Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng

Tài liệu Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng: LỜI MỞ ĐẦU Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động đều mong muốn thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thoã mãn được mong muốn đó. Trong cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp, các công ty phải đối phó với những cạnh tranh khốc liệt, bất cứ một quyết định sai lầm nào đều dẫn đến kết quả khó lường, đôi khi dẫn đến phá sản. Do đó, việc ra quyết định đúng đắn là vô cùng cần thiết và trách nhiệm này thuộc về các nhà quản trị doanh nghiệp. Các nhà tổ chức sẽ ... Ebook Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức phối hợp ra quyết định và phối hợp mọi hoạt động của công ty để chỉ đạo, hướng dẫn công ty đạt lợi nhuận cao nhất qua việc phân tích, đánh giá và đề ra những phương, chiến lược kinh doanh trong tương lai. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị là phải xem xét chi phí bỏ ra cho một sản phẩm là bao nhiêu để đem lại lợi nhuận cao nhất. Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận là một công cụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận mà còn là phương pháp phân tích nhằm cung cấp những dữ tiệu mang tính dự báo phục vụ cho quá trình ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. Nó còn là cơ sở để đưa ra các quyết định như lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất cho khách hàng. Với những đặt điểm trên, việc ứng dụng phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận vào mỗi công ty là vô cùng cần thiết. Xuất pát t ừ v ấn đề này em đi sâu tìm hiểu đề tài “ Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận” và lấy đó làm đề tài tốt nghiệp của mình. Đề tài gồm ba phần: Phần I: Cơ sở lý luận của việc phân tích mối quan hệ Chi phí - S ản lượng - Lợi nhuận trong doanh nghiệp sản xuất. Phần II: Thực trạng về mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - lợi nhuận tại công ty Nhựa Đà Nẵng. Phần III: Ứng dụng phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận trong quá trình ra quyết định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN I.1 Khái niệm Nghiên cứu mối quan hệ giữa Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố giá bán, sản lượng, chi phí cố định, chi phí biến đổi và sự tác động của chúng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận được xác định trong phương trình kinh tế xác định lợi nhuân. Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí Từ phương trình kinh tế cơ bản này có nhiều cách nhìn và khai thác khác nhau về mối quan hệ giữa Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuân. Vấn đề ở chỗ quan niệm và cách ứng xử của chúng ta về chi phí. I.2 Vai trò Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sở để đưa ra các quyết định như chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, chiến lược bán hàng… Trong xu thế cạnh tranh của cơ chế thị trường các doanh nghiệp phải luôn tìm mọi cách về giá, chủng loại sản phẩm đồng thời phải thõa mãn được nhu cầu khách hàng…Để giải quyết những vấn đề đó thì các nhà quản lý cần phải tiến hành công tác phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận. Qua đó sẽ đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó các quyết định đúng dắn trong việc thay đổi chi phí, giá bán, thay đổi dây chuyền sản xuất, kết cấu mặt hàng nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Và để thực hiện phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách toàn bộ chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, chi phí bất biến, phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích. I.3 Nội dung phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận * Phân tích điểm hòa vốn. * Phân tích sản lượng tiêu thụ để đạt mức lãi mong muốn. * Phân tích những ảnh hưởng của những thay đổi về Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận. II.KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ II.1 Chi phí và phân loại chi phí II.1.1 Khái quát về chi phí Chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhắm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp đó là lợi nhuận, do đó chi phí là một trong những yếu tố trung tâm trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà quản trị. Chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi, tài sản, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức, tiên liệu một cách đúng đắn và khoa học về chi phí, kiểm soát chi phí là tiền đề để nhà quản trị đi đến những quyết định hợp lý. II.1.1.1 Chi phí theo quan điểm kế toán tài chính Theo kế toán tài chính thì chi phí được nhận thức như những khoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được một sản phẩm, một dịch vụ, của cải nhất định. Nó được định hướng bằng lượng tiền chi ra, một mức giảm sút giá trị tài sản, một khoản nợ dịch vụ, thuế… Hay nói cách khác chi phí được hiểu là một số tiền hoặc phương tiện mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt mục đích nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy sự thu về. Với tính chất đặc trưng này, chúng ta có thể nhận biết chi phí thể hiện qua các tài liệu trong lĩnh vực kế toán tài chính, chúng thường được gắn liền với một chứng cứ nhất định (chứng từ). II.1.1.2 Chi phí theo kế toán quản trị Mục đích của kế toán quản trị trong lĩnh vực chi phí là cung cấp thông tin chi phí thích hợp, hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Vì vậy đối với kế toán quản trị không chỉ đơn thuần nhận thức chi phí như quan điểm kế toán tài chính, chi phí còn được nhận thức theo phương pháp nhận diện thông tin ra quyết định. Với lý do này, chi phí có thể là dòng phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động hằng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định, chi phí cũng có thể là dòng phí tổn ước tính để thực hiện dự án, những phí tổn mất đi do lựa chọn phương án, hy sinh cơ hội kinh doanh… Nhận diện và hiểu được cách phân loại và ứng xử của từng loại chi phí là chìa khóa để đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của nhà quản trị. II.1.2 Phân loại chi phí II.1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động kết hợp với công dụng Theo tiêu thức này chi phí trong kỳ kế toán của doanh nghiệp được tồn tại dưới các yếu tố sau: a. Chi phí sản xuất * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khoản mục này bao gồm toàn bộ những khoản chi phí liên quan đến chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đây chính là chi phí nguyên vật liệu chính như hạt nhựa trong ngành, chế biến nhựa, gỗ trong sản xuất bàn ghế… Ngoài chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn bao gồm chi phí nguyên vật liệu phụ (kể cả nhiên liệu) dùng trực tiếp trong sản xuất sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được thiết lập định mức từng loại trong chế tạo từng sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu phụ không liên quan trực tiếp vì vậy khó thiết lập định mức theo từng loại, chúng thường được ước tính tỷ lệ trên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp. * Chi phí nhân công trực tiếp Yếu tố chi phí nhân công bao gồm: Các khoản tiền lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động. Tổng chi phí nhân công là tổng quỹ lương, bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Như vậy, sự nhận thức này cũng chính là cơ sở để nhà quản trị hoạch định mức tiền lương bình quân cho người lao động, tiền đề để điều chỉnh chính sách lương để đạt được sự cạnh tranh lành mạnh về nguồn lực lao động. * Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung có thể định nghĩa bao gồm tất cả các chi phí sản xuất không thuộc 2 khoản mục trên. Như vậy chi phí sản xuất chung thường bao gồm: + Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng. + Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị, phục vụ sản xuất. + Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất. + Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong sản xuất. + Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện nước, sửa chữa… Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều thành phần có đặc điểm khác nhau, chúng thường liên quan đến nhiều quá trình sản xuất sản phẩm, ít biểu hiện cụ thể qua mối quan hệ nhân quả. b. Chi phí ngoài sản xuất * Chi phí bán hàng Chi phí bán hàng còn được gọi là chi phí lưu thông, là những dòng phí tổn cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện chính sách bán hàng. Khoản mục chi phí bán hàng thường bao gồm: + Chi phí về lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của toàn bộ lao động trực tiếp hoặc quản lý trong hoạt động bán hàng, vận chuyển hàng hóa tiêu thụ. + Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng trong việc bán hàng, vận chuyển hàng hóa tiêu thụ. + Chi phí về công cụ dụng cụ thường dùng trong việc bán hàng như: bao bì sử dụng luân chuyển, các quầy hàng… + Chi phí khấu hao thiết bị và tài sản cố định dùng trong việc bán hàng như phương tiện vận chuyển, cửa hàng, nhà kho… + Chi phí thuê ngoài liên quan đến việc bán hàng như quản cáo, hội chợ, bảo hành, khuyến mãi,… + Chi phí khác bằng tiền trong việc bán hàng. * Chi phí quản lý doanh nghiệp Khoản mục chi phí này gồm tất cả các dòng phí tổn liên quan đến công việc hành chính, quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm: + Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của người lao động, quản lý của các bộ phận phòng ban của doanh nghiệp. + Chi phí vật liệu, năng lượng, nhiên liệu dùng trong hành chính quản trị văn phòng. + Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong công việc hành chính quản trị văn phòng. + Chi phí dịch vụ điện nước, điện thoại, bảo hiểm phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp. + Các khoản thuế, lệ phí chưa tính vào giá trị tài sản. + Các khoản chi phí liên quan đến sự giảm sút giá trị tài sản dùng trong sản xuất kinh doanh do biến động thị trường như dự phòng nợ phải thu khó đòi. II.1.2.2 Phân loại theo cách ứng xử chi phí Nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu lập kế hạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí của nhà quản trị doanh nghiệp, kế toán quản trị phân loại chi phí theo các ứng xử của chi phí, nghĩa là khi mức độ hoạt động biến động thì chi phí sẽ biến động như thế nào. Khi mức hoạt động kinh doanh thay đổi, các nhà quản trị cần phải thấy trước chi phí sẽ biến động như thế nào, biến động bao nhiêu và loại nào biến động để tương ứng với biến động của mức hoạt động? a.Chi phí khả biến (biến phí) Là những chi phí xét về mặt tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với sự thay đổi của mức hoạt động nhưng chi phí trên một đơn vị sản phẩm thì hầu như không thay đổi Biến phí thường gồm các khoản chi phí như: chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, giá vốn của hàng hóa mua vào để bán lại,... Như vậy biến phí sẽ biến đổi theo căn cứ mà được xem là nguyên nhân phát sinh ra chi phí đó. Căn cứ đó thường là mức sản lượng sản phẩm sản xuất, căn cứ này thường được gọi là hoạt động căn cứ. Các hoạt động căn cứ thường bao gồm sản lượng sản xuất, số giờ máy hoạt động, số giờ lao động trực tiếp, số km vận chuyển... Căn cứ vào mức độ thay đổi của biến phí thì chia biến phí thành biến phí cấp bậc và biến phí tỷ lệ (biến phí thực thụ) + Biến phí cấp bậc Biến phí cấp bậc là những khoản chi phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng. Biến phí loại này không đổi khi mức độ hoạt động căn cứ thay đổi ít. Nói cách khác biến phí loại này cũng có quan hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính với mức độ hoạt động thay đổi cho phép chi phí thay đổi để tương ứng với mức hoạt động mới. Biến phí cấp bậc gồm những khoán chi phí như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì.... Chiến lược của nhà quản trị doanh nghiệp là phải nắm được toàn bộ khả năng cung ứng của từng bậc để tránh khuynh hướng huy động quá nhiều so với nhu cầu, vì điều này sẽ gây khó khăn khi nhu cầu sau đó lại giảm đi. Đồ thị biểu diễn biến phí cấp bậc như sau: 0 Mức độ hoạt động Đồ thị biểu diễn biến phí cấp bậc + Biến phí tỷ lệ: Biến phí tỷ lệ là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức độ hoạt động căn cứ, như chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp...Đồ thị biểu diễn biến phí tỷ lệ như sau: Mức độ hoạt động 0 CP y = ax Trong đó: y là tổng biến phí a là biến phí đơn vị x là sản lượng b. Chi phí bất biến (định phí) Định phí là những khoán chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ thì định phí thay đổi. Khi mức độ hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ giảm, và ngược lại. Định phí thường bao gồm các khoản chi phí như khấu hao thiết bị sản xuất, chi phí quảng cáo, lương của các bộ phận quản lý phục vụ. Định phí không có ngụ ý là chi phí không thể thay đổi mà chỉ chú ý nó không khả biến. Do đó một số loại định phí có thể thay đổi dễ dàng hơn và nhanh hơn các định phí khác nên định phí được chia làm hai loại: định phí bắt buộc và định phí tuỳ ý. Mức độ hoạt động Tổng ĐP y = B Mức độ hoạt động ĐP đơn vị Y = B/x + Định phí tuỳ ý: Định phí tuỳ ý là định phí có thể thay đổi nhanh chóng bằng hành động của Nhà quản trị. Các nhà quản trị quyết định mức độ và sản lượng định phí này trong các quyết định hàng năm. Thí dụ về loại định phí này gồm chi phí quảng cáo, đào tạo nhân viên, nghiên cứu... + Định phí bắt buộc: Định phí bắt buộc là định phí không thể thay đổi một cách nhanh chóng vì chúng thường liên quan đến Tài sản cố định và cấu trúc cơ bản của doanh nghiệp. Thí dụ về loại định phí này gồm khấu hao tài sản cố định, thuê tài sản, tiền lương của các thành viên trong cơ cấu tổ chức cơ bản của doanh nghiệp. Định phí bắt buộc có hai đặc điểm: - Có bản chất sử dụng lâu dài. - Không thể giảm bớt đến số không được. Định phí, ngoài cách biểu diễn trên còn được biểu diễn trong đồ thị dưới đây trong mối quan hệ với phạm vi phù hợp. Mức độ hoạt động Tổng ĐP TFC2 Đường ĐP Phạm vi phù hợp TFC1 TFC0 Mức độ định phí tương xứng với một phạm vi thích hợp của mức hoạt động. Khi mức hoạt động vượt quá phạm vi phù hợp, định phí bắt buộc thay đổi để phù hợp với mức hoạt động tăng lên. Hiện nay, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng định phí nhiều hơn so với biến phí. Định phí đôi khi là các khoản chi phí năng lực, nghĩa là chúng phản ánh các khoản chi cho thiết bị sản xuất nhằm tạo ra năng lực mới, cơ bản để cung cấp cho quá trình Sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện phát triển nhanh sản xuất. Do vậy, xu hướng tăng dần tỷ trọng định phí so với biến phí có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển lâu dài và cơ bản của doanh nghiệp. Đồng thời, khi định phí có tỷ lệ cao so với biến phí thì nhà quản trị khi lập kế hoạch dễ bị động và có ít sự lựa chọn có thể có trong các quyết định hàng ngày. Bảng tóm tắt các ứng xử của biến phí và định phí trong mối quan hệ với mức hoạt động Loại chi phí Khi mức độ hoạt động thay đổi CP tính cho một đơn vị CP tính cho tổng số Biến phí Cố định Thay đổi Định phí Thay đổi Cố định c. Chi phí hỗn hợp Là những chi phí bao gồm biến phí lẫn định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản thì chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí nhưng sang một mức độ hoạt động khác nó biểu hiện đặc điểm của biến phí. Đồ thị biểu diễn chi phí hỗn hợp như sau: Mức độ hoạt động CP 0 Mức độ hoạt động CP 0 BP ĐP BP ĐP * Phần bất biến của chi phí hỗn hợp thường phản ánh chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì phục vụ và để giữ dịch vụ đó luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ. * Phần khả biến thường phản ánh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng quá định mức. Do dó yếu tố khả biến thường phản ánh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng quá định mức. Do đó yếu tố khả biến sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức dịch vụ phục vụ hoặc mức sử dụng định mức. Để phục vụ yêu cầu quản trị chi phí kế toán quản trị phải phân tích chi phí hỗn hợp, là quá trình tách chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí từ đó làm cơ sở để dự toán chi phí. Để thực hiện được điều này ta đi phân tích và tách biệt yếu tố bất biến, khả biến trong chi phí hỗn hợp sau đó đưa về dạng công thức để thuận tiện cho việc sử dụng trong phân tích và quản lý kinh doanh. Phương trình chi phí hỗn hợp có dạng : Y = A + bx Trong đó: Y : Chi phí hỗn hợp cần phân tích A : Chi phí bất biến cho mức độ hoạt động trong kỳ b : Chi phí khả biến cho một đơn vị hoạt động. x : Số lượng hoạt động. Mục đích là phải xác định được A và b, còn x là ẩn số. Chúng ta sẽ nghiên cứu ba phương pháp phân tích các chi phí hỗn hợp thành yếu tố bất biến, khả biến. + Phương pháp cực đại, cực tiểu Phương pháp cực đại, cực tiểu trong phân tích chi phí hỗn hợp đòi hỏi phải quan sát các chi phí phát sinh ở mức độ thấp nhất và cao nhất của hoạt động trong phạm vi phù hợp. - Xác định chênh lệch hoạt động giữa mức hoạt động cao nhất và thấp nhất. - Xác định chênh lệch chi phí giữa mức hoạt động cao nhất và thấp nhất. - Xác định biến phí đơn vị. Biến phí đơn vị = Xác định chênh lệch hoạt động giữa mức hoạt động cao nhất và thấp nhất Xác định chênh lệch chi phí giữa mức hoạt động cao nhất và thấp nhất - Xác định định phí: y = A + b.x Thế vào điểm cao nhất và điểm thấp nhất sẽ tìm được A: A = Tổng chi phí ở mức cao nhất (thấp nhất) - Mức độ hoạt động cao nhất (thấp nhất) x Biến phí đơn vị Ưu nhược điểm của phương pháp: Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, tuy nhiên do chỉ sử dụng 2 điểm để phân tích chi phí nên chưa đủ có những kết quả chính xác trong việc phân tích chi phí hỗn hợp. + Phương pháp đồ thị phân tán Giống như phương pháp cực đại, cực tiểu, phương pháp đồ thị phân tán đòi hỏi phải có các số liệu về mức độ hoạt động đã được thống kế qua các kỳ của hoạt động kinh doanh. Phương pháp đồ thị phân tán là phương pháp mà việc phân tích thông qua việc sử dụng đồ thị biểu diễn tất cả các giao điểm của chi phí với mức độ đã hoạt động. Phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp cực đại, cực tiểu là sử dụng nhiều quan sát hơn và cho phép nhà quản trị thấy mô hình chi phí, do đó ít có khả năng bị ảnh hưởng của sự kiện bất thường. Hơn nữa, quan sát vào các điểm của chi phí tại các mức độ hoạt động khác nhau ngay trên đồ thị cho thấy rõ mô hình mối quan hệ chi phí với mức độ hoạt như thế nào? Ưu nhược điểm của phương pháp: Ưu điểm của phương pháp này là khắc phục được nhược điểm của phương pháp cực đại- cực tiểu vì nó xét đén tất cả các mức độ hoạt động. Tuy nhiên rất khó vẽ và khó xác định chính xác các yếu tố định phí. + Phương pháp bình phương bé nhất Phương pháp bình phương bé nhất còn gọi là phương pháp hồi quy đơn giản. Đây là phương pháp tinh vi hơn phương pháp cực đại - cực tiểu và cho ta độ chính xác cao hơn. Từ phương trình y = A + b.x với tập hợp n lần qua sát thống kê, ta có hệ thống hai phương trình như sau: ∑xy= A∑ x+ b∑ x ∑y = nA + b∑ x Trong đó: x là biến số độc lập (mức hoạt động căn cứ) y là biến số phụ thuộc (chi phí hốn hợp) A và b là thông số cần xác định (Biến phí và Định phí) Giải hệ phương trình trên ta suy ra phương trình y = A + b.x Phương pháp này cho ta độ chính xác cao hơn hai phương pháp trên, vì phương pháp này quan tâm đến tất cả các quan sát thực nghiệm. Trong thực tế tùy theo hoạt động kinh doanh cụ thể mà doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp để phân tích chi phí hỗn hợp. Ưu nhược điểm của phương pháp: Mặc dù phải sử dụng kỹ thuật tính toán phức tạp nhưng đây lại là phương pháp cho kết quả chính xác hơn vì nó sử dụng phân tích thống kê để xác định đường hồi quy cho các điểm. Tóm lại: Phân loại chi phí theo mô hình ứng xử giúp nhà quản trị thấy được những cách ứng xử từng loại chi phí giúp nhà quản lý có cách nhìn và quyết định tốt hơn khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động. II.1.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính a. Chi phí sản phẩm Là những mục chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc mua vào. Chi phí sản phẩm luôn gắn liền với sản phẩm và chỉ được thu hồi khi sản phẩm được tiêu thụ, khi sản phẩm chưa được tiêu thụ thì chúng nằm trong các đơn vị sản phẩm tồn kho. Chi phí sản phẩm phát sinh và ảnh hưởng đến nhiều kỳ báo cáo. Do đó khi xác định chi phí chúng ta cần xem xét giai đoạn chuyển tiếp và mức độ chuyển tiếp của chúng. b. Chi phí thời kỳ Chi phí thời kỳ có thể hiểu đơn giản là những dòng phí tổn phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một thời kỳ. Chi phí thời kỳ không phải là những chi phí tạo thành thực tế sản phẩm hoặc nằm trong các yếu tố cấu thành giá vốn của hàng hóa mua vào, mà là những khoản chi phí hoàn toàn biệt lập với quá trình sản xuất sản phẩm hoặc mua vào hàng hóa. Chi phí thời kỳ bao gồm các loại lưu thông và chi phí quản lý doanh nghiệp. II.1.2.4 Phân loại theo khả năng kiểm soát Theo cách phân loại này, chi phí đựơc phân thành hai loại là chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được. Qua cách phân loại này sẽ phản ánh phạm vi và quyền hạn của các nhà quản trị các cấp đối với những loại chi phí. Trong đó các nhà quản trị cấp cao có nhièu quyền quyết định và kiểm soát chi phí hơn. Chi phí được xem là chi phí kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó nêu cấp này có thẩm quyền quyết định trong đó.Ví dụ chi phí tiếp khách sẽ là kiểm soát được của người quản lý bán hàng nếu anh ta có quyền quyết định tổng số tiền và cách thức tiếp khách hàng. Mặt khác chi phí khâú hao phương tiện kho hàng không phải là chi phí kiểm soát đựơc của người quản lý bán hàng vì họ không có quyền quyết định xây dựng kho hàng. Như vậy, thường ở cấp quản lý thấp mới có những chi phí không kiểm soát được. II.1.2.5 Các cách phân loại chi phí khác a. Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp * Chi phí trực tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí, chúng ta có thể quy nạp hoạch toán trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp… Đối với loại chi phí này thường chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí. Tuy nhiên, chúng dễ được nhận dạng và hoạch toán chính xác, vì vậy sai lầm về định lượng, quyết định về chi phí trực tiếp ít xảy ra. * Chi phí gián tiếp: Là những mục chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chi phí như chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí quảng cáo… Đối với chi phí gián tiếp, nguyên nhân gây ra chi phí và đối tượng chịu chi phí rất khó nhận dạng vì vậy chúng ta cần phải tập hợp chúng, sau đó mới lựa chọn tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng gánh chịu chi phí. Điều này đặc ra vấn đề cần phải khắc phục, hạn chế những sai lầm bằng kỹ thuật phân bổ hoàn hảo hơn. b. Các chi phí liên quan đến việc lựa chọn phương án * Chi phí khác biệt (Chi phí chênh lệch): Việc chợn phương án và đưa ra quyết định của các nhà quản trị là một điều rất quan trọng. Trước khi đưa ra quýet dịnh nhà quản trị thường phải so sánh các phương án khác nhau, mỗi phương án lại có sự khác nhau về cả lượng và loại chi phí. Một phương án sẽ có một số chi phí liên quan và chúng sẽ được đem so sánh với chi phí của phương án khác. Một số chi phí có ở phương án này nhưng chỉ có một phần hoặc không có ở phương án khác, các loại chi phí này được gọi là chi phí chênh lệch. Chi phí chênh lệch nó bao gồm cả khi chi phí tăng và chi phí giảm giữa các phương án khác nhau. * Chi phí cơ hội: Trong kinh doanh, mọi khoản chi phí phát sinh đều phải phản ánh và theo dõi trên sổ sách kế toán. Tuy nhiên có một loại chi phí hoàn toàn không đựoc phản ánh nhưng rất quan trọng và phải được xem xét, cân nhắc khi công ty cần lựa chọn phương án kinh doanh đó là chi phí cơ hội. Như vậy, chi phí cơ hội là lợi nhuận tiềm tàng bị mất đi khi lựa chọn phương án này đẻ thay thế một phương án khác. Phương án khác là phương án tối ưu nhất có sẵn so với phương án được lựa chọn. Chi phí cơ hội cần phải được xem xét đầy đủ khi lựa chọn phương án. * Chi phí chìm: Là chi phí mà công ty phải chịu và vẫn sẽ phải chịu dù công ty có chọn phương án nào đi nữa. Chi phí chìm không bao giờ thích hợp với việc ra quyết định vì chúng không có tính chênh lệch. II.2 Ý nghĩa của việc phân tích Chi phí - Sản lượng - Lơị nhuận Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lựơng - Lợi nhuận là xem xét mối quan hệ trực tiếp của cá nhân tố giá bán, khối lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến, kết cấu mặt hàng đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ chi phí sản lượng lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sở để đưa ra những quyết định như: chọn dây chuyền sản xuất, đánh giá sản phẩm, chiến lược bán hàng, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh. Hiện nay, vấn đề đảm bảo lợi nhuận cao và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là điều cần thiết đặt ra cho các nhà quản trị. Do đó, các nhà quản trị cần phải phân tích mối quan hệ chi phí sản lượng lợi nhuân, qua việc phân tích mối quan hệ, doanh nghiệp sẽ cải thiện tích cực hơn về biến phí, định phí, doanh số, giá bán để đưa ra các quyết định thích hợp trong phạm vi của mình. Mặt khác ta có thể vận dụng việc phân tích mối quan hệ Chi phí- Sản lượng- Lợi nhuận để xác định khối lượng sản phẩm cần tiêu thụ hoặc doanh số cần để tạo mức lợi nhuận mong muốn. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ để đạt lợi nhuận đề ra. Chính vì vậy phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận có vai trò đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hiểu và vận dụng tốt mối quan hệ này để đề ra quyết định cho phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong viẹc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. II.3 Giả thuyết của việc phân tích chi phí sản lượng lợi nhuận * Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động của chi phí và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp. * Phân tích một cách chính xác chi phí của xí nghiệp thành chi phí khả biến và bất biến. * Khi doanh nghịêp kinh doanh nhiều loại sản phẩm, doanh thu phải theo tỉ lệ có thể dự tính được, nghĩa là kết cấu sản phẩm tiêu thụ không đổi. * Định phí không đổi trong phạm vi hoạt động. * Năng suất lao động không đổi * Doanh nghiệp phải áp dụng phương pháp tính giá trực tiếp III. CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG -LỢI NHUẬN III.1 Số dư đảm phí (SDĐP) Số dư đảm phí là số tiền còn lại của doanh số bán hàng sau khi đã trừ đi các biến phí. Số dư đảm phí trước hết được dùng là để trang trải định phí, phần còn lại sau khi trang trải cho định phí chính là lợi nhuận của công ty. Nếu SDĐP không đủ trang trải định phí thì công ty sẽ bị lỗ trong kỳ. SDĐP có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, từng loại sản phẩm và từng loại đơn vị sản phẩm. SDĐP = Doanh thu – Tổng biến phí = (p –vc) x q SDĐP đơn vị = đơn giá bán - biến phí đơn vị = p – vc Nếu gọi: p: đơn gián bán vc:biến phí đơn vị q:số lượng sản phẩm tiêu thụ SDĐP: số dư đảm phí TFC:tổng định phí Từ đó ta có báo cáo thu nhập số dư đảm phí như sau: BÁO CÁO THU NHẬP SỐ DƯ ĐẢM PHÍ STT Chỉ tiêu Tổng số Tính cho 1 sản phẩm 1 2 3 4 5 Doanh thu Biến phí Số dư đảm phí Định phí Lợi nhuận q x p q x vc (p – vc) x q TFC (p – vc) x q - TFC P Vc P – vc Từ báo cáo thu nhập ta có các trường hợp sau: + Khi q = 0 ↔ LN = - F, công ty sẽ bị lỗ một khoản chính bằng định phí + Tại sản lượng q0 mà ở đó, SDĐP = TFC thì LN công ty = 0, lúc này công ty đạt điểm hòa vốn + Tại sản lượng q1> q0, công ty sẽ có lãi với LN1 = (p –vc) x q1 – TFC + Tại sản lượng q2>q1>q0 công ty sẽ có lãi với LN2 = (p –vc) x q2- TFC Như vậy, khi sản lượng tăng một lượng thì lợi nhuận tăng: ∆LN = LN1 – LN2 = (p – vc) x (q2 –q1) Như vậy thông qua số dư đảm phí ta thấy được mối quan hệ giữa số lượng và lợi nhuận. Nếu sản lượng tăng lên một lượng thì lợi nhuận tăng bằng sản lượng nhân với số dư đảm phí đơn vị, mối quan hệ này chỉ đúng khi công ty vượt qua điểm hòa vốn. Sử dụng khái niệm SDĐP cho ta thấy được mối quan hệ sản lượng và lợi nhuận, nhưng nó cũng có mặt hạn chế đó là không giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát giác độ toàn bộ doanh nghiệp nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi sản lượng của từng loại sản phẩm không thể tổng hợp cho toàn doanh nghiệp. Để khắc phục nhược điểm này, ta kết hợp khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí (% SDĐP) III.2 Tỷ lệ số dư đảm phí (%SDĐP) Tỷ lệ SDĐP là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu, hoặc giữa số dư đảm phí đơn vị và giá bán %SDĐP = SDĐP Doanh thu x 100% %SDĐP = SDĐP đơn vị Đơn giá bán x 100% = Đơn gía bán - Biến phí đơn vị Đơn giá bán x 100% %SDĐP = (p - vc) x q q x p x 100% = P - vc P x 100% Tỉ lệ số dư đảm phí cho ta thấy được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, nếu doanh thu tăng hoặc giảm một lượng thì lợi nhuận tăng hoặc giảm một lượng bằng doanh thu tăng hoặc giảm nhân với tỉ lệ SDĐP. Mối quan hệ này đúng khi doanh nghiệp vượt qua điểm hòa vốn. Như vậy, nếu tăng cùng một lượng doanh thu ở tất cả sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận… thì những sản phẩm lĩnh vực bộ phận nào có tỷ lệ SDĐP lớn hơn thì lợi nhuận tăng nhiều hơn. III.3 Kết cấu chi phí Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu tương đối, phản ánh mối quan hệ giữa định phí và biến phí trong tổng chi phí của công ty. Mỗi công ty có mục tiêu và đặc điểm kinh doanh khác nhau, vì vậy xuất phát từ đặc điểm và mục tiêu của mình mỗi công ty phải xác lập một kết cấu chi phí phù hợp với điều kiện, khả năng về vốn, thị trường lao động của mình. Không có một mô hình nào chuẩn cho các công ty áp dụng và cũng không có một kết cấu chi phí nào là tốt nhất. Tuy nhiên khi xác lập một kết cấu chi phí phải xem xét tác động của nhiều yếu tố khách hàng lâu dài và trước mắt của công ty, tình hình biến động doanh thu. Nói chung công ty nào có tỷ lệ định phí cao hơn trong tổng chi phí thì lợi nhuận sẽ nhạy cảm với biến động của công ty. Lợi nhuận sẽ tăng nhanh khi công ty gặp thuận lợi và sẽ giảm nhanh khi công ty gặp khó khăn. Và đối với công ty có tỷ lệ định phí thấp trong tổng chi phí thì rủi ro của doanh nghiệp sẽ thấp, lợi nhuận của công ty sẽ tương đối ổn định hơn so với công ty có tỷ lệ định phí cao. Tuy nhiên nếu xét về lâu dài công ty có kết cấu như vậy mà có doanh thu tăng thì sẽ bị thất thu lợi nhuận nhưng nếu đầu tư càng nhiều thì mức rủi ro càng cao. Bù lại công ty đó càng có khả năng thu được lợi nhuận hơn khi h._.oạt động kinh doanh thuận lợi. III.4 Đòn bẩy kinh doanh Là sự đánh giá phạm vi mà các chi phí bất biến được sử dụng trong công ty nói cách khác đòn bẩy kinh doanh chính là cách thức sử dụng chi phí để tác động đến công ty nhằm thay đổi lợi nhuận. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn ở các công ty có tỷ lệ biến phí thấp hơn định phí và nhỏ hơn ở các công ty ở kết cấu chi phí ngược lại. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn thì tỷ lệ chi phí bất biến trong tổng chi phí lớn hơn chi phí khả biến. Do đó, nếu doanh nghiệp có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao thì lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với những thay đổi của doanh số có thể làm tăng một tỷ lệ cao hơn trong lợi nhuận hoặc giảm cũng tương đương. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh (K) ở một mức doanh thu cho sẵn của công ty được sát định theo công thức sau: % thay đổi lợi nhuận kinh doanh % thay đổi doanh thu x 100% = Độ lớn đòn bẩy kinh doanh (K) Hệ số K cho thấy: cứ 1% thay đổi về doanh thu sẽ ảnh hưởng đến K% thay đỏi về lợi nhuận kinh doanh. Lợi nhuận tính theo độ lớn đòn bẩy kinh doanh không tính đến chi phí trả lãi vay nhằm loại bỏ ảnh hưởng của cơ cấu và chi phí nguồn vốn khi phân tích rủi ro kinh doanh. Hệ số đòn bẩy kinh doanh cho thấy ứng với một mức hoạt động, hệ số này càng cao thì doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả kinh doanh lớn nhưng hiệu quả kinh doanh cũng sẽ biến thiên lớn và như vậy rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ cao. III.5 Hệ số an toàn (tỷ lệ doanh thu an toàn) Hệ số an toàn được định nghĩa là tỷ lệ giữa doanh thu với độ lệch giữa doanh thu và doanh thu hoà vốn của doanh nghiệp. Hat = DT DT - DThv = DT DTat Trong đó : Hat là doanh thu hệ số an toàn DTat là doanh thu an toàn DThv là doanh thu hoà vốn Hệ số an toàn càng lớn thì rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại hệ số an toàn càng nhỏ thì rủi ro càng bé. Theo công thức trên, nếu hệ số an toàn càng lớn thì tỷ lệ giữa doanh thu trên doanh thu hoà vốn càng bé, lúc này doanh thu khá gần với doanh thu hoà vốn và khi đó doanh nghiệp có khả năng bị lỗ tức là rủi ro của doanh nghiệp càng lớn. Ta có: K DT DT - DT hv = Sản lượng, doanh thu hoà vốn của doanh nghiệp tuỳ thuộc một phần vào quy mô của định phí. Trong điều kiện lợi nhuận của doanh nghiệp là dương và các nhân tố khác không đổi (giá bán, biến phí), doanh nghiệp nào có tỷ lệ định phí cao hơn sẽ có điểm hoà vốn xa hơn, rủi ro của doanh nghiệp càng lớn. Hoạt động càng xa vùng hoà vốn thì rủi ro kinh doanh càng thấp vì những thay đổi về giá bán, chi phí sẽ khó dẫn đến sự thua lỗ của doanh nghiệp. Và do đó độ lớn đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp IV. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP IV.1 Phân tích điểm hòa vốn (ĐHV) IV.1.1 Khái niệm điểm hoà vốn ĐHV là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt động kinh doanh đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán sản phẩm dự kiến hay giá trị thường chấp nhận được. Phân tích ĐHV cung cấp cho các nhà quản trị cách nhìn toàn diện về mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận trong quá trình điều hành công việc. Đó chính là việc chỉ rõ : * Sản lượng, doanh thu ở mức nào để doanh nghiệp đạt được điểm hoà vốn. * Phạm vi lời, lỗ của doanh nghiệp theo những cơ cấu chi phí - sản lượng tiêu thụ, doanh thu. * Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được một mức lợi nhuận mong muốn. Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận có thể trình bày bằng mô hình sau : Doanh thu (DT) Biến phí Số dư đảm phí (SDĐP) Biến phí Định phí Lãi thuần (LT) Tổng Lãi thuần (LT) ĐHV theo khái niệm trên, là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí, nghĩa là lãi thuần bằng 0 (không lời, không lỗ). Nói cách khác, tại ĐHV: SDĐP = ĐP. IV.1.2 Phương pháp xác định điểm hoà vốn Xác định điểm hoà vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Xác định đúng ĐHV sẽ là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán các khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn. IV.1.2.1 Xác định điểm hoà vốn bằng phương trình hoà vốn DN tính giá theo phương pháp trực tiếp : Lợi nhuận = Doanh thu - Biến phí - Định phí Gọi p là đơn giá bán, q là SL tiêu thụ, vc là biến phí đơn vị, TFC là tổng định phí. LN = p.q - vc.q - TFC Tại ĐHV, LN = 0. Suy ra : p.qhoà vốn - vc. qhoà vốn = TFC Suy ra : qhoà vốn = Doanh thu hoà vốn (Shoà vốn) = p. qhoà vốn IV.1.2.2 Xác định điểm hoà vốn bằng số dư đảm phí Phương pháp này dựa trên quan điểm, cứ một sản phẩm tiêu thụ cung cấp một SDĐP là (p - vc) để trang trải định phí. Vì vậy khi biết được định phí và SDĐP một sản phẩm thì : Qhoà vốn = Qhoà vốn . g = x g = = Suy ra : Shoà vốn = IV.1.2.3 Xác định điểm hoà vốn bằng đồ thị Kẻ một hệ trục toạ độ (OX, OY), trục hoành OX biểu diễn sản lượng tiêu thụ, trục tung OY biểu diễn chi phí và doanh thu. Từ tung độ TFC, kẻ một đường thẳng song song với trục hoành. Đây là đường biểu diễn định phí. Chọn một điểm nằm trên mặt phẳng toạ độ (OX, OY) phản ánh tổng chi phí (biến phí và định phí) ứng với mức độ hoạt động đã chọn. Sau khi đánh dấu điểm này, kẻ một đường thẳng nối liền điểm vừa xác định với giao điểm của đường định phí tại trục tung. Chọn một doanh số bất kỳ và đánh dấu điểm ứng với doanh số đã chọn trên mặt phẳng toạ độ, kẻ một đường nối liền điểm này với góc toạ độ. Giao điểm của đường doanh thu với đường chi phí là điểm hoà vốn. Từ điểm hoà vốn, kẻ một đường thẳng song song với trục hoành cắt trục tung tại một điểm là doanh thu hoà vốn; kẻ một đường thẳng song song với trục tung cắt trục hoành tại một điểm là sản lượng hoà vốn. Đường doanh số CP, DT SL Qhoà vốn TFC DThoà vốn 0 Đường ĐP Lỗ Đường tổng BP Lãi Đường tổng CP Tại Q = 0: LN = - TFC Trong trường hợp DN kinh doanh nhiều loại sản phẩm Tỷ lệ kết cấu mặt hàng i = Doanh thu của mặt hàng i Tổng doanh thu x 100% Xác định tỷ lệ kết cấu của các mặt hàng tiêu thụ: Xác định tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của các mặt hàng: Tỷ lệ SDĐPbq = Tỷ lệ TDĐP mặt hàngi x kết cấu sản phẩmi Suy ra: LN qhoà vốn i = qhoà vốn x kết cấu sản phẩm i. IV.1.3 Các thước đo tiêu chuẩn hoà vốn Ngoài khối lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn, ĐHV còn được quan sát dưới các góc nhìn khác nhau: chất lượng của ĐHV. Mỗi phương pháp đều cung cấp một tiêu chuẩn đánh giá hữu ích về hiệu quả kinh doanh và sự rủi ro. IV.1.3.1 Doanh thu an toàn Doanh thu an toàn được định nghĩa là khoản doanh thu vượt quá doanh thu hoà vốn. Doanh thu an toàn có thể đo lường bằng chênh lệch giữa doanh thu thực hiện với doanh thu hoà vốn. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp, và ngược lại. Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện - Doanh thu hoà vốn Để thấy rõ hơn ta cũng nên hiểu là doanh thu an toàn được quyết định bởi cơ cấu chi phí. Thông thường các Công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những Công ty đó có doanh thu an toàn thấp hơn. Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu an toàn. IV.1.3.2 Tỷ lệ doanh thu an toàn Tỷ lệ doanh thu an toàn là một chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu an toàn với doanh thu thực hiện. Tỷ lệ DT an toàn = Doanh thu an toàn x 100% Doanh thu thực hiện Tỷ lệ này có giá trị càng cao càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh, và ngược lại. IV.1.3.3 Thời gian hoà vốn Thời gian hoà vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hoà vốn trong một kỳ kinh doanh thường là một năm. Nếu doanh thu các tháng trong năm ổn định thì : Thời gian hoà vốn = DT hoà vốn DT bình quân một ngày Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu trong kỳ 360 ngày Trong đó: Số ngày càng cao tức thời gian để đạt doanh thu hoà vốn càng lâu và ngược lại. IV.1.3.4 Công suất hoà vốn Công suất hoà vốn giúp người quản lý biết được cần phải huy động bao nhiêu phần trăm công suất hiện có để doanh nghiệp không bị lỗ. Công suất hoà vốn (H) = Qhv x 100% Qcsuat Nếu H > 100%, doanh nghiệp có hoạt động tối đa công suất cũng không đạt hoà vốn. Nếu H qhv Ý nghĩa thời gian hoà vốn và tỷ lệ hoà vốn nói lên chất lượng ĐHV tức là chất lượng hoạt động kinh doanh. Nó có thể được hiểu như là thước đo của sự rủi ro. Trong khi thời gian hoà vốn cần phải càng ngắn càng tốt thì tỷ lệ hoà vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn. IV.3 Xác định mức sản lượng tiêu thụ để đạt mức lợi nhuận mong muốn Điểm hoà vốn cho ta thấy ranh giới của những mức doanh thu tạo ra lợi nhuận với những doanh thu không tạo ra lợi nhuận và bị lỗ. Căn cứ vào các chỉ tiêu xác định ĐHV, kết hợp với lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn, ta xác định được lượng sản phẩm hoặc doanh thu cần thiết để đạt lợi tức như mong muốn. IV.3.1 Trường hợp để đạt được nhuận trước thuế Công thức xác định SL tiêu thụ cần tiết để đạt mức LN trước thuế như sau : LNtrước thuế = p.qcần thiết -vc.qcần thiết - TFC qcần thiết (p - vc) = TFC + LNtrước thuế Suy ra : Qcần thiết = TFC + LNtrước thuế p- vc IV.3.2 Trường hợp quan tâm đến thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế lợi tức cũng là vấn đề phải xem xét đến cho nên các nhà doanh nghiệp xây dựng kế hoạch về chỉ tiêu lợi tức sau thuế thì trước hết phải xác định mối quan hệ giữa chỉ tiêu lợi tức sau thuế với chỉ tiêu lợi tức trước thuế. LNST 1 - T TFC + Qcần thiết = p- vc Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm, SDĐP được thể hiện bằng chỉ tiêu tương đối (tỷ lệ SDĐP), lúc đó có thể xác định mức doanh thu phải thực hiện để đạt lợi nhuận mong muốn bằng cách vận dụng công thức sau : TFC + LNST DTcần thiết = 1 - T Tỷ lệ SDĐPbq IV.4 CVP trong việc đưa ra các quyết định và lựa chọn phương án kinh doanh Những vấn đề lý thuyết về mối quan hệ giữa chi phí; khối lượng, giá cả và lợi nhuận được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Đây thực sự là nghệ thuận của sự kết hợp khai thác các yếu tố về chi phí, giá cả, khối lượng nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận công ty. Để đạt được mục tiêu này trước sự biến đổi của biến phí, định phí, sản lượng tiêu thụ, đơn giá bán, nhà quản trị cần có những quyết định đúng đắn nhất. Sau đây là một số trường hợp lựa chọn phương án kinh doanh trước sự biến đổi của các yêu tố trên. IV.4.1 Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí, sản lượng tiêu thụ thay đổi trong khi các nhân tố khác không đổi. Đây là trường hợp khi biến phí sản phẩm tăng hay giảm sẽ làm cho sản lượng tiêu thụ thay đổi. Chẳng hạn muốn gia tăng sản lượng tiêu thụ, doanh nghiệp tăng chi phí hoa hồng bán hàng. Lúc này doanh nghiệp có nên quyết định thực hiện phương án này hay không ? Ta thấy : Số dư đảm phí SL tiêu thụ Tỷ lệ Số dư đảm phương án mới (X1) = phương án x 100% + tăng sản x phí đơn vị do thay đổi BP, SL cũ lượng mới - (X1 - X0) > 0 : Nên tiến hành vì phương án mới sẽ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - (X1 - X0) < hoặc = 0 : Không nên tiến hành vì phương án mới làm lợi nhuận không tăng mà còn làm giảm một lượng (X1 - X0). SDĐP phương án cũ là X0. IV.4.2 Lựa chọn phương án kinh doanh khi định phí, sản lượng thay đổi trong khi các nhân tố khác không đổi. Chẳng hạn, doanh nghiệp tăng chi phí quảng cáo, thuê thêm cửa hàng làm tăng sản lượng tiêu thụ. Lúc này, lợi nhuận của doanh nghiệp có tăng lên hay không ? Mức gia tăng SDĐP = DT x Tỷ lệ tăng x Tỷ lệ SDĐP phương án mới (X1) phương án SL tiêu thụ phương án cũ do thay đổi ĐP, SL cũ - (X1 - X0) > 0 : Nên tiến hành vì phương án mới sẽ làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - (X1 - X0) < 0 : Không nên tiến hành vì phương án mới làm lợi nhuận không tăng mà còn giảm một khoản (X1 - X0). Mức tăng SDĐP phương án cũ là X1. IV.4.3 Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí, định phí, sản lượng thay đổi còn các nhân tố khác không đổi. Ví dụ khi doanh nghiệp muốn tăng chất lượng sản phẩm bằng cách tăng biến phí sản phẩm đồng thời tăng chi phí quảng cáo (định phí) để thu hút sự quan tâm của khách hàng làm cho sản lượng tiêu thụ tăng nhưng sản lượng sẽ tăng, giảm như thế nào, doanh nghiệp có thể dựa vào mô hình phân tích sau để ra quyết định : Số dư đảm phí SL tiêu thụ Tỷ lệ Số dư đảm phương án mới do = phương án x 100% + tăng sản x phí đơn vị thay đổi biến phí cũ lượng mới định phí, SL (X1) Số dư đảm phí phương án cũ là X0. Nếu : Tổng tăng (giảm) định phí = Tổng tăng (giảm) định phí ở các khâu phương án mới (DTFC) sản xuất, tiêu thụ, quản lý - [ (X1 - X0) - D TFC ] > 0 nên tiến hành vì phương án mới sẽ làm tăng LN của DN - [ (X1 - X0) - D TFC ] < 0 không nên tiến hành vì phương án mới làm LN không tăng mà còn giảm một lượng (X1 - X0 - D TFC). IV.4.4 Lựa chọn phương án kinh doanh khi định phí, sản lượng, giá bán thay đổi trong khi các nhân tố khác không đổi. Số dư đảm phí SL tiêu thụ Tỷ lệ Số dư đảm phương án mới do = phương án x 100% + tăng sản x phí đơn vị thay đổi SL, giá cũ lượn mới bán (X1) Số dư đảm phí phương án cũ là X0. Tổng tăng (giảm) ĐP = Tổng tăng (giảm) ĐP ở các khâu phương án mới (DTFC) sản xuất, tiêu thụ, bán hàng - [ (X1 - X0) - D TFC ] > 0 nên tiến hành vì phương án mới sẽ làm tăng LN của DN - [ (X1 - X0) - D TFC ] < 0 không nên tiến hành vì phương án mới làm LN không tăng mà còn giảm một khoản (X1 - X0 - D TFC). IV.4.5 Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí, định phí, sản lượng, giá bán thay đổi trong khi các nhân tố khác không đổi. Trong trường hợp này mô hình tổng quát lựa chọn phương án kinh doanh của DN như sau : Tổng SDĐP do biến SL tiêu thụ Tỷ lệ Số dư đảm động biến phí sản = phương án x 100% + tăng sản x phí đơn vị lượng,giá cả (X1) cũ lượng mới Số dư đảm phí phương án cũ là X0. Tổng tăng (giảm) ĐP là D TFC. Nếu : - [ (X1 - X0) - D TFC] > 0 nên tiến hành vì phương án mới sẽ làm gia tăng LN cho DN. - [ (X1 - X0) - D TFC] < 0 không nên tiến hành vì phương án mới không làm LN tăng mà còn làm giảm một lượng (X1 - X0 - D TFC). IV.4.6 Thay đổi kết cấu mặt hàng. Kết cấu mặt hàng là mối quan hệ tỷ trọng về doanh thu của từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh thu. Đa số các doanh nghiệp có nhiều sản phẩm khác nhau và những sản phẩm này không mang lại lợi nhuận như nhau. Như vậy lợi nhuận trong chừng mực nào dó phụ thuộc vào kết cấu hàng bán mà người quản lý có khả năng đạt được. Khi kết cấu hàng bán thay đổi sẽ làm cho số dư đảm phí bình quân và tỷ lệ số dư đảm phí bình quân thay đổi theo, làm ảnh hưởng đến sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn…Nếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tăng tỷ trọng doanh thu của những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, giảm tỷ trọng của những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí bình quân sẽ tăng lên. Như vậy doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp sẽ giảm, doanh thu an toàn tăng, rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp thấp và ngựơc lại. Những thay đổi trong kết cấu hàng bán có thể gây ra những thay đổi tốt hoặc xấu cho doanh nghiệp. Kết cấu hàng bán là thước đo hiệu quả bộ phận thương mại của doanh nghiệp, bộ phận này đinh ra kết cấu đó và chỉ có kết cấu hàng bán hợp lý mới đem lại lợi nhuận cao nhất. Trong việc phân tích điểm hòa vốn có rất nhiều giả thiết đặt ra có liên quan đến kết cấu hàng bán mà thường gặp nhất là giả thiết kết cấu sản phẩm sẽ thay đổi. Nếu người quản lý biết thay đổi trong các nhân tố khác nhau như sự biến động của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng… đã làm thay đổi kết cấu sản phẩm thì những nhân tố này phải đựoc qua tâm trong khi tính toán mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuân. Nếu không nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định sai lệch ảnh hưởng tới lợi nhuận chung của doanh nghiệp. PHẦN II. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG A.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN I.1 Quá trình hình thành : Công ty Cổ phần nhựa Đà Nẵng trước đây là một Công ty tư nhân, sản xuất nhỏ, lẻ với tên gọi là Xí nghiệp Nhựa Đà Nẵng, đuợc thành lập năm 1976 theo quyết định số 866/QĐUB ngày 22.01.1976 có trụ sở ban đầu tại 280 - Hùng Vương, với diện tích hạn chế chưa đầy 500m2. Do nhu cầu phát triển đòi hỏi Xí nghiệp phải mở rộng quy mô sản xuất. Đến năm 1978, nhà máy được chuyển trụ sở đến 199 Trần Cao Vân (số cũ) nay là 371 Trần Cao Vân với cơ sở sản xuất mới được xây dựng với diện tích 17400m2 và được đưa vào họat động năm 1981. Năm 1993, theo quyết định số 1844/QĐUB ngày 29.11.1993 của UBND tỉnh QNĐN lúc bấy giờ, xí nghiệp chính thức trở thành Doanh nghiệp Nhà nước với tên gọi là Công ty Nhựa Đà Nẵng. Trước xu hướng vân động chung của nền kinh tế và yêu cầu cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước nhằm tăng khả năng cạnh tranh, sản xuất hiệu quả, Công ty Nhựa Đà Nẵng đã chính thức trở thành Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng ngày 01.01.2000 theo quyết định số 90.2000 - QĐ - ttg của Thủ tướng Chính phủ. Công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng : Tên giao dịch : Danang Plastic Joint - stock Company Trụ sở chính : 371 Trần Cao Vân - Thanh Khê - Đà Nẵng Điện thoại : (0511) 3714642 - 3714460 Fax : 0511.714561 - 714931 Email : Danangplass@dng.vnn.vn Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập Công ty là : 15.872.800.000 đồng được chia thành 158.872 cổ phần thuộc sở hữu của 406 cổ đông trong đó gồm hai cổ đông Nhà nước chiếm tỷ lệ 31,5%, 274 cổ đông Công ty chiếm 27,33% và 130 cổ đông bên ngoài chiếm 41,17%. Ngày 09.11.2001, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp giấy phép phát hành chứng khoán ra công chúng cho Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng. Loại chứng khoán mà Công ty phát hành gồm hai loại : Cổ phiếu ghi tên và cổ phiếu không ghi tên. I.2 Quá trình phát triển : Gần 30 năm họat động và không ngừng phát triển, Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng đã khắc phục được những khó khăn và từng bước đi lên mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu về sản phẩm nhựa trong địa phuơng cũng như trong khu vực. Sản phẩm của Công ty đã dần cạnh tranh và thay thế hàng ngoại nhập, tiến đến xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Thực tế cho thấy, từ những năm qua nhất là từ khi chuyển sang hình thức cổ phần Doanh nghiệp, Công ty đã từng bước nghiên cứu đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, số lượng sản xuất và doanh thu tăng lên đáng kể qua các năm. Điều này càng khẳng định việc chuyển đổi sang hình thức Cổ phần Doanh nghiệp ở Công ty là một quyết định hợp lý và hiệu quả. Đặc điểm họat động Công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng : - Hình thức sở hữu : - Công ty Cổ phần - Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập. - Lĩnh vực kinh doanh : - Sản xuất công nghiệp - Kinh doanh, xuất nhập khẩu và nguyên liệu - Tổng số nhân viên : 265 trong đó nhân viên quản lý : 22 Công ty đã đạt được thành tích qua 27 năm họat động như : Năm 1992 được hội đồng Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất. Năm 1994 sản phẩm của Công ty được tặng thưởng danh hiệu vàng của Công ty quản lý chất lượng toàn cầu Gobal Quality Mannagement. II/. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT : II.1 Chức năng : Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm và nguyên liệu nhựa. Công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc hạch toán độc lập, Công ty có sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định của Nhà nước để tiện trong giao dịch công tác. Các sản phẩm được chế biến từ nhựa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng như : manh dao dệt PP, túi HDPE, ống nước, tấm lợp trần, vỏ két bia, can, thẩu… Ngoài ra, chức năng chính là sản xuất và kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu thị trường và mục tiêu phát triển, Công ty - với sự đồng ý của các cổ đông - có thể liên doanh và hợp tác với các Doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm phát triển sản xuất và mở rộng thị trường. II.2 Nhiệm vụ : Sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm của Công ty. Tìm hiểu thị trường để xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trang trải vốn và có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ. II.3 Thị trường tiêu thụ : Ø Thị trường trong nước : Đây là thị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của Công ty, trong đó thị trường Miền Trung và Tây Nguyên chiếm 53%, Miền Bắc chiếm 45%, Miền Nam chỉ có 1,2%. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là mặt hàng ống nước nhựa, với mặt hàng này Công ty đã chiếm gần 80% thị phần cung cấp cho các Công ty cấp nước tại các tỉnh Miền Trung và trong các chương trình nước sạch nông thôn… Ø Thị trường xuất khẩu : Thị trường xuất khẩu trực tiếp gồm các nước Đức, Bỉ, Hồng Kông, Đài Loan, Pháp,… Sản phẩm chủ yếu là các loại bao bì, màng mỏng : túi PE, bao dệt PP. II.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng : II.4.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty : Quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty nhựa được tiến hành trên dây chuyền công nghệ tự động, theo kiểu chế biến liên tục. Các sản phẩm chính của Công ty chủ yếu được sản xuất trên 4 quy trình công nghệ như sau : * Công trình sản xuất công nghệ màng mỏng (công nghệ thổi màng) : Máy trộn Nguyên liệu Thành phẩm Phế phẩm Máy lọc Máy xay Cắt dán Máy Th.bị làm nguội Máy định hình Máy đùn thổi… * Quy trình sản xuất ống nước : Hạt nhựa HDPE, PVC, phụ gia Thiết bị kéo ống In Thiết bị làm nguội Máy định hình Máy đùn Phế phẩm Thành phẩm Máy cắt ống * Quy trình sản xuất bao bì xi măng (Công nghệ bao dệt) : Phế phẩm Đóng gói Thành phẩm đóng gói KCS Gấp định hình Máy ghép bao In Đục lỗ thoát khí Dán ống Gấp miệng bao Phế liệu Máy cán tráng Máy dệt màng Máy thu chỉ Máy kéo chỉ Máy Máy trộn Hạt nhựa PP phụ gia * Quy trình sản xuất các sản phẩm khác : Đóng gói Thành phẩm Giọt via Khuôn làm nguội Khuôn mẫu Máy ép phun Nguyên liệu phụ gia Xay Phế liệu II.4.2. Sơ đồ tổ chức sản xuất tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng : Tổ sản xuất PVC Tổ bao bì Tổ may bao Tổ màng mỏng Bộ phận sản xuất Bộ phận sản xuất Công ty Tổ KCS Tổ phối liệu Tổ cơ điện Tổ dệt bao Tổ cắt manh Tổ can phao Tổ sản xuất tấm lợp trần Nhiệm vụ của các bộ phận : ØBộ phận sản xuất chính :   Tổ can phao : Chuyên sản xuất các loại can, thẩu, đĩa, két nhựa,…   Tổ cắt manh : Nhận manh ống PP (bao dệt) cắt thành sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng : - Tổ dệt bao : Được chia thành hai công đoạn. - Tổ kéo chỉ : Có nhiệm vụ sản xuất ra sợi chỉ.   Tổ dệt bao : Nhận sợi từ tổ kéo chỉ dệt thành manh ống PP.   Tổ màng mỏng : Sản xuất các loại sản phẩm như túi PELD, HDPE,...   Tổ may bao : Nhận bao dệt từ tổ cắt manh hoặc tổ dệt bao để may thành bao tạo ra sản phẩm PP, PE.   Tổ bao bì xi măng: Sản xuất bao bì theo quy trình công nghệ của nó.   Tổ sản xuất PVC : Chuyên sản xuất ống nước, dép ủng các loại.   Tổ sản xuất tấm lợp trần : Chuyên sản xuất tấm lợp trần. Ø Bộ phận phục vụ sản xuất :   Tổ cơ điện : Cung cấp điện cho sản xuất, xử lý sự cố về điện.   Tổ phối liệu : Pha trộn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất   Tổ KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập, xuất kho. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty là mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này, giám đốc là người đại diện cho Công ty đảm nhận công việc điều hành họat động sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY : III.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy : Đại hội đồng cổ Ban kiểm soát Hội đồng nhân dân Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Bộ phận phục vụ sản xuất Bộ phận KSC Bộ phận sản xuất Phòng kế toán tài chính Phòng kỹ thuật Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng III.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận : - Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) : Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, họat động thông qua các cuộc hop Đại Hội Đồng Cổ Đông thường niên, Đại Hội Đồng Cổ Đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản. - Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý cấp Công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến quản lý và họat động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của đại hội đồng cổ đông. - Giám đốc : Giám đốc là người chỉ đạo cao nhất mọi họat động kinh doanh hàng ngày và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. - Ban kiểm soát : Thay mặt cổ đông kiểm soát mọi họat động kinh doanh của Công ty, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các báo cáo quyết toán, kiến nghị, khắc phục sai phạm. - Phòng tổ chức hành chính : + Có nhiệm vụ tuyển dụng và đào tạo nhân sự, xây dựng chính sách về an toàn lao động, y tế, kỹ thuật lao động. + Đánh giá thành tích công tác của nhân viên, phát động phong trào thi đua khen thưởng trong nội bộ. Tham mưu cho giám đốc về khen thưởng, kỹ luật. - Phòng kỹ thuật : + Thiết kế, theo dõi, lắp đặt quy trình sản xuất. + Xây dựng định mức nguyên vật liệu, kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị, xác định tiêu chuẩn chất lượng. Nghiên cứu sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ mới để theo kịp sự phát triển của công nghệ trong ngành. + Đào tạo và quyết định nâng bậc công nhân. - Phòng kinh doanh : + Nghiên cứu nhu cầu thị trường, xây dựng kế hoạch trung và dài hạn. + Ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện mua sắm, kiểm soát tồn kho NVL và thành phẩm. Bảo đảm cung ứng vật tư đúng yêu cầu chất lượng, đúng quy cách, đúng thời điểm cho các bộ phận sản xuất. + Quản lý giao dịch xuất nhập khẩu, giới thiệu hàng, marketing trực tiếp, ký nhận các đơn hàng của đối tác nước ngoài. - Phòng kế toán tài chính : + Tổ chức công tác hạch toán kế toán, phân tích họat động kinh doanh, báo cáo tình hình kinh doanh, thực hiện đúng nguyên tắc hạch toán kế toán của nhà nước quy định. + Thực hiện các nhiệm vụ kế toán định kỳ như lập quyết toán hàng quý, hàng năm. + Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh toán các chi phí phát sinh. + Thông qua phân tích kinh doanh, đề xuất tham mưu cho ban điều hành về phân bố sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh. IV. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY : IV.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán : Kế toán trưởng Kế toán tiền lương, NVL, nợ phải trả Kế toán tiêu thụ, nợ phải thu Kế toán tiền mặt Thủ quỹ Kế toán TSCĐ, chứng khoán, ngoại tệ Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp Quan hệ điều hành Quan hệ nghiệp vụ IV.