Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất trong thị trường năm 2008

Tài liệu Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất trong thị trường năm 2008: ... Ebook Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất trong thị trường năm 2008

doc10 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất trong thị trường năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT TRONG THỊ TRƯỜNG NĂM 2008 Trong năm 2008 tại trường tài chính có sự biến động mạnh mẽ do rất nhiều các nguyên tố khác nhau. Hiẹn nay đa số các nước theo đuổi tài chính tự do hoá và cơ chế hình thành lãi xuất là cơ chế thị trường. Lãi suất vì vậy luôn biến động phụ thuộc rất hiều vào các nhân tố kinh té vĩ mô cũng như nhiều nhân tố khác. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu một số nhân tố cơ bản và quan trọng nhất: I.Ảnh hưởng cung cầu vốn tín dụng va boi chi ngan sach Lãi suất là giá cả của cho vay, vì vậy bất kỳ sự tất thay đổi nào của cung và cầu quỹ cho vay không cùng một tỷ lệ đều sẽ làm cho thay đổi mức lãi suất trên thị trường. xét về cung tín dụng và lãi suất có mối quan hệ ngược chiều nếu cung về tín dụn tăng thì lãi suât giảm và ngược lại, còn cầu tín dụng tăng thì lãi suất tăng Dự báo trong thời gian tới lãi suất thị trường liên ngân hàng tiếp tục nóng lên và ở mức cao. Còn nguyên nhân tiếp theo đó là cầu vốn tiền đồng Việt Nam tăng cao, trong khi đó cung hạn chế bởi các lý do sau đây: 1. Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN với lãi suất 7,8%/năm, kỳ hạn 364 ngày nhằm mục tiêu thu hút bớt tiền từ lưu thông về, kiềm chế lạm phát. Hình thức phát hành là bắt buộc phải mua đối với các Tổ chức tín dụng (TCTD) theo mức phân bổ cụ thể. Theo đó có tới 41 TCTD đô thị phải mua loại tín phiếu nói trên, nhưng lại không được sử dụng để giao dịch tái cấp vốn. NH nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân và các TCTD có số vốn huy động VND đến 31/1/2008 từ 1.000 tỷ đồng trở xuống không phải mua tín phiếu NHNN đợt này. Thời điểm phát hành là ngày 17/3/2008.  Do đó để chủ động có đủ vốn mua tín phiếu NHNN bắt buộc vào thời điểm đó thì ngay từ bây giờ các NHTM phải “ chạy đôn , chạy đáo” huy động vốn trên thị trường, bởi vì hơn 20.000 tỷ đồng đâu có phải ít! 2. Kể từ ngày 1/2/2008 các TCTD phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới, theo hướng mở rộng phạm vi tiền gửi phải nộp dự trữ bắt buộc và tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc so với mức trước đó. Theo đó Thống đốc NHNN quyết định mở rộng thêm phạm vi phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi trên 24 tháng, thay vì chỉ có tới 24 tháng như trước đây. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi VND không kỳ hạn đến dưới 12 tháng tăng từ 10% lên 11%, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng từ 4% lên 5%; tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn đến có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 10% lên 11%, tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng từ 4% lên 5%. Như vậy từ tháng 2-2008, các NHTM phải bỏ ra thêm ít nhất là gần 10.000 tỷ đồng để nộp dự trữ bắt buộc cho NHNN. 3. Thống đốc NHNN quyết định tăng một số loại lãi suất chủ đạo, thực hiện từ tháng 2/2008. Theo đó, lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm; lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6,0%/năm. Các mức lãi suất trước đó được thực hiện từ tháng 12/2005, tức là ổn định trong hơn 2 năm đến nay mới điều chỉnh tăng trước áp lực gia tăng lạm phát. Đồng thời các mức lãi suất đó thực tế ít tác động đến lãi suất của các NHTM, nhưng về điều hành NHNN phát đi tín hiệu tăng lãi  trên thị trường tiền tệ, tạo áp lực về tâm lý tăng lãi suất trên thị trường. 