Phân tích hiệu quả Sản xuất kinh doanh ở Công ty May Chiến Thắng

lời mở đầu Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, nước ta đã thực hiện được chính sách kinh tế -xã hộị quan trọng, xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, với sự phát triển nền kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, Nhà nước đã tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương phát triển, đảm bảo sự lưu thông hàng hoá với nước ngoài, khai thác các tiềm năng và thế mạnh của nước ta trên cơ sở phân công và chuyên môn hoá quốc tế. Điều này, đ

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích hiệu quả Sản xuất kinh doanh ở Công ty May Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã giúp các doanh nghiệp trong nước phát triển, thích ứng và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Với bất kỳ một doanh nghiệp nào để tồn tại và phát triển được cần phải tự trả lời đựợc 3 câu hỏi : sản xuất kinh doanh cái gì? sản xuất kinh doanh bằng phương pháp nào? sản phẩm cung cấp cho ai?.Từ đó, xác định phương hướng ,biện pháp đầu tư khai thác nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp về vốn, lao động, thiết bị, nhằm tạo ra lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp Công ty May Chiến Thắng là một trong những Công ty may trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam . Hoạt động chính là sản xuất các mặt hàng gia công, xuất khẩu các sản phẩm may mặc cho các nước: Đức, Nhật, Hàn Quốc,....Các sản phẩm may của Công ty đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của bạn hàng quốc tế, đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho Công ty. Từ những vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Công ty May Chiến Thắng , em đã tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và lựa chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp là: “Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty May Chiến Thắng” Kết cấu của luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hiệu quả kinh doanh. Chương 2: Hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty May Chiến Thắng. Chương 3: Những phương hướng và giải pháp của Công ty từ nay - 2010. Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1/ Khái niệm và tầm quan trọng của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.1. Khái niệm: Như chúng ta đã biết, mỗi doanh nghiệp dù sản xuất kinh doanh ở loại hình nào đi chăng nữa thì mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận . Vì vậy, để có được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nắm vững các chiến lược kinh doanh, lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với thực tế, nhạy bén trong việc ứng xử với mọi biến động của thị trường, nhất là đòi hỏi nhà quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn tài lực của doanh nghiệp. Mặt khác, người ta coi hiệu quả sản xuất kinh doanh còn là một trong những thước đo chất lượng tốt nhất mà doanh nghiệp cần đạt được. Vậy hiệu quả kinh doanh chính là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực ...... của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Khái niệm trên được thể hiện bằng công thức: Trong đó : H là hiệu quả kinh tế của một quá trình kinh tế K là kết quả thu được C là chi phí của toàn bộ quá trình Ngoài ra kết quả kinh doanh của doanh nghiệp còn là một vấn đề phức tạp, có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh: như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động....Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản trong quá trình kinh doanh có hiệu quả. Để đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học và hiệu quả, người ta đã xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phù hợp, chỉ tiêu này đã phản ánh sức sản xuất, sức hao phí cũng như sức sinh lời của từng yếu tố liên quan: Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh = Yếu tố đầu vào Kết quả đầu ra được tính là tổng doanh thu thuần sau khi trừ đi các khoản giảm trừ có liên quan. Yếu tố đầu vào bao gồm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: vốn chủ sở hữu và vốn lưu động, vốn cố định . Các yếu tố đầu vào thường được biểu hiện dưới dạng vật chất , hay tiền tệ. Qua những khái niệm nêu trên ta có thể thấy rõ rằng nếu hiệu quả kinh doanh càng cao thì sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu được tính cho tổng doanh thu thuần càng lớn. 1.1.2 Tầm quan trọng của hiệu quả kinh tế: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là kết quả cuối cùng của một quá trình sản xuất kinh doanh . Nhờ nó mà nhà quản lý có thể biết được xu hướng phát triển của doanh nghiệp mở rộng hay thu hẹp. Xét hiệu quả kinh tế trong phạm vi một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao tức là doanh nghiệp kinh doanh đã có hiệu quả, hay đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ kết quả này, nhà quản lý hoạch định được những mục tiêu lớn hơn như mở rộng quy mô sản xuất , dây chuyền công nghệ mới, tái sản xuất, đời sống xã hội nâng cao ... Hơn nữa hiệu quả kinh tế còn khẳng định rằng doanh nghiệp đã tồn tại và