Lời nói đầu
Lịch sử loài người trải qua hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, thì cũng song song với nó khoa học và kỹ thuật quốc phòng cũng trải qua hai cuộc cách mạng về công nghệ mà những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngay lập tức được ứng dụng vào lĩnh vực quốc phòng. Từ những vũ khí thô sơ như giáo mác, kiếm cung cho đến khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất thì uy lực của vũ khí có tiến triển nhảy vọt, với những vũ khí có tầm huỷ diệt lớn ra đời do nh
11 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích nhận thức sâu sắc nhất về các phương tiện tiến công đường không & khả năng đánh thắng các cuộc tập kích đường không .., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững ứng dụng của những phát minh của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mang lại như sự ra đời của bom hạt nhân. Từ cuối thập niên 70 đến nay, chúng ta có thể thấy sự ảnh hưởng rất lớn của công nghệ cao tới các loại vũ khí, khí tài đặc biệt là với các phương tiện tiến công đường không.
Ngày nay, không một nước nào lại không nhận thức được vai trò then chốt của khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế xã hội, cũng như củng cố quốc phòng và an ninh, coi sự phát triển công nghệ cao là một trọng tâm chiến lược và biện pháp then chốt để xây dựng quân đội hiện đại. Đối với nước ta thì kẻ thù và các thế lực phản động trên thế giới luôn luôn nhòm ngó, vậy để hoàn thành tốt công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa thì việc đề ra chiến lược phát triển kỹ thuật quốc phòng có ý nghĩa quyết định đối với việc phát huy đầy đủ của khoa học kỹ thuật trong công cuộc hiện đại hoá quốc phòng đối với việc nâng cao sức mạnh tổng hợp Quốc Gia. Vậy thế nào là khoa học và khoa học kỹ thuật Quốc phòng ?
Khoa học là hệ thống trí thức về tự nhiên xã hội và tư duy.
Khoa học và kỹ thuật Quốc Phòng: là khoa học và kỹ thuật liên quan đến hệ thống Quốc Phòng bao hàm cả khoa học nghiên cứu, lý luận quân sự, quy luật chiến tranh. Nó chỉ tất cả các ngành khoa học và kỹ thuật thuộc hệ thống Quốc Phòng và phục vụ khả năng phát triển của Quốc Phòng.
Trong thời đại ngày nay và trong tương lai thì việc con người trực tiếp tham gia chiến đấu sẽ dần dần bị xoá bỏ, vì vậy một điều tất yếu là sự tác động của khoa học công nghệ tới việc phát triển vũ khí và trang thiết bị quân sự ưu tiên cho vũ khí tiến công đường không là trước hết. Bởi vì vũ khí tiến công đường không hiện đại có ảnh hưởng rất lớn tới diễn biến và kết cục của chiến tranh, và đem lại cho chiến tranh một bộ mặt mới.
