LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi bước vào hoạt động kinh doanh đều vì mục tiêu lợi nhuận, lợi nhuận luôn là mục đích cuối cùng cần đạt được. Lợi nhuận không chỉ là chi tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà nó còn phản ánh khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, lợi nhuận là vấn đề được đặt ra hàng đầu.
Chúng ta đang sống trong thế
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2006-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỷ 21, thế kỷ mở cửa và hội nhập, khi thị trường các quốc gia là một, các ngân hàng không phải chỉ cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài nhiều kinh nghiệm hơn, phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn. Tác động khi gia nhập WTO đến nền kinh tế nước ta là vô cùng lớn, và nó được thể hiện trên hai khía cạnh là: Cơ hội và thách thức. Chúng ta cần phải có những giải pháp giảm thiểu bất lợi khai thác tối đa cơ hội của nó. Đây là gánh nặng đặt lên đôi vai của toàn nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng. Vì vậy bài toán lợi nhuận càng trở nên khó khăn hơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là vấn đề cấp thiết của ngân hàng
Trong quá trình thực tập tại NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội, em đã có điều kiện đi sâu tìm hiểu thực trạng thu nhập và chi phí từ đó rút ra kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại của ngân hàng, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Trần Thị Nga và sự giúp đỡ tận tình của phòng kế hoạch tổng hợp NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội thông qua đề tài: “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2006-2008”
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề tốt nghiệp tập chung nghiên cứu tình hình thu – chi, kết quả kinh doanh, rút ra được những tồn tại, từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao và hoàn thiện kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ lý luận cơ bản về NHTM và tình hình thu – chi, kết quả kinh doanh của NHTM
Phân tích thực trạng thu- chi, kết quả kinh doanh tại NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Tìm kiếm và đưa ra hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm tăng thu giảm chi nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để phân tích thực trạng thu chi của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Bố cục chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài chia làm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về NHTM và cơ chế tài chính của NHTM
Chương 2: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tài chính của NHNo &PTNT chi nhánh nam Hà Nội
Chương 3: Một số đề xuất, kiến nghị giúp ngân hàng thực hiện tốt hơn công tác hoạt động tài chính
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHTM VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA NHTM
1.1 Tổng quan về NHTM
1.1.1 Khái niệm
NHTM là một trung gian tài chính có vị trí quan trọng nhất, là bộ phận hợp thành hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trường. Nó hoạt động theo định chế tổ chức tài chính của nền kinh tế thị trường. Nó hoạt động theo định chế tổ chức tài chính mang tính tổng hợp có chức năng dẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn nhằm tạo điều kiện cho đầu tư phát triển kinh tế. Ngân hàng huy động vốn dưới nhiều hình thức và tiến hành cho vay các đối tượng có nhu cầu (Giáo trình ngân hàng tài chính của học viện ngân hàng)
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Chính hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mà ngân hàng chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội, chính trị, tâm lý… Ngân hàng có mối quan hệ rộng lớn với nhiều khách hàng bao gồm các doanh nghiệp, các hộ gia đình, các cá nhân hoạt động nhiều lĩnh vực khác nhau. NHTM là loại hình ngân hàng quan trọng trong nền kinh tế, có số lượng đông đảo nhất, quy mô tài sản lớn nhất…
Như vậy ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chủ yếu hoạt động bằng cách thu hút vốn thông qua những khoản tiền gửi của khách, tiền gửi tiết kiệm và các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Sau đó, ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để cho vay, chủ yếu là cho vay thương mại ngắn, trung, dài hạn. Đây là trung gian tài chính lớn nhất ở bất kỳ quốc gia nào, là nơi mà các tổ chức, đơn vị và cá nhân thường xuyên giao dịch nhất, với đa dạng các loại hình tổ chức và sở hữu như: Ngân hàng thương mại quốc doanh (Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam…) Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM cổ phần quân đội, NHTM cổ phần Hàng Hải..) Ngân hàng liên doanh hay các chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1.1.2 Đặc trưng hoạt động kinh doanh của NHTM
Ngày nay trên thế giới hiện đại, hoạt động môi giới của các tổ chức chính trị trên thị trường tài chính ngày càng phát triển về quy mô và số lượng, hoạt động đa dạng và phong phú, đan xen lẫn nhau. Người ta có thể phân biệt ngân hàng với các tổ chức tài chính qua các đặc điểm sau:
- NHTM là các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ khác liên quan đến tiền tệ. Đây là điểm cơ bản nhất, phân biệt kinh doanh ngân hàng với lĩnh vực kinh doanh khác và là đặc điểm nói lên tính đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo cơ chế thị trường
- Hoạt động kinh doanh ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro. Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng: Các ngân hàng tạo cơ hội thu lợi nhuận cho mình bằng cách vay ngắn hạn lãi suất thấp để cho vay dài hạn với lãi suất cao, do đó có sự lầm tưởng hoạt động ngân hàng không gặp rủi ro. Thực chất hoạt động ngân hàng gặp rủi ro rất cao. Điều đó được thể hiện rất rõ trong trường hợp: Nếu khách hàng không trả được nợ khi đến hạn khi đó sẽ khiến ngân hàng gặp rủi ro tín dụng, hay rủi ro thanh khoản nếu ngân hàng không có khả năng thanh toán cho khác hàng
- Hoạt động kinh doanh của ngân hàng mang tính hệ thống cao, chịu sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước. Tình hình hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, ngoài việc chịu sự giám sát của nhà nước, hoạt động của ngân hàng phải duy trì tính ràng buộc về kỹ thuật, về nghiệp vụ trên phạm vi ngày càng rộng, mà còn bởi nhu cầu phải hỗ trợ nhau giữa các ngân hàng về thanh khoản, vốn kinh doanh, chia sẻ rủi ro để đảm bảo an toàn cho bản thân, cho hệ thống nền kinh tế
Chức năng của NHTM
- Chức năng làm thủ quỹ chi xã hội
Thực hiện chức năng này NHTM nhận tiền gửi của các cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp, giữ tiền gửi cho khách hàng của mình, đáp ứng nhu cầu rút tiền và chi tiền của họ
Chức năng này đã có ngay trong thời kỳ sơ khai của hoạt động ngân hàng xuất phát từ nhu cầu muốn đảm bảo an toàn cho tài sản và mong muốn tích lũy giá trị của công chúng và các doanh nghiệp, cá nhân ngày càng lớn, ngân hàng đã nhận tiền gửi của khách hàng và trả lãi tiền gửi cho khách hàng. Trong trường hợp này ngân hàng giữ vai trò là thủ quỹ của các khách hàng
Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng cao, tích lũy của doanh nghiệp, cá nhân ngày càng lớn, cộng thêm nhu cầu phát sinh lời càng làm chức năng trung gian tài chính của ngân hàng phát huy tác dụng. Nó đem lại lợi ích cho ngân hàng và khách hàng
Chức năng trung gian tài chính
Với sự ra đời của NHTM, phần lớn các khoản chi trả về hàng hóa dịch vụ của xã hội được thực hiện thông qua ngân hàng với những hình thức thích hợp, thủ tục đơn giản và kỹ thuật ngày càng trở nên hiện đại. Trước kia khi đi mua sắm hàng hóa mọi người bắt buộc phải mang theo tiền mặt thì mới có thể mua được hàng hóa, nhưng giờ đây thì không cần thiết họ hoàn toàn có thể thanh toán bằng thẻ ATM, rất nhanh gọn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, không sợ bị mất tiền trong quá trình sử dụng. Trong trường hợp này thì ngân hàng đóng vai trò là trung gian tài chính giữa khách hàng với nhà cung cấp hàng hóa. Nhờ tập trung công việc thanh toán của xã hội vào ngân hàng, nên việc giao lưu hàng hóa, dịch vụ trở nên thuận tiện nhanh chóng, an toàn tiết kiệm hơn.
Ngoài ra do thực hiện chức năng thanh toán, NHTM có điều kiện huy động tiền gửi xã hội, tạo nguồn vốn cho vay và đầu tư, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Chức năng tín dụng
Với chức năng này ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay
NHTM thu hút khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, gồm tiền gửi của doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, cơ quan nhà nước, mặt khác nó dùng chính số tiền đó cho vay đối với những người có nhu cầu. Có thể nói NHTM là một chung gian tài chính tín dụng quan trọng trong xã hội, điều chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho các tầng lớp dân cư
Thông qua việc đi vay và cho vay NHTM có được nguồn chủ lực, không những đủ sức duy trì bộ máy hoạt động, mà còn đảm bảo sự phát triển không ngừng của bản thân ngân hàng
Vai trò của NHTM
Với các chức năng trên, NHTM có vai trò rất quan trọng:
Thúc đẩy phát triển của sản xuất lưu thông hàng hóa
Thông qua hệ thống ngân hàng mà tiền tiết kiệm của XH được huy động vào quá trình vận động của nền kinh tế, vào quá trình sử dụng, phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống XH. Thông qua đó người gửi tiền cũng được nhận một khoản tiền lãi tương ứng với số tiền mình đã gửi. Ngoài ra, với vai trò trung gian thanh toán, các NHTM đã đẩy nhanh quá trình thanh toán cho cá nhân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời qua đó, ngân hàng cũng giám sát được các hoạt động kinh tế, biết được mức độ giàu có của người dân, góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo sự ổn định cho đời sống kinh tế xã hội.
Thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW
NHTW có nhiệm vụ thực hiện chính sách tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô, đặc biệt là ổn định kinh tế. Phần lớn các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của NHTM chỉ được thực thi có hiệu quả với sự hợp tác tích cực và hiệu quả của các NHTM, từ việc chấp hành quy chế bắt buộc, quy chế thanh toán không dùng tiền mặt, đến nâng cao hiệu quả cho vay và đầu tư
Nối giữa thị trường tài chính quốc gia và quốc tế
Ngân hàng là ngành kinh tế tổng hợp, nhạy cảm với mọi biến động của nền kinh tế, chính trị xã hội, NHTM cũng là nơi dễ dàng trao đổi nhanh chóng tiếp cận được vơi những biến đổi mạnh mẽ trên thế giới. Trong xu thế toàn cầu hóa thị trường tài chính thế giới, ngân hàng với vai trò là cầu nối giữa thị trường tài chính nội địa với thị trường khu vực thế giới là không thể thiếu. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay các mối quan hệ không chỉ bó hẹp trong phạm vi các quốc gia mà mở rộng ra phạm vi toàn thế giới. Quan hệ kinh tế quốc tế rất đa dạng phức tạp, hoạt động thanh toán quốc tế cũng chứa đựng nhiều rủi ro, Vì vậy hơn bao giờ hết, vai trò của NHTM càng trở nên quan trọng.
Cơ chế tài chính của NHTM
Cơ chế tài chính của NHTM
NHTM là định chế tài chính kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Theo nghị định 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về chế độ tài chính của các tổ chức tín dụng trong đó có NHTM :” Các tổ chức tín dụng tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật, và các tổ chức tín dụng phải thực hiện công khai tài chính”.
Xuất phát từ cơ chế điều hòa vốn, các NHTM thực hiện hạch toán hệ thống, trong đó hội sở chính chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh của toàn hệ thống, các chi nhánh là các đơn vị hạch toán nội bộ, chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của mình và kết quả kinh doanh của mình.
Hoạt động tài chính NHTM theo nguyên tắc lấy thu bù chi, nếu kinh doanh có lãi thì sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, số còn lại được trích lập các quỹ theo luật định. Ngược lại, nếu lỗ thì NHTM chịu trách nhiệm về khoản lỗ trên cơ sở điều hòa kết quả kinh doanh của toàn hệ thống đảm bảo hoạt động đều trong cả hệ thống
Niên độ tài chính của NHTM bắt đầu từ 01/01 đến ngày 31/12 mỗi năm. Mọi khoản thu nhập, chi phí phải được hạch toán hết trong năm tài chính. Cuối năm, ngân hàng xác định kết quả kinh doanh một lần, tuy nhiên để có tạm trích và trả lương cho cán bộ thì hàng quý. NHTM tạm tính kết quả hoạt động kinh doanh theo kế hoạch lợi nhuận. Cuối năm, sau khi xác định kết quả kinh doanh chính thức sẽ thanh toán phần tạm chi lương và tạm trích các quỹ
Hàng năm, hoạt động tài chính của NHTM phải được kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập.
Nhìn chung, nghị định 166 đã quy định khá đầy đủ về chế độ tài chính cho các tổ chức tín dụng. Nghị định đảm bảo được sự quản lý chặt chẽ của nhà nước trong lĩnh vực tài chính, đồng thời xác lập tư cách tự chủ trong kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng sẽ tự quyết định, tự đề ra phương hướng hoạt động kinh doanh sao cho hiệu quả, đảm bảo hài hòa lợi ích của mình và của khách hàng, đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật do chính phủ ban hành.
