Phân tích môi trường kinh doanh cho ngành Dệt - May Việt Nam

Lời nói đầu Mỗi một thực thể, muốn tồn tại đều cần có một môi trường cụ thể. Môi trường là cái bên ngoài, nó tồn tại một cách khách quan và độc lập với thực thể. Để thực thể đố tồn tại và phát triển nó phải tự thay đổi để có thể thích nghi, phù hợp với môi trường. Bởi vậy, sự tồn tại và phát triển của bất kỳ Doanh nghiệp nào bao giờ cũng là quá trình vận động không ngừng trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động. Trong nền kinh tế thị trường thì một Doanh nghiệp có thành công hay khôn

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4844 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh cho ngành Dệt - May Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g phụ thuộc rất nhiều vào chỗ: Nó có tự thích nghi và biết tận dụng các cơ hội, hạn chế những rủi ro mà môi trường kinh doanh đem lại hay không? Điều đó đặc biệt đúng với ngành Dệt _ May Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh diễn ra giữa các Doanh nghiệp là rất gay gắt. Các Doanh nghiệp nói chung và các Doanh nghiệp thuộc ngành Dệt _ May nói riêng muốn cạnh tranh thành công, họ cần phải phân tích "Môi trường kinh doanh" để tận dụng các cơ hội mà môi trường đem lại. Tận dụng được các cơ hội của thị trường sẽ giúp cho Doanh nghiệp phát huy được các thế mạnh, khắc phục được những yếu điểm vốn có và hạn chế bớt rủi ro. Môi trường kinh doanh đối với mỗi Doanh nghiệp bao gồm: Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài ngành mà Doanh nghiệp đó đang kinh doanh, những nhân tố của hai môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp. Phương pháp "năm lực lượng" về phân tích cơ cấu ngành của Michael Porter là một phương pháp phân tích cơ cấu cạnh tranh trong một ngành, nó cho biết một ngành "hấp dẫn" như thế nào đối với các Doanh nghiệp đang ở trong đó. Các Doanh nghiệp có thể coi đây là xuất phát điểm để có thể xây dựng chiến lược cạnh tranh. Xuất phát từ những lý do trên, em mạnh dạn chọn đề tài cho đề án môn học của mình là: "Phân tích môi trường kinh doanh cho ngành Dệt _ May Việt Nam". Do kiến thức và thời gian tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này còn nhiều hạn chế. Do đó bài viết này không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp, bổ sung ý kiến quí báu của các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Cao Thuý Xiêm đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này! I- Lý luận chung về môi trường ngành trong nền kinh tế thị trường . 1. Quan niệm về môi trường kinh doanh . Sự Phát triển có hiệu quả và bền vững của toàn bộ nền kinh tế Quốc dân, suy cho cùng phụ thuộc vào kết quả hoạt động của các phần tử cấu thành _ các doanh nghiệp. Mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội của mỗi doanh nghiệp lại phụ thuộc vào môi trường kinh doanh và khả năng thích ứng của nó với hoàn cảnh của môi trường kinh doanh Nếu môi trường là tập hợp các yếu tố, các điều kiện thiết lập lên khung cảnh sống của một chủ thể thì môi trường kinh doanh được hiểu là "tổng hợp các yếu tố, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp " Môi trường kinh doanh cũng có thể coi là giới hạn không gian mà ở đó Doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Hay môi trường kinh doanh là một khung cảnh bao trùm lên hoạt động kinh tế. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về môi trường kinh doanh nhưng nói chung các quan niệm ấy dù tiếp cận ở góc độ nào thì vẫn không có sự khác biệt lớn. Các yếu tố, các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh có quan hệ tương tác với nhau và đồng thời tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng mức độ và chiều hướng tác động thì khác nhau. Các nhân tố tác động tích cực thì ảnh hưởng tốt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại những nhân tố tác động tiêu cực ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những nhân tố này có thể là khách quan cũng có thể là sản phẩm chủ quan của con người, ví dụ như: yếu tố văn hoá, các sự biến động chính trị... đều do con người tạo ra. Tóm lại, môi trường kinh doanh bao gồm tổng thể các nhân tố khách quan và chủ quan, vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp, gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sự tác động này có thể thuận lợi cho kinh doanh hay khó khăn trở ngại cho kinh doanh . 