tác động của khoa học-kỹ thuật-công nghệ cao đối với các phương Tiện tiến công đường không
Trong những năm của thập kỷ 80 các phương tiện tác chiến điện tử phát triển nhanh về cả số lượng và chất lượng. Đối với các vũ khí truyền thống thì tính năng kỹ thuật như tầm bắn, độ chính xác, khả năng sát thương liên tục được cải tiến, ngoài ra chúng còn được bổ xung các chức năng mới như làm nhiễu, thiết bị tự tìm mục tiêu bằng lade, rađa, hồng ngoại, vô tuyến truyền hình v.v..,và đã ra đời một thế hệ vũ khí mới gọi là “ vũ khí tinh khôn “ mà đã được sử dụng trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh (1991) và chiến tranh Nam Tư (1999) có xác xuất chính xác rất cao. Ngoài ra còn có các loại vũ khí phi truyền thống, các hệ thống trinh sát, giám sát, điều khiển, dẫn đường, và các phương tiện tác chiến điện tử có những tính năng kỹ thuật mới ra đời như hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hệ thống này được sử dụng ở cuộc chiến tranh Nam Tư có độ chính xác rất cao. Từ các vệ tinh đến các máy bay, chiến xa, chiến hạm nổi, tầu ngầm đều được trang bị các phương tiện tác chiến điện tử hình thành một hệ thống tác chiến điện tử không gian ba chiều, nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều hướng với nhiều dải sóng khác nhau, tạo thành hệ thống C3I hoàn hảo thực hiện việc chỉ huy kiểm soát thông tin tình báo thời gian thực trên chiến trường. Đồng thời các hệ thống tác chiến điện tử còn có khả năng chế áp điện tử, gây nhiễu, chống rađa... làm cho hệ thống thông tin rỗi loạn, rađa “bị mù” và hệ thống chỉ huy tê liệt, vũ khí mất khả năng điều khiển.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật không chỉ làm thay đổi hiệu suất làm việc của hệ thống chỉ huy, tác chiến, nâng cao uy lực và độ chính xác của trang bị, mà còn tạo ra phương thức tác chiến mới, cung cấp cơ sở cho tác chiến điện tử. Nhìn lại các cuộc chiến tranh cục bộ trong những năm vừa qua dù tên lửa vệ tinh hay rađa, hệ thống C3I đều không thể tách rời kỹ thuật điện tử. Sự cao thấp về tính năng liên quan chặt chẽ đến mức độ vận dụng kỹ thuật vi điện tử. Cùng với việc từng bước hiện đại hoá của hệ thống vũ khí, hàm lượng, tỷ trọng ngày càng lớn.
Cơ cấu lực lượng vũ trang cũng tự thay đổi mạnh mẽ, trong Quân đội xuất hiện những binh chủng mới như bộ đội tên lửa ,bộ đội tác chiến điện tử ,bộ đội Rôbốt , bộ đội phòng thủ vũ trụ... Trong chiến tranh công nghệ cao thì nghệ thuật quân sự cũng có sự thay đổi so với các cuộc chiến tranh trước đây, cũng như các quan niệm ,tư tưởng quân sự, phương thức tiến hành chiến tranh , chiến thuật chỉ huy, bảo đảm hậu cần. Chiến tranh hiện đại với việc sử dụng trang bị vũ khí uy lực lớn, sức cơ động cao, sẽ là một cuộc đọ sức quyết liệt về thời gian và tốc độ. Đánh nhanh, giải quyết nhanh là một đặc điểm nổi bật về chiến thuật. Chiến trường hiện đại có tiêu hao binh hoả lực rất lớn, dự trữ đạn dược, vật tư cho một cuộc chiến như vậy chưa đủ cho 2-3 tháng chiến tranh, vì vậy trong điều lệnh “ tác chiến không bộ năm 2000 “ Mỹ chủ trương không đánh lâu dài. Chiến tranh ngay từ khi bắt đầu phải giành ngay ưu thế những vũ khí mới nhất sẽ được dùng để tấn công ngay trong thời gian đầu của chiến tranh, làm cho đối phương mất khả năng phản kích. Điều này đã được chứng minh qua thực tế đó là cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, bằng những vũ khí tiên tiến hiện đại, chỉ trong vòng 42 ngày Mỹ và liên quân đã giành được thắng lợi.
Và trong tương lai gần, thì các cuộc chiến tranh sẽ là các cuộc chiến tranh của các phương tiện tiến công đường không hiện đại.
