Phân tích khả năng hội nhập thị trường lao động của lao động trẻ qua một cuộc điều tra (chương 2, 3)

Chương II Phân tích khả năng hội nhập thị trường lao động của lao động trẻ qua một cuộc điều tra I. Giới thiệu về cuộc điều tra và bộ số liệu Nhằm đánh giá khả năng hội nhập thị trường lao động của lao động thanh niên, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã tiến hành một cuộc điều tra khá công phu. Cuộc điều tra dựa trên 6 bảng hỏi với đối tượng là người lao động đang làm việc, người lao động thất nghiệp, các doanh nghiệp, các trung tâm-dịch vụ việc làm; hai cuộc khảo sát về định hướng nghề ng

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích khả năng hội nhập thị trường lao động của lao động trẻ qua một cuộc điều tra (chương 2, 3), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp của sinh viên đại học, cao đẳng và học sinh phổ thông. Tuy nhiên, tác giả chỉ sử dụng đến ba bộ số liệu tương ứng với ba bảng hỏi đầu tiên: Khảo sát doanh nghiệp về khả năng hội nhập của lao động dưới 30 tuổi: 210 doanh nghiệp tại 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Vĩnh Long được phỏng vấn. Do đó ta có bộ số liệu gồm 210 quan sát. Khảo sát người lao động dưới 30 tuổi đang làm việc tại các doanh nghiệp. Cũng với phạm vi 7 tỉnh thành như trên, bộ số liệu này gồm 1750 quan sát. Khảo sát người lao động dưới 30 tuổi đang tìm việc làm. Với 1050 phiếu thu thập, sau khi sàng lọc để lấy thông tin thì bộ số liệu còn lại 1041 quan sát. Các bảng hỏi được chi tiết trong phần phụ lục. II. Thực trạng lao động trẻ và những đặc điểm qua cuộc điều tra Cần nhắc lại cho nhất quán rằng lao động thanh niên (lao động trẻ) là lao động từ đủ 15 tới dưới 30 tuổi. 1. Lao động thanh niên về số lượng Trung bình mỗi năm có hơn 1 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động và hàng ngàn thanh niên tốt nghiệp các trường cũng tham gia vào lực lượng lao động. Như vậy, cung về lao động thanh niên là khá lớn. Theo kết quả điều tra và dự báo dân số, ta có số liệu ước tính về số thanh niên tham gia lực lượng lao động cho 10 năm 2000-2010 như sau: Bảng 7: Dự báo lực lượng lao động thanh niên Đơn vị: nghìn người Năm Dân số trong độ tuổi thanh niên Số thanh niên tham gia LLLĐ Nam Nữ Tổng số Tỷ lệ nam Tỷ lệ nữ Tổng số Tỷ lệ (%) 2000 11120.9 11075 22195.9 62.8 61.4 13789.8 62.1 2001 11354.8 11284.1 22638.9 62.7 61.4 14050.4 62.1 2002 11596.4 11491.7 23088.1 62.7 61.4 14322.5 62.0 2003 11847.6 11703.6 23551.2 62.6 61.5 14613.5 62.0 2004 12105.8 11921.3 24027.1 62.7 61.5 14924.8 62.1 2005 12664.9 12140.4 24805.3 63.0 61.6 15457.4 62.3 2006 12629.2 12363.9 24993.1 63.0 61.8 15590.5 62.4 2007 12872.7 12566.4 25439.1 63.2 61.9 15917.8 62.6 2008 13057.3 12709.2 25766.5 63.5 62.2 16188.4 62.8 2009 13159.2 12769.3 25928.5 63.8 62.4 16374.9 63.2 2010 13365.8 12749.8 26115.6 64.5 62.8 16633.6 63.7 Trong hơn 23 triệu lao động ở độ tuổi thanh niên năm 2002 có 14,3 triệu tham gia vào lực lượng lao động (chiếm 62%), còn lại hơn 8,7 triệu, trừ đi con số rất ít không có khả năng lao động, là số còn đang theo học hoặc làm các công việc nội trợ. Đến năm 2010, trong tổng số 26,1 triệu thanh niên sẽ có khoảng 16,6 triệu tham gia lực lượng lao động (63,7%) và con số còn đang đi học vào khoảng 9,5 triệu người. Nam giới tham gia lực lượng lao động nhiều hơn nữ giới cả về số lượng và tỷ lệ. Điều này cho thấy một bộ phận nữ giới phải ở nhà làm công việc nội trợ hoặc tỷ lệ đang đi học của nữ giới cao hơn. Nguồn: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Năm 2002, lực lượng lao động thanh niên chiếm khoảng 35% lực lượng lao động toàn xã hội (Số liệu Bộ LĐ-TB&XH). Theo số liệu điều tra 210 doanh nghiệp về khả năng hội nhập thị trường lao động của thanh niên tại 7 tỉnh, thành phố, con số này cụ thể như sau: Bảng 8a: Tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi đang làm việc trong các doanh nghiệp theo địa bàn khảo sát Tỉnh Số lao động hiện tại của các DN Tỷ lệ lao động ngoại tỉnh (%) Tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi (%) Hà Nội 27667 50.0357 64.7483 TP Hồ Chí Minh 28459 60.6215 66.4132 Vĩnh Phúc 7444 10.3550 73.0090 Nghệ An 7802 8.4604 26.5556 Đà Nẵng 12420 24.1064 41.0112 Lâm Đồng 5423 16.9980 51.3345 Vĩnh Long 3051 13.3330 43.7645 Nguồn: Điều tra 210 doanh nghiệp về khả năng hội nhập TTLĐ của thanh niên (Bộ số liệu thứ 1) Chỉ trừ Nghệ An, các tỉnh thành còn lại đều có tỷ lệ lao động thanh niên ở mức rất cao so với mức chung của cả nước, đặc biệt ở Vĩnh Phúc con số này lên đến hơn 70%. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh cao. Đây là những thị trường lao động thật sự hấp dẫn. Những tỉnh còn lại kém hấp dẫn hơn hoặc ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Nếu xét theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, ta có: Bảng 8b: Lao động dưới 30 tuổi đang làm việc trong các doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động chính Lĩnh vực hoạt động chính của DN Số doanh nghiệp Số lao động hiện tại của DN Tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi (%) Nông lâm ngư nghiệp 6 4351 62.1667 Công nghiệp, xây dựng 135 80184 57.1433 Thương mại, dịch vụ 69 7731 50.8032 Nguồn: Bộ số liệu số 1 Tỷ lệ lao động thanh niên trong các khu vực kinh tế đều chiếm trên 50%. Điều này chứng tỏ thị trường lao động có xu hướng cầu nhiều về lao động trẻ. Đây đã thực sự là thuận lợi cho lao động thanh niên trong việc hội nhập với thị trường lao động hay chưa, thì ta phải bàn đến chất lượng của lao động thanh niên (lao động trẻ được dùng để chỉ lao động thanh niên). 2. Lao động thanh niên về chất lượng và cơ cấu Chất lượng lao động là một nội dung phức tạp, nó không chỉ được phản ánh bởi trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật mà còn qua một số tiêu thức về thể lực, và khó hơn còn qua cái gọi là phẩm chất của người lao động (tác phong làm việc, thái độ với cấp trên, đồng nghiệp...). Đôi khi bằng cấp còn phản ánh không chính xác chất lượng, năng lực lao động. Điều này không chỉ xảy ra đối với hiện tượng bằng giả, mà còn xảy ra ngay cả đối với những bằng “rất thật” vì giáo dục của ta còn thiếu tính thực tiễn và khả năng linh hoạt của người học từ lý luận đến thực tế còn chưa cao. Có nhiều trường hợp đáng buồn là lao động thanh niên không đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Ngược lại cũng có những trường hợp cá biệt là một số lao động thanh niên tài năng trở thành nhu cầu, niềm mong ước của nhiều doanh nghiệp, nhiều cơ quan; và họ phải tìm cách cạnh tranh nhau trong việc tìm kiếm, có được và giữ chân được anh ta (hoặc chị ta). Chất lượng lao động thanh niên tạo ra sự cạnh tranh cả về phía cung lẫn phía cầu lao động. Tuy nhiên, cái nhìn tổng thể vẫn phải dựa trên hai tiêu thức chính, là trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật. * Về trình độ học vấn, cũng giống như lực lượng lao động nói chung, trình độ học vấn của lao động thanh niên không ngừng được nâng lên. Năm 1996, tỷ lệ lao động thanh niên có trình độ học vấn hết trung học cơ sở trở lên chỉ là 44,6% thì năm 2002 con số này đã đạt trên 50% (52,3%); tỷ lệ lao động thanh niên không biết chữ hay mới chỉ tốt nghiệp tiểu học liên tục giảm xuống. Biểu hiện này là một thuận lợi cho thanh niên trong quá trình hội nhập thị trường lao động. Bảng 9: Trình độ học vấn của lao động thanh niên Đơn vị:% 1996 1997 1998 1999 2000 2002 Không biết chữ 5.7 5.1 3.8 4.1 4.0 3.7 Chưa hết tiểu học 22.8 20.3 18.6 18.0 16.5 15.4 Hết tiểu học 26.9 28.1 29.4 28.9 29.3 28.6 Hết trung học cơ sở 31.1 