TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN QUỐC VIỆT
PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC HTX NN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHÂU PHÚ
Chuyên nghành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, 05/2006
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: Thạc sĩ. Cao Minh Toàn
Người chấm, nhận xét 1: ………………………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người c
51 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3409 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Châu Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấm, nhận xét 2: ………………………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm và bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày …… tháng …... năm ……
GIẢI THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- XHCN: Xã hội chủ nghĩa
- HTX: Hợp tác xã
- HTX.NN: Hợp tác xã nông nghiệp
- DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
- UBND: Uỷ ban nhân dân
- PTNT: Phát Triển Nông Thôn
MỤC LỤC
Trang
Chương 1 : Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................1
1.3. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................1
1.4.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp................................................................................................1
1.4.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp.............................................................................................. 2
1.4.3 Phương pháp xử lý dữ liệu...........................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................. 3
Chương 2: Cơ sở lý luận........................................................................................................ 3
2.1. Lý thuyết chung về HTX NN..........................................................................................3
2.1.1. Khái niệm HTX NN...................................................................................................... 3
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển HTX ở Việt Nam...................................................3
2.1.3. Quan điểm về HTX NN ở An Giang trong giai đoạn hiện nay.................................... 4
2.2. Lý thuyết về hiệu quả hoạt động....................................................................................6
2.2.1. Khái niệm..................................................................................................................... 6
2.2.2. Bản chất....................................................................................................................... 6
2.2.3. Phân tích các nhân tố...................................................................................................7
2.2.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.................................................................... 8
2.2.4.1. Khái niệm............................................................................................................. 8
2.2.4.2. Sự cần thiết của biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh..................8
Chương 3 : Thực trạng HTX NN ở huyện Châu Phú và các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu
quả hoạt động..........................................................................................................................10
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, trên địa bàn huyện Châu Phú.............................10
3.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................... 10
3.1.2. Đặc điểm xã hội........................................................................................................... 10
3.1.3. Đặc điểm kinh tế.......................................................................................................... 11
3.2. Phân tích thực trạng quản lý, sản xuất và hiệu quả hoạt động của các HTX NN trên
địa bàn huyện Châu Phú........................................................................................................12
3.2.1. Điều kiện thành lập của các HTX NN huyện Châu Phú.............................................. 13
3.2.2. Bộ máy quản lý HTX ................................................................................................... 14
3.2.3. Nguồn vốn và quy mô hoạt động..................................................................................15
3.2.4. Hiệu quả hoạt động của HTX...................................................................................... 17
3.3. Đánh giá ………………………………………………………………………………...18
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quản hoạt động huyện Châu Phú .........................19
3.4.1. Nhân tố quản lý............................................................................................................ 19
3.4.2. Nhân tố sản xuất...........................................................................................................22
3.4.3. Nhân tố khác.................................................................................................................25
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trên địa bàn huyện...............30
4.1. Giải pháp về yếu tố quản lý............................................................................................ 30
4.1.1. Nâng cao năng lực của ban chủ nhiệm HTX................................................................31
4.1.2. Nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân công............................................................ 31
4.1.3. Thủy lợi phí...................................................................................................................31
4.1.4. Cải thiện tình hình tài chính.........................................................................................31
4.1.5. Giải pháp về nhân sự.....................................................................................................32
4.2. Giải pháp về yếu tố sản xuất...........................................................................................32
4.2.1. Củng cố sắp xếp các hoạt động của HTX.................................................................... 32
4.2.2. Vị trí cánh đồng............................................................................................................33
4.2.3. Giải pháp về công nghệ................................................................................................33
Chương 5: Kiến nghị và kết luận..........................................................................................34
5.1. Kết luận............................................................................................................................ 34
5.2. Kiến nghị.......................................................................................................................... 34
• Đối với lãnh đạo cấp tỉnh.............................................................................................. 34
• Đối với chính quyền địa phương................................................................................... 35
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1 : Danh sách các HTX NN trên địa bàn huyện Châu Phú............................................ 12
Bảng 2 : Số lượng các xã viên trong HTX tại huyện Châu Phú.............................................. 14
Bảng 3 : Bộ máy quản lý các HTX NN huyện Châu Phú........................................................15
Bảng 4 : Nguồn vốn và mô hình hoạt động các HTX NN huyện Châu Phú........................... 16
Bảng 5 : Hiệu quả hoạt động của càc HTX NN huyện Châu Phú........................................... 17
Bảng 6 : Đánh giá các yếu tố................................................................................................... 28
Bảng 7: Tần số xuất hiện......................................................................................................... 29
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đố 1 : Tổng sản phẩm trên địa bàn huyện..................................................................... 11
Biểu đố 2 : GDP bình quân đầ người/năm............................................................................ 11
Biểu đố 3: Mức độ đồng ý của các HTX NN về các nhân tố quản lý ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của HTX................................................................................................................19
Biểu đố 4: Mức độ quan trọng về cá nhân tố quản lý theo đánh giá của HTX..................... 21
Biểu đố 5: Mức độ đồng của các HTX NN về các nhân tố sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của HTX................................................................................................................22
Biểu đố 6: Mức độ khó khăn của các HTX...........................................................................23
Biểu đồ 7: Tình hình sử dụng máy của HTX........................................................................ 24
Biểu đồ 8: Mức độ thuận lợi của các yếu tố tự nhiên............................................................25
Biểu đồ 9 : Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Châu Phú.......................... 26
Biểu đồ 10: Parato................................................................................................................. 29
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Mô hình các chi phí làm phát sinh chi phí.............................................................. 8
Sơ đồ 2: Sơ đồ nhân quả........................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Thị Nên. Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Thoại Sơn. Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường.
2. Hà Minh Dởn. Đánh giá hiệu quả hoạt động của HTX NN Trung Thành Chợ Mới –
An Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại Học.
3. Nguyễn Thị Mai Thi. Nâng chất – củng cố hoạt động HTX NN ở tỉnh An Giang. Luận
văn tốt nghiệp Đại Học
4. Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Châu Phú. Báo cáo tình
hình hoạt động các HTX trong năm 2005.
5. Cao Minh Toàn. 2004. Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho HTX
NN An Giang. Luận văn Thạc sĩ. ĐH Kinh Tế TP. HCM.
6. Đặng Phong Vũ. 2004. Kết quả và giải pháp thực hiện đề án phát triển hợp tác xã
nông nghiệp của UBND Tỉnh An Giang trên địa bàn huyện Tân Châu giai đoạn 2004
– 2005. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Trường kinh tế chính trị Tôn Đức
Thắng An Giang.
7. Hùynh Đức Lộng. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp. Nhà xuất bản thống kê
8. Nguyễn Tấn Bình. Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại Học Quốc
Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
9. Vũ Trọng Khải, Bài Giới Thiệu Nghị Định Cúa Chính Phủ Về “Điều Lệ Mẫu Hợp Tác Xã
Nông Nghiệp”
10. Niên Giám Thống Kê Huyện Châu Phú
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
Phát triển kinh tế hợp tác nói chung và HTX NN nói riêng là một trong
những vấn đề mang tính thời sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nó vừa mang tính
khách quan, vừa là yêu cầu bức xúc, thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành
và mọi tầng lớp dân cư trong cả nước, nhất là hiện nay nền nông nghiệp Việt Nam
đang bước sang giai đoạn của nền kinh tế thị trường và trên đường hội nhập với kinh
tế khu vực và thế giới.
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà Nước, tỉnh An Giang đã tập trung xây dựng và triển khai đề án thực hiện phát
triển HTX NN giai đoạn 2001-2005 và đã đem lại những bước chuyển biến đáng kể.
Tuy nhiên, trên thực tế quá trình chuyển đổi và thành lập mới HTX diễn ra còn khá
phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Để chuyển đổi, xây dựng HTX nông nghiệp thực
sự đem lại hiệu quả, chúng ta cần phải thực hiện và giải quyết nhiều vấn đề, trong đó
việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HTX NN là một
trong những vấn đề quan trọng hàng đầu, để từ đó thấy rõ những hạn chế, tồn tại mà
đưa ra giải pháp xác thực hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi đã mạnh dạng chọn đề
tài “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HTX NN
Huyện Châu Phú”.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện, nhằm nghiên cứu các mục tiêu cụ thể sau:
Xác định thực trạng hoạt động của các HTX NN ở huyện Châu Phú.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các HTX
NN huyện Châu Phú.
