá vàng tại một thời điểm nào đó, ở một địa điểm cụ thể nào đó thường là kết quả tổng hợp của tình hình tài chính – tiền tệ, mức độ tin tưởng lạc quan hay bi quan của công chúng về nền kinh tế, về các biến cố chính trị, quân sự tại thời điểm đó. Nhưng trước hết, về cơ bản, giá vàng được cân bằng giữa hai lực lượng chủ yếu: số cung và số cầu về vàng. 3.1 Mức cung về Vàng Mức cung về vàng của thế giới bao gồm các nguồn chính: sản lượng của các nước ngoài khối XHCN, số lượng bán của các nước XHCN, số lượng giao dịch về vàng của các nước có dự trữ mạnh, sự tuần hoàn của các ngành công nghiệp có sử dụng vàng. 3.1.1. xu hướng chung của mức cung - Từ 1970 – 1987, mức cung đã tăng từ 1.034 tấn/năm lên 1.606 tấn/năm, tăng 55%. Nhìn chung, mức phát triển của các hầm mỏ không đều: gia tăng mạnh vào đầu thời kỳ và sau đó dừng lại ở mức ổn định 1.200 tấn/năm. Các nguồn cung khác cũng biến động ít nhiều qua các năm với nhiều nguyên nhân khác nhau. - Chi phí khai thác vàng của các hầm mỏ quan trọng là nhân tố chủ yếu của giá vàng thế giới. Nam Phi khai thác được khoảng 40-50% sản lượng vàng hầm mỏ với giá thành khoảng 200USD/oz. Còn 95% sản lượng vàng hầm mỏ của toàn thế giới năm 1996 có giá thành bình quân khoảng 300USD/oz. 3.1.2. Mức khai thác hầm mỏ của các nước có sản lượng lớn - Nam Phi khai thác vàng nhiều nhất thế giới từ năm 1905, đạt xấp xỉ 40-50% sản lượng vàng khai thác hàng năm của thé giới. Hiện nay, 40 mỏ ở Nam Phi đang được sáu nhóm tài chính Anh – Mỹ (dưới hình thức tập đoàn) tham gia khai thác chéo bằng cách hoạt động hỗ trợ nhau. Nam Phi có mỏ Witwatersrand là mỏ vàng lớn nhất thế giới, với trữ lượng hàng trăm nghìn tấn, được phát hiện từ năm 1884 và được khai thác liên tục từ đó đến nay. Sản lượng khai thác trung bình mỗi năm lên đến 350 tấn. - Canada, nước khai thác vàng đứng thứ hai sau Nam Phi. Năm 1987 đã cung ứng cho thị trường 120 tấn. Suốt thập niên 70, mức thuế không ổn định đã ảnh hượng mạnh đến tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài và làm cho sản lượng khai thác hàng năm giảm liên tục, chỉ khoảng 50 tấn/năm. Từ năm 1980, nhờ giá vàng thế giới biến động mạnh, Canada đã có hơn 150 dự án phục hồi và khai thác mới, đưa sản lượng khai thác hàng năm của nước này đạt khoảng 130 tấn/năm. - Mỹ - nước đứng thứ ba trong công nghiệp khai thác vàng từ năm 1985 trở về trước. Gần đây, sản lượng vàng của Mỹ cung ứng cho thị trường đã vượt qua Canada. Sự phát triển trong ngành khai thác vàng ở Mỹ cũng tương tự như ở Canada. Cuộc biến động tăng giá vàng năm 1980 đã kích thích sản xuất, nâng sản lượng khai thác của Mỹ lên năm lần. Cũng trong thời kỳ tăng trưởng này, một số mỏ mới được phát hiện – nhất là ở vùng California – và là những mỏ lộ thiên nên giá thành khai thác đạt thấp (từ 140 – 200 USD/oz năm 1996) - Úc – sau hai cơn sốt vàng vào năm 1850 và 1890, Úc đã là một nước sản xuất vàng quan trọng trên thế giới, cung cấp khoảng 70 tấn/năm. Trữ lượng ở các mỏ cũ này cũng cạn dần đã làm giá thành khai thác ngày càng cao, nên sản lượng khai thác của Úc đã giảm mạnh qua các năm. Chỉ từ năm 1980, hoạt động khai thác vàng ở vùng này mới nhộn nhịp trở lại. Việc thăm dò khai thác và mua bán quyền khai thác diễn ra mất trật tự, nhưng nhờ vậy mà trong vòng 8 năm (1980 – 1987), sản lượng khai thác đã tăng gấp sáu lần, đạt mức 108 tấn/năm. - Brazil là nước khai thác vàng mới đây đã đứng vào danh sách năm nước sản xuất vàng lớn trên thế giới, nhưng lại có nhiều khả năng vươn lên hàng đầu trong những thập niên tới. Vào những năm 1970, Brazil chỉ đạt sản lượng khiêm tốn 9 tấn/năm, từ 1976 nâng sản lượng lên 35 tấn/năm. Sức sản xuất của Brazil tăng đều đến năm 1996 đạt 80 tấn/năm. Brazil được đặc biệt chú ý là do tiềm năng trữ lượng vàng của nước này được đánh giá vào khoảng 30.000 tấn, lớn hơn trữ lượng đã biết của Nam Phi. Đây là yếu tố quyết định cho tương lai thị trường vàng thế giới. - Đối với những nước khai thác vàng khác, đều có những nét chung nhất: chưa đánh giá đầy đủ tiềm năng trữ lượng, phương pháp khai thác rất thô sợ hoặc bằng thủ công, sản lượng và năng suất chưa cao. Một số nước có sản lượng cao nhưng việc khai thác lại do các nhà sản xuất nhỏ đảm nhận, họ thường thiếu vốn đề mua kỹ thuật nước ngoài cần thiết cho việc khai thác mỏ với quy mô công nghiệp. Trong khi đó, các công ty lớn, chuyên ngành khai thác mở vàng ở nước ngoài lại tỏ ra thận trọng khi quyết định đầu tư vào các nước thuộc thế giới thứ ba, vì tình hình chính trị khôn ổn định và các chính sách thuế khóa, tài chính luôn thay đổi. 3.1.3. Những giao dịch của các nước có dự trữ chủ lực và các cơ quan quốc tế. Qua thực tế, chung ta thấy có nhưng năm các quỹ dự trữ có số dư âm, phải nhập khẩu nhiều hơn sản xuất, và ngược lại, những năm khác khi có số dư dương thì cần xuất nhiều hơn nhập để cho quỹ dự trữ ở một mức hợp lý. Hiện nay, các chính sách giao dịch về vàng từ quỹ dự trữ của các ngân hàng Trung ương và của các cơ quan tiền tệ quốc tế được chia làm ba loại: - Các cơ quan tiền tệ và ngân hàng Trung ương mua số vàng từ nguồn khai thác và sản xuất ngay trong nước (như các nước thuộc châu Phi và châu Mỹ La Tinh). Lý do là vàng sản xuất trongnước thường có giá thấp hơn giá vàng thế giới lại được trả bằng bản tệ. Sự gia tăng các quỹ dự trữ này chủ yếu nhằm cải thiện khả năng giải quyết các món nợ nước ngoài. - Những nước không sản xuất vàng nhập vàng từ nước ngoài với một tỉ lệ nhất định nào đó trong tổng quỹ dự trữ (cân đối cùng với các ngoại tệ khác) nhằm hạn chế những rủi ro do đã quá lệ thuộc vào một đồng tiềnnào đó (chẳng hạn USD) hoặc để thực hiện một chính sách kinh tế đối ngoại nào đó với các nước bạn hàgn. Ví dụ như mua hàng để giảm mức thặng dư ngoại tệ trong cán cân thương mại giữa một số nước khác so với Mỹ. Tiêu biểu cho nhóm này gồm có Ả Rập Xêut, Đài Loan. - Những nước bán đứt hoặc mua bán theo phương thức “Gold Swap” nhằm có nguồn ngoại tệ thanh toán nợ nước ngoài. Tuy nhiên, khó có thể thanh toán nợ nước ngoài bằng cách bán vàng dự trữ để rồi sau đó, lại vội vàng mua vàng trở lại khi điều kiện kinh tế cho phép. 3.2 Mức cầu về vàng Cần phân biệt vàng nguyên liệu dùng để chế biến ra sản phẩm hàng hóa và vàng tiền tệ dùng như một phương tiện đầu tư, dự trữ. Ngoài ra, có một số lớn vàng vừa là nguyên liệu (như vàng trong công nghiệp kim hoàn) vừa mang tính chất dự trữ. Dạng vàng này thường tập trung ở Trung Đông, Viễn Đông và Ấn Độ. Mặt khác, các khu vực công nghiệp có nhu cầu sử dụng vàng nguyên liệu còn có thể tự cung ứng lại theo quy trình hoàn toàn (tái chế). Đối với vàng tiền tệ, mức cầu thuần túy đáp ứng dữ trữ cũng rất khó xác định vì nó bị chi phối bới mức độ tăng giảm dự trữ tùy theo sự thay đổi giá vàng tính bằng bản tệ và tình hình hối đoái. 3.2.1 Mức cầu của khu vực kim hoàn - Khu vực kim hoàn là nguồn tiêu thu chủ yếu trên thị trường vàng, hàng năm tiêu thụ từ ½ đến ¾ sản lượng vàng khai thác từ các hầm mỏ. Mức cầu hàng năm của khu vực này đã tăng dần trong những năm gần đây. Mức cầu thuần túy của khu vực kim hoàn cũng rất biến động tùy thuộc sự biến động của giá vàng tính bằng bản tệ của nước tiêu thụ. Trong những năm vàng có xu hướng tăng giá, phong trào đúc lại nữ trang phát triển mạnh. Ngược lại, việc sản xuất nữ trang tại các nước phát triển được ổn định hơn. Từ đó cho thấy việc mua sắm nữ trang ở mỗi nước có một ý nghĩa khác nhau. Tại châu Âu, vật trang