Tài liệu Phân tích kết quả thực hiện Chương trình 134 tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An: ... Ebook Phân tích kết quả thực hiện Chương trình 134 tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Phân tích kết quả thực hiện Chương trình 134 tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi
------ ¶ ------
luËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134 TẠI XÃ CHI KHÊ, HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN
Tên sinh viên : Ngô Trí Đại
Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp : KTB - K50
Niên khoá : 2005 - 2009
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Thị Nâng
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu được sử dụng trong luận văn tốt nghiệp đại học là số liệu điều tra thực tế, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Ngô Trí Đại
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Đại học “Phân tích kết quả thực hiện Chương trình 134 tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, khoa kinh tế và phát triển nông thôn, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân còn có đóng góp một phần không nhỏ sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các tổ chức, cá nhân trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản, bổ ích trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Đỗ Thị Nâng đã dành nhiều thời gian, tận tình giúp đỡ chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên chức đã cung cấp cho tôi số liệu chính xác, phục vụ trong nghiên cứu. Tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người luôn động viên tinh thần cũng như tạo động lực cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tác giả luận văn
Ngô Trí Đại
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Chỉ tiêu đánh giá nghèo theo Ngân hàng thế giới 6
Bảng 3.1 Hiện trạng dân số của xã Chi Khê 27
Bảng 4.1 Cơ cấu nhóm hộ chia theo ngành 37
Bảng 4.2 Ước tính nhu cầu cần hỗ trợ của các hộ nghèo tại xã khi có chương trình 134 (năm 2004) 39
Bảng 4.3 Tình hình thực hiện nhà ở của các hộ được hỗ trợ trong xã 40
Bảng 4.4 Hỗ trợ đất canh tác cho các hộ dân trong xã Chi Khê 43
Bảng 4.5 Hỗ trợ nguồn nước sinh hoạt phân tán 45
Bảng 4.6 Hỗ trợ xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung 48
Bảng 4.7 Giá thành các hạng mục 50
Bảng 4.8 Phân bố kinh phí cho các hạng mục 51
Bảng 4.9 Ý kiến của người dân về mức độ tham gia của hộ vào hạng mục nước sinh hoạt 52
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1 Cơ cấu kinh tế của xã Chi Khê năm 2008 24
Đồ thị 3.2 Cơ cấu thu nhập của các hộ trên địa bàn xã Chi Khê năm 2008 28
Đồ thị 4.1 Thu nhập bình quân/người/năm chia theo nhóm hộ 34
Đồ thị 4.2 Cơ cấu nhóm hộ chia theo mức sống trong xã Chi khê 35
Đồ thị 4.3 Cơ cấu nhân khẩu chia theo nhóm hộ trong xã 36
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH – HĐH
: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
ĐBSCL
: Đồng bằng sông Cửu Long
HĐND
: Hội đồng nhân dân
UBND
: Uỷ ban nhân dân
BQLĐ
: Bình quân lao động
SHĐK
: Số hộ đăng ký
CC
: Cơ cấu
SĐK
: Số đăng ký
ĐVT
: Đơn vị tính
SH
: Sinh hoạt
PHẦN IMỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Vùng dân tộc và miền núi nước ta chiếm 75% diện tích, là nơi có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản quý, nguồn đất rừng to lớn của cả nước. Song vùng dân tộc và miền núi nước ta cũng là nơi có điều kiện địa hình và khí hậu khắc nghiệt, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số với các phong tục tập quán lạc hậu và trình độ dân trí thấp (Hoàng Văn Cường, 2004). Theo báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2001 của UNDP (United Nations Development Program), vùng dân tộc và miền núi có trình độ phát triển thấp nhất trong cả nước về tất cả các phương diện: Đời sống kinh tế – văn hóa – xã hội.
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã đưa nước ta vượt qua khủng hoảng và giành được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt, đó là điều kiện tiên quyết để Đảng và Nhà nước chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Sau “Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo” được thực hiện trong cả nước, nhất là chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa và biên giới (Chương trình 135) nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn khó khăn, để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc, tăng cường đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Ngày 20/7/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 134/2004/QĐ – TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Trong 4 năm thực hiện chương trình 134 đã góp phần ổn định tình hình chính trị trong khu vực và tạo điều kiện cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, từng bước xoá đói giảm nghèo và đi lên làm giàu.
Chi Khê là một trong những xã nghèo, nằm ở phía Tây của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Với tổng diện tích tự nhiên là 7.384,69 ha. Dân số năm 2008 là 6009 người (tỷ lệ hộ nghèo 27,14%), trong đó dân tộc Thái là 4.922 người chiếm 81,91% kinh tế chậm phát triển, nguồn thu ngân sách của xã còn thấp. Một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của xã là hạ tầng nông thôn kém phát triển, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu, diện tích đất canh tác ít, chủ yếu là đất lâm nghiệp với 5823,80 ha chiếm 78,86%. Chương trình 134 được triển khai ở xã Chi Khê tháng 1 năm 2005 với mục tiêu là xoá nhà tạm bợ dột nát, xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung và hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho những hộ có khả năng đào được giếng, hỗ trợ đất sản xuất và đất ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Qua 4 năm triển khai Chương trình 134 (từ năm 2005- 2008) đã góp phần hỗ trợ được 84% số hộ nghèo xoá được nhà tạm bợ, 100% công trình nước sinh hoạt tập trung được thực hiện so với kế hoạch, riêng nước sinh hoạt phân tán cũng đã hỗ trợ được 80% so với kế hoạch. Và các hạng mục đất sản xuất và đất ở gần như chưa thực hiện được. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích kết quả thực hiện Chương trình 134 tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu đề tài nhằm phân tích kết quả của quá trình thực hiện các hạng mục của Chương trình 134 tới xóa đói, giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các dự án tới việc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại xã Chi Khê.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa được những cơ sở lý luận về đói nghèo, phát triển nông thôn, dân tộc và miền núi.
Phân tích được thực trạng nghèo đói trước và sau khi có Chương trình 134 tại xã Chi Khê.
Đánh giá thực trạng triển khai của Chương trình 134 trong việc việc xóa đói giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại xã Chi Khê.
Rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chương trình 134, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình triển khai Chương trình 134 tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
Đối tượng nghiên cứu là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo đang sinh sống và thuộc diện được hưởng hỗ trợ của Chương trình 134 tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung:
Tập trung nghiên cứu tác động của Chương trình 134 tới việc xoá đói, giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
+Phạm vi về không gian, thời gian
Đề tài được nghiên cứu tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An trong thời gian từ tháng 2/2009 đến tháng 4/2009.
Nghiên cứu này sẽ thu thập các thông tin từ năm 2004 đến năm 2008. Cuối năm 2004 đầu năm 2005 bắt đầu triển khai Chương trình 134, do vậy số liệu của năm 2004 là mốc thời gian dự án được thực hiện, coi những số liệu năm 2004 là những số liệu về thu nhập, đói nghèo của người dân trước khi có Chương trình 134.
PHẦN IICƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Nghèo đói
2.1.1.1 Khái niệm nghèo đói
Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của địa phương”. Đói nghèo thể hện ở nhiều dạng và cấp độ (suy dinh dưỡng, bệnh tật, thất học, thiếu tự tin, thiếu ý chí vươn lên, xa lánh cộng đồng, cô đơn…).
2.1.1.2 Một số quan điểm về đói nghèo
Theo Ngân hàng thế giới, chỉ tiêu đánh giá nghèo đói thể hiện ở 2 loại đường: đường nghèo đói lương thực và nghèo đói chung. Đường nghèo đói về lương thực, thực phẩm: mức calo tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người là chuẩn về nhu cầu 2100 calo/ ngày/ người. Đường nghèo đói chung bao gồm cả nghèo đói lương thực tính cả chi phí cho mặt hàng phi lương thực, thực phẩm (1 đô la Mỹ/ngày).
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia.
Nhìn chung, trên phương diện đặc điểm tài chính, các học giả kinh tế trên thế giới đã chia người nghèo thành 2 nhóm lớn: nghèo kinh tế và cực nghèo.
Bảng 2.1 Chỉ tiêu đánh giá nghèo theo Ngân hàng thế giới
Loại nghèo
Đặc điểm chính
Nghèo kinh tế
Có mức sống từ 1 USD/ ngày trở xuống
Những người có việc làm nhất định
Những người đạt được một số điều kiện sau: có ngưỡng kinh tế tối thiểu so với người nghèo là sự tồn tại nguồn thu nhập tin cậy, tự do trong việc lựa chọn các khản nợ, có sức khoẻ, có nguồn lực nhất định, có điều kiện để phát triển.
