Phân tích hoạt động tài chính ở Công ty TNHH Bàn Tay Việt

Tài liệu Phân tích hoạt động tài chính ở Công ty TNHH Bàn Tay Việt: MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5 1.1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 5 1.1.1. Khái niệm 5 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 5 1.2. Các báo cáo tài chính dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 6 1.2.1. Bảng cân đối kế toán: Mẫu B01 – DN 6 1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu B02 – DN 7 1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu B03 – DN 8 1.3. Nội ... Ebook Phân tích hoạt động tài chính ở Công ty TNHH Bàn Tay Việt

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Phân tích hoạt động tài chính ở Công ty TNHH Bàn Tay Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung phân tích 10 1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 10 1.3.2. Nhóm các hệ số tài chính thường dùng trong phân tích tài chính 10 1.3.2.1. Các hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 10 1.3.2.2. Các hệ số về năng lực hoạt động 11 1.3.2.3. Các hệ số đòn bẩy tài chính 13 1.3.2.4. Các hệ số lợi nhuận 14 1.4. Phương pháp và kỹ thuật phân tích 15 1.4.1. Phương pháp phân tích 15 1.4.2. Kỹ thuật phân tích 16 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH BÀN TAY VIỆT 17 2.1. Đặc điểm chung của công ty TNHH Bàn Tay Việt 17 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 17 2.1.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất, thị trường và tổ chức bộ máy quản lý 18 2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty TNHH Bàn Tay Việt 20 2.2.1. Các báo cáo tài chính của công ty TNHH Bàn Tay Việt 20 2.2.1.1. Bảng cân đối kế toán 20 2.2.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 23 2.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 24 2.2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty TNHH Bàn Tay Việt 25 2.2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản 25 2.2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn 27 2.2.2.3. Phân tích chính sách tài trợ vốn của công ty 28 2.2.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 31 2.2.3. Phân tích nhóm các hệ số tài chính 33 2.2.3.1. Nhóm hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 33 2.2.3.2. Nhóm các hệ số hoạt động 34 2.2.3.3. Nhóm các hệ số đòn bẩy tài chính 35 2.2.3.4. Nhóm các hệ số lợi nhuận 36 2.3. Đánh giá về hoạt động tài chính của công ty 37 2.3.1. Khả năng tạo tiền và triển vọng tương lai của công ty 37 2.3.2. Đánh giá chung về hoạt động tài chính của công ty 38 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH BÀN TAY VIỆT 40 3.1. Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty 40 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại công ty 44 3.2.1. Giải pháp về đảm bảo nguồn vốn 44 3.2.1.1. Các giải pháp chung cho doanh nghiệp 44 3.2.1.2. Các giải pháp cụ thể đối với Công ty TNHH Bàn Tay Việt 48 3.2.2. Các giải pháp về sử dụng vốn 50 3.2.3. Một số kiến nghị khác 52 KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Một thực tế cho thấy các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế chúng đó. Tuy nhiên để các công ty có thể đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì vấn đề quan tâm hàng đầu đối với doanh nghiệp là nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn hay tình hình tài chính của doanh nghiệp là thuận lợi hay khó khăn. Đó là những vấn đề quan tâm của mọi doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của các công ty cho thấy: sự thành công hay thất bại của qúa trình này phụ thuộc rất lớn vào năng lực hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích đúng mức tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn và bước đi chính xác mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Có thể nói rằng phân tích tài chính thực sự là một công cụ quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Bằng những kiến thức đã được nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội về những vấn đề lý luận trong phân tích tài chính doanh nghiệp cùng với thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH Bàn Tay Việt em chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tài chính ở Công ty TNHH Bàn Tay Việt” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Kết cấu của khóa luận gồm: Lời nói đầu, 3 chương, phần kết luận và tài liệu tham khảo. Chương I: Cơ sở lý luận trong phân tích tài chính doanh nghiệp Chương II: Thực trạng tình hình tài chính của công ty TNHH Bàn Tay Việt. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại công ty TNHH Bàn Tay Việt CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 1.1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm. Để hiểu được tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp, trước hết chúng ta tìm hiểu khái niệm doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích sinh lời được pháp luật thừa nhận, được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định, có từ một chủ sở hữu trở lên và chủ sở hữu phải đảm bảo trước pháp luật bằng toàn bộ tài sản của mình, có tên gọi riêng, có trụ sở giao dịch ổn định. Tài chính doanh nghiệp là tài chính của các tổ chức có tư cách pháp nhân, tại đây sẽ diễn ra quá trình tạo lập và chu chuyển vốn gắn liền với các hoạt động đầu tư và phân phối các nguồn vốn. Bản chất của tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thức giá trị, nảy sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các qũy tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và các yêu cầu chung của xã hội. Vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là công việc dựa vào các báo cáo tài chính do bộ phận kế toán cung cấp để xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì từ việc phân tích sẽ tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tận dụng các lợi thế, khắc phục những yếu điểm và phát huy hết các tiềm năng của doanh nghiệp. Mặt khác, việc phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Trong nội bộ doanh nghiệp, các nhà quản lý sử dụng thông tin phân tích tài chính để lập kế hoạch và ra các quyết định đầu tư. Đối với những người ngoài doanh nghiệp như các trái chủ, các cổ đông, các quỹ tín dụng, các ngân hàng thì các kết quả phân tích được sử dụng để đánh giá khả năng kinh doanh, khả năng sinh lợi, khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đặc biệt trong kinh tế thị trường, các báo cáo tài chính của các công ty phải được thông tin rộng rãi cho công chúng, đó cũng chính là điều kiện để các doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua hoạt động của thị trường chứng khoán. 1.2. Các báo cáo tài chính dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.2.1. Bảng cân đối kế toán: Mẫu B01 – DN Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối ngày, cuối quý, cuối năm). Kết cấu của bảng cân đối kế toán gồm 2 phần là tài sản và nguồn vốn: *) Tài sản của doanh nghiệp được chia thành tài sản lưu động và tài sản cố định: - Tài sản lưu động: gồm vốn bằng tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho... Đó là tài sản có thể chuyển thành tiền trong khoảng thời gian một năm. - Tài sản cố định, có thể phân thành tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định hữu hình là các tài sản có hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Còn tài sản cố định vô hình là các tài sản không có hình thái vật chất như thương hiệu, uy tín, chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu phát triển, giá trị của các bằng phát minh sáng chế, quyền sử dụng đất. *) Phần nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. - Nợ phải trả: là nghĩa vụ thể hiện bằng tiền mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán. Theo thời gian sử dụng vốn, có thể chia nợ thành khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là khoản nợ phải thanh toán trong thời hạn lớn hơn 1 năm. - Vốn chủ sở hữu: là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hình thành từ các nguồn: tiền góp vốn của các thành viên, các cổ đông, lợi nhuận giữ lại, chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định. 1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 -DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, phân biệt theo hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Các thông tin được cung cấp thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là thông tin về tình hình doanh thu, chi phí tạo ra doanh thu và kết quả kinh doanh do các hoạt động khác nhau tạo ra trong kỳ kế toán. *) Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể mô tả như sau: Tổng doanh thu: - Các khoản giảm trừ = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính và bất thường. = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận sau thuế. Trong đó: Doanh thu thuần = doanh thu – các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ gồm: chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng, hàng bán bị trả lại, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối với doanh nghiệp sản xuất: Giá vốn hàng bán = Giá thành sản xuất của số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Giá thành sản xuất của số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ = giá thành sản xuất của lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ - giá thành sản xuất các lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ + giá thành sản xuất của lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Đối với doanh nghiệp thương mại. * Giá vốn hàng bán = giá mua vào của hàng hoá bán ra Giá mua vào của hàng bán ra = giá hàng tồn kho đầu kỳ - giá hàng tồn kho cuối kỳ + giá hàng mua vào trong kỳ. * Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính = thu nhập hoạt động tài chính – chi phí hoạt động tài chính. * Thuế thu nhập doanh nghiệp: được tính theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam mức thông dụng là 32% thu nhập chịu thuế. 1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: mẫu số B03 - DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng tiền phát sinh, thể hiện việc thu chi của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần chính: - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh. - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính. Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Hai phương pháp này là tương đương và cho cùng một kết quả. Sự khác biệt của hai phương pháp thể hiện ở cách tính dòng tiền trong hoạt động kinh doanh. Theo phương pháp trực tiếp thì lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh được tính như sau: Tiền thu bán hàng (doanh thu bằng tiền). + Tiền thu từ các khoản nợ phải thu, thu từ các khoản khác. - Tiền trả cho người bán, trả cho công nhân viên. - Tiền nộp thuế và các khoản khác cho nhà nước. - Tiền trả cho các khoản nợ phải trả khác, tiền đã trả cho các khoản khác = lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Theo phương pháp gián tiếp thì khoản mục đầu tiên để tính là lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận sau thuế. + Khấu hao tài sản cố định + (-) các khoản dự phòng - (+) lãi (lỗ) do bán tài sản cố định - (+) lãi (lỗ) do đánh giá lại tài sản và chuyển đổi tiền tệ - (+) lãi (lỗ) do đầu tư vào các đơn vị khác. - Lãi tiền gửi = Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động + (-) tăng giảm các khoản phải thu + (-) tăng giảm hàng tồn kho + (-) tăng giảm các khoản phải trả (+) (-) tiền thu (chi) từ các khoản khác = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. 1.3. Nội dung phân tích 1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp * Mục đích : Đánh giá sức mạnh tài chính thông qua quy mô vốn của doanh nghiệp, tỉ lệ vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn. - Đưa ra những nhận xét về vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Qua các năm những chỉ tiêu này biến động ra sao. - Doanh thu của doanh nghiệp cao hay thấp, các khoản chi phí nhiều hay ít, lợi nhuận sau thuế còn lại bao nhiêu. Các chỉ tiêu này biến động thế nào qua các năm. Doanh nghiệp làm ăn có lãi hay thua lỗ. - Đánh giá tất cả các chỉ tiêu chính trong các báo cáo tài chính. * Nội dung phân tích - Phân tích cấu trúc tài chính: + Cơ cấu và sự biến động của tài sản + Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn + Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh - Tình hình và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp - Hiệu quả kinh doanh đã đạt được - Phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn - Phân tích rủi ro tài chính - Phân tích giá trị doanh nghiệp và dự báo nhu cầu tài chính. 1.3.2. Nhóm các hệ số tài chính thường dùng trong phân tích tài chính. 