Các khoản thu nhập chi phí của NHTM
Các khoản thu nhập:
Doanh thu của NHTM được hình thành từ thu lãi cho vay, đầu tư, từ kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, dịch vụ thanh toán.
Nội dụng các khoản thu của NHTM ngày càng đa dạng phức tạp:
Thu từ hoạt động nghiệp vụ
Đây là các khoản thu chủ yếu, thường xuyên của các NHTM. Khi thực hiện các nghiệp vụ của mình, NHTM cung cấp cho nền kinh tế các dịch vụ tiện ích đổi lại ngân hàng nhận được khoản thu:
Thu từ hoạt động tín dụng:
+ Thu lãi cho vay: Do hoạt động tín dụng luôn luôn tiềm ẩn rủi ro, nên không phải lúc nào cũng có thể xác định được chính xác nguồn thu từ hoạt động này
+ Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh: Bảo lãnh là việc ngân hàng dùng uy tín, nguồn lực của mình để đảm bảo cho khách hàng thực hiện công việc của họ như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán….Thông qua hoạt động này, ngân hàng cũng thu được phí, tuy nhiên đây cũng là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro.
+ Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính: Là hình thức tín dụng rất tiện ích cho những doanh nghiệp còn non yếu về vốn. Hình thức này còn mới mẻ với Việt Nam, hoạt động chưa được thực sự sôi động do vậy thu nhập từ hoạt động này còn chiếm tỉ trọng nhỏ
+ Thu khác về hoạt động tín dụng: Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
+ Thu lãi tiền gửi: Khoản thu này có được do lượng tiền gửi hàng tháng ở NHNN và TCTD khác. Do mục đích của việc gửi tiền là để đảm bảo dự trữ bắt buộc và mục đích thanh toán nên tỷ trọng của khoản thu này là rất nhỏ
Thu từ hoạt động khác
Ngày nay hoạt động của các ngân hàng rất đa dạng, theo xu thế ngân hàng đa năng, cung cấp danh mục rất đa dạng, phục vụ các nhu cầu luôn luôn thay đổi của khách hàng. Dó đo các khoản thu từ hoạt động khác cũng rất đa dạng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn dần
+ Thu lãi góp vốn mua cổ phần, hùn vốn liên doanh: Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp và cũng được tham gia góp vốn mua cổ phần theo một tỉ lệ nhất định. Góp vốn mua cổ phần sẽ được tham gia góp vốn liên doanh: Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp và cũng được tham gia góp vốn mua cổ phần theo một tỉ lệ nhất định. Góp vốn mua cổ phần sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng nếu ngân hàng đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có nhiều triển vọng. Để đạt được điều này đòi hỏi ngân hàng phải có sự phân tích đánh giá kỹ tiềm năng của đối tác trước khi quyết định hùn vốn hay mua cổ phần. Đây cũng là hoạt động làm đa dạng hóa danh mục các khoản thu cho ngân hàng
+ Thu lãi từ tham gia thị trường tiền tệ: Thị trường tiền tệ là nơi trao đổi mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn ( dưới 1 năm ). Các hàng hóa trên thị trường này có tính thanh khoản cao, rủi ro thấp, do đó lãi suất thấp. Đây là thị trường quan trọng để tài trợ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp và chính phủ
+ Thu từ kinh doanh vàng bạc đá quý, ngoại tệ: Kinh doanh vàng bạc ngoại tệ trên thị trường, phục vụ tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng như các hoạt động trong nền kinh tế. Các hình thức kinh doanh ngoại tệ chủ yếu là mua bán ngoại tệ chủ yếu là mua bán ngoại tệ, chuyển đổi ngoại tệ, bảo quản chứng từ có giá trị ngoại tệ.
Ngoài ra, một số hoạt động khác cũng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng như:
+ Thu từ nghiệp vụ ủy thác, đại lý: Dịch vụ ủy thác cho cá nhân như quản lý tài sản theo di chúc, quản lý ủy thác điều hành tài sản theo hợp đồng: Dịch vụ ủy thác đại lý và các tổ chức từ thiện, các tổ chức khác như đẩy mạnh việc nghiên cứu, trợ giúp các trường hợp, trợ cấp học bổng cho sinh viên, nhận ủy thác cho các tổ chức xã hội.
+ Thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm: Các dịch vụ bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm nhà, đồ dùng trong gia đình …….
+ Thu từ hoạt động tư vấn: Tư vấn là dịch vụ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết và cung cấp cho bên được tư vấn những trợ giúp. Những trợ giúp này tập trung vào việc xác định và phân tích các vấn đề cần giải quyết, kiến nghị các giải pháp, và nếu được có thể yêu cầu thực hiện các giải pháp trong quá trình thực hiện nó. Các dịch vụ chủ yếu do ngân hàng cung cấp: Dịch vụ điều tra và đánh giá tình hình tài chính của công ty, quản lý thanh khoản và vốn lưu động, phân tích thẩm định dự án đầu tư….
+ Thu từ dịch vụ khác: Dịch vụ quản tài sản, cho thuê két sắt, dịch vụ cầm đồ..
Tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động khác trong tổng thu của ngân hàng ở các nước khác nhau. Ở nước ta phát triển thì nguồn thu này chiếm tỷ trọng lớn hơn ở các nước đang phát triển. Ngân hàng nào mà tỉ trọng nguồn thu này lớn chứng tỏ ngân hàng đó có uy tín và vị thế cao trên thị trường.
Các khoản chi phí
Chí phí NHTM gồm các khoản chi trả tiền gửi, trả lãi tiền vay, chi kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, chi quản lý…Trong đó trả tiền lãi, tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Mỗi khoản chi phí có tính chất vai trò khác nhau.
Nội dung các khoản chi phí
Chi phí của ngân hàng rất đa dạng và phức tạp, xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của ngân hàng và tính chất vô hình của sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Việc ngân hàng xác định mức hợp lý chi phí rất quan trọng và cũng là một công việc rất khó khăn, vì nó ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Chi phí ngân hàng gồm nhóm chính sau:
+ Chi phí hoạt động kinh doanh
Đây là nhóm chính thường xuyên, chiếm tỷ trọng lớn gắn liền với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
+ Chi hoạt động huy động vốn: Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là đi vay và cho vay. Chi cho hoạt động huy động vốn là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất, bao gồm chi trả tiền lãi vay, lãi phát hành giấy tờ có giá.
+ Chi trả lãi tiền gửi: Là khoản tiền mà ngân hàng phải bỏ ra để sử dụng nguồn vốn từ người gửi tiền. Để huy động được nguồn vốn lớn. các ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất nhằm thu hút được khách hàng, lãi suất huy động cao giúp ngân hàng huy động khối lượng vốn lớn. Tuy nhiên sức ép về chi phí cũng là nguyên nhân gây đau đầu cho các ngân hàng, nhất là hiện nay, cơ chế lãi suất thỏa thuận đang được áp dụng, các ngân hàng đang phải chay đua lãi suất để thu hút khách hàng. Thực ra đây là khoản chi khó có thể giảm bớt bởi huy động vốn là nòng cốt, là cơ sở để ngân hàng phát triển các nghiệp vụ bên tài sản có
+ Chi trả lãi tiền vay: Là khoản tiền mà ngân hàng trả khi vay vốn của NHTW hay TCDT khác để tạo khả năng thanh toán cho mình . Do lãi suất của các khoản vay thường cao nên các ngân hàng cũng hạn chế sử dụng nguồn vốn này, chỉ khi nào cần thiết mới đi vay.
+ Phát hành giấy tờ có giá: Cũng là hình thức huy động vốn trên thị trường, tuy nhiên, đây không phải hình thức các NHTM thường xuyên sử dụng. Do đó chi phí cho việc chi trả phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng nhỏ.
+ Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Gồm các khoản chi như về cước phí bưu điện, vận chuyển bốc xếp tiền, kiểm đếm bảo vệ…
+ Chi về tài sản
+ Chi cho hoạt động khác
Chi nộp thuế: Ngân hàng cũng là doanh nghiệp nên hoạt động cũng phải tuân theo luật của doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Các loại thuế gồm: Thuế môn bài, thuế sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Các loại thuế như cầu phí cầu đường, phí sân bãi.
Chi lương: Đây là khoản chi thường xuyên và có vai trò quan trọng, lương có xứng đáng với nhân viên thì mới có thể giữ được những người lao động có khả năng và năng lực làm việc tốt. Nếu ngân hàng trả lương không xứng đáng với người lao động làm cho người lao động không có hứng thú khi làm việc trong ngân hàng, ngân hàng sẽ mất đi những người tài giỏi.
Chi hoạt động quản lý và công cụ: Khoản chi này chiếm tỷ trọng không lớn đó là khoản chi cho những thú cần thiết trong hoạt động kinh doanh như chi về vật liệu giấy tờ in, chi phí công tác …
Chi dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng: Hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn những rủi ro, nhất là lĩnh vực nhạy cảm như hoạt động kinh doanh ngân hàng. Việc lập dự phòng rủi ro là hết sức quan trọng, cần thiết
+ Chi bất thường: Là khoản chi đột suất ngoài dự tính
1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của NHTM
Nâng cao lợi nhuận là điều mà bất cứ tổ chức kinh doanh nào cũng muốn đạt được. Ngày nay, khi môi trường kinh doanh trở nên khắc nghiệt thì việc tăng lợi nhuận càng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng bởi các hoạt động của ngân hàng bị chi phối bởi nhiều nhân tố khác nhau. Các nhân tố này có thể chia thành hai nhóm: Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan
Bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào khi đi vào hoạt động cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Các nhân tố này luôn hiên hữu cùng với quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các nhân tố rất đa dạng và chúng được chia thành hai nhóm
Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô như môi trường kinh tế, chính trị văn hóa xã hội, môi trường pháp luật, công nghệ… Sự tác động của nhân tố này là tác động hai chiều. Nếu nền kinh tế đang ở giai đoạn phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP, GNP tăng đều đặn và ổn định qua các năm sẽ tạo cơ hội cho ngân hàng, ổn định kinh tế, quy mô đầu tư tăng, nhu cầu vay vốn nhiều, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập tăng lên làm cho tiết kiệm cũng tăng lên, nguồn vốn gửi vào ngân hàng cũng tăng lên. Hoặc khi có sự thay đổi trong chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Nếu thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, các ngân hàng phải tăng dự trữ bắt buộc vốn sử dụng cho vay giảm, cơ hội kinh doanh giảm sút… Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ khoa học kỹ thuật, công nghệ để phục vụ cho ngân hàng ngày càng hiện đại, giúp ngân hàng xử lý các thông tin nhanh chóng an toàn tiện lợi, tạo điều kiện cho nhiều sản phẩm dịch vụ mới ra đời. Tuy nhiên công nghệ mới ra đời làm cho công nghệ hiện hữu trở nên lỗi thời, ngân hàng phải đổi mới công nghệ thường xuyên. Điều này sẽ gây áp lực cho ngân hàng về vấn đề chi phí.
Các nhân tố thuộc môi trường vi mô cũng hết sức quan trọng như đối thủ canh tranh, sản phẩm thay thế… Trước đây, khi người ta chưa mở cửa hội nhập và cũng chưa đa dạng hóa loại hình sở hình sở hữu các NHTM chiếm vị trí độc tôn. Ngày nay cũng với sự thay đổi trong chính sách nhiều loại hình ngân hàng ra đời (NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài…) gây sức ép cạnh tranh lớn. Như vậy “Chiếc bánh thị trường bị chia nhỏ” hoạt động kinh doanh không còn thuận lợi như trước nữa. Chưa kể những lợi thế về quy mô, kinh nghiệm, công nghệ …Của các ngân hàng nước ngoài. Đồng thời nước ta đã cho phép các tổ chức khác hoạt động như ngân hàng, vì thế các dịch vụ của nó cũng có tác dụng như các dịch vụ của ngân hàng, chẳng hạn như bên cạnh hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn có các sản phẩm bảo hiểm của công ty bảo hiểm, hay tiết kiệm bưu điện của ngành bưu điện.
Tóm lại, sự biến động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, tạo điều kiện cho ngân hàng thuận lợi trong hoạt động kinh doanh cũng như sẽ gây những khó khăn, đe dọa hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải phát huy những yếu tố tích cực cũng như hạn chế những điểm bất lợi để hoạt động của mình có hiệu quả tốt nhất.
Nhân tố chủ quan
Nếu nhân tố khách quan là những nhân tố phụ thuộc vào môi trường bên ngoài, tồn tại khách quan, ngân hàng không thể tác động thay đổi được, thì nhân tố bên chủ quan là những nhân tố bên trong, thuộc về bản thân ngân hàng bao gồm: Nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức, sản phẩm dịch vụ…
Nguồn lực tài chính của ngân hàng được xem xét dựa trên các yếu tố như quy mô chủ sở hữu ( ngân hàng lớn có quy mô chủ sở hữu lớn, hoạt động sẽ an toàn hơn), quy mô kết cấu tài sản, kết cấu nguồn vốn có hợp lí không, sự hợp lí thể hiện ở tiềm lực tài chính vững mạnh, có tác động tích cực, tạo uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.