4. Cơ cấu vốn huy động Đồng Việt Nam của các NHTM có sự thay đổi theo hướng tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi không kỳ hạn tăng lên nhanh hơn tiền gửi trung và dài hạn. Đây là loại tiền gửi không những có tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao tới 11%, mà tỷ lệ sử dụng thấp do khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Trong số đó có những khoản tiền gửi lớn của khách hàng chờ mua chứng khoán, chờ mua bất động sản của cá nhân, quỹ thặng dư vốn của doanh nghiệp, vốn tạm thời nhàn rỗi của chủ dự án đầu tư khu chung cư và căn hộ liền kề khách hàng đã nộp nhưng chưa giải ngân,…Những khoản tiền này khách hàng thường rút ra đột xuất với mức độ lớn, nên NHTM phải để tỷ lệ vốn khả dụng cao hơn. 5. Sau Tết Nguyên đán Mậu Tý, nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình và cá nhân, nhu cầu giải ngân các hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp tăng lên, nên các NHTM cần số vốn lớn hơn. 6. Nhu cầu VND để mua ngoại tệ của khách hàng. Để có vốn mua ngoại tệ, các NHTM buộc phải đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường.  7. Một phần vốn trong dân được chuyển sang đầu tư vào vàng do chỉ số giá tăng cao, tâm lý một bộ phận người dân cho rằng lãi suất tiền gửi ngân hàng “âm” vì chỉ số tăng giá năm 2007 là 12,6%, tháng 1/2008 là 2,8%, cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Trong khi đó giá vàng thị trường quốc tế và thị trường trong nước thời gian qua liên tục tăng cao. Giá vàng hiện nay đã tăng gần 40% so với đầu năm 2007. Bên cạnh đó một lượng vốn đáng kể khác được tiếp tục đầu tư vào bất động sản do thị trường này đang tiếp tục nóng và dự báo sẽ tiếp tục nóng từ nay đến hết năm 2008. Trong khi vốn Đồng Việt Nam nóng lên thì vốn ngoại tệ lại có xu hướng diễn biến trái chiều. Lãi suất huy động vốn USD  đứng nguyên và có xu hướng giảm, do lãi suất chủ đạo đồng USD của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) từ đầu năm 2008 đến nay 2 lần được cắt giảm từ mức 4,25%/năm xuống còn 3,0%/năm và được dự báo sẽ tiếp tục được giảm hơn nữa. Tỷ giá VND/USD tiếp tục giảm mạnh. ngày 15/2/2008 tỷ giá bán ra của các NHTM giảm xuống còn 15.959 VND/USD, giảm mạnh so với mức 15.995 VND/USD thời điểm tháng 1; tỷ giá bán USD bằng tỷ giá mua của NHTM. Tỷ giá trên thị trường g tăng thì lãi suât giảm và ngược lại, còn cầu tín dụng tăng thì lãi suất tăng II. M­c l¹m ph¸t kú väng Khi møc l¹m ph¸t t¨ng trong mét thêi kú nµo ®ã th× l·i suÊt còng t¨ng vµ ngù¬c l¹i lý do la trong thêi kú l¹m ph¸t t©m lý tho¸i ch¹y khái tiÕt kiÖm dÉn ®Õn cung tÝn dông gi¶m nªn l·i suÊt t¨ng. Đặc biệt trong năm 2008 tốc độ lạm phát tăng nhanh một cách đáng lo ngại,lạm phát là do nhiều yếu tố khác nhau tác động vào nền kinh tế.trong đó lý do giá xăng dầu là một yếu tố tác động,trong quý 1 năm 2008 mức lạm phát ở việt nam lên đến hai con số,không chỉ việt nam hàng loat các nước trên thế giới cũng rơi vào tình trạng nền kinh tế sụt giảm,trong tháng 10-2008 thị trường tài chính mỹ khủng hoảng,hang loạt các tập đoàn tài chính lớn phá sản bất chấp sự can thiệp của chính phủ mỹ,chính vì vậy nó đã làm hàng các sàn chứng khoán sụt giảm mạnh, và làm cho lãi suất đồng đôla giảm. Theo dự báo viet nam, lạm phát sẽ giảm từ nay đến cuối năm, trung bình CPI mỗi tháng tăng khoảng 1%. Từ tháng 7/2008, chỉ số CPI so với cùng kỳ năm ngoái sẽ tiếp tục tăng nhẹ và đạt đỉnh điểm vào khoảng thời gian tháng 10, tháng 11, sau đó giảm dần và trong điều kiện bình thường sẽ đạt khoảng 28,2% vào cuối năm. Con số này được đưa ra đựa trên cơ sở căng thẳng về giá lương thực, thực phẩm giảm bớt; cầu nền kinh tế giảm; chính sách tiền tệ phát huy tác dụng; kiểm soát giá cả các mặt hàng