Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Sản lượng -Lợi nhuận tại Xí nghệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng

Tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Sản lượng -Lợi nhuận tại Xí nghệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng: MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP …1 I. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP: 1 1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị 1 2. Vai trò và chức năng của kế toán quản trị 2 II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP 3 1. Chi phí 3 1.1. Khái niệm 3 1.2. Phân loại chi phí 3 2. Khối lượng sản phẩm 10 3. Lợi nhuận 10 III. NHỮNG CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ... Ebook Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Sản lượng -Lợi nhuận tại Xí nghệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Sản lượng -Lợi nhuận tại Xí nghệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP 11 1. Số dư đảm phí 11 2. Tỉ lệ số dư đảm phí 13 3. Kết cấu chi phí 13 4. Đòn bẩy kinh doanh 14 5. Điểm hoà vốn 15 5.1. Khái niệm 15 5.2. Các thước đo tiêu chuẩn hoà vốn 16 5.3. Phương pháp xác định điểm hoà vốn 17 5.4. Quan hệ điểm hoà vốn với lợi nhuận 19 5.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới điểm hoà vốn 21 IV. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH KHI CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI 23 1. Phân tích tình hình biến động định phí, doanh thu 23 2. Phân tích tình hình biến động biến phí, doanh thu 24 3. Phân tích tình hình biến động định phí, biến phí, doanh thu 24 4. Phân tích tình hình biến động định phí, giá bán, doanh thu 25 5. Phân tích tình hình biến động kết cấu giá bán 25 V. NHỮNG GIẢ ĐỊNH TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP 26 PHẦN II: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG 27 A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG 27 I. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng 27 II. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động và tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng 28 1. Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp 28 1.1. Chức năng của Xí nghiệp 28 1.2. Nhiệm vụ của Xí nghiệp 28 2. Đặc điểm hoạt động của Xí nghiệp 28 3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng 30 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Xí nghiệp 30 3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý Xí nghiệp 31 III. Tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng 31 1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp 31 2. Hình thức kế toán áp dụng tại Xí nghiệp 32 B. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG 35 I. Thực tế về tình hình chi phí, sản lượng, lợi nhuận tại Xí nghiệp trong thời gian qua 35 1. Tình hình chi phí 35 1.1. Định phí 35 1.2. Biến phí 37 2. Tình hình sản lượng tại Xí nghiệp 43 3. Tình hình lợi nhuận tại Xí nghiệp 43 II. Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận tại Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng 44 1. Xác định số dư đảm phí, tỉ lệ số dư đảm phí, lợi nhuận tại Xí nghiệp 44 2. Kết cấu chi phí 46 3. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh 47 4. Phân tích điểm hoà vốn 48 4.1. Xác định điểm hoà vốn 48 4.2. Hệ số an toàn 50 4.3. Công suất hoà vốn, thời gian hoà vốn 50 4.4. Xác định doanh thu hoà vốn cho từng mặt hàng 51 PHẦN III: MỘT SỐ Ý KI ẾN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH QUA PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG 53 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG 53 I. Những kết quả đạt được 53 1. Điều kiện khách quan 53 2. Điều kiện chủ quan 54 II. Những hạn chế cần khắc phục 54 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG 55 1. Quản lý tiết kiệm chi phí 55 1.1 Tìm nguồn nguyên liệu 55 1.2. Cắt giảm chi phí gián tiếp 56 2. Giải pháp tăng doanh thu 56 3. Tinh giảm bộ máy quản lý và bộ máy kế toán phù hợp quy mô hoạt động của Xí nghiệp 57 C. