Phân tích lợi thế cạnh tranh hàng thuỷ sản của Việt Nam tại thị trường Mỹ hiện nay

lời mở đầu Trong bối cảnh mọi quốc gia đều tập trung và nỗ lực vào xây dựng kinh tế, phát triển đất nước. Tất cả đều ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Những năm gần đây Việt Nam nâng cao được kim ngạch xuất khẩu cũng là nhờ một phần vào năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đặc biệt là gần đây Việt Nam đã cạnh tranh xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ. Sản lượng thuỷ sản Việt Na

doc10 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1960 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh hàng thuỷ sản của Việt Nam tại thị trường Mỹ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng liên tục hàng năm, nhất là sau khi hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết. Để hiểu thêm về vấn đề này em xin Phân tích lợi thế cạnh tranh hàng thuỷ sản của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ hiện nay. Do đề tài mang tính chất thực tế nhiều, phạm vi nghiên cứu rộng, thời gian nghiên cứu có hạn. Vì vậy em rất kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến cho bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nội dung I. Những lý luận chung về cạnh tranh và tình hình cạnh tranh hàng thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Koa Kỳ . 1/ Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là động lực, là một trong những nguyên tắc cơ bản, tồn tại khách quan và không thể thiếu được của sản xuất hàng hoá. Cạnh tranh là sự ganh đua,sự đấu tranhvề kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất – kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất – kinh doanh tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ dẻ thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. 2.Tình hình cạnh tranh hàng thuỷ sản cua Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ Kể từ khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực thì thị trưòng Hoa Kỳ đã trở thành thị truờng cạnh tranh xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam. Trong một vài năm gần đây, xuất khẩu thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng cao cả về sản lượng lẫn giá trị kim ngạch. a/ Về sản lượng. Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu và tiêu thụ thuỷ sản lớn, tăng liên tục hàng năm đối với ngành thuỷ sản Việt Nam . Nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ từ Việt Nam 5 năm qua đã có những tăng trưởng ngoạn mục: 424%. Có thể kể đến như Việt Nam là nước đứng thứ ba về sản lượng tôm xuất khẩu vào Mỹ, theo số liệu năm 2003, xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ đạt 500 triệu USD, chiếm 50% tổng lượng xuất khẩu. b/ Về kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường đang tăng trong những năm gần đây. Trong 5 năm qua, thuỷ sản Việt Nam đứng thứ 2 về giá trị, chiếm 16% tổng doanh số xuất khẩu của Việt nam vào Mỹ. Năm nay, ước tính giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tháng 11/2004 đạt 205 triệu USD, nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 11 tháng lên 2.122 triệu USD, bằng 81% so với kế hoạch năm và tăng 4,21% so với cùng kỳ năm trước. 3. Một số mặt còn hạn chế. Bên cạnh những thành quả đã đạt được thì ngành thuỷ sản Việt Nam vẫn còn một số vấn đề hạn chế cần khắc phục. Đó là: - Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Những năm gần đây thì mặt hàng thuỷ sản là một mặt hàng siêu lợi nhuận nên ngày càng có nhiều khu nuôi trồng thuỷ sản ra đời và phát triển tràn lan không theo một quy hoạch nào cả. Từ đó dẫn đến việc cạnh tranh về giá cả, con giống làm cho giá cả lên xuống thất thường, bấp bênh, con giống thì bị suy thoái, dễ nhiểm bệnh. - Vụ kiện bán phá giá tôm và cá ba sa Việt Nam của Hoa Kỳ đã gây thiệt hại nhiều đến ngành thuỷ sản và người dân nuôi trồng thuỷ sản. - Hàng thuỷ sản của Việt Nam chưa đa dạng về mẫu mã và chất lượng. Sản phẩm chủ yếu là các mặt hàng sơ chế, giá trị gia tăng trong sản phẩm còn chiếm tỉ trọng nhỏ. -Ngoài ra, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam còn chưa nắm bắt và am hiểu về các điều luật, quy định, hệ thống thuế quan của thị trường Mỹ. II . Lợi thế của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ. Quan niệm về lợi thế cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản Việt Nam so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh: Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên với hệ thống sông ngòi dầy đặc rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp giá nhân công, chi phí sản xuất rẻ và các nhà máy chế biến có dây chuyền, kỹ thuật hiện đại và khép kín. Với những lợi thế này thì Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu thuỷ sản nhiều thứ ba vào thị trường Mỹ sau Thái Lan và Trung Quốc. 1.Chất lượng sản phẩm. Sản phẩm thuỷ sản Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường Hoa Kỳ so với các nước khác. Với nhiều cơ sở nuôi trồng chế biến hiện đại khép kín, các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đang dần đáp ứng nhu cầu của thị trường Hoa kỳ về chất lượng, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Với khuynh hướng dân ngày càng ăn nhiều cá để tránh colesteron, tránh béo phì, và thu nhiều omega – 3 (DHA – chất giúp tế bào và các mô phát triển, làm bổ não, thông động mạch), cá đã trở thành là món hàng béo bở của các công ty sản xuất, chế biến thực phẩm của Mỹ. trong các loại cá, file cá nheo dang rất được ưa chuộng. Nhưng khi file cá basa Việt Nam được nhập vào Mỹ, các bà nội trợ Mỹ và các nhà hàng ăn Mỹ lại chuộng cá ba sa Việt Nam hơn vì thịt cá ba sa Việt Nam thơm ngon, chứa nhiều dinh dưỡng, nhất là axit béo omega – 3(DHA). 