Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và một số nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty xây dựng công trình giao thông 829

Lời nói đầu kinh doanh là vấn đề bao trùm xuyên suốt mọi quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các chính sách, biện pháp, chiến lược mà doanh nghiệp đề ra và thực hiện đều hướng tới mục tiêu này. Hiệu quả không chỉ là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp mà nó còn là mối quan tâm của cả nền kinh tế quốc dân của bất kì một quốc gia nào. Bởi mỗi doanh nghiệp chính là một thành tố, một mắt xích của nền kinh tế. Nền kinh tế có phát triển được hay không đều phải bắt dầu từ những mắt xích ấy. Do v

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và một số nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty xây dựng công trình giao thông 829, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậy để tồn tại và phát triển đồng thời góp phần vào sự đi lên của đất nước các nhà quản trị của các công ty phải coi việc tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình một cách thường xuyên, là việc làm cần thiết để kịp thời có những giải pháp nhằm phát huy ưu điểm khắc phục những tồn tại bất hợp lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Xuất phát từ yêu cầu thực tế cùng với những kiến thức đã học ở trường, áp dụng vào việc nghiên cứu thu thập tài liệu. Trong thời gian thực tập tại công ty XDCTGT 829, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty XDCTGT 829.” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. Ngoài lời mở đầu và kết luận bài luận văn chia làm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung về phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chương II: Thực trạng sản xuất kinh doanh và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty XDCTGT 829. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh taị công ty XDCTGT 829. Để hoàn thành bài luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: Nguyễn Hải Chiêu cùng các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế vận tải, các cô chú ở phòng Kế toán - Tài vụ và các phòng ban khác trong công ty 829. Do thời gian thực tập còn ngắn, khả năng nhận biết thực tế còn chưa sâu nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy tôi mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để bài luận văn hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn ! Hà nội, ngày tháng 11 năm 2003 Chương I Cơ sở lý luận chung về phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. I. Khái niệm chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1. Khái niêm Hoạt động sản xuất kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, muốn thắng cuộc trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nói cách khác hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với chi phí thấp nhất. Kết quả đầu ra của doanh nghiệp được xác định bằng nhiều chỉ tiêu nhưng chủ yếu là 2 chỉ tiêu: Sản lượng (nếu tính theo hiện vật) hoặc giá trị sản lượng (nếu sử dụng thước đo giá trị). Hai chỉ tiêu này biểu hiện toàn bộ khối lượng công việc đã được thực hiện hoặc giá trị bằng tiền của toàn bộ khối lượng công việc đó trong một thời kì nhất định. Ngoài ra kết quả đầu ra còn thể hiện qua các chỉ tiêu như lợi nhuận, doanh thu... Chi phí đầu vào là toàn bộ các nguồn lực được huy động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí đầu vào được phản ánh bằng các chỉ tiêu: tổng vốn, vốn cố định, vốn lưu động, nguyên giá TSCĐ, lao động... Vì kết quả đạt được và chi phí bỏ ra đều cò thể phản ánh bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau nên phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề phức tạp. Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu này phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lời của từng yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời các chỉ tiêu đó phải thống nhất với công thức tính hiệu quả chung. Công thức chung để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất hoặc sức sinh lời nghĩa là bình quân trong kì cứ một đồng chi phí đầu tư vào kinh doanh đã tạo ra bao nhiêu đồng kết quả đầu ra. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng có thể tính bằng CT Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào Chỉ tiêu này phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào. ý nghĩa của công thức này là bình quân trong kì kinh doanh để thu được một đồng kết quả đầu ra cần đầu tư bao nhiêu đồng chi phí. Ngoài việc so sánh kết quả với các chi phí. Để có được các chỉ tiêu hiệu quả người ta còn dùng nhiều cách so sánh khác như: so sánh giữa các kết quả, so sánh giữa các chi phí đầu vào... để đánh giá mức hiệu quả. Bên cạnh việc xét tới hiệu quả kinh tế kĩ thuật của một doanh nghiệp, ta cũng cần xem xét tới hiệu quả kinh tế -xã hội của doanh nghiệp đó. Hiệu quả kinh tế - xã hội là lợi ích mà doanh nghiệp đem lại cho xã hội từ các hoạt động kinh doanh của mình. Hiệu quả kinh tế - xã hội là một vấn đề khó xác định được chính xác, khó có thể lượng hoá một cách toàn diện. Bên cạch đó một số chỉ tiêu hiệu quả tính toán được như mức tạo công ăn việc làm, mức đóng góp vào GDP, nộp ngân sách) thì hiệu quả kinh tế – xã hội còn được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác, những mặt mà tiêu chuẩn đánh giá chỉ mang tính chất tương đối. Thông thường các doanh nghiệp hoạt động thường ít hoặc không quan tâm đến loại hiệu quả này. Nhưng vì doanh nghiệp cũng là một bộ phận nằm trong tổng thể xã hội, giữa doanh nghiệp và xã hội có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, hoạt động của xã hội sẽ điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp và ngược lại, hoạt động của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng nhất định của xã hội. Vì lẽ đó khi đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp ta nên xem xét cả hai loại hiệu quả này. Có như vậy ta mới đánh giá chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2 ý nghĩa của việc phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Phân tích hiệu quả SXKD là việc đi sâu nghiên cứu theo yêu cầu của hoạt động quản lý kinh doanh. Căn cứ vào tài liệu hạch toán thống kê và các thông tin kinh tế, bằng các phương pháp phân tích đánh giá thích hợp so sánh số liệu và phân giải các mối liên hệ nhằm làm rõ chất lượng hiệu quả của hoạt động SXKD. Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh có nhiều ý nghĩa: + Là công cụ để kiểm soát được toàn bộ quá trình kinh doanh biết được công việc đề ra đang tiến hành đến đâu, đã làm được những gì. Đồng thời đó cũng là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động SXKD, là công cụ để cải tiến những cách thức cơ chế quản lý trong SXKD. + Phân tích kinh doanh còn là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Một quyết định đầu tư đi kèm với lợi ích thu được luôn chứa đựng những rủi ro nhất định. Mặt khác trong quá trình tiến hành SXKD, môi trường kinh doanh có những biến đổi dẫn tới những rủi ro cũng thay đổi theo chiều hướng tăng lên hay giảm đi. Việc tiến hành phân tích hoạt động SXKD kịp thời giúp các nhà quản lý nhìn nhận được mức độ rủi ro này, từ đó có những biện pháp phòng ngừa hoặc đối phó để hạn chế tổn thất giảm thiểu chi phí không đáng có nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. + Việc phân tích đánh giá hiệu quả SXKD là cơ sở để ra các quyết định, các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD. Đây là ý nghĩa rất quan trọng chúng ta đều biết rằng mục đích của bất kì một doanh nghiệp nào cũng đều là tối đa hoá lợi nhuận, để đạt được kết quả này thì doanh nghiệp phải SXKD có hiệu quả và không ngừng nâng cao hiệu quả thì mới có thể đạt được mục đích này. Mặt khác trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế KTTT thì việc nâng cao hiêu quả SXKD là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc đạt được hiệu quả kinh tế cao sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng tài chính tạo điều kiện tích luỹ cho việc đầu tư tái sản xuất mở rộng, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Ngoài ra nó còn góp phần ổn định thu nhập cho người lao động nâng cao mức sống thúc đẩy sự phát triển của nền KTQD. Nói tóm lại, với các ý nghĩa trên tài liệu phân tích hiệu quả SXKD là rất quan trọng và cần thiết. Nó không chỉ cần thiết đối với các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp đối với các đối tượng không trực tiếp tiến hành hoạt động SXKD nhưng có mối quan hệ về lợi ích với doanh nghiệp như: các cấp lãnh đạo Nhà nước, cơ quan thuế, các nhà đầu tư, các nhà tín dụng tài chính... II Mục đích và phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế Nghiên cứu các hiện tượng và kết quả kinh tế trong phạm vi kinh tế hẹp với tư cách là một trong những môn khoa học của hệ thống KHQL kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế được sử dụng như một công cụu quan trọng và có hiệu quả để đánh giá, kiểm tra kết quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp vạch rõ các nguyên nhân đã ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình SXKD. Từ đó đề xuất các biện pháp cần thiết để khai thác khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp. Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nếu chỉ dựa vào các con số trên các báo cáo tài chính thì không thể nói lên được hiệu quả cũng như khả năng cảu doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta phải sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế để làm rõ hơn nội dung ý nghĩa của các con số. Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá hiệu quả SXKD. Thông thường sử dụng các phương pháp sau: 2.1. Phương pháp so sánh : Đây là phương pháp thông dụng nhất được tiến hành bằng cách đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế của các thời kì khác nhau hoặc giữa kì thực hiện và kì kế hoạch, rút ra các kết luận đánh giá hiệu quả SXKD. Từ đó có thể đánh giá được xu hướng phát triển và sự biến động của quá trình kinh doanh tuỳ theo mục đích, yêu cầu của phân tích, xác định tiêu chuẩn so sánh ở đây là chỉ tiêu được chọn làm chỉ tiêu căn cứ so sánh (gốc so sánh) có thể chọn là gốc thời gian (kì kế hoạch, kì trước hoặc cùng kì năm trước..) hoặc gốc không gian (so với tổng thể, so tổng thể này với tổng thể khác giữa các bộ phận của cùng tổng thể..). Kì (hoặc điểm) được chọn làm gốc so sánh gọi là kì gốc hoặc điểm gốc. Kì hoặc điểm được chọn để phân tích các trị số của chỉ tiêu tính ra từng kì tương ứng được gọi là trị số chỉ tiêu kì gốc, kì phân tích. Để áp dụng phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu: + Các chỉ tiêu so sánh phải đảm bảo thống nhất về nội dung phản ánh + Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp đo lường các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu có thể tính theo các phương pháp khác nhau tuỳ theo yêu cầu và điều kiện cụ thể nhưng khi so sánh thì các chỉ tiêu phải thống nhất về phương pháp xác định. + Các số liệu so sánh phải được thu thập ở cùng một thời gian và cùng một phạm vi tổ chức. Nội dung phương pháp so sánh bao gồm 3 cách sau đây: 2.1.1. So sánh bằng số tuyệt đối Việc so sánh này cho biết khối lượng,quy mô mà doanh nghiệp đã đạt được, vượt hoặc hụt của các trị số chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ gốc và kỳ phân tích biểu hiện bằng các loại thước đo hiện vật, giá trị. 2.1.2. So sánh bằng số tương đối. Số tương đối là các số liệu biểu hiện số lần, số % được dùng để phản ánh kêt cấu, mức độ tăng trưởng, biến động hoặc mối quan hệ của các chỉ tiêu. Có năm loại số tương đối: +Số tương đối kế hoạch là các chỉ tiêu trong kế hoạch của doanh nghiệp. Nó phản ánh mục tiêu mà DN phải phấn đấu đạt được. + Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch. + Số tương đối động thái phản ánh tình hình biến động hoặc tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu. + Số tương đối hiệu suất (số tương đối cường độ) là việc so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh mặt chất với các chỉ tiêu phản ánh mặt lượng để đánh giá khái quát chất lượng của hoạt động kinh doanh. + Số tương đối kết cấu : phản ánh tỷ trọng từng bộ phận chiếm trong tổng thể. 2.1.3.So sánh bằng số bình quân. Để phản ánh đặc điểm điển hình của một tổ, một bộ phận, một đơn vị... người ta tính số bình quân bằng cách san bằng mọi chênh lệch về trị số của chỉ tiêu. Khi so sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với bình quân chung cảu toỏng thể, của ngành (VD: lương bình quân 1 CNV, NSLĐ bình quân, Số ngày làm việc bình quân...). 