Lời mở đầu
T
rong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất, doanh nghiệp phải xác định rõ phương hướng, mục tiêu. Tận dụng tối đa các điều kiện sẵn có về nhân tài cũng như vật lực.
Lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Hiểu rõ nội dung, đặc điểm của từng bộ phận là cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi nhuận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệ
42 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại Công ty cơ điện – xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p gồm các bộ phận: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; Lợi nhuận từ hoạt động tài chính; Lợi nhuận bất thường.
Nhận thức được tầm quan trọng của Lợi nhuận, cùng với quá trình tìm hiểu thực tế tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội còn nhiều bất cập Em đã quyết định chọn đề tài:
“Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại công ty cơ điện – xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội ” Làm luận văn của mình. Nội dung bài luận văn gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng về lợi nhuận và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận tại công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội
Chương II: Một số kiến nghị và biện pháp thực hiện nhằm gia tăng lợi nhuận trong công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội
Do kiến thức còn hạn chế, bài viết của Em chắc chắn còn nhiều thiếu sót, Em rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo : TS.Từ Quang Phương, cùng các cô chú trong công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi hà nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Chương I:
Thực trạng về lợi nhuận và các nhân tố chủ yếu
ảnh hưởng đến lợi nhuận tại công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi hà nội
I. Khái quát chung về công ty
1. Sự hình thành và phát triển
Công ty cơ điện xây dựng Nông Nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, là đơn vị thành viên của tổng công ty cơ điện nông nghiệp thuỷ lợi trực thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
Trụ sở tại 102 Trường Chinh_ Quận Đống Đa_ Hà Nội.
Điện thoại: 048687044 (8694774)
Fax: 048691568
Email: Romectm@fpt.vn
Công ty được thành lập vào ngày 08 - 03 - 1956 tiền thân là xưởng máy 250A Bạch Mai nhiệm vụ chính là sửa chữa phục hồi các chi tiết máy móc nông nghiệp, năm 1962 cùng với các nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, cơ khí Hà Nội, Bộ Công nghiệp, xưởng đã chế tạo thành công máy kéo đầu tiên mang tên “Tháng 8” ở Việt Nam.
Tại quyết định số 16 NN/QĐ Đến 21/3/1969 đơn vị đổi tên thành "Nhà máy đại tu máy kéo Hà nội". Nhiệm vụ chính lúc này là đại tu ô tô, máy kéo, sản xuất các thiết bị phục vụ nông nghiệp như : cày, bừa, phụ tùng bình bơm thuốc trừ sâu.
Tại quyết định số 102/NN/CK - QĐ ngày 02/04/1977 khi các tỉnh đã thành lập các xưởng đại tu máy móc nông nghiệp thì đơn vị đổi tên thành Nhà máy cơ khí Nông Nghiệp I - Hà Nội với nhiệm vụ chính là sản xuất chi tiết phụ tùng máy nông nghiệp cung cấp cho các xưởng đại tu máy nông nghiệp trong cả nước.
Từ khi nhà nước ta thực hiện đổi mới cơ chế kinh tế theo cơ chế thị trường, ngày 24/3/93 theo quyết định số 202 - NN - TCCB/QĐ. Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, đơn vị lại đổi tên là, "Công Ty Cơ Điện Và Phát Triển Nông Thôn".
Theo QĐ số 4797 QĐ/ BNN để sáp nhập đơn vị với các Công Ty Cơ Điện và Thuỷ Lợi 6, 7, 10 tạo thành Công Ty Cơ Điện - Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội nhằm cổ phần hóa - Tên giao dịch quốc tế là HAGRIMECO ( Hà Nội Agricultrue and Irrigation Mechanization Electricfication Construction Company)
2. Chức năng của công ty
Công ty Cơ Điện- Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội là một công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm phục vụ cho ngành nông nghiệp và thuỷ lợi cho các tỉnh trong cả nước dưới sự chỉ đạo của Tổng Công Ty Cơ Điện Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi. Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty là:
Cơ khí: Chế tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị phụ tùng cơ khí phục vụ cho ngành nông nghiệp, thuỷ lợi và xây dựng; Sản xuất, chế tạo thiết bị máy móc và cấu kiện cho các công trình thuỷ lợi, thiết kế, chế tạo các máy bơm đến 8000m3/h; Chế tạo thiết bị máy móc dây chuyền chế biến nông, lâm sản, cà phê, mía đường, chè; Lắp ráp xe tải nhỏ phục vụ cho nông thôn.
Điện: Thiết kế và xây lắp đường dây và trạm biến thế 35kw/h; Thiết kế và chế tạo tủ điện hạ thế điều khiển trung tâm phục vụ thuỷ lợi và công nghệ chế biến; Sản xuất và kinh doanh điện.
