Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình Việt Nam
MỤC LỤC
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN MÔN HỌC
PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Trong bối cảnh thế giới đang ngày một thay đổi, xã hội ngày càng phát triển và cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Nhu cầu của các hộ gia đình về mọi mặt của cuộc sống ngày càng tăng cao ở mọi đất nước trên thế giới, và do đó Việt Nam không phải là một ngoại lệ.Tuy nhiên việ
19 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4568 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c có thỏa mãn được các nhu cầu đó hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập của chính hộ gia đình là cao hay thấp.Như chúng ta cũng đã biết, thu nhập của người dân góp phần rất lớn đến GDP.Mà GDP lại là nhân tố thể hiện sự tăng trưởng của đất nước. Mặt khác, một đất nước có tiến bộ hay không lại thể hiện ở thu nhập bình quân đầu người. Do đó, thu nhập là nhân tố đánh giá sự phát triển và tăng trưởng của một quốc gia.Chính vì vậy, việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình của nước ta là rất quan trọng.Việc nghiên cứu để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng cùng chiều và ngược chiều đối với thu nhập để có những biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy thu nhập của người dân tăng cao.
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu.
Như đã nói, thu nhập là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá sự phồn thịnh của một đất nước.Do vậy, việc nâng cao thu nhập của người dân là quan trọng hàng đầu đối với một đất nước.Do vậy, chính phủ và các ban ngành lãnh đạo cần có những biện pháp đẩy mạnh thu nhập cho người dân.Vì vậy vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu đề tài này là:Trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình không, giới tính của chủ hộ có ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của hộ gia đình và khu vực sống sẽ tác động đến thu nhập của hộ gia đình như thế nao? Qua quá trình nghiên cứu các nhân tố này,chính phủ có thể đưa ra các chính sách phù hợp nhằm làm tăng thu nhập cho người dân, đồng thời làm giảm được sự phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng trong xã hội.
1.3. Mục đích của đề tài nghiên cứu
* Sử dụng số liệu và lượng hóa số liệu về thu nhập của các hộ gia đình theo các vùng khác nhau. Từ đó, mô hình hóa được sự khác nhau về thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn và thành thị.
* Cho thấy được trình độ học vấn ảnh hưởng đến thu nhập nhiều hay ít.
* Có sự khác biệt nào về khả năng kiếm tiền của nam giới và phụ nữ, do đó có sự khác nhau giữa thu nhập của các hộ gia đình khi họ làm chủ hộ không?
1.4. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu.
Việc nghiên cứu đề tài có nhiều ứng dụng trong khoa học cũng như trong thực tiễn.Về mặt khoa học, đề tài sử dụng các mô hình, các phương pháp phân tích số liệu và cơ sở lí thuyết kinh tế. Về mặt thực tiễn, đề tài đưa ra các kết quả nghiên cứu chính xác thông qua lượng hóa các số liệu, giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các cơ sở kinh doanh đưa ra các phương án nhằm làm tăng thu nhập cho hộ gia đình, do đó góp phần làm tăng thu nhập quốc dân và thúc đẩy tăng trưởng của đất nước.
PHẦN II. CƠ SỞ DỮ LIỆU
2.1. Cơ sở dữ liệu.
2.1.1.Số liệu sử dụng được lấy từ niên gián thống kê năm 2006.
Số liệu về tổng thu nhập của hộ gia đình theo các tỉnh, được lấy ngẫu nhiên, trình độ học vấn của chủ hộ và thông tin giới tính của chủ hộ thông qua cuộc điều tra của các điều tra viên của tổng cục thống kê năm 2006.
2.1.2.Cơ sở lí thuyết.
- Sử dụng tạp chí nghiên cứu và thảo luận ( số 6-tháng 11/ 2005 của tác giả Trần Bình Nam – Đại học New South Wales.)
- Các lý thuyết kinh tế được sử dụng trong các giáo trình kinh tế, ngoài ra có sự tổng hợp phân tích từ dữ liệu của tổng cục thống kê và các tạp chí kinh tế của Việt Nam.