2.2 Phương pháp chi tiết. Mọi số liệu trong kinh tế phải chi tiết theo nhiều hướng khác nhau. Để đánh giá chính xác hiệu quả SXKD đạt được. Có thể chi tiết số liệu theo các hướng sau: Chi tiết cho các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu (VD chi tiết VCĐ theo từng loại TSCĐ). chỉ tiêu theo thời gian (VD : doanh thu của doanh nghiệp được chi tiết theo từng quí ), chi tiết theo địa điểm (VD chi phí bán hàng cho từng cửa hàng ). 2.3 Phương pháp loại trừ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động SXKD. Do đó để đánh giá chính xác ngườu ta sử dụng phương pháp loại trừ. Mục đích của phương pháp này là để xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở loại trừ dần ảnh hưởng của các nhân tố. Gồm 2 phương pháp: 2.3.1 Phương pháp thay thế liên hoàn. Là phương pháp cho phép xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tương đang nghiên cứu với đieèu kiện các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ tích số với nhau, với đối tượng đang nghiên cứu. Khi sắp xếp các nhân tố trong tích số nhân tố số lượng đứng trước, nhân tố chất lượng đứng sau. Khi xem xét ảnh hưởng của nhân tố nào thì ta cố định các nhân tố khác tức là xem chúng không thay đổi (loại trừ chúng ) 2.3.2. Phương pháp số chênh lệch. Theo phương pháp này người ta dùng số chêch lêch thay thế vào biểu thức để tính ra mức độ ảnh hươngr của nhân tố đó đến đối tượng phân tích. III. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp. +Tỷ suất lãi trên doanh thu : chỉ tiêu này phản ánh trong doanh thu có bao nhiêu % là lãi. Tỷ suất lãi trên doanh thu càng cao thì % giá trị mới sáng tạo của hoạt động kinh doanh càng lớn, doanh nghiệp càng được đánh giá cao và ngược lại. Tỷ suất lãi trên doanh thu = Lãi * 100 Doanh thu thuần +Tỷ lệ lãi trên vốn sản xuất (Khả năng sinh lời của tổng tài sản): Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kì kinh doanh cứ 100 đồng vốn mà doanh nghiệp dùng vào SXKD thì tạo ra bao nhiêu đồng lãi. Vì vậy chỉ tiêu này còn được gọi là khả năng sinh lời của tổng tài sản. Tỷ lệ lãi trên vốn sản xuất = Lãi * 100 Tài sản bình quân ( VSX bình quân ) + Số lần chu chuyển của tổng tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh bình quân trong kì kinh doanh tài sản chu chuỷen được mấy vòng. Đồng thời so sánh trị số chỉ tiêu này qua các kì sẽ thấy rõ được doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm hay lãng phí vốn. Số lần chu chuyển của tổng TS = Doanh thu Tổng TS bình quân của DN. 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Lao động là một trong ba yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất. ở bất kì đơn vị sản xuất nào dù là xí nghiệp công nghiệp, xây lắp, xây dựng nếu thiếu lao động quá trình sản xuất sẽ không thể tiến hành một cách bình thường. Vì vậy, sau khi phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất cần tiếp tục phân tích tình hình về lao động và ảnh hưởng của nó đến quá trình SXKD của DN. Nhân tố lao động gồm 2 mặt: Số lượng lao động và NSLĐ. Tuỳ thuộc vào từng thời kì, số lượng lao động nhiều hay ít, NSLĐ cao hay thấp trực tiếp quyết định kết quả sản xuất. Phân tích tình hình lao động một mặt hiểu rõ sự biến động về số lượng và năng suất lao động mặt khác tìm biện pháp quản lí và sử dụng lao động ngày một hiệu quả hơn. Phân tích tình hình LĐ Lực lượng lao động của mỗi đơn vị đều có thể chia làm 2 nhóm: + Lao động trực tiếp: Gồm những người trực tiếp sản xuất, trực tiếp quản lý kĩ thuật trên từng công đoạn sản xuất. Sự tăng giảm của loại lao động này trực tiếp liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất của đơn vị. + Lao đông gián tiếp: Là những người làm nhiệm vụ tổ chức quản lý phục vụ quá trình sản xuất. 2.2 Sự biến động về năng suất lao động NSLĐ tính theo doanh thu = Doanh thu Tổng số lao động bình quân sử dụng trong kì Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu đạt được trong kì tính bình quân cho một người lao động NSLĐ tính theo lợi nhuận thuần = Lợi nhuận thuần Tổng số LĐ bình quân sử dụng trong kì Chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động doanh nghiệp sử dụng trong kì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. NSLĐ tính theo GT tổng sản lượng = Giá trị tổng sản lượng Tổng số LĐ bình quân sử dụng trong kì Chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động doanh nghiệp sử dụng tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị tổng sản lượng. NSLĐ dù tính theo doanh thu, lãi ròng hay giá trị tổng sản lượng nếu càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động càng tốt. Thông qua việc phân tích đánh giá chỉ tiêu hiệu quả này, doanh nghiệp có thể tính toán và quyết định số lao động ở mức nào là hợp lý nhất, vừa đảm bảo sử dụng lao động tốt cả về thời gian và chất lượng, vừa góp phần vào việc tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho doanh nghiệp. .Tình hình sử dụng ngày công của công nhân sản xuất. Số ngày làm việc của công nhân sản xuất N L = NCĐ - NNV + NT Trong đó: N L : Số ngày làm việc NCĐ : Số ngày chế độ NNV : Số ngày ngừng vắng NT : Số ngày làm thêm. 2.4. Hiệu quả sử dụng tiền lương. Tiền lương là những khoản chi phí mà doang nghiệp bỏ ra để trả cho người lao động. Căn cứ vào thời gian, số lượng, chất lượng và hiệu quả công việc của họ. Tiền lương là khoản mục chi phí quan trọng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành mà còn ảnh hưởng đến trực tiếp đến thu nhập của người lao động. Hiện nay ở nước ta do trình độ cơ khí hoá, tự động hoá công nghệ còn thấp nên tiền lương còn chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá thành Vì vậy phân tích hiệu quả sử dụng tiền lương, sử dụng quĩ lương hợp lý là biện pháp để hạ giá thành tới mức thấp nhất có thể từ đó tăng lợi nhuận, mặt khác tiền lương là yếu tố vật chất chủ yếu kích thích người lao động hăng say làm việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Hiệu quả sử dụng quĩ lương được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Tỷ suất tiền lương = Tổng quĩ lương * 100 Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh nghiệp thu về thì có bao nhiêu đồng dùng để trả lương Lợi nhuận trên 1 đơn vị tiền lương = Lãi thuần Tổng quĩ lương Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tiền lương doanh nghiệp trả cho người lao động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lương bình quân = Tổng quĩ lương Tổng số lao động Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập bình quân của một người lao động làm trong doanh nghiệp. Tốc độ tăng tiền lương / Tốc độ tăng NSLĐ Đây là một chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp giữa hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng quĩ lương. Chỉ tiêu này dùng để so sánh giữa các kì nhằm xem xét việc sử dụng lao động và tiền lương đã đạt được hiệu quả hay chưa? Tốc độ tăng tiền lương bình quân = Lương bình quân kì phân tích Lương bình quân kì gốc Tốc độ tăng năng suất lao động = Năng suất lao động kì phân tích Năng suất lao động kì gốc Tốc độ tăng tiền lương bình quân trên tốc độ tăng năng suất lao động = Tăng lương bình quân Tăng NSLĐ bình quân. Theo nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương phải chậm hơn tốc độ tăng NSLĐ nên tỷ lệ này càng nhỏ hơn 1 thì càng đạt hiệu quả cao. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và vốn cố định. Vốn cố định là vốn đầu tư vào TSCĐ của doanh nghiệp, nói cách khác vốn cố định chính là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ. Đặc điểm nổi bật của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh nên giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm. TSCĐ giữ nguyên hình thái bên ngoài cho tới khi phải huỷ bỏ do không còn giá trị sử dụng. Vì vậy VCĐ giảm dần qua các kì kinh doanh. Để đánh giá TSCĐ trong doanh nghiệp có được sử dụng hiệu quả hay không cần xem xét thông qua một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ dựa trên nguyên giá bình quân TSCĐ và dựa trên giá trị còn lại của TSCĐ. Hiệu quả sử dụng TSCĐ có thể xác định bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Thông thường người ta còn sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau : Sức sản xuất của TSCĐ = Giá trị sản xuất ( Doanh thu ) Nguyên giá bình quân của TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết trong kì kinh doanh cứ 1 đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Sức sinh lời của TSCĐ = Lãi Nguyên giá bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong kì kinh doanh cứ 1 đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lãi. Suất hao phí của TSCĐ = Nguyên giá bình quân của TSCĐ Doanh thu Suất hao phí của TSCĐ = Nguyên giá bình quân của TSCĐ Lãi Hai chỉ tiêu trên cho biết bình quân trong kì để có 1 đồng doanh thu hoặc đồng lãi cần phải đầu tư bao nhiêu đồng cho TSCĐ. Nếu tính sức sinh lợi của TSCĐ chỉ căn cứ vào nguyên giá TSCĐ thì chưa phản ánh chính xác vì chưa xét tới giá trị tài sản đã hao mòn, nó sẽ làm cho sức sinh lợi của TSCĐ thấp hơn so với thực tế. Vì vậy cần tính toán thêm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ sau: Hiệu quả sử dụng VCĐ tính theo doanh thu = Doanh thu VCĐ bình quân sử dụng Hiệu quả sử dụng VCĐ tính theo doanh thu = Doanh thu Giá trị còn lại của TSCĐ. Hiệu quả sử dụng VCĐ tính theo lãi = lãi VCĐ bình quân sử dụng Hiệu quả sử dụng VCĐ tính theo lãi = lãi Giá trị còn lại của TSCĐ. ý nghĩa của 2 chỉ tiêu này là cứ 1 đồng VCĐ bỏ vào kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu hoặc lãi. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ và TSLĐ. Vốn lưu động là vốn đầu tư vào TSLĐ, là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục. Đặc điểm của VLĐ là : luôn luân chuyển không ngừng, thay đổi hình thái giá trị trong quá trình kinh doanh, thường chuyển ngay toàn bộ giá trị một lần vào chi phí giá thành sản phẩm hàng hoá và hoàn thành vòng tuần hoàn trong một chu kì hoạt động sản xuất kinh doanh. VLĐ thường tồn tại dưới 2 hình thái là hàng hoá và tiền tệ. Do đặc điểm của TSLĐ là không bị hao mòn hoặc giá trị hao mòn không đáng kể vì vậy không cần phân biệt TSLĐ và VLĐ khi xem xét hiệu quả sử dụng VLĐ. Khi phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ người ta thường phân tích theo 2 nhóm chỉ tiêu sau: 4.1. – Phân tích chung Hiệu quả sử dụng VLĐ tính theo doanh thu . Sức sản xuất của VLĐ = Doanh thu VLĐ bình quân sử dụng Chỉ tiêu này phản ánh trong kì kinh doanh 1 đồng VLĐ bỏ ra sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu quả sử dụng VLĐ tính theo lãi. Sức sinh lời của VLĐ = Lãi VLĐ bình quân sử dụng Chỉ tiêu này phản ánh trong kì kinh doanh 1 đồng VLĐ bỏ ra sẽ đem lại bao nhiêu đồng lãi. Suất hao phí của VLĐ = VLĐ bình quân Doanh thu Suất hao phí của VLĐ = VLĐ bình quân Lãi Chỉ tiêu này phản ánh trong kì sản xuất kinh doanh để thu được 1 đồng doanh thu hoặc lãi phải cần bao nhiêu đồng VLĐ. 4.2.Tốc độ luân chuyển VLĐ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh VLĐ vận động không ngừng thường xuyên qua các giai đoạn (dự trữ, sản xuất,tiêu thụ). Thời gian để VLĐ chu chuyển được 1 vòng hay số vòng chu chuyển trong một kì gọi là tốc độ chu chuyển của VLĐ. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của VLĐ sẽ tiết kiệm tuyệt đối (nghĩa là rút được 1 khối lượng VLĐ nhưng vẫn đạt được kết quả kinh doanh như kì gốc ) và tiết kiệm tương đối về vốn ( cho tăng nhanh tốc độ chu chuyển của VLĐ mà với số lượng VLĐ như kì gốc nhưng doanh nghiệp đã đạt được kết quả kinh doanh cao hơn kì gốc).Từ đó sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về VLĐ cho doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng và Vốn nói chung. Số vòng quay của VLĐ. L = M VLĐ Trong đó : L : Số lần luân chuyển (số vòng quay ) của VLĐ trong kì M : Tổng mức luân chuyển vốn trong kì VLĐ : VLĐ bình quân trong kì. Kì luân chuyển vốn phản ánh số ngày để thực hiện 1 vòng quay VLĐ. Công thức : K = 360 L K = Vld * 360 M K : kì luân chuyển VLĐ M : Tổng mức luân chuyển vốn trong kì Vld : Vốn lưu động bình quân trong kì Vòng quay vốn càng nhanh thì kì luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả. Số VLĐ bình quân trong kì được tính theo phương pháp bình quân số VLĐ trong từng quý hoặc tháng. Công thức : Vld = Vq 1 + Vq 2 + Vq 3 +Vq 4 4 Vld = Vq 1/2 + Vq 2 + Vq 3 +Vq 4/2 4 Vq 1, Vq 2,Vq 3,Vq 4 : Vốn lưu động bình quân theo các quý 1,2,3,4 Vđq 1 : Vốn lưu động đầu quý 1. Vđq 1,Vcq 1,Vcq 2,Vcq 3,Vcq 4 : Vốn lưu động cuối quý 1,2,3,4 Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ tăng chuyển vốn được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu là mức tiết kiệm tuyệt đối và mức tiết kiệm tương đối. mức tiết kiệm tuyệt đối do tăng tốc độ luân chuyển vốn công thức : Vtktđ = (M 0 * K 1) - Vld 0 = Vld 1 - Vld 0 360 Vtkt đ : VLĐ tiết kiệm tuyệt đối Vld 1 , Vld 0 : VLĐ bình quân kỳ kế hoạch và kì báo cáo. M 0: Tổng mức luân chuyển vốn năm báo cáo K 1 : Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch. Mức tiết kiệm tương đối Vtktgđ = M1 * ( K 1 – K0 ) 360 Vtkt g đ : VLĐ tiết kiệm tương đối M 1: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch K 1, K0 : Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, năm báo cáo. Chỉ tiêu trên cho biết xem việc sử dụng VLĐ có hiệu quả( tiết kiệm) hay lãng phí. IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Trước khi tiến hành bất kì một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp phải lập kế hoạch thực hiện công việc ( cần được thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh ) đó để dự đoán trước chi phí kết quả và trình tự các bước công việc cần được thực hiện Tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh có nhiều yếu tố tác động làm cho kết quả đi lệch với kế hoạch đã vạch ra. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đó, biết được chúng là những nhân tố nào ? đặc điểm của nó ra sao ? sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán được sự biến động của các nhân tố và ảnh hưởng của chúng tới kết quả kinh doanh, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục. Căn cứ vào ảnh hưởng, tác động của các nhân tố kể trên tới hiệu quả kinh doanh, người ta chia các nhân tố này thành 2 nhóm : nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. 1. Các nhân tố khách quan: Nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp gây ra những ảnh hưởng ngoài ý muốn mà doanh nghiệp không thể kiểm soát hết được. Các nhân tố này thường liên quan đến môi trường kinh tế – xã hội mà doanh nghiệp đang hoạt động. Các tác động của chúng có thể được phát hiện, định lượng cụ thể nhưng cũng có trường hợp chỉ có thể xem xét định tính được là có lợi hay bất lơị cho doanh nghiệp mà thôi. Có thể kể ra một số nhân tố khách quan sau: Yếu tố chính trị, pháp lý và chính sách định hướng phát triển kinh tế vĩ mô của nhà nước : Mỗi 1 đơn vị doanh nghiệp như một tế bào của nền KTQD. Chính vì vậy xu hướng phát triển của từng doanh nghiệp trong quốc gia ấy. Một môi trường chính trị ổn định luôn là tiền đề cho sự đi lên của nền kinh tế. Hành lang pháp lý ổn định và hoàn chỉnh luôn tạo ra nhu cầu và mong muốn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. trong nền KTTT luôn cần tới sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nhà nước tác động tới các hoạt động của doanh nghiệp thông qua chính sách về kinh tế, các văn bản pháp luật.. Mỗi giai đoạn thời kì khác nhau nhà nước đưa ra một định hướng mới để phát triển kinh tế cho phù hợp với xu hướng của nền kinh tế thế giới và tình hình chính trị trong nước. Nắm bắt kịp thời các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế của nhà nước sẽ giúp cho doanh ngghiệp có nhiều cơ hội làm ăn hơn trong công cuộc kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các biện pháp và kế hoạch kinh doanh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhu cầu của thị trường: Nhu cầu thị trường là nhân tố quan trọng quyết định tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kì một sản phẩm nào được sản xuất hoặc một dịch vụ nào được cung cấp đều phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường mà nhu cầu của thị trường lại bị ảnh hưởng của nhiều nhân tố VD như mức thu nhập, đời sống văn hoá - xã hội, trình độ dân trí, các phong tục tập quán, quan niệm xã hội, phong cách, lối sống những đặc điểm truyền thống tâm lý xã hội... Trong đó thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của công ty, ở những nơi mà mức sống của người dân cao thì thường có doanh số bán ra càng cao và ngược lại. Bên cạnh đó, các yếu tố về văn hoá, phong tục tập quán, quan niệm xã hội.. cũng tác động gián tiếp hay trực tiếp lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để phát huy được những tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân tố kể trên đòi hỏi doanh nghiệp trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh phải nghiên cứu kỹ đặc điểm của từng nhân tố đó tại một trường kinh doanh, từ đó có kế hoạch hợp lý cho sản phẩm của mình . Ngoài ra giá cả và chất lượng của hàng hoá cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định mua của người tiêu dùng. Vì vậy doanh nghiệp nào cũng có bộ phận nghiên cứu chuyên trách về vấn đề này. Tài nguyên môi trường và khoa học kĩ thuật công nghệ. Tài nguyên môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các loại nguyên nhiên vật liệu được khai thác từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên là đầu vào của quá trình SXKD, giá cả của các loại tài nguyên này sẽ ảnh hưởng tới chi phí của doanh nghiệp, giá cả tăng làm cho chi phí tăng dẫn tới giảm hiệu quả kinh doanh. Mặt khác những qui định khắt khe về môi trường khi khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như khi khi xử lý chất thải do sử dụng nguyên liệu đầu vào cũng làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả kinh doanh. Tiến bộ của KHKT tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, tới NSLĐ từ đó có tác động tới hiệu quả KD. Khoa học công nghệ tiên tiến giúp tăng NSLĐ, tăng chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Từ đó có thể nâng cao được doanh số bán ra song tiền vốn đầu tư vào KHCN mới không phải là nhỏ, thời gian thu hồi lại tương đối dài. Vì thế đây chính là mâu thuẫn mà các doanh nghiệp luôn phải cân nâcs kỹ khi đầu tư để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Điều kiện địa lý, cơ sở hạ tầng: Điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém, điều kiện địa lý không thuận lợi sẽ làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh và ngược lại. Các đối thủ cạnh tranh: Trong điều kiện nền KTTT, vấn đề cạnh tranh là không tránh khỏi đối với hấu hết các doanh nghiệp. Sự tồn tại._. của các đối thủ cạnh tranh gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp. Nhưng chính sự cạnh tranh đó lại thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng tự hoàn thiện mình để ngaỳ càng đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thị trường. Nếu không đủ sức cạnh tranh trên thương trường, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá.. dẫn tới thua lỗ, giảm hiệu quả kinh doanh. Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là những người cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. Sự đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như giá cả và thời gian cung ứng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất kinh doanh. 2 Các nhân tố chủ quan. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là các nhân tố bên trong của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được.Bao gồm: Các nguồn lực của doanh nghiệp: Để tiến hành kinh doanh, ngoài tài nguyên thiên nhiên và công nghệ ra cần phải có 2 nguồn lực cơ bản là: vốn và lao động. Vốn : là một nguồn lực cơ bản quan trọng không thể thiếu đối với một doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp bao gồm : Vốn cố định và Vốn lưu động. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và trình độ tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của những ngươì lãnh đạo mà cơ cấu phân bổ, sử dụng vốn và tài sản có đặc trưng riêng. Cơ cấu phân bổ vốn là môí tương quan giữa VLĐ và VCĐ. Cơ cấu này có tác động không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh. Phân bổ cơ cấu phù hợp với qui mô, tính chất của doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động liên tục và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lao đông cũng là một yếu tố nguồn lực quan trọng. Chính lao động tác động lên đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động để tạo ra sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ. Sắp xếp bố trí lao động và dây truyền sản xuất hợp lý sẽ góp phần nâng cao NSLĐ. NSLĐ là nhân tố quyết định tới hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách tốt nhất là nâng cao NSLĐ. NSLĐ cao phụ thuộc vào trình độ, tay nghề của đội ngũ cán bộ CNV. Để đảm bảo điều này ngoài việc nâng cao chất lượng tuyển dụng lao động còn phải không ngừng đào tạo và đào tạo lại trình độ, tay nghề cho CNV nhằm nâng cao NSLĐ, thông qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hoạt động quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các nhân tố khác không thay đổi thì trình độ của ngưới quản lý có ý nghiã quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà quản trị hoặc bộ máy quản trị của doanh nghiệp có năng lực, có tình độ cao sẽ giúp cho doanh nghiệp phát huy tốt việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp tạo nên một khối lượng sản phẩm tối đa, thu lợi nhuận ở mức cao nhất có thể được. Ngoài ra các nhà quản trị giỏi có khả năng thu thập và xử lý thông tin đưa đến cho doanh ngiệp những cơ hội KD tốt. Tất cả những điều này sẽ tạo được sức mạnh cho doanh nghiệp từ đó thu hút được các nhà đầu tư, tài trợ, các nhân tài bên ngoài cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh. Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp trang trí bề mặt Trung văn I. Tổng quan về xí nghiệp . 1- Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp. Xí nghiệp Trang Trí Bề Mặt Trung Văn là một đơn vị trực thuộc, chịu sự quản lý của Công ty chế biến ván nhân tạo, với tư cách như một đơn vị thành viên xí nghiệp được thành lập vào năm 1995 theo quyết định của Bộ Lâm Nghiệp. Trụ sở của xí nghiệp hiện đặt tại: Đại Từ- Đại Kim- Thanh Trì- Hà Nội. Ban đầu trụ sở đặt tại: Trung Văn- Từ Liêm- Hà Nội. Đó cũng chính là lý do tại sao doanh nghiệp có tên là Xí Nghiệp Trang Trí Bề Mặt Trung Văn, xí nghiệp đóng tại đó được 3 năm và đến năm 1998 thì chuyển về Thanh Trì- Hà Nội, đóng tại đó đến bây giờ. Hiện nay sản phẩm của xí nghiệp đã có mặt ở một số tỉnh thành trong cả nước và được mọi người ưu chuộng. Để có được thành tựu như vậy xí nghiệp đã phải cố gắng rất nhiều trong suất 8 năm qua. 2- Chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp. Xí nghiệp là một đơn vị sản xuất, kinh doanh các mặt hàng làm bằng ván nhân tạo như trang thiết bị nội thất văn phòng bao gồm: Bàn ghế, bàn máy vi tính, bàn làm việc, bàn họp...và đồ dùng gia đình: Giường tủ, bàn ghế...theo kế hoạch của Công ty giao cho. Hàng năm Công ty chế biến ván nhân tạo (Công ty LICOLA) có giao kế hoạch cho xí nghiệp sản xuất các sản phẩm. Tuy nhiên xí nghiệp còn sản xuất các mặt hàng theo yêu cầu của khách hàng. Khách hàng có thể tự thiết kế kiểu dáng, chọn loại ván, màuh sắc... theo ý tưởng của mình...rồi sau đó đến xí nghiệp ký kết hợp đồng để sản xuất các sản phẩm theo đúng bản thiết kế của mình, màu sắc, loại ván đã chọn. Ngoài ra xí nghiệp còn tìm hiểu nhu cầu thị trường .Hiện nay khách hàng đang ưa chuộng các sản phẩm làm bằng ván nhân tạo hay không ?Kiểu dáng họ ưa thích như thế nào ?Giá cả ra sao thì phù hợp với nhu cầu của khách hàng? v.v... Và trên thực tế tám năm hoạt động vừa qua xí nghiệp cũng đã sản xuât được một số mặt hàng trang thiết bị nội thất văn phòng , gia đình được khách hàng đánh giá khá cao,với màu sắc kiểu dáng đẹp.Đó là các mặt hàng như tủ tường,các loại bàn, giường v.v...Điều này đã mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho xí nghiệp, tạo lên nguồn động viên khích lệ to lớn đối với toàn bộ nhân viên trong xí nghiệp kể từ đội ngũ lãnh đạo cho đến công nhân lao động, để họ có thể tiếp tục tạo ra được nhiều sản phẩm tốt hơn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ngày càng khó tính. Mặc dù vậy, trong thời gian qua vẫn còn một số mặt hàng của xí nghiệp sản xuất ra mà tiêu thụ vẫn chậm. Tóm lại chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp chủ yếu là sản xuất theo kế hoạch của Công ty giao, theo đơn đặt hàng của khách hàng và sản xuất theo nhu cầu của thị trường. 3- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Quy trình sản xuất: Các loại ván sau khi được nhập về sẽ được đưa vào phân xưởng ”trang trí bề mặt” để ép các loại giấy trang trí bề mặt hoặc phun sơn phủ, đánh bóng. Sau đó thành phẩm sẽ được chuyển sang phân xưởng “ đồ mộc” ( hoặc nhập kho chuyển bán trực tiếp) để cắt, khoan, lắp ráp thành những sản phẩm như: tủ, bàn, ghế, giường... Nguyên vật liệu chính của phân xưởng trang trí bền mặt là các loại ván nhập ngoại và phụ kiện nhập ngoại bao gồm: Ván dăm, ván sợi, ván 18 ly, ván ghép, ván CF thô, ván cốt pha ép gỗ bóc; các loại giấy trang trí bề mặt như: Giấy titan các màu, pôlyete, các loại gỗ như gỗ lạng dỗi, gỗ lạng tếch. Còn nguyên vật liệu chính của phân xưởng đồ mộc là các loại ván đã trang trí bền mặt- thành phẩm của phân xưởng trang trí bền mặt. Sản phẩm của xí nghiệp rất đa dạng và phong phú bao gồm: -Ván nhân tạo :ván ép titan,ván lạng pơmu phủ bóng,ván dán,ván sợi ép gỗ,ván sợi ép giấy màng,ván sợi ép titan, gỗ dán, gỗ ép dổi. -Nội thất: +Văn phòng: bàn làm việc, bàn vi tính, bàn góc, bàn họp tròn, bàn hội thảo, bàn quầy tủ sách. +Gia đình : tủ đầu giường, tủ tivi, tủ áo, tủ bếp, tủ tường, tủ đơn chiếc các loại v.v... 4-Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp : Xí nghiệp Trang Trí Bề Mặt Trung Văn tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình “chức năng trực tuyến”. Trong đó mọi phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc và được phép ra quyết định trong phạm vi chuyên môn của phòng mình. Những quyết địng lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xí nghiệp đều phải do giám đốc quyết định . Có thể khái quát mô hình tổ chức quản lý của xí nghiệp qua sơ đồ sau: Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý xí nghiệp Trang Trí Bề Mặt Trung Văn Giám đốc Phó giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng TC- HC Phòng tài chính kế toán Các phân xưởng Giám đốc là người đứng đầu Xí Nghiệp chịu trách nhiệm trước công ty và các cơ quan nhà nước về toàn bộ hoạt động của Xí Nghiệp, là quyết định cao nhất trong xí nghiệp. Giám đốc là người thay mặt xí nghiệp ký kết các hợp đồng kinh doanh. Phòng tài chính- kế toán: Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác hạch toán kế toán của xí nghiệp, có nhiệm vụ đôn đốc kiểm tra các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý ở xí nghiệp. Tính toán một cách chính xác để có thể sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất, đảm bảo chỉ tiêu một cách hợp lý để có thể đem lại nguồn lợi lớn nhất có thể cho xí nghiệp. Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường, liên hệ tìm kiếm khách hàng để ký kết hợp đồng. Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai đưa tiến bộ khoa học ký thuật vào sản xuất, lập định mức tổ chức kỹ thuật. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý nhân sự của xí nghiệp. Đây là phòng có trách nhiệm bố trí sắp xếp lực lượng lao động một cách hợp lý nhất sao cho xí nghiệp có thể khai thác tốt sở trường của mỗi người. Các phân xưởng: hoạt động sản xuất dưới sự chỉ đạo của phòng kỹ thuật trong kế hoạch do lãnh đạo và cấp trên giao xuống.Gồm có hai phân xưởng +Phân xưởng trang trí bề mặt +Phân xương đồ mộc. Đặc điểm các nguồn lực của công ty. Đặc điểm nguồn lực lao động. Cơ cấu lao động của xí nghiệp năm 2002 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 01 : Cơ cấu lao động của xí nghiệp . Nội dung Số lượng ( người ) Tỷ lệ (%) Tổng số CBCNV Trong đó : Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Lao động nam Lao động nữ Số lao động có trình độ ĐH - CĐ Số lao động có trình độ Trung Cấp. Công nhân kĩ thuật Công nhân phổ thông. 36 24 12 28 8 11 6 15 4 100 66,7 33,3 77,8 22,2 30,5 16,7 41,7 11,1 Nhìn vào bảng cơ cấu phân bổ lao động của xí nghiệp ta nhận thấy rằng : Trong tổng số 36 CBCNV của xí nghiệp thì có 12 người làm công tác quản lý hành chính chiếm 33,3 % số lao động. Điều này cho thấy ở xí nghiệp Trang Trí Bề Mặt Trung Văn là hợp lý do đặc thù của xí nghiệp là một đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh. Lao động trực tiếp 24 người chiếm 66,7%. Lao động gián tiếp 12 người chiếm 33,3%. Lao động nam 28 người chiếm 77,8%, lao động nữ 8 người chiếm 22,2% trong tổng số lao động. Số lao động có trình độ đại học- cao đẳng 11 người chiếm 30,5%, số lao động có trình độ trung cấp là 6 người chiếm 16,7%, số công nhân kỹ thuật 15 người chiếm 41,7%, số công nhân phổ thông 4 người chiếm 11,1%. Với số công nhân phổ thông chiếm 11,1% điều này cho thấy trình độ lao động trong xí nghiệp vẫn chưa cao, công nhân phổ thông vẫn còn trong khi đó bố cảnh khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, để có thể tiếp cận và áp dụng vào sản xuất thì đòi hỏi công nhân phải được đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn- vì đây là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất của xí nghiệp. Do vậy xí nghiệp cần phải có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động và cán bộ công nhân viên dưới hình thức như: đi học tại chức, học chuyên tu, thăm quan và tham gia học hỏi ở những đơn vị đã có nền sản xuất phát triển, năng suất lao động cao, có chính sách tuyển dụng lao động đúng đắn, phù hợp với thực tế. 5.2. Đặc điểm về nguồn vốn. Trong sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định sức mạnh của doanh nghiệp. Để sản xuất có hiệu quả, thì trường vốn luôn là ưu thế lớn của mọi doanh nghiệp. Xí nghiệp Trang Trí Bề Mặt Trung Văn có số vốn kinh doanh ban đầu là: 5,663 tỷ đồng. Trong đó nguồn do NSNN cấp là :1,520 triệu, vốn do doanh nghiệp tự bổ sung là 3,357 tỷ đồng, vốn vay là 0,786 tỷ đồng. Và hiện nay số vốn của công ty đã lên tới hơn 15,782 tỷ đồng. Trước hết ta xem xét cơ cấu tổng nguồn vốn của công ty như sau: Bảng 02 : Tình hình tổng nguồn vốn của xí nghiệp Trang Trí Bề Mặt Trung Văn đơn vị: 1000 đ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Tổng nguồn vốn Trong đó: Vốn CSH Nợ phải trả VLĐ VCĐ 13.786.629 7.457.840 6.328.789 5.434.733 8.351.896 100 54,1 45,9 39,4 60,6 15.181.561 8.710.346 6.471.215 6.681.665 8.499.896 100 57,3 42,6 44,1 55,9 15.782.651 8.920.648 6.862.003 7.004.820 8.777.831 100 56,5 43,5 44,4 55,6 Số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn của công ty tăng lên không ngừng qua 3 năm trở lại đây. Năm 2001, tổng nguồn vốn tăng 1.394.932 (nghìn đồng) so với năm 2000 (tăng là: 10,12 % ). Năm 2002 tăng 601.090 (nghìn đồng) tương ứng tăng 4% so với năm 2001. Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu năm 2000 chiếm 54,1%, năm 2001 là 57,3%, năm 2002 là 56,5 %. Qua số liệu trên ta thấy về mặt giá trị thì qua các năm nguồn vốn chủ sở hữu khá ổn định và tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm khá cao trong tổng số nguồn vốn, nó tạo ra sự uy tín trong thanh toán của xí nghiệp. Tuy nhiên việc nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao nó cũng đồng nghĩa với việc xí nghiệp chiếm dụng vốn thấp. Tỷ lệ trên cho thấy nợ phải trả của xí nghiệp chiếm một tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn. Tức là xí nghiệp luôn đảm bảo duy trì vốn trong sản xuất kinh doanh Để xem xét kỹ hơn vốn chủ sở hữu ta cần xem xét tình hình nguồn vốn kinh doanh và các quỹ qua các năm gần đây. Bảng 03: Tình hình nguồn vốn kinh doanh và các quĩ qua các năm gần đây. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Nguồn vốn kinh doanh. Trong đó : Vốn N S cấp. Vốn tự bổ sung 2 Quĩ phát triển KD 3 Quĩ dự trữ 4 Qũ khen thưởng phúc lợi 5.664.654 1.745.248 3.919.046 1.545.597 10.660 328.317 7.713.957 1.942.132 5.771.825 1.417.037 11.538 107.812 7.319.176 2.245.742 5.073.434 1.430.678 20.556 150.236 Qua số liệu trên ta thấy VKD của xí nghiệp năm 2001 đã tăng nhanh so với năm 2000, năm 2000 VKD của xí nghiệp là 5.664.654 (nghìn đồng) trong đó phần vốn do NS cấp là: 1.745.248 (nghìn đồng), còn lại là vốn tự bổ sung. Sang năm 2001 vốn kinh doanh là 7.713.957 (nghìn đồng), tăng 2.049.303 (nghìn đồng) tương ứng với 36,2% trong đó vốn NS cấp là 1.942.132 (nghìn đồng) tăng lên 196.884 (nghìn đồng) so với năm 2000 tương ứng với tỷ lệ tăng 11,28 %. Sang năm 2002 số vốn tự bổ sung giảm, còn vốn NS cấp tăng lên so với năm 2001 là 303.610 (nghìn đồng) chiếm 30,68 % tổng VKD. như vậy qua các năm vốn NS cấp đều tăng. Chứng tỏ nguồn NSNN cấp có vai trò rất quan trọng trong tổng vốn kinh doanh của xí nghiệp. Nhận thấy vốn tự bổ sung của xí nghiệp tăng nhanh trong năm 2001 và có giảm chút ít trong năm 2002 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn kinh doanh của xí nghiệp điều đó cho chúng ta thấy khả năng thanh toán và tự duy trì quá trình sản xuất kinh doanh là rất ổn định. Quỹ phát triển kinh doanh của xí nghiệp năm 2001 so với năm 2000 có giảm với lượng giảm là:( 1.417.037- 1.545.597= -128.560 nghìn đồng) năm 2002 so với năm 2001 quĩ phát triển kinh doanh tăng, nhưng lượng tăng không đáng kể (13.641 nghìn đồng) giúp xí nghiệp duy trì khả năng huy động vốn. Quĩ dự trữ của xí nghiệp đã không ngừng tăng lên một cách mạnh mẽ qua các năm (năm 2002 tăng so với năm 2001 là ; 9.018 (nghìn đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 78,15%. Và việc tăng này đảm bảo cho việc chi tiêu được thuận lợi hơn vì trong điều kiện kinh doanh khó khăn như hiện nay thì việc tăng các quĩ là một việc làm cần thiết cho các doanh nghiệp nó không những giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác tích luỹ, tái đầu tư sản xuất mà còn làm cho mọi người trong xí nghiệp thực hiện tốt hơn các công việc thông qua hình thức khen thưởng ( lấy từ quĩ khen thưởng phúc lợi.). 