Thu nhập nhỏ, thường có tiết kiệm với quy mô nhỏ ở các dạng rất khác nhau
Thường tham gia và có khả năng tham gia tích cực vào các hoạt động tài chính vi mô thương mại
Cực nghèo
Có mức sống dưới 0,75 USD/ ngày
Mức sống này thấp hơn mức tối thiểu
Gồm những người thất nghiệp, thiếu việc làm, được trả công thấp đến mức mà tiền công không đủ để đáp nhu cầu tối thiểu về calo, để vượt qua sự suy dinh dưỡng
Những người quá già, quá trẻ, tàn tật, sống ở vùng sâu và vùng xa, tài nguyên nghèo
Ít trực tiếp tham gia vào các hoạt động tài chính vi mô thương mại, nhưng được lợi gián tiếp từ sự phát triển
(GS.TS Đỗ Kim Chung, 2005)
2.1.1.3 Tiêu chí đánh giá đói nghèo ở Việt Nam
Đối với Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã 2 lần nâng mức chuẩn nghèo trong thời gian từ 2001 đến cuối năm 2005.
* Giai đoạn 2001 - 2005:
Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
* Giai đoạn 2006- 2010:
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Tiêu chuẩn nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là thu nhập bình quân đầu người dưới 330.000 đồng/tháng hoặc 4.000.000 đồng/năm (tương ứng 284USD/năm thấp hơn tiêu chuẩn 360 USD/năm của quốc tế).
Thực hiện theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010. Cụ thể:
Ở khu vực nông thôn là từ 200.000 đồng/người/tháng trở xuống.
Ở khu vực thành thị là từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống.
(Nguyễn Xuân Hưng, 2008).
2.1.2 Nông thôn và phát triển nông thôn
Xây dựng và phát triển nông thôn là một vấn đề phức tạp và rộng lớn, liên quan đến các mặt như khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội.
* Nông thôn
Là một khái niệm dùng để chỉ những khu vực dân cư sinh sống có hoạt động nông nghiệp, dựa trên hoạt động nông nghiệp. Thích ứng với hoạt động nông nghiệp là kiểu tổ chức sinh hoạt quần cư của người dân dưới hình thức đặc thù theo bản, làng, phun, sóc…(Quyền Đình Hà, năm 1995).
* Phát triển nông thôn
Được quan niệm khác nhau ở từng nước, ngày nay đã có một khái niệm phát triển nông thôn tương đối thống nhất về ý tưởng của Ngân hàng thế giới: “ Phát triển nông thôn là một chiến lược được vạch ra nhằm cải thiện đời sống kinh tế và xã hội của một nhóm người riêng biệt, người nghèo ở nông thôn. Nó đòi hỏi phải mở rộng lợi ích của sự phát triển với những người nghèo nhất trong số những người đang tìm kế sinh nhai ở các vùng nông thôn. Nhóm này gồm những tiểu nông, tá điền và những người không có đất ” (Quyền Đình Hà, 1995).
* Khái niệm về dự án phát triển nông thôn
Theo nghĩa chung nhất là tập hợp các hoạt động qua lại để bố trí sử dụng các nguồn lực khan hiếm, nhằm tạo ra sản phẩm hay dịch vụ, trong thời gian xác định nhằm thoã mãn mục tiêu nhất định và đầu tư một lần có tác dụng lâu dài. Dự án bao gồm đầu vào (kinh phí, thời gian, nhân lực, vật lực…), các hoạt động dự án được thực hiện trong môi trường (tự nhiên, xã hội, chính trị và kinh tế), các đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) để thoả mãn nhu cầu mong muốn. Tuỳ theo mục đích, dự án có thể chia thành 3 loại: Dự án đầu tư kinh doanh; dự án nghiên cứu; dự án phát triển. (Đỗ Kim Chung, 2003).
* Những khó khăn trước mắt trong phát triển nông thôn ở Việt Nam
Kinh tế nông thôn mang nặng tính thuần nông, cơ cấu sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, cơ cấu công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng bé, sản xuất còn mang nặng tính tự cấp tự túc, năng xuất đất đai, năng xuất lao động, thu nhập và đời sống còn thấp. Khả năng tiếp cận thị trường kém, hầu hết người dân nông thôn vẫn sản xuất theo kiểu tự cấp tự túc chưa căn cứ vào thị trường.
Cơ sở hạ tầng quá yếu kém, giao thông, nhất là vùng xâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn gây trở ngại cho tổ chức sản xuất và giao lưu hàng hoá, mạng lưới thuỷ lợi tuy đã được xây dựng nhưng không đồng bộ, kỹ thuật lạc hậu hiệu quả thấp. Công nghiệp nông thôn chưa phát triển, kỹ thuật thấp, không đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn, tập trung hoá (hiện nay còn trên 500 xã chưa có đường giao thông tới xã, 2362 xã đặc biệt khó khăn, 13% xã chưa có điện, 58% có nhà tốt…).
Rừng bị tàn phá nặng nề, đất đai bị sói mòn và có nguy cơ bị huỷ hoại nghiêm trọng, độ che phủ của rừng hiện còn 38%, hiện có hơn 10 triệu ha đất trống đồi núi trọc gây cản trở đến môi trường sinh thái và chống úng hạn, nhiều nơi thiếu nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
Tốc độ tăng dân số cao (dân số nước ta tăng bình quân khoảng 1,3%, năm 2000 là 77,6 triệu người, đến nay khoảng 84 triệu người) gây khó khăn và sức ép nhiều mặt về sản xuất, nhà ở, việc làm, trường học, tình trạng bán thất nghiệp ở nhiều nơi nhất là các vùng sâu vùng xa. Tình trạng thiếu việc làm đang là vấn đề bức xúc. Hiện nay nông thôn mới chỉ sử dụng 50 đến 60% quỹ thời gian, có 6 đến 7 triệu người đang cần việc làm.
Đời sống nhân dân đã được cải thiện trong thời gian vừa qua, song vẫn còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, mức sống của nhân dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói còn rất cao, nhất là vùng trung du miền núi. Chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng ngày càng tăng, hiện nay thu nhập của nông thôn có khoảng cách rất xa so với thu nhập ở thành thị và có nguy cơ ngày càng tăng lên.
* Quan điểm phát triển nông thôn của Đảng và Nhà nước ta
Trong những năm gần đây trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề phát triển nông thôn. Một số quan điểm về phát triển nông thôn cuả Đảng và Nhà nước ta là:
- Phát triển nông thôn phải đảm bảo đồng bộ cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển nông thôn là một vấn đề phức tạp và rộng lớn, đầu tư nhiều nguồn lực do đó phải làm sao có hiệu quả.
Hiệu quả kinh tế: Phát triển nông thôn nhằm đảm bảo sản xuất ngày càng nhiều nông sản phẩm với giá thành hạ, chất lượng sản phẩm tăng, năng xuất lao động cao. Trên cơ sở hiệu quả để thực hiện phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả xã hội: Phát triển nông thôn nhằm tạo việc làm, tạo cơ hội để mọi người dân có thu nhập, để không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Trên cơ sở đó thực hiện công bằng, dân chủ, văn minh xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phát huy những truyền thống tốt đẹp của cộng đồng nông thôn.
Hiệu quả môi trường sinh thái: Bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái nông nghiệp, bảo vệ nguồn nước, rừng và các tài nguyên, bảo vệ và cải tạo đất, xây dựng cảnh quan và môi trường sống lành mạnh.
- Phát triển nông thôn theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, phát triển nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, do đó đi đôi với phát triển sản xuất phải mở rộng thị trường nông thôn. Bao gồm thị trường sản phẩm, thị trường vốn, thị trường vật tư, thị trường lao động và dịch vụ khoa học kỷ thuật… mở rộng tự do cạnh tranh theo quy luật cung cầu và giá cả, chống ép giá, ép cấp, ngăn cách thị trường.
