Phân tích hoạt động nghiên cứu Thị trường và xây dựng chính sách Marketing của Công ty bánh mứt kẹo Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU Bước sang thế kỷ 21. Thế kỷ của khoa học công nghệ - thông tin. Mọi thành tựu khoa học công nghệ được đáp ứng vào trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ, năng suất trong sản xuất tăng nhanh, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều. Sự cạnh tranh giữa các công ty, các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt. Các doanh nghiệp luôn cố gắng, nỗ lực tìm cho mình một vị thế, chỗ đứng trên thị trường, liên tục mở rộng thị phần sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, có n

doc42 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích hoạt động nghiên cứu Thị trường và xây dựng chính sách Marketing của Công ty bánh mứt kẹo Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư vậy mới tồn tại và phát triển được. Chính vì lý do đó mà đề tài “Phân tích hoạt động nghiên cứu thị trường và xây dựng các chính sách Marketing tại công ty Bánh Mưt Kẹo Hà Nội” luôn có tầm quan trọng và tính thời cuộc đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Công ty banh mứt kẹo Hà Nội là một trong những công ty có truyền thống, uy tín, nó được phát triển lâu dài và là một công ty lớn của miền Bắc. Trong những năm qua, do sự biến động của thị trường và với sự cạnh tranh gay gắt của một số công ty cùng ngành nên tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, nhất là hoạt động tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Để có thể đứng vững trong tình hình hiện nay trên thị trường bánh kẹo. Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp cấp bách cũng như lâu dài để nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường từ trước tới nay. Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của việc nghiên cứu thị trường và xây dựng các chính sách Marketing ở Công ty hiện nay. Em xin nghiên cứu đề tài này “Phân tích hoạt động nghiên cứu thị trường và xây dựng chính sách marketing của Công ty bánh mứt kẹo Hà Nội " Đề tài gồm 3 phần : Phần I: Một số vấn đề lý luận về phân tích họat động nghiên cứu thị trưòng và xây dựng chính sách MARKETING Phần II: Thực trạng công tác phân tích hoạt động nghiên cứu thị trường và xây dựng các chính sách Marketing ở công ty Bánh mứt kẹo Hà Nội Phần III: Phương hướng đẩy mạnh phân tích hoạt động nghiên cứu các chính sách Marketing Với ý nghĩa thiết thực của đề tài nghiên cứu tìm ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công việc nghiên cứu thi trương và xây dựng chính sách marketing công ty bánh mứt kẹo Hà Nội, góp phần vào sự phát triển củ công ty. Em hy vọng phần nào đó có thể được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của công ty. Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn và kiến thức, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đề tài còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp và phê bình của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn nhiều hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Nguyễn Quốc Hùng cùng các cô chú ,anh chị trong công ty đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Sinh viên Nguyễn Đình Nghiêm PHẦN I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO, MỨT HÀ NỘI 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty: Công ty Cổ phần Bánh kẹo, Mứt Hà Nội Trụ sở chính: Số 15 ngõ 91, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội Tên giao dịch:HANOBACO Công ty thành lập ngày 21 tháng 4 năm 1967 trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đang leo thang. Tiền thân của Công ty Cổ phần Bánh kẹo, Mứt Hà Nội là một xí nghiệp thành viên, do hoàn cảnh của chiến tranh được lệnh lấy tên Công ty Bánh kẹo Hà Nội. Trong thời gian đầu mới thành lập, Công ty gặp nhiều khó khăn cả về cơ sở kỹ thuật lẫn trình độ sản xuất, sản xuất chính của doanh nghiệp là tinh dầu. Chính vì vậy trong thời gian