MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khi xã hội ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch ngày lại càng phổ biến hơn bao giờ hết. Đối với các nước phát triển du lịch đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với người dân nhằm thoả mãn các nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm…Còn đối với các nước đang phát triển mặc dù nhu cầu đó có phần giảm bớt tuy nhiên lượng người đi du lịch vẫn là một con số đáng kể.
Việt Nam
46 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3401 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Du lịch Hoàng Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, đất nước của những người dân hiếu học, cần cù lao động, say mê sáng tạo cũng không nằm ngoài trào lưu đó. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà, nhu cầu trao đổi thông tin, giao lưu, học hỏi, mở rộng cánh cửa hội nhập để hoà mình cùng sự đi lên của nền kinh tế thế giới là hàng loạt các lĩnh vực khác của xã hội bị cuốn theo. Nhu cầu đi du lịch cũng là một trong các yếu tố bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của nền kinh tế. Năm 2007 lượt người Việt Nam đi du lịch lên tới 4,2 triệu người vượt mức tăng trưởng so với năm 2006 là 17,2%. Đi du lịch trở thành hiện tượng phổ biến, một nhu cầu tối thiểu của người dân với các mục đích khác nhau. Bên cạnh đó Việt Nam còn là đất nước của những thắng cảnh đẹp. Của một nền văn hoá đặc sắc hấp dẫn khách du lịch quốc tế. Với 7 di sản thiên nhiên và văn hoá thế giới đã được Unesco công nhận, đặc biệt là Vịnh Hạ Long di sản đang được công nhận là một trong 7 kì quan của thế giới. Việt Nam thực sự là điểm đến thuyết phục và lôi cuốn khách du lịch rất nhiều. Chính vì vậy ngành du lịch Việt Nam đang có những cơ hội lớn để hội nhập và phát triển. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu đi du lịch của một số lượng khách lớn ( cả nội địa và quốc tế), các dịch vụ không ngừng đua nhau xuất hiện nhằm đáp ứng khả năng phục vụ tối ưu cho du khách như các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí… Đặc biệt với vai trò trung gian liên kết khách hàngvới các nhà cung ứng dịch vụ, hàng hoá khác tạo tâm lí hoàn toàn yên tâm cho khách du lịch, các công ty lữ hành ra đời như một nhu cầu tất yếu. Theo thống kê có tới 80% khách du lịch quốc tế sử dụng các dịch vụ của nghành lữ hành, khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích khi họ tìm đến các công ty lữ hành, ưu điểm lớn nhất mà khách du lịch nhận được đó chính là tâm lí hoàn toàn yên tâm cho suốt lộ trình chuyến đi, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Được sự quan tâm của nhà nước và trong xu thế hội nhập quốc tế, các công ty lữ hành ở nước ta xuất hiện ngày càng nhiều. Công ty Cổ phần Du lịch Hoàng Nguyên cũng ra đời trong thời gian này. Được thành lập năm 2005. Công ty Cổ phần Du lịch Hoàng Nguyên với lĩnh vực kinh doanh chính là lữ hành đang ngày từng bước đi lên.
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty là việc rất cần thiết cho một sinh viên chuyên nghành du lịch sắp tốt nghiệp. Với mong muốn phân tích,tìm hiểu, xem xét và đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm về cách thức hoạt động của một công ty lữ hành nhằm phân tích thực trạng kinh doanh của công ty trong giai đoạn hiện nay, qua đó phần nào thấy được tình trạng phát triển của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về làm du lịch cho bản thân, em xin chọn đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch Hoàng Nguyên” làm đề tài để viết chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong chuyên đề này phạm vi nghiên cứu tập trung vào các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh doanh lữ hành như kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế, các chiến lược kinh doanh, hiệu quả kinh doanh…
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và xử lý số liệu
- Quan sát trực tiếp
- Tham khảo các giáo trình về du lịch lữ hành
…
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Lịch Hoàng Nguyên giai đoạn 2005 - 2007.
