BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Ngô Thị Bích Thuận
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRANG TRẠI
TỈNH ĐỒNG NAI TỪ GÓC ĐỘ ĐỊA LÍ
KINH TẾ-XÃ HỘI
Chuyên ngành: Địa Lí Học ( Trừ địa lí tự nhiên )
Mã số: 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐẶNG VĂN PHAN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CÁM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành gởi lời cám ơn đến Ban
Giám Hiệu, phòng KHCN và SĐH, các Thầy, Cô g
115 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ Địa lý Kinh tế - Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo trường ĐHSP TPHCM đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cám ơn PGS.TS Đặng Văn Phan, người đã tận tình hướng dẫn tác
giả trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Qua đây, tác giả cũng trân trọng gởi lời cám ơn đến các cơ quan: Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn Đồng Nai; Sở tài nguyên môi trường Tỉnh Đồng Nai; Ủy ban nhân dân Tỉnh
Đồng Nai; Cục thống kê Tỉnh Đồng Nai; Phòng thống kê huyện Trảng Bom, huyện Định Quán,
huyện Xuân Lộc và các thư viện ĐHSP TPHCM, thư viện khoa học tổng hợp TPHCM, thư viện
ĐH KHXH và NV đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu và thông tin có liên
quan đến nội dung nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả cũng xin gởi lời cám ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài.
TPHCM, ngày tháng năm
Ngô Thị Bích Thuận
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KT-XH : kinh tế xã hội
ĐDSH : đa dạng sinh học
TCLTNN : tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
KHKT : khoa học kĩ thuật
HTX : hợp tác xã
GDP : Gross dometic products (Tổng sản phẩm quốc nội)
ĐBSCL : đồng bằng sông cửu long
SXKD : sản xuất kinh doanh
GTGT : giá trị gia tăng
CNH-HĐH : công nghiệp hóa- hiện đại hóa
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong sự phát triển của nền nông nghiệp thế giới hiện đại, kinh tế trang trại có vị trí vô cùng
quan trọng ở nhiều nước phát triển, khi mà hầu hết các sản phẩm nông nghiệp ở các nước này đều
được sản xuất từ các trang trại.
Ở Việt Nam, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra và tác động toàn diện đến
mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi lớn trong
nông nghiệp- nền nông nghiệp đang dần được công nghiệp hóa. Trong đó, trang trại là một biểu
hiện rõ nét nhất của sự thay đổi theo hướng tích cực, với sự áp dụng ngày càng nhiều máy móc kĩ
thuật và các thành tựu của công nghệ sinh học… dẫn đến năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất
ngày càng tăng, góp phần to lớn vào việc làm thay đổi bộ mặt nông thôn nói chung và mức sống của
người nông dân nói riêng. Chính vì thế, kinh tế trang trại, dù chỉ mới xuất hiện trong những năm 90
của thế kỉ XX ở nước ta, nhưng lại phát triển với tốc độ nhanh ngay từ khi mới ra đời, đặc biệt là
trong thời gian gần đây.
Đồng Nai là một tỉnh nằm trong khu vực Đông Nam bộ, với diện tích 5.903,9 Km2, dân số
2008 là 2.321487 người. Là Tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với nhiều
Tỉnh, thành phố và khu vực năng động. Cũng như nhiều Tỉnh khác trong khu vực Đông Nam bộ,
hình thức trang trại đã xuất hiện ở Đồng Nai từ lâu dưới dạng các đồn điền trồng cây công nghiệp
dài ngày, hoặc các vườn chuyên trồng cây ăn quả có quy mô lớn. Tại các huyện Long Khánh, Tân
Phú , Xuân Lộc…đã từng nổi tiếng về các loại cây ăn quả. Với lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai,
thị trường tiêu thụ…kinh tế trang trại đã và đang được chú trọng phát triển ở Đồng Nai. Sự phát
triển của kinh tế trang trại nơi đây đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân; mở mang diện
tích đất trồng qua việc tận dụng diện tích đất trống, đồi trọc, đất hoang hóa; tạo thêm việc làm cho
lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo…
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn trong việc phát triển loại hình này ở Tỉnh Đồng Nai hiện nay là
vấn đề vay vốn để đầu tư cho trang trại, vấn đề sở hữu đất đai, việc ứng dụng KHKT, trình độ quản
lí của những chủ trang trại…Nhìn chung, các trang trại ở nơi đây chủ yếu là của tư nhân với quy mô
nhỏ, chưa ứng dụng nhiều KHKT vào sản xuất nên năng xuất chưa cao, việc tiêu thụ nông sản khó
khăn và thường bị thương lái ép giá do chưa nắm được nhu cầu của thị trường…
Trước vai trò to lớn của kinh tế trang trại trong việc góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn
và nâng cao mức sống cho người dân ở Tỉnh nhà, vì thế tôi muốn đề cập đến vấn đề “ Phân tích kinh
tế trang trại ở Tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lý kinh tế- xã hội” để mong tìm hiểu một lần nữa thực
trạng phát triển của kinh tế trang trại tại Đồng Nai cũng như chú trọng đến tìm hiểu hiệu quả sản
xuất của các trang trại từ đó tìm ra các giải pháp giúp kinh tế trang trại phát triển nhanh, hiện đại và
thực sự trở thành con đường thoát nghèo cho người lao động nơi đây.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Tìm hiểu, nghiên cứu hiện trạng phát triển kinh tế trang trại ở Tỉnh Đồng Nai
Phân tích hiệu quả sản xuất của trang trại thông qua việc phân tích một số loại hình trang trại
từ đó đề xuất những giải pháp nhằm làm tăng thêm nữa hiệu quả sản xuất của các trang trại tại địa
phương này.
Đề tài sẽ là nguồn tư liệu cho các sinh viên khi tìm hiểu về vấn đề kinh tế trang trại; là tài liệu
tham khảo cho các giáo viên phổ thông khi tìm hiểu về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trong chương
trình địa lí 12, hoặc tìm hiểu về
địa lí địa phương.
Nhiệm vụ
Tìm hiểu các vấn đề cơ sở lý luận về kinh tế trang trại. Sự phát triển kinh tế trang trại ở Việt
Nam từ kinh tế hộ gia đình chuyển sang sản xuất hàng hóa
quy mô lớn.
Phân tích thực trạng phát triển và phân bố kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai (tiến hành thu
thập số liệu, thực địa, điều tra mẫu một số trang trại…)
Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của
một số loại hình trang trại ở Tỉnh Đồng Nai
(dựa trên kết quả của điều tra mẫu )
Các kết quả phân tích được sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển cũng như nâng
cao hơn nữa hiệu quả sản xuất của kinh tế trang trại tại địa phương này.
3. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về hiện trạng phát triển kinh tế trang trại và hiệu quả sản xuất của
một số loại hình trang trại
Trong đề tài, cũng sử dụng mô hình kinh tế lượng (mô hình toán hồi quy tuyến tính bội) để
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của một số loại hình trang trại trên địa bàn
Tỉnh Đồng Nai.
Từ thực trạng phát triển; kết quả của việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất của trang trại từ đó đưa ra những giải pháp và định hướng phát triển kinh tế trang trại trong
tương lai.Cụ thể:
- Về không gian: trong phạm vi Tỉnh Đồng Nai (chi tiết đến cấp huyện).
- Về thời gian: chủ yếu từ 2002 đến 2009
- Về tư liệu : dựa chủ yếu vào số liệu tự điều tra các trang trại trên 11 huyện của Tỉnh Đồng
Nai (tác giả đã tiến hành thu thập thông tin cần thiết tại 301 trang trại trên tổng số 3183 trang trại
của tỉnh Đồng Nai, trong đó gồm 111 trang trại chăn nuôi, 105 trang trại trồng cây lâu năm, 85 trang
trại trồng cây hàng năm ); Số liệu tổng hợp về trang trại của Cục thống kê Tỉnh Đồng Nai; Sở nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai.
Đề tài chỉ phân tích kinh tế trang trại dưới góc độ của địa lí kinh tế, xã hội nên không đi sâu
vào phần kinh tế (khía cạnh hiệu quả sản xuất không tập trung nhiều)
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Quan điểm tổng hợp lãnh thổ:
Đối tượng nghiên cứu là các trang trại phân bố trên một không gian nhất định và có đặc trưng
lãnh thổ riêng. Áp dụng quan điểm tổng hợp lãnh thổ cho phép xem xét các yếu tố trong mối quan
hệ tác động qua lại lẫn nhau, phát hiện ra quy luận phát triển, các nhân tố trội tác động đến sự phát
triển của trang trại.
Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Những tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội đến sự hình thành và phát triển của trang trại
là quá trình lâu dài. Hiện trạng phát triển và xu hướng phát triển là cơ sở để đề xuất các giải pháp
quản lí và phát triển các trang trại trong tương lai.
Quan điểm hệ thống:
Dựa vào quan điểm này, chúng ta phải xem xét sự phát triển kinh tế trang trại trong mối quan
hệ với các loại hình tổ chức sản xuất KT-XH khác.Vì kinh tế trang trại chỉ là một bộ phận của hệ
thống các ngành kinh tế quốc dân.
Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững:
Sự phát triển của bất cứ lĩnh vực gì cũng cần hướng tới sự phát triển bền vững, nghĩa là sự phát
triển đòi hỏi sự cân bằng cả về ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì thế, kinh tế trang
trại- một trong những hình thức tổ chức sản xuất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, không chỉ chú ý
đến khía cạnh kinh tế mà cũng cần phải chú ý đến yếu tố môi trường để đảm bảo sự ổn định, lâu dài
và bền vững.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tổng hợp thống kê, phân tích, so sánh
Việc thu thập, tổng hợp số liệu sẽ là những dẫn chứng, minh họa cho vấn đề nghiên cứu. Vì
vây tổng hợp thống kê và phân tích, so sánh số liệu thống kê để làm rõ thực trạng phát triển kinh tế
trang trại trên một lãnh thổ, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp phát triển sau này.
Phương pháp toán học- dự báo:
Cho phép tổng hợp hóa, đơn giản hóa các thông số hoạt động, các mối liên hệ đa dạng phức tạp
của các đối tượng nghiên cứu địa lý kinh tế xã hội trong thực tiễn, làm nổi bật các đặc trưng cơ bản,
quy luật vận động của đối tượng
Sử dụng toán học ( mô hình hàm hồi quy tuyến tính đơn, hàm hồi quy tuyến tính bội…) để hỗ
trợ cho việc đánh giá vấn đề một cách chính xác, khoa học. Từ đó giúp định hướng chiến lược, xác
định các mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của kinh tế trang trại ở Đồng Nai một cách khách
quan, có cơ sở khoa học, phù hợp với hiện thực và xu thế phát triển của hiện thực.
Phương pháp bản đồ- biểu đồ:
Bản đồ- biểu đồ là một kênh thông tin quan trọng đặc biệt đối với ngành địa lý. Các nghiên cứu
địa lý kinh tế xã hội được khởi đầu bằng bản đồ và kết thúc cũng bằng bản đồ, bản đồ là “ngôn ngữ”
tổng hợp, ngắn gọn, súc tích, trực quan của đối tượng nghiên cứu. Không những có giá trị thẩm mỹ
cao mà còn cung cấp một lượng thông tin lớn góp phần minh họa, làm rõ hơn vấn đề.
Phương pháp thực địa:
Là phương pháp cần thiết để có thể lấy được thông tin chính xác và cập nhật, cũng là phương
pháp quan trọng đặc biệt trong ngành địa lý. Sử dụng phương pháp này giúp tránh được những kết
luận chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn. Giúp đánh giá xác định lại một cách đầy đủ, chính
xác tài liệu đã có, đồng thời bổ sung kịp thời những nội dung mới được phát hiện trong quá trình
khảo sát
Phương pháp chuyên gia:
Qua việc tổng hợp các ý kiến của các chủ trang trại từ các phiếu điều tra trang trại trong tỉnh
Đồng Nai và thông qua phỏng vấn trực tiếp các chủ trang trại trong quá trình thực địa, từ đó đưa ra
các định hướng, giải pháp cũng như các kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa kinh tế trang trại nơi
đây.