Sau cùng là một số giải pháp nhằm làm nâng cao hiệu quả hoạt động cho
HTX NN ở huyện Châu Phú và làm cơ sở tham khảo cho các cấp chính
quyền, từ đó có những chính sách hợp lý cho sự phát triển HTX NN tại
huyện.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu các HTX tại Huyện Châu Phú và chủ yếu là
các HTX NN trên địa bàn huyện.
- Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu các nhân tố làm tăng chi phí
cho HTX NN, mà chủ yếu là các nhân tố làm tăng các khoản chi phí bất hợp lý trong
hoạt động của HTX NN.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
1.4.1.Thu thập dữ liệu sơ cấp
- Thực hiện điều tra trực tiếp theo phương pháp (chọn mẫu ngẫu nhiên)
phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đến tất cả các HTX NN huyện Châu Phú. Bảng
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
1
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
câu hỏi được thiết kế dựa trên cơ sở khảo sát thực tế và các nội dung nghiên
cứu.( Sau đó bảng câu hỏi được phỏng vấn thử kiểm tra. Bảng câu hỏi được
chỉnh sữa một lần và tiến hành điều tra.).
- Đối tượng nghiên cứu: các chức danh chủ chốt trong các HTX NN ở huyện
Châu Phú.
1.4.2.Thu thập dữ liệu thứ cấp
- Các báo cáo, đề tài về HTX NN ở An Giang và Huyện Châu Phú
- Văn bản Luật về HTX
- Sách, báo, internet …
- Các đề tài nghiên cứu có liên quan
1.4.3.Phương pháp xử lý số liệu
- Bảng câu hỏi sau khi điều tra sẽ được chuẩn hóa và sau đó sẽ sử dụng phần
mềm SPSS 13.0 dùng để thống kê mô tả, phân tích tần số
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
2
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Lý thuyết chung về HTX NN
2.1.1.Khái niệm về HTX NN
Định nghĩa HTX: Theo Điều 1 Luật HTX sửa đổi (26/11/2003): “HTX là
tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên)
có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật
này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng nhau thực
hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Theo định nghĩa của
Liên minh HTX quốc tế (ICA) được thực hiện năm 1995: “HTX là một tổ chức
chính trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng nhu cầu và nguyện
vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một xí nghiệp cùng sở
hữu và quản lý dân chủ”. Định nghĩa này còn được hiểu như sau: “HTX dựa trên ý
nghĩa tự cứu mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết, theo
truyền thống của những người sáng lập ra HTX, các xã viên HTX tin tưởng vào ý
nghĩa đạo đức về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc
người khác”.
Định nghĩa HTX NN: Theo Nghị định 43/CP của Chính phủ (29.4.1997)
về việc ban hành Điều lệ mẫu HTX NN thì: “HTX NN là tổ chức kinh tế tự chủ, do
nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp
vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể và của
từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho
kinh tế hộ gia đình của các xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành
nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp”.
2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển HTX ở Việt Nam
Ở Việt Nam, HTX, chủ yếu là HTX NN được bắt đầu xây dựng từ tháng
8/1955, tức sau khi Nghị Quyết TW 8 (khoá II) ra đời, Nghị quyết này chủ trương
xây dựng thí điểm các HTX từ năm 1955 đến nay, phong trào HTX ở Việt Nam có
thể chia ra làm 2 giai đoạn chính.
Giai đoạn 1: từ năm 1955 đến năm 1986
- Ở giai đoạn này, nhân thức được vai trò quan trọng của kinh tế tập thể, mà
nồng cốt là HTX, Nghị quyết TW lần thứ 14 (khoá II) tháng 11/1958 Đảng ta xác
định: phong trào HTX ở nước ta mới xây dựng, vì vậy phải đi từ thấp đến cao. Quan
điểm này thể hiện rõ trong tư tưởng của Bác Hồ về hợp tác hóa nông nghiệp và được
đăng tải ở nhiều tác phẩm trong Hồ Chí Minh toàn tập.
- Trong 2 thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX, phong trào xây dựng HTX ở Miền
Bắc nước ta trở nên rầm rộ. Tuy chúng đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã
hội miền Bắc và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giải phóng ở Miền Nam. Song, nhìn
chung trong giai đoạn này, phong trào HTX và những hoạt động của nó đã bộc lộ
nhiều khuyết điểm khó có thể khắc phục được.
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
3
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
- Từ sau 1975, đất nước thống nhất, ở miền Nam bắt tay vào xây dựng HTX
và cũng lập lại những bài học khuyết điểm tương tự như việc xây dựng HTX ở miền
Bắc vào những năm 1960.
Giai đoạn 2: từ năm 1986 đến nay
- Từ năm 1986 đến nay, các HTX ở nước ta được đổi mới về địa vị pháp lý,
chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động theo cơ chế thị
trường.
- Cơ sở pháp lý cho sự thay đổi nói trên là sự ra đời của Nghị quyết Đại Hội
Đảng lần Thứ VI năm 1986. Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định: “Phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế quốc
dân. Kinh tế HTX, được khẳng định cùng với nền kinh tế Nhà nước trở thành nền
tảng của nền kinh tế, đồng thời thừa nhận sự tồn tại của kinh tế HTX phải đi đôi với
sự phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao, HTX là bộ phận
nồng cốt của kinh tế hợp tác”. Từ quan điểm nêu trên có thể rút ra các đặc điểm sau:
•Cần nhận thức rõ kinh tế hợp tác là yêu cầu và xu thế tất yếu khách quan
trong quá trình phát triển của đất nước và nhận thức sâu sắc vai trò của
kinh tế hợp tác cũng như việc xác định rõ mục đích xây dựng và phát triển
HTX.
•Cần xem nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất, xây dựng và giúp đỡ HTX là trách
nhiệm của nhà nước, nhưng chủ yếu là thông qua các đoàn thế quần
chúng, đặc biệt là hội nông dân, trong đó quyết định là hệ thống chính trị
cấp huyện, xã.
- Đặc biệt từ khi luật HTX ban hành năm 1996 và có hiệu lực thi hành
01/01/1997, phong trào HTX ở Việt Nam mới thực sự có những thay đổi về chất mà
người ta thường gọi là HTX kiểu mới.
- Nhìn chung, giai đoạn từ năm 1986 đến nay phong trào HTX ở Việt Nam có
một số điểm tiến bộ cần lưu ý là:
•Nhận thức về HTX đúng đắn và đầy đủ.
•HTX được xem là một trong những hình thức của kinh tế hợp tác của kinh
tế tập thể có tính tự chủ cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân.
•HTX được thành lập trên cơ sở tự nguyện, quản lý dân chủ, chú trọng tính
hiệu quả của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
•Quản lý, điều chỉnh tổ chức hoạt động của HTX bằng công cụ pháp luật.
2.1.3.Tính tất yếu khách quan của việc hình thành HTX NN
Trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, HTX NN kiểu cũ ra
đời với mục tiêu phát triển kinh tế tập thể của chính bản thân mỗi HTX và thay thế
căn bản hoạt động kinh tế của mỗi nông hộ, nhằm nâng cao mức sống vật chất tinh
thần của mỗi xã viên. Tuy nhiên, HTX NN kiểu cũ được hình thành dựa trên cơ sở
tập thể hóa quyền sở hữu ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của các nông hộ và
do đó đã xóa bỏ tư cách chủ thể kinh doanh của mỗi nông hộ, biến người lao động
trong nông hộ trở thành người lao động bộ phận của một đơn vị tổ chức lao động hợp
tác duy nhất là HTX NN: giống như một xí nghiệp công nghiệp, thậm chí còn biến
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
4
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
mỗi xã viên thành người lao động làm thuê cho HTX. Và trong điều kiện kinh tế
nước ta cơ bản là sản xuất nhỏ, đặc biệt là sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị
trường ở nước ta thì đa số các HTX NN kiểu cũ đã không thích ứng được cũng như
không thể phát huy hết tiềm năng và hiệu quả kinh tế của mình. Đó là một tất yếu
khách quan hợp quy luật.
