Mở đầu
Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều lợi thế và tiềm năng về đất đai, lao động và điều kiện sinh thái... cho phép phát triển sản xuất nhiều loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng cao và khá ổn định (bình quân tăng 4-4,5%/năm). Trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của các vùng sinh thái và các địa
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích hoạt động Xuất khẩu Một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam (Gạo, Cà phê, Cao su), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương cũng như trong cả nước, đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá nông sản cho xuất khẩu trên quy mô lớn như: Lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng; cà phê vùng Tây Nguyên; cao su vùng Đông Nam Bộ... Nâng cao được khối lượng hàng hoá và kim ngạch nông sản xuất khẩu (bình quân tăng 20%/năm), góp phần đáng kể trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, nâng cao được vị thế của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều bất cập cần phải được tập trung nghiên cứu và giải quyết. Hiện nay, trước xu thế hội nhập, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức có tính cạnh tranh về sản xuất và xuất khẩu nông sản, mà chúng ta chưa có mấy lợi thế, biểu hiện trên nhiều mặt còn yếu kém: chất lượng, khối lượng của hàng nông sản, chưa tạo lập được thị trường tiêu thụ ổn định và thiếu bạn hàng lớn, giá cả thường xuyên biến động gây không ít khó khăn cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng, năng xuất lao động xã hội và năng xuất lao động trong nông nghiệp còn thấp. Năng lực thu hút lao động của các ngành kinh tế quốc dân chậm, lao động trong nông nghiệp, nông thôn dư thừa nhiều, sức ép về công ăn việc làm đang là những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.
Với 80% dân số và trên 70% lao động xã hội đang hoạt động và sinh sống dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Do vậy, việc phát huy các lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, không chỉ là yêu cầu đối với sự nghiệp phát triển của nền kinh tế nông nghiệp mà còn là vấn đề có tính chiến lược nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội.
Chính vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của bài viết là những nguyên nhân dẫn đến kết quả của hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu từ năm 1992 đến nay và đề xuất kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của những mặt hàng nông sản đó. Tên của đề tài là:”Phân tích hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam (Gạo, Cà phê, Cao su).
Do điều kiện và khả năng còn hạn chế nên bài viết chỉ tập trung nghiên cứu đối với 3 nông sản chủ yếu (gạo, cà phê, cao su) như là nghiên cứu điểm.
Cơ cấu bài viết gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam (Gạo, Cà phê, Cao su) từ năm 1992 đến nay.
Chương 3: Phương hướng và một số kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam.
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động
xuất nhập khẩu
1.1. Thực chất của hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, hội nhập và toàn cầu hoá, các quốc gia đã và đang tham gia vào thương mại quốc tế mà trong đó xuất khẩu và nhập khẩu là nôị dung quan trọng và cốt lõi.
1.1.1. Khái niệm.
Xuất khẩu là những sản vật được sản xuất ra trong một nước này và đem bán sang một nước khác.
Nhập khẩu là những sản vật được tiêu dùng trong một nước này nhưng được sản xuất ở một nước khác.
Sự tất yếu của hoạt động xuất nhập khẩu.
Từ thế kỷ 18, các nhà kinh tế học người Anh là Adam Smith và David Ricardo đã đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh, đến nay vẫn được coi là lý thuyết nền tảng của thương mại quốc tế, còn lợi thế cạnh tranh được xem như là những vấn đề có tính chiến lược và sách lược của từng quốc gia để phát huy các yếu tố về lợi thế tuyệt đối và so sánh trong quá trình sản xuất và trao đổi thương mại.
1.1.2.1- Lợi thế tuyệt đối.
Theo Adam Smith thì ở mỗi một quốc gia đều có những nguồn lực và tài nguyên sẵn có như: đội ngũ lao động, nguồn vốn, đất đai, công nghệ và truyền thống kinh doanh... Như vậy các quốc gia sẽ tiến hành sản xuất chuyên môn hoá những mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt ddối về các nguồn lực, sau đó tiến hành trao đổi thì hai bên cùng có lợi. Do vậy, trong quá trình trao đổi thương mại, nguồn lực sẽ được lựa chọn sử dụng có hiệu quả hơn và tổng sản phẩm của thế giới sẽ gia tăng. Giầu có của quốc gia phải được đo bằng sự giầu có của tất cả các công dân của quốc gia đó. Vởy làm thế nào để tối đa hoá lợi ích của tất cả các công dân. Thương mại quốc tế là nhân tố rất quan trọng để đạt đợc điều đó. Cơ sở nảy sinh thương mại quốc tế là sự khác biệt của các nước về năng xuất lao động tuyệt đối. Đó chính là lợi thế tuyệt đối.
1.1.2.2- Lợi thế tương đối (lợi thế so sánh).
Xét cho cùng lợi thế so sánh là kết quả của những khác biệt quốc tế về năng suất lao động tương đối, mà theo nhà kinh tế học David Ricardo trong quá trình tham gia thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ xuất khẩu loại hàng hoá và dịch vụ mà họ sản xuất tương đối có hiệu quả và sẽ nhập khẩu loại hàng hoá dịch vụ nào mà họ sản xuất tương đối kém hiệu quả. Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất, và các nước khác nhau chỉ về năng xuất lao động trong các ngành công nghiệp khác nhau. Chính sự khác biệt giữa các nước đưa đến thương mại và những cái lợi từ thương mại. Có thể có hai cách để nêu được rằng thương mại có lợi cho các nước. Cách thứ nhất, chúng ta có thể nghĩ về thương mại như là một phương pháp sản xuất gián tiếp. Thay vì tự sản xuất một loại hàng hoá cho mình, một nước có thể sản xuất một loại hàng hoá khác và đem trao đổi lấy hàng hoá mình muốn. Điều này cho thấy rằng khi nào đó một hàng hoá được nhập khẩu thì việc “sản xuất” gián tiếp này chắc chắn đòi hỏi lao động ít hơn sản xuất trực tiếp. Cách thứ hai, chúng ta có thể chứng minh rằnh thương mại mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, tức là các nước có lợi từ thương mại.
Sự hạn chế ở mô hình D.Ricardo là ông đã dựa trên hàng loạt các giả thuyết đơn giản hoá của lý thuyết về giá trị lao động để chứng minh cho quy luật này. Mà trên thực tế lao động không phải là đồng nhất, những ngành khác nhau sẽ có cơ cấu lao động khác nhau. Hơn nữa, hàng hoá làm ra không chỉ do lao động mà còn nhiều yếu tố khác như đất, vốn, khoa học công nghệ... chính là sự khác biệt về nguồn lực giữa các nước. đồng thời mô hình Ricardo cũng bỏ qua vai trò lợi thế nhờ quy mô . Chính vì vậy lý thuyết này đã được nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu và phát triển trên nhiều mô hình về các yếu tố chuyên biệt như quan điểm của G.Haberler và Heckscher - Ohlin... về lợi thế so sánh.
Tuy còn những hạn chế về lý luận trước thực tiễn phát triển phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế ngày nay, song lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và tương đối vẫn đang được các nhà kinh tế học của các nước quan tâm nghiên cứu, vẫn có ý nghĩa trong động thái phát triển của thương mại quốc tế. Các quốc gia đang mở rộng các mối quan hệ buôn bán và trao đổi hàng hoá dịch vụ với nhau, nhằm phát huy lợi thế về các nguồn lực sản xuất “Vốn, khoa học công nghệ, lao động...” trong sản xuất - xuất khẩu các loại hàng hoá dịch vụ có lợi nhất, để thu được lợi ích thương mại cao nhất, góp phần phát triển và tăng trưởng nền kinh tế.
1.1.2.3- Lợi thế cạnh tranh.
Ngày nay chúng ta đang dùng những thuật ngữ như: Tính cạnh tranh; sức cạnh tranh; khả năng cạnh tranh của một ngành, một sản phẩm nào đó, nhưng đều chung một ý nghĩa, để chỉ những đặc tính về chất lượng, gía cả, mẫu mã, kiểu dáng, quy mô ngành hàng... mang tính cạnh tranh. Do vậy, lợi thế cạnh tranh, trước hết là sự biểu hiện “tính trội” của mặt hàng đó về chất lượng và cơ chế vận hành của nó trên thị trường, tạo nên sự hấp dẫn và thuận tiện cho khách hàng trong qúa trình sử dụng. Nét đặc trưng của lợi thế cạnh tranh được thể hiện trên các mặt như: Chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, khối lượng và thời gian giao hàng, tính chất và sự khác biệt của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nước này so với hàng hoá, dịch vụ của nước khác trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng... ngoài ra còn bao gồm hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô (thuế, tỷ giá, bảo hộ...), cơ chế vận hành và môi trường thương mại.
Lợi thế cạnh tranh, còn là sự thể hiện tính kinh tế của các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra của sản phẩm, nó bao gồm về chi phí cơ hội và năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt đạt tiêu chuẩn quốc tế và thị hiếu tiêu dùng trên các thị trường cụ thể, nguồn cung cấp phải ổn định, môi trường thương mại thông thoáng thuận lợi. Do vậy, lợi thế cạnh tranh là những nội dung mang tính giải pháp về chiến lược và sách lược cuả một đất nước, trong quá trình sản xuất, trao đổi và thương mại. Chiến lược cạnh tranh suy cho đến cùng là nhằm “chinh phục cả thế giới khách hàng bằng uy tín, giá cả và chất lượng” là bí quyết của thành công.
Hay nói cách khác, lợi thế cạnh tranh là sự biểu hiện về những ưu thế như chất lượng, giá cả, môi trường kinh doanh thương mại, các điều kiện và chính sách hỗ trợ của chính phủ... so với những nước khác trên thị trường thế giới. Như vậy, nó chứa đựng và bao gồm các giải pháp có tính chiến lược và sách lược của doanh nghiệp, ngành và của cả quốc gia, để phát huy các yếu tố và lợi thế tương đối, tuyệt đối trong qúa trình sản xuất, trao đổi thương mại.
Do vậy, phát huy lợi thế cạnh tranh đồng nghĩa với chiến lược kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá tương đối của sản phẩm và vai trò của Nhà nước trong việc cải thiện môi tường kinh tế vĩ mô là hết sức quan trọng, để phát huy tính chủ động sáng tạo, ý thức trách nhiệm và quyền lợi của các nhà kinh doanh.
Các hình thức xuất nhập khẩu.
Trên thực tế có rất nhiều loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng những hình thức chủ yếu thường được các doanh nghiệp ngoại thương lựa chọn bao gồm:
1.1.3.1- Xuất khẩu và nhập khẩu trực tiếp.
Đây là hình thức mà hàng bán trực tiếp mua hay trực tiếp của nước ngoài không qua trung gian. Phần lớn hàng ở thị trường thế giới được thực hiện qua phương thức xuất nhập khẩu trực tiếp (trên 2/8 kim ngạch buôn bán).
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thường cao hơn các hình thức khác do giảm bớt được các khâu trung gian. Với vai trò là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có thể nâng cao uy tín của mình thông qua quy cách phẩm chất của hàng hoá. Mặt khác, các đơn vị này cũng có điều kiện tiếp cận thị trường, nắm bắt được thông tin một cách nhạy bén hơn, để đưa ra những ứng xử linh hoạt, thích ứng với thị trường. Tuy vậy, loại hình này đòi hỏi phải ứng trước một số vốn khá lớn dể sản xuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro như hàng không xuất được, thanh toán chậm, lạm phát hay sự thay đổi của tỷ giá hối đoái.
1.1.3.2- Xuất khẩu, nhập khẩu gián tiếp.
Đây là loại hình xuất khẩu, nhập khẩu qua trung gian thương mại.
Ưu điểm của hình thức này là trung gian giúp người xuất khẩu tiết kiệm được thời gian, chi phí, giảm bớt nhiều việc liên quan đến tiêu thụ hàng. Ngoài ra, trung gian có thể giúp người xuất khẩu tín dụng trong ngắn hạn và trung hạn bởi vì trung gian có mối quan hệ với công ty vận tải, ngân hàng... Tuy nhiên, sử dụng hình thức này cũng có nhược điểm là lợi nhuận bị chia xẻ do tổn phí, doanh nghiệp xuất khẩ mất mối quan hệ trực tiếp với thị trường, lượng thông tin thu được nhiều khi không chính xác.
1.1.3.3- Chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất.
Đây là hình thức hàng mua của nước này bán cho nước khác, không làm thủ tục xuất nhập khẩu và thường hàng đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Người kinh doanh chuyển khẩu trả tiền cho người xuất khẩu và thu tiền của người nhập khẩu hàng đó. Thường khoản thu lớn hơn tiền trả cho người xuất khẩu, do dó người kinh doanh thu được số chênh lệch (lãi). Các mặt hàng này (tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu) được miễn thuế xuất nhập khẩu.
Xét về đường đi của hàng hoá tái xuất và chuyển khẩu giống nhau. Chỗ khác nhau là kinh doanh chuyển khẩu chủ yếu là kinh doanh dịch vụ vận tải: chỗ hàng nước ngoài từ cửa khẩu (cảng, ga) này đến cửa khẩu biên giới khác. Tái xuất là loại hình hợp đồng kinh doanh hàng hoá: nhập khẩu để xuất khẩu hàng đó, không qua chế biến, thu lãi tức thời. Người kinh doanh bỏ vốn ra mua hàng, bán lại hàng đó để thu lời nhiều hơn. Việc giao dịch thực hiện ở ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất, nước nhập khẩu. Giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên, ở ba nước.
Mặc dù xuất nhập khẩu trực tiếp có những ưu điểm không thể phủ nhận được nhưng hiện nay do chính sách thương mại của từng nước nên hình thức chuyển khẩu và tạm nhập tái xuất vẫn tồn tại khá phổ biến.
1.1.3.4- Mua bán đối lưu.
Đây là hoạt động giao dịch trong đó hoạt động xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với hoạt động nhập khẩu, có sự cân xứng giưã mua và bán, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi có giá trị tương đương. hình thức này được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển. Vì thiếu ngoại tệ tự do, các nước này dùng đổi hàng để cân đối nhu cầu trong nước.
Đây là đặc trưng cho quan hệ trực tiếp đổi hàng của nhiều đơn vị xuất nhập khẩu của ta hiện nay. Vì vậy, hình thức này còn gọi là đổi hàng hay xuất nhập khẩu liên kết.
Trong hình thức này yêu cầu:
* Cân bằng về tổng giá trị xuất nhập khẩu
* Cân bằng về chủng loại hàng quý hiếm
* Cân đối về giá cả
Hai loại nghiệp vụ phổ biến nhất trong mua bán đối lưu là đổi hàng và trao đổi bù trừ.
- Đổi hàng hoặc hàng đổi hàng: là trao đổi một hoặc nhiều hàng này lấy một hoặc nhiều hàng khác, tổng trị giá tương đương, khi thiếu hụt không qua thanh toán bằng ngoại tệ mà trả bằng hàng khác.
- Trao đổi bù trừ: là một mặt hàng này (hoặc nhiều mặt hàng) trao đổi với một mặt hàng khác (hoặc nhiều mặt hàng khác), không thanh toán bằng tiền mà trả bằng hàng theo yêu cầu của các bên. Chỗ chênh lệch có thể thoả thuận trả bằng tiền hoặc bổ sung bằng hàng theo yêu cầu của bên kia.
Trước đây, nước ta rất hay sử dụng hình thức trao đổi này do không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm lại không đa dạng, chất lượng kém. Sự trao đổi diễn ra phổ biến với các nước Đông Âu mà hình thức này cũng ít được sử dụng.
1.1.3.5- Gia công quốc tế.
Đây là hình thức kinh doanh trong đó một bên, gọi là bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên ddặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận phí gia công.
Gia công quốc tế cũng là hình thức xuất khẩu khá phổ biến, được nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển có nguồn nhân lực dồi dào áp dụng. Thông qua hình thức này, họ vừa tạo điều kiện cho người lao động có công ăn việc làm , lại vừa tiếp nhận được công nghệ mới. Mặt khác, các nước này lại không phải bỏ ra nhiều vốn và cũng không lo về thị trường tiêu thụ.
Các nước đặt gia công cũng có lợi vì họ có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu phụ và nhân công dồi dào với giá rẻ của các nước nhận gia công. Song hình thức này cũng có hạn chế là các nước nhận gia công bị phụ thuộc vào nước đặt gia công về số lượng, chủng loại hàng hoá gia công đồng thời cũng dễ bị o ép về phí gia công.
ở nước ta gia công xuất khẩu phổ biến là hàng may mặc, lắp ráp điện tử. Đó là một hình thức mậu dịch lao động, xuất khẩu lao động qua hàng hoá.
1.1.3.6- Xuất khẩu uỷ thác.
Trong hình thức này, đơn vị ngoại thương đóng vai trò quan trọng, làm trung gian xuất khẩu làm thay cho đơn vị sản xuất (bên có hàng) những thủ tục cần thiết để xuất hàng và hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất đã được thoả thuận. Hình thức này bao gồm các bước.
* Ký hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với đơn vị trong nước.
* Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng với bên nước ngoài.
* Nhận phó uỷ thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước.
Đây là hình thức phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp đứng ra nhận sự uỷ thác thường là các doanh nghiệp Nhà nước.
1.2- Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
xuất nhập khẩu.
Trong hoạt động thương mại, bất cứ hình thức kinh doanh nào cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh phát triển, song cũng có thể là vật cản mạnh mẽ cho hoạt động này. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, một nội dung quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế, thì ảnh hưởng của môi trường kinh doanh lại càng mạnh mẽ hơn, bởi vì trong thương mại quốc tế, các yếu tố về môi trường kinh doanh phong phú và phức tạp hơn nhiều so với htương mại trong nước. ở đây, chúng ta có thể kể ra một số nhân tố tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia như sau:
1.2.1- Kinh tế.
Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Có thể lấy một số yếu tố như:
* Cơ sở hạ tầng: Đây là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Nó chính là những yếu tố vật chất như đường xá, sân bay, bến cảng, kho chứa... để giúp cho hoạt động mua bán diễn ra thuận lợi hơn, giảm được những chi phí không cần thiết. Các yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động này như:
Hệ thống giao thông, đặc biệt là hệ thống cảng biển, mức độ trang bị, độ sâu của các cảng biển sẽ ảnh hưởng đến khối lượng chuyên chở của từng chuyến tàu. Tốc độ của các phương tiện vận chuyển ảnh hưởng đến tốc độ thực hiện hợp động. Hệ thống cảng biển được trang bị hiện đại cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hoá được mua bán.
Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng đặc biệt là hoạt động ngân hàng cho phép các nhà kinh doanh thuận lợi hơn trong việc thanh toán, huy động vốn. Ngoài ra, ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho các nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán, tín dụng qua ngân hàng...
Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng cho phép các hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời gỉam bớt được mức độ thiệt hại có thể xảy ra đối với các nhà kinh doanh trong trường hợp rủi ro xảy ra.
* Tỷ giá hối đoái: Là phương tiện so sánh giá trị hàng hoá trong nước và trên thị trường quốc tế, là một trong những căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong trường hợp tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam tăng lên, các doanh nghiệp có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn từ hoạt động nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu sẽ có lơị hơn nếu tình hình ngược lại. Chính vì vậy các doanh nghiệp có thể thông qua nghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động của tỷ gía hối đoái để lựa chọn nên xuất khẩu hay nhập khẩu, lựa chọn thị trường, lựa chọn nguồn hàng...
Ngoài ra, trong yếu tố kinh tế còn có một số các yếu tố khác như mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế, giá cả và lạm phát... ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Thị trường trong và ngoài nước:Tình hình và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước như: Sự thay đổi, xu hướng thay đổi của giá cả, khả năng cung cấp, khả năng tiêu thụ, giá cả và xu hướng biến động dung lượng của các thị trường... Tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, thời gian thực hiện và hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu.
1.2.2- Xã hội.
Các yếu tố xã hội là tương đối rộng, trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất, đóng vai trò trung tâm. Quyết định vì con người là cơ sở hình thành nguồn nhân lực trong xã hội, là lực lượng tiêu dùng của xã hội. Con người với trình độ, kỹ năng... ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. ở đâu con người có trình độ, kỹ năng càng cao thì ở đó thương mại càng phát triển, chuyên môn hoá càng sâu sắc.
Trong các yếu tố xã hội, nếu như yếu tố con người là trung tâm thì bên cạnh nó, yếu tố văn hoá cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là trong công việc đàm phán ký kết hợp đồng.
Ngoài ra, các yếu tố tập quán và truyền thống giá trị xã hội trong một nước... đều ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Tập quán và truyền thống ảnh hưởng đến thị hiếu và thói quen tiêu dùng. Các sản phẩm tiêu dùng phù hợp với giá trị xã hội, giá trị đạo đức thì được chấp nhận.
1.2.3- Chính trị, pháp luật và chính sách thương mại.
Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu.
Các nhà kinh doanh khi tham gia vào hoạt động này cần lưu ý đến:
* Sự ổn định về mặt chính trị: đây là điều quan trọng nhất vì sự ổn định về mặt chính trị sẽ dẫn dến ổn định về các chính sách vĩ mô, khiến cho các nhà kinh doanh có thể yên tâm.
* Các chủ trương, đường lối của Nhà nước. ở Việt Nam, điều này được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng.
*Sự hạn chế thương mại với các nước không thân thiện.
* Lập trường và các chính sách quan hệ khu vực và quốc tế. Lập trường của Việt Nam là tăng cường các mối quan hệ hợp tác hữu nghị trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi trong khu vực cũng như phạm vi quốc tế.
* Các quy định của luật pháp của Việt Nam và các nước đối với hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế (thuế, thủ tục quy định về mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu...).
* Các hiệp ước và hiệp định thương mại mà Việt Nam và nước có quan hệ buôn bán tham gia.
* Các vấn đề về pháp lý và tập quán quốc tế.
* ý thức chấp hành luật pháp, chính sách, các quy định của Nhà nước.
Các yếu tố chính trị, luật pháp, chính sách thương mại sẽ ảnh hưởng đến công tác tổ chức, lập kế hoạch, lựa chọn các phương án và hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu.
1.2.4- Tự nhiên.
Các yếu tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu (lựa chọn các phương án, lập các kế hoạch, tiến độ thực hiện các thương vụ mua bán hàng hoá quốc tế). Chẳng hạn:
* Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam với các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng và do vậy nó cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng được mua bán, khối lượng hàng hoá được mua bán trong từng chuyến.
* Vị trí địa lý của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị trường tiêu thụ. Ví dụ việc mua bán hàng hoá với các nước có biển sẽ có chi phí vận chuyển thấp hơn việc mua bán hàng hoá với các nước không có biển.
*Thời gian thực hiện hợp đồng có thể bị kéo dài do một trận bão.
1.2.5- Công nghệ.
Sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật đã giúp cho tất cả các khâu từ quá trình sản xuất đến thu hoạch, chế biến sản phẩm. Công nghệ trong sản xuất góp phần nâng cao năng xuất, rút ngắn thời gian, đặc biệt công nghệ sinh học trong sản xuất góp phần tạo ra nhiều giống mới với năng xuất và chất lượng cao hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng của người tiêu dùng. Ngay cả trong khâu thu hoạch và chế biến, sự góp phần của công nghệ cũng nâng cao chất lượng sản phẩm cả về hình thức và phẩm chất.
Sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin với khối lượng lớn và cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc giao dịch, giảm được chi phí giao dịch cũng như có thể thiết lập và mở rộng quan hệ làm ăn với các khu vực thị trường khác nhau... Ngoài ra, các nhà kinh doanh cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc theo dõi và điều khiển các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế.
Tóm lại: Hoạt động xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Các yếu tố này luôn biến động. ở mỗi trạng thái hay xu hướng vận động khác nhau của từng yếu tố, cũng như toàn bộ hệ thống các yếu tố này sẽ tác động trực tiếp, gián tiếp có lợi hay bất lợi khác nhau đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Do vậy, ở mỗi trạng thái cụ thể này của các yếu tố trên sẽ chứa đựng trong nó những cơ hội, nguy cơ, thuận lợi khó khác nhau mà các nhà kinh doanh phải đương đầu.
Chính vì vậy để đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu có hiệu quả đòi hỏi các nhà kinh doanh phải phân tích kỹ các trạng thái, xu hướng biến động củ các yếu tố ảnh hưởng, mức độ, chiều hướng tác động của chúng trong khi đề ra các chiến lược - kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện các thương vụ xuất nhập khẩu.
1.3- Vài nét về tình hình xuất nhập khẩu ở Việt
Nam trong những năm qua (từ 1992 đến nay).
Trong những năm qua, Việt Nam mở rộng thị trường ra nước ngoài theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với tốc độ bình quân 20-25%/năm. Tỷ trọng xuất nhập khẩu có xu hướng tăng dần. Hàng hoá xuất khẩu chế biến ngày càng được chú ý cải thiện. Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu thay đổi, tỷ trọng nhập kỹ thuật - công nghệ, máy móc và thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ được nâng cao, đặc biệt năm 1997, con số này là 75%. Hoạt động kinh tế đối ngoại, nhất là xuất nhập khẩu đã giải quyết việc làm, tích cực đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thương trường quốc tế.
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 1992 đến nay.
Đơn vị: triệu USD
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng kim ngạch XNK
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
1992
2402
123,5
2752
107,3
5154
1993
2087
86,8
2388
84,9
4475
1994
2581
123,7
2641
108,7
5122
1995
2985
115,7
3924
154,4
6909
1996
3600
135,8
4500
148,5
8100
1997
5300
134,4
6500
140,0
11800
1998
7255
133,2
11144
136,6
18399
1999
8905
126,6
11200
104,0
20050
2000
9356
101,9
11494
100,2
20850
2001
11523
123,1
11636
100,9
23159
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Qua bảng 1 ta thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua tăng khá nhanh. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 24%/năm. Kim ngạch nhập khẩu cũng có xu hướng tương tự gia tăng đều đặn song tốc độ chậm hơn tốc độ gia tăng xuất khẩu. Nếu như trong năm 2000, với kim ngạch 9356 triệu USD, xuất khẩu của nước ta chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 1,9% so với năm 1999, còn năm 1999 cũng chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 26,6% so với 33-36% của ba năm liền trước đó, thì trong năm 2001, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã đạt 23,1%, tức là đã bằng 86,84% mức tăng trưởng của năm 1999, gấp 12,16 lần mức tăng trưởng của năm 2000. Như vậy, nếu như trong năm 2000, chúng ta đã không đạt ngưỡng 10 tỷ USD/năm mà vào đầu năm chúng ta đã tưởng nắm trong tầm tay (mục tiêu kế hoạch đã đặt ra là 10,2 tỷ USD), thì trong năm 2001, chúng ta đã vượt xa ngưỡng này tới 15,23%, đồng thời cũng vượt xa 15,23% mục tiêu kế hoạch đã đề ra (mục tiêu kế hoạch xuất khẩu năm 2001 dự kiến là 10 tỷ USD). Điều đáng lưu ý ở đây là, tuy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2001 còn thấp hơn khá nhiều so với năm 1999, nhưng mức tăng trưởng tuyệt đối trong xuất khẩu năm 2001 là 2,162 tỷ USD, cao hơn hẳn so với 1,930 tỷ USD của năm 1999 (cao hơn 10,02%).
