Tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV CẦN THƠ: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu:
Với mọi quốc gia, tiền mặt đã có lịch sử khá lâu đời và là một phương thức thanh toán không thể thiếu. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, con người sống trong một “thế giới phẳng” thì các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ luôn diễn ra mọi lúc mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về không gian và thời gian.
Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt có thể ... Ebook PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV CẦN THƠ
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3959 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV CẦN THƠ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dẫn đến nhiều bất lợi và rủi ro như: chi phí xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (in, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm…) là rất tốn kém; dễ bị lợi dụng để gian lận, trốn thuế…; Vấn đề an ninh luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm (tham nhũng, rửa tiền…) và tạo môi trường thuận lợi cho việc lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của tổ chức, cá nhân và an ninh quốc gia.
Từ đó, có rất nhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời (séc, thẻ, ủy nhiệm thu/chi…) và được gọi chung là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Đối với tình hình nước ta hiện nay, việc tìm hiểu và nắm bắt để thực hiện hiệu quả các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành nhu cầu bức thiết, song hành chặt chẽ với sự phát triển của xã hội.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:
Để thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một trong những định hướng quan trọng của Đảng và Chính phủ là phát triển phương thức TTKDTM thông qua việc triển khai Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, đưa ra các giải pháp đồng bộ giúp thúc đẩy hoạt động này phát triển.
Trong đó, Ngân hàng đóng một vai trò chủ chốt, có tầm quan trọng đặc biệt chi phối tiến trình này. Mặt khác, TTKDTM là một nghiệp vụ phức tạp và đa dạng, còn nhiều đòi hỏi cần nghiên cứu để đảm bảo cho hoạt động này thực hiện thông suốt, nhanh chóng tiện lợi và an toàn.
Chính vì thế em chọn đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TP CẦN THƠ”, để góp phần thúc đẩy hoạt động TTKDTM của Chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung:
Phân tích và đánh giá hoạt động của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ, để tìm ra giải pháp khắc phục và phát triển hoạt động này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Dựa vào số liệu thu thập qua 3 năm 2007-2009 để phân tích kết quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ.
b) Phân tích những thuận lợi và thách thức Ngân hàng gặp phải khi áp dụng các hình thức thanh toán này.
c) Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Mức độ tăng trưởng của thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Cần Thơ?
- Các yếu tố nào tác động đến công tác TTKDTM của Ngân hàng?
-Giải pháp mở rộng hoạt động TTKDTM nào là phù hợp với điều kiện hiện tại của Ngân hàng?
- Cần có những giải pháp nào để nâng cao công tác TTKDTM của Ngân hàng?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về kết quả hoạt động của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt vào hoạt động thương mại trong Ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu:
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ từ tháng 01/2010 đến tháng 05/2010.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các số liệu về bảng kết quả hoạt động, các số liệu về thanh toán của Ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ qua các năm 2007, 2008, 2009.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:
1.5.1. Đàm Thị Thanh Hương, “Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cao Bằng-Thực trạng và giải pháp”-Luận văn tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, 2006.
Tóm tắt nội dung: mô tả, khái quát về công tác TTKDTM cũng như tình hình hoạt động, thực hiện công tác này tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cao Bằng và một số kiến nghị, giải pháp giúp phát triển công tác.
Kết quả: Đề tài đã làm rõ được thực trạng hoạt động TTKDTM diễn ra tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cao Bằng, đồng thời nêu được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả các phương thức TTKDTM.
1.5.2. Đinh Tuấn Kiên, “Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Ba Đình”-Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2003.
Tóm tắt nội dung: khái quát tình hình tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Ba Đình. Phân tích hoạt động TTKDTM và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các phương thức TTKDTM.
Kết quả: Qua đề tài, hiệu quả công tác TTKDTM tại Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Ba Đình đã được làm rõ, cũng như nhiều biện pháp đã được đề ra nhằm mục tiêu nâng cao và phát huy công tác TTKDTM.
1.5.3. Lê Thị Tuyết Mai, “Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ”-Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, 2009.
Tóm tắt nội dung: phân tích hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế đang diễn ra tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ, qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng.
Kết quả: Qua những nghiên cứu được trình bày trong đề tài, tác giả đã khái quát được hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ từ năm 2006-2008. Trong 3 năm trên, hoạt động này không ngừng phát triển, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 116 triệu USD với 3 phương thức giao dịch chủ yếu là L/C, chuyển tiền và nhờ thu.
Trong đó, L/C chiếm giá trị giao dịch lớn nhất (87 triệu USD năm 2008), theo sau là chuyển tiền (16 triệu USD) và nhờ thu (13 triệu USD). Trung bình 3 năm, giao dịch bằng L/C chiếm khoảng 72% trong cơ cấu thanh toán quốc tế, chuyển tiền chiếm xấp xỉ 16%, cuối cùng là nhờ thu với khoảng 12%.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt
2.1.1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt:
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán trong đó không có sự xuất hiện của tiền mặt, mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích từ tài khoản này chuyển vào tài khoản khác của các chủ thể liên quan, thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng.
2.1.1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt:
Thanh toán không dùng tiền mặt về bản chất chính là một hình thức vận động khác của tiền tệ trong đó đồng tiền xuất hiện dưới dạng công cụ kế toán, và cũng là công cụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ.
Nó có các đặc điểm chính:
² Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa cả về thời gian lẫn không gian.
² Tiền chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền kế toán hay tiền ghi sổ (bút tệ) và được ghi chép trên các chứng từ, sổ sách kế toán.
² Ngân hàng vừa là người tổ chức, vừa là người trung gian thực hiện các khoản thanh toán theo các nguyên tắc chuyên môn khi có lệnh giao dịch.
Với các đặc điểm trên, TTKDTM có liên quan mật thiết đến sự phát triển của hệ thống Ngân hàng. Trong tương lai, với đà phát triển của ngành Ngân hàng và đòi hỏi của thương mại, vị trí của nó sẽ ngày càng được nâng cao.
2. 1.2. Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
2.1.2.1. Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt
Trong lịch sử, quá trình phát triển của sản xuất, lưu thông hàng hóa luôn gắn liền với sự ra đời và phát triển của tiền tệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra với hệ thống thanh toán này là chi phí in, vận chuyển và bảo quản tiền tốn kém, dễ gây sức ép lạm phát, chỉ áp dụng được ở phạm vi hẹp, không đáp ứng được đòi hỏi của hoạt động thương mại ngày nay.
Chính từ đây, một bước tiến mới của việc thanh toán đã xuất hiện là thanh toán không dùng tiền mặt. Hình thức này đang dần tỏ rõ những ưu việt của nó, khắc phục khuyết điểm của các hình thức thanh toán cũ. Nhờ vai trò đắc lực của Ngân hàng, việc thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân trở nên dễ dàng, thời gian luân chuyển vốn được rút ngắn, không gian giao dịch ngày càng mở rộng.
Tóm lại, sự ra đời của thanh toán không dùng tiền mặt là một tất yếu khách quan. Nhờ đó, chi phí lao động xã hội được tiết kiệm trong khi tốc độ lưu chuyển vốn trong nền kinh tế tăng lên, thúc đẩy sản xuất phát triển.
2.1.2.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
@ Đối với cá nhân:
Thanh toán không dùng tiền mặt đem đến sự tiện lợi, an toàn, tiết kiệm, thuận lợi cho việc trao đổi. Nhờ nó, bất cứ lúc nào khách hàng đều có thể rút tiền hoặc thực hiện thanh toán thông qua Ngân hàng.
@ Đối với doanh nghiệp
- Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tái sản xuất trong kinh doanh.
- Đảm bảo được sự an toàn về vốn cũng như tài sản của doanh nghiệp.
@ Đối với Ngân hàng:
- Giúp thu về một khoản tiền không nhỏ qua phí dịch vụ thanh toán.
- Góp phần tăng nhanh nguồn vốn của Ngân hàng, mở rộng nghiệp vụ kinh doanh, tín dụng.
- Tạo điều kiện cho Ngân hàng ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại hóa hệ thống thanh toán, từ đó bắt kịp với trình độ phát triển toàn cầu.
- Là cầu nối giúp Ngân hàng tạo dựng mối quan hệ với các Ngân hàng khác, giúp nâng cao vị thế, khẳng định uy tín với khách hàng cũng như đối tác.
@ Đối với xã hội:
³ Phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá:
Nhờ TTKDTM, khâu thanh toán tại doanh nghiệp được rút ngắn và đảm bảo, từ đó nâng cao tính hiệu quả của nền sản xuất.
³ Giảm chi phí lưu thông xã hội:
Giúp cắt giảm tối đa khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi phí xã hội do cắt giảm chi phí in ấn, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền.
³ Ổn định lưu thông tiền tệ:
Khi thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, lượng tiền mặt trong lưu thông giảm, tác động trực tiếp đến giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ.
³ Phục vụ chính sách tiền tệ quốc gia:
Tạo điều kiện cho NHTW dự đoán và kiểm soát nền kinh tế, sử dụng và phát huy các đòn bẩy kinh tế (lãi suất, tỉ trọng tín dụng trung dài hạn, tỉ giá...) mà không cần dùng tới các mệnh lệnh hành chính.
³ Góp phần làm giảm hoạt động kinh tế ngầm:
Nhờ TTKDTM, các tệ nạn xã hội (buôn lậu, rửa tiền, hối lộ, tham nhũng, trốn thuế...) trở nên khó thực hiện, vì mọi giao dịch kinh tế đều được lưu lại và có thể kiểm tra, truy cứu dễ dàng qua hệ thống Ngân hàng.
2.1.3. Trách nhiệm các bên tham gia thanh toán không dùng tiền mặt
Trong thanh toán không dùng tiền mặt, các bên tham gia gồm:
K Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán.
K Người sử dụng dịch vụ thanh toán: là tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Để tiêu chuẩn hóa hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của các bên tham gia, cụ thể là:
µ Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001
µ Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002
µ Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2002
µ Gần đây nhất là vào tháng 12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 161/2006/NĐ-CP và Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg, quy định rõ về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt, phí giao dịch, việc rút tiền mặt với số lượng lớn bằng Đồng Việt Nam và trách nhiệm trong giao dịch, thanh toán tại Việt Nam đối với các tổ chức có liên quan. Trong đó, ngoài các quy định chung thì mỗi bên có những trách nhiệm sau:
2.1.3.1. Trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ thanh toán
- Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về mở tài khoản, lập chứng từ, quản lý chứng từ có liên quan đến tài khoản và hoạt động giao dịch của mình.
- Đảm bảo trách nhiệm chi trả cho bên mua, trả phí dịch vụ cho Ngân hàng và duy trì số dư tài khoản tiền gửi theo các nguyên tắc của Nhà nước.
- Trong trường hợp xảy ra vi phạm các quy định về lập, quản lý tài khoản cùng các giấy tờ có liên quan, phải chịu trách nhiệm và đền bù thiệt hại.
2.1.3.3. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Là trung gian cung cấp và thực hiện các dịch vụ thanh toán, trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đặc biệt quan trọng, cụ thể là:
- Giải quyết việc mở tài khoản tiền gửi của khách hàng ngay trong ngày làm việc khi nhận được giấy đăng ký mở tài khoản của khách hàng.
- Thực hiện trích chuyển tài khoản theo lệnh của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn.
Trong trường hợp chủ tài khoản vi phạm kỷ luật chi trả hay theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền buộc chủ tài khoản phải thanh toán, tổ chức được quyền trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thực hiện việc thanh toán.
- Kiểm soát giấy tờ thanh toán, cung cấp đầy đủ chứng từ thích hợp với mỗi loại hình thanh toán đúng thủ tục, dấu và các chữ ký đúng với mẫu đã đăng ký, số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng còn đủ để thanh toán. Nếu chứng từ thanh toán không hội đủ các điều kiện, tổ chức được quyền từ chối thanh toán.
- Thông báo kịp thời cho khách hàng thông tin về tài khoản của mình, cũng như đảm bảo duy trì số dư trên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
- Nghiêm túc tuân theo các quy định về thu phí dịch vụ thanh toán.