Khuyến khích các thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, tư nhân cá thể hộ gia đình, khai thác đầy đủ các nguồn lực bao gồm: đất đai, lao động, tiền vốn và cơ sở vật chất kỷ thuật hiện có của các thành phần kinh tế làm động lực phát triển kinh tế nông thôn
Quan tâm đến các lợi ích của các nông hộ, biến họ thực sự trở thành đơn vị tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đây là nhân tố quyết định đến sự phát triển nông thôn. Mặt khác, khuyến khích các hình thức hợp tác nhằm phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế. Phát triển nông thôn phải trên cơ sở tôn trọng pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo lợi ích của từng hộ từng doanh nghiệp gắn liền với lợi ích chung của cộng đồng.
- Phát triển nông thôn toàn diện có tính đến lợi thế so sánh
Phát triển nông thôn không chỉ về mặt kinh tế mà còn bao gồm toàn diện về các mặt như: Văn hoá, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng, phát triển nông nghiệp đi đôi với phát triển công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH khu vực nông thôn.
Phát triển nông thôn toàn diện phải tính đến lợi thế so sánh của các ngành, các vùng nông thôn nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế tiến bộ, đồng bộ có hiệu quả theo hướng chuyên môn hoá, phối hợp thế mạnh của các vùng trong tổng thể chung của cả nước.
- Phát triển nông thôn theo hướng CNH-HĐH
Nông thôn không thể phát triển nếu chỉ chú trọng phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng bỏ dần tính thuần nông, phát triển công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là công nghịêp chế biến nông, lâm, thuỷ sản phục vụ xuất khẩu. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thông tin liên lạc, các công trình văn hoá, y tế, giáo dục làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Khuyến khích đầu tư xây dựng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ ở địa phương.
CNH-HĐH nông thôn đòi hỏi ngày càng phải áp dụng các tiến bộ kỷ thuật về giống cây trồng vật nuôi thích hợp với vùng sinh thái. Cho phép tăng năng xuất, tăng chất lượng sản phẩm, áp dụng các công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học về phân bón, về bảo vệ thực vật, về thú y, về thức ăn gia súc, vừa cho phép tăng năng xuất, tiết kiệm chi phí vừa giảm việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, lâu dài.
2.1.3 Đặc điểm về dân tộc và miền núi
2.1.3.1 Đặc điểm về dân tộc
Đồng bào dân tộc, theo cách hiểu truyền thống là đồng bào các dân tộc ít người trong cơ cấu dân số chung của một nước. Với những đặc trưng về phong tục, tập quan và bản sắc văn hoá họ thường sống ở các vùng miền núi, nơi khai thác điều kiện tự nhiên còn dễ dàng.
Khái niệm về vùng đồng bào dân tộc và miền núi cơ bản là đồng nhất với nhau. Tức là , nói tới vùng đồng bào dân tộc, là đồng nghĩa với vùng miền núi và ngược lại, Tuy nhiên, ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam có một bộ phận đồng bào dân tộc (người khơ me Nam Bộ) không sống ở miền núi mà sống ở vùng đồng bằng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ nên dân tộc và miền núi còn có những điểm khác nhau tuy không lớn (Hoàng Văn Cường, 2004).
2.1.3.2 Đặc điểm về miền núi
* Điều kiện tự nhiên:
Vùng dân tộc và miền núi, như tên gọi của nó là vùng địa hình có độ cao cao hơn các vùng khác. Đó là các vùng núi với sự kiến tạo địa chất trải qua hàng triệu năm biến đổi dưới tác động các yếu tố lý học, hoá học, sinh vật học, trong đó có sự tác động của con người hình thành nên. So với các vùng đồng bằng, địa hình ở đây bị chia cắt, không đồng đều về độ cao, đất đai sử dụng vào các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp còn ở dạng tự nhiên với sự đầu tư lớn mới có thể khai thác được.
Những đặc điểm về địa hình nói trên cũng biểu hiện khá đậm nét ở vùng dân tộc và miền núi của Việt Nam. Vùng trung du và miền núi của Việt Nam trải rộng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông với diện tích gần 250.000 km2.
Địa hình vùng núi hiểm trở, chia cắt là một trong các nhân tố quan trọng làm cản trở việc khai thác các tiềm năng về nguồn lực của các tỉnh trong vùng, nhất là nguồn lực về đất đai và các tài nguyên về rừng và khoáng sản. Vì vậy, các nguồn lực về tự nhiên tuy đã được khai thác, nhưng mức độ khai thác còn thấp. Các yếu tố còn lại ở dạng tiềm năng.
* Các điều kiện kinh tế - xã hội
+ Vùng dân tộc và miền núi là vùng có quỹ đất khá dồi dào so với các vùng khác, song điều kiện khai thác của vùng hạn chế. Mật độ dân số của vùng thường thấp hơn các vùng khác. Quỹ đất dồi dào tạo cho vùng có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế, nhất là ở những nước có quỹ đất sản xuất nông nghiệp hạn hẹp, dân số đông như nước ta.
+ Vùng dân tộc và miền núi do cấu tạo địa chất thường là vùng có nhiều khoáng sản quý. Đặc điểm này biểu hiện rất rõ đối với vùng dân tộc và miền núi của Việt Nam.
+ Vùng dân tộc và miền núi là những vùng có thảm thực vật và hệ động vật hết sức phong phú với những cánh rùng nguyên sinh có nhiều gỗ quý, nhiều muông thú và các loại dược liệu quý hiếm. Tính chất phong phú của thảm tạưc vật và động vật là tiềm năng quý để phát triển kinh tế, trước hết là kinh tế lâm nghiệp, phát triển các ngành dược liệu và du lịch, nhất là du lịch sinh thái.
+ Vùng đồng bào dân tộc và miền núi có các cộng đồng dân cư với những phong tục tập quán và bản sắc văn hoá riêng. Những bản sắc riêng trong sản xuất và sinh hoạ của vùng dân tộc làm phong phú thêm bản sắc dân tộc của đất nước. Đó là tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc và trong từng cộng đồng dân tộc, cần cù trong lao động sản xuất, các kinh nghiệm khai thác tài nguyên rừng và canh tác trên đất dốc, những nghề thủ công truyền thống như đúc, rèn, dệt thổ cẩm với các loại sản phẩm đa dạng và có gía trị văn hoá cao. Tuy nhiên, những tập tục của tập quán du canh, du cư, trồng và hút thuốc phiện, nuôi thả rông gia súc, các tệ nạn tảo hôn, cưới hỏi tốn kém, ma chay, mê tín dị đoan...đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng và các vùng khác trong phạm vi cả nước.
+ Điều kiện giao thông và giao lưu kinh tế xã hội giữa các vùng và trong nội bộ từng vùng kém phát triển. Cùng với nó là những thói quen, những tập tục của từng cộng đồng dân tộc. Tất cả những đặc điểm đó ngày càng làm cho người dân tộc có chiều hướng cách biệt hơn so với đồng bào ở các vùng trung tâm phát triển, nhất là trong bối cảnh kinh tế mở và hội nhập, sự cách biệt càng trửo nên trầm trọng hơn nếu không có đầu tư và khai thác phù hợp.
+ Vùng dân tộc và miền núi tuy có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế xã hội, song việc khai thác các tiềm năng này còn rất khó khăn, vì vậy trình độ phát triển kinh tế xã hội của vùng thường thấp. Trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp là một trong các đặc điểm mang tính đặc thù của vùng. Nó cũng làm hạn chế về sức hấp dẫn vốn đầu tư ngoại lực, tính chủ động và việc huy động nguồn vốn nội lực. Vì thế đề phát triển kinh tế xã hội, nhà nước cần có chính sách thu hút vốn bên ngoài, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn vốn nội lực để có nguồn vốn đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng, tạo bước chuyển biến nhanh và theo kịp sự phát triển của các vùng khác.
Tóm lại, các tỉnh vùng dân tộc và miền núi nói chung, ở nước ta nói riêng là vùng có những tiềm năng phát triển kinh tế xã hôi nhất định. Việc đẩy mạnh đầu tư khai thác các tiêm năng cho phát triển kinh tế xã hội, đưa các vùng dân tộc và miền núi phát triển nhanh hơn là một yêu cầu cấp bách xuất phát từ những yếu tố nội tại của vùng và mối quan hệ gắn bó của vùng với các vùng khác trong mỗi quốc gia.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội ở vùng khó khăn trên thế giới
2.2.1.1 Kinh nghiệm phát huy vai trò của người dân trong phát triển nông thôn theo hướng CNH-HĐH ở Vân Nam, Trung Quốc
Đảng và nhà nước Trung Quốc rất coi trọng vấn đề nông thôn, họ xem đây là Quốc sách “Bình thiên hạ”. Cơ khí hoá, thuỷ lợi hoá, đô thị hoá là những vấn đề thiết yếu trong CNH-HĐH nông thôn ở Vân Nam.