2.2. Cơ sở phân tích.
* Theo tổng cục điều tra dân số và nhà ở tại thời điểm 1/4/1999 quy định rằng hộ gia đình gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung. Những người này có thể hoặc không có quỹ thu, chi chung, có thể hoặc không có mối quan hệ ruột thịt. Chủ hộ là người đại diện cho hộ và được các thành viên khác công nhận.
*Thu nhập cá nhân là thước đo về thu nhập mà dân cư có được từ tất cả các nguồn trong tài khoản thu nhập quốc dân.Sau khi chúng ta khấu trừ thuế cá nhân khỏi thu nhập cá nhân, chúng ta sẽ có một thước đo gọi là thu nhập cá nhân khả dụng.
*Qui mô hộ gia đình là mẫu số quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ.Qui mô hộ gia đình lớn tức tỉ lệ người ăn theo cao. Điều này sẽ làm cho thu nhập trung bình thấp.
* Theo quan điểm kinh tế trong giáo dục, giáo dục là một đề tài nghiên cứu bao la, có thể phân tích được từ nhiều góc cạnh khác nhau.Quan điểm “giáo dục vị giáo dục” thuần túy, chúng ta có thể xem như là một vị cứu cánh vì những giá trị nội tại của nó. Giáo dục có thể xem là một quá trình tích lũy vốn con người.Chính sách giáo dục có thể xem là một thành phần toàn bộ và không thể thiếu trong cuộc sống kinh tế.Do vậy, theo quan điểm này, sự phát triển của nền kinh tế chịu ảnh hưởng sâu sắc của giáo dục.Nền kinh tế phát triển lại thể hiện ở mức thu nhập cao hay thấp, do vậy ta cũng thấy rằng trình độ học vấn ảnh hưởng đến thu nhập. Vì điều đó nên cần xem xét ảnh hưởng của trình độ học vấn đến thu nhập là mạnh hay yếu.
* Như ta đã biết trước đây, chế độ cũ với các quan điểm lạc hậu, quan điểm trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong xã hội, người phụ nữ luôn bị nép vế và không có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc. Nhưng hiện nay, chính sách kinh tế mở cửa và có nhiều thông thoáng hơn trong quan niệm sống, do đó ta xem cơ hội của người phụ nữ có được ngang bằng với nam giới trong xã hội hay không.Ngoài ra, một đất nước có bình đẳng giới hay không phải xem xét đến khả năng kiếm tiền của người phụ nữ có chênh lệch nhiều so với nam giới không? Chính vì nghi ngờ điều này nên ta xem xét nhân tố giới tính có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình hay không?
2.3.Phương pháp phân tích.
- Sử dụng phần mềm Stata và phần mềm Eviews để phân tích số liệu.
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, cách thức sử dụng biến giả để thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu tới thu nhập.
- Số liệu về thu nhập của hộ gia đình sẽ được chia theo 2 vùng là thành thị và nông thôn. Được lấy ngẫu nhiên từ khắp các khu vực của cả nước.
- Đối tượng nghiên cứu là hộ gia đình.
PHẦN III. MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH.
3.1. Mô hình và kết quả của việc phân tích số liệu.
* Do có thể có sự tương tác giữa các biến giả nên ta sử dụng mô hình tổng quát như sau:
Thunhap(i) =+*gioitinh +*trinhdo +*vung +*gtv +*tdv + *tdgt +*tonghop +Ut
Trong đó:
Gtv = gioitinh*vung ; tdv = trinhdo*vung ; tdgt = trinhdo*gioitinh ;
Tonghop =trinhdo*gioitinh*vung.
Thunhap(i): là thu nhập của hộ gia đình i.
Gioitinh(i) : là giới tính của chủ hộ gia đình i.
Vung(i) : là khu vực sống của hộ gia đình i.
Trinhdo(i) : là trình độ học vấn của chủ hộ gia đình (i).
0 nếu chủ hộ là nữ.
Gioitinh=
1 nếu chủ hộ là nam.
1 nếu hộ gia đình sống ở vùng thành thị.
Vung=
0 nếu hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn.
0 nếu trình độ học vấn dưới mức trung học phổ thông
Trinhdo=
1 nếu trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên.