Trên cơ sở đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, có thể tóm tắt nội dung của khoá luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động kinh doanh lữ hành
Chương 2: Thực trạng kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch Hoàng Nguyên
Chương 3: Một số khuyến nghị và giải pháp với hoạt động kinh doanh của công ty
Trên đây là toàn bộ các vấn đề được đề cập trong nội dung của chuyên đề mà em muốn được trình bày. Để hoàn thành được chuyên đề này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Dân lập Phương Đông, các anh chị trong công ty Cổ phần Du lịch Hoàng Nguyên nơi em thực tập đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành tốt chuyên đề này. em xin được trân trọnggửi lời tới tất cả các thầy cô trong Khoa, cùng các anh chị lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Đặc biệt là thầy PGS –TS Trần Đức Thanh người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 25 tháng 3 năm 2008
Sinh viên
Đặng Thị Thuỷ
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH
Kinh doanh lữ hành
1.1.1. Một số định nghĩa
Hiện nay, tồn tại khá nhiều định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp lữ hành xuất phát từ các góc độ khác nhau trong việc nghiên cứu các doanh nghiệp lữ hành. Mặt khác bản thân hoạt động du lịch nói chung và lữ hành du lịch nói riêng có nhiều biến đổi theo thời gian. Trong mỗi giai đoạn phát triển hoạt động lữ hành du lịch luôn có những hình thức và nội dung mới.
Trong cuốn “Từ điển quản lý du lịch, khách sạn và nhà hàng”, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa rất đơn giản: là các pháp nhân tổ chức và bán các chương trình du lịch.
Theo nghĩa rộng:”Kinh doanh lữ hành là việc đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình chuyển giao sản phẩm thực hiện giá trị sử dụng hoặc làm tăng giá trị sử dụng của nó dể chuyển giao sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích lợi nhuận”. Kinh doanh lữ hành được thực hiện bởi các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Bất cứ doanh nghiệp nào được pháp luật cho phép và có thực hiện kinh doanh lữ hành đều được gọi là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
Theo nghĩa hẹp: Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi”, đồng thời quy định rõ doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm: kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Như vậy, theo khái niệm này, kinh doanh lữ hành ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp và được xác định một cách rõ ràng về sản phẩm là chương trình du lịch trọn gói.
Trong giai đoạn hiện nay, nhiều doanh nghiệp lữ hành có phạm vi hoạt động rộng lớn mang tính toàn cầu và trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động du lịch, các doanh nghiệp lữ hành đồng thời sở hữu các tập đoàn khách sạn, các hãng hàng không, tàu biển hay trong các ngân hàng như Công ty Cổ phần Du lịch Hà Nội, Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh…
Từ đó có thể hiểu một cách tổng quát về doanh nghiệp lữ hành như sau: “ Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu đi du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
1.1.2. Các loại hình kinh doanh lữ hành
Kinh doanh đại lí lữ hành( Travel sub- Agency business) là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng kí nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn, tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng.
Theo điều 25 của Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999/PL- UBTVQH 10) các loại hình kinh doanh du lịch bao gồm: kinh doanh lữ hành ( nội địa và quốc tế), kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch và kinh doanh các dịch vụ khác (thể thao, vui chơi, giải trí…)
Kinh doanh lữ hành nội địa là việc tổ chức cho khách là công dân một nước, những người cư trú tại một nước đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ nước đó.
Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc tổ chức đưa khách ra nước ngoài hoặc đưa khách từ nước ngoài vào nước sở tại.
Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch là kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều bãi cắm trại cho thuê, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu.
Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là kinh doanh các phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch. Phương tiện vận chuyển bao gồm phương tiện đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không.
Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác như kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí, câu lạc bộ văn hoá, thể dục thể thao, chưa được quy định cụ thể trong điều này.
1.2. Vai trò của doanh nghiệp lữ hành
Khỏch du lịch
Cỏc cụng ty lữ hành du lịch
Các cơ quan du lịch vùng, quốc gia.