sức nói lên vị trí xã hội. Tại Trung và Viễn Đông, nhu cầu vật trang sức bao hàm cả ba yếu tố: thẩm mỹ, tái sản tích lũy được bảo tồn giá trị, và yêu cầu của phong tục tập quán mang tính văn hóa xã hội (ví dụ: theo tục lệ cưới hỏi “đòi hỏi” nhiều hoặc ít nữ trang). Cũng chính từ sự khác biệt này mà nữ trang được chế biến rất khác nhau giữa các nước. Chẳng hạn, tại các nước phương Tây, các món nữ trang có hàm lượng vàng thấp, chi phí cho nguyên liệu vàng chỉ chiếm 20-30% tổng giá thành, người ta sẵn sàng trả tiền công cho thợ cao đẻ có những mầu mã mới, đẹp, độc đáo, kỹ thuật tinh vi. Ngược lại, tại các nước phương Đông, người ta thường sử dụng những món nữ trang có hàm lượng vàng rất cao để có gia bán lại khia cần gần bằng với giá đã mua. Các yêu cầu về mỹ thuật cũng có nhưng không đặt nặng. Như tại thị trường Hongkong, 82% nữ trang bán ra là vàng 24K. Giới thượng lưu ở HongKong, Nhật Bản… ngày nay cũng có nhu cầu về đồ dùng, các vật trang trí bằng vàng như các vua chúa khi xưa. - Ngoài giá cả, người ta nhận định còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến mức cầu của khu vựa kim hoàn như: + Sự thay đổi trong thu nhập thực tế của các gia đình + Tốc độ gia tăng dân số + Những tập quán thói quen về thẩm mỹ, ví dụ như sự phục hồi các mẫu mã nữ trang cổ truyền. + Những quan điểm thay đổi về thời trang (đối với giới trẻ), chẳng hạn, nam giới cũng có nhưng yêu cầu mẫu mã “nam trang”, như nữ trang cho giới nữ. + Tình hình an ninh trật tự và sự ổn định chính trị. + Mức độ mở rộng các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, du lịch làm tăng nhu cầu vè các sản phẩm mỹ nghệ, lưu niệm, huy hiệu, huy chương…bằng vàng. Ở mỗi nước, nhu cầu về vàng cho khu vực kim hoàn còn có thể tăng giảm do hoạt động xuát khẩu các sản phẩm kim hoàn sang các nước khác. 3.2.2 Mức cầu của các ngành công nghiệp sử dụng vàng Nhờ vào tính chất vật lý và nhu cầu thẩm mỹ của vàng, một số ngành công nghiệp đã sử dụng nguyên liệu vàng ngày càng nhiều hơn, với tổng mức tiêu thu khoảng 200 – 300 tấn/năm trong hai ngành chủ yếu: - Ngành công nghiệp điện tử: Ngành công nghiệp này tập trung ở vài nước hàng đầu như Mỹ, Nhật. Hai nước này tiêu thụ 70% số vàng nguyên liệu sử dụng cho ngành điện tử trên thế giới, từ 70-90 tấn/năm. Nhịp độ tiêu thụ vàng cho ngành công nghiệp này vẫn không ngừng tăng lên, mức cầu dao động ở khoảng 100 – 300 tấn/năm. - Ngành nha khoa: Mức cầu về vàng trong nha khoa có các đặc điểm: + Phụ thuộc vào tình hình thu nhập thực tế của từng người và chế độ phúc lợi xã hội – y tế của mỗi nước. + Phụ thuộc vào khái cạnh thẩm mỹ và sở thích của người sử dụng. + Phụ thuộc vào tiến bộ kỹ thuật trong việc tìm những hợp kim thay thế với giá rẻ hơn. Vì thế, từ năm 1980 – 1987, mức cầu về vàng trong nha khoa đã giảm (năm 1980: 64,3 tấn, năm 1987: 48 tấn). Riêng ở Nhật Bản, nhu cầu này lại tăng lên ( 1980: 6,4 tấn, năm 1987: 11,9 tấn). Ngoài hai ngành nêu trên, một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp khác cũng sử dụng vàng làm nguyên liệu. 3.2.3 Mức cầu dự trữ của các ngân hàng quốc gia Đặc biệt các nước công nghiệp mới, các nước có nền kinh tế cất cánh, có thặng dư ngoại tệ như Đài Loan, Ấn Độ… thường cất trữ bằng vàng. 3.2.4 Mức cầu về đầu tư và đầu cơ Một số lượng vàng dùng để giao dịch trên thị trường không cần đến công nghiệp chế tác. Nó được giữ ở dạng nguyên chất và được đúc thành thỏi, nén để đáp ứng nhu cầu tích trữ của từng đối tượng. - Phân loại đối tượng mua vàng: Khi nghiên cứu về khía cạnh giá vàng trên thị trường, chúgn ta cần lưu ý phân biệt động cơ mua vàng và những phản ứng của họ đối với giá vàng. Các đối tượng này là những tác nhân quan trọng can dự vào sự hình thành giá vàng trên thị trường khiến cho giá cả có thể tách rất xa với giá trị thực của vàng. Thường có ba loại đối tượng: 1/ Những người tích trữ: Đây là những người giữ vàng chủ yếu nhằm đề phòng những mối nguy cơ về chính trị hay đứng trước bối cảnh đen tối của nền kinh tế. PHần tài sản bằng vàng này là một hợp đồng bảo vệ chắc chắn cho họ “trốn nạn lạm phát” tại chỗ, hoặc dễ dàng có điều kiện sinh sống khi thay đổi nơi cư trú. Họ có ba đặc điểm: giữ vàng như một tài sản chìm tại nơi chắc chắn, giữ trong thời gian dài không cần nhắc tới yếu tố lợi nhuận khi quyết định mua hay bán vàng, và họ cũng không tâm đến tác động lên xuống của giá cả. 2/ Những nhà đầu tư: Họ cũng tích trữ nhưng “tích cực” hơn người tích trữ vàng biểu hiện ở đặc điểm: “tinh vi” hơn dưới dạng “vàng tín dụng” gửi tại một tài khoản ngân hàng, xem vàng như nguồn vốn đầu tư sinh lợi và chỉ giữ nguồn vốn dưới dạng bằng vàng khi cần thiết. Họ thường thực hiện nhiều lần hành vi mua – bán, hoặc vay và cho vay, qua đó nguồn vốn của họ tăng lên. Họ quan tấm đến sự biến động giá vàng cả trong ngắn lẫn dài hạn và đặt nó lên bàn cân lãi suất. 3/ Những người đầu cơ: Họ hoạt động tương tự như người đầu tư. Nhưng họ cố dự đoán và khai thác sự biến đông của giá vàng trong thời gian ngắn. HỌ chấp nhận rủi ro cao hơn để có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn bằng sự cảm nhận nhanh chóng và phản ứng linh hoạt, nhạy bén trước những nhân tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến giá vàng. 3.2.5 Tình hình đầu tư và đầu cơ vàng ở các nước Các nhà đầu tư ở phương Tây hiện nay không còn hcú ý đến vàng như 20 năm trước đây. Họ đã chuyển một phần vốn quan trọng sang thị trường chứng khoán, đầu tư ngày càng nhiều vào các cổ phiếu của các công ty đa quốc gia, các công ty tài chính đưa nguồn vốn của họ đến các nước đang phát triển. Do đó, tuy giá vàng giảm trong những năm 1985 – 1986 nhưng cũng không gây được những đợt mua vàng lớn. Họ đã thực hiện theo lời khuyên của nhà quản lý chứng khoán: chỉ giữ một phần tài sản khoảng 5% - 15% dưới dạng bằng vàng. Riêng ở Mỹ vào năm 1986, kho bạc Mỹ phát hành đồng tiền vàng “Con Ó” đã tiêu thụ được ngay 60 tấn vàng. Sức hấp dẫn của đồng tiền này đối với công chúng Mỹ nằm ở khía cạnh “tình cảm” nhiều hơn khía cạnh lợi tức. Cùng năm này ở Nhất đã diễn ra tương tự, có hơn 182 tấn vàng được dùng vào việc đúc tiền kỷ niệm 60 năm trị vì của Nhất hoàng Hirohito được bán ra. Giá của những đồng tiền vàng này ngày càng cao hơn hẳn giá trị của hàm lượng vàng tỏng nó. Vì thế, đã có một số tổ chức bất hợp pháp dùng vàng thất để đúc thêm đồng tiền vàng này. Các trung tâm tích trữ vàng với số lượng lớn hiện nay thuộc khu vực Trung và Viễn Đông. Tại Trung Đông, nơi mà dân chúng vùng Vịnh có truyền thống ưa thích vàng, tình hình chính trị luôn sôi động, thiếu vằng các hình thức đầu tư chứng khóan và tín dụng… Vì thế vàng vẫn là phương tiện đầu tư và đầu cơ rất thuận lợi. Hằng năm họ có thể tiêu thụ hàng chục tấn vàng của thị trường vàng thế giới dưới dạng vàng thỏi và vàng miềng 1 ounce, đồng thời, họ cũng thích mua nhiều nữ trang vàng 24K. Tuy nhiên, họ rất nhạy bén với sự biến động của giá vàng tính bằng đòng tiền của họ và có chiều hướng bán vàng khi giá gia tăng để sau đó giá hạ thị lại mua vào. Số cầu của họ còn tùy thuộc một nhân tố rất quan trọng là nguồn thu nhập từ dầu mỏ. Vùng Viễn Đông được đánh giá là một trung tâm tiêu thụ lớn số vàng từ các thị trường vàng phương Tây. Thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất khu vực này là HongKong, Singpore và Tokyo. Những thị trường này đã nhanh chóng tiếp thu các kỹ thuật hiện đại về vàng của phương Tây và sẵn sàng mở cửa ch onhững nhà đầu tư vàng thế giới tham gia. Tại những nơi này, số lượng giao dịch bằng vàng thật rất cao (khác với thị trường châu Âu có giao dịch vàng bừng tài khoản cao hơn) do nhu cầu dự trữ và sản xuất nữ trang rất lớn. Nhu cầu vàng châu Á năm 1994 tăng khoảng 6-15% do kinh tế phát triển nhanh và việc giảm bớt các hạn chế nhập khẩu. Châu Á đã trở thành thị trường vàng lớn nhất thế giới với mức tiêu thụ lên đến 1.400 tấn bằng 75% số vàng phương Tây khai thác năm 1993. 