Phân tích nguyên nhân và hậu quả từ những sai phạm của các nhà quản lý từ vụ việc xây dựng của trung tâm y tế ở P.Thanh Xuân

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Từ sau đai hội Đảng VI năm 1986, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập với thế giới. Song hành với nó là tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, điều đó giúp cho nước ta có những chuyển biến tích cực và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế - xã hội, đô thị có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Nhưng những nguyên tắc xây dựng đô thị truyền thống bị đảo lộn, trật tự kiến trúc bị phá vỡ. Việc quản lý xây dựng đô thị trở nên khó khăn

doc20 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích nguyên nhân và hậu quả từ những sai phạm của các nhà quản lý từ vụ việc xây dựng của trung tâm y tế ở P.Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, phức tạp. Đó chính là mặt trái của quá trình phát triển. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải phát hiện và giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề, những vụ việc làm chậm quá trình đi lên của đất nước. Với lý do chủ yếu trên, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về vụ việc một công trình xây dựng trái phép tại phường Thanh Xuân Bắc. Những nội dung chủ yếu chúng tôi nghiên cứu là chỉ ra những sai sót của từng cơ quan nhà nước, nguyên nhân và hậu quả của những sai lầm và đưa ra phương án khắc phục. Nội dung chủ yếu của bản báo cáo này gồm : Chức năng và quyền hạn của các cơ quan quản lý. Nguyên nhân và hậu quả của các sai phạm. Các phương án đề xuất để giải quyết và bài học kinh nghiệm. Chúng tôi hi vọng rằng bản báo cáo này sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho các nhà quản lý xây dựng đô thị. Bản báo cáo này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mọi ý kiến xin gửi về : www.đôthị48.neu.@gmail.com chúng tôi xin tiếp thu và chân thành cảm ơn . Hà nội ngày 1 tháng 5 năm 2009. NỘI DUNG A.Chức năng và quyền hạn của các cơ quan quản lý 1. Bộ xây dựng. + Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, phát triển đô thị, nhà ở và công sở; kinh doanh bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. + Bộ Xây dựng có 26 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn. Trong đó có nhiệm vụ trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, văn bản quy phạm pháp luật khác theo sự phân công của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, các chương trình dự án quốc gia thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. + Bộ Xây dựng có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, gồm các khâu: Lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng. + Trong lĩnh vực nhà ở và công sở, Bộ Xây dựng có nhiệm vụ xây dựng các định hướng phát triển nhà ở quốc gia cho từng giai đoạn 10 năm, chương trình nhà ở quốc gia 5 năm, chỉ tiêu phát triển nhà ở và kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội của đất nước theo từng giai đoạn; chỉ đạo việc thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 2. UBND các cấp. + UBND phường, xã, thị trấn thực hiện và chịu trách nhiệm trước UBND quận, huyện, và UBND thành phố về toàn bộ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường, xã, thị trấn theo thẩm quyền được quy định tại Luật đất đai, Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyện hạn cụ thể của HĐND và UBND ở mỗi cấp và Quyết định số 23/1998/QĐ-UB ngày 17/7/1998 của Thành phố. Trong đó có việc quản lý đất công chặt chẽ theo hiện trạng sử dụng, sử dụng đúng mục đích được giao được thể hiện trong các hồ sơ bàn giao cơ sở hạ tầng của các ngành Địa chính, Giao thông công chính, Nhà đất, Kiến trúc sư trưởng. Có trách nhiệm kiểm tra phát hiện các vi phạm về quản lý sử dụng đất