5. Lịch sử nghiên cứu
Kinh tế trang trại, dù mới xuất hiện và phát triển trong những năm 90 của thế kỷ XX nhưng đã
nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả,với rất nhiều các đề tài, bài báo viết về kinh tế trang trại ở
cấp độ cả nước, vùng, tỉnh. Nghiên cứu cả về lý luận lẫn đánh giá thực tiễn của trang trại từ những
năm 90 đến nay. Tuy nhiên, những đề tài viết về Trang Trại ở Tỉnh Đồng Nai không nhiều, phần lớn
chỉ tìm hiểu về thực trạng và những khó khăn chung của việc phát triển kinh tế trang trại mà chưa đi
vào đánh giá hiệu quả sản xuất của từng loại hình trang trại.
Đề tài “Phân tích kinh tế trang trại Tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế-xã hội” không những
chú trọng đến phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại mà điểm khác của đề tài là đã sử dụng
phương pháp định lượng (mô hình hồi quy tuyến tính bội ) để đánh giá các nhân tố tác động đến
hiệu quả sản xuất của một số loại hình Trang Trại chủ yếu tại Tỉnh Đồng Nai, từ đó giúp xác định
các chính sách ưu tiên để phát triển kinh tế trang trại nơi đây.
Dưới đây là một số đề tài, bài viết, tài liệu đã là nguồn tư liệu quý giá cho Tác giả trong quá
trình nghiên cứu đề tài:
- Nguyễn Viết Thịnh (chủ nhiệm đề tài), 2009, Kinh tế trang trại ở Việt Nam phân tích từ góc
độ địa lý kinh tế và sinh thái
- Nguyễn Khắc Ngân (chủ nhiệm đề tài), 2000, Phát triển kinh tế trang trại ở nông thôn thành
phố Hồ Chí Minh
- Hoàng Đắc Bằng, 2004, Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Đồng Nai,
khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP.TPHCM
- Nguyễn Võ Hoàng ( luận văn thạc sĩ kinh tế), 2007, Kinh tế trang trại Tỉnh Bình Phước- Thực
trạng và giải pháp phát triển
- Nguyễn Yên Tri (chủ biên), 2001, Địa chí Đồng Nai- tập II, địa lí, NXB tổng hợp Đồng Nai
- Thái Doãn Mười (chủ biên), 2001, Địa chí Đồng Nai- tập IV,Kinh tế, NXB tổng hợp Đồng
Nai.
- Vũ Tuyên Hoàng, 2003, Xây dựng mô hình nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, tham
luận tại hội nghị toàn thể ISG thường niên
- Đề án phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010-2015, 2009, Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Nai
Ngoài ra, còn một số bài báo viết về sự phát triển của các trang trại trồng cây ăn quả, trang trại
chăn nuôi…của một số huyện ở Tỉnh Đồng Nai:
- Đồng Nai- kinh tế trang trại đang khởi sắc, Trung tâm tin học bộ NN và PTNT, báo KHKT
nông nghiệp, 2/2008
- Tác giả Nguyễn Thương, Vấn đề tích tụ đất làm trang trại, theo báo Đồng Nai, 2008
- Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 112 năm 2008
6. Bố cục của đềtài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài còn có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ sở lý luận về trang trại
Chương 2: Phân tích kinh tế trang trại Tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Đồng Nai.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRANG TRẠI
1. Một số nhận thức về kinh tế trang trại
1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại đã hình thành, tồn tại và phát triển trong lịch sử lâu dài của nền nông nghiệp
thế giới. Từ thời phong kiến, dù nền nông nghiệp năng xuất thấp, tính chất hàng hóa chưa thể hiện
rõ, thì ở Châu âu, các hình thức ban đầu của trang trại đã xuất hiện.
Một số quan niệm về kinh tế trang trại trên thế giới:
K.Marx khẳng định, điểm cơ bản của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hóa, khác với kinh
tế tiểu nông là sản xuất tự cấp tự túc. Nhưng cũng có điểm giống nhau là lấy kinh tế gia đình làm cơ
sở nòng cốt
Ở một số nước phát triển như Mỹ, Anh và một số nước ở Châu Á như Đài Loan, Hàn
Quốc…thì cho rằng: “Trang trại là loại hình sản xuất Nông-Lâm- Ngư nghiệp của hộ gia đình nông
dân sau khi phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự túc khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuất nông
sản hàng hóa, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh.”
Ở nước ta, trong quá trình hình thành và phát triển, mô hình kinh tế trang trại đã được sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đã có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế trang trại và khái niệm
của mô hình sản xuất này vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn.
Trên cơ sở Nghị quyết 06 của Bộ Chính Trị, Chính Phủ có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày
2-2-2000, Nghị quyết xác định quan điểm về kinh tế trang trại như sau:
“Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ
yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông lâm thủy
sản.”
1.2. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại
Là một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp chứ không phải là một
thành phần kinh tế riêng biệt nào khác ngoài kinh tế hộ.
Căn bản dựa trên nền tảng kinh tế hộ, mang bản chất kinh tế hộ, được thể hiện trên ba khía
cạnh:
+ Người quản lí chính là chủ hộ, hoặc là một thành viên có năng lực được sự tín nhiệm của
hộ.
+ Trang trại có thể sử dụng lao động làm thuê nhưng lao động của gia đình vẫn là yếu tố trụ
cột.
+ Có thể tích tụ, tập trung thêm đất nhưng không vượt quá khả năng sử dụng có hiệu quả của
trang trại.
Con đường hình thành và phát triển cơ bản của trang trại là tái sản xuất mở rộng không phải
chủ yếu bằng phát triển chiều rộng mà chủ yếu phát triển chiều sâu- bởi yếu tố đầu tư vốn, khoa học
kĩ thuật công nghệ, bởi năng lực quản trị sản xuất kinh doanh được tăng cường
Sản xuất hàng hóa lớn (cả tổng giá trị sản phẩm hàng hóa và tỉ suất hàng hóa ) gắn với thị
trường và chấp nhận cạnh tranh để phát triển.
Trong Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông Nghiệp
và phát triển Nông thôn và Tổng cục Thống kê hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại có
xác định rõ các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại như sau:
- Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với qui mô lớn.
- Mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn so
với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở qui mô sản xuất như: đất đai, số lượng gia súc, lao
động, giá trị nông lâm thủy sản hàng hóa.
- Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến
bộ khoa học kĩ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; sử dụng lao
động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so
với kinh tế hộ.
Ngoài ra, thông tư này cũng đưa ra những tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trại:
- Giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ bình quân một năm:
+ Đối với các Tỉnh phía Bắc và Duyên hải Miền Trung từ 40 triệu đồng
trở lên .
+ Đối với các Tỉnh phía Nam và Tây nguyên từ 50 triệu đồng trở lên
- Qui mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng
ngành sản xuất và vùng kinh tế
Đối với trang trại trồng trọt:
* Trang trại trồng cây hàng năm:
+ Từ 2 ha trở lên đối với các Tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền trung
+ Từ 3 ha trở lên đối với các Tỉnh miền Nam và Tây Nguyên
* Trang trại trồng cây lâu năm:
+ Từ 3 ha trở lên đối với các Tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền trung
+ Từ 5 ha trở lên đối với các Tỉnh miền Nam và Tây Nguyên
+ Trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên
* Trang trại lâm nghiệp:
+ Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước
Đối với trang trại chăn nuôi:
* Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò…
+ Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên
+ Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên
* Chăn nuôi gia súc: lợn, dê…
+ Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con
trở lên
+ Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên, dê thịt từ 200 con trở lên
* Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan ngỗng…có thường xuyên từ 2000 con trở lên (không tính số
con dưới 7 ngày tuổi).
Trang trại nuôi trồng thủy sản:
Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo
kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên)
Đối với các loại sản phẩm nông,lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù: trồng
hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thủy đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị
sản lượng hàng hóa.
Tại thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày 4/7/2003 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn,
đã sửa đổi một số chổ về tiêu chí định lượng để xác định là kinh tế trang trại:
- Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản được xác định là kinh tế
trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ bình quân một năm,
hoặc về quy mô sản xuất của trang trại được qui định ở Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-
TCTK.
- Đối với hộ sản xuất, kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hóa của các ngành
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thì tiêu chí để xác định trang trại là giá trị sản lượng hàng hóa,
dịch vụ bình quân một năm.
Như vậy: Thực chất kinh tế trang trại là dạng kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hóa với quy mô lớn-
là kinh tế nông hộ phát triển cao trên con đường thoát ra khỏi nghèo khó, vươn lên làm giàu cho
mình và cho xã hội.
1.3. Một số tiêu chí cơ bản phân biệt sự khác nhau giữa kinh tế trang trại và kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ: “Là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn. Kinh tế nông hộ
dựa chủ yếu vào lao động gia đình để khai thác đất và các yếu tố sản xuất khác nhằm đem về thu
nhập thuần cao nhất. Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tích lũy, tự đầu tư
để sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi cảnh nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự cấp tự túc rồi lên
sản xuất hàng hóa và gắn với thị trường.”
Đặc trưng chủ yếu của kinh tế nông hộ:
- Là đơn vị kinh tế cơ sở- vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng
- Là đơn vị kinh tế ở nông thôn, hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản gắn với đất đai, điều
kiện thủy văn, thời tiết khí hậu và sinh vật
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao về sản xuất và tiêu dùng, căn bản dựa trên sự cân bằng
giữa nguồn lực sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của gia đình.
- Với lao động gia đình, với đất đai được sử dụng nối tiếp qua nhiều thế hệ gia đình, với tài
sản và vốn sản xuất chủ yếu của gia đình, của quan hệ gia tộc, quan hệ huyết thống, nên kể cả khi
kinh tế nông hộ gắn với khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại, gắn với thị trường, mà vẫn không
thay đổi bản chất, không bị biến dạng.
Kinh tế trang trại phát triển trên nền tảng kinh tế nông hộ, nhưng giữa hai loại hình này cũng
có nhiều điểm khác nhau, một số tiêu chí để phân biệt hai loại hình này:
- Về mục đích sản xuất: kinh tế nông hộ chủ yếu sản xuất để tiêu dùng (vẫn mang tính tự
cung tự cấp); kinh tế trang trại sản xuất chủ yếu để bán
(mang tính chất hàng hóa rất cao)
- Về qui mô sản xuất: qui mô sản xuất của kinh tế nông hộ nhỏ, trong khi đó kinh tế trang trại
lớn hơn, thậm chí gấp nhiều lần kinh tế nông hộ.
- Trình độ sản xuất: Trình độ sản xuất của kinh tế trang trại cao hơn kinh tế nông hộ, thể hiện
qua việc cơ giới hóa trong sản xuất (phần lớn có sử dụng máy móc, kĩ thuật)
- Mức độ quan hệ với thị trường: Mục đích sản xuất của kinh tế trang trại chủ yếu để bán nên
mức độ quan hệ với thị trường rất nhiều; Trong khi đó, tính tự cấp tự túc trong sản xuất làm giảm
khả năng mở rộng quan hệ với thị trường bên ngoài của kinh tế nông hộ.
- Khả năng tích lũy tái sản xuất: Với qui mô nhỏ hơn và lợi nhuận ít hơn, khả năng tích lũy tái
sản xuất của kinh tế hộ không nhiều. Ngược lại, với lợi thế hơn hẳn về diện tích và thu nhập thì khả
năng tích lũy tái sản xuất của trang trại cao hơn rất nhiều.