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH KHI CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI 57 1. Biến động của định phí, doanh thu 57 2. Biến động của biến phí, doanh thu 58 3. Biến động kết cấu đơn giá bán 58 4. Biến động của định phí, biến phí, doanh thu 59 5. Biến động của định phí, đơn giá bán, doanh thu 60 D. THIẾT LẬP HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG 60 1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 60 2. Tổ chức tài khoản và sổ kế toán quản trị 61 3. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU @&? Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Doanh nghiệp nào không theo kịp xu hướng của thời đại thì ắt sẽ bị loại khỏi thương trường. Vì thế làm sao để sản xuất kinh doanh có hiệu quả là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không phải là ít,các doanh nghiệp có cơ hội thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ tiên tiến, tiếp thu phong cách làm việc, quản trị của các nước tiên tiến.Tuy vậy với cơ chế thị trường các doanh nghiệp phải tự vận động chính bằng đôi chân của mình nên phải tự điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để có thể tồn tại. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tạo được doanh thu; có lợi nhuận, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vậy thách thức lớn nhất hiện nay không chỉ là làm sao để tăng sản lượng, hay đầu tư mà là tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh về mọi mặt.Do vậy thường xuyên quan tâm phân tích hiệu quả nói chung, về mối quan hệ giữa Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận nói riêng trở thành nhu cầu thiết yếu đối với tất cả các doanh nghiệp. Nhận thấy sự thiết yếu của việc phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng đến lợi nhuận của Xí nghiệp và qua các chỉ tiêu đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đề ra được những chiến lược sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, do vậy em đã chọn đề tài : “Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Sản lượng -Lợi nhuận tại Xí nghệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng”.(mối quan hệ CVP) để làm khoá luận tốt nghiệp. Đề tài gồm 3 phần: Phần I : Lý luận chung về phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận tại doanh nghiệp. Phần II : Phân tích mối quan hệ CVP tại Xí Nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng. Phần III : Một số ý kiến về hiệu quả sản xuất kinh doanh qua phân tích mối quan hệ CVP tại Xí Nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng. Bản thân em có cố gắng nhưng do thời gian thực tập tại đơn vị không nhiều, kiến thức còn hạn hẹp nên đề tài không sao tránh khỏi những thiếu sót cần phải bổ sung. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các anh, chị để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Đà Nẵng, tháng 6 năm 2007 Sinh viên thực hiện Đoàn Thị Lan Anh PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP @&? I. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP: 1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị: Trước đây, người ta chỉ đơn thuần định nghĩa kế toán như là một công việc giữ sổ sách của nhân viên kế toán. Năm 1941, các giám định viên kế toán của AICPA đã định nghĩa: “Kế toán là một nghệ thuật của việc ghi chép, phân loại và tổng hợp bằng một phương pháp riêng và ghi bằng tiền các nghiệp vụ, sự kiện có tính chất tài chính và giải thích kết quả của nó”. Như vậy, kế toán là khoa học và nghệ thuật thu nhận, xử lý cung cấp thông tin ở doanh nghiệp.Thông tin không chỉ cần thiết cho những người ra quyết định bên trong đơn vị như: ông chủ, nhà quản