2.2. CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT HIỆN HÀNH
2.2.1. Thanh toán bằng séc (Check)
2.2.1.1. Khái niệm:
Séc (check, cheque) là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
Ở Việt Nam, những quy định về séc được ban hành trong các văn bản như Luật các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực ngày 01/07/2006 cùng Quyết định số 30/2006 của NHNN và Quy chế cung ứng và sử dụng séc.
Đặc điểm của séc là có tính thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết. Theo Quyết định số 30/2006 của NHNN, tờ séc được xuất trình trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký phát (không tính thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan) hoặc séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán, nếu người bị ký phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đó và người ký phát có đủ khả năng để thanh toán.
2.2.1.2. Phân loại và quy trình thanh toán:
Có nhiều loại séc, cũng như nhiều tiêu chí để phân loại chúng như:
{ Tính chất chuyển nhượng: có séc ghi tên, séc vô danh, séc theo lệnh
{ Người phát hành séc: gồm séc cá nhân và séc Ngân hàng xác nhận
{ Cách thanh toán séc: gồm séc tiền mặt và séc chuyển khoản
Ngoài ra còn có các loại séc đặc biệt khác như séc du lịch, séc gạch chéo, séc tài khoản của người hưởng lợi.
Trong khuôn khổ bài viết này chỉ đề cập đến 3 loại séc phổ biến nhất là:
a) Séc chuyển khoản hay séc tài khoản người thụ hưởng (Account Payee cheque):
Là loại séc dùng để thanh toán chuyển khoản giữa hai tài khoản khác nhau, được thực hiện bằng cách trích tài khoản tiền gửi của người ký phát chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng một số tiền bằng với số tiền ghi trên tờ séc. Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng.
Quy trình thanh toán của séc chuyển khoản: phụ thuộc vào phạm vi thanh toán của chúng. Cụ thể là:
Ï Trường hợp 1: Thanh toán cùng Ngân hàng (người chi trả và thụ hưởng cùng mở tài khoản tại một Ngân hàng)
Ï Trường hợp 2: Thanh toán khác Ngân hàng
Trong trường hợp này, điều kiện thực hiện là 2 Ngân hàng phải có tham gia thanh toán bù trừ hoặc thanh toán bù trừ điện tử.
Thanh toán bù trừ: là phương thức thanh toán giữa các Ngân hàng khác hệ thống trên cùng một địa bàn do NHNN chủ trì. Thông qua nghiệp vụ này, các Ngân hàng thực hiện thu hộ chi hộ cho Ngân hàng khác và sẽ thanh toán quyết toán ngay trong ngày khi quyết toán bù trừ.
Thanh toán bù trừ thực hiện theo quyết định 181/NH-QĐ ngày 10/10/1991 về “Quy tắc tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ giữa các NH” và Công văn 637/Kinh tế ngày 28/10/1991 về hướng dẫn thực hiện quyết định trên.
Thanh toán bù trừ điện tử: là việc thực hiện chuyển khoản và thanh toán qua mạng máy tính giữa các tài khoản được mở tại các ngân hàng khác hệ thống hoặc ở các chi nhánh của cùng một ngân hàng trên phạm vi một địa bàn nhất định.
Thanh toán bù trừ điện tử được thực hiện theo Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 về ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng và Quyết định 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003 về ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng.
Hình 1. Quy trình thanh toán séc chuyển khoản tại cùng 1 Ngân hàng
(1) Bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụ cho bên chi trả.
(2) Bên chi trả ký séc và giao cho bên thụ hưởng.
(3) Bên thụ hưởng nộp séc và 3 liên bản kê nộp séc vào NH.
(4) NH phục vụ bên thụ hưởng hạch toán “Có” vào tài khoản bên thụ hưởng và báo “Có” cho họ.
Trường hợp 2 cũng tương tự như trên nhưng khác là ở bước 4, Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ thực hiện lập và gửi “Lệnh thanh toán” cùng các văn bản có liên quan đến Ngân hàng chủ trì. Sau khi đối chiếu, Ngân hàng chủ trì hạch toán kết quả thanh toán bù trừ rồi gửi tiền đi Ngân hàng thành viên nhận lệnh.
b) Séc bảo chi hay séc chứng thực (Certified cheque):
Séc bảo chi là séc được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xác nhận khả năng thanh toán trước khi người chi trả trao séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hoá, dịch vụ. Người phát hành séc phải lưu trước số tiền ghi trên tờ séc vào một tài khoản riêng để ngân hàng làm thủ tục bảo chi trước khi giao séc cho khách hàng.
Ngân hàng có trách nhiệm chứng thực người ký phát có đủ tiền ở tài khoản chi trả séc và trách nhiệm phong tỏa số tiền đó cho người thụ hưởng trong thời gian luật định tùy theo mỗi quốc gia.
Quy trình thanh toán của séc Bảo chi:
Cũng tương tự như séc chuyển khoản, quy trình thanh toán của séc bảo chi gắn liền với phạm vi thanh toán.
Ï Trường hợp 1: Khách hàng cùng mở tài khoản tại cùng Ngân hàng:
Hình 2. Quy trình thanh toán séc bảo chi tại cùng 1 Ngân hàng
(1) Bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụ cho bên chi trả.
(2) Bên chi trả ký séc và giao cho bên thụ hưởng.
(3) Bên thụ hưởng nộp séc Bảo chi cùng 3 liên bản kê nộp séc vào Ngân hàng.
(4) Ngân hàng hạch toán “Có” trên tài khoản bên thụ hưởng đồng thời báo “Có” cho họ.
Ï Trường hợp 2: Các khách hàng mở tài khoản tại 2 Ngân hàng khác nhau
Tương tự như trên nhưng ở bước cuối, Ngân hàng còn phải lập bản kê thanh toán bù trừ gửi cho NHNN, để từ đó gửi lệnh đến Ngân hàng nhận lệnh.
c) Sổ séc định mức:
Sổ séc định mức là sổ séc có ấn định một số tiền nhất định cho việc phát hành séc, được áp dụng theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo quy định của ngân hàng.
Phạm vi thanh toán: sổ séc định mức được dùng để thanh toán giữa các khách hàng cùng chi nhánh; hay khác chi nhánh nhưng cùng hệ thống ngân hàng; hoặc không cùng hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Muốn sử dụng sổ séc định mức, khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại ngân hàng, tiền lưu ký không được hưởng lãi.
Thời hạn thanh toán: sổ séc định mức có thời hạn hiệu lực tối đa là 30 ngày kể từ ngày mở. Thời hạn hiệu lực của từng tờ séc phụ thuộc vào thời hạn chung của sổ séc. Khi thanh toán séc, người phát hành phải xuất trình sổ séc để người thụ hưởng kiểm tra số dư của sổ séc. Nếu tờ séc định mức quá số dư khi nộp vào ngân hàng, thì người phát hành séc bị phạt như trường hợp quá số dư của séc chuyển khoản.
Về nguyên tắc thanh toán, séc định mức khi nộp vào ngân hàng, sẽ được ghi có ngay cho người thụ hưởng sau đó ghi nợ tài khoản tiền lưu ký sổ séc định mức.
Quy trình thanh toán: tương như như đối với mô hình của séc bảo chi.
2.2.2. Thanh toán ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu (Collection of Payment)
2.2.2.1. Khái niệm:
Uỷ nhiệm thu là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập gửi ngân hàng để uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hoá, dịch vụ đã cung ứng cho người mua.
Trong uỷ nhiệm thu, các bên tham gia tuân theo quy tắc thống nhất về uỷ nhiệm thu (URC-Uniform Rule for Collection), mà hiện nay là URC 522. Căn cứ vào những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng và đã được bên mua ký xác nhận trên phương thức thanh toán như hóa đơn, vận đơn... bên bán lập ủy nhiệm thu theo mẫu của ngân hàng, kèm hóa đơn, vận đơn gửi ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu thu hộ tiền.
Uỷ nhiệm thu bao gồm 2 loại:
a) Uỷ nhiệm thu trơn (Clean Collection) hay còn gọi là nhờ thu hối phiếu trơn: người thu ủy nhiệm cho Ngân hàng thu hộ tiền dựa trên hối phiếu mình đã lập, còn bộ chứng từ thì gửi thẳng cho người mua, không gửi cho Ngân hàng. Hiện nay, loại uỷ nhiệm thu này ít được sử dụng do quy trình của nó tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh toán.
b) Ủy nhiệm thu kèm chứng từ (Documentary Collection): người thu tiền uỷ nhiệm cho Ngân hàng thu hộ mình, kèm theo bộ chứng từ với điều kiện nếu người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì Ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người mua nhận hàng hóa.
Khi nhận được giấy Ủy nhiệm thu, trong vòng 1 ngày làm việc, ngân hàng bên mua trích tài khoản của bên mua trả ngay cho bên bán để hoàn tất việc thanh toán. Nếu tài khoản bên mua không có tiền chi trả thì bên mua bị phạt chậm trả, số tiền bị phạt chậm trả bằng số tiền phải trả nhân lãi suất nợ quá hạn của loại cho vay ngắn hạn, nhân với số ngày chậm trả.
Điều kiện sử dụng: người bán hoàn toàn tín nhiệm người mua về phương diện thanh toán, và cho phép người mua khi nhận hàng rồi mới thanh toán, sự tin tưởng được thể hiện ở cả số tiền và thời hạn thanh toán.
2.2.2.2. Quy trình thực hiện:
Tùy thuộc vào trường hợp xảy ra như sau:
Ï Trường hợp 1: Các khách hàng có tài khoản tại cùng một ngân hàng
Hình 3. Quy trình thực hiện uỷ nhiệm thu tại cùng một Ngân hàng
(1) Bên bán giao hàng hoá, dịch vụ cho bên mua.
(2) Bên bán lập 4 liên Uỷ nhiệm thu kèm hoá đơn bán hàng nộp vào Ngân hàng.
(3) Ngân hàng hạch toán “Nợ” trên tài khoản của bên mua và báo “Nợ”.
(4) Ngân hàng hạch toán “Có” trên tài khoản của bên bán và báo “Có” cho họ.
Ï Trường hợp 2: Các khách hàng có tài khoản tại 2 Ngân hàng khác nhau:
Tương tự như trên, nhưng ở đây Ngân hàng phục vụ bên bán phải lập thêm bản kê thanh toán bù trừ. Quá trình thanh toán sẽ thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi tại NHNN.
2.2.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi (Payment Order)
2.2.3.1. Khái niệm:
Uỷ nhiệm chi là lệnh chi được chủ tài khoản lập theo mẫu của ngân hàng ấn hành, yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định trong tài khoản của mình để chi trả cho bên thụ hưởng.
Trong vòng 1 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên mua phải hoàn tất lệnh chi đó, hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của đơn vị không đủ tiền hoặc lệnh chi lập không hợp lệ. Ngân hàng phục vụ đơn vị hưởng phải ghi “có” ngay vào tài khoản và báo cho đơn vị biết khi đã nhận được chứng từ hợp lệ.
Hiện nay, ủy nhiệm chi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do những ưu điểm của nó. Tuy nhiên, ủy nhiệm chi chỉ sử dụng được trong điều kiện người bán tín nhiệm người mua.
2.2.3.2. Quy trình thực hiện:
Ï Trường hợp 1: Các khách hàng có tài khoản tại cùng một Ngân hàng
Hình 4. Quy trình thực hiện uỷ nhiệm chi tại cùng một Ngân hàng
(1) Bên bán cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho bên mua.
(2) Bên mua nộp 4 liên Uỷ nhiệm chi vào Ngân hàng.
(3) Ngân hàng hạch toán “Nợ” trên tài khoản bên mua và báo “Nợ” cho họ.
(4) Ngân hàng hạch toán “Có” trên tài khoản bên bán và báo “Có” cho họ.
Ï Trường hợp 2: Các khách hàng có tài khoản tại 2 Ngân hàng khác nhau
Các bước giống như trên, nhưng phải thực hiện thêm việc thanh toàn bù trừ thông qua tài khoản tiền gửi tại NHNN.
2.2.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of Credit)
2.2.4.1. Khái niệm:
Phương thức thanh toán thư tín dụng (L/C) là thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (Ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản trong thư tín dụng.
Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
J Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant): là người mua(hay nhập khẩu) hoặc người ủy thác cho một người khác.
J Ngân hàng phát hành (Issuing bank): là Ngân hàng của người mua, nó cấp tín dụng cho người mua.
J Người hưởng lợi thư tín dụng (Benificically): là người bán hay bất cứ người nào khác mà người mở L/C chỉ định.
J Ngân hàng thông báo(Advising bank): là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng phát hành ở nước người hưởng lợi, làm nhiệm vụ thông báo nội dung L/C.
Ngoài ra, có thể còn có sự tham gia của các ngân hàng khác như Ngân hàng xác nhận (Confirming bank) hay Ngân hàng thanh toán (Negotiating bank).
2.2.4.2. Phân loại:
Có nhiều loại thư tín dụng, tuy nhiên phổ biến nhất là các loại sau:1. Thư tín dụng xác nhận (Confirmed letter of credit)
Là loại thư tín dụng được một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo thanh toán theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C.
2. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit)
Là loại L/C trong đó quy định sau khi L/C sử dụng hết hạn ngạch hoặc hết thời gian hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng.
3. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back letter of credit)
Là loại L/C được mở trên cơ sở L/C mà nhà nhập khẩu đã mở cho nhà xuất khẩu hưởng để thanh toán tiền hàng cho một tổ chức xuất khẩu khác. L/C đầu gọi là L/C gốc, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng.
4 .Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable letter of credit)
Là loại L/C trong đó qui định quyền được chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên, nhưng chỉ được phép chuyển nhượng một lần, chi phí phát sinh trong quá trình chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên trả.
5. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal letter of credit)
Là loại L/C trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra, có nghĩa là tổ chức xuất khẩu khi nhận được L/C do tổ chức nhập khẩu mở thì phải mở lại L/C tương ứng thì nó mới có giá trị.
6. Thư tín dụng dự phòng (Stand by letter of credit)
Là loại L/C được mở nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu, trong đó qui định rằng nếu nhà xuất khẩu không thực hiện được hợp đồng, ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho nhà nhập khẩu.
7. Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred payment letter of credit)
Là loại thư tín dụng được ngân hàng mở L/C cam kết với người hưởng lợi thanh toán dần số tiền ghi trong L/C trong thời gian hiệu lực quy định.
8. Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause letter of credit)
Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ. Thông thường trong điều khoản đặc biệt, người mở L/C cho phép tổ chức xuất khẩu ứng trước một số tiền nhất định trước khi xuất trình bộ chứng từ hàng hóa.
Trước đây, còn tồn tại hình thức thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C), nhưng loại này đã bị bỏ theo UCP 600 và tất cả các thư tín dụng hiện nay là không thể hủy ngang (Irrevocable L/C).
2.2.4.3. Quy trình thực hiện:
Trình tự thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ như sau:
Hình 5. Quy trình thực hiện thư tín dụng
Đây là 7 bước thực hiện thanh toán, tùy trường hợp có thể tách riêng hay gộp các bước lại với nhau nhưng yêu cầu người làm công việc này phải hiểu bản chất nội dung cũng như các bước cụ thể.
(1) Mở thư tín dụng: Người mua căn cứ vào hợp đồng làm xin mở một thư tín dụng (L/C) tại một ngân hàng nhất định mà hai bên mua bán đã thỏa thuận trong hợp đồng, yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho người bán nếu người bán nộp bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định trong thư tín dụng.
(2)+(3) Thông báo L/C: Ngân hàng mở L/C căn cứ vào đơn xin mở L/C, mở một L/C và thông qua Ngân hàng thông báo ở nước người bán thông báo cho người bán biết về L/C đó, đồng thời gửi bản chính nội dung L/C cho người bán.
(4) Sửa đổi bổ sung nội dung L/C: Người bán kiểm tra kỹ nội dung của L/C, nếu chấp thuận thì tiến hành giao hàng hóa cho người mua theo L/C, nếu không chấp thuận mà cần phải sửa đổi hoặc bổ sung những nội dung trong L/C thì người bán trao đổi để sửa lại với người mua. Mọi nội dung sửa đổi phải có sự xác nhận của Ngân hàng mở L/C mới có hiệu lực. Văn bản sửa đổi trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời L/C cũ và hủy bỏ nội dung cũ.
(5) Xuất trình bộ chứng từ: Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người bán lập bộ chứng từ thanh toán đưa đến Ngân hàng trong thời gian hiệu lực của L/C.
(6) Thực hiện chi trả: Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng mở L/C để Ngân hàng này trả tiền cho người bán. Nếu Ngân hàng thông báo đồng thời là Ngân hàng trả tiền thì sẽ tiến hành trả tiền cho người bán và chuyển bộ chứng từ cho Ngân hàng mở L/C. Ngân hàng này sẽ hoàn lại số tiền đã trả cho Ngân hàng thông báo.
(7) Chuyển giao chứng từ và thanh toán: Ngân hàng mở L/C chuyển bộ chứng từ hàng hóa cho người mua để người này đi lĩnh hàng, đồng thời thu hồi lại người mua số tiền đã trả người bán.
2.2.5. Thanh toán bằng thẻ (Card Payment)
2.2.5.1. Khái niệm:
Thẻ thanh toán là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận.
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, thẻ thanh toán là công cụ thanh toán hiện đại do Ngân hàng phát hành và bán cho các tổ chức hoặc cá nhân để sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ, hay rút tiền tại Ngân hàng đại lý hoặc máy rút tiền tự động (ATM-Automatic Teller Machine).
Hiện nay, các quy chế phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ được quy định trong Quyết định số 20/2007 ngày 15/05/2007 của NHNN.
2.2.5.2.Phân loại và quy trình thực hiện:
Có nhiều cách để phân loại thẻ thanh toán:
{ Theo công nghệ sản xuất: thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard), thẻ băng từ (Magnetic stripe) và thẻ điện tử (Smart Card).
{ Theo chủ thể phát hành: thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card) và thẻ do tổ chức phi Ngân hàng phát hành (là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh, các công ty xăng dầu, các cửa hiệu lớn...)
{ Theo phạm vi lãnh thổ: bao gồm thẻ nội địa và thẻ quốc tế.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết chỉ xin được đề cập đến 2 loại thẻ được phân loại._. theo tính chất thanh toán của thẻ và rất thịnh hành trong thanh toán không dùng tiền mặt sau:
1. Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không cần trả lãi để chi trả hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh (nhà hàng, khách sạn, sân bay…) chấp nhận loại thẻ này. Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (Delayed debit Card) hay chậm trả.
Quy trình thanh toán thẻ tín dụng giữa các bên tham gia được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 6. Quy trình thực hiện thanh toán thẻ tín dụng
(1) Chủ thẻ đến mua hàng hóa, dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh. Nhân viên bán hàng sau khi kiểm tra thẻ tín dụng và chữ ký trên hóa đơn, nếu phù hợp với chữ ký trên thẻ thì mới thực hiện yêu cầu thanh toán chủ thẻ. Sau đó tập hợp hóa đơn xuất trình ngân hàng thanh toán.
(2) Ngân hàng thanh toán tiến hành thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho cơ sở kinh doanh. Sau đó tiến hành đòi tiền ngân hàng phát hành.
(3) Ngân hàng phát hành hoàn trả tiền cho ngân hàng thanh toán.
(4) Hàng tháng ngân hàng phát hành lập bảng kê về tình hình thanh toán tiền hàng hóa đến cho chủ thẻ.
2. Thẻ ghi nợ (Debit Card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ.
Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ gần như ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cơ sở kinh doanh, đồng thời chuyển ngân vào tài khoản của cơ sở kinh doanh đó.
2.2.6. Thanh toán điện tử
2.2.6.1. Khái niệm:
Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật thương mại điện tử của Bộ Công Thương, thanh toán điện tử cần hiểu theo hai nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp, cụ thể là:
Nghĩa rộng: Thanh toán điện tử được hiểu theo là việc thanh toán tiền thông qua các phương tiện điện tử thay vì trao tay tiền mặt. Trong đó, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hay công nghệ tương tự.
Nghĩa hẹp: Thanh toán điện tử theo là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên mạng Internet.
Hiện nay, các quy định về thanh toán điện tử ở Việt Nam được ban hành trong Luật giao dịch điện tử số 51/2005, có hiệu lực từ ngày 01/03/2006 và Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 về Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng; Quyết định 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003 về Ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng.
2.2.621. Phân loại:
Về thực chất, thanh toán điện tử không phải là một hình thức thanh toán cụ thể, mà là một khái niệm chung để chỉ các hình thức thanh toán dựa trên các công cụ điện tử. Thanh toán điện tử bao gồm các phương thức thanh toán sau:
v Thanh toán điện tử bằng tiền điện tử (E-money): là phương thức chuyển khoản tiền điện tử, tương tự như đối với tài khoản tiền mặt thông thường, chỉ khác là tiền được sử dụng trong giao dịch này này là tiền điện tử (tiền đã được số hóa ở dạng các bit số, được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành (bên thứ 3), biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng (người mua) mở tại tổ chức phát hành). Nếu giá trị của tiền mặt được bảo đảm bởi chính phủ thì giá trị của tiền điện tử được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết chuyển đổi tiền điện tử sang tiền mặt theo yêu cầu của người sở hữu.
v Thanh toán điện tử bằng ví điện tử (E-wallet): là một tài khoản điện tử, có chức năng như một chiếc ví tiền trong thế giới Internet nhằm hỗ trợ người dùng mua – bán – giao dịch tại các trang web thương mại điện tử và tại các cộng đồng mạng có hoạt động thanh toán hoặc trả phí.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số tổ chức như Viet Union (thuộc tập đoàn đầu tư Sài Gòn-Saigon Invest Group) đầu tư vào hoạt động thanh toán dùng ví điện tử, cụ thể là sản phẩm ví điện tử Payoo đang rất phát triển, đặc biệt là trong cộng đồng game thủ Việt.
v Thanh toán điện tử bằng chuyển tiền điện tử (T/T-Telegraphic Transfer) là phương thức chuyển tiền trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định trong một thời gian nhất định.
v Thanh toán điện tử bằng séc điện tử (E-check):
Séc điện tử là một phiên bản điện tử có giá trị pháp lý đại diện cho một tấm séc giấy. Quy trình thanh toán séc điện tử cũng tương tự như đối với séc thông thường, chỉ khác là hoạt động thanh toán được thực hiện trực tuyến. Các thông tin lưu giữ trên séc điện tử thường bao gồm:
Số tài khoản của người mua hàng; Ký tự để phân biệt Ngân hàng ở cuối tấm séc; Loại tài khoản (cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức); Tên chủ tài khoản; Số tiền thanh toán.
v Thanh toán điện tử bằng L/C điện tử:
Tín dụng thư điện tử thực chất cũng là một tín dụng thư và cũng tuân thủ các bước như đối với thư tín dụng thường. Tuy nhiên, sự khác biệt là các bước này được làm trực tuyến.
Để thực hiện, Ngân hàng phải cung cấp một hệ thống dịch vụ mạng cho các nhà nhập khẩu soạn thảo L/C từ máy tính của nhà nhập khẩu, truyền bản thảo này đến ngân hàng để kiểm tra và xử lý. L/C sẽ được phát hành trong vòng vài giờ. Dịch vụ này cũng cho phép nhận được các L/C xuất và kiểm tra chúng từ máy tính của nhà xuất khẩu. Chứng từ xuất trình thường là chứng từ điện tử.
v Thanh toán điện tử bằng thẻ trực tuyến: đây là hình thức kết hợp giữa thanh toán điện tử và thanh toán bằng thẻ. Quy trình giao dịch tương tự như đối với thanh toán bằng thẻ.
Tuy nhiên, để thực hiện được việc thanh toán thẻ trực tuyến, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
Ø Có một website cung cấp sản phẩm/dịch vụ trực tuyến
Ø Có tài khoản thương mại (Merchant account) mở tại Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính
Ø Có cổng thanh toán (Payment gateway)
v Thanh toán điện tử bằng dịch vụ Ngân hàng điện tử: trong đó:
@ Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home-banking):
Home-banking là hình thức thanh toán của ngân hàng điện tử, cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng nơi họ mở tài khoản tại nhà, hay văn phòng công ty mà không cần đến ngân hàng.