32.4 32.3 31.9 33.0 34.2 Hết phổ thông trung học 13.5 14.1 15.9 17.1 17.2 18.1 Tổng số 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Nguồn: Điều tra lao động việc làm 1996-2002-Bộ LĐ-TB&XH Những con số này qua bộ số liệu của cuộc điều tra cho đề tài độc lập cấp Nhà nước mã số ĐTĐL-2003/11 thì còn khả quan hơn rất nhiều. Dưới đây là trình độ học vấn của 1750 lao động thanh niên đang làm việc tại các doanh nghiệp và 1041 lao động thanh niên đang tìm kiếm việc làm tại 7 tỉnh thành điều tra được cho bởi phần mềm SPSS: Bảng 10: Trình độ học vấn của lao động thanh niên đang làm việc tại các doanh nghiệp Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Chưa tốt nghiệp tiểu học 12 0.7 Tốt nghiệp tiểu học 47 2.7 Tốt nghiệp PTCS 326 18.6 Tốt nghiệp THPT 1365 78.0 Tổng số 1750 100.0 Nguồn: Bộ số liệu số 2 Bảng 10p: Chi tiết theo nhóm tuổi và giới tính Trình độ học vấn Chia nhóm theo tuổi 15-19 tuổi 20-24 tuổi 25-30 tuổi Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Chưa TN TH 1 5.3 2 0.7 2 0.5 6 1.1 1 0.2 TN tiểu học 2 10.5 10 26.3 6 2.1 10 2.4 9 1.6 10 2.2 TN PTCS 12 63.2 18 47.4 38 13.5 87 21.3 69 12.4 102 22.9 TN THPT 4 21.1 10 26.3 235 83.6 310 75.8 474 84.9 332 74.6 Bảng 11: Trình độ học vấn của lao động thanh niên đang tìm kiếm việc làm Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Chưa tốt nghiệp tiểu học 8 0.8 Tốt nghiệp tiểu học 44 4.2 Tốt nghiệp THCS 131 12.6 Tốt nghiệp THPT 858 82.4 Tổng số 1041 100.0 Nguồn: Bộ số liệu số 3 Bảng 11p: Chi tiết theo nhóm tuổi và giới tính Trình độ học vấn Chia theo nhóm tuổi 15-19 tuổi 20-24 tuổi 25-30 tuổi nam nữ nam nữ nam nữ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Chưa TN TH 2 3.7 2 0.6 2 0.5 1 0.8 1 1.1 TN tiểu học 3 7.7 6 11.1 10 2.8 14 3.8 7 5.6 4 4.4 TN THCS 7 17.9 13 24.1 41 11.5 28 7.5 28 22.2 14 15.4 TN THPT 29 74.4 33 61.1 305 85.2 329 88.2 90 71.4 72 79.1 Như vậy, trình độ học vấn của lao động thanh niên ở 7 tỉnh thành này là rất khác biệt (cao hơn rất nhiều) so với kết quả điều tra về lao động thanh niên nói chung. Trình độ học vấn của những người đang làm việc và những người đang tìm kiếm việc làm không khác nhau nhiều, thậm chí tỷ lệ tốt nghiệp THPT của đội ngũ đang tìm việc còn có phần cao hơn. Điều này cho thấy những thanh niên “dám” di cư tìm việc làm phần đa đều là những người có trình độ học vấn cao. Chi tiết theo nhóm tuổi và giới tính, cả bảng 10p và 11p đều cho ta thấy trình độ học vấn của người lao động tăng theo từng nhóm tuổi: nhóm 15-19 có trình độ học vấn thấp hơn cả, song vẫn cao hơn tỷ lệ chung. Đối với lao động đang làm việc, nhóm tuổi 25-30 là nhóm tuổi có số lượng lao động tốt nghiệp THPT cao nhất, nam cao hơn nữ cả về số lượng và tỷ lệ; ở các nhóm tuổi thấp hơn, nữ có trình độ học vấn cao hơn nam. So sánh trình độ học vấn giữa nam và nữ vẫn đúng cho 1041 người thất nghiệp. Tuy nhiên có một khác biệt là ở đội ngũ thất nghiệp này, nhóm tuổi 20-24 có số người tốt nghiệp THPT cao nhất trong các nhóm. Phải chăng nhóm tuổi 20-24 rất kén chọn việc làm? Các số liệu cũng cho thấy lao động từ 15-19 tuổi khó khăn hơn các nhóm khác trong việc hội nhập thị trường lao động. Ta có thể so sánh một cách trực quan qua đồ thị sau: Tại sao lao động thanh niên đang tìm việc có học vấn khá tốt mà họ vẫn thất nghiệp? Tiếp đến, ta bàn về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động. * Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động thanh niên Trình độ chuyên môn kỹ thuật được phân thành các nhóm: Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật; Sơ cấp, chứng chỉ nghề; Công nhân kỹ thuật không bằng; Công nhân kỹ thuật có bằng; Trung học chuyên nghiệp; Cao đẳng, Đại học trở lên. Số liệu thống kê lao động- việc làm năm 2002 của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội cũng nói lên đôi điều mà ta cần quan tâm. Bảng 12: Trình độ chuyên môn kỹ thuật Đơn vị: % Nhóm tuổi Tổng Không có CMKT Sơ cấp CNKT không bằng CNKT có bằng Trung cấp CĐ-ĐH trở lên Cả nước 15-19 100 91.4 2.9 2.4 3.3 - - 20-24 100 79.8 4.1 4.3 5.4 2.8 3.6 25-29 100 77.2 3.2 5.0 5.4 3.3 5.9 Thanh niên 100 81.2 3.3 4.3 4.9 2.8 3.5 Chung 100 80.3 3.2 3.9 4.6 3.9 4.2 Thành thị 15-19 100 80.4 1.2 4.4 14.0 0.0 0.0 20-24 100 57.2 2.9 6.6 15.2 6.5 11.6 25-29 100 51.4 2.9 7.5 14.2 6.8 17.2 Thanh niên 100 57.3 2.8 7.0 15.0 6.1 11.9 Chung 100 56.0 3.2 6.5 13.5 8.3 12.6 Nông thôn 15-19 100 92.8 3.1 2.1 1.9 0.0 0.0 20-24 100 85.4 4.4 3.7 3.0 1.9 1.6 25-29 100 85.6 3.3 4.2 2.5 2.2 2.2 Thanh niên 100 87.7 3.5 3.5 2.2 2.0 1.3 Chung 100 87.9 3.2 3.1 1.8 2.5 1.5 Mặc dù chất lượng lao động đã có sự cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn ở mức thấp. Tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật của cả nước vẫn chiếm tới 80,3%, khu vực thành thị 56% và khu vực nông thôn 87,9%. Tỷ lệ lao động thanh niên (15-29 tuổi) không có trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng xấp xỉ con số chung toàn lực lượng lao động, thậm chí còn cao hơn đôi chút: 81,2% chung toàn quốc; 57,3% với khu vực thành thị và 87,7% với khu vực nông thôn. Đối với nhóm tuổi 15-19, nhóm mới bước vào thị trường lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật là thấp hơn cả. Điều này không gây ngạc nhiên, vì đây là nhóm tuổi chưa thể kết thúc các khoá học trung cấp, cao đẳng hay đại học. Nhưng đối với hai nhóm tuổi 20-24, 25-29, tỷ lệ không có trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn rất cao. Đó là một trở ngại không nhỏ cho lực lượng lao động thanh niên tham gia vào thị trường lao động. Bảng trên cũng cho thấy có một sự mất cân đối khá lớn về trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa lao động thành thị và nông thôn: nó phản ánh một xu hướng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (trung cấp, cao đẳng, đại học) thường tập trung ở các thành phố lớn, các khu đô thị. Cần để ý rằng tỷ lệ lao động thanh niên có trình độ đại học cao đẳng thấp hơn mức chung của toàn lực lượng lao động (trừ nhóm tuổi 25-29), trong khi đó tỷ lệ lao động thanh niên qua đào tạo nghề thì cao hơn. Đây là một biểu hiện đáng khuyến khích, phản ánh lao động thanh niên đang dần có xu hướng chọn học nghề thay vì cao đẳng đại học- nếu ta có định hướng tốt thì sẽ góp phần làm giảm tình trạng thừa thầy thiếu thợ- hiện vẫn là một vấn đề nhức nhối đối với thị trường lao động Việt Nam. Qua số liệu điều tra 1750 lao động trẻ đang làm việc và 1050 lao động trẻ thất nghiệp ở 7 tỉnh, thành ta vẫn thấy có sự khác biệt lớn với nghiên cứu chung. Bảng 13: Trình độ CMKT của lao động thanh niên đang làm việc Trình độ CMKT Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Không có CMKT 296 16.9 Sơ cấp 63 3.6 CNKT không bằng 329 18.8 CNKT có bằng 296 16.9 Trung cấp 277 15.8 Cao đẳng 114 6.5 Đại học, trên ĐH 375 21.4 Tổng số 1750 100.0 Nguồn: Bộ số liệu số 2 Bảng 13p: Chi tiết theo nhóm tuổi và giới tính Chia nhóm theo tuổi 15-19 tuổi 20-24 tuổi 25-30 tuổi Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Không có CMKT 11 57.9 19 50.0 55 19.6 70 17.1 78 14.0 63 14.2 Sơ cấp 2 5.3 5 1.8 24 5.9 13 2.3 19 4.3 CNKT không bằng 8 42.1 14 36.8 37 13.2 101 24.7 64 11.5 105 23.6 CNKT có bằng 3 7.9 64 22.8 72 17.6 105 18.8 52 11.7 Trung cấp 55 19.6 64 15.6 85 15.2 73 16.4 Cao đẳng 27 9.6 25 6.1 42 7.5 20 4.5 Đại học, trên ĐH 38 13.5 53 13.0 171 30.6 113 25.4 Tổng 19 100 38 100 281 100 409 100 558 100 445 100 Bảng 14: CMKT của lao động thanh niên đang tìm việc Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Không có CMKT 288 27.7 Sơ cấp 30 2.9 CNKT không bằng 