*Qua việc ước lượng mô hình ta có bảng sau:
*Từ bảng ước lượng trên ta thấy, khi hồi quy tổng thu nhập của hộ gia đình theo vùng, giới tính của chủ hộ và trình độ học vấn, rõ ràng rằng duy nhất chỉ có biến vùng có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình vì hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ( P value =0.0092<mức ý nghĩa α). Ngoài ra các biến khác không có ý nghĩa thống kê do các chỉ số P value đều lớn hơn mức ý nghĩa α. Do đó, ta thấy rằng không có sự ảnh hưởng tương tác tưng đôi một giữa các biến giả.Vì vậy ta có thể loại bỏ một số biến được tổng hợp từ các biến vùng, trình độ và giới tính.
*Chính vì những lý do trên, ta sẽ sử dụng mô hình hồi quy thu hẹp bao gồm biến thunhap, gioitinh, vung, trinhdo và ảnh hưởng tổng hợp từ 3 biến giả trên.Việc ước lượng mối quan hệ giữa các biến bằng cách sử dụng mô hình sau:
Thunhap(i) = α1 + α2* gioitinh +α3 * vung + α4 * trinhdo +α5* tonghop + Ut
Thông qua quá trình ước lượng bằng EVIEWS ta có bảng ước lượng như sau:
* Từ trên ta có phương trình ước lượng thu nhập của hộ gia đình thông qua các biến là:
thunhap = 28151.7 – 15532.17*gioitinh + 38374.89*vung +29704.07 *trinhdo + 21377.31*tonghop.
* Từ bảng ước lượng trên ta cũng thấy rằng không hề có sự tương tác giữa các biến giả vì giá trị P-value ứng với biến được tổng hợp từ ba biến giả trên lớn hơn mức ý nghiã α= 5% , do vậy ta cũng có thể bỏ biến tổng hợp này đi và ước lượng mô hình chỉ còn biến thu nhập chịu ảnh hưởng từ vùng, trình độ và giới tính của chủ hộ.
*Ước lượng biến (thunhap) theo các biến giả là (trinhdo), (vung) và (gioitinh) ta sử dụng mô hình sau:
Thunhap=β1 + β2*gioitinh + β3* trinhdo + β4*vung +Ut.
Ước lượng mô hình ta có bảng ước lượng như sau:
*Qua việc ước lượng trên ta nhận thấy, biến (trinhdo) và (vung) có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình vì các hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê (do giá trị p value α).
*Giới tính của hộ gia đình không ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình, điều này chứng tỏ khả năng kiếm tiền của phụ nữ và nam giới là tương đương, không có sự chênh lệch rõ ràng.
* Do nghi ngờ rằng trong mô hình chỉ có yếu tố vùng và trình độ học vấn của người dân ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nên ta sẽ thực hiện ước lượng 1 mô hình hồi quy thu hẹp khác chỉ có ba biến. Trong đó, biến phụ thuộc là biến thu nhập, còn 2 biến độc lập là yếu tố vùng và trình độ học vấn của người dân. Mối quan hệ được thể hiện thông qua phương trình sau:
Thunhap = C(1) +C(2)*vung(i) +C(3)*trinhdo +Ut.
Ta có bảng ước lượng sau:
* Qua bảng ước lượng trên, thấy rằng các hệ số ước lượng của biến (vung) và biến (trinhdo) rất lớn nên ta có thể cho rằng khu vực sống và trình độ học vấn của người dân ảnh hưởng rất lớn đến mức thu nhập của hộ gia đình.
Ta có phương trình ước lượng:
Thunhap = 18980.89 + 43555.16*vung + 35219.87*trinhdo.
* Nếu hộ gia đình sống ở khu vực thành thị, lượng thu nhập cao hơn so với hộ gia đình khi sống ở nông thôn là 43555.16 đơn vị. Như vậy có thể thấy rằng thu nhập đạt được của hộ gia đình ở thành thị cao hơn nhiều so với thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn.
* Trình độ học vấn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình. Những người có trình độ học vấn càng cao thi khả năng kiếm tiền càng giỏi. Cụ thể là những hộ gia đình mà chủ hộ có trình độ học vấn từ tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên thì có thể kiếm được khoản thu nhập cao hơn so với những hộ gia đình mà chủ hộ có trình độ học vấn dưới mức phổ thông trung học là 35219.87 đơn vị.