Xây dựng: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng công trình thuỷ lợi, hồ đầu mối, kè, đập và kênh mương nội đồng; Xây lắp các công trình dân dụng, hệ thống xử lý mước thải công nghiệp và nước sạch nông thôn và xử lý môi trường; Thiết kế và chế tạo nhà công nghiệp, kết cấu thép cho các công trình xây dựng và thuỷ lợi; Xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ; Đào đắp đất đá, san lấp mặt bằng, phát triển cơ sở hạ tầng
Thương mại, dịch vụ: Thương mại xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác các vật tư công nghiệp, hoá chất, thiết bị phục vụ cho nông nghiệp, chế biến nông lâm sản; Kinh doanh các loại lương thực, thực phẩm, các sản phẩm kính xây dựng, ván nhân tạo; Kinh doanh xăng dầu
Kinh doanh khác: Kinh doanh dịch cụ nhà ở, cho thuê văn phòng, kho bãi, nhà xưởng; Đầu tư và kinh doanh khách sạn, bất động sản; Kinh doanh du lịch lữ hành trong nước và quốc tế; Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
3. Sơ đồ quản lý của Công ty
Giám Đốc
Phó GĐ kỹ thuật
Phó GĐ phụ trách nội chính
Phó GĐ Công Trình
Phó GĐ kinh doanh
Phòng Kế hoạch - Đầu tư
Phòng Marketing
Phòng Tổ chức
- Hành chính
Phòng Kế toán
Phòng Kỹ thuật - Cơ điện
Xí nghiệp cơ điện Hòa bình
Xí nghiệp cơ điện I
Xí nghiệp cơ điện Thanh hoá
Xí nghiệp cơ điện Tyên quang
Xí nghiệp cơ điện Vĩnh phúc
Xí nghiệp cơ điện III
Xí nghiệp cơ điện II
Nguồn cung cấp : Phòng tổ chức hành chính
II. Thực Trạng về lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng
1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2003 - 2005
Qua bảng B01 ta thấy, các năm qua nhìn chung tình hình sản xuất- kinh doanh của Công ty có nhiều tiến bộ. Các chỉ tiêu kinh tế, tài chính đều tăng từ năm 2003 đến 2005. Doanh thu tăng đều qua các năm cả trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp lẫn dịch vụ thương mại làm tổng doanh thu toàn công ty tăng đáng kể.
Những năm qua, với kế hoạch phấn đấu phát triển theo chiều sâu, công ty đã nỗ lực mở rộng qui mô sản xuất, tăng nguồn vốn kinh doanh đáng kể trong 3 năm qua, từ 41.539.491 (ngđ) lên đến 98.569.280 (ngđ). Đặc biệt chú trọng đầu tư vào VCĐ. Thêm vào đó, số lao động bình quân hàng năm của cả công ty cũng tăng liên tục. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất đã mở rộng không ngừng.
Hơn thế nữa, tình hình sản xuất - kinh doanh của công ty ngày càng được cải thiện, lợi nhuận tăng hàng năm. Đồng thời thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên qua các năm cũng đều tăng.
Mặc dù các khoản nộp NSNN giảm nhưng chủ yếu do sự thay đổi mức thuế GTGT của một số mặt hàng, nhưng mức đóng góp NSNN từ lợi nhuận đã bắt đầu tăng.
Điều đó chứng tỏ cả đời sống của công ty và người lao động được cải thiện. Để đạt được điều này, các thành viên trong công ty đã nỗ lực từ khâu tìm kiếm hợp đồng, DAĐT, việc làm và thay đổi nhiều trong quản lý.
Nhìn chung, thông qua kết quả sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy hoạt động của công ty đã dần đi vào quĩ đạo và đang gặt hái những thành công.
2. Phân tích lợi nhuận
2.1. Lợi nhuận từ hoạt kinh doanh
Thông qua bảng phân tích B02 ta thấy: các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2005 tăng nhiều so với 2004.
B02. Kết quả sản xuất- kinh doanh năm 2004 và 2005
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
So sánh
tuyệt đối
Tỉ lệ
1. Doanh thu thuần
Ngđ
60.536.102
103.708.711
43.172.609
71,3
2. Giá vốn hàng bán
Ngđ
57.769.188
100.200.781
42.431.593
73,45
3. LNgộp (1-2)
Ngđ
2.766.914
3.507.931
741.017
26.68
4. Chi phí bán hàng
Ngđ
475.009
533.304
58.295
12,3
5. Chi phí QLDN
Ngđ
1.289.298
1.581.591
292.293
22,67
6. LN thuần (1-2-4-5 )
Ngđ
1.002.607
1.393.035
390.429
38,94
7. LN từ hđ tài chính
Ngđ
-754.893
-1.088.531
-333.638
-44,2
8. LNkhác
Ngđ
8.261
38.503
30.242
366
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2005 tăng so với năm 2004 là 390.429(ngđ) tương ứng với tỷ lệ 38,94%.