đầu mới thành lập xí nghiệp bị thua lỗ liên miên, Nhà nước luôn bù lỗ. Năm 1970 xí nghiệp lắp đặt dây chuyền để cung cấp chất lượng, mẫu mã. Năm 1973 xí nghiệp phải trả lại dây chuyền sản xuất đường và nhận nhiệm vụ mới do Nhà nước giao là lắp đặt dây chuyền sản xuất đường sang với dây chuyền sản xuất dầu thực vật tinh luyện. Từ năm 1986 trong bối cảnh chung của đất nước khi Đảng và Nhà nước thực hiện kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý quy mô của Nhà nước chính trong điều kiện đó công ty phải tìm mọi cách nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để có quyền tự chủ trong sản xuất các mặt hàng, tự lựa chọn nguồn cung cấp, nguyên liệu đầu vào, mở rộng thị trường theo định hướng cạnh tranh. 2. Chức năng Là một đơn vị kinh tế độc lập Công ty Cổ phần Bánh kẹo, Mứt Hà Nội có chức năng là sản xuất bánh kẹo, mứt Hà Nội có chức năng là sản xuất bánh kẹo để cung cấp cho người tiêu dùng. Ngoài ra công ty còn phải thực hiện thương mại khác để đưa công ty ngày một phát triển vững mạnh hơn với sự đi lên cùng kinh tế của đất nước. * Nhiệm vụ: Là một doanh nghiệp kinh tế độc lập, công ty có nhiệm vụ sau: chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước, quy định của Bộ thương mại và các ngành hữu quan. Nắm vững cầu thị trường và khả năng tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh. Chấp hành nghiêm chỉnh, chủ trương chính sách đường lối của Đảng. Qua 40 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã phát triển lớn mạnh cả về cơ sở vật chất lẫn kỹ thuật, tạo công ăn việc làm cho khoảng 1000 lao động với mức lương trung bình 900.000 -> 1.000.000đ. Thực hiện đúng pháp luật nên đã lấy tên Công ty Cổ phần Bánh kẹo, Mứt Hà Nội trong đó Nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ. Hội đồng Quản trị Ban kiểm soát Tổng Giám đốc Phó tổng giám đốc Giám đốc điều hành Phòng SXKD-XNK Phòng TCHC Giám đốc điều hành Giám đốc điều hành Kế toán trưởng Phòng CN-CL Phòng TCKT XN Bánh PGĐ, trưởng CĐ, TKê CĐ bột mì CĐ dầu thực vật CĐ cơm dừa CĐ bột nở XN VKD - Giám đốc -Đ.độ sx - TKê Vận hành máy Tổ bột mì ABC Tổ dầu thực vật ABC Tổ cơm dừa Tổ bột nở ABC Tổ điện TĐH Tổ tu sửa TB Các tổ sản xuất CA ABC Xí nghiệp kẹo Các PX sản xuất * Hà Nội + Số 15, ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội Bộ phận điều hành Bộ phận kỹ thuật KĐ1 KĐ2 Đóng gói 3. Cơ cấu tổ chức đơn vị 4. Điều lệ cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị Trong thời gian đầu mới thành lập công ty gặp nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất kỹ thuật lẫn trình độ sản xuất. 1) Công ty Nhà nước được tiến hành cổ phần hóa vào đầu thế kỷ 21. Do đó công ty sẽ không nhận được sự ưu đãi của Nhà nước mà công ty phải tự cố gắng để có thể đứng vững trên thị trường. 2) Sản phẩm của công ty vẫn chủ yếu tiêu thụ trên thị trường trong nước. 3) Công ty tham gia nhiều hoạt động kinh doanh nhưng vẫn bị một số công ty khác chèn ép. 4) Việt Nam gia nhập WTO thị trường nước ta được mở rộng với hoạt động nước ngoài. Do vậy trong những năm tới công ty sẽ phải đổi mới sự cạnh tranh từ nước ngoài. Bên cạnh những điều kiện công ty vẫn phải cố gắng tạo cho mình một chỗ đứng trong thị trường Việt Nam cũng như nước ngoài cho nên cơ sở vật chất rất quan trọng đối với việc tạo ra sản phẩm mới máy móc cũ, hỏng đã được công ty tu sửa và thay thế để có thể vận hành tốt hơn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ ngày được nâng cao, máy móc được chạy hết công suất và hầu như không có máy bị bỏ không hoặc hỏng hóc. Máy móc luôn được cấp cao quan tâm nhất. Chính vì vậy nên cho ra đời nhiều sản phẩm làm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về ngày ngày sự hưởng thụ của người tiêu dùng cũng đòi hỏi cao chính vì vậy mà công ty luôn luôn phải cố gắng và phấn đấu hết khả năng. 5. Kết quả hoạt động kinh doanh 5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh 2004 tấn năm Stt Tên sản phẩm Sản lượng TT% 1 Bánh quy 3866.9 24,2 2 Bánh kem xốp 2626,6 16,5 3 Kẹo cứng 801 5,0 4 Kẹo mềm 1037,8 6,5 5 Mứt các loại 4035,3 25,3 6 Bột canh iốt 3582,4 22,5 7 Tổng 16194 100 8 Doanh thu có thuế 163 581 tỉ 5.