Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang

Tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Năm 2008 là một năm mà nền kinh tế thế giới đầy biến động. Giá xăng dầu thế giới thay đổi liên tục, giá cả thị trường từ đó mà cũng thay đổi chóng mặt làm cho mọi người cho dù bàng quan nhất hay các nhà kinh tế đều vô cùng lo lắng cho tương lai sắp tới. Hàng loạt các sự kiện khác trong lĩnh vực: đầu tư tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, giá xăng dầu trên thế giới … liên tục thay đổi có lúc như đóng băng làm cho các nhà kinh tế vô cùng đau đầu để tìm... Ebook Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra một giải pháp hữu hiệu chung cho nền kinh tế biến động như hiện nay. Hơn thế nữa Việt Nam chỉ mới chính thức gia nhập WTO chỉ vài năm gần đây. Và trong tình hình đó để tồn tại, phát triển và hội nhập thắng lợi các doanh nghiệp Việt Nam phải luôn tự rà soát lại mình, hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn, tập trung khắc phục các mặt hạn chế, để làm được điều đó thì việc sử dụng vốn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự quản lý và sử dụng đồng vốn nhà nước có hiệu quả hay không có thể thấy được qua phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Theo định kỳ, các doanh nghiệp đều có báo cáo tài chính phản ảnh kết quả và tình hình các mặt hoạt động bằng các chỉ tiêu kinh tế nhằm mục đích cung cấp các thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các tổ chức hoặc những người cần sử dụng chúng. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của những đối tượng rất khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu của họ. Nhiều doanh nghiệp nhà nước không coi hiệu quả sử dụng đồng vốn mang tính sống còn, nhiều công ty nếu tính đúng tính đủ thì lỗ nặng, nhưng vẫn báo cáo có lợi nhuận và được khen thưởng. Bên cạnh việc sử dụng kém hiệu quả nguồn vốn của nhà nước của một số doanh nghiệp thì cũng có không ít các doanh nghiệp nhà nước nhiều năm qua đã không ngừng phát triển, bắt kịp đà tiến bộ và phát triển của thế giới, làm cho đồng vốn của nhà nước được sử dụng một cách có hiệu quả, trong đó Công ty Cổ phần vật tư Hậu Giang là một doanh nghiệp điển hình. Sản phẩm của công ty được nhiều người đón nhận và thị trường ngày một lớn hơn được mở rộng hơn.Vì tầm quan trọng rất lớn của việc tính toán và sử dụng vốn trong công ty do đó tôi quyết định lấy đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang” làm đề tài tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang tìm ra mặt mạnh, mặt yếu để từ đó đưa ra giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty thôngqua các chỉ số: cơ cấu đầu tư vốn, khả năng thanh toán, tỷ suất sinh lợi trên vốn… Từ kết quả phân tích thực trạng bổ sung và đề xuất một số biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty ta căn cứ vào đâu? Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty để làm gì? 1.4 ĐỐI TƯỢNG & PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian: Quá trình nghiên cứu được diễn ra tại Công ty Cổ phần vật tư Hậu Giang. 1.4.2 Thời gian: Các số liệu được dùng để phân tích trong đề tài được lấy trong khoảng thời gian từ năm 2006 - 2008. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: Là nguồn vốn của công ty và việc sử dụng nguồn vốn của Công ty Cổ phần vật tư Hậu Giang. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Phạm Hà Phương (2008), Xây dựng chiến lược kinh doanh vật liệu xây dựng cho công ty cổ phần vật tư Hậu Giang, Quản trị kinh doanh tổng hợp K30 Đại học Cần Thơ. Về phương pháp thực hiện, chủ yếu tác giả sử dụng phương pháp phân tích bằng ma trận SWOT và ma trận QSPM để xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần vật tư Hậu Giang giai đoạn 2008 – 2010. Tác giả đã có nhiều tìm tòi trong việc tìm hiểu phân tích môi trường kinh doanh cả trong cũng như ngoài công ty của công ty tong suốt thời gian từ năm 2005 – 2007. Đồng thời cũng rất quan tâm theo sát các mặt hàng chủ đạo mà công ty đang kinh doanh. Có sự so sánh và nhận xét rất tinh tế, mang tính khách quan phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Đưa ra 3 chiến lược: thâm nhập thị trường, phát triển thị trường và đa dạng hoá đồng tâm dựa trên những lợi thế mà công ty có cũng như đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế những khuyết điểm của công ty trong quá trình thực hiện nhằm hỗ trợ chiến lược khi được đưa vào thực thi đạt kết quả tối ưu nhất. Trần Trọng Tín (2007), Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, Quản trị kinh doanh tổng hợp K29 Đại học Cần Thơ. Tác giả đã phân tích thực trạng và hiệu quả của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ rất rõ ràng rành mạch bằng các biện pháp so sánh. Mọi hoạt động của công ty qua các năm được tác giả thể hiện rất sinh động thông qua các kết quả tính chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, các chỉ số tài chính. Cung cấp hệ thống số liệu đầy đủ bằng dạng bảng giúp ta dễ dàng theo dõi và qua đó cũng giải thích nguyên nhân tăng giảm từng khoản mục, từng nghành hàng. Và cũng dựa vào đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2006), Chiến lược nghiên cứu và thâm nhập thị trường của Công ty Cổ phần vật tư Hậu Giang, Thương mại và dịch vụ K3 Đại học dân lập Cửu Long. Chiến lược nghiên cứu và thâm nhập thị trường của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang được tác giả Bạch Tuyết thể hiển ngắn gọn và dễ hiểu. Dựa vào Marketing Mix về các giải pháp 4P gồm có: sản phẩm, giá cả, phân phối, khuyến mãi. Đi sâu nghiên cứu các thị trường tiềm năng cũng như các thị trường truyền thống; nhà cung ứng cũng như khách hàng, những đối thủ cạnh tranh hiện tại và những đối thủ tiềm ẩn. Tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như những nguy cơ trước mắt. Đề ra mục tiêu và nhiệm vụ của công ty trong tương lai. Từ đó đưa ra các chiến lựơc thâm nhập thị trường theo hướng 4P kèm theo những đánh giá về ưu điểm và hạn chế của nó khi thực hiện. Hồ Thanh Tâm ( 2007 ), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thuốc lá Cửu Long Phân tích rõ ràng, xúc tích các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn, đưa ra nhận xét khách quan. Giúp ta nhận định vấn đề một cách chính xác từ đó đưa ra phương hướng cũng như giải pháp phù hợp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong tương lai CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số khái niệm về vốn. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Vốn kinh doanh sau khi ứng ra được sử dụng vào kinh doanh và sau một chu kỳ hoạt động, phải được thu về để ứng tiếp cho chu kỳ hoạt động tiếp theo. Vốn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và căn cứ vào nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp ta có thể nhận biết doanh nghiệp đó thuộc loại nào. 2.1.1.1 Vốn cố định -Vốn cố định: là giá trị ứng trước về tài sản cố định của doanh nghiệp. -Đặc điểm: Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, nó luân chuyển dần giá trị vào giá trị của sản phẩm cho đến khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, vốn cố định bị tách ra thành 2 phần: Một bộ phận giá trị tương ứng với phần giá trị của hao mòn sẽ gia nhập vào giá thành sản phẩm và được tích lũy lại khi sản phẩm được tiêu thụ gọi là quỹ khấu hao cơ bản. Còn bộ phận khác đặc trưng cho phần giá trị còn lại của tài sản cố định. Theo quyết định số: 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính thì những tư liệu lao động nào thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định (TSCĐ): + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy. + Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên. + Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. 2.1.1.2 Vốn lưu động a. Khái niệm Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp thực hiện được thường xuyên, liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. b. Phân loại vốn lưu động Để quản lý tốt vốn lưu động người ta phân vốn lưu động thành 3 loại: * Vốn lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất: Thể hiện dưới dạng nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, bao bì... * Vốn lưu động nằm trong quá trình trực tiếp sản xuất: Loại vốn này thể hiện dưới dạng sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi chờ phân bổ... * Vốn lưu động nằm trong quá trình lưu thông: Loại vốn này thể hiện dưới dạng thành phẩm nhập kho chuẩn bị tiêu thụ, tiền mặt tại quỹ, tiền gởi ngân hàng, những khoản nợ phải thu, phải trả, tạm ứng, mua bán hàng hoá.... c. Kết cấu vốn lưu động Là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động. Ở những doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng khác nhau. Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động giúp cho thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển để từ đó xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động, đồng thời tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.1.2 Vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Một trong những điều kiện đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và thường xuyên là vốn. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật, phải có một số tiền mặt nhất định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.... đó chính là vốn. - Vốn quyết định qui mô sản xuất của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có vốn mạnh thì hoạt động kinh doanh sẽ phong phú đa dạng và sẽ dễ cạnh tranh trên thương trường. - Trong thực tế, một doanh nghiệp có vốn lớn sẽ thu hút được nhiều quan hệ làm ăn, đảm bảo uy tín về các khoản thanh toán nợ của doanh nghiệp. - Vốn giúp nguồn dự trữ hàng hoá dồi dào, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp liên tục và không bị ảnh hưởng của mùa vụ hay biến động của thị thường. - Vốn góp phần cải tiến qui trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường trong và ngoài nước. 2.1.3 Sự cần thiết của việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả Trong quản lý sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. + Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được chất lượng sản xuất kinh doanh, xác định được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những khả năng tiềm ẩn của doanh nghiệp. + Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nắm được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp mình, đồng thời xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp thích ứng với các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời tiết kiệm được nguồn vốn cho doanh nghiệp. 2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 2.1.4.1 Phân tích khả năng thanh toán. TSLĐ & đầu tư ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện thời (lần) = Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động – hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh (lần) = Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Tiền mặt Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán bằng tiền (lần) = Chỉ tiêu này thể hiện khả năng về tiền mặt để thanh toán nợ ngắn hạn 2.1.4.2 Các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh - Hiệu quả sử dụng vốn cố định Doanh thu Số vòng quay vốn cố định (vòng) = Vốn cố định Chỉ tiêu này cho biết khi một đồng vốn cố định được bỏ ra thì sẽ thu về bao nhiêu đồng doanh thu. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Doanh thu Số vòng quay vốn lưu động (vòng) = Vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết cứ một vòng quay của một đồng vốn lưu động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn: Nợ phải trả Hiệu quả sử dụng vốn vay = Doanh thu Vốn chủ sở hữu Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu = Doanh thu Tổng Nguồn vốn Vòng quay vốn = 2.1.4.3 Chỉ số về khả năng sinh lời: Lợi nhuận Tỷ lệ sinh lợi trên vốn cố định (%) = x 100% Vốn cố định Chỉ tiêu này cho biết khi một đồng vốn cố định được bỏ ra thì sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận Tỷ lệ sinh lợi trên vốn lưu động (%) = x 100% Vốn lưu động Lợi nhuận Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn lưu động. Tổng nguồn vốn Mức sinh lợi trên tổng số vốn (%) = x 100% Lợi nhuận Vốn chủ sở hữu Mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (%) = x 100% Lợi nhuận Nợ phải trả Mức lợi nhuận trên nợ phải trả (%) = x 100% 2.1.4.4 Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn: Vốn lưu động Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn Tổng nguồn vốn Tỷ suất đầu tư vốn lưu động = x 100% Vốn cố định Tổng nguồn vốn Tỷ suất đầu tư vốn cố định = x 100% Nợ phải trả Các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn Tổng nguồn vốn Tỷ số nợ = x 100% Tỷ số Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Nguồn số liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu được thu thập từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm 2006 - 2008. 