Ngoài ra, trong nền kinh tế tri thức ngày nay, nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm. Nếu ngân hàng có đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có khả năng sáng tạo, ý thức thái độ lao động tốt sẽ nâng cao hiệu quả công việc. Để có được đội ngũ cán bộ như vậy đòi hỏi phải có một công tác tuyển dụng nghiêm túc, chặt chẽ đồng thời trong quá trình công tác phải không ngừng nâng cao chuyên môn. Ngân hàng có thể tổ chức các khóa học ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên của mình.
Hoạt động của ngân hàng có đem lại doanh thu cao hay không chủ yếu là do sản phẩm của ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Khách hàng thường quan tâm đến danh mục sản phẩm dịch vụ có đa dạng hóa không, tính năng thế nào, thái độ phục vụ của nhân viên ra sao, công nghệ sử dụng cung ứng sản phẩm dịch vụ có hiện đại không… Vì vậy, để đạt được hiệu quả doanh thu cao nhất, ngân hàng cần có chính sách sản phẩm, xây dựng cơ cấu sản phẩm hợp lý
Tóm lại hoạt động tài chính của ngân hàng chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều nhân tố. Các nhân tố đan xen nhau, tác động ngược chiều nhau, lúc tạo thuận lợi, lúc gây khó khăn, ngân hàng cần nắm bắt được các nhân tố này để có biện pháp kịp thời đảm bảo hoạt động diễn ra thuận lợi đạt hiệu quả cao nhất.
Phương pháp phân tích
Để phân tích thống kê hoạt động kinh doanh tại ngân hàng NHNo & PTNT em sử dụng các phương pháp phân tích sau:
1.3.1. Phân tổ thống kê
“Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau”
Phương pháp phân tổ là phương pháp được sử dụng tương đối nhiều trong việc phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng. Vận dụng phương pháp phân tổ thống kê vào việc phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng, em đã phân tổ các hoạt động xuất nhập khẩu của ngân hàng thành các hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu, thanh toán hàng xuất khẩu, hay phân chia hoạt động kinh doanh ngoại tệ thành hoạt động mua, bán ngoại tệ theo các năm khác nhau. Tương tự, chuyên đề cũng vận dụng phương pháp phân tổ để phân loại vốn huy động thành các nguồn khác nhau…Việc phân tổ thống kê là bước cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê, đồng thời nó cũng là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác như phương pháp dãy số thời gian, phương pháp đồ thị, phương pháp hồi quy tương quan…
1.3.2. Phương pháp phân tích dãy số thời gian
“Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian”. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quí, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian
Do gặp khó khăn trong việc tìm số liệu nên chuyên đề chỉ vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích biến động kết quả kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm gần đây nhất là 2006,2007,2008. Việc phân tích thông qua dãy số thời gian được thực hiện chủ yếu thông qua các chỉ tiêu:
-Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời điểm liền nhau, chẳng hạn như tốc độ tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn của chỉ tiêu “thu từ dịch vụ thanh toán và quỹ ngân sách” hay của chỉ tiêu “chi phí” của ngân hàng.
- Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước đó, chẳng hạn, chuyên đề đi vào nghiên cứu tốc độ phát triển liên hoàn của chi phí hay của chỉ tiêu “chi hoạt động vốn”...
- Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn phản ánh tốc độ tăng (giảm) ở thời gian i so với thời gian i-1, chẳng hạn: chuyên đề đi vào phân tích tốc độ tăng liên hoàn của chỉ tiêu “chi hoạt động huy động vốn”, “chi hoạt đông thanh toán và ngân quỹ”
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006-2008
Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Hơn tám năm đi vào hoạt động, NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã gặp không ít những khó khăn nhưng cũng có những thuận lợi nhất định. Cùng với việc khắc phục những khó khăn, ngân hàng đã biết nắm bắt những cơ hội để từ đó đề ra những mục tiêu, bước đi và giải pháp phù hợp. Vì vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã đạt được một số kết quả nhất định.
Nguồn vốn
Năm 2001 Ngân hàng mới khai trương và đi vào hoạt động tại thời điểm đó ngân hàng chưa có thị phần, mối quan hệ với khách hàng gần như không có. Sang năm 2002, tập thể cán bộ chủ chốt của ngân hàng đã đánh giá những khó khăn ổn định, nâng cao năng lực kinh doanh
Hoạt động nguồn vốn là một trong những hoạt động tạo tiền đề, cơ sở cho hoạt động khác, làm sao có được nguồn vốn tăng trưởng ổn định luôn là vấn đề được NHTM quan tâm. Nếu như năm 2001, 2002 lãi suất là công cụ cạnh tranh chủ yếu, cùng với cơ chế lãi suất thỏa thuận ( được áp dụng từ tháng 6/2002), các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn, lôi kéo khách hàng về phía mình. Tuy nhiên sau một thời gian không có hiệu quả, ngân hàng đã chuyển hướng, thay đổi chiến lược bằng cách thêm tính năng tiện ích cho sản phẩm và đã thu được kết quả sau:
Bảng 2.1: Biến động vốn giai đoạn 2006-2008
Chỉ tiêu
năm
Tổng nguồn vốn
(tỷ đồng)
Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn
(tỷ đồng)
Tốc độ phát triển liên hoàn
(%)
Tốc độ tăng liên hoàn
(%)
2006
7952
3514
179,2
79,2
2007
8323
371
104,7
4,7
2008
6994
-1329
-15
-16
Nguồn: Báo cáo tổng nguồn của các năm 2006-2008
Nhìn vào bảng ta thấy được nguồn vốn của ngân hàng không tăng liên tục qua các năm, mà tăng trong năm 2007 và giảm trong năm 2008, Năm 2007 nguồn vốn tăng so với năm 2006 là 3514 tỷ đồng ( tương ứng với 79,2%), sang đến năm 2008 thì tổng nguồn vốn không tăng mà lại giảm so với năm 2007 là 1329 tỷ đồng tương ứng với giảm 16% so với năm 2007, tổng nguồn vốn năm 2008 giảm nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất huy động trong năm giảm làm cho người dân không gửi tiền vào ngân hàng mà đầu tư vào các hoạt động khác để thu được lợi nhuận cao hơn. Tổng nguồn vốn giảm không phải là một thông tin xấu cho ngân hàng, vì tổng nguồn vốn huy động giảm thì chưa ch._.ắc rằng hoạt động của ngân hàng không có hiệu quả mà hoạt động có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào ngân hàng sử dụng nguồn vốn đó ra sao phân chia như thế nào? Có hợp lý hay không. Chính vì thế kết quả trên vẫn là một kết quả đáng mừng mà ngân hàng đã đạt được và để có được kết quả trên, chi nhánh đã thực hiện tổng hợp các biện pháp: Làm tốt công tác thanh toán vốn cho khách hàng, cùng với việc áp dụng chuyển tiền điện tử cho cả nước giúp cho mọi nhu cầu chuyển tiền của khách hàng đều được đáp ứng nhanh chóng, thêm vào đó, chi nhánh đã làm tốt việc mở rộng diện thu tiền mặt tại chỗ cho các khách hàng truyền thống và khách hàng mới. Trong năm, chi nhánh mở thêm một loạt các phòng giao dịch tại các khu dân cư, trung tâm thương mại, đóng vai trò chủ đạo trong việc huy động vốn.
Như vậy ta cũng thấy được sự tăng lên rất nhanh chóng về nguồn vốn của ngân hàng qua các năm. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã tìm được những biện pháp thích hợp trong hoạt động huy động vốn, mang lại sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Năm 2008 ngân hàng lại tiếp tục mở rộng thêm các dịch vụ nhận tiền gửi của mình cho khách hàng có được nhiều sự lựa chọn hơn. Đặc biệt cơ cấu tiền gửi đa dạng gồm tiền gửi tiết kiệm bậc thang, gửi góp vốn, tiết kiệm dự thưởng …Đồng thời chi nhánh cũng phát hành các loại kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi VNĐ, USD thời hạn 3-24 tháng
Tổng nguồn vốn tăng nhanh cũng chỉ là một mặt của sự phát triển của ngân hàng. Có được vốn nhưng việc quan trọng là phân chia nguồn vốn hoạt động thế nào cho có hiệu quả, đó chính là mặt cơ cấu của nguồn vốn có hợp lý hay không điều này mới là quan trọng. Mỗi nguồn vốn khác nhau sẽ đem lại cho khách hàng những lợi ích khác nhau. Nhìn vào bảng 2 ta thấy được cơ cấu nguồn vốn:
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2006-2008
Chỉ tiêu
Năm
Tổng vốn
Trong đó
Tỷ đồng
%
Vốn huy động
Vốn vay
Vốn ủy thác
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
2006
3904
100
3372
86,4
120
3,07
412
10,6
2007
4872
100
4120
84,6
200
4,1
552
11,3
2008
6534
100
5930
90,8
289
4,4
315
4,8
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2006-2008
Nhìn vào bảng ta thấy được nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu về nguồn vốn, chiếm: 86,4% (năm 2006), 84,6% (năm 2007), 90,8% (năm 2008). Như vậy gần như toàn bộ nguồn vốn của chi nhánh là nguồn vốn huy động từ phía khách hàng, điều này càng chứng tỏ rằng ngân hàng đã tạo được lòng tin từ phía khách hàng, làm cho khách hàng cảm thấy yên tâm khi gửi tiền vào ngân hàng, vì vậy mà có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn này. Tỷ trọng vốn huy động năm 2007 chỉ chiếm 84,6% nhưng đến năm 2008 thì tỉ trọng vốn huy động đã tăng lên 90,8 %. Vốn vay của các tổ chức tín dụng cũng tăng dần qua các năm, nhưng tỷ trọng của nó trong tổng vốn của ngân hàng thị lại rất thấp 3,07% (năm 2006), 4,1% (năm 2007) và 4,4% (năm 2008) tuy lượng vốn này có tăng nhưng tăng rất ít.
Vốn ủy thác đầu tư của chi nhánh chiếm tỷ trọng: 10,6%( năm 2006), 11,3% (năm 2007), 4,8% (năm 2008) trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn ủy thác đầu tư là nguồn vốn rẻ lại là cách để ngân hàng chứng tỏ uy tín của mình. Để có được nguồn vốn này thì ngân hàng cần phải tiếp cận với các dự án đầu tư lớn, phấn đấu trở thành địa chỉ đáng tin cậy thực hiện các dự án đầu tư của nước ngoài.
Như vậy hầu hết nguồn vốn của ngân hàng là vốn huy động. Mục tiêu của chi nhánh là nâng cao tỷ trọng vốn huy động trung và dài hạn, chú trọng huy động vốn ngoại tệ USD. Để đưa ra được những phương hướng chiến lược cho việc tiếp cận các loại vốn,ta cần phải xem xét xem khả năng tiếp cận của ngân hàng với từng loại vốn huy động của chi nhánh như thế nào, chúng ta hãy đến với bảng cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền và theo kỳ hạn sau.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Chỉ tiêu
Năm
Tổng vốn
Trong đó
Tỷ đồng
%
Nội tệ
Ngoại tệ
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
2006
3372
100
2698
80,01
674
19,99
2007
5078
100
3728
73,4
1350
26,6
2008
6947
100
4825
69,5
2122
30,5
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2006-2008
Nhìn vào bảng cơ cấu ta thấy được trong ba năm thì nguồn vốn huy động nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong năm, cụ thể năm 2006 chiếm 80,01%, năm 2007 chiếm 73,4%, năm 2008 chiếm 69,5%. Nguồn vốn nội tệ này có xu hướng giảm dần qua các năm, và ngược lại với nó thì nguồn ngoại tệ ngày càng tăng, năm 2006 nguồn ngoại tệ chỉ có 19,99% đến năm 2007 thì nguồn ngoại tệ đã tăng lên 26,6%, và sang năm 2008 thì nguồn ngoại tệ tăng lên với mức cao chiếm 30,5% tổng vốn huy động, sở dĩ nguồn ngoại tệ tăng dần qua các năm là do tỷ giá trong những năm gần đây không có biến động mạnh, do đó ngân hàng đã phát hành kỳ phiếu huy động USD nên tiền gửi USD tăng cao trong những năm gần đây.
Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2006-2008
Chỉ tiêu
Năm
Tổng vốn huy động
Trong đó
Tỷ đồng
%
Không kỳ hạn
Kỳ hạn < 12 tháng
Kỳ hạn >12 tháng
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
2006
3372
100
615
18,2
1300
38,6
1457
43,2
2007
5078
100
1125
22,2
1893
37,3
2060
40,5
2008
6947
100
1982
28,5
2530
36,4
2435
35,1
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2006-2008
Trong nguồn vốn huy động theo kỳ hạn thì lượng vốn không kỳ hạn còn thấp, năm 2006 chiếm 18,2% tổng vốn huy động, đến năm 2007 và 2008 thì tỷ trọng của lượng vốn huy động theo kỳ hạn cũng có tăng lên nhưng lượng tăng vẫn còn ít, cụ thể năm 2007 tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn trong tổng vốn huy động chiếm 22,2%, năm 2008 chiếm 28,5%, đây có thể coi là một nguồn vốn đem lại lợi nhuận cho ngân hàng rất lớn cho ngân hàng, tỷ trọng nguồn vốn này tăng lên qua các năm chứng tỏ ngân hàng cũng đã thu hút được khách hàng thông qua các dịch vụ của mình, đồng thời qua đó ngân hàng cũng huy động được một nguồn vốn rẻ, ít rủi ro cho mình. Hai nguồn vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn là nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng và trên 12 tháng, hai nguồn này đều chiếm tỷ trọng rất cao trong các năm từ năm 2006-2008, cụ thể trong năm 2006 nguồn vốn có kỳ hạn lớn hơn 12 tháng chiếm 43,2%, năm 2007 chiếm 40,5%, năm 2008 chiếm 35,1%, tuy nguồn vốn có kỳ hạn chiếm phần lớn trong tổng vốn nhưng tỷ trọng của nó lại giảm dần theo thời gian, điều này chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã có sự thay đổi cơ cấu qua các năm, càng về những năm gần đây thì nguồn vốn không kỳ hạn càng tăng và nguồn vốn có kỳ hạn càng giảm. Đó là sự thay đổi về cơ cấu của nguồn vốn huy động, và để xét xem qua các năm thì tốc độ phát triển của nguồn vốn huy động phát triển ra sao thì chúng ta cùng đi xem xét bảng dưới đây:
Bảng 2.5: Biến động nguồn vốn huy động giai đoạn 2006-2008
Chỉ tiêu
Năm
Tổng vốn huy động
(tỷ đồng)
Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn (tỷ đồng)
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
Tốc độ tăng liên hoàn (%)
2006
3372
-
-
-
2007
5078
1706
150,6
50,6
2008
6947
1869
136,8
36,8
Bình quân
5132
1787
-
-
Nguồn: Báo cáo nguồn năm 2006-2008
Nhìn vào bảng biến động ta thấy được tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đều tăng qua các năm, năm 2007 so với năm 2006 tăng 1706 tỷ đồng, tương ứng với tăng 50,6%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 1869 tỷ đồng tương ứng với 36,8%. Bình quân hàng năm lượng vốn mà ngân hàng huy động được đạt khoảng 5132 tỷ đồng, đây là một thông tin rất đáng mừng cho ngân hàng, điều này chứng tỏ ngân hàng ngày càng nâng cao được uy tín của mình, ngày càng được khách hàng chấp nhận và tin tưởng.
Nhìn chung hoạt động nguồn vốn của chi nhánh trong những năm gần đây rất thuận lợi. Sự tăng trưởng ổn định cùng với sự đa dạng nguồn vốn của ngân hàng và gắn liền với môi trường kinh tế đất nước trong giai đoạn đầu của thời kỳ hội nhập thế giới, vị thế của ngân hàng ngày càng được nâng cao tầm quan trọng, và đây cũng là cơ sở vững chắc cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Chúng ta cần nghiên cứu kĩ về hoạt động huy động vốn của ngân hàng vì để có được nguồn vốn lớn ngân hàng đã phải bỏ ra một khoản chi đáng kể, có thể nói đây là một trong những khoản chi lớn nhất của ngân hàng, để phân tích được các khoản chi phí nhất thiết chúng ta phải phân tích được khoản chi quan trọng này.
Sử dụng vốn
Có được nguồn vốn trong tay nhưng sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu quả lại là một vấn đề quan trọng. Nếu coi huy động vốn là đầu vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thì công tác tín dụng được coi là đầu ra của hoạt động này. Do đó vấn đề mở rộng tín dụng đối với khách hàng có vai trò quan trọng và ngày càng trở nên cấp thiết hơn đối với một chi nhánh mới thành lập, chưa có điều kiện mở rộng, phát triển các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, thánh toán quốc tế…. Nhận thức rõ điều này, ngay từ khi bắt đầu hoạt động, việc triển khai cho vay đối với khách hàng đã được quan tâm các phòng nghiệp vụ được xác định rõ định hướng đầu tư tín dụng đối với các thành phần kinh tế, từng loại doanh nghiệp.
Định hướng đầu tư tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội là trên cơ sở lấy an toàn tín dụng và hiệu quả tín dụng đặt lên hàng đầu, trước hết tập trung đầu tư cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng đối với các cán bộ công nhân viên, cho vay cầm cố, thực hiện chính sách thu hút khách hàng tiếp cận với các doanh nghiệp nhà nước.
Xuất phát từ quan điểm kinh doanh đó, những năm qua chi nhánh cũng như phòng giao dịch đã triển khai thực hiện và đạt được những kết quả đáng kể như sau:
Bảng 2. 6: Cơ cấu dư nợ của NHNo & PTNT Nam Hà Nội (giai đoạn 2006-2008)
Chỉ tiêu
Năm
Tổng dư nợ
Trong đó
Tỷ đồng
%
Doanh nghiệp quốc doanh vay
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay
Tư nhân và hộ gia đình vay
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
2006
1571
100
1209
77
283
18
79
5
2007
1983
100
1382
69,7
344
17,3
257
13
2008
2404,5
100
1536
63,9
424
17,6
444,5
18,5
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2006-2008
Ta thấy các doanh nghiệp quốc doanh vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần lên qua từng năm, năm 2006 chiếm 77%, năm 2007 chiếm 69,7%, năm 2008 chiếm 63,9%, về phía doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân & hộ gia đình thì tỷ trọng lượng vốn vay vẫn rất ít, một trong những nguyên nhân làm cho tư nhân và hộ gia đình có lượng vay vốn ít là do họ chưa thực sự muốn mạo hiểm tham gia vào thị trường đầy dẫy những khó khăn, họ chưa đủ tự tin đứng lên vay vốn ngân hàng để buôn bán, kinh doanh hay mở công ty riêng, tuy nhiên trong những năm gần đây thì tỷ trọng nguồn vốn này đã có xu hướng tăng lên, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đó là sự thay đổi về cơ cấu của dư nợ, còn biến động của dư nợ ra sao qua các năm thì ta lại phải xem xét đến bảng biến động nợ dưới đây:
Bảng 2.7: Biến động dư nợ của NHNo & PTNT Nam Hà Nội giai đoạn 2006-2008
Chỉ tiêu
Năm
Tổng dư nợ
(tỷ đồng)
Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn (tỷ đồng)
Tốc độ phát triển liên hoàn
(%)
Tốc độ tăng liên hoàn
(%)
2006
1571
-
-
-
2007
1983
412
126,2
26,2
2008
2404,5
421,5
121,3
21,3
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006-2008
Nhìn vào bảng ta thấy được song song với tốc độ tăng của nguồn vốn huy động qua các năm thì tổng dư nợ của ngân hàng cũng tăng rất nhanh qua các năm từ năm 2006-2008. Cụ thể năm 2007 so với năm 2006 tổng dư nợ tăng 412 tỷ đồng tương ứng với 26,2%, năm 2008 so với năm 2007 tổng dư nợ tăng lên 421,5 tỷ đồng, tương ứng với 21,3%. Tổng dư nợ tăng lên qua các năm là một thông tin rất tốt đối với ngân hàng, trong khi nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển ngày càng có nhiều các ngân hàng lớn, với các dịch vụ rất ưu đãi khách hàng tham gia vào thị trường thì việc giữ vững được tốc độ tăng của tổng dư nợ và tổng vốn huy động là rất khó, nhưng ngân hàng vẫn giữ được tốc độ tăng này là một điều đáng mừng, ngân hàng cần phát huy hơn nữa để tạo dựng lòng tin với khách hàng cả về hai mặt người vay tiền và người gửi tiền.
Như vậy qua hai bảng ta thấy được lượng vốn mà doanh nghiệp quốc doanh vay của ngân hàng chiếm quá nửa số vốn mà ngân hàng cho vay, tuy nhiên ngân hàng cũng đa dạng hóa đối tượng khách hàng, mang nguồn vốn của ngân hàng phục vụ cho tất cả các đối tượng, điển hình như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân và các hộ gia đình. Lượng vốn mà tư nhân và hộ gia đình vay cũng tăng rất nhanh qua các năm đặc biệt là trong năm 2008 lượng vốn vay của đối tượng này tăng với mức 72,8% so với năm 2007. Đây chính là những đối tượng chủ yếu vay vốn của ngân hàng, để có thể tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân và hộ gia đình vay ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa tăng lòng tin, và chất lượng dịch vụ phục vụ các đối tượng này để hoạt động tín dụng ngày càng được nâng cao
Xét về doanh thu thì hoạt động tín dụng (cho vay) đã đem lại kết quả tốt, mức độ tăng trưởng đều. Tuy nhiên mở rộng tín dụng phải nâng cao với hoạt động tín dụng, hạn chế rủi ro. Để xét xem mức độ rủi ro của ngân hàng trong những năm gần đây ra sao ta cần xét nợ xấu của ngân hàng
Bảng 2.8: Biến động nợ xấu 2006-2008
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Nợ xấu (tỷ đồng)
28,8
25,3
25,38
Tổng dư nợ (tỷ đồng)
3746
2481
2350
Tỷ lệ nơ xấu (%)
0,77
1,02
1,08
Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2006-2008
Nhìn vào bảng nợ xấu của ngân hàng ta thấy được số dự nợ xấu của ngân hàng có giảm đi qua các năm từ năm 2006-2008, nhưng điều đó cũng không làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm đi. Cụ thể trong năm 2006 tỷ lệ nợ xấu là 0,77%, năm 2007 tỷ lệ nợ xấu lại là 1,02% và đến năm 2008 tỷ lệ nợ xấu lại là 1,08 %, liên tục tăng trong ba năm, chính là vì tổng dư nợ của ngân hàng trong ba năm cũng giảm dần và tốc độ giảm nhiều hơn tốc độ giảm của nợ xấu, đây cũng là một việc mà khâu thẩm định cần phải cân nhắc, cần phải tìm hiểu xem xét kỹ điều kiện chi trả của khách hàng khi muốn vay vốn, tránh tình trạng khách hàng không có đủ điều kiện trả nợ cho ngân hàng gây nợ xấu.
Đối với ngân hàng truyền thống hoạt động tín dụng đem lại 70-80% thu nhập cho ngân hàng. Việc nghiên cứu hoạt động tín dụng giúp ta nắm được tình hình tín dụng, thấy được cơ sở tạo ra thu nhập cho ngân hàng, từ đó có biện pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng hoạt động có hiệu quả nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng
Công tác kinh doanh đối ngoại
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động kinh doanh đối ngoại ngày càng trở nên quan trọng. Các ngân hàng lớn có uy tín thường có lợi thế lớn trong việc trở thành đối tác trong các giao dịch hay các dự án hợp tác kiểu này. Uy tín ngân hàng càng có ý nghĩa hơn khi nó được xét đến như một yếu tố xác định mức độ rủi ro và từ đó quy định lãi suất trong các giao dịch. NHNo & PTNT là một trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Việt Nam từ nhiều năm nay đã tạo được uy tín không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài nên có lợi thế nhất định trong cạnh tranh quốc tế. Vì thế trong một thời gian ngắn ngân hàng đã mở rộng được nhiều nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại như: Mua bán ngoại tệ, thanh toán biên mẫu, mở rộng dịch vụ chuyển tiền… Chủ động tìm kiếm khách hàng và đạt được những kết quả nhất định. Do em không có được số liệu của hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2006 nên trong bảng dưới đây em không thể phân tích được năm 2006 mà chỉ phân tích với số liệu trong hai năm 2007 và 2008
Bảng 2.9: Biến động hoạt động xuất nhập khẩu của NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2007-2008
Danh mục
2007
2008
Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn
(tỷ đồng)
Tốc độ tăng tuyệt đối
(%)
1.Hoạt động xuất nhập khẩu
130,5
198
67,5
51,7
- Thanh toán hàng nhập khẩu
74
106
32
43,2
- Thanh toán hàng xuất khẩu
56,5
92
35,5
62,8
2. Kinh doanh ngoại tệ
188
233
45
23,9
- Mua ngoại tệ
87,4
103
15,6
17,8
- Bán ngoại tệ
100,6
130
29,4
29,2
Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu các năm 2007-2008
Hoạt động thanh toán quốc tế năm 2007 vẫn duy trì ở mức độ tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước. Doanh số hàng nhập khẩu tăng 43% so với năm 2008 doanh số hàng xuất khẩu tăng 62,8% so với năm 2007. Hoạt động mua bán ngoại tệ cũng tăng lên trong các năm gần đây, hoạt động mua ngoại tệ năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 17,8%, hoạt động bán ngoại tệ tăng lên 29,2%.