Tài nguyờn du lịch
(Thiờn nhiờn, nhõn tạo…)
Kinh doanh vận chuyển
(Hàng khụng, ễ tụ…)
Kinh doanh lưu trỳ, ăn uống (Khỏch sạn, cửa hàng….)
Sơ đồ 1. Vai trũ của doanh nghiệp lữ hành du lịch trong mối quan hệ cung - cầu du lịch
Sơ đồ trên cho thấy vai trũ của doanh nghiệp lữ hành trong việc thực hiện quan hệ cung - cầu du lịch, đó là:
Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của cỏc nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm cả các nhà cung cấp du lịch. Trên cơ sở đó, rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch.
Tổ chức các chương trỡnh du lịch trọn gúi. Các chương trỡnh này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi, giải trí… thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của khách. Các chương trỡnh du lịch trọn gúi sẽ xoá bỏ tất cả những khó khăn lo ngại của khách du lịch, tạo cho họ sự an tâm, tin tưởng vào thành công của chuyến du lịch.
Các doanh nghiệp lữ hành lớn, với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phong phú từ các công ty hành không tới các chuỗi khách sạn, hệ thống ngõn hàng…, đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên tới khâu cuối cùng.
Khi sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp lữ hành, khách du lịch thu được nhiều lợi ích như:
Khi mua các chương trỡnh du lịch trọn gúi, khỏch du lịch đó tiết kiệm được cả thời gian và chi phí cho việc tỡm kiếm thụng tin, tổ chức sắp xếp bố trớ cho chuyến du lịch của họ. Khách du lịch cũng sẽ được thừa hưởng những tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức du lịch tại các doanh nghiệp lữ hành, các chương trỡnh vừa phong phỳ, hấp dẫn vừa tạo điều kiện cho khách du lịch thưởng thức một cách khoa học nhất.
Một lợi thế khác là mức giá thấp của các chương trỡnh du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành có khả năng giảm giá thấp hơn rất nhiều so với mức giá công bố của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, điều này đảm bảo cho các chương trỡnh du lịch luụn cú mức giỏ “hấp dẫn” đối với khách. Trước khi khách quyết định mua và tiêu dung sản phẩm du lịch của doanh nghiệp, các doanh nghiệp lữ hành giúp cho khách du lịch hỡnh dung được phần nào về đặc điểm của sản phẩm ấy thông qua hoạt động quảng cáo, giới thiệu cho khách. Khi đó các ấn phẩm quảng cáo, và ngay cả những lời hướng dẫn của các nhân viên bán sẽ là những ấn tượng ban đầu về sản phẩm du lịch mà khách đang do dự nên chọn hay khụng?.
Đối với nhà sản xuất hành hoá dịch vụ du lịch, họ sẽ nhận được lợi ớch sau:
Các doanh nghiệp lữ hành cung cấp những nguồn khách lớn, ổn định và có kế hoạch. Mặt khác trên cơ sở các hợp đồng ký kết giữa hai bờn cỏc nhà cung cấp đó chuyển bớt một phần những rủi ro cú thể xảy ra tới cỏc doanh nghiệp lữ hành.
Các nhà cung cấp được các doanh nghiệp lữ hành quảng cáo, khuếch trương. Bởi vỡ, dịch vụ của nhà cung cấp là một phần trong sản phẩm tour hoàn chỉnh của doanh nghiệp lữ hành. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, khi khả năng tài chính cũn hạn chế, thỡ mối quan hệ với các doanh nghiệp lữ hành lớn trên thế giới là phương pháp quảng cáo hữu hiệu đối với thị trường du lịch quốc tế.
1.3. Kênh phân phối trong kinh doanh lữ hành
Kênh phân phối sản phẩm chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành được hiểu là một hệ thống tổ chức dịch vụ nhằm tạo ra các điểm bán và cách tiếp cận sản phẩm thuận tiện cho người tiêu dùng du lịch ở ngoài địa điểm diễn ra quá trình sản xuất và tiêu dùng.