32 3.1 CNKT có bằng 167 16.0 Trung cấp 237 22.8 Cao đẳng 100 9.6 Đại học, trên ĐH 187 18.0 Tổng số 1041 100.0 Nguồn: Bộ số liệu số 3 Sự khác biệt đó là tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật thấp hơn rất nhiều. Như ban đầu đã nói thì số liệu rút ra từ điều tra 7 tỉnh thành này không có tính đại diện, bởi đây là những nơi thị trường lao động đã tương đối phát triển, nên người lao động tham gia vào đó hoặc phải là người rất tự tin về trình độ của mình, hoặc là người xông pha chỉ đơn giản bởi chữ “dám”. So sánh sơ bộ giữa đội ngũ thất nghiệp với đội ngũ có việc làm thì tỷ lệ không có CMKT của lao động thất nghiệp cao hơn. Song nhìn chung trình độ CMKT của đội ngũ thất nghiệp không khác đội ngũ đang làm việc nhiều. Bảng 14p: Chi tiết theo nhóm tuổi và giới tính Trình độ chuyên môn kỹ thuật Chia theo nhóm tuổi 15-19 tuổi 20-24 tuổi 25-30 tuổi nam nữ nam nữ nam nữ Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Không có CMKT 28 71.8 37 68.5 77 21.5 89 23.9 36 28.6 21 23.1 Sơ cấp 3 7.7 4 7.4 3 .8 13 3.5 4 3.2 3 3.3 CNKT không bằng 1 2.6 3 5.6 11 3.1 4 1.1 11 8.7 2 2.2 CNKT có bằng 4 10.3 3 5.6 94 26.3 34 9.1 28 22.2 4 4.4 Trung cấp 2 5.1 5 9.3 91 25.4 96 25.7 21 16.7 22 24.2 Cao đẳng 1 2.6 51 14.2 33 8.8 10 7.9 5 5.5 Đại học, trên ĐH 2 3.7 31 8.7 104 27.9 16 12.7 34 37.4 Bằng cách chi tiết theo nhóm tuổi và giới, ta thấy: Đối với lao động có việc, số lao động trong độ tuổi 25-30 nhiều nhất và có trình độ CMKT cao (khác biệt ngay cả khi so với bảng 14): với nam 14% không CMKT, 47,8% qua đào tạo nghề, 38,2% cao đẳng, đại học và trên đại học. Số này với nữ lần lượt là 14,2%, 56% và 29,8%. Số lao động nam có trình độ cao cao hơn số lao động nữ. Điều này khác biệt với nhóm tuổi 20-24, xét về mặt số lượng, nữ hơn nam tại gần như mọi cấp trình độ. Đối với lao động thất nghiệp, nữ có trình độ đại học và trên đại học cao hẳn nam ở cả 3 nhóm tuổi, đặc biệt nhóm tuổi 20-24. Ưu thế về trình độ chuyên môn của nữ giới vẫn đúng với phân nhóm trung cấp, nhưng đối với cao đẳng, CNKT không bằng, CNKT có bằng thì ưu thế lại thuộc về phái nam. Điều đó có chứng tỏ các chị đang cố gắng leo cao còn các anh thì hài lòng hơn với máy móc thiết bị? Hay chứng tỏ một điều ngược lại rằng, lao động nam có trình độ đại học, trên đại học được ưa chuộng hơn lao động nữ? Nhóm tuổi 15-19 vẫn tỏ ra khó hội nhập với thị trường lao động hơn: tỷ lệ không có CMKT chiếm tới 57,9% nam, 50% nữ cho lao động có việc ở độ tuổi này. Đối với lao động thất nghiệp, con số này lần lượt là 71,8% và 68,5%. Nhưng rất may số lượng lao động trong nhóm tuổi này không nhiều. Ta có thể so sánh trực quan qua đồ thị sau: Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là một ưu thế trong hội nhập thị trường lao động. Nhưng không phải cứ nhiều người có trình độ đại học cao đẳng là tốt. Nó chỉ tốt khi ta đặt nó trong mối tương quan hợp lý với số lượng người lao động phổ thông và lao động qua đào tạo nghề. ở đây ta muốn đề cập đến cơ cấu lao động. Trong 210 doanh nghiệp được hỏi thì có 192 doanh nghiệp trả lời, sau khi lọc lấy những giá trị hợp lệ, ta còn 189 câu trả lời cho câu hỏi “cơ cấu lao động dưới 30 tuổi được tuyển năm 2002”. Bảng 15: Cơ cấu lao động dưới 30 tuổi được tuyển năm 2002 Loại lao động Tỷ lệ (%) Lao động phổ thông 31.38 Lao động qua đào tạo nghề 42.56 Lao động có trình độ CĐ-ĐH và trên ĐH 26.06 Nguồn: Bộ số liệu số 1 Đó là trên phương diện cầu, còn cung thì sao? Từ bảng 13 và bảng 14, ta có: Bảng 16: Cơ cấu cung lao động (theo số liệu điều tra) Loại lao động Tỷ lệ (%) Có việc Thất nghiệp Lao động phổ thông 16.9 27.7 Lao động qua đào tạo nghề 55.1 44.8 Lao động có trình độ CĐ-ĐH và trên ĐH 27.9 27.6 Để nhận xét một cơ cấu lao động là hợp lý hay chưa hợp lý bằng so sánh các giá trị ở hai bảng 15 và 16 thì có lẽ hơi vội vàng. Bởi giữa cơ cấu cầu năm 2002 với cơ cấu lao động của cung hiện tại (số người đang có việc) cũng không khớp nhau. Điều này cũng dễ hiểu vì cơ cấu lao động có thể thay đổi theo thời gian do tình hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp thay đổi, cơ cấu kinh tế thay đổi. Nếu so với số đang có việc thì cơ cấu lao động của đội ngũ thất nghiệp còn ít lao động qua đào tạo nghề và hơi thừa lao động phổ thông. Tuy nhiên so với mức cầu cho ở bảng 15 thì 44,8% chưa phải là thấp. Nhưng khi thống kê về cơ cấu của số đăng ký dự tuyển thì so sánh này mới thực sự có ý nghĩa. Số lao động thanh niên đăng ký dự tuyển vào các doanh nghiệp có đến 38,5% là lao động phổ thông, 27,7% là lao động qua đào tạo nghề và có đến 33,8% lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Như vậy, cơ cấu này là quá bất hợp lý, có quá nhiều lao động phổ thông và lao động có trình độ cao đẳng, đại học. III. Đánh giá khả năng hội nhập thị trường lao động của lao động thanh niên Có thể có nhiều cách khác nhau đánh giá khả năng hội nhập thị trường của lao động nói chung và lao động trẻ nói riêng. Dưới đây sử dụng bộ số liệu số 2 vào việc mô hình hoá nhằm đánh giá khả năng tìm việc và khả năng thích ứng với công việc của lao động trẻ. Do đề cập đến khả năng nên dùng hồi quy logistic sẽ là hợp lý. 1. Mô hình Logistic Mô hình hồi quy logistic được sử dụng trong trường hợp biến phụ thuộc là biến rời rạc. Với hồi quy logistic mà biến phụ thuộc là biến nhị phân nhận hai giá trị 0 và 1: Nếu gọi các biến độc lập (các nhân tố) trong mô hình lần lượt là X1, X2, ..., Xk , xác suất để biến phụ thuộc nhận giá trị bằng 1 được tính bởi công thức: Trong mô hình này các hệ số , ,, ..., là chưa biết và công việc của người làm mô hình là ước lượng chúng. Cũng giống như hồi quy thông thường, các giá trị thực của các hệ số này sẽ khác 0 khi các biến tham gia có giá trị p đủ nhỏ để có ý nghĩa thống kê (thông thường xét với mức ý nghĩa 5%, với p 5% thì hệ số là khác 0 có ý nghĩa). Song để giải thích cho sự tác động của các biến độc lập thì có điểm khác biệt với hồi quy thông thường, đó là phải thông qua hệ số ưu thế: Hệ số ưu thế (odds ratio) = p/(1-p) với p là mức xác suất giả định để biến phụ thuộc nhận giá trị bằng 1. Khi ước lượng được các thì hệ số ưu thế thay đổi một lượng chính bằng e nếu biến độc lập Xi tương ứng thay đổi (tăng lên) 1 đơn vị trong khi các biến khác không đổi. Do đó xác suất để biến phụ thuộc nhận giá trị bằng 1 được tính là: Chẳng hạn, xem xét một quan sát có xác suất để biến phụ thuộc nhận giá trị bằng 1 ước tính (giả định) là 5% thì hệ số ưu thế của quan sát có các điều kiện khác tương tự nhưng có Xi tăng thêm 1 đơn vị được tính: odd ratio = ex 0,05/ 0,95 Do đó xác suất để biến phụ thuộc nhận giá trị bằng 1 đối với quan sát này là: = (*) Khi Xi tăng lên 1, xác suất để biến phụ thuộc nhận giá trị bằng 1 sẽ thay đổi từ mức giả định 5% đến mức p được tính bởi (*). Dưới đây sẽ vận dụng lý thuyết hồi quy logistic kể trên. 2. Đánh giá khả năng tìm việc 2.1 Các yếu tố tác động đến khả năng tìm việc của lao động trẻ Những yếu tố được cho là tác động đến khả năng tìm việc của lao động trẻ là: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, thời gian tìm việc, chi phí tìm việc, số người dự tuyển trên một vị trí làm việc cần tuyển, mức độ khó khăn khi tìm việc, cách thức tìm việc, loại hình sở hữu của cơ quan- doanh nghiệp người tìm việc muốn tham gia. Trong những yếu tố này, tuổi, giới tính, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật đã được chi tiết ở phần trên cho cả hai đối tượng là người đang có việc và người thất nghiệp. Với mỗi chỉ tiêu còn lại ta cũng chi tiết cho hai đối tượng như vậy. * Chỉ tiêu thời gian tìm việc được