2. Các yếu tố của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. MT DN Nhân tố kinh tế Nhân tố công nghệ Nhân tốvăn hoá Nhân tố chính trị Nhân tố xã hội H1: Tổng quan MTKD 2.1 ảnh hưởng của môi trường Quốc tế. Môi trường kinh doanh quốc tế là tổng thể những yếu tố quốc tế có quan hệ hữu cơ và chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Yếu tố quốc tế của môi trường kinh doanh được thể hiện ở sự khác nhau về quốc tịch của các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh nền kinh tế thề giới, các quy định luật pháp của các quốc gia và thông lệ quốc tế.... + Những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới: Chính trị thế giới bao gồm: Những rủi ro chính trị, chiến tranh, sự sụp đổ của một thể chế chính trị... tất cả đều ảnh hưởng đến hành vi kinh doanh của ngành, của doanh nghiệp, nhưng ở mức độ và chiều hướng khác nhau. Chiến tranh luôn thúc đẩy ngành phục vụ cho quân sự và kìm các hãm thành phần kinh tế khác, với mức độ tác động tuỳ thuộc vào quy mô và thời gian của một cuộc chiến tranh. Còn sự thay đổi của một chủ thể chính trị thì tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp của mỗi quốc gia. + Các quy định pháp qui, luật pháp của các quốc gia và thông lệ quốc tế: Mỗi quốc gia đều có chủ quyền, luật lệ kinh doanh riêng và lập trường kinh tế riêng. Những luật lệ này, lập trường này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tham gia kinh doanh ở thị trường quốc gia đó. Nó có thể ảnh hưởng gián tiếp khi các doanh nghiệp nước này tham gia kinh doanh đối với đối tác khác trên thế giới. Đồng thời, ngày nay với xu hướng hội nhập và liên kết quốc tế. Sự ra đời của các hiệp định, cam kết làm cho không gian kinh tế thế giới chẳng những bị chia sẻ theo quốc gia mà còn theo khu vực, theo các khối... + ảnh hưởng của yếu tố kinh tế quốc tế. Các yếu tố kinh tế quốc tế chủ yếu bao gồm: - Mức độ thịnh vượng của nền kinh tế thế giới. - Khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới. - Sự thay đổi trong quan hệ buôn bán quốc tế. ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế rất sâu sắc đối với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Tác động của khủng hoảng kinh tế, các chính sách kinh tế .... của các nước khác nhau sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá đồng tiền của các quốc gia. Điều đó có thể tạo ra khó khăn hoặc thuận lợi cho các doanh nghiệp. Nền kinh tế thế giới đang chuyển từ trạng thái lưỡng cực sang trạng thái đa cực với sự hình thành nhiều trung tâm kinh tế và các mối liên kết kinh tế mới, xu hướng đối thoại và hợp tác thay cho xu hướng đối đầu và biệt lập. Do đó các doanh nghiệp cần phải lưu ý đến xu hướng nàyđể tìm cho mình hướng đi hợp lý. + ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật - công nghệ: Kỹ thuật - công nghệ là yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh trạnh của mọi doanh nghiệp. Các tiến bộ công nghệ có thể sẽ xuất hiện nếu một sản phẩm mới thay thế hoặc làm cho sản phẩm hiện tại có sự cạnh tranh lớn hơn. Các doanh nghiệp cần phải theo rõi, nắm bắt để học hỏi, chuyển giao công nghệ hoặc có những giải pháp thị trường hợp lý. + ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá - xã hội: Các yếu tố văn hoá - xã hội bao gồm: Trình độ học vấn, tỷ lệ các cấp giáo dục trong lực lượng lao động, tình trạng sức khoẻ, khả năng cung cấp các loại dịch vụ văn hoá cho cộng đồng, những nhân tố này có thể ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, văn hoá