2.2.3 Đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật . Cùng với vốn và lao động thì cơ sở vật chất kĩ thuật là điều kiện không thể thiếu trong quá trình SXKD. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây xí nghiệp đã không ngừng đầu tư, đổi mới thêm một số TSCĐ, nâng cấp, bảo dưỡng những TSCĐ đã cũ kĩ, lạc hậu.. Với mục đích giúp cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn do thiếu máy móc thiết bị và phương tiện vận tải.. nhằm phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh. Bảng 04: Thực trạng TSCĐ dùng cho sản xuất của xí nghiệp Trang Trí Bề Mặt Trung Văn . Đơn vị tính : Đồng. Tên TSCĐ 2000 2001 2002 Tổng TSCĐ HH Trong đó -Nhà cửa, VKT. -MMTB. -PTVT. -TBDC quản lý -TSCĐ khác 8.270.896.504 2.542.625.456 4.785.541.414 346.547.587 254.654.542 341.527.505 8.406.374.824 2.241.245.657 4.512.785.245 675.245.244 425.244.254 551.854.424 8.675.150.224 2.654.147.751 4.985.475.121 641.451.124 212.241.124 181.835.104 Tổng số TSCĐ trị giá hơn 30,616 tỷ đồng và đã khấu hao hết hơn 11,448 tỷ đồng (chiếm 37,4 %) chủ yếu là khấu hao MMTB. Điều này là hợp lý vì chứng tỏ phần lớn việc đầu tư vào TSCĐ đã được dùng cho sản xuất để sinh ra của cải vật chất. PTVT chiếm 24,5 % trong tổng số TSCĐ. Như đã biết PTVT là loại TSCĐ quan trọng trong sản xuất, vì với đặc điểm của ngành là XDCT, để vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu..đến tận nơi công trình thi công thì PTVT đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện nhiệm vụ này.. TBDC quản lý là 223.431.948 đồng chiếm 0,73 % tỷ lệ này là không hợp lý vì nó cho thấy công ty đã chưa chú trọng vào việc đầu tư chúng. Tóm lại, để làm tốt hơn nữa công tác quản lý và sử dụng TSCĐ nói chung và các MMTB, PTVT, TBDCQL.. nói riêng công ty cần tiến hành lập kế hoạch mua mới, đầu tư thêm những TSCĐ cần thiết phục vụ cho quá trình SXKD trên cơ sở căn cứ vào kế hoạch hợp đồng đã kí kết và sản lượng thực hiện. Không ngừng nâng cấp, bảo dưỡng, sửa chữa những TSCĐ đang trong tình trạng hỏng hóc, kịp thời thanh lý, nhượng bán những TSCĐ quá cũ kĩ lạc hậu. Nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ, tận dụng triệt để thời gian và công suất của TSCĐ. 2.3. Môi trường kinh doanh của công ty. 2.3.1. Vị thế của doanh nghiệp. Công ty XDCTGT 829 trực thuộc tổng công ty CTGT 8 nên trong quá trình trưởng thành và phát triển,vươn lên cạnh tranh với các công ty khác cùng ngành đã gặp không ít khó khăn : Sự cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trường tìm kiếm việc làm nên hiệu qủa kinh tế chưa cao. Nhiều công trình chỉ tạo việc làm cho người lao động mà không có lãi. Do có sự chuyển đổi của cơ chế quản lý mới ở nước ta nên nhiều công ty phải tự thân vận động, không có chuyện “Lãi nhà nước thu, lỗ nhà nước bù ”. Nên công ty chưa thích ứng đựơc với điều kiện mới. Trình độ CBCNVchưa cao,chưa đáp ứng được đòi hỏi,yêu cầu thị trường. 2.3.2. Tình hình khách hàng Khách hàng chủ yếu của công ty 829 là các nhà đầu tư công trình, nằm giải rác ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thành phố HCM, Hải Phòng Hoà Bình.... Các công trình thi công đều đảm bảo đúng thời gian, đảm bảo chất lượng và đảm bảo mỹ quan nên được các nhà đầu tư đánh cao. Do vậy công ty ngày càng có uy tín hơn trên thị trường. Các công trình đã và đang tham gia như : Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Sóm sung khe ve, đoạn ngập lụt Quảng Bình....là những công trình trọng điểm. Bảng 05: Các công trình đã và đang tiến hành trong thời gian tới. Đơn vị tính: 1.000.000.000 Đ Stt Hạng mục công trình ĐVT Khối lượng Giá trị I Công trình thắng thầu Do tổng công ty giao HĐ 4-Tam Kì- Quảng Ngãi Do công ty đấu thầu Xóm sung Khe ve- QB Đoạn ngập lụt QB. Đoạn cua ngoặt điểm đen QB Tỉnh lộ 16 Lệ Thuỷ-QB Đường 34 Cao Bằng. Đường Hồ Chí Minh- Gói Đ3 Cầu bồ lý Yên Dương –VP Công trình kí thầu phụ Cầu tương giang Bắc Ninh Công trình chỉ định thầu An sương –An lạc Km Km Km Km Km Km Km Cầu Cầu Km 68 4,42 4 0,87 30 10 9,1 1 1 2,36 176,448 97,892 97,892 77,918 15,669 7,626 7,292 4,148 12,153 29,032 1,998 0,638 0,638 33,520 33,520 2.3.3. Tình hình nhà cung cấp. 2.3.3.1. Nhà cung cấp tài chính : Tài chính là vấn đề tồn tại và đi lên của công ty. Nó đánh giá về mặt qui mô và định hướng đề ra của công ty. Do đó công ty rất coi trọng vấn đề này. Nhưng nguồn vốn của công luôn ở trong tình trạng nợ kéo dài, nợ đọng vốn của các công trình lớn gây thiếu vốn trong sản xuất. để bù đắp nguồn vốn kinh doanh, công ty phải đi vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, tham gia liên doanh, liên kết... nhằm cung cấp vốn kịp thời cho quá trình thi công. 2.3.3.2. Nhà cung cấp nguyên, nhiên vật liệu. Nguyên, nhiên vật liệu là thực thể cấu tạo nên sản phẩm.Vì vậy nó luôn được chú trọng vì thiếu nó công ty sẽ không thể tiến hành sản xuất. Tuy nhiên trong nền KTTT, thì nguồn nguyên, nhiên vật liệu luôn được đáp ứng kịp thời theo yêu cầu.Vấn đề đặt ra là: Công ty cần phải lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp với địa điểm công trình đang thi công để tránh tình trạng vận chuyển quá xa gây lãng phí thời gian và tiền của, đảm bảo cung cấp đúng thời gian, và chất lượng. Tránh tình trạng dự trữ nguyên, nhiên vật liệu qáu nhiều gây đọng vốn và các chi phí khác do bảo quản, lưu kho.. trừ một số trường hợp công trình ở những nơi hiểm trở khó vận chuyển và không có người cung cấp. 2.4. Các đối thủ cạnh tranh. Công ty xây dựng công trình 829 là công ty xây dựng gồm các lĩnh vực giao thông, xây dựng dân dụng....nên trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh : gồm các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, các đối thủ mới nhảy vào kinh doanh các ngạch cùng ngành với doanh nghiệp * Điều kiện đường xá địa bàn thi công, thời tiết khí hậu, giá cả. Các công trình mà công ty 829 thi công phần lớn nằm ở các tỉnh miền trung : Quảng Ngãi, Quảng Bình, Cao Bằng, Bắc Cạn, Vĩnh Phú, Hải Phòng.... nên điều kiện về đường xá gặp nhiều khó khăn. Để vận chuyển vật liệu vào tận chân công trình là rất vất vả, giá vận chuyển vật liệu cao, khí hậu luôn luôn thay đổi thất thường, có những công trình đang thi công gặp phải trận lũ gây hư hỏng nặng cho công trình dẫn đến chi phí cao. Ví dụ như ở HĐ4 – Tam Kì - Quảng Ngãi do điều kiện khí hậu thất thường bị lụt vào tháng 10 năm 2001 dẫn đến thiệt hại 2,6 tỷ đồng. Nhiều công trình chỉ tạo việc làm cho công nhân mà không có lợi nhuận. Mặt khác, những loại nguyên, nhiên vật liệu tại địa phương thi công thường khó khai thác hoặc giá cao nên chi phí công trình cao. Điều này đã làm ảnh hưởng đáng kể cho công tác đấu thầu. II.Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 829. Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu. Nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đều liên tục tăng lên về khối lượng công việc, giá trị sản lượng, doanh thu trong thời gian qua, năm sau cao hơn năm trước duy chỉ có chỉ tiêu lợi nhuận năm 2001 là giảm so với năm 2000 để có thể đánh giá chính xác tình hình sản xuất kinh doanh cuả công ty ta có thể đi sâu vào một số chỉ tiêu chính sau: II. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 829: 1. Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu: 1.1. Báo cáo các chỉ tiêu tài chính năm 2001: Bảng 6: Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2001 STT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ(%) 1 Giá trị sản lượng Triệu đồng 82.405 97.930 119 2 Doanh thu Triệu đồng 76.991 85.777 111 3 Lợi nhuận Triệu đồng 1.141 693 61 4 Nộp ngân sách Triệu đồng 4.224 5.633 133 5 Tổng quỹ tiềnlương Triệu đồng 9.390 10.998 117,12 các chỉ tiêu: Giá trị sản lượng,doanh thu, nộp ngân sách, quỹ tiền lương đều tăngvượt mức so với kế hoạch đề ra từ 11%- 33%. Duy chỉ có lợi nhuận là không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra( đạt 61%). Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của một số nhân tố sau: + Chủ đầu tư các công trình chưa thanh toán kịp thời, còn nợ đọng nhiều năm, như công trình Cao Bằng, vành đai Hải Phòng, đường 6( Công ty 838 thầu chính dây dưa không chịu thanh toán)… dẫn đến Công ty phải trả lãi vay ngân hàng nhiều. +Tổng Công ty XDCTGT 8 giao nhiệm vụ cho Công ty 829 điều hành và thi công công trình HĐ 4- QL1 Đông Hà, Quảng Ngãi. Đây là nhiệm vụ mới đối với Công ty, được thi công một công trình có giá trị lớn. Thời gian thi công ngắn, với giá cạnh tranh bỏ thầu thấp so với giá thực tế, Công ty đã huy động tiền vốn, máy móc thiết bị, con người vào công trình thi công để kịp tiến độ đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Trong quá trình thi công Tổng Công ty đã quan tâm giúp đỡ Công ty về nhiều mặt, xong Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn về vốn, giải phóng mặt bằng, cung cấp thiết bị vật tư, điều kiện thi công vô cùng phức tạp trên tuyến dài 83 km. Chính vì thế mà hiệu quả của công trình chưa cao. + Thủ tục hoàn thuế của Nhà nước còn chậm. Từ những khó khăn và thuận lợi, ban lãnh đạo Công ty đã có những chủ trương định hướng trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2001. Công ty đã đề ra những biện pháp cụ thể trong tổ chức điều hành sản xuất. Chỉ đạo sát sao nên đã phần nào hạn chế được những khó khăn từ đó đạt được những chỉ tiêu trên như: + Giá trị tổng sản lượng: kế hoạch đề ra là 82,405 tỷ đồng, đã thực hiện được 97,93 tỷ đạt 119% so với kế hoạch năm( và tăng 19%). + Tiền lương bình quân đạt 1.134.528 đồng/người/tháng, trong đó số trong danh sách là 1.323.000 đồng/người/tháng. Hợp đồng ngắn hạn là 1.070.000 đồng/người/tháng. + Đầu tư mua sắm thiết bị theo kế hoạch năm 2002 là 2,643 tỷ đồng. + Chỉ tiêu lợi nhuận: lợi nhuận qua các năm 1998,1999,2000 liên tục tăng duy chỉ có năm 2001 giảm so với kế hoạch. 1.1.1. Giá trị sản lượng. Bảng 7: Giá trị sản lượng qua các năm. Đơn vị: 1.000.000.000đ Chỉ tiêu 1999 2000 2001 So sánh chênh lệch 2000/1999 2001/2000 Giá trị % Giá trị % Giá trị sản lượng 51,291 77,950 97,930 26,659 51,97 19,98 25,63 - Tổng Công ty giao 32,543 29,615 47,495 -2,928 -9 17,88 60,4 -Công ty tự tìm việc 18,748 48,335 50,435 29,587 157,81 2,1 4,34 Nhìn chung giá trị sản lượng của Công ty đều liên tục tăng lên về khối lượng công việc. Sự tăng lên liên tục này cho thấy quy mô kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng. Năm 2001 ngoài các công việc được Tổng Công ty giao cho, lãnh đạo đơn vị đã chủ động bằng mọi biện pháp tìm đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên. Năm 2001 Công ty thực hiện được giá trị sản lượng là 97,93 tỷ đồng trong đó Tổng Công ty giao cho đạt giá trị sản lượng 47,495 tỷ đồng đạt tỷ lệ 48,5%. Năm 2001 giá trị sản lượng tăng so với năm 2000 là 19,98 tỷ tương ứng với 25,63% và vượt so vơí kế hoạch đề ra là 15,525 tỷ đồng tương ứng với 19% so với kế hoạch đề ra. Như vậy, nhìn chung trong những năm gần đây Công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch giá trị sản lượng, năm sau cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ hướng kinh doanh của Công ty là đúng đắn và đang trên đà tăng trưởng và đã được Tổng Công ty tin tưởng giao cho nhiều công trình có giá trị lớn( Ví dụ HĐ4- Đồng Hà, Quảng Ngãi trị giá 90 tỷ). Mặt khác ta thấy phần lớn giá trị tổng sản lượng năm 2001 do công ty tự tìm kiếm( 51,5%) đã phần nào cho thấy khả năng độc lập và năng động của Công ty. Tiêu biểu là sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện thông qua tỷ lệ sản lượng do Công ty thực hiện từ những công trình do tự thân Công ty đứng ra đấu thầu và thắng thầu liên tục tăng lên mạnh mẽ qua các năm gần đây. Năm 1999, giá trị sản lượng công việc do Công ty tự tìm là 18,748 tỷ đồng ứng với 36,55%, năm 2000 đạt giá trị 48,335 tỷ đồng chiếm 62% tổng giá trị sản lượng, năm 2001 đạt giá trị 50,435 tỷ đồng ứng với 51,5% tổng giá trị sản lượng thực hiện. Năm 2001 Công ty đã được Tổng Công ty tin tưởng giao cho nhiều công trình có giá trị cao, phần nào cho thấy sự vươn lên của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty, dần tự khẳng định mình trên thị trường. 