sẽ phát triển hơn nữa. Ngược lại, nếu hiệu quả kinh tế thấp thì sẽ gây ra khó khăn lớn cho doanh nghiệp: hạn chế sự phát triển doanh nghiệp, thu hẹp môi trường kinh doanh, dẫn tới doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn đến phá sản hoặc doanh nghiệp buộc phải đổi ngành nghề kinh doanh . Xét hiệu quả kinh tế ở trong phạm vi toàn xã hội nó sẽ giúp phần cải thiện mức sống, tạo công ăn việc làm, tăng nguồn ngân sách Nhà nước, nhưng hiệu quả kinh tế này xấu sẽ dẫn tới hàng loạt vấn đề tiêu cực: nạn thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường..... Vì thế, hiệu quả kinh tế đóng vai trò rất quan trọng, mặc dù chỉ là phạm trù lý luận nhưng giúp cho các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất, từ đó đưa ra các biện pháp duy trì hay khắc phục hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp mình. 1.2/ Những yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả kinh tế . Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng các nguồn lực có sẵn trong doanh nghiệp sao cho chi phí bỏ ra thấp nhất thu về lợi nhuận cao nhất Điều này thể hiện ở các yếu tố khác nhau bao gồm nguồn lực đầu vào, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng, đặc biệt trình độ quản trị doanh nghiệp, môi trường kinh doanh. * Nguồn lực đầu vào: Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn lực này góp phần không nhỏ trong quá trình sản xuất: công nhân người trực tiếp tạo ra sản phẩm. Bên cạnh quá trình hiện đại hoá của thiết bị sản xuất tự động có thể tạo được dây chuyền sản xuất nhưng không thể thay thế được con người do những điều kiện sau: - Có những loại sản phẩm, máy móc không thể thay thế được con người như trong các lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ mỉ, thủ công: đan lát, chạm khảm tranh mỹ nghệ. - Do người lao động trực tiếp tạo sản phẩm nên họ là người điều khiển máy móc, vận dụng kỹ năng của mình để tận dụng nguyên liệu của mình trong quá trình sản xuất, nhạy bén sáng tạo những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. - Người lao động còn là những nhân viên có ý thức cao, tuân thủ nội quy doanh nghiệp đưa ra, có tinh thần trách nhiệm. Vì vậy họ chính là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . - Do nước ta mới bước vào thời kỳ đầu của quá trình đổi mới, cho nên các doanh nghiệp hầu hết không có điều kiện về tài chính để có thể lắp đặt dây chuyền sản xuất tự động mà không có sự tham gia của người lao động. * Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố khá quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện rõ nhất trong cơ cấu tính giá thành sản phẩm, việc doanh nghiệp sử dụng hợp lý nguyên vật liệu có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay, mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất đòi hỏi phải có một hệ thống hoàn chỉnh về cung ứng nguyên vật liệu. Nguồn vật liệu khan hiếm sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần thiết lập một quá trình cung ứng đảm bảo tính liên tục về số lượng, hợp lý về giá cả chủng loại, đảm bảo chất lượng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh . * Máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho bãi: Đây là cơ sở vật chất thiết yếu cho một doanh nghiệp sản xuất. Khi doanh nghiệp có đủ các điều kiện trên mà lại có cơ sở vật chất nghèo nàn thì ảnh hưởng tới năng suất lao động, hiệu quả kinh tế thấp. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, hầu hết với doanh nghiệp đã có một hệ thống máy móc thiết bị khá đầy đủ, đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần tạo cơ sở vật chất hiện đại hơn . Điều này có tính tiên quyết trong việc hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động, sản phẩm có tính cạnh tranh trong thị trường sản phẩm . * Trình độ quản lý doanh nghiệp: Là yếu tố tác động lớn tới các hoạt động kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có hướng đi đúng với mục tiêu đề ra, tạo được hiệu quả kinh tế. Trong một doanh nghiệp, tuỳ thuộc loại hình kinh doanh của mình sẽ tổ chức bộ máy quản lý sao cho phù hợp. Nhờ đó sẽ giảm được tối thiểu chi phí quản lý, tạo hoạt động kinh doanh tốt, xây dựng cơ cấu lao động có hiệu quả nhất. Môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh bao gồm nhiều yếu tố khách quan như : Sự ổn định chính trị xã hội, môi trường pháp lý, sự thông thoáng của chính sách Nhà nước nhằm khuyến khích phát triển, hệ thống thuế quan …có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tác động đến hiệu quả kinh tế . - Sự ổn định chính trị xã hội được coi là điều kiện quan trọng khẳng dịnh doanh nghiệp có nên mở rộng sản xuất kinh doanh hay không? Nếu chính trị xã hội được ổn định sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển nền kinh tế trong nước, thu hút các nhà đầu tư mở rộng các ngành nghề kinh doanh ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hoá xã hội: nghành nghề, tôn giáo, trình độ học vấn đều tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao khi nắm bắt được hiệu quả kinh tế của địa phương mình hoạt động kinh doanh. - Cơ cấu pháp lý: bao gồm các