- Kênh phân phối sản phẩm du lịch khác biệt so với kênh phân phối sản phẩm là hàng hoá vật thể ở chỗ:
- Người ta phải dùng phương triện vận chuyển để đưa người tiêu dùng đến với sản phẩm.
- Kênh phân phối chương trình du lịch trọn gói thực chất là việc đưa thông tin tác động trực tiếp đến khác du lịch và đưa khách du lịch đến với sản phẩm du lịch.
-Kênh phân phối sản phẩm du lịch gồm cả kênh trực tiếp và kênh gián tiếp mà chủ yếu các chương trình du lịch trọn gói được bán thông qua các công ty lữ hành.
Mỗi công ty lữ hành đều có phương thức riêng để thiết lập kênh phân phối sản phẩm của mình như là một vũ khí cạnh tranh tiềm tàng. Có nhiều cách phân phối đã được áp dụng cũng đã mang lại thành công hay thất bại cho nhiều công ty.
Khi thiết kế kênh phân phối cần chú ý tới một số yếu tố sau:
-Đối tượng khách mà công ty hướng tới (thị trường mục tiêu).
-Số lượng trung gian sẽ sử dụng.
-Loại trung gian sẽ sử dụng.
Thông thường các chương trình du lịch trọn gói được bán bằng chính các công ty lữ hành (là người liên kết các sản phẩm đơn lẻ thành chương trình du lịch trọn gói) hoặc thông qua những điểm bán lẻ của chính công ty. Ngoài ra chương trình du lịch trọn gói còn được bán thông qua kênh phân phối là công ty gửi khách, các đại lý du lịch, các văn phòng du lịch,…
Căn cứ vào mối quan hệ với khách du lịch mà các kênh tiêu thụ được phân thành hai loại:
- Kênh tiêu thụ sản phẩm trực tiếp: doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với khách không qua bất cứ một trung gian nào. Các kiểu tổ chức kênh như sau:
+ Sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp đến chào và bán hàng trực tiếp cho khách du lịch trong đó đặc biệt chú ý đến bán hàng cá nhân.
+ Trực tiếp sử dụng văn phòng hoặc các chi nhánh trong và ngoài nước để làm cơ sở bán chương trình du lịch.
+ Mở các văn phòng đại diện, các điểm bán lẻ của doanh nghiệp. Sử dụng hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là hệ thống nối mạng tổ chức bán chương trình du lịch cho khách tại nhà (đây là chiến lược mà công ty cổ phần du lịch Hoàng Nguyên áp dụng thường xuyên).
- Kênh tiêu thụ sản phẩm gián tiếp:
+ Đặc điểm của loại kênh này là quá trình mua – bán sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành được uỷ nhiệm cho các doanh nghiệp lữ hành khác làm đại lý tiêu thụ hoặc với tư cách là doanh nghiệp lữ hành gửi khách. Doanh nghiệp sản xuất chương trình du lịch sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về sản phẩm mà mình uỷ thác, về chất lượng các dịch vụ trong đó có chương trình đã bán cho khách.
Bên cạnh tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp còn phải đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để hỗ trợ thêm cho quá trình bán hàng như tuyên truyền trên báo hình, báo nói, báo viết về các điểm du lịch, tuyến điểm du lịch mới, các chương trình du lịch mới.
Đối với các kênh tiêu thụ gián tiếp hoạt động với tư cách là người mua cho khách hàng của họ. Họ là những doanh nghiệp độc lập có quyền hạn và chiến lược kinh doanh riêng, trong nhiều trường hợp quan điểm của các doanh nghiệp lữ hành gửi khách, các đại lý lữ hành rất khác với quan điểm của doanh nghiệp lữ hành gửi khách khác. Vì vậy để tiêu thụ được nhiều chương trình du lịch trọn gói doanh nghiệp lữ hành nhận khách cần dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp lữ hành gửi khách, các đại lý lữ hành, tức là thực hiện chiến lược đẩy.