tính bằng tuần, được thu thập từ câu hỏi cho người thất nghiệp đang tìm việc: “từ lúc bắt đầu tìm việc đến hiện tại được bao lâu?” và cho người lao động có việc: “thời gian tìm được công việc hiện tại?” Tổng thời gian tìm việc chia cho số người trả lời câu hỏi sẽ cho ta thời gian tìm việc trung bình. * Chỉ tiêu chi phí tìm việc và chi phí tìm việc trung bình cũng hiểu tương tự như cách diễn giải trên. Bảng 17: Thời gian tìm việc trung bình và chi phí tìm việc trung bình của lao động thất nghiệp Số lao động trả lời (người) Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Thời gian tìm việc (tuần) 1041 240 10.17 13.38 Chi phí tìm việc (nghìn đồng) 1038 10000 175.05 477.24 Nguồn: Bộ số liệu số 3 Bảng 18: Thời gian tìm việc trung bình và chi phí tìm việc trung bình của lao động đang làm việc Số lao động trả lời (người) Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Thời gian tìm việc (tuần) 1750 96 6.91 10.82 Chi phí tìm việc (nghìn đồng) 1748 5000 126.35 322.34 Nguồn: Bộ số liệu số 2 Thời gian tìm việc trung bình và chi phí tìm việc trung bình đối với lao động thất nghiệp thì ít có ý nghĩa về mặt giá trị, vì ta không thể biết đến hiệu quả của hai chỉ tiêu này: đến khi tất cả số lao động thất nghiệp đang xét tìm được việc làm thì thời gian và chi phí tìm việc trung bình sẽ là bao nhiêu. Tuy nhiên hai chỉ tiêu này cũng phản ánh mức độ vất vả, khó khăn mà lao động thất nghiệp đã phải trải qua trong quá trình tìm việc. Thời gian tìm việc trung bình được tính là 10,17 tuần, tuy nhiên giá trị cá biệt lớn nhất đã lên đến 240 tuần, tức gần 5 năm. Chi phí tìm việc trung bình của đối tượng này là 175.000 đồng nhưng giá trị cá biệt lớn nhất đã lên tới 10 triệu đồng. Thời gian và tiền bạc là hai chi phí người lao động phải bỏ ra mà chúng ta có thể thống kê. Hai chỉ tiêu này đối với bộ phận đang làm việc lại phản ánh hiệu quả, vì với những chi phí như vậy hiện tại họ đã có việc: thời gian tìm việc trung bình là 6,91 tuần, thời gian lâu nhất là 96 tuần, tức gần 2 năm. Các độ lệch tiêu chuẩn của hai chỉ tiêu này tuy lớn nhưng vẫn nhỏ hơn lao động thất nghiệp. Chỉ tiêu thời gian tìm việc của lao động hiện đang có việc gợi ý cho ta biến số phản ánh khả năng tìm việc của người lao động. Thời gian tìm việc ngắn chứng tỏ người lao động không gặp phải khó khăn trong hội nhập thị trường lao động, ngược lại, thời gian tìm việc dài chứng tỏ quá trình tìm việc của người lao động gặp nhiều khó khăn. Gợi ý này giúp ta đề ra mô hình xem xét những yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian tìm việc của người lao động. Ta sẽ trở lại nghiên cứu mô hình sau khi mô tả hết những yếu tố liên quan còn lại. * Số người đăng ký dự tuyển trên một vị trí việc làm cần tuyển cũng phản ánh thuận lợi hay khó khăn trong quá trình tìm việc- là sự cạnh tranh về phía cung lao động: chỉ tiêu này nhỏ tức là ít người đăng ký - là thuận lợi đối với người lao động, xác suất được tuyển dụng sẽ cao hơn, ngược lại, có quá nhiều người cạnh tranh cùng một công việc thì xác suất được tuyển của một lao động sẽ giảm đi. Bảng 19: Số ứng viên trung bình trên một vị trí làm việc cần tuyển Loại lao động Số DN trả lời Mức đăng ký lớn nhất/ 1 vị trí cần tuyển (người) Số đăng ký trung bình/ 1 vị trí cần tuyển Lao động phổ thông 140 40.0 7.239 Lao động qua đào tạo nghề 161 30.0 5.155 Lao động có trình độ CĐ/ĐH 167 70.0 6.237 Nguồn: Bộ số liệu số 1 Mức độ cạnh tranh của lao động qua đào tạo nghề là đỡ vất vả nhất, tuy nhiên trung bình có đến 5,15 người/ 1 công việc. Điều này lại một lần nữa khẳng định rằng giải quyết việc làm vẫn là một gánh nặng cho nền kinh tế. Chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa mô tả bởi không thể chi tiết cho từng đối tượng là người thất nghiệp và người có việc. * Mức độ khó khăn khi tìm việc: Chỉ tiêu này bổ sung vào hệ thống chỉ tiêu phản ánh khả năng tìm việc của lao động trẻ- được đo bởi tỷ lệ lao động gặp phải khó khăn loại i so với tổng lao động. Những khó khăn mà người có việc làm gặp phải trong quá trình tìm việc được cho bởi mô tả sau: Bảng 20: Những khó khăn chính khi tìm việc của lao động đã có việc làm Đơn vị:% Lao động phổ thông Lao động qua đào tạo nghề Lao động trình độ CĐ-ĐH Chung 1. Khó khăn về tài chính 19.9 12.5 14.9 14.5 2. Thiếu thông tin về việc làm 23.3 35.6 38.9 34.5 3. Không có người thân quen giới thiệu 13.5 16.3 21.3 17.2 4. Không tin tưởng vào các TTDVVL 7.4 7.9 16.0 10.1 5. Không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng 15.5 9.9 7.0 10.1 6. Các khó khăn khác 1.0 1.9 2.5 1.9 7. Không có khó khăn 44.9 40.8 33.7 39.5 Nguồn: Bộ số liệu số 2 39,5% trong tổng số 1750 người được hỏi cho rằng họ không gặp phải khó khăn gì. Thiếu thông tin về việc làm được đánh giá là khó khăn lớn nhất, tiếp đến là không có người quen giới thiệu và khó khăn về tài chính ở vị trí thứ ba. Ngoài ra không tin tưởng vào các trung tâm dịch vụ việc làm và không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng có tỷ lệ cho là khó khăn ngang nhau. Mức độ không có khó khăn giảm dần theo chiều tăng của chuyên môn kỹ thuật. Sau thiếu thông tin về việc làm, lao động phổ thông chọn khó khăn về tài chính, tiếp đến không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng là khó khăn thứ ba. Không có người quen giới thiệu là khó khăn thứ hai đối với lao động có chuyên môn kỹ thuật. Đối với lao động qua đào tạo nghề thì khó khăn thứ ba là khó khăn về tài chính, còn đối với lao động trình độ CĐ-ĐH là không tin tưởng vào các trung tâm dịch vụ việc làm. Bảng 21: Những khó khăn chính của lao động đang tìm việc Đơn vị:% Lao động phổ thông Lao động qua đào tạo nghề Lao động trình độ CĐ-ĐH Chung 1. Khó khăn về tài chính 57.3 39.3 38.0 43.9 2. Thiếu thông tin tuyển dụng 37.5 56.2 42.5 47.3 3. Khó khăn do cạnh tranh 44.1 52.1 51.6 49.8 4. Kỹ năng còn hạn chế 26.4 32.0 16.0 26.0 5. ít cơ hội việc làm... 3.1 21.5 35.5 20.3 6. Thiếu kinh nghiệm 37.2 23.6 31.0 29.4 7. Khác 14.9 0.4 1.0 4.6 Nguồn: Bộ số liệu số 3 Có đến gần 50% trong tổng số 1041 người được hỏi cho rằng khó khăn chính là khó khăn do cạnh tranh, có quá nhiều người đăng ký trên một vị trí làm việc cần tuyển nên cơ hội được tuyển dụng thấp. Đối với lao động trình độ CĐ- ĐH con số này lên đến 51,6%, lao động qua đào tạo nghề là 52,1%- mức độ cạnh tranh đối với hai đối tượng này là rất gay gắt. Tính chung, khó khăn chính thứ hai vẫn là thiếu thông tin tuyển dụng, khó khăn về tài chính đứng ở vị trí thứ ba. Mỗi đối tượng lao động lại đánh giá các khó khăn trên theo các mức độ khác nhau- mà ta rất dễ dàng nhận thấy qua bảng 21. * Cách thức tìm việc của người lao động: Do thị trường lao động Việt Nam vẫn chưa thật sự lớn mạnh nên ngoài kênh có được việc làm nhờ các trung tâm dịch vụ việc làm Nhà nước và tư nhân, người lao động còn có nhiều kênh khác để có thể có việc, mà qua mô tả dưới đây ta thấy cái khác mới là chủ yếu: qua bạn bè/ người thân, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua thông báo tại các doanh nghiệp, qua tự liên hệ với doanh nghiệp... So sánh cách thức tìm việc của lao động trẻ đang có việc với lao động trẻ đang tìm việc liệu có ý nghĩa hay không? Đối với lao động trẻ đang có việc thì cách thức chính yếu có hiệu quả là qua bạn bè người thân giới thiệu và tự tìm đến doanh nghiệp dự tuyển (47,3% và 39,8%). Một lao động có thể có nhiều hơn một cách thức, nhưng nhìn chung điều này không rõ nét như đối với lao động thất nghiệp. Ta cũng thấy rõ với đối tượng đang có việc thì cách thức qua các trung tâm dịch vụ việc làm chưa được sử dụng