thiết yếu của Chính phủ. III. Ảnh huong cua thi truong tai chinh quoc te Ngay sau khi NHNN hủy bỏ trần lãi suất huy động 12%/năm và thay bằng trần lãi suất cho vay 18%/năm (150% của lãi suất cơ bản vừa được nâng lên 12%/năm), tất cả các NHTM, kể cả các NHTM quốc doanh, đều đồng loạt tăng lãi suất huy động. Chỉ sau vài ngày chạy đua, lãi suất huy động của các NHTM (lên đến 15%-16%/năm) đã cao hơn khá nhiều so với lãi suất tái cấp vốn của NHNN (13%/năm) và lãi suất tái chiết khấu (11%/năm) mà NHNN cũng vừa nâng lên. Các NHTM phải tăng lãi suất huy động cao như vậy vì toàn bộ hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn về thanh khoản do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN và đang phải vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất rất cao (có lúc vượt quá 20%/năm). Lẽ ra lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cho mục tiêu quản lý thanh khoản phải dao động trong khoảng 11% đến 13%/năm, nghĩa là nằm giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Đây là điều mà NHNN mong muốn và cũng là qui luật thông thường trong hệ thống ngân hàng các nước, mà một ví dụ cụ thể là hệ thống ngân hàng của Mỹ. Hệ thống ngân hàng Mỹ Các NHTM của Mỹ, giống như các nước sử dụng hệ thống ngân hàng với dự trữ một phần (fractional reserve system), bị buộc phải giữ một lượng tiền mặt nhất định tại Cục Dự trữ Liên bang (tức là ngân hàng trung ương của Mỹ thường được gọi tắt là FED). Lượng tiền này, gọi là Fed funds, trên tổng số tiền gửi không kỳ hạn, ít nhất phải bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà FED đặt ra (hiện tại là 10%). Vì số tiền dự trữ bắt buộc này (Fed funds) không được trả lãi suất nên các NHTM Mỹ luôn giữ ở mức sát với tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Khi một NHTM có nguy cơ không đảm bảo được tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì ngân hàng đó phải vay trên thị trường liên ngân hàng lượng Fed funds còn thừa của các ngân hàng khác. Lãi suất cho vay Fed funds được FED ấn định và gọi là Fed funds rate. Nếu vì lý do nào đó mà cung Fed funds trên thị trường này không đủ cầu và lãi suất liên ngân hàng cho Fed funds có nguy cơ vượt Fed funds rate thì FED (tại New York) sẽ can thiệp ngay lập tức qua hoạt động thị trường mở (OMO) mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ để bơm thêm Fed funds vào hệ thống ngân hàng. Vì FED mua lại trái phiếu chính phủ với lãi suất tái chiết khấu đúng bằng Fed fund rate được công bố trước đó nên không NHTM nào lại đi vay liên ngân hàng với lãi suất cao hơn Fed funds rate để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc cả. Bởi vậy Fed funds rate sẽ là lãi suất trần trên thị trường liên ngân hàng nếu các NHTM tham gia vào thị trường này chỉ để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Bên cạnh nhu cầu đảm bảo lượng Fed funds tối thiểu, các NHTM còn có nhu cầu quản lý thanh khoản của mình, tức là đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong đó bao gồm nhu cầu rút tiền của những người gửi tiền không thời hạn. Khi các NHTM Mỹ có nguy cơ thiếu thanh khoản, họ có thể vay tiền từ hai nguồn: cửa sổ chiết khấu của FED (discount window) hoặc trên thị trường liên ngân hàng. Về cơ bản, FED ấn định lãi suất cho vay tại các discount window gọi là lãi suất chiết khấu (discount rate) thông thường cao hơn Fed funds rate khoảng 0.5% đến 1% (tuy nhiên hiện tại chỉ cao hơn 0.25% vì hệ thống tài chính Mỹ đang trong giai đoạn khủng hoảng nên FED muốn khuyến khích các NHTM vay tiền từ discount window). Đây chính là chức năng “người cho vay cuối cùng” (lender of last resort - LOLS) của một ngân hàng trung ương. Nếu vay trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất sẽ do hai bên thỏa thuận và lãi suất trung bình trên thị trường này hàng ngày sẽ được 16 NHTM lớn nhất Mỹ báo cáo cho BBA (British Bankers Association) để tổ chức này tính lãi suất liên ngân hàng trung bình cho ngày hôm đó rồi công bố trên thị trường tài chính với cái tên LIBOR (đầy đủ hơn là USD Libor fixing). Về mặt lý thuyết, LIBOR cho thị trường liên ngân hàng của Mỹ sẽ phải thấp hơn discount rate của FED vì nếu cao hơn thì các NHTM sẽ quay về vay tiền của FED từ discount window. Trên thực tế các NHTM thường tránh không vay từ discount window vì họ không muốn bị mang tiếng là tình hình thanh khoản và mức độ rủi ro tín dụng (credit risk) quá xấu đến mức không vay được trên thị trường liên ngân hàng nữa mà buộc phải quay về “người cho vay cuối cùng” cầu cứu. Bởi vậy trong những giai đoạn khủng hoảng tài chính đôi khi LIBOR cao hơn discount rate, nhưng nhìn chung lãi suất này thường thấp hơn discount rate và có thể coi discount rate là lãi suất trần của LIBOR trên thị trường liên ngân hàng. Ngược lại LIBOR thường cao hơn Fed funds rate khoảng 0.1% (tuy cũng có lúc tăng lên đến 0.7%) vì các NHTM khi cho vay lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng luôn tính đến rủi ro tín dụng khi đối tác của mình không trả được nợ. Chính cái khoảng chênh lệch 0.1% giữa LIBOR và Fed funds rate là credit risk mà các NHTM cộng thêm vào khi cho các NHTM khác vay liên ngân hàng để quản lý rủi ro thanh khoản. Sở dĩ khi cho vay Fed funds (sẽ được giữ trên tài khoản tại FED) các NHTM không tính đến credit risk (hay credit risk bằng không) vì đối tác không được rút Fed funds về cho các mục đích thanh khoản nên kể cả khi đối tác phá sản số tiền cho vay dưới dạng Fed funds cũng không bị mất. Điều đó có nghĩa là Fed funds rate là lãi suất sàn cho LIBOR trên thị trường liên ngân hàng. Tóm lại, trong hệ thống ngân hàng của Mỹ, lãi suất liên ngân hàng LIBOR mà các NHTM vay để quản lý thanh khoản thường dao động trong khoảng giữa Fed funds rate và discount rate là hai công cụ chính sách mà FED quản lý được trực tiếp. Vì gần như tất cả các loại lãi suất thương mại khác đều lấy LIBOR làm chuẩn nên khi FED thay đổi Fed funds rate và discount rate thì về bản chất FED đã làm thay đổi lãi suất thương mại trên toàn bộ thị trường vốn của Mỹ. Tức là FED thực thi các chính sách tiền tệ của mình thông qua việc điều hành hai lãi suất cơ bản nói trên hoàn toàn qua cơ chế thị trường. Một điểm rất quan trọng cần lưu ý là để hệ thống này hoạt động trơn chu, FED phải cam kết bảo vệ Fed funds rate và discount rate thông qua OMO và discount window bất kỳ khi nào lãi suất cho Fed funds hoặc LIBOR có xu hướng phá vỡ trần trên thị trường liên ngân hàng. Điều này tương đương với việc FED cam kết thực hiện chức năng LOLR cho các NHTM trong mọi trường hợp. Không chỉ trong những lúc các NHTM lâm vào tình trạng khủng hoảng thanh khoản mà ngay cả khi hệ thống ngân hàng đang hoạt động bình thường FED vẫn phải thực hiện chức năng LOLR cung cấp Fed funds và thanh khoản cho những NHTM nào có nhu cầu. Tuy nhiên cơ chế này cần một điều kiện nữa là các NHTM phải nắm giữ một lượng trái phiếu chính phủ đủ lớn để tham gia vào OMO hoặc vay tiền mặt từ discount window. Trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng cho vay bất động sản dưới chuẩn (subprime mortgage) vào những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, nhiều NHTM gặp khó khăn về thanh khoản và bắt đầu cạn kiệt trái phiếu chính phủ. Đồng thời credit risk trên thị trường tăng cao dẫn đến nguy cơ LIBOR vượt ra ngoài giới hạn thông thường, Đối phó với tình trạng này, FED đã tung ra hai công cụ điều hành tiền tệ hoàn toàn mới là TAF (Term Auction Facility) và TSLF (Term Securities Lending