trị… mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài như: ngân hàng, nhà đầu tư…Do đó thông tin phải đa dạng về mọi khía cạnh: nội dung, thời gian, mức độ…Chính vì lý do này mà kế toán doanh nghiệp được chia thành Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị. Kế toán quản trị: là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống kế toán nhằm thực hiện quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp và truyền đạt thông tin hữu ích giúp các nhà doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, điều chỉnh, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Bản chất của kế toán quản trị: Kế toán quản trị không chỉ thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế đã thực sự hoàn thành mà còn xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định quản trị. Để có những thông tin này kế toán quản trị phải sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích, xử lý sao cho phù hợp với nhu cầu thông tin quản trị. Kế toán quản trị chỉ cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp. Những thông tin đó chỉ có ý nghĩa với những bộ phận, những người điều hành, quản lý doanh nghiệp, không có ý nghĩa đối với các đối tượng bên ngoài. Vì vậy người ta nói rằng kế toán quản trị là loại kế toán dành cho những người làm công tác quản lý. Kế toán quản trị đặt trọng tâm cho tương lai, nghĩa là cung cấp thông tin cho những dự đoán để đạt được mục tiêu tương lai. Kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán nói chung và là một bộ phận không thể thiếu được để kế toán trở thành một công cụ quản lý. 2. Vai trò và chức năng của kế toán quản trị: Khác với cơ chế kinh tế kế hoạch, vì hoạt động trong nền kinh tế thị trường nên các doanh nghiệp luôn đứng trước nhiều thời cơ và vận hội - Điều đó đồng nghĩa với thách thức và rủi ro. Các doanh nghiệp luôn đứng trong tình trạng phải cạnh tranh lẫn nhau và ngày càng trở nên khốc liệt hơn để theo kịp xu thế toàn cầu hoá. Quản trị doanh nghiệp đòi hỏi phải luôn tiếp cận, cập nhật, xử lý và ra quyết định kịp thời cho hoạt động hàng ngày, các chiến lược để thực hiện những mục tiêu dài hạn. Các chức năng quản lý Quá trình kế toán Xác lập chỉ tiêu, chiến lược hoạt động Xác định mục tiêu Xây dựng kế hoạch Lập các bảng dự toán Tổ chức, điều hành thực hiện Tổ chức thực hiện Lập các báo cáo thực hiện Kiểm tra Kế toán quản trị cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch : giai đoạn này các nhà quản lý vạch ra những việc phải làm để đưa hoạt động của doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã xác định trước. Các kế hoạch mà nhà quản trị lập thường các dự toán tổng thể và chi tiết. Để kế hoạch có chất lượng, có tính khả thi cao phải dựa trên thông tin đảm bảo, có cơ sở do kế toán quản trị cung cấp. Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện: là việc nhà quản lý phải làm sao phân công công việc phù hợp với nguồn nhân lực, vật lực tại đơn vị. Muốn đạt được điều đó, nhà quản lý phải cần thông tin từ kế toán quản trị nội bộ trong doanh nghiệp. Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát, kiểm tra: cơ sở để đánh giá hiệu quả công việc bằng cách so sánh giữa các chỉ tiêu kỳ phân tích và tình hình thực hiện, qua đó phát hiện những điểm chưa đạt được, những chỉ tiêu chưa hợp lý để từ đó điều chỉnh cho phù hợp. Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: để ra một quyết định cần phải có những thông tin thật cụ thể, thật chi tiết, thật đầy đủ, thật kịp thời không chỉ trong quá khứ mà còn cả ở hiện tại và tương lai. Những thông tin này phần lớn được cung cấp từ kế toán quản trị. II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP: 1. Chi phí: 1.1. Khái niệm: Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ làm giảm vốn chủ sở hữu, không gồm khoản phân phối cho cổ đông và chủ sở hữu. 1.2. Phân loại chi phí: Trong kế toán quản trị, chi phí được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm phục vụ yêu cầu quản lý, vì thế ta phải luôn phân loại chi phí. 1.2.1. Phân loại chung: Là phân loại theo nội dung chi phí, phục vụ cho việc ghi chép sổ sách và lập báo cáo tài chính, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng cả trong và ngoài doanh nghiệp. Theo chức năng hoạt động: xác định được vai trò của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Theo cách này chi phí có 2 loại: Chi phí trong sản xuất: là chi phí hình thành nên giá trị một sản phẩm. Chi phí này gồm: Chi phí Nguyên vật liệu chính ( Direct material) Chi phí ban đầu ( Prime costs) Chi phí Sản xuất chung ( Manufacturing overhead) Chi phí Nhân công trực tiếp ( Direct labor) Chi phí chuyển đổi ( Conversion costs) Chi phí ngoài sản xuất: chi phí cần thiết để hoàn thành một quy trình sản xuất kinh doanh, tổ chức và duy trì trôi chảy các giai đoạn: cung cấp yếu tố đầu vào – ra. Chi phí này không làm tăng giá trị sản phẩm. Chi phí này gồm: Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Theo mối quan hệ với Báo Cáo Tài Chính: Chi phí sản phẩm ( Products costs): chi phí cho giá trị đơn vị sản phẩm hoàn thành, đang tồn kho hoặc đã được bán Chi phí thời kỳ ( Period costs): chi phí phát sinh trong một kỳ kinh doanh có thể liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều sản phẩm khác nhau. 1.2.2. Phân loại theo kế toán quản trị: Cách phân loại này phục vụ cho báo cáo nội bộ của đơn vị. Đây là cách phân loại đặc thù, chỉ dành cung cấp thông tin cho đối tượng bên trong, tức các nhà quản trị doanh nghiệp. Cách phân loại này rất linh hoạt, không có khuôn mẫu, quy định nào cả. Theo cách ứng xử của Chi phí: tức là khả năng phản ứng hoặc thay đổi như thế nào của chi phí khi có những thay đổi xảy ra trong các mức họat động sản xuất kinh doanh. Mức độ hoạt động có thể hiểu là khối lượng sản phẩm sản xuất hay tiêu thụ…Theo đó chi phí được chia thành: Chi phí khả biến (Variable cost): Là chi phí thay đổi tỉ lệ thuận với sự thay đổi của mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Biến phí trên một đơn vị thì ổn định. Biến phí sẽ thay đổi theo căn cứ được xem là nguyên nhân phát sinh ra chi phí đó - thường gọi là hoạt động căn cứ. Các hoạt động căn cứ thường dùng : sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ, số giờ máy vận hành…Biến phí thường là: nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu phụ, điện nước phục vụ sản xuất, hoa hồng bán hàng, chi phí cung ứng vật tư… Xét về tính chất tác động, biến phí chia 2 loại: Biến phí tỉ lệ: Là những chi phí thay đổi tuyến tính (cùng một tỉ lệ) với sự biến đổi của mức độ hoạt động. VD: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp biến đổi tuyến tính với số lượng sản phẩm sản xuất ra, Chi phí nhiên liệu biến đổi tuyến tính với số giờ máy hoạt động. Chi phí Biến phí Mức độ hoạt động b. Biến phí cấp bậc: Là những chi phí thay đổi với mức độ hoạt động nhưng không tuyến tính và không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi ít. VD: Tại một doanh nghiệp cứ một nhân viên bảo trì máy sẽ bảo trì cho 5 thiết bị, vậy tiền lương của 1 nhân viên bảo trì này là biến phí cấp bậc nhưng khi doanh nghiệp tăng số thiết bị từ 6 tới 10 thiết bị thì cần phải 2 thợ bảo trì.Từ đó chi phí lương cho nhân viên bảo trì. Chi phí Mức độ hoạt động x1 x2 x3 y1 y2 y3 Chi phí bất biến (Fixed costs): Là những chi phí xét về mặt tổng số không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi doanh nghiệp. Tuy nhiên, định phí trên một đơn vị sản phẩm thay đổi tỉ lệ nghịch với mức độ hoạt động. VD: Lương cán bộ quản lý, Khấu hao TSCĐ (phương pháp đường thẳng)… a Mức độ hoạt động Theo tổng số sản phẩm Mức độ hoạt động Theo đơn vị sản phẩm Chi phí Chi phí Theo mức độ cần thiết, định phí chia 2 loại: Định phí bắt buộc: Là những chi phí không thể không có cho dù mức độ hoạt động của doanh nghiệp rất thấp thậm chí không có. Vì thế khi đưa ra các quyết định có liên quan đến định phí buộc nhà quản lý phải cân nhắc rất kỹ. VD: Khấu hao TSCĐ, lương cán bộ quản lý… Định phí tuỳ ý: Là những chi phí dễ dàng thay đổi tuỳ vào điều kiện thực tế của mức độ hoạt động. Nhà quản lý có thể ra các quyết định tuỳ ý hàng năm. VD: Chi phí quảng cáo, chi nghiên cứu… Chi phí hỗn hợp (Mixed costs): Là những chi phí bao hàm cả yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động này chi phí hỗn hợp sẽ biểu hiện đặc điểm của định phí nhưng ở mức độ hoạt động khác thì nó là biến phí. Chi phí này rất quan trọng và phổ biến trong nhiều loại hình doanh nghiệp. Phần định phí là chi phí tối thiểu để có một dịch vụ sẵn sàng sử dụng ngay. Phần khả biến phản ánh chi phí do sự tiêu thụ thực tế của dịch vụ. Trong nhiều trường hợp nhà quản trị không thể biết ngay được kết cấu 2 loại chi phí này trong chi phí hỗn hợp. Cho nên, để phục vụ cho mục đích lập kế hoạch, cần thiết phải phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí. Ta có phương trình chi phí hỗn hợp : y = a + bx Trong đó : y : Biến số phụ thuộc a : Hằng số phản ánh định phí b : Hằng số phản ánh biến phí đơn vị x : Biến số độc lập phản ánh mức độ hoạt động. Các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thành Biến phí và Định phí: Phương pháp cực đại - cực tiểu: Theo phương pháp này phải quan sát ở mức độ cao nhất và thấp nhất của doanh nghiệp trong phạm vi hoạt động. Sau đó lấy phần chênh lệch của tổng chi phí giữa hai cực chia cho chênh lệch của mức độ hoạt động giữa hai cực, ta được trị giá biến phí đơn vị. Biến phí đơn vị = Chênh lệch của chi phí Chênh lệch của hoạt động Chi phí bất biến Chi phí ở mức độ cao (thấp) nhất Mức khối lượng cao (thấp) nhất _ x = Biến phí đơn vị Phương pháp này dễ tính toán, cung cấp thông tin nhanh chóng nhưng kết quả thường không được chính xác. Phương pháp đồ thị phân tán : Là việc phân tích thông qua việc sử dụng đồ thị biểu diễn tất cả các giao điểm của mức độ hoạt động với chi phí phát sinh. Chi phí x3 x2 Mức độ hoạt động Chi phí hỗn hợp a x1 y1 y2 y3 Quan sát chi phí ở từng mức độ hoạt động khác nhau và đánh dấu lên đồ thị. Kẻ đường biểu diễn chung cho tất cả các điểm đánh dấu sao cho đường biểu diễn này chia các điểm đã đánh dấu thành 2 phần tương ứng bằng nhau. Đường biểu diễn được gọi là đường hồi quy. Việc phân tích như thế nhà quản lý sẽ phát hiện được những biến động bất thường hoặc tính thời vụ của chi phí, từ đó có quyết định thích hợp trong điều hành. Vì tính hữu ích của nó nên để phân tích đúng, chính xác thì người quản lý cần phải có kinh nghiệm. c. Phương pháp bình phương bé nhất: Phương pháp này sử dụng các thuật toán thống kê. Từ phương trình : y = a + bx kết hợp n phần tử quan sát có hệ phương trình: åy = na + båx åxy = aå x + bå x2 Giải hệ phương trình tìm được giá trị a và b, lập được phương trình hồi quy thích hợp. Phương pháp này cho kết quả chính xác hơn vì sử dụng phân tích thống kê để biểu diễn đường hồi quy. Theo tính chất của Chi phí: Chi phí trực tiếp: Chi phí cấu thành nên sản phẩm. VD: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp… Chi phí gián tiếp: Chi phí liên quan nhiều sản phẩm, không làm tăng giá trị sản phẩm. VD :chi phí quản lý, bảo hiểm… Chi phí kiểm soát và không kiểm soát được : Chi phí phụ thuộc vào các cấp quản lý, một chi phí có thể được kiểm soát bởi một cấp này nhưng sẽ không kiểm soát được ở cấp khác. Trong thẩm định các dự án đầu tư : Bao gồm chi phí thích hợp, chi phí cơ hội, chi phí chìm, các chi phí khác….. 