1.3.2.1. Các hệ số thanh toán nợ ngắn hạn. Đây là những hệ số được rất nhiều người quan tâm như: các ngân hàng, các nhà đầu tư, người cung cấp... Trong mọi mối quan hệ với doanh nghiệp, họ luôn đặt ra câu hỏi: liệu doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ đến hạn hay không? * Hệ số thanh toán ngắn hạn = Hệ số thanh toán ngắn hạn cho chúng ta biết: với 1 đồng vay nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động để trả nợ. Nếu hệ số này cao có thể đem lại sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của tài sản ngắn hạn. Điều đó thể hiện tiềm năng thanh toán cao so với nghĩa vụ phải thanh toán. Tuy nhiên một doanh nghiệp có hệ số thanh toán nợ ngắn hạn quá cao cũng có thể doanh nghiệp đó đã đầu tư quá đáng vào tài sản ngắn hạn, một sự đầu tư không mang lại hiệu quả. * Hệ số thanh toán nhanh: Do hàng tồn kho là tài sản lưu động kém thanh khoản hơn nên người ta đưa ra một hệ số khác để đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là hệ số thanh toán nhanh. = Nhiều trường hợp, tuy doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh (tương đối) cao nhưng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán do các khoản phải thu chưa thu được hoặc hàng tồn kho chưa chuyển hoá được thành tiền.Bởi vậy muốn biết khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét, nhà phân tích còn có thể sử dụng chỉ tiêu sau: = 1.3.2.2. Các hệ số về năng lực hoạt động Các hệ số hoạt động là các hệ số dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta còn gọi chúng là các hệ số quản lý tài sản. * Vòng quay các khoản phải thu = * Kỳ thu tiền bình quân = Thông qua sự biến động của hệ số vòng quay các khoản phải thu hay kỳ thu tiền bình quân, nhà phân tích có thể đánh giá tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp. So với kỳ trước, hệ số quay vòng các khoản phải thu hoặc thời gian bán chịu cho khách hàng tăng chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp chậm hơn, từ đó tăng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán, giảm hiệu quả sử dụng vốn. * Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = So với kỳ trước, vòng quay hàng tồn kho giảm thì thời gian một vòng quay hàng tồn kho sẽ tăng, chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn ứ đọng nhiều hơn, kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng. * = Chỉ tiêu này nói lên cứ 1 đồng tài sản cố định đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. So với kỳ trước, hệ số giảm phản ánh sức sản xuất của tài sản cố định giảm. * = Chỉ tiêu này nói lên cứ một đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. So với kỳ trước, nếu hệ số giảm phản ánh sức sản xuất của tổng tài sản giảm. 1.3.2.3. Các hệ số đòn bẩy tài chính * Hệ số nợ = Tổng nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Hệ số này cho chúng ta biết nợ chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Nếu hệ số nợ càng thấp thì sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào người cho vay càng ít, món nợ của người cho vay càng đảm bảo và do vậy việc cho vay càng an toàn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, hệ số nợ cao thì chủ doanh nghiệp rất có lợi. Người ta chứng mình được rằng: khi các doanh nghiệp ở giai đoạn nền kinh tế suy thoái, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản thấp doanh nghiệp càng vay tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu càng thấp, khi doanh nghiệp ở giai đoạn nền kinh tế bình thường và phồn thịnh, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cao doanh nghiệp càng vay, lợi nhuận mang lại cho chủ doanh nghiệp càng lớn. Bởi vậy, trong thực tế nhiều chủ doanh nghiệp rất ưa thích hệ số nợ cao để tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính. * Hệ số nợ dài hạn = Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ, chỉ tiêu này càng cao thì rủi ro của doanh nghiệp càng tăng. Chỉ tiêu này cao hay thấp cũng tuỳ theo từng ngành hoạt động. * Hệ số thanh toán lãi tiền vay = Hệ số này nói lên trong kỳ doanh nghiệp đã tạo ra lợi nhuận gấp bao nhiêu lần lãi phải trả về tiền vay. Hệ số này càng cao thì rủi ro mất khả năng chi trả lãi tiền vay càng thấp và ngược lại. Thông thường hệ số này được các chủ nợ chấp nhận ở mức hợp lý khi nó lớn hơn hoặc bằng 2. 