Để quản lý các kênh tiêu thụ doanh nghiệp kênh doanh lữ hành nhận khách cần sử dụng 3 phương pháp phổ biến là hợp tác, thiết lập mối quan hệ thành viên, xây dựng kế hoạch tiêu thụ và đạt định mức tiêu thụ cho các doanh nghiệp gửi khách và các đại lý lữ hành độc lập. Đánh giá hoạt động của các kênh tiêu thụ theo những tiêu chuẩn như số chuyến du lịch, số lượt khách, doanh thu đạt được, độ chính xác của các hợp đồng, mức độ hợp tác trong các chương trình xúc tiến và các thông tin thị trường mà họ cung cấp.
- Kênh phân phối sản phẩm lữ hành quốc tế.
Những đặc điểm, tính chất và cơ chế hoạt động của hệ thống sản phẩm du lịch quốc tế sẽ có ảnh hưởng quyết định tới việc lựa chọn các biện pháp marketing thích hợp. Đi chệch khỏi quỹ đạo của kênh phân phối các biện pháp marketing hoặc là sẽ không có hiệu quả hoặc thậm chí sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.
Các chương trình du lịch trọn gói ra nước ngoài là sản phẩm chính của doanh nghiệp lữ hành, có vị trí then chốt trong các kênh phân phối sản phẩm du lịch quốc tế. Bên cạnh đó các kênh phân phối còn tiêu thụ các sản phẩm đơn lẻ khác như vé máy bay, đặt chỗ khách sạn… có thể nói hệ thống sản phẩm du lịch quốc tế là một trong những hệ thống phân phối phức tạp và đa dạng nhất trên thị trường hàng hoá dịch vụ. Có thể khái quát kênh phân phối sản phẩm du lịch quốc tế như sau:
“Kênh phân phối sản phẩm du lịch quốc tế là hình thức phối hợp của các tổ chức và cá nhân nhằm cung cấp các hàng hoá dịch vụ du lịch của các nhà cung cấp tới khách du lịch tiềm năng một cách thuận tiện và dễ dàng hơn”
Xuất phát từ hai đặc điểm lớn và đặc trưng nhất của cầu du lịch là ở cách xa so với cung du lịch và tính chất tổng hợp của nó, phần lớn các sản phẩm du lịch được phân phối qua kênh gián tiếp (đại lý lữ hành, các công ty gửi khách).
Tại thị trường gửi khách, đại lý lữ hành là đại lý cho các nhà cung cấp chủ yếu như công ty lữ hành, hãng hàng không, khách sạn, tàu biển, bảo hiểm.
Chương trình du lịch là sản phẩm chủ yếu của các công ty lữ hành được tiêu thụ thông qua các đại lý lữ hành. Ở đây các công ty lữ hành đóng vai trò là nhà sản xuất, còn các đại lý lữ hành là nhà phân phối nhằm thu hoa hồng. Giữa các công ty lữ hành và đại lý lữ hành luôn được thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết. Mối quan hệ liên kết này còn được thắt chặt hơn bởi sự phức tạp của hệ thống pháp lý và các quy định chặt chẽ của các hiệp hội kinh doanh du lịch.
NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỆT NAM
DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH QUỐC TẾ VIỆT NAM
DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH NƯỚC NGOÀI
ĐẠI LÝ LỮ HÀNH NƯỚC NGOÀI
KHÁCH DU LỊCH NƯỚC NGOÀI
Đối với Việt Nam, kênh phân phối chương trình du lịch quốc tế của doanh nghiệp lữ hành được thực hiện chủ yếu qua kênh phân phối dài và là loại kênh phân phối ngang.
Sơ đồ 2: Kênh phân phối ngang trong kinh doanh lữ hành
Nguồn: Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành TS Nguyễn Văn Mạnh
Người bán trực tiếp sản phẩm du lịch cho khách là các đại lý lữ hành ở các thị trường gửi khách (nơi phát sinh nguồn khách).