Ở những nơi sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự cung, tự cấp chưa sản
sinh ra những con người biết làm ăn trong cơ chế thị trường dẫn đến Đảng, Chính
Quyền, các đoàn thể cấp huyện và xã đã giúp đỡ thành lập các tổ hợp tác đa dạng.
Và trong thời điểm này, mục tiêu của người nông dân là tối đa hóa lợi ích, chứ không
phải là tối đa hóa lợi nhuận nên nhu cầu hợp tác của họ chủ yếu là khâu đầu vào, với
quy mô nhỏ bé. Do đó các hình thức hợp tác. Các tổ hợp tác thường đơn giản, thực
hiện từng dịch vụ riêng lẻ hoặc là một số khâu dịch vụ đầu vào với quy mô nhỏ bé
trong khuôn khổ xóm, ấp, thực hiện dứt điểm từng công việc trong từng thời gian
ngắn theo yêu cầu thời vụ sản xuất, các quan hệ kinh tế, tài chính, tiền tệ phát sinh
không liên tục và ít phát sinh. Vì thế các tổ hợp tác chưa cần tư cách pháp nhân cũng
như chưa cần một đạo luật riêng điều chỉnh chúng.
Tuy nhiên khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ thì mục tiêu của
người dân là tối đa hoá lợi nhuận nên nhu cầu hợp tác của họ ở đầu ra đã nảy sinh và
ngày càng bức xúc, trên quy mô ngày càng lớn như chế biến nông sản, tiêu thụ sản
phẩm trên thị trường cả trong và ngoài nước. Đồng thời nhu cầu hợp tác đầu vào
cũng tăng theo, nhất là về vốn kinh doanh và vật tư sản xuất. Vì thế lúc đầu tổ hợp
tác còn vương lên thực hiện một số công việc đầu ra cho kinh tế hộ nhưng khi quy
mô chế biến và tiêu thụ sản phẩm, cung ứng tín dụng và vật tư trở nên quá lớn, các
quan hệ kinh tế, tài chính trở nên ngày càng phức tạp, trải qua một không gian rộng
lớn với nhiều loại thị trường khác nhau, thì các tổ hợp tác sẽ không đủ khả năng đáp
ứng được nhu cầu quản lý kinh tế tập thể. Chính vì thế mà HTX NN kiểu mới có tư
cách pháp nhân sẽ được thành lập từ các tổ hợp tác và hoạt động không phụ thuộc
vào ranh giới hành chính – lãnh thổ địa phương và hơn thế nữa HTX NN kiểu mới
còn có thể hoạt động trên quy mô toàn quốc và ra thế giới. Sự ra đời của HTX NN
được thể hiện ở 2 khía cạnh sau:
- HTX NN kiểu mới ra đời không xem mục tiêu lợi nhuận là tối thượng mà
HTX nông nghiệp xem sự phát triển và hiệu quả của kinh tế nông hộ trong cơ chế
thị trường là mục tiêu tối thượng
- Tuy đặt mục tiêu cao nhất là chăm lo cho xã viên nhưng không vì thế mà
HTX quên đi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình. Trên cơ sở hoạt động có lời,
sau khi đã trừ đi lợi tức cổ phần cho các xã viên, phần trích quỹ còn lại HTX dùng để
tham gia xây dựng cộng đồng, và tham gia phúc lợi xã hội.
Như vậy, xét về mặt kinh tế , An Giang là một tỉnh có nền nông nghiệp mạnh,
do đó việc thành lập các HTX NN trong giai đoạn này là thật sự cần thiết để tập
trung sức mạnh hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn An Giang.
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
5
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
2.2. Lý thuyết về hiệu quả hoạt động
2.2.1. Khái niệm
Hiệu quả hiểu theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói của mọi người
“Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” (Từ điển Tiếng Việt, trang
440-Viện Ngôn Ngữ học-2002).
Xét góc độ thuật ngữ chuyên môn, hiểu hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó là
“Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ, có
thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí thì được
gọi là hiệu quả kinh tế. Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để
xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào” (Từ điển Thuật ngữ
kinh tế học, trang 224-NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội 2001).
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh sử dụng
các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện mục tiêu đặt
ra. Nó không chỉ là thước đo chất lượng phản ánh thực trạng tổ chức quản lý kinh
doanh của một doanh nghiệp, mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, có liên quan
đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, nên doanh nghiệp chỉ có
thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh.
2.2.2.Bản chất
Bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh là hiệu quả của lao động xã hội,
được so sánh giữa chất lượng kết quả lợi ích thu được với lượng hao phí lao động xã
hội và tiêu chuẩn của hiệu quả hoạt động kinh doanh là tối đa hóa kết quả hoặc tối
thiểu hóa chi phí trên nguồn vốn sẵn có.
Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao
động và chất lượng công tác. Để đạt hiệu quả ngày càng cao và vững chắc, đòi hỏi
các nhà kinh doanh không những nắm chắc các tiềm năng tiềm ẩn về lao động, vốn,
kỹ thuật… mà còn phải nắm vững tình hình cung cầu hàng hóa trên thị trường, đối
thủ cạnh tranh… hiểu được thế mạnh thế yếu của doanh nghiệp để khai thác hết mọi
tiềm năng hiện có, tận dụng được những cơ hội vàng của thị trường, có nghệ thuật
kinh doanh ngày càng phát triển.
-Về mặt định lượng: kết quả thu được so với chi phí bỏ ra, nếu số này càng
lớn thì chi phí càng cao.
-Về mặt định tính: thể hiện ở trình độ và năng lực quản lý ở các khâu, các
cấp quản lý thông qua việc nổ lực thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội gắn liền
với nhiệm vụ chính trị.
Khi xem xét bản chất hiệu quả kinh tế, không được phép đồng nhất giữa kết
quả và hiệu quả. Vì kết quả chỉ mới làm cơ sở để tính toán hiệu quả.
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
6
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
2.2.3.Các khía cạnh phân tích
Từ khái niệm trên ta có thể đo lường hiệu quả kinh doanh bằng công thức
sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Dựa vào công thức trên để có thể đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu
quả hay không, ta chia các trường hợp sau:
Trường hợp 1: chi phí tăng, có thể chia làm 2 trường hợp.
• Doanh thu tăng:
Tốc độ tăng doanh thu tăng cao hơn mức độ tăng chi phí, trường
hợp này chứng tỏ doanh nghiệp có đầu tư chi phí và hiệu quả.
Tốc độ tăng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng chi phí, trường hợp
này chứng tỏ doanh nghiệp có đầu tư nhưng hiệu quả còn thấp.
• Doanh thu giảm: trường hợp này có thể là trong quá trình sản xuất
kinh doanh phát sinh những chi phí không hợp lý mà doanh nghiệp
không kiểm soát được. Những chi phí không hợp lý này bao gồm:
lãng phí do sản xuất thừa, lãng phí thời gian, lãng phí trong vận
chuyển, lãng phí trong quá trình sản xuất, lãng phí trong tồn kho....
Trường hợp 2: chi phí giảm. Có hai trường hợp:
• Doanh thu giảm:
Tốc độ giảm chi phí cao hơn tốc độ giảm doanh thu. Trường hợp
này xét về mặt hiệu quả kinh tế doanh nghiệp vẫn đạt được tuy
nhiên diễn biến trên đánh giá không tốt bởi vì doanh nghiệp
chưa có biện pháp khai thác khả năng tiềm tàn của doanh nghiệp
để nâng cao doanh thu.
Tốc độ giảm chi phí thấp hơn tốc độ giảm doanh thu
• Doanh thu tăng: trường hợp này đánh giá tích cực nhất, chứng tỏ xí
nghiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa áp dụng những biện pháp kỹ thuật
để tăng doanh thu.
