Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khí 2001 (xí nghiệp quản lý và khai thác các công trình khí - Thuộc xí nghiệp liên doanh Vietsopetro) - chương 1,2

Tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khí 2001 (xí nghiệp quản lý và khai thác các công trình khí - Thuộc xí nghiệp liên doanh Vietsopetro) - chương 1,2: ... Ebook Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khí 2001 (xí nghiệp quản lý và khai thác các công trình khí - Thuộc xí nghiệp liên doanh Vietsopetro) - chương 1,2

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khí 2001 (xí nghiệp quản lý và khai thác các công trình khí - Thuộc xí nghiệp liên doanh Vietsopetro) - chương 1,2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA XÍ NGHIỆP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH KHÍ GỌI TẮT LÀ XÍ NGHIỆP KHÍ (THUỘC XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH VIETSOPETRO) CHƯƠNG 1 CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA XÍ NGHIỆP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH KHÍ GỌI TẮT LÀ XÍ NGHIỆP KHÍ (THUỘC XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH VIETSOPETRO) 1.1. Giới thiệu chung về xí nghiệp liên doanh Vietsopetro và xí nghiệp khí. 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của xí nghiệp liên doanh "VSP" Sau ngày Miền Nam được giải phóng, chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp để xây dựng ngành dầu khí, trong đó có công việc ký kết hợp đồng tìm kiếm, thăm dò, và khai thác dầu khí trong lúc nhà nước đang thiếu vốn đầu tư. Tuy nhiên những vấn đề chính trị các công ty ký kết hợp đồng với Việt Nam giai đoạn 1975 - 1980 đã rút về nước. Trước tình hình đó, để phát triển ngành công nghiệp dầu khí, chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập xí nghiệp liên doanh " Vietsopetro " trên cơ sở hiệp định chính phủ giữa nước nhà Việt Nam và Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô cũ) ký ngày 19/06/1981 tại Moscow "Thành lập xã hội liên doanh Vietsopetro tiến hành thăm dò địa chất và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký kết ngày 13/07/1980. Tên: Xí nghiệp liên doanh "Vietsopetro" Tên giao dịch: "VIETSOPETRO" Theo hiệp định này Xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" là pháp nhân của cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hoạt động trên cơ sở điều lệ xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro". Các biện pháp tham gia Liên doanh gồm: Tổng cục dầu khí đây là tổng công ty dầu khí mỏ và khí đốt Việt Nam (phía Việt Nam) và Bộ công nghiệp khí (phía Liên Xô cũ). Hai bên đóng góp vốn ngang nhau để hình thành vốn pháp định. Cơ quan lãnh đạo của xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" là hợp đồng xí nghiệp thành phần hội đồng do các phía tham gia thảo luận và chỉ định các uỷ viên với số lượng ngang nhau của mỗi bên. Cơ quan chấp hành của xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" là ban tổng giám đốc, bao gồm Tổng giám đốc có tổng giám đốc thứ nhất và các phó tổng giám đốc và công nhân Việt Nam và Liên Xô trong đó tổng giám đốc và phó tổng giám đốc thứ nhất thuộc thành phần hợp đồng xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro". Xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" được miễn thuế và lệ phí hải quan tại lãnh thổ Việt Nam khi chuyển đến và chuyển đi các vật tư, hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sản xuất. - Lợi nhuận thu được chuyển đều cho các bên tham gia. - Tài sản của XNLD "Vietsopetro" không bị trưng dụng cho các nhu cầu của nhà nước hoặc cho nhu cầu xã hội cũng như không bị thu hồi hoặc bị tịch thu theo thể thức hành chính. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" trong cơ chế thị trường mới của Việt Nam, đặc biệt là luật đầu tư Việt Nam ra đời năm 1987, ngày 16/07/1991 tại Hà Nội chính phủ cộng hoà XHCN Việt Nam và Liên bang công hoà XHCN Xô Viết đã ký Hiệp ddịnh Liên chính phủ (về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu và khí ở thềm lục địa phía Nam Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong khuôn khổ XNLD "Vietsopetro" còn gọi là hiệp định sửa đổi, ngày 16/07/1991. Sao với hiệp định ký ngày 19/06/1981 thì hiệp định này có những thay đổi sau: - Kể từ ngày 01/01/1991 xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, tự cấp vốn và tự hoàn vốn. - Các bên tham gia xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" là bộ công nghiệp nặng (Việt Nam ) hai bộ công nghiệp dầu khí (Liên Xô). - Vùng hoạt động của xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" được giới hạn ở các lô do hai phí thoả thuận và đến 01/01/1994 phải bàn giao lại thương lộ chưa tìm thấy trên vọng dầu khí cho phía Việt Nam. - Thời hạn hoạt động của xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" tại thời điểm 01/01/1991 là 1,5 tỷ USD, trong đó phần góp mỗi phí tham gia là ngang nhau và bằng 750 triệu USD. - Từ dầu thô, hàng năm xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" được sử dụng đến 35% doanh thu từ khai thác dầu để trang trải cho nhu cầu sản xuất và phải được hội đồng xí nghiệp phê duyệt. - Ngoài phần dầu để lại để chi phí cho sản xuất, xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" nộp thuế tài nguyên (18%), thuế xuất khẩu 14% thuế lội tức (40% lợi nhuận). Khí đồng hành và xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" không sử dụng cho nhu cầu công nghệ được chuyển giao miễn phí cho phía Việt Nam. Từ 01/01/1992 chức vụ Tổng giám đốc xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" được chuyển giao cho phía Việt Nam. Khi Liên Xô tan dã, Liên Bang Nga kế thừa vai trò của phía tham gia trong xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" bằng hiệp định ký giữa chính phủ Việt Nam và Liên Bang Nga ngày 27/05/1993. Về việc Liên Bang Nga đảm nhận các nghĩa vụ của Liên Xô phù hợp với hiệp định sửa đổi ngày 06/07/1991. Xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" ra đời trong bối cảnh đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, kinh tế đầy khó khăn, thiếu thốn đầu tư lại bị chính sách cấm vận của Mỹ ngành dầu khí tuy đã hình thành nhưng còn non trẻ, cơ sở vật chất hầu như chưa có thiếu thốn về mọi mặt, thiếu chuyên gia, cán bộ giỏi nhưng có một thuận lợi lớn là thống nhất đất nước đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và nhà nước với phương châm xây dựng ngành công nghiệp dầu khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, dưới sự quản lý của tổng công ty dầu khí Việt Nam thành lập năm 1975 đã có những kinh nghiệm ban đầu cho việc thăm dò vàkhai thác dầu khí cũng như sự cộng tác nhiệt thành và trong sáng của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết, cho nên chỉ hơn hai năm thành lập vỉa dầu công nghiệp đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ đã được phát hiện vài tấn dầu đầu tiên được khai thác ngày 26/06/1986. Trụ sở chính của xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" đặt tại 95A Lê Lợi thành phố Vũng Tàu. Quá trình phát triển của xí nghiệp Liên doanh "VSP" được chia làm 2 giai đoạn. - Từ năm 1981 - 1990 - Từ năm 1991 - nay * Giai đoạn 1981 - 1990 Phù hợp với hiệp định năm 1981 giai đoạn này với nhiệm vụ chính là thực hiện công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm phát hiện ra các mỏ dầu ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam và xây dựng cơ sở hạ tầng trên bờ bao gồm: xây dựng tổ hợp lắp ráp chế tạo công trình biển, xây dựng kho bãi cầu cảng, thực hiện lắp ráp, xây dựng giàn đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân dầu khí. Các nhiệm vụ trên được cụ thể hoá bằng hai công trình công tác. Năm 1981 - 1985 và 1986 - 1990. Trong giai đoạn này xí nghiệp Liên doanh "VSP" đã triển khai các hoạt động tìm kiếm thăm dò tại 7 lô (09, 16, 15, 05, 04, 10, 11) chỉ trong vòng 2 năm hoạt động xí nghiệp đã phát hiện ra dòng dầu đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ trên giàn khoan cố định. