LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay,trong lao động kinh doanh chúng ta đã có một lực lượng hùng hậu hàng chục vạn doanh nghiệp và doanh nhân tài năng,trí tuệ.Họ chính là những người đóng vai trò to lớn và trực tiếp trong việc thay đổi bộ mặt của cuộc sống xã hội.Khi đất nước hội nhập toàn cầu thì doanh nghiệp và doanh nhân là những người đứng mũi chịu sào, điều đó đòi hỏi họ không chỉ phải có khoa học công nghệ,thường xuyên học hỏi,sáng tạo và tự đổi mới mình mà còn buộc phải là những người am hiểu văn hoá.Vì
12 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích khía cạnh văn hoá doanh nhân - Đào Hồng Tuyển - Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty Âu Lạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy,vấn đề văn hoá của doanh nhân là một vấn đề rất quan trọng.Khi nói đến trình độ văn hoá của một nhà doanh nghiệp người ta thường nghĩ ngay đến vốn học vấn của người đó,xem anh ta học lớp mấy,có biết ngoại ngữ hay không.Như vậy thật chưa chính xác.Chúng ta cần phân biệt học vấn hay vốn văn hoá chung với văn hoá như là một trình độ lao động,như là sự lành nghề và tính chuyên nghiệp cao.Việc đánh giá không đầy đủ tầm quan trọng của kiểu văn hoá này đã dẫn đến những quan niệm và việc làm không đúng.Khuynh hướng chạy theo bằng cấp đổ xô vào đại học,coi nhẹ đào tạo nghề đang lan tràn.Không hiếm doanh nhân ít chú ý học hỏi về nghề nghiệp mà chạy theo những kiến thức có tính trang sức,những bằng cấp,chứng chỉ,danh hiệu.Rốt cuộc là nhiều trường hợp cho thấy chủ doanh nghiệp thì có đủ thứ tước hiệu nhưng bản thân doanh nghiệp thì làm ăn thua lỗ,kém hiệu quả. Đó mới chỉ là yêu cầu thứ nhất đối với nhà doanh nghiệp có văn hoá,tức là yêu cầu về trình độ,kĩ năng,tay nghề của doanh nhân.Song doanh nhân không chỉ là người sản xuất ra hàng hoá,tạo ra sản phẩm,mà còn là người phân phối,lưu thông sản phẩm ấy trong thị trường.Bởi vậy họ bắt buộc phải nắm được những kiến thức về luật pháp luật kinh doanh. Đó là những luật chơi trên thương trường mà nếu không hiểu nó,doanh nhân không thể được xem là người kinh doanh có văn hoá.
Trên đây là hai yêu cầu về văn hoá trực tiếp gắn liền với hoạt động kinh doanh.Tuy nhiên ở đây còn một yêu cầu nữa,nó không phải là những kiến thức trực tiếp cần thiết cho doanh nhân trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh mà là những tri thức,sự hiểu biết về những vấn đề chính trị-xã hội,về tôn giáo,môi trường,về dân tộc,lịch sử,về khoa học,giáo dục,nghệ thuật... Đó là văn hoá của đạo đức,của sự làm người,văn hoá của tâm linh,của cái đẹp.Chỉ khi đạt đến văn hoá đó,nhà kinh doanh mới thực sự làm chủ được đồng tiền, đứng cao hơn đồng tiền,nhìn xa hơn,thấy được nhiều thứ khác ngoài đồng tiền,ngoài lợi nhuận.Khi đó nhà kinh doanh không chỉ biết làm giàu và làm giàu một cách có văn hoá,theo đúng “luật chơi” của thị trường kinh tế mà còn biết “chơi đẹp”,biết đóng góp vào hoạt động phúc lợi xã hội,vào công tác từ thiện,vào những việc khác có thể giúp đồng bào mình,dân tộc mình ngày càng có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đề tài:”Phân tích khía cạnh văn hoá doanh nhân của một doanh nhân mà em biết” là một đề tài rất rộng bởi nước ta có vô số những doanh nhân thành đạt.Họ không những giỏi trong việc làm giàu mà giỏi trong cả cách làm giàu.Trong bài này,em xin được phân tích về “chúa đảo” Đào Hồng Tuyển-Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty Âu Lạc,một người mà em rất khâm phục.