Homebanking được xây dựng trên 1 trong 2 nền tảng: hệ thống các phần mềm ứng dụng (Software Base) và nền tảng công nghệ web (Web Base) thông qua hệ thống máy chủ, Internet và máy tính của khách hàng, thông tin tài chính sẽ được thiết lập, mã hoá, trao đổi và xác nhận giữa ngân hàng và khách hàng.
Quy trình sử dụng Homebanking bao gồm các bước cơ bản:
Ø Bước 1: Thiết lập kết nối máy tính của khách hàng với hệ thống máy tính của ngân hàng qua Internet.
Ø Bước 2: Thực hiện yêu cầu dịch vụ.
Ø Bước 3: Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin và thoát khỏi mạng
Khi giao dịch được thực hiện hoàn tất, những thông tin chứng từ cần thiết sẽ được quản lí, lưu trữ và gửi tới khách hàng khi có yêu cầu.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, quy trình thanh toán qua Home-banking được thực hiện tương đối phức tạp hơn với quy trình bảo mật, xác nhận an toàn hơn thông qua các loại User có mã số truy cập, mật khẩu khác nhau được phân quyền. Lệnh thanh toán qua Home-banking được ký 2 chữ ký điện tử theo quy định chứng từ của NHNN và hầu hết được thực hiện ngay trong ngày.
@ Dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại (Phone-banking/Mobile Banking)
Phone-banking: là hình thức thanh toán của Ngân hàng điện tử, cho phép khách hàng thực hiện giao dịch thông qua điện thoại. Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Phone-banking, khách hàng sẽ được cung cấp mã khách hàng/mã tài khoản. Ngoài ra, tuỳ theo đăng ký, khách hàng còn có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác.
Nhìn chung, quy trình sử dụng dịch vụ Phone-banking như sau:
Ø Bước 1: Đăng ký sử dụng dịch vụ: Khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết và ký vào hợp đồng đồng ý sử dụng dịch vụ Phone-banking. Sau đó, khách hàng sẽ được cung cấp 2 số định danh duy nhất là mã khách hàng và mã khoá truy nhập hệ thống, ngoài ra khách hàng sẽ được cung cấp một mã tài khoản nhằm đảm bảo an toàn, thuận tiện trong giao dịch.
Ø Bước 2: Xử lý giao dịch: Khi khách hàng quay số tới tổng đài, nhập mã khách hàng và khoá truy nhập dịch vụ, theo lời nhắc trên điện thoại, khách hàng chọn phím chức năng tương ứng với dịch vụ cần thực hiện giao dịch. Khách hàng có thể thay đổi, chỉnh sửa trước khi xác nhận giao dịch với ngân hàng, chứng từ giao dịch sẽ được in ra và gửi tới khách hàng khi giao dịch được xử lý xong.
Mobile-banking: là kênh thanh toán qua mạng điện thoại di động. Thực chất, đây chính là quy trình thông tin được mã hoá, bảo mật và trao đổi giữa trung tâm xử lý và thiết bị di động của khách hàng (ĐTDĐ, Pocket PC, Palm…).
Quy trình thực hiện:
Khách hàng gửi tin nhắn yêu cầu thanh toán theo mẫu, ngân hàng sẽ gửi tin nhắn xác nhận giao dịch và thực hiện việc trả tiền cho các đại lý. Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể sử dụng dịch vụ này để thanh toán hoá đơn (điện, nước, điện thoại…) hay thậm chí là giao dịch chứng khoán.
Internet banking:
Internet banking cũng là một trong những kênh thanh toán của ngân hàng, mang ngân hàng đến nhà, văn phòng, trường học, đến bất kỳ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Với máy tính kết nối Internet, bạn còn được cung cấp và được hướng dẫn các sản phẩm, các dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, với tính chất bảo mật không cao bằng các dịch vụ trên, Internet-banking vẫn còn được cung cấp hạn chế và đòi hỏi quá trình xác nhận giao dịch phức tạp hơn.
2.3. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
Ra đời trong những hoàn cảnh và điều kiện thanh toán khác nhau, do đó mỗi phương thức thanh toán đều có những đặc điểm và ưu nhược điểm riêng. Chính vì thế, cần nắm rõ các ưu nhược điểm đặc trưng của từng hình thức thanh toán, từ đó áp dụng hiệu quả vào những trường hợp cụ thể trong thực tế.
HÌNH THỨC TT
ƯU ĐIỂM
NHƯỢC ĐIỂM
1. SÉC
J Thủ tục phát hành tương đối đơn giản, tiết kiệm thời gian.
J Với séc chuyển khoản, khách hàng không phải ký gửi vào tài khoản nên sẽ không bị mất một số tiền có thể sinh lời.
L Khi thanh toán, quá trình luân chuyển chứng từ liên Ngân hàng có thể kéo dài.
L Mặt khác, với séc chuyển khoản nếu tài khoản người mua không đủ để thanh toán thì người bán có thể bị chiếm dụng vốn một thời gian.
L Hình thức tờ Séc do Ngân hàng nhà nước thiết kế không phù hợp với thực tế. Một tờ séc phải ghi quá nhiều yếu tố không cần thiết, dễ xảy ra sai sót.
L Phạm vi thanh toán rất hẹp
2. ỦY NHIỆM THU
J Thuận tiện hơn cho người mua vì NH đã đảm nhận trách nhiệm thu hộ tiền, nhất là trong trường hợp giao dịch giữa các đối tác khác quốc gia.
L Có thể xảy ra tình trạng chậm trả khi UNT về đến Ngân hàng phục vụ người trả tiền nhưng TK của người trả tiền không có hoặc không đủ số dư để thanh toán.
3. ỦY
NHIỆM
CHI
J Thủ tục lập đơn giản, dễ thực hiện.
J Tiện lợi và an toàn vì công tác chuyển tiền được Ngân hàng bảo đảm.
J Thời gian thanh toán nhanh, ít khi xảy ra sai sót.
L Ủy nhiệm chi được lập sẵn theo mẫu của Ngân hàng, phần ghi nội dung chuyển tiền hẹp nên không ghi được đủ nội dung chuyển tiền.
L Dễ dẫn đến việc đơn vị mua chiếm dụng vốn của đơn vị bán.
4. THƯ TÍN
DỤNG
J Có tính an toàn và dễ áp dụng trong trường hợp giao dịch có giá trị lớn, các đối tác thiếu am hiểu và tin tưởng lẫn nhau.
J So với các hình thức khác, các điều kiện ghi trên thư tín dụng khá chặt chẽ, phản ánh đủ các cam kết thanh toán trong hợp đồng hay đơn đặt hàng đã ký.
J Không phải lo ngại những rủi ro như lãi suất, tỷ giá...vì đã thỏa thuận trước trong thư tín dụng.
L Quy trình thanh toán phức tạp, phải trải qua nhiều bước trung gian.
L Thời gian thực hiện thanh toán lớn.
L Đòi hỏi chi phí thực hiện khá cao.
L Người thực hiện công tác thanh toán phải có trình độ chuyên môn vững vàng.
5. THẺ
J Thuận tiện sử dụng vì có phạm vi thanh toán tương đối rộng.
J Có thể liên kết với hình thức thanh toán điện tử để thực hiện giao dịch qua mạng.
L Chi phí đầu tư ban đầu để lắp đặt thiết bị liên quan (máy quét thẻ, máy ATM...) khá cao.
L Các sự cố kỹ thuật (máy nuốt thẻ, máy bị rò điện, cháy nổ, bị cài thiết bị gián điệp, bị lấy cắp thông tin thẻ...) rất dễ xảy ra.
6. THANH TOÁN
ĐIỆN TỬ
J Ưu điểm lớn nhất là sự tiện nghi, luôn sẵn sàng mọi lúc, mọi nơi.
J Phạm vi thanh toán rất rộng, đặc biệt phát huy tốt trong môi trường thanh toán quốc tế.
L Là hình thức thanh toán tương đối phức tạp và mới mẻ
L Đòi hỏi trình độ ứng dụng tin học cao của Ngân hàng
L Những trở ngại về phần mềm cũng như việc bảo mật trước sự tấn công của Hacker, Virus...
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu trong đề tài được thu thập từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu là từ Phòng Kế toán tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2007-2009, bao gồm:
- Thông tin tổng hợp về BIDV
- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ
- Bảng cân đối kế toán của BIDV Cần Thơ
- Các báo cáo tổng hợp và chi tiết về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Cần Thơ
- Cùng một số thông tin khác
Bên cạnh đó, số liệu còn được thu thập từ các nguồn khác như: sách, báo, tạp chí kinh tế, Website...
2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu
2.4.2.1. Phương pháp so sánh
@ So sánh tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này được áp dụng nhằm xem xét sự biến động của các số liệu kinh tế và tìm hiểu nguyên nhân tác động, nhằm đưa ra giải pháp và biện pháp khắc phục.
T = T1 – T0
Trong đó: T0 là số liệu năm trước
T1 là số liệu năm sau
T là chênh lệch (tăng, giảm) của các số liệu kinh tế
@ So sánh tương đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này được dùng để xem xét mức biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong một thời gian nhất định. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
t = (T1-T0)/T0*100%
T0 là số liệu năm trước
T1 là số liệu năm sau
t là tốc độ tăng trưởng của các số liệu kinh tế
2.4.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu tổng thể cần nghiên cứu bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các thông số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính với trị số của chỉ tiêu khi vừa có biến đổi của nhân tố cần xác định chúng ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Phương pháp này dùng để tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích.
2.4.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa vào thông tin từ đồ thị, biểu bảng và các chỉ tiêu được biểu diễn để phân tích các đối tượng cần nghiên cứu (giá trị, tỷ lệ v.v…) từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá.
CHƯƠNG 3:
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
TP CẦN THƠ
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam
Được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng chính phủ, lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Nhiệm vụ chủ yếu của của Ngân hàng là thực hiện cấp và quản lý vốn kiến thiết cơ bản cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội từ nguồn vốn ngân sách.
Tùy từng thời kỳ, nhiệm vụ cụ thể và tên gọi của Ngân hàng cũng khác nhau:
³ Giai đoạn từ 1957-1981: mang tên Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Đây là thời kỳ khôi phục và xây dựng những tiền đề cơ bản cho nền kinh tế Việt Nam. Chính vì thế, nhiệm vụ của Ngân hàng càng trở nên quan trọng và bức thiết hơn khi vừa phải tăng cường hoạt động, cung cấp vốn cho những công trình quan trọng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, vừa phải góp phần vào công tác thăng bằng thu chi, ổn định tiền tệ, quản lý thị trường và giá cả.
³ Giai đoạn từ 1981 – 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Trong thời kỳ này, đất nước ta đang trong quá trình đổi mới mạnh mẽ, Ngân hàng đã có những đóng góp to lớn cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định hình thành trong nền kinh tế, đồng thời từng bước một trở thành một trong những Ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
³ Từ 1990 đến nay: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hay còn gọi là BIDV (Bank of Investment and Development of Viet Nam). Tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng là Vietindebank.
Từ đây, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản, thể hiện qua nhiều mặt, cụ thể là: tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa; Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt (hợp tác thương mại, khắc phục thiên tai, hỗ trợ mặt hàng nông sản...); Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại; Nâng cao năng lực quản trị điều hành hệ thống; Phát triển cơ cấu phù hợp với mô hình Tổng công ty nhà nước (Tập đoàn); Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh.
Từ những hoạt động trên, BIDV đã đạt được nhiều thành công quan trọng, trở thành một trong 4 Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cùng với Agribank, Vietcombank và Vietinbank.
Đến 31/12/2009, xét về tổng tài sản, BIDV là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam, đạt 300.000 tỷ đồng; Dư nợ tín dụng 194.157 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.451 tỷ đồng, các chỉ tiêu an toàn chất lượng đều đạt và vượt chuẩn quốc tế. Hơn thế nữa, Ngân hàng đã xây dựng được một mạng lưới giao dịch rộng khắp với 108 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
3.1.2. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ
3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Tọa lạc tại số 12 Hòa Bình quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào năm 1977, theo quyết định 32/CP của Thủ tướng chính phủ, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Hậu Giang.
Hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ có thể chia làm 3 giai đoạn, với những tên gọi khác nhau cùng nhiệm vụ khác nhau:
³ Giai đoạn từ 1977-1981: tên gọi là Ngân hàng Kiến Thiết Hậu Giang. Nhiệm vụ chính của Ngân hàng là cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư và xây dựng cơ bản theo kế hoạch của nhà nước, dựa trên sự kết hợp giữa các nguồn:
× Vốn ngân sách cấp phát trực tiếp cho các công trình xây dựng cơ bản mang ý nghĩa chiến lược với tỉnh Hậu Giang nói riêng và quốc gia nói chung.
× Vốn đầu tư của các đơn vị kinh tế và các nguồn vốn tín dụng cho các công trình thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh được thực hiện thông qua quỹ đầu tư của nhà nước.
³ Giai đoạn từ 1981-1992: là Ngân Hàng Đầu Tư Và Xây Dựng Hậu Giang, do việc tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng trên cơ sở chi nhánh Kiến Thiết và quỹ tín dụng NHNN tỉnh Hậu Giang hợp lại.
³Giai đoạn 1992 trở đi: Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ. Sau khi chuyển giao nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi theo quyết định 654/TTG ngày 01/01/1995 của Thủ Tướng Chính Phủ, nhiệm vụ chính của Ngân hàng thời kỳ này là kinh doanh đa năng tổng hợp theo quyết định 293/QĐ-NH9 của NHNN.
Thời kì này, nhiệm vụ của Ngân hàng là huy động vốn và sử dụng vốn, gắn chiến lược huy động và sử dụng vốn vào trong chiến lược tổng thể nhằm đa dạng hóa, hữu hiệu hóa hoạt động, mà chủ yếu vẫn là phục vụ cho đầu tư phát triển các dự án theo mục tiêu kinh tế vĩ mô, vi mô do nhà nước đề ra.
3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Hình 7. CƠ CẤU TỔ CHỨC BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.2. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV CẦN THƠ
3.2.1. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu
Hiện nay, các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng rất đa dạng và phong phú, bao trùm nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, tựu chung lại có thể phân loại thành các nghiệp vụ chủ yếu sau đây:
v Huy động vốn: đây là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất của Ngân hàng, là tiền đề để thực hiện một số nghiệp vụ khác có liên quan. Nghiệp vụ huy động vốn bao gồm việc nhận các loại tiền gửi, tíết kiệm, kỳ phiếu… bằng nội tệ hay ngoại tệ của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng thực hiện việc bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Trung Ương.
v Tín dụng: Ngân hàng cung cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn cho khách hàng trong tất cả hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân hay sản xuất kinh doanh đi kèm với việc đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động của phương án kinh doanh và định giá tài sản đảm bảo.
v Chiết khấu chứng từ có giá: Ngân hàng cũng thực hiện công tác chiết khấu những chứng từ có giá như thương phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu… với mức lãi suất và hoa hồng phù hợp theo quy định của pháp luật.
v Kinh doanh ngoại tệ: bao gồm việc mua và bán ngoại tệ với đối tác/khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu giao dịch; Mua và bán ngoại tệ với đối tác để điều chỉnh trạng thái ngoại hối đồng tiền đó của Ngân hàng để giảm thiểu rủi ro; Mua bán ngoại tệ giữa hội sở với Chi nhánh, phòng giao dịch nhằm thỏa mãn nhu cầu muồn mua và bán của Chi nhánh, phòng giao dịch.
v Thanh toán: cung cấp các dịch vụ thanh toán phong phú trong và ngoài nước (uỷ nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc, thẻ thanh toán v.v… ) cho khách hàng với thời gian nhanh chóng, đảm bảo an toàn và mức phí dịch vụ hợp lý.
3.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm gần đây (2007-2009) không ngừng phát triển, với tổng thu nhập và tổng chi phí đều tăng, tuy mức độ thay đổi khác nhau.
3.2.2.1. Về thu nhập
Bảng 1. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA BIDV CẦN THƠ
(2007-2009)
Đvt: triệu đồng
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
SO SÁNH 08/07
SO SÁNH 09/08
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
I. Thu nhập
100.429
174.262
187.122
173,52
107,38
1. Thu nhập từ lãi
84.408
149.024
118.147
176,55
79,28
- Từ lãi cho vay
84.400
149.017
118.147
176,56
79,28
- Từ lãi tiền gửi
8
7
0
87,5
0
2. Thu nhập ngoài lãi
16.021
25.238
68.975
157,53
273,29
II. Chi phí
85.308
161.172
177.704
188,93
110,26
1. Chi phí lãi
57.550
126.338
134.896
219,53
106,77
- Chi phí trả lãi tiền gửi
25.751
28.375
43.659
110,19
153,86
- Chi phí trả lãi tiền vay
31.799
97.963
91.237
308,07
93,13
2. Chi phí ngoài lãi
27.758
34.834
42.808
125,49
122,89
Trong đó: Dự phòng rủi ro
14.222
8.000
9.000
56,25
112,5
III. Thu nhập trước thuế
15.121
13.090
9.418
86,57
71,95
IV. Thu nhập ròng
10.887
9.425
6.781
86,57
71,95
(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp BIDV Cần Thơ)
Qua số liệu tổng hợp từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh, ta nhận thấy tổng doanh thu qua 3 năm 2007, 2008, 2009 đều tăng. Tuy vậy, mức tăng không đồng đều và có sự biến động như sau:
¤ Từ 2007 đến 2008: doanh thu tăng 73.833 triệu đồng (tức tăng 73,52%).
¤ Từ 2008 đến 2009: doanh thu tăng nhẹ 12.860 triệu đồng, tức tăng 7,38%. So với mức tăng của năm 2007-2008 là 73,52% thì mức tăng này có thể nói là khá thấp.
Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế xã hội từ 2008-2009 biến động xấu, là thời điểm xảy ra khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân đều gặp khó khăn về tài chính dẫn đến mức vốn huy động giảm, bên cạnh đó là hoạt động cho vay cũng gặp nhiều khó khăn vì nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc cắt giảm sản xuất.
Trong các khoản thu nhập này, thu nhập từ lãi cho vay là chủ yếu, chiếm 84,04% năm 2007, 85,51% năm 2008 và giảm xuống 63,14% năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do trong năm 2009, việc cho vay với lãi suất giới hạn trần do chính sách kinh tế của Nhà nước hỗ trợ Doanh nghiệp trong khủng hoảng kinh tế đã làm giảm nguồn thu đáng kể từ hoạt động này.
Thu nhập ngoài lãi như lợi nhuận từ các khoản đầu tư, phí dịch vụ Ngân hàng (chuyển tiền, uỷ nhiệm thu/chi, tư vấn v.v…) chỉ chiếm một khoản tương đối nhỏ. Cụ thể, năm 2007 thu nhập ngoài lãi chiếm 15,95% và năm 2008 là 14,48%. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, đến năm 2009, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập đã tăng lên khá đáng kể, chiếm 36,86% trong tổng doanh thu, tăng 43.737 triệu đồng, tức tăng 273,29%-gần gấp 3 lần so với năm 2008.
Điều này do nhiều nguyên nhân, nhưng yếu tố chính vẫn là việc Ngân hàng đã tăng cường các hoạt động kinh doanh khác ngoài tín dụng trong giai đoạn 2008-2009 để đối phó với khủng hoảng kinh tế. Do khủng hoảng, phần lớn các doanh nghiệp và cá nhân đều thu hẹp tiêu dùng, sản xuất nên việc lựa chọn thay đổi chiến lược kinh doanh ngắn hạn là điều cần thiết.
Ngoài ra, thu nhập từ lãi tiền gửi ở Ngân hàng trung ương chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, hầu như không đáng kể do đây không phải là hoạt động quan trọng trong công tác kinh doanh của Ngân hàng.
3.2.2.2. Về chi phí
Cùng với doanh thu, chi phí cũng tăng lên qua các năm. Cụ thể là:
¤ Năm 2007 đến 2008: tăng 75.864 triệu đồng, tức tăng 88,93%. Trong đó chi phí trả lãi, mà cụ thể là lãi tiền vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm đến 37,28% năm 2007 và 60,78% năm 2008.
¤ Năm 2008 đến 2009: về số tuyệt đối tăng 16.532 triệu đồng, tức tăng 10,26%. So với doanh thu chỉ tăng lên 7,38% thì mức tăng chi phí này có phần tương đối lớn. Cũng như năm 2008, chi phí chủ yếu vẫn là từ hoạt động trả lãi tiền vay.
Điều này được lý giải là do tình hình khan hiếm vốn thời điểm đó buộc Ngân hàng phải đặt mức lãi suất huy động cao (cao nhất lên tới % vào tháng 12/2009 mới có thể cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
Bên cạnh đó, do việc tăng cường hoạt động của Ngân hàng, các chi phí ngoài lãi khác như chi cho dịch vụ, phí công tác, chi phí điện nước, điện thoại v.v... và chi cho dự phòng cũng tăng đều qua các năm.
3.2.2.3. Về lợi nhuận
Đơn vị tính: triệu đồng
Hình 8. BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
So với doanh thu, lợi nhuận thực tế đã giảm qua các năm, đặc biệt là năm 2009 với giá trị giảm từ 13.090 xuống chỉ còn 9.418 triệu đồng.
Dựa vào biểu đồ, dễ dàng nhận thấy từ năm 2007-2008 lợi nhuận giảm nhẹ, nhưng sau đó đã giảm mạnh hơn vào năm 2009 do tình hình suy thoái kinh tế. Cụ thể, năm 2008 lợi nhuận đạt 86,57% so với năm 2007; năm 2009 đạt 71,95% nếu so với 2008 và chỉ đạt 62,28% nếu so với lợi nhuận của năm 2007.
Lợi nhuận suy giảm trong giai đoạn này do tác động của nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân quan trọng nhất đó là do chi phí trong năm 2009 tăng nhanh trong khi doanh thu không cao hơn năm 2008 bao nhiêu. Mặt khác, trong thời kỳ này, BIDV phải chịu nhiều sức ép từ khủng hoảng kinh tế và lạm phát, cùng việc NHNN đưa ra mức dự trữ bắt buộc khá cao, trong khi mức lãi suất cho vay đã được ấn định trần khiến lợi nhuận suy giảm nhiều.
Nếu so với mặt bằng chung của các Ngân hàng thời kỳ này, mức giảm lợi nhuận trên vẫn nằm trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy BIDV Cần Thơ cần có kế hoạch thích hợp để thay đổi, tận dụng cơ hội để tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn vào những năm sau khi kinh tế đã được khôi phục.
3.2.4. Công tác huy động vốn:
Huy động vốn luôn luôn là hoạt động quan trọng bậc nhất và là chức năng chính yếu của một Ngân hàng. Đặc biệt là với một Ngân hàng thương mại, nguồn thu từ vốn huy động là tiền đề cơ bản cho hầu hết các hoạt động khác. Khả năng huy động vốn, do đó cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực hoạt động của Ngân hàng.
Bảng 2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đvt: triệu đồng
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
SO SÁNH
07/08
SO SÁNH
08/09
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Chênh lệch
Chênh lệch
Tổng nguồn vốn
946.538
1.080.037
1.228.407
133.499
148.370
I. Vốn huy động
428.209
493.848
704.691
65.639
210.843
1. Tiền gửi của TCTD
222
512
88
290
-424
2. Tiền gửi của TCKT
215.663
225.124
304.766
9.461
79.642
- Không kỳ hạn
182.223
196.992
230.636
14.769
33.644
- Có kỳ hạn
33.440
28.132
74.130
-5.308
45.998
3. Tiền gửi tiết kiệm
201.888
235.305
332.647
33.417
97.342
- Không kỳ hạn
7.143
3.473
35.721
-3.670
32.248
- Có kỳ hạn
195.508
231.832
296.926
36.324
65.094
4. Phát hành
giấy tờ có giá
6.636
27.403
63.462
20.767
36.059
5. Vay của TCTD
3.800
5.504
3.728
1.704
-1.776
II. Vốn TƯ
điều chuyển
492.708
564.876
497.569
72.168
-67.307
III. Vốn và các quỹ
15.245
13.091
9.697
-2.154
-3.394
IV. Vốn khác
10.376
8.222
16.450
-2.154
8.228
(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp BIDV Cần Thơ)
Dựa vào bảng số liệu trên, có thể nhận thấy tình hình huy động vốn có chuyển biến rõ rệt qua các năm, với mức tăng đều đặn từ 133.499 triệu đồng lên 148.370 triệu đồng lần lượt qua các năm 2007, 2008 đến 2009. Trong đó, tỷ trọng của vốn huy động và vốn Trung ương điều chuyển là cao nhất, các quỹ và vốn khác chiếm giá trị không đáng kể.