để lập hồ sơ và gửi kèm các chứng lý ban đầu, báo cáo kịp thời lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý, thu hồi quyền sử dụng đất.   3. Chính phủ. + Theo hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi năm 2001 ) quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung, là cơ quan đứng đầu hệ thống cơ quan hành pháp, thống nhất quản lý về thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước, đảm bảo quyền lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Chính phủ có toàn quyền giải quyết quyết định các vấn đề liên quan tới hoạt động quản lý Nhà nước trên phạm vi toàn quốc trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội và chủ tịch nước. + Chính phủ đưa ra các văn bản về quản lý trật tự xây dựng, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng hướng dẫn các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện, thống nhất quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội, Bộ kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ và thực hiện sự phân công của Chính phủ về công tác này. Chính phủ phân công, phân cấp quản lý và trách nhiệm về thực hiện công tác quy hoạch cho các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. 4.Các sở thuộc UBND thành phố Hà Nội 4.1 Sở tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội Thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo các quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố. 4.2 Sở xây dựng Hà Nội + Tổ chức thẩm định Nhà nước về thiết kế cơ sở đối với các công trình, các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn theo quy định và phân cấp của Nhà nước, của UBND Thành phố.  + Thẩm tra thụ lý hồ sơ sau thẩm định, lập văn bản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế cơ sở các công trình trên địa bàn Hà nội theo quy định và phân cấp của UBND Thành phố. B. Sai phạm, nguyên nhân dẫn đến sai phạm và hậu quả. Thực hiện chủ trương tạo nhà ở cho cán bộ công nhân viên chức Nhà nước của Đảng và Nhà nước, từ cuối những năm 1970 đàu 1980 Nhà nước ta đã cho xây dựng các khu nhà nhiều tầng tập trung, trong đó có khu nhà ở Thanh Xuân. Đây là khu nhà ở được xây dựng từ những năm 1979 bao gồm khu Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam. Do các yêu cầu về tiêu độ, chất lượng, Chính phủ đã xác định đây là công trình trọng điểm cấp Nhà nước và đã giao cho Bộ xây dựng chủ trì về quy hoạch, thiết kế và thi công. Mặc dù đến nay chưa hoàn chỉnh nhưng nhờ xây dựng cuốn chiếu nên có nhiều khu vực đã được đưa vào sử dụng nhiều năm nay. Tuy vậy, nhiều khu vực vẫn còn bỏ trống chưa được xây dựng. Do đó, ngày 25/9/1990 Bộ xây dựng đã có công văn 770/KHNN yêu cầu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khu Bắc và Nam Thanh Xuân theo bản quy hoạch số QH-01 tháng 9/1990 với nội dung bổ sung thêm một số công trình ở các khu chưa xây dựng, bố trí một số công trình cửa hàng kiốt một tầng bám dọc theo các trục đường và xây dựng xen kẽ một số nhà ở 2 tầng cạnh các nhà ở cao tầng đang sử dụng. Theo bản quy hoạch đó Trung tâm y tế, một đơn vị hành chính sự nghiệp được thành lập theo quyết định số 272/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng, đã có công văn đề nghị Bộ xây dựng và UBND thành phố cho phép Trung tâm được sử dụng diện tích đất xây dựng xen kẽ khu nhà ở Thanh Xuân để xây dựng nơi ở cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên đã có nhiều sai trái trong công tác quản lý và thực hiện công trình gây bất bình cho các hộ dân cư tại các nhà B4, B5, B6 phường Thanh Xuân Bắc. Sự việc diễn ra từ năm 1993 đến nay vẫn chưa được các cấp chính quyền xem xét và giải quyết thoả đáng. Đây là nguyên nhân dẫn đến một loạt các vấn đề và sai sót của nhiều cơ quan quản lý. I. Cơ quan quản lý cấp vĩ mô. 1. Chính phủ. Ta có thể thấy Chính phủ là một trong những cơ quan có quyền lực cao nhất trong bộ máy quản lý nhà nước nhưng Chính phủ đã chưa làm đúng quyền lực và trách nhiệm mà Nhà nứơc giao cho. Cụ thể là, ngày 25/9/1990 Bộ xây dựng đã có công văn 770/KHNN yêu cầu điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch khu Bắc và Nam Thanh Xuân và đề án điều chỉnh này do Viện thiết kế nhà ở và công trình công cộng thực hiện. Đó là bản quy hoạch số QH-01 tháng 9/1990 với nội dung bổ sung thêm một số công trình ở các khu chưa xây dựng, bố trí thêm một số công trình cửa hàng kiốt một tầng bám dọc theo các trục đường và xây dựng xen kẽ một số nhà hai tầng bên cạnh các nhà ở cao tầng đang sử dụng. Quy hoạch bổ sung điều chỉnh này do cơ quan chủ trì là Bộ xây dựng duyệt ngày 5/11/1990, UBND thành phố Hà Nội ghi duyệt lại quyết định số 1273/CV-UB ngày 5/6/1992 và đến ngày 29/8/1994 Chính Phủ mới chấp nhận quy hoạch bổ sung điều chỉnh này tại văn bản số 4788KTN. Tuy nhiên ngày 5/10/1991, trung tâm y tế Bộ xây dựng đã có công văn 210/TTYT-TCHC đề nghị Bộ xây dựng cấp đất để xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên trung tâm y tế và đã khởi công ngày 12/1/1993. Như vậy, lỗi sai thứ nhất của Chính phủ mà cụ thể là cơ quan, cá nhân được Chính phủ giao quyền là đã chậm trễ trong việc phê duyệt bản quyết định bổ sung QH-01.Lỗi sai thứ hai là khi biết có hiện tượng “làm trước, thông báo sau” của các cơ quan cấp dưới là trung tâm y tế và Bộ xây dựng nhưng Chính phủ lại không kiên quyết xử lý tạo điều kiện cho những sai phạm xảy ra. Trong trường hợp này Chính phủ hoàn toàn có thể không phê duyệt bản quy hoạch bổ sung, tiến hành thanh tra để xử lý dứt điểm sai phạm nhưng Chính phủ đã không làm vậy nên đã tạo tiền đề cho nhiều sai phạm khác tiếp tục diễn ra. 2. Bộ xây dựng. + Ngày 02/11/1991, Bộ xây dựng có công văn số 475/BXD/KH-UN do thứ trưởng Nguyễn Mạnh Kiểm kí với nội dung đồng ý cho trung tâm y tế đầu tư xây dựng 8 căn hộ nhà ở hai tầng cho cán bộ công nhân viên chức của trung tâm bằng nguồn vốn tự có trong quy hoạch xây xen kẽ tại nhóm nhà B (khu phụ B5, B8) tiểu khu Thanh Xuân Bắc khi chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Có thể coi đây là việc Bộ xây dựng cấp đất cho phép trung tâm y tế xây dựng nhà ở. Xét theo chức năng thì Bộ xây dựng không có thẩm quyền trong vấn đề này, nó thuộc thẩm quyền của Sở tài nguyên môi trường nhà đất Hà Nội. Theo nghị quyết thì sở tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội, cụ thể là phong quy hoạch sử dụng đất thực hiện công tác giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo các quy định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố. Đáng lẽ ra Bộ xây dựng cần có công văn phản hồi với trung tâm y tế thuộc Bộ xây dựng đề nghị chuyển công văn cấp đất sang cho sở tài nguyên môi trường và nhà đất Hà nội. Nhưng Bộ xây dựng đã không làm như vậy. + Đưa ra những quyết định không đồng nhất: trong công văn số 475/BXD/KH-UN do thứ trưởng Nguyễn Mạnh Kiểm ký ngày 2/11/1991 Bộ xây dựng đồng ý cho Trung tâm y tế được đầu tư xây dựng 8 căn hộ nhà ở 2 tầng nhưng trong quyết định số 130 BXD/KH-UN ngày 20/7/1992 lại phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thật công trình nhà ở 2 tầng có 13 căn hộ. + Ngày 13/4/1995 nhân dân khu B có đơn kiến nghị lên Bộ trưởng bộ xây dựng về việc xây dựng công trình của trung tâm y tế trực thuộc bộ là sai trái. Ngày 15/4/1995 Bộ xây dựng đã lập đoàn theo quyết định số 82 BXD/VP-TTr của Bộ trưởng Bộ xây dựng để kiểm tra các thủ tục pháp lý xây dựng nhà ở tại phường Thanh Xuân Bắc của Trung tâm y tế. Nhưng, Đoàn kiểm tra đã có những biểu hiện bao che cho những sai phạm của Trung tâm y tế, đưa ra các kết quả thanh tra giám sát sai so với thực tế: ngày 23/5/1995 Đoàn kiểm tra của Bộ xây dựng thông báo về kết quả kiểm