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trữ lượng mỏ Bạch Hổ, ngoài ra có phát hiện hai mỏ dầu khí có trữ lượng công nghiệp là mỏ Rồng và mỏ Đại Hùng đồng thời phát hiện thêm cấu tạo Thăng Long có triển vọng dầu khí và một số mỏ dầu khác. * Giai đoạn từ năm 1991 - nay Đây là giai đoạn khai thác công ngiệp của mỏ Bạch Hổ, đưa mỏ Rồng vào khai thác thử, xây dựng hoàn chỉnh hoạt động vào khai thác toàn mỏ, tiếp tục xây dựng căn cứ dịch vụ trên bờ phục vụ tốt cho công tác khoan, khai thác dầu khí trên biển. Ngoài ra xí nghiệp còn thực hiện công tác dịch vụ cho các công ty dầu khí nước ngoài hay phục vụ trong nước, đặc điểm của giai đoạn này là xuất phát từ yêu cầu nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế kinh tế mới và đặc biệt là khi Luật đầu tư của Việt Nam ra đời xí nghiệp Liên doanh VSP hoạt động theo hiệp định sửa đổi tháng 07/1991 từng bước hoàn thành công tác quản lý tổ chức lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa tức là hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, từ đó giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích xã hội và lợi ích tập thể và lợi ích của người lao động. Kể từ khi bắt đầu khai thác tần dầu đầu tiên năm 1986 tại mỏ Bạch Hổ đến nay sản lượng dầu thô của xí nghiệp Liên doanh VSP đã tăng dần qua các năm và đang trở thành mặt hàng xuất khẩu đứng thứ một ở nước ta. Hiện nay hoạt động của xí nghiệp ngoài biển có 12 giàn khoan cố định, 7 giàn khoan nhẹ (BK) với 160 giếng khoan trong đó có 122 đang được khai thác, 1 giàn công nghệ trung tâm, 3 trạm chứa dầu không bến, 200km đường ống nội bộ và liên mỏ, 2 giàn tự nâng cùng các giàn của nhà thầu... Tất cả tạo thành một hệ thống khép kín từ khâu khoan khai thác đến vận chuyển xử lý dầu thô và bơm ép nước duy trì áp suất vỉa. Năm 1998 xí nghiệp đã phát hiện ra tầng dầu sản lượng cao từ tầng đá nóng, đá granit nứt nẻ mỏ Bạch Hổ với lưu lượng mỗi giếng/1000 tấng/ ngày đêm. Đây là một số các mỏ có trữ lượng dầu lớn nhất Đông Nam Á. Cùng với việc khai thác dầu thô xí nghiệp đã xử lý thu gom và vận chuyển khí đồng hành vào bờ, làm lợi cho xí nghiệp hàng trăm triệu USD. Sau 20 hoạt động (từ tháng 06/1981 - 2001) VSP đã được những thành tựu cơ bản như sau: - Xây dựng căn cứ tổng hợp trên bờ hiện đại để phục vụ công tác khoan và khai thác dầu khí trên biển, đồng thời thực hiện công tác dịch vụ cho bên ngoài góp phần đưa vũng tàu thành khu công nghiệp dầu khí. - Xác minh trữ lượng công nghiệp từ các mỏ Bạch Hổ và Đại Hùng, mỏ Rồng xây dựng hoàn chỉnh công nghệ khai thác trong toàn mỏ, kết quả này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu dầu thô có sản lượng đáng kể trong khu vực. - Tháng 10/1997 VS P đã khai thác tấn dầu thứ 50 triệu nhân sự kiện này, VSP đã được nhà nước Việt Nam phong tặng tập thể "Anh hùng lao động". - Năm 1998 đã tìm thấy vỉa dầu trong tầng móng Mỏ Bạch Hổ, đây là một phát triển mới trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò khai thác các mỏ dầu khí tại thềm lục địa phía Nam Việt Nam và khu vực, đồng thời mở ra hướng phát triển đầy triển vọng cho ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Từ năm 1998 VSP đã đưa mức khai thác dầu thô lên 10 triệu tấn/năm. - Đến tháng 11/2001 VSP đã kỷ niệm 20 ngày thành lập và chào mừng tần dầu thứ 100 triệu. Đây là một thành công rất lớn của VSP nói riêng và Tổng công ty dầu khí Việt Nam nói chung. Theo kế hoạch 5 năm (1996 - 2000) XNLD sẽ khai thác 6,2 tỉ USD. Nhưng chỉ sau 3 năm kể từng tháng 7/1999 VSP đã khai thác được 30 triệu tấn dầu thêm một kết quả thật đáng mừng cho ngành dầu khí đầy triển vọng. - Cùng với dầu thô, VSP cung cấp khí đồng hành vào bờ đảm bảo cho các nhà máy điện Bà Rịa và Phú Mỹ hoạt động với sản lượng 1 tỷ m3 trong năm 1998 và 1,4 tỷ m3 trong năm 1999. Trong 20 năm qua, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp liên doanh VSP đã trưởng thành nhanh chóng. Ngày nay cán bộ công nhân viên Việt Nam chiếm lực lượng quản lý và sản xuất trực tiếp của VSP trong đó có trên 2000 chuyên gia và công nhân kỹ thuật lành nghề. VSP thực sự là nơi đào tạo nhiều cán bộ và chuyên gia cho ngành dầu khí Việt Nam là cơ sở cho hướng hoạt động dầu khí theo khả năng tự chủ, tự lực. Trung bình mỗi năm, ngành dầu khí đã đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 800 - 850 triệu USD - chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu dầu. Có thể nói rằng việc xuất khẩu dầu thô là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất quốc gia. Như vậy, sau 20 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, xí nghiệp liên doanh VSP đã trở thành cánh chim đầu đàn của ngành khai thác dầu mỏ, khí đốt; góp phần phát triển ngành dầu khí Việt Nam và đưa nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu dầu hàng đầu Đông Nam Á. Sơ đồ quản lý của XNLDDK VSP Hội đồng xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopertro Ban Tổng giám đốc Bộ máy điều hành Xí nghiệp xây lắp các công trình biển Xí nghiệp khí Xí nghiệp khoan biển Xí nghiệp khai thác Xí nghiệp vận tải biển Xí nghiệp ĐVL giếng khoan Xí nghiệp vận tải ô tô Xí nghiệp sửa chữa cơ điện Xí nghiệp vật tư và đồng bộ hoá thiết bị Ban thông tin Ban thông tin Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế các công trình Ban y tế Ban an toàn chống phun dầu khí Trường đào tạo công nhân kỹ thuật Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" là hội đồng xí nghiệp Liên doanh bao gồm những thành viên đai diện cho người chủ sở hữu vốn của hai nhà nước. Hội đồng xí nghiệp Liên doanh "VSP" xem xét và quyết định các vấn đề cũng như nhiệm vụ sản xuất hàng năm định ra các quy chế hoạt động bao gồm nhiều xí nghiệp tạo thành một chương trình khép kín của hoạt động và thăm dò khai thác dầu khí. Cơ cấu tổ chức sản xuất chia thành hai nhóm chính. * Khối xí nghiệp sản xuất chính gồm: Xí nghiệp khai thác đảm nhận nhiệm vụ khai thác công nghiệp, đưa dầu từ lòng đất lên, thu gọn và xử lý sơ bộ dầu thô và giao cho khách hàng. Xí nghiệp khoan biển: thực hiện công tác khoan tìm kiếm thăm dò và khai thác. Xí nghiệp xây lắp công trình biển: đảm nhận công tác xây dựng cơ bản các công trình biển bằng công tác giao thầu. Xí nghiệp quản lý và khai thác công trình khí: quản lý và vận hành và giàn nén khí nhỏ và giàn nén khí chung tâm (công suất 8,1 triệu m3 - ngày) đảm bảo cung cấp khí cho hệ thống gaslift mỏ Bạch Hổ và đưa khí vào bờ. * Khối các xí nghiệp sản xuất phụ gồm xí nghiệp vận tải biển, xí nghiệp dịch vụ vật tư và thiết bị, xí nghiệp địa vật lý giếng khoan, xí nghiệp sửa chữa cơ khí, viện nghiên cứu khoa học và thiết kế các bộ phận chính này có nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm vào dịch vụ cho 4 xí nghiệp chính cũng như đảm bảo cho toàn xí nghiệp Liên doanh hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra còn tận dụng năng lực để phục vụ các dịch vụ bên ngoài. 