1.1.2. Doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ thu mà cơ sở kinh doanh được hưởng . Doanh thu của Công ty XDCTGT 829 chủ yếu là từ xây dựng các công trình giao thông. Bảng 8: Tình hình thực hiện doanh thu qua các năm. Đơn vị tính: 1.000.000.000đ Chỉ tiêu 1999 2000 2001 So sánh 2000-1999 2001-2000 Giá trị % Giá trị % 1.Tổng doanh thu 51,180 63,414 85,777 12,234 24,0 22,363 35,27 2.Doanh thu thuần 47,694 60,429 82,786 12,735 26,7 22,357 37,0 So sánh mức doanh thu năm 2001 so với các mức doanh thu của những năm trước theo bảng trên cho thấy mức doanh thu của năm sau đều tăng so với năm trước đó( cả về tổng doanh thu và doanh thu thuần) cả về giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng. Nếu năm 2000 tổng doanh thu tăng 12,234 tỷ đồng so với năm 1999 và tốc độ tăng trưởng 124,0 % thì tổng doanh thu năm 2001 tăng 22,363 tỷ đồng so với năm 2000, đạt tốc độ tăng trưởng là 135,27%. Đây là sự tăng trưởng rất cao cả về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Có được điều này là nhờ lãnh đạo các phòng ban chức năng quan tâm, đẩy nhanh công tác nghiệm thu thanh toán tiền với chủ đầu tư, được sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt của Tổng Công ty, và nhờ uy tín của mình trên thương trường và trong nội bộ Tổng Công ty nên Công ty đã được Tổng công ty tín nhiệm giao nhiệm vụ thi công những công trình lớn có giá trị cao, được các chủ đầu tư tin tưởng. Doanh thu thuần của Công ty năm 1999 là 47,694 tỷ đồng, năm 2000 tăng 26,7 % so với năm 1999( tương ứng 12,735 tỷ đồng). Năm 2001 so với năm 2000 doanh thu thuần tăng 22,357 tỷ đồng( tương ứng với 37,0 %), Sự tăng liên tục này càng chứng tỏ sản phẩm của Công ty trên thị trường ngày càng được tín nhiệm, các chủ đầu tư ngày càng đặt niềm tin nhiều hơn ở Công ty. Qua đó thấy được sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty trong việc tự tìm kiếm đối tác, nâng cao chất lượng công trình, bàn giao đúng thời gian, biết tận dụng sự giúp đỡ của Tổng Công ty. Như vậy, xét một cách khái quát về sự tuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu giá trị sản lượng và doanh thu thì năm sau đều cao hơn năm trước và mức độ ngày càng tăng. Nhưng nếu chỉ như vậy thì chưa thể kết luận là Công ty làm ăn có lãi hay không vì nếu mức tăng chi phí cũng cao, thậm chí tăng nhiều hơn thì Công ty lại bị lỗ. Vì vậy việc xem xét tình hình lợi nhuận là cần thiết. Lợi nhuận: Nếu như doanh thu được coi là kết quả ban đầu sau một kỳ sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận là kết quả cuối cùng của chu kỳ đó. Nó chính là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận chính là mục tiêu của mọi doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Qua 3 năm gần đây( 1999,2000,2001) doanh thu thuần tăng khá mạnh. Năm 2000 so với năm 1999 tăng hơn 12,735 tỷ đồng( 26,7 %), năm 2001 so với năm 2000 là 22,357 tỷ đồng( 37 %). Chỉ tiêu giá vốn hàng bán tăng nhanh cả về giá trị gia tăng và tốc độ tăng. Sự tăng lên này là hợp lôgic với việc doanh thu tăng lên. Tuy nhiên nếu xem xét tỷ trọng của giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu thuần thì ta thấy: năm 1999 tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu thuần là 93 %, năm 2000 là 93,43%, năm 2001 là 96,6 % trong doanh thu thuần. Điều này một phần do giá cả nguyên vật._.ồng vốn quay vòng chậm, việc thu hồi vốn chậm. Công ty đã tích cực tham gia công tác xã hội. Phụng dưỡng 4 bà mẹ Việt Nam anh hùng, trợ cấp cho các con công nhân bị tai nạn, tặng quà cho các gia đình thương binh liệt sĩ, ủng hộ đồng bào lũ lụt, người nghèo nơi công ty đang thi công..... đạt gần 150 triệu đồng. Vì những thành tích đã đật được công ty đã nhận được nhiều bằng khen của nhà nước, chính phủ, bộ giao thông vận tải, tổng công ty... 2. Những tồn tại và nguyên nhân. Công ty XDCTGT 829 mặc dù đã đạt được nhiều thành tích trong năm 2001 nhưng ta cũng cần phải nhìn nhận một cách khách quan những hạn chế còn tồn tại đã phần nào cản trở sự phát triển của công ty. 2.1. Chỉ tiêu giá vốn hàng bán của công ty còn cao, chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần: (Năm 1999 chiếm 93%, năm 2000 là 93,44 %, năm 2001 chiếm 96,6% ). Năm 2001 tốc độ tăng của doanh thu thuần đạt 137 % trong khi đó chỉ tiêu giá vốn hàng bán tăng 141,64%. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên dẫn đến kết quả làm cho lợi nhuận gộp giảm hơn so với năm 2000 là 1,155 tỷ đồng tương ứng với 29,12 %. Việc giá vốn hàng bán cao như vậy là do công ty chưa thực sự tiết kiệm chi phí sản xuất, chưa chú trọng công tác lên kế hoạch hạ giá thành. Kết quả là giá thành sản phẩm chiếm một tỷ trọng rất cao, làm cho lợi nhuận giảm hơn so với năm trước. Mức đạt được chưa xứng đáng với qui mô hoạt động của công ty. 2.2. Năm 2001 các chỉ tiêu giá trị sản lượng và doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại giảm mạnh tới 39,9%. Năm 2001 với doanh thu thuần đạt hơn 82 tỷ mà lợi nhuận đạt được 392 triệu đồng là do ảnh hưởng của một số nhân tố sau: * Chủ đầu tư các công trình chưa thanh toán kịp thời còn nợ đọng nhiều năm như công trình Cao Bằng, đường vành đai Hải Phòng...đường 6 ( công ty 838 thầu chính ) dây dưa không chịu thanh toán... dẫn đến công ty phải trả lãi vay ngân hàng nhiều. * Tổng công ty XDCTGT 8 giao nhiệm vụ cho công ty điều hành và thi công công trình HĐ4 –QL 1, HĐ3 - Đông Hà - Qunảg Ngãi. Đây là nhiệm vụ mới đối với công ty được thi công một công trình có giá trị lớn thời gian thi công ngắn với giá cạnh tranh bỏ thầu thấp so với gía thực tế. Công ty đã huy động tiền vốn MMTB, con người vào thi công công trình để kịp tiến độ đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Trong quá trình thi công tổng công ty đã quan tâm giúp đỡ công ty về nhiều mặt nhưng công ty còn gặp rất nhiều khó khăn về vốn, giải phóng mặt bằng thiết bị, vật tư, điều kiẹn thi công vô cùng phức tạp trải dài trên tuyến dài 83 Km. Chính vì thế, mà hiệu quả của công trình chưa cao. Thủ tục hoàn thuế của nhà nước còn chậm. 2.3. Hiệu quả sử dụng vốn thấp và đang có chiều hướng suy giảm: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất năm 2001 chỉ còn 0,714 % so với năm 2000 là 1,272 % như vậy đã giảm 43,87 %. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tính theo lãi thuần, theo doanh thu thuần giảm từ 22 % đến hơn 60 %. Hiệu quả sử dụng VLĐ cũng giảm từ 20 % đến hơn 40 %. Suất hao phí VLĐ và VCĐ cho một đơn vị doanh thu thuần cũng như lãi thuần lớn và đang tăng mạnh. Đây là những dầu hiệu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty là không tốt và đang suy giảm (Năm 2000 để có 1 đồng lãi thuần công ty phải đầu tư 28,46 đồng TSCĐ và 84,62 đồng TSLĐ. Năm 2001 là 66,64 đồng TSCĐ và 152,41 đồng TSLĐ). Nguyên nhân của sự suy giảm này là do số tiền công ty đầu tư cho công tác quản lý năm 2001 giảm mạnh (27 % ) so với năm 2000 và sự dây dưa không thanh toán của các chủ đầu tư dẫn đến công ty phải trả lãi vay ngân hàng nhiều, cộng với thủ tục hoàn thuế của nhà nước còn chậm dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm mạnh kéo theo nhiều chỉ tiêu kinh tế khác cũng suy giảm theo. Để khắc phục tình trạng này công ty phải xác định đúng mức đầu tư cho công tác quản lý doanh nghiệp. Xác định nhu cầu vốn trong những năm trước mắt và lâu dài. Căn cứ vào các dự án đầu tư TSCĐ đã được thẩm định để lựa chọn và khai thác các nguồn vốn đầu tư phù hợp tránh tình trạng lãng phí hoặc ứ đọng vốn tăng cường sử dụng nguồn vốn liên doanh liên kết. Kiến nghị với nhà nước và các ban ngành có liên quan hỗ trợ giúp đỡ về vốn. Tăng cường hơn nữa công tác thu hồi vốn từ các chủ đầu tư, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn kịp thời thanh toán nợ cho Ngân Hàng. 2.4. Chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Tuy năng suất lao động qua các năm đều tăng song với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật hiện nay thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty phải có trình độ tương xứng, phải được đào tạo bài bản, để có thể tiếp thu nhanh nhất những tiến bộ của KH-KT, áp dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Theo số liệu năm 2001, số CBCNV trong công ty có 208 người trong đó có 28 nữ, toàn công ty có 1 người có trình độ thạc sĩ, 61 người có trình độ cao đẳng- đại học chiếm 29 %. Có 22 người có trình độ trung học chiếm 10,58 %, Công nhân kĩ thuật có 110 người chiếm 52,9 %, công nhân phổ thông 14 người chiếm 7,02 % trong số công nhân có 4 người có trình độ tay nghề bậc 7, 13 người có trình độ tay nghề bậc 6, 13 người có tay nghề bậc 5, mà đa số những người này tuổi đã cao. Để khắc phục tình trạng này công ty cần có chính sách tuyển dụng lao động hợp lý có sự ưu tiên, ưu đãi đối với những người có trình độ chuyên môn cao, có khả năng làm việc tốt. Tạo mọi điều kiện cho CBCNV tích cực học tập nâng cao trình độ dưới mọi hình thức như : bổ tức, chuyên tu, tại chức, cho đi tham quan học hỏi kinh nghiệm không chỉ ở những đơn vị trong nước mà còn cả nước ngoài. chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty XDCTGT 829 I. Mục tiêu phát triển và định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. Giai đoạn 2002- 2005 hoà chung với công cuộc đổi mới và phát triển đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước và đó cũng là giai đoạn nước ta tiến hành hoà nhập vào kinh tế khu vực các nước ASEAN, bỏ các hàng rào thuế quan, nền kinh tế phát triển cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Đây thực sự là giai đoạn mà các Công ty có thể tồn tại hoặc không tồn tại. Do đó Công ty sẽ phải đối đầu với nhiều thách thức khó khăn. Sẽ có nhiều thời cơ, cơ hội hoà nhập nhưng cũng có nhiều nguy cơ thách thức khi tiến hành hoà nhập xoá bỏ các hàng raò thuế quan. Do đó Công ty phải đề ra một số chiến lược phát triển trong giai đoạn này nhằm đáp ứng được các nhu câu và phù hợp với qui luật kinh tế phát triển của thời đại. Do đó Công ty đã đề ra phương hướng sản xuất kinh doanh trong năm 2002. 