CHƯƠNG 1:SƠ LƯỢC VỀ VĂN HOÁ DOANH NHÂN
1.1.Khái niệm về văn hoá doanh nhân:
1.1.1.Khái niệm về doanh nhân:
Cho tới nay, ở Việt Nam chưa có sách từ điển nào nói về định nghĩa doanh nhân.Tuy nhiên,trên thế giới đã có rất nhiều quan đển nhận định thế nào là doanh nhân.Ta có thể tóm lại như sau:”Doanh nhân là người làm kinh doanh,là chủ thể lãnh đạo,chịu trách nhiệm và đại diện cho doanh nghiệp trước xã hội và pháp luật.Doanh nhân có thể là chủ một doanh nghiệp,là người sở hữu và điều hành,chủ tịch công ti,giám đốc công ti hoặc cả hai”.
1.1.2.Khái niệm về văn hoá doanh nhân:
Cũng như khái niệm về doanh nhân,khái niệm về văn hoá doanh nhân cũng rất đa dạng.
-Là văn hoá của người làm nghề kinh doanh,là văn hoá để làm người lãnh đạo doanh nghiệp.
-Là tập hợp của những giá trị căn bản nhất,những khuôn mẫu văn hoá xác lập nên nhân cách của con người doanh nhân.
-Là chuẩn mực của hệ thống giá trị hội đủ 4 yếu tố:Tâm,Tài,Trí, Đức.
-Là toàn bộ các nhân tố văn hoá mà các doanh nhân chọn lọc,tạo ra,sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh của mình.
1.1.3.Những nhân tố tác động tới văn hoá doanh nhân:
-Nhân tố văn hoá
-Nhân tố kinh tế
-Nhân tố chính trị pháp luật
1.2.H ệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hoá doanh nhân:
Có 5 tiêu chuẩn để đánh giá:Tiêu chuẩn về sức khoẻ,về đạo đức,về trình độ và năng lực,về phong cách,về thực hiện trách nhiệm xã hội.Nếu hội tụ đủ 5 tiêu chuẩn trên thì doanh nhân đó không thể không thành công trong kinh doanh,nó cũng là những tiêu chuẩn mà những doanh nhân hướng đến.
CHƯƠNG 2:DOANH NHÂN-“CHÚA ĐẢO” ĐÀO HỒNG TUYỂN
Ngày nay,nói đến Tuần Châu-Hạ Long là nói đến công ty Âu Lạc,là nói đến Đào Hồng Tuyển,vị chủ tịch hội đồng quản trị công ti TNHH Âu Lạc. Đồng thời ông còn là người lãnh đạo của gần một chục doanh nghiệp lớn, đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực,rải suốt từ Bắc tới Nam,một nhà tỉ phú USD giàu có,giàu lòng yêu nước và nhân ái,một doanh nhânViệt Nam rất thành đạt.
2.1.Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và trái tim người lính:
Đào Hồng Tuyển bắt đầu sự nghiệp của mình thực sự với hai bàn tay trắng.Quê ở Quảng Yên-Quảng Ninh,nhập ngũ năm 1969 vào Quân chủng Hải quân,được phân công về đoàn tàu không số,làm nhiệm vụ chuyên trở hàng hoá,vũ khí,đạn dược theo”tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển”vào chi viện cho tiền tuyến miền Nam suốt những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Năm 1981,xuất ngũ với quân hàm trung uý,không trở về quê ngay, Đào Hồng Tuyển quyết định bắt đầu cuộc sống tự lập của mình ngay tại đất Sài Gòn.Nhớ lại những kỉ niệm để đời của những ngày đầu khởi nghiệp,ông tâm sự:”Tôi xuất thân từ một gia đình nho giáo có truyền thống hiếu học nên khi ra hải quân,tôi không về quê ngay mà tới Sài Gòn để quyết tâm học hỏi và định cư.L úc đó trên vai độc nhất chiếc balô có vài bộ quân phục và đôi dép nhựa Tiền phong quân đội phát cho.Không họ hàng thân thuộc,không gia tài,không nghề nghiệp,chỉ có một chút kiến thức về cơ khí,máy tàu và một trái tim người lính đã được rèn luyện trong Hải quân Nhân dân Việt Nam.Tôi đã từng phải ngủ trên vỉa hè,ghế đá công viên,lấy ánh đèn công cộng để đọc sách mua từ những đồng tiền nhỏ nhoi khi ra quân.Tôi đã phải lang thang như bụi đời Sài Gòn,nhưng không sống theo kiểu bụi đời. Đã phải lăn lưng dọn chuồng lợn cho người có thế lực hòng nhờ vả tìm kiếm việc làm.Thế rồi,cũng may có một người sĩ quan hải quân cho ở nhờ trong chiếc gara ô t ô cũ trong những ngày tôi đi tìm việc.Có nhiều đêm, ôm cái bụng đói meo nằm trên chiếc chiếu dải ở gara mà không sao ngủ được.Bất giác,trong đầu tôi trỗi dậy một ý nghĩ:”cũng là con người tại sao mình lại vất vả thế này?”.Và tiếng khóc bật ra lúc nào không biết,chỉ biết rằng giơ tay quyệt mắt thì không có nước,người đàn ông khóc mà nước mắt nó chảy vào trong thì đau đớn lắm! Đêm đó tôi đã thề với mình rằng”phải làm thế nào đó để mình trở thành người giàu,giàu nhất Việt Nam thì càng hay”. Đó cũng chính là bước ngoặt của cuộc đời tôi”.