Điển hình là cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, mở màn cuộc chiến, bên tiến công tiến hành thủ đoạn gây sát thương “mềm” bằng tác chiến điện tử, làm cho công tác chỉ huy của đối phương khó khăn, thông tin bị gián đoạn mất khả năng liên lạc-lợi dụng điều này đưa ra các thông tin sai lạc lamg hoang mang, dao động tinh thần chiến đấu của binh sĩ, rađa bị “mù”, vũ khí không còn khả năng điều khiển,... tiến tới sử dụng các phương tiện phá huỷ “cứng” bằng cách bất ngờ phóng một lượng lớn tên lửa chiến thuật-chiến dịch, mật độ cao vào những sân bay chính của đối phương, làm cho máy bay của đối phương về cơ bản không cất cánh được, đồng thời vô hiệu hoá hệ thống báo động cảnh giới và hoả lực phòng không của đối phương. Sau đó, nhiều tốp máy bay chiến đấu xuất kích, bay ở độ cao siêu thấp, tấn công trên qui mô lớn vào các trạm rađa mặt đất, trận địa tên lửa phòng không... phá huỷ toàn bộ hệ thống phòng không đối phương, giành quyền khống chế trên không. Tiếp đó là sự tiến công ồ ạt của các phương tiện tiến công đường không khác như máy bay, tên lửa, bom đạn các loại nhằm tiêu diệt các mục tiêu trọng điểm của đối phương, mở đường cho lực lượng lục quân và các lực lượng khác hoàn thành các mục tiêu chiến dịch đề ra.
Công nghệ cao đã có tác động trực tiếp vào nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, nâng cao về chất lượng và đời sống sản xuất, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Giới quân sự các nước phát triển đã chớp thời cơ và nhanh chóng ứng dụng của thành tựu khoa học và công nghệ cao và nghiên cứu chế tạo, sản xuất hàng loạt vũ khí, khí tài cho quân sự. Dưới sự tác động và ảnh hưởng sâu sắc của khoa học kỹ thuật công nghệ thì các phương diện của lĩnh vực quân sự, đặc biệt là trong chiến tranh có sự khác biệt so với trước đây: Trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã có tác động rất nhiều đến quân sự. Những tác động và ảnh hưởng sâu sắc của khoa học kỹ thuật đến kỹ thuật quân sự là hoả lực và khả năng cơ động. Tăng khả năng sống còn của vũ khí.
I/ Khả năng hoạt động của các phương tiện tiến công đường không:
Nếu như các cuộc chiến tranh trước đây, đặc biệt là cuộc chiến tranh ở Việt Nam, người ta còn tranh cãi về hiệu quả và vai trò to lớn của phương tiện tiến công đường không, thì đến nay, sau chiến tranh Vùng Vịnh người ta không thể phủ nhận hiệu quả và vai trò to lớn của nó.
Tuỳ thuộc vào qui mô và tình huống chiến tranh, các phương tiện tiến công đường không có vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Nhưng tóm lại, nó có những nhiệm vụ chủ yếu sau: tập kích đường không vào đối phương để phá huỷ tiềm lực quân sự, kinh tế, hệ thống lãnh đạo-chỉ huy của nhà nước và quân đội, giành ưu thế hạt nhân và trên không, cô lập vùng tác chiến, yểm trợ trực tiếp từ trên không và tiến hành tác chiến điện tử nhằm tiêu diệt tiềm lực và khả năng chiến tranh của đối. Đồng thời, thực hiện các hoạt động răn đe, gây sức ép, làm hoang mang, rối loạn tinh thần đối phương, hổ trợ cho lực lượng trong nước gây bạo loạn lật đổ.
Trong suốt quá trình phát triển của các phương tiện tiến công đường không thì cuộc tranh đua về tốc độ vẫn là cuộc tranh đua gay go nhất, nước nào cũng muốn có các phương tiên bay với tốc độ nhanh nhất, vì chỉ có như vậy mới giành được quyền làm chủ trên không, việc nâng cao tốc độ của phương tiện bay phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kỹ thuật. Mặt khác bay cao cũng là một tính năng quan trọng, bởi vì khí tiến công thì người chỉ huy nào cũng muốn giành lấy điểm cao, từ trên cao dể dàng lao xuống công kích đối phương, khi gặp nguy hiểm có thể nhanh chóng bay lên cao hơn đối phương, làm đối phương không thể nào vươn tới được.