phổ biến. Bảng 20 cho ta thấy có đến hơn 10% thẳng thắn cho rằng họ không tin vào các trung tâm dịch vụ việc làm, lao động CĐ- ĐH lại càng không tin (16%). Bảng 22: Cách thức tìm công việc hiện tại của lao động trẻ đang có việc theo loại hình sở hữu doanh nghiệp Đơn vị:% DN Nhà nước DN ngoài qdoanh DN 100% vốn NN DN liên doanh/ hh Khác Chung 1. Bạn bè người thân ._.giới thiệu 48.5 44.1 41.0 56.5 41.7 47.3 2. Qua trung tâm DVVL 3.8 12.7 25.7 11.3 0.0 9.3 3. Cơ sở đào tạo giới thiệu 6.5 4.1 2.1 3.8 0.0 5.0 4. Qua môi giới VL tư nhân 1.2 1.6 0.0 0.0 0.0 1.1 5. Tự đến DN dự tuyển 42.6 38.4 40.3 29.6 58.3 39.8 6. Khác 0.2 1.1 0.0 0.0 0.0 0.5 Nguồn:Bộ số liệu số 2 Bảng 23: Cách thức tìm việc của lao động trẻ thất nghiệp theo loại hình sở hữu họ mong muốn làm việc Đơn vị:% DN Nhà nước DN ngoài qdoanh DN 100% vốn nước ngoài DN liên doanh/hh Khác Chung 1. Nhờ bạn bè/người thân 59.3 73.0 52.0 54.5 32.1 57.9 2. Qua các phương tiện TT 57.8 50.0 47.3 62.4 80.4 57.1 3. Qua TTDVVL Nhà nước 46.9 30.3 68.2 34.7 16.1 45.1 4. Qua cơ sở DVVL tư nhân 26.2 43.4 35.1 42.6 50.0 32.4 5. Qua thông báo tại các DN 10.6 14.8 5.4 9.9 3.6 9.9 6. Tự liên hệ với DN 22.6 22.1 14.2 20.8 16.1 20.8 7. Khác 11.2 9.8 3.4 10.9 7.1 9.7 Nguồn: Bộ số liệu số 3 Đối với lao động thất nghiệp, họ rất lo lắng nên cố gắng xoay sở giữa nhiều cách thức tìm việc. Qua bạn bè người thân vẫn là kênh được ưa chuộng nhất (57,9%), đặc biệt đối với nơi làm việc mong muốn là doanh nghiệp ngoài quốc doanh (73%). Qua các phương tiện thông tin đại chúng là cách thức phổ biến thứ hai (57,1%), tiếp đến là qua trung tâm DVVL Nhà nước (45,1%), qua cơ sở DVVL tư nhân (32,4%). Những con số này chứng tỏ thị trường lao động trẻ là một thị trường không hoàn hảo. Mặc dù lao động thất nghiệp đang có xu hướng tăng sử dụng các trung tâm dịch vụ việc làm nhưng đây đều là những con số không hiệu quả bởi cho đến thời điểm đang xét, lao động này vẫn chưa có việc. * Loại hình sở hữu của doanh nghiệp: Bảng 24: Loại hình sở hữu DN nơi lao động trẻ có việc tham gia Loại hình sở hữu DN Số lao động Tỷ lệ (%) DN Nhà nước 843 48.2 DN ngoài quốc doanh 565 32.3 DN 100% vốn đầu tư NN 144 8.2 DN liên doanh hỗn hợp 186 10.6 Khác 12 0.7 Nguồn: Bộ số liệu số 2 Doanh nghiệp Nhà nước có đến 48,2% trong tổng số 1750 lao động được hỏi tham gia. Điều này cũng không khó hiểu vì đặc thù kinh tế chính trị của ta là thành phần kinh tế quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp liên doanh hỗn hợp lần lượt giữ vai trò thứ hai và thứ ba. Mô tả này rất sát với thực tế chung, gắn liền với vai trò tạo công ăn việc làm của các thành phần kinh tế. Đối với lao động thất nghiệp ta không thống kê toàn mẫu mà chỉ xem xét đến đối tượng đã từng có việc để xem trước và sau khi thất nghiệp, mong muốn của họ thay đổi thế nào (còn lại 445 trong tổng 1041 quan sát). Bảng 25: Loại hình sở hữu DN nơi người thất nghiệp đã từng làm việc và mong muốn hiện tại của họ Loại hình sở hữu Đã từng làm việc Mong muốn hiện tại Số lao động Tỷ lệ (%) Số lao động Tỷ lệ (%) Cơ quan hành chính/sự nghiệp NN 27 6.1 75 16.9 Doanh nghiệp Nhà nước 56 12.6 160 36.0 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 222 49.9 66 14.8 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 20 4.5 75 16.9 Doanh nghiệp liên doanh/ hỗn hợp 64 14.4 42 9.4 VP đại diện tổ chức quốc tế/ nước ngoài 5 1.1 8 1.8 Khác 51 11.5 19 4.3 Tổng 445 100.0 445 100.0 Nguồn: Bộ số liệu số 3 Do có chế độ hưu trí, chính sách đãi ngộ về già cho người lao động và do tính chất ổn định của công việc mà một lần nữa doanh nghiệp Nhà nước và khối hành chính sự nghiệp lại được ưa chuộng. Người lao động trở nên thất nghiệp một phần là do họ chưa thoả mãn với loại hình sở hữu doanh nghiệp mà họ từng làm. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được ưa chuộng thứ hai, tiếp đến mới là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Một điều đáng lưu tâm là trong khi bộ phận ngoài quốc doanh (kinh tế tư nhân) đang là bộ phận phát triển, tạo ra được nhiều công ăn việc làm thì tâm lý kén việc của người lao động là một rào cản cho quá trình hội nhập thị trường lao động của họ. Dưới đây là mô hình đánh giá khả năng tìm việc của lao động trẻ. 2.2 Mô hình đánh giá khả năng tìm việc của lao động thanh niên Cần nhắc lại lý do chọn biến “thời gian tìm việc” làm biến phụ thuộc trong mô hình: thời gian tìm việc càng ngắn đồng nghĩa với khả năng tìm việc của lao động trẻ càng cao. Mô hình hồi quy tuyến tính không cho ta kết quả khả quan như khi sử dụng mô hình logistic. Nhờ thủ tục recode trong SPSS ta tạo ra biến “khả năng tìm việc” btime từ biến thời gian tìm việc v22: Thời gian tìm việc 4 tuần Thời gian tìm việc trên 4 tuần btime = Với thời gian tìm việc 4 tuần, ta cho rằng khả năng tìm việc là nhanh, ngược lại là tìm việc lâu. Còn lý do chọn 4 tuần làm số để chia nhóm là nhờ kết quả của thủ tục frequences: mặc dù thời gian tìm việc trung bình là 6,91 tuần nhưng thời gian có tần số lớn nhất là 1 tuần, và có đến 50% mẫu có thời gian tìm việc từ 4 tuần trở xuống. N Valid 1750 Mean 6.91 Mode 1 Percentiles 25 1.00 50 4.00 75 8.00 Sau đây là các mô tả về các yếu tố có thể ảnh hưởng tới khả năng tìm việc: a- Khả năng tìm việc theo địa bàn khảo sát Mô tả dưới đây cho thấy khả năng tìm việc của lao động thanh niên tại các địa bàn khác nhau là khác nhau. Bảng 26 Số lượng Tỷ lệ tìm việc nhanh (%) btime = 0 btime = 1 Hà Nội 184 296 61.7 TP Hồ Chí Minh 75 247 76.7 Vĩnh Phúc 81 113 58.2 Nghệ An 96 104 52.0 Đà Nẵng 117 84 41.8 Lâm Đồng 25 125 83.3 Vĩnh Long 56 147 72.4 Chung 634 1116 63.8 b- Khả năng tìm việc theo loại hình sở hữu doanh nghiệp Bảng 27 Số lượng Tỷ lệ tìm việc nhanh (%) btime = 0 btime = 1 DN Nhà nước 379 464 55.0 DN ngoài quốc doanh 140 425 75.2 DN 100% vốn đầu tư NN 50 94 65.3 DN liên doanh hỗn hợp 62 124 66.7 Khác 3 9 75.0 Chung 634 1116 63.8 Khả năng tìm việc của lao động thanh niên đối với mỗi loại hình sở hữu doanh nghiệp khác nhau cũng khác nhau. DN ngoài quốc doanh có tỷ lệ lao động tìm việc nhanh cao nhất. c- Khả năng tìm việc theo lĩnh vực hoạt động chính của DN Bảng 28 Số lượng Tỷ lệ tìm việc nhanh (%) btime = 0 btime = 1 Nông lâm ngư nghiệp 15 38 71.7 Công nghiệp, xây dựng 433 808 65.1 Thương mại, dịch vụ 186 270 59.2 Chung 634 1116 63.8 Khả năng tìm việc nhanh của lao động thanh niên cao nhất là ở khu vực nông lâm ngư nghiệp và thấp nhất là ở khu vực thương mại dịch vụ: khu vực thương mại dịch vụ khó tìm việc hơn. d- Khả năng tìm việc và giới tính Nữ giới tìm việc nhanh hơn nam giới: Bảng 29 Số lượng Tỷ lệ tìm việc nhanh (%) btime = 0 btime = 1 Nam 332 526 61.3 Nữ 302 590 66.1 Chung 634 1116 63.8 e- Khả năng tìm việc và trình độ học vấn Bảng 30 Số lượng Tỷ lệ tìm việc nhanh (%) btime = 0 Btime = 1 Chưa tốt nghiệp tiểu học 2 10 83.3 Tốt nghiệp tiểu học 3 44 93.6 Tốt nghiệp PTCS 83 243 74.5 Tốt nghiệp THPT 546 819 60.0 Chung 634 1116 63.8 Trình độ học vấn càng cao thì khả năng tìm việc nhanh của lao động thanh niên lại giảm đi? Điều này cũng không khó hiểu: do những lao động tốt nghiệp trung học phổ thông muốn kén chọn một công việc tốt mà họ kỳ vọng họ có thể. f- Khả năng tìm việc và trình độ chuyên môn kỹ thuật Bảng 31 Số lượng Tỷ lệ tìm việc nhanh (%) btime = 0 btime = 1 Không có CMKT 71 225 76.0 Sơ cấp 13 50 79.4 CNKT không bằng 117 212 64.4 CNKT có bằng 110 186 62.8 Trung cấp 116 161 58.1 Cao đẳng 54 60 52.6 Đại học, trên ĐH 153 222 59.2 Chung 634 1116 63.8 Lao động phổ thông và lao động có trình độ sơ cấp dễ tìm việc hơn lao động có trình độ CMKT cao cũng