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên : - Kế toán trưởng : Là người điều hành mọi công việc của phòng kế toán tài chính, trực tiếp phân công, chỉ đạo công việc của tất cả nhân viên kế toán trong Công ty, tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch tài chính, chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của Công ty. - Kế toán tổng hợp kiêm tính giá thành : Phụ trách cho kế toán trưởng trong việc điều hành công tác kế toán, thay thế cho kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt, tổng hợp số liệu tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo tổng hợp quyết toán cuối quý, cuối năm. - Kế toán tài sản cố định, chứng khoán, ngoại tệ : Theo dõi sự lên xuống của thị trường chứng khoán, tỷ giá ngoại tệ, thu chi ngoại tệ, theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định - Kế toán tiền lương, nguyên vật liệu, nợ phải trả : Theo dõi tình hình hiện có và biến động về vật tư, công cụ dụng cụ, nợ phải trả của Công ty, tính lương, thưởng, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên. - Kế toán tiêu thụ, nợ phải thu : Theo dõi từng loại sản phẩm nhập kho, tình hình công nợ và tiêu thụ. - Kế toán tiền mặt : Theo dõi tiền Việt Nam tại quỹ, tại ngân hàng, tình hình tạm ứng, thanh toán với cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Thủ quỹ : Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt tại quỹ, thực hiện nghĩa vụ thu chi, báo cáo quỹ theo đúng quy định. Hiện nay, tại Công ty công tác kế toán chỉ là kế toán tài chính, chưa xây dựng bộ máy kế toán quản trị. Do đó, chưa cung cấp thông tin nhiều cho những nhà quản trị doanh nghiệp, mà chỉ mới đặt trọng tâm trong việc cung cấp thông tin cho những cá nhân, tổ chức bên ngoài Doanh nghiệp. IV.3 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty : Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ cải biên. Công ty đã áp dụng chương trình kế toán máy được lập trình bằng ngôn ngữ Visual Foxpro trong việc hạch toán. Sổ quỹ Sổ tổng hợp chi tiết Sổ kế toán chi tiết Báo cáo kế toán Bảng cân đối tài khoản Sổ tổng hợp tài khoản Sổ chi tiết tài khoản Chứng từ gốc Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi cuối kỳ Đối chiếu Trình tự ghi sổ kế toán : Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, các nhân viên kế toán của từng phần hành sẽ kiểm tra chứng từ rồi tiến hành ghi vào sổ chi tiết tài khoản. Đối với những phiếu thu hay phiếu chi, thủ quỹ sẽ ghi vào sổ quỹ. Các đối tượng cần theo dõi chi tiết như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, tài sản cố định, khách hàng thì được ghi vào sổ kế toán chi tiết như sổ chi tiết vật tư, sổ chi tiết công nợ. Cuối tháng, kế toán các phần hành có theo dõi chi tiết sẽ ghi vào sổ chi tiết tài khoản, sổ tổng hợp tài khoản và căn cứ vào sổ kế toán chi tiết kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết. Cuối quý, kế toán lập sổ tổng hợp tài khoản của quý, rồi từ đó lên bảng cân đối tài khoản. Dựa vào bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết kế toán lập báo cáo kế toán. B. TỔ CHỨC CÁC CÔNG VIỆC ĐỂ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG I. SỰ CẦN THIẾT ĐỂ TIẾN HÀNH CÔNG TÁC PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ- SẢN LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CTY CP NHỰA ĐÀ NẴNG Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải xem xét sử dụnh yếu tố đầu vào như thế nào (bao gồm chi phí khả biến và chi phí bất biến), định giá bán ra sao và kết cấu mặt như thế nào để đem lại doanh thu tối đa và đạt mức lợi nhuận cao nhất. Từ đó có thể hiểu phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng – Lợi nhuận là xem xét mối quan ._.ượng. Qua đây Công ty sẽ giảm được giá thành từ việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Một biện pháp cần thiết khác trong việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu là cần giảm tối thiểu lượng phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất. Để làm tốt điều này Công ty chú ý đến việc nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên cũng như môi trường làm việc trong Công ty nhằm nâng cao năng suất lao động; chú trọng đến chất lượng nguyên vật liệu vì nó quyết định đến chất lượng sản phẩm đầu ra; đặc biệt phải thường xuyên kiểm tra, nâng cấp và bảo dưỡng máy móc thiết bị. Như ta đã biết, dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất là một yếu tố khách quan. Nhưng việc dự trữ nguyên vật liệu phải được thực hiện ở mức cần thiết. Nếu dự trữ quá cao sẽ gây ứ đọng vốn vì thực chất dự trữ là vốn chết trong suốt thời gian nằm chờ để đưa vào sản xuất, ngược lại nếu dự trữ quá thấp sẽ không đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Do vậy, mục tiêu của dự trữ nguyên vật liệu là phải luôn luôn hài hoà, vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh được thường xuyên, vừa đảm bảo sử dụng tiết kiệm vốn. Khi nguyên vật liệu tăng giá, lúc này Công ty nên xác định mức tồn kho hợp lý. Công ty cần dự toán tình hình thị trường của nguyên vật liệu nhất là các loại có mức biến động cao. Khi dự toán tình hình thị trường nguyên vật liệu có xu hướng tăng nữa thì nên mua vào với khối lượng nhiều để tránh sự tăng giá quá cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến chi phí, lợi nhuận. Trường hợp không dự toán được Công ty nên tồn trữ với khối lượng vừa đủ dùng để giảm ảnh hưởng của giá giảm vì nếu tồn kho nhiều khi giá giảm Công ty phải gánh chịu một khoản chi phí rất lớn. Mặt khác, Công ty phải thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng cũng như bảo quản nguyên vật liệu nhằm bảo đảm lượng tồn kho tối thiểu để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất. Đồng thời Công ty phải thiết lập mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp chẳng hạn như ký kết hợp đồng mua nguyên vật liệu dài hạn. Việc làm này sẽ đem lại nhiều lợi thế cho Công ty khi giá nguyên vật liệu trên thị trường tăng và tránh được tình trạng thiếu hụt và tồn kho nguyên vật liệu. III.2. Các biện pháp giảm chi phí khác : Các biện pháp trên chỉ có tác dụng làm giảm chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh, còn những chi phí gián tiếp mức độ tiết kiệm chưa đáng kể. Vì vậy, Công ty cần quan tâm và tiết kiệm hơn nữa khoản chi phí này để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. - Đối với nhà cung cấp nguyên vật liệu : Cần thiết lập mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp, dựa trên mối quan hệ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong vấn đề thanh toán tiền hàng cũng như trong việc cung cấp nguồn hàng. Thay vì trả tiền ngay, Công ty có thể thương lượng theo hình thức trả chậm hoặc trả góp. - Đối với các khách hàng truyền thống : Thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán trước thời hạn cho những khách hàng truyền thống, đây không những tạo thêm mối quan hệ với khách hàng mà còn đáp ứng ngay nhu cầu vốn lưu động. - Ngoài ra, Công ty phải làm tốt công tác thu hồi nợ, hạn chế tình trạng nợ khó đòi, đồng thời tránh tình trạng chiếm dụng vốn nhằm đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động đáp ứng kịp thời vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. - Công ty có thể cắt giảm một số khoản định phí như chi phí bảo trì, sửa chữa máy móc bằng cách thường xuyên kiểm tra và lau chùi, chi phí điện nước, điện thoại, chi phí quảng cáo tiếp thị, hội họp… Việc ứng dụng các máy móc, công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất cho năng suất cao và ít hao tốn điện năng đồng thời tránh tình trạng để máy chạy không nhằm tiết kiệm chi phí điện của toàn Công ty. Ngoài ra, Công ty cần phải quản lý chặt chẽ hơn về các cuộc gọi nhằm giảm thiểu tình trạng lãng phí về khoản chi phí này. IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO DOANH THU, LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY. - Một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận của Công ty hiện nay là chất lượng sản phẩm. Cho đến nay uy tín của Công ty về chất lượng sản phẩm chủ yếu là nhờ sử dụng nguyên liệu tốt. Nhưng hiện nay giá hạt nhựa đang tăng rất nhanh (loại PEHD, PELD) tăng đến trên 20% so với đầu năm 2006. Đây là nguyên nhân khiến xuất khẩu sản phẩm nhựa có xu hướng tăng chậm lại. Giá nhựa tăng cao đang khiến các Công ty sản xuất nhựa lâm vào tình trạng khó khăn khi mua nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, Công ty cần có kế hoạch, chiến lược cho việc thu mua, dự trữ hạt nhựa để đảm bảo chất lượng sản phẩm mà giá vẫn không tăng cao; từ đó sẽ gia tăng lượng sản phẩm tiêu thụ nâng cao mức doanh số nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho Công ty. - Ta thấy rằng danh mục sản phẩm của Công ty khá dài (28 sản phẩm) nhưng hiệu quả kinh doanh không đều nhau, chỉ một số sản phẩm đã chiếm tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận cao, Công ty chưa có kế hoạch thích đáng cho các sản phẩm chủ lực (đặc biệt là khâu tổ chức maketing nhằm tiêu thụ sản phẩm). Vì vậy, để nâng cao mức doanh số bán ra nhằm tối đa hoá lợi nhuận, Công ty cần phải hoạch định lại danh mục sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng của các nhóm hàng có tỷ suất lợi nhuận cao và thị trường hấp dẫn. Công ty cần khuyến khích việc hình thành ý tưởng để phát triển sản phẩm mới. Các ý tưởng thường bắt nguồn từ thực tế sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm hoặc thông qua nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, quan sát tại các hội chợ, triển lãm… Công ty phải lôi cuốn được các thành viên của Công ty tham gia đóng góp ý tưởng và cần dành một phần ngân sách để tài trợ cho việc nghiên cứu và khen thưởng. Bởi việc đưa ra các sản phẩm mới sẽ góp phần thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đối với Công ty. - Mặt khác, cần quan tâm cải tiến và đa dạng hoá sản phẩm, ưu tiên phát triển theo chiều sâu hơn chiều rộng. Chẳng hạn như đầu tư thêm máy móc thiết bị sản xuất ống nhựa, ống HDPE, nâng cấp máy móc sản xuất manh dệt cỡ lớn, đầu tư khuôn mẫu mới để phát triển sản phẩm ép cho các ngành công nghiệp thuỷ sản, ô tô, cơ điện, thiết kế những mẫu dép mới hơn, đa dạng hơn. Có như vậy, Công ty mới hạn chế được sức ép cạnh tranh và khai thác được các ngách thị trường còn trống. Hơn nữa, như ta đã biết cơ cấu chi phí hiện nay của Công ty là chưa hợp lý. Chi phí khả biến chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí (88,47%) và kết cấu này không tốt đối với Công ty sản xuất quy mô lớn như Công ty Nhựa. Vì vậy, Công ty cần tăng định phí trong tổng chi phí và biện pháp hữu hiệu nhất đó chính là việc tăng cường đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất, làm cho sản phẩm đẹp hơn, chất lượng tốt hơn nhằm thu hút sức mua và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Một khía cạnh khác nữa đó là thị trường tiêu thụ. Đối với bất kỳ Công ty sản xuất kinh doanh nào, muốn tiêu thụ nhiều sản phẩm nhằm đạt doanh số doanh cao thì phải có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Hiện nay, thị trường chủ yếu của Công ty là khu vực miền Trung và Tây Nguyên, chưa khai thác được tiềm năng của thị trường miền Bắc. Để hoạt động có hiệu quả, một mặt Công ty nên duy trì các mối quan hệ truyền thống với các Công ty như Chinfon, Hải Vân, nhà máy bia Poster,… bằng cách thực hiện các chính sách ưu đãi về giá cả, thời hạn thanh toán, giao hàng đúng thời hạn hoặc có thể rút ngắn thời gian giao hàng so với hợp đồng khi khách hàng cần hàng gấp. Mặt khác, Công ty cần phải mở rộng thâm nhập vào các thị trường mới ở miền Bắc và miền Nam bằng cách đặt cửa hàng, đại lý ở các tỉnh thuộc các khu vực này. V. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP TRONG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NGẮN HẠN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG. V.1. Áp dụng phân tích ĐHV trong mối quan hệ với giá bán V.I.1 Trường hợp giá nguyên liệu tăng. Ở đây, chúng ta nghiên cứu giá nguyên liệu đầu vào nhằm mục đích dự kiến giá sản phẩm bán ra, trên cơ sở đó xác định số lượng hoà vốn nhằm có kế hoạch cho hoạt động sản xuất của Công ty. Thật vậy, hiện nay giá nguyên liệu nhựa trên thị trường đang tăng rất nhanh làm cho Công ty gặp không ít khó khăn trong công việc sản xuất kinh doanh của mình. Giá nguyên liệu đầu vào tăng dẫn đến BP sản xuất sản phẩm cũng gia tăng, do đó Công ty phải dự toán mức giá bán ra của từng sản phẩm để đạt được mức hoà vốn, từ đó có kế hoạch cho công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả cao. Trong trường hợp này, ta sẽ nghiên cứu về manh bao dệt PP với nguyên liệu chính là hạt nhựa PP. Công ty mua nhựa PP với giá là 16.354,6 đ/kg đến 22.500 đ/kg, thì Công ty phải bán bao nhiêu kg mới đạt hoà vốn ?. Khi giá nhựa PP tăng từ 16.354,6 đ/kg đến 22.500 đ/kg BP đơn vị sản phẩm tăng từ 19.663,32 đ/kg đến 20.317.32 đ/kg, dựa vào giá sản phẩm cùng loại trên thị trường và mức lãi mong muốn Công ty dự kiến mức giá sản phẩm bán ra tăng từ 21.049 đ/kg đến 23.000 đ/kg. Ta có bảng sau : Tổng định phí Biến phí đơn vị Giá bán SLhv 5,888,791,845,66 19,663.32 21,049 4,249,748.75 5,888,791,845,66 20,000.32 22,000 2,944,867.10 5,888,791,845,66 20,200.32 22,500 2,560,701.86 5,888,791,845,66 20,317.32 23,000 2,195,115.27 Ta thấy rằng, nếu định phí không đổi trong phạm vi cho phép, khi giá hạt nhựa PP tăng từ 16.354,6 đ/kg đến 22.500 đ/kg, với mức giá bán dự kiến, khối lượng bán, biến động giảm từ 2.195.115,27kg đến 4.249.748,75kg, Công ty vẫn đảm bảo hoà vốn. Mặc dù biến phí đơn vị tăng lên nhưng tổng biến phí giảm, do đó khi tăng giá bán Công ty vẫn đảm bảo được hoà vốn. V.I.2 Trường hợp giá bản sản phẩm tăng : Chúng ta sẽ lấy điển hình mặt hàng ống nước HDPE để phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với giá bán như sau : Hiện tại ống nước HDPE được bán với đơn giá là 26.301 đồng/kg, sản lượng hoà vốn là : 1.607.967,08 kg, khối lượng tiêu thụ là 653.540,23kg, tổng định phí là 5.888.791.845,66 đồng. Giả sử rằng xuất phát từ mức lãi mong muốn và giá sản phẩm trên thị trường, nếu đơn giá biến động từ 26.301 đ/kg đến 30.000 đ/kg thì phải bán bao nhiêu kg mới đạt hoà vốn ? Vấn đề này được trình bày qua bảng sau : Khối lượng bán Tổng Định phí Tổng biến phí Tổng chi phí Giá bán hoà vốn 1SP Cộng ĐP BP 1.067.970.95 5.888.791.845 22.199.912.238.31 28.088.704.083.31 26.301 5.514 20.787 1.030.770.50 5.888.791.845 21.426.626.305.27 27.315.418.150.27 26.500 5.713 20.787 816.413.68 5.888.791.845 16.970.791083.05 22.859.582.928 28.000 7.213 20.787 639.182.88 5.888.791.845 23.286.694.462.39 19.175.486.307.39 30.000 9.213 20.787 Qua bảng phân tích trên ta thấy : - Nếu định phí không đổi trong phạm vi cho phép, khi Công ty bán với giá tănh từ 26.301đ/kg đến 30.000 đ/kg, khối lượng bán biến động giảm từ 1.067.970 kg đến 639.182kg, Công ty vẫn đảm bảo hoà vốn. Vì khi khối lượng bán giảm, biến phí đơn vị không thay đổi nhưng tổng biến phí giảm, do đó Công ty có thể tăng giá bán mà vẫn có thể đảm bảo hoà vốn. - Nếu Công ty muốn có lãi khi bán với giá bán đã xác định thì khối lượng bán phải lớn hơn khối lượng bán ở điểm hoà vốn, nếu không sẽ bị lỗ. - Khi Công ty sản xuất và tiêu thụ ở mức năng lực sản xuất tối đa thì chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm thấp nhất, do định phí phân bổ cho từng đơn vị thấp nhất nên ở mức này Công ty sẽ thu được lợi nhuận cao nhất, nếu giá bán không đổi ở tất cả các mức tiêu thụ. V.2. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi về chi phí - sản lượng đối với lợi nhuận của Công ty : Phân tích mối quan hệ CVP là một công cụ kế hoạch hoá và quản lý hữu dụng. Qua việc phân tích này, các nhà quản trị sẽ biết ảnh hưởng được của từng yếu tố như giá bán, sản lượng, kết cấu mặt hàng và ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận như thế nào, đã, đang và sẽ làm tăng giảm lợi nhuận ra sao. Ngoài ra, thông qua việc phân tích dựa trên những số liệu mang tính dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và cả hoạch định trong tương lai. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu ứng dụng mối quan hệ CVP vào quá trình đề ra quyết định, ta giả định rằng doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh như năm 2005, số liệu dự toán trong các phương án dựa trên kinh nghiệm và dựa trên sự thống kê tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm tại đơn vị. - Phương án 1 : Thay đổi giá bán và doanh thu : Hiện nay, giá hạt nhựa tăng cao dẫn đến chi phí đầu vào tăng, biến phí đơn vị cũng tăng. Lúc này để bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận mong muốn, Công ty dự kiến sẽ tăng giá bán sản phẩm. Căn cứ vào giá của sản phẩm cùng loại trên thị trường, phòng kinh doanh dự tính tăng giá 10%, với mức giá mới thì số lượng sẽ giảm 30%. Trong trường hợp này Công ty có nên tăng giá bán hay không ?. Chỉ tiêu Số tiền 1. Doanh thu 38.690.934.569,19 2. Biến phí 31.636.159.803,74 3. Số dư đảm phí 7.054.774.765,45 4. Định phí 5.888.791.845,66 5. Lợi nhuận 1.165.982.919,79 - Phương án 2 : Thay đổi biến phí và doanh thu. - Như chúng ta đã biết, hiện nay giá hạt nhựa tăng cao cho nên Công ty gặp khó khăn trong công tác thu mua nguyên vật liệu. Trước tình hình đó, phòng kỹ thuật đưa ra ý kiến sử dụng vật liệu ngoại kết hợp vật liệu nội. Mặc dù chất lượng sản phẩm có giảm đi một ít nhưng biến phí đơn vị giảm 10%. Do chất lượng giảm nên phòng kinh doanh dự báo số lượng tiêu thụ cũng sẽ giảm, khoảng 20%. Công ty có nên thực hiện dự định này không ?. Chỉ tiêu Số tiền 1. Doanh thu 36.848.509.113,51 2. Biến phí 28.472.543.823,37 3. Số dư đảm phí 8.375.965.290,15 4. Định phí 5.888.791.845,66 5. Lợi nhuận 2.487.173.444,49 - Phương án 3 : Thay đổi biến phí, định phí và doanh thu Ban giám đốc Công ty dự kiến rằng, kết hợp vật liệu nội và ngoại để giảm 10% biến phí đơn vị đồng thời sẽ đầu tư thêm máy móc, dây chuyền mới với chi phí khoảng 4 tỷ đồng, thì doanh thu sẽ tăng 5%. Chỉ tiêu Số tiền 1. Doanh thu 54.279.973.216,31 2. Biến phí 41.946.470.399,17 3. Số dư đảm phí 12.333.502.817,14 4. Định phí 9.888.791.845,66 5. Lợi nhuận 2.444.710.971,48 - Phương án 4 : Thay đổi định phí và doanh thu : Ban giám đốc Công ty dự kiến trong thời gian tới đây sẽ đầu tư mới một số máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất, đầu tư khuôn mẫu mới để phát triển sản phẩm ép phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô, cơ điện,… Với việc đầu tư này, sản phẩm làm ra sẽ đẹp hơn, chất lượng tốt hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Công ty cũng dự kiến rằng số lượng tiêu thụ sẽ tăng 20%, chi phí cho đợt đầu tư này ước tính 4 tỷ đồng. Chỉ tiêu Số tiền 1. Doanh thu 57.904.800.035,52 2. Biến phí 45.194.514.005,34 3. Số dư đảm phí 12.710.286.030,18 4. Định phí 9.888.791.845,66 5. Lợi nhuận 2.821.494.184,52 - Phương án 5 : Thay đổi giá bán, định phí và doanh thu : Phòng kinh doanh đưa ra ý kiến lên Ban Giám đốc Công ty rằng cùng với việc tăng chi phí đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền mới, nếu Công ty tăng giá bán 5% thì số lượng tiêu thụ tăng 5%. Công ty có nên thực hiện không ?. Chỉ tiêu Số tiền 1. Doanh thu 59.694.584.763,89 2. Biến phí 47.454.239.705,61 3. Số dư đảm phí 12.240.345.058,28 4. Định phí 9.888.791.845,66 5. Lợi nhuận 2.315.553.212,62 Để xem xét và quyết định lựa chọn một trong số các phương án đã được Công ty dự kiến thực hiện, Công ty còn cần lựa chọn dựa trên cơ sở phù hợp với điều kiện của mình và có hiệu quả kinh tế nhất. Ta sẽ nghiên cứu bảng tổng hợp các phương án đã được Công ty dự kiến ở trên được trình bày dưới đây : P. án Doanh thu Biến phí SDĐP Định phí Lợi nhuận 2006 52.640.727.305 45.1943514.005 7.446.213.299 5.888.791.845 1.557.421.454 1 38.690.934.569 31.636.159.803 7.054.774.765 5.888.791.845 1.165.982.919 2 36.848.509.113 28.472.543.823 8.375.965.290 5.888.791.845 2.487.173.444 3 54.279.973.216 41.946.470.399 12.333.502.817 5.888.791.845 2.444.710.971 4 57.904.800.035 45.194.514.005 12.710.286.030 5.888.791.845 2.821.494.184 5 59.694.584.763 47.454.239.705 12.240.345.058 5.888.791.845 2.351.553.212 Bảng trên tổng hợp 5 phương án có xem xét mối quan hệ CVP. Nếu các điều kiện dự kiến đều có thể thực hiện được thì doanh nghiệp nên chọn phương án nào. Đồ thị biểu thị biểu diễn lợi nhuận qua các phương án + Nếu xét về lợi nhuận thì phương án 4 có lợi nhuận cao nhất là : 2.821.494.184,52 đ + Nếu xét về chi phí đầu tư ta chọn phương án 2 vì có chi phí đầu tư cho 1 đồng lợi nhuận thấp nhất : 14,82 = Trong khi đó, chi phí đầu tư cho 1 đồng lợi nhuậncủa phương án 4 là : 20,52 = Nói chung, trong điều kiện Công ty chỉ có số vốn hạn hẹp thì nên chọn phương án 2 - là phương án có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, tức là để thu được cùng một đồng lợi nhuận nhưng chi phí bỏ ra để có được lợi nhuận đó là thấp hơn. Nhưng nếu Công ty có nhiều khả năng về vốn mà chưa sử dụng vào việc khác có thể đem lại lợi nhuận cao hơn thì nên chọn phương án 4. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương án nào còn tuỳ thuộc vào điều kiện Công ty và tình hình thị trường. Khi ra quyết định Công ty còn phải quan tâm đến mặt chiến lược để lựa chọn, trong ngắn hạn, trong dài hạn, vấn đề tiền lương… V.3. Lập báo cáo lãi lỗ theo số dư đảm phí : Hiện nay, ở Công ty chỉ mới lập báo cáo kết quả kinh doanh thông thường, cách lập này thường được dùng để báo cáo cho người ngoài biết theo nguyên tắc kế toán được thừa nhận. Để phục vụ cho mục đích của các nhà quản trị doanh nghiệp, Công ty nên lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí. Với hình thức báo cáo này, chi phí được ghi nhận trên báo cáo theo mô hình ứng xử của chúng. Điều này có nghĩa là chi phí được thể hiện qua dòng biến phí và định phí. Chính sự thể hiện này giúp cho nhà quản trị dễ dàng nhận biết mối quan hệ CVP. Từ đó tạo điều kiện tốt hơn trong việc hoạch định các mức độ chi phí, khối lượng, doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn, hình thức thể hiện chi phí trên cũng giúp cho nhà quản trị hoạch định chi phí, biến phí, định phí thích hợp trong các môi trường kinh doanh khác nhau để đạt được các mục tiêu kinh doanh tốt hơn. Đây chính là hình thức báo cáo kết quả kinh doanh phổ biến trong kế toán quản trị. Báo cáo kết quả kinh doanh theo số đảm phí 1. Doanh số bán 52.640.727.305 2. Biến phí sản xuất 45.194.514.005 3. Số dư đảm phí 7.466.213.299 4. Định phí 5.888.791.845 5. Lợi nhuận 1.557.421.454 Qua đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng : để tạo ra mức lợi nhuận 1.557 triệu đồng, Doanh nghiệp phát sinh dòng biến phí 45 tỷ đồng, dòng định phí gần 6 tỷ đồng. Theo mối quan hệ này, khi doanh thu thay đổi, dòng biến phí sẽ gia tăng tỷ lệ theo doanh thu và dòng định phí sẽ không thay đổi. Như vậy, muốn gia tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp cần gia tăng doanh thu và những phí tổn vật tư, nhân công sẽ thay đổi theo. Điều này giúp nhà quản trị thấy được những tổn thất, khả năng thu hẹp lợi nhuận khi giảm sút doanh thu. Xa hơn nữa, qua phân tích dòng chi phí thể hiện trên báo cáo, nhà quản trị