1.4 Tầm quan trọng của sự hình thành kinh tế trang trại
1.4.1 Tính tất yếu của sự hình thành kinh tế trang trại
Tích tụ và tập trung sản xuất là quy luật của quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn.
Khi mà tư liệu sản xuất, vốn, sức lao động được tập trung trên một quy mô nhất định thì mới có điều
kiện phát triển phân công lao động cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhờ đó những ưu thế của phân công
lao động mới được tập trung triệt để, sản xuất hàng hóa do vậy phát triển.
Xuất phát từ yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải thích ứng với tính chất và trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất. Khi tiềm lực cơ sở vật chất kĩ thuật cho nông nghiệp, lao động có
trình độ phát triển, hộ gia đình có năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh giỏi cũng dần xuất hiện.
Những điều này đòi hỏi quan hệ và quy mô sở hữu, cách thức, công cụ và biện pháp quản lí sản xuất
cũng phải thay đổi.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất công nghiệp.
Xuất phát từ nội dung vận hành cơ chế thị trường (trong cơ chế thị trường, ai cung cấp được
nhiều hàng hóa với chất lượng cao, giá cả thấp, sẽ chiếm lĩnh thị trường và tăng khả năng cạnh
tranh. Trang trại, với ưu thế về quy mô hợp lí, vừa có điều kiện tăng năng xuất lao động, tăng năng
xuất cây trồng, khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của từng vùng lãnh thổ để sản xuất ra sản phẩm
hàng loạt với chi phí thấp).
Tóm lại: Kinh tế trang trại là mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh mà sự xuất hiện, vận hành của
nó nảy sinh từ những yêu cầu khách quan của quá trình phát triển cơ chế thị trường trong nông
nghiệp nông thôn.
1.4.2 Tầm quan trọng của kinh tế trại
Cung cấp nhiều sản phẩm hàng hóa với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, góp phần làm
chủ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Quản lí và sử dụng một phần quỹ đất hiệu quả hơn (kể cả đất hoang và đất chưa được sử dụng
trước đó). Do đó việc có tích tụ tập trung ở mức độ nhất định từ những hộ nông dân khác không có
năng lực sử dụng được trang trại sử dụng tốt hơn, cũng phù hợp với quan điểm hiệu quả của sự phát
triển.
Tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận dân nghèo ở nông
thôn.
Huy động nguồn thu nhập, nguồn vốn trong dân vào đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Điều này có lợi cho kinh tế và cũng làm lành mạnh các vấn đề xã hội ở nông thôn.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu hàng hóa theo hướng chuyên môn hóa kết hợp với phát triển
tổng hợp một cách hợp lí (trang trại trồng cao su kết hợp với sơ chế, trang trại vườn cây ăn trái kết
hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản …)
Chủ trang trại là những người năng động, có nhu cầu và khả năng tiếp nhận KHKT tiên tiến do
đó góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tạo yêu cầu và khả năng đích thực cho sự hình thành và phát triển các hình thức hợp tác mới
của trang trại và nông hộ : tạo sự liên doanh liên kết trong sản xuất kinh doanh giữa trang trại với
các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân.
Nhìn chung, kinh tế trang trại có ý nghĩa quan trọng cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường:
Về mặt kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát
triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên
những vùng chuyên môn hóa cao. Mặt khác, việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại sẽ
góp phần phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn.
Bên cạnh đó, phát triển kinh tế trang trại còn giúp khai thác và sử dụng một cách đầy đủ, hiệu quả
các tiềm năng của mỗi vùng lãnh thổ, đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế nông nghiệp và kinh tế
nông thôn.
Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại sẽ góp phần phát triển hộ giàu ở Nông thôn, tạo
việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giải quyết vấn đề
lao động và việc làm, một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp nông thôn. Mặt khác, phát
triển kinh tế trang trại sẽ góp phần phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn và tạo tấm gương cho hộ
nông dân về cách tổ chức quản lí sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn
đề xã hội và đổi mới bộ mặt nông thôn nước ta.
Về mặt môi trường: Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực lâu dài của mình
mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lí và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường,
trước hết là trong không gian sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng.
Những tác dụng tích cực đó rất phù hợp với các chủ trương của nhà nước:
“ Chuyển nền nông nghiệp nước ta còn mang tính tự cấp, tự túc ở nhiều vùng sang sản xuất
hàng hóa” (Nghị quyết 10 Bộ Chính trị, khóa VI ngày 5-4-1988)
“ Khai thác đồi núi trọc, bãi bồi ven biển, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt ngoài khơi, xây dựng
các nông – lâm – ngư trại với quy mô thích hợp” (Nghị quyết Hội Nghị Trung ương lần thứ 5 khóa
VIII)
“ Phát triển những mô hình trang trại nông nghiệp, phổ biến là trang trại gia đình, thực chất là
các hộ sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để
sản xuất kinh doanh có hiệu quả”
( Nghị quyết Bộ Chính Trị số 6, khóa VIII ngày 10-11-1998)
Như vậy, nếu trong những năm qua, kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ ra đời và hoạt
động trong đổi mới và đã góp phần khẳng định sự thành công của đổi mới, thì từ nay những hộ nông
dân sản xuất giỏi nói chung và trang trại nói riêng sẽ đi tiên phong trong tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và sản xuất hàng hóa lớn trong công nghiệp, nông thôn nước ta.
1.5 Điều kiện để hình thành và phát triển kinh tế trang trại
Điều kiện cần:
- Có nền kinh tế đã hoặc đang thực hiện công nghiệp hóa
- Có nền kinh tế thị trường đã hoàn chỉnh hoặc đang hình thành, trong đó có thị trường hàng
hóa nông nghiệp. Đồng thời, kinh tế nông nghiệp là một hợp phần của nền kinh tế quốc dân
- Được nhà nước công nhận và khuyến khích phát triển kinh tế trang trại
Điều kiện đủ:
- Có một bộ phận dân cư có nguyện vọng và tâm huyết với hoạt động sản xuất nông sản hàng
hóa, hoạt động kinh doanh trang trại.
- Có trình độ kiến thức quản lí kinh tế trang trại
- Có tiềm năng về tư liệu sản xuất kinh doanh (vốn, đất đai, thiết bị, khoa học công nghệ và kĩ
thuật…)
- Có cơ chế, chính sách và những định hướng nhằm khuyến khích và đầu tư phát triển kinh tế
trang trại.
2. Quá trình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới và Việt Nam
2.1 Quá trình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới
Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, mỗi khi tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
phát triển lên một bước, loài người lại chủ động sáng tạo nên một hình thức tổ chức kinh tế phù hợp.
Thời công xã nguyên thủy: Với tính chất công xã và trình độ nguyên thủy của sản xuất vật
chất, loài người đã sáng tạo ra hình thức tổ chức kinh tế cộng đồng của từng bộ lạc và sự phân chia
ranh giới giữa các bộ lạc để săn bắt và hái lượm.
Thời kì chiếm hữu nô lệ: Chế độ tư hữu bắt đầu nảy sinh phá vỡ tổ chức kinh tế cộng đồng
nguyên thủy. Gia đình và nhà nước bắt đầu xuất hiện, tính chất tư hữu và trình độ tổ chức sản xuất
bắt đầu phát triển. Hình thức tổ chức kinh tế thời kì này chủ yếu là chủ nô, quí tộc tước đoạt sức lao
động cơ bắp của nô lệ và nông nô trong những vùng đất chiếm được từ những cuộc chiến tranh đẫm
máu.
Thời kì phong kiến: Tính chất tư hữu về tư liệu sản xuất phát triển với ._.trình độ khá cao, hình
thức tổ chức kinh tế phong kiến với những đặc trưng cơ bản là phát canh, thu tô ra đời thay thế cho
hình thức tổ chức bóc lột lao động trực tiếp, phương thức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp
nông thôn vẫn theo kiểu khép kín, việc trao đổi sản phẩm đã bắt đầu xuất hiện, nhưng cũng chỉ đối
với những sản phẩm được tạo ra vượt quá nhu cầu tiêu dùng trực tiếp, chứ chưa phát triển kinh tế
hàng hóa.
Thời kì tư bản: Với đặc trưng là kinh tế hàng hóa phát triển đã phá vỡ các quan hệ kinh tế
hiện vật là chủ yếu thời phong kiến, tính chất dân chủ trong kinh tế và trình độ công cụ sản xuất
phát triển như vũ bão qua hai cuộc cách mạng kĩ thuật, hình thức tổ chức kinh tế thời kì này rất đa
dạng, xoay quanh trục chính là kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường và chịu sự tác động
của qui luật giá trị. Trong nông nghiệp, xuất hiện kinh tế trang trại và đồn điền tư bản với hai đặc
trưng cơ bản là:
- Về mục đích sản xuất được chuyển thẳng sang sản xuất hàng hóa thay cho sản xuất
khép kín trước đây. Nếu trước đây sản xuất chủ yếu cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của nhà sản
xuất, thì nay cơ chế thị trường và qui luật giá trị đã buộc các nhà sản xuất nông sản hàng hóa muốn
tồn tại và phát triển thì phải sản xuất theo yêu cầu thị trường, được thị trường chấp nhận mới có thu
nhập và tăng lợi nhuận, có tích lũy.
- Về sở hữu tư liệu sản xuất trước đây chủ yếu thuộc về nhà Vua, đến chủ nghĩa tư bản
chủ yếu thuộc tư nhân được nhà nước tư bản công nhận.
Thời kì Xã Hội Chủ Nghĩa: Cũng với đặc trưng cơ bản là sản xuất hàng hóa phát triển ngày
càng cao cùng những tiến bộ vượt bậc về khoa học, công nghệ. Loài người càng cần đến sự phát
triển kinh tế trang trại như hình thức chủ yếu trong phát triển nông nghiệp.
Có thể tóm tắt lịch sử và điều kiện ra đời của loại hình kinh tế trang trại trên thế giới như sau:
Lịch sử và điều kiện ra đời của loại hình kinh tế trang trại ở các
nước tư bản phát triển Châu âu và Bắc Mĩ:
Khi kinh tế hàng hóa bắt đầu xuất hiện và phát triển ở Châu Âu thông qua
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và các cuộc cách mạng tư sản diễn ra lần lượt ở các nước.
Điển hình nhất, là cuộc Cách Mạng Tư Sản Pháp năm 1789 đã kéo theo sự xuất hiện của hình thức
kinh tế trang trại đầu tiên trên thế giới thay thế cho kiểu sản xuất nhỏ của tầng lớp tiểu nông và hình
thức điền trang, thái ấp của các thế lực phong kiến quí tộc đương thời.
Ngay từ buổi ra đời đầu tiên của loại hình kinh tế mới mẻ này trong nông nghiệp của nước
Anh đã hình thành hai hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là những trang trại tư bản tư nhân và
những trang trại gia đình:
- Trang trại tư bản tư nhân là những xí nghiệp nông nghiệp qui mô lớn được quản lí tập
trung và mọi điều hành hoạt động đều giống như một xí nghiệp công nghiệp. Tất cả các khâu từ
quản lí sản xuất đến trực tiếp lao động đều được nhà tư bản thuê mướn lao động.
- Trang trại gia đình là những trang trại được hình thành và phát triển từ những hộ gia đình
biết làm ăn ở qui mô nhỏ, trên cơ sở sở hữu một diện tích đất nhỏ hơn và dùng lao động gia đình là
chính để sản xuất ra nông sản hàng hóa cung cấp cho xã hội. Loại trang trại gia đình tỏ ra thích hợp
và hiệu quả hơn những đồn điền tư bản trong nền sản xuất hàng hóa vì chủ động tận dụng được
nguồn lao động gia đình, có thuê mướn nhân công trong những công việc cần thiết, có khả năng
quản lí điều hành trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh và nông sản hàng hóa do trang trại tạo ra
có giá trị thấp hơn giá trị nông sản hàng hóa cùng loại do đồn điền tư bản và các nông dân tự do
khác tạo ra.