“Nông thôn là một vùng rộng lớn đảm bảo lương thực, thực phẩm, nhân lực, nhân tài cho xã hội và làm cho xã hội mang tính bền vững”. Đó là lời phát biểu của một Giáo sư trường đại học nông nghiệp Vân Nam trong cuộc hội thảo với đoàn cán bộ nghiên cứu trường đại học nông nghiệp I Hà Nội tại Vân Nam vào tháng 12/1997.
Để giải quyết vấn đề nghèo đói ở nông thôn chính quyền đã đưa ra chủ trương xoá đói giảm nghèo, cứu tế, cứu trợ. Địa phương vận động từng hộ nông dân trong thành phố, thị xã giúp đỡ quần áo, dầu ăn, thuốc men cho những hộ nghèo ở nông thôn, vùng đồng bnào dân tộc thiểu số. Họ đưa ra khẩu hiệu phấn đấu cho nông thôn là “Lương thực đủ ăn, có đủ thịt trong bữa ăn và người dân có tiền tiêu”.
Ngoài việc cố gắng đưa lưới điện quốc gia về đến các vùng nông thôn, Trung Quốc rất chú ý đến vấn đề thuỷ điện nhỏ từ 3 kw cho đến vài nghin kw. Các tổ chức quản lý và khai thác điện được thành lập cho đến cấp huyện, xã với một chính sách giá cả chặt chẽ, hợp lý, ưu tiên cho nông dân sản xuất công nghiệp và nông nghiêp.
Cơ khí hoá là một nội dung được triển khai hầu hết ở các vùng nông thôn và miền núi tỉnh Vân Nam, tuùy theo những điều kiện khác nhau về địa hình. Họ xây dựng các trạm cơ khí điện, trường dạy máy kéo và sửa chữa cơ khí, tổ chức các đội ở các xã, thôn bằng hình thức cho vay vốn với lãi suất ưu tiên cho những hộ nông dân có khả năng và kinh nghiệm cùng hợp tác với nhau để kinh doanh và phục vụ các khu làm đất và vận chuyển trên địa bàn. Các máy kéo này cũng có thể làm thêm các chức năng như tưới tiêu, xay xát chế biến lương thực, phat điện phục vụ sinh hoạt.
2.2.1.2 Kinh nghiệm phát triển nông thôn ở Bolivia
Nhằm giảm bớt nghèo khổ ở nông thôn, Chính phủ Bolivia thực hiện đầu tư vào nông thôn chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp và nâng cao vai trò của người dân nông thôn với kế hoạch phát triển địa phương. Chính phủ Bolivia đã áp dụng mô hình phát triển do cộng đồng điều hành trên diện rộng. Quỹ đầu tư xã hội được tài trợ cho sức khoẻ, giáo dục, nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh. Quỹ phát triển nông thôn tài trợ cho các hoạt động sản xuất (Nguyễn Thị Mai Phương, 2007. Vai trò của người dân trong chương trình 135 ở huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp, Đại học nông nghiệp I Hà Nội)
2.2.2 Một số kết quả đạt được từ chương trình 134
2.2.2.1 Một số kết quả của Chương trình 134 trên phạm vi cả nước
Theo số liệu báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Uỷ ban dân tộc thì chương trình đã đạt được một số kết quả sau:
+ Về nhà ở: 328.007 nhà - đạt 82%, kinh phí 150 tỷ đồng - đạt 83%. .
+ Nước sinh hoạt phân tán: 600.105 hộ - đạt 52%, kinh phí 90 tỷ đồng - đạt 55%.
+ Nước sinh hoạt tập trung: 5.464 công trình - đạt 72%, kinh phí 611 tỷ đồng - đạt 74%.
+ Đất ở: 20.340 hộ - đạt 24%, diện tích 21.436 ha - đạt 47%, kinh phí 76 tỷ đồng - đạt 25%.
Nhà ở là mục tiêu ưu tiên của nhiều địa phương, tỷ lệ hoàn thành cao nhất ở đồng bằng sông Hồng là 89%, sau là Tây nguyên 83%, thấp nhất là Đông Nam bộ 52%. Một số tỉnh cơ bản đã hoàn thành kế hoạch hỗ trợ như: Đăk Nông, Vĩnh Long, Phú Yên, Hà Tây. Qua kiểm tra cho thấy quy mô và chất lượng nhà ở tương đối chắc chắn, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đảm bảo 3 cùng: Khung, mái, nền, một số nơi là phần bao. Diện tích mỗi căn nhà tối thiểu từ 20 m2 trở lên (nhà xây ở Ninh Thuận), 35m2 (nhà tôn, vách lã ở ĐBSCL), hoặc 45 – 50 m2 (nhà sàn, nhà xây ở phía Bắc). Nhà ở được đánh giá tốt hơn cả về diện tích và chất lượng là các tỉnh Quang Nam, Nghệ An và Thừa Thiên Huế.
Việc giải quyết đất sản xuất, đất ở mới chỉ thực hiện chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên (với tỷ lệ hoàn thành dự kiến về đất sản xuất là 49% số hộ, 40% về diện tích; về đất ở là 59% số hộ); Khu vực các tỉnh Đông Bắc (đạt 39% số hộ, 78% diện tích, về đất ở là 20% số hộ) và một số tỉnh như: Phú Yên, Bình Thuận … là gắn với việc di dãn dân, bố trí đất, nhà trong khu dân cư mới và khai hoang ruộng bậc thang.
Công trình nước tập trung chưa xây dựng được nhiều, tập trung ở một số tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Lâm Đồng và Bình Thuận. Về nước sinh hoạt phân tán các tỉnh làm kết quả tốt như: Bắc Giang, ĐakLak, Trà Vinh… Đối với một số tỉnh vùng cao núi đá khó khăn như Hà Giang, Sơn La đã giải quyết hỗ trợ 1 triệu đồng/ hộ để xây dựng bể chứa nước. Việc thực hiện Quyết Định 134 đã góp phần làm tăng tỷ lệ hộ dùng nước sạch ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu long đạt tới 80 – 85%, cao nhất cả nước.
2.2.2.2 Kết quả và kinh nghiệm triển khai chương trình 134 ở một số địa phương
* Tỉnh Lào Cai:
Theo báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình 134 giai đoạn 2005- 2008 của Ban dân tộc tỉnh Lào Cai. Sau 4 năm thực hiện chưong trình 134, với tổng vốn đầu tư hơn 114 tỷ đồng, Lào Cai đã có hơn 9.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghè._.o được hỗ trợ đất sản xuất , đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt. Theo đó tỷ lệ đói nghèo của Lào Cai đã giảm từ 43,1%(năm 2005) xuống còn hơn 20%(năm 2008). Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, chương trình 134 ở Lào Cai còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ.
Trong năm 2008, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn: lạm phát, giá cả biến động, thời tiết khắc nghiệt... đã khiến tiến độ thực hiện Chương trình 134 ở Lào Cai bị ảnh hưởng. Dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Chương trình 134 cấp tỉnh, sự kiểm tra, giám sát của HĐND các cấp cùng sự cố gắng của chính quyền địa phương, Lào Cai đã hỗ trợ nhà ở cho hơn 4.800 hộ, hoàn thành cơ bản việc xoá nhà tạm, nhà tranh tre, nứa lá, dột nát...; hơn 1.200 hộ được hỗ trợ đất ở, hơn 330 hộ được hỗ trợ đất sản xuất, 2.700 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt, gần 330 công trình nước sinh hoạt tập trung được xây dựng…
Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá kết quả 4 năm thực hiện Chương trình 134 của UBND tỉnh Lào Cai, Chương trình 134 vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, nhiều hạng mục chương trình vẫn chưa đạt được mục tiêu như kế hoạch đã đề ra… một số Ban Chỉ đạo cấp huyện chưa thực sự chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, do vậy khi triển khai các công trình xây dựng cơ bản còn gặp lúng túng ở nhiều khâu: đấu thầu, khảo sát, thiết kế, dẫn đến tiến độ thi công chậm, chất lượng, hiệu quả công trình thấp…Đặc biệt, do quỹ đất của tỉnh không còn nên việc triển khai hỗ trợ đất ở, đất sản xuất khó thực hiện.
