Phân tích hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp Dược Việt Nam tham gia Thị trường chứng khoán

đặt vấn đề Thị trường chứng khoán ra đời và phát triển là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng của nền kinh tế thị trường hiện đại. Thị trường chứng khoán đã và đang trở thành một hệ thống tài chính chủ chốt trong nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới. Nhận biết rõ điều đó và theo chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, Đảng và Chính phủ đã ra quyết định ngày 28/11/1996 chính thức thành lập Uỷ ban chứng khoán nhà nước- cơ quan quản lý nhà nước tr

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp Dược Việt Nam tham gia Thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực tiếp đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau đó thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức ra đời vào ngày 28/07/2000. Ngành Dược là một ngành có những nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên, ngành Dược là một ngành kinh tế- kĩ thuật, vì vậy các doanh nghiệp Dược cũng phải vận động theo xu thế chung của nền kinh tế. Mặc dù CPH muộn hơn các ngành khác 07 năm nhưng ngành Dược đã đạt được những kết quả rất lớn cả về tốc độ lẫn số lượng các công ty được cổ phần hoá. Không những thế tính đến thời điểm hiện nay đã có 03 công ty Dược phẩm tham gia TTCK tập trung. Đó là Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang, Công ty Cổ Phần Xuất Nhập khẩu Y tế domesco và Công ty Cổ Phần Dược Phẩm imexpharm. Cả 03 công ty này đều niêm yết cổ phiếu, trái phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2006. Tính đến thời điểm này là gần hai năm cả ba công ty chính thức niêm yết cổ phiếu, trái phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán và đã đạt được những kết quả hết sức lạc quan. Giá cổ phiếu tuy ở mức khá cao so với cổ phiếu của các ngành nghề khác nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Cổ phiếu ngành Dược từ khi phát hành cho đến nay giá vẫn khá ổn định và có uy tín cao trên TTCK. Nhờ vậy cả ba công ty đã huy động được một lượng vốn lớn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và hơn thế nữa TTCK còn làm nổi bật hình ảnh của 03 công ty Dược phẩm này trên TTCK cũng như trong nền kinh tế nói chung. Với mong muốn tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của ba công ty đi đầu trong việc xâm nhập TTCK, uy tín, mức độ hấp dẫn của ba loại chứng khoán này đối với nhà đầu tư, tôi đã thực hiện đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp Dược Việt Nam tham gia thị trường chứng khoán” Khoá luận được thực hiện với mục tiêu là: 1. Phân tích hoạt động kinh doanh của ba doanh nghiệp đã tham gia TTCK tập trung giai đoạn 2005- 2007 Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp Dược tham gia TTCK tập trung. Phần I: tổng quan 1.1.Công ty cổ phần. 1.1.1. Các khái niệm [19] ỉ Công ty cổ phần: là doanh nghiệp mà trong đó các thành viên cùng nhau góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn của mình góp vào công ty, được chuyển nhượng cổ phần của người khác theo qui định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba, không hạn chế tối đa. Công ty cổ phần có quyền phát hành ra công chúng theo qui định của pháp luật về chứng khoán. Cổ phần: là vốn điều lệ của doanh nghiệp chia thành nhiều phần bằng nhau. Cổ đông: là tổ chức hoặc cá nhân sở hữu cổ phần của công ty cổ phần. Cổ tức: là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty để trả cho mỗi cổ phần. Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần là số vốn do tất cả các thành viên góp vốn và được ghi nhận vào điều lệ công ty. 1.1.2. Tình hình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại VN. [11] Cổ phần hoá (CPH): là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần. CPH là một xu hướng chính trong chủ trương sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước đã diễn ra 15 năm. Bắt đầu từ năm 1992 CPH đã thu được những thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trong thời kì quan trọng chuẩn bị tiền đề để hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Từ 12.000 doanh nghiệp nhà nước năm 1992 đến nay con số này được sắp xếp lại chỉ còn 1.400 doanh nghiệp trong đó CPH được 3060 doanh nghiệp chiếm một phần tư, còn lại là giảm do sát nhập, chuyển đổi hình thức hoạt động và một số ít bị giải thể. Đặc biệt là trong những năm gần đây, do xác định được CPH là một xu hướng lựa chọn tất yếu cho một nền kinh tế phát triển năng động, chính phủ cũng như các doanh nghiệp đã tập trung vào lĩnh vực này. Tuy nhiên tốc độ CPH còn chậm và tồn tại nhiều bất cập. Trong thời gian tới 2008- 2010 nhà nước ta phải hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra là CPH hết 104 tổng công ty nhà nước chưa CPH. Đây là một thách thức rất lớn đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà nước, các công ty và các ban ngành liên quan đồng thời tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành CPH Cùng với chủ trương CPH của nhà nước, ngành Dược cũng bắt đầu thực hiện CPH nhưng muộn hơn so với một số ngành khác. Năm 1999, một loạt các công ty Dược Phẩm ở tỉnh như TP.Hồ Chí Minh, Nam Định, Ninh Thuận..đã tiến hành CPH. Tuy tiến hành muộn gần 7 năm nhưng ngành Dược cũng thu được một số kết quả khả quan. Trong suốt thời gian qua được sự chỉ đạo của Bộ Y tế và các bộ ngành có liên quan, công tác CPH đã chuyển biến nhanh hơn. Tính đến thời điểm này chỉ còn 8 công ty Dược ở các địa phương chưa cổ phần hoá. Tổng công ty Dược đã CPH xong 16/19 doanh nghiệp. Hơn thế nữa có ba doanh nghiệp Dược không những hoàn thành CPH mà còn có thể niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. Đó là công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang, công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y tế DOMESCO và Công ty Cổ Phần IMEXPHARM. Ba công ty này đã có những bước đi mạnh dạn, xâm nhập vào TTCK tập trung và đã đạt được một số thành tựu nhất định. 1.2.Chứng Khoán Chứng khoán là hàng hoá của thị trường chứng khoán. Đó là những tài sản tài chính vì nó mang lại thu nhập và khi cần người sở hữu nó có thể bán nó để thu tiền về. Theo sự phát triển của thị trường, hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng. Nói chung người ta phân chia chứng khoán thành bốn nhóm chính: ỹ Cổ phiếu ỹ Trái phiếu ỹ Các công cụ chuyển đổi ỹ Các công cụ phái sinh 1.2.1. Cổ phiếu [30] Là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một Công ty cổ phần. ỹ Có hai loại cổ phiếu: • Cổ phiếu phổ thông • Cổ phiếu ưu đãi ỹ Lợi tức cổ phiếu: có hai loại sau • Cổ tức: là một phần của lợi nhuận của Doanh nghiệp dành chia cho cổ đông được gọi là thu nhập cổ đông. Trừ trường hợp cổ phiếu ưu đãi, nói chung cổ tức là không cố định. • Lãi vốn: là khoản chênh lệch giữa giá thu được khi bán cổ phiếu và giá đã mua vào. 1.2.2. Trái phiếu [30] Trái phiếu là một loại chứng khoán qui định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho ngưới nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một hoàn trả khoản vay ban đầu khi nó đáo hạn. Bản chất của người phát hành là một nét đặc trưng của trái phiếu, có hai loại người phát hành chính là chính phủ (Trung Ương- Địa phương) và công ty. Thời hạn của trái phiếu: là số năm mà theo đó người phát hành hứa hẹn đáp ứng những điều kiện của nghĩa vụ. Thời hạn của trái phiếu là ngày chấm dứt sự tồn tại của khoản nợ, người phát hành sẽ thu hồi lại trái phiếu bằng cách hoàn trả khoản vay gốc. 1.2.3. Các công cụ chứng khoán phái sinh [30] Các chứng khoán phái sinh như chứng quyền, quyền lựa chọn, quyền mua cổ phần... để đảm bảo các nhu cầu trao đổi, mua bán các loại CK trên TTCK. 1.2.4. Chứng