Ta có thể thấy hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng đã được tăng lên cả về hình thức lẫn số lượng kinh doanh. Điều này cho thấy tiềm năng khai thác nguồn thu từ hoạt động này là rất triển vọng, trong những cơ hội mới ngân hàng cần phải cố gắng nỗ lực hơn nhiều để có được kết quả tốt hơn trong hoạt động thanh toán quốc tế này.
Nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ
Các hoạt động thanh toán được triển khai và phát triển mạnh mẽ. Ngoài các nghiệp vụ thanh toán điện tử, thanh toán liên hàng, ngân hàng còn làm đại lý thanh toán thẻ và dịch vụ chuyển tiền. Tính đến năm 2006 hoạt động thanh toán của ngân hàng đã đạt được kết quả sau:
+ Thanh toán không dùng tiền mặt: Tổng số khoản thanh toán là 130.045 khoản với doanh số thanh toán là 90.648 tỷ đồng. Trong đó
+ Thanh toán nội bộ: 39.564 khoản với doanh số 49.872 tỷ đồng
+ Thanh toán bù trừ: 52.345 khoản với doanh số 21.836 tỷ đồng
+ Thanh toán qua tài khoản tại NHNN: 38.136 khoản với doanh số 18.940 tỷ đồng
Có thể thấy rằng hoạt động thanh toán của ngân hàng thu được những kết quả nhất định, song nếu so sánh với ngân hàng khác trong cùng khu vực thì đây là kết quả chưa thật cao, vì vậy để rút ngắn chênh lệch đó ngân hàng cần phải đổi mới công nghệ để đáp ứng được khối lượng thanh toán mà ngân hàng lớn yêu cầu, nâng cao doanh số và chất lượng thanh toán
Còn đối với nghiệp vụ ngân quỹ, ngân hàng trong những năm qua đã nỗ lực thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ thu chi tiền mặt nội và ngoại tệ, đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ tiền mặt tại ngân quỹ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Các cán bộ kho quỹ chấp hàng nghiêm chỉnh quy chế an toàn kho quỹ, công tác giao nhận, vận chuyển tiền, do đó ngân hàng đã đạt được một số kết quả rất tốt được thể hiện rất rõ trong hai năm gần đây 2007-2008:
Bảng 3: Kết quả hoạt động ngân quỹ 2007-2008
Chỉ tiêu
2007
2008
Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn
(tỷ đồng)
Tốc độ phát triển liên hoàn
(%)
Thu tiền mặt
13784
18753
4969
36,04
Chi tiền mặt
13765
19081
5316
38,62
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2006-2008
Nhìn vào bảng ta thấy được tốc độ tăng thu chậm hơn tốc độ tăng chi, tốc độ tăng thu năm 2008 so với năm 2007 là 36,04%, tốc độ tăng chi tiền mặt của ngân hàng năm 2008 so với năm 2007 là 38,62%
Ngoài việc thu tiền mặt ngân quỹ, ngân hàng còn thành lập các tổ chức lưu động để phục vụ thu chi tại sở giao dịch của các doanh nghiệp lớn. Đồng thời trong quá trình thu chi, ngân hàng luôn cố gắng đảm bảo an toàn và tài sản cho khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng đã phát hiện và thu hồi nhiều tiền giả, đồng thời trả lại cho khách hàng 268 khoản tiền thừa. Với con số trên khách hàng đã ngày càng có lòng tin hơn đối với một ngân hàng mới thành lập.
Vận dụng một số phương pháp phân tích thực trạng thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi thực hiện hoạt động kinh doanh đều có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Mục tiêu này cũng không năm ngoài sự quan tâm của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội. Điều này được thể hiện rất rõ qua kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm, và càng rõ hơn khi xem xét tình hình thu nhập, chi phí và những nhân tố tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Thu nhập
Lợi nhuận của ngân hàng chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố: Thu nhập và chi phí, sự biến động của 1 trong 2 yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, vì thế trước hết chúng ta hãy đi tìm hiểu thực trạng thu nhập của ngân hàng
Bảng 3.1: Cơ cấu tổng thu của NHNo & PTNT Nam Hà Nội
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Thu từ hoạt động tín dụng
87748
16,03
192036
26,87
125392
21,18
Thu dịch vụ TT & NQ
99485
18,2
132594
18,55
152230
25,71
Thu từ hoạt động khác
98136
17,9
116414
16,3
146098
24,68
Thu nhập bất thường
92184
16,8
100234
14,03
9009
1,52
Thu lãi thừa vốn điều TW
169890
31,07
173387
24,25
159354
37,05
Tổng
547443
100
714608
100
592083
100
Nguồn: Báo cáo thu nhập chi phí hàng năm của NHNo & PTNT Nam Hà Nội
Nhìn vào bảng thực trạng thu nhập của ngân hàng ta thấy được cơ cấu của các khoản thu qua các năm có sự thay đổi về cơ cấu. Trong ba năm 2006, 2007, 2008 thì tổng thu của ngân hàng trong năm 2007 cao nhất, vì trong năm 2007 lãi suất của ngân hàng tăng lên rất cao, do đó thu hút được nguồn vốn gửi vào ngân hàng làm cho thu nhập của ngân hàng tăng lên. Trong tổng thu của ngân hàng thì nguồn thu từ hoạt động tín dụng và thu từ lãi thừa vốn điều TW là hai khoản thu chủ yếu của ngân hàng trong ba năm, hai khoản thu này luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong ba năm. Đi vào từng khoản thu ta thấy được, thu từ hoạt động tín dụng năm 2006 chiếm 16,03%, năm 2007 chiếm 26,87%, năm 2008 chiếm 25,71%. Thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu từ các khoản cho vay trong và ngoài nước, thu từ các nghiệp vụ chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn… Qua bảng ta cũng thấy được nguồn thu từ hoạt động tài chính có tỷ trọng liên tục tăng qua các năm, đây là điều tất yếu đối với ngân hàng vì trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu, hầu như các ngân hàng đều tập trung cho chất lượng của hoạt động tài chính. Hoạt động này có tốt thì mới đem lại kết quả kinh doanh cao cho ngân hàng. Bên cạnh thu từ hoạt động tài chính thì nguồn thu từ lãi thừa vốn điều TW là cũng là một khoản thu lớn cho ngân hàng, năm 2006 nó chiếm 31,07% tổng thu của ngân hàng, năm 2007 chiếm 24,25, năm 2008 chiếm 37,05%. Sở dĩ có khoản thu này là do lượng vốn mà ngân hàng huy động được vượt mức nhu cầu vay vốn của khách hàng, do đó sau khi đã cho vay ngân hàng vẫn còn một khoản vốn huy động được dư thừa ra, để tận dụng được nguồn vốn này ngân hàng gửi cho ngân hàng TW để được hưởng lãi từ khoản vốn đó. Khoản vốn này chiếm tỷ trọng lớn là một điều ngân hàng nên xem xét lại hoạt động của mình, ngân hàng cần phải chủ động tìm kiếm khách hàng hơn nữa để nguồn vốn dư thừa này giảm bớt đi, có như thế hoạt động của ngân hàng sẽ có hiệu quả hơn. Ngoài hai khoản thu lớn trên ta không thể không nói đến khoản thu từ hoạt động thanh toán và ngân quỹ, đây cũng là một hoạt động rất quan trọng đối với ngân hàng, nhìn vào bảng ta cũng nhận thấy được tỷ trọng của khoản thu này tăng lên đều qua các năm, năm 2006 chiếm 18,2%, năm 2007 chiếm 18,55%, năm 2008 chiếm 25,71%. Như vậy đã có sự thay đổi cơ cấu của các khoản thu của ngân hàng, thu từ hoạt động tín dụng, ngân quỹ tăng dần lên các khoản thu khác có chiều hướng giảm xuống, đây là lối đi rất đúng.
Trên đây em đã xét về sự thay đổi trong cơ cấu, trong phần tiếp theo em sẽ xét tới sự thay đổi hay nói đúng hơn là sự phát triển của các khoản thu giữa các năm
Bảng 3.2: Biến động tổng thu của NHNo & PTNT Nam Hà Nội
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số tiền
(Tỷ đồng)
Số tiền
(Tỷ đồng)
Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn
(tỷ đồng)
Tốc độ phát triển liên hoàn
(%)
Số tiền (Tỷ đồng)
Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn
(tỷ đồng)
Tốc độ phát triển liên hoàn
(%)
Thu hoạt động tín dụng
87748
192036
104288
118,8
125392
-66644
-34,7
Thu dịch vụ TT & NQ
99485
132594
33109
33,3
152230
19636
14,8
Thu hoạt động khác
98136
116414
18278
18,63
146098
29684
25,5
Thu nhập bất thường
92184
100234
8050
8,73
9009
-91225
-91,01
Thu lãi thừa vốn điều TW
169890
173387
3497
2,06
159354
-14033
-8,09
Tổng
547443
714608
167165
30,5
592083
-122525
-17,14
Nguồn: Báo cáo thu nhập chi phí của ngân hàng năm 2006-2008
Tổng thu nhập của ngân hàng năm 2007 so với năm 2006 tăng 167165 tỷ đồng tương ứng với 30,5%, tổng thu nhập của ngân hàng năm 2007 tăng cao so với năm 2006 chúng ta không thể không kể đến hai nguyên nhân chính là thu từ hoạt động tài chính và thu từ lãi thừa vốn điều trung ương, hai khoản thu này có tốc độ tăng lớn nhất trong các khoản thu: Thu hoạt động tài chính tăng 26,87%, thu từ lãi thừa vốn điều trung ương tăng 24,25% so với năm 2006. Năm 2007 so với năm 2006 thì tổng thu tăng nhưng sang đến năm 2008 thì tổng thu của ngân hàng lại giảm, năm 2008 so với năm 2007 tổng thu giảm 17,14% tương ứng với 122525 tỷ đồng. Lý do khiến tổng thu của ngân hàng giảm trong năm 2008 là do lãi suất năm 2008 giảm so với năm 2007, làm cho lượng vốn gửi vào ngân hàng cũng giảm đi. Nhìn vào bảng ta cũng thấy được khoản thu từ hoạt động tín dụng giảm hẳn đi trong năm 2008, cụ thể thu từ hoạt động tài chính năm 2008 so với năm 2007 giảm 66644 tỷ đồng (tương ứng giảm 34,7%). Bên cạnh khoản thu từ hoạt động tín dụng giảm thì hai khoản thu cũng tác động đến làm cho tổng thu giảm năm 2008 là thu nhập bất thường và thu lãi thừa vốn điều trung ương, trước hết là khoản thu nhập bất thường năm 2008 so với năm 2007 giảm 91225 tỷ đồng ( tương ứng với 91,01%), khoản thu lãi thừa vốn điều trung ương năm 2008 so với năm 2007 giảm 14033 tỷ đồng tương ứng với 8,09%. Như vậy trong năm 2008 lãi suất giảm làm cho các khoản thu nhập của ngân hàng cũng điển hình là các khoản thu hoạt động tín dụng, thu từ thu nhập bất thường là hai khoản chịu ảnh hưởng của lãi suất nhiều nhất đều có mức giảm rất cao.
Để hiểu sâu thêm về các khoản thu nhập của ngân hàng ta hãy cùng đi sâu thêm xem xét từng khoản này xem kết cấu của khoản thu này ra sao, và nó chịu ảnh hưởng của những nghiệp vụ nào để từ đó tìm được những biện pháp tích cực tác động làm tăng khoản thu đó.
Thu từ hoạt động tín dụng
Thu từ hoạt động tín dụng gồm hai khoản thu chính: Thu lãi cho vay và thu từ nghiệp vu bảo lãnh. Ta sẽ thấy rõ hơn tình hình phát triển của hai khoản thu này qua bảng sau.
Bảng 3.2.1: Biến động nguồn thu từ hoạt động tín dụng (2006-2008)
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số tiền
(tỷ đồng)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tốc độ tăng tuyệt đối liên hoàn
(tỷ đồng)
Tốc độ phát triển liên hoàn
(%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tốc độ tăng tuyệt đối liên hoàn
(tỷ đồng)
Tốc độ phát triển liên hoàn
(%)
Thu lãi cho vay
70262
139022
68760
97,9
120862
-18160
-13.06
Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh
17486
53014
35528
203,2
4530
-48484
-91.46
Tổng
87748
192036
104288
21,3
125392
18955
17.8
Nguồn: Báo cáo thu chi của ngân hàng năm 2006-2008
Thông qua bảng trên ta thấy được ngân hàng đã đạt được những kết quả hoạt động tín dụng rất đáng kể, chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp khắc phục những bất lợi của ngân hàng rất hiệu quả.