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 Stt Tên sản phẩm Sản lượng TT% 1 Bánh quy 4138 23,75 2 Bánh kem xốp 2964 17 3 Kẹo cứng 802 4,6 4 Kẹo mềm 1038 6,0 5 Mứt các loại 4356 25,0 6 Bột canh iốt 4129 23,65 7 Tổng 17427 100 8 Doanh thu có thuế 184 000 tỉ 5.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 Stt Tên sản phẩm Sản lượng TT% 1 Bánh quy 4560 24,25 2 Bánh kem xốp 3315 17,62 3 Kẹo cứng 1020 5,42 4 Kẹo mềm 1234 6,56 5 Mứt các loại 4532 24,1 6 Bột canh iốt 4148 22,05 7 Tổng 18809 100 8 Doanh thu có thuế 190 523 tỉ PHẦN II NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ A. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING 1. Khái niệm Thị trường là nơi diễn ra mua bán hàng hóa trong một không gian, thời gian nhất định. - Theo quan điểm Marketing thị trường bao gồm tất cả các khách hàng tiềm ẩn có cùng một nhu cầu mong muốn về sản phẩm mà một khoảng thời gian có khả năng đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tạo ra ưu thế hơn hẳn của đối thủ cạnh tranh. - Có nhiều khái niệm về thị trường. Nhưng nói về thị trường ta hiểu bản chất của thị trường là trao đổi ở đó cả người mua và người bán đều thỏa mãn nhu cầu của chính mình. Trong thực tế thị trường chỉ ra đời và phát triển khi có đầy đủ các yếu tố sau: + Phải có khách hàng điều đó có nghĩa là thị trường không nhất thiết là phải có 1 vị trí địa lý. +Khách hàng đó cần phải có những nhu cầu thỏa mãn + Khách hàng ấy phải có sức mua hàng là khả năng thanh toán 2. Thị trường có vai trò đối với các doanh nghiệp là: - Thị trường là môi trường kinh tế xã hội của các doanh nghiệp, là nơi quyết định doanh nghiệp và sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai thông qua thị trường các doanh nghiệp mới nhận biết được nhu cầu của xã hội và hiệu quả kinh doanh của mình. - Thị trường chính là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hóa - Thị trường chính là nơi hình thành liên mối quan hệ giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, giữa doanh nghiệp với toàn bộ nền kinh tế quốc dân - Thị trường chính là đối tượng của kế hoạch hóa là nơi điều tiết các doanh nghiệp thông qua các đầu mối chủ trương chính sách. - Thị trường là nơi kiểm nghiệm đúng đắn nhất của Nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh. 3. Phân loại thị trường Nguyên nhân: thị trường là một thể thống nhất nhưng hoàn toàn không thống nhất, trên mỗi loại hình thị trường khác nhau thường có những đặc điểm khác nhau. Vì vậy mỗi doanh nghiệp khi tham gia trên các loại hình thị trường ấy đều phải hiểu rõ đặc điểm của loại hình thị trường mà họ đang tham gia để đưa ra các quyết định phù hợp với đặc điểm của từng loại thị trường. * Cách phân loại thị trường - Nếu căn cứ vào vị trí địa lý của thị trường trong nước và thị trường quốc tế. + Thị trường trong nước: là nơi thực hiện hành vi mua bán của đa số dân cư trong phạm vi quốc gia. + Thị trường quốc tế là nơi diễn ra hành vi mua và bán của các quốc gia trên thế giới. => Vậy thị trường quốc tế khác thị trường trong nước ở chỗ: + Cạnh tranh rất quyết liệt trên mọi lĩnh vực, giá cả không phải là yếu tố duy nhất trong cạnh tranh. + Yêu cầu đa dạng về kiểu cách, mẫu mã đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng. Vì vậy khi tham gia loại thị trường này các doanh nghiệp phải đa dạng hóa về chủng loại sản phẩm + Mỗi một quốc gia khác nhau đều có phong tục tập quán và văn hóa khác nhau. Vì vậy thị hiếu trong tiêu dùng cũng khác nhau -> mỗi sản phẩm được coi là phù hợp của nền văn hóa nay chưa chắc đã được khách hàng ở thị trường khác chấp nhận. - Căn cứ vào vai trò người mua và người bán + Thị trường người mua: là thị trường mà vai trò quyết định trong quan hệ mua bán thuộc về người mua người bán chỉ có một con đường duy nhất là bán