Sản phẩm mang thương hiệu của các doanh nghiệp lữ hành gửi khách. Một doanh nghiệp lữ hành gửi khách có thể bán chương trình du lịch cho một hoặc nhiều đoạn thị trường trên thị trường du lịch toàn cầu.
Các doanh nghiệp lữ hành nhận khách ở Việt Nam rất khó có cơ hội tiếp cận để bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng là khách du lịch người nước ngoài, thậm chí bán thông qua đại lý lữ hành nước ngoài.
Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp lữ hành nhận khách ở Việt Nam và doanh nghiệp lữ hành gửi khách ở nước ngoài phải dựa trên lợi ích kinh tế, trong đó các doanh nghiệp lữ hành nhận khách phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản: Chi phí phục vụ thấp nhất (giá rẻ) cho các doanh nghiệp lữ hành gửi khách, bảo đảm chất lượng thực hiện tour cho người tiêu dùng cuối cùng (khách du lịch).
Để chủ động hơn nhằm phát huy tối đa năng lực của mình, tăng cường khả năng cạnh tranh, thắt chặt mối quan hệ với thị trường khách du lịch ngoài nước các doanh nghiệp cần tập trung sức mạnh cạnh tranh, xây dựng và quảng bá thương hiệu, đặt các văn phòng hoặc chi nhánh ở ngoài nước (nơi thị trường có quy mô lớn) và phát triển hình thức đại lý lữ hành đặc quyền.
1.4. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành:
Doanh nghiệp lữ hành thực hiện các chức năng môi giới, tổ chức sản xuất và khai thác. Với chức năng môi giới, doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và các nhà cung ứng cơ bản của hoạt động lữ hành được quy định bởi đặc trưng của sản phẩm du lịch và kinh doanh du lịch. Với chức năng sản xuất, doanh nghiệp lữ hành xây dựng các chương trình du lịch trọn gói phục vụ nhu cầu của khách.
Ngoài ra, doanh ngiệp lữ hành còn khai thác các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của khách như các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển…
Để thực hiện tốt các chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành còn khai thác dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách như các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển.
Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ các sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch.
Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Các chương trình trọn gói sẽ xoá bỏ tất cả những khó khăn, lo ngại của khách du lịch. Đồng thời tạo cho họ sự yên tâm, tin tưởng vào sự thành công của chuyến du lịch do các doanh nghiệp lữ hành cung cấp.
1.5. Phân loại doanh nghiệp lữ hành
Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp lữ hành. Mỗi quốc gia có một cách phân loại phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt động du lịch tại quốc gia đó. Thông thường, doanh nghiệp lữ hành được phân loại theo các tiêu thức: sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ trung gian, du lịch trọn gói, phạm vi hoạt động, quy mô và phương thức hoạt động, quan hệ của công ty lữ hành với khách du lịch, quy định của các cơ quan quản lý du lịch.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp lữ hành được chia làm 3 loại cơ bản là doanh nghiệp lữ hành quốc tế, doanh nghiệp lữ hành nội địa và đại lý lữ hành, được thể hiện qua sơ đồ sau:
Các công ty lũ hành
Các đại lý du lịch (lữ hành)
- Các công ty lữ hành
- Các công ty du lịch (CTLH – CTDL)
Các công ty lữ hành gửi khách
Các công ty lữ hành nhận khách
Các công ty lữ hành tổng hợp
Các điểm bán độc lập
Các đại lý du lịch
bán lẻ
Các đại lý du lịch bán buôn
Các công ty lữ hành
Các công ty lữ hành nội địa
Sơ đồ 3: Phân loại các Công ty lữ hành
Nguồn: Giáo trình Quản tri kinh doanh lữ hành
Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: có trách nhiệm xây dựng, bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc kí hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa.
Doanh nghiệp lữ hành nội địa: có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện nhiệm vụ chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam.