Như ta đã biết lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được tính theo công thức : Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – (Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)
Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chủ yếu là do doanh thu thuần tăng 43.172.609 (ngđ) tương ứng với tỉ lệ tăng là 71,3%, chứng tỏ trong năm qua, Công ty đã ký kết nhiều hợp đồng hơn cũng đồng nghĩa với việc công ty đã có rất nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
Mặc dù giá vốn hàng bán năm 2005 có tăng so với năm 2004 là 42.431.593(ngđ) tương ứng tốc độ tăng là 73,45 % nhưng đây là điều tất yếu khi công ty tiêu thụ nhiều sản phẩm, hàng hoá hơn. Nếu so tốc độ tăng của giá vốn với doanh thu sẽ thấy được lý do làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 390.429 (ngđ) chính vì điều đó đã góp phần làm cho lợi nhuận trước và sau thuế năm nay tăng 34% so với năm trước.
Hơn nữa, nếu so với kế hoạch doanh thu là 80.000.000(ngđ) do Tổng Công Ty giao cho thì trong năm công ty đã thực hiện vượt mức là 23.708.711(ngđ) và lợi nhuận hoạt động kinh doanh cũng tăng so với kế hoạch là 271.287(ngđ). Như vậy, hầu hết các chỉ tiêu đều vượt mức kế hoạch.
2.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác
Qua bảng phân tích B02 ta có thể thấy tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty như sau:
Lợi nhuận trước thuế năm 2005 tăng 87.032(ngđ) so với năm 2004, tương ứng với tỉ lệ tăng là 34%. Vì năm nào hoạt động tài chính của công ty cũng gây ra thua lỗ làm cho lợi nhuận trước thuế còn lại rất ít so với lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh. Như ta đã biết, trên 85% nguồn vốn huy động hàng năm đều là vốn vay, nên thua lỗ hoạt động tài chính gây nên bởi số lãi vay phải trả là rất lớn. Qui mô vốn vay càng nhiều thì lãi phải trả càng lớn nên thua lỗ hoạt động tài chính càng sâu sắc hơn. Trong khi thu nhập của hoạt động này lại chủ yếu phụ thuộc vào lãi tiền gửi hàng năm không đáng kể.
Như vậy, năm 2005, mặc dù thua lỗ do hoạt động tài chính tăng thêm 333.638 (ngđ) nhưng ta chưa thể vội vàng kết luận là lỗi của công ty được. Hơn nữa, đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay.
Những năm qua, công ty hầu như không có thu từ các hoạt động bất thường. Mặc dù khoản lợi nhuận này trong năm 2005 tăng 30.242(ngđ) tương ứng với tỷ lệ 366 % so với năm 2004 nên lợi nhuận thu được từ hoạt động này là không đáng kể. Vì vậy, lợi nhuận chủ yếu được tạo ra trong quá trình sản xuất - kinh doanh, do đó đòi hỏi công ty chú trọng đến hiệu quả của hoạt động này. Mặc dù để giải quyết các khoản nợ, Công ty đã đề nghị nhà nước khoanh nợ để chuyển các khoản nợ thành nguồn vốn ngân sách cấp, nhưng đó chỉ là các giải pháp tình thế mà thôi.
2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Như biểu B03 cũng cho ta thấy, tỉ suất lợi nhuận doanh thu 2005 của công ty giảm so với 2004. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công ty không có hiệu quả. Bởi trong năm 2004, 100đ doanh thu mang lại cho công ty 0.31đ lợi nhuận trong khi năm 2005 chỉ có 0.24đ mà thôi. Nguyên nhân chính cuả tình trạng trên là trong năm, vì chạy theo thành tích về số lượng sản phẩm tiêu thụ, để thắng thầu, một số công trình thường được định mức giá rất thấp, thậm chí thấp hơn cả giá vốn (chưa kể lãi vay và chi phí quản lý).
Ví dụ: Dự án Linh cảm _ Hà Tĩnh giá vốn hàng bán là 1.292.382(ngđ) trong khi doanh thu chỉ là 1.261.382(ngđ)…
Chính vì điều đó mà khi doanh thu thực hiện càng gây ra lỗ nhiều hơn.