những sản phẩm mà người mua có nhu cầu. => Loại hình thị trường này thường tồn tại nhiều trong kinh tế thị trường và ngày càng được mở rộng. + Thị trường người bán: là thị trường mà vai trò quyết định trong quan hệ mua bán thuộc về người bán, người mua chỉ được tiêu dùng những sản phẩm do người bán ấn định, thị trường tồn tại trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và ngày càng bị thu hẹp. - Nếu căn cứ vào đối tượng trao đổi trên thị trường + Thị trường hàng hóa là thị trường mà đối tượng trao đổi các sản phẩm hữu hình để nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của người tiêu dùng. + Thị trường dịch vụ: là thị trường trao đổi các sản phẩm tồn tại vô hình 4. Nghiên cứu môi trường kinh doanh - Môi trường dân cư: là nghiên cứu số dân tỷ lệ sinh đẻ, tuổi thọ trung bình, cơ cấu tôn giáo, tình hình kết hôn. - Môi trường kinh tế: bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến sức mua của dân cư và cơ cấu của khách hàng trong đó có các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế (khả năng thanh toán, thu nhập) cơ cấu chi tiêu, tình hình tiết kiệm). - Môi trường văn hóa xã hội: nó đóng một vai trò không kém đến môi trường kinh doanh. Vì vậy ta phải nghiên cứu tỷ lệ dân cư theo từng trình độ văn hóa phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, các giá trị xã hội, lối sống nguyên tắc của dân cư trong xã hội. a. Tiêu chí người mua Phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: - Xuất xứ gia đình - Địa vị xã hội - Công tác từ thiện - Các cửa hàng, quán ba... b. Môi trường chính trị, luật pháp Là hệ thống các quy định bắt buộc những điều mà doanh nghiệp phải tuân theo quy định mà doanh nghiệp phải làm, được làm (quyền hạn và trách nhiệm) khi kinh doanh trên thị trường. - Các công cụ Nhà nước sử dụng khi điều tiết kinh tế vĩ mô. * Môi trường tự nhiên: là các nhân tố phụ thuộc vào tự nhiên ảnh hưởng đến tiêu dùng của dân cư và môi trường kinh doanh. Vậy ta phải nghiên cứu bốn môi trường tự nhiên sau: VD: như sự thiếu hụt nguyên vật liệu trên thị trường trong lòng đất, không khí, nguồn nước. * Môi trường kỹ thuật: bao gồm các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản xuất ra bánh, kẹo…. Tóm lại cả 6 môi trường trên người làm Marketing trong mỗi nghiên cứu đều không kiểm soát nổi vì vậy các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ môi trường này đặc biệt là những người làm công tác nghiên cứu thị trường trong Công ty Bánh mứt kẹo Hà Nội để đưa ra những quyết định phù hợp nhất với nó. 5. Sau đây là bản báo cáo thống kê chi tiết mà tôi được đi cùng các anh chị làm công tác nghiên cứu thị trường, Marketing trong Công ty Bánh mứt kẹo Hà Nội sau một thời gian đi thực tế về. Trước hết muốn nghiên cứu thị trường và xây dựng một số chính sách Marketing thì việc đầu tiên chúng ta phải nói đến đó chính là môi trường quảng cáo. Nền kinh tế nước ta đang phát triển với một tốc độ khá cao, tạo điều kiện nâng cao đời sống của người dân từ đó nhu cầu nghe nhìn hiểu biết trên các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, truyền thanh, báo chí… ngày càng cao, trình độ dân chí ngày càng phát triển là điều kiện thuận lợi cho các chiến dịch tuyên truyền quảng cáo của cá công ty sản xuất kinh doanh nói chung và Công ty Bánh mức kẹo Hà Nội nói riêng đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất. Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với số lượng này thu thanh, thu hình ngày càng lớn, thời gian người dân nghe xem các chương trình trên đài, báo, truyền hình ngày càng nhiều như một nhu cầu thiết yếu đó là cơ hội tốt để Bánh kẹo Hà Nội có thể quảng bá trên truyền hình cũng như trên thông tin đại chúng. Ngoài ra, ngày càng có nhiều hội chợ triển lãm được tổ chức người dân tham gia ngày một tăng cũng là điều kiện để Công ty Bánh kẹo Hà Nội quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Quảng cáo qua điện thoại cũng đang là một hình thức được xem là có hiệu quả và có phạm vi khá rộng trong tương lai khi số lượng máy điện thoại cũng tăng một cách nhanh chóng bởi thuê bao điện thoại giảm xuống. Nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu về sản lượng cao là điều kiện tốt để Hà Nội đưa ra sản phẩm có chất lượng cao đến người tiêu dùng như: sôcôla thanh và viên, bánh kem xốp, bánh qui kem… thông qua các hoạt động quảng cáo. Hiện nay với xu hướng toàn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới và đã chính thức gia nhập WTO, ASEAN, APECT, AFTA thì việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới là điều tất yếu. Để sản phẩm của mình có thể cạnh tranh trên thị trường thì ngoài các yếu tố giá cả, sản phẩm thì hoạt động xúc tiến thương mại là rất quan trọng đối với doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là công tác Marketing. Hiện nay công ty chủ yếu xuất khẩu sản phẩm sôcôla thanh với viên nước ngoài rất ưa chuộng. Còn trong nước sản phẩm này có mức giá tương đối cao so với mức thu nhập bình quân của người tiêu dùng. Vì vậy sản phẩm tiêu thụ chậm trong quảng cáo quốc tế, công ty chủ yếu sử dụng quảng cáo qua mạng Intenet. Ngoài ra còn quảng cáo trên báo, tạp chí chuyên ngành quảng cáo quốc tế là điều hết sức quan trọng trong thời gian tới, tuy nhiên muốn có hiệu quả công ty phải bỏ ra một khoản ngân sách khá lớn. Chính vì vậy mà công ty nên chọn cách quảng cáo vừa có hiệu quả mà chi phí lại phù hợp với khả năng công ty . Vì đa phần các công ty sản xuất của Việt Nam vẫn còn kinh doanh theo nối truyền thống (như công ty Bánh mứt kẹo Hà Nội sản phẩm được xuất từ nhà máy rồi sau đó đưa đến các nhà phân phối, đại lý rồi đến các cửa hàng bán lẻ -> người tiêu dùng. Người tiêu dùng đơn thuần mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ. Để kiếm được lợi nhuận thì các nhà kinh doanh thường tăng giá ở các khâu trung gian. Thông thường các khâu này thường chiếm 30 - 40% giá bán ra của 1 sản phẩm. Bên cạnh đó người tiêu dùng còn phải gánh chịu một khoản chi phí khác nữa, đó là chi phí dành cho quảng cáo, tiếp thị, tuyên truyền và khuyến mại. Khoản chi phí này cũng rất đáng kể, thường chiếm khoảng 40% giá bán ra của một sản phẩm. Ví dụ như chi phí quảng cáo trên ti vi vào giờ cao điểm với khoảng thời gian 30 giấy là 21 triệu đồng. Mà theo các nhà tâm lý thì một mẫu quảng cáo muốn tạo được ấn tượng với người xem thì thường xuyên phải được quảng cáo từ 4- 10 lần trong 1 ngày và kéo dài liên tục trong nhiều tháng. Như vậy chi phí quảng cáo là rất lớn cộng với việc tăng giá ở mỗi khâu trung gian đã đẩy giá tăng nên từ 70 - 80%, trong khi giá thành sản xuất ra một sản phẩm tại nhà máy thường chỉ chiếm từ 20 - 30% mà thôi nhưng người tiêu dùng chúng ta luôn phải mua với 100% giá thành nên dù muốn hay không cũng phải gánh chịu chi phí này. Xin đưa ra ví dụ cụ thể: một hộp bánh kem xốp sản xuất tại xưởng công ty Bánh mứt kẹo Hà Nội, giá thành sản xuất thực chất chỉ có 21.000đ, nhưng khi đến các cửa hàng tạp hóa, quán bar chúng ta vẫn phải trả giá từ 8-10.000đ tùy theo mỗi nơi. Tại sao lại có sự chênh lệch như vậy. Đó chính là chi phí quảng cáo với việc tổng giá ở các khâu trung gian đã đẩy giá lên. Còn người tiêu dùng đơn thuần, ngoài việc biết đến tên, thương hiệu sản phẩm và có được sản phẩm được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn và giá cả các sản phẩm thấp xuống thì tất cả các công ty nói chung và công ty Bánh mứt kẹo Hà Nội nói riêng làm sao giảm các khoản chi phí sản xuất kinh doanh xuống để giá các hàng hóa càng thấp càng tốt. Để làm được điều đó thì Công ty Bánh mức kẹo Hà Nội với mới hòa nhập được mình vào xu hướng chung của các công ty sản xuất kinh doanh có cách đi với trong nước và trên toàn thế giới và từng bước xóa bỏ cách làm cũ, truyền thống, không còn hợp với xu hướng của thời đại mới, thời đại hội nhập kinh tế quốc tế (WTO). Với thể chế chính trị ổn định, đường lối chính trị mở rộng giúp cho công ty có thể tiến hành quảng cáo mọi