Tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội: ... Ebook Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước nói chung và Công ty Điện lực TP. Hà Nội nói riêng đang đứng trước rất nhiều vấn đề khó khăn. Huy động vốn kinh doanh và sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh là vấn đề quan trọng, nổi lên hàng đầu trong các doanh nghiệp hiện nay.
Muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh, điều cần thiết trước tiên của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải là vốn. Đồng vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và quá trình hoạt động của một doanh nghiệp, của cả toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Tuy nhiên, vốn chỉ là điều kiện tiên quyết để đưa một doanh nghiệp đi vào sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện ban đầu để doanh nghiệp tiến hành hoạt động trong thị trường. Còn việc doanh nghiệp đó có tồn tại được hay không, có phát triển được hay không lại phụ thuộc vào việc nó có được sử dụng hiệu quả hay không, cụ thể là phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng đồng vốn, trình độ sử dụng đồng vốn của từng doanh nghiệp.
Vấn đề này chỉ được giải quyết thông qua việc thực hiện các biện pháp để đổi mới cơ chế quản lý vốn và thực hiện sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó phải hoàn thiện các chỉ tiêu, phương pháp phân tích về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh để có đánh giá đúng thực chất tình hình sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Điện lực Hà Nội nói riêng.
Vì vậy, là một sinh viên thực tập tại Công ty Điện lực TP. Hà Nội, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội’’ đưa ra những vấn đề nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn đối với vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp nói chung và Công ty điện lực Hà Nội nói riêng để làm chuyên đề tốt nghiệp. Từ đó đưa ra những phương án để định hướng cho Công ty Điện lực TP. Hà Nội trong việc chọn và thực hiện những chính sách, biện pháp thích hợp nhất cho việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Cụ thể mục đích nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Điện lực TP. Hà Nội trong những năm qua thông qua phân tích các chỉ tiêu, phương pháp nghiên cứu khác nhau. Từ đó nêu lên những ưu nhược điểm trong việc huy động vốn, quản lý vốn, sử dụng vốn và xác định được các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.
Đưa ra giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Điện lực TP. Hà Nội trong thời gian tới.
Đề tài này gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Thàn Phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
Khái niệm
Để hiểu rõ về vốn kinh doanh, trước hết phải hiểu về vốn nói chung. Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn:
Một số nhà kinh tế học cho rằng: “Vốn với ý nghĩa là phần số lượng sản phẩm tạm thời phải hi sinh tiêu dùng hiện tại của Nhà đầu tư để đẩy mạnh sản xuất, tăng tiêu dùng trong tương lai”. Quan điểm này chưa đáp ứng được các yêu cầu về quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Một số quan điểm khác lại cho rằng: “Vốn bao gồm các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hoá, dịch vụ như tài chính vô hình, hữu hình, các kiến thức về kinh tế, trình độ quản lý,… được tích luỹ”. Quan điểm này có ý nghĩa trong việc khai thác hiệu quả sử dụng vốn theo cơ chế thị trường.
Xét theo mục tiêu kinh doanh,cho rằng: “ Vốn là giá trị đem lại thặng dư”. (Mác-ăngghen Tuyển tập). Quan điểm này chỉ ra mục tiêu của việc sử dụng vốn, chỉ ra mục tiêu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các quan điểm trên thể hiện được vai trò, tác dụng của vốn trong những điều kiện cụ thể. Nhưng hiện nay, với cơ chế thị trường thì các quan điểm này chưa đáp ứng được yêu cầu.
Vì vậy, định nghĩa về vốn trong giai đoạn hiện nay là: “Vốn là một phần thu nhập quốc dân dưới dạng tài sản vật chất và tài sản tài chính được các cá nhân, tổ chức bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm mục đích kiếm lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội”. Như vậy, có thể nói vốn là toàn bộ tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp, là toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp đó mang vào đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được một lợi nhuận nào đó.
Từ đó ta có định nghĩa về vốn kinh doanh: Vốn kinh doanh là số vốn doanh nghiệp đang trực tiếp sử dụng vào mục đích kinh doanh
Phân loại vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các loại sau: vốn cố định, vốn lưu động, và vốn đầu tư tài chính.
Vốn cố định của doanh nghiệp
Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, là lượng giá trị ứng trước nằm trong tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp. Bộ phận nguồn vốn này có tốc độ chu chuyển chậm, thường gắn liền với hình thái tư liệu sản xuất của doanh nghiệp, thể hiện giá trị của những tài sản có giá trị lớn, khấu hao chậm, giá trị chuyển dịch từng phần vào giá trị hàng hoá qua các chu kỳ sản xuất.
Nguồn vốn cố định của doanh nghiệp bao gồm: Vốn chủ sở hữu( thường chiếm tỷ trọng lớn nhất), vốn vay trung và dài hạn. Nguồn vốn cố định của doanh nghiệp thường chiếm tỉ trọng lớn và có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đầu tư ban đầu, đổi mới công nghệ của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.
Vốn lưu động của doanh nghiệp
Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, là lượng giá trị ứng trước nằm trong tài sản lưu động(TSLĐ) của doang nghiệp. Bộ phận nguồn vốn này có tốc độ chu chuyển cao hơn vốn cố định, thể hiện giá trị của những tài sản dùng trong sản xuất và lưu thông, và giá trị chuyển hết một lần vào giá trị hàng hoá. Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh và bán hàng thu tiền thì số vốn này được thu hồi toàn bộ và tiếp tục vận động theo một chu kỳ sản xuất mới. Vốn lưu động mà doanh nghiệp sử dụng bao gồm
Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn vay ngắn hạn (chiếm tỷ lệ lớn nhất) và các khoản nợ phải trả. Tuy vốn lưu động chiếm tỷ trọng không lớn nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục.
Vốn đầu tư tài chính
Vốn đầu tư tài chính của doanh nghiệp có thể là tiền hoặc là tài sản. Khoản vốn đầu tư này thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết từng loại vốn góp cho đến khi thu hồi vốn. Những tài sản mà doanh nghiệp dùng để đầu tư đều được đánh giá lại giá trị, khoản chênh lệch do đánh giá lại và những chi phí trong quá trình đầu tư cũng đươc theo dõi chi tiết theo từng loại.
Vai trò, ý nghĩa của vốn đối với sản xuất kinh doanh
Vốn có vai trò và ý nghĩa to lớn không những đối với quá trình hình thành doanh nghiệp mà nó còn có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trong quá trình hình thành doanh nghiệp, nguồn vốn ban đầu có ý nghĩa về mặt pháp lý nhằm đảm bảo đủ điều kiện cho một doanh nghiệp được phép thành lập và đi vào hoạt động, và vốn ban đầu cũng là nguồn vốn để đầu tư mua sắm trang thiết bị, nhà xưởng sản xuất, thuê nhân công và các điều kiện khác để tiến hành sản xuất.
Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Bên cạnh đó vốn còn quyết định đến năng lực cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh sản xuất hàng hoá.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất kinh doanh, quan hệ bạn hàng, kêu gọi vốn đầu tư, thì điều mà nhà đầu tư quan tâm nhất là số vốn của doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp (tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp).
Bên cạnh đó thì vấn đề quản lý vốn, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Bố trí, cân đối tỷ trọng giữa vốn cố định và vốn lưu động đảm bảo cho doanh nghiệp đủ nguồn vốn lưu động để khai thác sử dụng hết năng lực sản xuất của vốn cố định, đồng thời đảm bảo được mức khấu hao hanh nhất của tài sản cố định và các tài sản khác thuộc nguồn vốn cố định.
Như vậy sử dụng và khai thác nguồn vốn có hiệu quả có ý nghĩa bảo toàn và phát triển nguồn vốn sản xuất kinh doanh, nâng cao toàn bộ hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp, cho năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn
“Vốn kinh doanh là một yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng không thể tách rời hiệu quả kinh doanh nói chung của doanh nghiệp”. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, trước hết chúng ta cần khái quát qua về hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình dộ quản lý quá trình sản xuất kinh doanh và cũng là phạm trù kinh tế gắn với sản xuất hàng hoá. Chỉ trong nền sản xuất hàng hoá người ta mới đề cập và quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại, sản xuất hàng hoá có phát triển hay không là nhờ hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hay thấp.