Những ngày sau đó,với ý chí nung nấu”quyết tâm làm thay đổi cuộc đời”, Đào Hồng Tuyển đã tập hợp bạn bè,tổ chức thành tổ hợp mua bán sắt vụn để kiếm sống.Thời sau năm 1975,phế liệu chiến tranh ở miền Nam rất nhiều,chất lên như núi.Phải nói rằng, ông Tuyển là người rất giỏi trong việc sử dụng những dư thừa của xã hội để thực hiện thành công những dự định của mình.Với ít nhiều kiến thức về cơ khí,máy móc được đào tạo trong quân đội, ông Tuyển động viên anh em chịu khó tìm tòi,phân loại ,giữ lại các bộ phận máy móc còn tốt để tái chế sử dụng. Đồng thời,tập hợp những người có kiến thức về cơ khí,sinh hoá,các trí thức cũ mà chưa có việc làm,tập trung trí tuệ,chế tạo các thiết bị,mở các cơ sở chế biến bia,nước giải khát cung cấp cho thị trường Sài Gòn và Nam Bộ quanh năm nóng bức.Với nghề mới này cộng với bản chất cần cù, óc sáng tạo,biết lấy chất lượng làm đầu và quý trọng “chữ tín” trong sản xuất kinh doanh,chỉ trong một thời gian ngắn ông đã phát triển lên tới 34 cơ sở sản xuất bia,nước giải khát,cung cấp tới khoảng 80%cho nhu cầu thị trường mặt hàng này tại TP.HCM.Rồi có lãi,có vốn ông mở thêm kinh doanh siêu thị và một số lĩnh vực khác.
Vốn là người ham học hỏi,khi đất nước vào thời mở cửa,nhận thấy sự phát triển của một xu hướng quốc tế sẽ được thực hiện trong tương lai, Đào Hồng Tuyển lại tiếp tục đi học.Ông tranh thủ ngày đêm học những gì liên quan đến kinh doanh và luật lệ thương mại. Ông tự bỏ tiền du học tại Singapore,Canada, Úc,Mỹ để học về Quản trị kinh doanh và quan trọng nhất là học hỏi kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của các công ty nước ngoài. Đào Hồng Tuyển còn được trời phú cho một bộ óc thông minh đến mức đọc một cuốn sách xong,coi như đã thuộc, đi thăm một nhà máy về có thể vẽ được sơ đồ rất chi tiết...Cũng từ đó ông học được rồi vận dụng vào thực tiễn công việc và biến nó thành phương châm tác nghiệp của mình là:”Mạnh dạn mà không liều lĩnh,mù quáng;quyết đoán mà không cực đoan,bảo thủ;lanh lợi,thông minh mà không xảo trá” để áp dụng trong quản lý điều hành công việc sản xuất kinh doanh.,nhờ vậy mà ông đã đạt được uy tín lớn trong giới doanh nghiệp và khách hàng của mình.
Tiếng lành đồn xa,quý trọng tài năng của ông,từ năm 1988 đến năm 1996, ông liên tiếp đươc bổ nhiệ m giữ những cương vị quan trọng trong các công ti khác nhau và ở địa vị nào, ông cũng gặt hái được thành công.Cuối năm 1996, ông lập công ti riêng.Hiện nay, ông đang điều hành và làm chủ tịch hội đồng quản trị của 7 công ti lớn,quản lý tới 30.000 lao động.Trong đó,công ty Âu Lạc đựơc thành lập năm 1997 để thực hiện dự án Khu du lịch quốc tế Tuần Châu-Hạ Long.