2.4. Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành
Qua bảng phân tích B03 ta thấy chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên giá thành tiêu thụ đều giảm qua các năm, cụ thể năm 2004 so với năm 2003 là : 003%, năm 2005 so với năm 2004 là : 0,06%
Chỉ tiêu này giảm làm hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ trong năm 2005 thấp hơn 2004, điều này chứng tỏ công ty chưa thực hiện tốt việc quản lý chi phí sản xuất như năm trước. Vì thế, làm cho 100đ chi phí bỏ ra năm 2005 chỉ thu về 0,25đ lợi nhuận, thấp hơn năm 2004 là 0,06đ.
2.5. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh cho thấy cứ 100đ vốn bình quân sử dụng trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp càng lớn. Do đó nó có ý nghĩa khuyến khích doanh nghiệp trong việc quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm vốn trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
Qua bảng phân tích B03 ta thấy: tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm dần qua các năm. Năm 2004 so với năm 2003 là 0,03% và năm 2005 so với 2004 là 0,06% làm cho 100đ chi phí bỏ ra chỉ thu được 0,25 đ trong năm 2005 trong khi năm 2003 là 0,34đ.
Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận VKD giảm là lý do để giải thích cho mức sinh lời của tài sản trong năm giảm theo, đồng thời góp phần làm giảm doanh lợi vốn CSH. Để đánh giá hợp lý hơn ta nghiên cứu tiếp ở các phần sau.
Nhưng nhìn chung, tỉ suất sinh lời của công ty còn thấp bởi:
Công ty còn thiếu chủ động về nguồn vốn, do đó phải vay Ngân Hàng, trả lãi nhiều, lĩnh vực kinh doanh có tính cạnh tranh quyết liệt, để có việc làm phải hạ giá bán sản phẩm. Mặc dù công ty cũng tìm cách hạ giá thành sản phẩm nhưng lại vấp phải giới hạn năng lực, trình độ sản xuất của máy móc thiết bị lạc hậu, thiếu đồng bộ, thêm vào đó là năng suất lao động thấp. Vì vậy, dẫn đến chi phí sản xuất cao. Ngoài ra, công ty còn phải bù đắp và giải quyết nợ tồn đọng từ nhiều năm trước để lại. Vì vậy, để đánh giá chính xác hơn tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty ta đi sâu vào phân tích các vấn đề dưới đây để tìm ra nguyên nhân cụ thể.
3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong năm 2005
3.1. Doanh thu tiêu thụ .
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là nhân tố ảnh hưởng tực tiếp đến lợi nhuận của Công ty. Vì lợi nhuận của công ty cấu thành bởi lợi nhuận hoạt động sản xuất, kinh doanh nên ta nghiên cứu chỉ tiêu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty.
Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của doanh thu đến lợi nhuận, ta đi phân tích thông qua bảng B04a trên. Qua bảng phân tích trên, nhìn chung doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ của Công ty tăng nhanh với tốc độ tăng so với năm trước là 71,3% chứng tỏ Công ty đã có nhiều biện pháp khuyến khích thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đồng thời đã có xu hướng tự chủ tìm khách hàng cho mình.
Cụ thể ta thấy doanh thu về sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 76,36% so với cùng kỳ năm 2004, tăng 7,49% so với kế hoạch đặt ra trong đó thiết bị cơ khí nông nghiệp và thuỷ lợi là chủng loại chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn cũng tăng 31.857.931(ngđ) so với năm trước tương ứng với tốc độ tăng là 104,3% và so với kế hoạch đã vượt mức 3,99%. Để đạt được kết quả này, Công ty đã phấn đấu tiêu thụ từng mặt hàng riêng biệt cụ thể như sau:
Đối với các thiết bị cơ khí và chế biến; được biết hiện nay Công ty có xu hướng chú trọng các sản phẩm này như chế tạo máy xay cafe máy sấy, tẽ ngô, xát lúa... và các sản phẩm chế biến gỗ nông lâm sản để lấy lại thị trường đã mất ở nông thôn và định hướng cho sản phẩm này chở thành thế mạnh của Công ty. Thêm vào đó trong năm Công ty đã tham gia nhà máy sản xuất gỗ ván dăm công xuất 7000 m3/1năm tại Yên Bái. Vì thế doanh thu cung cấp thiết bị cho dự án này lên đến 12,5 tỉ đồng, trong đó những thiết bị do tiêu thụ sản phẩm của công ty gần 5 tỉ đồng.