1.3.2.4. Các hệ số lợi nhuận Các hệ số lợi nhuận dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó thể hiện mối liên hệ giữa doanh thu, lợi nhuận, tài sản của doanh nghiệp. * Hệ số lợi nhuận doanh thu = x 100%. So với kỳ trước, tỷ suất lợi nhuận doanh thu càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. ROA = Hệ số này cho biết cứ 100 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong điều kiện bình thường, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của tài sản càng lớn. Chỉ tiêu này còn được xác định lại như sau: = x Hay = x Công thức cho phép giải thích: Để cùng đạt một tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có thể theo đuổi hai chính sách: - Chính sách về chất lượng sản phẩm mang lại lợi nhuận lớn (tỷ suất lợi nhuận doanh thu cao) với vòng quay vốn nhỏ (hiệu suất sử dụng tổng tài sản thấp) - Chính sách giá thấp, tỷ suất lợi nhuận thấp với hiệu suất sử dụng vốn cao (vòng quay vốn lớn). * Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). ROE = Chỉ tiêu này nói lên với 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ đem lại đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này còn được viết lại như sau: ROE = x x hay: ROE = x x Bằng phương pháp thay thế liên hoàn hay số chênh lệch, có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trên đến ROE. 1.4. Phương pháp và kỹ thuật phân tích. 1.4.1. Phương pháp phân tích. * Phương pháp so sánh: Là phương pháp dùng số liệu từ các báo cáo tài chính trong một vài năm gần nhất rồi tính các nhóm hệ số của từng năm. Sau đó đem kết quả tính được so sánh giữa các năm với nhau. Từ đó có thể thấy được công ty đang trên đà phát triển hay suy thoái. Công ty có những ưu điểm gì cần phát huy và hạn chế gì cần khắc phục. Ngoài ra người ta còn đem lại kết quả tính được từ các hệ số so sánh với giá trị trung bình của ngành để biết vị trí của doanh nghiệp trong ngành sản xuất đó. * Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích: Phương pháp này được sử dụng để chia nhỏ quá trình và kết quả kinh doanh thành những bộ phận theo các hướng khác nhau. Từ đó phân tích và đánh giá tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp. Việc chia nhỏ các chỉ tiêu sẽ cho ta biết nguyên nhân thực tế dẫn đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là gì. * Phương pháp kết hợp: Là phương pháp kết hợp hai hay nhiều phương pháp khác nhau cùng một lúc trong khi phân tích để có được những nhận xét chính xác nhất. Vì mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng do đó khi kết hợp chúng với nhau thì ưu điểm của phương pháp này sẽ khắc phục được hạn chế của phương pháp khác. 1.4.2. Kỹ thuật phân tích. * Kỹ thuật phân tích ngang: là kỹ thuật so sánh giữa các kỳ ở cùng một chỉ tiêu. Muốn áp dụng được kỹ thuật này bắt buộc phải có số liệu của ít nhất hai kỳ kế toán trở lên. * Kỹ thuật phân tích dọc: ở kỹ thuật này ta phải tính tỷ trọng của tất cả các chỉ tiêu trong từng kỳ kế toán sau đó xem tỷ trọng của chỉ tiêu nào cao nhất trong tất cả các chỉ tiêu và mức độ ảnh hưởng của nó đến các nhân tố khác. * Kỹ thuật phân tích qua hệ số: kỹ thuật này do ta thiết lập qua mục đích cần phân tích. Nhưng đa số người ta chia ra làm 4 nhóm hệ số là nhóm hệ số thanh khoản; nhóm hệ số hoạt động; nhóm hệ số đòn bẩy tài chính; nhóm hệ số lợi nhuận. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH BÀN TAY VIỆT. 2.1. Đặc điểm chung của công ty TNHH Bàn Tay Việt. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Bàn Tay Việt có trụ sở tại số 3 – Hai Bà Trưng – Hoàn kiếm – Hà Nội. Công ty được thành lập từ năm 2003 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh. Năm 2004 công ty thành lập thêm chi nhánh Thái Bình tại An Khê - Quỳnh Phụ - Thái Bình. Đến năm 2006 công ty lại thành lập thêm chi nhánh Cầu Giấy tại 116 Trần Duy Hưng – Hà Nội. Công ty TNHH Bàn Tay Việt là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi vốn kinh doanh do các thành viên góp vốn. Từ khi thành lập cho đến nay công ty luôn đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước, đảm bảo việc làm cho người lao động với thu nhập ngày một tăng. Hoạt động chính của công ty là chuyên sản xuất và kinh doanh tranh thêu tay nghệ thuật. Thời gian gần đây công ty còn sản xuất thêm các mặt hàng khác như: ga, gối, khăn trải bàn, khăn ăn. Riêng mặt hàng tranh thêu là sản phẩm chủ lực của công ty nên được sản xuất với số lượng lớn ở mọi thể loại và kích thước khác nhau. Và chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong nước. Còn các sản phẩm khác như ga, gối khăn bàn thì công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của khách nước ngoài. Là một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng mang tính chất thủ công truyền thống. Song công ty đã rất chú trọng phát huy tối đa mức độ tinh xảo trong mỗi loại sản phẩm nhằm tạo sức cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác. Công ty luôn mở rộng mạng lưới sản xuất kinh doanh tạo thuận lợi cho việc cung cấp sản phẩm được chủ động và hợp lý nhằm giảm lượng hàng tồn kho và giới thiệu sản phẩm mới, hình thành nhu cầu mua càng ngày càng tăng của khách hàng. 2.1.