lúc, mọi nơi một cách hợp lý, công ty có thể quảng bá sản phẩm của mình ở tất cả các thị trường đã lựa chọn Nhờ sự thông thoáng về đầu tư mà hiện tại Việt Nam với nền công nghiệp quảng cáo còn non trẻ có rất nhiều công ty quảng cáo ra đời chưa kể đến hệ thống báo, tạp chí, truyền thanh, giúp công ty có thể lựa chọn thỏa mãn các đại lý quảng cáo, phương tiện quảng cáo 1 cách dễ dàng nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt mọi đối thủ luôn tìm cách vươn lên và chiến thắng , họ không từ mọi thủ đoạn kể cả bịp bợm. Do sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ cho ra đời nhiều thành tựu mới áp dụng trong đời sống xã hội đem lại hiệu quả kinh tế cao hiện đại nên hoạt động quảng cáo ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều loại hình thức phương tiện như đài, báo, ti vi, điện thoại, nét. Nhờ đó thông tin về công ty sản phẩm đến người tiêu dùng đạt hiệu quả cao nhất. Với nền khoa học công nghệ hiện đại, các kỹ xảo điện ảnh phát triển cao làm cho các hình thức nội dung quảng cáo thêm phong phú đẹp mắt gây ấn tượng cho người tiêu dùng kích thích họ mua sắm sản phẩm. Đó là điều kiện rất tốt để các doanh nghiệp nói chung và Bánh kẹo Hà Nội nói riêng đưa ra các đặc tính riêng biệt của các sản phẩm mà mình tạo ra. Tuy nhiên, nền kinh tế khoa học phát triển kéo theo những nguy cơ rất to lớn đó là nạn đánh cắp thông tin, đưa lên mạng những thông tin sai lệch về công ty, về sản phẩm của công ty đặc biệt là nạn đánh cắp bản quyền sở hữu, công nghệ và đánh cắp nhãn hiệu, đang nổi trội hiện nay là sẽ có một sản phẩm tương tự sản phẩm của công ty chỉ khác một vài nét nhỏ mà người tiêu dùng không nhận ra. Đây là một thách thức khó khăn chung cho các doanh nghiệp các công ty trên phạm vi toàn khu vực, thế giới chứ không ở nước ta. Chỉ cần công ty đưa ra một số chiến dịch quảng cáo có hiệu quả thì rất có thể sẽ có công ty khác bắt chước hình thức quảng cáo giống như vậy thêm hoặc bớt không đáng kể đây là khó khăn chung cho toàn nền kinh tế. Việt Nam là một quốc gia trải dài gần 3000 km với 54 dân tộc anh em, phong tục tập quán, lối sống thị hiếu, thói quen tiêu dùng khác nhau, sự phân bổ dân cư không đồng đều, nhu cầu sinh hoạt…. ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động marketing của công ty Bánh kẹo Hà Nội, thị hiếu tiêu dùng của người dân miền bắc, miền trung, miền nam là khác nhau, nên khi tiến hành quảng cáo đòi hỏi quảng cáo phải có nội dung khác nhau, sử dụng phương tiện quảng cáo cũng khác nhau. Như người dân miền Bắc ta dùng các sản phẩm có hình thức mẫu mã bao bì đẹp thì phải quảng cáo các sản phẩm Bánh kẹo có bao bì đẹp hấp dẫn lịch sự thu hút khách hàng. Còn người dân miền nam không khó tính trong tiêu dùng như người miền Bắc, họ có thói quen ưa dùng bánh kẹo cân, xé lẻ, ít quan tâm đến mẫu mã bao bì họ thường quan tâm đến độ ngọt nên khi quảng cáo cần nêu ra những địa điểm tốt về độ ngọt nên khi quảng cáo cần nêu ra những đặc điểm tốt về độ ngọt. Đây là khó khăn đòi hỏi công tác quảng cáo phải mang tính linh hoạt, đa dạng về hình thức nội dung quảng cáo cho cả thị trường nói chung, như vậy chi phí quảng cáo tăng cao gây khó khăn về tài chính cho công ty. Với người tiêu dùng nông thôn, miền núi quảng cáo qua truyền hình báo chí không hiệu quả bởi đời sống và dân trí của họ còn thấp nên quảng cáo qua đài phát thanh hiệu quả hơn. Vấn đề đặt ra cho công ty là phải lựa chọn những phương tiện sao cho hợp lý cho từng vùng, từng đoạn thị trường thì với có kết quả tốt. B. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÁNH MỨT KẸO HÀ NỘI - Cầu thị trường Trong những năm trở lại đây, người tiêu dùng trong nước đã quay trở lại với những sản phẩm Bánh kẹo của các hàng sản xuất trong nước. Họ nhận thấy rằng các sản phẩm bánh kẹo của nội cũng không thua gì về mẫu mã, thậm chí chất lượng còn phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng hơn so với hàng ngoại nhập. Sản phẩm bánh kẹo, ngày nay ngày càng được coi là một hàng tiêu dùng thường xuyên phục vụ mọi đối tượng từ già đến trẻ, người giàu hay người nghèo. Đặc biệt nhu cầu này tăng nên rất nhiều trong dịp lễ tết, cưới hỏi… xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì việc sử dụng bánh kẹo ngày càng trở thành nhu cầu thường xuyên hơn. Vì thế cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo trong những năm tới sẽ ngày một tăng lên. Sản lượng tiêu dùng bánh kẹo bình quân đầu người phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập của họ, chỉ tiêu này luôn tăng theo môi trường kinh tế. Trong điều kiện kinh tế nước ta trong một số năm gần đây luôn tăng trưởng, chỉ tiêu bánh kẹo cũng liên tục tăng lên (0,05 kg/năm). Dân số trong toàn quốc theo dự báo của ủy ban nhân dân số cho thấy tốc độ tăng dân số hàng năm từ nay đến hết năm 2007 là 2,5%. Stt Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 Dân số Tr 82 84 86 88 90 Sản lượng bình quân đầu người Kg/ng 1,56 1,56 1,61 1,66 1,76 Sản lượng bánh kẹo Tấn 12789 13528 14287 15066 15865 Bảng dự báo nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo đến năm 2007 Qua số liệu dự báo trên, nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo trong thời gian tới tiếp tục tăng nhanh. Nếu các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước có đủ điều kiện và các chính sách thích hợp thì có thể tiêu thụ được một lượng bánh kẹo rất lớn. Đơn vị: Tấn/năm Năm Tên sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Sản lượng TT% Sản lượng TT% Sản lượng TT% Bánh quy 3866.9 24.2 4138 23.75 4560 24.25 Bánh kem xốp 2626.6 16.5 2964 17 3315 17.62 Kẹo cứng 801 5.0 802 4.6 1020 5.42 Kẹo mềm 1037.8 6.5 1038 6.0 1234 6.56 Bột canh thường 4035.3 25.3 4356 25.0 4532 24.1 Bột canh iốt 3582.4 22.5 4129 23.65 4148 22.05 Tổng 16.194 100 17427 100 18 809 100 Doanh thu có thuế 163.581 tỉ 184.000 tỉ 190 523 tỉ *Cung thị trường Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt giữa các nhà cung cấp trên mọi phương diện. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã nhằm cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao để dần chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, trong tương lai để ổn định và đứng vững trên thương trường ngoài việc nghiên cứu, hoạch định các chiến lược, chính sách đúng đắn thì các nhà lãnh đạo của công ty cũng phải chú trọng, quan tâm đến công tác cung ứng các sản phẩm của mình ra thị trường sao cho kịp thời và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Với truyền thống kinh nghiệm nhiều nằm trong ngành sản xuất bánh kẹo và chế biến thực phẩm cộng với sự nhạy bén trong cơ chế mới đã giúp công ty bánh mứt kẹo Hà Nội khai thác tốt thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác với các bạn hàng trong và ngoài nước. Tương lai, bánh mứt kẹo Hà Nội vẫn tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm qua đó các sản phẩm của công ty cung ứng ra thị trường ngày một đa dạng, đảm bảo chất lượng và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. C. GIÁ THỊ TRƯỜNG Công ty Cổ phần Bánh kẹo, Mứt Hà Nội sử dụng giá bán là công cụ cạnh tranh chủ yếu với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, công ty đang áp dụng biện pháp định giá theo thời giá, công ty theo đuổi mức giá thấp, thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, trong thời điểm hiện tại và trong những năm tới đây 1 đối thủ lớn của Công ty Cổ phần Bánh kẹo, Mứt Hà Nội. Công ty này có nhiều lợi thế trên thị trường như nguồn vốn dồi dào, có uy tín của một công ty đã kinh doanh lâu năm trên thị trường và là một công ty đã được khách hàng trong và ngoài nước từ lâu mến mộ. Công ty này có mức giá cao hơn giá của Hà Nội, chính sách giá của công ty vẫn bám đuổi theo giá của Hải Hà và luôn thấp hơn giá của công ty này một chút. Mặc dù có những sản phẩm chất lượng cao hơn như bánh kem xốp các loại nhưng mức giá vẫn thấp hơn. Trong tương lai, công ty vẫn thực hiện chính sách giá thấp nhằm thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. Và đây là công cụ cạnh tranh chủ yếu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo, Mứt Hà Nội 1. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo, Mứt Hà Nội từ nay đến năm 2008 1.1. Phương hướng phát triển ngành Hiện nay ngành bánh kẹo nước ta đang phát triển với tốc độ 10% - 15% mỗi năm (theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Số lượng bánh kẹo nhập khẩu đã giảm mạnh, hàng nội địa chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Những điều này đã giúp cho các nhà sản xuất bánh kẹo thêm tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai của ngành, tiến tới "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam", đẩy lùi hàng ngoại nhập và đẩy mạnh xuất khẩu bánh kẹo ra nước ngoài. Theo dự đoán về thị trường bánh kẹo trong nước đến năm 2005 cho thấy Việt Nam có nhiều thuận lợi trong lĩnh vực phát triển sản xuất ngành. Cụ thể: · Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú: vốn là nước công nghiệp, nằm trong vùng nhiệt đới nên sản lượng hoa quả, củ, bột, đường…. nhiều thuận lợi cho việc cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất bánh kẹo. · Có chủ trương đường lối kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước đẩy mạnh nội lực và quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới sẽ giúp ngành có nhiều nhà cung ứng phù hợp và có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước trong khu vực và trên thế giới. · Dân số tăng: theo dự đoán tới năm 2008 dân số Việt Nam có khoảng 86 triệu người, với dân số tăng thì nhu cầu người tiêu dùng cũng phát triển. · Nền kinh tế nước ta đang phát triển, đời sống người dân đang dần được nâng lên nhu cầu sử dụng các loại quà như bánh kẹo cũng tăng lên, ước tính khoảng 3kg/một người/năm (theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Như vậy theo dự đoán thì sản lượng bánh kẹo nước ta cần dùng tới năm 2008 khoảng 258000 tấn (theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Qua đó yêu cầu đặt ra với ngành bánh kẹo đến năm 2008 là: · Đảm bảo sản xuất và cung cấp đầy đủ số lượng, chất lượng, chủng loại phải phù hợp theo nhu cầu người tiêu dùng (với mọi mức thu nhập). · Đẩy mạnh việc xuất khẩu bánh kẹo sang nước Mỹ, Nhật, Đông Âu và các nước trong khu vực. · Đổi mới công nghệ tiến tới cơ giới hóa, tự động hóa các khâu trong quá trình sản xuất. · Đảm bảo tự túc nguyên vật liệu như đường, glucozo, sữa, dầu thực phẩm, tinh dầu…. để phục vụ sản xuất bánh kẹo. · Đa dạng hóa sản phẩm sản xuất các loại sản phẩm béo, không béo, có đường, không đường…. để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sử dụng của từng cá nhân. 1.2. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty a. Các chỉ tiêu cần đạt được trong năm 2006 Với gần 40 năm tồn tại và phát triển, Công ty Cổ phần Bánh kẹo, Mứt Hà Nội đã từng bước trưởng thành và mở rộng hơn về qui mô, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu cả nước về sản xuất bánh kẹo. Sản phẩm của công ty đa dạng, phong phú và có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều tầng lớp nhân dân. Để phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành bánh kẹo, công ty phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra như sau: TT Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 Tỷ lệ dự kiến (%) 06/05 1 Giá trị tổng sản lượng Tỉ đ 136.361 152 164 107.9 2 Doanh thu có thuế Tỉ đ 163.581 184 190.523 103.54 3 Lợi nhuận thực hiện Tỉ đ 135% 100% 4 Các khoản nộp ngân sách Tỉ đ 105% 100% 5 Các sản phẩm chủ yếu 17.436 18.808 110.9 Bánh các loại Tấn 6.512 7.102 7.875 122.5 Kẹo các loại Tấn 1.410 1.840 2.354 101.3 Mứt các loại Tấn 8.272 8.485 8.680 6 Thu nhập bình quân CBCNV/tháng 1000đ 1.150 1200 1.250 Bảng: Dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh cảu công ty năm 2008 b. Định hướng phát triển sản xuất kinh doan._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3652.doc
Tài liệu liên quan