Về bản chất, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả lợi ích cao nhất với chi phí thấp nhất (Nguyễn Quang Quynh, Phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê 1991,Tr 240- Tr 248).
Như vậy có hai yếu tố để xác định hiệu quả kinh doanh:
Thứ nhất: Các chi phí và nguồn lực
Các chi phí gồm: chi phí về lao động, thiết bị, nguyên vật liệu mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh tạo ra kết quả tương ứng.
Các nguồn lực bao gồm: lao động, đất đai, tài nguyên, vốn…Thực chất nguồn vốn là toàn bộ các chi phí hiện tại, tương lai, tiềm năng sẽ chi ra để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh.
Thứ hai: Kết quả về lợi ích kinh tế
Nguồn lực và chi phí mà doanh nghiệp bỏ vào sản xuất kinh doanh có nhiều loại kết quả khác nhau. Có kết quả phù hợp với mục tiêu kinh doanh, có kết quả nằm ngoài mục đích kinh doanh, thậm chí đi ngược lại chỉ tiêu này. Ở đây kết quả là kết quả hữu ích đối với doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
Như vậy, hiệu quả kinh doanh là đại lượng so sánh kết quả với chi phí và nguồn nhân lực. Chỉ tiêu hiệu quả này là một tỷ số so sánh để phản ánh chất lượng về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn của chỉ tiêu này là tối đa hoá kết quả lợi ích hay tối thiểu hoá chi phí dựa trên các điều kiện về nguồn lực xác định.
Trở lại với vấn đề hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, có các quan niệm khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Trong cơ chế bao cấp, có quan niệm như sau, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và hiệu quả kinh doanh là một. Vì theo họ, các nguồn lực về lao động, thiết bị, nguyên liệu có được đều thông qua số vốn mà ngân sách cấp cho doanh nghiệp. Vì vậy việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn là không cần thiết vì đã có phân tích hiệu quả kinh doanh. Do vậy, chỉ phân tích hiệu quả kinh doanh không thể đi sâu vào phân tích các nhân tố tác động cụ thể như TSCĐ, TSLĐ…
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, thị trường chi phối mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vai trò của vốn kinh doanh được đề cập đến một cách đầy đủ hơn. Và hiệu quả sử dụng vốn chỉ là một mặt của hiệu quả kinh doanh, nhưng không phải là hiệu quả kinh doanh vì vốn kinh doanh chỉ là một yếu tố của quá trình kinh doanh.
Khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh không thể nói đã sử dụng vốn có kết quả tốt nhưng lại lỗ. Mà hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thể hiện hai mặt: phải bảo toàn được vốn kinh doanh và tạo ra được kết quả tốt theo mục đích kinh doanh của doanh ngiệp. Kết quả lợi ích tạo ra do sử dụng vốn kinh doanh phải đáp ứng được lợi ích của doanh nghiệp, nhà đầu tư ở mức độ cao nhất đồng thời nâng cao được lợi ích xã hội, và đây là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần phải đề cập đến vấn đề thời gian sử dụng vốn ngắn hay dài.
Từ sự phân tích trên, bản chất và các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đươc hiểu như sau:
“Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệu quả kinh doanh. Phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong việc tối đa hoá lợi ích, tối thiểu hoá vốn kinh doanh bỏ ra và thời gian sử dụng nó theo các điều kiện về nguồn lực xác định phù hợp với mục tiêu kinh doanh”.
Sự cần thiết phải phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn kinh doanh nói riêng là hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh để thực hiện tối đa hoá lợi nhuận. Bởi mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu hướng tới của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi tạo ra lợi nhuận nhiều thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được. Có nhiều biện pháp để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, tình trạng thiếu vốn xảy ra phổ biến, huy dộng vốn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó thị trường lại cạnh tranh gay gắt. Như vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề rất quan trọng để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh còn tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển sản xuất. Vì khi đó sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư và ngày càng mở rộng phát triển và thu được kết quả kinh doanh cao. Và từ đó sẽ đảm bảo tính an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cho toàn bộ nền kinh tế. Tất cả các ngành sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thì sẽ tăng sản phẩm quốc dân, kích thích đầu tư, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra bước phát triển cho nền kinh tế.
Như vậy ta đã thấy rõ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Nên việc phân tích, đánh giá chỉ tiêu này là tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến vấn đề thiết yếu này, phải căn cứ vào thực trạng để từ đó xác định mức quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp một cách tốt nhất. Việc phân tích vấn đề này là cần thiết và phải đi trước một bước đối với việc đưa ra các quyết định quản lý của các doanh nghiệp. Đồng thời qua đó để kiểm tra giám sát, quá trình thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội mà yêu cầu sử dụng vốn kinh doanh đề ra.
Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
Chỉ tiêu phân tích tổng quát
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Kết quả đầu ra
=
Số vốn kinh doanh
Chỉ tiêu tổng quát phán ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Hệ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng cao và ngược lại.
Chỉ tiêu chung phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của đồng vốn kinh doanh:
Sức sản xuất của đồng vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh
=
Giá trị sản lượng hoặc doanh thu
Hsx
Q hoặc DT
V
=
Trong đó: Hsx : Sức sản xuất của đồng vốn kinh doanh
Q : Giá trị sản lượng
DT : Doanh thu
V : Vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này có thể cho thấy từng loại vốn như: toàn bộ vốn kinh doanh, vốn cố định, vốn lưu động, vốn chủ sở hữu hay tỷ suất từng loại vốn tính cho từng đơn vị sản lượng hay doanh thu. Nó phản ánh cứ mỗi đồng vốn bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng sản lượng hay doanh thu. Nhưng chỉ tiêu này không đáp ứng được mục tiêu của nhà đầu tư và không thấy rõ lợi ích của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của đồng vốn:
Sức sinh lời của vốn kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế, sau thuế
Vốn kinh doanh
=
Là những chỉ tiêu quan trọng nhất đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Ltt,st
=
V
Hsl
Trong đó: Hsl : Sức sinh lời của vốn inh doanh;
Ltt,st : Lợi nhuận trước thuế, sau thuế;
V : Vốn kinh doanh.
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh. Nhà đầu tư hay nhà quản lý doanh nghiệp đều rất quan tâm đến chỉ tiêu này, nhưng chỉ tiêu này cũng có hạn chế nhất định: như nhấn mạnh quá đến lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp trong từng kỳ hạn ngắn mà không thấy hiệu quả sử dụng vốn của toàn bộ dự án cũng như đối với nền kinh tế.
Chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi vốn đầu tư:
Để biết được khả năng thu hồi vốn đầu tư, doanh nghiệp quan tam tới thời gian thu hồi vốn đầu tư và hệ số hoàn vốn.
Vốn kinh doanh
Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao (KH)
Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T)
=
Thời gian thu hồi vốn đầu tư là chỉ tiêu phản ánh thời gian cần thiết để bù đắp hoàn toàn số vốn bỏ ra dựa vào thu nhập ròng và khấu hao.
Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao
=
Hệ số hoàn vốn (E)
Vốn kinh doanh
Hệ số hoàn vốn cho thấy mức độ thu hồi vốn bình quân hàng năm đối với vốn kinh doanh với giả thiết lợi nhuận sau thuế được dùng để hoàn vốn..
Tóm lại, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, cần sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Nhưng trong mỗi doanh nghiệp có cơ chế hoạt động khác nhau nên các chỉ tiêu được sử dụng khác nhau.
1.3. Các phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc phân tích, đánh giá hoạt động kinh tế và sử dụng vốn luôn phải đi trước việc đề ra các quyết định về quản lý. Thông qua phân tích các yếu tố riêng lẻ để đi đến phát hiện tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu, để từ đó đưa ra các quyết định quản lý của doanh nghiệp.
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, doanh nghiệp phải dựa trên hai yêu cầu: phải có chỉ tiêu phân tích phù hợp và phương pháp phân tích khoa học. Với hạn chế của đề tài và sự hiểu biết, có thể đưa ra một vài phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh như sau.
Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu( Hvsh)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn diện trên góc độ lợi ích doanh nghiệp, và chịu tác động của nhiều chỉ tiêu khác có liên quan.
Hvsh
Lợi nhuận sau thuế(Lst)
Vốn chủ sở hữu(Vsh)
=
Công thức:
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu phản ánh trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp, nó cho biêt cứ một đồng vốn của chủ đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Để phân tích chỉ tiêu này ta có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Đánh giá khái quát thông qua so sánh HVSH0 và HVSH1.
Tong đó: HVSH0 là hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu năm trước;
HVSH1 là hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu năm tại;
Do lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu không cùng thời điểm so sánh nên phải quy đổi về cùng một thời điểm so sánh. Có nhiều cách để quy đổi, ta có thể thực hiện như sau.
Đối với vốn chủ sở hữu, giả sử lãi suất của vốn kinh doanh là r.
Ta có, giá trị hiện tại của vốn tại thời điểm đầu tư là Pv = Vo, thì giá trị tương lai là Fv = Vo(1+r)i.
Khi đó, Pv = Vi, thì Fv = Vi (1+r)i
Fv
=
Pv
(1+r)i
Từ đó ta thấy:
Đối với lợi nhuận sau thuế, xác định tương tự:
Doanh thu hàng năm là (Bi), chi phí hàng năm là (Ci).
NPV
=
(1+r)i
Bi-Ci
S
i=n
i=0
Lãi ròng hàng năm là Bi – Ci thì giá trị hiện tại của lợi nhuận sau thuế từ năm đầu tiên đến năm thứ i là:
Giá trị tương lai của lợi nhuận sau thuế:
Trong đó, NPV: giá trị hiện tại của lợi nhuận sau thuế;
NFV: giá trị tương lai của lợi nhuận sau thuế.
Bước 2: Phân tích sự tăng giảm chỉ tiêu hiệu quả dưới tác động của các nhân tố.
Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu hiệu quả được thể hiện thông qua biểu hiện trong công thức sau:
LN sau thuế(Lst )
Doanh thu(DT)
Doanh thu(DT)
Vốn kinh doanh(V)
LN sau thuế(Lst)
Vốn kinh doanh(V)
x
=
(1)
Vốn kinh doanh(V)
Vốn kinh doanh(V)
LN sau thuế(Lst)
Vốn chủ sở hữu(Vsh)
Ln sau thuế(LNst)
Vốn chủ sở hữu(Vsh)
=
x
(2)
DT
V
DT
V
Vsh
Vsh
Lst
Lst
=
x
x
(3)
Ta có công thức tổng hợp biểu hiện bằng ký hiệu:
DT
Lst
: Là tỷ lệ LN sau thuế trên một đồng doanh thu (HL)
DT
V
: Là sức sản xuất của vốn kinh doanh (Hsx)
V
Lst
: Là tỷ lệ nghịch đảo của kết cấu vốn kinh doanh (Hkc)
Lst
Vcsh
: Là hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (Hsl(VSH))
Trong đó: Lst: Lợi nhuận sau thuế;
DT : Doanh thu;
V : Vốn kinh doanh;
Vcsh : Vốn chủ sở hữu;
Như vậy, chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (Hsl(VSH)) chịu tác động của các nhân tố là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, sức sản xuất kinh doanh, tỷ lệ nghịch đảo của kết cấu vốn kinh doanh. Dễ dàng xác định được ảnh hưởng của tùng nhân tố dựa vào phương pháp loại trừ và sự tác động này được thể hiện ở phương trình sau:
Hsl(VSH)
HL
Hsx
Hkc
x
x
=
Trong đó, Hsl(VSH): Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu;
HL : Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên một đồng doanh thu;
Hsx : Sức sản xuất vốn kinh doanh;
Hkc : Tỷ lệ nghịch đảo của kêt cấu vốn kinh doanh.
Sau đó so sánh chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu giữa các kỳ nghiên cứu( kỳ gốc và kỳ nghiên cứu).
Phân tích thời gian thu hồi vốn từ lợi nhuận, khấu hao
Trong cơ chế thị trường, thời gian thu hồi vốn (T) được xác định có tính đến yếu tố thời gian của tiền. Giả thiết rằng lợi nhuận sau thuế và khấu hao thu hồi hàng năm đươc dùng để bù đắp nguồn vốn đã bỏ ra đầu tư. Giá trị vốn còn lại được thu hồi tiếp tục gia tăng theo thời gian với lãi suất r và tiếp tục được thu hồi bằng nguồn khấu hao và lợi nhuận năm sau.
Gọi số vốn ban đầu là V0.
Số vốn còn lại ở năm thứ i tiếp tục thu hồi là Vi.
Pi là tổng LN sau thuế và khấu hao năm thứ i.
DVi= Vi-Pi là số vốn còn lại sau khi thu hồi năm thứ i.
Ta có: V(i+1)= ΔVi(1+r)
Số vốn còn lại ở năm i+1: ΔV(i+1) = V(I+1)-P(i+1).
Cứ tiếp tục như thế đến khi ΔVi → 0 thì i → t.
t : là thời gian cần thiết để thu hồi toàn bộ vốn đầu tư của doanh nghiệp có tính đến yếu tố thời gian của tiền tệ.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Vốn nói chung là yếu tố vô cùng quan trọng đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn là tiêu chuẩn để đánh giá doanh nghiệp hoạt động, sử dụng vốn có đem lại kết quả cao nhất hay không. Và để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp phải nghiên cứu và nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn, mức độ tác động để từ đó có phương án sử dụng vốn một cách hiẹu quả nhất.
Vốn kinh doanh là một bộ phận quan trọng trong vốn của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh được hình thành từ nhiều nguồn, tồn tại dưới nhiều hình thức. Chu kỳ vận động của vốn kinh doanh chịu tác động của nhiều nhân tố, ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Vì vậy với việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì xác định nhân tố ảnh hưởng đến nó cũng là vấn đề rất cần thiết. Và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được xác định gồm các nhân tố chủ yếu sau:
Sản phẩm và chu kỳ của sản phẩm
Sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là yếu tố có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Và chu kỳ sản xuất của mỗi sản phẩm có đặc tính khác nhau là khác nhau, nên vốn đầu tư cho sản phẩm cũng có sự khác nhau về số lượng và cơ cấu.
Với loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài thì đồng vốn đầu tư có òng chu chuyển vốn lớn, tốc độ chu chuyển chậm. Do vậy cần phải tính toán chính xác nhu cầu vốn trong từng giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của sản phẩm, vì đây là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cap hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng, đặc biệt là hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Với sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Do vậy, cần phải nắm được đặc tính của sản phẩm, chu kỳ sản xuất của sản phẩm đó để lập kế hoạch về vốn, như cần tăng hay giảm vốn cố định, vốn lưu động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tóm lại là phải xác định nhu cầu về vốn một cách hợp lí và đúng đắn để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được nâng cao.
Trình độ tổ chức quản lý vốn trong doanh nghiệp
Do đặc điểm của vốn kinh doanh là vừa tham gia vào nhiều chu kỳ của sản xuất kinh doanh(VCĐ), vừa chuyển hết giá trị một lần vào một chu kỳ(VLĐ). Vì vậy việc tính đúng, tính đủ, trích lập kịp thời và thực hiện chặt chẽ sẽ tránh được tình trạng mất mát, chiếm dụng, sử dụng sai mục đích là biện pháp đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Hơn nữa, nói trên một khía cạnh khác thì trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của doanh nghiệp xét sâu xa cũng chính là trình độ sử dụng vốn và do đó hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc rất nhiều vào nó. Và trong điều kiện nguồn lực có hạn thì việc tổ chức, phân phối nó một cách hợp lý chính là con đường duy nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng nó
Mặt khác vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng khá lớn, do vậy việc quản lý phải được thực hiện theo quy định hiện hành.