tra như sau: Trung tâm y tế đã làm đầy đủ các thủ tục xây dựng nhà ở B5p theo đúng quy định của Nhà Nước và cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội Công trình B5p không nằm trên các công trình hạ tầng, không ảnh hưởng đến môi trường. Đã góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, chấp hành các thông báo đình chỉ thi công của UBND quận. Việc thi công công trình B5p không lấn chiếm đất. Đoàn kiểm tra đã đưa ra những kết luận sai sự thật, có ý bao che cho những sai phạm của trung tâm y tế. Điều này khiến dư luận nghi ngờ rằng có hiện tượng tiêu cực xảy ra, có thể có việc hối lộ. Chỉ đến khi thanh tra nhân dân phường đưa ra những chứng cớ xác đáng khẳng định về sai phạm của trung tâm y tế gửi cho các cơ quan, bộ, ngành liên quan, thanh tra nhà nước thì Bộ xây dựng mới chịu thừa nhận phần nào sai phạm của trung tâm y tế. Sau khi nhận được công văn số 603/TTNN của Thanh tra Nhà nước ngày 20/6/1995 thì trong văn bản số 1297/BXD/VP ngày 31/8/1995 gửi Chủ tịch UBND thành phố Bộ xây dựng đã có những kết luận đúng về những sai phạm của Trung tâm y tế, đồng thời cũng đã chỉ ra những thiếu sót của các cơ quan chức năng có liên quan. Ngày 3/10/1995 lãnh đạo Bộ xây dựng và UBND thành phố, các cơ quan quản lý đô thị của Hà nội, lãnh đạo UBND quận Đống Đa đã có thông báo kết luận chính xác về sai phạm của Trung tâm y tế đồng thời đưa ra hướng giải quyết cho các cơ quan chức năng có liên quan. 3.Trung tâm y tế thuộc Bộ xây dựng. Trung tâm y tế Bộ xây dựng là một đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ được thành lập theo quyết định số 272/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở chuyển ban y tế ngành xây dựng thành Trung tâm y tế xây dựng thuộc Bộ xây dựng có chức năng giúp Bộ quản lý, chỉ đạo công tác vệ sinh lao động tại các đơn vị trực thuộc Bộ và bảo vệ sức khỏe CBCNV trong ngành. Trung tâm có số lượng cán bộ tại thời điểm năm 1991 là trên 20 người. Do nhu cầu xây dựng nhà ở cho lãnh đạo và cán bộ nên ngày 5/10/1991 Trung tâm y tế Bộ xây dựng đã có công văn 210/TTYT-TCHC về việc đề nghị Bộ xây dựng cho trung tâm y tế được sử dụng diện tích đất xây dựng xen kẽ khu nhà ở Thanh Xuân để xây dựng 15 căn hộ cho các gia đình cán bộ công nhân viên Trung tâm y tế thuộc Bộ xây dựng. + Bộ xây dựng chỉ cho phép Trung tâm y tế được đầu tư xây dựng 8 căn hộ nhà ở 2 tầng ( công văn số 475/BXD/KH-UN ngày 2/11/1991 do thứ trưởng Nguyễn Mạnh Kiểm ký ) nhưng ngày 20/7/1992 Trung tâm y tế lại làm luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng nhà ở gia đình 2 tầng có 13 căn hộ, diện tích ở 533m2, diện tích sàn 1051m2. + Ngày 12/1/1993, Trung tâm y tế khởi công xây dựng nhà B5p theo bản vẽ thiết kế của công ty xây dựng kinh doanh phát triển nhà khác với bản vẽ thiết kế của xưởng sáng tác thiết kế xây dựng và cải tạo nhà ở Hà Nội mà kiến trúc sư trưởng thành phố đã duyệt. Khi đang tiến hành san ủi mặt bằng và giác móng, xây tường bao quanh thì bị nhân dân trong khu vực phản đối, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Việt Cường ra quyết định số 08 TB-UBĐĐ ngày 13/1/1993 đình chỉ thi công công trình. + Sau hơn một năm bị đình chỉ do những thiếu sót trong thủ tục xây dựng trung tâm y tế vẫn cố tình tiến hành xây dựng mà không có giấy tờ hợp lệ ngày 29/4/1994. Nhân dân lại phản đối song không cản được lực lượng xây dựng. + Do việc triển khai chậm trễ các quyết định xử phạt, và thi hành các quyết đinh: ngày 10/3/1995 trung tâm y tế lại cho chở vật liệu đến tập kết để chuẩn bị cho xây dựng công trình lần thứ ba, bất chấp sự phản đối của tổ dân phố. Sau khi có thông báo số 56TB-UBĐĐ ngày 4/4/1995 của UBND quận yêu cầu tạm dừng thi công thì lực lượng xây dựng công trình vẫn cấp tập thi công ngày đêm để đến tối 9/4/1995 đổ xong mái tầng một và sau đó vẫn