khoán có thể chuyển đổi [30] Chứng khoán có thể chuyển đổi là những chứng khoán cho phép người năm giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định có thể đổi nó lấy một chứng khoán khác. Thông thường cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi thành cổ phiếu thường và trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu thường 1.3. Thị trường chứng khoán 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển TTCK [24],[30] TTCK ban đầu hình thành một cách rất tự phát và đơn giản, xuất phát từ những nhu cầu đơn lẻ từ buổi ban đầu. Giữa thế kỉ XV, tại các trung tâm buôn bán lớn phương Tây, các thương gia thương tụ tập lại để trao đổi các vật phẩm hàng hoá…Lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ các thương gia sau đó số lượng ngày càng tăng và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỉ XV khu chợ trở thành “thị trường” với các qui ước được thống nhất giữa tất cả các thương gia, các qui ước này được sửa đổi thành các qui tắc và bắt buộc những thành viên tham gia “thị trường” phải tuân theo. Năm 1453 phiên chợ riêng được diễn ra tại một lữ điếm của gia định Vanber ở thành phố Bruges của Bỉ. ở đó người ta thấy một bảng hiệu hình ba túi da và một từ “bourse” tiếng pháp có nghĩa là “Mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”. Giữa thế kỉ XVI một quan chức đại thần nước Anh đã đến Bỉ và quan sát để thiết lập một mậu dịch thị trường tại London, nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Từ đó các mậu dịch thị trường khác cũng dần dần hình thành và xuất hiện tại các nước khác như Pháp, Đức và Bắc Âu và toàn thế giới. Ban đầu giao dịch được diễn ra ngoài trời, và giao dịch bằng những kí hiệu của tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Năm 1921 tai Mỹ khu chợ ngoài trời đã được chuyển vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập. Từ lúc ra đời cho đến ngày nay TTCK thế giới đã phát triển mạnh mẽ về cả chất lượng và quy mô hoạt động nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi do rất cao bởi vì TTCK phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện chính trị, xã hội, khoa học công nghệ và các vấn đề toàn cầu khác. Tuy vậy TTCK hình thành và phát triển đã chứng minh là xu hướng phát triển đúng đắn của nền kinh tế nhân loại, là một đặc thù không thể thiếu được của một nền kinh tế phát triển năng động. 1.3.2. Bản chất và chức năng của TTCK a/. Bản chất của TTCK [24],[30] TTCK trong điều kiện nền kinh tế hiện đại được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các chứng khoán trung và dài hạn. Xét về mặt hình thức TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán. Nhưng xét về mặt bản chất thì: TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguốn vốn tiết kiệm. Tập trung các nguồn tiết kiệm để phân phối lại cho những nhà đầu tư theo giá mà người đó sẵn sàng trả và theo phán đoán của thị trường về khả năng sinh lời từ dự án của người sử dụng. Đây là quá trình vận động của tư bản dưới hình thái tiền tệ, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. TTCK là định chế tài chính trực tiếp: Cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia một cách trực tiếp trên TTCK không cần thông qua trung gian tài chính. TTCK dẫn vốn trực tiếp từ người có vốn sang người cần vốn theo nguyên tắc đầu tư. Điều này rất có ích cho nhà đầu tư bởi vì nhà đầu tư không phải thông qua các trung gian tài chính nên nắm bắt được các thông tin trực tiếp từ TTCK do đó mà các chủ thể đầu tư đã gắn được quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn, nâng cao tiềm năng quản lý vốn. TTCK thực chất là quá trình hoạt động của tư bản tiền tệ, các chứng khoán được mua và bán có thể đem lại thu nhập cho người năm giữ nó và được lưu thông trên TTCK theo giá cả thị trường do đó nó cũng được thể hiện như một tư bản hàng hoá. Như vậy có thể nói TTCK là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá. b/. Chức năng của TTCK [30],[39] Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. 1.3.3. Các chủ thể tham gia của TTCK [30] Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK được chia thành 3 loại: Nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức liên quan đến chứng khoán. a/ Nhà phát hành. Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK, là người cung cấp các chứng khoán. Chính phủ và địa phương là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương Công ty là nhà phát hành cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là nhà phát hànhcác công cụ tài chính như trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng… phục vụ cho hoạt động của họ. b/ Nhà đầu tư. Nhà đầu tư là người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Có thể chia nhà đầu tư làm hai loại: Các nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời tham gia mua bán trên TTCK với mục đích kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên trong đầu tư thì lợi nhuận lại luôn gắn liền với rủi ro, vì thế các nhà đầu tư luôn phải cẩn trọng khi quyết định đầu tư và cân nhắc khả năng chấp nhận rủi ro của mình. Các nhà đầu tư có tổ chức: thường xuyên mua và bán chứng khoán với số lượng lớn. Các tổ chức này thường có các chuyên gia nghiên cứu thị trường bởi vậy họ sẽ đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn và giảm thiểu những rủi ro cho tất cả các thành viên trong tổ chức đó. c/ Các tổ chức kinh doanh trên TTCK. Công ty chứng khoán: là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc một trong các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý quĩ đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán. Các ngân hàng thương mại: Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên ngân hàng thương mại chỉ được đầu tư chứng khoán trong những giới hạn nhất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá chứng khoán. d/ Các tổ chức có liên quan đến TTCK. Cơ quan quản lý nhà nước: các cơ quan này cần thiết phải quản lý các hoạt động trên TTCK để bảo vệ lợi ích nhà đầu tư và đảm bảo hoạt động bình thường, ổn định của TTCK Sở giao dịch chứng khoán: là nơi thực hiện vận hành thị trường thông qua hệ thống hoạt động gồm nhiều bộ phận khác nhau trên sở giao dịch. Hơn nữa sở giao dịch cũng ban hành những quy định hoạt động trên sở, phù hợp với các quy định của luật pháp, Uỷ ban chứng khoán và bắt buộc các công ty tham gia phải tuân theo. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán 1.3.4. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTCK. [24],[39] Để TTCK hoạt động một cách năng động, ổn định và phát triển thì cần phải đặt ra những nguyên tắc chi phối các hoạt động của nó. Có 3 nguyên tắc như sau: a/ Nguyên tắc công khai. Chứng khoán là hàng hoá trừu tượng, chúng ta không thể kiểm tra được như các hàng hoá thông thường. Vì vậy thông tin là vô cùng quan trọng cho cấc nhà đầu tư cũng như các bộ phận khác trên TTCK. Vì vậy TTCK phải được xây dựng trên cơ sở công bố thông tin tốt. Việc công bố thông tin trênTTCK phải thoả mãn 3 yêu cầu là chính xác, kịp thời và dễ tiếp cận. b/ Nguyên tắc trung gian Mọi giao dịch trên TTCK đều được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp các nhà đầu tư không mua trực tiếp của công ty phát hành mà mua của các tổ chức bảo lãnh. Trên thị trường sơ cấp các công ty chứng khoán mua và bán các chứng khoán giúp các khách hàng hoặc kết nối các khách hàng với nhau. c/ Nguyên tắc đấu giá. Mọi mua bán trên TTCK đều hoạt động trên nguyên tắc đấu giá. Nguyên tắc này dựa trên mối quan hệ cung cầu trên thị trường. 