1.1.2. Sự ra đời và hoạt động của xí nghiệp khí Năm 1995 xí nghiệp quản lý và khai thác công trình thì thuộc xí nghiệp Liên doanh "Vietsovpetro" (gọi tắt là xí nghiệp khí) được thành lập trên cơ sở quyết định của hai phía tham gia xí nghiệp Liên doanh VS AP (quyết định của Tổng công ty dầu khí Việt Nam số 1948 - DK - TD - TDKT) ngày 24/07/1945 số 1370/DK/TCNDS/VCSL/PPK ngày 10/10/1995. Và quyết định của việc liên hiệp kinh tế đối ngoại số 799 ngày 04/08/1945) về việc thành lập đơn vị chuyên ngành trong xí nghiệp Liên doanh "Vietsovpetro" để quản lý xây dựng nén khí đồng hành dùng trong gasnifit (là phương pháp để tăng lực dầu khí) và đưa khí vào bờ cung cấp cho các nhày máy điện. Xí nghiệp khí có 215 cán bộ công nhân viên làm việc trực tiếp trên biển và phụ tùng, xí nghiệp đã đầu tư 150 triệu USD xây dựng hai giàn nén khí để tăng khối lượng khí đưa vào bờ. Năm 1996 khối lượng khí đưa vào bờ bình quân 8 ngàn m3/khí ngày. Và tăng lên 3 triệu m3/1ngày và cuối năm 1997 và sẽ đạt 4 triệu m3/khí 1ngày vào cuối năm 1998 khí được đưa vào bờ các nhà máy điện có giá trị kinh tế rất lớn để tiết kiệm được khối lượng lớn dầu do phải nhập khẩu (1m3 khí trong 1kg dầu do dùng để chạy máy tại các nhà máy điện) nguồn vốn cho hoạt động sản xuất của xí nghiệp do hội đồng xí nghiệp Liên doanh quyết định chi phí sản xuất kinh doanh và mỗi đầu năm trên cơ sở kế hoạch sản xuất. Ngoài việc đào tạo đội ngũ các cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có đủ trình độ về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ để đáp ứng những nhiệm vụ mới, tập thể các cán bộ nhân viên xí nghiệp khí luôn tích cực tham gia các hoạt động của tổ chức đoàn thể, cũng như các phong trào văn hoá, thể thao giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng như các phong trào: cầu lông, bóng chuyền, bóng đá mini, hội diễn văn nghệ, giờ thứ 9, giao lưu kết nghĩa... các phong trào này được tổ chức và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể cán bộ nhân viên trong xí nghiệp. Hàng năm xí nghiệp tiếp nhận hàng trăm sinh viên từ các trường Trung học, Đại học, trong và ngoài nước về thực tập tốt nghiệp tạo điều kiện cho các thế hệ chuyên gia giỏi đảm bảo việc tiếp thu, ứng dụng và đề xuất công nghệ mới về khai thác khí từ đó đem lại lợi nhuận cao cho ngành công nghiệp dầu khí ở nước ta. Trong những qua những xí nghiệp luôn là đơn vị đứng đầu trong phong trào sáng kiến cải tiến những kỹ thuật thu hút hàng trăm cán bộ nhân viên tham gia cùng với những nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật được xí nghiệp Liên doanh "VSP" công nhân và ứng dụng, làm lợi hàng trăm nghìn USD cho xí nghiệp. Trong thời gian qua xí nghiệp đã được nhà nước Việt Nam trao tặng. - 01 huân chương lao động hạng I - 01 huân chương lao động hạng II - 02 huân chương lao động hạng IV Năng lực hiện hữu của xí nghiệp khí: Với đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có đủ trình độ về chuyên môn trong lĩnh vực khai thác khí ngoài biển, với bề dày kinh nghiệm và công tác nhiều năm cùng với trang thiết bị điện tử, tự động hoá hiện đại... xí nghiệp khí có những khả năng thực sự như nhau: - Tổ chức chỉ đạo kỹ thuật trong công nghệ khai thác khí - Vận hành bảo dưỡng kỹ thuật sửa chữa thay thế lắp đặt thiết bị mới song thu gom và khai thác khí. - Lắp dựng vận hàng, bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa các thiết bị đo lường độ tự động hoá. 1.1.3. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của xí nghiệp. * Chức năng: thực hiện các công tác quản lý, giám sát việc khai thác giàn nén khí trung tâm và giàn nén khí nhỏ. Soạn thảo và trình lãnh đạo xí nghiệp Liên doanh VSP phê duyệt dự thảo khoa học sản xuất về các lĩnh vực hoạt động phù hợp với các chỉ tiêu đề và đảm bảo với các kế hoạch đã được duyệt. - Soạn thảo và thực hiện các biện pháp để hoàn thiện về kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tổ chức lao động một cách khoa học. - Thực hiện các biện pháp nâng cao năng suất lao động, tổ chức cho các cán bộ nhân viên xí nghiệp được thực tập và nâng cao trình độ chuyên môn theo khoa học của xí nghiệp Liên doanh "VSP". Xác định nhu cầu soạn thảo và trình lãnh đạo phê duyệt các đơn vị hàng mua sắm thiết bị, phụ tùng thay thế dụng cụ, vào vật tư cần thiết cho hoạt động của xuất nhập khẩu. Tổ chức công tác phát huy sáng kiến, cải tiến hợp lý hoá và đưa kết quả vào áp dụng trong sản xuất. Thực hiện các biện pháp nhằm giảm tiêu hao khí trên giàn nén, tiết kiệm và sử dụng hợp lý sức lao động nhiên liệu điện năng vào vật tư. Đảm bảo thực hiện các quy định về bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn, các phương pháp phòng chống cháy và các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cán bộ nhân viên, xí nghiệp khí. - Tham gia vào việc lập dự toán và mua sắm thiết bị cho hệ thống thu gom khí trên giàn MSP và BK. - Tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế với các hàng nước ngoài về bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa các thiết bị của giàn nén khí. - Tham gia ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế về việc dịch vụ đưa khí vào bờ, mua sắm vật tư thiết bị, và các hợp đồng kinh tế khác liên quan đến hoạt động của xí nghiệp khí. Tổ chức và thực hiện công việc sửa chữa định kỳ, sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn các thiết bị giàn nén bằng nguồn lực, lực lượng của xí nghiệp Liên doanh "VSP" và các công ty nước ngoài phù hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu quy định. Bảo quản và sử dụng hợp lý các thiết bị vật tư được giao. - Cùng với công đoàn, tổ chức thực hiện các biện pháp tăng cường kỹ thuật lao động đối với các cán bộ công nhân viên của xí nghiệp khí. - Thực hiện chế độ hạchtoán kế toán phù hợp với các quy chế và quy định hiện hành của xí nghiệp Liên doanh "VSP" về hạch toán và thực hiện báo cáo về các lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp khí theo quy định hiện hành. * Nhiệm vụ: - Hoàn thànhkế hoạch cung cấp khí cho hệ thống ganift. - Khai thác một cách tối ưu vác giàn nén khí phù hợp với kế hoạch và dự toán đã được phê duyệt hoàn thiện kỹ thuật và công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động. - Tổ chức thực hiện sửa chữa các thiết bị của giàn nén khí. - Đảm bảo chế độ an toàn lao động, phòng cháy nổ và sản xuất phải tuân theo các yêu cầu bảo hộ. * Quyền hạn của xí nghiệp khí - Mở tài khoản bằng tiền Việt Nam tại ngân hàng. Sử dụng vốn cố định vào vốn lưu động vật tư được giao phù hợp với quy định của xí nghiệp Liên doanh "Vietsovpetro". - Thiết lập quy chế chức danh và các yêu cầu trình độ chuyên môn đối với phòng ban, bộ phận chuyên viên và các giải pháp kỹ thuật của xí nghiệp. 1.2. Điều kiện toạ độ địa lý 1.1.2. Vị trí địa lý: Thành phố vũng Tàu nằm ởphía Nam tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là bán đảo có ba phần là bán đảo, có 3 phần là biển, phía Đông và Nam là biển đông, phía tây giáp Vịnh Vũng Tàu, phía Bắc giáp thị trấn Bà Rịa. Trụ sở chính của xí nghiệp khí đã đạt 95A Lê Lợi Vũng Tàu, xí nghiệp khí trực thuộc xí nghiệp Vietsovpetro là nơi có mang lưới giao thông và thông tin liên lạc và thuận tiện cho xí nghiệp. Mỏ Bạch Hổ nằm ở lô số 9 của bể Cửu Long thuộc Lục địa phía Nam Việt Nam có toạ độ từ 9030 - 9050 vĩ độ bắc và 107050 - 180000 kinh độ Đông. Diện tích khoảng 10.000km2 cách đất liền khoảng 120km theo đường chim bay ở phía Tây Nam của mỏ Bạch Hổ khoảng 350 là mỏ Rồng. 1.2.2. Đặc điểm khí hậu vùng mỏ: Khí hậu vùng mỏ là khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển với hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 04 giai đoạn này chủ yếu là gió mùa đông bắc với sức gió cấp 5 cấp 6 vào tháng 12 lên tới cấp 7 cấp 8 khi đó sóng biển cao đến 8m nhiệt độ ban ngày từ 240C - 300C, chiều tối và độ ẩm đêm từ 220C - 240C mùa này lượng mưa rất nhỏ (trung bình < = 1mm/1 tháng độ ẩm không khí đạt 65% thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa "thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa tháng 4 và tháng 5" gió chuyển hướng tây nam, độ ẩm không khí đạt tới 85% và nhiệt độ trong ngày cân bằng hơn, ngày và đêm giao động từ 260C - 300C mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 giai đoạn này gió mùa tây nam hoạt động mạnh, trời nóng hơn nhiệt độ không khí từ 260C - 320C lượng mưa tăng đến 260 - 270mm/1tháng. Độ ẩm không khí trung bình là 870C - 890C đây cũng là một hoạt động cơn bão biển 07/10 cơn bão trung bình/ năm tập trung vào thời gian này khi có bão tốc độ gió đạt tới 20 - 40m/s có khi đến tới 60m/1s sóng cao từ 10 - 15m tại vùng mỏ chiều sâu nước biển thay đổi trên dưới 50m có sóng biển chảy qua. Dòng biển phụ thuộc vào chế độ gió mùa, thuỷ triều lưu tốc từ 82 - 57cm ở độ sâu 20m và giảm đến 25cm/1giây ở đáy biển chế độ thuỷ nhiệt trong cả vùng thềm lục địa thay đổi theo mùa và theo độ sâu, trung bình tự 24,90C - 29,60C độ mặn nước biển từ 33 - 35g/l. 1.2.3. Điều kiện kinh tế nhân văn ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: Tỉnh bà Rịa Vũng Tàu có dân số trên 700 ngàn người diện tích tự nhiên khoảng 2047km2, mật độ dân số trung bình 342 người/km2. Riêng thành phố Vũng Tàu dân số khoảng 300 ngàn người. Trình độ học vấn tương đối cao đâylà nguồ lực dồi dào cho việc phát triển ngành công nghiệp. Ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố Vũng Tàu là du lịch công nghiệp dầu khí, thuỷ hải sản. - Về giao thông: Vũng Tàu nằm trên đường giao thông hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương và vùng Đông Bắc Châu Á, cách côn đảo khoảng 159km đương chim bay. - Đường Thuỷ dài khoảng 80km nối cảng Vũng Tàu với cảng Sài Gòn Vũng Tàu có cảng biển quốc tế bao gồm phao số 0, thương cảng Cất Lổ, cảng dịch vụ dầu khí. Cảng Vũng Tàu có thể tiếp nhận tàu có trọng tải tới 1 vạn tấn để thực hiện các dịch vụ dầu khí. - Sân bay Vũng Tàu có khả năng tiếp nhận máy bay hạn nhẹ như AN - 24, AN - 26... và máy bay trực Thăng. - Đường bộ có 3 tuyến giao thông chính là quốc lộ 51A, 51B, 51C. - Nguồn nướ Vũng Tàu có nguồn nước tương đối phong phú với nhiều hồ lớn như: Hồ Đá Đen, Hồ Tầm Bó, Hồ Kim Long, Hồ Châu Pha... hàng năm giữ được lượng nước hữu ích vào khoảng 150 triệu m3. Nguồn điện năng cung cấp cho các giàn khoan được lấy từ các máy phát điện điezen đặt trên mỗi giàn, nguồn năng lượng phục vụ trên mọi giàn, nguồn năng lượng phục vụ trên các công trình và sinh hoạt trên hồ được lấy từ đường dây 36KV chạy từ thành phố Hồ Chí Minh và vào trạm phát điện điezen của Vũng Tàu. Thông tin liên lạc giữa đất liền và ngoài khơi được thực hiện thông qua hệ thống điện thoại bao gồm: - Hệ thống tổng đài vô tuyến riêng: SSV 27 100W - Hệ thống thông tin tàu biển: SSV 27 100W - Hệ thống vô tuyến sóng ngắn: VHF 25W Nhận xét: như vậy có thể nói về mặt địa lý - xã hội nhân văn vũng tàu là một cơ sở tốt cho việc pháp triển các dịch vụ tìm kiếm, thăm dò và khai thác các mỏ dầu khí. Ngoài biển khơi. nhưng trong điều kiện khắc phục không ít nhưng khó khăn do điều kiện tự nhiên để cung cấp lương thực, thực phẩm và nước ngọt cho các giàn khoan ngoài biển phải chuyển chở bằng tàu, việc chuyên chở người do máy bay của công ty dịch vụ miền nam đảm nhận. Do những điều kiện làm việc xa . 1.3. Điều kiện địa chất: 1.1.3. lịch sử tìm kiếm và thăm dò khai thác Mỏ Bạch Hổ Việc thăm dò và phát hiện thấy dầu ở Mỏ Bạch Hổ do công ty Mobilold của mỹ vào tháng 2/1974 tại lô số 09. Tháng 10/1974 tại lô này đã tiến hành thăm dò chi tiết. Tháng 6/1981 ở xí nghiệp LDDK veetsovpetvo đã chính thức đi vào hoạt động ở thềm lục địa phía nam. Căn cứ dịch vụ dầu khí tại vũng tàu cũng đã được hoàn thành với nhiều phương tiện thiết bị kỹ thuật - Nhằm phục vụ cho các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ngày 26/6/196 xí nghiệp liên doanh dầu khí "Vietsovpetro" đã khài thác tấn dầu thô đầu tiên và từ đó mỏ Bạch Hổ chính thức đi vào khai thác công nghiệp với sản lượng ban đầu 40.000 tấn (trong năm 1986) từ đó mỗi năng sản lượng tăng lên và cho đến nay Vietsovpetro đã khai thác hơn 50 triệu tấn dầu thô ở mỏ Bạch Hổ. Một đóng góp có giá trị đáng chú ý trong hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác của xí nghiệp là đã phát hiện ra dầu trong tầng đá mỏng núi lửa một trường hợp ít gặp trên thế giới nhưng khá phổ biến ở thềm lục địa Việt Nam. 1.3.2. Đặc điểm chung cấu tạo địa chất - địa tầng của mỏ Bạch Hổ * Lát cắt điện. Đại chất và kiềm tạo: Lát cắt mỏ Bạch Hổ bao gồm trầm tích các sét đệ từ Neogen và Paleogen nằm trên móng kết tinh từ tuổi Mezozoi. Chiều dài lớp phủ trầm tích gần 3km ở vòm cấu tạo và tăng lên 5 - 7km ở các cánh và nếp uốn kế cận. Trầm tích chứa sản phẩm là cát bột kết Miogoxen dưới (Điệp Bạch Hổ) với thân dầu trong tầng 22, 23, 24 oligoxen (điệp Trà Cú) với thân dầu tầng VI, VII, VIII, IX, X. Đá chắn của những thần dầu này là những tầng sét khu vực (Điệp Bạch Hổ trên tầng 22, 23) Oligoxen nằm bên trên oligoxen dưới và móng đá. Đá chứa oligoxen trên nằm giữa xét có vạn thấu kính và đặc trưng bởi dị thường áp cao, hệ số dị thường lên đến 1,7. Đá phun trào, túi núi lửa ba gian, Pofirlt phát triển mạnh giữa những tầng trầm tích chiụ thuộc ở oligoxen trên và dưới. Thân dầu cho sản phẩm cao có dạng khối chứa trong đá mỏng, hang hôc nứt nẻ cấu tạo mỏ Bạch Hổ là nếp nối lớn có ba vòm chạy theo hướng á kim tuyến bị phức tạp hoá bởi hệ thống các nứt gãy có biên độ tắt dần và về hướng á kim tuyến và theo hướng chéo. Vòm trung tâm là vòm cao nhất có cấu tạo nó cao hơn vòm bắc và vòm Nam tương ứng là 250m. 950m vòm Bắc là phần có cấu tạo phức tạp của vòm nâng. Cánh tay của nó bị phức tạp bởi đại hào hẹp, và hơn nữa là vòm nâng mối được vạch ra. Cánh nâng chéo tạo thành hàng loạt các khối tạo thang. Vòm Nam là phần lùn chìm nhất của cấu tạo, nó cũng bị hệ thống các đứt gãy thuận chia ra làm nhiều khối. Nói chung cấu tạo không đối xứng góc nghiêng ở cánh bìa phía tây tăng theo chiều sâu từ 80C - 280C còn phía Đông từ 60 C - 210C trục nếp nồi chìm nhất về hướng bắc thoải về hướng bắc về hướng Nam, kích thước cấu tạo từ 22*8km2 1.3.3. Đặc điểm địa tầng: Mỏ Bạch Hổ là mỏ dầu ở bỉên, loại đá vỉa lớp ở cánh đá lục nguyên chứa 13 tầng do dòng dầu công nghiệp, phần phía dưới đá nứt nẻ của móng phát hiện thân dầu dạng khối cho sản lựợng cạo chứa phần >8kg của mỏ Dựa vào cấu trúc địa chất,các dạng thân dầu tính chất dầu và các đặc trưng nhiệt độ, ap suất vỉa trên mỏ đã chia làm 4 phức hệ chứa dầu được phân cách nhau bởi các tập sét chắn khu vực này. Trong trầm tích chứa 3 hệ đa chứa dầu và hệ thư 4 nằm trong tầng ,móng. * Trong trầm tích: Từ trên xuống dưới, phức hệ đó chứa dầu tiên bao gồm tầng 23và tầng 24 thuộc điệp Bạch Hổ Mioxen dưới trầm tích phức hệ naỳ phân bố trên khắp điện tích khu mỏ và các vùng lân cận. ngoài phạm vi, Mỏ nó được phủ, chúng được liên kết một cách chắc chắn trong các lát cắt của tất cả các giếng khoan các thân dầu của tầng này thuộc dạng vòm vỉa tầng này ở dưới tầng kia bị chia cắt bởi những nét gãy phá huỷ có danh giới dầu nước và có đối nước bao phía ngoài áp suất vỉa tương ứng với áp suất thuỷ tinh thành phần dầu của tầng này khác với thành phần dầu của tầng dưới, khả năng chứa dầu phân bố ở các vòm trung tâm và vòm bắc của mỏ. Phức hệ chứa dầu thứ hai gồm các tầng sản phẩm I, II, IV, V của phân bố bởi sự thay đổi mạnh hướng đá, đá chưa phát triển chủ yếu ở ở phía bắc và tám cánh phía Đông của vòm bắc. Danh giới tiếp xúc dầu nước chưa được phát hiện đặc trưng của hệ phức này là áp suất vỉa cao dị thường 1,6. Phức hệ chứa dầu thứ ba gồm tác tầng sản phẩm VI, VII, VIII, IX, các tầng sản phẩm này là kết cấu phát triển trên toàn bộ diện tích của vòm Bắc tạo thành thân dầu thống nhất dạng vòm vỉa khối. Các lớp phân sét giữa các tầng có nhiều dây nhỏ lẫn các có khả năng bị nứt nẻ và không làm rào chắn tin cậy được. Phần lớp sét giữa tầng IX và tầng X là ổn định nhất áp suất vỉa khác đôi chút so với áp suất thuỷ tinh, hệ số dị thường không vượt quá 1,2 danh giới tiếp xúc giữa dầu và nước chưa được phát hiện, tính chất dầu của các tầng giống nhau. * Trong đá móng Phức hệ chứa dầu thứ tư là đá nứt nẻ trong móng gồm granit và grarocdiorit. Khả năng dị dưỡng của đá được hình thành do có độ nứt nẻ và hang hốc thông nhau bằng các khe nứt và sự giảm tách. Thân dầu có dạng khối danh giới tiếp xúc giữa dầu và nước chưa được phát hiện. Các công trình nghiên cứu cho thấy rằng đá chứa trong khoảng địa tầng từ phần trên của oligoxen dưới (tầng sản phẩm Vi) đến mặt móng chứa một loại dầu có cùng một nguồn gốc và có thể tạo thành một thân dầu thống nhất có dạng vỉa khối. Mức độ lưu thông về thuỷ lực có từng vùng tương đối và các khoảng cách đá chứa sản phẩm của thân dầu như sau: Theo mặt đứt gãy kiềm tạo đơn vị đá móng, các mặt đứt gãy không làm màng chắn và ngược lại chúng làm tăng độ hang hốc của đá granit. Theo mạng lưới các khe nứt kiềm tạo trong