Qua các trường hợp trên ta thấy, việc giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh
là một vấn đề mang tính quy luật trong quá trình phát triển nền sản xuất hàng hóa
dựa vào ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dựa vào trình độ
quản lý sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, việc giảm chi
phí là biện pháp chủ yếu cơ bản để không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh
nghiệp, tăng nguồn vốn tích lũy cho doanh nghiệp, từ đó mở rộng quy mô sản xuất.
Và tất cả chúng ta đều biết trong chi phí bao giờ cũng có phần hợp lý và phần không
hợp lý, nó được biểu hiện qua công thức sau :
Hợp lý = 1 - không hợp lý
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
7
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
Từ công thức ta có thể khẳng định được để có thể gia tăng phần hợp lý thì ta
phải giảm những phần không hợp lý và chúng tôi đưa ra mô hình phân tích như sau :
Sơ đồ 1 : Mô hình các nhân tố làm phát sinh chi phí
Để có thể cắt giảm những phần chi phí không hợp lý chúng ta cần phải tìm
những nhân tố làm phát sinh ra nó từ đó tìm những giải pháp để khắc phục. Các nhân
tố đó có thể là: các nhân tố trong sản xuất, các nhân tố trong quản lý và các nhân tố
khác.
Các nhân tố trong sản xuất : số lượng, chủng loại các thiết bị máy
móc mà doanh nghiệp đang sử dụng, nhiên liệu phục vụ trong sản
xuất, số lượng nhân viên chuyên môn đứng máy, vị trí đặt máy, việc
bảo trì, kiểm tra máy trước khi sử dụng...
Các nhân tố trong quản lý : khả năng tiếp cận thị trường, khả năng
tiếp cận công nghệ thông tin, trình độ chuyên môn, khả năng quản lý
nhân sự, khả năng huy động nguồn vốn, khả năng sáng tạo và khả
năng lập phương án kinh doanh của các cán bộ chủ chốt trong công ty.
Các nhân tố khác : điều kiện tự nhiên và việc phát triển cơ sở hạ tầng
ở địa bàn của công ty.
2.2.4.Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
2.2.4.1.Khái niệm
Biện pháp là hệ thống các chính sách, cũng như các kế hoạch để đạt
được những mục tiêu đã được ấn định. Các biện pháp không vạch ra một cách
chính xác con số cụ thể mà chỉ là phương tiện để hướng dẫn hoạt động vươn
tới hiệu quả kinh doanh cao.
2.2.4.2.Sự cần thiết của các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị tr._.ường rất phức
tạp và luôn biến động bất thường, nó đòi hỏi các nhà quản lý phải linh hoạt và
tỉnh táo trước mọi biến động. Việc thiết lập các biện pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh là cần thiết, nó giúp quá trình quản lý, quá trình hoạt
động đi đến mục tiêu, giúp cho các nhà quản trị xem xét và ra quyết định nên
tổ chức như thế nào thì đạt hiệu quả cao nhất.
Quá trình kinh doanh luôn luôn diễn ra biến đổi theo các yếu tố môi
trường. Do đó, các biện pháp giúp các nhà quản trị tìm ra phương pháp tối ưu
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
8
Nhân tố quản lýNhân tố sản xuất
Chi phí không hợp lý
Nhân tố khác
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
để nắm bắt các cơ hội, sử dụng hiệu quả các cơ hội đó để nâng cao lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, các quá trình thiết lập các kế hoạch không loại trừ việc nhà
quản trị dự kiến trước các điều kiện kinh doanh trong tương lai, nên nó có thể
giúp các nhà quản trị nắm bắt tốt hơn những cơ hội, giảm bớt những nguy cơ.
Bên cạnh đó, nó giúp cho họ phản ứng nhanh trước mọi sự cố bất ngờ. Thông
qua các biện pháp hoạt động, doanh nghiệp có thể cải thiện và củng cố vị trí
của mình trên thương trường.
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
9
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HTX NN
HUYỆN CHÂU PHÚ VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
3.1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ở huyện Châu Phú
3.1.1.Vị trí địa lý
Phía đông giáp với huyện Phú Tân ngăn cách bởi sông Hậu chiều dài 39 km,
phía tây giáp với huyện Tịnh Biên, phía Bắc giáp với Thị Xã Châu Đốc và phía Nam
giáp với huyện Châu Thành.
3.1.2.Đặc điểm xã hội
Toàn huyện có 139.046 người trong tuổi lao động, chiếm 56,63% dân số.
Trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 125.102 người chiếm
89,97%, tỷ lệ số người trong tuổi có khả năng lao động đang học, đang làm nội trợ và
thất nghiệp chiếm 10,03%, nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tuy nhiên chất
lượng còn thấp.
Dân tộc chủ yếu là người kinh chiếm 98,96%, số còn lại người Hoa chiếm
0,33%, người Khơme chiếm 0,24%, người Chăm chiếm 0,4% và dân tộc khác chiếm
0,07%. Dân số toàn huyện là 245.550 người, huyện mang đậm nét của một vùng tôn
giáo, trong đó 56,95% dân số theo đạo Hoà Hảo. Các tôn giáo khác: Phật Giáo
31,05%, Công Giáo 0,67%, Tin Lành 0,02%, Hồi Giáo 0,4%, Cao Đài 1,47% và
không đạo chiếm 9,43%.
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
10
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
3.1.3.Đặc điểm kinh tế
Biểu đồ 1: Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn
Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn
19961772
161314621418
112,5
109,9
110,5
103
105,4
0
500
1000
1500
2000
2500
2000 2001 2002 2003 2004
98
100
102
104
106
108
110
112
114
GDP (theo giá hiện hành) Chỉ số phát triển
(Nguồn: niên giám thống kê năm 2004)
Biểu đồ 2: GDP bình quân đầu người/năm
5956 6090
6658 7274
8127
0
2000
4000
6000
8000
10000
2000 2001 2002 2003 2004
GDP bình quân đầu người/năm
1000 đ/người
(Nguồn: niên giám thống kê 2004)
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2000-2004 là 8,26%. GDP
bình quân đầu người 8,127 triệu đồng/người/năm, tăng 36,45% so với năm 2000
Nông nghiệp
Diện tích đất tự nhiên của huyện Châu Phú là 42.587 ha. Trong đó đất nông
nghiệp là 36.475 ha, đất thổ cư là 1.163 ha, đất chuyên dùng là 3.345 ha và đất chưa
sử dụng là 1.604 ha.
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
11
ĐVT: tỷ đồng
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
Trong năm 2004 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 76.773 ha .Trong
đó cây lương thực là 74.111 ha chiếm 96,53%, cây có chất bột là 40 ha chiếm 0,05%,
cây rau đậu 1.843 ha chiếm 2,4% và cây công nghiệp hàng năm là 779 ha chiếm
1,01%.
Với diện tích gieo trồng như trên thì năm 2004 sản lương toàn huyện đạt được
là: cây lương thực có hạt là 488.129,3 tấn, các cây chất bột là 926,6 tấn, cây rau đậu
là 34.708,7 tấn và cây công nghiệp hàng năm là 4.562,8 tấn.