Trong năm tăng đột biến 226,73% so với năm 2004. Tuy nhiên với mức tăng cao này vẫn chưa đạt yêu cầu mà tổng Công ty giao là 10.500.000 nghìn đồng. Thực tế Công ty chỉ đạt được 10.330.530 nghìn đồng giảm 169.470 nghìn đồng tương ứng mức giảm là 1,62% so với kế hoạch. Tìm hiểu sâu hơn việc, việc không thực hiện đúng kế hoạch là vì doanh thu của một số hợp đồng không được thực hiện trọn vẹn do chất lượng sản phẩm hàng hoá kém làm giá bán của một số sản phẩm nhỏ hơn số đã cam kết trong hợp đồng thậm chí có trường hợp hàng bán bị trả lại. Hơn nữa, việc đặt ra kế hoạch quá cao đột ngột của tổng Công ty làm cho đơn vị chưa trang bị kịp thời năng lực sản xuất và bố trí tổ chức sản xuất thích hợp.
Đối với các sản phẩm phục vụ cho ngành mía đường, doanh thu của chủng loại sản phẩm này tăng 17.380.375 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ là 68,74% so với năm 2004.
Ngoài ra Công ty cũng luôn đa dạng hoá sản phẩm bằng mọi khả năng của mình, tham gia vào các dự án nước sạch nông thôn, xây dựng các trạm bơm nước, giao thông nông thôn...Công ty cũng tận dụng khả năng nhập máy móc để cung ứng các dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị, chế tạo chi tiết máy móc...cũng nhằm làm tăng doanh thu nhưng với tỷ trọng còn thấp.
Bên cạnh đó, công ty cũng phấn đấu tăng cường thương mại kinh doanh nông lâm sản, dự án nhà chung cư, trong năm cũng hoàn thành dự án cơ khí xuất nhập khẩu mặc dù dự án này mới hoạt động chưa phát huy hiệu quả nhưng cũng góp phần làm doanh thu tăng 8.267.152 nghìn đồng so với năm trước và tăng 15,45% so với kế hoạch đề ra.
Như vậy năm vừa qua Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đặc biệt các hợp đồng lớn. Bởi các sản phẩm tiêu thụ được phải dựa vào các hợp đồng ký kết trong khi các hợp đồng này chủ yếu dựa trên mối quan hệ lâu năm của Công ty với bạn hàng chứ không rộng rãi thông qua các kênh quảng cáo, quảng bá giới thiệu sản phẩm ra đại chúng. Vì thế việc ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, dự án đầu tư, trúng thầu trước hết được xem đó là nỗ lực của phòng Marketing nói riêng và toàn Công ty nói chung. Điều đó chứng tỏ Công ty chú trọng đến việc thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng, đảm bảo uy tín cho Công ty. Hơn nữa, việc thực hiện vượt mức kế hoạch chứng tỏ công ty đã chú trọng hơn việc trong tìm kiếm việc làm cho mình. Đó thực sự là điều đáng ghi nhận.
Bên cạnh đó, cũng còn những lý do hạn chế khả năng tăng doanh thu của Công ty đó là chưa ký kết, thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn (hầu hết <=5tỷ) chưa có mặt hàng thường xuyên. Trong khâu tổ chức sản xuất đã có nhiều sai sót làm giảm doanh thu của Công ty làm cho Công ty chưa thực hiện tốt các hợp đồng điều này dẫn đến tình trạng thiếu công ăn việc làm cho công nhân viên xảy ra cục bộ ở các xí nghiệp.
Qua bảng B04b, nhìn chung, doanh thu tiêu thụ đã của các đơn vị thành viên đều tăng so với năm 2004, các đơn vị sản xuất đã hoà chung vào việc tăng doanh thu của đơn vị mình nói riêng và toàn Công ty nói chung.
Đây là biểu hiện tốt, chứng tỏ việc tăng doanh thu về cơ bản có sự nỗ lực của từng đơn vị sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt là sau khi chuyển đổi các xưởng sản xuất thành các xí nghiệp, đã có sự chủ động hơn trong việc sử dụng tài sản và ký kết hợp đồng, điều này có ý nghĩa rất lớn và là nguyên nhân cơ bản làm tăng doanh thu của Công ty trong năm vừa qua.
Bên cạnh những thành tích đó, vẫn còn những thiếu sót mà xí nghiệp 1(cơ khí chế tạo) và xí nghiệp 3(xưởng máy nông nghiệp) vẫn chưa thực hiện tốt kế hoạch của mình bởi chế độ giao khoán của tổng Công ty không phát huy hết ưu điểm. Nó tỏ ra nhược điểm khi mà các xí nghiệp này chỉ quan tâm đến việc thực hiện các chỉ tiêu và hiện vật, đảm bảo nộp đúng, đủ số lượng đúng thời hạn. Mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm hoàn thành dẫn đến tình trạng hàng hoá bị trả lại, giảm giá bán thậm chí đã làm mất dần một số khách hàng của Công ty. Là lý do làm vỡ kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Như vậy việc giảm doanh thu là bởi của khâu sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm trong hai xí nghiệp này. Điều đó đã làm cho Công ty bỏ lỡ một số cơ hội tăng doanh thu của Công ty, mà đáng lẽ phải đạt được nhờ sức lực của bộ phận tiêu thụ sản phẩm bỏ ra, cũng có nghĩa là mất cơ hội tăng thêm lợi nhuận của Công ty nói chung và xí nghiệp nói riêng.