sẽ thiết lập được nhiều công cụ, mô hình điều khiển dự báo chi phí linh hoạt hơn. Đây chính là những hữu ích của báo cáo này đối với nhà quản trị khi ra quyết định điều hành kinh doanh mà trên báo cáo kết quả kinh doanh thông thường không thể giải quyết được thông tin cho nhà quản trị. Tuy nhiên, với báo cáo kết quả kinh doanh mới chỉ cho nhà quản trị biết được thông tin khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của toàn Công ty. Nhìn vào đó, chúng ta không biết được sản phẩm nào có doanh thu lớn, sản phẩm nào có mức sinh lời cao, cũng như không biết được biến phí bao nhiêu, định phí bao nhiêu…Do đó, nhà quản trị sẽ không dự đoán được năng lực của các sản phẩm, không dự đoán được trong tương lai nên khuyến khích sản phẩm nào, nên từ bỏ sản phẩm nào, cũng như không dự đoán được mức chi phí sẽ phát sinh của từng sản phẩm. Vì vậy, để biết rõ hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của từng mặt hàng, từng bộ phận thì nhà quản trị cần phải lập báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận. Báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận là báo cáo so sánh doanh thu và chi phí từng bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận trong tổ chức. Báo cáo này có thể được lập từng tháng, từng quý, năm. Qua đó nhà quản lý sẽ có cách nhìn chi tiết hơn về doanh thu, chi phí khả biến, chi phí bất biến và lợi nhuận của từng bộ phận trong Công ty. Bộ phận ở đây có thể hiểu là một phần, một khu vực, một phòng ban hay một số loại sản phẩm chủ yếu. Để lập được báo cáo này, trước hết cần phải có sự phân chia thành các bộ phận kinh doanh, mỗi bộ phận chịu trách nhiệm về các mặt hàng có cùng chủng loại, chẳng hạn như : bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng, bộ phận kinh doanh hàng bao dệt…và từ mỗi bộ phận lập báo cáo kết quả kinh doanh từng mặt hàng. Tuy nhiên, ta có thể trực tiếp lập báo cáo kinh doanh các mặt hàng. Việc lập các báo cáo này không đơn giản vì phải chi tiết biến phí, định phí cho từng mặt hàng. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH MẶT HÀNG Chỉ tiêu Công ty Mặt hàng BBXM Cuộn KP Manh bao dệt PP Túi LDPE DT thuần 52.640.727.305 3.001.204.607 19.076.454 14.986.271.264 143.776.629 Tổng BP 45.194.514.005 2.841.995.345 130.863.399 13.999.707.70 107.630.012 SDĐP 7.446.213.299 159.209.261 8.213.054 986.563.559 36.146.616 ĐP trực tiếp 2.435.546.629 100.323.251 4.189.200 60.759.221 19.635.400 LN bộ phận 5.010.666.670 58.886.010 4.023.854 385.804.338 16.511.216 ĐP chung 3.453.245.216 Lợi nhuận 1.557.421.454 V.4. Định giá bán sản phẩm tại Công ty Nhựa : Mục tiêu cơ bản của Công ty là lợi nhuận, do đó việc định giá sản phẩm bán ra phải hướng đến mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cho Công ty. Nhưng trước hết giá bán phải bù đắp được chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, chi phí quản lý và phải cung cấp được một mức lãi cần thiết để đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của Công ty. Đối với Công ty, việc xác định giá rất quan trọng bởi giá cũng là một tiêu chí để cạnh tranh. Hiện nay tại Công ty giá bán được xác định trên cơ sở giá nguyên vật liệu, các chi phí toàn bộ và mức lợi nhuận mong muốn của Công ty. Thông thường, giá bán được xác định từ trước và ít biến động. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt đòi hỏi Công ty phải xác định giá bán thích hợp, chẳng hạn như khi Công ty nhận được một đơn đặt hàng với số lượng lớn nhưng giá thấp hơn giá của Công ty, hay khi Công ty nhận được đơn đặt hàng không phải là sản phẩm thông thường mà Công ty đang sản xuất thì trong điều kiện Công ty có năng lực sản xuất nhàn rỗi Công ty có nên chấp nhận đơn đặt hàng này không và định giá bán sản phẩm trong trường hợp này như thế nào ?… Khi định giá, trước hết cần xác định phần chi phí cơ sở rồi sau đó xác định mức chi phí cộng thêm vào phần đó để hình thành giá bán. Có 2 phương pháp xác định giá bán sản phẩm : - Định giá theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ : Theo phương pháp này chi phí cơ sở bao gồm tất cả các khoản chi phí nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và sản xuất chung. Vậy, phần chi phí cộng thêm vào phần chi phí cơ sở để hình thành giá bán sẽ bao gồm các khoản chi phí quản lý, lưu thông và phần tiền để thoả mãn mức hoàn vốn tối thiểu mà Công ty mong muốn. - Định giá theo phương pháp trực tiếp : Theo phương pháp này, chi phí cơ sở chỉ bao gồm những khoản biến phí (biến phí sản xuất, biến phí lưu thông và biến phí quản lý), không có một khoản định phí nào được tính vào chi phí cơ sở. Phần cộng thêm vào chi phí cơ sở bao gồm các khoản định phí (định phí sản xuất, định phí lưu thông và định phí quản lý). Ta có thể đưa ra công thức định giá từ công thức hoà vốn như sau : Xác định giá bán theo phương pháp trực tiếp thường cho một khung giá linh hoạt giúp nhà quản lý quyết định nhanh chóng về định giá sản phẩm. Hơn nữa, việc xác định giá theo phương pháp này rất phù hợp trong việc ứng dụng phân tích mối quan hệ CVP trong quá trình ra quyết định. Từ Q = TFC => p = vc + TFC + LN p - vc Q Việc định giá bán tại Công ty Nhựa dựa trên giá nguyên vật liệu, cho nên nếu giảm được chi phí nguyên vật liệu thì giá bán có thể sẽ giảm xuống và đây là lợi thế trong cạnh tranh của Công ty. Từ bảng tổng hợp biến phí ta thấy rằng : nếu giảm được chi phí vật liệu chính khi các chi phí khác không đổi thì biến phí đơn vị sẽ giảm, dẫn đến số dư đảm phí đơn vị tăng, tức là khi vượt qua điểm hoà vốn cứ 1kg bán thêm thì lợi nhuận cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là Công ty phải tìm cách hạ thấp biến phí, tăng khối lượng bán để tăng doanh số bán, từ đó gia tăng lợi nhuận. V.5. Xác định hợp lý cơ cấu định phí tại Công ty : Nhìn vào bảng tổng hợp định phí năm 2005 ta thấy rằng chi phí liên quan đến tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên, với quy mô sản xuất kinh doanh lớn như Công ty Nhựa thì tỷ lệ đó vẫn còn quá thấp. Mặc dù Công ty đã chú trọng đến công tác đầu tư tài sản nhưng chưa đáng kể, chi phí cho đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại còn quá thấp. Vì vậy, để có được hiệu quả kinh doanh cao, sản phẩm sản xuất có chất lượng tốt và để đạt được mức lợi nhuận mong muốn thì trong thời gian tới đây Công ty nên tập trung nỗ lực đầu tư vào tài sản cố định, thay thế, đầu tư mới máy móc thiết bị, nâng cấp, cải tạo dây chuyền công nghệ đã lạc hậu. Mặt khác, Công ty cần xác định lại cơ cấu định phí tại Công ty hợp lý hơn để có thể mang lại hiệu quả cao hơn. Ở đây, các khoản định phí như tiền lương theo thời gian, khấu hao tài sản cố định, thuế môn bài là định phí bắt buộc. Các khoản định phí này có bản chất sử dụng lâu dài và không thể giảm bớt đến số không dược. Do đó, chúng ta không thể cắt giảm chúng một cách tuỳ tiện, bởi nó ảnh hưởng đến quá trình sinh lời của Công ty. Những khoản định phí còn lại được xếp vào định phí tuỳ ý và có thể cắt giảm chúng tuỳ theo điều kiện cụ thể của Công ty. Ví dụ như đối với chi phí sửa chữa máy, Công ty có thể giảm bớt chúng bằng cách thường xuyên kiểm tra, bôi trơn dầu mỡ cho máy móc thiết bị, hoặc đối với chi phí điện nước, điện thoại hay chi phí quảng cáo tiếp thị Công ty cũng có thể kiểm soát chặt chẽ hơn để tiết kiệm các khoản chi phí này. Với việc xác định hợp lý cơ cấu định phí Công ty sẽ tiết kiệm được khá lớn chi phí này. Với việc xác định hợp lý cơ cấu định phí Công ty sẽ tiết kiệm được khá lớn chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, Công ty có thể giảm khoản chi phí này hay tăng chi phí kia một cách hợp lý vừa tiết kiệm được chi phí, vừa mang lại hiệu quả cao. LỜI KẾT Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận là một việc làm thiết sthực đối với mỗi công ty bởi vì nó giúp cho nhà quản lý thấy được sự liên quan giữa 3 yếu tố quyết định sự thành công của công ty mình. Từ khối lượng bán ra và các chi phí tương ứng công ty sẽ xác định lợi nhuận. Và để tối đa hoá lợi nhuận, một vấn đề nằm trong tầm tay của các doanh nghiệp là phải kiểm soát chi phí. Muốn vậy công ty phải nắm rõ kết cấu chi phí của mình, biết được ưu nhược điểm của nó để có những biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát và cắt giảm chi phí. Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận là một phương tiện dùng để nắm bắt phản ứng của chi phí và lợi nhuận trước các biến động định mức hoạt động kinh doanh. Mặt khác, công ty sẽ dựa tên mô hình Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận để đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. Do đó, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng, được sự giúp đỡ tận tình chu đáo của thầy giáo hướng dẫn CH. Phan Thanh Hải và Ban lãnh đạo Công ty Nhựa, đặc biệt là phòng kế toán tài vụ, em đã đi sâu tìm hiểu thực tế, học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích, em có thể vận dụng được kiến thức tích luỹ ở trường để hoàn thành bài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn thầy Phan Thanh Hải và tất cả cô chú, anh chị Phòng Kế toán Công ty Nhựa. Tuy nhiên, do thời gian thực tập ngắn, kiến thức còn hạn hẹp nên không thể tránh những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trần Thị Anh Thư PHUÛ LUÛC BAÍNG TÄØNG HÅÜP CHI PHÊ ÂIÃÛN, NÆÅÏC NÀM 2006. Thaïng KLTP (kg) (X) CP âiãûn næåïc (Y) X2 XY 1 192.108,68 206.902.579 36.905.744.931 39.747.781.340.286 2 110.191,45 117.288.213 12.142.155.653 12.924.158.258.379 3 251.575,59 323.143.616 63.290.277.484 81.295.045.849.933 4 247.606,15 293.660.473 61.308.805.518 72.712.139.126.709 5 207.458,66 287.905.110 43.039.095.609 59.728.408.327.753 6 261.063,84 243.371.012 68.154.328.556 63.535.370.937.406 7 176.665,46 241.252.733 31.210.684.757 42.621.025.051.702 8 223.028,23 270.591.773 49.741.591.377 60.349.604.184.752 9 213.711,00 277.726.225 45.672.391.521 59.353.149.270.975 10 231.181,04 236.007.592 53.444.673.255 54.560.480.566.456 11 179.421,38 204.750.318 32.192.031.601 36.736.584.610.999 12 163.267,87 186.926.707 26.656.397.374 30.516.125.298.004 Täøng 2.457.279,35 2.889.526.351 523.758.177.637 614.082.872.823.353 Tæì phæång trçnh tuyãún tênh trãn vaì säú liãûu táûp håüp CP âiãûn, næåïc trong 12 thaïng ta coï hãû phæång trçnh sau: åq x Yâ = Aâ x åq + bâ x åq2 åYâ = 12 x Aâ + bâ x åq Thay säú liãûu âaî tênh toaïn âæåüc ta coï hãû phæång trçnh nhæ sau: 12 Aâ + 2.457.279,35 bâ = 2.889.526.351 2.457.279,35 Aâ + 523.758.177.637 bâ = 614.082.872.823.353 Þ Aâ = 17.984.281,38 bâ = 1.088,079 BAÍNG CHI TIÃÚT BIÃÚN PHÊ VÁÛT LIÃÛU CHÊNH NÀM 2006. Bao bç xi màng Cuäün KP Manh bao dãût PP Manh bao dãût PP, HD traïng PP Tuïi LDPE Tuïi HDPE ÄÚng næåïc HDPE ÄÚng næpæïc PVC Deïp, uíng Táúm äúp tráön Saín pháøm khaïc Nhæûa PP 2.146,32 7.657,2 12.485,2 9.233,68 Callpet 253 409,44 804,96 920 Baî vaìng 357,44 Sanylen UX 220 PP traïng 2.241,47 4.144 4,212 LID 3.912 Baî âen 128,76 80,44 HD keïo chè 126,94 1.544,16 7.68 Giáúy Kraft 6.234,9 1.703 Nhæûa PELD 5.833,38 172 Nhæûa LLDPE 7.589,36 Nhæûa HD thäøi 9.808,96 Nhæûa HD film 2.800 1.394,12 LD 99,48 Baî tràõng 101,76 226,56 720 Nhæûa PA 680 Nhæûa PP eïp 2.240 Nhæûa PS 16.000 Nhæûa PVC bäüt 11.824 4.000 5.860 Deïp xay TP 4.560 Nhæûa HD âen 15.965,8 HD film Phãú læåïi HD 318,52 Bäüt äøn âënh 600 Nhæûa baî maìu nho 405,4 Dáöu DOP 408 Bäüt âaï 92 1.286,24 NVLC khaïc 1.793,64 1.187,28 3.249,48 95,06 3.584,18 437,51 840,67 64,67 170,64 581,07 496,74 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18064.doc
Tài liệu liên quan