1. Phương hướng: Trên đà tăng trưởng về sản lượng các hợp đồng chuyển tiếp sang 2002 Công ty XDCTGT 829 sẵn có việc gôí đầu và sản lượng dự kiến thực hiện năm 2002: 123 tỷ. Doanh thu phấn đấu đạt 75- 80 % giá ttrị sản lượng. Tỷ suất lợi nhuận phấn đấu đạt 0,5- 1 % là chỉ tiêu quan trọng nhưng là một thách thức lớn đối với toàn Công ty. Phấn đấu tăng thu nhập tiền lương cho người lao độgn bình quân đạt : 1.482.000 đồng / người tháng. Phấn đấu hạn chế tai nạn lao động, tai nạn giao thông ở mức thấp nhất không để xảy ra tai nạn chết người 2. Giải pháp: Tập trung chỉ đạo và tổ chức thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng các công trình trọng điểm. Đặc biệt là HĐ4 Đông hà - Quảng ngãi :90 tỷ. Dự án BOT An sương – An lạc :15 tỷ. Đường Hồ Chí Minh :15 tỷ Các công trình khác ở Quảng Bình :17 tỷ. Tiếp tục đấu thầu dành thắng thầu các công trình trên ở các địa bàn : miền bắc, miền trung, miền nam. Tăng cường quản lý cấp đội theo qui chế quản lý cấp đội của tổng Công ty đã ban hành. Thực hiện tiết kiệm để giảm giá thành, chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chỉnh đốn nề lối làm việc Tranh thủ ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo của tổng Công ty, tăng sức mạnh liên doanh, liên kết,các đơn vị trong cùng tổng công ty. Khắc phục các mặt tồn tại về chất lượng và tiến độ công trình của năm 2001, cụ thể nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và phương pháp làm việc, thực hiện nghiêm túc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn đã kí kết với chủ đầu tư, tạo uy tín của công ty trên thị trường. Tăng cường phát triển vốn kinh doanh, tích cực mua sắm mới các TSCĐ phục vụ cho thi công. Tích cực thúc đẩy phong trào công nhân viên chức, chú trọng giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, mở rộng hoạt động tình nghĩa của công ty.Quan tâm giúp đỡ những gia đình CBCNV có hoàn cảnh khó khăn. Tạo công ăn việc làm đầy đủ cho CBCNV giúp họ có thu nhập ổn định, đồng thời tổ chức tốt các phong trào thi đua lao động sáng tạo, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh nhằm nâng cao trách nhiệm của mỗi người trong toàn công ty. Tiến hành rà soát, đánh giá lại công tác tổ chức cán bộ và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Chú trọng đến công tác đào tạo CBCNV trong toàn công ty có nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với công việc của mình, có bản lĩnh chính trị... đa năng, đa tài..giúp công ty đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong giai đoạn mới, tránh tình trạng CBCNV ỷ lại, không có trách nhiệm với công việc,làm việc theo kiểu “rập khuôn, máy móc” không sáng tạo, không phát huy khả năng của mình dẫn đến trì trệ. Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức trong toàn doanh nghiệp từ cấp đội đến cấp công ty, đảm bảo bộ máy quản lý gọn nhẹ mà vẫn theo sát được tình hình của sản xuất.... tránh sự công kềnh không cần thiết. Để đạt được mục tiêu này cần có sự nỗ lực không chỉ của ban lãnh đạo công ty, mà còn của cả toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty XDCTGT 829. 2.1. Tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức. Một doanh nghiệp muốn phát triển và đứng vững trong cạnh tranh thì cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến việc thành công hay không thành công trong hoạt động kinh doanh. Nói cách khác cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp làm tốt vai trò của mình.Một cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý là cơ cấu đó gồm nhiều bộ phận trong cùng một tổng thể, chúng được liên kết và quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua hệ thống các công việc mà công ty phải tiến hành làm trong một giai đoạn nhất định. Hiện nay cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng, đối với loại cơ cấu tổ chức này thì nhìn chung là tốt,song với sự phát triển không ngừng của Xã hội, số lượng công việc ngày càng lớn thì công ty nên thay đổi một số bộ phận và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đội quản lý. VD như công ty nên tách phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương thành 2 phòng : Phòng tổ chức tiền lương và phòng hành chính nhằm giảm bớt khối lượng công việc và tránh trồng chéo. Tiếp tục phân cấp quản lý cho các đơn vị cơ sở, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có quyền hạn nhất định trong công việc của mình và phải có trách nhiệm trong công việc của họ. Phân cấp quản lý nhưng phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng và các cấp quản lý để công việc tiến hành một cách thông suốt đạt hiệu quả cao trong công việc. 2.2. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Chất lượng sản phẩm được nâng cao trước hết sẽ làm vừa ý các nhà đầu tư mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa chất lượng sẽ tạo cho doanh nghiệp cái quí nhất mà mỗi doanh nghiệp đều cần và có nó doanh nghiệp không những mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp mà còn đứng vững trong cạnh tranh đó là chữ “Tín”. Chữ “Tín” không những thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư, giữ được các khách hàng cũ mà còn gián tiếp đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Nếu xét về mặt xã hội chất lượng sản phẩm cao đáp ứng được đòi hỏi của người sử dụng và gián tiếp nâng cao mức sống của dân cư trong xã hội góp phần vào sự phát triển xã hội. Hiện nay chất lượng sản phẩm của công ty cung cấp vẫn không thể tránh khỏi những sai sót hạn chế. Mặc dù công ty đã và đang áp dụng nhiều biện pháp, đưa khoa học tiến bộ vào các công trình trọng điểm như đầu tư một số MMTB hiện đại có công nghệ tiên tiến. Song với số lượng như vậy thì chưa thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy trong giao đoạn tới công ty cần phải quan tâm nhiều đến công tác chất lượng sản phẩm. Có thể sử dụng một số biện pháp sau: Quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng. Do sản phẩm của ngành mang tính đơn chiếc, thời gian thi công dài, thường ở ngoài trời nên công tác thi công rất vất vả và mang tính lưu động cao, giá trị lớn. Do vậy cần phải xem xét kĩ lưỡng và thực hiện đúng các định mức kĩ thuật đã đề ra tránh ăn bớt, làm không đủ...sử dụng các vật liệu, nguyên liệu không đúng qui cách, phẩm chất, chất lượng kém... cố gắng không xảy ra tình trạng làm đi lại phá do sự cố kĩ thuật không đáng có, trước khi tiến hành thi công cần phải cân nhắc kĩ những khó khăn gặp phải khi thi công công trình ở những nơi khó khăn. * Bộ phận quản lý kĩ thuật phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Theo dõi sát sao công tác thi công khi những người dưới quyền chưa làm đúng chất lượng cần phải cân nhắc kịp thời tránh tình trạng để đấy không đảm bảo chất lượng công trình. 2.3. Đầu tư máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kĩ thuật, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. Điều kiện để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao là công nghệ tiên tiến. Việc sử dụng kiến thức và hiểu biết về công nghệ hiện đại là tiền đề cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm trước đây, trong cơ chế qui hoạch hoá tập trung do chất lượng sản phẩm không được chú trọng, nên việc đầu tư áp dụng công nghệ mới không được quan tâm. Hiện nay, với những lý do và lợi ích đã đợc đề cập ở trên, chất lượng snả phẩm được coi là yếu tố quan trọng nhất, vì vậy các công ty muốn tồn tại và phát triển thì phải mạnh dạn đầu tư vào công nghệ sản xuất.Hơn nữa ngành nghề kinh doanh của công ty chủ yếu là xây dựng các công trình giao thông mà công nghệ sản xuất luôn thay đổi ngày càng hiện đại hơn để phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Do vậy để đáp ứng được yêu cầu đó, công ty cần đặc biệt quan tâm và dành một khoản đầut ưthích đáng cho viêch áp dụng công nghệ tiên tiến nâng cao trình độ công nghệ của mình. Đó là cách tốt nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm tạo được sức mạnh ưu thế trên thị trường xây dựng các công trình giao thông không những trong nước mà còn tạo điều kiện khả năng vươn ra thị trường nước ngoài đặc biệt là trong một số thị trường trong khu vực. Cùng với sự phát triển của KHCN, các MMTB sử dụng cho sản xuất và quản lý cũng được phát triển nhanh chóng về kĩ thuật và năng lực, sản xuất tiên tiến đòi hỏi phải có những MMTB đồng bộ với công nghệ đó.Mặt khác, MMTB là bộ phận tất yếu cấu thành nên TSCĐ của công ty, nguồn tạo ra sản phẩm, sinh ra lợi nhuận cho công ty.Và ở một góc độ nào đó, trình độ của mMTB còn là bộ mặt, là tầm vóc,sức mạnh của công ty trên thực tế là yếu tố quan trọng trong giao dịch kinh doanh từ đó có kết qủa tất yếu là nâng cao được hiệu quả kinh doanh. 2.4. Tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Hiệu quả kinh doanh chỉ đạt được trong điều kiện tối đa doanh thu và tối thiểu hoá chi phí, việc tiết kiệm chi phí cho phép công ty có thể hạ giá thành sản phẩm nâng cao được sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, từ đó làm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trên thực tế, công ty vẫn chưa tiết kiệm được chi phí còn để thất thoát và lãng phí giá thành sản phẩm còn cao và tăng nhanh, làm cho hiệu quả kinh doanh giảm xuống mạnh trong năm 2001. Để có thể tiết kiệm được chi phí từng bước hạ giá thành sản phẩm, công ty cần quản lý các khoản chi phí một cách chặt chẽ, rà soát lại chi phí ở tất cả các khâu: - Xác định đúng nhu cầu về vốn cho từng hạng mục công trình, từng thời kì sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng quá thiếu hoặc quá thừa dẫn đến việc làm chậm tiến độ thi công công trình hoặc tình trạng lãng phí vốn. - Quản lý chặt chẽ thu mua nguyên vật liệu cũng như các yếu tố đầu vào khác. Hiện nay, nguyên vật liệu cho ngành xây dựng khá nhiều cả về số lượng, chủng loại, giá cả. Vì vậy công ty câcn nghiên cứu chọn lựa có kế hoạch kí kết hợp đồng với các nhà cung cấp ổn định về chất lượng và giá cả đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục tránh tình trạng ngừng trệ sản xuất. Quản lý chạt chẽ chi phí trong khâu thu mua nguyên vật liệu bảo quản tốt ở khâu lưu kho để tránh tình trạng hư hỏng hao hụt mất mát, xác định các chỉ tiêu định mức nguyên, nhiên vật liệu để không mua quá ít hay quá nhiều, từ đó có thể giảm lượng VLĐ cho hàng tồn kho không cần thiết, hạ chi phí giá thành sản phẩm - Triệt để tận dụng công suất MMTB trong sản xuất. Tối đa hoá thời gian vận hành có ích, tạo điều kiện tăng khối lượng trong cùng một thời gian ngắn nhất để hạ chi phí giá thành. - Tăng NSLĐ, tăng hiệu quả sử dụng lao động cũng như hiệu qủa sử dụng tiền lương vì điều này có tác ặng trực tiếp tới việc giảm chi phí trong kinh doanh. Đồng thời giảm thiểu các khâu gián tiếp và các khảon chi phí không hợp lý, không cần thiết trong quá tình SXKD. 2.5. Tăng nguồn vốn kinh doanh và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Theo số liệu bảng cân đối kế toán: nguồn VKD năm 1999 là 8,5 tỷ đồng, năm 2000 là 8,9 tỷ đồng, năm 2001 là 9,3 tỷ đồng. Để đảm bảo chủ động trong quá trình kinh doanh công ty phải tăng nguồn vốn kinh doanh bằng cách tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm thiểu những khoản vay từ bên ngoài với mục đích giảm những chi phí do việc vay vốn phát sinh như tiền lãi,... sử dụng tốt nguồn vốn tự bổ sung sao cho có hiệu quả nhất Huy động vốn có thể bằng nhiều cách song công ty nên tích luỹ để tái đầu tư sản xuất là tốt nhất. Bởi vì nguồn vốn tự bổ sung là nguồn vốn có lợi nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh vì doanh nghiệp không phải trả bất cứ một khoản tiền nào cho việc sử dụng nguồn vốn này. Hoặc là doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn từ CBCNV, việc huy động này có thể cũng phải trả một khoản tiền vay là lãi xuất nhưng nó có thuận lợi ở chỗ là CBCNV trong công ty quan tâm đến lợi ích của mình từ đó dẫn đến họ có ý thức hơn trong công việc của mình từ đó gián tiếp nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm bớt khối lượng tiền còn đọng lại do chủ đầu tư còn nợ kéo dài, đẩy nhanh tốc độ tăng vòng quay VLĐ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty cần thực hiện một số biện pháp sau; Phân cấp quản lý và sử dụng vốn, đặc biệt là VLĐ cho từng bộ phận,từng cá nhân để họ có trách nhiệm hơn trong việc quản lý và sử dụng vốn. Đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá TSCĐ.. từ đó có biện pháp sử lý kịp thời những vấn đề cần phải giải quyết. Điều chỉnh lại cơ cấu vốn cho phù hợp : Hiện nay cơ cấu vốn của công ty chưa thật hợp lý, VLĐ chiếm tỷ trọng khá cao mà chủ yếu là các khoản phải thu và tiền. Điều đó chứng tỏ vốn của công ty bị chiếm dụng tương đối lớn, tỷ trọng VCĐ lại nhỏ hơn. Đặc biệt llà đầu năm 2000 VCĐ chỉ có 8 tỷ đồng trong khi VLĐ là 51 tỷ. Điều này được khắc phục vào cuối năm 2000 và năm 2001. * Nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ Hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ của công ty là không tốt và có sự