Lời mở đầu
Đất nước ta từ một nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường. Đó là bước đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Trong những năm qua chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống xã hội không ngừng được nâng cao. Nhu cầu cuộc sống đòi hỏi ngày càng cao hơn chính vì vậy đặt ra cho các nhà doanh nghiệp những thách thức lớn trong cơ chế thị trường. Muốn doanh nghiệp tồn tại và phát triển làm ăn có lãi, các nhà doanh nghiệp phải đề
67 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty tấm lợp vật liệu xây dựng Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra những chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn. Trong cơ chế thị trường vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gì, và ai là người tiêu thụ. Đó là những câu hỏi những nhà quản lý phải giải quyết.
Vậy doanh nghiệp phải biết nhu cầu xã hội, biết khả năng của mình, của các đối thủ cạnh tranh (biết người, biết ta) để đề ra chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn và hợp lý. Do đó việc nghiên cứu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính tất yếu khách quan đối với các doanh nghiệp.
Là một sinh viên lớp quản trị doanh nghiệp K6B. Trường đại học thuỷ sản. Được sự giúp đỡ của các thầy cô trong bộ môn quản trị doanh nghiệp, sự giúp đỡ của lãnh đạo, các phòng, ban ở công ty tấm lợp vật liệu xây dựng Đông Anh. Đặc biệt là sự hướng dẫn của cô Phan Thị Dung và những kiến thức đã học ở trường. Tôi được thực tập và làm quen với doanh nghiệp với đề tài "Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty tấm lợp vật liệu xây dựng Đông Anh" để thực hiện báo cáo của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn nhất là cô Phan Thị Dung và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này. Tuy nhiên do sự hiểu biết chưa sâu rộng nên bài báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong các thầy cô giáo và các cấp lãnh đạo công ty góp ý để cá nhân tôi hoàn thiện kiến thức và báo cáo được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Chương I
Cơ sở lý luận phân tích hoạt động
sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
I. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh
1. Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả kinh doanh thành các bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó, bằng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.
2. Vị trí và chức năng
Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, người ta sử dụng phân tích để nhận thức được các hiện tượng và kết quả kinh tế, để xác định quan hệ cấu thành, quan hệ nhân quả cũng như phát hiện nguồn gốc hình thành và tính quy luật phát triển của chúng, trên cơ sở đó mà cung cấp những căn cứ khoa học cho các quyết định đúng đắn cho tương lai.
Nằm trong hệ thống các môn khoa học quản lý kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh thực hiện một chức năng cơ bản đó là dự toán và điều chỉnh các hoạt động kinh tế. Bởi vì trước hết doanh nghiệp được quan niệm như một hệ thống và hệ thống này là đối tượng của quản lý. Hệ thống này bao gồm nhiều bộ phận cấu thành (phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất…) và mỗi một bộ phận cấu thành có chức năng, nhiệm vụ riêng để đảm bảo cho hệ thống hoạt động bình thường trên con đường đã đặt ra thì đòi hỏi từng bộ phận cấu thành, dù là nhỏ nhất trong hệ thống phải hoạt động bình thường theo đúng chức năng, nhiệm vụ của chúng. Như vậy chỉ cần ở một bộ phận nào đó của hệ thống hoạt động không bình thường sẽ làm cho hoạt động của cả hệ thống không bình thường. Trong trường hợp này, đòi hỏi người quản lý trên cơ sở phát hiện được tình hình cần phải đề ra các biện pháp loại trừ "điểm nóng" đó, điều chỉnh và khôi phục lại sự hoạt động của bộ phận đó, đảm bảo cho cả hệ thống trở lại hoạt động bình thường.
II. Sự cần thiết khách quan phải phân tích hoạt động kinh doanh
Sự cần thiết khách quan phải phân tích hoạt động kinh doanh được thể hiện trong quá trình phát triển lịch sử của nó gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hoá. Thật vậy, sự biểu hiện bước đầu của công tác hạch toán và phân tích hoạt động kinh doanh đó là việc người Ai Cập, Babilon trong nền văn minh cổ đại xưa đã dùng đất nung và bia đá để ghi khắc những tài liệu, ghi chép về trao đổi hàng hoá, kê khai trọng lượng hàng hoá so sánh các thu chi cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, những yêu cầu buổi đầu của công tác quản lý, phân tích hoạt động kinh doanh được kết hợp công tác kế toán, thống kê.
Chủ nghĩa tư bản ra đời, sản xuất hàng hoá phát triển nhanh, quy mô lớn phân tích hoạt động kinh doanh có những yêu cầu lớn hơn nhằm phục vụ đắc lực cho công tác quản lý.
Khi chủ nghĩa đế quốc ra đời, sự tích luỹ tư bản dẫn đến sự tích tụ sản xuất, các công ty cổ phần và các công ty xuyên quốc gia ra đời, sản xuất phát triển cực kỳ nhanh chóng về cả quy mô lẫn hiệu quả. Để chiến thắng trong cạnh tranh và quản lý tốt hoạt động sản xuất của công ty đề ra phương án kinh doanh có hiệu quả các nhà tư bản phải thường xuyên phân tích hoạt động trên cơ sở nhiều luồng, nhiều loại thông tin. Với yêu cầu này, công tác hạch toán không đáp ứng được, đòi hỏi phải có một môn khoa học phân tích kinh tế độc lập với nội dung, phương pháp nghiên cứu phong phú.
Phân tích hoạt động kinh doanh tách rời khỏi hạch toán và thống kê dựa trên cơ sở hai môn khoa học đó.
Ngày này, với những thành tưu to lớn về sự phát triển kinh tê, văn hóa, trình độ kỹ thuật càng cao thì việc phân tích hoạt động kinh doanh càng quan trọng trong quá trình quản lý doanh nghiệp bởi mục đích cuối cùng là tìm ra phương án kinh doanh có hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.
ở nước ta hiện nay, phân tích hoạt động kinh doanh đối với các đơn vị kinh tế là rất quan trọng. Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để đề ra định hướng và chương trình định hướng. Trong nền kinh tế thị trường, để chiến thắng trong cạnh tranh đòi hỏi các đơn vị kinh tế phải thường xuyên áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến phương thức hoạt động, cải tiến phương thức quản lý sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng xuất chất lượng và hiệu quả. Phân tích hoạt động kinh doanh là công tác cần thiết và quan trọng để đưa ra các quyết định về sự thay đổi đó.
Tóm lại: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết đối với mọi nền sản xuất hàng hoá. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay sự cần thiết xuất phát từ yêu cầu khách quan của các quy luật kinh tế, từ việc đảm bảo chức năng quản lý kinh tế của nhà nước và yêu cầu hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
III. Đối tượng và nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh
1. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh là diễn biến của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến diễn biến của quá trình đó.
2. Nội dung của phân tích kinh doanh
Phân tích kinh doanh phải phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nội dung chủ yếu của phân tích kinh doanh là:
+ Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như: sản lượng sản phẩm, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, giá thành…
+ Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được phân tích trong mối quan hệ với các chỉ tiêu về điều kiện (yếu tố) của quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, tiền vốn, đất đai…
Để thực hiện nội dung trên, phân tích kinh doanh được xác định các đặc trưng về mặt lượng của các giai đoạn, trong quá trình kinh doanh (số lượng, kết cấu, quan hệ, tỷ lệ…) nhằm xác định xu hướng và nhịp độ phát triển, xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các quá trình sản xuất kinh doanh, tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh với các điều kiện sản xuất kinh doanh.
3. Các chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu thường dùng cho phân tích kinh doanh
3.1. Các chỉ tiêu dùng cho phân tích kinh doanh
Có nhiều loại chỉ tiêu kinh doanh khác nhau, tuỳ theo mục đích và nội dung phân tích cụ thể để có sự lựa chọn những chỉ tiêu phân tích thích hợp.