luật, điều lệ văn bản dưới luật có liên quan về hoạt động kinh tế. Nếu môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, đồng thời đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động. Do vậy, doanh nghiệp khi tham gia sản xuất cần nắm vững các điều lệ, điều khoản do pháp luật nước sở tại đề ra và hiểu được các thông lệ quốc tế nhằm thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tốt nhất trong khuôn khổ mà pháp luật quy định, đảm bảo lợi ích kinh tế của doanh nghiệp . - Chính sách Nhà nước khuyến khích các ngành nghề phát triển : Doanh nghiệp nếu hiểu rõ các chính sách khuyến khích của Nhà nước sẽ góp phần lựa chọn loại hình sản xuất kinh doanh phù hợp . Đồng thời doanh nghiệp sẽ có điều kiện định hướng ngành nghề kinh doanh tạo hiệu quả kinh tế. - Hệ thống thuế Nhà nước : Đây là một yêu cầu quan trọng bắt buộc cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với cơ quan thuế thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả lớn, tạo được điều kiện lớn khi doanh nghiệp cần huy động vốn, mở rộng đầu tư tái sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Qua những nội dung cơ bản phân tích trên đây, ta càng thấy rõ tầm quan trọng của chúng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh . Để tạo được hiệu quả kinh tế doanh nghiệp cần nắm vững một cách triệt để cũng như vận dụng tốt , linh hoạt vào doanh nghiệp của mình. Điều này, sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. 1.3/ Những yếu tố xác định hiệu quả kinh tế. Để xác định được hiệu quả kinh tế, có khoa học người ta dựa vào một số chỉ tiêu cụ thể nhằm phản ánh mức hao phí, sinh lời, sự quay vòng của vốn chủ sở hữu. Thông thường, người ta dựa vào hai yếu tố, đó là chỉ tiêu khái quát và chỉ tiêu cụ thể, được thể hiện như sau: 1.3.1 Chỉ tiêu khái quát (hay còn gọi là chỉ tiêu tổng quát): Chỉ tiêu này được phản ánh như sau: * Doanh thu : là toàn bộ số tiền thu được do bán sản phẩm hàng hoá TR = P. Q Trong đó: TR: là tổng doanh thu P: giá cả sản phẩm hàng hoá Q: khối lượng sản phẩm hàng hoá bán ra * Lợi nhuận : là phần thu được của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản chi phí TL = TR - TC Trong đó: TL : là tổng lợi nhuận thu được TR: là tổng doanh thu TC: là tổng các khoản chi phí bỏ ra Lợi nhuận đạt được Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu = x 100% Doanh thu * Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu: đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ suất này cho biết cứ một đồng doanh thu đạt được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. * Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí : đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Tỷ suất này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng lớn thì càng tốt. Lợi nhuận đạt được Tỷ suất lợi nhuận = x 100% Tổng chi phí 1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cụ thể: Để đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp người ta còn sử dụng các chỉ tiêu sau để phản ánh toàn bộ các yếu tố: vốn, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, vốn cố định, vốn lưu động ... * Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn theo chức năng của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu: - Số vòng quay toàn bộ vốn chủ sở hữu(SVVCSH) TR : Doanh thu thuần VKD : Vốn kinh doanh Nếu số vòng quay vốn chủ sở hữu càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn. - Khả năng tạo lãi ròng của vốn chủ sở hữu: Lãi ròng Khả năng tạo lãi ròng của vốn CSH = Vốn CSH Nếu chỉ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. * Tỷ suất tự tài trợ: Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh khả năng độc lập tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, tỷ suất này càng cao càng tốt. Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = x 100% Tổng nguồn vốn - Tình hình thanh toán công nợ: phản ánh chính xác nhất về tình hình tài chính của Công ty. Nếu chỉ tiêu này 0,5 thì doanh nghiệp ở trạng thái an toàn. Nhưng chỉ số này quá cao sẽ gây lãng phí vốn, hiệu quả sử dụng vốn giảm. Đồng thời, cũng thể hiện khi doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì sẽ chủ động được trong việc thanh toán với khách hàng, với các đối tác kinh doanh. Thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Tổng tài sản lưu động Khả năng thanh toán hiện hành = x 100 Tổng nợ ngắn hạn Tổng vốn bằng tiền Khả năng thanh toán tức thời = x 100 Tổng vốn ngắn hạn * Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Do sản xuất kinh doanh là một quá trình vận động không ngừng, vì vậy vốn lưu động góp phần không nhỏ vào quá trình tái sản xuất kinh doanh. Nhờ nguồn vốn này, doanh nghiệp được sử dụng vốn kinh doanh rộng rãi hơn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả này được xác định qua các chỉ tiêu sau: - Số vòng quay của vốn lưu động (SVVLĐ): Thể hiện khi vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ. Nếu số vòng quay tăng thì hiệu quả sử dụng vốn tăng, và nếu số vòng quay giảm thì hiệu quả sử dụng vốn giảm. TR : Doanh thu đạt được trong kỳ VLĐ : Vốn lưu động bình quân trong kỳ - Sức sinh lời của vốn lưu động (HVLĐ): phản ánh về mặt chất lượng hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu được về bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Lợi nhuận thuần HVLĐ = Vốn lưu động bình quân trong kỳ * Hiệu quả sử dụng vốn cố định: - Sức sản xuất của vốn cố định (MVCĐ). Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Trong đó: TR : doanh thu VCĐ : vốn cố định bình quân trong kỳ - Sức sinh lời của vốn cố định (HVCĐ): Chỉ tiêu này phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng lớn, còn nếu chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng nhỏ. Lợi nhuận thuần HVCĐ = Vốn cố định bình quân trong kỳ * Hiệu quả sử dụng lao động: Do tính chất của quá trình sản xuất kinh doanh, thì yếu tố con người có vị trí khá quan trọng. Vì thế, việc sử dụng tốt nguồn lao động sẽ tận dụng được khả năng lao động, đồng thời quản lý được lao động về số lượng và thời gian lao động sẽ làm tăng năng suất lao động, giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động sẽ được coi như là biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh : - Xác định năng suất lao động: (W) Trong đó: TR : là doanh thu đạt được L : là tổng lao động bình quân sử dụng trong kỳ Đây là kết quả sử dụng hợp lý các yếu tố hợp thành năng lực sản xuất. - Xác định mức thu nhập bình quân trên một lao động (HLĐ): Lợi nhuận HLĐ = Tổng lao động bình quân trong kỳ Qua hai chỉ tiêu trên đã phản ánh rõ nét về hiệu quả sử dụng lao động cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, các chỉ tiêu này còn cho biết hiệu quả huy động và sử dụng số lượng lao động hiện có, giảm lao động dư thừa và nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh * Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu: Đây là yếu tố quan trọng trong các quá trình sản xuất, nó cho ta biết ta sử dụng nguyên liệu tiết kiệm hay lãng phí, giúp nhà quản trị điều chỉnh hoạt động sản xuất cho phù hợp - Vòng luân chuyển nguyên vật liệu (SVNVL) Trong đó: NVLSD : là giá vốn nguyên vật liệu đã sử dụng trong kỳ NVLDT : là giá trị số lượng nguyên vật liệu dự trữ trong kỳ - Vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang (SVspdd) Trong đó : Zhhcb : Tổng giá thành hàng hoá đã chế biến. VTdt : Giá trị vật tư dự trữ đưa vào chế biến Hai chỉ tiêu trên đã cho biết khả năng sử dụng các nguồn nguyên liệu, đánh giá chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Qua việc phân tích các chỉ tiêu trên cho thấy, hiệu quả kinh doanh là vấn đề khá phức tạp, có liên quan tới các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Vì thế, để có hiệu quả kinh doanh tốt, nhà quản lý cần đưa ra biện pháp kịp thời, phù hợp môi trường kinh doanh, khách quan hay chủ quan của doanh nghiệp đó đang hoạt động. Chương 2 : Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty May Chiến Thắng 2.1/ Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty: Cụng ty May Chiến Thắng là một doanh nghiệp Nhà nước, sản xuất và kinh doanh cỏc loại sản phẩm chuyờn ngành may thuộc Bộ Cụng nghiệp và Tổng Cụng ty Dệt May Việt Nam. Hiện nay, trụ sở chớnh của Cụng ty đặt tại số 10 Thành Cụng -quận Đống Đa- Hà Nội. Tờn giao dịch quốc tế là Chiến Thắng Garment-Company, được viết tắt là ChiGarmex. Cụng ty được thành lập 04/ 06/ 1968 với tờn xớ nghiệp May Chiến Thắng. Trụ sở chớnh tại số 8b Lờ Trực-Quận Ba Đỡnh-Hà Nội. Trong thời kỳ chiến tranh cứu nước của nhõn dõn ta ở hai miền Nam- Bắc, diễn ra rất quyết liệt, Cụng ty ở hoàn cảnh hết sức khú khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị mỏy múc nghốo nàn. Ban đầu, với 3000m2, chỉ lắp đặt 250 mỏy may, cụng tỏc pha và cắt vải vẫn ở dạng thủ cụng. Tổng kết năm 1969, xớ nghiệp đó hoàn thành sản lượng 466.902 sản phẩm gồm cỏc loại quần ỏo quõn trang, trang phục quõn đội … nhằm phục vụ cho chiến tranh . Đầu năm 1970, xớ nghiệp được trang bị thờm 80 mỏy may, hơn 10 mỏy thựa, mỏy đớnh. Lỳc này xớ nghiệp đó cú thờm cơ sở sản xuất mới đú là phõn xưởng may 1 (Đức Giang), số lượng cỏn bộ cụng nhõn viờn lờn tới gần 500 người ngoài nhiệm vụ sản xuất phục vụ nội địa và quốc phũng, xí nghiệp còn được giao làm hàng cho nước bạn Lào và đã hoàn thành giao hàng đúng thời hạn. Năm 1971, Xí nghiệp May Chiến Thắng được chính thức chuyển giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ là chuyên may hàng xuất khẩu, chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động. Năm 1973, Xí nghiệp bắt đầu làm các mặt hàng bảo hộ lao động xuất sang các nước Cộng hoà dân chủ Đức và các nước thuộc khối Liên Xô cũ với nguồn nguyên liệu trong nước như sản phẩm Dệt 8-3, Dệt Nam Định, Dệt Vĩnh Phú.... Mùa xuân 1975, hoà chung niềm vui giải phóng đất nước, cán bộ công nhân may Chiến Thắng thi đua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt giá trị tổng sản lượng gấp 10 lần so với thời kỳ mới thành lập, sản lượng sản xuất tăng 6 lần, đạt 1.969.343 sản phẩm. Năm 1976, Xí nghiệp có 7 lao động được bầu là chiến sỹ thi đua, có 2 tổ lao động xã hội chủ nghĩa, gần 2 ca trực sản phẩm là thành quả lao động của toàn xí nghiệp, trong đó gần 600.000 