Mặt khác, cơ cấu của nguồn vốn có sự thay đổi vào năm 2009: lần đầu tiên trong 3 năm tỷ trọng của vốn huy động cao hơn nguồn vốn do Trung Ương điều chuyển. Thông thường vào các năm trước, vốn do Trung Ương điều chuyển chiếm tỷ lệ cao nhất: 52,05% năm 2007, và 52,30% năm 2008. Tuy nhiên, năm 2009 thì tỷ lệ này sụt giảm xuống còn 40,50%, trong khi tỷ lệ vốn huy động tăng lên 57,37%.
Đơn vị tính: %
Hình 9. BIỂU ĐỒ TỶ LỆ VỐN HUY ĐỘNG VÀ VỐN TƯ ĐIỀU CHUYỂN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)
Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng ngày càng phát triển, không còn quá lệ thuộc vào nguồn vốn vay từ Trung Ương, mà phát huy đúng nguyên tắc hoạt động của một Ngân hàng thương mại đó là "đi vay để cho vay". Nguyên nhân của việc vốn huy động trong năm 2009 tăng cao chính là từ việc Ngân hàng tăng cường huy động vốn từ các tổ chức kinh tế (tăng 79.642 triệu đồng) và tiền gửi tiết kiệm (tăng 97.342 triệu đồng), song hành với công tác phát hành giấy tờ có giá (tăng 36.059 triệu đồng).
Trong nguồn vốn Ngân hàng huy động được, quan trọng nhất vẫn là từ nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế (chiếm 43,25% năm 2009) và tiền gửi tiết kiệm của khách hàng (chiếm 47, 21% năm 2009). Do đó, Ngân hàng cần tập trung vào công tác thu hút vốn từ các nguồn này, để đảm bảo tình hình huy động vốn luôn hiệu quả.
3.2.5. Công tác sử dụng vốn:
Bảng 3. BÁO CÁO KẾT QUẢ SỬ DỤNG VỐN
CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)._.8 (tăng 24%) thành giảm 3.775.410 USD (giảm 23,46%) vào năm 2009 do đây là thời kỳ diễn ra khủng hoảng kinh tế, các khoản giao dịch quốc tế bị ngưng trệ nên doanh số của cả chuyển tiền đi và chuyển tiền đến đều bị ảnh hưởng mạnh.
Trong các khoản chuyển tiền, chủ yếu vẫn là chuyển tiền mậu dịch, chuyển tiền phi mậu dịch chỉ chiếm một lượng nhỏ, ít có ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch. Cụ thể là trong cơ cấu chuyển tiền thì tỷ trọng của chuyển tiền phi mậu dịch trên tổng số giao dịch chuyển tiền năm 2007 là 3,27%, năm 2008 là 1,84% và năm 2009 là 1,09% trong khi tỷ trọng của chuyển tiền mậu dịch ngày càng tăng, chiếm đến 96,73% (2007), 98,17% (2008) và 98,91% (2009).
4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2007-2009
v Môi trường kinh tế:
Bao gồm các yếu tố: mức độ tiền tệ hoá, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát… thể hiện trình độ phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển và ổn định của các nhân tố này là điều kiện thuận lợi để phát huy các chức năng thanh toán của ngân hàng đồng thời tác động mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Khi nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn tăng trưởng, các biến số vĩ mô đều có dấu hiệu tốt, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ là cơ hội tốt trong việc đẩy mạnh các hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Bởi khi đó sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, nhu cầu trao đổi mở rộng, quá trình mua bán diễn ra thường xuyên hơn, chi tiêu thực tế của dân cư tăng nhanh đòi hỏi công tác thanh toán không dùng tiền mặt phải phát triển kịp thời, thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế.
Trong tình hình môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng phải tập trung củng cố năng lực của mình và phải bắt đầu nghiên cứu kỹ kưỡng các đối thủ, cũng như các khách hàng của họ. Đó chính là điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
v Môi trường văn hoá-xã hội:
Được hình thành từ những tổ chức và những nguồn lực khác nhau có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị của xã hội như cách nhận thức, trình độ dân trí, trình độ văn hoá, lối sống, thói quen sử dụng và cất trữ tiền tệ và sự hiểu biết của dân chúng về hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Trình độ văn hoá-xã hội cao sẽ giúp hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển mạnh và ngược lại.
Sự phát triển của hệ thống thanh toán bắt nguồn từ các giao dịch thương mại mang tính xã hội và dựa trên các quy ước, tập quán, thói quen trong mua bán, thanh toán. Một xã hội, người dân có thói quen tiêu tiền mặt, việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.
v Cơ sở hạ tầng và công nghệ thanh toán đang trong giai đoạn hình thành cùng với việc áp dụng các kỹ thuật, qui trình công nghệ thông tin, thanh toán hiện đại. Do đó, thanh toán không dùng tiền mặt trở thành một vấn đề phức tạp và cần có sự phối hợp đồng bộ trên nhiều phương diện: vốn, phương tiện thanh toán và kỹ thuật mới tiên tiến; lượng thời gian cần thiết, trình độ tổ chức vận hành, thực hiện v.v..
Các khu công nghiệp, siêu thị tập trung chưa phát triển, đang trong giai đoạn qui hoạch và xây dựng, nên chưa có điều kiện thu hút tiêu dùng của dân cư, chưa sử dụng được các công nghệ thanh toán hiện đại tương thích.
v Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán
Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh tế chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Cơ sở pháp lý cho hệ thống thanh toán là nền tảng đảm bảo cho các chủ thể thanh toán yên tâm và tham gia tích cực vào quá trình thanh toán vì quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ.
Việc hoàn thiện bổ sung hệ thống văn bản pháp quy về công tác thanh toán không dùng tiền mặt gày càng phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường sẽ đảm bảo hơn về quyền lợi của khách hàng. Những quy định về thủ tục thanh toán được đơn giản hơn, dễ hiểu, dễ sử dụng, theo thông lệ quốc tế sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán và thu hút được nhiều khách hàng tham gia.
Hệ thống các văn bản về thanh toán không dùng tiền mặt quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia vào quá trình thanh toán; giám sát và xử lý rủi ro, tranh chấp trong thanh toán; các văn bản về quản lý cung cấp các thông tin thanh toán cũng như các vấn đề có liên quan làm cho khách hàng có tham gia vào quá trình thanh toán yên tâm và gắn bó hơn với ngân hàng.
Cơ chế, chính sách, môi trường và tổ chức quản lý thanh toán hiện đại trong điều kiện nền kinh tế ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều bất cập, đáng bàn cãi trước sự bùng nổ và phát triển của thương mại điện tử và Công nghệ thông tin trên thế giới.
CHƯƠNG 5:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
5.1. NHÓM GIẢI PHÁP CHUNG
5.1.1. Giải pháp về nguồn nhân lực
Ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào, yếu tố con người cũng là nhân tố đầu tiên quyết định sự thành bại của hoạt động. Vì vậy Ngân hàng cần tập trung vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ có đầy đủ các phẩm chất và trình độ bao gồm:
v Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
Đây luôn luôn là yếu tố đầu tiên và tiên quyết để xây dựng hệ thống cán bộ, do đó Ngân hàng nên tạo điều kiện để nhân viên của mình nâng cao năng lực, bằng các trải qua các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ (phân tích tín dụng, thẩm định dự án, quản lý rủi ro, tài trợ xuất nhập khẩu v.v...) Việc nâng cao mặt bằng văn hoá chung cũng cần thiết, phải đảm bảo rằng 100% cán bộ của chi nhánh đạt trình độ Đại học và sau đại học.
Để làm được điều đó, Ngân hàng nên trích khoảng 5-10% lợi nhuận hàng năm cho công tác đào tạo cán bộ. Bên cạnh đó, cần tham gia liên kết đào tạo với các trường Đại học, từ đó dễ dàng chọn lọc và tuyển dụng những sinh viên giỏi. Ngoài ra, nên có chế độ khen thưởng, hoặc tăng lương, nâng chức phù hợp cho những người có cố gắng trong học tập, công tác.
v Khả năng quản lý, lãnh đạo:
Ngoài năng lực chuyên môn thì ở vị trí lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng nhất thiết phải có khả năng quản trị nguồn nhân lực, hay nói cách khác, đó chính là năng lực điều phối và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động, tạo điều kiện cho mọi cá nhân phát huy cao nhất khả năng của mình để thực hiện các mục tiêu chung của Ngân hàng.
Năng lực quản lý, lãnh đạo không phải là khả năng bẩm sinh mà hoàn toàn có thể đạt được khi học tập, rèn luyện và trải qua thực tế hoạt động. Do đó, Ngân hàng cần mở các lớp học bổ sung năng lực quản trị, giao tiếp bên cạnh chuyên môn cho cán bộ của mình, đặc biệt là các cán bộ ở vị trí cấp cao.
v Năng lực ngoại ngữ:
Trong điều kiện hội nhập hiện nay, song hành cùng với trình độ chuyên môn, năng lực ngoại ngữ chính là chìa khoá để mở ra cánh cửa hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Do đó, Ngân hàng cần chú trọng việc bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ của cán bộ, đặc biệt là cán bộ ở các Phòng Quan hệ khách hàng, dịch vụ khách hàng... thông qua việc liên kết với những Trung tâm Ngoại Ngữ mở các lớp đàm thoại, dịch thuật hoặc các khoá học chứng chỉ quốc tế như TOEIC, TOEFL, IELTS... Mặt khác, đối với công tác tuyển nhân viên mới, cần ưu tiên cho những người có khả năng ngoại ngữ, đáp ứng tối thiểu từ bằng B trở lên.
v Khả năng tin học:
Ngoài năng lực về ngoại ngữ, tin học cũng là một lĩnh vực cần được quan tâm. Thiếu cán bộ giỏi về tin học, Ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. Đặc biệt đối với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ, thanh toán điện tử... cán bộ không những phải hiểu rõ quy trình, nguyên tắc thực hiện nghiệp vụ, mà còn phải nắm vững thao tác sử dụng các công cụ hiện đại như hệ thống phần mềm, website, các công cụ bảo mật như chữ ký điện tử...
Để làm được điều đó, Ngân hàng cần không ngừng gửi nhân viên của mình tham gia các khoá huấn luyện, học hỏi các công nghệ mới. Đối với những nhân viên có chuyên môn về tin học, cần được đề bạt và sắp xếp vào những vị trí thích hợp để họ sử dụng được hiệu quả năng lực của mình.
Đi kèm với những khả năng trên, điều cần thiết là cán bộ Ngân hàng phải luôn luôn được rèn luyện, bồi dưỡng các phẩm chất trung thực, liêm chính để có thể vững vàng trước mọi thử thách của tình hình xã hội luôn biến động.
5.1.2. Giải pháp về công tác Marketing
Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay, Marketing là một công tác không thể thiếu và có tầm quan trọng đặc biệt, giúp Ngân hàng cải thiện hình ảnh của mình trong mắt khách hàng. Để đạt được thành công trong công tác Marketing, cần thực hiện những hoạt động cụ thể là:
J Mở những hoạt động tuyên truyền và khuyến mãi thích hợp:
Thông qua những công cụ truyền thông sẵn có (Internet, báo chí, TV…) để tăng cường hoạt động marketing cho Ngân hàng. Bên cạnh quảng cáo, cần tổ chức tốt công tác chăm sóc khách hàng đối với những khách hàng quen thuộc.