1.3.5. Cấu trúc và phân loại cơ bản TTCK [30],[39] ỹ Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn, TTCK được chia thành: - Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Đây cũng là nơi duy nhất mà chứng khoán đem lại vốn cho nhà phát hành, giá CK do tổ chức phát hành quyết định và những người bán CK này trên thị trường là kho bạc, tổ chức phát hành hoặc nhà bảo lãnh phát hành. Thị trường sơ cấp có vai trò quan trọng là chứng khoán hoá nguồn vốn cần huy động và thực hiện dòng chu chuyển tài chính trong đó số tiền nhàn rỗi tạm thời của các nhà đầu tư sẽ được chuyển thành vốn dài hạn. - Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp. Trên thị trường thứ cấp các khoản tiền thu được từ việc mua bán CK thuộc về nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán chứ không thuộc về tổ chức phát hành. Và TTTC là thị trường hoạt động liên tục, các chứng khoán có thể được mua bán nhiều lần trên TTTC. ỹ Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường, TTCK được chia thành - Thị trường chứng khoán tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) - Thị trường chứng khoán phi tập trung (thị trường OTC) Tại Sở giao dịch tất cả các giao dịch đều được diễn ra tại một địa điểm, các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. Còn trên thị trường OTC các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty phân tán khắp quốc gia được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá cả trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận. ỹ Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường, TTCK cũng có thể được chia thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh (như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền...) 1.3.6. Niêm yết cổ phiếu trên TTCK Theo nghị định số 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 8 tháng 11 năm 2003 của Chính Phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, ngày 18 tháng 6 năm 2004, Bộ Tài Chính ra thông tư số 59/2004/TT- BTC “hướng đẫn về niêm yết cổ phiếu và trái phiếu trên TTCK” như sau: a/. Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên TTCK [3],[20] ỉ Công ty có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm xin cấp phép niêm yết tối thiểu từ 05 tỷ đồng trở lên, tính theo giá trị sổ sách. ỉ Có tình hình tài chính lành mạnh, trong đó không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm; hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với nhà nước và người lao động trong công ty. Đối với các tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng, tình hình tài chính được đánh giá theo các qui định của cơ quan quản lý chuyên ngành. ỉ Có lợi nhuận sau thuế trong 02 năm liên tục liền trước năm xin phép niêm yết là số dương, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến thời điểm xin phép niêm yết. ỉĐối với doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần, thời gian hai năm liên tục có lãi liền trước năm xin phép niêm yết là bao gồm cả thời gian trước khi chuyển đổi. ỉ Đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và niêm yết ngay trên TTCK trong vòng 01 năm sau khi thực hiện chuyển đổi, hoạt động của năm liền trước năm xin phép phải có lãi. ỉ Các cổ đông là thành viên của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát của công ty phải cam kết năm giữ ít nhất 50% số cổ phiếu do mình sở hữu trong vòng 03 năm, kể từ ngày niêm yết không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ. Quy định này không áp dụng đối với các công ty đã niêm yết theo các quy định trước đây. ỉTối thiểu 20% vốn cổ phần của công ty do ít nhất 50 cổ đông ngoài tổ chức phát hành nắm giữ. Đối với công ty có vốn cổ phần từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỉ lệ này tối thiểu là 15% vốn cổ phần. b/. Thủ tục niêm yết chứng khoán [30], [39] Một công ty muốn niêm yết chứng khoán của mình trên trung tâm giao dịch chứng khoán thì thông thường phải tiến hành thực hiện qua các bước sau: Sở giao dịch chứng khoán thẩm định sơ bộ Đệ trình bản thông cáo đăng ký lên Uỷ ban chứng khoán Chào bán ra công chúng Xin phép niêm yết Thẩm tra niêm yết chính thức Khai trương niêm yết Quản lý niêm yết 1.3.7. Một số khái niệm liên quan đến giao dịch chứng khoán. [30],[39] ỉ Bản cáo bạch Khi phát hành chứng khoán ra công chúng công ty phát hành phải công bố cho người mua chứng khoán những thông tin về bản thân công ty, nêu rõ những cam kết của công ty và những quyền lợi cơ bản của người mua chứng khoán.. để trên cơ sở đó người đầu tư có thể đưa ra đầu tư hay không. Tài liệu phục vụ cho mục đích đó gọi là bản cáo bạch hay bản công bố thông tin. Một công ty muốn phát hành chứng khoán thì phải lập bản cáo bạch lên Uỷ Ban Chứng khoán xem xét, nếu được phê duyệt thì bản đó gọi là bản cáo bạch chính thức. Bản cáo bạch cũng là lời mời hay chào bán chứng khoán của công ty phát hành vì vậy bản cáo bạch có đầy đủ các thông tin về đợt phát hành, giúp cho nhà đầu tư dẽ dàng tìm kiếm các thông tin về đợt phát hành cũng như các thông tin liên quan đến công ty phát hành. Từ đó đưa ra quyết định có đầu tư hay không. ỉ Giá tham chiếu Giá tham chiếu của cổ phiếu là bình quân giá quyền các giá thực hiện qua phương thức báo giá của ngày có giao dịch gần nhất ỉ Giá trần: là giá cao nhất trong một phiên giao dịch ỉ Giá sàn: là giá thấp nhất trong phiên giao dịch ỉ Giá khớp: là giá đã được khớp lệnh từ người mua và người bán chứng khoán. ỉ Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán: Toàn bộ quy trình giao dịch chứng khoán tại Trung tâm chứng khoán gồm 5 bước sau: Bước 1: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại một công ty chứng khoán. Bước 2: Công ty chứng khoán chuyển lệnh đó cho đại diện của công ty tại trung tâm giao dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao dịch của trung tâm. Bước 3: Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch của trung tâm. Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư. Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) và nhận được tiền (nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3 ngày làm việc kể từ ngày mua bán nếu quy định về thời gian thanh toán bù trừ chứng khoán là T +3 ỉ Chỉ số VN- index: Chỉ số chứng khoán Việt Nam, kí hiệu là VN- index xây dựng dựa vào căn cứ của tất cả các cổ phiếu được niêm yết. Với chỉ số này nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát. VN- index được tính theo công thức sau: Trong đó: P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu Q1i: Khối lượng đang lưu hành cổ phiếu i P0i: Giá của cổ phiếu i thời kỳ gốc Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kỳ gốc ỉ HOSE- index: Là chỉ số đánh giá thị trường các chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Do số lượng chứng khoán cũng như mức vốn hoá thị trường trên sàn giao dịch Tp.HCM chiếm phần lớn TTCK, vì vậy người ta dùng HOSE- index để đánh giá TTCK nói chung. ỉ HASTC- index: Là chỉ số đánh giá thị trường các chứng khoán niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. 1.4. Vài nét về thị trường chứng khoán việt nam 1.4.1. Sự hình thành của TTCK Việt Nam [24] Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt nam trở thành một nước công nghiệp phát triển đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Vì vậy Việt Nam cần phải có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thành nguồn vốn đầu tư và chỉ TTCK mới có thể đáp ứng được nhiệm vụ đó. Vì vậy TTCK tất yếu ra đời vì nó giữ vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Nhận thức rõ việc xây dựng TTCK là một nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế – chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình TTCK trên thế giới. Ngày 28/11/1996 Uỷ Ban Chứng Khoán nhà nước được thành lập với trọng trách là thiết lập TTCK ở VN với những cơ chế hoạt động phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của Việt Nam. Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000. 1.4.2. Sự phát triển của TTCK Việt Nam Sau 7 năm ra đời và hoạt động TTCKVN đã đạt được những thành tựu to lớn. Xét về những thành tựu trong sự quản lý của nhà nước thì TTCK đã có Luật Chứng khoán và một hệ thống các văn bản pháp lý luôn được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, Uỷ Ban Chứng Khoán được giao chức năng quản lý của nhà nước trực tiếp quản lý và giám sát hoạt động chứng khoán trên TTCK theo quy định của pháp luật. Hai Trung tâm chứng khoán đang chuyển đổi theo hướng chuyên nghiệp hoá và hiện đại hoá hệ thống máy móc để phục vụ tốt nhất cho việc giao dịch chứng khoán với khối lượng lớn. Hơn nữa nhà nước và chính phủ rất quan tâm đến công tác đào tạo các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán nhằm bổ sung nguồn nhân lực đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng để vận hành và phát triển TTCK. Hình 1.1: Số lượng các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2001-2007 (Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán FPT) * TTCK Việt Nam năm 2006 [7],[10] Năm 2006 là năm có một không hai trong lịch sử chứng khoán Việt Nam bởi hoạt động chứng khoán sôi động và mức tăng trưởng mạnh mẽ của TTCK Việt Nam. VN- index cao nhất năm được xác lập ở mức 809,86 điểm và HASTC- index nỗ lực chạm mốc 260 điểm. Xét về mức vốn hoá cổ phiếu, toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam với 193 cổ phiếu vào phiên cuối năm đã lên tới 220 nghìn tỉ đồng tương đương với 13,8 tỉ USD. Năm 2006 còn trở nên không thể quên bởi một loạt kỉ lục khác, do sự ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp mà các doanh nghiệp ồ ạt lên sàn trong tháng 12/2006 khiến sự bùng nổ của các loại chứng khoán. Song hành với những cổ phiếu mới chào sàn là hàng loạt các công ty xin phép UBCK niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch và một con số kỉ lục các công ty chứng khoán được thành lập. * TTCK Việt Nam năm 2007 [7] Nếu như 2006 là một năm lịch sử TTCK Việt Nam không thể quên bởi hàng loạt các con số ấn tượng trên thì 2007 lại là một năm TTCK biến đổi về “chất”. Năm 2007 TTCK Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể: Quy mô hoạt động của thị trường không ngừng được mở rộng với sự xuất hiện của nhiều loại cổ phiếu, trái phiếu mới được niêm yết. Các chủ thể trên thị trường như các tổ chức niêm yết, các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư đã thực sự thích nghi với môi trường hoạt động của một thể chế tài chính bậc cao đó là TTCK. Giữa năm 2007 trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM chính thức dược chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán TPHCM đồng thời thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục từ ngày 30/07/2007 và từng bước triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa để đáp ứng với nhu cầu thị trường đang phát triển. Bảng 1.1: Kết quả hoạt động TTCK Việt Nam năm 2006, 2007và quí I/2008 STT Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Quí I/2008 1 Tổng giá trị vốn hoá thị trường 22% GDP 43,7% GDP (493.000 tỷ) 25%GDP (307.000 tỷ) 2 Số lượng công ty chứng khoán (công ty) 22 80 87 3 Chứng khoán niêm yết 195 253 268 4 Số lượng tài khoản (TK) 86.184 327.000 365.061 5 VN-index: - cao nhất - thấp nhất 809,86 391.05 1175 (12/3) 741,27 (2/1) 921,07 460,04 (Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán FPT) Số lượng các công ty chứng khoán tăng nhanh từ 22 công ty năm 2006 lên 80 công ty vào cuối năm 2007. Số lượng công ty chứng khoán tăng, thị phần ngày càng bị chia nhỏ nhưng hoạt động của phần lớn các công ty đã đi vào ổn định và tuân thủ những qui định pháp luật về chứng khoán và TTCK cũng như theo sự định hướng, sự chỉ đạo của UBCK Nhà nước. Năm 2007 các công ty đã thận trọng hơn trong việc niêm yết chứng khoán và xác định mục tiêu tham gia TTCK tập trung để nhằm mục tiêu huy động nguồn vốn dài hạn. Tuy vậy số lượng chứng khoán được niêm yết trên cả 2 trung tâm chứng khoán đạt 253 chứng khoán tăng 29,7% với năm 2006. Theo báo cáo về kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết năm 2007 thì phần lớn các công ty đều đạt và vượt kế hoạch đề ra thậm chí nhiều công ty vượt gấp nhiều lần kế hoạch ban đầu. Sự gia tăng số lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường, cùng với sự ra đời của hàng loạt các công ty chứng khoán mang đến những dịch vụ tiện ích đã thu hút được số lượng lớn các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Đến cuối năm 2007 toàn thị trường đã có tổng cộng 327.000 tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán (tăng 240.816 tài khoản so với cuối năm 2006). Trong đó đặc biệt là có sự đầu tư của các tổ chức tài chính lớn trong khu vực và trên thế giới như JP Morgan, Merrill Lynch. Citigroup... Hơn nữa so với các năm trước, năm 2007 các nhà đầu tư đã trưởng thành và ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp hơn. Tâm lý đầu tư theo phong trào đã giảm đáng kể góp phần tạo ra sự ổn định cho thị trường. * TTCK Việt Nam năm 2008 [8],[9] Trong bối cảnh một nền kinh tế vĩ mô đang có những chuyển biến không tốt từ cuối năm 2007, TTCK Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng xấu • Lạm phát trở thành mối lo ngại hàng đầu của nền kinh tế. Tính bình quân ba tháng đầu năm 2008 CPI đã tăng 16,37% và tính đến tháng 4 thì CPI là 11,6% • Thị trường tài chính tiền tệ bị thắt chặt để làm giảm lạm phát lại gây ảnh hưởng xấu tới thị trường và các nhà đầu tư • USD giảm mạnh so với VND, Xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục cắt giảm lãi suất, thị trường Mỹ tiếp tục suy thoái gây ảnh hưởng thị trường chung thế giới và xuất nhập khẩu của nước ta. • Tăng trưởng GDP bị ảnh hưởng. Theo số liệu của tổng cục thống kê thì GDP quí 1/2008 tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2007. trước bối cảnh tình hình lạm phát tăng cao thì kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu để thị trường tài chính không rơi vào khủng hoảng và đảm bảo sự phát triển dài hạn của nền kinh tế. • Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tăng. Với 5,4 tỷ USD được bổ sung trong quí 1 nhưng nguồn vốn này chủ yếu đầu tư cho lĩnh vực bất động sản vì vậy không ảnh hưởng tích cực tới TTCK. Do tác động của các yếu tố vĩ mô trên, TTCKK Việt Nam năm 2008 theo đà suy giảm cuối năm 2007 đã tiếp tục tụt dốc. VN-index cao nhất chỉ đạt 921,04 điểm và thấp nhất chạm mốc 460,04 điểm vào giữa tháng 5 năm 2008. Tâm lý các nhà đầu tư là rút tiền về, bán chứng khoán ra thị trường với số lượng lớn càng làm cho tình hình xấu đi và không đầu tư thêm chứng khoán mới. Trước tình hình suy giảm của thị trường và chứng khoán dần mất tính thanh khoản, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã có sự điều chỉnh biên độ giao dịch để hạn chế sự suy thoái của thị trường. Tuy nhiên những ảnh hưởng đó chưa đủ để vực dậy một thị trường chịu quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, dự báo thị trường tiếp tục còn tụt dốc trong các tháng tiếp theo của năm 2008. [8] Hình 1.2. VN-index của TTCK Việt Nam giai đoạn 2006- 20/5/2008 (nguồn: Tổng kết từ các phiên giao dịch của TTCK Việt Nam trên Uỷ ban chứng khoán nhà nước) 1.4.3. Vài nét về TTCK trong ngành dược phẩm Việt Nam [27], [28], [39] Năm 2007 là năm đầu tiên VN là thành viên chính thức của WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 8,5% trong đó ngành Dược là một ngành có mức tăng trưởng khá cao. Mức tăng trưởng ổn định là 16%, năm 2007 tổng giá trị tiền thuốc sử dụng đạt 1114,34 triệu USD nâng tiền thuốc bình quân đầu người lên 12,69 USD/người/năm. Mặc dù giá trị thuốc nhập khẩu tăng