đá đặc sít Theo các "cửa sổ" trầm tích là vùng không có sét làm vách ngăn cách giữa các vỉa đá chứa. * Tiềm năng dầu khí của mỏ Bạch Hổ Qua các tài liệu sinh, chữa chắn và các rạng bẫy tiềm năng dầu khí của mỏ bạch Hổ được khái quát như sau. + Đá mẹ: Kết quả phân tích định hoá ở các giếng khoan cho ta thấy trầm tích oligoxen ỏ mỏ Bạch Hổ có tổng hàm lượng chất hữu cơ (TOC) từ 0,6% (GK - 15A - 1X) đến 2,4% (GK - Bạch Hổ 1) trung bình là 2%. Đó chính là tầng đá mẹ có khả năng sinh dầu. Khí đốt, phần vật chất hữu cơ thuộc Keogen nên nghiêng về pha tạo dầu, cửa sổ tạo dầu ở độ sâu 2950m - 4200m, pha tạo dầu mạnh nhất xảy ra cách đây gần 21 triệu năm vào thời kỳ Mioxen giữa. + Đá chứa: Trong mỏ Bạch Hổ phát hiện ra các loại đá chứa như sau: - Đá móng nứt nẻ phong hoá đá cát kết oligoxen, Milxen. - Đá phun trào Volcanic tuổi oligoxen - Đá móng nứt nẻ phong hoá Bao gồm granit granodiorit thành phầ._.n hydromia và biotit, kaolimit hoá xerixit hoá (tới 45 - 93%) trong đá nứt nẻ, đá gốc bị Mitoro hoá đập vỡ nên gập kích thước, có khi tới 56cách mạng, có nhiều khe nứt, mặt trượt kích thước từ 1 - 5mm, lấp đầu canxit apatit, mica tấn độ rỗng 0,3 - 13% độ thấm từ 0,02 - 33m, D (theo tài liệu hướng mẫu lõi), 300 - 400m, D (theo tài liệu thử vỉa). Đá cát sét oligoxen dưới: có mặt xám sáng, thành phần thạch anh từ 40 - 70% Fenspat 5 - 25%, mảnh đá 10 - 20%, xi măng, cacbonat, silic, oxi sắt kiểu tái cung. Độ rỗng thay đổi từ 3 - 22,4% độ thấm từ 0,1 - 20mD, chủ yếu là 10mD, trung bình là 7mD (theo tài liệu mẫu lõi) Đá cát kết oligoxen trên có màu xám, phớt nâu hạt từ mịn đến trung bình, đến bán góc cạnh thành phần gồm 25 - 45%, thạch anh 25 - 55%, penspat, mảnh đá từ 10 - 25%, xi măng kaolimit, hydromica. Đá cát kết oligoxin hạn, có màu xám phớt vàng nâu, hạt mịn đến trung bình góc cạnh đến bán góc cạnh: thành phần gồm 40 - 60%, thạch anh 5 - 20%. Fenspat, mảnh đá từ 10 - 20%, xi măng sét Monmoriolit, cacbonat. Rỗng từ 19 - 29%, độ thẫm từ 0,1 - 150mD theo tài liệu mẫu lõi. * Đá chứa Volcanic: Là thân đá phun trào ba gian, Andezit, Diabazpphirit, có bề dày đạt tới 50 - 80m (GK R - 6) có độ rỗng hở giao động từ 3 - 4,6%, độ thấm khí trung bình là 0,21mD. * Đá chắn Đá chắn chủ yếu trong mỏ Bạch Hổ là đá sét, sét bột có tuổi Oligoxen và Mioxen sờm. Tầng chắn là khu vực tầng sét Rotalie, phổ biến rộng khắp trên toàn thể Cửu Long nằm trong phần trên của trầm tích Oligoxen hạ, có chiều dày từ 180 - 200m, đá có cấu tạo khối lượng sét chiếm 90 - 95%, đôi chỗi tối 100%, cỡ hạt chủ yếu là Hydromica, Kaolimit và títclopit ngoài ra còn có cả tầng chắn đại phương và các tập sét, sét bột trong trầm tích Oligoxen dưới, Oligoxen trên và trong trầm tích Mioxen hạ với chiều dầy dao động lớn, biến tướng mạnh. * Các dạng bẫy: trong phạm vi bể Cửu Long đã phát hiện ra các bẫy như sau: bẫu rằng vòm chủ yếu là các cấu tạo phát triển kế thừa từ móng. - Bẫy màng chắn kiền tạo, phổ biến trong trầm tích Oligoxen và Mioxen. - Bẫy hỗn hợp (địa tầng và màng chắn kiền tạo) có tuổi khác nhau. - Bẫy khối nóng (nứt nẻ được phủ bởi các trầm tích tạo) hạt mịn (sét bột) có khả năng chắn. - Bẫy vát địa tầng, chủ yếu trong trầm tích Oligoxen. - Bẫy doi cát dòng sông cổ có tuổi khác nhau Qua các phân tích các chỉ tiêu trên, cho thấy bể Cửu Long nói chung và mỏ Bạch Hổ nói riêng có nhiều thuận lợi cho việc tạo dầu với một khối lượng lớn, điều đó được chứng minh bằng các phát hiện ra các dầu khí ở các cấu tạo: Bạch Hổ, Rồng... trong đó có nhiều cấu tạo có trữ lượng công nghiệp. Đặc biệt cấu tạo mỏ Bạch Hổ có đủ các chỉ tiêu sinh chứa chắn và hơn nữa việc phát hiện ra dầu trong đá móng phong hoá nứt nẻ nối trữ lượng lớn là một phát hiện có ý nghĩa quan trọng hiếm có trên thế giới. 1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất - tổ chức lao động của xí nghiệp khí: 1.4.1. Giới thiệu về cơ cấu tổ chứ của xí nghiệp khí: Hình thức tổ chức Xí nghiệp khí là một đơn vị trực tiếp sản xuất trực thuộc sự quản lý và đầu tư của xí nghiệp Liên doanh VSP và chịu sự quản lý của nhà nước Việt Nam. Nguyên tắc hoạt động Xí nghiệp khí hoạt động sản xuất dưới sự chỉ đạo định hướng và quản lý của xí nghiệp Liên doanh VSP hoạt động theo đúng quy chế của xí nghiệp Liên doanh VSP và thực hiện nội quy định ngày 16/07/1991 giữa Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Liên bang Nga về việc tiếp tục hợp tác thăm dò và khai thác khí ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam trong khuôn khổ xí nghiệp Liên doanh VSP xí nghiệp khí chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình hoạt động trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động, đảm bảo an toàn trong sản xuất. Là đơn vị hạch toán phụ thuộc, xí nghiệp khí có quyền ký kết hợp đồng với các đơn vị có liên quan phụ thuộc vào quy định phân cấp của xí nghiệp Liên doanh VSP phê chuẩn do đặc thù công tác khai thác khí biểu hiện, hiện nay tại xí nghiệp khí gồm hai bộ phận sản xuất. Bộ phận sản xuất gián tiếp: gồm các cán bộ lãnh đạo và bộ máy điều hành của xí nghiệp. Bộ phận sản xuất trực tiếp gồm hai bộ phận sản xuất phụ trợ trên bờ và sản xuất chính ngoài biển. Do đặc thù công tác khai thác và nén khí đồng hành nên mọi hoạt động sản xuất chính của xí nghiệp đều diễn ra trên biển. Bộ phận sản xuất phụ trội với những đặc trưng của mình riễn ra ở trên bờ. Cơ cấu tổ chức quản lý xí nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến trức năng. * Tổ chức lao động ở xí nghiệp khí: Cơ quan quản lý cấp trên của xí nghiệp khí là: XNLD VSP. XNLD VSP xem xét và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế sản xuất của xí nghiệp khí, xác định ra quy chế hoạt động, tổ chức vào quản lý theo nguyên tắc ngành chuyên môn hoá. Bộ máy điều hành là bộ máy quản lý hành chính bao gồm các bộ lãnh đạo mà các phòng ban chức năng giúp việc. Bộ phận này có nhiệm vụ tổ chức tốt bộ máy quản lý của xí nghiệp thu thập và xử lý thông tin, tự đoán và quy định vào sản xuất. Đứng đầu của bộ máy điều hành là Giám đốc 1người - Việt Nam Chánh kỹ sư 1 người - Việt Nam Phó Giám đốc 1 người - Việt Nam Phòng vật tư Việt Nam - 5 người Bộ máy chỉ đạo về an toàn và bảo vệ lao động Nga - 1người; Việt Nam - 1người Phòng kỹ thuật Nga - 4 người Việt Nam - 4 người Giàn nén khí nhỏ Nga - 1người Việt Nam -50 người Phòng kế hoạch và lao động tiền lương Việt Nam - 3 người Phòng cán bộ: VN-1người Thanh tra: VN-1người Giàn nén khí trung tâm Nga - 22người Việt Nam -96 người Phòng kế toán Nga - 1 người Việt Nam - 5 người SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP KHÍ NĂM 2001 Giám đốc xí nghiệp khí: chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động sản xuất kinh tế sản xuất của xí nghiệp, cung cấp các điều kiện về an toàn lao động tổ chức hiệu quả sản xuất, sử dụng hợp lý tài chính vật tư lao động, phê duyệt các kế hoạch sản xuất, trực tiếp lãnh đạo các phòng kế toán, phòng kế hoạch lao động tiền lương và bộ máy trực thuộc, lãnh đạo các giàn nén khí thông qua các chánh kỹ sư và nhóm vật tư thông qua phó giám đốc Chánh kỹ sư xí nghiệp: chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật của xí nghiệp tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp khí cho gaslift và đưa vào bờ áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong công nghệ nén và vận chuyển khí, tổ chức an toàn lao động, bảo vệ môi trường, trực tiếp lãnh đạo phòng kỹ thuật và các giàn nén khí thông qua phòng kỹ thuật. Phó giám đốc vật tư: Đảm bảo cung cấp đầy đủ vật tư cho sản xuất thiết bị và dụng cụ bảo vệ lao động, vấn đề nhân sự, điều kiện sinh hoạt của nhân viên trên giàn nén khí, phương tiện đi lại... phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm đảm bảo đưa khí vào bờ cung cấp cho các nhà máy điện và cho gaslift (là phương pháp dùng để tăng sản lượng dầu khí). Giàn nén khí nhỏ và giàn nén khí trung tâm: nhiệm vụ chính của các giàn nén khí là nén khí thu gom được từ các giàn khai thác để đưa vào