Đại lý lữ hành: là doanh nghiệp lữ hành mà hoạt động chủ yếu là làm trung gian cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế hoặc nội địa, tham gia bán các chương trình du lịch, cung cấp thông tin và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng, đồng thời thực hiện một hay nhiều công đoạn do các doanh nghiệp lữ hành uỷ thác.
1.5. Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành:
Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự phong phú, độc đáo của sản phẩm cung cấp cho doanh nghiệp lữ hành. Căn cứ vào tính chất và nội dung có thể chia các sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành thành 3 nhóm cơ bản; các dịch vụ trung gian, chương trình du lịch trọn gói, hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp.
Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp. Trong hoạt động này, các đại lý du lịch thực hiện các hoạt động bán sản phẩm của các nhà sản xuất tới khách du lịch. Các đại lý du lịch không tổ chức sản xuất các sản phẩm của bản thân đại lý, mà chỉ hoạt động như một đại lý bán hoặc một điểm bán sản phẩm của các nhà sản xuất du lịch. Các dịch vụ trung gian sản xuất bao gồm: đăng ký đặt chỗ khánh sạn và phương tiện vận chuyển, bán vé máy bay và các loại phương tiện khác( tàu thuỷ, đường sắt, ô tô), môi giới cho thuê xe ô tô và bán bảo hiểm cùng các dịch vụ môi giới trung gian khác.
Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp. Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các doanh nghiệp lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhà sản xuất ở mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian.
Hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp là doanh nghiệp lữ hành có thể mở rộng quy mô hoạt động của mình, trở thành những người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch. Do đó các doanh nghiệp lữ hành lớn trên thế giới hoạt động hầu hết ở các lĩnh vực có liên quan đến du lịch như: kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí, vận chuyển du lịch ( hàng không, đường thuỷ…), các dịnh vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch (điển hình là American Express). Các dịnh vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch. Hoạt động lữ hành du lịch càng phát triển thì hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành sẽ càng phong phú.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH HOÀNG NGUYÊN
2.1. Khái quát về Công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Du lịch Hoàng Nguyên
Tên giao dịch: hoang nguyên tourist joint sock company
Trụ sở: 27 Quán Thánh – Ba Đình – Hà Nội – Việt Nam
ĐT: (84.4) 7346940/41 – Fax: (84.4)734 6947
Email: hoangnguyentourist@vnn.vn
Website: hoangnguyentuorist.com.vn
Do thị trưòng khách chính của công ty là khách đến từ Mỹ nên công ty có thêm một văn phòng đặt tại Mỹ để trực tiếp đưa khách vào trong nước khi khách có nhu cầu.
Địa chỉ văn phòng đặt tại Mỹ:
Address: 15131 Weststate St, Westminster CA 92638
Phone: (714) 889 70 15/ 16 – Fax: (714) 889 70 17
Email: us-office@hoangnguyentuorist.com.vn
Là một doanh nghiệp tư nhân do các cổ đông góp vốn sáng lập nên, Công ty cổ phần Du lịch Hoàng Nguyên có đầy đủ tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, sử dụng con dấu riêng theo thể chế quy định của nhà nước. Được phòng đăng kí kinh doanh, sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 0103009299 theo quyết định của phòng kinh doanh ngày 20/09/2005 với ngành nghề kinh doanh chính trong lĩnh vực lữ hành như: Lữ hành quốc tế và nội địa, kinh doanh hướng dẫn du lịch, kinh doanh vận chuyển du lịch
Công ty Cổ phần du lịch Hoàng Nguyên bắt đầu hoat động từ tháng 9 năm 2005. Trụ sở của công ty đặt tại số 27 Quán Thánh Ba Đình Hà Nội. Thời gian đầu mới được thành lập, ban lãnh đạo của công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển mộ và đào tạo nhân viên cũng như việc tìm kiếm thị trường. Thời gian đầu số lượng nhân viên của công ty chỉ có hơn 10 người (Bao gồm cả ban lãnh đạo công ty). Giai đoạn này phần lớn các nhân viên của công ty đều tập trung cho hoạt động Marketing nhằm giới thiệu hình ảnh của công ty còn non trẻ bắt đầu tiếp cận với thị trường.