để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân, nhưng thuốc sản xuất trong nước cũng chiếm tới 560,98 triệu USD. Các doanh nghiệp ._.Dược sản xuất trong nước đã hết sức nỗ lực trong năm bản lề 2007 để có thể nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế mở khi VN bước vào một sân chơi có nhiều cạnh tranh khốc liệt. Hình 1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh ngành Dược giai đoạn 2001-2007 (Nguồn: Cục quản lý Dược Việt Nam) Tuy cổ phần hoá chậm hơn các ngành khác 7 năm nhưng ngành Dược vẫn luôn phát triển ổn định và bền vững. Theo xu hướng chung của nền kinh tế, nhận thấy rõ sự cần thiết phải tham gia vào TTCK với mục đích lớn nhất là huy động vốn trung và dài hạn, cuối tháng 12/2006 ba doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam đã đồng loạt niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Đó là Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco và Công ty Cổ phần Imexpharm. Cổ phiếu của ba công ty này tuy giá khá cao so với cổ phiếu các ngành khác nhưng lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư. Khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, Ngành Dược được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một ngành có mức tăng trưởng khá cao và tiềm năng phát triển lớn. Hơn nữa do tính chất đặc biệt về hàng hóa sản xuất kinh doanh là thuốc nên sự phát triển của ngành Dược ít chịu ảnh hưởng của sự thay đổi của thị trường. Cùng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân tăng lên đồng nghĩa với thị trường tiêu thụ thuốc sẽ ngày càng mở rộng. Không chỉ vì thế mà các nhà đầu tư rất quan tâm đến cổ phiếu ngành Dược mà còn vì tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của 03 doanh nghiệp năm từ năm 2005 đến 2007 có mức tăng trưởng vượt bậc. Theo những bước phát triển thăng trầm của TTCK Việt Nam năm 2007 cổ phiếu của ba công ty vẫn luôn giữ được biên độ ổn định và không chịu quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực của biến động thị trường. Ngoài ba doanh nghiệp trên tham gia vào thị trường chứng khoán tập trung thì còn một hệ thống các doanh nghiệp dược phẩm đã hoàn thành xong tiến trình cổ phần hoá và đang tham gia vào thị trường chứng khoán OTC. Thị trường OTC trong ngành Dược phẩm cũng diễn ra rất sôi động. Tính đến thời điểm hiện nay đã có 14 doanh nghiệp Dược trong cả nước tham gia thị trường OTC và đã đạt được những kết quả rất tốt như công ty Cổ phần Traphaco, Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Dược, Công ty Cổ Phần Dược phẩm Hà tây, Vimedimex II, công ty Dược Cửu Long, công ty Dược Phẩm 3/2,...nhìn chung nhóm cổ phiếu của công ty này mới chỉ được giao dịch trong nội bộ của công ty phát hành và trong ngành Dược, tuy nhiên nó cũng đã thu hút được rất nhiều vốn đầu tư dài hạn giúp cho bản thân các công ty có thêm nguồn vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. [39] Tuy còn rất mới song số lượng công ty cổ phần Dược tham gia TTCK cũng là con số đáng kể. TTCK đã thể hiện là một kênh huy động vốn dài hạn giúp các doanh nghiệp Dược có thêm nguồn kinh phí để thực hiện những chiến lược kinh doanh của mình 1.5. Mối liên quan giữa cổ phần hoá và thị trường chứng khoán Bất kì một thị trường nào cũng cần phải có hàng hoá để trao đổi, buôn bán. TTCK cũng vậy, hàng hoá của TTCK là các chứng khoán do các công ty cổ phần phát hành. Như vậy công ty cổ phần là một chủ thể hàng hoá lớn nhất của TTCK. Công ty cổ phần phát hành 2 loại chứng khoán là cổ phiếu và trái phiếu công ty, đây là hai loại hàng hoá có chủng loại phong phú và hấp dẫn nhất trên TTCK. Công ty cổ phần gắn liền với TTCK như là hai mặt của quá trình xã hội hoá của lực lượng sản xuất. Từ nhu cầu xã hội hoá lực lượng sản xuất mà Công ty cổ phần ra đời. Nếu như công ty cổ phần phát hành các chứng khoán làm nảy sinh nhu cầu giao dịch trên TTCK, giúp phong phú thêm hàng hoá trên TTCK và làm TTCK phát triển sôi động. Số lượng, chất lượng và sự phát triển của CTCP là yếu tố quyết định giúp TTCK duy trì và phát triển. Thì ngược lại, TTCK ra đời làm cho Công ty cổ phần phát triển tốt hơn từ đó đẩy nhanh tiến trình CPH của các Doanh nghiệp Nhà nước. TTCK và Công ty cổ phần quan hệ với nhau rất chặt chẽ, TTCK cần Công ty cổ phần như một nguồn cung cấp hàng hoá, còn Công ty cổ phần cần TTCK như là kênh huy động vốn và giao dịch hàng hoá. Không những thế người đầu tư lại có thể thu hồi vốn đầu tư của mình bất cứ lúc nào thông qua TTCK. [19] 1.6. Phân tích hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu khảo sát. 1.6.1. Khái niệm [23] Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. 1.6.2. Nhiệm vụ của phân tích HĐKD [23] Để trở thành công cụ quan trọng của quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp và là cơ sở cho việc đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Phân tích HĐKD có những nhiệm vụ cụ thể sau: F Kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. F Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng đó. F Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục các tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh. F Xây dựng các phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định. 1.6.3. Các chỉ tiêu phân tích [23], [25] a/ Tình hình sử dụng vốn - Tăng trưởng vốn CSH - Các hệ số khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán ngắn hạn - Khả năng thanh toán nhanh - Các tỷ số đòn bẩy tài chính - Hệ số nợ trên Vốn CSH - Hệ số nợ trên tổng tài sản - Vốn CSH/ tổng tài sản b/ Doanh thu - Tăng trưởng doanh thu và doanh thu hàng sản xuất - Các tỷ số năng lực hoạt động: - Vòng quay hang tồn kho - Hiệu suất sử dụng TSCĐ - Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản c/ Lợi nhuận - Tăng trưởng lợi nhuận - Các tỷ suất lợi nhuận : - LNST/ Doanh thu thuần - LNST/VSH - LNST/tổng tài sản - LN từ hoạt động sản xuất kinh doanh/Doanh thu thuần d/ Thị phần * Công thức TP = (1) Trong đó: - TP: thị phần - D : Doanh thu thuần - T : Tổng giá trị tiền thuốc toàn thị trường * Đơn vị: % e/ Tỷ số giá trị thị trường [25], [39] *Tỷ lệ chi trả cổ tức Công thức: T = (2) Trong đó: T: Tỷ lệ chi trả cổ tức C: Cổ tức mỗi cổ phần thường E: thu nhập mỗi cổ phần Tỷ lệ này cho biết doanh nghiệp chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để tái đầu tư * Thu nhập một cổ phần (EPS) Công thức: EPS = (3) Trong đó: - EPS: thu nhập mỗi cổ phần - L: Lợi nhuận sau thuế - C: Cổ tức ưu đãi (nếu có) - S: Số lượng cổ phần thường đang lưu hành Đơn vị: Nghìn đồng/cổ phiếu EPS là một chỉ số nhằm đánh giá bản thân công ty tạo khả năng sinh lời từ đồng vốn của cổ đông đóng góp. Đây là chỉ số đánh giá trực tiếp phản ánh tình hình nội tại của công ty về khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn chứ không phụ thuộc lên hay xuống giá cổ phiếu công ty trên TTCK. Chỉ số EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại. ý nghĩa: EPS là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị của cổ phiếu bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phiếu. Hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phiếu. * Hệ số giá trên thu nhập (P/E) *Công thức: P/E = (4) Trong đó: - P/E:Hệ số giá trên thu nhập - P: giá thị trường mỗi cổ phiếu - E: EPS của 12 tháng gần nhất Tỷ số này cho biết thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đô la lợi nhuận của doanh nghiệp. Thể hiện cổ phiếu của công ty đắt hay rẻ hơn so với thu nhập. 1.7. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của ba doanh nghiệp Dược tham gia ttck tập trung 1.7.1. Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang [18],[35] Tiền thân của công ty cổ Phần Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược Phẩm 2/9 thành lập ngày 2/9/1974 tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau thuộc Sở Y tế khu Tây Nam bộ. Sau 33 năm hình thành và phát triển công ty đã đổi tên 06 lần để phù hợp với định hướng của Nhà Nước. Ngày 02/09/2004 Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 2405/QĐ-CT.UB ngày 05/08/2004 của UBND thành phố Cần Thơ về việc chuyển đổi Xí nghiệp Liên hiệp Dược Hậu Giang thành công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng. 1.7.2. Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Y tế Domesco [17], [33] Công ty được thành lập từ tháng 07/1985 với tên gọi là Công ty vật tư thiết bị y tế trực thuộc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp. Trong 20 năm hoạt động, để phù hợp với định hướng của ngành Dược cũng như của Nhà nước, công ty đã 07 lần đổi tên. Năm 2003 DMC thực hiện cổ phần hoá trong đó Nhà nước nắm giữ trên 51% vốn điều lệ. Ngày 01/01/2004 công ty chính thức đi vào hoạt động với tên gọi là Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco theo quyết định số 144/QĐ.UB.TL ngày 27/11/2003 của UBND tỉnh Đồng Tháp. Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm chứng khoán Tp.HCM vào ngày 25/12/2006 1.7.3. Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Imexpharm [21], [36] Tiền thân của IMP là xí nghiệp liên hiệp Dược Đồng Tháp, trực thuộc Sở Y tế Đồng Tháp, được thành lập theo quyết định số 284/TCCQ ngày 28/09/1983 của Sở Y tế Đồng Tháp. Sau 04 lần đổi tên để phù hợp với định hướng của Nhà Nước, tháng 07/2001 thực hiện chủ trương cổ phần hoá của nhà nước công ty đổi tên từ Công ty Dược Phẩm Trung Ương 07 thành Công ty Cổ phần Dược Phẩm Imexpharm theo quyết định số 907/QĐTg ngày 25/07/2001 với vốn Điều lệ là 22 tỷ đồng. IMP là công ty đầu tiên trong tổng công ty Dược tiến hành Cổ phần hoá và cũng là doanh nghiệp Dược đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM theo quyết định số 76/ UBCK- GPNY do chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp ngày 15/11/2006. Bảng 1.2: Thời gian cổ phần hoá và tham gia TTCK tập trung của ba doanh nghiệp STT Công ty Thời gian CPH Thời gian tham gia TTCK tập trung 1 DHG 05/08/2004 21/12/2006 2 DMC 01/01/2004 25/12/2006 3 IMP 25/07/2001 15/11/2006 Như vậy ta có thể nhận thấy rằng cả ba doanh nghiệp tuy thời gian cổ phần hoá khác nhau nhưng có cùng thời gian tham gia TTCK tập trung. Vì vậy hoạt động chứng khoán của chúng có những nét tương đồng nhau. Phần II Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng, nội dung và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Ba doanh nghiệp Dược tham gia TTCK tập trung • Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang • Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco • Công ty Cổ Phần Dược phẩm Imexpharm * Các số liệu trong bảng báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán của ba doanh nghiệp giai đoạn 2005-2007. * Các số liệu trong Bản Cáo Bạch, bản thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của ba doanh nghiệp năm 2007 * Các số liệu về giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM năm 2007 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Bộ môn Quản Lý và Kinh tế Dược, trường Đại Học Dược Hà Nội 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 01/ 2008 đến tháng 05/2008 2.1.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu Dựa vào các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh, đề tài tiến hành khảo sát những chỉ tiêu sau được trình bày ở sơ đồ dưới đây: Tình hình sử dụng vốn Doanh thu Lợi nhuận Thị phần Tỷ số giá trị thị trường Các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh Tăng trưởng vốn Hệ số khả năng thanh toán Tỷ số đòn bẩy tài chính Tăng trưởng doanh thu Tỷ số năng lực hoat động Tăng trưởng lợi nhuận Tỷ số khả năng sinh lợi Cổ tức EPS P/E Hình 2.1. Sơ đồ các chỉ tiêu nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu không xác xuất có mục đích phù hợp với mục tiêu của đề tài và dựa trên hai tiêu chí sau: 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ỉ Phương pháp hồi cứu ỉ Phương pháp chuyên gia ỉ Phương pháp phân tích kinh tế 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu Kết quả được xử lý bằng phương pháp thống kê và giá cổ phiếu được tính theo phương pháp trung bình . Xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel for Window 2003. 2.3.4. Trình bày kết quả - Trình bày bằng phần mềm Microsoft Word 2003 for Window - Báo cáo bằng phần mềm Microsoft Power Point 2003 for Window Phần III kết quả khảo sát và Bàn luận Tham gia TTCK tập trung, cả ba doanh nghiệp sẽ phải chịu những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của các thể chế và quy luật hoạt động trên TTCK. Khoá luận phân tích hoạt động kinh doanh của ba doanh nghiệp Dược tham gia TTCK tập trung thông qua một số chỉ tiêu sau: 3.1. Tình hình sử dụng vốn 3.1.1. Tăng trưởng vốn chủ sở hữu Sự thay đổi vốn CSH là yếu tố đầu tiên và dễ dàng nhận thấy ở các doanh nghiệp mới tham gia TTCK tập trung. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. a/. Tăng trưởng vốn CSH Bảng 3.1. Tăng trưởng vốn CSH của ba doanh nghiệp trước và sau Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu DHG DMC IMP 2007 Trước lên sàn % tăng trưởng 2007 Trước lên sàn % tăng trưởng 2007 Trước lên sàn % tăng trưởng Vốn điều lệ 200,000 80,000 150,00 137,699 80,00 28,26 116,59 64,00 82,17 Vốn CSH 651,57 170,44 282,28 461,98 156,28 195,61 493,60 232,80 112.03 Thặng dư vốn cổ phần 378,76 0 229,27 36,00 536,86 175,74 32,03 448,84 Nhận xét: Từ bảng 3.1 ta có biểu đồ sau: Hình3.1: Mức tăng trưởng vốn điều lệ và vốn CSH Từ biểu đồ trên ta thấy, sau khi tham gia và hoạt động trên TTCK tập trung, cả 03 doanh nghiệp đều có sự tăng vốn điều lệ với tỷ lệ rất lớn: DHG tăng 150%, DMC tăng 28,26% và IMP tăng 82,17%. Do niêm yết cổ phiếu ra công chúng thặng dư vốn cổ phần của 03 doanh nghiệp có mức tăng trưởng rất cao so với lúc chưa lên sàn. DHG tăng 378,76 tỷ đồng, DMC có mức tăng trưởng lớn nhất đạt 536,86% đạt 229,27 tỷ và IMP tăng trưởng 448,84% đạt 175,74 tỷ đồng. Sự gia tăng của vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần là nguyên nhân chính tạo nên sự tăng vốn CSH. Mức tăng trưởng vốn CSH của DHG là lớn nhất đạt 282,28% và thấp nhất là IMP tăng 112,03%. b/. Đầu tư dài hạn Như vậy qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng thì cả 03 doanh nghiệp đều huy động được một nguồn vốn rất lớn tồn tại dưới dạng vốn chủ sở hữu. Có được số tiền này cả 03 doanh nghiệp sẽ có thêm vốn để đầu tư vào TSCĐ, vào hệ thống phân phối để mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ số tiền đã huy động được 03 doanh nghiệp đã có kế hoạch đầu tư vào các dự án kinh doanh, cụ thể được trình bày ở các bảng sau: * Danh mục đầu tư của DMC Bảng 3.2. Danh mục đầu tư của DHG STT Tên dự án Số tiền (tỷ đồng) 1 Đầu tư xây dựng nhà máy mới 123,215 2 Xây kho Tân Tạo 25,161 3 Xây dựng hệ thống bán hàng tại các chi nhánh trong cả nước 33,483 4 Công ty chế biến tảo Vĩnh Hảo 3,6 5 Công ty bao bì sạch Vĩnh Tường 20 6 Mua cổ phiếu các công ty Dược 33,15 7 Công ty con DHG travel 3 8 Công ty con bao bì 5 9 Công ty nuôi trồng chế biến Dược liệu 3 Tổng 273,76 Trong đó hạng mục đầu tư 4,5,6 đã hoàn thành và có tổng giá trị là 56,76 tỷ. Các hạng mục còn lại có vốn đầu tư là 217 tỷ đang trong giai đoạn hoàn thành. * Danh mục đầu tư của DMC Bảng 3.3. Danh mục đầu tư của DMC STT Tên dự án Vốn đầu tư (tỷ đồng) 1 Góp vốn vào công ty cổ phần Dược DOMEDIC 9,0 2 Góp vốn vào nhà máy thức ăn thuỷ sản 45,0 3 Đầu tư nhà máy chiết xuất Dược liệu 57,0 4 Đầu tư xưởng sản xuất thuốc Non Beta- lactam 67,0 Tổng 178,0 Kết quả thực hiện: góp vốn vào công ty cổ phần Dược DOMEDIC là 9,0 tỷ. Còn các