Theo tính chất của chỉ tiêu có:
+ Chỉ tiêu số lượng: Phản ánh quy mô kết quả hay điều kiện kinh doanh như: doanh thu bán hàng, lượng vốn…
+ Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh hiệu suất kinh doanh hay hiệu suất sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh như: giá thành đơn vị sản phẩm, mức doanh lợi, hiệu suất sử dụng vốn…
Theo phương pháp tính toán có
+ Chỉ tiêu tuyệt đối: Thường dùng để đánh giá quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh tại thời điểm cụ thể như: doanh số bán hàng, giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất…
+ Chỉ tiêu tương đối: Thường dùng trong phân tích các quan hệ kinh tế
+ Chỉ tiêu bình quân: Là dạng đặc biệt của chỉ tiêu tuyệt đối, nhằm phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu như: giá trị sản lượng bình quân một lao động, thu nhập bình quân một lao động.
Như vậy để phân tích kết quả kinh doanh cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tương đối hoàn chỉnh với những phân hệ chỉ tiêu khác nhau, nhằm biểu hiện được tính đa dạng và phức tạp của nội dung phân tích.
3.2. Công thức tính dùng để phân tích hiệu quả kinh doanh
3.2.1. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của mọi hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, nó là chỉ tiêu cơ bản nhất để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chính là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của hoạt động kinh doanh trong kỳ. Công thức tính của nó như sau:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí.
3.2.2. Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận là đại lượng tuyệt đối đánh giá hoạt động kinh doanh song bản thân nó mới chỉ biểu hiện một cách đơn giản mối quan hệ so sánh giữa thu và chi, muốn đưa ra được đánh giá sâu rộng hơn ta phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận hay còn gọi là chỉ tiêu doanh lợi.
Tỷ suất lợi nhuận là đại lượng tương đối dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, nó được xác định thông qua sự so sánh giữa chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ tiêu đặc thù của mọi hoạt động kinh doanh là doanh thu, vốn và chi phí. Từ đó ta có ba chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận được tính toán như sau:
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu đạt được
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng điều kiện để có hiệu qủa là tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí = Lợi nhuận đạt được /Tổng chi phí bỏ ra
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận . Để tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì cần hạn chế tối đa chi phí để thu lợi nhuận nhiều nhất.
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn:
Có thể dùng chỉ tiêu tổng vốn, vốn cố định hoặc vốn lưu động để tính chỉ tiêu này.
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn lưu động = Lợi nhuận / Tổng vốn lưu động bình quân
Vốn lưu động bình quân = (VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ)/ 2
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty nói chung, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao.
Hiệu quả sử dụng vốn
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Số vòng quay của VLĐ = Doanh thu /Tổng vốn lưu động bình quân
Thời gian chu chuyển của vốn lưu động trong kỳ
Thời gian chu chuyển của VLĐ = Độ dài thời gian của kỳ KD tính bằng ngày / Số vòng quay của VLĐ trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mức sản xuất, kinh doanh của toàn bộ vốn lưu động. Số vòng quay của vốn lưu động càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao.
Năng suất lao động
Năng suất lao động = Kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ / Số lao động tham gia hoạt động kinh doanh
Nếu kết quả kinh doanh là doanh thu:
NSLĐ (1) = Doanh thu / Tổng lao động
Nếu kết qủa kinh doanh là lợi nhuận :
NSLĐ (2) = Lợi nhuận / Tổng lao động
Chỉ tiêu năng suất lao động (1) biểu hiện hiệu quả trong việc sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp .
Chỉ tiêu năng suất lao động (2) hay mức sinh lời bình quân của một lao động cho biết mỗi lao động sử dụng trong doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định.
Hiệu suất tiền lương:
Hiệu suất tiền lương = Lợi nhuận đạt được / Tổng quỹ lương
Hiệu suất tiền lương cho biết cứ chi ra một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi năng suất lao động tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tiền lương.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích
Nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình và mỗi sự biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn, tính chất xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn như:
- Chỉ tiêu doanh thu bán hàng phụ thuộc vào các nhân tố:
+ Lượng hàng hoá bán ra
+ Kết cấu về khối lượng sản phẩm bán ra
+ Giá bán mỗi đơn vị sản phẩm hàng hoá
- Chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm phụ thuộc vào các nhân tố:
Tổng mức giá thành: số lượng sản phẩm sản xuất ra. Bởi vậy khi phân tích kết quả sản xuất kinh doanh cũng không dừng lại ở việc đánh giá một cách đơn giản qua các chỉ tiêu, mà còn đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh có rất nhiều, có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:
- Theo nội dung kinh tế của nhân tố
+ Những nhân tố thuộc về điều kiênk kinh doanh: số lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốn… Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quy mộ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Những nhân tố thuộc về kết quả sản xuất: thường ảnh hưởng dây chuyền, từ khâu cung ứng đến sản xuất, đến tiêu thụ và từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Theo tính tất yếu của nhân tố:
+ Nhân tố chủ quan: do sự chi phối của bản thân doanh nghiệp như: giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm…
+ Nhân tố khách quan: như giá cả thị trường, thuế xuất…
- Theo tính chất của nhân tố:
+ Nhân tố số lượng: phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh như: số lượng lao động, số lượng vật tư, doanh thu bán hàng…
+ Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu quả kinh doanh như: lãi xuât, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn…
- Theo xu hướng tác động của nhân tố:
+ Nhân tố tích cực: có tác dụng làm tăng quy mô của kết quả kinh doanh.
+ Nhân tố tiêu cực: phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh.
IV. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh
Để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta thường dùng các biện pháp cụ thể mang tính chất nghiệp vụ kỹ thuật. Tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm riêng biệt của từng đơn vị kinh tế mà phân tích hoạt động lựa chọn từng phương pháp cụ thể để áp dụng sao cho có hiệu quả nhất.
1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.
- Xác định số gốc để so sánh:
+ Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trước.
+ Khi nghiên cứu nhịp độ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng thời gian trong năm thường so sánh với cùng kỳ năm trước.
+ Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể so sánh mức thực tế với mức hợp đồng.
- Điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu kinh tế:
+ Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị.
- Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh:
+ Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích.
+ Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc.
+ Mức độ biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của chỉ tiêu phân tích.
a. So sánh tuyệt đối: số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị về một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Đơn vị tính là hiện vật, giá trị, giờ công. Mức giá trị tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu giữa hai kỳ.
b. So sánh tương đối: Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
c. So sánh con số bình quân
- Số bình quân là số biểu hiện mức độ về mặt lượng của các đơn vị bằng cách sau: Bằng mọi chênh lệch trị số giữa các đơn vị đó, nhằm phản ánh khái quát đặc điểm của từng tổ, một bộ phận hay tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất.
- Số so sánh bình quân ta sẽ đánh giá được tình hình chung, sự biến động về số lượng, chất lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp.
2. Phương pháp loại trừ: là phương pháp xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng các loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.
a. Phương pháp số chênh lệch
Khái quát phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố số lượng và chất lượng như sau:
= x
b. Phương pháp thay thế liên hoàn
Đây là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tục các yếu tố giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu thay đổi. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng kinh tế nghiên cứu. Nó tiến hành đánh giá so sánh và phân tích từng nhân tố ảnh hưởng trong khi đó giả thiết là các nhân tố khác cố định. Do đó để áp dụng nó phân tích hoạt động kinh tế cần áp dụng một trình tự thi hành sau:
- Căn cứ vào mối liên hệ của từng nhân tố đến đối tượng cần phân tích mà từ đó xây dựng nên biểu thức giữa các nhân tố
- Tiến hành lần lượt để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố trong điều kiện giả định các nhân tố khác không thay đổi.
- Ban đầu lấy kỳ gốc làm cơ sở, sau đó lần lượt thay thế các kỳ phân tích cho các số cùng kỳ gốc của từng nhân tố.