2. Khối lượng sản phẩm : Là chỉ tiêu phản ánh mức bán hàng tại doanh nghiệp, có thể là số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành bàn giao. 3. Lợi nhuận : Là phần giá trị dôi ra sau khi lấy doanh thu bù đắp tất cả các khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận bao gồm: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận từ các hoạt động khác. Phương trình Lợi nhuận: Gọi p : đơn giá bán q :sản lượng tiêu thụ v : biến phí đơn vị TFC: chi phí bất biến LN : lợi nhuận Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận ð p.q = v.q + TFC + LN LN = (p – v).q - TFC Với (p –v) là số dư đảm phí hay còn gọi là lãi trên biến phí. b. Theo Số dư đảm phí (SDĐP): Cách tính này cũng dựa vào mối quan hệ CVP nhưng ta suy luận như sau: Một sản phẩm tạo ra một SDĐP (p – v). Để đạt được mức dư đảm phí bù đắp định phí và thu được lợi nhuận (LN) thì : SDĐP = Định phí + Lợi nhuận mong muốn = Sản lượng tiêu thụ để đạt LNmm ð Định phí + LNmm SDĐP ð Doanh thu để đạt LNmm = Sản lượng đạt LNmm x Đơn giá bán III. NHỮNG CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN (CVP): Lợi nhuận luôn luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nó là phần thưởng cho nhà doanh nghiệp, có lợi nhuận doanh nghiệp mới có thể gia tăng đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ doanh thu, chi phí không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá tổng quát quá trình kinh doanh và các nhân tố đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện lợi nhuận mà còn là phương pháp phân tích dựa trên những dữ liệu mang tính dự báo phục vụ cho các quyết định quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại hoặc hoạch định kế hoạch tương lai. Mục đích của phân tích CVP (Cost – Volume profit relationship) chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt lợi nhuận cao nhất. 1. Số dư đảm phí (Contribution margin): Là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi chi phí khả biến . Số dư đảm phí dùng để bù đắp định phí, phần dôi ra là lợi nhuận. Gọi p: đơn giá bán sản phẩm q: sản lượng sản phẩm tiêu thụ v: biến phí đơn vị TFC: Chi phí bất biến Ta có : Lợi nhuận (LN) = Doanh thu (DT) - Chi phí (CP) LN = DT - ( CP bất biến + CP khả biến ) ð LN = p . q - v . q - TFC (p –v). q = LN + TFC ó SDĐP = LN + CP bất biến. Số dư đảm phí có thể tính cho 1 đơn vị sản phẩm, cho tất cả các sản phẩm. ð SDĐP đơn vị = (p – v) SDĐP 1 loại sản phẩm = (p – v) . q Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau: Chỉ tiêu Tổng số Đơn vị Doanh thu p.q p Chi phí khả biến v.q v Số dư đảm phí (p-v).q (p-v) Chi phí bất biến TFC TFC/q Lợi nhuận (p-v).q -TFC (p – v) – TFC/q Từ báo cáo thu nhập trên ta xét các trường hợp sau: Khi q = 0 thì lợi nhuận LN = -TFC, nghĩa là đơn vị lỗ bằng chi phí bất biến. Tại sản lượng qhv (sản lượng hoà vốn) mà ở đó số dư đảm phí bằng chi phí bất biến thì LN = 0, nghĩa là đơn vị đạt điểm hoà vốn. TFC qhv = p - v (p-v).qhv = TFC nên Gọi q1: sản lượng tiêu thụ tại mức sản lượng 1 q2: sản lượng tiêu thụ tại mức sản lượng 2 Tại sản lượng q1> qhv thì lợi nhuận LN1 = (p- v).q1 – TFC Tại sản lượng q2 > q1> qhv thì lợi nhuận LN2 = (p- v).q2 – TFC Như vậy khi sản lượng tăng một lượng là Dq = q2 – q1 Þ LN tăng một lượng là DLN = LN2 – LN1 = (p – v).(q2 – q1) Vậy : DLN = (p – v).(q2 – q1) Kết luận: Thông qua khái niệm số dư đảm phí ta biết được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Nghĩa là khi sản lượng tăng lên một lượng thì số dư đảm phí tăng lên một lượng bằng sản lượng tăng lên nhân với số dư đảm phí đơn vị. Nếu định phí được bù đắp hết thì phần số dư đảm phí tăng thêm đó chính là lợi nhuận tăng thêm. Như vậy nhờ vào số dư đảm phí ta nhanh chóng xác định được lợi nhuận. Tuy nhiên, việc sử dụng số dư đảm phí có nhược điểm không giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát góc độ toàn công ty vì sản lượng từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn công ty. Để khắc phục những nhược điểm của số dư đảm phí ta sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí. 2. Tỉ lệ số dư đảm phí ( Contribution margin ratio): Tỉ lệ SDDP = = x 100% Là chỉ tiêu phản ánh quan hệ so sánh giữa tổng SDĐP với tổng doanh thu hoặc SDĐP đơn vị với đơn giá bán sản phẩm. SDDP p – v å DT p Khi thay đổi sản lượng từ mức q1 tới q2 thì: DLN = LN2 - LN1 p - v DLN = (p - v).