dân tộc của một nước tác động trực tiếp đến hành vi của các nhà kinh doanh, chính trị, chuyên môn... của nước đó. Điều này buộc các doanh nghiệp kinh doanh với họ phải thích nghi. 2.2 Môi trường kinh tế trong nước. + Nhân tố kinh tế : Các nhân tố kinh tế bao gồm: trạng thái phát triển nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi xuất ngân hàng. Các nhân tố này ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành.... Do đó các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, tận dụng cơ hội, hạn chế những đe doạ mà môi trường kinh tế trong nước đem đến cho doanh nghiệp. + Các nhân tố chính trị luật pháp: Trong môi trường kinh doanh các yếu tố chính trị - luật pháp là nền tảng quy định các yếu tố khác. Có thể nói không có môi trường kinh doanh thoát ly khỏi quan điểm chính trị và nền tảng luật pháp - các quan điểm, đường nối chính trị nào, hệ thống luật pháp, chính trị nào sẽ có môi trường kinh doanh đó. Các quan điểm, đường lối chính trị, hoạt động của các cơ quan nhà nước có thể tạo ra thời cơ hoặc cản trở đối với hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. + Các nhân tố kỹ thuật - công nghệ: Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân các yếu tố này đóng vai trò ngày càng quan trọng. Nếu các doanh nghiệp muốn đứng vững trên "sân nhà" cũng như vươn ra thị trường nước ngoài thì cần phải nâng cao khả năng nghiên cứu và phát triển, không chỉ là chuyển giao, làm chủ công nghệ mua về mà phải có khả năng sáng tạo được kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Kỹ thuật - công nghệ mới thúc đẩy hoạt động kinh doanh của của các doanh nghiệp phát triển nhanh và ổn định. Nhưng xu thế ảnh hưởng của nó đối với các ngành, các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau phải phân tích tác động trực tiếp của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc ngành cụ thể nhất định. + Các nhân tố văn hoá - xã hội: Các nhân tố này có ảnh hưởng một cách chậm chạp, song cũng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự xung đột về văn hoá, xã hội, lợi ích trong quá trình hội nhập.... đã đặt các yếu tố này ở vị trí quan trọng có tác động đến môi trường kinh doanh hiện nay. Các vấn đề phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí... có ảnh hưởng sâu sắc đến nhu cầu thị trường... + Các nhân tố tự nhiên: Các nhân tố này có thể tạo ra thuận lợi hoặc khó khăn ban đầu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, của một ngành hoặc thậm chí của cả một quốc gia. Tuy nhiên, các cơ hội do các yếu tố này tạo nên hay cản trở do nó gây ra có giới hạn, thời gian và không gian cụ thể vượt quá giới hạn đó các yếu tố này sẽ không gây ảnh hưởng lớn. Tuy vậy, doanh nghiệp vẫn cần phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để tồn tại và phát triển. 2.3 Môi trường cạnh tranh trong nội bộ ngành. Người cung ứng Những người gia nhập tiềm năng Các đối thủ cạnh tranh trong ngành. (Sức cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp đang tồn tại. Khách hàng Các sản phẩm thay thế Cung ứng Sức mạnh của người Sức mạnh của người cung ứng Mối đe doạ gia nhập Mối đe doạ thay thế H2: Mô hình năm lực lượng Mô hình "năm lực lượng" của Michael Porter là một bức tranh toàn cảnh mô tả về cơ cấu cạnh tranh của một ngành bằng " năm lực lượng" chính như sơ đồ trên. Mỗi một trong năm lực lượng này lại chịu nhiều yếu tố khác mà bản thân các yếu tố đó cần được nghiên cứu để tạo ra bức tranh đầy đủ về sự cạnh tranh trong một ngành. 2.3.1 Mức độ căng thẳng của sự cạnh tranh giữa các đối thủ. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ được đo bằng "mức độ căng thẳng". Đây không phải là biến số dễ dàng đo được. Trong một số ngành thì cạnh tranh có thể gọi là "gay gắt", nhưng một số ngành khác thì "có trật tự, tự do hơn". Do đó Porter đã chỉ ra các yếu tố xác định mức độ cạnh tranh. + Tăng trưởng của ngành: Đây là yếu tố then chốt. Nếu ngành đang tăng trưởng nhanh thì mỗi doanh nghiệp có thể tăng trưởng mà không cần phải chiếm thị phần của các đối thủ, do đó thời gian quản lý sẽ để duy trì sự tăng trưởng của doanh nghiệp cùng với sự tăng trưởng của ngành, chứ không để tấn công các đối thủ. Do đó sự cạnh tranh trong ngành tăng trưởng sẽ ít căng thẳng hơn. Ngược lại, nếu ngành đang phát triển chậm hoặc suy giảm thì sự cạnh tranh sẽ mạnh và gay gắt hơn. + Các yếu tố chi phí cố định hoặc chi phí lưu kho: Nếu chi phí này càng cao mà doanh nghiệp không duy trì được lượng bán thì có thể làm giảm lợi nhuận. Do đó để cứu vãn tình hình đó, các doanh nghiệp sẽ quan tâm đến việc duy trì lượng bán và có xu hướng giảm giá, khi đó mức độ cạnh tranh sẽ căng thẳng hơn. Như thế sự cạnh tranh có liên quan trực tiếp đến tầm quan trọng của chi phí. + Sự vượt công suất liên tục: Nếu một ngành trải qua những thời kỳ: Vựơt công suất, cầu giao động, tính kinh tế của quy mô.... Đòi hỏi sự bổ sung cho công suất lớn thì sự cạnh tranh có xu hướng căng thẳng hơn. + Những khác biệt sản phẩm, sự xác định của nhãn hàng và chi phí chuyển của khách hàng: Nếu sản phẩm của một ngành là giống nhau và không có sự xác định của nhãn hàng và khách hàng không phải mất chi phí khi mà chuyển từ người này sang người khác thì khách hàng sẽ rất nhạy cảm đối với giá, họ sẽ chọn mua ở người nào bán giá thấp nhất. Vậy để bán được hàng các doanh nghiệp phải hạ giá và sự cạnh tranh có xu hướng căng thẳng. Ngược lại, nếu các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm khác nhau có sự xác định của nhãn hàng, khách hàng chịu chi phí chuyển đổi. Do vậy mà khách hàng có sở thích và lòng trung thành với nhãn hàng. Do đó sự cạnh tranh sẽ ít căng thẳng hơn. + Số Doanh nghiệp và quy mô tương đối của chúng: Nếu các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thay thế là tương đối lớn thì khó giám sát được hoạt động của nhau. Do đó sẽ dẫn đến nguy cơ một số doanh nghiệp tin rằng mình có thể cạnh tranh mà không bị phát hiện. Vì thế cạnh tranh có xu hướng căng thẳng hơn. Số lượng doanh nghiệp ít thì sự cạnh tranh sẽ ít căng thẳng hơn. + Sự đa dạng của đối thủ cạnh tranh: Đây là một biến số rất khó đánh giá cho các ngành. Nếu các đối thủ cạnh tranh có cùng một mục đích, có văn hoá công ty giống nhau và quan hệ với công ty mẹ giống nhau thì rất có thể họ suy nghĩ giống nhau. Do đó chúng có thể cùng nhau ký kết thoả thuận một "luật chơi ngầm" do đó cạnh tranh sẽ bớt căng thẳng hơn. + Lợi ích công ty: Nếu sự thành công của ngành có tầm quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong ngành, hoặc vì sự đóng góp của thành công đó cho lợi nhuận của các doanh nghiệp... thì sự cạnh tranh có xu hướng căng thẳng hơn. + Hàng rào rút khỏi: Nếu rút khỏi ngành phải chịu chi phí cao thì các doanh nghiệp sẽ thận trọng ở lại ngành và cạnh tranh sẽ có xu hướng căng thẳng. 2.3.2 Mối đe doạ của người ra nhập mới. Lực lượng này được đo bằng " độ cao của hàng rào gia nhập". Nếu các hàng rào gia nhập rất cao thì các doanh nghiệp ở trong ngành không cần quan tâm quá mức tới khả năng là giá hoặc lợi nhuận cao có thể dẫn đến sự cạnh tranh từ phía những người gia nhập mới. Ngược lại, nếu các hàng rào gia nhập thấp thì sự gia nhập diễn ra dễ dàng bất cứ lúc nào khi các doanh nghiệp ở trong ngành tạo ra lợi nhuận đáng kể. Hàng rào gia nhập phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Tính kinh tế của quy mô: Nếu có tính kinh tế của quy mô đáng kể thì một doanh nghiệp đang cân nhắc xem có gia nhập ngành hay không hoặc là gây dựng một thị phần lớn ngay để tạo được quy mô cần thiết để đảm bảo chi phí thấp hoặc có thể chịu chi phí cao hơn các doanh nghiệp đang tồn tại. Do đó tính kinh tế của quy mô là nguồn gốc quan trọng của hàng rào gia nhập. + Sự khác biệt của sản phẩm và lòng trung thành với nhãn hàng: Nếu doanh nghiệp đang tồn tại trong ngành đã gây dựng được lòng trung thành của người mua đối với sản phẩm của họ thì người gia nhập mới sẽ phải đầu tư rất nhiều và phải mạo hiểm vào việc quảng cáo và xúc tiến bán hàng để vượt qua lòng trung thành đó. Lúc này hàng rào gia nhập là rất cao. + Đòi hỏi về vốn: Trong một số ngành, nếu muốn gia nhập đòi hỏi phải có vốn rất lớn. Khi thị trường vốn hoạt động tốt, vốn sẵn có thì việc gia nhập xem là việc mạo hiểm và chịu rủi ro cao. + Chi phí chuyển đổi với người mua: Nếu khách hàng muốn chuyển từ người cung ứng này sang người cung ứng khác, nhưng họ lại phải chịu chi phí cao thì họ sẽ không sẵn sàng thay đổi người cung ứng. Hàng rào ra nhập trong trường hợp này là khá cao muốn vượt qua để có được thành công thì phải đầu tư nhiều để giúp khách hàng vượt qua những chi phí chuyển này. Có được các kênh phân phối: Nếu các doanh nghiệp trong ngành đã xây dựng được mối quan hệ tốt với các kênh phân phối thì người gia nhập mới khó mà đạt được các kênh đó hoặc đạt được với chi phí cao. Như vậy hàng rào gia nhập là khá cao nếu các doanh nghiệp đang tồn tại đã có mối quan hệ tốt với các kênh phân phối. + Lợi thế chi phí tụyệt đối: Đó là một trong những nguồn gốc quan trọng nhất của hàng rào gia nhập. Nghĩa là các doanh nghiệp đang ở trong ngành có chi phí thấp hơn người mới gia nhập. Nếu có lợi thế này các doanh nghiệp đang ở trong ngành sẽ có khả năng giảm giá của mình tới mức mà người gia nhập mới không thể tồn tại được. Nguồn gốc của lợi thế chi phí tuyệt đối: - Độc quyền công nghệ. - Có các đầu vào (lợi thế). - ảnh hưởng rút kinh nghiệm. - Có vị trí thuận lợi. - Sự trả đũa dự kiến. Trong nhiều ngành, sự trả đũa của các doanh nghiệp đang ở trong ngành đối với sự gia nhập mới là yếu tố then chốt quyết định sự thành công hay thất bại của người mới gia nhập. Sự trả đũa này là hàng rào quan trọng đối với việc gia nhập. + Chính sách của chính phủ: ở một số nước, chính sách của chính phủ tạo ra hàng rào gia nhập. Đó là các giấy phép mà doanh nghiệp được cấp bởi chính phủ. Thông thường điều đó khó được phát hiện và ít được chú ý đến . 2.3.3 Mối đe doạ của các sản phẩm thay thế. Đây là một lực lượng thị trường quan trọng tạo ra giới hạn đối với các mức giá mà các doanh nghiệp trong ngành đặt ra. Bởi vì nếu các sản phẩm thay thế sản phẩm của ngành là sẵn có thì khách hàng có thể chuyển sang các sản phẩm thay thế này khi mà các doanh nghiệp đang tồn tại đặt giá cao tầm quan trọng của mối đe doạ này phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Chi phí chuyển đổi đối với khách hàng: (đã trình bày ở phần nguồn gốc của hàng rào ra nhập). Đây là nhân tố xác định mối đe doạ thay thế. + Giá và công dụng tương đối của sản phẩm thay thế: Nếu các sản phẩm thay thế mà sẵn có và công dụng tương tự ở cùng một mức giá thì mối đe doạ của các sản phẩm thay thế là rát mạnh + Khuynh hướng thay thế của người mua: Nếu như khách hàng lỗ lực tìm kiếm sản phẩm thay thế và luôn có xu hướng muốn thay đổi người cung ứng thì mối đe doạ thay thế sẽ tăng. 2.3.4 Sức mạnh của người mua Sức mạnh của người mua phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: Mức độ của độ nhạy cảm của họ đối với giá và việc mặc cả nợ của họ. + Độ nhậy cảm đối với giá, nó là hàm số của: - Lượng mua của ngành là một phần của tổng lượng mua - Những sự khác biệt của sản phẩm và sự xác định nhãn hàng - ảnh hưởng của sản phẩm của ngành đến chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng. -Tỷ lệ lợi nhuận của khách hàng. - Động cơ của người ra quyết định. + Việc mặc cả chịu của khách hàng: Nó phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Sự tập trung của rngười mua và dung lượng người mua: Số lượng người mua mà càng tập trung và mua dung lượng càng lớn thì sẽ có nhiều khả năng mua chịu hơn - Chi phí chuyển nhượng của người mua -Thông tin của người mua - Mối đe doạ của người mua liên kết dọc ngược trở lại nguồn nguyên liệu: Nếu người mua có khả năng đe doạ gia nhập ngành bằng việc liên kết dọc ngược thì khả năng chịu càng lớn. Tóm lại, khách hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp, khách hàng là thị trường của doanh nghiệp số lượng kết cấu của khách hàng, nhu cầu, động cơ mua hàng, thị hiếu, yêu cầu của họ là yếu tố rất quan trọng trong hoạch định kinh doanh. Vì vậy sức mạnh người mua là yếu tố quan trọng trong việc phân tích cơ cấu ngành. 