Hình thức kinh tế trang trại ra đời vào cuối chế độ phong kiến, đầu chế độ tư bản chứa đựng
những yếu tố tích cực hơn hẳn hình thức kinh tế điền trang, thái ấp thời phong kiến. Sự tiến bộ này
thể hiện ở số lượng nông sản hàng hóa được tạo ra nhiều hơn, chất lượng nông sản tốt hơn, được xã
hội chấp nhận và do đó nhanh chóng được nhà nước tư bản đương thời khuyến khích phát triển.
Dần dần các nước Đức, Ý,…sau khi làm cánh mạng tư sản cũng phát hiện ra những tiến bộ
của kinh tế trang trại trong Nông- Lâm- Ngư nghiệp và nhanh chóng ban hành một số chính sách tạo
thuận lợi cho kinh tế trang trại lúc đó phát triển. Ở Pháp, năm 1892 có 5.672.000 trang trại,qui mô
bình quân 5,9 ha, đến năm 1928 số trang trại là 5.736.000 trang trại, qui mô bình quân là 5,8 ha. Ở
Đức, năm 1882
cũng có 5.276.000 trang trại, qui mô bình quân 6 ha .
Ở Châu Mỹ, đặc biệt là Bắc Mỹ, kinh tế trang trại phát triển có chậm hơn so với Châu Âu
nhưng đến cuối thế kỉ XIX thì gia tăng mạnh mẽ. Đặc biệt là từ cuối thế kỉ XIX đến những năm 40
của thế kỉ XX, số lượng các trang trại phát triển rất mạnh ,vd: 1935, Mỹ có 6.814.000 trang trại và
số lượng sản phẩm nông sản mà kinh tế trang trại của nước Mỹ làm ra chiếm tới 41% dự trữ lúa mì
và 87 % dự trữ ngô trên thế giới.
Loại hình kinh tế trang trại theo thời gian đã nhanh chóng lan sang các nước tư bản và các
nước thuộc địa khác, và dần trở thành một hình thức kinh
tế tiến bộ trên thế giới.
Chính K.Mark ở tác phẩm cuối cùng ông đã viết : “Ngay ở nước Anh với nền công nghiệp phát
triển, hình thức sản xuất nông nghiệp có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp qui mô
lớn mà là các trang trại gia đình.”
Lịch sử và điều kiện ra đời của loại hình kinh tế trang trại ở các
nước Châu Á
Ở các nước Châu á, nơi mà dường như không diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp hay cách
mạng tư sản lớn nào, mà hầu hết chịu tác động từ những thành quả phát triển kinh tế, xã hội của các
nước phương Tây. Chủ nghĩa phong kiến mà điển hình là phong kiến Trung Quốc đã khống chế gần
như toàn bộ phương thức sản xuất châu á, vào những năm mà châu Âu dồn dập nổ ra những cuộc
cách mạng công nghiệp và cách mạng tư sản, mở đường cho sức sản xuất phát triển. Cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã bành trướng thế lực của mình vào Châu Á
bằng nhiều con đường, làm thay đổi dần phương thức sản xuất, nảy sinh mầm mống kinh tế hàng
hóa ở Châu á.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945), nhiều nước Châu á đã tiến hành cải cách ruộng
đất. Chính điều này đã tác động trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển các trang trại gia
đình theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhưng điều kiện thực tế ở Châu Á đất hẹp, người đông, bình
quân đất canh tác chỉ có 0,15 ha/ người, nên các trang trại ở Châu Á chủ yếu là trang trại gia đình
với qui mô đất đai bình quân trên dưới 1 ha. Bên cạnh đó vẫn tồn tại hình thức đồn điền của tư bản
nước ngoài hoặc các quý tộc trong nước có quy mô lớn hàng trăm ha.
Khi xã hội chủ nghĩa ra đời, một số nước như: Liên xô, Tiệp khắc, Ba lan, Trung Quốc, Việt
Nam…tổ chức thêm nông trang, nông lâm trường quốc doanh, sản xuất và giao nộp sản phẩm theo
kế hoạch của nhà nước.
Trải qua hàng ngàn thế kỉ đến nay, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển từ những nước tư bản
công nghiệp lâu đời, đến các nước đang phát triển, các nước công nghiệp mới và các nước xã hội
chủ nghĩa với cơ cấu và qui mô sản xuất khác nhau.
Các trang trại gia đình được hình thành từ cơ sở các hộ tiểu nông sau khi phá vỡ cái vỏ bọc
sản xuất tự cấp tự túc khép kín, vươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hóa và tiếp cận với thị
trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh. Kinh tế trang trại là một nền kinh tế nông
nghiệp sản xuất hàng hóa khác với nền kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc. K.Mark đã phân biệt người
chủ trang trại với người tiểu nông: “Người chủ trang trại bán ra thị trường hầu hết sản phẩm làm ra,
còn người tiểu nông thì tiêu dùng đại bộ phận sản phẩm làm ra và hạn chế mua bán.”
Có thể nói lịch sử ra đời của hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp ở tất cả các nước
trên thế giới từ Châu Âu, Châu Mỹ, đến Châu á và các Châu lục khác là lịch sử phát triển tất yếu đi
từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa theo quy luật của nền kinh tế thị trường.
2.2. Quá trình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
Trong sự phát triển của kinh tế trang trại thế giới, có những vấn đề được đặt ra cả về mặt kinh
tế, xã hội và môi trường. Những vấn đề này đã một thời gian dài được gán cho đặc thù của chủ
nghĩa tư bản (những vấn đề liên quan đến sở hữu ruộng đất, vấn đề thuê nhân công và bóc lột nhân
công, sự cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…). Chính vì thế, trong thời kì bao cấp và
ngay trong những năm đầu đổi mới, trên thực tiễn kinh tế trang trại không được ủng hộ phát triển ở
nước ta. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính:
- Vấn đề quan hệ ruộng đất: Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản, nên quan hệ ruộng đất luôn
là vấn đề quan trọng trong nông nghiệp của một nước. Nhiều cuộc cách mạng đã diễn ra trên thế
giới và cả ở Việt Nam để “người cày có ruộng” cũng cho thấy tầm quan trọng của ruộng đất trong
nông nghiệp.Với kinh tế trang trại, người làm kinh doanh nông nghiệp có quyền mua, thuê dài hạn
thêm đất, như vậy tạo ra sự tích tụ ruộng đất ở nông thôn. Họ có quyền nhượng lại trang trại cho các
chủ thể khác để quản lí và kinh doanh. Các trang trại có qui mô đủ lớn thì có quyền đa dạng hóa sản
xuất, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn để cạnh tranh trên thị trường, do vậy sức cạnh tranh cũng lớn
hơn. Vì thế, trong quá trình phát triển kinh tế trang trại, nhất là ở giai đoạn đầu, sự tích tụ ruộng đất
ở nông thôn là không tránh khỏi. Điều này sẽ làm tăng thêm sự phân tầng xã hội ở nông thôn, tạo ra
một tầng lớp đông đảo nông dân không có ruộng đất. Chính vì vậy, có người đã đặt ra vấn đề: Nếu
phát triển kinh tế trang trại, mà dẫn đến tình trạng nông dân bán ruộng, cầm cố ruộng thì sẽ không
hoàn thành được mục tiêu cao cả “người cày có ruộng” mà cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đã đặt
ra.
- Vấn đề sử dụng lao động trong trang trại: Nếu như kinh tế tiểu nông dựa trên lao động
chủ yếu của gia đình, thì các trang trại chủ yếu phải dựa trên lao động thuê (chừng nào mà trang trại
chủ yếu dựa vào lao động của gia đình, thì khó có thể nói đến một qui mô sản xuất lớn và tính chất
hàng hóa cao). Như vậy là trong phần lớn các trang trại, một phần là lao động thường xuyên, một
phần là lao động mùa vụ (trong thời gian thu hoạch, lao động thời vụ nhiều hơn hẳn lao động
thường xuyên của trang trại). Chính vì vậy, nhiều người e ngại rằng sẽ xuất hiện tình trạng bóc lột
sức lao động của người làm thuê, và có thể sẽ càng làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo.
- Vấn đề sở hữu: Chủ trang trại khác với chủ một nông hộ, họ có thể là một nhà đầu tư
vào nông nghiệp; trong nguồn gốc gia đình, họ có thể không trưởng thành từ một gia đình nông dân.
Nhưng họ đã mua, thuê lại trang trại để kinh doanh. Trên thế giới, có nhiều trường hợp chủ trang
trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất (đất đai, máy móc, chuồng trại, kho bãi…); Có trường hợp chủ
trang trại chỉ sở hữu một phần tư liệu sản xuất và một phần phải đi thuê của người khác; Cũng có
trường hợp chủ trang trại phải đi thuê toàn bộ tư liệu sản xuất (kể cả đất đai, diện tích mặt nước) của
một trang trại hoặc của nhà nước để sản xuất kinh doanh. Sự thay đổi các quan hệ sở hữu là cơ sở
dẫn đến sự thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn. Đây là vấn đề nhạy cảm, đã từng gây tranh cãi ở
nước ta.
Dù đã từng không được khuyến khích phát triển, nhưng không thể phủ nhận những lợi ích mà
loại hình kinh tế này mang lại cho nền nông nghiệp nói chung và người nông dân nói riêng. Bên
cạnh đó, trang trại còn là loại hình rất phù hợp với nền kinh tế hàng hóa mà chúng ta đang hướng
tới. Chính vì thế, dù chậm nhưng kinh tế trang trại vẫn phát triển, đặc biệt là sau đổi mới khi có
nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước.
2.2.1 Cơ sở pháp lý để phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
Những chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng đã tạo tiền đề, cơ sỏ pháp lí quan trọng
cho việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại:
Chỉ thị 100 CT-TW ngày 13/01/1981 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khóa IV) chủ
trương khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động, thì kinh tế hộ mới dần dần được
khẳng định là đơn vị kinh tế tự chủ. Đây là điều kiện cơ bản cho kinh tế trang trại ở Việt Nam ra đời
và phát triển. Sau đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV và V còn ra một loạt các chỉ thị
quan trọng khác liên quan đến khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực Nông, lâm
ngư nghiệp. Từ đó nông dân gắn bó hơn với đồng ruộng, làm giàu chính đáng bằng sức lao động
của mình. Kinh tế hộ nông dân bắt đầu phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Từ đó, kinh tế trang
trại đã manh nha xuất hiện.
Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính Trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI ( tháng
1/1998) về đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết này đã có tác dụng trực tiếp và sâu sắc,
tạo ra những chuyển biến căn bản và sâu rộng trong quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn
nước ta.
Những nghiên cứu tổng kết về đổi mới trong nông nghiệp, nông thôn nước ta cho thấy rằng
đến tháng 10/1998, tức là cho đến trước thời điểm có Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị, cả nước có hơn
115.000 nông trại- trang trại gia đình với nhiều loại hình và quy mô sản xuất khác nhau, nhưng hầu
hết các trang trại gia đình này đều được thành lập từ năm 1992-1993 trở về sau, tức là khi Nghị
Quyết của Đại Hội VI của Đảng (1986) đã đi vào cuộc sống. Trong thực tiễn, các trang trại ở nước
ta được hình thành trên nền tảng của kinh tế nông dân sau khi họ được thực hiện đầy đủ quyền tự
chủ về kinh tế, mạnh dạn đầu tư vốn, lao động và trình độ công nghệ, sản xuất hàng hóa có năng
xuất và hiệu quả cao, có sức cạnh tranh trên thị trường.