tiếp tục thi công với số lượng người ít hơn cho đến 2/5/1995 mới rút hết. Theo kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân phường thì Trung tâm y tế có những sai phạm sau đây : Căn cứ vào bản quy hoạch QH-01, đối chiếu với việc xây dựng là sai quy hoạch, thay đổi vị trí xây dựng nhưng chưa được sự phê duyệt của UBND thành phố. Theo quy định đã phê duyệt trung tâm y tế phải xây dựng theo thiết kế của Xưởng thiết kế xây dựng và cải tạo nhà ở Hà Nội nhưng lại khởi công xây dựng nhà B5p theo bản vẽ thiết kế của công ty xây dựng kinh doanh phát triển nhà khác nên đã vượt diện tích xây dựng cho phép từ 144,66m2 tăng lên 268,3m2 + Giấy phép xây dựng không hợp lệ và chủ đầu tư chưa duyệt thiết kế kĩ thuật mà Trung tâm y tế Bộ xây dựng vẫn triển khai thi công công trình. + Vị trí xây lắp nhà B5p của trung tâm không nằm đúng như đầu hồi nhà B6 như bản vẽ quy hoạch bổ sung QH-01 đã được phê duyệt, là do tại đó có bể tự hoại của nhà B6 nên khi cắm mốc để bàn giao tại hiện trường đã tự ý dịch chuyển vào vườn cây nhóm nhà B4-B5-B6 nhưng Trung tâm y tế không báo cáo với Chủ tịch UBND thành phố xem xét lại quyết định là chưa đúng quy định. + Trước khi thi công không báo cáo với chính quyền địa phương, không liên hệ với Sở xây dựng để đo đạc bản đồ, cấp trích lục bản đồ, xác định ranh giới ô đất. Xét từ vụ việc trên, một cơ quan nhỏ như Trung tâm y tế Bộ xây dựng lại giám ngang nhiên làm trái pháp luật. Nguyên nhân do đâu, phải chăng Trung tâm y tế dựa vào Bộ xây dựng, sự bao che và các mối quan hệ của Bộ xây dựng. II. Cơ quan quản lý cấp thành phố. 1. UBND các cấp. 1.1. UBND thành phố Hà Nội. +Ngày 3/10/1992 UBND thành phố Hà nội đã đưa ra quyết định số 2322 QĐ/UB về việc giao 460m2 đất tại khu vực B5p và B8p theo quy hoạch tiểu khu Thanh Xuân Bắc, yêu cầi trung tâm y tế liên hệ với sở xây dựng để đo đạc bản đồ tỷ lệ 1/500, xác định ranh giới ô đất, cắm mốc, cấp trích lục bản đồ, cơ quan có trách nhiệm đóng góp với địa phương để xác định các hệ thống kỹ thuật hạ tầng của khu vực.Quyết định này của UBND thành phố Hà nội có hai lỗi sai : Thứ nhất, khu đất B5p và B8p nằm trong bản quy hoạch bổ sung QH-01. Ở thời điểm đó, UBND thành phố đã duyệt nhưng vẫn chưa được chính phủ phê duyệt. Cũng giống như Bộ xây dựng, hành động này của UBND thành phố là qua mặt Chính phủ. Thứ hai, UBND thành phố có quy định việc đóng góp của chủ đầu tư vào xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng của khu vực là chưa phù hợp vì tại thời điểm đó Nhà nước chưa có quy định chủ đầu tư phải đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng. Trung tâm y tế đã dùng 40 triệu đồng xây dựng đường, cống rãnh ,sân vườn là không nộp ngân sách là sai. + Kiểm soát không chặt chẽ và không xử lý kiên quyết dứt điểm việc vi phạm lấn chiếm đất công, cơi nới, xây chen… của trung tâm y tế, để vụ việc diễn ra trong một thời gian dài mà không có biện pháp xử lý thích hợp kịp thời.Theo đúng nguyên tắc về xử lý vi phạm trật tự xây dựng thì : Hành vi vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời và bị đình chỉ ngay để xử lý. Việc xử lý vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng công minh, triệt để mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính một lần, việc tái phạm phải được xem là hành vi vi phạm mới để xử phạt. Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà dung túng, bao che không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không công minh, không đúng thẩm quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có hành vi chống đối người thì hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. + UBND Thành phố đã có những sai sót trong việc giao đất cho trung tâm y tế. Đáng nhẽ việc cấp đất là do Sở tài nguyên môi truờng cấp phép nhưng ở đây lại do UBND thành phố Hà Nội cấp duyệt. Việc này là sai so với quy định, UBND đã vượt quá thẩm quyền cho phép của mình. + Đưa ra những văn bản hướng dẫn không đồng nhất gây khó khăn cho các cơ quan, tổ chức thực hiện: Ngày 5/6/1992 UBND thành phố đã ghi duyệt lại bản quy hoạch QH-01 tại quyết định số 1273/CV-UB nhưng tới ngày 31/12/1992 UBND thành phố lại ra chỉ thị số 63/CT-UB về việc tạm dừng xây xen kẽ trong các khu tập thể cao tầng. Tiếp đó ngày 5/10/1994 UBND thành phố lại ra chỉ thị số 48/CT-UB về việc giao quyền sử dụng đất để xây xen kẽ nhà ở tại những mảnh đất nhỏ không có điều kiện xây dựng nhà cao tầng. Hành động này nhằm hợp pháp hóa những sai phạm đã có từ trước của các cơ quan liên quan trong công trình nhà ở B5p. Sau khi họp với lãnh đạo Bộ xây dựng, cơ quan quản lý đô thị Hà Nội, UBND quận Đống Đa, UBND thành phố Hà Nội đã ra thông báo số 173/TB-UB ngày 9/11/1995 kết luận về nhà B5p và B8p của Trung tâm y tế tại phường Thanh Xuân Bắc : Đối với nhà B5p đã xây dựng có sai lệch so với giấy phép được cấp. Giao cho các ngành chức năng của thành phố, Bộ xây dựng, và UBND quận kiểm tra lại về quy hoạch, kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, diện tích đất được giao và diện tích xây dựng, đối chiếu với quy hoạch đã được duyệt, nếu có thể chấp nhận được thì thống nhất kiến nghị Bộ trưởng Bộ xây dựng và UBND thành phố xem xét quyết định. Đối với lô đất B8p đã cấp, nhưng quá thời gian chưa xây dựng công trình thì thu hồi giao UBND quận Đống Đa quản lý để xây dựng công trình hoặc trồng cây xanh phục vụ lợi ích công cộng. Ta thấy UBND thành phố đã không nhìn thẳng vào những cái sai cốt lõi của vụ việc, chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá mà chưa đưa ra được những phương án giải quyết dứt điểm. 1.2. UBND quận Đống Đa và phường Thanh Xuân. + Khi trung tâm y tế khởi công lần đầu vào ngày 12/1/1993 xét thấy các giấy tờ xây dựng không hợp lệ, không có chỉ giới xây dựng nên UBND quận Đống Đa đã ra quyết định 08 TB-UBĐĐ ngày 13/1/1993.Tạm đình chỉ việc thi công và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng công trình xây dựng của Trung tâm y tế tại khu nhà B5p và B8p phường Thanh Xuân Bắc. Cùng ngày, UBND phường Thanh Xuân Bắc cũng ra thông báo số 01 TB-UB với quyết định tương tự. Sau đó hơn 1 năm, ngày 29/4/1994 Trung tâm y tế lại tiến hành xây dựng, UBND quận Đống Đa ra quyết định đình chỉ xây dựng và cho lực lượng công an, đội quản lý trật tự xây dựng phá dỡ phần xây dựng. Đây có thể là sự can thiệp khá kịp thời của UBND quận Đống Đa và phường Thanh Xuân Bắc. Tuy nhiên, sau đó việc quản lý không sâu sát nên đã để cho các hộ dân nơi khác đến làm trái phép trên mảnh đất này. + Ngày 10/3/1995 Trung tâm y tế tiến hành xây dựng lần thứ ba. Xét thấy việc xây dựng là sai phạm các quy định về quản lý xây dựng đô thị nên đã ra thông báo số 56 TB-UBĐĐ ngày 4/4/1995 yêu cầu tạm dừng thi công công trình. Nhưng UBND quận đã không triển khai ngay thông báo số 56 TB-UBĐĐ dẫn đến lực lượng xây dựng công trình của Trung tâm y tế tiếp tục vi phạm đến ngày 9/4/1995 đổ xong mái tầng 1 và đến ngày 2/5/1995 mới rút hết. Đây là hành động có phần thiếu tinh thần trách nhiệm, không nắm rõ tình hình thực tế trong địa bàn. 2. Các sở thuộc UBND thành phố Hà Nội. Các sở xây dựng, sở tài nguyên môi trường và nhà đất, sở địa chính là những cơ quan có quyền cấp đất và cấp phép xây dựng đối với công trình nhà ở B5p và B8p thuộc tiểu khu Thanh Xuân Bắc. Tuy nhiên, trong suốt quá trình vụ việc xảy ra thì các cơ quan này đều không có tiếng nói của mình. Nguyên nhân chính là do so với Bộ xây dựng và UBND thành phố thì họ “thấp cổ bé họng ” hơn. Một nguyên nhân khác do thái độ làm việc thiếu trách nhiệm, quan liêu trong bộ máy quản lý. III. Nguyên nhân của những sai phạm. Từ những sai phạm được nêu ra trên đây, có