* Ta có đồ thị thể hiện tổng thu nhập của hộ gia đình:
* Nhìn vào đồ thị trước tiên ta thấy ở nước ta có sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc, sự chênh lệch về thu nhập của các hộ gia đình khá lớn.Trong khi có gia đình thu nhập một năm là 122830 triệu thì có gia đình thu nhập chỉ có 14.2 triệu một năm, sự chênh lệch là 122815.8 triệu. Đây là con số khá lớn, nó đã thể hiện phần nào đó sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của người dân.
* Tuy nhiên, ta đã sử dụng tổng thu nhập của hộ gia đình nên cũng không chính xác hoàn toàn rằng mức sống của người dân là chênh nhau quá nhiều. Bởi thể hiện mức sống cao hay thấp là đánh giá theo thu nhập bình quân đầu người, còn ở đây là tổng thu nhập của hộ gia đình.
* Các yếu tố như vùng miền và trình độ học vấn ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người tham gia lao động, do đó cũng tác động đến tổng thu nhập của hộ gia đình.
3.2. Phân tích kết quả.
*Trong quá trình thiết lập mô hình,do mô hình chỉ có một biến định lượng là thu nhập và cũng là biến phụ thuộc, còn các biến khác đều là biến giả.Do vây, để tránh sự thiếu sót khi phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập của hộ gia đình, do vậy đề tài đã thực hiện ước lượng ba mô hình.Mô hình thứ nhất nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố vùng, giới tính, trình độ học vấn và sự tương tác của các biến giả nay một cách đầy đủ nhất. Tuy nhiên quá trình ước lượng đã chỉ ra rằng không có sự tương tác đôi một giữa các biến giả nên ta sử dụng mô hình hồi quy thu hẹp chỉ có sự tác động của ba biến trên và sự tác động tổng hợp của ba biến này. Tuy nhiên trong ba biến giả, ta thấy rằng giới tính đều không có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác không có tác động tới thu nhập của hộ gia đình. Do vậy, ta thực hiện việc ước lượng bằng việc kiểm định thông qua mô hình thứ ba là 1 mô hình đơn giản chỉ có 2 biến giả và một biến định lượng.
* Thông qua mô hình thứ ba, ta thấy rằng các biến giả ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của hộ gia đình, và do vậy nó cũng giải thích được khá nhiều sự thay đổi của thu nhập. Mức thu nhập của các hộ gia đình ở thành thị cao hơn rất nhiều so với thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn. Và trình độ học vấn có thể là yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình.
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA ĐỀ XUẤT.
4.1. Kết luận chung và giải thích kết quả.
4.1.1. Kết luận chung.
* Qua quá trình ước lượng và phân tích kết quả như trên ta thấy rằng thu nhập của hộ gia đình phụ thuộc vào nhiều nhân tố nhưng sự tác động của khu vực sống và trình độ học vấn đến thu nhập cuả hộ gia đình là rất lớn. Do nước ta có các điều kiện kinh tế vùng là khác nhau, sự phát triển của các ngành dịch vụ và ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị, còn khu vực nông thôn chủ yếu là ngành nông nghiệp với năng suất lao động lại phụ thuộc vào thời tiết và có thể gặp rất nhiều rủi ro.
* Khả năng kiếm tiền của phụ nữ và nam giới có thể xem như tương đương nhau. Khi nam giới làm chủ hộ hoặc nữ giới làm chủ hộ thì mức thu nhập dường như không bị ảnh hưởng gì của yếu tố này.
* Thông qua quá trình ước lượng các mô hình ta thấy rằng nước ta đã có sự bình đẳng giới, tuy nhiên tình trạng phân hóa giàu nghèo còn khá rõ rệt. Điều này có thể vô hình dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
* Do yếu tố về khu vực sống ảnh hưởng rất lớn đến mức thu nhập của hộ gia đình, do vậy có thể thấy rằng nước ta chưa có sự phát triển kinh tế đồng đều giữa các khu vực. Có thể thấy rằng nhiều khu vực trong cả nước vẫn chưa khai thác được thế mạnh của từng vùng và do đó chưa có nhiều cơ hội cho dân cư sinh sống ở vùng nông thôn.