3.2 Tình hình tổ chức, quản lý chi phí sản xuất và giá thành tiêu thụ sản phẩm.
Chi phí và giá thành sản phẩm là yếu tố có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của bất kỳ doanh nghiệp nào, phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành là biện pháp cơ bản để nâng cao lợi nhuận bởi một điều chi phí tiết kiệm được cũng đồng nghĩa với việc tăng thêm lợi nhuận. Vì vậy ta nghiên cứu việc quản lý giá thành của Công ty năm vừa qua để nhận biết được khả năng thăng tiến ở Công ty như thế nào.
Bởi Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng, lên khi xem xét tình hình quản lý chi phí và giá thành sản xuất phải xem xét giữa kế hoạch (định mức được xác định theo mỗi hợp đồng sản xuất trong kỳ) và chi phí phát sinh trong kỳ.
Qua bảng phân tích B05, nhìn chung các khoản mục chi phí sản xuất vượt mức kế hoạch đề ra làm cho giá thành sản xuất tăng 2.224.891(ngđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,95% khá cao. Nói chung kết quả trên cho thấy trong năm 2005 Công ty chưa quản lý tốt chi phí sản xuất.
Thật vậy, nguyên nhân làm cho giá thành sản xuất tăng là do chí phí sản xuất tăng 7,53%. Trong đó chủ yếu là do khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gây lên là 1.437.032(ngđ) tương ứng với tỷ lệ 8,19%; chi phí sản xuất chung tăng 18,14% cũng là nhân tố làm giá thành tăng. Mới đầu, khoản mục chi phí nhân công trong năm giảm nhưng với tỷ trọng không đáng kể lên không làm cho giá thành sản xuất giảm nhiều.
Để tìm hiểu rõ ràng, ta nghiêm cứu từng khoản mục chi phí ảnh hưởng đến giá thành sản xuất trong năm của công ty như thế nào.
3.2.1 Khoản mục chi phí nguyên vật liệu.
Như trên đã đề cập, trong năm chi phí nguyên vật liệu tăng lên đáng kể và tỷ lệ tăng 8,19% so với kế hoạch chứng tỏ Công ty đã không quản lý mỗi khoản mục này.
Nguyên nhân trước hết làm cho chí phí nguyên vật liệu tăng là do giá cả của một số vật tư tương ứng đầu vào tăng đáng kể. Như sắt, thép, xi măng, dầu, điện...Tuy nhiên, nếu gạt nhân tố khách quan kể trên thì việc tăng chi phí của khoản mục này phải kể đến tác động chủ quan của Công ty.
Vì việc quản lý giá nguyên vật liệu hầu như không kiểm soát được bởi mỗi khi ký kết hợp đồng mới sau khi giao cho từng xí nghiệp riêng biệt, tại xí nghiệp mới tiến hành mua sắm nguyên vật liệu để phục vụ cho nhu cầu, giá nguyên vật liệu phụ thuộc vào tình hình thị trường lúc bấy giờ và khả năng lựa chọn của người mua vật liệu.
Vì vậy, về giá Công ty không hề kiểm soát được vì chủ định mức thông qua dự toán mà thôi. Thêm vào đó, quyền lực tuyệt đối giao cho người mua vật liệu cho xí nghiệp lên dễ dàng xảy ra việc độn giá nguyên vật liệu kể cả khi có hóa đơn đỏ, nguyên vật liệu được mua trôi nổi trên thị trường nên việc kiểm soát giá càng trở nên khó khăn.
Xét trên phương diện quản lý về mặt hiện vật: Hầu hết mức tiêu hao nguyên vật liệu thực tế cho các sản phẩm, dự án đều cao hơn định mức. Từ những sản phẩm quen thuộc, phổ biến, việc quản lý mức tiêu hao nguyên vật liệu diễn ra tương đối tốt thì ngược lại, đối với các công trình dự án ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc quản lý nguyên vật liệu hết sức lỏng lẻo gây ra thất thoát cao, mức độ hao hụt cao, tỷ lệ hư hỏng, phế phẩm cao mà không có biện pháp thu hồi. Thực tế, việc quản lý về hiện vật còn yếu kém khi thuê kho chỉ có chức năng kiểm tra khối lượng nhập xuất theo yêu cầu chứ không quan tâm đến chất lượng nguyên vật liệu.