3.3 Tổng hợp các yếu tố cơ bản của giá vàng Mức cầu về vàng: Mức cầu của khu vực kim hoàn khoảng 1.000 tấn (50%) Mức cầu của các ngành công nghiệp khoảng 250 tấn (12%) Mức cầu của dự trữ dưới dạng tiền đúc khoảgn 200 tấn (10%) Mức cầu của dự trữ dưới dạng vàng thỏi, nén của các hoạt động tích lũy, đầu cơ khoảng 560 tấn (28%) Trong các nhân tố trên, mức cầu về kim hoàn, về đầu tư và mức cung về tái chế (vàng dùng lại) chịu ảnh hưởng của các biến động về giá vàng trong ngắn hạn. Khi giá vàng tăng do ảnh hưởng của một nguyên nhân nào đó ngoài thị trường, tức là ngoài những nhân tố cơ bản (như biến cố quan sự hay sự biến động của giá dầu mỏ chẳng hạn) thì các mức cung cầu trên đây sẽ bị ảnh hưởng theo. Những tư nhân đầu tư và đầu cơ sẽ dự báo giá vàng tăng và họ sẽ gia tăng số lượng mua vào, trong khi các nhà sản xuất, khai thác từ hầm mỏ cũng sẽ trì hoãn việc giao hàng để hi vọng bán với giá cao hơn trong vài tuần tới. Sự mất cân đối tạm thời này giữa cung và cầu tạo cho giá vàng có chiều hướng gia tăng. Lúc đó vào mỗi thời điểm, đường biểu diễn của giá vàng đều có thể lên, hoặc ngừng hoặc gia tăng và dao động nhẹ hoặc sẽ đột ngột giảm xuống… tùy theo những yếu tố ảnh hướng đến mức cung và cầu. Một điều cần lưu ý là khi sự mất cân đối giữa cung và cầu đi trước sự biến động của giá vàng, nó sẽ gây ra nhưng cơn sốt giá rất nặng nề. Đây là một sự biến động do mất cân đối giữa các nhân tố nội tại của thị trường vàng. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, sự mất cân đối cung, cầu có thể đi trước (và là nguyên nhân) hay theo sau (và là hậu quả) của sự thay đổi giá vàng. Cuối cùng các nhân tố cơ bản của cung, cầu sẽ kiềm giữ hoặc làm thay đổi những lực lượng đầu cơ quá đáng trên thị trường. 3.4 Một số yếu tố tác động đến giá vàng thế giới Các yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại với vàng. Chúng không làm thay đổi vè cơ bản mức giá vàng đã xác lập theo những nhân tố nội tại của thị trường vàng (cung và cầu) nhưng lại có thể là nguyên nhân làm giá vàng biến động. Ngược lại, nó cũng chịu ảnh hưởng của giá vàng khi giá vàng biến động trước. 3.4.1 Mối quan hệ giữa giá vàng và giá dollar Mỹ. Hối suất của USD so với đồng tiền mạnh của châu Á (Yên Nhật) thường được xem là những yếu tố làm thay đổi giá vàng. Thông thường, USD lên giá so với các đồng tiền manh khác sẽ đi đôi với hiện tượng giảm giá vàng và ngược lại. Điều này gần như một thông lệ ví các lý do sau: - Từ năm 1960, vàng vàngới vai trò đặc biệt trong hệ thống tiền tệ quốc tế, được xem là một phương tiện chủ yếu trong việc đầu tư và đầu cơ chống lại USD. Kể từ đó, mối quan hệ qua lại trong sự phối hợp giữa hai loại tài sản này trở thành một nếp suy nghĩ của những người đầu tư: Sự tăng giá ở thị trường này (vàng hoặc USD) sẽ tự động tạo ra áp lực hạ giá ở thị trường kia. Ngay cả trong giai đoạn vai trò tiền tệ của vàng đã suy giảm (sau 1971 đến nay), trên thực tế vàng vàngẫn còn là một giá trị ẩn trú khi tài sản là USD có nguy cơ bị mất giá. Trong một chừng mực nào đó, người ta dùng hối suất thả nỗi giữa USD vàngới các đồng tiền mạnh khác như một tỉ số kinh tế để cân nhắc quyết định đầu tư hay đầu cơ vàng. - Mọi giao dịch mua bán vàng trên các thị trường thế giới đều dùng đơn vị USD/ounce để tính giá vàng. Như vậy, hối suất giữa USD với bản tệ sẽ xác định trực tiếp giá vàng tính bằng tiền của nước đó. Hối suất cũng sẽ gây ra những đợt mua bán vàng trên thị trường vàng thế giới. Cụ thể như khi hối suất USD so với bản tệ tăng, giá vàng trong nước sẽ tăng làm sức mua vàng giảm, dẫn đến sự sụt giảm số cầu về vàng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, khi khảo sát giá vàng và giá USD trên thị trường thế giới từ tháng 11/1978 đến tháng 4/1986, người ta đã ghi nhận được: + giá vàng và giá USD biến động ngược chiều: 62,5% tổng số trường hợp. + giá vàng và giá USD biến đổi cùng chiều 37,5 tổng số trường hợp. Như vậy mối quan hệ giữa giá vàng và giá USD không phải lúc nào cũng diễn biến ra đúng theo thông lệ. Ngoài ra, trong sự biến đổi ngược chiều hoặc cùng chiều, tỷ lệ biến động tăng giảm giá vàng không cùng thời điểm và cũng không cùng một tỉ lệ biến động của USD. Bởi lẽ, tự thân giá vàng hay giá USD còn chịu tác động đồng thời của nhiều yếu tố khác. 3.4.2 Mối quan hệ giữa giá vàng và giá dầu thô. Trung Đông là một khu vực có đặc điểm ưa thích dự trữ tài sản bằng vàng. Vì thế, việc bán dầu của họ cũng gắn với việc mua vàng trên thị trường thế giới. Chính nguồn cung về dầu và nguồn cầu về vàng ở khu vực này đều có số lượng lớn chi phối giá cả của hai mặt hàng và hình thành mối quan hệ về giá. Chẳng hạn, tỷ lệ 14 thùng dầu thô/ounce vàng đã giữ ổn định trong suốt 6 năm (1974-1980) nhưng sau đó, giá vàng tăng mạnh trong khi giá dầu thô sụt giảm (1985) đã xác lập một tỷ lệ mới 25-35 thùng/ounce vàng. Mặt khác, USD lại chính là đơn vị tiền tệ dùng trên các hóa đơn mua bán dầu thô, do đó, mối quan hệ giá vàng – giá dầu thô – giá USD lại có xu hướng tác động phức tạp lên nhau. Cả vàng và dầu là những hàng hóa có giá trị thực, nhu cầu lớn đối với nền kinh tế thế giới trong khi đồng USD thực chất chỉ là một dạng dấu hiệu của giá trị, thực ra nó không có giá trị thực. Vì vậy khi USD mất giá thì các hàng hóa được định giá bằng đồng tiền này – các hàng hóa có giá trị thực và chiếm tỉ trọng cao trong thương mại quốc tế – như vàng, dầu, lương thực thực phẩm… sẽ đồng loạt lên giá để phản ánh đúng giá trị thực của nó. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của USD lên từng loại hàng hóa không phải bao giờ cũng ngang nhau, nghĩa là không phải USD mất giá 20% thì sẽ làm cho cả giá dầu, giá vàng… cùng tăng giá lên 20% do USD không chỉ điều chỉnh 2 thị trường vàng và dầu mà nó còn ảnh hưởng tới rất nhiều các thị trường khác và các thị trường này có quan hệ, tác động phức tạp lẫn nhau. Mặt khác thị trường vàng và dầu cũng không phải chỉ bị chi phối bởi giá trị của đồng USD mà nó còn chịu tác động bởi hàng loạt các yếu tố khác như quan hệ cung cầu, tâm lý của người tích trữ, nhà đầu tư, đầu cơ… Một cách giải thích khác về mối quan hệ giữa vàng – dầu và USD là: khi giá dầu thô giảm, các nước tiêu thụ dầu thô sẽ giảm được số USD cần cho nhu cầu này, giúp cho các nước đó giảm tỷ lệ lạm phát, giá trị đồng bản tệ tăng lên, tức là hối suất so với USD giảm xuống kéo theo sự sụt giảm giá vàng. Trong khi đó, đối với các nước xuất khẩu dầu như Mỹ, khi nguồn thu về dầu thô giảm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến giá USD và ảnh hưởng tốt cho giá vàng tăng lên trên thị trường thế giới. Ngược lại, khi giá dầu tăng do tình hình khủng hoảng quân sự, chính trị tại Trung Đông bùng nổ trở lại thì giá vnàg sẽ nhạy cảm với cường độ căng thẳng tại vùng này. Lúc đó, không phải giá vàng tăng theo giá dầu mà là cùng với giá dầu chịu ảnh hưởng của các biến cố chính trị. Vì vậy, chung ta cần khảo sát các