2.2.Phẩm chất một doanh nhân Đất Việt thời đổi mới:
Tất cả những thành tựu trên đã gắn liền với tên tuổi của một nhà doanh nghiệp,một doanh nhân đất Việt thời mở cửa, đổi mới của đất nước. Đào Hồng Tuyển thường được mọi người gọi vui là “Chúa đảo Tuần Châu”,nhưng trước khi là chúa đảo, ông đã từng được gọi là”người khùng ”bởi dám làm cái việc dời non,lấp biển,là “Tuyển điên”vì đã quá mạo hiểm đem cả sản nghiệp của mình ra đối chọi với sức mạnh của thiên nhiên.Nhưng thực tế đã chứng minh Đào Hồng Tuyển đã đúng,và cho đến nay,mọi người đều thừa nhận ông là một nhà kinh doanh hiện đại,nổi tiếng và thành đạt,là một doanh nhân tài năng của Việt Nam.Khi bắt tay thực hiện dự án khu du lịch quốc tế đa năng Tuần Châu-Hạ Long,công ti Âu Lạc của Đào Hồng Tuyển đứng trước hàng núi khó khăn,gian khổ.Nhiều công ti liên doanh đến khảo sát nhưng rồi cũng phải rút lui vì không tìm ra phương án khả thi.Nhưng Đào Hồng Tuyển với tình yêu sâu nặng mảnh đất nơi chôn rau cắt rốn của mình,với sự quý trọng vùng di sản thiên nhiên thế giới ông càng nung nấu quyết tâm hơn.Khi khảo sát thực tế, ông thấy một xã đảo thực sự nghèo,tuy vậy ông vẫn phát hiện ra ở đây có một tiềm năng du lịch to lớn.Nó có vị trí thuân lợi cả đường thuỷ lẫn đường bộ,nằm ngay tại trung tâm di sản thiên nhiên thế giới,duy chỉ có một khó khăn lớn nhất là cách biệt với đất liền 2km.Nếu chỉ với mục đích thuần tuý về du lịch thì chỉ cần tổ chức bến phà,du thuyển đưa đón khách lên đảo là đủ,nhưng Đào Hồng Tuyển không nghĩ thế,mà lại quuyết định một phương án táo bạo:”Dời non lấp biển,làm một con đường kiên cố,nối từ đất liền vươn ra tới đảo”. Để thực hiện dự án,theo dự đoán thời đó,tiến hành trong 3năm và đầu tư một khoản tiền không dưới 80tỷ đồng, Đó là số tiền mà đối với doanh nghiệp nhà nước bấy giờ còn khó huy động huống chi ông chỉ là một doanh nghiệp tư nhân thì hoàn toàn không phả i là dễ.Dự án được UBND tỉnh Quảng Ninh ủng hộ.Trong gần 2 năm,với hàng trăm máy xúc,xe tải làm việc ngày đêm,cần mẫn đào xúc,vận chuyển đổ đất đá xuống biển.Có những lúc tưởng chừng như”dã tràng xe cát biển đông”. Đích thân ông Tuyển đã phải lặn xuống biển để khảo sát,tìm ra những phương án tối ưu,hiệu quả nhất trong khi lấp.Cuối năm 1998,khi con đường chạm tới đảo cũng là lúc mọi nguồn vốn cạn kiệt,không thể vay mượn cũng như cầm cố thêm được gì nữa.Có lúc Đào Hồng Tuyển đã thấy mệt mỏi chán nản tưởng chừng như phải bỏ cuộc dở chừng.Nhưng những lúc đó,nghị lực từ trái tim người lính và bản lĩnh của một doanh nhân như thức tỉnh ông. Động viên anh em cho nợ lương mà vẫn kiên trì triển khai dự án,thậm chí phải bán non một số lô đất để lấy ngắn nuôi dài,thực hiện đến cùng việc làm con đường vượt biển ra đảo.