Do đó các nước đế quốc ngày càng tăng cường đầu tư để xây dựng và hoàn thiện các lực lượng tiến công đường không. Ngày nay, các loại phương tiện tiến công đường không lại được trang bị bởi khoa học kỹ thuật tiên tiến thì không những nâng cao các chức năng vốn có mà còn có thể hoạt động trong mọi địa hình, thời tiết khác nhau, bay xa như tên lửa vượt đại châu, bay cao ra ngoài khoảng không vũ trụ v.v..
* Máy bay:
Máy bay quân sự là một trong các thành phần chủ yếu của phương tiện tiến công đường không. Máy bay là một khí cụ bay có hoặc không có người lái, nặng hơn không khí, có thiết bị để tạo lực kéo hoặc đẩy và thiết bị lực nâng khi chuyển động trong khí quyển.
Sự ra đời của máy bay quân sự gắn liền với sự phát triển của kỹ thuật hàng không, từ những máy động cơ bay với tốc độ bé, bay thấp, gần và chỉ hoạt động trong điều kiện thời tiết cho phép trong chiến tranh thế giới thứ I cho tới ngày nay những máy bay quân sự hiện đại được ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất (trong các lĩnh vực vật liệu, điều khiển, dẩn đường vô tuyến, vi xử lý, lade...), có ưu thế về tính cơ động cao, tốc độ lớn (thường vượt âm và siêu vượt âm), tầm hoạt động rộng và trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, hệ thống cấp cứu hiện đại v.v.. như: MIG-29 (Nga), F16 (Mỹ).. Hiện nay ứng dụng nền khoa học vũ trụ, thì cũng đã xuất hiện loại máy bay vũ trụ, có khả năng hoạt động trong cả khí quyển lẫn trên khoảng không vũ trụ, một dạng máy bay vũ trụ được dùng hiện nay là tàu con thoi như Côlômbia, Endivơ của Mỹ và Buran của Liên Xô cũ.
Tốc độ và khả năng bay cao của máy bay là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc chế tạo máy bay quân sự. Vì thế các thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng đối với máy bay chủ yếu để nâng cao hai khả năng này.
Việc chế tạo ra động cơ phản lực đã đưa tốc độ máy bay vượt qua hàng rào âm thanh (1080 km/h) và ngày càng được nâng lên nhờ việc cải tiến các loại động cơ.
Lực cản của không khí cũng ảnh hưởng lớn tới tốc độ, vì vậy giảm trọng lượng máy bay là biện pháp chính nhằm tăng tốc độ. Nhờ vào công nghệ vật liệu người ta đã tạo ra những vật liệu mới có khối lượng riêng nhỏ nhưng lại đảm bảo các tiêu chuẩn về cơ học, lý học.
Hình dạng máy bay ngay từ khi mới ra đời đã được thiết kế theo hình khí động học nhằm giảm tối đa sức cản của không khí. Ngày nay dựa vào các nghiên cứu thử nghiệm, quan sát thiên nhiên, người ta đã xây dựng được những mô hình tối ưu nhất trong chế tạo các máy bay quân sự. Tạo điều kiện cho máy bay có thể bay nhanh hơn, cao hơn.
Không những thế để tăng khả năng chiến đấu, máy bay quân sự ngày nay còn được trang bị các phương tiện hiên đại hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết như: rađa tìm diệt mục tiêu, trang bị kháng áp để bay cao, hệ thống tự động dẫn đường chỉ huy,các loại vũ khí tối tân khác v.v... Việc trang bị các hệ thống hiện đại trên máy bay kể trên đòi hỏi những yêu cầu rất cao trong nhiều lĩnh vực như: điện tử viễn thông, tự động hoá,...
* Tên lửa:
Tên lửa là khí cụ bay không người lái, có hoặc không có điều khiển, thường chỉ xử dụng một lần, chuyển động dưới tác động của trọng lực do động cơ phản lực tạo ra.
Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, những mục tiêu quan trọng thường được bảo vệ bởi một hệ thống phòng không rất mạnh, đây là khó khăn lớn cho đối phương nếu họ sử dụng máy bay tới tập kích, tính bất ngờ của đòn tiến công bị hạn chế, nên hiệu quả đột kích không cao. Vì vậy, đột kích bằng tên lửa dần trở thành một thủ đoạn mở đầu cuộc chiến. Bởi vì, tên lửa có tầm bắn xa, độ chính xác cao, uy lực mạnh. Với sự xuất hiện của vũ khí tên lửa, đặc biệt là tên lửa đường đạn chiến lược, máy bay ném bom sẽ mất đi vị trí độc tôn, nó không còn là là phương tiện mang vũ khí hạt nhân duy nhất nữa.
Ngày nay, thì hệ thống tên lửa không ngừng được cải tiến để nâng cao các tính năng như: cự ly, tốc độ, độ chính xác, có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết...mà điển hình là các tên lửa vượt đại châu. Các loại tên lửa nhử mồi có thể bay ở cự ly thấp qua các địa hình phức tạp, trong mọi điều kiện thời tiết, ngày đêm, để tránh lưới phòng không đối phương với tốc độ siêu âm và dẫn máy bay tới khu vược chỉ định với độ sai số 1m.
Tóm lại, trong lĩnh vực vũ khí truyền thống thì thành tựu của khoa học đã làm tăng đáng kể các khả năng như: tầm bắn, độ chính xác, độ sát thương bán kính hoạt động của các loại vũ khí, đặc biệt là máy bay và tên lửa.
II/ Khả năng sống còn của các phương tiện tiến công đường không:
Trong chiến tranh hiện đại thì ngoài khả năng cơ động, hoả lực thì khả năng sống còn cũng không kém phần quan trọng nếu không muốn nói nó có tầm quan trọng hàng đầu. Bởi vì trang bị các phương tiện tiến công đường không hiện đại rất tốn kém, mặt khác người điều khiển các phương tiện này đòi hỏi phải có một trình độ cao, nên vấn đề đặt ra hiện nay cho các nhà chế tạo là phải làm sao để tối thiểu hoá khả năng bị tiêu diệt của phương tiện trong điều kiện đối phương có hệ thống phòng không hiện đại. Điều này phụ thuộc vào hai yếu tố: kỹ thuật và con người.
Yếu tố con người trong chiến tranh hiện đại ngày dần được thay thế bởi các hệ thống tự động có thể làm thay công việc của con người mà có độ chính xác rất cao, tuy nhiên cũng không xem nhẹ yếu tố con người bởi vì không phải bất kỳ công việc nào hiện nay máy móc cũng làm được. Một người phi công giỏi có thể bay thấp, tốc độ cao, lợi dụng địa hình hiểm trở (nhất là các khe núi, cửa sông)và những hạn chế của rađa đối phương để bay vào tấn công bất ngờ, thủ đoạn này đã được phi công Mỹ sử dụng rất nhiều ở chiến tranh Việt Nam và Nam Tư. Tuy nhiên để bay thấp gặp rất nhiều khó khăn đó là khi bay thấp thì người lái sẽ rất căng thẳng, cộng với địa hình phức tạp sẽ gây rất nhiều nguy hiểm cho người lái, khi bay thấp phải phối hợp với tốc độ cao néu không sẽ bị các tầm súng tầm thấp bắn hạ, mặt khác bay thấp thì điều kiện không khí, nhiệt độ không ổn định sẽ gây khó khăn.
Trong thời đại ngày nay, thì yếu tố kỹ thuật đóng vai trò then chốt, dưới sự tác động của khoa học kỹ thuật công nghệ cao thì đã khắc phục các nhược điểm để tăng khả năng cơ động, hoả lực dặc biệt là tăng khả năng sống còn của trang thiết bị. Các phương tiện tiến công đường không hiện đại có tốc độ cao, khả năng cơ động tốt đã gây không ít khó khăn cho khả năng kháng cự của đối phương. Để đảm bảo bay thấp an toàn, gần đây, một số loại máy bay được trang bị hệ thống tự động quan sát địa hình và điều khiển máy bay tránh vật cản, nhờ đó máy bay có thể bay ở độ cao 15-20 m mà không bị đâm vào các vật cản trên mặt đất.