Hoạt động xuất khẩu của nước ta trong năm 2001 chủ yếu phải nhờ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghiệp, trước hết là dầu thô,giầy dép và hàng dệt may (ba mặt hàng chủ lực này đạt mức tăng 1,392 tỷ USD, chiếm 64,38% tổng mức tăng kim ngạch xuất khẩu của năm 2001 so với năm 2000), nhưng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản cũng đã góp phần rất quan trọng. Trước hết việc xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, tăng 18,42% so với năm 2000 là những nỗ lực rất lớn của nền kinh tế nước ta. Điều đặc biệt quan trọng ở đây là, Chính phủ đã có những giải pháp mạnh để giữ cho giá lúa gạo trong nước không bị rớt thê thảm như trong năm 1999, và do vậy, bảo vệ cho đông đảo dân cư nông nghiệp trước những biến động mạnh của thị trường thế giới. Bên cạnh đó, hoạt dộng xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, rau quả là những mặt hàng chủ yếu hoặc hoàn toàn do khu vực nông thôn sản xuất vốn rất trì trệ trong những năm trước đây và cũng là những mặt hàng mà nước ta có những tiềm năng rất lớn đã có những nét khởi sắc rất đang khích lệ, đã đạt mức tăng trưởng rất cao: tới 48,65% và 29,82% so với năm 2000. Ngoài ra, xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản, hạt tiêu, cao su cũng đã có những chuyển biến mới.
Về nhập khẩu, năm 1999, tổng kim ngạch nhập khẩu cả năn ước đạt 11200 triệu USD, chỉ tăng 0,5% so với năm trước, nhập siêu chỉ còn 2350 triệu USD, bằng 60,4% mức nhập siêu của năm 1998. Năm 2001, tổng kim ngạch nhạp khẩu đạt 11,6 tỷ USD, tăng 0,9% so với năm 2000. Tuy nhiên, trên thực tế, nhập khẩu tăng không đáng kể là do giá hàng nhập khẩu vẫn tiếp tục giảm, còn khối lượng hàng nhập khẩu vẫn tăng, đặc biệt là các mặt hàng nhập khẩu chủ lực là nguyên, nhiên, vật liệu và thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất.
Những kết quả trên là rất đáng khích lệ và tạo đà cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và mục tiêu trên của ngành, trước yêu cầu hội nhập quốc tế và so sánh với các nước trong khu vực thì thấy những kết quả đó còn rất nhỏ bé, còn nhiều thách thức phải vượt qua.
chương 2: thực trạng hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở việt Nam (gạo, cà phê, cao su) từ năm 1992 đến nay.
2.1- Đặc điểm của kinh doanh nông sản trên thị trường thế giới.
Đây là một trong những sản phẩm thuộc nhu cầu thiết yếu đối với đời sống con người; nông sản phẩm do hàng triệu hộ gia đình nông dân sản xuất, trở thành một trong những nghề có tính truyền thống và tập quán.
Do sự phân bố dân cư và đất đai giữa các vùng không đều, mang tính tự nhiên trong khi đó tập quán và truyền thống ở mỗi vùng sản xuất những nông phẩm khác nhau, đất đai ở mỗi vùng thích hợp với loại cây trồng khác nhau.
Mặt khác, việc sản xuất nông phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên: đất, nước, khí hậu,... vì vậy việc sản xuất mang tính mùa vụ rõ rệt. Một đặc điểm đáng lưu ý là đất đai nông nghiệp có hạn, việc tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện tích là rất khó khăn, trong điều kiện thời tiết khí hậu bình thường thì sản lượng để cung ứng ra thị trường trong mùa vụ là tương đối ổn định.
2.1.1- Đặc điểm cung của nông sản phẩm.
Sản xuất ra nông sản mang tính thời vụ, có những sản phẩm mang tính vùng vì cũng mặt hàng này cùng mang tính mùa vụ và mang tính vùng.
Thông thường, ngay sau vụ thu hoạch, do nhu cầu tiêu dùng (tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng để phục vụ chu kỳ tiếp theo) buộc người sản xuất phải bán nông phẩm ra thị trường bất luận là giá tiêu thụ trên thị trường là cao hay thấp. cùng một thời điểm tất cả các nhà sản xuất cùng đưa sản phẩm bán ra thị trường làm cho giá cả giảm, có lúc thấp hơn cả chi phí sản xuất. Người sản xuất có thể bị lỗ vốn nhưng họ không thể giữ sản phẩm của mình đến khi nào giá trên thị trường tăng len mà đưa sản phẩm ra bán. vì làm như vậy, sẽ không có vốn để thực hiện chu kỳ sản xuất mới, mặtkhác do tính chất của nhiều l._.oại sản phẩm càng không cho phép họ làm như vậy được.
Điều xảy ra ngược lại vào lúc giáp hạt, người sản xuất bán ra ít, khối lượng cung nhỏ hơn cầu dẫn đến giá tăng. Nhưng không phải vì thế mà người sản xuất có thể tăng cung ngay vì đất trồng trọt có những giới hạn nhất định, không thể mở rộng một cách tuỳ ý, dù có trồng thêm thì cũng cần có thời gian sinh trưởng.
2.1.2- Đặc điểm cầu của nông sản phẩm.
Đối với người tiêu dùng nông phẩm, cho dù giá mặt hàng này có cao hay thấp thì người ta cũng chỉ tiêu dùng một khối lượng tương đối ổn định. Từ đặc điểm này cho thấy cầu cũng kém co giãn với sự biến động của giá cả.
Đối với việc xuất khẩu mặt hàng này, các nhà xuất khẩu có thể mua nhiều để dự trữ cho xuất khẩu khi giá giảm và mua ít khi giá tăng.
2.1.3- Đặc điểm thị trường giá cả.
Về cơ bản, thị trường trong nước là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, ở đó mỗi người sản xuát chỉ cung ứng ra thị trường phần nông sản phẩm rất nhỏ so với tổng lượng cung của xã hội, mỗi người sản xuất không thể độc quyền được về lượng cung nên họ cũng không độc quyền được về giá cả . Họ tham gia thị trường hay rút lui khỏi thị trường cũng không ảnh hưởng đến mức giá đã hình thành trên thị trường.
Đối với thị trường xuất khẩu của mặt hàng này, hiện nay ở nước ta có một vài nét sau:
- Vẫn chưa phá bỏ được nếp làm ăn manh mún và tự phát cho nên nông sản thường kém khả năng cạnh tranh do chất lượng không đồng đều và chưa phù hợp với thị hiếu người nước ngoài.
- Sản phẩm chủ yếu là xuất thô, chưa qua chế biến.
Vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước chưa được thể hiện trong việc thu mua nông phẩm ít ỏi, phân tán theo hộ. Để cho trường hợp tư tương sẵn sáng bỏ mặc người sản xuất hoặc ép giá xuống thấp hơn chi phí sản xuất...
2.1- Kết quả hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu.
Hàng nông sản chiếm một vị trí quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Ngoài các mặt hàng quen thuộc như lạc, chè, cà phê... những năm gần đây, với sự xuất hiện trở lại khá ngoạn mục của mặt hàng gạo trên thị trường quốc tế, càng khẳng định thế mạnh xuất khẩu nông sản của nước ta là thực tế. Từ chỗ mang tính thu gom để xuất khẩu những lô hàng lẻ, từng bước đã hình thành những vùng chuyên canh, trồng và chế biến nông sản, tạo nên những mặt hàng xuất khẩu ngày càng lớn có ấn tượng trên thị trường.
2.2.1- Gạo.
2.2.1.1- Xuất khẩu gạo.
Sự tăng trưởng vượt bậc trong sản xuất lương thực nói chung, đặc biệt là lúa đã xoá bỏ được những hàng rào cản trở và tâm lý lo âu “thiếu ăn”. Tạo đà cho sự phát triển nông nghiệp, đến nay chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan), kể từ năm 1992 đến nay, lượng gạo xuất khẩu tăng bình quân 17%/năm.