Cơ cấu vốn đầu tư
Doanh nghiệp là nơi tập trung các nhân tố như vốn, lao động và sử dụng nó vào hoạt động sản xất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn nói chung và vốn kinh doanh nói riêng là một nguồn lực quan trọng và có hạn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc bố trí vốn hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành nghề cụ thể trong doanh nghiệp là nhân tố góp phần tăng hiệu quả sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Mặt khác, cơ cấu vốn tác động đến thu nhập của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có khả năng tài chính cao thường sử dụng tỷ lệ nợ vay lớn hơn, nhưng doanh nghiệp phải luôn đương đầu với rủi ro về tài chính do sử dụng tỷ lệ nợ vay cao. Nên để đáp ứng mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, doanh nghiệp cần phải thiết lập được cho mình một cơ cấu vốn tối ưu. Cơ cấu vốn tối ưu sẽ không ngừng đảm bảo cho nguồn vốn cho sản xuất mà còn giảm được chi phí sử dụng vốn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp trong đó có vốn kinh doanh. Do vậy tuỳ thuộc vào mô hình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp để xác định cơ cấu vốn một cách tối ưu nhất tại những thời điểm nhất định. Và trên cơ sở đã xác định được cơ cấu vốn và nhu cầu vốn doanh nghiệp luôn cần phải chú ý tìm kiếm, huy động nguồn tài trợ cho hoạt động của doanh.
Các nhân tố vĩ mô
Các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế là các nhân tố khách quan tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước hết, doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại với môi trường xung quanh. Môi trường kinh doanh với các yếu tố lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tăng trưởng kinh tế…đều gây tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có cơ hội để phát triển. Từ đó thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được tăng lên, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng. Còn nếu nền kinh tế có lạm phát thì làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút dẫn đến tăng giá các nguyên liệu, hàng hoá, dịch vụ. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Và khoa học công nghệ cũng có ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. Tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm…từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nước ta là nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Cho nên cơ chế quản lý của nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do đó muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh không thể không quan tâm đến yếu tố này. Các chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật của Nhà nước đề racó tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu những chủ trương chính sách này phù hợp sẽ tạo hậu thuẫn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao lợi nhuận, và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung cho doanh nghiệp. Và bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chế, chính sách, pháp luật cũng ảnh hưởng rất lớn tới mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời mỗi doanh nghiệp phải linh hoạt, nhanh nhạy trong việc nắm bắt sự thay đổi của cơ chế và vận dụng nó vào sản xuất kinh doanh cũng như quản lý vốn một cách kịp thời và hiệu quả.
Ngoài các nhân tố trên, vấn đề sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác.
Chương 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Khái quát chung về Công ty Điện lực Hà Nội
Quá trình hình thành và phát triển
Tổng công ty Điện lực Việt Nam thuộc Bộ Công Nghiệp, là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động trong các lĩnh vực chính là sản xuất, truyền tải và kinh doanh điện năng trong cả nước. Dưới Tổng Công ty là các công ty và nhà máy.
Công ty Điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hoạch toán độc lập, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Và được thành lập theo quyết định số 381 – NL/TCCB–LĐ ngày 08/07/1995 của Bộ trưởng Bộ Năng Lượng (nay là BỘ Công nghiệp). Công ty Điện lực Hà Nội là một đơn vị giữ vai trò chủ chốt trong việc cung ấp điện năng đối với sự phát triển chính trị, kinh tế - văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, cũng như đời sống sinh hoạt của Thành phố và nhân dân Thủ đô.
Tiền thân của Công ty Điện lực Hà Nội-Nhà máy đèn Bờ Hồ được khởi công xây dựng vào tháng 1 năm 1895, với quy mô nhỏ, tổng số vốn đầu tư ban đầu là 3 triệu Pranc. Nhà máy do người Pháp xây dựng nhằm phục vụ cho người Châu Âu ở Bắc kỳ. Nhà máy được xây dựng và phát ra dòng điện đầu tiên đánh dấu một sự kiện trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội lúc bấy giờ với hai tổ máy phát điện một chiều công suất 500kw.
Năm 1903 đặt thêm một máy phát điện đưa công suất nhà máy lên 800kw.
Năm 1922 nhà máy được lắp thêm môt máy phát điện của Thụy Sỹ với công suất 1000kw.
Năm 1932 xưởng phát điện Yên Phụ được hoàn thành. Năm 1933 Hà Nội và các tỉnh lân cận đã được cung cấp dòng điện xoay chiều bởi trạm và lưới điện 35kv do người Pháp xây dựng.
Từ năm 1954 đến 1964, ngành điện được ưu tiên phát triển, lưới điện Hà Nội được toả về các tỉnh Hưng Yê._.n, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Đông...và trở thành trung tâm phân phối điện các tỉnh châu thổ Sông Hồng. Điện Hà Nội thực sự góp phần vào sự nghiệp xây dựng XHCN ở miền Bắc nói chung và phát triển kinh tế ở Hà Nội nói riêng.
Từ năm 1965 đến 1975, trạm điện, cột điện là mục tiêu huỷ diệt của đế quốc Mỹ. Năm 1975 đến 1985, đất nước được thống nhất, ngành điện bắt tay vào phục hồi, củng cố và phát triển lưới điện nhằm đáp ứng yêu cầu về điện cho sự phát triển của Thủ đô.
Từ năm 1984, lưới điện Hà Nội bắt đầu được cải tạo với quy mô lớn nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô.
Sau năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với toàn ngành điện, Công ty Điện lực Hà Nội đã kịp thời chuyển minh theo cơ chế mới, củng cố lưới điện,cấp điện an toàn liên tục đáp ứng nhu cầu chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Thủ đô.
Từ khi trở thành công ty hoạch toán độc lập từ tháng 4 năm 1995 đến nay, cùng với tiến trình đổi mới quản lý kinh tế của nhà nước, Công ty Điện lực thành phố Hà Nội chuyển sang một giai đoạn mới: kinh doanh điện năng theo cơ chế thị trường, coi khách hàng là người bạn đồng hành, là động lực phát triển. Công ty Điện lực Hà Nội đã thực hiện chương trình nâng cao trách nhiệm phục vụ khách hàng của Tổng Công ty điện lực Việt Nam. Mục tiêu của công ty là thoả mãn mọi yêu cầu cung cấp điện năng cho khách hàng với chất lượng cung cấp cao, dịch vụ cung cấp hoàn hảo. Lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất, mà còn là mục tiêu xã hội.
Hiện nay Công ty Điện lực Hà Nội có tên giao dịch đối ngoại là ”Hanoi Power company”.
Số giấy phép: 83/GP-BVHTT, cấp ngày 13/03/2003.
Có trụ sở tại: 69 Đinh Tiên Hoàng - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Điện thoại: 844 2200898
Fax: 844 2200899
Trang tin điên tử: www.hanoipc.evn.com.vn
Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với Tổng Công ty va các Điện lực trong Thành phố và luôn nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, nâng cao uy tín nghề nghiệp của mình, từ đó nâng cao kết quả kinh doanh của Công ty.
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty điện lực Hà Nội thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, là một đơn vị giữ vai trò chủ chốt trong việc cung cấp điện năng đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, đời sống sinh hoạt của Thủ đô.
a. Chức năng của Công ty
Công ty chịu trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện từ cấp điện áp 0.4 kV đến 110kV, đang trực tiếp vận hành và quản lý 17 trạm 110kV với tổng công suất 1413 MVA. Hiện nay có đến 800000 khách hàng mua điện của công ty, đặc biệt là Công ty Điện lực Hà Nội thay mặt Ngành Điện cả nước phục vụ cung cấp điện cho mọi hoạt động, chính trị, ngoại giao của đất nước diễn ra ở Thủ đô. Tính đến nay Công ty Điện lực TP Hà Nội được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 23 Huân chương cùng nhiều huy chương và bằng khen khác.