Ngày nay, nhiều loại máy bay tàng hình đã được đưa vào sử dụng, ví dụ như: F-22, của Mỹ, có khả năng tàng hình ở mọi tần phổ, mặt cắt phản xạ rađa chỉ bằng 1% của F-15 (khoảng 0,065-0,08). Ngoài ra còn có các biện pháp tàng hình hồng ngoại, âm thanh và ánh sáng I-42 của Nga cũng là loại máy bay tàng hình vừa có khả năng tiêm kích và cường kích, F-117A của Mỹ tàng hình ở bước sóng m, dm, cm.
Sự sống còn của máy bay còn được tăng lên nhờ khả năng tăng giảm tốc độ trong thời gian ngắn như F12 ở độ cao 9140m có thể tăng tốc độ từ M0,8 lên M1,8 trong khoảng từ 45s-55s, góc công kích lớn từ 45-60 độ cho phép nhanh chóng tiếp cận và tách xa đối phương khi cần thiết, có rađa ở phía sau và tiêu diệt tên lửa diệt máy bay của đối phương ở phía sau.
III/ Tác động của các công nghệ tiên tiến
Công nghệ vật liệu:
Bên cạnh việc phục vụ cho việc phát triển của nền kinh tế như: tạo ra Silic cho công nghiệp chế tạo vi mạch, máy tính, sợi quang dẫn cho viễn thông, các vật liệu gốm đặc biệt... còn được ứng dụng trong quân sự gần đây là công nghệ vật liệu hấp thụ. Dựa vào công nghệ này mà kỹ thuật tàng hình đã ra đời và nhanh chóng được giới quân sự đưa vào chế tạo ra các loại máy bay tàng hình, tên lửa tàng hình...
Công nghệ sinh học:
Sử dụng đối tượng là các vi sinh vật, tế bào động thực vật, nhằm tạo ra các sản phẩm thay thế các loại sản phẩm truyền thống hay nâng cao hơn năng suất sản xuất nhằm đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong tương lai. Tuy nhiên song song với việc phục vụ nhu cầu xã hội, công nghệ sinh học cũng đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực hậu cần, quân y, tăng cường khả năng sống còn của binh lính trong chiến trường. Không chỉ có vậy, vũ khí vi trùng cũng vô cùng nguy hiểm trong khả năng sát thương đối phương và gây ra cả những hậu quả xấu cho môi trường. Gần đây, công nghệ gen đã thực hiện thành công trong việc nhân bản vô tính, và người ta cũng đã đưa ra dự đoán về việc nhân bản con người, tạo ra những đội quân thiện chiến giống hệt nhau từ những tế bào ban đầu.
Công nghệ thông tin:
Công nghệ thông tin cũng góp phần to lớn trong việc ảnh hưởng tới các phương tiện tấn công đường không. Bằng mạng Internet người ta có thể đột nhập, phá huỷ hay làm nhiễu các hệ thống phòng thủ hay tấn công, tạo điều kiện cho các phương tiện khác nhanh chóng vô hiệu hoá quân đội đối phương. VD: Có thể đột nhập các trang Web của hệ thống quân sự đối phương làm thay đổi hành trình của tên lửa, hay lấy các thông tin về lực lượng ứng chiến, các điểm phòng thủ, tấn công, các bí mật quân sự...
Công nghệ vô tuyến điện tử phát triển cực kỳ nhanh chóng đã có thể tich hợp cả một tổng đài điện tử trong một con chip, mà tính năng không hề thua kém các khí tài truyền thống thậm chí có phần vượt trội. Sự phát triển của vi tính cho phép đặt chương trình cho các phần cứng (khả năng mềm hoá phần cứng) làm tăng hiệu quả hoạt động của các loại vũ khí ( tìm mục tiêu, lựa chọn phương án thích hợp...)