Bảng 2: Kết quả xuất khẩu gạo.
Năm
Số lượng (1000 tấn)
Kim ngạch (triệu USD)
Số lượng
% thay đổi
Kim ngạch
% thay đổi
1991
1.425
-
321,811
-
1992
1.624
13,95
310,403
-3,35
1993
1.033
-36,39
234,491
-22,46
1994
1.946
88,38
418,400
78,43
1995
1.728
11,21
362,900
-13,26
1996
2.040
18,05
449,500
23,86
1997
2.052
0,57
539,800
20,08
1998
3.047
48,48
868,200
60,82
1999
3.600
18,14
864,700
-0,05
2000
3.750
4,16
1.024,000
18,84
2001
4.550
21,4
1.035,000
1,0
Nguồn: Số liệu thống kê và Bộ Thương mại.
Năm 1991 là năm đánh dấu mốc cho việc Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới. Đến năm 1998, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới với số lượng và kim ngạch ngày càng tăng . Mặc dù có một vài năm kim ngạch xuất khẩu suy giảm nhưng phần lớn không phải do sự suy giảm trong số lượng gạo xuất khẩu mà do gía gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm.
Có thể nói, xuất khẩu gạo trong những năm qua có những bước phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay, nước ta đã xuất khẩu trên 4,5 triệu tấn gạo so với 3,75 triệu tấn năm 2000, kim ngạch đã đạt được trên 1 tỷ USD. Đó là nhờ vào sự quan tâm và những nỗ lực lớn của Chính phủ.
2.2.1.2- Hình thức xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu gạo được mở rộng đến nay đã xuất khẩu trên 80 nước khắp các châu lục, chiếm tới 20% thị phần gạo thế giới, Tuy vậy, trong vấn đề xuất khẩu gạo vẫn chưa tạo ra được môi trường thông thoáng, tạo sự cạnh tranh để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Nhà nước về cơ bản còn độc quyền xuất khẩu và quản lý theo hạn ngạch (quota), phân bổ chỉ tiêu cứng cho các doanh nghiệp. Một minh chứng điển hình là: ở thị trường trong nước, do lúa Đông Xuân năm 2001 cho thu hoạch sớm hơn những năm trước một tháng và khối lượng tồn kho năm 2000 chuyển sang còn lớn, hoàn toàn cho phép đẩy mạnh xuất khẩu ngay từ tháng đầu năm. Thế nhưng, Quyết định số 250/1998 ngày 24/12/1998 lại khống chế khối lượng gạo xuất khẩu của các tỉnh, doanh nghiệp trong quí I/2001 ở mức khoảng 1 triệu tấn và mức khống chế này chỉ được dỡ bỏ bằng công văn số 275/CP-KTTH ngày 18/3/1999 khi kết thúc hai tháng đầu năm khối lượng gạo xuất khẩu mới chỉ đạt 423 nghìn tấn, chỉ bằng 54,16% so với cùng kỳ năm 2000. Sở dĩ khối lượng gạo xuất khẩu trong hai tháng đầu năm 2001 chỉ đạt rất thấp như vậy là do hạn ngạch được phân bổ sớm cho từng đơn vị đầu mối xuất khẩu và từng đơn vị này lại bị khống chế chỉ đưọc xuất khẩu tong phạm vi 30%hạn ngạch được giao. Mặt khác, do giá gạo thế giới diễn biếntheo hướng giảm xuống, cho nên nhiều đơn vị đã không đẩy mạnh xuất khẩu, bởi hạn ngạch xuất khẩu đã được phân bổ. Hệ quả tất yếu là, trong hai tháng đầu năm 2001, khi giá gạo thế giới hai tháng đầu năm còn rất cao thì ta xuất khẩu quá ít, còn đến khi giá gạo thế giới tụt nhanh thì ta lại phải đẩy mạnh xuất khẩu. Các số liệu thống kê hoàn toàn minh chứng cho điều đó: bình quân mỗi tháng trong hai tháng đầu năm, khối lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt 211,5 nghìn tấn, nhưng với giá 259,34 USD/tấn, còn trong 10 tháng cuối năm thì các con số đó là 407,7 nghìn tấn và 223,28 USD/tấn. Điều này ngược hẳn với việc xuất khẩu gạo năm 2000 khiến chúng ta bị thua thiệt không nhỏ. May mà những điều nói trên chỉ diễn ra tong 2-3 tháng đầu năm và cơ hội quý báu nhưng ngắn ngủi đó đã không tận dụng được là điều đáng tiếc, nhưng tất cả những gì Chính phủ đã làm từ nửa cuối tháng 3 trở đi lại là hoàn toàn đúng. Đó là các giải pháp thu hút các thành phần kinh tế tích cực tham gia xuất khẩu gạo, đẩy mạnh việc mua lúa tạm trữ chờ xuất khẩu với nhữnh khối lượng lớn trong thời gian dài.
Các đơn vị xuất khẩu gạo thì không chủ động nguồn hàng, thường xuất đến đâu mua đến đó, không có những chiến lược về phát triển và gắn kết chặt tạo vùng nguyên liệu hoặc đầu tư hỗ trợ hay thông qua giá mua lúa của nông dân, để tạo vùng nguyên liệu nguồn hàng ổn định về số lượng và chất lượng. Công nghệ và chất lượng chế biến còn thấp, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường.
2.2.1.3- Cơ cấu mặt hàng.
Về chất lượng gạo xuất khẩu trên thế giới nhu cầu tiêu dùng gạo có chất lượng cao ngày càng lớn, các loại gạo thơm, gạo hạt dài đang được ưa chuộng. Mặt khác, do yêu cầu của các sản phẩm từ gạo như: cơm đồ, cơm hộp, chế biến xúp gạo..., những sản phẩm đảm bảo tiện lợi khi sử dụng vệ sinh cao, được bảo quản và dự trữ lâu ngày đang trở thành thị hiếu và nhu cầu của những người sử dụng gạo. Ngược lại, nhu cầu gạo chất lượng thấp hiện nay trên thế giới ngày càng giảm. Mấy năm gần đây, cùng với thành tích xuất khẩu gạo là chất lượng cao, xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được nâng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn được quan tâm đầu tư các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các khâu xay xát, chế biến, phân loại, đánh bóng và đóng gói bao bì phù hợp với nhu cầu thị trường.
Bảng 3: Cơ cấu gạo xuất khẩu.
Loại gạo
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Loại cấp cao
51,2
69,0
54,0
45,5
39,2
40,0
43,0
Loại cấp trung bình
21,5
15,0
22,4
11,0
8,4
12,0
11,0
Loại cấp thấp
27,3
16,0
23,6
43,5
52,4
48,0
46,0
Nguồn: Bộ Thương mại.
Chất lượng gạo của Việt Nam trong những năm qua mặc dù đã được cải thiện do các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến đầu tư cải tiến kỹ thuật trong các khâu xay sát, chế biến, phân loại, đánh bóng, tuyển chọn và cải tạo giống lúa, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Độ trắng không đều, lẫn thóc và tạp chất, đặc biệt là gạo vụ hè-thu có độ ẩm cao, bạc bụng, hạt vàng, tỷ lệ gãy cao. Các điều kiện về đóng gói bao bì, điều kiện bốc xếp bảo quản vẫn còn chưa tốt.
Tóm lại, chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu của nước ta trong chừng mực nào đó vẫn còn rất thấp, nhất là so với gạo Thái Lan và chưa đáp ứng được thị hiếu và yêu cầu của thị trường nước ngoài.
2.2.1.4- Gía cả.
Hiện nay cạnh tranh lớn nhất đối với xuất khẩu gạo của nước ta trên thị trường thế giới là Thái Lan. Thái Lan là một nước có khối lượng gạo xuất khẩu lớn nhất, và đang có nhiều lợi thế hơn nước ta trên nhiều mặt, đặc biệt là về chất lượng, phẩm cấp, hơn nữa đã thiết lập được hệ thống thị trường xuất khẩu khá ổn định. do vậy, các nhà phân tích thị trường sử dụng giá gạo ở Băng Cốc như một chỉ số tốt nhất phản ánh giá trị của thị trường thế giới về gạo.