* Nền kinh tế càng phát triển thì trình độ học vấn càng quan trọng, đây là chìa khóa giúp mỗi người có thể tìm được công việc có thu nhập cao hơn so với những người có trình độ học vấn thấp.
4.2.1. Giải thich kết quả.
* Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển,Việt Nam đã ra nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và có những bước phát triển nhất định. Phát triển kinh tế đồng nghĩa với việc công nghiệp hóa và hiện đại hóa, công nghệ phát triển ngày càng hiện đại. Chính điều này, công nghệ đã góp phần nào thay thế được lao động chân tay và cũng đồng thời nhu cầu về lao động có trình độ tay nghề ngày càng cao. Cơ hội mở rộng ra cho những người lao động có trình độ cao, đáp ứng được công việc. Bên cạnh đó, những lao động không có trình độ sẽ rất khó tìm việc, nếu có việc thì thu nhập chắc chắn thấp là điều dễ hiểu. Chính vì vậy, trình độ học vấn ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ gia đình. Nó dường như tỉ lệ thuận với thu nhập, tức trình độ tay nghề càng cao thì thu nhập mà họ nhận được càng cao và ngược lại.
* Trong quá trình sử dụng mô hình ước lượng, ta thấy trình độ học vấn không có liên quan rõ rệt đến khu vực sống. Điều này càng thể hiện rõ trong những năm gần đây. Tỉ lệ đỗ đại học trung bình ở các vùng nông thôn không kém gì so với khu vực thành thị như một số trường ở tỉnh Hải Dương, tỉnh Nam Định.Thậm chí những năm gần đây, số học sinh đỗ thủ khoa ở các trường đại học chủ yếu nằm ở khu vực 2 hoặc khu vực 2 nông thôn.Tinh thần học tập của các em vùng thôn quê ngày càng cao, càng có ý chí vươn lên, do vậy khoảng cách về trình độ học vấn không có sự chênh lệch rõ ràng giữa các khu vực sống.
* Tuy trình độ học vấn không có sự chênh lệch nhiều giữa các vùng nhưng thu nhập lại có sự chênh lệch rất lớn giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Những sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng có trình độ không về quê làm việc. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố tạo ra, tuy nhiên trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các địa phương không có chính sách đãi ngộ tốt đối với người mới ra trường, không tạo điều kiện cho họ làm việc, đồng thời cơ chế cũ chưa có sự đổi mới trong cách quản lý cũng như trong tư tưởng.Điều này vô tình đã tạo ra những khó khăn mà sinh viên mới ra trường phải đối mặt, tiếng nói của họ dù đúng hay sai cũng không được xem trọng.Đồng thời với cơ chế cũ không giúp cho những sinh viên mới ra trường được thể hiện năng lực làm việc một cách tối đa.Do vậy, họ chọn ở lại thành thị sau khi ra trường để có cơ hội thể hiện mình và được thử sức trong môi trường làm việc năng động cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, theo được hỏi thì nhiều sinh viên muốn trụ lại ở thành phố lớn vì họ thích cuộc sống hiện đại, tiện nghi và rất năng động.