3.2.Phân tích thực trạng quản lý, sản xuất và hiệu quả hoạt động của các HTX
NN trên địa bàn huyện Châu Phú
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiện cứu, đánh giá, tìm ra những
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các HTX NN và đề ra phương hướng,
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong huyện Châu Phú, chúng tôi đã
tiến hành điều tra 12/14 HTX NN thuộc 12/16 xã, thị trấn của huyện, 2 HTX không
khảo sát là HTX Hiệp Phú thuộc xã Bình Thủy và HTX Thanh Long thuộc xã Thạnh
Mỹ Tây với lý do 2 HTX này không hoạt động. Danh sách HTX NN được khảo sát:
Bảng 1: Danh sách các HTX NN trên địa bàn huyện Châu Phú
STT Tên HTX Năm thành lập Địa chỉ
1 HTX Hòa An 2005 Ấp Long An, Xã Ô Long Vĩ
2 HTX Phú Thuận 2002 Ấp Mỹ Hưng, Xã Mỹ Phú
3 HTX Long Phú 2004 Ấp Bình Chiến, Xã Bình Long
4 HTX Hòa Thuận 2002 Ấp Khách Thuận, Xã Khánh Hòa
5 HTX Thành Lợi 2001 Thị trấn Cái Dầu
6 HTX Vĩnh Thạnh 2004 Ấp Vĩnh Thạnh, Xã Vĩnh Thạnh Tây
7 HTX Hưng Phát 2003 Xã Đào Hữu Cảnh
8 HTX Bình Thành 1999 Ấp Bình Thành, Xã Bình Mỹ
9 HTX Đức Thành 2003 Ấp Mỹ Phó, Xã Mỹ Đức
10 HTX Bình Phước 1 2001 Ấp Bình Phước, Xã Bình Chánh
11 HTX Đức An 2003 Xã Bình Phú
12 HTX Bình Mỹ 2003 Ấp Bình Thành, Xã Bình Mỹ
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Châu Phú)
Nhận thức rõ được tính quy luật, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế hợp tác
đối với việc tăng thu nhập, ổn định sản xuất, tạo thêm việc làm cho lao động ở nông
thôn, xoá đói giảm nghèo và góp phần phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nên từ
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
12
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
năm 1999 UBND huyện đã xây dựng và vận động mô hình HTX và đến cuối năm
2005 trên địa bàn toàn huyện đã có 14 HTX NN đang hoạt động, cụ thể là:
Năm 1999, xây dựng một HTX, đó là HTX NN Bình Thành – Xã Bình
Mỹ.
Năm 2001, xây dựng hai HTX, đó là HTX NN Thành Lợi - Thị Trấn Cái
Dầu và HTX NN Bình Phước 1 – Xã Bình Chánh.
Năm 2002, xây dựng hai HTX, đó là HTX NN Hoà Thuận – Xã Khánh
Hoà và HTX NN Phú Thuận – Xã Mỹ Phú.
Năm 2003, xây dựng bốn HTX, đó là HTX NN Hưng Phát – Xã Đào Hữu
Cảnh, HTX NN Đức An – Xã Bình Phú, HTX NN Bình Mỹ - Xã Bình
Mỹ và HTX NN Đức Thành – Xã Mỹ Đức.
Năm 2004, xây dựng hai HTX, đó là HTX NN Long Phú – Xã Bình Long
và HTX NN Vĩnh Thạnh – Xã Vĩnh Thạnh Tây.
Năm 2005, xây dựng một HTX, đó là HTX NN Hoà An – Xã Ô Long Vĩ.
3.2.1Điều kiện thành lập của các HTX NN huyện Châu Phú.
Theo kết quả điều tra của 12 HTX NN trên địa bàn huyện thì số lượng xã
viên của các HTX là 827. Trong đó, HTX có nhiều xã viên nhất là HTX NN Đức
Thành (132 xã viên), HTX có ít xã viên nhất là HTX NN Long Phú (20 xã viên).
Tính trung bình mỗi HTX có khoảng 69 xã viên. Còn xét trên phạm vi cả tỉnh thì mỗi
HTX có khoảng 81 xã viên tham gia. Qua đó cho thấy số xã viên HTX NN ở Châu
Phú chỉ bằng 85,2% so với con số trung bình của tỉnh.
Về đối tượng tham gia HTX: xã viên có đất là 662 người (80%), xã viên
không đất là 175 người (20%). Trong đó, xã viên thuộc hộ nghèo là 40 người (5%),
xã viên là cán bộ công nhân viên khoảng 49 người (6%).
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
13
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
Bảng 2: Số lượng xã viên trong các HTX tại Huyện Châu Phú
Tên HTX
Tổng
số
xã viên
XV có đất XV không đất
Trong đó
Hộ nghèo CBCNV
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
HTX Hòa An 92 46 50% 46 50% 0 0% 0 0%
HTX Phú Thuận 65 55 85% 10 15% 0 0% 7 11%
HTX Long Phú 20 17 85% 3 15% 0 0% 0 0%
HTX Hòa Thuận 52 52 100% 0 0% 3 6% 4 8%
HTX Thành Lợi 60 48 80% 12 20% 7 12% 15 25%
HTX Vĩnh Thạnh 29 20 69% 9 31% 0 0% 5 17%
HTX Hưng Phát 52 52 100% 0 0% 0 0% 0 0%
HTX Bình Thành 112 92 82% 20 18% 30 27% 8 7%
HTX Đức Thành 132 103 78% 39 30% 0 0% 10 8%
HTX Bình Phước 1 34 18 53% 16 47% 0 0% 0 0%
HTX Đức An 71 51 72% 20 28% 0 0% 0 0%
HTX Bình Mỹ 108 108 100% 0 0% 0 0% 0 0%
Tổng 827 662 80% 175 20% 40 5% 49 6%
(Nguồn: điều tra thực tế)
Cơ cấu xã viên có đất và xã viên không có đất sản xuất kể trên là tích cực, vì
nó tạo ra mối quan hệ gắn bó quyền lợi và nghĩa vụ của xã viên, đảm bảo tính dân
chủ trong việc điều hành sản xuất kinh doanh và việc phân phối lợi tức trong quá
trình hoạt động kinh tế của HTX
3.2.2Bộ máy quản lý HTX
Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các HTX đều có cơ cấu đủ cả Ban quản trị,
Ban kiểm soát, kế toán và thủ quỹ. Tuy nhiên, trình độ của phần lớn cán bộ HTX còn
bị hạn chế. Qua khảo sát 87 cán bộ HTX, có 55 người học cấp III (63.22%), 29 người
học cấp II (33,33%), 3 người học cấp I (3,45%). Về chuyên môn thì chỉ có 3 người
học đại học, 17 người học trung cấp và 9 người học sơ cấp. Về lý luận chính trị thì
chỉ có 3 chủ nhiệm và 3 phó chủ nhiệm có trình độ sơ cấp.
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
14
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
Bảng 3: Bộ máy quản lý các HTX NN
Chức danh Số lượng
Trình độ
văn hóa
Trình độ
chuyên môn
Lý luận
chính trị
Cấp
I
Cấp
II
Cấp
III SC TC ĐH SC TC
Chủ nhiệm 12 1 11 2 4 2 3
Phó chủ nhiệm 19 7 12 2 3 3
Ban kiểm sóat 32 3 16 13 3 3
Kế tóan 12 2 10 2 6 1
Thủ quỹ 12 3 9 1
Tổng 87 3 29 55 9 17 3 6 0
(Nguồn: điều tra thực tế)
Tuy nhiên, để góp phần nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngủ cán bộ, đặc
biệt là các cán bộ quản lý HTX, thời gian qua huyện đã phối hợp với các cơ quan ban
ngành trong tỉnh tổ chức các lớp học như: quản lý, kỹ thuật canh tác, tài chính kế
toán, Marketing, kiểm soát, tin học... cho các cán bộ chủ chốt của các HTX trong
huyện.
3.2.3Nguồn vốn và quy mô hoạt động
Bên cạnh công tác quản lý, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của các HTX trong huyện là nguồn vốn. Tổng nguồn vốn của các HTX
NN ở huyện Châu Phú là 10.884,706 triệu đồng. Trong đó vốn huy động của xã viên
4.268,400 triệu đồng, vốn vay 4.391,524 triệu đồng, vốn công trợ 1.497,163 triệu
đồng, vốn tham gia đối ứng là 727,619 triệu đồng.
Theo số liệu khảo sát 12 HTX trong huyện thì có tổng vốn điều lệ là 5.293,3,
vốn thực tế huy động được là 4.093,4, đạt 77,33% so với vốn điều lệ. Trong khi đó tỷ
lệ huy động vốn cổ phần so với vốn điều lệ chung cả tỉnh là 78,59%. Như vậy, không
chỉ về số lượng xã viên tham gia ít hơn, mà cả tỷ lệ huy động vốn cổ phần cũng thấp
hơn so với mức trung bình của tỉnh. Đây cũng là một trong những mặt hạn chế cần
khắc phục để đưa HTX NN trên địa bàn huyện Châu Phú tiếp tục phát triển.