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất, thị trường và tổ chức bộ máy quản lý. * Về cơ sở vật chất: Sau 5năm hoạt động đến năm 2008 tình hình công ty phát triển như sau: - Số phòng ban quản lý: 3 - Số phòng kinh doanh: 1 - Số cửa hàng kinh doanh: 3 trong đó 2 cửa hàng ở Hà Nội, 1 cửa hàng ở thành phố Hồ Chí Minh. - số phân xưởng sản xuất: 3 Với tổng số công nhân viên là 453 người trong đó: - Văn phòng: 20 người - Gián tiếp: 35 người - Trực tiếp sản xuất 398 người Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm dương lịch. Vốn điều lệ do ba thành viên của công ty góp vốn * Về thị trường: - Với sản phẩm tranh thêu: Công ty bán sản phẩm này chủ yếu ở thị trường trong nước vì sản phẩm này mang nặng tính chất Á Đông nên nó chỉ phù hợp với phong cách của người Châu Á hoặc bán cho khách du lịch từ Châu Âu đến mang tính chất quà lưu niệm. Mặt khác sản phẩm này vận chuyển rất khó khăn, dễ vỡ nên khó xuất khẩu. Hiện nay sản phẩm này được bán chủ yếu tại Hà Nội và Sài Gòn với giá tương đối cao vì nó được thêu với kỹ thuật rất cầu kỳ và sự phối hợip màu sắc trên tranh thêu rất tinh tế. Nó mang một phong cách nghệ thuật khác hẳn với tranh của các làng nghề truyền thống. Gần đây công ty đã tìm các giải pháp khắc phục những khuyết điểm của sản phẩm này nhằm mục tiêu xuất khẩu. Tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao. Với sản phẩm chăn, ga, gối... thì khi bắt đầu sản xuất sản phẩm mới này công ty đã xác định thị trường mục tiêu là nhóm khách hàng trung và thượng lưu có trong và ngoài nước. Do vậy các sản phẩm này được làm trên chất liệu vải nhập khẩu từ Ý và Thái Lan. Các hoạ tiết trang trí rất độc đáo và đặc sắc, nên sau 2 năm sản xuất và kinh doanh hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt tại thị trường Đức, Ý và Anh. Tuy nhiên các mặt hàng này gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công trong và ngoài nước. Vì vậy đòi hỏi mẫu mã của sản phẩm phải thay đổi liên tục qua các kỳ hội chợ. Song song với quá trình phát triển ban lãnh đạo công ty đã rất quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống quản lý, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tất cả các mặt hoạt động, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm tạo được uy tín ngày càng cao không những với khách hàng mà còn với cả nội bộ doanh nghiệp. Cho đến nay công ty đã có bộ máy quản lý phù hợp với chức năng sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể được thể hiện qua sơ đồ sau: Giám đốc Phó Giám đốc Kinh doanh Phó Giám đốc sản xuất Phòng kế toán Phòng kinh doanh Các cửa hàng Các phân xưởng Phòng thiết kế Phòng kỹ thuật 2.2.Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty TNHH Bàn Tay Việt . 2.2.1. Các báo cáo tài chính của công ty TNHH Bàn Tay Việt. 2.2.1.1. Bảng cân đối kế toán Bảng 2.1. Đơn vị: VNĐ Tài sản 2007 2006 2005 A. Tài sản ngắn hạn 9.575.713.239 10.021.903.116 8.900.276.990 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 100.338.968 148.526.194 110.090.765 Tiền 90.338.968 117.244.441 81.978.205 Các khoản tương đương tiền 10.000.000 31.281.753 28.112.560 II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 533.253.186 293.980.821 300.484.533 Đầu tư ngắn hạn 533.253.286 293.980.821 300.484.533 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.3910.057.115 2.241.765.118 2.358.062.936 Phải thu khách hàng 1.817.203.407 1.689.780.545 1.700.851.423 Trả trước cho người bán 150.076.846 259.792.286 212.039.827 Các khoản phải thu khác 423.776.862 292.192.287 445.171.686 Dự phòng phải thu khó đòi 0.00 0.00 0.00 IV. Hàng tồn kho 6.376.116.903 6.928.607.356 5.911.428.110 Hàng tồn kho 6.376.116.903 6.928.607.356 5.911.428.110 V. Tài sản ngắn hạn khác 174.946.967 409.023.627 220.210.646 Chi phí trả trước ngắn hạn 69.978.787 200.421.577 84.098.402 Thuế GTGT được khấu trừ 22.743.105 61.353.544 34.811.000 Thuế và các khoản phải thu nhà