- Sau mỗi lần thay thế tiến hành tính lại các chỉ tiêu phân tích. Số chênh lệch giữa kết quả tính được với kết quả tính trước đó là mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được thay đổi số liệu đến đối tượng phân tích. Tổng ảnh hưởng của các nhân tố tương đối tương đương với bản thân đối tượng cần phân tích.
d. Phương pháp hiệu số %
Số chênh lệch về tỷ lệ % hoàn thành của các nhân tố sau và trước nhân tố với chỉ tiêu kế hoạch để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
Chương II
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh
I. Đặc điểm tình hình chung của công ty cổ phần tấm lợp Đông Anh
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Năm 1980 được thành lập theo quyết định số 196 - BXD/TCC ngày 29/10/1980 của Bộ trưởng Bộ xây dựng với tên gọi là: Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải. Trụ sở chính của công ty đóng tại Km23, quốc lộ 3, thị trấn Đông Anh, Hà Nội.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể khái quát qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn I (1980 - 1984): Với tên gọi là xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng liên hiệp thi công cơ giới. Thời kỳ này nền kinh tế nước ta chưa đổi mới, vẫn là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, công ty được liên hiệp giao cho nghĩa vụ và quyền hạn kinh doanh vật tư và sản xuất theo chỉ tiêu của liên hiệp giao cho và luôn luôn hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra của cấp trên.
Giai đoạn II (1985 - 1989): Xí nghiệp chuyển sang tổ chức hạch toán kinh tế độc lập, với nghĩa vụ chính là hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu ngành nghề. Theo quy định ban đầu là tổ chức tiếp nhận và cung ứng vật tư thiết bị phục vụ cho toàn liên hiệp.
Giai đoạn III (1989 - 1998): Thời kỳ đầu của giai đoạn này nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xí nghiệp phải tự tìm đầu vào và đầu ra sản phẩm của mình, tự xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Do đó xí nghiệp gặp nhiều khó khăn, giá cả vật tư theo giá thị trường, vận tải gặp rất nhiều khó khăn vì máy móc, trang thiết bị lạc hậu, chi phí xăng dầu lên cao nhưng giá cước vẫn không tăng (do phải cạnh tranh). Trước tình hình đó, để tồn tại và phát triển phù hợp với nền kinh tế đổi mới, giám đốc xí nghiệp đã bàn bạc với tập thể cán bộ xí nghiệp, được phép của tổng liên hiệp, mở rộng sản xuất bằng cách liên doanh với nhà máy tấm lợp Amiăng Ximăng Đồng Nai lắp ráp một dây chuyền sản xuất tấm lợp Amiăng và đồng thời xí nghiệp dùng vốn tự có mua sắm phương tiện vận tải phục vụ cho công tác sản xuất của xí nghiệp.
Ngày 20/02/1993 xí nghiệp được thành lập lại theo quyết định số 584/BXD - TCLĐ và đến tháng 1 năm 1996 xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải đổi thành xí nghiệp vật tư sản xuất vật liệu xây dựng Đông Anh và tổng liên hiệp thi công cơ giới đổi tên thành Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng thuộc Bộ xây dựng, với nhiệm vụ chính là sản xuất tấm lợp Amiăng Ximăng. Do biết chú trọng tốt đến các yêu cầu đòi hỏi của thị trường mà từ năm 1994 trở lại đây việc sản xuất tấm lợp của công ty trở nên phát triển, làm ăn có lãi, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên công ty.
Giai đoạn IV (từ 1999 đến nay): nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất tấm lợp AC có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Và những năm gần đây công ty đã không ngừng cải tiến áp dụng khoa học kỹ thuật đưa năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao và được khách hàng tín nhiệm.
Công ty ngày càng đứng vững và phát triển không ngừng. Do đó, vào ngày 01/01/1999 theo quyết định số 1436 - QĐ/BXD ngày 28/12/1998 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty vật tư và sản xuất vật liệu xây dựng Đông Anh được cổ phần hoá thành công ty cổ phần. Công ty có tên gọi mới là: Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh thuộc tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng và với một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý mới để phù hợp với một công ty cô phần. Chuyển sang công ty cổ phần, công ty ngày càng đứng vững và không ngừng chú trọng về chất lượng sản phẩm sao cho sản phẩm ngày càng có chất lượng cao và được thị trường chấp nhận. Đồng thời giá thành ngày càng giảm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, sản phẩm tấm lợp của công ty đã được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004.
2. Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu của công ty:
2.1. Đặc điểm về tổ chức quản lý và kinh doanh của công ty:
Từ khi cổ phần hoá, để phù hợp với luật công ty (cũ) về công ty cổ phần, công ty đã có sự tổ chức lại bộ máy quản lý (trên cơ sở bộ máy quản lý cũ), thêm một số bộ phận nhưng vẫn theo nguyên tắc: đơn giản, gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả cao nhất mà vẫn theo quy định của pháp luật.
Ngày 01/01/1999 công ty được cổ phần hoá với số vốn điều lệ là 9.338.200.000đ. Trong đó
+ Vốn của nhà nước là: 4.361.900.000đ (chiếm 47,5%)
+ Vốn cổ đông là: 4.976.300.000đ (chiếm 52,5%).
Số lượng cổ đông của công ty là 495 cổ động. Mệnh giá cổ phần 100.000đ. Số cán bộ của công ty năm 1999 là 480 người. Trong đó nhân viên quản lý là 50 người. Thu nhập bình quân của một cán bộ công nhân viên chức là: 1.017.232đ/tháng.
Việc thực hiện chế độ trả lương hiện này ở công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương: trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. Ngoài ra công ty còn áp dụng chế độ tiền thưởng.
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được thể hiện trong sơ đồ sau
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó giám đốc
phòng tổ chức hành chính
Phòng công nghệ cơ điện
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh tiếp thị
Phòng KCS
Phân xưởng sản xuất tấm lợp AC
Phân xưởng sản xuất tấm lợp kim
Đội xe vận tải và đội xây lắp
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Cty cổ phần tấm lợp-VLXD Đông Anh
Chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân và phòng ban trong công ty:
+ Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến phương hướng mục tiêu của công ty (từ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông), có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng ban quản trị, của giám đốc công ty.
+ Ban kiểm soát: ban kiểm soát của công ty gồm 3 thành viên, hoạt động độc lập theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình được quy định tại điều lệ của công ty và chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về việc kiểm tra, giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và tổng giám đốc.
+ Tổng giám đốc: là người do hội đồng quản trị đề cử, bổ nhiệm và phải đáp ứng đầy đủ điều kiện là đại diện theo pháp luật của công ty. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đổng quản trị, thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình phù hợp với các quyết định, điều lệ của công ty.
+ Phó tổng giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc. Được Tổng giám đốc phân công phụ trách quản lý, điều hành các hoạt động chuyên trách của công ty, giúp Tổng giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm của công ty, cân đối nhiệm vụ, kế hoạch giao cho các phân xưởng, đội chỉ đạo sản xuất hàng ngày, tuần, tháng.
+ Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc tổ chức chỉ đạo công tác kế toán và thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính của công ty, có trách nhiệm quản lý vốn, quỹ, tài sản, bảo toàn và sử dụng vốn của công ty có hiệu quả, lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm lên cấp trên, cơ quan thuế và các đối tượng khác.
+ Phòng tổ chức - hành chính: có nhiệm vụ về công tác tổ chức, công tác hành chính, bảo vệ, an ninh, y tế… cụ thể là phân công lao động, xây dựng các nội quy, quy chế, kỷ luật lao động…
+ Phòng công nghệ điện: có nhiệm vụ về lĩnh vực quản lý kỹ thuật máy móc điện và các thiết bị khác.
+ Phòng kinh doanh tiếp thị: tìm nguồn hàng, lập kế hoạch ký kết các hợp đồng kinh tế về cung cấp nguyên liệu, vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Phòng kinh tế kế hoạch: tham mưu cho Tổng giám đốc kế hoạch xây dựng sản xuất, kỹ thuật, tài chính, đời sống… xây dựng dự án, kế hoạch giá thành các công trình…
+ Phòng KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm): chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm, có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện quy định, pháp luật nhà nước, quyết định và chỉ thị của cơ quan cấp trên về kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Phân xưởng sản xuất tấm lợp AC (PXTLAC): là một phân xưởng của công ty chuyên sản xuất tấm lợp Amiăng Ximăng.
+ Đội xe vận tải và đội xây lắp: làm nhiệm vụ vận chuyển nguyên vật liệu Amiăng Ximăng và vận chuyển tấm lợp theo yêu cầu khách hàng. Chuyên xây dựng và lắp đặt mới theo đơn đặt hàng.