thể đưa ra được một số nguyên nhân chủ yếu sau: 1. Nguyên nhân khách quan Tư tưởng gia đình chủ nghĩa giữa các cơ quan của thành phố Hà Nội: câu hỏi đặt ra là tại sao Trung tâm y tế không xin đất ở thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng …hay các địa phương khác. Đơn giản là vì Trung tâm y tế thuộc Bộ xây dựng và Bộ xây dựng đóng trên địa bàn Hà Nội từ đó nảy sinh vấn đề là việc quản lý không hoàn toàn theo luật pháp mà bị chi phối một phần bởi các mối quan hệ giữa các cơ quan. Cách làm việc “ làm trước, chạy thủ tục sau”, thăm dò các cơ quan quản lý, dẫn đến việc xảy ra các hiện tượng tiêu cực như hối lộ, tham nhũng là rất lớn. Hiện tượng lách luật trong việc vi phạm : luật pháp về quyền sử dụng đất công, về quyền cấp giấy phép sử dụng đất đai, về việc quản lý và xử phạt công trình vi phạm …các quy định đó còn nhiều kẽ hở, nhiều điều khoản mục chưa rõ ràng. Các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để ngăn ngừa, dẫn đến tình trạng xây dựng không phép, sai phép. Ngoài ra, do thị trường bất động sản có nhiều biến động, giá đất tăng cao nên nếu không xin đất xây dựng thì trung tâm y tế phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn để mua đất. 2. Nguyên nhân chủ quan Có sự giao kèo qua lại giữa các cơ quan hữu quan. Vấn đề quản lý của bộ máy chính quyền chưa khoa học, chồng chéo và còn nhiều bất cập.Công tác thực hiện phân cấp quản lý xây dựng chưa được chú trọng ; cán bộ ở cấp cơ sở còn thiếu, trình độ, năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu nhiệm vụ. Một số ít cán bộ cơ quan có chức quyền móc lối, bao che, tham nhũng làm ngơ trong việc vi phạm trên. Sự tái phạm nhiều lần của Trung tâm y tế là do khâu phối hợp quản lý, xử lý vi phạm trật tự xây dựng các công trình sau cấp phép còn chưa kịp thời, thiếu kiên quyết. 3. Hậu quả + Gây ra tình trạng bất bình trong nhân dân, nhiều lần bị nhân dân phản đối kiến nghị cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, việc các cơ quan chức năng đã không kiểm tra hồ sơ, bản vẽ, vị trí hiện trường để phát hiện những sai phạm nhằm xử lý kịp thời nên đã gây ra dư luận không đồng tình của các hộ dân xung quanh.Cụ thể: Ngày 12/1/1993 Trung tâm y tế khởi công xây dựng nhà B5p, khi đang tiến hành san ủi mặt bằng và giác móng, xây tường bao thì bị nhân dân trong khu vực đó phản đối,CA phường đã đến can thiệp và đã xảy ra xô xát với CA địa phương. Ngày 29/4/1994, trung tâm y tế lại tiến hành xây dựng sau khi bị đình chỉ.Nhân dân ở tổ dân phố lại phản đối song không cản được lực lượng xây dựng. Ngày 19/3/1995 các hộ dân tại các nhà B4, B5, B6 phường Thanh Xuân Bắc (có 27 người đại diện ) đã có đơn đề nghị Bộ xây dựng,Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và một số cơ quan hữu quan khác, đài báo với nội dung nêu lên việc xây dựng của Trung tâm y tế. Ngày 13/4/1995 nhân dân khu B có đơn kiến nghị lên Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc xây dựng công trình của Trung tâm y tế trực thuộc Bộ là sai trái, đưa ra những chứng cứ sai sót và đưa ra các đề nghị xử phạt. + Gây mất trật tự xây dựng, lộn xộn ảnh hưởng tới việc quy hoạch của khu vực này. + Tạo nên một công trình bị treo lãng phí đất đai và nguồn lực, việc dỡ bỏ công trình đang xây dựng tốn thời gian, tiền bạc, công sức của Nhà nước và nhân dân. + Sự việc diễn ra đến nay vẫn chưa được giải quyết, công trình dở dang gây mất lòng tin trong nhân dân, tạo thông tin dư luận không hay.Hồ sơ vụ việc vẫn còn đang được các nhà chức trách nghiên cứu. C. Một số phương án giải quyết và bài học kinh nghiệm. 