Tháng 11/1998, Bộ Chính Trị ra Nghị quyết 06 về một số vấn đề nông nghiệp, kinh tế nông
thôn, và trong Nghị quyết này, lần đấu tiên vấn đề kinh tế trang trại được thừa nhận trong Nghị
quyết của Đảng, tạo điều kiện cho các nghành, các địa phương và các chủ trang trại yên tâm đầu tư
phát triển sản xuất hàng hóa, làm giàu chính đáng.
Trên cơ sở Nghị quyết 06 của Bộ Chính Trị, Chính Phủ có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày
2-2-2000, Nghị quyết xác định quan điểm vê kinh tế trang trại:
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn,
chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông
lâm thủy sản.
Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn kĩ thuật, kinh
nghiệm quản lí góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; phân bố lại lao động, dân cư, tạo việc
làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất, hình thành các trang trại gắn liền với quá trình
phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các
ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa trong nông nghiệp và nông thôn.
Nghị quyết đã tạo cơ sở pháp lí quan trọng để phát triển kinh tế trang trại trong nông thôn Việt
nam và từ đó các bộ ngành có những chính sách bước đầu về khuyến khích kinh tế trang trại, đặc
biệt là các chính sách cụ thể về đất đai, ưu đãi về thuế, về đầu tư tín dụng, về sử dụng lao động, về
tiêu thụ sản phẩm, về bảo hộ các tài sản đã đầu tư của trang trại. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn đã có thông tư số 61/2000/TT/BNN-KH (6/6/2000) hướng dẫn lập quy hoạch phát triển
kinh tế trang trại.
Đứng ở góc độ địa lí, thì các văn bản hướng dẫn quy hoạch sản xuất có ý nghĩa quan trọng, vì
nhờ có qui hoạch mà kinh tế trang trại sẽ thực sự là một bộ phận của kinh tế nông thôn, phát triển
bền vững, tránh tự phát; Nhờ có qui hoạch mới có thể hình thành các vùng chuyên canh qui mô lớn,
tận dụng được các lợi thế so sánh của các địa phương về tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện
kinh tế xã hội, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ; Có qui hoạch thì các vấn đề về
bảo vệ môi trường sẽ có điều kiện giải quyết tốt và có hệ thống.
Một số chính sách lâu dài của Nhà nước đối với kinh tế trang trại:
Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại. Các hộ gia đình, cá nhân đầu
tư phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật để sản xuất kinh doanh.
Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi
núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao,
hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đối với vùng đất hẹp, người đông, khuyến khích
phát triển kinh tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế biến và
thương mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với
những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất
nông nghiệp hàng hoá và những hộ không có đất sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng
cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp.
Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ nông dân, phát triển
kinh tế trang trại đi đôi với chuyển đổi hợp tác xã cũ, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết
sản xuất - kinh doanh giữa các hộ nông dân, các trang trại, các nông, lâm trường quốc doanh, doanh
nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh
tổng hợp cho nông nghiệp, nông thôn phát triển.
Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học-công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ
tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại
phát triển bền vững.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước để các trang trại phát triển lành mạnh, có hiệu quả.
* Chính sách đất đai
Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được Nhà nước giao đất
hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thẩm quyền giao đất, cho thuê
đất được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 85/1999/NĐ-CP, ngày 28 tháng 8 năm 1999 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài và Nghị định số 163/1999/NĐ-CP, ngày 16 tháng 11 năm 1999 của
Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn
định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản sống tại địa phương
có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn
mức của địa phương còn được ủy ban nhân dân xã xét cho thuê đất để phát triển trang trại.
Hộ gia đình phi nông nghiệp có nguyện vọng và khả năng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài từ sản
xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản được
ủy ban nhân dân xã cho thuê đất để làm kinh tế trang trại.
Hộ gia đình, cá nhân ở địa phương khác nếu có nguyện vọng lập nghiệp lâu dài, có vốn đầu tư
để phát triển trang trại, được ủy ban nhân dân xã sở tại cho thuê đất.
Diện tích đất được giao, được thuê phụ thuộc vào quỹ đất của địa phương và
khả năng sản xuất kinh doanh của chủ trang trại.
Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê hoặc thuê lại quyền
sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để phát triển trang trại theo quy định của
pháp luật. Người nhận chuyển nhượng hoặc thuê quyền sử dụng đất hợp pháp có các quyền và nghĩa
vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đã được giao hoặc nhận chuyển nhượng, quyền sử dụng đất vượt quá hạn
mức sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 để phát triển trang trại, thì được tiếp tục sử dụng
và chuyển sang thuê phần diện tích đất vượt hạn mức, theo quy định của pháp luật về đất đai và
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nhưng chưa được giao, chưa được thuê, hoặc đã nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận trước ngày ban hành Nghị quyết
này, nếu không có tranh chấp, sử dụng đất đúng mục đích, thì được xem xét để giao hoặc cho thuê
đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ủy ban nhân dân các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan
địa chính khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để các chủ trang trại yên tâm đầu tư
phát triển sản xuất.
* Chính sách thuế
Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại, nhất
là ở những vùng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi, đầm phá ven biển, thực hiện miễn thuế thu nhập cho
trang trại với thời gian tối đa theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP, ngày 8 tháng 7 năm 1999 của
Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số
03/1998/QH10.
Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì hộ gia đình và cá nhân nông dân sản
xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Giao Bộ Tài
chính nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 5
năm 1998 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng
quy định đối tượng nộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại đã sản xuất kinh doanh ổn định, có
giá trị hàng hóa và lãi lớn, giảm thấp nhất mức thuế suất, nhằm khuyến khích phát triển kinh tế
trang trại, được nhân dân đồng tình và có khả năng thực hiện.
Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai khi thuê
đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng
sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên
chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
* Chính sách đầu tư, tín dụng
Căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên các địa bàn có điều kiện
kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến để khuyến khích
các hộ gia đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực thuộc đối tượng quy định tại
Điều 8 mục I Chương II của Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính
phủ được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước và việc vay vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước thực hiện theo các quy định của Nghị định này.
Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh được vay vốn tín dụng thương mại của các ngân
hàng thương mại quốc doanh. Việc vay vốn được thực hiện theo quy định tại Quyết định số
67/1999/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về "Một số chính sách tín
dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn", chủ trang trại được dùng tài sản hình thành
từ vốn vay để bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định số 178/1999/NĐ-CP, ngày 29 tháng 12
năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
* Chính sách lao động
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ
nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được
thuê lao động không hạn chế về số lượng, trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người lao
động theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ trang trại phải trang bị đồ dùng bảo hộ lao động
theo từng loại nghề cho người lao động và có trách nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn,
ốm đau trong thời gian làm việc theo hợp đồng lao động.
Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang trại được ưu tiên vay
vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo để tạo việc làm cho lao động tại
chỗ; Thu hút lao động ở các vùng đông dân cư đến phát triển sản xuất.
Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm trong trang trại bằng
nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.
* Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương có quy hoạch, kế hoạch xây
dựng các công trình thuỷ lợi để tạo nguồn nước cho phát triển sản xuất. Chủ trang trại tự bỏ vốn
hoặc vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để xây dựng hệ thống dẫn nước
phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong trang trại. Các chủ trang trại xây dựng các công trình thuỷ lợi,
sử dụng nước mặt, nước ngầm trong phạm vi trang trại theo quy hoạch không phải nộp thuế tài nguyên
nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
quy hoạch đầu tư phát triển các vườn ươm giống cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp và các cơ sở sản
xuất con giống (chăn nuôi, thuỷ sản) hoặc hỗ trợ một số trang trại có điều kiện sản xuất giống để
bảo đảm đủ giống tốt, giống có chất lượng cao cung cấp cho các trang trại và cho hộ nông dân trong
vùng.
Khuyến khích chủ trang trại góp vốn vào Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học, liên kết với cơ sở
khoa học, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật áp dụng vào trang trại và làm dịch vụ kỹ
thuật cho nông dân trong vùng.
* Chính sách thị trường.
Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành
phố trực thuộc Trung ương tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường, khuyến cáo khoa học kỹ
thuật, giúp trang trại định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và
ngoài nước.
Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế
biến ở các vùng tập trung, chuyên canh; hướng dẫn việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ
nông sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp chế biến nông sản
và tiêu thụ nông sản hàng hoá của trang trại và nông dân trên địa bàn.
Nhà nước khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nông sản
và vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các chương
trình, dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nuớc.
Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành
phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông
dân.
Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình
và sản phẩm mua gom của trang trại khác, của các hộ nông dân và nhập khẩu vật tư nông nghiệp.
* Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại.
Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của trang trại không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng
biện pháp hành chính. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, Nhà nước
cần thu hồi đất được giao, được thuê của trang trại thì chủ trang trại được thanh toán hoặc bồi
thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố quyết định thu hồi.
Tóm lại: Có thể nói, với các Nghị quyết của Chính phủ bằng các Thông tư hướng dẫn cụ thể thì các
rào cản đối với kinh tế trang trại từng bước được gỡ bỏ, trước hết là đối với các yếu tố đầu vào ( đất
đai, vốn, lao động) của sản xuất Nông, Lâm ngư. Nhiều chính sách mở khác về tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp, thủy sản, về khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ cũng được triển khai.
Với việc thừa nhận vai trò của kinh tế trang trại và có các chính sách khuyến khích kinh tế trang trại
phát triển, Nhà nước đã chủ động tác động vào việc thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn. Dù
những tác động đó có gây ra một số vấn đề về mặt xã hội, nhưng đã được quan tâm giải quyết từng
bước, chủ yếu ở phạm vi các địa phương.
2.2.2 Quá trình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
Là quá trình tương đối phức tạp và trải qua nhiều thời kì
2.2.2.1. Thời kì phong kiến
Nông nghiệp nước ta tồn tại một số hình thức tổ chức sản xuất là điền trang và thái ấp. Đất
đai do các cuộc chiến tranh phong kiến dành được đều là của Vua. Khi đất nước thanh bình,Vua ban
sắc phong quan lại kèm theo việc ban thưởng bổng lộc bằng đất đai. Lối sản xuất của điền trang,
thái ấp là khép kín, phát canh thu tô, kinh tế nông nghiệp chưa phát triển nên kinh tế trang trại thời
kì này chưa có.
Đến thời nhà Nguyễn và thời thực dân Pháp thống trị, do có kinh nghiệm tổ chức sản xuất
nông nghiệp theo kiểu trang trại ở chính quốc, thực dân Pháp tổ chức ra hình thức trang trại tư bản
tư nhân (đồn điền) để bóc lột công nhân rẻ mạt ở nước ta. Nếu xem xét ở góc độ kinh tế thì kinh tế
trang trại tư bản tư nhân kiểu đồn điền của thực dân pháp cũng đã góp phần thúc đẩy nền nông
nghiệp hàng hóa và thị trường nông sản Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, sản phẩm hàng hóa do các
đồn điền này tạo ra đã được đưa ra thị trường thế giới và đưa về Pháp, đem lại lợi nhuận kếch xù
cho giới tư bản Pháp đương thời.
2.2.2.2 Thời kì xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước
- Miền Bắc: Nền nông nghiệp mang nặng tính tự cấp, tự túc. Sau cải cách ruộng đất, nông dân
đã gia nhập HTX ở nông thôn. Nhà nước lập ra một số Nông, Lâm trường quốc doanh nhưng hoạt
động theo chế độ kế hoạch hóa tập trung chứ không phải sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường.
Vì thế kinh tế trang trại ở miền Bắc trong thời kì này chưa phát triển.