2.2. Quy trình công nghệ sản xuất:
Từ ngày thành lập và hoạt động đến này, công ty có nhiệm vụ chính là sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho nhu cầu xây dựng của xã hội. Trong thời buổi cạnh tranh kinh tế thị trường, công ty đã không ngừng cải tiến máy móc thiết bị và mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Công ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất với quy trình công nghệ khép kín. Từ khi đưa nguyên vật liệu vào đến khi thành sản phẩm làm giảm bớt tiêu hao nguyên vật liệu, khối lượng thành phẩm sản xuất trong một ca là lớn, chu kỳ để tạo ra một sản phẩm là tương đối ngắn, điều này dẫn đến năng suất lao động, sản lượng và vốn lưu động tăng.
Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Kho nguyên vật liệu
Nước trong
Đong
Giấy
Ngâm - xé
cân
Amiăng
cân
nghiền
ximăng
cân
nước đục
máy trộn holander
Bể bùn
Bể phân phối Pulper
Bể xeo
băng tải dạ
xi lanh tạo tấm phẳng
băng tải cao su
xi lanh tạo sóng
dưỡng hộ tự nhiên tại khuôn
buồng hấp sấy kín
để nguội dơ khuôn
bảo dưỡng trong bể nước
dưỡng hộ tự nhiên
xuất xưởng nhập kho
Nước đã khử
nồi hơi
II. Những đặc điểm chủ yếu có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tấm lợp Đông Anh
1. Đặc điểm về sản xuất:
Sản phẩm của công ty là tấm lợp Amiăng Ximăng, một loại vật liệu phục vụ cho các công trình xây dựng ở giai đoạn hoàn thiện. Đặc điểm của sản phẩm là: chịu nhiệt tốt, phù hợp khí hậu nóng ẩm nước ta, có độ bền cao (trên 20 năm), giá rẻ và rất thuận lợi cho việc lợp các công trình, có độ dài bất kỳ theo ý muốn.
Chính vì vậy, sản phẩm tấm lợp có một thị trường tiêu thụ rất rộng lớn nhất là tại các khu công nghiệp, thành phố, các tỉnh … nơi có các công trình xây dựng. Và hơn nữa, một số tỉnh phía Bắc, nơi thường hay phải gánh chịu thiên tai lũ lụt vào mùa mưa bão, cần rất nhiều sản phẩm tấm lợp để khắc phục hậu quả. Cho nên tấm lợp được tiêu thụ rất mạnh vào các mùa mưa bão thậm chí còn sốt vì nhu cầu đáp ứng thị trường rất lớn mà công ty sản xuất không kịp. Tuy nhiên vào các mùa thì nhu cầu trên thị trường có phần giảm đi. Sự khác nhau trong đặc điểm tiêu thụ từng mùa đã khiến cho quá trình sản xuất của công ty cũng có những nét riêng biệt. Để khắc phục những khó khăn này và làm cho đời sống cán bộ công nhân viên luôn ổn định, công ty đã nghiên cứu phân bổ cơ cấu sản xuất theo từng mùa.
Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty là các tỉnh phía Bắc.
2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất:
Tổ chức sản xuất của công ty cổ phần tấm lợp được thực hiện theo kiểu công ty- phân xưởng- tổ chức sản xuất -nơi làm việc. Các bộ phận sản xuất được tổ chức theo hình thức công nghệ với phương pháp tổ chức là phương pháp dây chuyền khép kín liên tục từ khi bắt đầu sản xuất đến khi thành sản phẩm.
3. Đặc điểm về lao động và tiền lương tại Công ty
3.1. Tình hình lao động
Công ty cổ phần tấm lợp Đông Anh là một doanh nghiệp sản xuất với dây chuyền công nghệ sản xuất chủ yếu là bán tự động, do đó số công nhân trực tiếp tham gia sản xuất chân tay còn khá nhiều.
Nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý và trẻ hoá đội ngũ cán bộ, hàng năm công ty thường cử cán bộ công nhân viên đi học ở các trường cao đẳng, đ._.ại học như Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng , Đại học Kinh tế Quốc dân… để nâng cao đội ngũ cũng như tay nghề.
Hiện nay trong công ty số cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề theo thống kê năm 2004 là:
- Trình độ đại học: 50 người
- Trình độ cao đẳng và trung cấp: 16 người
- Trình độ công nhân kỹ thuật: 546 người
Tỷ trọng kỹ sư so với toàn công ty: x 100% = 8,4%
Trình độ tay nghề của công nhân toàn công ty:
- Thợ bậc 3: 119 người (chiếm 20%)
- Thợ bậc 4: 75 người (chiếm 12,6%)
- Thợ bậc 5: 76 người (chiếm 12,8%)
- Thợ bậc 6: 18 người (chiếm 3,1%)
- Sơ cấp + bậc thấp: 259 người (chiếm 44,6%).
Dưới đây là bảng cơ cấu lao động của toàn Công ty
Bảng 1: Cơ cấu lao động của CT CP tấm lợp -VLXD Đông Anh
Cơ cấu
Tổng số
Người
Tỷ lệ
Toàn công ty
594
100%
Các phòng ban
50
8,4%
Xưởng tấm lợp
451
75,9%
Xưởng cơ khí
30
5,05%
Đội xe
24
4,1%
Xây dựng
21
3,53%
KCS
18
3,03%
Cơ cấu lao động của Công ty nhìn chung trong những năm gần đây không có sự thay đổi lớn. Số công nhân lao động không có sự gia tăng, tuy nhiên tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng và tại chức đại học ngày càng được bổ sung chứng tỏ Công ty quan tâm chặt chẽ tới tình trạng chất lượng, tay nghề người lao động vì khi người lao động có kỹ thuật sẽ đáp ứng được điều kiện cơ giới hoá của Công ty tạo ra nhiều sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.
3.2. Hình thức trả lương:
Công ty tấm lợp - VLXD Đông Anh áp dụng hai hình thức trả lương cho người lao động đó là:
Trả lương theo sản phẩm tập thể
Trả lương theo thời gian
* Trả lương theo sản phẩm : áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất làm ra sản phẩm được tính theo:
Tiền lương = Kết quả sản xuất x Đơn giá khoán sản phẩm
*Trả lương theo thời gian: áp dụng cho các chức danh quản lý công ty, các lao động phục vụ chung (lao động giản đơn) như tạp vụ, bảo vệ, làm vệ sinh công nghiệp ...
Với gián tiếp phòng ban: Trả lương theo mức hoàn thành chung của doanh nghiệp.
Với lao động giản đơn được tính theo:
Số ngày Mức lương ngày
Tiền lương = làm việc x theo cấp bậc
thực tế người lao động
4. Đặc điểm về tài chính
Trong bối cảnh của quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước chuyển từ chế độ bao cấp sang nền kinh tế thị trường tạo thuận lợi cho công ty được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, tự trang trải, tự chịu trách nhiệm. Nhà nước không can thiệp sâu vào cơ cấu sản xuất mà thông qua chế độ chính sách pháp luật và những công cụ điều khiển gián tiếp. Quá trình đó trải qua nhiều khó khăn, phức tạp trên nhiều mặt nhưng tựu chung lại là phải luôn đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của mọi cơ sở sản xuất về cùng một chủng loại sản phẩm. Vì vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn chú trọng đến công nghệ sản xuất, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và sản xuất, phải luôn luôn đổi mới, mua sắm thêm hoặc nâng cấp dây chuyền máy móc thiết bị: để có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao tạo uy tín với khách hàng.
Nhận thức được vấn đề đó, công ty đã nỗ lực khai thác mọi tiềm năng nhằm cải tạo nâng cấp thiết bị máy móc để nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và cải tiến mẫu mã, tiếp cận mở rộng thị trường, sắp xếp tổ chức, đổi mới lại một phương thức quản lý đã mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao, lợi nhuận khá. Do đó tình hình tài chính phát triển thuận lợi, không những không khê đọng nợ đối với bạn hàng mà hàng năm góp phần tích luỹ ngân sách Nhà nước đúng hạn. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty sẽ biết được mức độ tăng giảm của từng chỉ tiêu, qua đó rút ra được các kết luận cần thiết cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.