Việc hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào cũng gặp không ít khó khăn. Phần lớn phải phụ thuộc vào mùa vụ sản xuất nông nghiệp, phong tục tập quán, tuổi làm nhà, mùa làm nhà, thời gian, địa điểm vận chuyển nguyên vật liệu... Đặc biệt, để hỗ trợ làm nhà cho đúng đối tượng, việc tiến hành họp dân để bình xét tiêu chí cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Ngoài hạng mục hỗ trợ làm nhà cho đồng bào, một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cũng có những tồn tại, hạn chế nhất định ở khâu thiết kế, khảo sát, thi công công trình, khiến chất lượng, hiệu quả một số công trình sau khi đưa vào sử dụng không phát huy được hiệu quả. Sự phối hợp quản lý giữa người dân và chính quyền địa phương không chặt chẽ, khiến nhiều công trình bị xuống cấp, hư hỏng...
Tất cả những hạn chế trên đã khiến cho kết quả thực hiện Chương trình 134 ở Lào Cai đạt tỷ lệ thấp so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Tính đến nay, tiến độ giải ngân mới được gần 94 tỷ đồng, đạt 49% kế hoạch.
+ Mặt được: Để có được kết quả đó, dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Chương trình 134 cấp tỉnh, sự kiểm tra, giám sát của hội đồng nhân dân các cấp cùng nỗ lực của chính quyền địa phương
+ Hạn chế: Chưa thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia vào chương trình, trình độ quản lý của cán bộ xã còn nhiều hạn chế, sự phối hợp quản lý giữa chính quyền địa phương với người dân không chặt chẽ.
* Tỉnh Điện Biên:
Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 134 của UBND tỉnh Điện Biên. Năm 2005, toàn tỉnh có 18.707 hộ cần được hỗ trợ với tổng kinh phí gần 180 tỷ đồng. Ngay sau khi có Quyết định 134 và các văn bản hướng dẫn thực hiện, UBND tỉnh đã tổ chức tập huấn và triển khai cho các ngành chức năng, UBND các huyện quán triệt những nội dung cơ bản của chương trình; Tập trung xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Ban Dân tộc được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ngành chức năng xây dựng kế hoạch triển khai chương trình.
Giai đoạn 2005-2007, toàn tỉnh đã thực hiện 92,08% kế hoạch vốn được giao, đạt 63,56% đề án. Trong đó, việc hỗ trợ xây dựng nhà ở và các công trình nước sinh hoạt tập trung cơ bản hoàn thành kế hoạch.
Đến nay, tỉnh đã hỗ trợ nhà ở cho 11.137 hộ; hỗ trợ đầu tư xây dựng 170 công trình nước sinh hoạt tập trung, số còn lại dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm 2008. Tuy nhiên, mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và hỗ trợ xây dựng các công trình nước sinh hoạt phân tán cơ bản không thực hiện được.
Nguyên nhân một phần do mức hỗ trợ thấp hơn so với kinh phí cần đầu tư trong thực tế. Mặt khác, thiết kế các công trình nước sinh hoạt phân tán ở một số nơi chưa phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao nên chưa phát huy tác dụng. Đặc biệt, đề án phê duyệt hỗ trợ đất ở cho 1.275 hộ đến nay vẫn chưa thực hiện được. Nguyên nhân là do địa bàn thực hiện rộng, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, việc bình xét đối tượng ở cơ sở còn nhiều bất cập, giá đất ở các địa phương cao hơn so với kinh phí hỗ trợ. Mặt khác, trình độ của cán bộ, công chức trực tiếp triển khai thực hiện chương trình còn hạn chế, việc phối hợp giữa các ngành chức năng chưa nhịp nhàng.
Chính vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cần được tăng cường. Các hoạt động kiểm tra, giám sát cũng cần được chú trọng, nhất là vai trò giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội và quần chúng nhân dân nhằm kịp thời phát hiện và giải quyết những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Ngành chức năng và chính quyền các cấp cần tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức của người dân trong khai thác, quản lý và sử dụng các công trình sau đầu tư. Đặc biệt, tỉnh cần kiến nghị thay đổi hình thức và mức hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình nước sinh hoạt phân tán phù hợp với đặc thù của từng vùng để phát huy hiệu quả trong thực tế. Bên cạnh nỗ lực của địa phương, Nhà nước cũng cần xem xét, điều chỉnh kinh phí đầu tư thực hiện các mục tiêu của chương trình trong những giai đoạn tiếp theo để phù hợp với tình hình thực tế, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
Một số bài học kinh nghiệm
+ Mặt được: Công tác tập huấn và triển khai cho các ban ngành chức năng về Chương trình 134 tốt, xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp
+ Hạn chế: Việc bình xét đối tượng ở cơ sở còn nhiều bất cập, tiến độ giải ngân nguồn vốn thực hiện chương trình trên địa bàn còn chậm, trình độ của cán bộ, công chức trực tiếp triển khai thực hiện chương trình còn hạn chế.
* Tỉnh Đắc Nông
Là tỉnh đầu tiên gần như đã hoàn thành các mục tiêu hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất và một phần về nước sạch. Nhiều địa phương đã chủ động kế hoạch, huy động và tạm ứng các nguồn vốn khác nhau để triển khai sớm hoàn thành mục tiêu như: Gia Lai, Trà Vinh, Bạc Liêu … (Uỷ ban dân tộc, 2008. Báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ Tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn).
PHẦN IIIĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Chi Khê là xã bán sơn địa của Huyện Con Cuông có địa giới hành chính tiếp giáp với các xã sau:
- Phía Bắc giáp xã Cam Lâm và xã Đôn Phục
- Phía Nam giáp xã Yên Khê
- Phía Đông giáp xã Bồng Khê
- Phía Tây giáp xã Châu Khê
Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 7384,69 ha, có 13 thôn bản bao gồm: Bản Khe Tát, Bản Lam Khê, Bản Liên Đình, Bản Nam Đình, Bản Bải Ổi, Bản Sơn Khê, Bản Tiến Thành, Bản Quyết Tiến, Bản Chằn Nằn, Bản Văn, Bản Tổng Chai, Bản Trung Đình, Bản Thuỷ Khê.
b) Địa hình
Xã Chi Khê là xã bán sơn địa có địa hình lòng chảo thấp về phía Đông Nam, có các đỉnh núi cao bao bọc xung quang, có độ cao trung bình 1000m. Địa hình bị chia cắt phức tạp tạo thành nhiều khe sâu và dốc lớn.
c) Khí hậu
Xã Chi Khê nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa chia ra hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8, mùa lạnh từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 210 - 230C, nhiệt độ cao nhất là 390 - 400C, tháng nóng nhất vào tháng 7. Nhiệt độ thấp nhất từ 10C - 50C, tháng lạnh nhất vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau, bình quân nhiệt độ những tháng lạnh là 160 - 180C.
Lượng mưa trung bình quân hàng năm 1700 mm/năm, lượng mưa phân bố không đều trong năm: về mùa mưa lượng mưa chiếm đến 68% lượng mưa cả năm, trong năm mưa ít nhất vào tháng 6, 7 cho nên gây hạn hán.
Mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 80 -85 % lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 - 540 mm/ tháng.
Độ ẩm không khí trung bình là 75 - 80%, độ ẩm thấp nhất là 45%, độ ẩm cao nhất là 80% vào các tháng 10, 11 và 12.
d) Thuỷ văn
Xã Chi Khê có diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tương đối lớn 119,70 ha. Nguồn nước chủ yếu là do các Khe suối, bên cạnh đó có sông Lam với tổng chiều dài khoảng 10 km. Ngoài ra còn có một số hệ thống Khe suối như: Khe Đốc Đèng, Suối Chai, Khe Chằn Nằn, Khe Cồn Cành. Trên các Khe suối đã được xây dựng đập chứa nước phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt. Mặt khác nguồn sinh thuỷ ở đây phụ thuộc vào khả năng giữ đất, giữ nước của rừng nên cần có biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả.
3.1.2 Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Thuộc xã bán sơn địa của huyện Con Cuông, có tổng diện tích tự nhiên là 7384,69 ha. Căn cứ nguồn gốc phát sinh tài nguyên đất của xã, đánh giá đặc tính thổ nhưỡng như sau:
Đất phù xa ven sông suối (Pc), đất xám kết von ít glây.