2.2.2 Phương pháp phân tích Sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh giản đơn để phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty thông qua phân tích kết quả bảo toàn vốn, đầu tư vốn cho sản xuất, tái sản xuất và đánh giá sự tăng trưởng của Công ty. Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được: xác định số gốc để so sánh và điều kiện so sánh. Số liệu phân tích được thể hiện dưới ba hình thức: + Số tuyệt đối + Số tương đối + Số bình quân CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 3.1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang có tên giao dịch quốc tế là HAU GIANG MATERIALS JOINT-STOCK COMPANY. Có tên viết tắt là HAMACO. Vốn điều lệ: 24.953.600.000 Tru sở: 184 Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ Ngày 03/03/1976 Bộ trưởng Bộ vật tư ký quyết định số 245/VT-QĐ về việc thành lập Công ty Vật tư tỉnh Hậu Giang sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng và nhân dân ta bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Công ty được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 đơn vị: Ty Vật tư Kỹ thuật TP. Cần Thơ, Công ty Xăng dầu TP. Cần Thơ, Ty Vật tư tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu Sóc Trăng. Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng vật tư hàng hóa trên địa bàn TP. Cần Thơ và 14 huyện thị trong tỉnh Hậu Giang. Năm 1991 khi tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần Thơ, Công ty đổi tên thành Công ty Vật tư tỉnh Cần Thơ. Năm 1993 tiếp tục đổi tên thành Công ty Vật tư Tổng hợp Hậu Giang. Đây là thời điểm Công ty phát triển thêm mặt hàng gas đốt, bếp gas, phụ tùng ngành gas. Năm 2000 Để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng tại thị trường TP. Cần Thơ, Công ty thành lập thêm trung tâm kinh vật liệu xây dựng doanh 26B, nay là Cửa hàng Vật tư Trà Nóc. Năm 2001 công ty tiếp tục thành lập Chi nhánh TP. HCM để mở rộng mạng lưới kinh doanh tại TP. HCM. Năm 2002 nhằm phát triển thị trường Bạc Liêu, Sóc Trăng, Công ty thành lập chi nhánh Bạc Liêu. Năm 2003: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất. Đồng thời Công ty bắt đầu phát triển thêm mặt hàng dầu nhờn. Tháng 4 năm 2003, Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Vật tư Hậu Giang (Hamaco). Năm 2004 khi tỉnh Cần Thơ được tách thành TP. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, Hamaco thành lập Chi nhánh Vị Thanh để đẩy mạnh kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang. Năm 2007: Hamaco thành lập Chi nhánh Sóc Trăng tại thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường Sóc Trăng. Công ty đã được cấp chứng nhận “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000”. Điều này khẳng định rằng Hamaco luôn đề cao chất lượng trong quản lý nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hamaco nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007” do Vietnamnet tổ chức bình chọn. Năm 2008 Hamaco khai trương Tổng kho Trà Nóc với diện tích 10.000 m3 sử dụng hệ thống cần trục nhập xuất hàng đồng thời, nhằm đảm bảo xuất hàng nhanh chóng cho khách hàng.Hamaco tiếp tục đầu tư Kho C22 Lê Hồng Phong với diện tích gần 10.000 m3 để phát triển mặt hàng cát, đá và kinh doanh thêm mặt hàng xăng dầu và bê tông Ngày 10/03/2009 Hamaco đã làm lễ đón nhận Huân chương Độc lập Hạng ba do Nhà nước tặng thưởng. 3.2 CHỨC NĂNG,NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY Chức năng:Chuyên kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng, gas dầu nhờn và xăng dầu. Nhiệm vụ: Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của mình theo quy chế hiện hành để thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của công ty. Thường xuyên nghiên cứu thị trường, cũng như những biến động của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Tích luỹ nguồn vốn để phát triển kinh doanh, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện có. Huy động được nhiều vốn để tăng khả năng phát triển kinh doanh. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết với các đối tác làm ăn nhằm nâng cao uy tín của công ty trên thương trường. Tuân thủ mọi chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chú trọng việc đào tạo cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ quản lý phát huy năng lực cá nhân. Mục tiêu: Giữ vững và phát triển thị trường các mặt hàng truyền thống của công ty. Chú ý phát triển thị trường bán lẻ và thị trường nông thôn. Đa dạng hoá ngành hàng thuộc các mặt hàng gần gủi với mặt hàng truyền thống. Cơ cấu ngành hàng hợp lý. Tốc độ phát triển bình quân từ 5-15% /năm tuỳ theo từng ngành hàng. Giảm nợ quá hạn. Quan tâm đến việc đào tạo và đãi ngộ cán bộ. Trả cổ tức cho cổ đông hợp lý. Bảo tồn và phát triển vốn. 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ 3.3.1 Cơ cấu tổ chức: Công ty có đội ngũ nhân viên quản lý có trình độ nghiệp vụ cao, năng động, sáng tạo, ham học hỏi, có khả năng tiếp thu và thực hiện công việc nhanh chóng. Hội đồng quàn trị và ban giám đốc: Có chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc và phó giám đốc. Lo tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh. Thực hiện các nghị quyết của các đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị về kế hoạch kinh doanh đầu tư và xây dựng. Kiến nghị về số lượng chức danh và bổ nhiệm miễn nhiệm các cán bộ quản lý. Hình 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GĐ KINH DOANH CHI NHÁNH SÓC TRĂNG CHI NHÁNH TP.HCM CỬA HÀNG VẬT TƯ 55 TẦM VU CỬA HÀNG VẬT TƯ SỐ 2 CỬA HÀNG VẬT TƯ SỐ 1 CHI NHÁNH BẠC LIÊU PHÒNG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHI NHÁNH VỊ THANH PHÒNG KẾ HOẠCH - MARKETING PHÒNG KINH DOANH XĂNG DẦU - DẦU NHƠN PHÒNG KINH DOANH GAS CỬA HÀNG VẬT TƯ TRÀ NÓC TỔ TIN HỌC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC - HANH CÁNH CỬA HÀNG CÁT ĐÁ BỘ PHẬN KHO VẬN PHÒNG XÂY DỰNG CƠ BẢN BỘ PHẬN BÊ TÔNG TƯƠI CỬA HÀNG XĂNG DẦU HAMACO Phòng kế hoạch - marketing: có trưởng phòng Mar và 3 nhân viên Tổ chức công tác phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chiến lược nhằm đảm bảo việc hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch của công ty. Hoạch định và thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng, thiết lập, duy trì các mối quan hệ bền vững và có lợi với khách hàng mục tiêu. Phòng kinh doanh: có 3 trưởng phòng và 3 phó trưởng phòng quản lý 5 mặt hàng của công ty Giao dịch với khách hàng, đàm phán và soạn thảo các hợp đồng xuất khẩu; tổng hợp, phân tích các thông tin phát sinh trong quá trình kinh doanh để làm cơ sở cho việc xây dựng chỉ tiêu, giúp Ban Giám Đốc thực hiện các hoạt động kinh doanh. Phòng kế toán: có trưởng phòng và 6 nhân viên Xây dựng và thực hiện hệ thống kế toán Công ty theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tổ chức hệ thống kế toán phù hợp với mô hình bộ máy quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hệ thống kế toán của Công ty. Nghiên cứu các chế độ chính sách về tài chính doanh nghiệp của Nhà nước, Bộ ngành và địa phương để xây dựng chiến lược tài chính của Công ty. Phòng tổ chức hành chánh: có 9 người gồm 1 trưởng phòng , 1 phó phpòng và 7 nhân viên trực thuộc Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác tổ chức nhân sự, thi dua, pháp chế, lao động, tiền lương. Có chức năng bố trí cán bộ công nhân viên công ty cho phù hợp. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên Chỉ đạo công tác hành chánh văn thư, tiếp tân, quản lý cơ sở vật chất của Công ty; thực hiện và quản lý về lao động tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế … theo qui định của nhà nước; soạn thảo và quản lý các hợp đồng lao động. Ngoài ra còn có chức năng giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cho cán bộ công nhân viên Phòng xây dựng cơ bản: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về đầu tư xây dựng cơ bản, vận chuyển lưu trữ hàng hoá. Có nhiệm vụ xây dựng cơ bản, quản lý hàng hoá, kho bãi, quản lý và thực hiện vận chuyển hàng hoá cho công ty và vận chuyển thuê. Tổ tin học: Nghiên cứu, tư vấn giúp Ban Giám đốc triển khai các ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động kinh doanh của công ty.Hỗ trợ cho tất cả các Đơn vị thuộc Công ty trong công việc liên quan đến lĩnh vực CNTT.Thực hiện giám sát việc sử dụng các tài sản, thiết bị máy móc có liên quan đến CNTT bao gồm phần cứng, phần mềm và tài nguyên hệ thống trong toàn Công ty. Đề xuất việc