5. Kết quả hoạt động của công ty trong một số năm
Trải qua một số năm hoạt động, Công ty Cổ Phần tấm lợp- VLXD Đông Anh đã gặt hái được nhiều thành công. Đố chính là sự tăng trưởng giá trị tổng sản lượng, sự tăng trưởng lợi nhuận, sự đóng góp vào ngân sách nhà nước, việc nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty được thể hiện qua thu nhập bình quân của người lao động. Các kết quả đó được thể hiện qua biểu sau.
Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số năm
Đơn vị tính: 1000 đ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 03/02
So sánh 04/03
CL
Tỷ lệ (%)
CL
Tỷ lệ (%)
Giá trị tổng sản lượng
52.781.600
82.134.789
99.072.182
29.353.189
55.6
16.937.393
20.6
Tổng chi phí sản xuất
45.121.701
84.433.185
92.380.387
39.311.484
87.1
7.947.202
9.4
Tổng doanh thu
49.132.191
94.934.298
98.316,585
45.802.107
93.2
3.382.287
3.6
Tổng lợi nhuận
4.901.725
6.262.417
3.562.597
1.360.692
27.8
-2.699.820
-43.1
Nộp ngân sách nhà nước
1.930.123
6.280.400
4.351.993
4.350.277
225.4
-1.928.407
-30.7
Tổng thu nhập bình quân (người/tháng)
560
1290
980
730
130.4
-310
-24.0
Nhìn vào bảng ta thấy sự gia tăng về các chỉ tiêu không ngừng qua mỗi năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Đó là quá trình bảo toàn và phát triển vốn được trên giao, quá trình đấu tranh gian khổ của cả một tập thể công nhân viên trong công ty, chắt chiu từng đồng vốn, tận dụng nguyên vật liệu thừa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, tiết kiệm mọi chi phí trong sản xuất, quản lý. Điều này chứng tỏ công ty luôn luôn thực hiện tốt công tác duy trì và mở rộng thị trường.
Sản lượng tiêu thụ qua các năm tăng nhiều đồng thời sản lượng sản phẩm tiêu thụ ở từng đại lý cũng tăng rõ rệt. Điều đó cho thấy không những công ty đã mở rộng được thị trường theo chiều rộng mà còn cả về chiều sâu, thể hiện ở chỗ điểm tiêu thụ tăng lên nghĩa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty toả ra trên diện rộng. Ngoài ra số lượng sản phẩm tiêu thụ từng đại lý tăng lên chứng tỏ tại mỗi điểm lượng khách hàng tăng lên và khách hàng đã tin cậy sản phẩm của Công ty.
Đầu năm 2003, công ty đã nhận được gần 100 đơn xin đăng ký làm hộ gia đình tiêu thụ sản phẩm tấm lợp Đông Anh. Điều này là kết quả của chiến thuật lôi kéo khách hàng, mở rộng thị trường của Công ty. Trước hết Công ty nhận thức rõ đặc điểm của người tiêu dùng là: khách hàng rất tin lời của khách hàng, do đó dùng khách hàng quảng cáo chất lượng sản phẩm tới khách hàng sẽ thu được kết quả nhanh chóng và hiệu quả.
Hiện nay, Công ty có hai hình thức bán hàng là bán trực tiếp tại Công ty tại bán buôn cho các hộ gia đình làm đại lý. Với hình thức bán hàng này, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty đã không ngừng tăng lên trong nhiều năm qua. Ngoài ra công ty còn có chính sách qui tụ nhiều điểm nhỏ thành những điểm lớn để giải quyết vấn đề mặt bằng tiêu thụ sản phẩm. Tuy vậy tập trung đông nhất vẫn là miền Bắc, công ty đã sử dụng phương thức tiêu thụ hỗn hợp. Một mặt bán sản phẩm của khách hàng lớn, thường xuyên (các hộ gia đình làm đại lý), mặt khác mở các đại lý mới cho người tiêu dùng với tính chất giới thiệu sản phẩm. Hiện nay công ty chủ yếu bán sản phẩm cho các hộ kinh doanh đã ký hợp đồng thường xuyên để họ cung cấp tới người tiêu dùng.
Bảng 3: Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2004
của Công ty tấm lợp Đông Anh
Sản phẩm
Tồn kho đầu kỳ
Sản xuất trong kỳ
Tiêu thụ trong kỳ
Tồn kho cuối kỳ
Giá bán (đ)
KH
TT
KH
TT
KH
TT
KH
TT
Tấm lợp
13.103
5.103
5.620.103
5.640.103
5.620.103
5.655.103
264.506
17.103
23.103
Có một vấn đề nan giải mà Công ty trăn trở tìm cách tháo gỡ. Đó là việc sản lượng sản phẩm sản xuất không đủ cung cấp cho nhu cầu của thị trường nhất là vào những mùa ngói sốt. Đây sẽ là một khó khăn lớn trong việc giữ khách hàng vì có thể họ đi tìm nguồn cung cấp mới đầy đủ hơn. Công ty cũng nhận thức được rằng trong quá trình cạnh tranh, công ty không được phép dừng lại và chỉ thoả mãn với những gì mà mình có thì sẽ có thể bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh khác ngay lập tức. Với vấn đề này công ty đã tìm ra được cách tháo gỡ đó là góp vốn liên doanh với một số công ty sản xuất tấm lợp như tấm lợp Phủ Lý, Phả Lại… và đặt thêm dây chuyền sản xuất ở Văn Điển, Hà Nội nhằm khuyếch trương nhãn hiệu sản phẩm của mình và để cung cấp cho nhu cầu của thị trường.
Năm 2003 là năm đánh giá sự chuyển biến của công ty bằng việc thúc đẩy mở rộng thị trường thông qua các nghiệp vụ nâng cao khả năng cạnh tranh trong đó lấy việc giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm làm nhân tố cơ bản trong cạnh tranh của công ty.
Chương trình - kế hoạch của công ty được cụ thể hoá bằng kế hoạch về sản phẩm tiêu thụ, về mức giá bán buôn, nâng cao hoạt động của khu vực hành chính và tiếp tục nghiên cứu cải tiến công nghệ.
6. Tình hình quản lý tài sản cố định
Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có một ý nghĩa khá quan trọng trong khi đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp. Nó cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc trang thiết bị của Công ty. Ta có thể xem xét cơ cấu tài sản cố định của Công ty cổ phần tấm lợp Đông Anh và tỷ trọng của mỗi loại tài sản trong hai loại sau:
Bảng 4: Cơ cấu tài sản của Công ty
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
NG
GTCL
NG
GTCL
1
Nhà cửa, vật kiến trúc
3.864
1.511
6.243
3.624
2
Máy móc, thiết bị
10.211
4.172
19.804
10.531
3
Phương tiện vận tải
1.311
592
1.646
1.063
4
Tổng cộng
15.416
6.275
27.693
15.215
Đơn vị: %
STT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
NG
GTCL
NG
GTCL
1
Nhà cửa, vật kiến trúc
24,16
24,1
22,45
23,82
2
Máy móc, thiết bị
66,34
66,5
71,51
69,2
3
Phương tiện vận tải
8,5
9,4
5,94
6,89
4
Tổng cộng
100
100
100
100
Qua bảng trên ta thấy: Giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn …Tỷ trọng của máy móc thiết bị năm 2002 chiếm 71,43% nguyên giá tài sản cố định, 65,43% giá trị còn lại của tài sản cố định. Sang năm 2003 giảm xuống chỉ chiếm 66,34% và đến năm 2004 lại tăng chiếm 71,51% nguyên giá tài sản cố định, 66,5% và 69,2% giá trị còn lại của tài sản cố định. Các tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc bao gồm trụ sở, nhà sản xuất và các thiết bị văn phòng…, nói chung giữ ở mức 25,16%; 22,45% là ổn định. Nhưng nhóm tài sản phương tiện vận tải năm 2004 chiếm 5,94 % là nhỏ. Bởi vậy Công ty cũng cần quan tâm hơn về phương tiện vận tải nếu không sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng chung tài sản cố định và ảnh hưởng tới chiến lược phát triển lâu dài của Công ty.