Trước hết ta xét đến khoản thu từ lãi cho vay, có thể nói đây là khoản thu chính trong khoản thu từ hoạt động tín dụng, năm 2007 so với năm 2006 khoản thu này tăng 97,9% tương ứng với 68760 tỷ đồng, như em đã nói ở trên lãi suất năm 2007 tăng lên rất cao, nguồn vốn huy đông vào nhiều, ngân hàng cho vay nhiều cộng với lãi suất tăng cao làm cho khoản thu từ lãi cho vay tăng mạnh. Nhưng cũng lại do lãi suất giảm trong năm 2008 làm cho khoản thu này giảm mạnh trong năm 2008, so với năm 2007 thu lãi cho vay giảm 13,.6% tương ứng với 18160 tỷ đồng. Qua đây ta nhận thấy được ảnh hưởng của lãi suất tới nguồn thu của ngân hàng là rất lớn, lãi suất quyết định đến lượng vốn huy động được, quyết định đến thu lãi tiền cho vay của ngân hàng...Như vậy xác định mức lãi suất bao nhiêu là một việc quan trọng của ngân hàng nhà nước, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh không chỉ của ngân hàng nông nghiệp mà còn ảnh hưởng tới tất cả các tổ chức tín dụng khác.
Tiếp theo là khoản thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, đây là một hoạt động mới của ngân hàng. Từ năm 2004 ngân hàng đã mở ra nghiệp vụ này để phục vụ các khách hàng có nhu cầu cần ngân hàng bảo lãnh để khách hàng đó có sự đảm bảo để thực hiện hợp đồng của mình. Nhìn vào bảng ta thấy được khoản thu từ nghiệp vụ bảo lãnh cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng thu từ hoạt đông tín dụng, cụ thể trong năm 2006 khoản thu này chiếm tỷ trọng 19,93%, năm 2007 chiếm 27,6%, năm 2008 thì tỉ trọng của khoản thu này lại giảm xuống còn 3,7% trong tổng vốn. Khoản thu từ nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng tăng chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Ngân hàng cần phát huy khả năng của mình hơn nữa để tạo được niềm tin với nhiều khách hàng hơn nữa, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài.
2.2.1.2 Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Khoản thu này cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu của ngân hàng, khoản thu này gồm thu từ lãi tiền gửi và thu lãi dịch vụ
Bảng 3.2.2 Biến động nguồn thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 2006-2008
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số tiền
(tỷ đồng)
Số tiền
(tỷ đồng)
Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn
(tỷ đồng)
Tốc độ phát triển liên hoàn
(%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn
(tỷ đồng)
Tốc độ phát triển liên hoàn
(%)
Thu lãi tiền gửi
56092
87298
31206
55,63
90115
2817
3.2
Thu lãi dịch vụ
36092
45296
9204
25,5
62115
16819
37.1
Tổng
92184
132594
40410
43,8
152230
19636
14.8
Nguồn: Báo cáo thu, chi của ngân hàng năm 2006-2008
Khoản thu lãi tiền gửi lại là một khoản thu chịu ảnh hưởng của lãi suất rất lớn trong ngân hàng, nhìn vào bảng ta cũng thấy rõ được điều đó. Xét về tốc độ độ phát triển, năm 2007 thu lãi tiền gửi so với năm 2006 tăng 55,63% tương ứng với 31206 tỷ đồng, nhưng đến năm 2008 thì khoản thu này so với năm 2007 lại có tốc độ phát triển là 3,25 ( tương ứng với 2817 tỷ đồng), tốc độ phát triển của thu lãi tiền gửi năm 2008 so với năm 2007 giảm hơn so với tốc độ phát triển của năm 2007 so với năm 2006, điều này cũng chứng tỏ được ảnh hưởng của lãi suất tới các hoạt động tiền gửi và tiền vay của ngân hàng.
Đối với khoản thu lãi dịch vụ:. Tốc độ phát triển của nó trong năm 2008 cũng tăng lên đến 37,1%. Sở dĩ có sự gia tăng đột biến này là do trong năm 2008 ngân hàng đã lắp đặt thêm rất nhiều công nghệ mới, tăng thêm nhiều dịch vụ tiện ích để phục vụ cho khách hàng. Như vậy để gia tăng thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ ngân hàng cần phải gia tăng các dịch vụ thích hợp để phục vụ cho khách hàng để thu hút khách hàng cho mình, ngân hàng nên đi sâu tìm hiểu tâm lý khách hàng, xem khách hàng cần gì, và còn điểm nào chưa hài lòng về ngân hàng để từ đó khắc phục đưa ra nhữn._.ừng cán bộ, tránh được những rủi ro xảy ra cho ngân hàng và khách hàng.
Ngoài ra ngân hàng cần chú trọng tới bộ phận giao dịch với khách hàng. Giao dịch viên cần phải kết hợp hài hòa yếu tố ngoại giao và chất lượng công việc. Tránh trường hợp cáu gắt với khách hàng để lại ấn tượng xấu đối với khách hàng, có thể nói rằng đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thể hiện bộ mặt của ngân hàng, vì vậy cần phải lựa chọn những nhân viên có khả năng giao tiếp tốt, dễ nhìn, nhanh nhẹn
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể cho NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Kết quả kinh doanh của NHTM được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa thu nhập và chi phí, vì thế muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng phải làm tăng các nguồn thu và tiết kiệm các khoản chi phí. Với những kết quả đã đạt được và những tồn tại của mình NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội cần có những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới.
3.2.2.1. Giải pháp tăng thu
Mở rộng quy mô tín dụng đi đôi với công việc nâng cao chất lượng tín dụng
Hoạt động tín dụng hiện nay vẫn là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Qua việc phân tích tình hình thu chi tài chính và đặc biệt là bảng thu ta cũng có thể thấy rõ điều đó. Vì vậy muốn khẳng định vị thế của mình thì cần định hướng tới là phải mở rộng quy mô tín dụng, đa dạng hóa hình thức tín dụng và thu hút khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, đồng thời vẫn đảm bảo được an toàn tín dụng cho ngân hàng, bởi hoạt động tín dụng bản thân nó đã chứa đựng rất nhiều rủi ro và phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm tàng bất ngờ.
Đa dạng hóa các hình thức cho vay: Hiện nay ngân hàng mới chủ yếu quan tâm đến cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài với ngân hàng qua các hình thức cho vay từng lần và cho vay theo dự án…Ngân hàng nên mở rộng nhiều hình thức cho vay cho nhiều loại khách hàng khác nhau hơn nữa. Thị trường tài chính đang ổn định và sẽ phát triển trong tương lai vì thế ngân hàng cần chú ý mở rộng hình thức cho vay chiết khấu đối với giấy tờ có giá, đây là hình thức cho vay hạn chế được rất nhiều rủi ro cho ngân hàng.
Đa dạng hóa đối tượng cho vay: Ngân hàng hiện nay chỉ mới tiếp cận với khách hàng nhỏ lẻ, tỷ trọng vay vốn của doanh nghiệp quốc doanh còn thấp trong khi việc tiếp cận doanh nghiệp quốc doanh là rất khó khăn, vì phải cạnh tranh với các ngân hàng khác đã tồn tại lâu và có nhiều kinh nghiệm trên thị trường. Bởi vậy đa dạng hóa đối tượng cho vay vẫn là biện pháp hữu hiệu trong thời gian tới. Để đa dạng hóa được đối tượng cho vay ta phải nắm vững được đặc điểm của các đối tượng:
+ Với doanh nghiệp quốc doanh: Đây là khách hàng vay vốn chiếm tỷ trọng cao đối với các NHTM hiện nay. Song với thế lực còn hạn chế chi nhánh không nên quá đầu tư tìm kiếm khách hàng mới, ngân hàng cần chú trọng vào việc nâng cao chế độ ưu đãi, hạn mức tín dụng, hạn mức cho vay, cung ứng thêm các dịch vụ đối với khách hàng đã giao dịch với ngân hàng, tạo lòng tin cho khách hàng, họ sẽ tự giới thiệu cho các doanh nghiệp khác cùng vay vốn của ngân hàng.
+ Với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu hết là doanh nghiệp nhỏ, vì vậy gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn. Tuy nhiên hiện nay với sự ra đời của rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội ngân hàng nên có những chính sách thông thoáng hơn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển đồng thời bên cạnh đó ngân hàng cũng phải quan tâm đến công tác thẩm định, tránh rủi ro cho ngân hàng đặc biệt đối với các doanh nghiệp còn mới. Làm tốt được công tác thẩm định này ngân hàng hoàn toàn có thể tăng cả doanh số cho vay lẫn số lượng khách hàng và đảm bảo chất lượng an toàn tín dụng.
+ Với cá nhân, hộ gia đình hiện nay: Hiện nay việc cho vay những đối tượng này còn chưa phổ biến, ngân hàng trong thời gian tới cần nâng cao chính sách ưu đãi để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đồng thời vai trò của những đối tượng khách này rất quan trọng vừa giúp ngân hàng tăng thị phần, vừa tạo cơ hội mở rộng việc cung ứng sản phẩm dịch vụ mới.
+ Đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn: Lượng vốn của ngân hàng huy động được chủ yếu là vốn trung và dài hạn trong khi việc cho trung và dài hạn trong những năm qua lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Vì vậy ngân hàng phải tích cực tìm kiếm khách hàng, mở rộng cho vay trung và dài hạn. Khi tiến hành cho vay trung và dài hạn ngân hàng sẽ được hưởng mức lãi suất hấp dẫn nhưng cũng phải đi đôi với việc nâng cao trình độ các cán bộ tín dụng trong khâu thẩm định mới đảm bảo an toàn, đạt mức thu lãi như mong muốn.
+ Nâng cao chất lượng các khoản vay: Rủi ro tín dụng phát sinh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ quan hoặc khách quan. Nhưng dù với bất cứ nguyên nhân nào cũng làm ảnh hưởng đến khả năng thu lãi của ngân hàng. Bởi vậy cán bộ tín dụng luôn phải tuân theo nguyên tắc, chế độ xét duyệt cấp vốn, khách hàng phải luôn đa chiều, từ đó có thể nắm vững và chính xác năng lực tài chính của khách hàng.
Phát triển hoạt động dịch vụ và sản phẩm mới
Hiện nay dịch vụ ngân hàng còn chưa phát triển đa dạng. Hầu hết các dịch vụ do tổ chức tín dụng cung cấp là dịch vụ truyền thông (huy động vốn, tín dụng thanh toán). Các dịch vụ ngân hàng nhất là dịch vụ gắn kết các trung tâm tiền tệ và trung tâm vốn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp và dân cư. Các dịch vụ ngân hàng hiện đai cũng mới đang ở giai đoạn thử nghiệm, chưa được triển khai rộng rãi. Phát triển dịch vụ ngân hàng mới và dịch vụ ngân hàng hiên đại. Trên cơ sở hiện đại hóa công nghệ và hệ thống công nghệ thông tin, trong thời gian gần đây NHNo & PTNT đã đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của khách hàng. Các dịch vụ ngân hàng hiện đai như E-banking, home-banking…và đang từng bước mở rộng và đem lại nhiều tiện ích và gia tăng giá trị cho người sử dụng.
Dịch vụ thanh toán là dịch vụ bổ trợ cho các dịch vụ ngân hàng khác. Để hoàn thiện dịch vụ thanh toán thì chất lượng công nghệ thông tin của ngân hàng phải không ngừng đổi mới, mạng thanh toán phải được hiện đại hóa đảm bảo thanh toán nhanh chính xác hiệu quả, gần đây em thấy có hiện tượng ở các cây rút tiền xảy ra hiện tượng khách hàng rút tiền hóa đơn ra, tiền cũng đã được trừ trong tài khoản nhưng khách hàng lại không nhận được tiền. Đây là hiện tượng gặp rất nhiều trong thực tế mà ngân hàng chưa có biện pháp khắc phục. Hình thức chuyển tiền điện tử đang ngày càng được áp dụng rộng rãi, ngân hàng cần phải tăng cường quảng cáo để hình thức thanh toán thẻ ngày càng được mở rộng.
Thanh toán quốc tế cũng là mảng dịch vụ quan trọng đem lại nguồn thu cho ngân hàng. Chi nhánh cần có biện pháp, chiến lược thu hút khách hàng xuất nhập khẩu thì phòng thanh toán cần phối hợp với phòng marketing để quảng bá một số dịch vụ ưu đãi, tìm kiếm khách hàng.
Dịch vụ ngân quỹ thu đổi tiền mặt ngoại tệ cần có sự nhanh chóng, chính xác. Thị trường tiền tệ càng sôi động thì mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt. Ngày nay các ngân hàng không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn cạnh tranh với các tổ chức phi ngân hàng, để cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Hiện nay các khoản thu từ dịch vụ còn thấp, vì vậy cần có biện pháp hoàn thiện dịch vụ bằng cách đa dạng hóa các hình thức dịch vụ, thực hiện một số hoạt đông như: cho thuê két sắt, cầm đồ…Hoàn thiện các dịch vụ truyền thống cho phù hợp với yêu cầu của thị trường đảm bảo lợi thế cạnh tranh của mình.