Khi Tuần Châu đã có đường ra đảo,trở ngại quan trong nhất đã được khắc phục.Tuy nhiên,làm thế nào để Tuần Châu trở thành một trung tâm du lịch và giải trí có tầm cỡ quốc tế và có khả năng sinh lợi lại là một bài toán cực kì hóc búa. Ông vừa đi các nơi để học hỏi kinh nghiệm,tham khảo mô hình, ông Tuyển còn tập hợp quanh mình hàng trăm chuyên gia kỹ thuật trong nước và ngoài nước ngày đêm phác thảo các đồ án.Và đã có rất nhiều dự án đã được thực hiện với những công trình như:bãi tắm nhân tạo,vườn ẩm thực Việt Nam,khu vui chơi giải trí,các khách sạn,khu sân golf... Tuần Châu ngày càng lung linh như một vì sao sáng của du lịch Việt Nam và khu vực Châu Á.Biến “đảo nghèo” thành đảo Ngọc- Đào Hồng Tuyển đã làm được một điều phi thường mà không phải doanh nhân nào cũng làm được.
Để làm được những điều phi thường đó thì bản thân Đào Hồng Tuyển cũng là một con người phi thường.Trước hết phải nói ông có một tầm nhìn chiến lược về kinh tế thi trư ờng và một tư duy nhạy cảm trong kinh doanh hiện đại.Rất tâm đắc với 4 chữ vàng của câu hỏi”Bắt đầu từ đâu?”, đó cũng là điều để ông tìm ra những xuất phát cần thiết và thích hợp nhất cho mọi hoạch định của mình.Xuất phát từ sự phân tích lô gic khoa học về nền kinh tế thị trường và quy luật khủng hoảng kinh tế, ông nhận định rằng,sự phát triển kinh tế thế giới đi theo đồ thị hình sin có chu kì nhất định.Khi lên tới điểm cực thịnh nó sẽ chuyển sang giai đoạn suy thoái,khi suy thoái tới điểm cực tiểu nó lại bắt đầu chuyển sang giai đoạn phục hồi và phát triển mới.Vấn đề quan trọng là phải xác định được đâu là đáy của sự suy thoái và đâu là đỉnh của sự phát triển từ đó định ra chiến lược đầu tư kinh doanh thích hợp.Và Đào Hồng Tuyển đã làm được điều đó,năm1997 khi bắt đầu xảy ra cuôc khủng hoảng tài chính ở ĐNA,nhiều nhà đầu tư rút khỏi thị trường Việt Nam chờ thời thì Đào Hồng Tuyển lại cho rằng đây là thời cơ thuận lợi để bắt đầu triển khai dự án Tuần Châu. Đến đầu những năm 2000,khi nền kinh tế trên đà đi lên thì dự án cũng dần hoàn thiện và đi vào khai thác, đến nay cơ bản đã thu hồi được vốn đầu tư.
Một phẩm chất đáng quý trong kinh doanh của Đào Hồng Tuyển là tính quyết đoán,khả năng tư duy nhanh nhạy và sáng tạo. Ông luôn xác định kinh doanh là mạo hiểm,nhưng mạo hiểm không phải là liều lĩnh,mù quáng mà phải có phân tích,có định hướng đúng đắn. Ông cho rằng,viêc kinh doanh không chỉ biết mà còn phải giỏi huy động cả nguồn lực vốn.Xuất phát điểm ban đầu của Đào Hồng Tuyển trong kinh doanh là con số không và để đạt đựợc những thành quả như hôm nay đó cũng chính là cái tài trong nghệ thuật quản lý ,khai thác và sử dụng nguồn vốn. Đối với nhà kinh doanh việc sử dụng triệt để và khai thác có hiệu quả những nguồn vốn vô hình và hữu hình sẽ tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp. Đặc biệt có tài khai thác những nguồn vốn dư thừa của xã hội nhưng Đào Hồng Tuyển cũng là người cực kì thành công trong việc tạo vốn từ những ý tưởng táo bạo và rất độc đáo.Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác quan trong như phải có ý tưởng kinh doanh sáng tạo,không chạy theo trào lưu,phải biết tận dụng những mối quan hệ xã hội,tận dụng thời cơ,cơ hội kinh doanh và tuyệt đối giữ vững nguyên tắc:luôn tuân thủ quy định của pháp luật.
Đào Hồng Tuyển rất có khả năng thu phục nhân tâm và sử dụng người tài,người có trình độ trong các lĩnh vực cần thiết,biết đông viên và có chính sách đãi ngộ phù hợp để phát huy hết khả năng năng lực của họ.