dự án khác đang trong giai đoạn hoàn chỉnh hồ sơ và mời thầu. Số tiền thu được do phát hành cổ phiếu chưa sử dụng được tạm dùng vào việc: ỹ Trả nợ vay ngân hàng : 71,7 tỷ ỹ Đầu tư tài chính : 10 tỷ ỹ Gửi ngân hàng : 60 tỷ ỹ Bổ sung vốn lưu động : 51,59 tỷ Ngoài ra DMC còn có các dự án đầu tư tới 2015 với mục tiêu đến 2015 phát triển DMC thành một tập đoàn hùng mạnh từ * Danh mục đầu tư của DMC Bảng 3.4. Danh mục đầu tư của IMP STT Tên dự án Vốn (tỷ đồng) 1. Đầu tư xây dựng nhà máy Cephalosporin 106 2. Đầu tư vào trung tâm bảo tồn và phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười. Đầu tư nhà máy sản xuất nguyên liệu Dược 20 3 Đầu tư vào hệ thống phân phối sản phẩm 20 4. Nâng cấp thiết bị hiện đại cho các nhà máy đã có 10 Tổng 156 Nhận xét: Qua các danh mục đầu tư ở trên ta thấy DHG là doanh nghiệp đầu tư dài hạn nhiều nhất là 273,76 tỷ, sau đó đến DMC với 178,0 tỷ và ít nhất là IMP 156 tỷ. Điều đó cho thấy ba doanh nghiệp đã có hướng đầu tư vào tài sản dài hạn, dịch chuyển dần nguồn vốn đang tồn tại phần lớn dưới dạng tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn sang TSCĐ để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và cơ cấu lại tài sản cũng như nguồn vốn. Sự tăng trưởng vốn CSH ở trên đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ba doanh nghiệp mà cụ thể ở tỷ số khả năng thanh toán và tỷ số đòn bẩy tài chính như sau: 3.1.2. Tỷ số khả năng thanh toán Tỷ số khả năng thanh toán của 03 doanh nghiệp được tổng hợp từ bản cân đối kế toán và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, và kết quả được trình bày ở bảng dưới đây. Bảng 3.5. Tỷ số khả năng thanh toán của ba doanh nghiệp khảo sát Đơn vị: Lần STT Chỉ tiêu Công ty Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Khả năng thanh toán ngắn hạn DHG 1,75 1,13 2,32 DMC 1,87 1,75 3,49 IMP 2,03 3,72 6,72 2 Khả năng thanh toán nhanh DHG 0,27 0.12 1,53 DMC 0,15 0,10 1,80 IMP 1,01 1,87 4,58 Nhận xét: a/. Hệ số thanh toán ngắn hạn (hệ số thanh toán hiện thời) Từ bảng 3.5 ta có biểu đồ sau: Hình 3.2. Khả năng thanh toán ngắn hạn của ba doanh nghiệp Ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của cả ba doanh nghiệp đều tăng trong năm 2007, IMP tăng cao nhất đạt 6,72 và thấp nhất là DHG với khả năng thanh toán ngắn hạn là 2,32. IMP là doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao nhất trong ba doanh nghiệp. b/. Khả năng thanh toán nhanh Từ bảng 3.5 ta có biểu đồ sau: Hình 3.3. Khả năng thanh toán nhanh của ba doanh nghiệp giai đoạn 2005- 2007 Nhìn vào biểu đồ ta thấy năm 2007 khả năng thanh toán nhanh của ba doanh nghiệp được tăng lên cao. Tăng cao nhất là IMP với 4,58 lần gấp gần 2,5 lần so với năm 2006 và 4,5 lần so với năm 2005. Khả năng thanh toán thấp nhất năm 2007 là 1,53 lần gấp 15 lần so với 2006 và trung bình là DMC với 1,8 lần. Như vậy ta thấy các hệ số thanh toán của 03 doanh nghiệp đều tăng dần từ năm 2005 đến 2007. Điều đó có nghĩa là ba năm vừa qua cả 03 doanh nghiệp càng ngày càng có khả năng thanh toán cao hơn và bằng giá trị thuần về TSLĐ, tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của mình các doanh nghiệp có thể dễ dàng trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Đây là một lợi thế cho các doanh nghiệp trong việc vay ngân hàng và tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư ngắn hạn cũng như dài hạn. 3.1.3. Tỷ số đòn bẩy tài chính (tỷ số cân đối vốn) Các tỷ số này cho biết mức độ mà doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Qua các báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán, các tỷ số đòn bẩy tài chính của 03 doanh nghiệp được tổng kết lại như sau: Bảng 3.6. Tỷ số đòn bẩy tài chính của ba doanh nghiệp khảo sát Chỉ tiêu Công ty Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (lần) DHG 0,55 0,65 0,31 DMC 0,41 0,42 0,22 IMP 0,46 0,32 0,13 Tỷ số nợ trên Vốn CSH (lần) DHG 1,23 1,83 0,45 DMC 0,71 0,72 0,28 IMP 0,87 0,30 0,14 Vốn CSH trên tổng tài sản (%) DHG 44,86 35,30 68,99 DMC 58,62 58,01 78,05 IMP 53,60 76,91 87,45 Nhận xét: a/. Tỷ số nợ/tổng tài sản Từ bảng 3.6 ta có biểu đồ sau: Hình 3.4. Tỷ số nợ trên tổng tài sản của ba doanh nghiệp Ta thấy năm từ năm 2005 đến 2007 tỷ số nợ trên tổng tài sản có xu hướng giảm dần và giảm nhanh nhất là năm 2007. Năm 2007 tỷ số này thấp nhất là IMP chỉ có 0,13 lần,, sau đó đến DMC 2,22 lần và cao nhất là DHG vơi 0,31 lần. DMC có tỷ số nợ trên tổng tài sản cao nhất là 0,65 lần vào năm 2006, DHG cao nhất là 0,55 vào năm 2005. b/. Tỷ số nợ/ vốn CSH Từ bảng 3.6 ta có biểu đồ sau: Hình 3.5. Tỷ số nợ trên vốn CSH của ba doanh nghiệp Ta thấy tương tự như tỷ số nợ trên tổng tài sản thì tỷ số nợ trên vốn CSH cũng có xu hưởng giảm dần và giảm nhanh hơn tỷ số nợ trên tổng tài sản. DHG giảm từ 1,83 năm 2006 xuống còn 0,45 năm 2007, DMC giảm gần 3 lần so vơi 2006 đạt 0,28 lần và năm 2007 thấp nhất là IMP với 0,14. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của vốn CSH do phát hành cổ phiếu ra công chúng nên làm giảm tỷ số nợ trên vốn CSH. c/. Tỷ số tự tài trợ (Vốn CSH/tổng tài sản) Từ bảng 3.6 ta có biểu đồ sau: Hình 3.6. Tỷ số tự tài trợ của ba doanh nghiệp Năm 2007 cả 03 doanh nghiệp đều có tỷ số tự tài trợ tăng cao. Trong đó tốc độ tăng của DHG cao nhất gấp 1,95 lần so với năm 2006. Nhưng lại thấp nhất trong 03 doanh nghiệp, IMP cao nhất là 87,45%. Tỷ số này tăng là do mức tăng khá cao của vốn CSH. Trong khi nợ phải trả lại không tăng mà có xu hướng giảm. Vốn đầu tư của CSH tăng do niêm yết cổ phiếu để huy động vốn và thặng dư vốn cổ phần cũng tăng đáng kể. Như vậy bằng vốn chủ sở hữu của mình doanh nghiệp có khả năng tự tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình mà không phải phụ thuộc vào bên ngoài. Qua phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính ta thấy năm 2007 cả 03 doanh nghiệp do tăng được một nguồn vốn lớn từ việc chào bán cổ phiếu ra công chúng nên đã có thêm nhiều vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải vay thêm các khoản nợ. Nợ vay giảm cùng với việc tăng tổng tài sản cũng như vốn CSH là nguyên nhân gây nên tỷ số nợ trên vốn CSH và tỷ số nợ trên tổng tài sản giảm còn tỷ số tự tài trợ lại cao. Ba doanh nghiệp có được điều đó là do huy động được một nguồn vốn lớn từ việc niêm yết cổ phiếu. Chính vì vậy tăng được khả năng tự chủ và giảm hệ số đòn bẩy tài chính. 3.2. Doanh thu, doanh thu hàng sản xuất Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để đáng giá hoạt động kinh doanh của ba doanh nghiệp sau khi lên sàn , khoá luận tiến hành khảo sát tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của ba doanh nghiệp 3.2.1. Tăng trưởng doanh thu Từ các bản báo cáo tài chính ta có bảng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu như sau: Bảng 3.7. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thucủa ba doanh nghiệp khảo sát Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu DHG DMC IMP 07 06 (+/-) 07/06 07 06 (+/-) 07/06 07 06 (+/-) 07/06 1 Tổng DT 1.285,2 873,07 47,20 813,19 661,95 22,84 454,42 527,28 -13,81 2 DT thuần 1.269,28 868,19 46,19 811,26 659,25 23,03 451,60 525,40 -14,05 3 DT sản xuất 1.201,60 805,50 45,75 420,11 344,40 21,95 427,73 492,05 -13,17 Nhận xét: Từ bảng 3.7 ta có biểu đồ sau: Hình3.7: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của 03 doanh nghiệp so với năm 2006 Doanh thu của DHG và DMC năm 2007 có sự tăng trưởng cao năm 2007 tổng doanh thu đạt 1.285,20 tỷ đồng đạt 47,2% so với năm 2006. Mức tăng trưởng doanh thu của DMC cũng lên tới 22,84% đạt 813.19 tỷ đồng...Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2007, hai doanh nghiệp có thêm vốn để hoạt động kinh doanh, mở rộng hệ thống phân phối, nâng cao sản xuất và các công tác kiểm tra chất lượng... Từ biểu đồ trên ta nhận thấy rằng DHG có mức tăng trưởng cao nhất sau đó đến DMC. Riêng đối với IMP, doanh thu năm 2007 lại giảm 13,81%, doanh thu hàng sản xuất giảm 13,17%. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2007 IMP không chạy theo doanh số mà chủ động cơ cấu lại sản phẩm, loại bỏ một số sản phẩm có hiệu quả kinh doanh thấp. Hơn nữa doanh thu năm 2006 cũng tăng do IMP thu được 133,69 tỷ doanh thu hàng sản xuất do chương trình thuốc chống cúm gia cầm của Bộ Y tế. Nếu không kể doanh thu này thì năm 2007 doanh thu của IMP tăng 15,23% trong đó doanh thu hàng sản xuất tăng 19,18%. Trong cơ cấu doanh thu thì doanh thu hàng sản xuất cũng chiếm tỷ trọng rất lớn: DHG cao nhất là 94,67%, IMP là 94,71% và DMC thấp nhất là 92,78%. Như vậy, cả 03 doanh nghiệp đều có tỷ trọng lớn về sản xuất vì vậy đầu tư vào TSCĐ để nâng cao năng suất là hướng đi đúng đắn của cả ba doanh nghiệp. Do có sự tăng trưởng doanh thu ở trên nên năng lực hoạt động của doanh nghiệp cũng có sự thay đổi lớn 3.2.2. Các tỷ số năng lực hoạt động Bảng 3.8. Tỷ số năng lực hoạt động của ba doanh nghiệp khảo sát Đơn vị: Lần STT Khoản mục Công ty Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Vòng quay hàng tồn kho DHG 4,89 3,98 4,09 DMC 4,89 4,07 3,81 IMP 2,34 4,04 3,17 2 Hiệu suất sử dụng TSCĐ DHG 8,59 5,66 4,73 DMC 7,85 6,07 5,38 IMP 12,06 11,87 4,59 3 Hiệu suất sử dụng tài sản DHG 1,89 1,79 1,35 DMC 2,13 1 ,73 1,37 IMP 1,07 1,72 0,79 Nhận xét: a/. Vòng quay hàng tồn kho Từ bảng 3.8 ta có biểu đồ sau: Hình 3.8. Vòng quay hàng tồn kho của ba doanh nghiệp Qua bảng tổng kết tỷ số năng lực hoạt động trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho có sự biến đổi không ổn định ở cả 03 doanh nghiệp trong các năm. Năm 2007 vòng quay HTK của DHG tăng không đáng kể đạt 4,09 giảm số ngày luân chuyển từ 90 ngày năm 2006 xuống còn 88 ngày năm 2007. Còn vòng quay HTK của DMC và IMP đều giảm trong đó IMP giảm nhiều nhất từ 4,04 năm 2006 xuống còn 3,17 năm 2007. b/. Hiệu suất sử dụng TSCĐ Từ bảng 3.8 ta có biểu đồ sau: Hình 3.9. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của ba doanh nghiệp Năm 2007 là năm cả 03 doanh nghiệp đều có hiệu suất sử dụng TSCĐ thấp hơn nhiều so với năm 2006 và 2005. DMC cao nhất với vòng quay TSCĐ là 5,38 còn IMP thấp nhất là 4,59, và DHG giữ vòng quay tài sản cố định trung bình là 4,73. Nguyên nhân chủ yếu là do cả 03 doanh nghiệp đều sử dụng phần vốn huy động được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng để đầu tư vào mua TSCĐ. Tuy doanh thu thuần của cả ba doanh nghiệp đều tăng nhưng tốc độ không nhanh bằng tốc độ tăng tài sản cố định, vì vậy vòng quay TSCĐ trong năm 2007 giảm. c/. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Từ bảng 3.8 ta có biểu đồ sau: Hình 3.10. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của cả 03 doanh nghiệp đều giảm. Trong đó năm 2007 IMP giảm nhiều nhất chỉ có 0,79 và DMC cao nhất là 1,37. Nguyên nhân chủ yếu cũng do tốc độ tăng tổng tài sản quá nhanh vượt tốc độ tăng của doanh thu. Do có thêm số tiền phát hành cổ phiếu đem lại nên tổng tài sản tăng cao và chủ yếu tồn tại dưới dạng TSLĐ. 3.3. Lợi nhuận 3.3.1. Tăng trưởng lợi nhuận Bảng 3.9. Lợi nhuận của ba doanh nghiệp năm 2007 Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu DHG DMC IMP 2007 2006 (+/-) 07/06 (%) 2007 2006 (+/-) 07/06 (%) 2007 2006 (+/-) 07/06 (%) 1 LN từ SXKD 126,90 86,91 46,01 63,79 53,04 20,27 61,13 44,31 37,96 2 LNTT 127,09 87,06 45,98 64,26 54,04 18,91 63,23 47,11 34,21 3 LNST 128,31 87,06 47,37 64,18 48,60 32,06 54,52 42,28 28,96 Nhận xét: Từ bảng 3.9 ta có biểu đồ sau: Hình3.11. Lợi nhuận sau thuế và mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế Nhìn chung cả ba doanh đều có mức tăng trưởng lợi nhuận rất cao. Trong đó DHG vẫn khẳng định mình là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược bằng tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 46,01%, LNTT tăng 45,98% và LNST tăng 47,37%. IMP tuy có sự giảm doanh thu song do cơ cấu lại sản phẩm, công ty cắt giảm một số mặt hàng có lãi suất kém. Vì vậy mức tăng trưởng lợi nhuận vẫn rất cao, LNST đạt mức tăng trưởng là 29,96% 3.3.2. Tỷ số khả năng sinh lợi Lợi nhuận đạt mức tăng trưởng cao nhưng nó có ảnh hưởng đến các tỷ suất lợi nhuận như thế nào, khoá luận tiến hành khảo sát các tỷ suất lợi nhuận. Từ bản cáo bạch và bản báo cáo tài chính của ba doanh nghiệp ta có bảng sau: Bảng 3.10. Tỷ số khả năng sinh lời của ba doanh nghiệp Đơn vị:% Chỉ tiêu Công ty Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 LNST/DTT (ROS) DHG 10,00 10,03 10,01 DMC 6,37 7,37 8,57 IMP 7,85 8,05 12,03 Ln từ hoạt động SXKD/ DTT DHG 9,84 8,87 9,99 DMC 7,91 8,04 7,68 IMP 8,86 8,43 13,54 ROE= LNST/VCSH DHG 42,28 51,08 19,54 DMC 23,15 22,01 15,05 IMP 15,69 18,05 10,95 ROA= LNST/TTS DHG 18,95 18,03 13,48 DMC 13,57 12,78 11,77 IMP 8,41 13,88 9,57 Nhận xét: a/. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm (LNST/DTT) Từ bảng 3.10 ta có: Hình 3.12. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩmcủa ba doanh nghiệp Qua biểu đồ trên ta thấy Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm năm 2007 của DHG hầu như ổn định như năm 2005 đến 2007 trung bình là 10,01%, còn của DMC năm 2007 tăng chút ít đạt 8,57% và IMP tăng nhiều nhất đạt 12,03%. Nguyên nhân là do năm 2007 tuy doanh thu của cả 03 doanh nghiệp có tăng nhưng chi phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng nên tỷ suất doanh lợi sản phẩm tăng không đáng kể. b/. Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động SXKD trên doanh thu thuần Từ bảng 3.10 ta có biểu đồ sau: Hình3.13. Tỷ suất lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh trên doanh thu thuần Ta thấy lợi nhuân từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên doanh thu thuần của IMP là cao nhất 13,54% và DMC là thấp nhất 7,68%. Còn DHG giữ mức trung bình là 9,99%. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thuần năm 2007 của IMP giảm trong khi lợi nhuận từ hoạt động SXKD lại tăng. Vì vậy nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của IMP cao nhất. Còn DHG và DMC thì tỷ số này khá ổn định trong ba năm, do tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đều tương đương nhau c/. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) ROE là chỉ số mà các nhà đầu tư quan tâm nhất . Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH cho biết khả năng sinh lãi của vốn CSH trong một năm, 100 đồng vốn CSH đầu tư kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Các nhà quản trị doanh nghiệp rất chú trọng tăng mức ROE của doanh nghiệp để thu hút các nhà đầu tư, đầu tư vào doanh nghiệp. Từ bảng 3.10 ta có biểu đồ về ROE của ba doanh nghiệp như sau: Hình3.14. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Qua bảng trên ta thấy ROE của cả 03 doanh nghiệp năm 2007 đều giảm. Điều này cho thấy rằng năm 2007 khả năng sinh lời vốn CSH giảm hay nói cách khác là hoạt động của vốn CSH là kém hiệu quả hơn trong năm 2007. Trong đó DHG giảm mạnh nhất từ 51,08% năm 2006 xuống còn 19,54% năm 2007. Nhưng so với hai doanh nghiệp còn lại thì ROE của DHG lại cao nhất là 19,54%, sau đó đến DMC là 15,05% và IMP với 10,95%. Vì vậy DHG vẫn là doanh nghiệp thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư hơn cả. Có một hiện tượng tồn tại chung cho cả 03 doanh nghiệp là sau đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng thì doanh nghiệp được tăng lên một nguồn vốn lớn tồn tại dưới dạng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên do chưa kịp phân bổ và sử dụng nó một cách hợp lý nên khả năn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7744.doc
Tài liệu liên quan