Phát triển thêm những sản phẩm mới, ngoài thẻ ATM mà ngân hàng đang phát triển ngân hàng cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng khoa học hiện đại, phù hợp với xu thế thương mại điện tử và nền kinh tế thị trường trong điều kiện nước ta đang trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Hoạt động kinh doanh ngoại hối với các NHTM là một hoạt động hấp dẫn, có khả năng mạng lại thu nhập lớn cho ngân hàng, cơ hội kinh doanh từ hoạt động này phong phú và đa dạng nhưng luôn đi kèm với rủi ro. Đối với chi nhánh đây là hoạt động chưa phát triển, chi nhánh ngân hàng cần phải quan tâm đến hoạt động này để làm sao quản lý tốt rủi ro từ hoạt động này, đồng thời vẫn đảm bảo định hướng kinh doanh của mình. Ngân hàng cần có phòng ban để phân tích sự biến động của tỷ giá trên thị trường, để từ đó có thể đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn, nếu làm được sẽ giúp ngân hàng tăng thêm thu nhập, đồng thời phần vốn tập trung này sẽ giúp ngân hàng thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng.
Điều chỉnh lại khoản thu lãi thừa vốn điều trung ương cho hợp lý
Ta có thể nhận thấy rất rõ khoản thu lãi thừa vốn điều trung ương là nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu của ngân hàng trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, khoản thu này cao vừa phản ánh mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Tuy nó thể hiện công tác tín dụng của ngân hàng chưa tốt. Vì thế trong năm tới khoản thu này cần điều chỉnh lại và cần chuyển sang thu từ hoạt động tín dụng, bởi hoạt động tín dụng phát triển sẽ khắc phục mặt hạn chế của khoản thu này. Để làm được điều này đòi hỏi ngân hàng phải làm tốt cả hai việc: Công tác huy động vốn và công tác tín dụng.
3.2.2.2 Giải pháp giảm chi
Tìm được giải pháp cho việc tăng thu nhập, nhưng chỉ tăng thu mà chi vẫn không giảm vẫn tăng với tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập thì hoạt động của ngân hàng cũng không hề có hiệu quả. Ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chi phí bỏ ra của ngân hàng. Vì thế cùng với việc tìm ra các giải pháp tăng thu cho ngân hàng, thì cũng phải tìm ra giải pháp tiết kiệm chi phí cho ngân hàng. Sau đây là một số giải pháp tiết kiệm chi phí cho ngân hàng.
Giải pháp đối với chi trả lãi huy động vốn
Có thể nói nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng bởi nó quyết định quyết định đến đầu vào cho quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm qua ngân hàng đã không ngừng tìm ra giải pháp để nâng cao khả năng huy động vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên do việc cạnh tranh trở nên gay gắt ngân hàng phải luôn đối đầu với việc tăng lãi suất huy động của các ngân hàng trên cùng địa bàn. Sự tác động đó đã làm chi phí về trả lãi huy động không ngừng tăng trong những năm qua. Tuy nhiên nếu tình trạng này cứ kéo dài trong tương lai thì hiệu quả làm ăn của ngân hàng không thể tăng lên được. Căn cứ vào tình hình thực tế của ngân hàng trong những năm tới theo em ngân hàng nên có những biện pháp như sau:
+ Tăng cường huy động nguồn vốn nhàn rỗi có lãi suất thấp:
Đó là những khoản tiền gửi không kỳ hạn, hoặc kỳ hạn ngắn. Đây là những khoản tiền gửi rất phổ biến trong dân cư, họ tham gia gửi tiền và chú trọng đến mức lãi suất và tiện ích mà ngân hàng đưa ra cho họ. Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất thì họ chủ yếu quan tâm đến công tác thanh toán có diễn ra thuận tiện, nhanh chóng không, có đảm bảo cho họ mua hàng và bán hàng hay không, và cuối cùng họ mới quan tâm tới quyền lợi có thêm từ việc giao dịch với ngân hàng. Còn với cá nhân, đặc biệt là những người có thu nhập ổn định thì họ quan tâm tới tính an toàn khi gửi tiền vào ngân hàng, họ rất sợ rủi ro xảy ra với khoản tiền mà họ gửi. Trong tương lai khi các điểm bán hàng trên thị trường trên thị trường Hà Nội không còn thanh toán bằng tiền mặt nữa thì nhu cầu thanh toán của họ qua ngân hàng sẽ tăng lên một cách đáng kể. Chính vì thế trong ngân hàng nên chú trọng hơn nữa tới việc khai thác nguồn khách hàng này, đó sẽ là nguồn huy động lâu dài đối với ngân hàng.
Tuy nhiên việc nâng cao khả năng huy động cho nguồn vốn này lại có ảnh hưởng rất lớn tới việc cho vay trung và dài hạn của ngân hàng, bởi tính ổn định về thời hạn không cao. Vì thế bên cạnh việc tăng huy động các loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn thì ngân hàng cũng nên duy trì mức huy động trung và dài hạn hợp lý, tránh tình trạng chạy đua với các ngân hàng khác, làm gia tăng chi phí và giảm sút hiệu quả kinh doanh
Hiện nay tình trạng khách hàng đến rút trước hạn rất nhiều, do nhu cầu của họ phát sinh khá đột biến vì vậy mà ngân hàng cần có biện pháp xử phạt hợp lý trên cơ sở lãi suất để có thể vừa đảm bảo uy tín cho mình, vừa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Có như thế ngân hàng mới có thể xử lý lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt.
Giải pháp đối với chi quản lý, công cụ
Đây là khoản chi không thể thiếu trong hoạt động của ngân hàng. Các máy móc thiết bị quản lý của chi nhánh được đầu tư khá đầy đủ, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa phầm mềm nào quản lý khoản chi phí này. Các chi nhánh cấp dưới hàng năm vẫn chưa được NHNo & PTNT Nam Hà Nội phân bổ khoản chi phí này, vì vậy vẫn có hiện tượng lãng phí. Ngân hàng cần căn cứ tình hình nhu cầu cụ thể của từng chi nhánh để có mức phân bổ hợp lý, hoặc có thể khoán khoản chi phí này đến từng chi nhánh, tưng phòng giao dịch, vừa đảm bảo tiết kiệm, vừa phù hợp và hiệu quả.
Giải pháp đối với chi nhân viên
Khoản chi nhân viên quyết định đến hiệu quả công việc hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Như em đã phân tích trong phần tìm hiểu chi tiết khoản chi cho nhân viên, đây là khoản chi không thể cắt giảm, bởi nếu cắt giảm sẽ không kích thích sự hăng say sáng tạo, làm việc tích cực. Vì vậy chi nhánh cần có kế hoạch chi lương, chi thưởng cụ thể, chi đúng chế độ, đồng thời xác định biên chế lao động hợp lý. Bên cạnh chi lương, các khoản chi phụ cấp, công tác phí…cũng cần được theo dõi cụ thể, tránh lạm dụng dẫn đến lãng phí, tăng chi phí nhân viên cho ngân hàng.
Giải pháp đối với chi tài sản
Ta có thể thấy trong những năm qua chi cho việc mua sắm tài sản là khoản chi lớn bởi ngân hàng đang phải mở rộng mạng lưới chi nhánh và sở giao dịch, do đó việc mua sắm được đầu tư nhiều. Tuy nhiên khi ngân hàng đã đi vào hoạt động ổn định thì khoản đầu tư này có thể giảm bớt, cần xác định nhu cầu mua sắm hợp lý, tránh lãng phí, không khai thác hết công suất sử dụng.
Ngoài ra với những tài sản đã hư hỏng, chi nhánh cần có biện pháp để giảm các khoản chi khấu hao phải trích hàng tháng.
Giải pháp đối với chi khác
Các khoản chi khác rất đa dạng và phức tạp,việc quản lý hết sức khó khăn. Chẳng hạn như các khoản chi cho lễ tân, hội nghị… Các khoản chi khó xác định rạch ròi chi phí, các khoản chi này dễ bị lạm dụng song các khoản chi này phải có trong hoạt động ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung, vì thế cần có sự xác định rõ ràng về hóa đơn cụ thể kèm theo, đồng thời thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát các hóa đơn, chứng từ của các khoản chi cho hoạt động này.
Chi dự phòng là khoản chi đảm bảo bù đắp cho những trường hợp rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Như đã biết, hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro cao vì thế bất cứ ngân hàng nào cũng có khoản chi dự phòng này. Tuy nhiên ngân hàng có thể giảm bớt khoản dự phòng bằng cánh nâng cao chất lượng các khoản cho vay, làm tốt công tác thu hồi nợ. Trong những năm qua, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng rất thấp, song nhìn vào tỷ trọng đã trích cho dự phòng thì chưa thực sự hợp lý, ngân hàng nên rút bớt khoản chi xuống và tính toán con số dự phòng cho phù hợp với mức độ rủi ro trong những năm tới.
Trên đây chỉ là một số biện pháp giúp ngân hàng có thể tăng thu giảm chi trong những năm tới. Tuy nhiên các biện pháp này có thể khả thi hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc ngân hàng phải ứng dụng linh hoạt vào tình hình thay đổi của thị trường. Bởi thu nhập và chi phí có mối quan hệ ràng buộc, mỗi khoản thu tăng lên thì việc đầu tư cho nó cũng tương xứng, ngân hàng chỉ có thể hạn chế hạn chế chi phí cho từng khoản mục trong điều kiện có thể cho phép.
Ngoài ra việc giảm chi của ngân hàng hiện nay là vô cùng khó khăn bởi thị trường tiền tệ luôn luôn biến động. Ngày nay các NHTM ngày càng nhiều, đặc biệt là hiện nay theo xu thế hội nhập thế giới các NHTM lần lượt cổ phần hóa, vừa có thể huy động được một nguồn vốn lớn phục vụ cho hoạt động của ngân hàng , vừa tạo động lực cho ngân hàng, vì thế họ càng phải phát huy hết tính độc lập, sáng tạo để tồn tại và phát triển. Do đó để cạnh tranh với các ngân hàng thì cần phải đầu tư có chọn lọc, hạn chế các khoản thu bất hợp lý, ưu tiên các khoản chi mang lại hiệu quả cho nhiều hoạt động, thực hiện nhiều biện pháp để tốc độ tăng thu nhập cao hơn tốc độ tăng chi phí. Nhờ đó mà chênh lệch giữa thu nhập và chi phí ngày càng hiệu quả hơn.
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với chính phủ
Để thực hiện được các giải pháp chung ở tầm vĩ mô, cũng như giúp ngân hàng thực hiện được các giải pháp cụ thể của mình thì nhà nước cần có một số biện pháp như sau:
Bảo đảm môi trường kinh tế ổn định, góp phần đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng cấp cho nền kinh tế. Tạo lối chơi lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Môi trường kinh tế không ổn định sẽ gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng vốn vay của ngân hàng, dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc hoàn trả nợ cho ngân hàng.
Nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động của ngân hàng, đó là một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực cao, tránh tình trạng chồng tréo, mâu thuẫn cản trở nhau sẽ có tác động tới hoạt động của tổ chức tín dụng.
Nhà nước cần tiến hành rà soát lại hệ thống các văn bản pháp quy, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tự do cạnh tranh trong khôn khổ pháp luật. Thực hiện cải cách tăng cường hiệu lực của chính sách thuế, chính sách trợ giá, chính sách ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng giả…đảm bảo tác dụng tích cực của các chính sách này.
Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế có liên quan đến hệ thống ngân hàng như: Luật cạnh tranh, luật sec, thương hiệu…
Cục thống kê nên hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu thống kê, để đưa hệ thống các chỉ tiêu thống kê nước ta tiến gần đến hệ thống thống kê chuẩn mực quốc tế. Theo đó phòng thống kê sẽ áp dụng và phân tích một cách chính xác tình hình hoạt động tài chính của ngân hàng, để dựa vào đó đưa ra được những chiến lược phát triển cụ thể.
Nhà nước nên có phương án thành lập cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm thu thập, xử lý và phân tích thông tin dài hạn về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.Trên cơ sở xếp hạng đó các NHTM sẽ tham khảo để có được những đánh giá chính xác về doanh nghiệp vay vốn. Ngoài ra cũng tạo động lực cho các doanh nghiệp tự hoàn thiện mình, nâng cao năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh để có vị trí cao, đồng thời cũng tạo điều kiện để cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng được dễ dàng hơn.