Đất xám Feralit (Xf), đất xám mùn trên núi (Xu) diện tích phân bố phía Đông Nam của xã.
b) Tài nguyên nước
*Nước mặt:
Trên địa bàn xã nguồn nước mặt chủ yếu hiện nay chủ yếu là từ suối Chai ngoài ra còn có các khe suối nhỏ, với dung tích nước khá lớn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
*Nước ngầm:
Trên địa bàn huyện Con Cuông nói chung và xã nói riêng sử dụng chủ yếu bằng nguồn nước mạch ngầm sâu, chủ yếu là hình thức giếng khơi, giếng khoan, còn nông chưa qua xử lý.
Mực nước bình quân trung bình từ 6 - 7 m, cao nhất từ 2- 3 m, thấp nhất là 11 - 13m, một số vùng chất lượng nước tốt đặc biệt là vùng tả ngạn của xã, với lưu lượng nước khá lớn đặc biệt là dưới lòng đất.
c) Tài nguyên rừng
Là một xã miền núi nền tiềm năng rừng khá lớn, tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 2167,42 ha chiếm 29,35% tổng diện tích đất tự nhiên của xã.
Theo kết quả điều tra, trong đó có 1418,73 ha là đất rừng sản xuất chiếm 19,21% diện tích đất tự nhiên của xã, 748,69 ha là đất rừng phòng hộ chiếm 10,14% diện tích đất tự nhiên của xã.
d)Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra sơ bộ, trên địa bàn xã các loại khoáng sản không đáng kể. Cứ một số mỏ chì, đất sét là nguồn nguyên liệu sản xuất gạch ngói, đa ốp lat, vật liệu xây dựng.
*Tài nguyên nhân văn
Toàn xã có dân tộc Kinh, dân tộc Thái, dân tộc Đan Lai cùng chung sống với nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống, mỗi dân tộc có những sắc thái riêng.
3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Xã Chi Khê là xã có nguồn thu chủ yếu là nông nghiệp, nền kinh tế còn chậm phát triển. Cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp, tốc độ phát triển kinh tế của xã đạt 7,50%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 3,50 triệu đồng/người/năm.
Nhìn một cách tổng quát, nền kinh tế của xã hiện nay có sự chuyển dịch chậm, tỷ lệ cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn còn khá cao. Cơ cấu kinh tế của xã năm 2008 được thể hiện ở đồ thị 3.1 dưới đây
Đồ thị 3.1 Cơ cấu kinh tế của xã Chi Khê năm 2008 ( tính theo %)
Qua đồ thị trên ta có thể thấy được cơ cấu của các ngành nông – lâm – ngư nghiệp đang chiếm tỷ lệ cao nhất (81,9%) trong khi ở các ngành khác chỉ chiếm tỷ lệ thấp, điều này nói lên rằng nền kinh tế của xã phụ thuộc rất nhiều vào nông, lâm, ngư nghiệp. Nền kinh tế phát triển chậm và đời sống của người dân trong xã đang còn gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đã và đang đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương những thách thức lớn để thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế trong xã.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, trong cơ cấu mùa vụ và đưa các loại cây giống, con giống có năng suất, hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên do ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt nên mang lại hiệu quả không cao, quy mô sản xuất chủ yếu là ở các hộ gia đình chưa tạo ra được những vùng chuyên canh lớn, chưa có tính chuyên môn hoá trong sản xuất.
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
- Trồng trọt:
Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã là 2369,7 ha chiếm 32,09% tổng diện tích tự nhiên của xã trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 1144,02 ha chiếm 48,28% tổng diện tích đất nông nghiệp của xã. Các loại cây trồng chủ yếu của xã là lúa, ngô, khoai sắn, đỗ tương, đậu. Diện tích đất lúa của xã là 399,09 ha; diện tích trồng các cây hàng năm khác là 826,59 ha. Tổng sản lượng lương thực của xã năm 2008 là 2.091,13 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 348 kg/người/năm.
Tóm lại: Ngành trồng trọt của xã đóng góp vào tổng nguồn thu trong xã tương đối cao với một số loại cây trồng hàng năm là lúa, ngô, khoai sắn, đậu, năng suất đã được nâng lên hàng năm do cải tạo đất và đưa các loại cây giống, có năng suất cao vào trồng trọt.
- Về chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi của xã chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò để lấy sức kéo và chăn nuôi lợn, gia cầm để giải quyết một phần nhu cầu thực phẩm của gia đình. Ngành chăn nuôi quy mô phát triển trong hộ gia đình khá cao. Ngành chăn nuôi vẫn được coi là nguồn thu nhập quan trọng của kinh tế gia đình. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự nhiên. Toàn xã hiện có 1232 con trâu, 1712 con bò, 2174 con lợn và 12500 con gia cầm các loại. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng đàn gia súc, gia cầm đạt từ 4 đến 9%/năm.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của xã là 1,25 ha cá ao hồ, ngoài ra trên địa bàn xã phát triển mô hình nuôi cá lồng, năng suất, sản lượng nuôi, đánh bắt đạt đạt 4,2 tấn cá mỗi năm.
- Ngành lâm nghiệp:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 2167,42 ha chiếm 29,35% tổng diện tích đất tự nhiên của xã trong đó đất rừng sản xuất của xã là 1418,73 ha chiếm 19,21% diện tích đất tự nhiên, đất rừng phòng hộ là 748,69 ha chiếm 10,14% diện tích đất tự nhiên.
Độ che phủ rừng trên địa bàn xã đạt 83,0% (trong đó diện tích đất có rừng là 1418,73 ha và diện tích đất trồng cây lâu năm là 218,83 ha), có thể nói thế mạnh của xã là ngành lâm nghiệp đã góp phần tăng thu nhập của người dân tuy nhiên việc quản lý còn gặp khó khăn do lực lượng kiểm lâm trên địa bàn xã còn mỏng, hiện tượng khai thác lâm sản trái phép còn diễn ra.
* Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Hiện tại xã chưa có khu công nghiệp và sản xuất tiểu thủ công nghiệp lớn, ngành tiểu thủ công nghiệp trong xã mới chỉ là xay xát, thợ may, làm mộc, làm nề, đan lát, dệt thổ cẩm.
Sản xuất khai thác các loại vật liệu xây dựng: Gạch không nung, đá xây dựng, cát sỏi. Nên ngành tiểu thủ công nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhở trong cơ cấu kinh tế của xã.
* Khu vực thương mại dịch vụ
Xã Chi Khê những năm gần đây ngành thương mại dịch vụ có những bước phát triển khá, dịch vụ buôn bán nhỏ, ngành nghề mộc, rèn, nề, dịch vụ đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất của bà con, tập trung chủ yếu ở các bản Tiến Thành, Quyết Tiến, Thuỵ Khê. Hàng hoá khá phong phú tuy nhiên do việc vận chuyển nên giá thành các mặt hàng còn ở mức cao, sức mua của người dân còn hạn chế dẫn đến việc mất cân đối giữa cung và cầu.
Nhìn chung những năm gần đây xã đã đạt được những thành tựu trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế song nền kinh tế cơ bản vẫn mang tính thuần nông, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là các sản phẩm tự tiêu giá trị thấp, dịch vụ thương mại có quy mô nhỏ.
3.1.4 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a) Dân số
Yếu tố quyết định cho sự tồn tại của xã hội và là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi gia đình là con người, bởi vậy con người tồn tại có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Dân cư và dân số là hai thuộc tính cơ bản để phân tích các vấn đề về con người.
Dân cư trong xã Chi Khê được phân bố tại 13 bản. Hiện nay toàn xã có 6009 nhân khẩu, 1334 hộ. Bình quân số khẩu/hộ là 5khẩu. Mật độ dân số trung bình là 81 người/Km2. Trong những năm qua, do làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tốc độ tăng dân số tự nhiên năm sau giảm hơn năm trước. Năm 2008, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,1%.