VD: Khách hàng mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng các dịch vụ như trả tiền điện, nước, điện thoại, Internet, cước bưu điện… được tặng quà vào những dịp lễ như 8/3, 30/4, 1/5… Hay khách hàng thanh toán với giá trị giao dịch lớn, thường xuyên sẽ được nhận những phiếu mua hàng; bốc thăm trúng thưởng; hoặc được miễn phí thanh toán trong thời hạn một tháng.
J Đề ra chiến lược phát triển mạng lưới, mở rộng khách hàng: thành lập bộ phận tiếp thị ngân hàng nhằm tiếp cận thị trường. Qua đó thu thập và phân tích đầy đủ thông tin thị trường nhằm phân loại đối tượng khách hàng, tìm hiểu và nắm được các nhu cầu của khách hàng để tạo thêm các sản phẩm dịch vụ đáp ứng cho khách hàng.
Cần tập trung vào việc mở tài khoản cá nhân bởi đó là tiền đề cho việc ứng dụng các công cụ TTKDTM qua ngân hàng. Để đạt được điều này, quan trọng nhất là trước mắt là tập trung vào giá cả dịch vụ (phí mở tài khoản) và xúc tiến khách hàng (quảng cáo và khuếch trương sản phẩm đến khách hàng).
Bước đầu, nên miễn phí dịch vụ mở tài khoản và thẻ để khuyến khích các giao dịch bằng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt qua Chi nhánh: mở thẻ ATM không cần có số dư trong tài khoản; trả lãi tiền gửi thanh toán để được sử dụng vào nhu cầu thanh toán sinh hoạt. Việc thu hút khách hàng để gia tăng khối lượng tài khoản cá nhân là tiền đề phát triển khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu cá nhân.
Mục tiêu lợi nhuận của Chi nhánh trong giai đoạn đầu cần đặt sau mục tiêu khách hàng để phát triển số lượng khách hàng. Những chi phí Chi nhánh bỏ ra trong giai đoạn đầu của chiến lược mở rộng thị trường có thể bù đắp bằng lợi nhuận thu được từ sử dụng một tỷ lệ nhất định tiền gửi thanh toán đã phát triển ổn định.
Mặt khác, sau một thời gian khi các dịch vụ Ngân hàng được khách hàng ưa chuộng, trở thành tiện nghi sinh hoạt trong đời sống của đại bộ phận dân cư, đó chính là thời kỳ để Chi nhánh chuyển sang thu phí dịch vụ về mở tài khoản, xử lý thông tin và tư vấn khách hàng. Trong giai đoạn này thực hiện thu phí dịch vụ, mục tiêu lợi nhuận của Chi nhánh và lợi ích khách hàng được chú trọng ngang nhau và có nhiều cơ hội để cải thiện, nâng cao.
J Tăng cường công tác PR: thông qua tài trợ các chương trình (thể thao, ca nhạc, từ thiện…) lớn và có nhiều khách hàng tham gia. Đến từng nơi tập trung nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng để khuếch trương sản phẩm. Chi nhánh cần chủ động làm tốt công tác tiếp thị tới các cơ quan và các trường đại học, cao đẳng bao gồm cả nhà trường và nhu cầu của cán bộ, sinh viên… Nếu được có thể đầu tư các trang thiết bị, bố trí cán bộ, mở quầy giao dịch riêng cho các trường; thậm chí có thể mở chi nhánh cấp II, hoặc phòng giao dịch, lắp đặt máy ATM ngay trong các trường. Ngoài ra Chi nhánh cũng cần đẩy mạnh truyền thông quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các trường thông qua các áp phích, hội thảo… Bên cạnh đó, có thể miễn giảm phí dịch vụ chuyển tiền cho sinh viên, đặc biệt là nộp tiền học phí.
J Phát triển mạnh dịch vụ hỗ trợ khách hàng: tư vấn khách hàng miễn phí, phát tài liệu hướng dẫn và thường xuyên cung cấp cho khách hàng tiềm năng giá cả của các loại hình dịch vụ cũng như chế độ ưu đãi của ngân hàng. Cần có chính sách rõ ràng, ưu tiên các khách hàng có hoạt động thường xuyên, có số dư tài khoản thanh toán ổn định. Chi nhánh nên đưa ra các chương trình bốc thăm trúng thưởng trên các số hiệu tài khoản của khách hàng nhằm tạo động lực vật chất để thu hút.
5.1.3. Giải pháp về công nghệ ngân hàng
Để bắt kịp với đà phát triển của thế giới, Chi nhánh phải luôn cập nhật thông tin về các công nghệ mới trong ngành bên cạnh công nghệ lõi(Corebanking) hiện có, ví dụ như các công nghệ về Ngân hàng đa năng Symbols với các chức năng được thiết kế cho các hệ thống nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn, ngân hàng Internet và hệ thống quản lý quan hệ khách hàng v.v…
Song hành với cập nhật và đổi mới, Ngân hàng cũng cần lưu tâm đến việc kết nối với các Ngân hàng khác nhằm đảm bảo công nghệ ứng dụng của mình luôn tương thích với hệ thống, để hoạt động thanh toán của khách hàng vì thế mà không gặp bất kỳ trở ngại, trục trặc nào về kỹ thuật.
5.1.4. Về chất lượng dịch vụ
Trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu để quyết định thành công của doanh nghiệp, và ngành Ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ, thoả mãn đến mức cao nhất mong muốn của khách hàng, cần thực hiện các chính sách:
J Luôn giữ thái độ ân cần, lịch sự với khách hàng:
Trong quá trình giao dịch, khách hàng và cán bộ Ngân hàng thường phải tiếp xúc với nhau nhiều lần, trực tiếp hay gián tiếp qua điện thoại, Internet… để hoàn thành các thủ tục cần thiết. Trong thời gian đó, nếu thái độ và cách hành xử của nhân viên Ngân hàng không tốt sẽ dễ dấn đến việc khách hàng đánh giá sai về chất lượng dịch vụ của Ngân hàng, dù mọi khâu khác đều hoàn hảo. Do đó, việc quan trọng đầu tiên trong vấn đề bảo đảm chất lượng dịch vụ là tổ chức tốt công tác huấn luyện nhân viên, để đảm bảo rằng không những khách hàng hài lòng với dịch vụ mà còn tiếp tục quay lại vào những lần giao dịch kế tiếp.
J Tung ra các dịch vụ mới hấp dẫn, tiện ích cao:
Đời sống ngày càng phát triển thì thị hiếu và đòi hỏi của khách hàng càng tăng lên, mà đôi khi những sản phẩm dịch vụ cũ chưa thể đáp ứng được kịp thời, do đó việc ra đời những dịch vụ mới là vô cùng cần thiết. Mặt khác, để thu hút sự chú ý của khách hàng cũng cần không ngừng đưa ra những dịch vụ mới với những điều kiện hấp dẫn, phù hợp với sở thích và đem lại sự tiện lợi cho khách hàng.
VD: BIDV đang triển khai sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế BIDV Precious, với nhiều tính năng mới đặc biệt và vô cùng hấp dẫn như:
üChia sẻ tiện ích của thẻ với người thân thông qua việc phát hành tối đa 2 thẻ phụ với hạn mức chi tiêu của thẻ phụ nằm trong tầm kiểm soát của chủ thẻ chính;
ü Hỗ trợ khách hàng 24/7 của BIDV (miễn phí cước gọi);
ü Hỗ trợ y tế và du lịch toàn cầu;
ü Bảo hiểm 24/24 trên phạm vi toàn cầu với giá trị lên tới 50 triệu đồng và hỗ trợ khẩn cấp tại nước ngoài…
Làm được điều đó, Ngân hàng sẽ trở thành người đi tiên phong, nắm được lợi thế của người đi đầu trong tình hình cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
5.1.5. Về cơ cấu tổ chức, quản lý
Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ góp phần rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Trong hoạt động quản lý, cần chú trọng vào 3 công tác chính yếu:
@ Tuyển dụng, sắp xếp cán bộ vào vị trí phù hợp và có chế độ đãi ngộ xứng đáng với năng lực của họ.
@ Khi hoạt động đi vào giai đoạn phát triển cao, cần xây dựng thêm mạng lưới các phòng giao dịch, các điểm đặt máy ATM… với chi phí hợp lý.
@ Thực hiện phân loại khách hàng theo cá nhân, tổ chức hay thành phần kinh tế để đưa ra chính sách tác động thích hợp. Bên cạnh đó, cần chú trọng tạo mối quan hệ tốt để giữ chân khách hàng quen thuộc, đồng thời thu hút thêm những khách hàng mới.
5.2. NHÓM GIẢI PHÁP RIÊNG ĐỐI VỚI TỪNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
5.2.1. Giải pháp cho thanh toán bằng séc
Cùng với uỷ nhiệm chi và chuyển tiền điện tử, đây là một trong ba phương thức tỏ ra thích hợp nhất trong hoạt động thanh toán giai đoạn hiện nay tại Việt Nam. Giải pháp cần thực hiện để đẩy mạnh công tác thanh toán dùng séc bao gồm các hoạt động sau:
Ø Xúc tiến quảng cáo, giới thiệu về séc cũng như quy trình thực hiện thanh toán bằng séc, các ưu điểm, thuận tiện khi dùng séc với doanh nghiệp và người dân.
Ø Đẩy mạnh quá trình cải tiến, rút ngắn thời gian kiểm tra và luân chuyển chứng từ để giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng.
5.2.2. Giải pháp cho ủy nhiệm thu (UNT)
Là một trong những phương thức thanh toán ra đời khá sớm, uỷ nhiệm thu càng ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm trong giao dịch thương mại ngày nay, đặc biệt là việc tạo ra sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia mà cụ thể là cán cân nghiêng hẳn về phía người mua. Thông thường, phương thức này chỉ áp dụng được khi người bán hoàn toàn tin tưởng người mua, vì khi áp dụng phương thức này rất dễ xảy ra rủi ro bị chiếm dụng vốn.
Do đó, để khắc phục các nhược điểm của uỷ nhiệm thu, thúc đẩy việc áp dụng nó, Ngân hàng cần tăng cường phổ biến, giải thích cho khách hàng nắm rõ quy trình thực hiện, cũng như tập huấn cho nhân viên và đầu tư vào các trang thiết bị hỗ trợ cho việc thanh toán.
5.2.3. Giải pháp cho ủy nhiệm chi (UNC)
Hiện tại, đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được ưa chuộng nhất bởi những ưu điểm của nó đem lại nhiều thuận lợi cho khách hàng. Mặt khác, công tác thực hiện uỷ nhiệm chi cũng rất đơn giản dễ dàng, phù hợp với sở thích của người Việt Nam nói chung và khách hàng nói riêng.
Do đó, công tác đẩy mạnh việc sử dụng dịch vụ thanh toán uỷ nhiệm chi chỉ cần tập trung vào việc tăng cường phổ biến cho khách hàng về uỷ nhiệm chi, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp vì đây là đối tượng thường sử dụng uỷ nhiệm chi nhất.
5.2.4. Giải pháp cho thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
Trong hoạt động thanh toán quốc tế, phương thức L/C đặc biệt phát huy được tác dụng và sử dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, đây lại là một phương thức tương đối phức tạp, đòi hỏi cao khi thực hiện nên có thể dẫn đến tâm lý ngại sử dụng cho khách hàng. Do đó, Ngân hàng cần xác định mở rộng hoạt động giới thiệu, tư vấn doanh nghiệp (đối tượng chính sử dụng L/C) sử dụng dịch vụ thanh toán này, song hành với các hoạt động sau:
Ø Thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng, phân tích kỹ lưỡng năng lực tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của bên mở L/C để tránh rủi ro khi thanh toán.
Ø Bổ nhiệm các cán bộ có trình độ như ngoại ngữ, năng lực chuyên môn (hiểu biết về các quy tắc thực hành tín dụng thống nhất chứng từ như UCP 500, UCP 600, ISBP 681, eUCP 1.1, URR 525, v.v…) và dày dạn kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế để thực hiện công tác thanh toán bằng L/C.