Công ty chịu trách nhiệm quản lý và vận hành lưới điện, thực hiện kinh doanh bán điện cho các cơ sở sản xuất, các tổ chức, các hộ tiêu dùng trong thành phố Hà Nội. Do vậy, Công ty bao gồm các chức năng sau:
- Truyền tải và phân phối điện năng;
- Tổ chức kinh doanh điện năng trong toàn quốc;
- Khảo sát, sửa chữa điện và thiết bị điện;
- Xây lắp điện;
- Sản xuất phụ kiện và thiết bị điện;
- Xuất nhập khẩu vật tư và thiết bị điện;
- Các dịch vụ khác liên quan đến ngành điện.
b. Nhiệm vụ của Công ty
Để thực hiện tốt các chức năng, mục tiêu hoạt động trên, Công ty có các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức tốt kế hoạch hóa:
Lập kế hoạch phát triển lưới điện trên địa bàn;
Kế hoạch điện năng thương phẩm, kế hoạch cung ứng điện cho các thành phần kinh tế và địa phương;
Kế hoạch cải tạo nâng cấp lưới điện phân phối;
Kế hoạch kinh doanh mua bán điện.
- Quản lý chặt chẽ khách hàng, điện năng thương phẩm;
- Tổ chức tốt công tác cán bộ, lao đông tiền lương;
- Tổ chức tốt công tác quản lý lưới diện trên địa bàn hoạt động, đảm bảo cung cấp diện an toàn,liên tục và chất lượng;
- Thực hiện tốt nghĩa vụ ngân sách nhà nước, như nộp các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, và các loại thuế khác.
Bộ máy quản lý của Công ty
Công ty Điện lực Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước hoạch toán độc lập, trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Do vậy, cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức chặt chẽ, có khoa học và năng, các xưởng đội quản lý lưới điện, và các Điện lực theo từng địa bàn quận, huyện có hệ thống theo mô hình chức năng gồm có Ban Giám đốc, các phòng ban chức. Nhờ mô hình quản lý sản xuất đó nên bộ máy quản lý của Công ty hoạt động tương đối nhịp nhàng, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị sản xuất trực tiếp hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao và đồng thời làm tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty.
Và cơ cấu Công ty được tổ chức gồm các bộ phận như sau:
Ban Giám đốc:
Ban Giám đốc là bộ phận quản lý cao nhất trong Công ty, gồm có 4 thành viên: 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc kĩ thuật vận hành, 1 Phó Giám đốc kinh doanh điện, 1 Phó Giám đốc đầu tư xây dựng.
Giám đốc Công ty vừa là người đại diện cho Nhà nước vừa đại diện cho cán bộ công nhân viên chức trong công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty. Là người có quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất trong công ty, ủy quyền trách nhiệm cho phó giám đốc và có thể trực tiếp chỉ đạo thông qua các trưởng phòng.
Phó Giám đốc có trách nhiệm tư vấn cho Giám đốc về việc điều hành hoạt động của Công ty, cũng như trực tiếp điều hành chỉ đạo một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự uỷ quyền của Giám đốc.
Các phòng ban chức năng:
Các phòng ban được tổ chức theo yêu cầu của quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tục. Gồm có 16 phòng chức năng, mỗi phòng ban đều có Trưởng phòng, Phó phòng và các nhân viên. Mỗi phòng ban đều có chức năng chung là tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc trong quản lý theo từng chức năng; đồng thời tổ chức thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch theo từng tháng, quý, năm. Ngoài ra mỗi phòng đều có các chức năng riêng.
Các Điện lực và các Trung tâm - Xí nghiệp - xưởng đội:
Do tính chất đặc thù kinh doanh của ngành điện là quản lý lưới điện theo khu vực, nên Công ty đã phân cấp cho 14 Điện lực và các xưởng đội trực tiếp hoạt động quản lý, kinh doanh bán điện hay giải quyết các sự cố trên lưới điện.
14 Điện lực bao gồm có 9 điện lực nội thành và 5 điện lực ngoại thành. Các Điện lực được phân cấp quản lý và vận hành lưới điện thuộc địa phận quận huyện. Điện lực là nơi tiếp nhận và giải quyết các nhu cầu xin cấp điện của khách hàng, có nhiệm vụ tổ chức quản lý tốt công tác vận hành lưới điện, thực hiện tốt việc cấp điện lực liên tục, an toàn có chất lượng.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty:
Sơ đồ 1:
PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
Phòng Bảo hộ lao động
Phòng Kỹ thuật
Phòng Vật tư
- Xëng 110KV
- TT §iÒu ®é -T.Tin
- Xëng C«ng t¬
- KCS
- §éi ThÝ nghiÖm
Văn phòng
Phòng Kế hoạch
Phòng tổ chức lao động
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Thanh tra
Phòng Bảo vệ -Quân sự
Phòng KTĐN và XNK
Phòng thi đua tuyên truyền
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH
Phòng Kinh donh điện
Phòng Quản lý điện nông thôn
Trung t©m m¸y tÝnh
PHÓ GIÁM ĐỐC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Phòng quản lý dự án
Phòng quản lý đầu tư xây dựng
Trung tâm thiết kế điện
Xí nghiệp Xây lắp điện
Gi¸m ®èc
14 Điên lực Quận, Huyện
Phòng Quản lý đấu thầu
2.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh, tài chính của Công ty
Điện lực là ngành sản xuất công nghiệp quan trọng của nền kinh tế quốc dân, tất cả mọi ngành sản xuất trong nền kinh tế đều cần có lưới điện để hoạt động sản xuất và phát triển. Do vậy, sản xuất điện phải đi trước các ngành kinh tế khác một bước, và yêu cầu cung cấp điện đầy đủ, ổn định, liên tục và an toàn được đặt lên hàng đầu.
Quy trình hoạt động sản xuất của ngành điện và tinh chất sản phẩm điện năng
Quy trình hoạt động của ngành điện
Quy trình hoạt động sản xuất chính của ngành điện bao gồm từ sản xuất điện, truyền tải và phân phối điện, là từ khi phát điện, quá trình truyền tải điện và đến tận nơi tiêu thụ điện. Đây là một quá trình khép kín, có tác động qua lại trực tiếp với nhau, phải nằm trong một hệ thống thống nhất, phải diễn ra liên tục. Tính thống nhất cao độ này thể hiện trong mối quan hệ phụ thuộc giữa công suất, khả năng cung ứng điện với nhu cầu tiêu thụ điện. Nếu mối quan hệ này mất cân đối thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu điện hoặc lãng phí nguồn cấp. Do vậy việc đảm bảo tính cân đối cho mối quan hệ trên đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của ngành điện.
Phát điện
Nhà máy sản xuất điện
Truyền tải điện
Qua dường dây và trạm biến thế
Phân phối điện
Các trạm biến áp
Tiêu thụ điện
Các tổ chức, cá nhân
Quy trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện:
Tính chất sản phẩm điện năng
Sản phẩm của ngành sản xuất điện không phải là hiện vật như các ngành sản xuất khác, mà sản phẩm của nó dưới dạng năng lượng. Thời gian sản xuất ra điện và tiêu dùng điện là xảy ra đồng thời và liên tục, chính vì vậy ngành điện không có sản phẩm tồn kho, không có bán thành phẩm, không có sản phẩm dở dang như các ngành sản xuất khác. Nhưng trong quá trình truyền tải điện năng, sản phẩm điện lại bị hao hụt, mất đi một phần gọi là tổn thất điện.