Bảng 3.1 Hiện trạng dân số của xã Chi Khê
Stt
Tên đơn vị hành chính
Số Hộ
Số khẩu
BQNK/hộ
BQLĐ/hộ
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
1
Bản Khe Tát
32
145
5,00
2
25,00
2
Bản Lam Khờ
174
777
5,00
3
35,06
3
Bản Liên Đình
127
564
4,00
2
30,71
4
Bản Nam Đình
100
448
5,00
2
26,00
5
Bản Bải Ổi
86
385
5,00
4
24,42
6
Bản Sơn Khê
60
264
4,00
3
21,67
7
Bản Tiến Thành
149
666
4,00
3
24,83
8
Bản Quyết Tiến
95
421
4,00
2
27,37
9
Bản Chằn Nằn
129
578
5,00
4
22,48
10
Bản Bải Văn
79
368
5,00
4
22,78
11
Bản Tổng Chai
69
371
5,00
3
23,19
12
Bản Trung Đình
81
368
5,00
4
19,75
13
Bản Thuỷ Khê
153
654
4,00
2
33,99
Tổng
1334
6009
5,00
-
27,14
(Nguồn: UBND xã Chi Khê)
Qua bảng 3.1 ta có thể thấy rằng tỷ lệ hộ nghèo trong xã Chi Khê luôn chiếm tỷ lệ cao. Bản có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là bản Thuỷ Khờ (chiếm 33,99%) và thấp nhất là ở bản Trung Đình (chiếm 19,75%). Điều này cho thấy nền kinh tế của xã Chi Khê kém phát triển, đời sống của các hộ trong xã còn gặp nhiều khó khăn, nghèo nàn và lạc hậu. Đó là một trong những thách thức và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống của các hộ nông dân.
b)Lao động, việc làm và thu nhập
Tổng số lao động của toàn xã là 3.366 lao động chiếm 56,02% tổng dân số của xã trong đó lao động nông nghiệp là 2.819 chiếm 83,75%. Lao động ở đây mang tính chất thời vụ, lao động chủ yếu theo mùa vụ, số lao động trẻ không có việc làm trong những tháng nông nhàn. Do đó thu nhập của người dân trên địa bàn xã chỉ đạt 3,5triệu đồng/người/năm.
(Nguồn: Ban thống kê xã Chi Khê)
Đồ thị 3.2 Cơ cấu thu nhập của các hộ trên địa bàn xã Chi Khê năm 2008
Qua đồ thị 3.2 trên ta có thể thấy được phần lớn thu nhập của các hộ khá chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với các hộ trung bình và hộ nghèo.
Đối với chỉ tiêu tổng thu nhập, tổng thu nhập của các hộ khá chiếm 50,21% trong tổng thu nhập trong khi tổng thu nhập ở các hộ khác chỉ bằng gần một nửa so với hộ khá (ở hộ trung bình là 29,7% và ở hộ nghèo là 17,4%). Điều này cho thấy rằng mức sống, thu nhập của các hộ trên địa bàn xã còn nhiều phân biệt, có sự chênh lệch khá lớn. Tương tự như vậy, chúng ta cũng có thể thấy mức thu nhập bình quân chia theo hộ và đầu người/năm ở các hộ khá vẫn đang chiếm một tỷ lệ cao gần như là gấp đôi so với thu nhập của các hộ trung bình và hộ nghèo.
Đó là một trong những điểm bất cập về tình hình phát triển chung trên địa bàn xã. Chúng ta chưa thấy sự phát triển đồng bộ về kinh tế của các hộ trên địa bàn huyện và đây là một điều đáng lưu ý trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội của xã Chi Khê. Vấn đề về sự chênh lệch thu nhập của các hộ trong xã cũng là một vấn đề nan giải đòi hỏi sự quan tâm thích đáng và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền trong xã.
3.1.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
a)Giao thông
Xã Chi Khê có tổng diện tích đất giao thông 21,44 ha chiếm 0,29% diện tích đất tự nhiên, hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, trong thời gian tới cần có kế hoạch năng cấp các tuyến giao thông liên thôn.
b) Nước sinh hoạt
Hệ thống cấp nước sinh hoạt của xã chủ yếu là nước giếng khơi, giếng khoan, do chưa qua xử lý nên nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân trong xã chưa đảm bảo vệ sinh nước sạch, do vậy trong thời gian tới cần chú trọng, đầu tư cho hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, đầu tư các trạm xử lý nước sạch đảm bảo hợp vệ sinh.
c) Giáo dục - Đào tạo
Hiện tại toàn xã có 1 trường trung học cơ sở, 2 trường tiểu học và 1 trường mẫu giáo, các điểm trường mầm non tại thôn bản hiện nay đang học tại nhà cộng đồng thôn bản, với tổng số học sinh khoảng 1390 em, tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 88,7%, tốt nghiệp tiểu học đạt 98%.
Các công trình trường học ngày càng được củng cố nâng cấp và xây dựng mới khang trang ngói hoá tường xây. Đồ dùng phục vụ cho dạy và học được cấp trên quan tâm chu đáo như trang thiết bị thí nghiệm, tài liệu sách vở, bàn ghế đúng theo quy định của ngành, bảng chống loá. Đội ngũ Ban giám hiệu các trường và giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề. Do đó kết quả học tập ngày càng được nâng lên, số lượng học sinh giỏi các cấp, học sinh tiên tiến năm sau cao hơn năm trước. Sự nghiệp giáo dục đã được quan tâm đúng mức, mối liên kết chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội được gắn kết.
d) Y tế
Trên địa bàn xã hiện có 1 trạm y tế tại trung tâm xã. Thường xuyên làm tôt công tác dự phòng, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, triển khai đầy đủ các chương trình y tế Quốc gia, giám sát theo dõi dịch tể có biện pháp phòng trừ kịp thời do đó không có dịch bệnh xảy ra, hàng năm triển khai tốt công tác nhuộm màn, vệ sinh môi trường, thôn bản, xóm làng. Xã đã thực hiện tốt các chương trình tiêm chủng y tế mở rộng tiêm phòng cho trẻ em trong độ tuổi, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 20% từ năm 2007 và giảm dần cho những năm tiếp theo.
Sự nghiệp Y tế- Dân số gia đình và trẻ em: Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo QĐ 139/CP. Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em từ 1-6 tuổi tiêm 6 loại vacxin. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em xuống 2,8%, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,58%.
e) Văn hoá thông tin
Trong lĩnh vực văn hoá – thông tin đã đạt được nhiều thành tựu tích cực. Trình độ dân trí, đời sống tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, công tác xoá đói giảm nghèo được triển khai có hiệu quả làm thay đổi cơ bản của nông thôn trên địa bàn xã.
Là xã có bề dày truyền thống về hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, trong những năm qua phong trào văn hoá văn nghệ được nhân dân ủng hộ và tham gia tích cực. Phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá thường xuyên được quan tâm. Hiện nay xã có 1,91 ha đất văn hoá tại các thôn trong xã.
Xã đã tăng cường công tác đưa thông tin về cơ sở, tăng thời lượng phát thanh bằng tiến dân tộc, duy trì phát thanh vào các ngày chợ thu hút được 118,8 nghìn lượt người nghe và xem. Tăng số giờ phát thanh theo chương trình địa phương, tiếp âm Đài tiếng nói Việt Nam, đài huyện và tỉnh.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Chi Khê là một xã khó khăn, kinh tế chậm phát triển, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn (chiếm 85,32% ). Từ khi có chương trình 134, Chi Khê là một trong các xã được chương trình hỗ trợ nhiều nhất trên địa bàn huyện. Vì thế chúng tôi tiến hành chọn xã Chi Khê làm điểm nghiên cứu.
Trong xã chúng tôi tiến hành chọn 3 bản làm điểm nghiên cứu, đó là : Bản Lam Khê, bản Thuỷ Khê và bản Liên Đình. Bởi vì các bản này tập trung đồng bào dân tộc Thái sinh sống, trình độ dân trí chưa cao, phong tục tập quán lạc hậu, kinh tế chậm phát triển. Mặt khác, các bản này được hỗ trợ nhiều nhất từ chương trình 134 trong các bản của xã, là nơi tập trung nhiều hộ nghèo nhất.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu
3.2.2.1 Thông tin thứ cấp
Nơi thu thập số liệu
Nội dung thông tin
Internet, sách, giáo trình
Thông tin về nội dung chương trình 134 và cơ sở lý luận về phát triển nông thôn, đặc điểm của miền núi, dân tộc, đói nghèo.
UBND xã Chi Khê
Các thông tin về tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá và nội dung chương trình 134 tại xã.
3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
- Điều tra phỏng vấn
Là phương pháp thu thập thông tin từ một nhóm người hoặc cá nhân thông qua đàm thoại có mục đích, phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong đề tài, các thông tin, số liệu trong đề tài chủ yếu lấy từ việc phỏng vấn điều tra hộ nông dân và những người chủ chốt.