Facility), về bản chất là cho phép các NHTM và một số tổ chức tài chính lớn (primary dealers) được phép dùng các loại trái phiếu thương mại để vay tiền mặt hoặc trao đổi (swap) trái phiếu thương mại lấy trái phiếu chính phủ từ FED. Mục tiêu cuối cùng của việc đưa ra hai công cụ tiền tệ mới này là để ổn định tính thanh khoản trong hệ thống tài chính và bảo vệ Fed fund rate và discount rate trên thị trường liên ngân hàng khi hệ thống bị khủng hoảng. Cho đến thời điểm này, TAF và TSLF đã có những thành công nhất định trong việc ổn định thị trường nên FED dự tính sẽ giữ hai công cụ mới này lâu dài chứ không phải chỉ hạn chế trong khoảng 600 tỷ USD ban đầu. Tình hình Việt nam Vậy tại sao trong hệ thống ngân hàng của Việt nam tuy cũng có lãi suất tái cấp vốn (tương đương với discount rate của FED) và lãi suất tái chiết khấu (tương đương với Fed funds rate) nhưng lãi suất liên ngân hàng vẫn cao hơn cả hai lãi suất này trong giai đoạn các NHTM thiếu thanh khoản như hiện nay? Có phải NHNN chưa làm tròn chức năng “người cho vay cuối cùng” (lender of last resort - LOLS) của mình đối với các NHTM hay hệ thống các NHTM Việt nam không có đủ lượng trái phiếu chính phủ cần thiết? Với lý do thứ hai, có thể một số ngân hàng nhỏ của Việt nam đã không dự trữ đủ lượng trái phiếu chính phủ, nhưng xét về tổng thể hệ thống ngân hàng thì điều này khó có thể xảy ra. Vậy nguyên nhân chỉ có thể là NHNN đã không thực hiện tốt chức năng LOLR như FED. Trong phát biểu gần đây nhất (ngày 20/05) Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết NHNN đang theo dõi tình hình thanh khoản của các NHTM rất chặt chẽ và sẵn sàng bơm tiền ra nếu có dấu hiệu bất ổn (tức là thực hiện chức năng LOLS). Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là tại sao NHNN không thực hiện chức năng này một cách bình đẳng với tất cả các NHTM thông qua thị trường mở, cho vay tái cấp vốn, hay những công cụ mới như TAF hoặc TSLF mà FED đã và đang dùng? Trên thực tế rất nhiều NHTM nhỏ không được tham gia vào hoạt động thị trường mở của NHNN và còn khó khăn hơn nữa khi muốn được vay vốn với lãi suất tái cấp vốn trực tiếp từ NHNN. Nguyên nhân của trở ngại này chính là mục tiêu thắt chặt tiền tệ mà Chính phủ đã yêu cầu NHNN thực hiện nhằm chống lại lạm phát gia tăng. Lập luận của NHNN là nếu thực hiện đầy đủ chức năng LOLR như FED thì với nhu cầu thanh khoản hiện tại trong hệ thống ngân hàng Việt nam, NHNN sẽ phải bơm ra một lượng tiền mặt rất lớn và điều này sẽ làm cung tiền gia tăng làm cho tình hình lạm phát sẽ tồi tệ hơn. Do vậy NHNN sẽ thực hiện chức năng LOLR một cách có chọn lọc, nghĩa là sẽ chỉ cung cấp thanh khoản với lãi suất nằm trong khoảng 11% đến 13% cho NHTM nào có nguy cơ khủng hoảng thật cao. Còn các NHTM khác dù có thiếu thanh khoản nhưng chưa đến mức bị khủng hoảng sẽ phải tự thân vận động bằng cách vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao hơn nhiều. Bởi vậy các NHTM hiện tại, đặc biệt là các NHTM cổ phần nhỏ không biết chắc mình có được NHNN ưu ái không nếu tình hình thanh khoản trở nên tồi tệ hơn, phải chạy đua lãi suất huy động khi cái trần 12% vừa được gỡ bỏ để tránh phải vay vốn từ thị trường liên ngân hàng mà lãi suất có lúc đã vượt 20%/năm. Lãi suất huy động sẽ tiếp tục bị đẩy lên cho đến khi nào các NHTM vượt qua tình trạng thiếu thanh khoản hoặc cho đến khi NHNN can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Cách thực thi chức năng LOLR này của NHNN tuy có thể phần nào giúp kìm hãm tốc độ lạm phát đang gia tăng, nhưng nó có một số điểm không hợp lý và chưa chắc thắt chặt tiền tệ một cách cứng nhắc như vậy là một chính sách tối ưu vào thời điểm này. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24855.doc
Tài liệu liên quan