Chính vì điều đó làm cho chi phí nguyên vật liệu của Công ty nói chung tăng và cụ thể đối với một số sản phẩm như sau.
Chi phí nguyên vật liệu của một số sản phẩm. (Đơn vị tính : nghìn đồng)
Tên
Số lượng
Kế hoạch
Thực tế
Chênh lệch
1.Máy tẽ ngô to
10 chiếc
58.800.307
59.075.621
275.314
2. Máy xát cà phê
21 chiếc
6.579.798
6.994.958
415.160
3.Giá đỡ đầu dò lửa
1 chiếc
882.551
913.300
30.749
4. Phụ tùng các loại
3 chiếc
4.000.000
4.204.100
204.100
5. Dụ án Linh Cảm
Nhà máy
894.975.032
970.331.526
75.355.494
Như vậy, Công ty chưa quản lý tốt khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong năm vừa qua về cả mặt lượng lẫn giá trị từ khâu chi tiêu đến khâu sản xuất đây là lãng phí lớn làm cho lợi nhuận của Công ty giảm đáng kể. Đặc biệt, trong hoàn cảnh Công ty còn làm ăn chưa tốt thì đây là khuyết điểm lớn của Công ty nói chung và của xí nghiệp nói riêng.
3.2.2 Khoản mục chi phí nhân công.
Qua bảng phân tích trên ta thấy chi phí nhân công giảm so với kế hoạch là 227.276(ngđ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,63%. Mới đầu, đơn giá tiền lương trong năm 2003 tăng từ 210.000 lên đến 290.000 và tăng lương cho 31 công nhân trực tiếp sản xuất, 28 nhân viên quản lý nhưng chí phí khoản mục này vẫn giảm.
Nguyên nhân chủ yếu là nhờ Công ty huy động lực lượng lao động bên ngoài với giá rẻ cho các dự án và các hợp đồng lớn, nhất là các dự án ở nông thôn với những dự án này, Công ty chỉ đáp ứng chủ yếu là lao động kỹ thuật mà thôi, hầu hết huy động thêm lao động nhàn rỗi ở nông thôn lên chi phí rất thấp. Nhưng đây cũng là vấn đề khó khăn đối với Công ty bởi chất lượng lao động và chất lượng sản phẩm hoàn thành kém lên có nhiều lúc phá đi làm lại còn gây ra thiệt hại lớn hơn.
Tuy nhiên, việc giảm chi phí nhân công chưa phải là thành tích của Công ty trong việc quản lý lao động, bởi trong năm các xí nghiệp 1, 2, 3. Vẫn phải huy động công nhân làm thêm giờ thêm ca để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong khi đó có lúc công nhân nhàn rỗi, không có việc để làm. Chính vì thế thực tế năng suất lao động của xí nghiệp năm 2005 giảm so với 2004. Cụ thể năm 2004 năng suất lao động ở xí nghiệp là 75.381.443,95 đ/người/năm trong khi đó năng suất lao động bình quân trong năm 2005 chỉ có 64.346.674,48 đ/người/năm. Như vậy Công ty đã không quản lý tốt nguồn nhân lực trong Công ty về số lượng, chất lượng. Công ty lên chú ý hơn đến tình hình lao động thường xuyên chứ không lên coi ưu thế về lao động thuê bên ngoài là chủ yếu.
3.2.3 Khoản mục chi phí sản xuất chung và chi phí bằng tiền khác.
Trong năm khoản mục chi phí này tăng vọt với mức tăng là 710.134(ngđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,14%. Vì chi phí sử dụng máy trong năm được Công ty xác định là mức khấu hao của tài sản cố định trong năm lên khoản mục này hầu như không biến động gì hơn nữa lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu chi phí phát sinh trong năm. Như vậy, việc tăng chi phí sản xuất chung tăng một phần là do giá điện tăng, phần khác do việc quản lý chưa tốt chi phí nguyên vật liệu dùng trong quản lý nhỏ và những chi phí mua ngoài khác. Hơn nữa, trình độ tổ chức kỹ thuật trong sản xuất kém nên làm các khâu sản xuất không phối hợp đồng đều nhịp nhàng phát sinh thêm các khoản chi phí bao quanh, lưu kho... Thêm vào đó là phải vay phải trả do vốn bị chiếm dụng bởi khách hàng, vốn bị ứ đọng các khoản chiếm dụng nội bộ, các dự án đầu tư khó thu hồi từ nhiều năm trước chưa được giải quyết dứt điểm.