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
15
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
Bảng 4: Nguồn vốn và mô hình hoạt động của các HTXNN huyện Châu
Phú
Tên HTX
Ngành nghề
kinh doanh
Vốn điều
lệ (tr)
Vốn góp
(tr)
Số
xã viên
Diện tích
phục vụ (ha)
HTX Hòa An - OLV Dịch vụ bơm tưới 204,9 500,0 92 680
HTX Phú Thuận - MP Dịch vụ bơm tưới 1.800,0 1.204,5 65 1400
HTX Long Phú - BL Dịch vụ bơm tưới 259,0 238,5 20 308
HTX Hòa Thuận - KH Dịch vụ bơm tưới 188,7 83,9 52 340
HTX Thành Lợi - TTCD Dịch vụ bơm tưới 140,0 80,0 60 305
HTX Vĩnh Thạnh - VTT Dịch vụ bơm tưới 700,0 340,0 29 650
HTX Hưng Phát - ĐHC Dịch vụ bơm tưới ,vât tư, xạ hàng 600,0 330,0 52 200
HTX Bình Thành - BM Dịch vụ bơm tưới 225,0 144,4 112 350
HTX Đức Thành - MĐ Dịch vụ bơm tưới 500,0 523,1 132 1450
HTX Bình Phước 1 - BC Dịch vụ bơm tưới 55,1 55,1 34 160
HTX Đức An – BP Dịch vụ bơm tưới 97,0 70,3 71 320
HTX Bình Mỹ - BM Xay xác lương thực 523,6 523,6 108
Tổng 5.293,3 4.093,4 6.613,0
(Nguồn: điều tra thực tế)
Qua bảng số liệu cho thấy, HTX có vốn điều lệ cao nhất là HTX NN Phú
Thuận và HTX có vốn điều lệ thấp nhất là HTX NN Bình Phước 1. Tuy nhiên,
nguồn vốn thực tế huy động nhiều nhất lại là HTX Hòa An và ít nhất là HTX Hoà
Thuận.
Từ khi có đề án phát triển HTX của UBND tỉnh tháng 8/2001 đến tháng
6/2005, đa số HTX trên địa bàn huyện là HTX NN lấy hoạt động bơm tưới làm khâu
đột phá nhằm từng bước mở thêm các dịch vụ khác như: cung ứng vật tư nông
nghiệp, tiêu thụ nông sản, nhân giống, sấy lúa... Và theo báo cáo của Phòng nông
nghiệp huyện Châu Phú năm 2005 thì có đến 10 HTX trong huyện thực hiện chỉ một
dịch vụ bơm tưới, 1 HTX thực hiện 1 dịch vụ xay xác đó là HTX NN Bình Mỹ, xã
Bình Mỹ Huyện Châu Phú và 1 HTX thực hiện 3 dịch vụ: bơm tưới, bán vật tư nông
nghiệp và xạ hàng là HTX NN Hưng Phát, xã Đào Hữu Cảnh Huyện Châu Phú. Qua
đó cho thấy hoạt động của các HTX chỉ mới trong giai đoạn hình thành và thử
nghiệm, chưa mang tính ổn định, chưa có chiều sâu, mà chủ yếu thực hiện các dịch
vụ đơn giản như bơm tưới, bán vật tư nông nghiệp. Vì thế, mỗi HTX cần phải cần
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
16
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
phải có sự nhìn nhận một một cách nghiêm túc và khách quan nhằm xác định những
hướng đi đúng đắn.
Tổng diện tích phục vụ của 12 HTX là 6.613 ha, trong đó HTX có diện tích
phục vụ cao nhất là HTX NN Đức Thành là 1450 ha và HTX có diện tích phục vụ
thấp nhất là HTX NN Bình Phước 1 là 160 ha.
3.2.4Hiệu quả hoạt động của các HTX
Qua họat động sản xuất kinh doanh năm 2005 của các HTX đạt được những
kết quả như sau: HTX hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả 11 HTX với tổng
doanh thu 7.994,154 triệu đồng, chi phí sản xuất kinh doanh 6.260,055 triệu đồng,
thực lãi 1.399,751 triệu đồng. Tỷ lệ lãi bình quân đạt 25,11%/năm. Xã viên được
chia lãi theo vốn góp bình quân 1,92%/tháng. Số HTX hoạt động sản xuất kinh
doanh bị lỗ là 1 HTX (lỗ 167,779 triệu đồng), 2 HTX không hoạt động (HTX NN
Thanh Long, HTX NN Hiệp Phú).
Năng lực hoạt động của HTX phân loại như sau:
HTX mạnh, khá có 8 HTX ( 3HTX mạnh gồm HTX NN Long Phú,
HTX NN Phú Thuận, HTX NN Hòa An ; 5 HTX khá gồm HTX NN
Bình Thành, HTX NN Thành Lợi, HTX NN Vĩnh Thạnh, HTX NN
Hòa Thuận, HTX NN Hưng Phát).
HTX trung bình và yếu có 6 HTX (3 HTX trung bình gồm HTX NN
Đức Thành, HTX NN Đức An, HTX NN Bình Phước 1; 3 HTX yếu
gồm HTX NN Bình Mỹ, HTX NN Thanh Long, HTX NN Hiệp Phú).
Bảng 5: Hiệu quả hoạt động của các HTXNN huyện Châu Phú
Chỉ Tiêu
HTX Mạnh HTX Khá
Long
Phú
Phú
Thuận
Hòa
An
Bình
Thành
Thành
Lợi
Vĩnh
Thạnh
Hòa
Thuận
Hưng
Phát
Doanh Thu
495.51
7
868.70
0
347.11
0 247.741
522.89
8 635.422 356.735 34.069
Chi Phí Quản lý 50.111 14.974 32.601 34.360 73.733 41.907 35.528 6.131
Chi phí SXKD trực tiếp
289.65
1
535.10
0
194.80
6 147.760
357.01
4 410.556 264.844 3.408
Lợi nhuận
155.75
5
318.62
6
119.70
3 65.711 92.151 182.959 56.363 24.530
Tỷ lệ lợi nhuận b/q năm 31,43% 36,68% 34,49% 26,52% 17,62% 28,79% 15,80% 72,00%
Tỷ lệ lợi nhuận b/q tháng 2,62% 3,06% 2,87% 2,21% 1,47% 2,40% 1,32% 6.00%
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
17
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
Chỉ Tiêu
HTX Trung Bình HTX Yếu
Đức Thành Đức An Bình Phước I Bình Mỹ Thanh Long Hiệp Phú
Doanh Thu 1.677.754 490.189 314.045 2.003.974
Chi Phí Quản lý 228.698 23.148 23.676 105.039
Chi phí SXKD trực tiếp 1.313.952 402.533 273.807 2.066.714
Lợi nhuận 135.104 64.508 16.562 -167.779
Tỷ lệ lợi nhuận b/q năm 8,05% 13,16% -8,37%
Tỷ lệ lợi nhuận b/q tháng 0,67% 1,10% 0% -0,70%
Không
hoạt
động
Không
hoạt
động
(Trích báo cáo tình hình hoạt động các HTX huyện Châu Phú trong năm 2005)
Kết quả trên xuất phát từ việc các HTX đã tổ chức được những dịch vụ phù
hợp yêu cầu nguyện vọng của người dân, hoạt động của HTX không chỉ góp phần
thay đổi tập quán, giảm được phần nào chi phí sản xuất mà còn tạo điều kiện thuận
lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Do đó đã tạo ra
những bước đột phá mới về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, đáp ứng ngày
càng tốt hơn yêu cầu trong quá trình cạnh tranh và hội nhập.