* Trong sản xuất:
Việc tính toán chi phí sản xuất lúa của 2 nước để so sánh là rất khó, do nhiều nguyên nhân nhưng qua điều kiện sản xuất về đất đai, tỷ lệ diện tích được tưới tiêu..., năng xuất, cũng như giá vật tư các yếu tố đầu vào thì ở Việt Nam rẻ hơn so với Thái Lan, nên Việt Nam chắc chắn chi phí cho sản xuất lúa sẽ rẻ hơn Thái Lan. Ước tính chi phí sản xuất “1kg lúa” của Việt Nam bình quân vào khoảng 1250-1600 VND, tương đương 90 - 114,7 USD/tấn (tỷ giá 13.940 VND/USD). Theo Harry T.OSHINA trong tài liệu “tăng trưởng kinh tế ở Châu á gió mùa” thì ở Thái Lan giá thành sản xuất lúa 165 - 175 USD/tấn (tỷ giá 25 bath/USD), hiện nay do trượt giá 35 bath = 1USD thì giá thành lúa 115 - 120 USD/tấn. Như vậy về giá thành (so sánh theo tỷ giá với USD) Việt Nam trước những năm 1998 khi chưa có khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan, thì thấp hơn Thái Lan khoảng 32%, sau năm 1999 thấp hơn 12%. Qua đó cho chúng ta thấy rằng do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã làm cho chúng ta mất lợi thế cạnh tranh.
Xét trên góc độ cạnh tranh về chi phí, thì chi phí cho các yếu tố đầu vào của Việt Nam thấp mà năng xuất lúa lại cao hơn, nên giá xuất khẩu tuy có thấp hơn Thái Lan, vẫn có lãi. Đây là một lợi thế có sức cạnh tranh lớn trên thị trường lúa gạo. Song từ sản xuất ra lúa đến thành gạo đi xuất khẩu còn là một chặng đường dài và không ít những khó khăn, bất cập như các vấn đề chế biến, môi trường kinh doanh và hàng loạt tác động về thể chế và các cơ chế chính sách đối với xuất nhập khẩu.
* Trong xuất khẩu:
Hiện nay, vẫn còn có sự chênh lệch giữa giá các nông sản xuất khẩu Việt Nam với giá thế giới nói chung và gạo nói riêng, chính là “lỗ hổng” cần phải khép dần khoảng cách về giá, tăng hiệu quả xuất khẩu. Cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và môi trường thương mại, nâng cao sức cạnh tranh về giá đang là nội dung có ý nghĩa quyết định.
Trước đây, giá gạo Thái Lan (cùng phẩm cấp và thời điểm) vẫn thường cao hơn gạo Việt Nam từ 35-80USD/tấn. Những năm gần đây khoảng cách này tuy có được thu hẹp lại dần do chất lượng gạo Việt Nam tăng lên. Mặt khác do đồng Bath Thái Lan giảm giá 50%, nên giá gạo Thái Lan giảm khi đổi ra đồng USD. Trong 5 năm qua gía gạo bình quân Việt Nam là 262,6USD/tấn, còn của Thái Lan bán cùng kỳ 295 USD/tấn. Như vậy giá gạo Thái Lan luôn cao hơn gạo Việt Nam từ 10-13%.
Bảng 4: So sánh giá gạo cùng phẩm cấp giưã Việt Nam và Thái Lan
Đơn vị: USD/tấn.
Điểm thời gian
Loại gạo
Việt Nam
Thái Lan
So sánh (VN/TL)
Giá
Tỷ lệ %
Tháng 4/1999
Loại 100%B=5% tấm
Loại 15% tấm
Loại 35% tấm
270
219
199
318,3
277,3
244,2
- 48,3
-58,3
-45,2
-15,17
-21,02
-18,50
Tháng 6/1999
Loại 100%B=5% tấm
Loại 15% tấm
Loại 35% tấm
254
243,4
216
293
293,2
249
15,0
-49,8
-33,0
6,27
-16,98
-13,25
Tháng 10/1999
Loại 100%B=5% tấm
Loại 15% tấm
Loại 35% tấm
270
226,5
209
273
252
223
-3,0
-25,5
-14,0
-1,09
-10,11
-6,27
Tháng 11/1999
Loại 100%B=5% tấm
Loại 15% tấm
Loại 35% tấm
249,5
243
222
262
240
211,7
-12,5
3,0
10,3
-4,77
1,25
4,80
Tháng 9/2001
Loại 100%B=5%tấm
200-203
248
- 48
- 18,5
Nguồn: Bộ Thương mại.
Trong năm 1999, cạnh tranh vẫn diễn ra gay gắt trên thị trường gạo thế giới bởi nhu cầu nhập khẩu gạo giảm, nguồn cung cấp tăng, đồng thời đồng Bath Thái Lan giảm khá mạnh. (trong 2 năm 1999-2000), đồng bath Thái từ 30-35 Bath/USD, nên Thái Lan xuất khẩu gạo có sức cạnh tranh hơn VIệt Nam, do tỷ giá ngoại thương cao hơn). Trong khi đó giá gạo trên thị trường thế giới giảm 15-18%, so với năm 1998. Trong bối cảnh đó giá gạo Việt Nam xuất khẩu cũng bị giảm 40USD/ tấn so với năm 1998 (Giá FOB bình quân đạt 284,5USD/tấn (1998), 244,5 USD/tấn (1999). Tuy nhiên sang năm 2000, giá gạo trên thế giới có xu hướng tăng lên. Tại VIệt Nam (tháng 4/2000) giá chào bán loại 5% tấm ở mức 300 USD/tấn FOB, tăng 35USD/tấn so với đầu năm 2000. Lý giải cho điều này có nhiều, nhưng cơ bản do nhu cầu ở một số nước tăng, trong khi đó nguồn cung tại các nước xuất khẩu bị hạn chế (cầu>cung). Cả INDONEXIA, PHILIPINES... đều có nhu cầu nhập, nhưng Việt Nam số lượng có khả năng xuất khẩu đã được ký hợp đồng. Năm 2001, theo đánh giá của tổng cục thống kê, sản lượng thóc của cả nước tăng khá mạnh, tăng 1,8 triệu tấn (6,5%) so với năm 2000, đạt 31,3 triệu tấn. Điều này đưa nguồn cung gạo cho xuất khẩu năm 2001 tăng mạnh, tăng 21% so với năm 2000. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu gạo trên thị trường năm 2001 lại giảm đáng kể. Theo đánh giá của tổ chức lương nông Liên hợp quốc (FAO), nhập khẩu gạo thế giới năm 2001 chỉ đạt khoảng 23,4 triệu tấn, giảm 4,1 triệu tấn so với năm 2000. Giá xuất khẩu gạo giảm mạnh cùng sự giảm giá của thị trường thế giới, giảm gần 39USD/tấn, còn bình quân khoảng 221,5USD/tấn do nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh ở các nước nhập khẩu gạo lớn như INDONEXIA, PHILIPIN, BANGLADESH. Từ trung tuần tháng 9/2001, giá xuất khẩu gạo tiếp tục giảm và duy trì ở mức thấp. Cuối tháng 9/2001 chỉ còn 200-203 USD/tấn, FOB (5% tấm) và 180 USD/tấn, FOB (25%tấm).
Hiện nay, nếu so với gạo cùng phẩm cấp và cùng vào một thời điểm, thì gạo Việt Nam vẫn rẻ hơn Thái Lan từ 10-15USD/tấn (khoảng 7-10%). tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ trên cơ sở số liệu về phẩm cấp tỷ lệ (%) gạo xuất khẩu thì chưa có thể nhận định chính xác, vì yếu tố thị trường đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ này, như năm 1999 lượng gạo xuất khẩu vào thị trường Châu Phi chiếm tỷ lệ lớn (62-76%) là thị trường tiêu thụ gạo chủ yếu qua các chương trình viện trợ quốc tế, không có khả năng thanh toán nên yêu cầu gạo phẩm cấp thấp.
So sánh với Thái Lan về một số khoản chi phí cho quá trình xuất khẩu gạo (về mặt bến bãi, thủ tục, năng lực điều hành) thì Việt Nam chi phí còn quá cao, có những khâu gấp tới 3-5 lần so với Thái Lan. Bên cạnh đó, do chưa có những thị trường tiêu thụ trực tiếp lớn, phải xuất khẩu qua trung gian nên Việt Nam thường bị thua thiệt về giá cả.
Ngoài các yếu tố kể trên, trong xuất khẩu gạo, Việt Nam còn thiếu kho, chất lượng bảo quản ở các kho còn thấp, nên thường phải xuất khẩu ngay sau khi thu hoạch. việc xuất khẩu dồn dập trong một thời gian ngắn như vậy là một yếu tố bất lợi cho Việt Nam trong việc cạnh tranh giá cả.
2.2.1.5- Cơ cấu thị trường.
Gạo của Việt Nam hiện đang được xuất khẩu sang 80 nước trên thế giới, trong đó có Châu á, Châu Phi là thị trường chính chiếm khoảng 70-85% số lượng gạo xuất khẩu hàng năm. Số còn lại bán sang các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông và hiện nay Nhật bản, Hàn Quốc đã mở cửa thị trường để nhập khẩu gạo Việt Nam và những năm gần đây gạo Việt Nam cũng đã thâm nhập thị trường Trung Quốc.
Bảng 5: Cơ cấu gạo Việt Nam xuất khẩu ở các khu vực trên thế giới.