2.3.5 Sức mạnh người cung ứng. Lực lượng cuối cùng này được xác định bởi các yểu tố sau: +Sự khác biệt của đầu vào: Nếu các doanh nghiệp trong một ngành phụ thuộc vào những dạng khác nhau của một đầu vào do những người cung ứng riêng lẻ sản xuất ra thì những người cung ứng này tương đối mạnh. + Chi phí việc chuyển sang người cung ứng khác: Nếu chi phí này cao thì sức mạnh của người cung ứng là khá cao vì muốn chuyển sang người cung ứng khác doanh nghiệp phải chịu chi phí cho việc chuyển đổi này. + Sự sẵn có của các đầu vào thay thế: Nếu các đầu vào thay thế là sẵn có thì sức mạnh của người cung ứng sẽ giảm. + Sự tập trung của người cung ứng: Mức độ tập trung hoá cao giữa những người cung ứng sẽ có xu hướng tạo cho họ sức mạnh đặc biệt là những người cung ứng tập trung hơn những người mua. + Tầm quan trọng của dung lượng đối với những người cung ứng: Nếu những nhà cung ứng theo đuổi mục đích lợi nhuận hoặc để tồn tại hoặc vì một mục đích khác mà cần duy trì một dung lượng lớn thì sức mạnh của họ sẽ giảm. + Chi phí tương đối so với tổng chi phí của ngành: Nếu chi phí của các đầu vào mua của một người cung ứng cụ thể là một phần quan trọng của tổng chi phí của ngành thì người cung ứng nhận thấy rằng doanh nghiệp đó khó có thể mua chịu được.Ngược lại, nếu một ngành cung ứng các đầu vào chỉ là một phần nhỏ trong tổng chi phí của người sử dụng thì nó khó có thể đặt giá cao. +ảnh hưởng của các đầu vào đến chi phí hoặc sự khác biệt sản phẩm: Sức mạnh của người cung ứng phụ thuộc rất nhiều vào tầm quan trọng của các đầu vào trong khả năng duy trì chi phí thấp hoặc để làm cho sản phẩm khác biệt. Nếu số lượng các đầu vào hoặc chi phí của nó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành thì người cung ứng sẽ có sức mạnh mặc cả đáng kể. + Mối đe doạ của việc liên kết suôi giữa những người cung ứng: Nếu việc liên kết suôi giữa những người cung ứng trong một ngành là dễ dàng thì những người cung ứng sẽ có sức mạnh mặc cả đáng kể. Bất kỳ sự cố gắng nào từ phía các doanh nghiệp trong ngành để có được mức giá đầu vào thấp cũng có thể được đáp lại bằng việc làm đó là những người cung ứng xây dựng thiết bị cho riêng họ. 3. ý nghĩa của việc nghiên cứu môi trường kinh doanh. - Nhìn nhận một cách tổng thể về môi trường kinh doanh nó là cơ sở để doanh nghiệp phân tích toàn bộ các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh. Để từ đó có thể khai thác, tận dụng được các lợi thế, các cơ hội và ngăn ngừa, hạn chế các rủi ro đe doạ có thể xảy ra. - Kết quả của việc nghiên cứu môi trường kinh doanh là một nghiên cứu cực kỳ quan trong cho việc xác định các chiến lược và các chính sách kinh doanh sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh. Đặc biệt là các chiến lược và các chính sách dài hạn của doanh nghiệp. - Mô hình "năm lực lượng" cung cấp cho các nhà quản lý một danh mục đầy đủ có thể sử dụng để xác định những đặc điểm quan trọng nhất của sự cạnh tranh trong ngành. - ứng dụng của kỹ thật "năm lực lượng" đòi hỏi một nghiên cứu đáng kể về ngành đang xem xét, đòi hỏi phân tích một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến mỗi lực lượng. Dưới đây em xin mạnh dạn phân tích một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp dến cơ cấu cạnh tranh của ngành Dệt - May Việt Nam. II. Môi trường kinh doanh ngành Dệt - May Việt Nam. 1. Môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến ngành Dệt - May Việt Nam 1.1 Tình hình chính trị luật pháp và chính phủ. Đây là những yếu tố thuộc môi trường trong nước ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Dệt - May Việt Nam. Nó là nền tảng quy định các