nguyên nhân trực tiếp làm tăng giảm giá dầu để đánh giá các mức độ ảnh hưởng khác nhau làm thay đổi giá vàng. 3.4.3 Mối quan hệ giữa giá vàng và giá cả của các hàng hóa khác Sự xói mòn giá trị của đồng tiền được phản ánh qua sự gia tăng chỉ số giá trên hầu hết các loại hàng hóa hay còn gọi là mức độ lạm phát. Nếu chỉ số lạm phát tăng hoặc giảm quá một mức độ nào đó, nó sẽ có tác động đến giá vàng. Tuy vậy, việc định lượng các yếu tố lạm phát ảnh hưởng trên giá vàng sẽ không rõ rệt – nhất là ở những nước có mức độ lạm phát hoặc giảm phát không cao. Mối quan hệ qua lại giữa giá vàng với tốc độ lạm phát hoặc giảm phát có một số đặc điểm: - Trong thời kỳ giá cả các hànghóa luôn gia tăng, chính phủ không kiểm soát được tốc độ lạm phát, công chúng sẽ đầu tư vào vàng như một phương thứuc dự trữ tài sản, một biện pháp bảo toàn vốn có hiệu quả nhất. Mức độ lạm phát càng cao, chức năng phương tiện thanh toán thay cho tiền của vàng càng thể hiện rõ nét hơn, thậm chí các đơn vị trọng lượng của vàng được dùng để định giá trị, giá cả các loại hàng hóa khác. Vì thế, chỉ số gia tăng giá vàng được xem như là chỉ số chủ yếu phản ánh cho sự gia tăng giá cả hàng hóa – tức mức độ lạm phát. - Một trong những tác hại của lạm phát là làm gia tăng tính ngẫu nhiên trong phân phối lại thu nhập của cải trong dân chúng. Do đó, khi lạm phát diễn ra trong một thời gian tương đối dài, dân chúgn sẽ dùng vàng làm hàng rào để che chắn lạm phát và che chắn tai họa bị điều tiết thu nhập, của cải dưới dạng bằng tiền. Lúc đó, số cầu về vàng sẽ phát sinh ở mỗi người và ở cả một cộng đồng sẽ thường xuyên đẩy số cầu vàng tăng cao, tiếp tục đẩy giá vàng tăng thêm. - Trên một khía cạnh khác, không phải lúc nào chỉ số gia tăng giá vàng cũng phản ánh mức tăng chỉ số lạm phát – nhất là khi có yếu tố đầu cơ can dự vào. Yếu tố này sẽ đẩy giá vàng đột biến tăng cao và đôi khi hiện tượng này xảy ra trước mang tính báo động sẽ có lạm phát gia tăng đột biến. Những cũng có lúc nó chẳng phải là dấu hiệu của một cơn sốt giá cả các hàng hóa khác mà chỉ đơn thuần là vì người đầu cơ muốn tìm thu nhập cao hơn qua dịch vụ cung cấp “hàng rào vàng”. 3.4.4 Ảnh hưởng do các chính sách của Nhà nước đối với vàng. Ngoài các chủ trương chính sách của Nhà nước về kinh tế, chính trị có thể ảnh hưởng gián tiếp đến giá vàng, người ta còn nhận định những sự thay đổi trong chủ trương của nhà nước về quyền cất giữ vàng, kinh doanh vàng và các chính sách thuế khóa đối với vàng… là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Lịch sử cho thấy ở đa số các nước, Nhà nước luôn tìm cách ngăn chặn người dân mua bán và cất trữ vàng vì các lý do kinh tế, chính trị, đạo đức và tôn giáo, nhằm chuyển vàng vào công quỹ. Cho đến nay, mọi biện pháp thả lỏng hay thắt chặt đối với vàng đều đã được các nước áp dụng, từ những quy định tương đối thoáng, chỉ ở mức độ kiểm soát việc kinh doanh vàng khi xuất – nhập vào lãnh thổ cho đến biện pháp gắt gao như cấm tư nhân cất giữ vàng dưới bất kỳ dạng nào khác ngoài nữ trang, đồ mỹ nghệ và Nhà nước nắm giữ độ quyền ngoại thương về vàng. Hậu quả của chính sách này đều giống nhau ở khắp mọi nơi: mức cung không đủ cho mức cầu về vàng của tư nhân, mức chênh lệch giữa giá vàng nội địa và giá vàng thế giới đủ sức hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu phát triển. Vì thế, hiện nay các nước dù không còn sử dụng các biện pháp cứng rắn nhưng cũng đều đặt vàng trong tầm kiểm soát của Nhà nước với những mức độ quản lý khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế và quan điểm của chính quyền. Nhìn chung, đa số các nước đều chọn giải pháp cho tư nhân tự do cất trữ và kinh doanh vàng, nhưng không được xuất nhập khẩu vàng, đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm soát hối đoái. Khi đó, một sự thay đổi nào trong các biện pháp cụ thể này đều có thể ảnh hưởng kéo theo sự thay đổi giá vàng trong nước. Một khi vàng đã trở về vị trí là một loại hàng hóa, việc kinh doanh vàng đều phải chịu thuế như kinh doanh những hàng hóa khác. Chính sách thuế ở một số nước cho thấy mức thuế suất trên các giao dịch về vàng cũng khác biệt nhau. Có những nước không danh cho kinh doanh vàng một sự ưu đãi về thuế như Ý: 35%, Tây Ban Nha: 30%. Trái lại, Luxembourg không đánh thuế trên các giao dịch về vàng và nhờ đó họ đã được khoản lãi đáng kể trong kinh doanh vàng. Tất nhiên, mọi khoản thuế có liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng cuối cùng rồi cũng đưa vào giá bán các sản phẩm của vàng. Vì vậy, khi áp dụng chính sách thuế đánh trên vàng sẽ ảnh hưởng đến giá vàng. Khi giá bán có tính thuế, giá vàng trong nước tăng, sẽ dẫn đến mức cầu về vàng có thể bị giảm nếu thu nhập của công chúng không tăng. Lúc đó, các nhu cầu về nữ trang bằng nguyên liệu vàng được sử dụng thay thế (như các loại nữ trang bằng nhựa, thủy tinh, bằng kim loại khác… vừa rẻ vừa có mẫu mà, màu sắc đa dạng, phong phú). Mặt khác, số cầu về vàng dự trữ cũng giảm đi do các nhà đầu tư, đầu cơ chuyển dịch vốn sang thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái. Bởi lẽ, nếu áp dụng thuế suất 30% thì chênh lệch giữa giá bán và giá mua không thể dưới 30% giá bán, trong khi hiếm khi có biến cố gây tăng giảm giá vàng 30% trong ngắn hạn. Tuy nhiên, khi giá vàng trong nước tăng cao so với giá vàng thế giới, sẽ xuất hiện các hoạt động buôn lậu đưa vàng vào thị trường nội địa, hình thành một thị trường phi chính thức. Các nhà đầu tư, đầu cơ vàng cũng sẽ tiếp tục hướng về vàng vì lúc này họ là người “ăn theo” mức thuế suất cao đánh trên vàng (nhưng Nhà nước không thu được). TÌnh hình sẽ đưa đến sự biến động giá vàng rất phức tạp do nhiều mức giá khác nhau trên cùng một địa bàn, tạo điều kiện cho các hoạt động đầu cơ đẩy giá vàng lên xuống bất ngờ. Giá vàng thế giới 15 1 2 3 7 6 5 14 13 8 9 10 4 12 11 16 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới Chú giải: Mức sản xuất và cung ứng vàng của các nước thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), Trung Âu, Đông Âu. Những giao dịch của các quỹ dự trữ quốc tế : IMF, BRI, FECOM. Các hoạt động đầu cơ, đầu tư và dự trữ trong tư nhân. Mức cầu của các ngành công nghiệp sử dụng vàng nguyên liệu. Mức cầu của các ngành kim hoàn, thủ công mỹ nghệ. Những giao dịch của các quỹ dự trữ quốc gia, các nước chủ lực : châu Âu, Mỹ, Trung Đông, Nhật Bản. Mức khai thác các hầm mỏ ở Nam Phi, Mỹ, Úc, Canada, Brazil, các nước khác. - Tình hình mậu dịch quốc tế. - Tình hình cán cân thương mại, ._.i. Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đất đai là một tài sản luôn hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư vì nó có lợi tức cao. Do đó khoản cân đối tiền – hàng giữa vàng, ngoại tệ với đất đai và nhà tăng lên nhanh mà giá các loại hàng hóa khác không tăng lên hoặc tăng chậm. Cất giữ vàng, ngoại tệ, đất đai, nhà cũng là loại cất trữ thường được yêu thích đối với những khoản thu nhập bất chính như tham ô, buôn lậu… Trong nền kinh tế có nhiều khoản thu nhập không minh bạch thì nhu cầu về vàng, ngoại tệ, đất đai, nhà tăng lên nhanh do nhu cầu cất trữ giá trị tăng, chứ không phải do nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sử dụng tăng. Một điều đáng chú ý khác là khi các nhà đầu tư trong nước nghiêng về đầu tư vào đất đai, vàng, ngoại tệ, thì những nhà đầu tư nước ngoài lại nghiêng về đầu tư vào sản xuất và thương mại. Hậu quả là sẽ có nhiều doanh nghiệp do người nước ngoài làm chủ, người trong nước chỉ làm chủ vàng, ngoại tệ, đất đai và nhà. Tóm lại, vàng là một kênh đầu tư, nhưng là xét theo người đầu tư, song không trực tiếp đầu tư cho sản xuất kinh doanh, nên không tạo ra giá trị tăng thêm để tính vào tăng trưởng kinh tế, thậm chí còn bị “chôn” dưới dạng “vàng bỏ ống”. Mỗi năm nước ta nhập khẩu khoảng trên dưới 60 tấn vàng, tính theo giá bán hiện tại lên đến gần 30,6 nghìn tỷ đồng, hay trên 1,9 tỷ USD. Một lượng vốn lớn như vậy đang nằm trong dân đã không được đưa ra để đầu tư trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế. CHƯƠNG III. DỰ BÁO GIÁ VÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM 1. Dự báo giá vàng trong thời gian tới 1.1 cơ sở dự báo 1.1.1 Tình hình thế giới 1.1.1.1. Triển vọng kinh tế Mỹ Nền kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu bắt đầu phục hồi sau cơn khủng hoảng Theo số liệu tháng 5/2008, các chuyên gia khẳng định kinh tế Mỹ đang vượt qua đà suy thoái và có thể thoát khỏi khủng hoảng, bất chấp sự yếu kém của thị trường địa ốc, khan hiếm tín dụng và giá năng lượng leo thang. Mặc dù đang hứng chịu những tác động tiêu cực của ba ''cú sốc'' lớn, đó là thị trường nhà ở suy giảm, căng thẳng tín dụng và giá năng lượng leo thang, kinh tế Mỹ vẫn có thể vượt lên với khả năng phục hồi nhanh và chính sách ứng phó tích cực, linh hoạt cùng sự tăng tốc của nền kinh tế toàn cầu. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, kinh tế Mỹ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 1,0% trong quý II và 2,0% trong quý III năm nay sau khi chỉ dừng ở mức tăng 0,6% ở hai quý trước đó. Trong quý IV/2008, tốc độ tăng trưởng của Mỹ sẽ hạ nhiệt xuống còn 1,5% nhưng có thể trở lại mức 2,0% trong quý đầu năm sau. Doanh số bán lẻ tháng Tư tăng 0,5% là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng Mỹ đã bắt đầu nới lỏng ''hầu bao'' và tăng chi tiêu, vốn được coi là xương sống của hoạt động kinh tế Mỹ. Hơn nữa, vào đầu tháng 6/2008, khoản hoàn thuế 107 tỷ USD của Chính phủ - một phần trong chương trình kích thích kinh tế cả gói trị giá 168 tỷ USD sẽ đến tay người dân – điều này sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, tăng triển vọng cho nền kinh tế trong thời gian tới. Các nhà phân tích thị trường nhận định trong tháng 4/2008, số công trình nhà ở được động thổ ở Mỹ đã tăng 8,2%, lên hơn 1 triệu công trình. Thị trường lao động cũng khởi sắc với những chỉ số cao hơn dự báo, và kim ngạch xuất khẩu tăng do đồng USD yếu đã góp phần củng cố tăng trưởng. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Mỹ đã bắt đầu hồi phục từ giữa tháng Ba với các khoản hỗ trợ tài chính kịp thời của Ngân hàng Dự trữ trung ương Mỹ (FED), cụ thể là trong vụ ''giải cứu'' Ngân hàng đầu tư Bear Stearns, được giới tài chính coi là một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng tín dụng. 1.1.1.2 Xu hướng đồng USD Đồng USD có vai trò lớn trong thương mại quốc tế và là đồng tiền dự trữ của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vai trò của đồng đôla được khẳng định qua một thời gian dài của lịch sử, kể cả trong các đợt biến động lớn của nền kinh tế toàn cầu. Trong thời gian gần đây, chính trị và kinh tế Mỹ có biến động, đặc biệt là khủng hoảng tín dụng cho vay mua nhà thế chấp dưới chuẩn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các ngân hàng, qua đó làm giảm giá đồng Đôla trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu bước qua khỏi cuộc khủng hoảng và bắt đầu phục hồi trở lại do những quyết định điều chỉnh của FED nhằm bơm thêm tiền vào nền kinh tế, kích thích sản xuất, tiêu dùng. Đồng thời chính phủ Mỹ cũng có những chính sách nhằm ngăn chặn nguy cơ suy thoái, cụ thể là kế hoạch trọn gói 168 tỷ USD của chính quyền Bush. Trong tuyên bố cắt giảm lãi suất hôm 18/3 vừa rồi, FED có nhấn mạnh đến vấn đề lạm phát. Thị trường ngay lập tức cho rằng, đây là dấu hiệu cho thấy có thể FED sẽ không tiếp tục cắt giảm lãi suất, hoặc có cắt giảm thì cũng ít mạnh tay hơn. Điều này khiến đồng USD phục hồi và vàng rớt giá mạnh. Đây là những nhân tố tích cực làm cho đồng USD lấy lại được giá trị của mình. Và trên thực tế USD đã tăng giá trở lại. 1.1.1.3 Quan hệ cung cầu về vàng Nhìn chung nguồn cung vàng trên thế giới ít biến động, khoảng 2.500 tấn/năm. Cũng vì lý do nguồn cung vàng ổn định nên giá trị của vàng mới giữ được mức ổn định như vậy trong suốt quá trình lịch sử. Tuy nhu cầu vàng cho các ngành công nghiệp sử dụng kim loại vàng ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản tăng lên nhưng trình độ tái chế vàng từ các sản phẩm đó cũng phát triển. Vì vậy nhu cầu vàng cũng giảm bớt một phần. Một đặc điểm quan trọng khác của vàng nữa là vàng được sản xuất ra nhằm mục tiêu chủ yếu là để cất giữ. Ở dạng trang sức hay vàng thỏi… thì vàng vẫn được lưu trữ lại, nghĩa là số lượng vàng trên thế giới ngày một tăng thêm – điểm này khác biệt so với hàng hoá đặc biệt khác cùng biến động giá cả với vàng, đó là dầu thô. Dầu được khai thác lên sẽ được tiêu thụ hết, nghĩa là không có tính tích lũy. Điều này tiềm ẩn một nguy cơ biến động rất cao khi quan hệ cung cầu thay đổi. Thế nhưng đối với vàng, do có tính tích lũy nên biến động cung cầu trong ngắn hạn nếu xét trên phạm vi toàn thế giới thì không ảnh hưởng lớn đến giá nhiều. Vì vậy, các nhà phân tích kinh tế mới cho rằng giá vàng mới là chỉ tiêu tin cậy để đánh giá tình hình lạm phát chứ không phải giá dầu. Tuy nhiên nếu xét trên phạm vi một quốc gia nhỏ mà thị trường vàng chưa phát triển đầy đủ và lớn mạnh như Việt Nam thì quan hệ cung cầu trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng lớn đến giá vàng. 1.1.1.4 Giá dầu thế giới Giá dầu cao trong thời gian vừa qua chủ yếu là do hiện tượng đầu cơ dữ dội trên thị trường và do sự mất giá của đồng USD, do khủng hoảng tài chính Mỹ và nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng toàn cầu, nhu cầu nhập khẩu dầu lớn của thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, cộng thêm kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu của OPEC – và sự thổi phồng về một cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới – đã đẩy giá dầu thô và giá vàng lên cao như vậy. Tuy nhiên những yếu tố tác động làm cho giá dầu tăng cao hiện nay đã có những chuyển biến tích cực. Đồng Đôla Mỹ dần lấy lại giá trị của mình, kinh tế Mỹ đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. OPEC – tổ chức cung ứng 40% sản lượng dầu cho thị trường thế giới – không cắt giảm sản lượng như dự kiến năm 2007 tuy nhiên cũng không tăng sản lượng do tổ chức này nhận định giá dầu thế giới tăng cao không phải là do quan hệ cung cầu mà chủ yếu là do USD yếu và đầu cơ. Vì vậy OECD đã có nhiều động thái tích cực để cải thiện tình hình giá dầu, họ cũng lo ngại rằng nếu giá dầu tăng quá cao thì nhiều nước có thể sẽ giảm tiêu thụ dầu, chuyển sử dụng năng lượng dầu sang dạng năng lượng khác, điều này làm ảnh hưởng đến doanh thu của OPEC. Đặc biệt OPEC kêu gọi Mỹ có chính sách thích hợp để lấy lại giá trị của đồng USD, một số nước trong tổ chức đã đề xuất thay đồng USD bằng EURO trong việc định giá dầu. Tuy nhiên đây mới chỉ là đề xuất một số nước, nếu tình hình USD được cải thiện thì USD vẫn là đồng tiền tính giá cho dầu mỏ. Ngoài ra, tình hình kinh tế thế giới năm 2008 có phần giảm xuống, theo dự báo của IMF thì tốc độ phát triển của hầu