bởi tâm lý kén chọn việc làm đã đề cập ở trên. g- Khả năng tìm việc phân chia theo nhóm tuổi Tuổi càng cao, tỷ lệ tìm việc nhanh dường như càng giảm xuống: Bảng 32 Số lượng Tỷ lệ tìm việc nhanh (%) btime = 0 btime = 1 Từ đủ 15- 19 tuổi 12 45 78.9 20-24 tuổi 231 459 66.5 24- dưới 30 tuổi 391 612 61.0 Chung 634 1116 63.8 h- Mức chi và khả năng tìm việc Bảng 33 Số lượng Tỷ lệ tìm việc nhanh (%) btime = 0 btime = 1 Không mất chi phí tìm việc 234 586 71.5 Mất đến 100 ngàn 209 330 61.2 Mất hơn 100 ngàn 191 200 51.2 Chung 634 1116 63.8 Mô tả trên cho thấy chi phí tìm việc càng cao, khả năng tìm việc nhanh giảm đi. Điều này cũng không quá khó hiểu: một khi cần phải mất chi phí cao để cố vào một vị trí làm việc nào đó thì công việc đó là khó đạt được và thường phải chờ đợi lâu. i- Cách thức tìm việc và khả năng tìm việc Bảng 34 Số lượng Tỷ lệ tìm việc nhanh (%) btime = 0 Btime = 1 Qua bạn bè người thân 326 501 60.6 Qua TTDVVL 52 110 67.9 Qua cơ sở đào tạo giới thiệu 27 61 69.3 Qua TTDVVL tư nhân 6 13 68.4 Tự đến DN dự tuyển 248 448 64.4 Chung 633 1116 63.8 Các cách thức tìm kiếm việc làm dường như không có ảnh hưởng khác biệt nhiều đến thời gian tìm việc hay khả năng tìm việc nhanh của lao động trẻ. Tuy nhiên có thể thấy qua cơ sở đào tạo, khả năng tìm việc nhanh là cao nhất. Và mặc dù không tin tưởng lắm vào các trung tâm dịch vụ việc làm của tư nhân cũng như Nhà nước nhưng một khi đã qua đó thì khả năng tìm việc nhanh là khá cao, đặc biệt qua cơ sở tư nhân lại cao hơn qua trung tâm Nhà nước. j- Các khó khăn lao động trẻ gặp phải khi tìm việc và khả năng tìm việc Bảng 35 Số lượng Tỷ lệ tìm việc nhanh (%) btime = 0 btime = 1 Có khó khăn về tài chính 96 157 62.1 Thiếu thông tin VL 300 303 50.2 Không có người quen giới thiệu 159 142 47.2 Không tin các TTDVVL 79 97 55.1 Không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng 86 90 51.1 Mô tả trên đây cho thấy, với các khó khăn tìm việc khác nhau, khả năng tìm việc nhanh của lao động thanh niên cũng khác nhau: khó khăn về tài chính không gây trở ngại nhiều cho quá trình tìm việc, không có người quen giới thiệu và thiếu thông tin về việc làm gây trở ngại nhiều hơn. Từ những mô tả trên ta sử dụng các biến độc lập là: DN Nhà nước (degov), DN ngoài quốc doanh (deugov), Lĩnh vực thương mại- dịch vụ (dtra_ser), LĐ trình độ CĐ- ĐH trở lên (dcolup), Thiếu thông tin việc làm (dinflack), Không tin các TTDVVL (dnobelic), Không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng (dnosat_e), Lao động nghề (ldngh), Tìm việc qua trung tâm DVVL (dbycen), Tuổi người lao động (age), Giới tính (dgen), Chi phí tìm việc (cost) để hồi quy logistic với biến phụ thuộc là Khả năng tìm việc (btime). Bằng thủ tục ước lượng hồi qui có lọc biến độc lập, các biến ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê mức 5% đến btime và các ước lượng của các tham số tương ứng như sau: Kết quả ước lượng mô hình Biến phụ thuộc: btime (Khả năng tìm việc: nhanh: btime = 1, chậm: btime = 0) Biến số Hệ số Giá trị p R e by-p(%) DN Nhà nước (DEGOV) -.6008 .0000 -.0852 .5484 2.81 DN ngoài quốc doanh (DEUGOV) .4128 .0094 .0456 1.5110 7.37 LV thương mại- dịch vụ (DTRA_SER) -.4624 .0002 -.0709 .6298 3.21 LĐ trình độ CĐ- ĐH trở lên (DCOLUP) -.5507 .0019 -.0578 .5766 2.95 Thiếu thông tin việc làm (DINFLACK) -.7824 .0000 -.1464 .4573 2.35 Không tin các TTDVVL (DNOBELIC) -.4755 .0067 -.0484 .6216 3.17 Không đ/ứ được y/c TD (DNOSAT_E) -.5590 .0010 -.0623 .5718 2.92 Lao động nghề (LDNGH) -.4126 .0101 -.0449 .6619 3.37 Hằng số 1.6631 .0000 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Mẫu gồm 1750 quan sát. Có 3 quan sát thiếu thông tin. Số quan sát có trong phân tích là 1747. by-p là mức xác suất ước tính của khả năng tìm việc nhanh của lao động thanh niên khi các biến độc lập (hay các biến giải thích) tăng 1 đơn vị (nhận giá trị bằng 1 vì các biến giải thích đều là biến giả với 2 giá trị: 0, 1) so với mức xác suất ban đầu là 5%. Các hệ số trong mô hình lần lượt là các , chẳng hạn: = - 0.6008 .... và = 1.6631. Cột e cho ta e mũ của các hệ số: e= e= 0.5484, tương tự cho các biến khác. trong trường hợp Xi = 0 là = = 0.8407-> Xác suất để btime nhận giá trị bằng 1 trong trường hợp các biến giải thích đều bằng 0 là 84,07%.(Lao động phổ thông dễ dàng tìm việc hơn). P(tìm việc nhanh) Cần chú ý đến cột cuối cùng được cho trong mô hình: by-p là giá trị xác suất ước tính của biến phụ thuộc khi biến độc lập nhận giá trị bằng 1 tính trên mức xác suất ban đầu là 5%. Cội nguồn của cột này là xuất phát từ: P(tìm việc lâu) Hệ số ưu thế (tìm việc nhanh) = Khi một biến độc lập tăng lên 1, chẳng hạn degov nhận giá trị bằng 1 thay vì trước đó nó nhận giá trị bằng 0, trong điều kiện các biến khác không thay đổi thì hệ số ưu thế tìm việc nhanh ước tính thay đổi một lượng bằng e: khi DN người lao động tìm việc là DN Nhà nước thì hệ số ưu thế tìm việc nhanh sẽ gấp e= 0.5484 lần. Xem xét một người không làm việc trong DN Nhà nước có xác suất tìm việc nhanh là 0,05 (5%). Một người có các điều kiện khác tương tự nhưng làm việc trong DN Nhà nước sẽ có: Hệ số ưu thế (tìm việc nhanh) = 0.5484 x (0.05/0.95) = 0.02886 do đó người thứ hai sẽ có xác suất tìm việc nhanh ước tính bằng: P(tìm việc nhanh) = 0.02886/1.02886 = 0.0281 Khi tìm việc ở các DN Nhà nước, với các điều kiện khác không đổi sẽ làm xác suất tìm việc nhanh giảm từ 5% xuống 2,81%. Từ đó kết luận tìm việc trong các DN Nhà nước là khó hơn. Mô hình không những cho ta biết có khó khăn hơn mà thậm chí còn cho biết mức độ khó khăn tăng lên bao nhiêu. Cũng từ mô hình, tìm việc ở các DN ngoài quốc doanh làm xác suất tìm việc nhanh tăng từ 5% lên 7,37%, tức dễ dàng hơn. Tìm việc trong khu vực thương mại- dịch vụ khó khăn hơn, làm giảm xác suất tìm việc nhanh từ 5% xuống còn 3,21%. Lao động trẻ có trình độ cao đẳng đại học trở lên do tâm lý kén chọn việc làm nên xác suất tìm việc nhanh cũng giảm từ 5% xuống 2,95%. Thiếu thông tin về việc làm làm giảm mức xác suất tìm việc nhanh mạnh nhất, từ 5% xuống còn 2,35%. Tương tự, không tin tưởng vào các trung tâm dịch vụ việc làm, không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, và là lao động nghề thì xác suất tìm việc nhanh cũng giảm, với mức giảm được cho bởi cột cuối cùng trong bảng kết quả ước lượng. Ngạc nhiên rằng chi phí tìm việc và tuổi tác của người lao động không có ảnh hưởng đến thời gian tìm việc hay khả năng tìm việc nhanh của họ bởi chúng đã bị loại khỏi mô hình do hệ số không có ý nghĩa thống kê. Cách thức tìm việc của người lao động cũng không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Hồi quy logistic trong SPSS cho phép ta ghi lại biến xác suất : Với điểm cắt xác suất là 0,64 (có được từ thủ tục frequences), những quan sát có 64% được xếp vào một nhóm, là nhóm tìm việc nhanh. Kết quả ước lượng cho thấy có 771 lao động tìm việc lâu và 976 lao động tìm việc nhanh với tỷ lệ chính xác là 64,91%. Các thống kê trong SPSS cho thấy đây là một mô hình tốt: Chi-Square df Significance Model 174.068 8 .0000 Goodness-of-fit test 6.2621 8 .6179 Thực tế thị trường lao động Việt Nam là tính “liquid”, tính linh hoạt chưa cao vì tìm việc qua trung tâm DVVL bị loại khỏi mô hình sau thủ tục lọc biến. Một số yếu tố đã kể trên không có mặt trong mô hình do chúng không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tính ở mức trung bình theo mỗi dấu hiệu của chúng, khả năng tìm việc nhanh của lao động trẻ cũng có thể khác nhau. Sau đây là kết quả phân tích một số yếu tố chủ yếu: a- Qua trung tâm giới thiệu việc làm theo