IV/ Tác động tới nghệ thuật quân sự
Như trên đã nói, ngoài việc thay đổi trong cách đánh mà giờ đây khái niệm chiến trường đã có nhiều thay đổi. Không gian chiến trường rộng lớn, không phân biệt rõ tiền tuyến, hậu phương. Có thể hình dung chiến trường trong hiện đại như sau:
Trong khu vực tác chiến gồm trên suốt giải tiền duyên sẽ có các mũi dao nhọn biến hoá nhanh chóng, mật độ hoả lực dầy đặc, bộ đội tập trung nhanh, phân tán nhanh tác chiến hiệp đồng cũng như độc lập tác chiến giỏi.
Trung tâm sẽ trở thành vung chiến sự quan trọng, các mục tiêu trên suốt chiều sâu chiến dịch cũng sẽ đứng trước sự uy hiếp to lớn của cuộc tấn công từ đất liền, trên không hoặc trên biển bằng các vũ khí tầm xa có độ chính xác cao, sức công phá mạnh.
Mật độ phương tiện bay sẽ rất lớn, chiến tranh điện tử và tác chiến C3I kết hợp chặt chẽ với vũ khí sát thương làm không gian chiến đâú mở rộng ra nhiều.
Nói chung, ảnh hưởng của kỹ thuật cao đã tác động sâu sắc đến các quan niệm, tư tưởng quân sự, phương thức chiến tranh, chiến thuật chỉ huy bảo đảm hậu cần.
Kết luận
Đối với nước ta, là một nước nông nghiệp lạc hậu lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, đang từng bước hội nhập với thế giới để cùng nhau phát triển, cùng với nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hoà bình trên thế giới cùng xây dựng một thế giới hoà bình, ổn định “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” đó là chủ trương của Đảng và nhân dân ta. Tuy nhiên các thế lực thù địch mà đứng sau lưng là bọn “diều hâu” đế quốc luôn tìm cách thôn tính đất nước ta. “Không có gì quí hơn độc lập tự do” chúng ta kiên quyết chống lại các hành động xâm phạm tổ quốc (vùng trời, vùng biển, đất liền). Đối với tầng lớp sinh viên Việt Nam, tầng lớp tri thức trẻ của đất nước, phải không ngừng học tập để có tiếp thu các thành tựu khoa học mới nhất, để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nước ta ngày càng giàu đẹp hơn, sánh vai cùng với các cường quốc trên thế giới. Tuy nhiên cũng không ngừng cảnh giác, luôn luôn có ý thức quốc phòng để sẵn sàng chống lại với mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ địch.
Quản lý chặt chẽ vùng trời của đất nước không để Tổ quốc bị bất ngờ khi địch xâm phạm bầu trời hoặc tập kích đường không. Quân chủng phòng không là một lực lượng hết sức quan trọng trong hệ thống phòng thủ đất nước để chủ động tiêu diệt được các mục tiêu trên không của kẻ địch, một yêu cầu hết sức quan trọng là phải quản lý và nắm chắc tình hình trên không thuộc không phận của Tổ quốc và khu vực liên quan.
Phát hiện kịp thời mọi hoạt động trên không của các phương tiện đường không trên không phận Tổ quốc ở bất cứ thời điểm nào, hướng nào, trên độ cao nào.
Phát hiện địch từ xa, phán đoán được âm mưu thủ đoạn của không quân địch. Trinh sát liên tục 24/24h để quản lý vùng trời Tổ quốc, chủ động và kịp thời phát hiện, theo dõi, xác định tính chất và mọi hoạt động của máy bay và phương tiện đường không của địch nhất là thời điểm bắt đầu tập kích đường không.
Xây dựng và củng cố lực lượng phòng không, không quân vững mạnh. Không ngừng nâng cao nghiệp vụ, trau dồi kiến thức, nắm bắt các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất đồng thời phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân để từ đó đưa quân ta tiến lên đáp ứng được yêu cầu của Đảng và Nhà nước giao phó.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0369.doc