sản phẩm xuất khẩu. Doanh thu đạt tới 6,2 triệu đồng, thu về 1,6 triệu đồng lợi nhuận, xí nghiệp được công nhận là lá cờ đầu thi đua của ngành may. Bước sang năm 1977, việc gia công hàng xuất khẩu đã đi vào nề nếp, lực lượng kỹ thuật của xí nghiệp luôn tìm tòi cải tiến kỹ thuật của xí nghiệp, thiết bị sản xuất. Cuối năm đó số lượng hàng xuất khẩu tăng lên 800.000 sản phẩm, doanh thu xuất khẩu đạt 7 triệu đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Cùng thời điểm cuối năm đó, Xí nghiệp đã vinh dự được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng gửi tặng lẵng hoa chúc mừng. Năm 1979, Công ty may Chiến Thắng đạt giá trị tổng sản lượng 101,06%, kế hoạch sản phẩm đạt 10,7 triệu đồng tăng 72,5% so với năm 1976. Bước sang những năm đầu thập kỷ 80, nền kinh tế nứơc ta gặp nhiều khó khăn do bị cấm vận và những bất cập trong quản lý: trí tuệ, quan liêu, bao cấp. Bên cạnh đó, ngành dệt may không đủ cung cấp vải cho ngành may nói chung và xí nghiệp nói riêng, sản lượng không đều dẫn đến tổ chức sản xuất không ổn định. Từ 1983- 1986, nền kinh tế đã bắt đầu từng bước được tháo gỡ. Công ty phát huy tinh thần lao động của cán bộ công nhân viên đồng thời tổ chức phong trào tiết kiệm nguyên liệu, cải tiến kỹ thuật. Do vậy, trong những năm này, xí nghiệp đã hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao. Năm 1986, được đánh dấu là năm có bước chuyển biến căn bản trong cơ chế của đất nước, đó là việc xoá bỏ lề lối quản lý hành chính bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường. Do có chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, xí nghiệp đã tự chủ động khai thác nguồn nguyên liệu. Kết quả các quá trình đó, xí nghiệp đã chuyển sang sản xuất các mặt hàng tiêu dùng trong nước như: áo sơ mi nam, áo bay, áo khoác nữ. Ngày 19/ 05/ 1987, Hiệp định ký kết giữa hai nước Việt Nam và Liên Xô cũ đã mở ra bước phát triển mới cho ngành dệt may, da giầy nói chung và May Chiến Thắng nói riêng thị trường rộng lớn về tiêu thụ sản phẩm: Liên Xô, và các nước Đông Âu. Xí nghiệp đã gia công các mặt hàng : áo váy Liên Xô đa dạng, phong phú về kiểu dáng cũng như nguyên liệu : các loại vải sợi bông, sợi tổng hợp, lụa, vải, len, dạ.... Trong năm 1987- 1988, xí nghiệp đã đầu tư bổ sung hơn 150 thiết bị gồm các máy chuyên dùng như : máy thùa, máy vắt sổ, máy vắt gấu ..... Xí nghiệp đã sản xuất 50 mẫu hàng/năm so với năm 1985 chỉ đạt 4-5 mã/ năm, các sản phẩm có kiểu dáng phức tạp hơn, nhiều cỡ, nhiều chủng loại. Trong các thời kỳ này, xí nghiệp dần tự chủ sản xuất kinh doanh, thể hiện sự năng động của mình. Ngoài những đơn đặt hàng được Nhà nước giao, lãnh đạo xí nghiệp đã mạnh dạn tiếp cận với các thương gia các nước : Hồng Kông, Hàn Quốc .... thí điểm thực hiện được phương thức gia công từ vải cho khách hàng nước ngoài mặc dù so với tổng khối lượng sản phẩm của xí nghiệp còn rất nhỏ bé. Năm 1990, trước tình hình chuyển đổi cơ chế từ tập trung quan liêu bao cấp sang hạch toán độc lập làm cho giá cả nhiều mặt hàng trong nước có nhiều biến động mạnh mẽ đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, thu nhập giảm sút một cách rõ rệt. Mặt khác, cùng với sự biến động chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu làm mất đi gần như toàn bộ nguồn nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ của xí nghiệp. Để tồn tại và phát triển, Ban lãnh đạo đã xác định mục tiêu chủ đạo như: đổi mới tổ chức nhiều mặt hàng, tổ chức sản xuất, cung cách kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh việc sắp xếp bố trí lao động, đầu tư về thiết bị, nhà xưởng, cải tiến công nghệ... Nhờ những cố gắng trên, sản phẩm của xí nghiệp ngày càng đa dạng về chủng loại, mẫu mã, năng suất. Sản phẩm của xí nghiệp đã mở rộng ra hàng trăm mặt hàng với hàng chục mẫu mốt. Thị trường được mở rộng ra so với trước đây, có thêm một số thị trường khu vực II như: CHLB Đức, Hà Lan, Mêxico... Năm 1992, với quyết tâm mở rộng thị trường sản xuất tại cơ sở số 10 Thành Công với diện tích 8000 m2, Công ty đưa 4 phân xưởng vào sản xuất với 8 tổ may/phân xưởng, thu hút thêm 300 công nhân đưa vào hoạt động với thiết bị hoàn toàn mới và sản xuất theo mô hình khép kín độc lập từ A đến Z. Chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt, hiệu quả kinh doanh tăng lên gấp bội. Do những hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của xí nghiệp May Chiến Thắng, ngày 25/ 08/ 1992 Bộ Công nghiệp nhẹ đã ký quyết định số 739/ CNN- TCLĐ đổi tên Xí nghiệp may Chiến Thắng thành Công ty May Chiến Thắng. Đây là một sự kiện đánh dấu một bước trưởng thành về chất của Xí nghiệp, tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh được thể hiện đầy đủ qua chức năng hoạt động mới của Công ty. Từ đây, cùng với việc sản xuất, nhiệm vụ kinh doanh tuy còn mới mẻ, nhưng đã được đặt lên đúng với tầm quan trọng của nó trong nhiệm vụ của doanh nghiệp trong cơ chế mới. Năm 1993, Công ty đã liên kết với hãng Gennie’s Fashion của Đài Loan để sản xuất áo váy bầu. Bằng sự liên kết này, khách hàng đã chuyển giao công nghệ, Công ty được độc quyền sản xuất sản phẩm này ở Việt