bờ và cho gaslift. Phòng kế toán: chịu trách nhiệm kiểm tra các hoạt động tài chính kế toán của xí nghiệp về tiền lương lao động, vật tư hàng hoá. Phòng kế hoạch: lao động tiền lương lập kế hoạch về sản xuất chi phí lao động tiền lương của xí nghiệp, tính toán giá thành đơn vị sản phẩm, phân tích hiệu quả sản xuất, định mức lao động. Nhận xét, sơ đồ tổ chứ ta thấy được kết cấu tổ chứ hoạt động của xí nghiệp khí với quy mô gom nhẹ hợp lý xí nghiệp đã phục vụ và đáp ứng kịp thời mọi nhu càu của sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất của xí nghiệp diênghiên cứu ra một cách liên tục, nhịp nhàng xử lý kịp thời mọi nhu cầu của sản xuất, đột xuất. Nhờ vậy mà hoạt động sản xuất của xí nghiệp luôn đạt hiêụ quả, hoàn thành kế hoạch được giao, luôn là là cờ đầu của toàn XNLD "VSP" 1.4.3. Công nghệ sản xuất và sản phẩm chủ yếu: Đặc điểm công nghệ sản xuất chung và sản phẩm của xí nghiệp khí là một đơn vị trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm khí qua công nghệ khai thác, xử lý và vận chuyển khí, cùng với đối tượng sản xuất rất riêng biệt, đa dạng, cơ cấu địa chất phức tạp nên công nghệ sản xuất của xí nghiệp khí rất phức tạp, nên công nghệ của xí nghiệp khí được gọi là "công nghệ khai thác" đòi hỏi phỉa luôn ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với tình hình của đối tượng sản xuất. Do đó chúng ta có sơ đồi công nghệ khai thác duy nhất mà thôi. * Công nghệ nén khí vào bờ: Khai thác và nén khí là ngành công nghiệp phức tạp gồm nhiều giai đoạn đòi hỏi đầu tư kỹ thuật, nhân lực và tài chính rất lớn. Quá trình tạo ra sản phẩm gồm những công đoạn sau: (Xem sơ đồ công nghệ nén khí vào bờ) Khi cao áp từ hệ thống thu gom của mỏ Bạch Hổ và giàn 2 qua giàn chuyển tiếp (Riser Platform) theo đường ống 30" vào 2 bình tách 3 pha. (1- V 211A/B). Khí từ 2 bình tách đi qua cụm đo 1 - PK - 266 vào hệ thống đường ống chính đi qua bình tách đầu vào 1 - V - 251 A/B/C/D/E (Bình tách dầu vào có chức năng là tách chất lỏng và các chất bẩn cơ học). Đi vào máy nén cấp 1 (1 - K - 253 A/B/C/D/E) khí sau khi nén được làm mát nhờ hệ thống quạt cấp 1 (1 - AC - 251 A/B/C/D/E) đến dưới 500C sau đó tiếp tục đi qua bình tách trung gian 1 - V - 252 A/B/C/D/E để tách condenscte sau đó khí tiếp tục đi vào máy nén cấp 2 (1 - K - 254 A/B/C/D/E) và tiếp tục được làm mát nhờ hệ thống làm mát 1 - AC - 252 A/B/C/D/E đến dưới 500C sau đó qua bình tách 1 - V - 253 A/B/C/D/E để tách condensate, sau đó khí đi qua bình tiếp xúc 1 - T - 311 A/B để tiếp xúc với chất glycol làm khô khí. Khí sau khi được làm khô sẽ tiếp tục theo đường ống qua các cụm đo 1- PK - 261 và 1 - PK - 262 để đi về bờ và gaslift. 1.4.4. Chế độ làm việc ở xí nghiệp Làm việc các công trình bờ quy định 6 ngày làm việc trong một tuần 8giờ làm việc trong một ngày từ thứ 2 đến thứ 6, bốn giờ làm việc trong ngày thứ bẩy ngày nghỉ hàng tuần là ngày chủ nhật từ thứ 2 đến thứ 6 Bắt đầu giờ làm việc:Sáng từ 7hoo đến 11h30phút Chiều từ 13h 30phút đến 17h00 Làm việc trên các công trình biển quy định làm theo ca. Ca I: Từ 6h đến 18h Ca II: Từ 18h đến 6h. Mỗi ca đi biển thường là 15 ngày, số còn lại trong tháng được nghỉ bù CBCNV có quyền được nghỉ thưởng lương các ngày lễ chính thức của Việt Nam, trong trường hợp các ngày lễ trên trùng vào các ngày nghỉ bình thường hàng tuần thì CBCNV nghỉ bù vào ngày làm việc tiếp theo. 1.5. Tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch: 1.5.1. Trình tự và phương pháp lập kế hoạch a. Các loại kế hoạch: Để thực hiện kế hoạch khai thác khí, xí nghiệp khí đã phải tiến hành lần lượt lập các kế hoạch sau: 1. Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 2. Kế hoạch lao động tiền lương 3. Kế hoạch cung ứng và vận chuyển tàng trữ vật tư kỹ thuật 4. Kế hoạch giá thành 5. Kế hoạch tài chính 6. Kế hoạch đầu tư và xây dựng cơ bản Các loại kế hoạch trên được lập nhằm đảm bảo cho hoạt động của xí nghiệp được tiến hành tốt. b. Trình tự và phương pháp lập kế hoạch: Việc lập kế hoạch sản xuất và hoạt động của các xí nghiệp nội bộ đều đưa vào kế hoạch phát triển sản xuất của toàn XNLD VSP các xí nghiệp nội bộ sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch, nhiệm vụ được giao mà lập nên kế hoạch sản xuất của mình. Trình tự và phương pháp lập kế hoạch: Trên cơ sở nhu cầu sản xuất khối lượng công tác phải hoàn thành, định mức, điều kiện cung ứng... xí nghiệp khí tiến hành lập các dự thảo kế hoạch của mình mà gửi lên ban lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn cao nhất. Tổng công ty dầu khí Việt Nam, giám đốc XNLD VSP phê duyệt sau khi nhận kế hoạch đã phê duyệt, xí nghiệp coi đó là nhiệm vụ chính thức của mình cần phải thực hiện trong năm. Xí nghiệp tiến hành lập các kế hoạch chi tiết theo thời gian và tìm các biện pháp để thực hiện. 1.5.2. Khái quát tình hình thực hiện kế hoạch trong năm 2001 của xuất nhập khẩu a. Kết quả thực hiện kế hoạch của xí nghiệp khí năm 2001 Cung cấp khí vào bờ và hệ thống gaslift là những chỉ tiêu hàng đầu trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch của xí nghiệp khí. Trong những năm qua các chỉ tiêu này không ngừng về chỉ số tuyệt đối chứng tỏ quy mô hoạt động của xí nghiệp ngày càng mở rộng và lớn mạnh. Để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch sản xuất và đảm bảo an toàn thiết bị, đội ngũ CBCNV xí nghiệp khí đã tập trung sức lực, tham gia nghiên cứu tài liệu, tiến hành các công việc sau và sửa chữa thiết bị, đường ống... đã thực hiện các công việc sau: - Đã tiến hành các công việc chống ăn mòn cho các thiết bị và các đường ống công nghệ ở giàn nén nhỏ và giàn lớn. - Tiến hành đo độ rung của các đường ống công nghệ. Trên cơ sở đó kiểm tra, lập kế hoạch bổ sung về gia cố và cố định đường ống. - Chuẩn bị các kết luận kỹ thuật về việc đề nghị các hãng cung cấp phụ tùng. Qua 1 số chỉ tiêu và kết quả trên ta thấy được sự năng nổ trong công tác và lỗ ưực hết mình của tập thể CBCNV xí nghiệp khí. b. Kế hoạch chủ yếu của xí nghiệp khí, XNLD VSP năm 2002 Tăng cường thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đảm bảo an toàn mỏ lâu dài. Kế hoạch năm 2002 xí nghiệp sẽ cung cấp khí vào bờ là 2 tỷ m3 và cung cấp khí cho hệ thống gaslift là 325 triệu m3. XNLD VSP sẽ gia tăng trữ lượng dầu công nghệp ở mức 12 triệu tấn, doanh thu từ dầu xuất khẩu là 1,43 tỷ USD, trong đó nộp ngân sách nhà nước Việt Nam là 855,7 triệu USD Bảng thực hiện chỉ tiêu sản xuất kinh doanh (năm 2001) Đơn vị: triệu m3 TT Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ % 1 Cung cấp khí vào bờ 16500 1703,221 103,2 2 Cung cấp khí cho gaslift 271,6 294,534 108,4 3 Tổng cộng 1921,6 1997,755 103,9 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua những nét giới thiệu chung về xí nghiệp khí ta nhận thấy những thuận lợi và khó khăn của xí nghiệp như sau: * Thuận lợi và triển vọng Xí nghiệp đã sắp xếp bộ máy quản lý và tổ chức tương đối hợp lý hoàn chỉnh đảm bảo sự phối hợp và tính nhịp nhangf của quá trình sản xuất. Đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề thuần thục trong công việc. Họ có đủ trình độ để đáp ứng yêu cầu công tác trong tương lai và bên cạnh đó họ còncó sự giúp đỡ tận tình của các chuyên gia Liên Xô. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý giúp cho cán bộ công nhân viên hăng say trong công tác. * Những khó khăn: Điều kiện công tác, công trình sản xuất nằm ngoài biển rất xa đất liền, các cán bộ công nhân viên phải làm việc xa gia đình dẫn đến sự không thoải mái về tinh thần trong công tác. Điều kiện địa chất phức tạp, thời tiết không ổn định mà sản phẩm khai thác khí lại phụ thuộc 50% vào thiên nhiên nên dẫn đến tình trạng giảm năng suất lao động, không tận dụng hết năng lực sản xuất. Xí nghiệp còn phải sử dụng 1 một số máy móc thiết bị và dây chuyền cũ kỹ nên không đạt năng suất lao động cao vì vậy XNLD VSP cần xem xét nét trang bị thay thế những máy móc trang thiết bị hiện đại hơn. Tóm lại: Trên đây mới chỉ là những nét chung nhất của xí nghiệp khí, để có thể hiểu biết hơn những kết quả đạt được của xí nghiệp cũng như những nhân tố ảnh hưởng của chúng, ta sẽ đi sâu phân tích ở chương 2. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP KHÍ 2001 2.1. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích nhiệm vụ và phương pháp phân tích. 2.1.1. Khái niệm Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là đi sâu nghiên cứu nội dung kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng những phương pháp khoa học, nhằm thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng, trên cơ sở đó đề ra biện pháp khai thác có hiệu quả các nguồn tiềm năng. 2.1.2. ý nghĩa Phân tích hoạt động sản xuất là công cụ không thể thiếu đối với mọi nền sản xuất hàng hoá. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, cần thiết đó xuất phát từ các yêu cầu khách quan của các quy luật kinh tế. 2.1.3. Mục đích Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro cũng như phát hiện những khả năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.4. Nhiệm vụ - Thu thập thông tin số liệu đã và đang diễn ra về các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ các bộ phận thống kê, kế toán, các phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp, tổng hợp lại để đánh giá xem tình trạng tổ chức kinh doanh tốt hay xấu. - Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch lần lượt từng chỉ tiêu trong toàn bộ các chỉ tiêu phản ánh kềt quả sản xuất kinh doanh bằng những kết quả phân tích cụ thể. - Phân tích các nguyên nhân đã, đang ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tình hình hoàn thành kế hoạch từng chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Đánh giá mức độ tận dụng các nguồn tiềm năng của sản xuất như: vốn, lao động, tài nguyên..... phát hiện những tiềm năng tận dụng chúng thông qua các biện pháp tổ chức kỹ thuật. - Cung cấp tài liệu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, các dự báo tình hình kinh doanh sắp tới, các kiến nghị theo trách nhiệm chuyên môn đến lãnh đạo và các bộ phận quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý xác định phương hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn. - Nêu những kết luận kịp thời làm cơ sở cho việc điều chỉnh qúa trình sản xuất kinh doanh theo phương hướng đúng nhất. - Tích luỹ các tài liệu và kinh nghiệm cho công tác kế hoạch hoá và nghiên cứu kinh tế ở doanh nghiệp. 2.1.5. Phương pháp phân tích * Phương pháp so sánh: là phương pháp dùng để xác định phương hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu kỳ phân tích với kỳ kế hoạch. Để đáp ứng các mục tiêu so sánh người ta thường dùng các kỹ thuật sau: so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân. * Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng cuả các nhân tố đến chuyển biến trong sản xuất kinh doanh, xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc, thiết lập mối quan hệ của các nhân tố số lượng nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích. 2.2. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất của XNK năm 2001 Với nhiệm vụ chính là thu gom, nén, đưa khí về bờ và cho hệ thống gaslift, XNK đã không ngừng tìm hiểu các công nghệ vận chuyển khí đồng hành tiên tiến trên thế giới để áp dụng cho nhập khẩu, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn hoá cho cán bộ công nhân viên xí nghiệp và làm chủ kỹ thuật công nghệ với mục đích nâng cao sản lượng khai thác mà vẫn phải bảo đảm chi phí ở mức thấp nhất nhằm đem lại lợi nhuận cao cho xí nghiệp liên doanh VSP nói riêng, cho nguồn thu vào cho ngân sách Nhà nước Việt Nam nói chung. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong năm qua đạt kết quả tốt, biểu hiện ở các số liệu thống kê trong bảng 2.1. Chỉ tiêu cung cấp khí về bờ năm 2001 đã hoàn thành kế hoạch đạt 103,2% (kế hoạch: 1650.000 ngàn m3, thực hiện 1703, 221m3) so với năm 2000 tăng 113,221m3 đạt 107,2%. Sản lượng khí cho gaslift 294.534m3 tăng 22.934ngàn m3 tương đương với 10,93% so với khối lượng khí năm 2000. - Khí ra ngọn đuốc 547.038 ngàn m3 tăng 21.716 ngàn m3 so với năm 2000 là 4,13%. - Giá trị tổng sản lượng khí khai thác tăng 500 triệu USD đạt 103,22% so với kế hoạch và tăng 200 triệu USD, đạt 114.28% so với năm 2000. - Tổng số CBCNV tăng so với 2000 là 15 người nhưng so với kế hoạch năm 2001 thì giảm 5 người. Qua đó thấy rằng xí nghiệp đã sắp xếp lao động một cách hợp lý nhằm bảo đảm sản xuất mà vẫn tiét kiệm được chi phí nhân công. - Cung cấp khí cho giàn nén trung tâm (GNTT) năm 2001 không tổn hoa m3 nào, chứng tỏ trong năm qua sự tiêu hao khí cho hoạt động của GNTT không đáng kể. - Cung cấp khí cho các tổ và thiết bị khác năm 2001 tăng 4.73 ngàn m3, đạt 108,14% so với năm 2000 nhưng so với kế hoạch năm 2001 thì giảm 15.624 ngàn m3. - Mặc dù tổng số CBNV năm 2001 giảm 5 người so với kế hoạch và tổng quỹ lương cũng giảm 0,4% - Thu nhập bình quân tính theo đầu người của CBNV trong xí nghiệp không hoàn thành kế hoạch nhưng vẫn cao hơn năm 2000 là 5 USD/người đã bảo đảm cao mức sống cho CBCNV. - Tổng chi phí sản xuất so với kế hoạch giảm 193281,30 ngàn USD, chỉ đạt 96,40% nhưng so với năm 2000 tăng 1019224,62 ngàn USD, đạt 124,49%. - Giá bán khí trong những năm qua vẫn giữ ở mức ổn định. Với xu thế hiện đại hóa - công nghiệp hoá đất nước, XKN cùng với XN nội bộ trong XNLD VSP đã và đang tổ chức hoạt động, hoà nhập vào xu thế chung, sản xuất đi đôi với tiết kiệm, bảo tồn và duy trì nguồn tài nguyên khoáng sản thông qua công nghệ tiên tiến và phù hợp. 2.3. Phân tích tính nhịp nhàng của qúa trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm 2001. a. Phân tích tính nhịp nhàng của qúa trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm 2001. Qúa trình sản xuất được coi là nhịp nhàng nếu có bảo đảm thường xuyên nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản xuất không nhịp nhàng, cụ thể là có những tháng, quý xí nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất. Vì vậy dù xí nghiệp có hoàn thành chỉ tiêu sản xuất toàn năm nhưng vẫn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, gây nhiều khó khăn cho xí nghiệp như: không đầy đủ số lượng thời gian, công suất của thiết bị, không sử dụng hết năng lực lao động... Do vậy cần phân tích nhịp của sản xuất thông qua 2 phương pháp: - Sử dụng hệ số nhịp nhàng - Vẽ biểu đồ biến động chỉ số thực hiện kế hoạch * Hệ số nhịp nhàng Hh= Với: Hn: hệ số nhịp nhàng n0: Số tháng của năm mà xí nghiệp hoàn thành vượt kế hoạch. n: Số tháng trong năm mi (i=1-n): Tỷ lệ % không đạt kế hoạch tháng thứ i. Để làm rõ vấn đề ta đi vào phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất theo các tháng trong năm qua bảng số liệu sau(xem bảng 2-2). Ta có: Hn = = 0,99 < 1 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hoàn thành kế hoạch Hình 2.1 Qua hệ số nhịp nhàng và biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ta thấy: Mặc dù tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng khí khai thác đạt 103,2% nhưng thực tế có 3 trong 12 tháng của năm không hoàn thành kế hoạch khai thác, chiếm 15%. Điều này ảnh hưởng đến hệ số nhịp nhàng của chỉ tiêu kế hoạch khai thác khí. b. Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ sản phẩm năm 2001. Số liệu được phân tích được nêu ra trong bảng 2-3 Ta có Hệ số nhịp nhàng: Hn = = 0,99 < 1 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hoàn thành kế hoạch Hình 2.2 Qua hệ số nhịp nhàng và biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ta thấy: Mặc dù tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng khí bán ra đạt 101,2% nhưng thực tế có 4 trong 12 tháng của năm không hoàn thành kế hoạch xuất, chiếm 33,13%. Điều này ảnh hưởng đến hệ số nhịp nhàng của chỉ tiêu kế hoạch khai thác khí. 2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định và năng lực sản xuất. * Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ TSCĐ bao gồm nhà cửa, công trình, vật kiến trúc, máy móc động lực thiết bị.... việc sử dụng TSCĐ tốt hay không đều có liên quan trực tiếp đến khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất xí nghiệp khi nghiên cứu TSCĐ cần phải tìm hiểu kết cấu và sự biến động của chúng. Đối với XNK, TSCĐ chủ yếu đầu tư trang bị cho các công trình biển, chủ yếu là giàn khoan cùng với các hệ thống thiết bị nhà cửa trên giàn, các giếng khai thác.... TSCĐ của xí nghiệp được trang bị bảo đảm cho xí nghiệp có khả năng hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong điều kiện phức tạp nhất. a. Đánh giá chung sự biến động TSCĐ (xem bảng 2-4) Từ số liệu bảng phân tích TSCĐ ta thấy: Tổng số TSCĐ của XNK năm 2001 so với năm 2000 tăng lên đáng kể là 71.518,5 ngàn USD, tăng với tỷ lệ 3,9%. Điều này chứng tỏ xí nghiệp đã đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô của TSCĐ. Công trình dầu khí biển là tài sản được xí nghiệp đặc biệt chú trọng đầu tư trong năm 2001 giá trị của loại tài sản này tăng lên 68.432,8 ngàn USD, tăng với tỷ lệ 3,9%. Điều này chứng tỏ xí nghiệp đã đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô của TSCĐ. Công trình dầu khí biển là tài sản được xí nghiệp đặc biệt chú trọng đầu tư trong năm 2001 giá trị của loại tài sản này tăng lên 68.432,8 ngàn USD, tương đương 3,88%. Qua đó cho thấy xí nghiệp đã chú ý đến việc tăng cường năng lực sản xuất trực tiếp, tác động tăng năng suất lao động nhằm tăng sản lượng khai thác của xí nghiệp. Nhà cửa, công trình kiến trúc tăng 24,1 ngàn USD, tương đương 0,17%. Máy móc thiết bị động lực cũng tăng lên đáng kể so với năm 2000 là 442,2 ngàn USD, tương đương 19%. XNK đã tăng một cách hợp lý 3 loại TSCĐ trên dẫn đến sản lượng khai thác năm 2001 so với năm 2000 là 1.112,3 ngàn m3 chứng tỏ xí nghiệp đã phát huy được hiệu quả sử dụng của chúng. Do quy mô TSCĐ tăng lên nên các loại TSCĐ dùng ngoài sản xuất cũng tăng lên nhưng tỷ trọng so với tổng tài sản tăng không đáng kể. Cụ thể: Phương tiện vận tải truyền dẫn tăng 1.478,2 ngàn USD, tương đương 4,6%. Thiết bị dụng cụ quản lý tăng 797,3 ngàn USD, tương đương 13,8%. Như vậy XNK tăng nhóm TSCĐ này một cách hợp lý và tiết kiệm để phù hợp với yêu cầu mở rộng sản xuất. b. Phân tích kết cấu TSCĐ (xem bảng 2-5). Qua bảng trên ta nhận thấy: Tỷ trọng các loại TSCĐ được trang bị cho xí nghiệp năm 2001 ở đầu kỳ và cuối kỳ không có sự thay đổi đáng kể. Quy mô của TSCĐ tăng ở mức 71.518,5 ngàn USD, với tỷ lệ 3,9% trong đó: Công ty dầu khí biển là TSCĐ của xí nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng khí khai thác, chiếm tỷ trọng 96,86%, giảm 0,05%, có giá trị tăng 82.183 ngàn USD và chỉ giảm 13.750,2 ngàn USD trong kỳ do vậy về số tuyệt đối và tương đối đều tăng lần lượt là 68.432,8 ngàn USD và 3,88%. Điều này cho thấy XNK tăng cường TSCĐ cho sản xuất khai thác khí bằng việc xây dựng và lắp đặt hệ thống giàn ép vỉa, gaslift và cải tạo các giếng dầu. Việc chú trọng đầu tư vào loại TSCĐ này cũng chính là từng bước phát triển quy mô sản xuất của xí nghiệp. Các loại TSCĐ còn lại đều tăng. - Nhà cửa công trình kiến trúc tăng 0,17% - Máy móc thiết bị tăng 19%. Đây là dấu hiệu tốt, biểu thị khả năng trang bị máy móc thiết bị cho sản xuất đang được coi trọng. - Phương tiện vận tải truyền dẫn tăng 1.478,2 ngàn USD, tương đương 4,6%. - Thiết bị dụng cụ quản lý được trang bị thêm với số lượng không nhiều, chiếm tỷ trọng 0,3% đầu năm và 0,33% cuối năm. - TSCĐ khác tăng 363,2 ngàn USD, tương đương 13,8%. Ta thấy tất cả TSCĐ đều tăng với số lượng lớn, chứng tỏ quyết định trang bị thêm TSCĐ của XNK là phù hợp với yêu cầu và quy mô sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. c. Phân tích mức độ hao mòn TSCĐ (xem bảng 2-6). TSCĐ tham gia vào nhiều chu trình sản xuất kinh doanh, sau mỗi chu kỳ về hiện vật bị hao mòn dần, về giá trị hao mòn được chuyển vào giá trị sản phẩm. Như vậy TSCĐ càng tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh thì càng cũ đi, số đã trích khấu hao càng lớn. Do đó để đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ ta phải căn cứ vào hệ số hao mòn TSCĐ. Công thức tính hệ số hao mòn TSCĐ. Hệ số hao mòn = x 100%. Bảng phân tích ta thấy Nhìn chung tình trạng kỹ thuật của TSCĐ tương đối cũ, hệ số hao mòn trung bình cuối năm so với đầu năm tăng 4,44% (50,78 - 46,34%). Tuy nhiên xét về tính chất và đặc diểm riêng của từng loại TSCĐ ta thấy: - Công trình dầu khí biển là loại tài sản quan trọng nhất, hệ số hao mòn đầu năm là 46,74, cuối năm là 51,15%, tăng 4,414%. Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các giàn khai thác đã hoạt động gần 10 năm và trong năm 2001 xí nghiệp đã không đầu tư xây dựng thêm giàn mới. Trong thời gian sử dụng các giàn này không đưa vào tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp chi phí giá thành vì vậy mà giàn vẫn duy trì hoạt động tốt. - Nhà cửa công trình kiến trúc: chủ yếu là nhà xưởng, kho, phòng làm việc.... nhìn chung còn khá mới. Hệ số hao mòn đầu năm là 26,28R và cuối năm là 30,23%. - Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý cũng như một số TSCĐ khác của xí nghiệp nhìn chung còn mới nhưng hệ số hao mòn đều tăng. d. Phân tích tình trạng trang bị TSCĐ Để đi sâu vào phân tích tình hình trang bị TSCĐ đối với một xí nghiệp công nghiệp, cụ thể là XNK ta tiến hành khảo sát một số chỉ tiêu: 1. Nguyên giá TSCĐ bình quân cho một CNSX Trong ca lớn nhất (A) = 2. Nguyên giá phương tiện kỹ thuật bình quân cho một CN Trong ca lớn nhất (B) = Đối với XNK, kinh doanho môi trường làm việc của CNSX thuộc loại đặc biệt làm ở trên bờ và ngoài biển, do vậy không thể phân tích bình quân số CNSX trong ca lớn nhất mà chỉ có thể tính được con số này theo các quý bình quân. Ta xem bảng 2-7 Qua bảng ta có nhận xét * Nguyên giá TSCĐ bình quân cho một CNSX trong năm (A) thể hiện chung trình độ trang bị TSCĐ cho công nhân, ta có. Năm 2000 là 1.402,63 ngàn USD/người Năm 2001 là 1.444,43 ngàn USD/người Như vậy trong năm 2001 chỉ tiêu này tăng 41,81 ngàn USD/ngừơi tương đương 3% chứng tỏ trình độ cơ giớ hoá của xí nghiệp ngày càng tăng cao. * Nguyên giá phương tiện khai thác bình quân cho một CNSX (B) Năm 2000 là 28,97 ngàn USD/người Năm 2001 là 30,44 ngàn USD/người Trong năm 2001 chỉ tiêu này tăng 1,47 ngàn USD, tương đương 5,07% so với năm 2000. Kết quả này cho thấy trình độ trang bị kỹ thuật ngày càng được nâng cao trong qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. * Xét chung ta thấy: tốc độ tăng của chỉ tiêu A nhỏ hơn tốc độ tăng chỉ tiêu B (3% < 5,07%) . Điều này cho thấy nguyên giá phương tiện kỹ thuật bình quân cho một công nhân tăng với tốc độ nhanh hơn nguyên giá TSCĐ bình quân cho một công nhân, có như thế mới tăng được năng xuất lao động, năng lực sản xuất của lao động và máy móc thiết bị của xí nghiệp. Đây là biểu hiện tốt thể hiện năng lực sản xuất dồi dào và là kết quả của việc phân công lao động thích hợp với quy trình sản xuất, chứng tỏ xí nghiệp đã xây dựng được mối quan hệ tốt, nhịp nhàng giữa tư liệu lao động và số lượng lao động trong xí nghiệp. e. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ở XNK năm 2001. Số liệu ở bảng 2-8. Qua bảng trên ta thấy: - Giá trị tổng sản lượng năm 2001 tăng lên 9.102,82 ngàn USD tương đương 6,23% so với năm 2000. Nguyên nhân do sản lượng khí khai thác tăng lên 107.175 ngàn m3 và giá khí thì ổn định là 70 USD/100m3. - Xét đến hiệu suất sử dụng TSCĐ ta có: Hiệu suất sử dụng của toàn bộ TSCĐ năm 2001 so với năm 2000 tăng 30%. Đây là tỷ lệ tăng khá lớn, nguyên nhân chính là do sự ổn định đáng kể của giá khí. - Xét đến huy động vốn cố định: Do Hhs tăng nên Hhđ đã giảm đi 0.009 (0.034-0.044). Hhđ giảm đi chứng tỏ để khai thác và bán được 1m3 khí, tỷ lệ VCĐ cần để huy động giảm đi, đây là một xu hướng tốt. Tóm lại: Hệ số hiệu suất vốn cố định năm 2001 tăng lên so với năm 2000 dẫn đến hệ số huy động VCĐ nă._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28646.doc
Tài liệu liên quan