Các nhà máy sản xuất điện như các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện đảm nhận việc sản xuất ra điện. Sản phẩm của nhà máy điện là sản phẩm điện sản xuất ra trừ đi lượng điện dùng để sản xuất ra điện của nhà máy. Sản lượng điện này gọi là điện thanh cái. Để đưa điện sản xuất ra đến người tiêu dùng, các nhà máy phải thông qua hệ thống truyền tải điện, phân phối điện. Chức năng này do các Công ty truyền tải điện, Công ty điện lực thực hiện. Hệ thống truyền tải điện bao gồm: cột, đường dây cao thế, hệ thống điện trung thế, các trạm biến thế điện và mạng lưới điện hạ thế. Hệ thống truyền tải điện đi càng xa, càng mở rộng thì sản phẩm điện càng hao hụt ở nhiều đường dây và trạm biến áp. Sản lượng điện của hệ thống truyền tải phân phối đến người tiêu dùng gọi là điện thương phẩm. Điện thương phẩm bằng điện thanh cái của các nhà máy phát điện trừ đi sản lượng điện hao hụt trên hệ thống truyền tải và phân phối điện
Điện thanh cái
Sản lượng điện do nhà máy sản xuất ra
Sản lương điện dùng để sản xuất ra điện ở nhà máy
=
_
Điện thương phẩm
Điện thanh cái
Tổn thất điện
=
_
Để thấy được phần nào sự phát triển của Công ty về sản lương điện cung cấp, chúng ta có thể theo dõi sự thay đổi của sản lượng điện thương phẩm các năm qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1.1:
Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm từ năm 1995 đến năm 2004
Sản lượng điện thương phẩm từ năm 1995 đến năm 2004
Biểu đồ 2.1.2:
Qua biểu đồ 2.1.1: ta thấy tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm thường xuyên biến động, năm 1995 tốc độ tăng trưởng cao nhưng sau đó giảm dần và thấp nhất là năm 1999. Năm 2002 lại tăng lên khá cao, nhưng năm 2003 và năm 2004 lai giảm xuống.
Qua biểu đồ2.1.2: ta thấy tuy tốc độ tăng trưởng điện năng các năm tăng giảm liện tục, nhưng sản lượng điện thương phẩm luôn tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2004 tăng 327,93 trKwh (tương ứng với 10%) so với 2003. Và theo số liêu thống kê mới đây thì sản lượng điện thương phẩm năm 2005 tăng 10,8% so với năm 2004. Điều này thể hiện Công ty đang có chính sách đầu tư đúng đắn và đang đi đúng hướng từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thị trường.
Các dịch vụ về điện và thị trường của Công ty
Các dịch vụ về điện
Hoạt động chính của Công ty là kinh doanh điện năng và vận hành lưới điện phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, Công ty còn cung cấp cho các khách hàng các dịch vụ khác có liên quan như:
- Xây dựng đường dây và trạm biến áp cho khách hàng.
- Cam kết cấp điện, thẩm định hồ sơ thiết kế các công trình điện theo yêu cầu của khách hàng.
- Thiết kế các công trình điện.
- Giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình xây dựng đường dây và trạm theo yêu cầu của khách hàng.
- Nhận sửa chữa, bảo dưỡng, thí nghiệm các thiết bị điện; nhận lắp đặt, tư vấn thiết kế điện.
- Các dịch vụ về điện khác
Thị trường của Công ty
Điện năng là dạng hàng hoá đặc biệt với các đặc điểm riêng có của nó, là loại hàng hoá không thể thiếu được trong mọi quá trình hoạt động kinh tế xã hội. Và khách hàng của ngành điện vô cùng đa dạng và phong phú.
Công ty Điện lực Hà Nội chịu trách nhiệm quản lý và kinh doanh bán điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội, bao gồm 14 quận, huyện. Đối tượng cung ứng điện gồm hơn 800000 khách hàng tiêu thụ điện thuộc mọi thành phần kinh tế và hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.
- Khách hàng của Công ty thuộc các thành phần kinh tế:
- Hộ gia đình
- Cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp
- Hộ kinh doanh
- Các công ty, doanh nghiệp
- Các công trình, các dự án
Thành phố Hà Nội của nước Việt Nam, ngoài việc cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân Thủ đô, còn chịu trách nhiệm cung cấp điện năng cho các hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao của đất nước diễn ra tại Thủ đô.
Khách hàng của Công ty hoạt động trong các lĩnh vực:
- Nông nghiệp
- Thương nghiệp
- Công nghiệp và xây dựng
- Quản lý và tiêu dùng
- Các hoạt động khác
Trong mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau thì sản lượng điện tiêu thụ là khác nhau. Hoạt động sản xuất nông nghiệp tiêu thụ điện năng ít nhất, chỉ chiếm 0,86%; hoạt động thương nghiệp 8,96%; hoạt động khác 9,27%; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng 30,7% và tiêu thụ điện năng nhiều nhất là hoạt động quản lý và tiêu dùng 50,48%.
Có thể thấy rõ sự chêch lệch này qua biểu đồ cơ cấu tiêu thụ điện năng của các nhóm lĩnh vực hoạt động khác nhau và số lượng khách hàng của Công ty trong các năm qua như sau
Biểu đồ 2.1.3:
Biểu đồ cơ cấu tiêu thụ điện năng
Biểu đồ 2.1.4:
Biểu đồ số lượng khách hàng
Hiện nay, tuy chưa có số liệu thống kê nhưng số lượng khách hàng đã tăng lên rất nhiều, có khoảng trên 800000 khách hàng đang sử dụng dịch vụ về điện của Công ty. Đặc biệt, thị trường điện cạnh tranh nội bộ đã trải qua một thời gian chuẩn bị khá kỹ lưỡng, đầu tháng 1 vừa qua đã chính thức đi vào vận hành thí điểm. Đây là bước đi ban đầu nhằm mục đích rút kinh nghiệm, tìm ra vấn đề chưa phù hợp với thực tế để bổ sung, hoàn chỉnh cho thị trường phát điện cạnh tranh chính thức trong tương lai gần. Do vậy, Công ty Điện lực Hà Nội luôn không ngừng tìm mọi biệp pháp nâng cao trình độ cán bộ, kỹ sư, công nhân trong toàn công ty để từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng và mở rộng thị trường hoạt động.
Đặc điểm của công tác Kế toán
Bộ máy tổ chức quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến, đươc thể hiện rõ trên sơ đồ. Tại Công ty, phòng Tài chính Kế toán đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Giám đốc. Phòng Tài chính Kế toán gồm: Trưởng phòng, 2 phó phòng và 20 kế toán viên. Và Công ty áp dụng hình thức kế toán vừa phân tán vùa tập trung.
Đặc điểm cơ bản của công tác kế toán tạiCông ty:
Niên độ kế toán: 1/1/N đến 31/12/N.
Đơn vị tiền tệ trong kế toán: VNĐ
Hình thức kế toán: Nhật ký chung.
Nguyên tắc chuyển đổi tiền tệ: quy đổi theo tỷ giá của liên Ngân hàng ra VNĐ
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo quy định của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thiết kế trên cơ sở quy định của Bộ Tài chính.
Hiện nay phòng Tài chính Kế toán của Công ty, toàn bộ các công việcđều được thực hiện hầu hết trên máy vi tính, giúp cho công tác kế toán được kịp thời hơn và đáp ứng được yêu cầu quản lý. Tuy nhiên các số liệu đều phải in ra sổ sách hàng tháng theo đúng chế độ.
Khái quát thực trạng tài chính của Công ty
Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty
Biểu 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty ngày 31/12/2005, 2006
Đơn vị : trđ
TÀI SẢN
31/12/2004
31/12/2005
31/12/06
A- Tài sản ngắn hạn
829.143
920.032
1.259.319
I- Tiền
102.360
119.174
164.419
II- Các khoản phải thu
380.194
447.545
1.002178
III- Hàng tồn kho
344.263
349.322
86.918
IV- Tài sản ngắn hạn khác
2.325
3.991
5.804
B- Tài sản dài hạn
1.360.327
1.481.018
1.512.659
I- Tài sản cố định
1.336.100
1.416.923
1.409.948
II- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1.800
46.618
87.278
III- Tài sản dài hạn khác
22.427
17.476
18.432
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
2.189.470
2.401.050
2.771. 978
NGUỒN VỐN
A- Nợ phải trả
1.317.899
1.422.717
1.773.226
I- Nợ ngắn hạn
1.122.412
1.195.227
1.695.871
II- Nợ dài hạn
195.487
227.490
77.354
B- Vốn chủ sở hữu
871.571
978.333
998.752
I- Vốn chủ sở hữu
870.383
981.763
983.276
II- Nguồn kinh phí và quỹ khác
1.188
(3.430)
15.476
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
2.189.470
2.401.050
2.771.978
(Báo cáo tài chính năm – Công ty Điện lực Hà Nội)
Qua số liệu từ bảng cân đối trên ta thấy, tổng tài sản của Công ty qua các năm là tăng lên. Năm 2005 tăng lên 2.401.050 – 2.189.470 = 211.580 trđ (tăng 9,7%) so với năm 2004; năm 2006 tăng lên 2.771.978 – 2.401.050 = 370.928 trđ (tăng 15,45%) so với năm 2005. Điều này chứng tỏ Công ty đã không ngừng mua sắm tài sản nhằm ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh cho Công ty. Cả TSCĐ lẫn TSLĐ đều tăng lên, trong đó TSCĐ thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản, và tỷ lệ này có giảm qua các năm. Năm 2004 chiếm 62,13%, năm 2006 đã giảm xuống chỉ còn 54,56%. Cùng đó là sự tăng lên của TSLĐ, năm 2006 đạt 45,44% tổng tài sản.