Ban lãnh đạo công ty cũng đưa ra nhiều phương án, kế hoạch kinh doanh cả về lữ hành quốc tế và nội địa, việc tìm hiểu, tiếp cận thị trường khách và các công ty cung cấp hàng hoá và dịnh vụ có liên quan cũng được đưa ra bàn bạc kỹ lưỡng. Những tour du lịch đầu tiên mà công ty tổ chức chủ yếu là phục vụ cho việc đưa các Việt Kiều từ Mỹ trở về Việt Nam, tổ chức đưa đón khách tới dự các hội nghị hội thảo trong nước và quốc tế. Đó thường là những người quen hoặc có mối quan hệ nhất định với các thành viên của hội đồng quản trị cũng như các nhân viên của công ty. Dần dần các mối quan hệ được thiết lập bền vững và rộng rãi hơn nhờ sự giới thiệu giữa những người đã từng mua sản phẩm của công ty với bạn bè của họ. Có được điều này là do công ty đã duy trì được chất lượng sản phẩm khá tốt cùng với giá cả hợp lý. Kinh nghiệm kinh doanh vì thế cũng tăng dần cùng với thời gian. Giai đoạn tiếp theo công ty tập trung vào việc quảng bá hình ảnh của mình bằng nhiều biện pháp, điều này được thể hiện qua chiến lược kinh doanh của công ty như xúc tiến các hoạt động Marketing, việc in ấn các chương trình du lịch, việc đưa các thông tin về công ty thông qua mạng internet.
Bên cạnh việc quảng cáo công ty vẫn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, các tuor, tuyến của công ty đưa ra luôn có sự chọn lọc đảm bảo cả về chất lượng và giá cả. Với phương châm kinh doanh luôn “lấy chữ tín làm đầu”, sự hài lòng của khách là niềm vui của những người xây dựng chương trình đã đem lại cho công ty một lượng khách quen đáng kể.
Quy trình làm việc của công ty cũng rất khoa học, được bố trí hợp lí từ khâu tiếp cận thị trường khách, tiếp cận các nhà cung ứng dịch vụ, hàng hoá cho sản phẩm du lịch cũng như khâu xây dựng lên một chương trình đến việc thực hiện, tổ chức tour và dịch vụ sau khi mua. Để đảm bảo cho một chương trình du lịch diễn ra thành công, các thông tin về nguồn gửi khách, về đặc điểm đoàn khách, về điểm du lịch cũng như toàn bộ dịch vụ liên quan đều được cập nhật khá đầy đủ, nhanh chóng.
Đội ngũ nhân viên của công ty luôn được trang bị và hỗ trợ đầy đủ về cơ sở vật chất kĩ thuật và các phương tiện hiện đại tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để học tập, trau dồi kiến thức về chuyên môn cũng như các kiến thức về những lĩnh vực khác có liên quan như: văn hoá chính trị, xã hội, môi trường kinh tế, tài chính nhằm đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng.
Mặc dù mới thành lập (năm 2005) đúng vào lúc thị trường tài chính cũng đang có sự biến động lớn về sự thay đổi giá cả nhưng cho đến nay công ty cũng đã gặt hái được một số thành công nhất định. Với số vốn góp ban đầu của các cổ đông là một tỷ đồng, Công ty Cổ phần Du lịch Hoàng Nguyên cũng từng bước tạo lập được các mối quan hệ và hình ảnh của mình trên thị trường du lịch đang trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các thành viên của công ty luôn sát cánh bên nhau dưói sự chỉ đạo của chủ tịch hôị đồng quản trị : Bà Nguyễn Thị Sơn
2.2. Cơ sở vật chất
Nhằm phục vụ cho việc kinh doanh có hiệu quả, công ty đã trang bị cơ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32953.doc