địa phương Phương thức tìm việc làm qua trung tâm DVVL ở các tỉnh là không giống nhau có ý nghĩa thống kê. Số lao động rơi vào nhóm tìm việc nhanh (với xác suất 64%) ở các tỉnh khác nhau cũng khác nhau. Kết quả so sánh cặp cho thấy: - Qua trung tâm DVVL ở Hà Nội có ý nghĩa khác hoàn toàn với các tỉnh còn lại. Xét TP Hồ Chí Minh, ngoài tương tự Vĩnh Phúc thì cũng khác một cách có ý nghĩa thống kê với các tỉnh khác. Để ý đến dấu của so sánh cặp ta có thể rút ra kết luận: Hoạt động tìm việc qua trung tâm DVVL ở Vĩnh Phúc và TP Hồ Chí Minh là sôi động nhất, tiếp đến là Hà Nội. Qua trung tâm DVVL ở các tỉnh còn lại khác nhau không có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác không đủ cơ sở bác bỏ là chúng như nhau (Phụ lục số 4). - Lao động tại Hà Nội rơi vào nhóm tìm việc nhanh là khác tại Nghệ An: Tìm việc tại Hà Nội nhanh hơn tìm việc tại Nghệ An, đó là một kết luận khá hiển nhiên. Tương tự, TP Hồ Chí Minh khác Lâm Đồng, Vĩnh Long; Vĩnh Phúc khác Nghệ An, Đà Nẵng; Nghệ An khác Hà Nội và Vĩnh Phúc... (Phụ lục số 5). Từ đây ta dùng thủ tục compute để tạo biến mới tich = tỉnh*qua TTDVVL. Phân tích phương sai biến pgr_1 được cho bởi mô hình logistic ở trên theo nhân tố là biến tich vừa tạo được, ta thấy: Xác suất để một lao động tìm việc qua trung tâm DVVL rơi vào nhóm tìm việc nhanh ở các tỉnh khác nhau là khác nhau. Biến tich gồm các giá trị như sau: 0: Không qua trung tâm DVVL 1: Qua trung tâm DVVL tại Hà Nội 2: Qua trung tâm DVVL tại TP Hồ Chí Minh 3: Qua trung tâm DVVL tại Vĩnh Phúc 4: Qua trung tâm DVVL tại Nghệ An 5: Qua trung tâm DVVL tại Đà Nẵng 6: Qua trung tâm DVVL tại Lâm Đồng 7: Qua trung tâm DVVL tại Vĩnh Long Kết quả so sánh cặp cho thấy: Xác suất tìm việc nhanh giữa người không qua TTDVVL khác những người qua trung tâm tại Hà Nội, Vĩnh Phúc và Đà Nẵng, cụ thể là cao hơn. Điều này chứng tỏ các TTDVVL ở các tỉnh này hoạt động không hiệu quả. Tương tự, xác suất tìm việc nhanh của lao động qua trung tâm tại Hà Nội thấp hơn qua trung tâm tại TP Hồ Chí Minh; qua trung tâm tại TP Hồ Chí Minh cao hơn Vĩnh Phúc và Đà Nẵng. Qua các trung tâm tại Nghệ An, Lâm Đồng và Vĩnh Long được xem là không khác với việc không qua trung tâm và qua trung tâm ở các nơi khác, hay nói đúng hơn qua hoặc không qua trung tâm cũng chẳng có ý nghĩa gì ở những nơi này. (Phụ lục số 6). b- Tuổi của lao động trẻ Tuổi tác cũng không có ý nghĩa trong mô hình nhưng qua thủ tục phân tích phương sai và so sánh cặp ta thấy: Giả thiết khả năng tìm việc nhanh của các nhóm tuổi khác nhau là như nhau bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5%, thậm chí 1%. Kết quả so sánh cặp cho thấy: nhóm tuổi 15-19 tìm việc nhanh nhất, tiếp đến là nhóm tuổi 20-24, cuối cùng là nhóm tuổi 25-29. Kết quả này không chỉ vững với mức ý nghĩa 5% mà vững ngay cả với mức ý nghĩa 1%. Nhớ lại rằng phần mô tả chung ta đã có một nhận định rằng lao động là nam ở nhóm tuổi 25-29 được ưa chuộng hơn lao động nữ. Điều này có đúng hay không? Tạo một biến mới: nhóm tuổi * giới tính, ta có kết luận rằng: Khả năng tìm việc nhanh của lao động nam ở nhóm tuổi 25-29 là khác, cụ thể còn thấp hơn khả năng tìm việc nhanh của nữ giới ở các nhóm tuổi. Kết luận này có ý nghĩa thống kê ngay cả với độ tin cậy 99%. Một kết luận khác là lao động nam ở nhóm tuổi 20-24 có khả năng tìm việc nhanh được xem là không khác với lao động nữ ở các nhóm tuổi.(Phụ lục số 7). Bên cạnh khả năng tìm việc, khả năng thích ứng với công việc cũng là một khía cạnh phản ánh khả năng hội nhập thị trường lao động của thanh niên. 3. Đánh giá khả năng thích ứng với công việc của lao động trẻ sau khi được tuyển dụng 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thích ứng của lao động trẻ Qua các số liệu thu thập được từ bảng hỏi số 1 và số 2, ta “đề cử” một số chỉ tiêu sau: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu lao động tuyển mới, thời gian thử việc, tỷ lệ lao động được tuyển sau thời gian thử việc, mức độ phù hợp với CMKT cao nhất của lao động, các cách thức của bản thân người lao động trong nỗ lực thích ứng với công việc, đào tạo của doanh nghiệp sau khi người lao động được tuyển dụng, thời gian cần thiết để làm tốt công việc trong doanh nghiệp, loại hợp đồng mà người lao động có, mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với lao động thanh niên. Các chỉ tiêu: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ CMKT, cơ cấu lao động tuyển mới đều được chi tiết trong phần II của chương này. * Thời gian thử việc: Kết quả thống kê từ điều tra 210 doanh nghiệp về thời gian thử việc của số lao động tuyển mới được cho ở bảng sau: Bảng 36: Thời gian thử việc của lao động thanh niên tuyển mới Số tuần thử việc nhỏ nhất Số tuần thử việc lớn nhất Số tuần thử việc trung bình Độ lệch chuẩn Lao động phổ thông 0 12 3.56 3.73 LĐ qua đào tạo nghề 0 48 5.22 4.99 LĐ có trình độ CĐ/ĐH 0 48 7.15 5.77 Nguồn: Bộ số liệu số 1 Công việc cần lao động phổ thông mang tính chất giản đơn, chỉ đòi hỏi sức khoẻ cơ bắp và tác phong làm việc tích cực. Điều này dễ dàng bộc lộ nên thời gian thử việc đối với loại lao động này không cần nhiều. Lao động nghề và lao động có trình độ CĐ- ĐH do tính chất công việc đòi hỏi chuyên môn và chất xám, những phẩm chất mà nhìn qua không thể thấy được nên phải cần thời gian thử việc dài để người lao động có điều kiện bộc lộ năng lực của mình. Thời gian thử việc của 1750 lao động trẻ đang có việc được cho bởi bảng sau: Bảng 37: Thời gian thử việc của lao động đang có việc Theo loại hình sở hữu của doanh nghiệp Loại hình sở hữu DN Số tuần nhỏ nhất Số tuần lớn nhất Số tuần trung bình DN Nhà nước 1 96 8.46 DN ngoài quốc doanh 1 24 4.55 DN 100% vốn đầu tư NN 1 13 6.44 DN liên doanh hỗn hợp 1 96 7.76 Khác 2 6 3.50 Theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Lĩnh vực hoạt động của DN Số tuần nhỏ nhất Số tuần lớn nhất Số tuần trung bình Nông lâm ngư nghiệp 1 16 5.90 Công nghiệp, xây dựng 1 96 6.34 Thương mại, dịch vụ 1 96 8.92 Theo loại lao động Loại lao động Số tuần nhỏ nhất Số tuần lớn nhất Số tuần trung bình Lao động phổ thông 1 48 5.15 Lao động qua đào tạo nghề 1 96 6.26 Lao động trình độ CĐ-ĐH 1 96 9.40 Nguồn: Bộ số liệu số 2 Xét theo loại hình sở hữu DN Nhà nước cần thời gian thử việc lâu nhất: 8,46 tuần. Tiếp đến là DN liên doanh hỗn hợp với 7,76 tuần. Trong hai loại hình sở hữu này cá biệt có lao động thử việc tới 96 tuần?! Phải chăng người lao động rất “dè dặt” trong việc bộc lộ phẩm chất của mình, hay là do người sử dụng lao động quá khắt khe và lưỡng lự? Sau DN liên doanh hỗn hợp, DN 100% vốn đầu tư nước ngoài cần trung bình 6,44 tuần thử việc, tiếp là DN ngoài quốc doanh 4,55 tuần, các loại hình sở hữu khác trung bình 3,5 tuần. Các DN thương mại- dịch vụ thời gian thử việc lâu hơn so với hai khu vực kinh tế còn lại: 8,92 tuần (công nghiệp- xây dựng 6,34 tuần; nông lâm ngư nghiệp là 5,9 tuần). Thời gian thử việc tăng lên từ lao động phổ thông đến lao động nghề, đặc biệt lao động CĐ-ĐH con số này lên tới 9,4 tuần. Giá trị cá biệt 96 tuần không rơi vào lao động phổ thông, cũng không rơi vào khu vực nông lâm ngư nghiệp. Đây chỉ là biến nguyên nhân chứ không phải là biến kết quả phản ánh khả năng thích ứng với công việc của lao động trẻ. * Tỷ lệ lao động được tuyển sau thời gian thử việc: Có DN chỉ tuyển 3% trong tổng số lao động thanh niên thử việc, thậm chí có nơi còn không tuyển được ai sau thời gian đó. Tuy nhiên tỷ lệ được tuyển trung bình đối với lao động phổ thông là 88,1%, đối với lao động qua đào tạo nghề là 87,6%, còn đối với lao động