Công ty Điện lực thành phố Hà Nội là một doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước nên nguồn vốn của Công ty gồm các nguồn vốn kinh doanh sau: Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước; Nguồn vốn Tổng Công ty cấp; Nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh để lại; Nguồn vốn khác.
Các quỹ của Công ty được trích lập và sử dụng theo quy định hiện hành đối với công ty Nhà nước theo Thông tư 33/2005/TT-BTC ngày 29/04/2005 của Bộ Tài chính. Bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi.
Cũng như tài sản, tổng nguồn vốn cũng tăng lên tương ứng. Trong đó nợ phải trả tăng lên, vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. Theo kết quả trên cho thấy tỷ trọng nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Năm 2004 nợ phải trả chiếm 60,19%, năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống còn chiếm 59,25%, năm 2006 tỷ lệ này lại tăng lên và chiếm 63,97% tổng nguồn vốn của Công ty.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006
Đơn vị: trđ
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
2005/2004
2006/2005
+/-
%
+/-
%
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
3,197,875
3,560,906
3,992,402
363,031
11.35
431,496
12.12
2
Giá vốn hàng bán
2,931,073
3,260,440
3,714,193
329,367
11.24
453,753
13.92
3
Lợi nhuận gộp về bán hàng (1 - 2)
266,801
300,465
278,210
33,664
12.62
-22,255
-7.4
4
Doanh thu hoạt động tài chính
8,286
4,716
11,323
-3,570
-43.08
6,607
140.0
5
Chi phí tài chính
4,731
59,211
61,378
54,480
92.01
2,167
3,66
6
Chi phí bán hàng
84,221
81,722
88,220
-2,499
-2.97
6,498
7.95
7
Chi phí quản lý doanh nghiệp
117,687
83,620
93,055
-34,068
-28.95
9.435
11.28
8
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh(3+(4-5-6-7))
68,808
80,629
46,880
11,821
17.18
-33,729
-41,86
9
Thu nhập khác
3,120
4,761
3,823
1,641
52.62
-938
-19.70
10
Chi phí khác
2,910
4,732
3,658
1,822
62.61
1,072
-22,65
11
Lợi nhuận khác(11 = 9 - 10)
209
389
164
180
85.77
-225
-57.84
12
Lỗ trong công ty liên kết, liên doanh
-1,362
13
Lợi nhuận kế toán trước thuế
69,018
79,657
47,044
10,639
15.41
-32,613
-40.94
14
Thuế thu nhập doanh nghiệp
19,266
22,576
14,022
3,310
17.18
-8,554
-37.89
15
Lợi nhuận sau thuế
49,752
57,081
33,022
7,329
14.73
-24,059
-42.15
( Nguồn: báo cáo tài chính sau kiểm toán)
Qua biểu 2 ta thấy, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty là tương đối khả quan. Nó được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
Doanh thu:
Năm 2005, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đạt 3.560.905 trđ (tăng 11,35%) và năm 2006 tăng lên 3.992.402trđ (tăng 12,12% so với năm 2005). Cụ thể:
- Doanh thu bán điện đạt 3.522.181 trđ đạt 98,91%, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu.
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm khác đạt 31.314 trđ tương đương với 0,88%
- Nhượng bán vật tư hàng hoá đạt 7.410 trđ tương ứng với 0,21%.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng lên như trên. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu bán điện tăng lên. Cụ thể, doanh thu bán điện tăng 367.257 trđ tương ứng với 11,64%; doanh thu tiêu thụ sản phẩm khác giảm đi 5.768 trđ tưong ứng với 15,55%; doanh thu nhượng bán vật tư, hàng hoá cũng tăng lên 1.542 trđ tương ứng với 26,67%. Tuy tốc độ tăng của doanh thu bán điện thấp hơn tốc độ giảm của doanh thu tiêu thụ sản phẩm khác nhưng doanh thu bán điện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chiếm tới hơn 98%, do vậy mà doanh thu nói chung là tăng lên.
Công ty còn có doanh thu từ hoạt động tài chính, nhưng doanh thu này giảm đi so với năm 2004 là 3.569 trđ tương ứng với 43,08%, nhưng cũng tăng lên vào năm 2006, đã tăng lên 6.607 trđ(tăng 140,00%). Doanh tu thừ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu nên không ảnh hưởng quá lớn tới tốc độ tăng của doanh thu bán điện.
Chi phí:
Giá vốn hàng bán của Công ty năm 2005 tăng lên 329.367 trđ tương ứng với 11,24%. Năm 2006 tăng lên 3.714.793 trđ, tức tăng 453.753 trđ tương ứng với13,92% so với năm 2005. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm đi vào năm 2005 là 2.498 trđ (2,96%), 34068 trđ (28,95%). Nhưng năm 2006 các khoản chi phí này đều tăng lên. Điều này là hợp lý đối với sự giảm doanh thu từ hoạt động khác vào năm 2005 và tăng lên vào năm 2006. Đồng thời cho thấy Công ty hoạt động có hiệu quả và phù hợp với chi phí bỏ ra. Điều này càng chứng tỏ chi phí của Công ty tăng lên không phải do quản lý kém mà do quy mô của Công ty được mở rộng.
Lợi nhuận:
Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2005 là 80.629 trđ tăng 11.821 trđ tương ứng 17,18% so với năm 2004. Nguyên nhân là do doanh thu từ bán hàng tăng lên nhiều hơn giá vốn hàng bán. Bên cạnh đó, lợi nhuận khác cũng tăng lên 180 trđ tương ứng với 85,77%. Nhưng năm 2005 lỗ trong công ty liên doanh, liên kết là 1.362 trđ Do vậy, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2005 chỉ còn 79.657 trđ. Và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2005 tăng lên 6.695 trđ tương ứng 13,31%.
Nhưng năm 2006, lợi nhuận gộp về bán hàng giảm xuống 22.255 trđ, tương ứng với giảm 7,4% so với năm 2005. Điều này là do tốc độ tăng của giá vốn hàng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Bên cạnh đó, do chi phí tài chính và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên cao hơn doanh thu. Do vậy, lợi nhuận thuần giảm xuống còn 46.880 trđ, tức giảm 33,72 trđ tương ứng với 41,86% so với năm 2005. Cùng xu hướng đó, lợi nhuận khác cũng giảm xuống. Do vậy, lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 24.059 trđ, tương ứng với 42,15%.
Như vậy qua những kết quả trên ta thấy, lợi nhuận của Công ty có xu hướng giảm mạnh vào năm 2006. Chủ yếu là do chi phí tăng mạnh hơn doanh thu. Bên cạnh quy mô hoạt động của Công ty được mở rộng làm cho doanh thu cũng tăng lên. Nhưng do thực hiện công tác giảm chi phí chưa có hiệu quả, điêu này làm cho lợi nhuận Công ty giảm nhiều hơn. Do đó, Công ty cần có biện pháp làm giảm tốc độ tăng của chi phí. Đây là nhiệm vụ của Công ty cần được thực hiện trong thời gian tới.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Công ty Điện lực Hà Nội
Tổ chức, quản lý nguồn vốn của Công ty
Công tác tổ chức và quản lý sử dụng vốn có hiệu quả sẽ đảm bảo tính an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá được hiệu quả sử dụng chúng ta cần nắm rõ tình hình sử dụng vốn của Công ty.
cơ cấu vốn
Biểu 3: Cơ cấu vốn của Công ty
Đơn vị: tr.đ
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tiền
%
Tiền
%
Tiền
%
Vốn lưu động
829.143
37,87
920.032
38,32
1.259.319
45,43
Vốn cố định
1.360.327
62,13
1.481.018
61,68
1.512.659
54,56
Tổng vốn
2.189.470
100
2.401.050
100
2.771.978
100
(Báo cáo tài chính Công ty Điện lực Hà Nội năm 2005, 2006)
Nhìn vào biểu số liệu trên, ta thấy có sự thay đổi đáng kể của vốn lưu động và vốn cố định trong tổng vốn của Công ty về lượng cũng như về tỷ trọng.