* Năm 2006, tình hình kinh tế của Việt Nam có những bước tiến mới.Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) , đồng thời Mỹ đã thông qua quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PRNT) với Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Ngoài ra, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) tăng đột biến, đạt trên 10.2 tỷ USD, trong nước có sự ra mắt của các tập đoàn kinh tế đầu tiên như tập đoàn bưu chính viễn thông, tập đoàn than và khoáng sản, tập đoàn công nghiệp và tàu thủy và tập đoàn điện lực Việt Nam.Thị trường chứng khoán bùng nổ với nhiều doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch, và cuối năm 2006 chỉ số VN-index đạt 800 điểm.Hầu hết những thuận lợi trên đây đã giúp cho các khu vực thành thị phát triển ngày càng mạnh hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư sinh sống ở khu vực thành thị có nhiều cơ hội việc làm, thậm chí các cá nhân có thể tìm được việc làm thêm ngoài công việc chính. Trong khi đó, ở khu vực nông thôn, các gia đình sống chủ yếu từ nông nghiệp, thu nhập rất bấp bênh. Trong năm 2006, bên cạnh những mặt thuận lợi, Việt Nam còn gặp không ít những khó khăn. Hạn hán, lũ lụt đã làm thiệt hại về người và của ở nhiều vùng trong cả nước. Dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở gia súc, dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đã làm cho năng suất trong ngành nông nghiệp giảm mạnh, do đó thu nhập của dân cư sinh sống trong khu vực nông thôn thấp.Tuy ngoài nông nghiệp, ở một số vùng nông thôn còn có các làng nghề truyền thống như làm đồ gốm, một số loại đồ lưu niệm làm từ mây, tre nhưng do tay nghề còn kém, kĩ thuật làm chưa thực sự sắc sảo nên chưa cạnh tranh được với nhiều nước, lượng xuất khẩu còn ít. Do vậy,dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn có thu nhập thấp hơn so với khu vực thành thị.
* Nam và nữ đều bình đẳng về khả năng kiếm tiền. Giờ đây khi xã hội càng phát triển, nền kinh tế đa dạng nhiều ngành nghề, bên cạnh nhiều lĩnh vực phù hợp với nam giới thì cũng đã cho ra nhiều ngành nghề phù hợp với phụ nữ. Ngoài ra, trình độ học vấn của nam và của nữ cũng không chênh lệch nhiều như trước đây. Xã hội đã có những cái nhìn công bằng đối với người phụ nữ hơn và tạo điều kiện cho họ được làm việc và được thăng tiến. Do vậy dù ai làm chủ hộ gia đình cũng không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của hộ gia đình.
4.2. Đề xuất.
Để giúp tăng thu nhập cho hộ gia đình, chính phủ và các doanh nghiệp nên nên thực hiện một số các chính sách sau:
a.Cần có một số chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho người dân như sau:
* Nhận thấy rằng trình độ của người dân ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ gia đình, do vậy trong quá trình hội nhập và phát triển, ta phải nâng cao trình độ tay nghề và đào tạo phù hợp với điều kiện làm việc thực tế trong xã hội. Hiện nay, tình trạng thừa thày thiếu thợ đang xảy ra rất lớn. Trong khi sinh viên đại học và cao đẳng ra trường thì phải đối mặt với những khó khăn trong tìm việc vì thiếu kinh nghiệm, được đào tạo quá lý thuyết, không đáp ứng được nhu cầu của công việc. Trong khi khảo sát thấy rằng, khoảng 10 người học nghề thì 8 người có việc. Như vậy chính phủ có thể nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo dạy nghề, tránh tình trạng thừa thày thiếu thợ.Nói chung trước tình trạng nền giáo dục nước nhà còn nhiều bất cập và những yếu kém như hiện nay thì chính phủ cần phải thực hiện cải cách giáo dục để tránh lãng phí nguồn nhân lực đang rất dồi dào của nước ta, đồng thời sẽ giúp làm tăng thu nhập cho người dân và nâng cao mức sống cho các hộ gia đình và điều đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng của đất nước.
* Nhà trường cần định hướng cho học sinh, sinh viên chọn đúng ngành nghề để phù hợp với khả năng, niềm yêu thích và trình độ của mỗi người, tránh tình trạng chọn sai ngành, sai trường. Điều này không những tạo hứng thú trong công việc mà còn giúp cho xã hội giảm bớt tình trạng ngồi nhầm chỗ, ra trường làm trái ngành, trái nghề, điều này sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực đào tạo.
*Trước tiến trình hội nhập của đất nước,Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới và kèm theo là cam kết mở cửa thị trường dịch vụ (GATs), trong đó có giáo dục đại học.Việc phát triển một nền giáo dục có yếu tố nước ngoài là một xu thế tất yếu. Nhà nước có thể để cho một số đối tác nước ngoài đầu tư và xây dựng một số trường đại học và dạy nghề với 100% vốn đầu tư của họ và mô hình tổ chức hoàn chỉnh và toàn bộ chương trình của họ được du nhập vào nước ta. Đồng thời ta cũng nên để cho một số đối tác tham gia xây dựng một số trường đại học mang tầm cỡ quốc tế tại Việt Nam. Bên cạnh cơ chế mở cửa giáo dục, nhà nước có các chính sách quản lý một cách hợp lý để vừa đạt được mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời vẫn thực hiện được các mục tiêu trong sự nghiệp cách mạng, giữ vững được độc lập chủ quyền.