Qua khảo sát 12 HTX thì chỉ có duy nhất HTX Bình Mỹ bị lỗ và lợi nhuận
giảm so với năm 2004, còn lại hầu hết đều có lợi nhuận tăng so với năm 2004. Tuy
nhiên với sự quan tâm, chỉ đạo và hổ trợ tích cực của cơ quan, ban ngành tỉnh,
huyện, đặc biệt là của Đảng Ủy và chính quyền địa phương thì việc tăng lợi nhuận
của các HTX NN như thế tại địa bàn bàn huyện là không tương thích.
3.3.Đánh giá chung
Hầu hết các HTXNN trong huyện Châu Phú (trừ HTXNN Bình Mỹ) đều chọn
dịch vụ bơm tưới làm khâu đột phá cho mình. Thực tế từ dịch vụ này đã đem đến lợi
nhuận cho HTX nhưng chưa cao.
Hoạt động của HTX NN huyện Châu Phú tuy còn nhiều hạn chế nhưng bước
đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Đa phần các dịch vụ HTX thực hiện đều làm
lợi cho nông dân và tạo ra lợi nhuận cho HTX.
Đội ngủ cán bộ quản lý nhiệt tình nhưng trình độ năng lực quản lý sản xuất
kinh doanh cò nhiều hạn chế.
Trong quá trình hoạt động các HTX chưa được sự đồng tình ủng hộ của xã
viên và bà con nông dân trong dịch vụ bơm tưới
HTX huy động nguồn vốn cổ phần thấp không mở rộng được diện tích bơm
tưới và các dịch vụ khác.
Diện tích phục vụ bơm tưới của các HTX còn thấp và việc mở rộng diện tích
tưới tiêu còn nhiều hạn chế.
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
18
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
3.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HTX NN huyện
3.4.1.Nhân tố quản lý
Biểu đồ 3: Mức độ đánh giá của các HTX NN về các nhân tố quản lý ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của HTX
25% 67% 8%
17% 83% 0%
25% 75% 0%
0% 100% 0%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Khả năng tiếp cận thị trường
Yếu tố tài chính
Trình độ quản lý
Ký kết hợp đồng kinh tế
Không đồng ý Đồng ý Không biết
(Nguồn: điều tra thực tế)
Biểu đồ trên biểu thị mức độ đồng ý của các HTX NN về các nhân tố như: ký
kết hợp đồng kinh tế, trình độ quản lý, yếu tố tài chính, khả năng tiếp cận thị trường.
Nhìn vào biểu đồ ta có những đánh giá sau:
Khả năng tiếp cận thị trường: khả năng tiếp cận thị trường là một trong
những yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào, tuy nhiên
trong 12 HTX được khảo sát trên địa bàn huyện thì có đến 9 HTX (chiếm 75%) đang
gặp khó khăn trong trong việc tiếp cận thị trường. Việc khó khăn này xuất phát từ
những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, nhưng có thể gom lại thành những
nguyên nhân chủ yếu sau:
Ban chủ nhiệm HTX nghĩ HTX chỉ hoạt động những dịch vụ đơn giản là
bơm tưới nên chưa cần phải quan tâm đến thị trường nhiều.
Do trình độ các thành viên chủ chốt của HTX còn nhiều hạn chế vì thế
nói đến vấn đề tiếp cận thị trường họ chưa hình dung được sẽ làm gì mà
họ chỉ thực hiện cung cấp dịch vụ theo quán tính.
Chưa có loại hình dịch vụ nào mang tính phức tạp nên cũng không cần
quan tâm đến vấn đề tiếp cận thị trường.
Nguồn vốn họat động còn nhiều khó khăn.
Việc khó khăn trong vấn đề tiếp cận thị trường có thể dẫn đến HTX gặp phải
gặp các tình huống sau: sản phẩm bị ứ đọng, đầu tư những dự án không hợp lý, mất
giá sau khi mua, không đủ đáp ứng thị trường, và điều quan trọng là nó dẫn đến khả
năng thành lập những phương án của HTX gặp rất nhiều khó khăn (qua khảo sát 12
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
19
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
HTXNN trên toàn huyện thì có đến 10 HTX chiếm 83,3% đang gặp khó khăn trong
việc lập phương án kinh doanh). Do đa số HTX gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận
thị trường nên dẫn đến phần lớn các HTX đều đồng ý rằng khả năng tiếp cận thị
trường của HTX sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HTX (khoảng 66,7%
HTX)
Yếu tố tài chính: qua điều tra 12 HTX tại địa bàn huyện cho thấy: 9 HTX có
nguồn tài chính là trung bình (chiếm 75%), 2 HTX rất yếu (chiếm16,7%), 1 HTX
yếu (8,3%), không có HTX nào có nguồn tài chính mạnh, yếu tố tài chính còn yếu
kém là một trong những khó khăn lớn nhất ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của
HTX trong quá trình chuyển đổi và xây dựng mới, vì thế mà 83% HTX trên địa bàn
huyện đã khẳng định yếu tố tài chính là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
và là nguyên nhân gây ra lãng phí cho HTX . Thực tế do nguồn vốn ít và thiếu vốn
sản xuất kinh doanh, trong khi đó vay tín dụng gặp nhiều khó khăn do không có tài
sản thế chấp. Đây là nguyên nhân làm cho các HTX gặp rất nhiều khó khăn trong
họat động sản xuất kinh doanh cụ thể là: khoảng 75% HTX cảm thấy khó khăn trong
việc lập và mở rộng phương án kinh doanh , 100 % HTX khẳng định việc tiếp cận
hoặc sử dụng công nghệ mới là rất khó khăn, về tiếp cận công nghệ thông tin thì có
khoảng 83 % HTX trên địa bàn huyện gặp khó khăn và về khả năng tiếp cận thị
trường và cơ sở vật chất có khoảng 75% HTX trên địa bàn huyện đang gặp khó khăn.
Hơn nữa với tình hình tài chính như thế, nó còn làm cho hiệu quả hoạt động thấp, chi
phí phát sinh cao, khả năng đáp ứng nhu cầu cho dịch vụ xã viên thấp và trong điều
kiện mới khi HTX chuyển sang họat động gắn với cơ chế thị trường, thực hiện liên
kết, hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác... rất
khó khăn và đầu tư vào những máy móc công nghệ mới cũng vậy.
Năng lực quản lý: nhìn chung đội ngủ cán bộ quản lý hầu hết là những người
có kinh nghiệm thực tế, hoặc những người nông dân sản xuất giỏi hoặc có uy tín
được bầu vào những chức danh chủ chốt của HTX. Qua khảo sát 12 HTX NN trên
địa bàn huyện cho thấy, trong tổng số 12 chủ nhiệm HTX có 16,7% có trình độ đại
học, 33,4% có trình độ trung cấp, 50% chưa qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
môn. Như vậy cho thấy, đội ngủ cán bộ quản lý của HTX có trình độ văn hóa tương
đối thấp, là những người lớn tuổi tuy nhiên đa phần họ không được đào tạo cơ bản, ít
được bồi dưỡng tập huấn nên năng lực nắm bắt thông tin, khả năng dự báo thị
trường, sự nhạy cảm linh hoạt để đáp ứng trước những nhu cầu đa dạng phức tạp của
cơ chế thị trường, khả năng kiểm soát , khả năng lập phương án kinh doanh... còn
nhiều hạn chế. Mặc dù vậy các HTX đều nhận thức được năng lực quản lý, trình độ
chuyên môn, khả năng sáng tạo, kỹ năng lao động, ý chí vương lên và tinh thần đoàn
kết là rất quan trọng đối sự thành công của HTX. Biểu đồ sau đây biểu diễn mức độ
quan trọng đối với những yếu tố quản lý theo đánh giá của HTX.
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
20
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
Biểu đồ 4: Mức độ quan trọng về cá nhân tố quản lý theo đánh giá của
HTX
8% 75% 17%
100%
8% 92%
25% 75%
100%
100%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Tinh thần đoàn kết
Ý chí vương lên
Khả năng lao động
Khả năng sáng tạo
Trình độ chuyên môn
Năng lực quản lý
Không quan trọng Quan trọng Không biết
(Nguồn: điều tra thực tế)
Tuy nhận thức như thế nhưng qua khảo sát thực tế thì giữa các HTX có sự
khác biệt đáng kể về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn và khả năng sáng tạo,
trong khi đó hầu như ít HTX có sự khác biệt về tinh thần đòan kết và ý chí vươn lên
trong sản xuất. Tóm lại chính vì sự khác biệt đó mà có 100% chủ nhiệm HTX đồng ý
rằng năng lực quản lý ảnh hưởng đến hiệu quả họat động của HTX.