trang bị thiết bị CNTT mới, thanh lý thiết bị CNTT không còn phù hợp. Hệ thống các cửa hàng: có cửa hàng trưởng, nhân viên bán hàng và bộ phận kế toán Cửa hàng Vật tư Số 1. Số 65A Đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 839321 - Fax (0710) 738306 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Cửa hàng Vật tư Số 2 Số 8A CMT8, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 822179 - Fax (0710) 826453 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Cửa hàng Vật tư 55 Tầm Vu Số 55 Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 839518 - Fax (0710) 738630 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Cửa hàng Vật tư Trà Nóc Số 26B Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 884576 - Fax (0710) 884744 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Cửa hàng kinh doanh Sắt thép Bình Phước Số 1621/3D QL1A, phường .Hiệp Bình Phước, quận 12, TP.HCM ĐT: (08) 7198136 - Fax (08) 7198136 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Cửa hàng Cát đá Số C22 Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 880744 - Fax (0710) 880745 Chuyên kinh doanh: Cát, đá. Cửa hàng Xăng dầu Hamaco Số C22 Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 880877 - Fax (0710) 880745 Chuyên kinh doanh: Xăng, dầu, nhớt. 8. Cửa hàng gas: Số 184 Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 831630 - Fax (0710) 732505 Chuyên kinh doanh: Khí hóa lỏng, bếp gas, các phụ kiện bếp gas, lắp đặt hệ thống khí hóa lỏng. Trạm Bê tông tươi Số C22 Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 880744 - Fax (0710) 880745 Chuyên sản xuất: bê tông tươi Hệ thống các chi nhánh: Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh. Số 166 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: (08) 5532169 - Fax (08) 5532149 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Chi nhánh Bạc Liêu Số 107 QL 1A, ấp Phước Thạnh, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu ĐT: (0781) 891873 - Fax (0781) 891874 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Chi nhánh Vị Thanh Số 43/9 QL 61, ấp Mỹ Hiệp 1, xã Tân Tiến, TX Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ĐT: (0711) 879036 - Fax (0711) 879037 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Chi nhánh Sóc Trăng Số 1250, đường Bạch Đằng, phường 9, TP. Sóc Trăng ĐT: (079) 623972 - Fax (079) 624972 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Trên 100 đại lý VLXD, trên 30 đại lý dầu nhờn và trên 200 đại lý gas tại các tỉnh ĐBSCL và TP. HCM và các tỉnh lân cận TP. HCM. 3.3.2 Tình hình nhân sự: Bảng 1: TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY TỪ 2006 - 2008 ĐVT: Nhân viên Trình độ 2006 2007 2008 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) - Phổ thông 30 21,28 10 6,29 49 30,82 - Kỷ thuật 40 28,37 50 31,45 62 38,99 - Trung cấp 33 23,40 57 35,85 51 32,08 - Đại học, cao học 38 26,95 42 26,42 44 27,67 Tổng cộng 141 100,00 159 100,00 206 129,56 + Lực lượng nhân sự chủ yếu đã qua đào tạo, tổng số hiện nay là 206. Cụ thể, về lực lượng có trình độ đại học là 44 người chiếm 21,4% cơ cấu; về trình độ kỷ thuật và trung cấp là 113 người chiếm 54,9%; và trình độ phổ thông là 49 người chiếm 23,8%. + Qua bảng số liệu ta dễ dàng nhận ra trình độ công nhân viên của công ty tăng lên thấy rõ nhờ các chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao của công ty. Nguồn nhân lực lao động liên tục tăng lên do nhu cầu mở rộng của công ty + Như vậy thấy rõ trình độ của nhân sự là khá tốt, hầu hết đều đã được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, khối quản lý có trình độ đại học, đều này giúp công ty có thể tiếp cận với những sự thay đổi nhanh chóng trong nền kinh tế hiện nay. Đồng thời có thể vạch ra những bước đi đúng hướng cho các giai đoạn tiếp theo. Và như vậy việc phân bổ số lượng nhân viên ở các bộ phận của công ty tuỳ thuộc vào khối lượng cũng như tính chất công việc mà có sự yêu cầu về trình độ thích hợp 3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.4.1. Thuận lợi Công ty luôn được sự hỗ trợ của Bộ Thương mại, UBND TP Cần Thơ và các nghành hữu quan cùng với sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc cũng như sự cố gắng của cán bộ tập thể công nhân viên trong công ty Sự tăng