7. Tình hình quản lý vật tư
Để kịp thời phục vụ sản xuất, việc cung ứng vật tư đồng thời hạn chế tồn kho, vật tư hàng hoá, phụ tùng cung ứng bảo đảm chất lượng cải tiến cấp phát, quản lý vật tư một cách chặt chẽ đúng quy định.
Bảng 5: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Tt
Tên vật tư
Đơn vị
Thực hiện 2003
Kế hoạch 2004
Tỷ lệ (%)
1
Xi măng
Tấn
245.000
126.000
51,42
2
Giấy
Tấn
19.000
9.500
3
Amiăng
Tấn
8.000
4.300
53,75
4
Xăng
Tấn
150. 000
80.000
53,33
5
Dầu
Tấn
1.250
900
72,00
Nguyên vật liệu đều được dùng theo định mức và sử dụng hợp lý.
Năm 2003 nguyên liệu chính là giấy, amiăng, xi măng được sử dụng là 272 tấn.
Nguyên vật liệu chính kế hoạch năm 2004 của công ty là: xi măng, giấy và amiăng là 139.800 tấn bằng 55,42% so với thực hiện năm 2003. Xăng là 80.000 tấn và dầu là 900 tấn bằng 53,33% năm 2003.
Ngoài ra công ty có hội đồng giá xét duyệt vật tư, giá cả khi cần mua có các phòng ban chức năng giám sát chất lượng vật tư khi mua về.
8. Giá thành và tài chính của doanh nghiệp
Công ty tấm lợp - VLXD Đông Anh là một doanh nghiệp sản xuất theo công nghệ khép kín nguyên liệu chính chủ yếu là tre, gỗ, nứa. Sản phẩm của công ty là các loại giấy do đó chi phí giá thành được tính như sau:
Chi phí giá thành Tổng chi phí sản xuất trong kỳ
đơn vị sản phẩm Tổng sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ
Với đặc điểm của công ty chỉ có một sản phẩm là giấy do vậy các chi phí đều được tập hợp trực tiếp vào đối tượng sử dụng gồm:
- Chi phí vật tư
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
IiI. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tấm lợp - VLXD Đông Anh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp.
Do đó đánh giá, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một đòi hỏi cần thiết đối với nhà quản lý, cũng như đối với các doanh nghiệp nhằm năng cao hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở đó để tăng tính luỹ nhằm đầu tư tái kinh doanh cả chiều sâu lẫn chiều rộng năng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, góp phần năng cao hiệu quả kinh tế cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Đánh giá đúng trên cơ sở khoa học, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chi tiết, sau đó vận dụng các phương pháp thích hợp để đánh giá. Ngoài ra doanh nghiệp chỉ thực sự có hiệu quả khi phương án kinh doanh có lựa chọn là tối ưu nhất. Vì thế cần phân tích hiệu quả với chi phí.
1 . Phân tích năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu có vai trò quan trọng rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh. Cùng với chỉ tiêu hiệu suất tiền lương, năng suất lao động giúp ta đánh giá được chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên ở công ty cổ phần tấm lợp vật liệu xây dựng Đông Anh.
Chỉ tiêu năng suất lao động theo tiền lương của công ty cổ phần tấm lợp VLXD Đông Anh được thể hiện ở biểu sau:
Bảng 6: Năng suất lao động trong hoạt động kinh doanh
của công ty qua một số năm
Đơn vị tính: 1000 đ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 03/02
So sánh 04/03
CL
Tỷ lệ(%)
CL
Tỷ lệ(%)
Lao động
520
570
594
50
9,6
24
4,.2
Doanh thu
49.132.191
94.934.298
98.316.585
45.802.107
9,3.2
3.382.287
3,6
Lợi nhuận
4.901.725
6.262.417
3.562..597
1.360.692
27.8
-2.699.820
-43,1
Năng suất theo lợi nhuận
942.639,4
1.098.669.6
599,763.8
156.030
16,6
-498.906
-45,4
Tổng quỹ lương
1.260.000
1.860.000
1.680.000
600.000
47,6
-180.000
-9,7
Hiệu suất LĐ theo doanh thu
2.6
2.
1.7
-1
-23,6
0
-12,8
Năng suất lao động theo doanh thu
94.485,0
166.551,4
165.516,1
72.066
76,3
-1,035
-0,6
Theo biểu ta thấy năng suất lao động theo doanh thu tăng theo các năm chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng tăng lên mặt khác chỉ tiêu năng suất theo lợi nhuặn tăng lên theo các năm. Như vậy chứng tỏ hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên tham gia hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tăng lên.
Mặt khác qua biểu ta thấy hiệu suất tiền lương theo doanh thu ngày càng tăng qua các năm, quỹ lương các năm cũng tăng lên cùng với việc tăng chỉ tiêu lợi nhuận chứng tỏ thu nhập của người lao động tăng lên. Công ty có cơ cấu làm việc hiệu quả.
2. Phân tích hiệu quả của nguyên vật liệu
Một chỉ tiêu để phân tích hoạt động kinh doanh ở công ty là chỉ tiêu phân tích hiệu quả của nguyên vật liệu. Chỉ tiêu này được phản ánh ở biểu sau:
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu của công ty qua một số năm
Đơn vị tính: 1000 đ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 03/02
So sánh 04/03
CL
Tỷ lệ (%)
CL
Tỷ lệ (%)
Chi phí nguyên vật liệu
56.730.420
55.061.892
48.989.951
-1.668.528
-2,9
-6.071.941
-11,0
Doanh thu
49.132.191
94.934.298
98.316.585
45.802.107
93,2
3.382.287
3,6
Lợi nhuận
4.901.725
6.262.417
3.562.597
1.360.692
27,8
-2.699.820
-43,1
Doanh thu/Chi phí nguyên vật liệu
86.6
172.4
200.7
86
99,1
28
16,4
Sức sản xuất nguyên vật liệu năm 2004 tăng so với năm 2003 là 0,608 do các nguyên nhân sau:
Do doanh thu năm 2004 tăng làm cho sức sản xuất của nguyên vật liệu tăng một lượng là:
- = 0,06 đồng
Do chi phí nguyên vật liệu năm 2004 giảm so với năm 2003 làm cho sức sản xuất nguyên vật liệu tăng một lượng là:
- = 0,221
Cộng hai nhân tố ảnh hưởng:
0,06 + 0,221 = 0,281 đồng
Chỉ tiêu này cho ta biết sức sản xuất của nguyên vật liệu qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2003 công ty bỏ ra 1 đồng chi phí nguyên vật liệu thì thu được 1,78 đồng doanh thu.
Năm 2004 công ty cũng bỏ ra 1 đồng chi phí nguyên vật liệu thì thu được 2,01 đồng doanh thu.
Công ty cần phát huy chỉ tiêu này. Vì chỉ tiêu này càng tăng thì công ty sẽ giảm được chi phí cho nguyên vật liệu có nghĩa là đã có hiệu quả trong công tác tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất. Nhờ đó sẽ tăng được lợi nhuận và càng có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
1.2.Sức sản xuất của tài sản cố định:
Chỉ tiêu này được thể hiện ở biểu 7.