* Các doanh nghiệp nên kết hợp với các trường cao đẳng, đại học và day nghề…. để tạo điều kiện cho sinh viên có các đợt thực tập thực tế, được tiếp xúc với công việc để lấy kinh nghiệm sau này làm việc. Ngoài ra, các doanh nghiệp cùng với nhà trường nên tổ chức các hội trợ việc làm cho sinh viên. Nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục, giúp học sinh sinh viên được tiếp xúc với công nghệ giảng dạy có chất lượng cao, các trang thiết bị dạy và học hiện đại.
b. Để giảm khoảng cách về thu nhập giữa các khu vực trong cả nước, chúng ta cũng có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
*Qua phân tích ta thấy nước ta có sự phân hóa giàu nghèo khá sâu sắc, khoảng cách giàu nghèo khá cao, thu nhập có sự chênh lệch lớn giữa nông thôn và thành thị. Tuy trình độ học vấn không chênh lệch nhiều nhưng những sinh viên đi học ra trường chủ yếu ở lại khu vực thành thị mà không trở về xây dựng quê hương. Có lẽ đây cũng là những bất cập rất lớn cần giải quyết. Cần có chính sách đãi ngộ tốt và tạo điều kiện cho người mới về làm việc.Cũng cần đưa ra các phương pháp quản lý mới và phù hợp với nền kinh tế hơn. Đổi mới phong cách làm việc cũ, tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo, coi trọng người tài.
* Nhận thấy có một khoảng cách khá lớn trong thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn và khu vực thành thị, do đó chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ khu vực nông thôn như phổ biến các loại cây trồng có năng suất cao và phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng. Đồng thời đưa các kĩ thuật về nuôi trồng để phổ biến cho người dân. Đảng và chính phủ cần đẩy mạnh chính sách phủ xanh đồi núi trọc bằng cach giao đất cho người dân trồng rừng cùng với chính sách hỗ trợ vốn ban đầu. Thúc đẩy các khu vực nuôi trồng một số thủy sản có giá trị cao để xuất khẩu.
* Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần phân bổ, đưa các nhà máy chế biến, sản xuất về các khu vực nông thôn để tận dụng được nguồn nguyên liệu, tài nguyên và khoáng sản của từng vùng. Đây là chính sách rất cần thiết vì nó có thể làm giảm được các chi phí vận chuyển.Đối với một số loại nông, lâm thủy sản còn giúp cho việc chế biến thực phẩm được tươi ngon mà không cần dùng chất bảo quản, đảm bảo được chất lượng của thực phẩm cũng như màu sắc tự nhiên.Do vậy, ngành thực phẩm chế biến của nước ta có thể cạnh tranh được với các nước khác và có thể xuất khẩu sản phẩm sang các nước. Với chính sách này đã đồng thời cũng tạo được việc làm tại chỗ cho người dân, tạo điều kiện cho họ nâng cao thu nhập cho gia đình.
* Nhà nước cần có các chính sách khôi phục lại các làng nghề truyền thống, đồng thời bảo hộ hàng sản xuất trong nước và có chính sách khuyến khích xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ giúp cho các làng nghề khôi phục và phát triển lại.
* Các doanh nghiệp nên liên kết với người nông dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm, đây là chính sách rất cần thiết vừa giúp các nhà máy đảm bảo nguồn vật liệu chế biến tốt nhất, vừa giúp người nông dân giải quyết đầu ra và đảm bảo nguồn thu nhập cho chính các hộ gia đình ở nông thôn.
Trên đây là một số hướng giải quyết.Đề tài sử dụng số liệu năm 2006, mô hình đưa ra còn nhiều hạn chế do số quan sát còn ít, việc phân tích số liệu trong một năm nên chưa đưa ra được xu thế và cách dự báo.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21506.doc