hết các nước đều giảm so với năm 2007 làm cho nhu cầu về dầu cũng giảm xuống. Như vậy có thể nhận định giá dầu trong thời gian tới sẽ không tăng mạnh, và trong trung và dài hạn sẽ giảm xuống do tình hình thế giới ổn định trở lại. 1.1.2 Tình hình trong nước Chủ yếu giá vàng Việt Nam sẽ vận động theo xu hướng của giá vàng thế giới. Tuy nhiên cũng có một số điểm khác so với giá vàng thế giới. 1.1.2.1 Kế hoạch xây dựng một sàn giao dịch vàng quốc gia Hiện Việt Nam đã trở thành quốc gia có số người tham gia đầu tư vàng đứng đầu thế giới. Do vậy cần phải có một sàn giao dịch vàng mang tầm quốc gia để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Còn nếu cứ tiếp tục để thị trường giao dịch tự do thì chắc chắn nhà đầu tư cũng như thị trường vàng trong nước sẽ gặp nhiều rủi ro. Hiện Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đang tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của các sàn giao dịch vàng quốc tế đang hoạt động hiệu quả, kết hợp với nghiên cứu tình hình giao dịch của thị trường vàng trong nước và các cơ chế pháp luật hiện hành để sớm cho ra đời một sàn giao dịch vàng quốc gia. Trước mắt, sẽ thành lập sàn giao dịch vàng ở Hà Nội và Tp.HCM. Điểm khác biệt lớn nhất so với các sàn giao dịch nhỏ lẻ là không phải do một doanh nghiệp, một đơn vị tổ chức mà là do nhiều ngân hàng thương mại, nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng tham gia. Hoạt động của sàn giao dịch độc lập, không phụ thuộc hoặc hoạt động vì lợi ích của riêng một doanh nghiệp mà chủ yếu là làm dịch vụ, hoàn toàn không có sự cạnh tranh kinh doanh giữa các hội viên, các doanh nghiệp. Sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ do Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đứng ra thành lập và chịu trách nhiệm, do đó, việc khớp giá ở sàn giao dịch vàng quốc gia, tỷ giá hình thành trên thị trường vàng Việt Nam, giá mua cũng như giá bán sẽ được minh bạch và khách quan nhất. Sàn giao dịch sẽ có dịch vụ mua bán có kỳ hạn và thực hiện các công cụ phái sinh để phòng ngừa các rủi ro khi thị trường vàng thế giới biến động bất thường. Trường hợp cần thiết, sàn giao dịch có thể sẽ cấp tín dụng hoặc đáp ứng các nhu cầu vàng vật chất cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ được tính giá mua, giá bán trên cơ sở khớp giá hàng ngày của nhiều người mua, nhiều người bán, nếu lượng khách giao dịch càng lớn sẽ phản ánh giá mua và giá bán càng khách quan hơn. Lợi ích đối với các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ là rất lớn. Nếu hình thành được sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ hạn chế được lượng giao dịch không chính thức, tránh được những rủi ro không đáng có. Thông qua đó, cơ quan quản lý cũng nắm được lượng cung, cầu của thị trường vàng, cung cầu ngoại tệ liên quan đến vàng cũng như lượng tiền giao dịch trên thị trường vàng một cách chính xác, chủ động hơn, để có những điều tiết kịp thời khi biến động xảy ra. Ngoài ra, qua sàn giao dịch này, Ngân hàng Nhà nước sẽ có cơ sở để ban hành các quy chế cần thiết cho việc quản lý thị trường vàng. Để giúp cho hoạt động của sàn giao dịch vàng linh hoạt hơn, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư, Ngân hàng Nhà nước nên ban hành quy chế kinh doanh vàng trên tài khoản. Đây có thể coi là điều kiện tiền đề bởi nếu không có quy chế này thì nghiệp vụ phái sinh để hạn chế rủi ro sẽ không thực hiện được. Mặt khác, quy chế này ra đời sẽ hạn chế được rất nhiều chi phí cho nhà đầu tư, còn Nhà nước thì có thể huy động được nguồn vốn từ đây để đầu tư cho phát triển, tiết kiệm được ngoại tệ. Tuy nhiên, cái khó là phải làm sao vừa phải bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư, vừa phải phát triển sàn theo đúng định hướng của Chính phủ, bảo đảm tính minh bạch và hạn chế các yếu tố đầu cơ, trong điều kiện chúng ta chưa có một cơ chế, chính sách nào về hình thành và quản lý sàn giao dịch vàng. Chính vì vậy, khi đi vào hoạt động, sàn giao dịch vàng quốc gia cần phải được hưởng những chính sách thỏa đáng để tạo điều kiện cho thị trường phát triển ổn định với đúng nghĩa là một thị trường dịch vụ nhưng vẫn bảo vệ được lợi ích cho nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Và nếu sàn hoạt động tốt sẽ góp phần kiểm soát thị trường tiền tệ. Quy chế về sàn giao dịch vàng hiện chưa có. Ngân hàng Nhà nước mới chỉ quản lý vàng trong quan hệ xuất nhập khẩu. Cùng với việc đề nghị cho phép thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia, Hiệp hội cũng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế về việc kết nối giữa các sàn giao dịch nhỏ với sàn giao dịch quốc gia. Việc đồng ý kết nối hay không và trong trường hợp nào sẽ được quy định cụ thể trong quy chế và theo sự định hướng của nhà nước. (kiến nghị) 1.1.2.2 Thuế xuất nhập khẩu vàng – kho ngoại quan vàng Bộ Tài chính đã quyết định tăng thuế nhập khẩu vàng (29/2008/QĐ-BTC) từ 0,5% lên 1% đối với tất cả các dạng sản phẩm vàng chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm hoặc ở dạng bột. Đây là một biện pháp của chính phủ nhằm giảm tình trạng nhập siêu, hạn chế lạm phát của Việt Nam. Kết hợp với kế hoạch xây dựng sàn giao dịch vàng và kho ngoại quan vàng tại sân bay Nội Bài - Hà Nội và sân bay Tân Sơn Nhất - TP HCM đã đi vào hoạt động (tháng 6 năm 2007) sẽ giúp bình ổn giá vàng trong nước. Kho Ngoại quan vàng hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng - hàng trang sức rút ngắn thời gian nhập khẩu vàng từ 2-3 ngày xuống còn 0,5 - 1 ngày. Ngoài ra, cước phí vận chuyển, bảo hiểm nhập khẩu vàng cũng giảm từ 1 - 1,1 USD/1ounce xuống còn 0,6 - 0,7 USD/1ounce (giảm 40%). Theo đánh giá từ các chuyên gia, Kho ngoại quan vàng đầu tiên ra đời sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc can thiệp bình ổn thị trường vàng trong nước. Nó cũng góp phần giúp doanh nghiệp có thể nhập khẩu và có ngay vàng nhận từ Kho ngoại quan bán can thiệp thị trường kịp thời. 1.1.2.3 Lạm phát Lo ngại về lạm phát là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng người dân ồ ạt đi mua vàng tích trữ, đẩy giá vàng lên cao ở Việt Nam trong thời gian qua. Lạm phát không chỉ tác động đến thị trường vàng mà còn tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đến đời sống của người dân, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình và thấp. Vì vậy chính phủ đã đề ra những biện pháp quyết liệt để kìm chế hiện tượng này và giảm tác động xấu của nó. Cụ thể là Chính đề ra bảy biện pháp để kiềm chế lạm phát: Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Điều hành chính sách tiền tệ là vấn đề rất quan trọng trong việc giảm áp lực tăng lạm phát. Một số biện pháp chủ yếu Ngân hàng Nhà nước thực hiện: nới lỏng tỷ giá hối đoái để giảm áp lực đối với dòng vốn từ bên ngoài vào, tức là giảm áp lực cung ứng tiền để mua ngoại tệ. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hạn chế tăng trưởng tín dụng ở mức trên dưới 30%. Phát hành tín phiếu hay hối phiếu của Ngân hàng Trung ương để hút tiền từ lưu thông về. Tăng cường thanh tra giám sát về cung ứng tín dụng trong khu vực bất động sản và chứng khoán. Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ. Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng đã và sẽ tiếp tục làm việc với các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón... giao nhiệm vụ cho các đơn vị này phải bảo đảm nguồn hàng, đồng thời có trách nhiệm cùng Chính phủ kiềm giữ giá cả. Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội 1.2 Dự báo giá vàng VN trong trung và dài hạn Dự báo giá vàng trong ngắn hạn là một vấn đề hết sức phức tạp và thay đổi hằng ngày do trong ngắn hạn giá cả biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là yếu tố tâm lý. Để dự đoán được giá vàng trong ngắn hạn thì phải dựa nhiều vào phân tích kỹ thuật và theo dõi sát sao tình hình diễn biến của thị trường. Giá cả trong ngắn hạn biến đổi thất thường, có thể nay lên mai xuống, nhưng đằng sau nó, xu hướng vận động giá cả trong trung và dài hạn lại mang tính quy luật. Trong trung và dài hạn, giá vàng phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như: giá trị của vàng, quan hệ cung cầu, sức mạnh của đồng USD, mức độ rủi ro của thị trường (lạm phát, chính trị…), giá dầu thô thế giới, sự phát triển của các thị trường thay thế (thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản)… Qua phân tích những cơ sở trên ta nhận thấy trong trung và dài hạn, các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng đó có xu hướng quay lại quỹ đạo, trở về vị trí cân bằng đúng với giá trị của nó. Vì vậy giá vàng trong trung và dài hạn sẽ giảm nhiệt so với cơn sốt như hiện nay, tuy nhiên mức ổn định của nó sẽ ở mức cao hơn so với trước lúc xảy ra cơn sốt giá. Trong trung và dài hạn, mức giá vàng có thể sẽ dao động trong khoảng 700 đến 900 USD/ounce. Cũng cần phải nói thêm về quy luật giá trị. Mặc dù trong ngắn hạn giá cả chịu ảnh hưởng nhiều bởi quan hệ cung cầu, nhưng theo quy luật giá trị thì giá cả trong trung và dài hạn sẽ dao động lên xuống nhưng vẫn xoay quanh giá trị của nó. Quy luật này dùng để giải thích cho sự biến động của cả giá vàng và giá dầu. Nếu giá dầu đạt mức cao, vượt quá giá trị thực tế mà nó mang lại khi đem vào sản xuất sẽ dẫn đến người tiêu dùng sẽ hạn chế, giảm sử dụng dầu, thay vào đó sẽ tìm và sử dụng nguồn năng lượng khác hiệu quả hơn – đây cũng là một mối lo ngại của OPEC. Và nếu người tiêu dùng chưa tìm ra được nguồn năng lượng nào thay thế thì có thể họ sẽ giảm tiêu dùng, giảm sản xuất. Trên quy mô rộng nó có thể dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế thế giới. Như vậy khi giá dầu lên quá cao thì nhu cầu tiêu dùng dầu thực sự giảm xuống kéo theo sự giảm giá của mặt hàng này. Với vàng cũng tương tự như vậy. Nếu giá vàng vượt quá giá trị của nó, thì một nguy cơ chắc chắn là nó sẽ giảm giá trong tương lai, nghĩa là những ai mua vàng tại thời điểm này sẽ có nguy cơ rủi ro rất cao. Điều này cũng làm giảm nhu cầu mua vàng để đầu cơ và tích trữ, sản xuất, kéo theo sự giảm giá của vàng. Sự hình thành và phát triển một thị trường vàng lớn mạnh, minh bạch trong đó các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh được phát huy sẽ làm cho thị trường vàng Việt Nam ổn định hơn, dễ dự đoán hơn và là một công cụ hiệu quả để chính phủ điều hành chính sách tiền tệ của mình. 2. Một số biện pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam Thị trường vàng Việt Nam phát triển rất nóng trong thời gian vừa qua do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, cả trong và ngoài nước và cũng đã bộc lộ một số vấn đề cần được quan tâm và khắc phục. Thị trường vàng là một bộ phận của nền kinh tế, bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh tế của đất nước, vì vậy các biện pháp góp phần làm bình ổn và phát triển nền kinh tế như kiềm chế lạm phát, phát triển thị trường chứng khoán, bất động sản…. đồng thời cũng là biện pháp bình ổn và phát triển thị trường vàng. Ngoài ra có một số biện pháp tác động trực tiếp lên thị trường vàng như triển khai kế hoạch xây dựng sản giao dịch vàng quốc gia hay việc quản lý chặt chẽ hơn nạn kinh doanh buôn bán vàng bất hợp pháp qua mạng. 2.1 Kiềm chế lạm phát Như chúng ta đã bàn ở trên, lạm phát có ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ nền kinh tế, tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tới tiêu dùng của người dân. Khi nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, rủi ro lớn khi bỏ đồng vốn ra để đầu tư, vì vậy hình thành xu hướng chuyển dòng tiền đầu tư của mình sang vàng để tích trữ đẩy giá vàng lên cao đồng thời cũng xuất hiện nhiều nhà đầu cơ trên thị trường nhằm chuộc lợi từ việc chênh lệch giá vàng. Điều này lại càng làm cho nền kinh tế suy giảm vì số tiền đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh giảm – mà hoạt động sản xuất kinh doanh chính là cái cốt lõi tạo ra của cải vật chất cho xa hội, trong khi việc lưu trữ vàng không hề tạo ra của cải tăng thêm cho xã hội. Do đó kiềm chế lạm phát là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ trong giai đoạn hiện nay. Chính phủ đã đưa ra và đang thực hiện 7 biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vừng. 2.2 Phát huy hiệu quả của kho ngoại quan vàng Với ưu thế là rút ngắn thời gian và chi phí so với việc nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, đáng lẽ kho ngoại vàng phải rất hút khách. Nhưng thực tế, rất ít doanh nghiệp trong nước lấy vàng từ đây, nhà buôn quốc tế cũng không mấy mặn mà. Cả nước hiện có 2 kho ngoại quan vàng, ở Hà Nội và TP HCM. Kho TP HCM do SJC quản lý, tại Hà Nội do Công ty Vàng bạc Ngân hàng Nông nghiệp quản lý, cùng khai trương từ tháng 6. Ước tính nếu nhập hàng qua kho ngoại quan, phí vận chuyển và bảo hiểm giảm đến 40% so với việc nhập từ nước ngoài thông qua môi giới trung gian. Hơn nữa, thời gian nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp cũng được rút ngắn. Muốn có khách gửi vàng, ngoài yếu tố giá cả, thủ tục, kho ngoại quan phải được bảo hiểm. Để làm được điều này thì phải dựa vào một công ty chuyên về kho ngoại quan của nước ngoài và trên thực tế việc ký kết được hợp đồng bảo hiểm kiểu này không phải đơn giản. Việc gửi vàng vào kho Hà Nội chủ yếu là các đầu mối kinh doanh lớn như Eximbank, Sacombank, ACB. Những khách hàng trên lại chính là các thành viên trong liên minh thành lập ra kho ngoại quan và chủ yếu chỉ kinh doanh chứ không phải tập trung nhiều vào sản xuất. Về lý thuyết chi phí nhập từ kho ngoại quan vàng thấp hơn so với nhập trực tiếp từ nước ngoài và thời gian cũng được rút ngắn đáng kể. Song nhiều doanh nghiệp lâu nay vẫn có các nguồn nhập riêng với giá rẻ hơn và thời gian thậm chí còn nhanh hơn. Một vấn đề với các kho ngoại quan nữa Việt Nam chưa cho phép xuất khẩu, vì vậy lượng vàng ra vào kho ngoại quan chưa nhiều. Trong kho hiện chỉ lưu vàng nhập khẩu. Ông Đinh Gia Bảng, đại diện Hiệp hội Vàng Việt Nam cho biết, hiệp hội đã nhiều lần kiến nghị Vụ Ngoại hối Ngân hàng Nhà nước bãi bỏ giấy phép nhập khẩu vàng và cho phép các doanh nghiệp được xuất khẩu mặt hàng này. Một điều quan trọng hơn cả, là do không được phép xuất khẩu nên thường xuyên xảy ra tình trạng xuất lậu vàng. Theo vị đại diện này, nếu không cho xuất khẩu vàng thì không thể tránh khỏi thực trạng "chảy máu vàng" như hiện nay. Đây là một thiệt hại lớn bởi Nhà nước sẽ không thu được thuế xuất khẩu. Thêm vào đó, khi xuất lậu sang nước khác, các doanh nghiệp thường xuất vàng nguyên liệu chứ không phải hàng đã qua chế tác, hay gia công nên không tạo công ăn việc làm được cho người lao động. Nếu có thể xuất khẩu, họ sẽ sản xuất, chế tác xong mới bán nên sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động. 2.3 Phát triển kế hoạch xây dựng sàn giao dịch vàng quốc gia Một