+ Phỏng vấn trực tiếp hộ
Trước khi tiến hành phỏng vấn chúng tôi tiến hành lập các danh mục các câu hỏi, các nội dung cần thu thập thông qua các bảng câu hỏi. Trong đó chúng tôi đưa ra các câu hỏi đóng, câu hỏi mở với đầy đủ các nội dung cần thiết phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
+ Phỏng vấn những người lãnh đạo, những người chủ chốt:
Cán bộ lãnh đạo, những người chủ chốt là những người có kinh nghiệm, nắm giữ các thông tin, số liệu của các bản; là những người tham gia tích cực trong thực địa và đó là những người am hiểu nhất về lĩnh vực chúng tôi quan tâm.
- Phương pháp quan sát:
Trên cơ sở thông tin thứ cấp được cung cấp, chúng tôi tiến hành đi khảo sát thực tế để quan sát, so sánh với những thông tin thu thập được để có cơ sở phân tích, đánh giá các chỉ tiêu phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý chủ yếu bằng phần mềm EXCEL
Đề tài đó sử dụng phương pháp phân tích như sau:
- Phương pháp thống kê và phân tích kinh tế về mức thu nhập, nguồn vốn... của các hộ nông dân
- Phương pháp so sánh dùng để so sánh kế hoạch với thực hiện của các hạng mục nhà ở, nước sinh hoạt, đất sản xuất; so sánh các chỉ tiêu thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, rừng trước và sau khi có Chương trình 134.
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu dùng cho nghiên cứu đề tài
- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất kinh doanh của hộ
+ Bình quân đất đai/người: Tổng diện tích đất tự nhiên/ tổng nhân khẩu
+ Bình quân lao động/hộ: tổng số lao động/ tổng số hộ
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thu nhập
+ Thu nhập bình quân/ hộ: Tổng thu nhập/ tổng số hộ
+ Thu nhập bình quân đầu người/ năm: Tổng thu nhập/ tổng số người
Hệ thống chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch
+ Số lượng nhà được hỗ trợ/ tổng số nhà cần hỗ trợ
+ Số lượng công trình nước sinh hoạtđược hỗ trợ/ tổng số công trình NSH cần hỗ trợ
PHẦN IVKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng tình hình kinh tế ở Chi Khê trước khi có Chương trình 134
4.1.1 Tình hình kinh tế chung tại xã trước khi có trương trình 134
4.1.1.1 Thực trạng thu nhập chia theo nhóm hộ
Thực trạng về thu nhập của người dân tại xã Chi Khê được thể hiện cụ thể thông qua thu nhập bình quân đầu người của các nhóm hộ trong xã. Theo số liệu điều tra của ban thống kê xã, thu nhập bình quân / người/ năm của các nhóm hộ năm 2004 cho là: hộ nghèo trung bình là 934 nghìn/người/năm, hộ trung bình có thu nhập 1057 nghìn/ người/ năm và hộ khá là 1265 nghìn/ người/ năm ( nguồn: Ban thống kê xã )
Đồ thị 4.1 Thu nhập bình quân/người/năm chia theo nhóm hộ
Qua đồ thị 4.1 cho thấy thu nhập của các nhóm hộ trong xã không cao, cụ thể thấp hơn mức cao nhất với chuẩn nghèo được công bố năm 2004 là 26 nghìn/ người/ năm vì tiêu chuẩn nghèo là dưới 80 nghìn đồng/người/tháng tương đương 960 nghìn /người/năm. Qua đó cho ta thấy thu nhập bình quân đầu người / năm tại xã Chi Khê thấp so với mức thu nhập bình quân đầu của cả nước ( năm 2004 thu nhập bình quân đầu người của cả nước là 5,4 triệu đồng).
4.1.1.2 Cơ cấu nhóm hộ, nhân khẩu tại xã
Hiện nay cơ cấu các nhóm hộ trong xã được chia làm 3 nhóm chính đó là các hộ nghèo, các hộ trung bình và các hộ khá trở lên. Sự phân chia này dựa trên tiêu chuẩn đánh giá các hộ nghèo của hộ dân thuộc khu vực nông thôn, miền núi của Bộ lao động thương binh xã hội.
Theo số liệu thống kê của xã năm 2004 tổng số hộ trong xã có 1009 hộ với 3465 nhân khẩu, trong đó số hộ nghèo trong xã là 424 hộ chiếm 42%, số hộ có thu nhập trung bình là 512 hộ chiếm 51% và số hộ khá trở lên là 73 hộ chiếm 7% (Nguồn: ban thống kê xã). Thực tế trên phản ánh tình hình khó khăn của nơi đây, là một xã miền núi, có địa hình giao thông không thuận lợi và cách khá xa khu trung tâm nên người dân ở đây có nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Đồ thị 4.2 Cơ cấu nhóm hộ chia theo mức sống trong xã Chi khê
Số nhân khẩu trong xã là 3465 nhân khẩu trong đó hộ nghèo là 1975 nhân khẩu chiếm 57%, hộ trung bình có 1403 nhân khẩu chiếm 40,5% dân số và hộ khá trở lên là 87 người chiếm 2,5% dân số trong xã (Nguồn: ban thống kê xã) cụ thể cơ cấu nhân khẩu chia theo nhóm hộ được thể hiện qua đồ thị sau:
Đồ thị 4.3 Cơ cấu nhân khẩu chia theo nhóm hộ trong xã
Có thể thấy các hộ nghèo trong xã chiếm 42% nhưng lại chiếm tới 57% số nhân khẩu, các hộ trung bình trong xã chiếm 51% với 40% tổng dân số và các hộ khá trở lên là 7% nhưng chỉ chiếm 3% dân số. Qua 2 đồ thị trên ta thấy mối liên quan giữa mức sống và dân số, có trái ngược trong các hộ dân tại xã trước đây đó là các hộ có thu nhập thấp thì lại có số nhân khẩu nhiều và các hộ có thu nhập cao lại có nhân khẩu ít.
Nghiên cứu ảnh hưởng từ nhân khẩu và cơ cấu nhân khẩu chia theo nhóm hộ nhằm đánh giá tính phù hợp khi triển khai trương trình 134 vào các hộ dân tại xã, khi tiến hành triển khai chương trình này ta có thể thấy đối tượng phù hợp nhất là những hộ nông dân có thu nhập thấp nhưng tùy vào điều kiện khác nhau mà chương trình có những hỗ trợ khác nhau, điều này đòi hỏi tính linh hoạt trong hoạt động triển khai chương trình 134. Tuy nhiên khi triển khai chương trình, do hoạt động quản lý nguồn vốn nhằm tránh thất thoát nên giữa các hộ có thu nhập thấp khác nhau nhưng lại không được hỗ trợ khác nhau mà được hỗ trợ theo một cách chung với mức cụ thể được xác định trước.
4.1.1.3 Cơ cấu nhóm hộ chia theo ngành
Cơ cấu nhóm hộ chia theo ngành của xã có sự thay đổi giữa các ngành, có thể thấy nhóm hộ khá thu nhập cao thì ngoài các hộ có ngành nghề như chăn nuôi và kết hợp thì đây còn có các hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Các hộ có thu nhập trung bình chiếm đa số là kết hợp chiếm 43,55% và các hộ trồng trọt chiếm 30,08%, các hộ nghèo trong xã là những hộ ở các ngành nghề khác nhau tuy nhiên có thể thấy ở đây, các hộ trung bình và khá hoàn toàn không có hộ nào nằm trong nhóm hộ kinh doanh và làm nghề tiểu thủ công nghiệp.
Bảng 4.1 Cơ cấu nhóm hộ chia theo ngành
TT
Chỉ tiêu
Hộ khá
Hộ trung bình
Hộ nghèo
SL (Hộ)
CC (%)
SL (Hộ)
CC (%)
SL (Hộ)
CC (%)
I
Tổng số hộ
73
100
512
100
424
100
1
Trồng trọt
13
17,81
154
30,08
136
32,08
2
Chăn nuôi
20
27,40
57
11,13
53
12,50
3
Lâm nghiệp
13
17,81
78
15,23
102
24,06
4
TTCN
2
2,74
0,0
0,0
5
TM-DV
4
5,48
0,0
0,0
6
Kết hợp
21
28,77
223
43,55
133
31,37
(Nguồn: Ban thông kê xã)
Nguồn thu nhập của các hộ nông dân từ các ngành khác còn rất hạn chế. Ngành tiểu thủ công nghiệp chưa hình thành, ngành thương mại dịch vụ chưa có._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36. luanvancuadai(IN).doc