đơn vị tính: %
Khu vực
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng số
100
100
100
100
100
100
100
Châu á
33,81
39,2
33,7
34,01
68,47
62,4
33,0
Châu Phi
22,32
37,87
27,9
15,49
14,85
9,89
46,0
Châu Âu+Trung Đông
6,65
9,04
10,85
2,17
1,87
16,62
13,0
Châu Mỹ
36,22
-
27,47
48,30
14,8
11,04
8,0
Châu Đại Dương
-
-
-
-
0,01
0,01
-
Nguồn: Bộ Thương mại.
Thị trường gạo của ta cũng là thị trường gạo của Thái Lan, hay nói cách khác đến nay Thái Lan xuất khẩu ở thị trường nào thì gạo Việt Nam cũng có mặt trên thị trường ấy và cũng đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt về chủng loại, chất lượng và giá... Trên thương trường Thái Lan có nhiều bạn hàng truyền thống lớn với khoảng trên 15 thị trường chính đã tiêu thụ cho Thái Lan trên 80% tổng số lượng gạo xuất khẩu. Mặt khác, Thái Lan có khối lượng xuất khẩu lớn (4,9 - 5,5 triệu tấn/năm), có uy tín và được nhiều khách hàng ưa chuộng. Hơn nữa gạo Thái Lan đồng đều, có phẩm cấp và chất lượng cao, phù hợp với thị trường có sức mua cao như Nhật Bản, EU, Tây âu... Thái Lan lại có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, am hiểu quản lý... Trong khi đó, Việt Nam, trên thực tế nới thâm nhập thị trường thế giới trong vòng 10 năm trở lại đây , lại chưa có những bạn hàng lớn và truyền thóng như Thái Lan. Chất lượng gạo Việt Nam còn thấp thiếu những loại có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản nên gạo của Việt Nam thường bị thua thiệt về giá cả và một khối lượng lớn còn phải đi đường vòng qua các nước trung gian mới đến được nơi tiêu thụ. Gạo Việt Nam chỉ chủ yếu xuất bán cho các nước nghèo ở Châu Phi, Châu Mỹ la tinh.
Tại Châu á, những nước nhập khẩu gạo chính của Việt Nam là MALAYSIA, Đài Loan, ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Còn thị trường Châu Mỹ chủ yếu là Hoa Kỳ và Brazin. Trong những năm qua, ở Châu Âu, Pháp cũng nổi lên như là một nước nhập khẩu gạo chính của Việt Nam.
Mặt hàng gạo của Việt Nam đang từng bước chiếm được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Tìm được những thị trường ổn định, những bạn hàng vững chắc và lâu dài đang là một yêu cầu cấp thiết cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam. Việc Nhà nước, các doanh nghiệp cũng như người sản xuất đầu tư một cách thích đáng vào công nghệ xay xát để nâng cao được phẩm cấp gạo cũng hết sức quan trọng trong việc mở rộng thị trường và nâng cao giá cả mặt hàng gạo xuất khẩu.
2.2.2- Cà Phê.
Những năm gần đây, diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam tăng lên không ngừng đã đưa ngành cà phê Việt Nam đứng hàng đầu trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Nguồn thu từ xuất khẩu cà phê đã vượt hầu hết các mặt hàng nông sản, chỉ đứng sau gạo, đóng góp một phần đáng kể cho nền kinh tế, tác động tích cực đến cán cân xuất nhập khẩu . Về kinh tế đối ngoại, cà phê còn là mặt hàng có thế mạnh nhất khi tham gia vào các thị trường khó tính như EU.
2.2.2.1- Xuất khẩu.
Từ năm 1992, nhờ có sự thay đổi lớn về cơ chế quản lý kinh tế đã dẫn đến sự thay đổi cơ bản tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Tiềm năng xuất khẩu cà phê được khai thác nhanh chóng và triệt để. Cà phê dần dần trở thành một trong số 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Trong thời gian ngắn, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng số lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê đáng kinh ngạc.
Bảng 6: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Năm
Sản lượng (1000 tấn)
xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu
(tr.USD)
1992
89,6
76,160
1993
93,5
77,605
1994
116,2
83,664
1995
106,0
95,400
1996
170,0
450,000
1997
210,0
500,000
1998
230,0
420,000
1999
310,0
400,000
2000
382,0
594,000
2001
488,0
529,000
Nguồn: Tổng Công ty cà phê Việt Nam - Bộ Thương mại.
Nếu như năm 1992, xuất khẩu cà phê đạt kim ngạch trên 76,160 triệu USD với sản lượng xuất khẩu 89,6 nghìn tấn thì năm 1997 con số này đã lên 500 triệu USD và 210 nghìn tấn năm 1998, mặc dù sản lượng xuất khẩu đath 230 nghìn tấn, tăng 9% so với vụ trước song di giá cà phê giảm nhiều nên kim ngạch xuất khẩu cả năm chỉ đạt 420 triệu USD. năm 1999 cũng ở trong tình trạng trên nhưng đến năm 2000, tình hình đã được cải thiện đáng kể, sản lượng xuất khẩu đạt 382 nghìn tấn (tăng 6%) kim ngạch 594 triệu USD (tăng 37%). Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), đầu vụ cà phê 98/99 (từ tháng 10/98 đến tháng 9/99) hạn hán nặng nề ở Tây Nguyên đã ảnh hưởng đến quy trình ra hoa và phát triển của cây cà phê. Đến khi thu hoạch lại gặp mưa nhiều nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. Những nhân tố trên đã làm sản lượng cà phê Việt Nam vụ 98/99 giảm hơn 2% so với vụ trước. Tuy nhiên, tính theo năm dương lịch 2001 thì xuất khẩu cà phê vẫn gia tăng. Xuất khẩu cà phê tăng liên tục cả về khối lượng và giá trị, bình quân tăng 20%/năm. Triển vọng cà phê sẽ là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu. Hiện nay cà phê là mặt hàng trong nhóm “top-ten” về xuất khẩu ở Việt Nam, và chiếm 10% thị phần thế giới.
2.2.2.2- Hình thức xuất khẩu.
Sản phẩm cà phê của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu. Việc xuất khẩu cà phê được tự do, không hạn chế bởi quota, nhưng vẫn phải qua đầu mối trung gian xuất khẩu. Tuy nhiên, do thiếu vốn dự trữ, hàng hoá chủ yếu thu gom nên bị động nguồn hàng, thông tin yếu kém, thiếu hệ thống kho tàng, và cạnh tranh lộn xộn trong thu mua nắm nguồn hàng khi có nhu cầu nhập khẩu của thế giới và các hoạt động đầu cơ trục lợi nên gây thất thoát và thiệt thòi lợi ích cho xã hội.
2.2.2.3- Cơ cấu mặt hàng.
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê vối Robusta, cà phê chè Arabica chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Hiện nay thị trường thế giới đang ưa chuộng loại cà phê Arabica do vậy giá cà phê Robusta thấp làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Việt Nam đang cố gắng nâng cao tỷ lệ cà phê chất lượng cao (loại Arabica) trong sản lượng theo tỷ lệ 2/1 (Robusta/Arabica).
Thế giới đánh giá cao về chất lượng và tính thơm ngon tự nhiên mà cà phê của các nước khác ít có được như cà phê Việt Nam. Hiệp hội cà phê, ca cao thế giới đã xếp cà phê của Việt Nam có chất lượng tốt hơn cả ấn Độ và Inđonesia do điều kiện (thiên nhiên và sinh thái) thuận lơị, nhưng do công nghệ chế biến kém lại chưa được đầu tư đúng mức, nên chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu thấp bị đánh tụt gía, làm thiệt hại lớn.
2.2.2.4- Giá xuất khẩu.
Năng xuất cà phê của VIệt Nam vào loại nhất nhì thế giới, bên cạnh đó nguồn lao động dồi dào, giá tiền công thấp so với các nước. do vậy cà phê Việt Nam có “lợi thế về chi phí thấp - giá thành rẻ”.
Bảng 7: Giá xuất khẩu loại cà phê Robusta của việt Nam.
Đơn vị tính: USD/tấn
Thị trường
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tại London
1022
839
1056
2538
2525
2158
2315
2350
1469
Tại Việt Nam (FOB) tỷ giá (%)
882
733
860
1722
2461
1196
1260
1542
1379
Việt Nam/
London
86,3
87,3
81,4
67,9
97,5
55,5
54,4
65,7
93,8
Nguồn: Bộ Thương mại.
Giá cà phê của Việt Nam biến động theo giá thế giới. Qua bảng trên cho thấy mức giá cà phê của VIệt Nam (có cùng một chất lượng) nhưng thường thấp hơn rất nhiều so với mức giá xuất khẩu của các nước khác tới hàng trăm USD/tấn, thấp hơn thậm chí gần 40% so với giá trên thị trường thế giới. Năm 2001, giá xuất khẩu cà phê đã ở xu thế giảm mạnh cùng giá thị trường thế giới. Giá xuất khẩu cà phê ở nước ta loại 2 (5%đen xay vỡ) đã giảm từ 1560-1580 USD/tấn, FOB (tháng 1-2/99) xuống còn 1030-1055 USD/tấn, FOB (tháng 10-11/99), giảm tới 525-530 USD/tấn (32-34%). Giá xuất khẩu và giá cà phê trong nước giảm mạnh đã làm giảm đáng kể đến thu nhập của người trồng cà phê và các doanh nghiệp kinh doanh cà phê. Để khắc phục tình hình này, tháng 8/99, VICOFA đã trình lên Chính phủ cho thành lập Quỹ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu cà phê.