2. Điều kiện nuôi trồng thuận lợi. Việt Nam có hệ thống sông ngòi dầy đặc, nằm ở đồng bằng châu thổ sông Mê Kông, điều kiện thiên nhiên ưu đãi rất thích hợp cho việc nuôi trồng các loại thuỷ sản khác nhau có chất lượng cao như tôm sú, cá ba sa, cá tra. Mặt khác, giá nhân công, chi phí sản xuất thấp nên rất thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng sản xuất. 3. Giá thành rẻ Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản ( nằm ở đồng bằng châu thổ sông Mê Kông), giá nhân công rẻ và các nhà máy chế biến thuỷ sản sử dụng máy móc và kỹ thuật hiện đại nên giá thành của các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam thấp hơn so với giá trên thị trường quốc tế. Lấy ví dụ giá tôm Việt Nam so với giá tôm của Hoa Kỳ: tôm ở Việt Nam chủ yếu là tôm nuôi nên chi phí thấp, còn tôm ở Hoa Kỳ chủ yếu là đánh bắt tự nhiên ( mà nguồn này ngày càng cạt kiệt) nên chi phí cao). III . Những biện pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh. 1.Nâng cao chất lượng mẫu mã. Để nâng cao chất lượng sản phẩm thì nhà nước cần phải có những kế hoạch cụ thể để có thể quản lý hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, nâng cao chất lượng con giống, chất lượng kiểm dịch, quản lý vật tư hoá chất, môi trường thuỷ sản. Xây dựng các phương án và triển khai hệ thống tổ chức quản lý chất lượng Tích cực trong việc hình thành, chế biến các sản phẩm, mẫu mã mới, khác nhau phù hợp với thị hiếu của tất cả các tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chế biến thuỷ sản phải áp dụng chương trình SQF 1000CM về đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời khẳng định uy tín thương hiệu thuỷ sản Việt Nam trên thị trường quốc tế 2.Cải thiện điều kiện môi trường. Việc nuôi trồng thuỷ sản có thể kiếm nhiều lợi nhuận nên đang có nhiều tổ chức và cá nhân tham gia và phát triển tràn lan mà không theo một qui hoạch cụ thể nào. Chính điều này đã ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản tạo sự khó khăn trong nuôi trồng, thời vụ, chất lượng và con giống. Vì vậy, có cải thiện môi trường thì mới có những thuận lợi cho thuỷ sản Việt Nam. Có thể kể đến một vài biện pháp như: quy hoạch sản xuất theo từng vùng, đầu tư hợp lý cho cơ sở hạ tầng, hệ thống thuỷ lợi, xây dựng và nâng cao năng lực các trung tâm dự báo môi trường. 3.Xây dựng thương hiệu. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đang có tốc dộ tăng trưởng khá nhanh, trong đó Mỹ là thị trường còn rất nhiều tiềm năng. Vậy phải làm gì để xây dựng định hướng phát triển thương hiệu cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam? Thương hiệu là giá trị vô hình, hiện diện trong tâm trí khách hàng. Muốn được khách hàng công nhận thì phải xây dựng trên qua điểm chiến lược định hướng văn hoá doanh nghiệp. Chiến lược đó là mục tiêu, nghiên cứu thị trường, phân tích sản phẩm, tạo dựng tính cách sản phẩm, thiết kế thương hiệu và xác đinh hệ thống nhận dạng thương hiệu, đăng kí bảo hộ. Có 3 cấp độ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu: cấp doanh nghiệp ( như Agifish), cấp địa phương ( như tôm hùm Phú Yên, cá hồi Alaska), cấp quốc gia( như bắp Mỹ, shushi Nhật Bản). Tuỳ từng mức độ mà doanh nghiệp có thể đăng kí bảo hộ thương hiệu của mình. Mặt khác, còn phải xây dựng đội ngũ nhân viên maketing, xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp ở từng doanh nghiệp. kết luận Trong những năm gần đây, mặt hàng thuỷ sản là một trong những mặt hàng cạnh tranh xuất khẩu chính của Việt Nam ra thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ - một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Ngành thuỷ sản Việt Nam đã và đang có những bước tiến trên đà tăng trưởng thông qua xuất khẩu những sản phẩm thuỷ sản của mình vào thị trường Hoa Kỳ. Để có những bước tiến đó thì ngành thuỷ sản Việt Nam đã có những lợi thế cạnh tranh về thiên nhiên, con người, điều kiện nuôi trồng sản xuất so với các nước khác. Mặt khác, ngành thuỷ sản cũng đang tạo cho mình những điều kiện, chiến lược để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, thâm nhập và mở rộng thị trường Hoa Kỳ ngày một sâu hơn thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường và đặc biệt là việc xây dựng một thương hiệu vững vàng trên thị trường Hoa Kỳ. Lời cam đoan Đây là bài tiểu luận do em suy nghĩ tự viết ra. Sau khi có tham khảo một số tài liệu có liên quan. Không sao chép ở một nguồn khác. Không nhờ hay thuê viết hộ. Nếu có gì sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tài liệu tham khảo 1/ Giáo Trình Thương Mại _ Trường ĐH Quản lý và Kinh doanh HN 2/ Báo Thương mai điện tử Mục lục Lời mở đầu 1 Nội dung 2 I. Những lý luận chung về cạnh tranh và tình hình cạnh tranh hàng thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Koa Kỳ 2 1.Khái niệm về cạnh tranh 2 2.Tình hình cạnh tranh hàng thuỷ sản của VN trên thị trường HK 2 3. Một số mặt còn hạn chế 3 II . Lợi thế của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ 3 1.Chất lượng sản phẩm 4 2. Điều kiện nuôi trồng thuận lợi 4 3. Giá thành rẻ 4 III . Những biện pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh 5 1.Nâng cao chất lượng mẫu mã 5 2.Cải thiện điều kiện môi trường 5 3.Xây dựng thương hiệu 5 Kết luận 7 Lời cam đoan 8 Tài liệu tham khảo 9 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0112.doc