nước 11.923.448 23.905.323 20.077.486 Tài sản ngắn hạn khác 70.301.627 184.696.727 81.223.758 B. Tài sản dài hạn 1.980.857.161 2.291.894.527 2.097.981.139 I. Các khoản phải thu dài hạn 148.044.576 251.915.685 189.057.889 Phải thu dài hạn khác 148.044.576 251.915.685 189.057.889 II. Tài sản cố định 1.698.346.022 1.800.177.386 1.824.222.090 Tài sản cố định hữu hình 1.494.011.754 1.690.246.030 1.709.822.134 Nguyên giá 1.957.155.398 2.231.124.760 2.256.965.217 Giá trị hao mòn lũy kế 463.143.644 540.878.730 547.143.083 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 204.234.268 109.931.356 114.399.956 III. Các khoản đầu tư dài hạn 80.549.713 102.088.137 0 Đầu tư dài hạn khác 80.549.713 102.088.137 0 IV. Tài sản dài hạn khác 54.016.850 137.713.319 84.701.160 Chi phí trả trước dài hạn 29.111.366 50.448.153 68.247.500 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 4.205.882 24.875.395 0 Tài sản dài hạn khác 20.699.602 62.389.771 16.453.660 Tổng cộng tài sản 11.556.570.400 12.313.797.643 10.998.258.129 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 2.729.162.139 2.945.499.536 1.986.146.884 I. Nợ ngắn hạn 1.971.518.020 2.356.178.514 1.799.935.780 Nợ dài hạn đến hạn trả 289.637.996 105.322.791 129.037.990 Phải trả người bán 628.588.248 1.411.687.045 917.508.248 Người mua trả tiền trước 55.080.299 18.566.904 35.980.716 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 81.998.476 90.642.020 75.559.503 Phải trả người lao động 161.913.220 247.398.744 197.893.936 Chi phí phải trả 290.018.683 299.106.023 387.845.725 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 291.798.878 183.454.987 55.209.662 II. Nợ dài hạn 757.644.119 589.321.022 187.111.104 Phải trả cho người bán dài hạn 211.032.453 180.782.600 67.529.144 Phải trả dài hạn khác 36.673.866 19.516.668 22.363.523 Vay và nợ dài hạn 509.937.800 389.021.754 97.218.437 B. Vốn chủ sở hữu 8.827.408.261 9.368.298.107 9.012.111.245 I. Vốn chủ sở hữu 8.759.310.301 9.280.932.145 8.998.720.106 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 8.590.000.000 8.590.000.000 8.590.000.000 Quỹ đầu tư phát triển 138.947.221 497.812.400 352.532.043 Quỹ dự phòng tài chính 30.363.080 193.119.745 56.188.063 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 68.097.960 87.365.962 13.391.139 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 68.097.960 87.365.962 13.391.139 Tổng nguồn vốn 11.556.570.400 12.313.797.643 10.998.258.129 2.2.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.2. Tài sản Năm 2007 (VNĐ) năm 2006 (VNĐ) năm 2005(VNĐ) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.511.039.424 9.983.704.366 9.162.923.000 Các khoản giảm trừ 48.972.019 70.087.211 52.918.200 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.462.067.405 9.913.617.155 9.110.004.800 Giá vốn hàng bán 7.113.988.321 8.302.054.960 7.641.087.932 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.348.079.084 1.611.562.195 1.468.916.868 Doanh thu hoạt động tài chính 260.922.035 180.345.762 199.741.933 Chi phí tài chính 205.114.030 200.071.453 148.662.745 Trong đó: chi phí lãi vay 187.429.831 190.923.010 121.030.267 Chi phí bán hàng 243.991.460 268.460.222 250.114.368 Chi phí quản lý doanh nghiệp 697.087.556 725.273.338 700.302.496 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 462.808.073 598.102.944 569.579.192 Thu nhập khác 11.573.829 40.369.300 21.098.643 Lợi nhuận về bán trước thuế 474.381.902 638.472.244 590.677.835 Chi phí thuế TNDN hiện hành 151.802.209 204.311.118 189.016.907 Lợi nhuận sau thuế 322.579.693 434.161.126 401.660.928 2.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bảng 2.3 Đơn vị: VND Tài sản Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005 Lợi nhuận trước thuế 474.381.902 638.472.244 590.677.835 Khấu hao 150.820.623 141.027.459 180.722.900 Chi phí lãi vay 187.429.831 190.923.010 121.030.267 Các khoản phải thu -45.420.888 53.440.022 -69.723.114 Hàng tồn kho 552.490.453 -1.017.179.246 -702.813.166 Các khoản phải trả -337.253.443 667.549.335 389.924.050 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 1.023.326.478 674.232.824 509.818.772 Tiền mua tài sản cố định -1.211.123.995 -948.786.322 -240.056.127 Tiền chi cho hoạt động đầu tư chứng khoán -._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVNH007.doc
Tài liệu liên quan