Bảng 8: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty qua một số năm
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 03/02
So sánh 04/03
CL
Tỷ lệ (%)
CL
Tỷ lệ (%)
Nguyên giá TSCĐ
12.586.352
14.465.977
21.554.209
1.879.625
14,9
7.088.232
49,0
Vốn lưu động
60.258.123
66.855.139
75.050.828
6.597.016
10,9
8.195.689
12,3
Doanh thu
49.132.191
94.934.298
98.316.585
45.802.107
93,2
3.382.287
3,6
Lợi nhuận
4.901.725
6.262.417
3.562.597
1.360.692
27,8
-2.699.820
-43,1
Doanh thu/TSCĐ
390,4
656,3
456,1
266
68,1
-200
-30,5
Doanh thu/VLĐ
81,5
142,0
131,0
60
74,2
-11
-7,7
Nguyên giá/Doanh thu
25,6
15,2
21,9
-10
-40,5
7
43,9
Lợi nhuận/VLĐ
8,1
9,4
4,7
1
15,2
-5
-49,3
Lợi nhuận/
Nguyên giá TSCĐ
38,9
43,3
16,5
4
11,2
-27
-61,8
Sức sản xuất của TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ đ. kỳ + Nguyên giá TSCĐ c. kỳ
Nguyên giá bình quân TSCĐ =
2
Nguyên giá bình quân TSCĐ:
13.516.486.387 + 15.415.468.387
Năm 2003 = = 14.465.977387đồng
2
15.415.468.387 + 27.692.951.369
Năm 2004 = = 21.554.209.878 đồng
2
Do đó sức sản xuất của TSCĐ là:
Năm 2003:
= 6,562 đồng
Năm 2004:
= 4,561 đồng
Do doanh thu năm 2004 tăng dẫn đến sức sản xuất của tài sản cố định tăng là:
- = 0,234 đồng
Do giá trị tài sản cố định năm 2004 giảm làm cho sức sản xuất tài sản cố định thay đổi một lượng là:
- = 2,235 đồng
Cộng hai nhân tố ảnh hưởng:
0,234 + 2,235 = 2,469 đồng
Sức sản xuất của tài sản cố định năm 2004 thấp hơn năm 2003 chứng tỏ trong năm 2003 công ty đã sử dụng thiết bị tài sản cố định tham gia vào sản xuất không hợp lý, lãng phí nên dẫn đến sức sản xuất của tài sản cố định năm 2004 giảm đi. Điều này công ty cần xem xét, khắc phục, vì chỉ tiêu này giảm sẽ thể hiện rõ vấn đề công ty sử dụng tài sản cố định không tốt vào quá trình sản xuất có thể dẫn đến doanh thu, lợi nhuận giảm.
2. Suất hao phí của các yếu tố cơ bản
2.1. Suất hao phí của một lao động:
Năm 2003:
= 0,116 đồng
Năm 2004:
= 0,117 đồng
Suất hao phí của một lao động năm 2004 ngang bằng với năm 2003 như vậy là chưa tốt. Công ty cần xem xét và khắc phục.
Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa, cần lưu ý xem xét để phấn đấu làm giảm bớt suất hao phí lao động của các năm sau thấp đi.
2.2. Suất hao phí tài sản cố định
Suất hao phí tài sản cố định =
Nguyên giá bình quân TSCĐ:
13.516.486.387 + 15.415.468.387
Năm 2003 = = 14.465.977387đồng
2
15.415.468.387 + 27.692.951.369
Năm 2004 = = 21.554.209.878 đồng
2
Do đó suất hao phí TSCĐ là:
Năm 2003:
= 0,152 đồng
Năm 2004:
= 0,219 đồng
Suất hao phí tài sản cố định năm 2004 tăng so với năm 2003 như vậy là không tốt, công ty cần khắc phục tình trạng này. Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chứng minh sức mạnh của công ty trong sản xuất kinh doanh thì việc tăng sức sản xuất của tài sản cố định, hay cũng là thể hiện ở giảm về suất hao phí tài sản cố định là việc làm mà công ty không thể coi thường. Cần có biện pháp hữu hiệu để sớm khắc phục.
2.3. Suất hao phí của nguyên vật liệu
Suất hao phí của nguyên vật liệu =
Năm 2003:
= 0,581
Năm 2004:
= 0,498
Suất hao phí nguyên vật liệu năm2004 giảm so với năm 2003 đây là điều rất tốt vì đã thể hiện được sự cố gắng tiết kiệm được nguyên vật liệu, qua đó giảm được chi phí hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Công ty cần phát huy ưu điểm này.
3. Sức sinh lợi của các yếu tố cơ bản
Được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho từng yếu tố cơ bản. Nó cho biết trong một kỳ sản xuất kinh doanh làm ra được mấy đồng lợi nhuận. Các chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao.
3.1.Sức sinh lợi của một lao động
Sức sinh lợi của một lao động =
* Đối với lợi nhuận trước thuế:
Năm 2003:
= 10.986.697 đồng
Năm 2004:
= 5.997.638 đồng
Đối với lợi nhuận sau thuế:
Năm 2003:
= 8.831.208 đồng
Năm 2004:
= 3.551.538 đồng
Qua chỉ tiêu này, ta thấy được sức sinh lợi của một lao động sống đối với lợi nhuận trước thuế trong năm 2003 là 10.986.697đồng. Sang năm 2004 là 5.997.638 đồng, giảm là 5989.059 đồng.
Sức sinh lợi của một lao động sống đối với lợi nhuận sau thuế thì năm 2004 giảm một lượng là: 527.9697 đồng.
Điều này nói lên rằng công ty cần có chính sách cải thiện tốt đối với người lao động, động viên khuyến khích kịp thời nhằm phát huy được năng suất lao động.
3.2. Sức sinh lợi của nguyên vật liệu :
Sức sinh lợi của nguyên vật liệu =
* Đối với lợi nhuận trước thuế:
Năm 2003:
= 0,114
Năm 2004:
= 0,072
Qua chỉ tiêu này ta thấy :
Năm 2003 cứ bỏ ra 1 đồng chi phí nguyên vật liệu vào sản xuất kinh doanh thì sinh thêm một giá trị mới là 0,144 đồng.
Năm 2004 thì 1 đồng bỏ ra sinh thêm giá trị mới là 0,073 đồng. Nhờ đó mà tăng thêm doanh thu, tăng lợi nhuận.
* Đối với lợi nhuận sau thuế:
Năm 2003:
= 0,091
Năm 2004:
= 0,043
Đối với lợi nhuận sau thuế thì:
Năm 2003 cứ bỏ ra 1 đồng chi phí nguyên vật liệu thì thu được 0,091 đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2004 cứ bỏ ra 1 đồng chi phí nguyên vật liệu thì thu được 0,43 đồng lợi nhuận sau thuế.
Như vậy ta thấy trong năm 2004 công ty đã vận dụng không tốt vật tư, nguyên vật liệu và qua đó làm thất thoát vật tư, nguyên liệu. Công ty cần khắc phục chỉ tiêu này.
3.3.Sức sinh lợi của tài sản cố định:
Sức sinh lợi của tài sản cố định =
Năm 2003:
= 0,432
Năm 2004:
= 0,165
Qua chỉ tiêu này ta thấy sức sinh lợi của tài sản cố định năm 2003 là 0,432 đồng sang năm 2004 thì sức sinh lợi của tài sản cố định là 0,165 đồng thấp hơn năm 2003. Chỉ tiêu này giảm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong năm 2004 sức sản xuất và hao phí của tài sản cố định không tốt nên đã hạn chế đến sức sinh lợi của tài sản cố định.
Qua phân tích trên ta thấy được những chỉ tiêu nào cần phát huy, những chỉ tiêu nào cần khắc phục. Những yếu tố nào đã đem lại hiệu quả tốt cho sản xuất kinh doanh cũng như yếu tố nào làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để công ty đề ra những biện pháp phù hợp.
4. Phân tích tình hình tài chính của công ty tấm lợp - VLXD Đông Anh
Phân tích hoạch định là chìa khoá của sự thành công của các nhà quản trị tài chính. Phân tích tài chính có thể mang nhiều hình thức khác nhau. Nhưng một kế hoạch tốt và có hiệu quả trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì kế hoạnh đó phải dựa trên những điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Phải biết đâu là ưu điểm để khai thác, đâu là nhược điểm để khắc phục. Các nhà quản trị doanh nghiệp đương nhiên phải chú trọng đến mọi khía cạnh của việc phân tích tài chính, vì phải hoàn trả nợ đến hạn đồng thời đem lại mức lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Để tiến hành phân tích tài chính, chúng ta sử dụng các tài liệu có được từ hai báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp.
4.2.3.Vòng quay vốn lưu động:
Số vòng quay vốn lưu động =
Năm 2003:
= 1,42 vòng
Năm 2004:
= 1,31 vòng
Vòng quay vốn lưu động giảm năm 2004 giảm so với năm 2003 là 0,11 vòng chủ yếu là do tài sản lưu động năm 2004 tăng. Bên cạnh đó doanh thu thuần năm 2004 cao hơn dẫn đến vòng quay vốn lưu động giảm.
Để thấy rõ hơn tình trạng sử dụng vốn lưu động ta đi vào phân tích thời gian luân chuyển vốn của lưu động.