suy giảm qua các năm. Để nâng cao hiệu quả SXKD công ty cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ. Hiện nay TSCĐ của công ty dùng cho sản xuất phần lớn là mới được mua sắm nên giá trị còn lại chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguyên giá. Vì vậy cần phải khai thác triện để số TSCĐ này, tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu MMTB, PTVT.. gây tình trạng lãng phí, không cần thiết. Nếu như việc điều chuyển MMTB, PTVT.. cho những công trình có địa điểm phức tạp, không thuận lợi thì công ty có thể thuê ngoài để giảm bớt chi phí đi lại.... Mặt khác phải chú trọng đến công tác sửa chữa, bảo dưỡng.. TSCĐ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng của chúng. Ngoài việc khai thác triệt để năng lực của MMTB hiện có cả về chiều sâu và chiều rộng cần khai thác triệt để thời gian làm việc và công suất hoạt động của MMTB để MMTB làm việc có hiệu quả cao nhất. Muốn làm được điều đó cần phải trang bị cho đội ngũ CBCNV có kĩ năng về sử dụng MMTB, sử dụng tốt chúng khi chúng bắt đầu hoạt động. Ngoài các biện pháp trên công ty phải tiến hành việc tổ chức lao động khoa học trong sản xuất cũng như việc sử dụng đúng đắn và triệt để các đòn bẩy kinh tế nhằm nâng cao công suất sử dụng MMTB, cần có qui định cụ thể về trách nhiệm sử dụng và bảo vệ MMTB cho từng cá nhân và từng bộ phận sử dụng chúng. Công ty cần áp dụng chế độ thưởng phạt rõ ràng, khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tich tốt trong quản lý và sử dụng TSCĐ, sáng tạo và linh hoạt trong quá trình vận hành và sử dụng MMTB.. có công suất cao nhất. Xử lý nghiêm minh những cá nhân, bộ phận không có ý thức bảo vệ TSCĐ và làm hư hỏng TSCĐ khi chưa đến thời gian hư hỏng. * Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất cứ công ty nào, khi tham gia SXKD doanh nghiệp nào cũng muốn cùng một lượng VLĐ như vậy doanh nghiệp làm thế nào để có lợi nhuận và doanh thu lớn nhất. Muốn làm được điều đó công ty cần phải giải quyết các việc sau : * Điều chỉnh lại tỷ trọng VLĐ trong tổng vốn, giảm bớt lượng VLĐ chủ yếu là ở các khâu tiền và khoản phải thu. Để thực hiện việc này công ty cần tích cực hơn nữa công tác thanh quyết toán đối với chủ đầu tư, đảm bảo thu hồi vốn nhanh để đầu tư vào các công trình mới tiếp theo, đưa vốn bằng tiền vào SXKD hoặc đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hoặc dài hạn khác để sinh lời từ số vốn đầu tư đó nếu chưa cần tới nó trong quá trình SXKD * Tích cực đẩy nhanh hơn nữa tốc độ luân chuyển của VLĐ. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ tức là tìm mọi cách rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà VLĐ đi qua. Đây là biện pháp quan trọng nhằm tăng hiệu qủa sử dụng VLĐ. Hiện nay tốc độ luân chuyển của công ty còn chậm, số ngaỳ của mỗi kì luân chuyển VLĐ còn nhiều. Vì vậy cần tiến hành các bước sau: ở khâu sản xuất cần tập trung làm dứt đểm nhanh, tận dụng công suất tối đa TBMM, từ đó giảm bớt các khoản phải thu ở phần chi phí sản xuất dở dang, ở khâu lưu thông phải đẩy nhanh việc thanh quyết toán nhằm nhanh chóng thu hồi vốn để quay vòng hạn chế tối đa các khoản bị chiếm dụng, giảm vốn bằng tiền đưa vào SXKD để tăng khả năng sinh lời của VLĐ. * Quản lý TSLĐ chặt chẽ và khoa học, kiểm tra giám sát, tránh hao hụt mất mát tài sản ảnh hưởng tới hoạt động cuả công ty. đối với việc sử dụng VLĐ là làm sao tăng nhanh vòng quay, nói cách khác là gảim thiểu số ngày của một chu kì sử dụng. Đây là cách tốt nhất để nanag cao hiệu quả sử dụng VLĐ đảm bảo vốn cho SXKD. Hơn thế nữa ki tăng nhanh tốc độ chu chuyển của VLĐ sẽ tạo ra khả năng tiết kiệm vốn đây là một điều cần thiết và quan trọng cho bất cứ một doanh nghiệp nào. 2.6. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng lao động. Công tác quản lý và sử dụng lao động có ý nghĩa rất lớn đối với mọi loại hình doanh nghiệp trong xã hội. Một cơ cấu tổ chức quản lý và sử dụng lao động phù hợp, đúng người đúng việc mới đủ khả năng lãnh đạo tổ chức đó. Thực hiện tốt nhiệm vụ của mình theo định hướng phát triển đã vạch ra. Đổi mới công tác quản lý và sử dụng lao động trước hết phải bắt đầu từ bộ máy quản lý.Biên chế bộ phận quản lý cuả công ty hiện nay còn đông (25,74 % tổng số lao động toàn công ty). Vì vậy bộ phận này cần được tinh giảm, gọn nhẹ, tránh để tình trạng cán bộ quản lý nhàn rỗi hoặc năng lực lãnh đạo và khả năng làm việc không đạt yêu cầu. Bộ máy quản lý phải phân cấp rõ ràng, thống nhất, phân công đúng người đúng việc để phát huy năng lực vốn có của họ. Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ có trình độ về quản lý, trình độ nghiệp vụ sâu., thông thạo ngoại ngữ, vi tính, và có bản lĩnh chính trị cần thiết. Có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với những cán bộ quản lý không hoàn thành trách nhiệm cuả mình đối với công việc và khen thửơng thích đáng đối với những cán bộ có sự sáng tạo cao trong công việc. Nâng cao trình độ cho kĩ sư và công nhân sản xuất đáp ứng được yêu cầu của công việc. Tổ chức các lớp học kĩ thuật nghiệp vụ về MMTB cho công nhân vận hành máy, để họ có thể hiểu rõ hơn về hoạt động của chúng từ đó có các biện pháp hữu hiệu khi sử dụng chúng nhằm nâng cao công suất sử dụng chúng và góp phần vào việc tăng hiệu quả kinh doanh. 2.7. Thực hiện tốt công tác nghiên cứu, dự báo thị trường. Hiệu quả kinh doanh theo xu hướng hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm nghiên cứu thị trường trên cơ sở đó nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp với sự biến động của thị trường nhất là trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng các công trình giao thông. Đây là lĩnh vực sản xuất sản phẩm theo yêu cầu đặt hàng của bên đối tác, phụ thuộc trực tiếp vào nhu cầu của thị trường và loại sản phẩm này không thể sản xuất hàng loạt. Chính vì vậy khâu nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường, tìm kiếm khách hàng làm ăn lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Khâu nghiên cứu thị trường của công ty phải đảm bảo giải quyết được các vấn đề sau: * Biết được những loại hình, kiểu dáng công trình nào đang được ưa chuộng và tương lai sẽ ưa chuộng, tức là xác định nhu cầu, thị hiếu hiện tại và dự đoán nhu cầu thị hiếu tương lai, từ đó khách hàng cùng được thị trường mục tiêu. * Xác định được những nguyên vật liệu và nguồn cung cấp với giá rẻ mà chất lượng vẫn đảm bảo, ổn dịnh trong công tác cung ứng và thời gian cung ứng cho công trình. Từ đó tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm. * Tìm hiểu và xác định được trình độ của công ty, so sánh với công nghệ của ngành , khu vực và thế giới. Từ đó tìm ra những công nghệ hiện đại có thể áp dụng và trang bị cho công ty để đảm bảo đủ sức cạnh tranh trên thị trường. * Ngoài ra phải tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán, thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, kịp thời phát hiện những sai lệch, chệch hướng để điều chỉnh lại cho phù hợp, giữ đúng mục tiêu phát triển. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc nâng cao hiệu quả kinh tế luôn là vấn đề cấp thiết và quan trọng, mang tính chất sống còn không riêng một doanh nghiệp nào. để có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh quyết liệt này, thì đòi hỏi những nhà quản lý doanh nghiệp càng phải quan tâm hơn tới vấn đề này. Đặc biệt đối với những doanh ngiệp nhà nước như công ty XDCTGT 829. Là một đơn vị kinh doanh được bao cấp đã lâu nay phải tự tìm cách đi, cách làm để vượt qua những khó khăn trong môi trường kinh doanh thì vấn đề này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Qua quá trình thực tập và thu thập số liệu phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ta có thể nhận thấy để tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay công ty đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại để tìm ra hướng đi đúng để sản xuất kinh doanh có hiệu quả giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của một doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù đã tạo lập cho mình chỗ đứng khá vững chắc trên thương trường như nhận được sự giúp đỡ của tổng công ty và các đơn vị ban ngành có liên quan song công ty gặp phải không ít khó khăn và những hạn chế vẫn còn tồn tại đòi hỏi công ty phải tìm cách khắc phục, đồng thời phát huy tối đa những tiềm năng sẵn có để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển đi lên. Với việc phân tích, đưa ra những nhận xét đánh giá tôi cũng muốn đóng góp một số ý kiến vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua những giải pháp đã trình bày trong bài. Tuy nhiên, làm thế nào để kinh doanh đạt hiệu quả là một vấn đề khó xác định chính xác. Với khối lượng kiến thức còn hạn chế vì vậy những giải pháp đưa ra chưa phải là tối ưu nhưng cùng với ý kiến này người viết hi vọng rằng công ty sẽ đạt được những thành công trong hiện tại cũng như trong tương lai từng bước đưa công ty phát triển về mọi mặt góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế chung của đất nước. Mục lục Trang Lời mở đầu: 1 Chương I: Cơ sở lý luận chung về phân tích đánh giá hiệu quả SXKD 3 I. Khái luận chung về hiệu quả SXKD 3 1.Khái luận hiệu quả SXKD 3 2. ý nghĩa của việc phân tích 4 II. Mục đích và phương pháp đánh giá hiệu quả SXKD 5 1.Mục đích của việc phân tích và đánh giá 5 2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả SXKD 5 2.1. Phương pháp so sánh 6 2.2. Phương pháp chi tiết 7 2.3. Phương pháp loại trừ 7 III. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD 7 1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp 7 2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 8 3. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ 10 4. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ và VLĐ 11 IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD 13 1. Nhân tố khách quan 14 2. Nhân tố chủ quan 16 Chương II: Thực trạng SXKD và phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD tại công ty XDCTGT 829. 18 I. Khái quát về công ty XDCTGT 829. 18 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 18 1.2. Chức năng và nhiệm vụ 19 1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 20 1.4. Đặc điểm KD của công ty 20 1.5. Đặc điểm các nguồn lực của công ty 21 6. Môi trường kinh doanh của công ty 25 II. Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của công ty XDCTGT 829 27 1. Một số kết quả SXKD chủ yếu. 27 2. Phân tích hiệu quả SXKD của công ty XDCTGT 829. 35 2.1. Đánh giá tổng hợp hiệu quả SXKD. 35 2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 38 2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng tiền lương. 40 2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ. 41 2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ và VLĐ. 43 2.6. Khả năng tài chính của công ty 47 III. Nhận xét chung về hoạt động SXKD của công ty XDCTGT 829. 49 1. Thành công 49 2. Những tồn tại và nguyên nhân 50 Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD tại công ty XDCTGT 829. 53 I. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 53 II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD cảu công ty XDCTGT 829. 54 1. Kiện toàn hơn nữa cơ cấu tổ chức trong công ty. 54 2. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm 55 3. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. 56 4. Tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm 56 5. Tăng nguồn vốn kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 57 6. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng lao động. 59 7. Thực hiện tốt công tác nghiên cứu, dự báo thị trường. 60 Kết luận: 61 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9474.doc
Tài liệu liên quan