Ký kết hợp đồng kinh tế: ký kết hợp đồng kinh tế là một trong những yếu tố
rất quan trọng trong thực hiện liên kết, hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác và điều quan trọng nhất là khi thực hiện hợp đồng
kinh tế thì việc thu tiền dịch vụ từ các hộ nông dân sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên
qua khảo sát 12 HTX thì không HTX nào thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế với các
hộ nông dân, mặc dù có 41,7% HTX không cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện
giao dịch bằng hợp đồng kinh tế, 8,3% HTX là không biết, còn lại là gặp khó khăn
trong việc giao dịch bằng hợp đồng kinh tế. Điều này làm cho chi phí của HTX tăng
lên rất nhiều vì sau khi thực hiện xong dịch vụ bơm tươi thì hầu hết ban chủ nhiệm
trong HTX phải tốn một khoảng thời gian đến các hộ nông dân để thu tiền thủy lợi
phí nhưng đôi khi họ thu không đủ.
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
21
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
3.4.2.Nhân tố sản xuất
Biểu đồ 5: Mức độ đánh giá của các HTX NN về các nhân tố sản xuất ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của HTX
42% 58%
75% 25%
58% 42%
25% 75%
50% 50%
42% 58%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Nhân công chuyên môn
Kiểm tra máy
Cánh đồng
Số lượng máy
Tinh thần làm việc
Công suất máy
Không đồng ý Đồng ý
(Nguồn: điều tra thực tế)
Nhân công chuyên môn: nhân công chuyên môn là một trong những yếu tố
rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả họat động và mở rộng sản xuất kinh doanh
của HTX. Qua điều tra thực tế thì có khoảng hơn 95% HTX không có đội ngủ nhân
công chuyên môn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của HTX. Thông thường các
công việc như kiểm tra máy móc trước khi sử dụng, bảo trì máy hoặc là thiết lập các
trạm bơm đều do các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm HTX, người có kinh nghiệm về lĩnh
vực kỹ thuật đảm trách. Điều này có thể đem lại lợi ích cho HTX là làm giảm chi phí
trong việc thuê nhân công, tuy nhiên nó cũng đem lại không ít bất lợi cho HTX như:
Hơn 80 % HTX thiết kế các trạm bơm không đúng kỹ thuật. Có những
cánh đồng nhỏ chỉ cần những máy bơm công suất nhỏ thì thiết kế những
máy bơm có công suất lớn, gây ra lãng phí trong việc sử dụng máy. Có
những cánh đồng lớn thì lại lắp đặt nhưng máy có công suất nhỏ, dẫn đến
máy phải hoạt động liên tục, điều này gây ra giảm tuổi thọ máy.
Vị trí các trạm bơm không phù hợp: theo báo cáo của Phòng Nông
Nghiệp Huyện Châu Phú thì một trong những nguyên nhân làm cho chi
phí về điện của HTX tăng cao là các trạm bơm hoặc thiết kế các trạm
bơm chưa hoàn thiện theo độ nghiên tự nhiên của cánh đồng
Qua điều tra thực tế cho thấy: 100% HTX cảm thấy khó khăn trong việc
tiếp cận và sử dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, khoảng 83%
HTX cảm thấy khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ thông tin. Điều
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
22
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
này có thể một phần do nguồn vốn quá ít không đủ để tiếp cận thông tin,
tiếp cận thị trường, một phần là trình độ văn hóa của ban quản trị tương
đối thấp, nhưng quan trọng hơn hết là họ không có những người có trình
độ chuyên môn cao nên họ cảm thấy khó học hỏi hoặc là sử dụng thành
thạo các công nghệ đó. Và chính vì vậy mà việc lập phương án kinh
doanh của họ cũng gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến họ không dám lập
phương án kinh doanh hoặc là lập những phương án kinh doanh không
hợp lý gây thiệt hại cho hoạt động của HTX. Điển hình là HTX Bình Mỹ,
xã Bình Mỹ Mỹ huyện Châu Phú đã đầu tư mua máy xay xác nhưng do
khả năng tiếp cận công nghệ mới và tiếp cận công nghệ thông tin họ còn
nhiều hạn chế nên làm cho họat động HTX không hiệu quả và bị lỗ. Biểu
đồ sau đây biểu diễn mức độ khó khăn khi tiếp cận công nghệ thông tin,
tiếp cận công nghệ tiến tiến theo đánh giá của HTX.
Biểu đồ 6: Mức độ khó khăn của các HTX
100% 0%
75% 25%
83% 17%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Tiếp cận công
nghệ mới
Lập phương án
kinh doanh
Tiếp cận công
nghệ thông tin
Khó khăn Không khó khăn
(Nguồn: điều tra thực tế)
Công suất máy: do nguồn vốn hoạt động ít nên hầu như các HTX nông
nghiệp trong huyện đều đang sử dụng những máy trung bình và tiến tiến, không có
HTX nào sử dụng máy, phương tiên vận chuyển có công nghệ cao để phục vụ sản
xuất. Biểu đồ sau đây thể hiện tình hình sử dụng máy móc, phương tiện vận chuyển
của các HTX hiện nay
GVHD: CAO MINH TOÀN
SVTH: NGUYỄN QUỐC VIỆT
23
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện
Châu Phú
Biểu đồ 7: Tình hình sử dụng máy của các HTX
0% 33% 67% 0%
0% 100% 0%
0% 100% 0%
0% 55% 45% 0%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Khác
Phương tiện vận
chuyển
Máy xay xác
Máy bơm
Thô sơ Trung bình Tiên tiến Công nghệ cao
(Nguồn: điều tra thực tế)
Với tình trạng sử dụng máy móc như thế dẫn đến công suất máy giảm đi rất
nhiều so với ban đầu, vì vậy máy phải hoạt động ngày đêm mới có thể đáp ứng đủ
nhu cầu thị trường. Do đó, chi phí bảo trì sữa chữa máy cũng như việc tiêu hao nhiên
liệu ngày càng tăng.
Nhân công thiếu tinh thần trách nhiệm: trong số 12 HTX được khảo sát thì
có khoảng 50% HTX cho rằng tinh thần làm việc của các nhân công HTX là rất tốt,
số còn lại thì tinh thần trách hiệm làm việc của nhân công họ là không tốt. Chính tinh
thần làm việc như thế của nhân công trong HTX đã ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả
hoạt động của các HTX. Qua khảo sát thực tế cho thấy, ở các HTX hoạt động kém
hiệu quả hoặc là không hoạt động được gì thì một trong những nguyên nhân đầu tiên
mà ban chủ nhiệm HTX chỉ rõ là do tinh thần làm việc của các nhân công thiếu trách
nhiệm. Do đó, để phát huy được hiệu quả hoạt động của HTX thì quan tâm đến việc
đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ quản lý HTX và tuyển chọn nguồn nhân sự là hết
sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Hao phí do sử dụng máy thừa, số lượng máy không đáp ứng nhu cầu:
trình độ năng lực của phần lớn cán bộ quản lý HTX còn nhiều yếu kém, bất cập lúng
túng trong việc xây dựng và triển khai phương án sản xuất kinh doanh, chưa đủ năng
lực trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm cần thiết để gánh vác trọng trách
phát triển HTX một cách hiệu quả và khả năng dự đoán nhu cầu thị trường một cách
chính xác. Bên cạnh những HTX hoạt động tốt, có hiệu quả thì còn hiều HTX yếu
kém trong tổ chức nhân sự, lúng túng trong quản trị kinh doanh, khó khăn trong việc
dự đoán nhu cầu của thị trường, đây là yếu tố mà hầu như các HTX ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1113.pdf