yếu tố khác. Ta biết rằng Việt Nam là một nước thuộc khối XHCN cũ đang chuyển sang quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN tình hình chính trị ở Việt Nam là khá ổn định, định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam phù hợp với xu thế của thời đại, có sức thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.... Như vậy sự ổn định về chính trị ở Việt Nam đã giúp chính phủ nước ta thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành may nói riêng có cơ hội quan hệ thương mại với nước ngoài đổi mới công nghệ sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá chính vì vậy các doanh nghiệp ngành Dệt - may Việt Nam phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. + Về luật pháp: ở nước ta các cơ quan luật pháp đã ban hành các hệ thống luật pháp nhằm giúp chính phủ có công cụ quản lý đất nước về các mặt. Nhiều bộ luật đã được ban hành như: Luật hiến pháp, luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, luật thương mại...trong đó nhiều điều khoản tạo cơ hội để phát triển kinh tế nhiều thành phần. Khoản 3 - điều 9 - chương 3 - luật khuyến khích đầu tư trong nước có ghi: "các dự án đầu tư sau đây được ưu đãi: ... đầu tư thành lập cơ sơ sản xuất sử dụng công nghệ hiện đại , cơ sở sản xuất nhiều lao động...". Đây là thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành Dệt - May Việt Nam thì họ sẽ được hưởng những ưu đãi như: được giảm 50% tiền sử dụng đất, được miễn tiền thuế đất từ 3 đến 6 năm, được hưởng thuế suất thu nhập Doanh nghiệp 25% so với mức thuế chung là 32%... Luật đầu tư nước ngoài cũng có những thay đổi có tác dụng khuyến khích xuất khẩu và đầu tư cho ngành Dệt - May. Như trong nghị định của chính phủ số 10/1998/NG-CP ngày 23/1/1998 về một số biện pháp khuyến khích đầu tư và đảm bảo hoạt động đầu tư tại Việt Nam: Các dự án thuốc nhuộm hoá chất chuyên dùng tơ sợi các loại, hàng dệt để xuất khẩu nguyên liệu cao cấp để sản xuất quần áo xuất khẩu thuộc các danh mục các dự án được khuyến khích đầu tư.... Như vậy về mặt luật pháp các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ngành Dệt - May nói riêng chịu tác động của nhiều văn bản pháp lý có điều khoản thuận lợi hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển vững chắc, có điều khoản là thách thức mà các doanh nghiệp phải đương đầu, có những điều khoản làm doanh nghiệp phải lo âu như luật thuế GTGT (VAT) được áp dụng ở Việt Nam từ ngày 1/1/1999 (hiện tượng thuế trồng lên thuế mà ngành Dệt - May than vãn một thời gian dài).... Mặt khác hệ thống luật pháp của Việt Nam đang được hoàn chỉnh, bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên, việc vận dụng luật pháp hiện nay chưa đầy đủ thiếu văn bản hướng dẫn dưới luật nên việc áp dụng gặp nhiều khó khăn chính sách hỗ trợ các ngành nghề ưu tiên phát triển như ngành sử dụng nhiều lao động chưa thích đáng, chưa công bằng... nên các doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều công sức và tiền của để có thông tin môi trường pháp lý thường xuyên nhằm có biện pháp quản lý kinh doanh thích hợp. + Về hoạt động của chính phủ: Hoạt động của chính phủ Việt Nam và chính phủ các quốc gia có quan hệ mua bán với Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ngành Dệt - may nói riêng có cơ hội hoà nhập vào thị trường thế giới. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam càng phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh mới dưới nhiều hình thức, rủi ro trong kinh doanh nhiều hơn, cần có nhiều thông tin môi trường kinh doanh, chịu sức ép về kinh tế trên phạm vi khu vực và toàn cầu.... Các hoạt động của chính phủ Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành Dệt - may Việt Nam có thể kể đến là: - Cơ quan ngoại giao của chính phủ đã phối hợp với các phái đoàn thương mại quốc gia thực hiện các cuộc viếng thăm hữu nghị để thiết lập mối quan hệ thương mại với các nước, giúp các doanh nghiệp Vệt Nam có cơ hội