- Miền Nam: Vẫn tồn tại các trang trại tư bản tư nhân của Pháp dưới dạng đồn điền. Một số
tướng tá ngụy cũng lập ra một số trang trại tư bản tư nhân, kinh tế nông hộ sản xuất hàng hóa đã
xuất hiện và phát triển dần lên th._.Những trang trại hoạt động theo hình thức dự án do các cấp có thẩm quyền duyệt với quy
mô diện tích lớn hàng trăm ha, đề nghị cho chuyển sang hoạt động công ty theo luật công ty. Các dự
án đầu tư khai thác trồng mới cây lâu năm: cao su, cà phê, điều…rồi giao khoán lại cho các hộ thuộc
địa phương chăm sóc, phân phối theo sản phẩm, cần cho họ thuê đất nông lâm nghiệp ổn định theo
luật đất đai. Còn nếu chủ dự án nhận đất không làm gì mà chỉ cho thuê lại, thì cần thu hồi đất để
giao trực tiếp cho người sản xuất tại địa phương nếu họ có nguyện vọng lập nghiệp lâu dài, có vốn
để đầu tư phát triển trang trại.
+ Đất đai khi lập trang trại mới:
Đối với đất trống đồi trọc, hoang hóa ở xa các trục đường giao thông, các trung tâm dân cư,
thường là đất xấu ít người muốn nhận. Nên khuyến khích những người có điều kiện đầu tư để lập
trang trại mới, có thể đưa ra những chính sách ưu đãi như: cấp diện tích đất lớn hơn mức hạn điện,
không thu hay có giá ưu đãi về thuế…
Đối với những trang trại có phần đất tạm giao, đấu thầu vượt hạn điền lớn, khi hết thời hạn
nếu không có ý định sản xuất trang trại tiếp, thì nên thu hồi lại để giao cho những người muốn làm
trang trại.
Thời hạn giao đất : thực hiện theo luật đất đai đã được quốc hội sửa đổi, bổ xung và ban
hành năm 1999, thời hạn giao đất thống nhất với cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản là 20 năm, đối
với cây lâu năm là 50 năm. Nếu người sử dụng đúng luật và sản xuất có hiệu quả thì được nhà nước
giao đất đó để tiếp tục sử dụng.
Thủ tục giao đất: tiếp tục hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho các trang trại
có đủ điều kiện theo quy luật hiện hành, để chủ trang trại yên tâm xây dựng kế hoạch đầu tư và phát
triển kinh tế.
Việc giao đất, cho thuê đất phải có hợp đồng chặt chẽ, nhất là những quy định về nghĩa vụ
khai thác, sử dụng đất trong trang trại (như: thuế, bảo vệ độ phì của đất, tài nguyên khoáng sản sẵn
có, bảo vệ môi trường sinh thái…). Nếu nhà nước cần thu hồi để làm việc khác, hay phát hiện của
quý dưới lòng đất cần thu hồi thì chủ trang trại phải giao lại và được đền bù thỏa đáng. Tất cả các
chi tiết đó đều được quy định rõ trong hợp đồng giao đất.
Việc làm nhà trên diện tích đất sản xuất trang trại: để tạo điều kiện cho chủ trang trại có nơi
trông coi, bảo vệ, sinh hoạt, nghỉ ngơi…Những vùng đã được quy hoạch tổng thể và chi tiết cho
phép chủ trang trại được xây dựng nhà kiên cố với một diện tích thổ cư nhất định; những nơi chưa
có quy hoạch chỉ cho phép làm nhà tạm trên diện ích đất sản xuất.
Vấn đề tích tụ và tập trung đất đai:
Hiện nay, vẫn còn nhiều trang trại chưa được hợp thức hóa quyền sử dụng đất. Việc chuyển
nhượng quyền sử dụng đất đa số chưa đúng qui định của nhà nước ghi trong điều 31 và 75 Luật đất
đai, mà chỉ là thỏa thuận giữa đôi bên, phần lớn là do giao nhận. Nên rất khó khăn để được cấp sổ
đỏ.
Để việc tích tụ và tập trung đất đai đúng hướng khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, cần
có những giải pháp cụ thể phù hợp với từng loại đất:
- Tiến hành qui hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp ở các địa phương, qui hoạch vùng sản
xuất hàng hóa, vùng cung cấ nguyên liệu.
- Cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài đối với toàn bộ quĩ đất của trang trại hiện có
(được hình thành hợp pháp), kể cả phần đất vượt hạn điền mà các trang trại đang sản xuất.
- Giải quyết đất đai cho người làm trang trại có đất sản xuất, nhưng đồng thời cũng tạo điều
kiện để những người được giao đất nhưng không trực tiếp sản xuất trên đất được giao đó được
chuyển nhượng cho những người có nhu cầu sản xuất.
3.2.3. Giải pháp về vốn
Vốn của các trang trại bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, vốn tự tạo và vốn huy động từ
các nguồn ngoài trang trại. Trong sản xuất ngoài vốn tự tạo, các trang trại còn sử dụng vốn vay ngân
hàng nhà nước và tư nhân, tiền mua hàng chịu các loại vật tư kĩ thuật của các cửa hàng và công ti
dịch vụ. Khác với sản xuất tự cấp tự túc của nền kinh tế tiểu nông, chủ yếu dùng vốn tự tạo, sản xuất
hàng hóa của kinh tế trang trại sử dụng ngày càng nhiều các nguồn vốn vay ngoài trang trại.
Bất cứ một thay đổi nào về quy mô hay công nghệ sản xuất của trang trại đều đòi hỏi phải có
vốn. Do vậy, để phát triển với hiệu quả kinh tế cao thì phải có chính sách hỗ trợ thỏa đáng về vốn
cho các chủ trang trại. Vì vậy cần chú ý:
Dành mức tín dụng lớn cho kinh tế trang trại, cho nông dân vay vốn với
lãi xuất ưu đãi. Có thể trích một phần ngân sách để lập quỹ phát triển hàng hóa, giao cho ngân hàng
làm dịch vụ cho vay và hưởng hoa hồng của nhà nước ( ngân hàng không dùng vốn này để kinh
doanh tiền tệ ). Đơn giản hóa các thủ tục cho vay, người dân nếu không có điều kiện để thế chấp
bằng bất động sản, thì nên mở rộng thế chấp bằng quyền sử dụng đất, mở rộng tín chấp , trên cơ sở
lấy uy tín của cộng đồng bảo lãnh. Đồng thời cũng có thể cho thế chấp bằng sản phẩm sẽ thu hoạch
trong các mùa sau.
Đa dạng hóa các hình thức cho vay, đặc biệt cần chú ý đến hình thức cho vay vốn bằng hình
thức tín chấp đối với những trang trại có những đề án sản xuất kinh doanh tốt, có hiệu quả. Năng lực
và uy tín của những chủ trang trại này là cơ sở bảo đảm an toàn vốn. Để tạo thuận lợi trong việc cho
vay, có thê lập quỹ bảo hiểm nông nghiệp cho ngân hàng, nếu ngân hàng cho vay mà trang trại làm
ăn thua lỗ thì quỹ này sẽ bù lỗ.
Mở rộng các tổ chức tín dụng đối với kinh tế trang trại và xây dựng cơ sở pháp lí thuận lợi cho
trang trại vay vốn.
Thực hiện chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất trong thời gian đầu thay đổi cơ cấu cây trồng,
tùy loại cây mà định thời gian khác nhau. Đối với cây ngắn ngày thì miễn giảm từ lúc trồng đến khi
thu hoạch vài vụ. Miễn giảm thuế chế biến, lưu thông, xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi và cây
công nghiệp, cây thực phẩm.
Ban hành những điều luật bảo vệ quyền lợi lâu dài cho những người đầu tư vốn vào sản xuất
nông nghiệp, khuyến khích những người ở thành phố đầu tư vào nông thôn.
Đồng Nai cần tập trung và có một kế hoạch cụ thể để hoàn thiện và phát triển những chính sách
ưu đãi về vốn cho các chủ trang trại:
- Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực thuộc đối tượng quy định tại
Điều 8 mục I Chương II của Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính
phủ được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước và việc vay vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước thực hiện theo các quy định của Nghị định này.
- Chủ trang trại được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất, tiền thuê mặt nước theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của
Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số
142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuế đất, thuế mặt nước khi thực hiện
các dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số
108/2006/NĐ-CP;
- Chủ trang trại được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp theo Quyết định số
71/2005/QĐ-TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn vay cho Quỹ quốc gia về việc làm; Thông tư
liên tịch số 34/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 09/12/2005 về hướng dẫn một số điều
của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/04/2005của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý,
điều hành vốn cho vay của quỹ quốc gia về việc làm;
- Chủ trang trại đầu tư sản xuất rau, quả, chè an toàn được ưu tiên hỗ trợ theo Quyết định số
107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển
sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015;
- Chủ trang trại được vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển và Quỹ trợ vốn phát triển Hợp tác xã
tỉnh Đồng Nai theo quy định.
3.2.4. Giải pháp về áp dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ
Việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ mới vào sản xuất kinh tế trang trại là
giải pháp rất quan trọng để tăng năng xuất và hiệu quả của cây trồng vật nuôi. Áp dụng các thành
tựu khoa học tiên tiến của công nghệ sinh học, nhất là giống mới …cần được quan tâm hàng đầu.
Kinh tế trang trại chỉ sản xuất thực sự đạt hiệu quả, thực sự là một mô hình sản xuất nông
nghiệp mang tính hàng hóa cao nếu gắn với thành tựu của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là giống và
công nghệ chế biến:
* Về giống:
Đây có thể được xem là khâu then chốt mang lại năng xuất và sản lượng cao cho kinh tế
trang trại. Vì vậy cần đưa các loại giống có hiệu quả kinh tế cao, lai tạo các giống thích nghi với
điều kiện địa phương, chú trọng các giống bắp, đậu, bông vải…Bên cạnh đó cần quan tâm đến kĩ
thuật lai, chiết, ghép các cây ăn quả có giá trị như: xoài, sầu riêng, mãng cầu…nhằm tăng hiệu quả
sản xuất của các trang trại.
* Về khoa học công nghệ:
Chú trọng đẩy mạnh công nghiệp chế biến để vừa tiêu thụ được sản phẩm của nông nghiệp của
các trang trại vừa nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Góp phần giải quyết việc làm và tăng
thu nhập cho người nông dân. Trong đó đặc biệt chú ý đến ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia
súc, chế biến hạt điều, chuối, các loại nước uống, đồ hộp, rau quả,…Cần quy hoạch xây dựng công
nghiệp chế biến: xây dựng mới các cơ sở chế biến hạt điều ở Long Khánh, phát triển các cơ sở chế
biến gỗ ở Huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất,…nhằm khai thác có hiệu quả các trang trại
lâm nghiệp.
Phát triển kinh tế trang trại là phát triển kinh tế hàng hóa, do đó phải được gắn liền với việc qui
hoạch phát triển các vùng chuyên canh tập trung, hình thành những vùng nguyên liệu để phát triển
công nghiệp bảo quản, công nghiệp chế biến và vận chuyển. Để hình thành và phát triển những
ngành công nghệ sau thu hoạch này, cần phải có sự kết hợp giữa chủ trang trại và các nhà lãnh đạo
cấp địa phương, tỉnh, nhà nước.
3.2.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế hàng hóa sản phẩm sản xuất ra là để bán. Vì vậy, sản xuất cái gì, bao nhiêu,
sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai đều do thị trường chi phối.
Để tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển, phải hình thành được một hệ thống thị trường
mang tính chất quốc gia, đảm bao tính ổn định của thị trường, với những giải pháp sau:
- Hình thành từng bước các thị tứ, thị trấn ở nông thôn, biến các nơi này thành trung tâm thương
mại và dịch vụ. Đây sẽ là cầu nối của thị trường tại chỗ với thị trường bên ngoài. Bên cạnh đó, cũng
chú ý đến việc hình thành các tuyến đường, trục lộ, tạo ra các tụ điểm giao lưu và trao đổi hàng hóa.