Giá cà phê Việt Nam thường thấp hơn nhiều so với thị trường thế giới một mặt do việt Nam thường xuất khẩu theo giá FOB, vì không có điều kiện thuê tàu và kinh nghiệm trong thương mại quốc tế để bán theo giá CIF, mặt khác do trình độ tiếp thị và khâu bảo quản chế biến sau thu hoạch còn nhiều yếu kém, việc tổ chức mua bán xuất khẩu mặt hàng cà phê do không được quản lý bằng hạn ngạch, không hạn chế đầu mối xuất khẩu nên đã tạo ra thị trường lưu thông khá nhộn nhịp, sôi động nhưng đồng thời cũng có mặt chưa tốt như tranh mua, tranh xuất, chạy theo lợi nhuận, làm hàng kém chất lượng, ảnh hưởng uy tín chung trên thị trường. Hơn thế nữa, Việt Nam chỉ chủ yếu xuất khẩu loại cà phê Robusta, trong khi đó giá loại cà phê này chỉ bằng gần một nửa so với giá cà phê Arabica. Theo giá thị trường thế giới ngày 18/5/2002, giá cà phê Robusta là 925 USD/tấn thì giá cà phê Arabica là 2098 USD/tấn. Nhằm khắc phục tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đang có những biện pháp khuyến khích và mở rộng diện tích cà phê Arabica đồng thời với việc xây dựng các cơ sở chế biến cà phê tập trung và đưa ra các chính sách về thuế và hạn ngạch thích hợp.
2.2.2.5- Cơ cấu thị trường.
Trước những năm 1992, thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là sang Liên Xô (cũ) và các Đông Âu theo các hiệp định, và xuất qua trung gian. Những năm gần đây, cà phê Việt Nam đã có vị trí nhất định và uy tín ngày càng tăng trên thị trường cà phê trong khu vực và thế giới, đến nay đã có mặt tới 40 nước trên thế giới, trong đó khoảng 75-80% kim ngạch được xuất khẩu trực tiếp sang 30 nước, đang là những cơ hội và điều kiện để mở ra một triển vọng lớn trong ngành cà phê Việt Nam.
Bạn hàng truyền thống của ngành cà phê Việt Nam là Singapore. Phần lớn cà phê không được bán trực tiếp cho người tiêu dùng mà chủ yếu xuất trực tiếp sang Singapore, sau đó Singapore tái chế rồi mới xuất sang thị trường tiêu dùng. Hiện nay, Mỹ, Anh, Đức đang trở thành những bạn hàng quan trọng của Việt Nam. Singapore mặc dù vẫn còn nhập khẩu nhiều cà phê của Việt Nam nhưng không còn giữ vị trí độc tôn mà thay vào đó là Mỹ - bạn hàng lớn nhất của ngành cà phê Việt Nam hiện nay.
Trung Quốc trong một thời gian ngắn cũng đã trở thành bạn hàng lớn của Việt Nam về nhập khẩu cà phê nhưng thị trường này không duy trì được lâu vì có quá nhiều rủi ro nhất là ở khâu thanh toán.
Thị trường Đông Âu và các nước thuộc SNG tuy còn nhiều khó khăn song rất có triển vọng. Đây đã từng là những thị trường truyền thống quen thuộc của cà phê Việt Nam - Hiện nay, với nhu cầu tiêu thụ lớn, đòi hỏi về tiêu chuẩn chất lượng không quá khắt khe, các thị trường này cũng hứa hẹn những triển vọng tốt đẹp. Nhưng trở ngại lớn của những thị trường này là khả năng thanh toán còn có hạn do thiếu ngoại tệ. Vì thế, Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần phải có những biện pháp thích hợp nhằm tái xâm nhập thị trường này bằng các phương thức thanh toán thích hợp, áp dụng hình thức mua bán đối lưu.
Cà phê Việt Nam hiện được xuất khẩu sang hơn 50 nước và khu vực trên thế giới. Niên vụ 98/99, các nước tiêu thụ nhiều cà phê của Việt Nam là Thuỵ Sĩ (khoảng 28% lượng cà phê xuất khẩu), Sinhgapo (12%), Đức (11%), Hà Lan (9%), Mỹ (8%), Anh(7%), các nước chậm phát triển khác (12-13%).
Từ một nước vốn không ai biết đến trên thị trường cà phê quốc tế, Việt Nam ngày nay đã trở thành một trong những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới và đang cạnh tranh với các nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn trên thế giới như Brazin, Arghentina, Indonesia, nhất là nước trong khu vực Indonesia, một nước lớn có bề dày kinh nghiệm và thị trường xuất khẩu đã khá ổn định thì Việt Nam sẽ có nhiều khó khăn
2.2.3- Cao su.
2.2.3.1- Xuất khẩu.
Sản lượng khai thác và xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam mặc dù còn kém xa một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia nhưng mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong nhóm hàng nông sản, cao su đứng thứ ba sau gạo và cà phê.
Bảng 9: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Năm
Khối lượng (1000 tấn)
Kim ngạch (triệu USD)
1998
194
255
1999
190
200
2000
191
128
2001
263
145
Nguồn: Bộ Thương mại.
Mặc dù khối lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam khá ổn định nhưng giá trị kim ngạch lại lên xuống rất thất thường do giá cả biến động. Riêng năm 1998 - 1999 do giá cao su thế giới tăng, thị trường Trung quốc có nhu cầu lớn Việt Nam đã nhập mủ cao su của Campuchia để tái xuất.
Theo ước tính hiện nay, có tới hơn 80% tổng sản lượng cao su sơ chế của Việt Nam được dùng để xuất khẩu, nhưng chỉ bằng khoảng 5% so với lượng cao su xuất nhập khẩu trên thế giới. Cao su Việt Nam so với cao su các nước hàng đầu trong việc trồng và xuất khẩu cao su như Malaysia, Thái Lan, Inđonesia, không thua kém về chất lượng và năng xuất mủ, nhưng công nghệ chế biến chưa phát triển, mới dừng lại ở sơ chế, nên hạn chế lớn đến khả năng cạnh tranh, bị thua thiệt nhiều về giá và khả năng thâm nhập vào thị trường thế giới.
2.2.3.2- Hình thức xuất khẩu.
Phần lớn cao su của Việt Nam (60% sản lượng cao su) xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường mậu dịch. Đây là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhưng lại mang đặc trưng riêng, đó là buôn bán qua đường tiểu ngạch. Các Công ty Việt Nam phải chở cao su đến biên giới sau đó thực hiện việc thương thảo về giá cả và thanh toán. Đã có nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn khi hàng của họ đến biên giới thì giá cao su xuất khẩu sang Trung Quốc giảm xuống nên bán thị lỗ mà chở về thì cũng không được. Gần đây, Trung Quốc “Nâng cấp” cao su nhập khẩu tiểu ngạch lên chính ngạch, tăng thuế nhập khẩu lên trên 40% khiến cho giá cao su nhập khẩu bằng con đường chính ngạch cao hơn rất nhiều giá cao su nhập khẩu bằng con đường tiểu ngạch. Các doanh nghiệp nhập khẩu cao su của Trung Quốc không thích hình thức này lắm và họ đã ép mạnh phía ta, gây khó khăn cho việc xuất khẩu mặc dù hình thức này nâng cao độ an toàn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
2.2.3.3- Cơ cấu mặt hàng.
Trong quan hệ mậu dịch cao su thế giới bao gồm cả cao su tổng hợp và cao su tự nhiên nhưng Việt Nam chỉ sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên.
Trong kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam, cao su sơ chế vẫn chiến chủ yếu, còn các sản phẩm cao su đã qua chế biến như xăm lốp, nệm mút, găng tay bảo hộ... chỉ chiếm từ 5-10% kim ngạch xuất khẩu chung của ngành.
Do tiềm lực cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp, ngành cao su chỉ tiêu thụ có 27,8% tại thị trường nội địa và 72% cao su sản xuất ra được đem xuất khẩu dưới dạng chủ yếu là cao su nguyên liệu như CSV5L và CSV5 (cao su thiên nhiên loại 1), CSV10 (cao su thiên nhiên loại 2), CSV20 (cao su thiên nhiên loại 3) và một số mủ như RSS (cao su tờ xông khói), ICR (cao su tổng hợp có thành phần giống cao su thiên nhiên)... Riêng 2 loại CSV5L và CSV5 chiế._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0536.doc