(q2 - q1) p = (q2 –q1). p . = (êq . p) . tỉ lệ SDĐP Vậy : LN tăng lên = Doanh thu tăng lên x tỉ lệ SDĐP Kết luận: Thông qua khái niệm về tỷ lệ số dư đảm phí ta rút ra được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, nghĩa là khi doanh thu tăng lên một lượng thì lợi nhuận tăng lên một lượng bằng doanh thu tăng lên nhân với tỷ lệ số dư đảm phí. Như thế bộ phận nào có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. 3. Kết cấu chi phí ( Structure of costs): Là mối quan hệ tỉ lệ giữa biến phí và định phí chiếm trong tổng chi phí. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn, chi phí khả biến chiếm tỉ trọng nhỏ thì tỉ lệ SDĐP lớn, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) nhiều hơn. Ngược lại, khi tỉ lệ SDĐP nhỏ, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn. 4. Đòn bẩy kinh doanh (Operating leverage - OL): Đòn bẩy kinh doanh dùng để đo lường sự nhạy cảm của lợi nhuận trước sự thay đổi của khối lượng hoạt động. Một doanh nghiệp có tỉ lệ định phí lớn hơn biến phí khi đó lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với những thay đổi trong doanh thu và ngược lại. OL sẽ cao ở những doanh nghiệp mà tỉ lệ Định phí > Biến phí :Giúp doanh nghiệp sẵn sàng thích ứng khi tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Tuy nhiên khi thị trường biến động doanh nghiệp sẽ dễ đi tới phá sản. OL sẽ thấp ở những doanh nghiệp mà tỉ lệ Định phí < Biến phí : Năng lực của doanh nghiệp không đảm bảo khi tăng mức độ hoạt động vượt quá giới hạn. OL = % thay đổi Lợi nhuận % thay đổi Doanh thu Tại một điểm hoạt động thì hệ số đòn bẩy kinh doanh : OL = å SDĐP Lãi thuần Ứng dụng của Đòn bẩy kinh doanh: Là công cụ nhà quản trị dự kiến lợi nhuận theo công thức: Tốc độ gia tăng LN Độ lớn OL Tỉ lệ % thay đổi về DT (SLTT) = x Muốn tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp cần phải tăng tỉ lệ % thay đổi về doanh thu (sản lượng tiêu thụ). Ý nghĩa của Đòn bẩy kinh doanh: Là công cụ đo lường rủi ro: khi đòn bẩy kinh doanh lớn có nghĩa rủi ro tăng. Là công cụ để nhà quản trị dự đoán lợi nhuận. 5. Điểm hoà vốn (BEP – Break even point): 5.1.Khái niệm: Điểm hoà vốn là khối lượng hoạt động mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí ( åDT = åCP). Tại điểm này, doanh nghiệp không có lãi mà cũng không lỗ. 5.2. Các thước đo tiêu chuẩn hoà vốn: Ngoài khối lượng hoà vốn và doanh thu hoà vốn, điểm hoà vốn còn được quan sát dưới các góc nhìn khác : chất lượng của điểm hoà vốn. 5.2.1. Thời gian hoà vốn: Là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hoà vốn trong một kỳ kinh doanh. = Thời gian hoà vốn = Doanh thu hoà vốn Doanh thu bình quân 1 ngày Trong đó :Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu trong năm 360 5.2.2. Tỉ lệ hoà vốn (Công suất hoà vốn): Là tỉ lệ giữa doanh thu hoà vốn và doanh thu đạt được trong kỳ. Tỉ lệ hoà vốn = Doanh thu hoà vốn Doanh thu trong kỳ Thời gian hoà vốn và tỉ lệ hoà vốn được hiểu như thước đo sự rủi ro. Trong khi thời gian hoà vốn cần phải càng ngắn càng tốt thì tỉ lệ hoà vốn cũng vậy càng thấp càng an toàn. Công suất hoà vốn là mức năng lực sản xuất cần huy động để đạt điểm hoà vốn Tại điểm hoà vốn, với công suất hoà vốn là h%, ta có: qhv x 100% h% = qcông suất TFC x 100% h% = qmax(p - v) Hay Thông qua h% người quản lý có thể đánh giá được doanh nghiệp có thể đạt điểm hoà vốn trong kỳ hay không?. Nếu h% càng nhỏ hơn 100% càng thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp rất dồi dào, hiệu suất đầu tư cố định cao, cho phép doanh nghiệp có thể