sàn giao dịch vàng quốc gia là cần thiết để giúp cho thị trường vàng nước ta được ổn định, phát triển. Sàn giao dịch vàng sẽ là nơi hình thành giá cho thị trường trong nước, và sẽ cập nhật, theo kịp được giá vàng của thế giới. Đồng thời đây là nơi diễn ra giao dịch tập trung, với khối lượng lớn nên việc quản lý ngoại hối, quan sát, điều hành chính sách tiền tệ của chính phủ được thuận tiện và dễ dàng hơn. Kết hợp phát huy hiệu quả với hoạt động của hai kho ngoại quan vàng sẽ giúp cho thị trường vàng Việt Nam có những chuyển biến tích cực, hoạt động hiệu quả và minh bạch hơn. 2.4 Phát triển thị trường chứng khoán và bất động sản. Bất động sản và chứng khoán là hai thị trường thay thế cho thị trường vàng. Hiện nay hai thị trường này đang ở tình trạng ảm đạm. Bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán thì sụt giảm một cách thảm hại. Chỉ số VN-Index và HaSTC-Index đã giảm gần 2/3 so với lức đỉnh điểm. Trong khi đó giá vàng thế giới đang lên, nhà đầu thư ồ ạt rút khỏi thị trường chứng khoán để chuyển sang thị trường vàng. Sự chuyển vốn ồ ạt này đã gây ra áp lực tăng cầu đối với vàng, làm cho thị trường vàng nóng lên, giá vàng bị đẩy lên cao. Điều này chứng tỏ trình độ phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường vàng, nói chung là thị trường tài chính của chúng ta còn kém. Thực ra nhà đầu tư giỏi không chỉ thu được lợi nhuận từ việc thị trường phát triển đi lên, mà kể cả khi thị trường sụt giảm, các nhà đầu tư khôn ngoan vẫn kiếm được những khoản lợi nhuận cho mình. Điều này sẽ giúp cho thị trường giảm hiện tượng bán đổ bán tháo, lúc thì chỉ người bán mà không có người mua, lúc thì chỉ có người mua mà không có người bán. Công cụ mà những nhà đầu tư khôn ngoan đó sử dụng là các công cụ phái sinh trên thị trường. Các công cụ phái sinh như: hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, quyền chọn bán, forward… sẽ giúp cho các nhà đầu tư bảo hiểm và tính toán danh mục đầu tư của mình một cách hiệu quả, ngay cả khi thị trường có những biến động lớn. Vì vậy khi thị trường lên hay xuống thì vẫn có người bán, người mua. Người bán hay người mua đều có khả năng thu được lợi nhuận từ việc mua bán đó, giúp cho thị trường giảm hiện tượng tăng vọt lên hay sụt giảm quá mức trong một khoảng thời gian ngắn do tâm lý của nhà đầu tư thay đổi. Như vậy thị trường sẽ ổn định hơn, giảm rủi ro hơn và phát triển bền vững hơn. Muốn vậy, chính bản thân mỗi nhà đầu tư phải tự nâng cao trình độcủa mình, phải trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, phát triển thị trường chứng khoán và bất động sản cũng là một kênh nhằm hút bớt lượng tiền trong lưu thông, làm giảm lạm phát. 2.5 Quản lý việc kinh doanh bất hợp pháp vàng qua mạng. Hiện nay, do sự nóng lên của thị trường vàng trong nước, lợi dụng sự kém hiểu biết, nhẹ dạ cả tin của nhiều nhà đầu tư, một số tổ chức tư vấn, môi giới đầu tư vàng đã mở ra các tài khoản cho phép nhà đầu tư kinh doanh doanh vàng trên đó. hiện nay doanh nghiệp và cá nhân trong nước chưa được phép mở tài khoản kinh doanh ở nước ngoài. Đến nay, ở TP HCM chỉ có 4 doanh nghiệp là Công ty TNHH Ngọc Thanh, Công ty TNHH Tân Vạn Hưng, Công ty Vàng bạc Đá Quý Sài Gòn (SJC) và Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TPHCM được cấp phép kinh doanh vàng qua mạng. Tuy nhiên các đơn vị này, chỉ được kinh doanh cho bản thân chứ không được mở rộng hoạt động kinh doanh cho khách hàng. Về tổ chức ngân hàng, NHNN Việt Nam cũng đã cấp phép cho 5 ngân hàng (ACB, Eximbank, VAB, Sacombank và OCB) kinh doanh vàng trên tài khoản ra nước ngoài như là một công cụ bảo hiểm kinh doanh, nhằm bảo đảm tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh vàng của ngân hàng chứ cũng chưa cho phép ngân hàng kinh doanh vàng qua mạng cho khách hàng. Vì vậy có thể kết luận rằng, việc kinh doanh vàng qua tài khoản trên mạng là hành vi phạm pháp luật, có tính chất lừa đảo, cần phải xử lý kịp thời, đồng thời các nhà đầu tư cũng phết sức cảnh giác về những thủ đoạn này và nâng cao hiểu biết về pháp luật khi bỏ đồng vốn ra đầu tư. KẾT LUẬN Giá vàng có nhiều biến động mạnh trong thời gian vừa qua, đặc biệt là từ cuộc khủng hoảng tín dụng cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn của Mỹ tháng 9 năm 2007. Cuộc khủng hoảng này dẫn đến sự mất lòng tin của người dân vào tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng Mỹ, kéo theo sự sụt giảm mạnh giá đồng đôla Mỹ trên toàn thế giới. Do đồng đôla Mỹ chiếm tỉ trọng lớn trong buôn bán thương mại toàn cầu, đặc biệt là đồng tiền định giá cho các loại hàng hóa đặc biệt như giá vàng, giá dầu thô, giá lương thực… và là đồng tiền dự trữ của hầu hết các quốc gia trên thế giới, vì vậy khi đồng USD mất giá ảnh hưởng rất lớn tới thương mại toàn cầu. Vàng và dầu là hai hàng hóa được định giá bằng đồng đôla, nên khi đôla mất giá kéo theo sự lên giá của cả hai mặt hàng này. Tuy nhiên hai mặt hàng này cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Việc bán dầu ở các nước ở khu vực Trung Đông gắn với việc mua vàng trên thị trường thế giới. Chính nguồn cung về dầu và nguồn cầu về vàng ở khu vực này đều có số lượng lớn chi phối giá cả của hai mặt hàng và hình thành mối quan hệ về giá. Vì vậy giá dầu mỏ tăng trong thời gian qua cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự tăng giá vàng thế giới. Ngoài ra, tình hình lạm phát lên cao ở hầu hết các nước, đặc biệt là ở Việt Nam đã làm cho nhu cầu về vàng để dự trữ tăng lên, đẩy giá vàng lên cao. Bên cạnh đó các chính sách cắt giảm lãi suất của FED ảnh hưởng trực tiếp sức mạnh của đồng đôla Mỹ, qua đó ảnh hưởng đến kỳ vọng của các nhà đầu tư, gián tiếp ảnh hưởng đến giá vàng thế giới và giá vàng Việt Nam. Do vàng không phải là một hàng hóa trong giỏ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (trừ mặt hàng vàng trang sức), vì vậy sự biến động giá vàng không ảnh hưởng nhiều tới người dân bình thường mà chủ yếu ảnh hưởng đến các nhà đầu tư, đầu cơ vàng và những người tích trữ vàng, đến hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, đến việc huy động vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Khi người dân bỏ tiền vào thị trường vàng để đầu tư, đầu cơ hay tích trữ thì nó thực ra cũng chỉ là tiền “bỏ ống” hay chuyển tiền từ túi người này qua túi người khác (trường hợp đầu cơ) mà không tạo ra thêm của cải vật chất cho xã hội. Vì vậy khi thị trường vàng thu hút một lượng tiền quá lớn sẽ làm giảm số tiền dành cho đầu tư sản xuất kinh doanh – hoạt động mang lại của cải vật chất tăng thêm cho xã hội. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế Mỹ được cải thiện, đồng đôla dần lấy lại giá trị của mình, giá dầu thô cũng từng bước ổn định trở lại, cộng thêm sự nỗ lực trong việc kiềm chế chống lạm phát và một số biện pháp khác của chính phủ Việt Nam, giá vàng thế giới và giá vàng Việt Nam có xu hướng sẽ ổn định trở lại, quay trở về với giá trị thực của nó trong trung và dài hạn. Thị trường vàng là một thị trường hết sức nhạy cảm và phức tạp, trong đó các yếu tố vĩ mô có quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Vì vậy, chỉ hi vọng rằng đề tài này đóng góp được một phần nhỏ bé nhưng hữu ích giúp phần nào hiểu được quy luật vận động của giá vàng, các nhân tố ảnh hưởng, nguyên nhân và tác động của giá vàng tới nền kinh tế. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10693.doc
Tài liệu liên quan