trưởng của nền kinh tế thành phố Cần Thơ khá cao có tác động đến tất cả các nghành nói chung và công ty nói riêng. Nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long nên thuận lợi cho việc giao dịch, mua bán cũng như bố trí các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, gas, dầu nhờn, xăng dầu cả đường thuỷ lẫn đường bộ. Sau 33 năm kinh doanh công ty được sự tín nhiệm rất cao của người tiêu dùng, uy tín ngày càng được nâng cao. Là công ty cổ phần của nhà nước nên nguồn hàng luôn được đảm bảo về số lượng và chất lượng. Hệ thống các cửa hàng bán lẻ đựơc trải rộng khắp địa bàn hoạt động của công ty. Các cửa hàng được trang bị đẩy đủ trang thiết bị hiện đại. 3.4.2 Khó khăn: Tốc độ phát triển hệ thống mạng lưới bán lẻ của tư nhân khá nhanh, phương thức bán hàng linh hoạt: bán tận nơi, giá rẻ vì chất lượng không đúng tiêu chuẩn trong khi đó công ty là doanh nghiệp của nhà nước nên phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định làm cho sức mạnh cạnh tranh ở khu vực bán lẻ giảm sút. Sự quản lý của nhà nước đối với thị trường vật liệu xây dựng, xăng dầu và gas còn nhiều yếu kém dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Việc thu hồi công nợ còn chậm, mất nhiều thời gian nên vòng quay của vốn còn thấp 3.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006 – 2008 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu 811.715 1.000.156 1.318.483 188.441 23,21 318.327 31.83 + Doanh thu bán hàng 808.581 991.159 1.308.430 182.578 22,58 317.271 32.01 +Doanh thu cung cấp dịch vụ 624 911 752 287 46% (159) 17,45% + Doanh thu khác 2.509 8.085 9.301 5.576 222,24 1.216 15.04 2. Các khoản giảm trừ 44 145 123 101 229,54 (22) (15.17) 3. Giá vốn hàng bán 782.050 969.239 1.271.034 187.189 23,93 301.795 31.14 4. Lợi nhuận gộp (1-2-3) 29.620 30.771 47.326 1.151 3,88 16.555 53.80 5. Doanh thu từ hoạt động tài chính 463 1.357 527 894 193,09 (830) (61.16) 6. Chi phí từ hoạt động tài chính(lãi NH) 3.545 3.533 2.985 (12) (0,34) (548) (15.51) 7. Chi phí bán hàng 12.969 18.794 28.345 5.825 44,91 9.551 50.82 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.129 6.896 9.836 767 12,51 2.940 42.63 9. Lợi nhuận từ HĐKD (4+5-6-7-8) 1.582 2.905 6.687 1.323 83,63 3.782 130.19 10. Thu nhập từ hoạt động khác 9.075 7.843 11.954 (1.232) (13,57) 4.111 52.41 11. Chi phí khác 4.404 394 341 (4.010) (91,05) (53) (13.45) 12. Lợi nhuận khác 4.671 7.449 11.613 2.778 59,47 4.164 55.9 13. Lợi nhuận trước thuế 6.253 10.353 18.300 4.100 65,56 7.947 76.76 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.449 2.562 1.449 1.113 76.81 15. Lợi nhuận sau thuế 6.253 8.904 15.738 2.651 42,4 6.834 76.75 Nhìn vào doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong 3 năm qua ta có thể nói rằng công ty hoạt động rất có hiệu quả vì lợi nhuận, luôn biến động theo chiều hướng gia tăng. Trong giai đoạn nền kinh tế như hiện nay khi mà giá cả các loại nguyên liệu đầu vào, chi phí có xu hướng tăng thì sự cạnh tranh gay gắt với nhau về nguồn vốn, chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ… giữa các doanh nghiệp luôn đi đôi với lợi nhuận của doanh nghiệp, công ty. Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể khái quát đuợc kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2006 – 2008 như sau: tổng doanh thu của công ty liên tục tăng cao từ 811.715 triệu đồng năm 2006 tăng lên 1.000.156 triệu đồng năm 2007 tức tăng 188.441 triệu đồng tương đương 23,21% và so với năm 2007 tăng lên 1.318.483 vào năm 2008 tức tăng 318.327 triệu đồng tương đương 31,83% . Nguyên nhân chủ yếu là do ngoại trừ phần doanh thu cung cấp dịch vụ giảm thì doanh thu bán hàng vào năm 2008 nhưng không đáng kể và nguồn doanh thu khác đều tăng. Doanh thu từ hoạt động tài chính vào năm 2007 tăng vọt 193% tương đương 894 triệu đồng nhưng sau đó vào năm 2008 do ảnh hưởng từ lạm phát của nền kinh tế nên đã giảm đáng kể giảm xuống hơn 61% tương đương 830 triệu đồng Giá vốn hàng bán liên tục tăng theo giá cả thị trường vào năm 2007 là 23,93% vào năm 2008 là 31,14% cuối năm 2007 và đầu năm 2008 giá vật liệu xây dựng liên tục tăng cao đến mức kỷ lục. Cùng với sự gia tăng giá vốn hàng bán th._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbannhap2009.doc
Tài liệu liên quan