khai thác công suất trên mức hoà vốn lớn; do đó, khả năng đem lại lợi nhuận cao. Ngược lại, nếu h% càng tiến gần đến 100% càng thể hiện tình trạng bất ổn trong trang bị và đầu tư cố định, thể hiện sự bất cập về qui mô và tình trạng lạc hậu của tài sản cố định, hiệu suất đầu tư cố định thấp. Nếu h% lớn hơn 100%, công suất thiết kế không cho phép doanh nghiệp đạt đến điểm hoà vốn. Như vậy, thông qua công suất hoà vốn có thể đánh giá doanh nghiệp có thể đạt được điểm hoà vốn trong kỳ hay không. Có thể tóm tắt mối quan hệ giữa công suất hoà vốn và điểm hoà vốn tại doanh nghiệp như sau: Nếu h% > 100%: Doanh nghiệp không đạt được điểm hoà vốn trong kỳ, nói cách khác là doanh nghiệp bị lỗ vì để đạt được điểm hoà vốn doanh nghiệp phải huy động công suất lớn hơn công suất hiện có tối đa tại doanh nghiệp. Nếu h% < 100%: Trong trường hợp này, doanh nghiệp đạt được điểm hoà vốn mà không cần huy động tối đa công suất hiện có tại công ty. Nếu h% càng nhỏ thì khả năng đạt được điểm hoà vốn càng cao và khoảng chênh lệch giữa công suất tối đa và công suất hoà vốn ( 1- h%) được gọi là khoảng cách an toàn về công suất. Nếu h% = 100%: Để đạt được điểm hoà vốn, doanh nghiệp phải huy động tối đa năng lực sản xuất tại đơn vị. 5.2.3. Hệ số an toàn (Doanh thu an toàn): Là phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ và doanh thu hoà vốn Hệ số an toàn = Doanh thu hoạt động – Doanh thu hoà vốn Hệ số này được quyết định bởi cơ cấu chi phí, hệ số càng cao thì rủi ro càng thấp và ngược lại. 5.3. Phương pháp xác định điểm hoà vốn: 5.3.1. Phương pháp đại số: Dựa vào phương trình : LN = DT – CP Tại điểm hoà vốn : LN = 0 ð DT = CP ó Khối lượng x Giá bán = Khối lượng x Biến phí đơn vị + CP bất biến q . p = q . v + TFC ð qhv = TFC Gọi qhv : sản lượng hoà vốn p - v ð Doanh thu hoà vốn = Sản lượng hoà vốn x giá bán Shv = qhv . p Shv = TFC CP bất biến Tỷ lệ SDĐP = p - v p Hoặc: 5.3.2. Xác định điểm hoà vốn bằng đồ thị: Theo khái niệm, trên đồ thị phẳng điểm hoà vốn là toạ độ được xác định bởi khối lượng thể hiện trên trục hoành – còn gọi là khối lượng hoà vốn và bởi doanh thu thể hiện trên trục tung – còn gọi là doanh thu hoà vốn. Toạ độ đó chính là giao điểm của 2 đường : Doanh thu và Chi phí. Gọi p : giá bán v : chi phí khả biến đơn vị TFC : chi phí bất biến Trục ox : sản lượng sản phẩm. Trục oy :doanh thu, chi phí. Ta có phương trình doanh thu : y1 = p.x phương trình đường chi phí : y2 = v.x + TFC Sản lượng (x) Doanh thu, Chi phí (y) y2 = v.x + TFC y = TFC y1 = p.x q qhv Điểm hv Lãi Lỗ Đồ thị điểm hoà vốn: b. Đồ thị Sản lượng - Lợi nhuận: Đây là một loại đồ thị khác về mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận. Đồ thị này có ưu điểm là dễ vẽ và phản ánh được mối quan hệ giữa sản lượng với lợi nhuận. Tuy nhiên không phản ánh được mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng. - TFC Sản lượng (x) Lợi nhuận (y) LN:y = (p –v)q - TFC qhv 5.3.4. Xác định điểm hoà vốn trong trường hợp kinh doanh nhiều sản phẩm: Trường hợp này ta không thể xác định được sản lượng hoà vốn chung vì mỗi sản phẩm có một SDĐP khác nhau. Ta chỉ có thể xác định được doanh thu hoà vốn chung thông qua tỉ lệ SDĐP hoặc tỉ lệ biến phí. Gọi Rv : tỉ lệ biến phí trên doanh thu Rcm : tỉ lệ SDĐP pi : đơn giá bán sản phẩm i qi : sản lượng sản phẩm i Vi : tổng biến phí sản phẩm i Si : doanh thu sản phẩm i Xác định Rv: åVi åqi . vi Rv = = åSi åqi . pi Xác định So: So = Vo + TFC ó So = Rv . So + TFC ó So (1 – Rv) = TFC TFC TFC 1- Rv Rcm So ó = = 5.4. Quan hệ điểm hoà vốn với Lợi nhuận: 5.4.1. Dự tính Lợi nhuận, xác định Khối lượng, Doanh thu tiêu thụ cần thiết: Nhà quản trị đã dự tính và xác định được khối lượng sản phẩm, doanh thu cần đạt được thì sẽ chủ động trong điều hành các chiến lược bán ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18046.doc
Tài liệu liên quan