1. Một số phương án giải quyết 1.1 Phương án thứ nhất : Phá dỡ công trình vi phạm lấy mặt bằng quy hoạch lại khu vực theo đúng pháp luật. Buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu của lô đất nhưng không làm ảnh hưởng đến công trình liền kề. + Xử lý cương quyết, dứt điểm các sai phạm của các cơ quan chức năng, các cá nhân quản lý trực tiếp liên quan đến vụ việc. Làm trong sạch đội ngũ cán bộ, loại bỏ tư tưởng gia đình chủ nghĩa trong quản lý bộ máy. Ưu điểm: phương án này là thể hiện sự nghiêm minh, thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước. Có tác dụng răn đe mạnh mẽ. Lấy được lòng tin tưởng của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, nâng cao giá trị của hệ thống pháp luật. Nhược điểm: việc dỡ bỏ sẽ lãng phí nguồn lực tiền của. 1.2. Phương án thứ hai : + Giữ nguyên và cho tiếp tục thi công công trình của Trung tâm y tế nhưng phải có sự chấp thuận giải quyết đền bù thỏa đáng cho các bên bị thiệt hại, đảm bảo ổn định trật tự xã hội và lợi ích của cộng đồng. + kiểm điểm, xử lý sai phạm đối với các cá nhân trực tiếp liên quan đến vụ việc, các cơ quan có trách nhiệm quản lý. Ưu điểm: phương án này thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo của Nhà nước. Công trình được hoàn thành, không gây lãng phí tiền của.Khi hoàn thành công trình sẽ giải quyết được khó khăn về nhà ở cho cán bộ công nhân viên của Trung tâm y tế. Nhược điểm : pháp luật không xử lý kiên quyết đối với hành vi vi phạm, có thể chưa hợp lòng dân. Biện pháp xử phạt không mạnh mẽ có thể dẫn đến các hành vi tái phạm khác… 2. Bài học kinh nghiệm. Từ vụ việc trên đã để lại nhiều bài học trong công tác quản lý quy hoạch đô thị: + Thứ nhất, vai trò của các nhà quản lý về quy hoạch và xây dựng là rất lớn vì vậy đòi hỏi cần có sự quản lý chặt chẽ, làm việc trách nhiệm để duy trì trật tự xây dựng. + Thứ hai, cần có những quy định cụ thể hơn, những biện pháp xử phạt mạnh nghiêm khắc đối với những hành vi cố tình tái phạm. UBND các tỉnh, thành nên thực hiện công bố, công khai các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt, đặc biệt là các quy hoạch chi tiết, đồng thời tổ chức cắm mốc giới ở thực địa theo quy định để mọi người dân biết, thực hiện và giám sát thực hiện theo quy hoạch. Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của địa phương về công tác quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch, cấp phép xây dựng theo đúng quy định. Kiểm tra việc thực hiện công khai các thủ tục hành chính tại các cơ quan cấp dưới, thực hiện cơ chế liên thông một cửa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tham gia thực hiện quản lý đô thị. + Thứ ba, quy định cơ chế quản lý và cơ chế phối hợp giữa các cấp chính quyền. Các cơ quan cấp trên thường xuyên kiểm tra tình hình công việc của các UBND cấp dưới để có những quyết định bổ sung kịp thời. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính. + Thứ tư, kiểm điểm rút kinh nghiệm cán bộ công chức trong các cuộc họp. Tổ chức, xây dựng lực lượng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ Thanh tra xây dựng quận và cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng tại các phường. + Thứ năm, sửa chữa bổ sung các điều luật quy định về quản lý và sử dụng đất đai, quy định về cấp giấy phép xây dựng, các quy định về quản lý quy hoạch, kiến trúc. + Thứ sáu, các tỉnh, thành phố trực thuộc TW cũng phải rà soát lại tình hình xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn, thực hiện các biện pháp xử lý nghiêm và kịp thời những công trình, tổ chức, cá nhân vi phạm. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và tập trung chỉ đạo, kiên quyết xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng đô thị. Khắc phục ngay tình trạng xử phạt nhiều lần nhưng vẫn để tồn tại, đồng thời thực hiện việc tháo dỡ công trình vi phạm. KẾT LUẬN Từ vụ việc về công trình nhà ở của trung tâm y tế Bộ xây dựng giúp chúng ta có cái nhìn trực quan về thực ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21546.doc
Tài liệu liên quan