Một phẩm chất nữa trong con người Đào Hồng Tuyển là sự kiên định,sự thẳng thắn,tự tin và trung thực trong đàm phán,giao dịch thương mại.Nhà tỉ phú Mỹ Andy Dye,sau khi kết thúc phiên giao dịch, đàm phán để kí kết hợp đồng liên doanh xây dựng tổ hợp Du lịch-sân golf quốc tế đã nhận xét:”Với tư cách là một nhà đàm phán, ông ấy rất kiên định và sòng phẳng,biết giữ lời và đáng tin cậy.Cho đến thời điểm này,tôi tin ông Tuyển như tin anh em ruột của mình,và chúng tôi có thể cùng nhau chứng kiến sự hoàn tất của hợp đồng này”.
Những phẩm chất trên là những yếu tố rất quan trọng của một doanh nhân thời đổi mới,nó giúp cho Đào Hồng Tuyển tạo nên sức mạnh và niềm tin đối với cấp dưới, đồng nghiệp,giới doanh nghiệp trong và ngoài nước và với các đối tác. Đồng thời,những phẩm chất đó cũng tạo nên sự thành công trong mọi lĩnh vực kinh doanh của ông.
2.3.Người giàu nhất Việt Nam và cũng là người giàu lòng nhân ái:
Đào Hồng Tuyển-một trong những người giàu nhất Việt Nam,mọi người đã khẳng định như vậy,nhưng Đào Hồng Tuyển cũng là một người hảo tâm và giàu lòng nhân ái.Khi tận mắt chứng kiến cu ộc sống của người dân Tuần Châu trong những ngày đầu đặt chân lên mảnh đất này là:không điện,không nước sạch và trường học,người dân chỉ có thu nhập duy nhất từ đánh cá.”Chỉ có thể nối liền đảo nghèo với đất liền bằng con đường giao thông thực sự mới có thể giúp dân cư ở đây thay đổi cuộc sống nghèo nàn cực khổ cả về vật chất lẫn tinh thần”, ý nghĩ đó càng thôi thúc ông phải đổ đất làm đường vượt biển.
Được biết ông qua lần đấu giá tấm thiệp của thầy trò trường tiểu học Trần Quốc Toản-Hà Nội làm,do UBTƯ mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức với thiện chí tặng những người nghèo trong dịp Tết. Ông Tuyển đã mua nó với trị giá 600 triệu đồng trước sự chứng kiến của nhiều người. Ông cho rằng :”Sự tồn tại của một doanh nghiệp liên quan mật thiết đến lợi nhuận,nhưng đấy không phải là mục tiêu duy nhất.Chúng tôi luôn coi hiệu quả kinh tế-xã hội là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.Và xoá đói giảm nghèo cũng là một nhiệm vụ của doanh nghiệp.Ngược lại,duy trì tốt sự phát triển của doanh nghiệp mình là điều kiện tham gia công tác xã hội lâu bền,hiệu quả”.Theo ông Tuyển, ủng hộ người nghèo không phải chỉ bằng cách ủng hộ tiền, điều quan trọng hơn là nỗ lực phát triển doanh nghiệp của mình để tạo được nhiều công ăn,việc làm và tập trung đầu tư các công trình phát triển phúc lợi xã hội cũng là một cách giúp người nghèo thoát nghèo bền vững. Điều mà Đào Hồng Tuyển rất tâm đắc và luôn đi cùng ông trong mọi hoạt động kinh doanh đó là cái “Tâm” của một doanh nhâ n đối với cộng đồng.
LỜI KẾT
Qua đề tài này chúng ta có thể thấy rõ được bức chân dung văn hoá doanh nhân Đào Hồng Tuyển. Ông chỉ là một trong số rất nhiều doanh nhân thành đạt ở nước ta.Cùng với sự hội nhập và phát triển,nền kinh tế nước ta không ngừng sản sinh ra những con người tài năng,không chỉ làm giàu một cách chân chính cho bản thân mình mà họ còn biết làm giàu cho đất nước,cho những người dân khó khăn,mang lại cho họ một cuộc đổi đời thực sự.Chúng ta rất biết ơn những doanh nhân như Đào Hồng Tuyển, ông là một trong những tấm gương sáng mà thế hệ doanh nhân trẻ bây giờ cần phải học tập và noi theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam-Nhà xuất bản hội nhà văn
-Giáo trình Văn hoá kinh doanh-Trường đại học KTQD.
- web: www.vnepress.net
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0287.doc