Thời gian 1 vòng luân chuyển =
Năm 2003:
Thời gian 1 vòng luân chuyển = = 253 ngày
Năm 2004:
Thời gian 1 vòng luân chuyển = = 275 ngày
Do vòng quay vốn lưu động năm 2004 giảm so với năm 2003 làm cho thời gian luân chuyển của 1 vòng tăng lên là 22 ngày. Điều này chưa tốt chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn lưu động một cách chưa có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Như vậy với doanh thu thuần thực hiện năm 2004 và số vòng quay của vốn lưu động năm 2003 thì công ty cần một lượng vốn lưu động là:
= 69.237.031.901 đồng
Thực tế công ty đã sử dụng hết 69.237.031.901 đồng điều này đã làm cho vòng quay vốn lưu động giảm, thời gian luân chuyển của một vòng quay bị kéo dài dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động kém ảnh hưởng tới hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.
4.3. Các tỷ số về doanh lợi.
4.3.1.Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm:
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = x 100%
Năm 2003:
x 100 = 5,3%
Năm 2004:
= 2,14%
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm năm 2004 thấp hơn năm 2003 là do doanh thu năm 2004 giảm, một phần do lợi nhuận ròng năm 2004 giảm so với năm 2003 là 2.924.175.242 đồng do đó doanh lợi về tiêu thụ sản phẩm của năm 2004 so với năm 2003 một lượng tương ứng là 3,16%.
4.3.2.Doanh lợi vốn:
Doanh lợi vốn = x 100
Năm 2003:
x 100 = 3,45%
Năm 2004:
x 100 = 1,34%
Cũng như doanh lợi tiêu thụ sản phẩm, doanh lợi về vốn. Doanh lợi vốn chủ sở hữu ảnh hưởng bởi lợi nhuận ròng cho nên dù nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 vẫn giảm 2,1% so với năm 2003. Công ty cần tìm biện pháp năng cao lợi nhuận.
Qua phân tích các chỉ tiêu tài chính ta thấy năm 2004 so với năm 2003 của công ty tấm lợp - VLXD Đông Anh chưa tốt dẫn tới kết quả hoạt động tài chính của công ty kém hiệu quả. Do đó kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao, lợi nhuận thấp. Điều này công ty cần nghiên cứu và tìm biện pháp khắc phục.
Các số liệu ở bảng sau chứng minh cho việc phân tích các chỉ tiêu tài chính ở trên.
Bảng 9: cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần tấm lợp và VLXD Đông Anh năm 2004
Tài sản
Mã số
Số đầu kỳ VNĐ
Số cuối kỳ 3 VNĐ
Chênh lệch
Tỷ trọng từng loại %
Tiền
%
Đầu kỳ
Cuối kỳ
1
2
3
4
5
6
7
8
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
100
18.303.586.382
14.293.948.661
-4.009.637.721
-781
61.8
40.4
I. Tiền
110
541.085.833
2.404.858.585
1.86377252
444.5
1.8
6.8
1. Tiền mặt tại quỹ (111)
111
18.790.643
448.080.596
2. Tiền gửi ngân hàng (112)
112
522.295.190
1.956.777.989
3. Tiền đang chuyển (113)
113
II. Các khoản đầu tư ngắn hạn
120
1. Đầu tư chứng khoán (121)
121
2. Đầu tư ngắn hạn khác (128)
128
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (129)
129
III. Các khoản phải thu
130
1.362.877.622
4.046.126.571
2.701.248.949
298,2
4,6
11,5
1. Phải thu của khách hàng (131)
131
1.193.077.047
2.544.638.421
2. Trả trước cho người bán (331)
132
105.206.600
324.677.701
3. Phải thu nội bộ (136)
133
989.919.149
Vốn kinh doanh ở các đơn vị phụ thuộc (1361)
134
Phải thu nội bộ khác
135
989.919.149
4. Phải thu khác (138)
138
47.093.975
187.391.300
5. Dự phòng phải thu khó đòi (139)
139
17.500.000
17.500.500
IV. Hàng tồn kho
140
16.024.167.816
7.530.862.766
-8.493.308.5
-46.9
54.1
21.3
1. Hàng mua đang đi trên đường (151)
141
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho (152)
142
12.845.030.800
9.887.926.200
3. Công cụ, dụng cụ trong kho (153)
143
4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (154)
144
5. Thành phẩm tồn kho (155)
145
3.179.137.016
3.642.936.566
6. Hàng hoá tồn kho (156)
146
7. Hàng gửi đi bán (157)
147
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (159)
149
V. Tài sản lưu động khác
150
375.455.111
294.100.739
-81.354.373
-78.3
1.3
0.8
1. Tạm ứng (141)
151
54.167.100
50.294.400
2. Chi phí trả trước (1421)
152
321.288.011
243.806.339
3. Chi phí chờ kết chuyển (1422)
153
4. Tài sản thiếu chờ xử lý (1331)
154
5. Thế chấp, ký ước, ký quỹ ngắn hạn (144)
155
VI. Chi phí sự nghiệp (161)
160
1. Chi phí sự nghiệp năm trước (1611)
161
2. Chi phí sự nghiệp năm nay (1612)
162
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
200
11.323.274.231
21.075.696.479
9.752.422.248
186.1
38.2
59.6
I. Tài sản cố định
210
9.273.803.690
19.217.589.138
9.943.785.448
207.2
31.3
54.3
1. Tài sản cố định hữu hình
211
9.273.803.290
19.217.589.138
Nguyên giá (211)
212
15.415.468.387
27.692.951.369
Giá trị hao mòn luỹ kế (2141)
213
-6.141.664.697
-8.475.362.231
2. Tài sản cố định đi thuê tài chính
214
Nguyên giá (212)
215
Giá trị hao mòn luỹ kế (2142)
216
3. Tài sản cố định vô hình
217
Nguyên giá (213)
218
Giá trị hao mòn luỹ kế (2143)
219
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
220
1.815.085.841
1.858.107.341
43.021.500
102.4
6.1
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn (221)
221
2. Góp vốn liên doanh (222)
222
1.815.085.841
1.858.107.341
3. Đầu tư dài hạn khác (228)
228
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (229)
229
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (241)
230
234.384.700
-234.3847
0.8
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn (244)
240
Tổng cộng tài sản
250
29.626.860.613
35.369.645.140
5.742.784.527
119,4
100
100
Tài sản
Mã số
Số đầu kỳ VNĐ
Số cuối kỳ 3 VNĐ
Chênh lệch
Tỷ trọng từng loại %
Tiền
%
Đầu kỳ
Cuối kỳ
1
2
3
4
5
6
7
8
A. Nợ phải trả
300
15.022.452.188
19.630.461.438
4.608.009.250
50.7
55.5
I. Nợ ngắn hạn
310
13.715.666.188
13.726.919.559
11.253.371
100.1
46.3
38.8
1. Vay ngắn hạn (311)
311
11.299.956.500
6.068.275.608
2. Nợ dài hạn đến hạn trả (315)
312
3.597.767.724
3. Phải trả người bán (331)
313
217.124.845
1.469.186.655
4. Người mua trả trước (131)
314
326.813.109
198.378.961
5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (333)
315
1.228.628636
1.452.983.678
6. Phải trả công nhân viên (334)
316
429.834.918
535.726.757
7. Phải trả các đơn vị nội bộ (336)
317
103.412.576
286.494.496
8. Các khoản phải trả và phải nộp khác (338)
318
109.895.604
91.105.662
II. Nợ dài hạn
320
1.306.786
5.903.541.879
4.596.755.897
541.7
44.1
16.7
1. Vay dài hạn (341)
321
1.306.786.000
5.903.541.879
2. Nợ dài hạn khác (342)
322
III. Nợ khác (330)
1. Chi phí phải trả (335)
331
2. Tài sản thừa chờ xử lý (3381)
332
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn (344)
333
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
400
14.604.408.425
15.739.183.702
1.134.775.277
107.8
49.3
44.5
I. Nguồn vốn, quỹ
410
14.604.408.425
15.739.183.702
1.134.775.277
107.8
49.3
44.5
1.._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23244.doc