trang bị công nghệ mới và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. - Thành viên của chính phủ là Bộ công nghiệp (cơ quan quản lý ngành Dệt - May Việt Nam) đã có các chương trình hành động nhằm thực hiện chiến lược phát triển hàng tiêu dùng đến năm 2005, 2010, trong đó nhấn mạnh việc phát triển ngành Dệt - May trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá đất nước. - Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành Dệt - May, ngày 29/4/1995 thủ tướng chính phủ đã phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty Dệt - _May Việt Nam _ tạo vốn và điều hoà vốn, tạo nguồn nguyên liệu để từng bước chủ động sản xuất, tạo ra thị trường mới cho các đơn vị thành viên cũng như ngành Dệt - May của cả nước. ... Có rất nhiều hoạt động của chính phủ Việt Nam đã có tác động tích cực và tạo thuận lợi cho ngành Dệt - May phát triển, cũng có hoạt động gây khó khăn và cản trở cho sự phát triển của ngành này như việc cấp phép đầu tư các dự án dệt - may, đặc biệt là may xuát khẩu do Bộ, Sở Kế hoạch đầu tư , UBND tỉnh, thành phố... thực hiện đã gây nhiều khó khăn cho chiến lược phát triển của ngành Dệt - may nước ta. Đây là một trong những nguyên nhân khiến ngành may xuất khẩu phát triển dư thừa, dẫn đến lãng phí năng lực sản xuất trên phạm vi cả nước, cạnh tranh nội bộ gia tăng... 1.2 Tình hình kinh tế. Sau những năm 1990, nền kinh tế nước ta đi vào giai đoạn sản xuất ổn định, chỉ số giá cả biến động hàng năm không đáng kể so với mức tăng thu nhập bình quân. Đây cũng là yếu tố thuận lợi đối với việc chi tiêu và đầu tư sản xuất vào các ngành kinh tế nói chung và ngành Dệt - may nói riêng. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở một số nước trong khu vực Châu á đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Trong đó có cả nguy cơ lẫn cơ hội. Về nguy cơ, các ngành và doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá tương tự với các doanh nghiệp của các nước có đồng tiền bị sụt giá thì hiệu quả giảm vì phải giảm giá để cạnh tranh. Một số khách hàng đặt gia công hàng may xuất khẩu đã chuyển sang đặt hàng ở các nước đó. Bảng 1: Cơ cấu chi tiêu của dân cư. ĐVT: % STT Năm Cơ cấu chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1 Chi ăn uống 66,1 65 64,8 64,7 2 Chi may mặc 6,5 6,7 6,8 6,8 3 Chi đi lại 7,2 7,3 7,5 7,5 4 Chi học hành 4,6 4,7 4,8 4,9 5 Y tế sức khoẻ 8,4 8,5 8,5 8,6 6 Vui chơi giải chí 3,7 3,8 3,7 3,8 7 Các khoản khác 3,8 4 3,9 3,7 Tổng 100 100 100 100 Theo bảng cơ cấu chi tiêu của dân cư qua một số năm ta thấy xu hướng chi cho ăn mặc ngày càng tăng. Đây là cơ hội thuận lợi cho ngành may Việt Nam. Qua một số sự kiện kinh tế như trên, ta thấy rằng yếu tố kinh tế trong môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến ngành Dệt - may thay đổi liên tục vừa tạo cơ hội vừa gây nguy cơ hay rủi ro trong quá trình kinh doanh. Cấc doanh nghiệp cần phải có sự giám sát chặt chẽ đến những thay đổi này. 1.3 Tình hình phát triển Khoa học - Kĩ thuật: Sự Phát triển nhanh chóng của KH - KT trong hơn hai thập kỉ qua đã tác động đến nhiều ngành kinh tế. Ngành Dệt - may có cơ hội hiện đại hoá máy móc thiết bị, có nhiều chủng loại thiết bị mới phục vụ nhu cầu đa dạng của dệt và may. Ngoài ra, tiến bộ về công nghệ thông tin giúp cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung tiếp cận với thông tin thị trường nhanh chóng, phục vụ hữu hiệu hoạt động Marketing của các doanh nghiệp. Đặc biệt hệ thống thương mại điện tử có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thế kỉ 21, vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp Dệt - may nói chung. Nhu cầu về quần áo bảo hộ ngày càng tăng do KH - KT mới ứng dụng trong các ngành càng phổ biến dẫn đến việc phát sinh ô nhiễm môi trường. Đây là cơ hội để các Doanh nghiệp Dệt - may tìm hiểu, nghiên cứu, phát triển đa dạng hoá mặt hàng may mặc. 1.4 Tình hì._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35471.doc