3.2.2 Kiến nghị với NHNN
NHNN cần có chính sách hợp lý để các NHTM có thể mở rộng phạm vị hoạt động của mình. NHNN cần nới lỏng các quy định về ngoại hối và phát hành công cụ nợ
NHNN phải hoàn thiện hơn nữa hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng để nó thực sự trở thành đầu mối trung tâm thông tin tín dụng để nó thực sự trở thành đầu mối trung tâm thông tin quan trọng giúp các tổ chức tín dụng nắm được thông tin khách hàng, từ đó có quyết định chính xác trong việc cấp tín dụng
NHNN và bộ tài chính cần chuẩn hóa và bàn hành hệ thống kế toán mới dần theo chuẩn mực kế toán quốc tế, hướng dẫn các NHTM thực hiện đúng chế độ tài chính theo nghị định của chính phủ
Hàng năm NHTM đều phải có một khoản dự trữ bắt buộc gửi tại ngân hàng nhà nước nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên để lượng tiền này được sử dụng một cách có hiệu quả hơn, NHNN nên cho phép các NHTM sử dụng khoản dự trữ này đầu tư vào các loại giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao, như trái phiếu chính phủ. Như vậy các NHTM vừa có thể đảm bảo khả năng thanh toán, vừa nâng cao được thu nhập của ngân hàng, đồng thời ngân hàng giảm chi phí cho việc huy động vốn.
3.2.3. Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam
NHNo & PTNT cần tiến hành phát triển rộng rãi hơn nữa phương thức giao dịch một cửa để chi nhánh hoạt động hiệu quả hơn, tăng năng suất lao động. Vì như hiện nay giao dịch một cửa chỉ được thực hiện ở TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một vài thành phố cấp tỉnh khác.
NHNo & PTNT nên xem xét lại việc mở quá nhiều chi nhánh trên địa bàn Hà Nội như hiện nay. Chính điều này đã làm tăng chi phí xã hội, tạo sự cạnh tranh không cần thiết giữa các chi nhánh của ngân hàng trong cùng một hệ thống, làm tăng lãi suất huy động, tăng chi phí tài chính
NHNo & PTNT cũng nên có những điều chỉnh trong cơ chế khoán tài chính. Cụ thể mỗi ngân hàng hoạt động trong những môi trường kinh doanh khác nhau, do đó quỹ thu nhập tạo ra cũng khác nhau, cần phải có những mức lương để khuyến khích những nhân viên có khả năng làm việc tốt, có như thế mới giữ chân được các cán bộ giỏi của ngân hàng
Ngoài ra NHNo & PTNT cũng nên đưa ra những chính sách phù hợp để hỗ trợ việc mở rộng chính sách cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ để các chi nhánh chủ động hơn khi tiếp xúc với đối tượng này
3.2.4. Kiến nghị với NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Trước hết một vấn đề lớn của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội là tỷ trọng thu dịch vụ còn thấp, để nâng cao tỷ trọng này ngân hàng cần có sự nỗ lực hơn tìm kiếm các khách hàng có uy tín, có khả năng trả nợ đúng hạn. Đồng thời NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội phải xây dựng chiến lược kinh doanh:
+ Ngân hàng cần xây dựng được chính sách kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của mình cũng như của nền kinh tế. Hiện nay thẻ thanh toán là một xu thế tiêu dùng của những người bởi những tiện ích khi sử dụng thẻ để thanh toán người dân không cần mạng theo tiền mặt. Với quan điểm “ khách hàng là thượng đế” trong tương lai ngân hàng sẽ tìm đến với từng khách hàng để cung ứng mọi dịch vụ. Do đó ngoài chiến lược đầu tư phát triển thẻ ngân hàng cũng cần xây dựng chính sách marketing phù hợp với từng giai đoạn, từng vùng lãnh thổ.
+ Để có thể xây dựng chính sách kinh doanh thì trước hết ngân hàng phải lựa chọn thị trường mục tiêu và phân đoạn thị trường. Từ đó có những chính sách phục vụ phù hợp thu hút bằng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao tiện ích của thẻ..
+ Đầu tư và đẩy mạnh tiếp thị quảng cáo: Ngân hàng cần tổ chức tuyên truyền và vận động dân cư sử dụng thẻ để thanh toán trên cơ sở chia các đối tượng cần tuyên truyền, vận động thành nhiều nhóm và giới thiệu về hoạt động của ngân hàng cho phù hợp với từng nhóm:
Đối vơi nhân viên ngân hàng là những người hiểu biết rất rõ về lợi ích của nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng nên việc tuyên truyền và vận động mở tài khoản sẽ rất dễ dàng.
Nhóm đối tượng đã có giao dịch với ngân hàng và biết rõ về hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng nên liên hệ với các cơ quan, đơn vị để cung cấp những thông tin cần thiết cho các đối tượng này và trước hết là vận động họ sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng để thanh toán các dịch vụ sinh hoạt hàng ngày.
Nhóm đối tượng chưa biết nhiều về hoạt động của ngân hàng: Đối với nhóm này cần tổ chức tuyên truyền để họ hiểu thêm về các hoạt động của ngân hàng và những tiện ích của dịch vụ thanh toán cá nhân. Trong nhóm đối tượng này cần chú ý đến tới sinh viên, học sinh là những người ham hiểu biết, thích đổi mới, thích hiện đại.
Đối với các đối tượng chưa từng biết đến hoạt động ngân hàng cần phải tổ chức tuyên truyền để họ làm quen với hoạt động ngân hàng, bước đầu vận động họ gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng và từng bước giới thiệu về các dịch vụ khác của ngân hàng.
Bằng cánh thiết lập bảng thăm dò với hệ thống các câu hỏi liên quan tới tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập…Từ đó ngân hàng xác nhận nhân tố nào có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình thức thanh toán. Đây chính là cơ sở để ngân hàng có được những bước đi thích hợp nhằm tạo xu thế tiến bộ trong hành vi thanh toán của người dân.
Biện pháp tuyên truyền hiệu quả nhất là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, các tạp trí thu hút nhiều bạn đọc…Ngoài ra ngân hàng cũng có thể giới thiệu thương hiệu của mình qua cách tài trợ cho các giải bóng đá, bòng truyền, các cuộc thi trí tuệ, đặc biệt là niêm yết ngân hàng trên trung tâm giao dịch chứng khoán..Đồng thời tuyên truyền cho người dân bảo vệ máy móc thiết bị của ngân hàng, không có hành vi phá hoại tài sản của ngân hàng.
- Đầu tư xây dựng củng cố thương hiệu AGRIBANK.
Thương hiệu là tập hợp tài sản vô hình gắn liền với tên gọi, biểu tượng nó có thể làm tăng hoặc giảm giá trị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Với niềm tin sẵn có của khách hàng với ngân hàng, ngân hàng cần phổ biến hình ảnh của không chỉ tới người dân trong nước mà còn cả với dân chúng khu vực và tiến tới, có như thế các dịch vụ của ngân hàng mới được phát triển cả về chủng loại và số lượng.
Đầu tư cho khoa học công nghệ
Việc đầu tư cho khoa học công nghệ kỹ thuật là một sự đầu tư không chỉ mạng tính cấp thiết mà còn là sự đầu tư mang tính chiến lược lâu dài, không chỉ giúp ngân hàng đứng vững trong tình hình kinh doanh hiện nay, khẳng định vị trí của ngân hàng mà còn đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của ngân hàng trong tương lai. Do đó ngân hàng cần đầu tư số vốn cần thiết, phù hợp để cho công nghệ hiện đại sánh ngang và hơn hẳn đối thủ cạnh tranh.
Xây dựng chiến lược Marketing hợp lý
Do đặc thù hoạt động của ngân hàng trước kia là chủ yếu với khách hàng nông thôn nên khi chuyển sang cho vay với toàn bộ nền kinh tế thì cán bộ Marketing cần phải tuyên truyền cho các tổ chức kinh tế biết được khả năng phục vụ của mình đã được thay đổi. Điều này cần phải có một đội ngũ cán bộ Marketing chuyên nghiệp và năng động. Từ đó có thể thu hút được khách hàng mới nhằm tăng phạm vị hoạt động và phân chia thị trường một cách hợp lý, để mạng thương hiệu của ngân hàng tới mọi tầng lớp dân cư, mọi tổ chức kinh tế xã hội.
Ngân hàng cần mạnh dạn có những ưu đãi để thu hút khách hàng như giảm bớt một số thủ tục đối với khách hàng có uy tín lâu năm. Giảm lãi suất đối với khách hàng vay nhiều, thời hạn dài. Hoặc đối với vốn huy động thì bên cạnh lãi suất huy động cạnh tranh trên thị trường nên tăng cường tiện ích cho các sản phẩm để thu hút khách hàng.
3.2.5. Kiến nghị với công tác thống kê của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Hiện nay NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội chưa có một phòng thống kê riêng, mà phòng thống kê chỉ có trên trụ sở chính của NHNo & PTNT Việt Nam. Công tác thống kê của NHNo & PTNT Việt Nam hiện đang được phòng kế hoạch tổng hợp thực hiện. Do đó theo em chi nhánh nên có một phòng thống kê riêng để có thể tổng hợp, phân tích, tạo nên những con số biết nói một cách chính xác, để tạo cơ sở vững chắc cho các chiến lược phát triển của ngân hàng,làm cho ngân hàng ngay càng phát triển hơn.
KẾT LUẬN
Hiện nay vấn đề tăng thu giảm chi, tiết kiệm chi phí nâng cao kết quả kinh doanh không chỉ là sự quan tâm của riêng ngân hàng mà nó là vấn đề quan tâm cho tất cả các tổ chức hoạt động kinh doanh. NHNo & PTNT Việt Nam cùng với các chi nhánh của mình cũng đang từng bước đổi mới để phù hợp với xu thế của nền kinh tế. NHNo & PTNT đang phấn đấu luôn giữ vững vị trí là một ngân hàng chủ chốt của cả nước, để làm được điều đó thì mỗi chi nhánh phải phát huy vai trò của mình và đạt kết quả cao nhất.
Thu nhập – chi phí là hai nhân tố cơ bản trong bài toán lợi nhuận. Vì vậy nghiên cứu vấn đề này là vấn đề hết sức quan trọng và cũng rất phức tạp. Tuy nhiên từ những kiến thức tích lũy được trong thời gian học tập và sau một thời gian được thực tập tại NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội, được các cán bộ cô chú trong ngân hàng đặc biệt là phòng nguồn vốn và kế hoạch đã giúp đỡ em nhiệt tình, em đã có thêm được nhiều hiểu biết về thực trạng và chi phí, kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu cũng như nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề này, bản thân em đã rất cố gắng trong khả năng của mình và trong khuôn khổ của chuyên đề mà em đã phân tích,thì chất lượng phân tích cũng như quy mô kết cấu của chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót của vấn đề nghiên cứu kinh mong thầy cô giáo, các cán bộ ngân hàng thông cảm và cho em những nhận xét, đóng góp để em hoàn thiện hơn về tầm hiểu biết của mình
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của các cán bộ ở NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội, đặc biệt là phòng nguồn vốn và kế hoạch đã giúp em hoàn thành chuyên đề của mình. Em xin cảm ơn sự đóng góp giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cô giáo- Thạc sỹ Trần Thị Nga đã giúp em hoàn thành chuyên đề của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Báo cáo thu nhập và chi phí hàng năm của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Bảng cân đối kế toán hàng năm của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Các văn bản khoán tài chính của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Giáo trình lý thuyết thống kê- ĐH Kinh Tế Quốc Dân do PGS.TS. Trần Ngọc Phác và TS. Trần Thị Kim Thu chủ biên
Giáo trình thống kê công nghiệp – ĐH KTQD do PGS.TS.Nguyễn Công Nhự chủ biên
Tạp trí thống kê
Trang web của tổng cục thống kê
Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ngày 08/10/2002 của thống đốc NHNN
Nghị định 166
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa
Viết tắt
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHNo & PTNT
Ngân hàng thương mại
NHTM
Thanh toán và ngân quỹ
TT & NQ
Trung ương
TW
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1.1.1 . Khái niệm 3
1.1.2 .Đặc trưng hoạt động kinh doanh của NHTM 3
1.1.3. Chức năng của NHTM 4
1.1.4. Vai trò của NHTM 5
1.2.1. Cơ chế tài chính của NHTM 6
1.2.2. Các khoản thu nhập chi phí của NHTM 7
1.3.1. Phân tổ thống kê 14
1.3.2. Phương pháp phân tích dãy số thời gian 14
2.1.1. Nguồn vốn 16
2.1.2. Sử dụng vốn 21
2.1.3. Công tác kinh doanh đối ngoại 25
2.1.4. Nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ 26
2.2.1. Thu nhập 27
2.2.2 . Chi phí 35
2.2.3 . Kết quả kinh doanh 44
2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng thu - chi, kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT 46
3.2.1. Nhóm giải pháp chung 51
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể cho NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 51
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ 58
3.2.2 . Kiến nghị với NHNN 59
3.2.3. Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam 60
3.2.4. Kiến nghị với NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 61
3.2.5. Kiến nghị với công tác thống kê của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 63
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2029.doc