5.2.5. Giải pháp thanh toán bằng thẻ
Thẻ thanh toán là phương thức thanh toán hiện đại và rất phổ biến ở các nước có hệ thống Ngân hàng phát triển. Những năm gần đây, hoạt động thanh toán bằng thẻ ở Việt Nam tuy chỉ ở giai đoạn ban đầu nhưng có bước phát triển vô cùng mạnh mẽ. Không chỉ BIDV Cần Thơ mà các Ngân hàng khác trong địa bàn nói riêng và trong cả nước nói chung đều đầu tư rất nhiều cho dịch vụ này. Chính vì thế, để mở rộng hoạt động của dịch vụ thanh toán bằng thẻ, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau đây:
Ø Thúc đẩy công tác phát hành thẻ qua các phương tiện truyền thông đại chúng như TV, Internet, báo đài v.v... cùng đội ngũ cộng tác viên để giới thiệu với khách hàng những thuận lợi, ưu điểm của việc sử dụng thẻ, từ đó tạo lập tài khoản khách hàng, xúc tiến hoạt động phát hành thẻ. Mặt khác, Ngân hàng cần thông qua các cơ quan trung gian như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng lớn, khách sạn v.v.. để áp dụng thẻ vào việc thanh toán ở những cơ sở kinh doanh này.
Ø Phát triển các sản phẩm và dịch vụ thẻ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng không ngừng biến đổi, cần không ngừng phát triển các sản phẩm thẻ mới với tính năng vượt trội như: các loại thẻ quốc tế (thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng) và các sản phẩm thẻ liên kết với các tổ chức thẻ quốc tế có uy tín như Visa, MasterCard, American Express, Diner Club, JCB, Delta v.v...
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thẻ mới như thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, Internet, truyền hình cáp v.v... trên hệ thống ATM, POS. Kết hợp linh hoạt giữa cho vay tiêu dùng tín chấp với các sản phẩm thẻ cung cấp cho nhóm khách hàng mục tiêu là người có thu nhập từ trung bình khá thường xuyên ổn định, công chức, viên chức trong các doanh nghiệp.
Ø Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả hoạt động của hệ thống máy (ATM, POS): luôn kiểm tra, sửa chữa máy thường xuyên, đặc biệt là với máy ATM. Thay mới các máy ATM bị hỏng hóc hoặc quá cũ, không để xảy ra những sự cố ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như tài sản của khách hàng như một số trường hợp hở điện gây chết người, máy nuốt thẻ v.v... trong thời gian vừa qua.
Mặt khác, cũng cần chú ý đến vị trí đặt các máy ATM: nên đặt ở nơi thuận tiện, đông người qua lại để phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng.
Ø Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng sử dụng thẻ: bên cạnh việc khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ của mình, Ngân hàng nên chú trọng hoạt động chăm sóc khách hàng bao gồm hỗ trợ khách hàng, giải đáp thắc mắc khi sử dụng thẻ 24/24, bảo hiểm thẻ, thực hiện tốt hoạt động giao dịch qua thẻ để đảm bảo quyền lợi của họ.
Ø Quan tâm đúng mực đến các khách hàng doanh nghiệp: cần thường xuyên tìm hiểu, rà soát, xác định những doanh nghiệp có quan hệ với chi nhánh chưa sử dụng dịch vụ thẻ để tiếp cận và giới thiệu cho khách hàng biết để sử dụng.
Đối với những khách hàng sử dụng thường xuyên, giá trị giao dịch lớn và có mối quan hệ mật thiết với Ngân hàng, cần có những chính sách ưu đãi khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ (như các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, tiếp tục phát triển dịch vụ thẻ, chi hộ lương cho CBCNV của Doanh nghiệp thay vì cho vay ứng lương CBCNV bằng tiền mặt).
5.2.6. Giải pháp thanh toán điện tử
Do hoạt động thanh toán điện tử còn nhiều mới mẻ ở Việt Nam nói chung và ở địa bàn TP Cần Thơ nói riêng, Ngân hàng cần thực hiện các công tác:
Ø Tăng cường liên kết với các tổ chức chuyên về thanh toán điện tử (VinaPay, VietUnion, VietPay, PeaceSoft....) và các doanh nghiệp, xây dựng các Website để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, kết nối hoạt động thương mại điện tử với thanh toán điện tử.
Ø Tập trung nguồn vốn để hoàn thiện các thiết bị máy móc, hệ thống phần mềm cùng đường truyền mạng thật mạnh để đảm bảo cho mọi giao dịch của khách hàng được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện.
Ø Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử theo một chuẩn thống nhất và tương thích với các hệ thống thanh toán điện tử khác ở phạm vi trong nước cũng như quốc tế.
CHƯƠNG 6:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Song hành cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên quan trọng và thực sự là một yêu cầu cấp bách cần đáp ứng. Tuy nhiên, đây là một quá trình rất lâu dài, phức tạp và không thể tiến hành đồng loạt. Do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan đã nêu trên, thanh toán không dùng tiền mặt chưa thực sự nhanh chóng và thuận lợi.
Trong hoàn cảnh đó, nhiệm vụ và trách nhiệm của ngành Ngân hàng càng trở nên nặng nề hơn, bức thiết hơn. Để phù hợp với nhịp độ phát triển như vũ bão của nền kinh tế và của các yếu tố xã hội khác, và cũng để đảm bảo cho việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng thuận tiện, an toàn và nhanh chóng hơn, cần có sự phối hợp thực hiện hiệu quả giữa Nhà nước, Ngân hàng Trung Ương và các Ngân hàng thương mại khác.
Bên cạnh đó, cần có những chính sách, giải pháp phù hợp để thay đổi cách nhìn nhận, nâng cao kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt của người dân để từ đó cải thiện môi trường kinh tế khách quan, mở đường cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Kiến nghị đến Chính Phủ và các Ban ngành có liên quan
Theo khảo sát thực tế, thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Trong khi đó, số người sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên công sở có thu nhập cao và ổn định.
Mặc dù từ năm 2001 đến nay, tỷ trọng tiền mặt được sử dụng trong thanh toán so với tổng phương tiện thanh toán đã giảm dần, cụ thể là: 20,3%(năm 2004); 19%(năm 2005); 17,21%(năm 2006), 16,36%(2007), 14,6%(2008) và năm 2009 là 13,9% nhưng tỷ trọng vẫn còn ở mức cao hơn so với thế giới, nhất là các nước tiên tiến như Thụy Điển (0,7%), Na Uy (1%). Trung Quốc là nước phát triển trung bình nhưng cũng chỉ ở mức là 10%.
Trước tình hình đó, Nhà nước và các Ban ngành có liên quan cần nhanh chóng xác định và thống nhất quan điểm để xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống thanh toán trong toàn bộ nền kinh tế- xã hội chứ không chỉ dừng lại ở hệ thống thanh toán qua ngân hàng.
Mặt khác, cần sớm điều chỉnh luật thanh toán để xử lý tổng thể phạm vi và đối tượng, các chủ thể tham gia, các hệ thống thanh toán; các kích thích mang tính đòn bẩy khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt; ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại, tập trung, tương thích, ngang tầm trong phạm vi toàn quốc với trung tâm thanh toán quốc gia là Ngân hàng Trung ương.
Các văn bản pháp qui khác có liên quan đến thanh toán trong nền kinh tế chẳng hạn như: về thương mại điện tử; thương phiếu, hối phiếu v.v… cần được ban hành đồng bộ với cơ chế thanh toán hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập.
Hình thành và xây dựng kết nối các mạng, hệ thống thanh toán thích ứng Trên cơ sở đó mở rộng đối tượng và phạm vi thanh toán, các yêu cầu thanh toán, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế xã hội, từ đó giảm chi phí và tăng hiệu quả thanh toán.
Xây dựng cổng thanh toán chung quốc gia để từ đó đảm bảo an toàn về thanh toán cho hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế; giám sát có hiệu quả nguồn vốn ra vào đất nước, góp phần đảm bảo an ninh về kinh tế của quốc gia.
Tập trung nguồn vốn cần thiết để xây dựng và mở rộng cở sở hạ tầng công nghệ thanh toán; đồng thời chú trọng đào tạo cán bộ có trình độ sử dụng, vận hành các phương tiện kỹ thuật mới.
6.2.2. Kiến nghị đến Ngân hàng Nhà Nước
Là ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng nhà nước là người đề ra các quy định vừa là người theo dõi kiểm tra việc thực hiện các quy định đó. Đồng thời, với vị trí là đầu mối của các Ngân hàng thương mại, NHNN cũng thực hiện vai trò trung gian thanh toán cho các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cũng như lập ra các trung tâm thanh toán bù trừ. Để thúc đẩy vai trò đó của mình, Ngân hàng Nhà nước cần giải quyết một số vấn đề:
{ Từng bước hoàn thiện hệ thống thanh toán:
Hiện tại, hệ thống thanh toán Ngân hàng nước ta vẫn còn nhiều điểm bất cập và không đồng bộ. Hiện nay Ngân hàng nhà nước đang thực hiện dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Theo mô hình mới, sau hơn 2 năm thực hiện, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng mới được thực hiện ở các thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, triển khai tại Hội sở chính và một số chi nhánh, số còn lại vẫn phải thực hiện trên hệ thống cũ (Thời kỳ mô hình Ngân hàng 2 cấp thanh toán qua truyền file trên máy tính qua đường điện thoại). Vì thế, hiệu quả chưa cao, cần nhanh chóng triển khai giai đoạn 2 của dự án hiện đại hoá nhằm “phủ sóng” toàn bộ trong hệ thống mỗi ngân hàng, khắc phục tình trạng vận hành cùng lúc hai hệ thống cũ và mới.
{ Thành lập một bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống thanh toán toàn quốc:
Tại Ngân hàng Trung ương, cần xây dựng một bộ máy thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý, gồm những cán bộ cấp cao có đủ năng lực, trình độ và đủ tầm để có thể dự đoán trước tình hình phát triển của hoạt động Ngân hàng thế giới để áp dụng vào tình hình thực tiễn tại Việt Nam, đảm đương hiệu quả chức năng, nhiệm vụ là quản lý và kiểm soát hoạt động thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.
6.2.3. Kiến nghị đến Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ
Như đã nêu trên, để hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & phát triển chi nhánh Cần Thơ nói chung và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng nói riêng ngày càng phát triển, cần sớm thực thi nhiều chính sách và biện pháp cụ thể theo một kế hoạch hợp lý, từ chiến lược Marketing đến hoạt động thu hút khách hàng, từ việc xây dựng chiến lược kinh doanh bao gồm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng công nghệ hiện đại đến vấn đề về tổ chức nhân sự và quản lý nhân sự.
Làm được điều đó, Ngân hàng sẽ có thể tận dụng hiệu quả đến mức cao nhất các nguồn lực tài chính, công nghệ và nhân sự của mình, từ đó có thể phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao hoạt động của Ngân hàng Việt Nam sánh ngang tầm với hệ thống Ngân hàng thế giới. Không những thế, điều này còn góp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của người dân và nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, thúc đấy nền kinh tế Việt Nam ngày càng đi lên, từng bước trở thành một nước có nền kinh tế hàng hoá dịch vụ phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Cành. (2006), Phương pháp và phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
GS. TS. Lê văn Tư (1997), Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
PGS. TS. Lê Văn Tề, Ths. Nguyễn Thị Xuân Liễu (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
GS. TS. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
Vũ Ngọc Nhung (1998), Những vấn đề tiền tệ và ngân hàng, NXB TPHCM.
TS. Nguyễn Thị Thượng Liên, TS. Nguyễn Văn Thành, PGS. TS. Đinh Văn Sơn (2003), Tiền tệ và ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê, TPHCM.
Các trang tin:
1. www.baothuongmai.com.vn
2. www.customs.gov.vn
3. www.en.wikipedia.com
4. www.etradenews.com
5. www.tapchithuongmai.com
6. www.vietnamnet.vn
7. www.vinanet.com.vn
8. www.vneconomy.vn
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14202.doc