- Chú trọng đến công tác dự báo thị trường, bao gồm cả thị trường trong và ngoài nước. Mở
rộng và tăng cường hệ thống thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin về thị trường, giá cả. Tạo điều
kiện tăng thêm khả năng tiếp thị của các hộ kinh doanh, bảo đảm cho các hộ có cơ hội để lựa chọn
mặt hàng hoặc dịch vụ thích hợp cung cấp cho thị trường, bảo đảm cả về hiệu quả lẫn về tài chính
và kinh tế. Nắm và điều tiết có hiệu quả đầu vào của các trang trại. Dự báo những nhu cầu nhập
khẩu vật tư, phân bón của trang trại bằng cách thông qua hệ thống tín dụng, ngân hàng, các doanh
nghiệp nhà nước có chức năng xuất khẩu, nhằm chống sự lũng đoạn thị trường, đầu cơ, buôn lậu, ép
giá làm thiệt hại cho kinh tế trang trại.
- Tổ chức hệ thống các kênh lưu thông nông sản của quốc doanh, bên cạnh tư thương để có thể
chủ động điều tiết sự lưu thông mua bán điều hòa nông phẩm. Khi có khó khăn về tiêu thụ nông sản
có thể can thiệp bằng các biện pháp kinh tế như trợ giá, giúp vốn…
- Khuyến khích sự liên kết, hợp tác thành lập các xí nghiệp vừa và nhỏ, bảo quản và chế biến
nông sản của các trang trại và của các doanh nghiệp khác. Đa dạng hóa các mặt hàng như sấy khô,
ép nước, đóng hộp…Tăng giá trị sản phẩm, kéo dài thời gian tiêu thụ.
- Các trang trại cần được hỗ trợ cung cấp thông tin thương mại, thị trường, kỹ thuật, các
chương trình xúc tiến thương mại; nên được ưu tiên mời tham dự các hội thảo về thương mại, dự
báo thị trường, dịch vụ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi,
thủy sản, dịch vụ tổng hợp trong nông nghiệp.
- Đối với các trang trại sản xuất hàng hóa, cần được hỗ trợ 100% kinh phí đăng ký nhãn hiệu
hàng hóa, xây dựng website, tư vấn cho việc lập hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Sở
Khoa học và Công nghệ.
- Trường hợp chủ trang trại có nhu cầu tham gia hội chợ triển lãm hàng xuất khẩu trong và
ngoài nước nên được xem xét hỗ trợ cụ thể.
Ngoài ra, cũng nên chú trọng đến một số việc: nâng cao sức mua của dân bằng cách hướng dẫn
giúp đỡ nông dân đầu tư và đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập; phát triển công nghiệp chế biến để có
những sản phẩm thích hợp, tiện ích cho tiêu dùng của dân; quan tâm đến mở rộng và phát triển thị
trường xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ nông thôn, trong đó chú ý đến việc duy trì quan hệ
thương mại với thị trường truyền thống, dễ tính, phù hợp với trình độ sản xuất của nước ta hiện nay,
đồng thời cũng tranh thủ cơ hội tìm kiếm thị trường mới.
3.2.5 Giải pháp về sử dụng lao động
Tuy cho đến nay kinh tế trang trại vẫn còn phát triển một cách tự phát và hoạt động của kinh tế
trang trại chưa theo một quy chế chung, song sự có mặt của nhiều trang trại lớn nhỏ trong nhiều
năm qua đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm ở nhiều địa phương trong Tỉnh.
Với tư cách là chủ thể trực tiếp tác động lên đất đai để tạo ra của cải vật chất, sức lao động của
nông dân không những được coi là hàng hóa mà phải là hàng hóa đặc biệt. Về vấn đề lao động trang
trại, cần có những văn bản chính thức quy định về hình thức hợp đồng lao động, quyền hạn và trách
nhiệm của người thuê và người làm thuê. Có thể phát triển nhiều hơn nữa các trung tâm giới thiệu
việc làm ở các địa phương để điều tiết cung cầu.
Lao động trong các trang trại ở Tỉnh Đồng Nai phần lớn là dân địa phương và một phần nhỏ là
dân từ các Tỉnh khác đến. Giải quyết vấn đề di dân tự do như thế nào không phải là điều đơn giản,
nhưng cần hướng tới việc đơn giản hóa thủ tục cư trú không phân biệt đối xử để thu hút lao động có
tay nghề, kinh nghiệm đến lập nghiệp ở nơi đây.
Những trang trại có quy mô nhỏ, lao động chủ yếu là người thân của chủ trang trại ( vợ, con,
cháu, anh, em… ). Trang trại có quy mô lớn hơn thường phải thuê mướn lao động thường xuyên
hay theo thời vụ, việc thuê mướn được diễn ra trên cơ sở thỏa thuận bằng miệng, chưa có một cam
kết hay hợp đồng văn bản giữa chủ trang trại và người lao động. Dù chưa xảy ra tình trạng bóc lột
người lao động, nhưng vấn đề bảo vệ người lao động và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao
động trong các trang trại, tạo cho họ có mức sống ngày càng cao, đồng thời tạo ra sự an tâm cho
người chủ trang trại vẫn cần được quan tâm hơn nữa. Trên cơ sở Bộ Luật Lao động đã ban hành,
cần nghiên cứu ban hành các quy chế sử dụng lao động đối với các trang trại. Trước mắt cần hướng
dẫn các chủ trang trại xây dựng các hợp đồng lao động ( thời vụ hoặc thường xuyên ), hai bên kí kết
với nhau để chủ trang trại và người lao động có cơ sở giám sát, bảo vệ quyền lợi lẫn nhau.
Ngoài ra, việc đào tạo, bồi dưỡng người lao động ( chủ trang trại và lao động sử dụng trong
trang trại ) là điều cần thiết để hoạt động sản xuất của trang trại đạt hiệu quả cao nhất
- Nội dung đào tạo đối với chủ trang trại: những vấn đề chung của kinh tế trang trại như vai trò,
vị trí, xu hướng phát triển, các chủ trương đường lối, chính sách về phát triển kinh tế trang trại đã
được ban hành; những kiến thức về quản trị kinh doanh như: Xác định phương hướng kinh doanh,
tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hạch toán kế toán; các kiến thức
về khoa học kĩ thuật…
- Với lao động trong trang trại:
+ Đối với lao động trong gia đình: là lực lượng được chủ trang tại tin tưởng và kế thừa nên
không những phải có trình độ về quản lí, khoa học kĩ thuật, kế toán tài chính mà còn phải tiếp cận
được thông tin thị trường. Về lâu dài họ có thể theo học các lớp chính qui, các trường đại học sau đó
về lập nghiệp tại các trang trại.
+ Đối với lao động làm thuê: cần đa dạng hóa các hình thức đào tạo, ngoài các hệ trường lớp
dạy nghề tập trung, cần khuyến khích các trang trại tự mở lớp đào tạo công nhân cho đơn vị mình
hoặc kết hợp với với các đoàn thể, các hội ngành, hội khuyến nông…đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn
thường xuyên
cho lao động.
3.2.6 Giải pháp về xây dựng các mô hình liên kết trang trại
Để có được khối lượng nguyên liệu nông sản hàng hóa tập trung, có chất lượng cao; giải quyết
khâu công nghệ sau thu hoạch và mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm; tránh được sự ép giá của các
thương lái khi thu hoạch và chủ động hơn trước những diễn biến thất thường của thị trường; trao đổi
học hỏi kinh nghiệm giữa các trang trại… Các chủ trang trại phải chủ động và nỗ lực tiến hành liên
kết trong nhiều lĩnh vực hoạt động từ khâu sản xuất, chế biến, vận chuyển đến tiêu thụ sản
phẩm:
- Lập các hợp tác xã vận chuyển có trang thiết bị hiện đại ( hệ thống đông lạnh…) để chuyên
chở đưa đến nơi bảo quản, chế biến hoặc tiêu thụ cho các xã viên là các chủ trang trại hay các nông
hộ xung quanh.
- Lập các chợ bán sĩ các nông sản phẩm tại các cụm trang trại hoặc lập ra các hợp tác xã chuyên
sản xuất cây giống, chuyên một loại cây trồng như sầu riêng, nhãn, xoài, hoặc chân nuôi gia súc (bò,
heo ) và gia cầm.
- Lập các hội làm vườn, các câu lạc bộ theo địa phương ( ví dụ như mô hình các hội làm vườn ở
huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ ). Thường xuyên trao đổi, thảo luận để chia sẽ kinh nghiệm kinh doanh
và hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau hoặc giới thiêu những gương điển hình trong sản xuất để học tập lẫn
nhau.
- Cùng nhau bỏ vốn hoặc vau vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ( đường xá, hệ thống thủy lợi, kênh
mương…) trong từng cụm trang trại.
KẾT LUẬN
Trang trại với các tên gọi khác nhau: Nông trại, Lâm trại, Ngư trại nói lên rằng các loại hình
này phát triển đúng hướng, phù hợp với quy luật khách quan. Mỗi tên gọi của nó chứa đựng đặc thù
riêng của một ngành kinh tế độc lập, nhưng có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau để
phát triển. Kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới, ở Việt Nam và đặc biệt ở Đồng Nai đã và đang
trở thành xu thế phát triển với đẩy đủ ý nghĩa và nội dung của nó. Mỗi bước đi lên của kinh tế trang
trại nói chung là biểu hiện của sự tiến bộ về khoa học, công nghệ và quản lí của cả nước, sự phát
triển kinh tế xã hội với kết quả ngày một cao hơn, với hiệu quả nhiều mặt được thể hiện theo hướng
lâu bền, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn Việt Nam nói chung và
Đồng Nai nói riêng.
Mô hình kinh tế trang trại đã làm thay đổi bộ mặt của một nền nông nghiệp lạc hậu và mang
nặng tính thuần nông trước đây ở Việt Nam. Đấy là một mô hình sản xuất có hiệu quả cao, có thể
phát huy được những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của một vùng, một lãnh thổ.
Đồng Nai, với những ưu thế của mình, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại.
Hiện tại số lượng và qui mô các trang trại ở Đồng Nai còn hạn chế do tác động của những yếu
tố khách quan và chủ quan (chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, kinh nghiệm kinh doanh
còn thiếu, kĩ thuật công nghệ chưa được ứng dụng rộng rãi…), nhưng qua hiện trạng phát triển, đặc
biệt là hiệu quả sản xuất của một một số sản phẩm, cho thấy mô hình kinh tế trang trại sẽ phát triển
mạnh ở tương lai không xa và sẽ góp phần không nhỏ vào tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nền nông nghiệp của Đồng Nai.