Các khoản mục chi phí khác: Hầu hết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm dùng để trang trải cho những đợt công tác xa, chi phí bồi dưõng, chi phí tiếp khách, chi phí cán bộ quản lý. Vì vậy những khoản chi phí này đòi hỏi Công ty sử dụng có hiệu quả, có nghĩa là cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và khả năng ký kết hợp đồng hoặc doanh thu tăng thêm.
Vì vậy, nguyên nhân làm cho lợi nhuận của Công ty còn thấp chủ yếu là do chi phí sản xuất tăng, đây là hạn chế rất lớn trong khâu tổ chức sản xuất của Công ty nói chung và của các xí nghiệp nói riêng. Đặc biệt là khâu quản lý nguyên vật liệu trong Công ty rất lỏng lẻo gây nên lãng phí nghiêm trọng. Như vậy, để phấn đấu tăng lợi nhuận trong những năm tiếp theo đòi hỏi Công ty có nhiều biện pháp quản lý chi phí trong quá trình sản xuất cũng như lưu thông.
3.3 Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn của Công ty.
B06: Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh. (Đơn vị tính : nghìn đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
So sánh
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
Tuyệt đối
Tỉ lệ
Vốn KDBQ
61.652.392
100
98.569.280
100
36.916.888
59,88
Vốn LĐBQ
44.152.370
71,62
73.994.671
75,1
29.842.301
67,59
Vốn CĐBQ
17.500.022
28,38
24.574.609
24,9
7.074.587
40,43
Nhìn vào B06 ta thấy, về mặt số lượng, trong năm 2005, Công ty đã tăng quy mô vốn sản xuất kinh doanh lên 36.916.888 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 59.88%. Trong đó VCĐ bình quân giảm trong kết cấu tổng vốn. Điều này cho thấy Công ty chưa chú trọng đến việc trang bị thêm cơ sở vật chất nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho Công ty. Đây là điều không phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của công ty sản xuất công nghiệp.
Kết cấu vốn nhìn chung chưa hợp lý bởi tỷ trọng đầu tư cho vốn cố định thấp lý giải giá trị này tính theo đơn giá những năm 70, không phản ánh đúng giá trị tài sản hiện nay. Vì thế đó cũng là lý do làm cho nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty rất thấp.
VLĐ trong năm 2005 tăng so với năm 2004 với mức tăng thêm là 29.842.301(ngđ). Nhìn chung, năm vừa qua, Công ty có điều kiện mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là biểu hiện tốt. Nhưng để xem xét hiệu qủa sử dụng vốn có tăng lên hay không ta xem xét chất lượng sử dụng vốn thông qua bảng phân tích sau:
B07: Tình hình sử dụng vốn. (Đơn vị tính : nghìn đồng)
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
So sánh
tuyệt đối
Tỉ lệ
1.Doanh thu thuần
Ngđ
60.536.102
103.708.711
43.172.609
71,32
2.Lợi nhuận sau thuế
Ngđ
184.032
246.965
62.663
34
3.Vốn KD bình quân
Ngđ
61.652.392
98.569.280
36.916.888
59,88
4.Vòng quay VKD(1/3)
Vòng
0,98
1,05
0,07
7,15
5.Tỷ suất lợi nhuậnVKD(2/3)
%
0,3
0,25
-0,05
-16,67
Qua phân tích trên, ta thấy trình độ sử dụng vốn của công ty năm 2005 có nhiều tiến bộ. Trong khi vốn kinh doanh bình quân tăng thêm 36.916.888 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ cao là 59,88%, doanh thu lại tăng với tốc độ 71,32%, như vậy 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều doanh thu hơn. Nhưng bên cạnh đó tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu lại giảm, tốc độ tăng vốn kinh doanh bình quân tăng nhanh trong khi đó lợi nhuận sau thuế lại tăng chậm. Bên cạnh đó còn do năm 2005 công ty phải trả lãi cho các khoản vốn lưu động vay quá lớn. Điều này chứng tỏ trình độ sử dụng vốn của toàn Công ty chưa được tốt lắm. Năm 2004, vòng quay vốn kinh doanh bình quân là 0,98 vòng và năm 2005 là 1,05 vòng, tăng so với năm 2004 là 0,07 vòng. Với tốc độ tăng chậm dẫn tới tốc độ chủ chuyển vốn của năm 2005 chậm, đồng thời cũng góp phần hạn chế vốn huy động bên ngoài.
3.3.1 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định
3.3.1.1 Tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định.
Qua bảng phân tích B08, ta thấy hầu hết giá trị TSCĐ của Công ty rất nhỏ, đầu năm chỉ có 6.048.706 (ngđ) trong khi đó các tài sản này đã hao mòn gần hết. Đặc biệt là máy móc thiết bị chủ yếu trong sản ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT454.doc