CĐ-ĐH là 85,3%. Có thể thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao thì tỷ lệ được tuyển càng giảm đi, người lao động có trình độ cao thường chưa thể bộc lộ hết phẩm chất của mình qua thời gian thử việc ngắn ngủi. Điều này cũng cho thấy khả năng thích ứng với công việc của lao động có trình độ cao còn kém, có gì đó khác xa giữa những gì họ được đào tạo và thực tế? Qua đó ta thấy mặt tồn tại, hạn chế của giáo dục và đào tạo. Bảng 38: Tỷ lệ lao động thanh niên được tuyển chính thức sau thời gian thử việc Tỷ lệ nhỏ nhất Tỷ lệ lớn nhất Tỷ lệ trung bình Độ lệch chuẩn Lao động phổ thông 3.00 100.00 88.1281 19.7277 LĐ qua đào tạo nghề 10.00 100.00 87.6106 18.7000 LĐ có trình độ CĐ/ĐH .00 100.00 85.3011 24.2533 * Mức độ phù hợp với CMKT cao nhất của lao động trẻ: Đây cũng là một chỉ tiêu nói lên phần nào khả năng thích ứng với công việc của lao động trẻ. Một cách định tính, công việc phù hợp với CMKT được đào tạo thì khả năng thích ứng với công việc sẽ cao hơn. Bảng 39: Mức độ phù hợp với CMKT của lao động trẻ Mức độ phù hợp Số lao động trả lời Tỷ lệ (%) Rất phù hợp 727 41.5 Tương đối phù hợp 885 50.6 Không phù hợp 138 7.9 Tổng 1750 100.0 Có 41,5% trong tổng số 1750 lao động trẻ cho rằng công việc rất phù hợp với CMKT mà họ được đào tạo; 50,6% cho rằng tương đối phù hợp và 7,9% cho rằng không phù hợp. Dù sao thì họ cũng đã vượt qua thời gian thử việc vì hiện tại họ đang có việc. Một thực tế vẫn xảy ra là có rất nhiều lao động làm không đúng chuyên môn đào tạo nhưng họ lại có khả năng thích ứng rất nhanh với công việc mới. Ngược lại cũng có nhiều lao động làm được đúng chuyên ngành đào tạo nhưng khả năng linh hoạt từ lý thuyết đến thực tế còn chưa cao, và họ rất chậm chạp trong việc thích nghi với công việc được giao. Vì thế đây là một chỉ tiêu không phản ánh được sát thực khả năng hội nhập với quá trình làm việc của người lao động. * Cách thức của bản thân người lao động trong nỗ lực thích ứng với công việc: Bảng 40 Đơn vị: % Lđộng PT Lđộng nghề Lđộng CĐ-ĐH Chung 1. Phải đào tạo mới hoàn toàn 6.1 5.2 0.6 4.1 2. Phải đào tạo bổ sung 2.7 8.8 11.2 8.5 3. Phải được hướng dẫn/kèm cặp 25.7 24.0 23.3 24.1 4. Công việc dễ thích ứng 41.2 22.8 24.5 26.4 5. Khác 0.3 0.4 0.8 0.5 Nguồn: Bộ số liệu số 2 Người lao động có CMKT tương đối phù hợp hoặc không phù hợp phải cố gắng hơn trong thích ứng với công việc: 4,1% phải đào tạo mới hoàn toàn cho phù hợp, 8,5% phải đào tạo bổ sung, 24,1% cần phải được hướng dẫn kèm cặp cho quen với công việc mới. Chỉ có 26,4% khẳng định “công việc không khó, làm nhiều thành quen”. Tỷ lệ này rất cao đối với lao động phổ thông (41,2%) vì công việc dành cho đối tượng này mang tính chất giản đơn. 24,1% lao động CĐ- ĐH cũng cho rằng công việc dễ thích ứng. Tỷ lệ lao động CĐ-ĐH cần được hướng dẫn kèm cặp cho quen việc cũng khá cao: 23,3% nhưng vẫn nhỏ hơn so với lao động phổ thông và lao động nghề. Tỷ lệ phải đào tạo mới hoàn toàn của đối tượng này không cao nhưng tỷ lệ phải đào tạo bổ sung thì cao nhất trong ba loại lao động. Những con số này có phản ánh đôi chút sự bất cập của công tác giáo dục, song, chúng có ý nghĩa tích cực đối với bản thân người lao động. Nó phản ánh nỗ lực của bản thân người lao động trong việc bổ sung, trau dồi kiến thức và trình độ tay nghề. * Loại hợp đồng mà người lao động có: Chỉ tiêu này cũng phần nào phản ánh khả năng hội nhập vào môi trường làm việc của lao động trẻ. Chỉ khi người lao động bộc lộ rõ năng lực và sự cần thiết của mình đối với doanh nghiệp, đồng thời lợi ích của họ được thoả mãn thì hai bên mới có mong muốn ký kết hợp đồng lao động ổn định. Bảng 41: Loại hình hợp đồng LĐ của 1750 lao động trẻ điều tra Loại hợp đồng Số người Tỷ lệ (%) Không có hợp đồng/đang thử việc 79 4.5 Thỏa thuận miệng 73 4.2 Hợp đồng dưới 1 năm 206 11.8 Hợp đồng 1-3 năm 787 45.0 Hợp đồng dài hạn 604 34.5 (Nguồn: Bộ số liệu số 2- có 1 quan sát thiếu thông tin) Trong 1750 lao động trẻ có 4,2% là hợp đồng bằng thoả thuận miệng, tương ứng với các công việc giản đơn; 91,3% có hợp đồng lao động rõ ràng: chiếm tỷ lệ lớn nhất là hợp đồng từ 1 đến 3 năm (45%), tiếp theo là hợp đồng không xác định kỳ hạn- hay hợp đồng dài hạn (34,5%). Nhiều khi những loại hình hợp đồng ngắn hạn: dưới 1 năm hoặc từ 1 đến 3 năm lại mang ý nghĩa tích cực cho cả người lao động lẫn người sử dụng lao động. Bởi nếu người lao động muốn được tiếp tục ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thì buộc anh ta phải lao động một cách tích cực, không ngừng sáng tạo, chú trọng trau dồi kiến thức, nâng cao tay nghề. Ngược lại, nếu không thoả mãn với công việc hiện tại thì hết hợp đồng người lao động có thể từ chối, không ký tiếp và đi xin việc ở nơi khác. Như vậy, nếu doanh nghiệp thật sự cần anh ta thì buộc họ lại phải đưa ra những đãi ngộ mới nhằm giữ chân được anh ta ở lại với mình. Bằng không, họ cũng sẽ từ chối ký tiếp hợp đồng khi không hài lòng về một đức tính nào đó của người lao động. Điều này tạo nên tính linh hoạt cho thị trường lao động. * Đào tạo của doanh nghiệp sau khi người lao động được tuyển dụng: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến trình độ tay nghề của người lao động, lại vừa hàm ý nói lên những thiếu sót trong quá trình giáo dục- đào tạo. Bảng 42: Đào tạo của doanh nghiệp đối với lao động thanh niên điều Số lượng (lao động) Tỷ lệ (%) Không đào tạo gì 323 18.5 Đào tạo kiến thức/ công nghệ mới 273 15.6 Bồi dưỡng, nâng cao tay nghề 354 20.2 Kèm cặp, hướng dẫn cho quen việc 838 47.9 Đào tạo mới hoàn toàn 84 4.8 Các hình thức khác 22 1.3 Nguồn: Bộ số liệu số 2 Doanh nghiệp không phải đào tạo gì chứng tỏ họ đã hài lòng về chất lượng lao động, con số này chiếm 18,5% trong tổng số1750 lao động thanh niên. Đó là một lợi thế cho lao động trong hội nhập môi trường làm việc. Một tỷ lệ rất lớn được doanh nghiệp hướng dẫn kèm cặp cho quen việc (47,9%); đào tạo mới hoàn toàn chiếm 4,8%- do công việc hiện tại không thể dùng đến những gì người lao động đã trang bị được. Đào tạo kiến thức/ công nghệ mới và bồi dưỡng, nâng cao tay nghề mang ý nghĩa tích cực, phản ánh sự quan tâm thích đáng của doanh nghiệp tới chất lượng lao động, mà sâu xa là sự quan tâm đến lợi nhuận, vị thế của doanh nghiệp. * Mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với lao động thanh niên: Chỉ tiêu này cũng phản ánh thuận lợi hoặc khó khăn của lao động trẻ trong thích ứng với công việc: nếu được người sử dụng hài lòng và rất hài lòng thì chứng tỏ người lao động dễ thích nghi với công việc. Bảng 43: Mức độ hài lòng của DN về phẩm chất của người lao động Phẩm chất người lao động Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng Tổng Tay nghề/ trình độ chuyên môn 5.2 81.4 12.9 99.5 í thức chấp hành kỷ luật 8.1 72.9 18.6 0.5 99.5 Sức khỏe 11.9 11.9 87.6 0.5 100.0 í thức học hỏi 8.1 76.7 15.2 100.0 Quan hệ với đồng nghiệp 7.1 85.7 6.2 99.0 Thích nghi/ sáng tạo 2.9 76.2 21.0 100.0 Phát triển/ tiến bộ 4.8 75.2 18.6 98.6 Nguồn: Bộ số liệu số 1 Chắc chắn đối với mỗi loại lao động: lao động phổ thông, lao động nghề, lao động trình độ CĐ- ĐH trở lên thì yêu cầu của từng doanh nghiệp về mỗi phẩm chất sẽ là khác nhau, nên mức độ hài lòng của họ cũng khác. Nhưng vì thời gian không cho phép nên ta không có điều kiện chi tiết cho từng đối tượng. Có 0,5% số doanh nghiệp rất không hài lòng về ý thức chấp hành kỷ luật của lao động thanh niên. Mức độ không hài lòng nhiều nhất là về khả năng thích nghi, sáng tạo của người lao động khi môi t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33866.doc
Tài liệu liên quan