Đề tài đã làm rõ được thực trạng phát triển của mô hình kinh tế trang trại tại Đồng nai (các loại
hình trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi
trồng thủy sản, trang trại lâm nghiệp và trang trại tổng hợp) và cũng giới thiệu được những sản
phẩm chủ lực của các trang trại Tỉnh Đồng Nai. Đề tài sẽ là nguồn tư liệu cho các giáo viên THPT
(chương trình địa lí lớp 10, lớp 12) và các sinh viên khi nghiên cứu khoa học.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA CHỦ TRANG TRẠI
Tổng hợp các ý kiến của chủ trang trại
Các tiêu chí Số lượng ý kiến của
chủ trang trại
Tỉ lệ %
I.Vốn
1.Vốn sản xuât của trang trại
- Đủ vốn
- Thiếu vốn
2.Cách khắc phục thiếu vốn
- Vay ngân hàng
- Vay tín dụng
- Vay khác
1021
2096
1167
789
140
32,76
67,24
55,68
37,64
6,68
II. Đất đai
1. Nhu cầu về đất sản xuất
- Đủ đất
- Thiếu đất
2. Dự định mở rộng SXKD
- Có
- Không
3. Ngành nghề phát triển thêm
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp
- Thủy sản
- Các ngành nghề khác
4. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật
- Giống mới cho năng xuất cao
- Giàn tưới phun, nhỏ giọt
406
2711
1830
1287
1355
28
174
273
1260
186
13,03
86,97
58,71
41,29
74,04
1,53
9,51
14,92
III. Nguyện vọng của chủ trang trại về
các chính sách của nhà nước
1. Được cấp thêm đất
2. Được vay vốn
3. Được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
4. Hỗ trợ giống cây con, kĩ thuật
5. Đào tạo nâng cao trình độ
- Đào tạo quản lí
- Đào tạo kĩ thuật
- Đào tạo ngành nghề khác
344
2245
1397
933
1433
215
1086
132
15,00
75,79
9,21
( Nguồn: Số liệu điều tra thực địa, 2009)
Qua bảng tổng hợp các ý kiến của chủ trang trại, phần lớn các chủ trang trại trong tỉnh Đồng
Nai đều mong muốn:
1. Cần có quan điểm, chủ trương, chính sách rõ ràng, nhất quán đối với kinh tế trang trại, trên cơ
sở đó tạo môi trường tâm lí và pháp lí thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của kinh tế trang
trại. Điều này rất cần thiết để có cách nghĩ, cách làm đúng không chỉ đối với chủ trang trại mà còn
với các tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức kinh tế xã hội có liên quan đến sự hình thành và
phát triển của kinh tế trang trại.
2. Phân đất vượt hạn điền trang trại đang sử dụng, có thể là đất được giao theo chế độ giao đất,
giao rừng, đất cho thuê, cho mướn hoặc do sang nhượng từ các hộ khác, cũng nên hợp thức hóa cơ
sở pháp lí quyền sử dụng đất để có thể làm vật thế chấp và sử lí khi có tranh chấp.
3. Hỗ trợ về vốn; chuyển giao khoa học kĩ thuật và công nghệ tăng cường cơ sở hạ tầng; khuyến
nông; đào tạo bồi dưỡng về kĩ thuật; quản lí sản xuất kinh doanh và tiếp cận thị trường cho chủ
trang trại.
4. Hỗ trợ chủ trang trại trong việc xác lập quan hệ với các tổ chức tiêu thụ sản phẩm, có tính đến
việc bao tiêu và trợ giá trước những bất ổn của thị trường.
5. Kinh tế trang trại phát triển trên nền tảng kinh tế hộ và cơ bản mang bản chất của kinh tế hộ.
Do đó nên khuyến khích và tạo điều kiện cho sự phát triển của nó như khuyến khích và tạo điều
kiện với kinh tế nông hộ. Xử lí vấn đề đất ( cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ), tín dụng,
thuế, trợ giá…cũng nên giải quyết trên tinh thần đó. Vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách đề nghị nhà
nước giải quyết là: trợ giá để cải thiện quan hệ giữa tỉ giá giữa nông sản và hàng công nghiệp; bỏ
thuế thu nhập đối với hộ nông dân; tiến dần tới bỏ thuế sử dụng đất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Thị Minh Sâm (chủ biên), 2002, Kinh tế trang trại ở khu vực nam bộ thực trạng và giải
pháp, NXB khoa học xã hội.
2. Đặng Văn Phan, 2008, Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, NXB giáo dục
3. Nguyễn Thị Song An (chủ biên), 2001, Quản trị nông trại, NXB đại học quốc gia TPHCM
4. Trần Trác (chủ biên), Tư liệu về kinh tế trang trại, NXB TPHCM
5. Đặng Văn Phan (chủ biên), Nguyễn Kim Hồng, 2006, Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam thời kì
hội nhập, NXB giáo dục
6. Nguyễn Yên Tri (chủ biên), 2001, Địa chí Đồng Nai- tập II, địa lí, NXB
tổng hợp Đồng Nai
7. Thái Doãn Mười (chủ biên), 2001, Địa chí Đồng Nai- tập IV,Kinh tế, NXB tổng hợp Đồng Nai
8. Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy năng, 1993, kinh tế trang trại gia đình
trên thế giới và châu á, NXB Thống kê
9. Lâm Quang Huyên, 2002, Nông nghiệp nông thôn Nam Bộ hướng tới
thế kỉ 21, NXB khoa học
10. Vũ Trong Khải, Hai mô hình kinh tế và sự đổi mới kinh tế qua
thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam, NXB chính trị quốc gia
11. Giáo trình kinh tế lượng, khoa toán thống kê, Trường ĐHKT TPHCM, 2006.
12. Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên), kinh tế trang trại ở Việt Nam Phân tích từ
góc độ địa lý kinh tế và sinh thái, đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội 2009
13. Đinh Phi Hổ, 2008, Kinh tế học nông nghiệp bền vững, NXB Phương Đông
14. Đỗ Văn Thắng-Phan Thành Huấn, Giáo trình SPSS, NXB Đại Học Quốc
gia TPHCM
15. Nguyễn Quang Đông, 2003, Kinh tế Lượng, NXB Thống Kê
16. Đặng Văn Phan, 2001, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam- hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và phân bố dân cư, lao động, NXB giáo dục,TPHCM
17. UBND Tỉnh Đồng Nai ,2008, Hồ sơ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội Tỉnh Đồng
Nai đến năm 2020, Đồng Nai
18. Lê Thông, 2006, Địa lí ba vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXB giáo dục, TPHCM
19. Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ ,2004, Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, NXB
Đại học sư phạm
20. Nguyễn Đức Tuấn ,2001, Địa lí kinh tế học, NXB thống kê TPHCM
21. Đặng Kim Sơn ,2001, Công nghiệp hóa từ nông nghiệp- lí luận, thực tiễn
và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
22. Lê Bá Thảo ,2000, Việt Nam –lãnh thổ các vùng địa lí, NXB thế giới
23. Lê Huy Bá, Đại cương quản trị Môi trường, NXB Đại học quốc gia
TPHCM, năm 2003
24. Đinh Ngọc Sơn ,2003, Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế trang
trại ở Tỉnh Bình Phước, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP.TPHCM
25. Trương Thị Minh Sâm, 2000, kinh tế trang trại ở các tỉnh phía Nam, một số
vấn đề đặt ra, NXB khoa học xã hội
26. Nguyễn Sinh Cúc, 2003, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới,
NXB Thống kê
27. Hoàng Trọng, 2002, Xử lí dữ liệu nghiên cứu với SPSS for windows, NXB
Thống kê.
PHẦN PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI
Kính chào Ông/ bà, chúng tôi là nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu về trang trại tại tỉnh
Đồng Nai. Xin Ông/ bà lưu ý rằng thông tin của Ông/ bà chỉ dùng để nghiên cứu và sẽ được giữ
kín, các câu trả lời của Ông/ bà đều có giá trị nghiên cứu đối với chúng tôi.
Phỏng vấn lúc___giờ, ngày__/__/____
Phỏng vấn bởi……………………………..
Tên chủ trang trại:………………………………... Điện thoại …………………...
Địa chỉ trang trại: ……………………………………………………………………
Loại hình trang trại:………………………………………………………………….
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà Ông (Bà ) lựa chọn
1. Xin vui lòng cho biết Trang trại của Ông (Bà) đã thành lập được bao nhiêu năm?
1. Dưới 1 năm 3. Từ 5- 10 năm
2. Từ 1- 5 năm 4. Trên 10 năm
2. Xin vui lòng cho biết Diện tích trang trại của Ông (Bà )?.............................ha
3. Xin vui lòng cho biết Ông (Bà ) trả công cho lao động dưới hình thức nào?
1. Trả công theo ngày 3. Lương tháng
2. Theo sản phẩm 4. Các hình thức khác
4. Xin vui lòng cho biết mức độ cơ giới hóa của trang trại?
1. Hoàn toàn thủ công
2.Thủ công có kết hợp máy móc
3. Hoàn toàn sử dụng máy móc
5. Xin vui lòng cho biết Ông /bà thường tiếp nhận các nguồn thông tin liên quan đến trang trại
từ?
1.Cán bộ kĩ thuật 3. Tài liệu
2. Tập huấn 4. Các nguồn khác
6. Xin Ông /bà vui lòng cho biết Việc sử dụng nước trong trang trại chủ yếu được cung cấp từ?
1. Nước máy công nghiệp 3. Công trình thủy lợi
2. Nước riêng 4. Từ các nguồn khác
7. Xin vui lòng cho biết các tài sản kiến trúc trong trang trại của Ông /bà gồm?
1. Nhà xưởng 3. Cửa hàng
2. Chuồng trại 4. Các cơ sở khác
8. Xin vui lòng cho biết hình thức quản lí trang trại của ông /bà ?
1. Trực tiếp quản lí 3. Người thân trong gia đình quản lí
2. Thuê người quản lí 4. Các hình thức khác
9. Xin vui lòng cho biết việc thuê, mướn lao động trong trang trại của Ông /bà?
1. Lao động thường xuyên 3. Không thuê, mướn lao động
2. Lao động thời vụ 4. Các hình thức khác
10. Xin vui lòng cho biết số lao động thường xuyên tại trang tại của Ông /bà?
...............................người
11. Xin vui lòng cho biết số lao động thời vụ tại trang tại của Ông /bà?
…………….......... người
12. Xin vui lòng cho biết lao động sử dụng trong trang trại có quan hệ như thế nào với Ông /bà?
1. Vợ ( chồng ) 3. Bà con họ hàng
2. Con 4. Quan hệ khác
13. Xin vui lòng cho biết sản phẩm bán ra thị trường của trang trại sau khi thu hoạch thường là?
1. Sản phẩm thô 2. Đã qua sơ chế 3. Sản phẩm tinh chế.
14. Xin vui lòng cho biết hình thức bán sản phẩm của trang trại thường là?
1. Tự tiêu thụ 3. Có hợp đồng
2. Qua thương lái 4. Các hình thức khác
15. Xin vui lòng cho biết Nguồn vốn đầu tư của trang trại là từ?
1. Vốn tự có 3. Vay các tổ chức xã hội
2. Vay ngân hàng 4. Vay trong dân
16. Xin vui lòng cho biết chi phí (vốn đầu tư) cho trang trại của Ông (Bà) trong một năm là
?..........................................đồng
17. Xin vui lòng cho biết tổng doanh thu của trang trại trong một năm đạt được:
………………………………đồng
18. Xin vui lòng cho biết Ông (Bà) đã từng tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về trang trại ở
địa phương?
1. Chưa từng tham gia 2. Thỉnh thoảng 3. Thường xuyên tham gia
19. Xin vui lòng cho biết mức độ học vấn của Ông (Bà)?
1. THCS 3. Cao đẳng
2. THPT 4. Đại học
5. Trên đại học
20. Xin vui lòng cho biết Độ tuổi của Ông (Bà)?
1. Từ 20 - 30 tuổi 3. Từ 41 – 50 tuổi
2. Từ 31 - 40 tuổi 4. Trên 51 tuổi
21. Theo Ông (Bà), nhà nước hoặc chính quyền địa phương cần có những chính sách hỗ trợ gì
để trang trại phát triển?
1.Các chính sách về vay vốn 3. Chính sách về thuế
2.Các chính sách về đất đai 4. Các chính sách khác
Xin cám ơn sự hợp tác quý giá của Ông / bà.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TRANG TRẠI TẠI ĐỒNG NAI
Trang trại bưởi- Định Quán Trang trai cao su- đu đủ (Định Quán)
Trang trại heo ( Trảng Bom)
Trang trại tiêu Trang trại trồng mía
Trang trại trồng bắp Trang trại gà
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5507.pdf