Nhìn chung, số tuyệt đối của cả vốn lưu động cũng như vốn cố định đều tăng lên. Do đó tổng vốn của Công ty cũng tăng lên trong 3 năm qua:
Năm 2004: 2.189.470tr.đ
Năm 2005: 2.401.050tr. đ
Năm 2006: 2.771.978tr. đ
Tuy về lượng thì cả vốn lưu động lẫn vốn cố định đều tăng nhưng tỷ trọng của hai loại vốn này trong tổng vốn thay đổi theo xu hướng khác nhau. Tỷ trọng vốn lưu động có xu hướng tăng từ 37,87% ở năm 2004 lên 38,32% ở năm 2005, và năm 2006 tỷ trọng lại tăng lên 45,43% nhưng vẫn thấp hơn vốn cố định. Còn vốn cố định năm 2005 lại giảm xuống từ 43,65% lên 61,68% so với năm 2004. Nhưng năm 2006 tỷ trọng vốn cố định giảm xuống còn 54,56% nhưng vẫn lớn hơn vốn lưu động, đây là sự thay đổi khá lớn về vốn của Công ty.
Như vậy ba năm cả vốn lưu động và vốn cố định đều tăng, chứng tỏ Công ty chú trọng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn tăng lên còn tỷ trọng vốn cố định giảm xuống nhưng vẫn lớn hơn vốn lưu động. Chứng tỏ Công ty Điện lực Hà Nội ngoài xu hướng đầu tư thêm vào tài sản cố định hơn còn chú trọng tạo cân bằng về vốn bằng cách tăng vốn lưu động hàng năm. Nhưng Công ty Điện lực Hà Nội là Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bán điện. Hầu hết sản lượng điện tiêu thụ đều mua từ Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Và sản phẩm sản xuất kinh doanh của Công ty là hàng hoá đặc biệt. Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là các đường dây và trạm biến áp thường xuyên phải cải tạo và nâng cấp, còn nhà cửa chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn cố định. Cho nên không như các doanh nghiệp kinh doanh khác là có tỷ trọng cũng như số lượng vốn lưu động thường lớn hơn vốn cố định. Mà tại Công ty lại có xu hướng ngược lại như trên. Và xu hướng này là cân đối và hợp lý.
Nguồn vốn
Hiện nay Công ty điện lực Hà Nội đang sử dụng các hình thức huy động vốn tự có, vốn vay nước ngoài và tín dụng nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu vốn của mình.
Vốn chủ sở hữu( Vốn tự có)
Số liệu ở bảng dưới cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty được bảo toàn và phát triển ở mức ổn định, thường chiếm 40% trong tổng nguồn vốn. Năm 2005 tuy có giảm so với năm 2004 nhưng năm 2006 lại tăng lên. Xu hướng này chủ yếu là do sự thay đổi của lợi nhuận sau thuế bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Trong đó nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất cũng có xu hướng như vậy. Còn các quỹ và nguồn kinh phí cũng có biến động tăng lên, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu
Hiện nay Công ty không được cấp vốn cho hoạt động kinh doanh bán điện nhưng trong hoạt động xây dựng cơ bản của một sô công trình vẫn được hưởng một phần trong cân đối khấu hao cơ bản của Công ty.
Do Công ty Điện lực Hà Nội là đơn vị Nhà nước với 100% vốn nhà nước nên trong hoạt động của mình Công ty không tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu, mà chỉ tăng nhờ kinh doanh có hiệu quả làm tăng lợi nhuận. Hơn nữa nguồn kinh phí của Công ty rất ít, chỉ chiếm 0,01% trên tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Nhưng mục tiêu của Công ty là lợi nhuận, do vậy hoạt động kinh doanh luôn được Công ty quan tâm hàng đầu.
Biểu 4: Vốn chủ sở hữu của Công ty
Đơn vị: Tr.đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tiền
%
Tiền
%
Tiền
%
Vốn chủ sở hữu
978.333
100,00
871.571
100,00
982.038
100,00
I- Nguồn vốn-Quỹ
981.764
100,35
870.383
99,86
966.562
98.42
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
912.315
93,25
810.870
93,04
897.368
91,38
2. Chênh lệch đánh giá tài sản
37
0,04
37
0,04
33
0,03
3. Quỹ đầu tư phát triển
(10.733)
(1,09)
12.649
1,45
6.391
0.65
4. Quỹ dự phòng tài chính
37.907
3,87
35.393
4,06
40.439
4,12
5. Lợi nhuận chưa phân phối
42.238
4,32
11.434
1,31
22.331
2,23
II- Nguồn kinh phí và quỹ khác
(3.431)
(0,35)
1.188
0,14
15.476
1,58
1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi
(4.231)
0,43
720
0,08
15.466
1,57
2. Nguồn kinh phí
10
0,01
6
0,006
10
0,01
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
790
0,08
463
0,05
(Báo cáo quyết toán năm Công ty Điện lực Hà Nội năm 2004,2005,2006)
Vốn vay nước ngoài
Công ty Điện lực Hà Nội hiện nay thực hiện vay vốn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh của mình. Nợ phải trả, bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn chiếm gần 60% tổng nguồn vốn.
Trong đó vốn vay nước ngoài chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nợ ngắn hạn bao gồm:
Vốn vay ADB: Nhà nước vay ADB với chế độ ưu đãi trả phí ngân hàng 1%/năm, trả gốc trong vòng 40 năm.Và Vông ty vay lại với lãi suất 6,3%/năm và 0,5% phí ngân hàng trong 17 năm. Nguồn vốn này dùng để mua sắm thiết bị vật tư để cải tạo lưới điện và thi công các công trình xây dựng cơ bản.
Vốn Sida tài trợ: Đây là dự án viện trợ không hoàn lại của Thụy Điển cho chính phủ Việt Nam. Chính phủ cho Công ty vay lại với lãi suất 1,5%/năm và phí ngân hàng 0,5% trong 15 năm. Vốn này chủ yếu được dùng để mua vạt tư thiết bị nước ngoài.
Vay WB: Công ty vay nhằm phục vụ quản lý năng lượng, quản lý phụ tải chống lãng phí.
Ngoài ra Công ty còn vay vốn Thái Lan, vay hợp tác kinh tế hải ngoại của Nhật Bản và vay ODA của Pháp. Công ty vay nhằm mục đích đầu tư xây dựng các dự án mới.
Tín dụng nhà cung cấp
Tín dụng nhà cung cấp là khả năng chiếm dụng vốn lẫn nhau, được thể hiện qua các khoản phải trả ngườc bán, người mua ứng trước và các khoản phải thu khách hàng, người bán ứng trước. Khoản này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nợ ngắn hạn.
Biểu 5: Tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn của Công ty
Đơn vị: Tr.đ
TT
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005/2004 (%)
2006/2005 (%)
I
Chiếm dụng vốn (nợ ngắn hạn)
319.606
347.515
293.703
106,65
87,98
1
Phải trả người bán
99.271
95.666
35.612
2
Người mua ứng trước
9.073
9.792
12.406
3
Phải trả khác
211.262
242.057
245.685
4
Tỷ trọng (1+2)/I
33,90
30,35
16,35
II
Bị chiếm dụng (khoản phải thu)
177.328
199.190
262.969
112,33
132,02
1
Phải thu khách hàng
132.036
140.258
157.889
2
Trả trước cho người bán
33.329
34.064
3.853
3
Phải thu khác
11.963
24.868
100.957
III
I/II
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36759.doc