Nam. Năm 1994, tiếp tục phát huy hình thức thu hút vốn đầu tư này, Công ty đã hợp tác với hãng HaDong của Hàn Quốc xây dựng công nghệ sản xuất găng tay da tại cơ sở số 10 Thành Công. Đây là một mặt hàng phức tạp về kỹ thuật, đòi hỏi trình độ tay nghề cao. Song, nhờ biết tổ chức sản xuất tốt, lực lượng công nhân lành nghề nên dây chuyền sản xuất đã sớm đi vào ổn định. Ngày 25/ 03/ 1994 xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống Đa thuộc Tổng Công ty Dệt Việt Nam, được sáp nhập vào Công ty May Chiến Thắng theo quyết định số 290/QĐ-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ. Do vậy, kết quả năm 1994 giá trị tổng sản lượng đạt 5,075 tỉ đồng, doanh thu đạt 3.208 tỉ đồng, tăng hơn 5 lần so với năm 1991, lao động tăng 2,5 lần, thu nhập bình quân đạt 417 ngàn đồng/người/tháng. Năm 1995, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề ngày càng gay gắt, do tranh chấp về việc làm, cùng mã hàng, giá gia công trên cùng địa bàn giữa các doanh nghiệp khác nhau. Ban lãnh đạo Công ty xác định, nếu không tổ chức sản xuất tốt, giảm chi phí để tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường thì Công ty sẽ không phát triển được. Mô hình sản xuất khép kín trong phân xưởng tiếp tục được hoàn thiện. Các phong trào thi đua trong giai đoạn này được đề cao : tiết kiệm, cải tiến công nghệ, đưa ra các sáng kiến trong sản xuất . Do đó, tính đến tháng 10/1995, kế hoạch sản lượng Công ty vượt trên 10%, thu nhập bình quân toàn Công ty đạt trên 130% so với mức lương kế hoạch. Trong đó phân xưởng May IV Thành Công là đơn vị có thu nhập bình quân cao nhất Công ty. Năm 1997, Công trình đầu tư cơ sở ở 10 Thành Công đã cơ bản hoàn thành gồm 3 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên 5 tầng với tổng diện tích lên tới 13.000 m2 đủ mặt bằng sản xuất cho 6 phân xưởng may, 1 phân xưởng thêu và 1 phân xưởng da. 50% khu vực sản xuất đã được trang bị hệ thống điều hoà không khí bảo đảm môi trường tốt cho người lao động. Cũng từ nay, Công ty có điều kiện tập trung các bộ phận quản lý tại một địa điểm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch, kinh doanh. Ngày 01/01/2000 do hiệu quả sản xuất tăng cao, bộ phận May khu vực Lê Trực đã tách ra làm Công ty Cổ phần May Lê Trực, bộ phận này gồm 550 công nhân viên. Điều này, gây không ít khó khăn trong việc sản xuất của Công ty: doanh thu thay đổi, sản lượng giảm, số lượng hợp đồng ký kết ít hơn trước. Dẫn tới Công ty giảm lượng khách hàng do có một số là khách hàng chính của chi nhánh Lê Trực. Đến ngày 19/ 05/ 2000, Công ty tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất khánh thành Xí nghiệp May 9 ở Thái Nguyên với khoảng 250 lao động. Đây là bước phát triển mới, đã giải quyết được một số lực lượng lao động không có công ăn việc làm tại địa phương Tháng 03/ 2001, Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất ở khu vực Thái Nguyên lên khoảng hơn 250 lao động. Tháng 05/ 2001, Công ty khánh thành Xí nghiệp May 10 tại 178 Nguyễn Lương Bằng- Đống Đa- Hà Nội. Do vậy, sản lượng tăng, doanh thu tăng, điều kiện làm việc của Công ty ngày càng được cải thiện rõ rệt. Kết quả là ngày 29/ 01/ 2002 Công ty đạt được chứng chỉ ISO 9001:2000. Đây là sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của toàn bộ tập thể cán bộ tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đặc biệt, với điều kiện thuận lợi, Hiệp định thương mại được ký kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Công ty đã giành được hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt tổng giá trị 120.000 sản phẩm trong quý đầu của năm 2002. Như vậy, trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển không ngừng, Công ty đã tăng về quy mô sản xuất, thu nhập lao động, hiệu quả sản xuất, vững chắc trong sản xuất kinh doanh. Điều này, sẽ là cơ sở để phát triển sản xuất các mặt hàng may mặc tại các nước : Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ, các nước EU ... 2.2/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Bất kỳ một doanh nghiệp nào, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cũng đóng vai trò rất quan trọng. Đó không chỉ đơn thuần là việc quản lý doanh nghiệp mà còn là vấn đề quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty, có liên quan đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp ấy. Công ty May Chiến Thắng có được cơ sở vật chất với quy mô đồ sộ như ngày nay là có đóng góp không ngừng về quản lý của Ban lãnh đạo Công ty. Với những nỗ lực to lớn, họ là những con chim đầu đàn dẫn dắt Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Cơ cấu tổ chức dần hoàn thiện, hoạt động kinh doanh ngày một phát triển tốt hơn đem lại thành quả không nhỏ. Bộ máy của Công ty bao gồm các đơn vị thành viên như sau : Ban Giám đốc : Gồm Tổng Giám đốc và 2 Phó tổng Giám đốc, trong đó : - Tổng giám đốc : hiện nay do bà Đới Thị Thu Thuỷ đảm nhiệm chức điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của Công ty. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực : chiến lược, đầu tư, đối ngoại, tài chính, tổ chức cán bộ, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật... - Phó tổng Giám đốc phụ trách sản xuất kỹ thuật : Chịu trách nhiệm + Công tác kế hoạch, tổ chức điều hành sản xuất + Công tác kỹ thuật : công nghệ, thiết bị điện + Công tác định mức kinh tế kỹ thuật và định mức đơn giá tiền lương + Công tác đào tạo, nâng cấp bậc cho công nhân + Công tác an toàn lao động + Chỉ đạo thiết kế mẫu mã, sản phẩm mới - Phó tổng Giám đốc phụ trách kinh tế : + Đảm nhiệm việc ký kết các hợp đồng dịch vụ và cung ứng nguyên liệu, công cụ, vật tư và các điều kiện phục vụ sản xuất. + Phát triển thị trường nội địa và hàng FOB xuất khẩu + Phụ trách về đời sống, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế + Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế, thủ tục xuất nhập khẩu, thanh quyết toán vật tư, nguyên liệu, quản lý kho tàng, quyết định giá bán vật tư và sản phẩm._. tồn kho. Các phòng ban Phòng xuất nhập khẩu : + Tham mưu cho Tổng Giám đốc ký kết các hợp đồng ngoại thương +Trực tiếp tổ chức theo dõi điều tiết kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiến hành sản xuất và giao hàng. + Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như : Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, thủ tục thanh toán tiến hành giao dịch đối ngoại, giao dịch vận chuyển, ngân hàng, thuế ... + Thực hiện tổng hợp thống kê, báo cáo kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch các mặt hàng toàn Công ty + Cân đối nguyên liệu, phụ liệu cho sản xuất, cùng phòng phục vụ sản xuất đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất, thực hiện quyết toán tiền hàng vật tư với các khách hàng, hải quan, cơ quan thuế.. Phòng tổ chức lao động: +Tổ chức quản lý sắp xếp nhân sự phù hợp với tính chất tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty + Lập và thực hiện kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo và tuyển dụng + Thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động các chế độ bảo hiểm y tế, công tác bảo hộ lao động + Xây dựng xác định mức lao động, xác định đơn giá, tiền lương sản phẩm Phòng kế toán tài vụ: + Tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính: thu, chi, vay vốn... + Trực tiếp quản lý vốn, nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh + Theo dõi chi phí sản xuất, các hoạt động tiếp thị, hạch toán và phân tích hoạt động kinh tế và hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh. Phòng kinh doanh nội địa : + Thực hiện các công tác tiếp thị + Giao dịch và nhận hàng của khách hàng nội địa + Giao dịch với khách hàng nước ngoài trong phương thức mua nguyên liệu bán sản phẩm (FOB) + Theo dõi và quản lý các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm +Tổ chức thực hiện việc tham gia các hội chợ triển lãm trong nước + Thực hiện công tác chào hàng quảng cáo + Quản lý các kho thành phẩm, đầu tấm phục vụ công tác tiếp thị Phòng hành chính tổng hợp: + Tiếp nhận và quản lý công văn, thực hiện các nghiệp vụ văn thư lưu trữ, tiếp đón khách + Tổ chức công tác phục vụ hành chính, các hội thảo và công tác vệ sinh công nghiệp + Lập kế hoạch và tiếp nhận thực hiện tổ chức sửa chữa nâng cấp các công trình nhà xưởng, các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất: điện nước, bàn ghế, máy tính... Phòng phục vụ sản xuất: + Theo dõi quản lý bảo quản hàng hoá, vật tư thiết bị cấp phát, vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất theo định mức của phòng xuất nhập khẩu + Tham mưu cho Phó tổng giám đốc kinh tế về việc theo dõi và ký kết các hợp đồng gia công, vận tải, thuê kho bãi, mua máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất + Quản lý đội xe, điều tiết công tác vận chuyển, trực tiếp thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hoá vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh Phòng kỹ thuật công nghệ: + Xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ, qui phạm, qui cách tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, xác định các định mức kỹ thuật, công tác chất lượng sản phẩm + Quản lý điều tiết máy móc thiết bị + Thiết kế và sản xuất mẫu chào hàng Phòng bảo vệ : + Xây dựng các nội qui về trật tự an toàn trong Công ty + Bảo vệ và quản lý tài sản của Công ty + Tiếp đón và hướng dẫn khách ra vào Công ty Phòng y tế: + Thực hiện các nhiệm vụ khám chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động + Tuyên truyền và thực hiện các công tác phòng chống dịch bệnh Trung tâm may đo thời trang: + Bán và giới thiệu các đơn đặt hàng thời trang + Tiếp nhận và thực hiện các đơn đặt hàng thời trang Các phân xưởng sản xuất: Tổ chức quản lý sản xuất, đảm bảo tính hiệu quả của quá trình sản xuất đạt các chỉ tiêu: năng suất, chất lượng, tiết kiệm. 2.3/ Các nguồn lực Công ty: 2.3.1. Vốn: Vốn được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn giữ vai trò hàng đầu trong việc quyết định quy mô sản xuất quy trình kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp. Với Công ty May Chiến Thắng vốn góp phần thực hiện quá trình sản xuất. Như vậy, không có vốn thì doanh nghiệp không thực hiện được hoạt động kinh tế của mình. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty được biểu thị qua bảng sau: Bảng 1: Tình hình tài sản - Nguồn vốn của Công ty Đơn vị tính : Đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 I- Tổng giá trị tài sản 40.855.177.374 63.458.540.205 83.921.719.013 A. Giá trị TLLĐ & ĐTDH 15.139.746.516 22.927.750.125 28.982.883.314 B. Giá trị TSCĐ & ĐTDH 25.715.430.858 40.530.790.080 54.938.835.699 - Nguyên giá 46.681.811.116 56.971.595.157 75.361.199.058 - Hao mòn -21.092.672.258 -19.430.157.310 -23.717.296.948 II- Tổng vốn 40.855.177.374 63.458.540.205 83.921.719.013 A. Nợ phải trả 28.476.014.549 52.223.998.926 73.545.381.760 B. Nguồn vốn CSH 12.379.162.825 11.234.541.279 10.376.337.253 Nguồn : Bảng cân đối kế toán của Công ty (1999-2001) Qua bảng trên cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng, có hiệu quả. Nhưng vốn chủ sở hữu của Công ty ngày càng giảm đi, từ 12.379.162.825 đồng năm 1999 xuống còn 10.376.337.253 đồng năm 2001. Điều này cho thấy cần phải giảm nguồn nợ phải trả để tăng vốn hoạt động Công ty hơn nữa. Biểu đồ 1: Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty Đơn vị tính : Triệu đồng 1999 2000 2001 2.3.2. Tình hình lao động của Công ty : Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào lao động là yếu tố góp phần không nhỏ vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp muốn có năng lực sản xuất kinh doanh nhất định thì phải có số lượng lao động phù hợp. Khi doanh nghiệp sử dụng tốt nguồn lao động, được biểu hiện trên các mặt: số lượng và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động là một yếu tố quan trọng, thì sẽ làm tăng khối lượng sản phẩm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh về giá cả, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, với Công ty May Chiến Thắng lao động cũng được xem như một trong những yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty luôn có xu hướng không ngừng tăng mức sống của của người lao động để họ đảm bảo được đời sống bản thân và gia đình họ. Với mục đích như vậy, Công ty mở rộng quy mô sản xuất, tăng nguồn lao động về cả số lượng cũng như chất lượng được thể hiện ở Bảng 2 Bảng 2: Cơ cấu lao động của Công ty Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số lao động 2658 100 2467 100 2981 100 LĐ ngành công nghiệp 2434 91 2420 98 2828 95 Lao động nữ 2263 85 2084 84,4 2532 84,9 Lao động hợp đồng 2654 99,8 2462 99,8 2975 99,8 LĐ làm công tác quản lý 160 6 160 6,4 200 6,7 LĐ bình quân trong kỳ 2562 96 2276 92 2548 85 Trình độ chuyên môn ( Từ ĐH hay CĐ trở lên) 83 3,1 84 3,4 96 3,2 Nguồn : Công ty May Chiến Thắng Qua bảng trên cho thấy số lượng cán bộ công nhân viên có xu hướng tăng lên do một số nguyên nhân như : do việc sản xuất những năm gần đây tăng, số lượng ký kết hợp đồng với một số nước Tây Âu, Châu Mỹ tăng lên giúp cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu về lao động mỗi khi số lượng mặt hàng sản xuất tăng. Biểu đồ 2: Tình hình lao động của Công ty qua các năm Đơn vị tính : Người 1999 2000 2001 Công ty có những chính sách mới nhằm tuyển thêm lao động đưa vào dây chuyền sản xuất như sau : Loại lao động có tay nghề : Công ty sẽ mở lớp đào tạo thời gian 5 tháng, sau khi đào tạo xong công nhân sẽ có bậc thợ là 1/6 và được đưa vào sản xuất theo dây truyền của Công ty. Loại lao động mới vào nghề : được bố trí vào sản xuất thử nếu đạt yêu cầu thì được làm việc ngay, còn nếu không đạt sẽ được chuyển qua đào tạo với số công nhân chưa có tay nghề Với những chính sách đào tạo quản lý lao động phù hợp, Công ty luôn có sự quan tâm tạo điều kiện nâng tay nghề công nhân lao động có những chế độ xã hội : bảo hiểm y tế, thăm hỏi khi ốm đau, đặc biệt áp dụng hình thức bảo hiểm lao động với cả lao động làm theo hợp đồng ngắn hạn tạo điều kiện để họ sản xuất an toàn, có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các đặc điểm về cơ cấu lao động thì phải kể đến máy móc thiết bị sản xuất của Công ty đã đóng vai trò quyết định trong quá trình sản xuất. 2.3.3. Công nghệ sản xuất : Đây là một phần tài sản cố định của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ khoa học.... Hơn thế nữa là vấn đề cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm. Công ty May Chiến Thắng là một doanh nghiệp với nhiều chủng loại máy móc phục vụ cho sản xuất hàng may mặc trong những năm qua. Thể hiện qua bảng sau : Bảng 3: Máy móc thiết bị chủ yếu đến nay STT Tên thiết bị Số lượng (Chiếc) Nước sản xuất Máy 1 kim 1188 Nhật, Đức, Nga Máy 2 kim 211 Nhật Máy trần diễu 7 Nhật, Hàn Quốc Máy Ziczắc 1 bước 25 Nhật, Minerna Máy Ziczắc 3 bước 15 Nhật Máy vắt sổ 3 chỉ 17 Textima, Nhật Máy vắt sổ 5 chỉ 72 Nhật Máy thùa bằng 24 Nhật Máy thùa tròn 21 Minerna, Nhật Máy đính cúc 20 Nhật Máy đính bọc 23 Nhật Máy cuốn ống 01 Nhật Máy chun 03 Nhật Mắt vắt gấu 16 Nga, Hung, Nhật Máy là ép 05 Nhật Máy cắt cố định 06 Nhật, Việt Nam Máy cắt tay 20 Nhật Máy lộn cổ 02 Hồng Kông Máy dò kim 03 Nhật Nồi hơi 01 Nhật Bàn hút chân không 05 Nhật, HQ, TQ Máy làm băng thêu 01 Nhật Máy thêu 04 Nhật Tổng số 1680 Nguồn : Công ty May Chiến Thắng (Bảng kiểm kê tài sản Công ty) Với nguồn vốn được ngân sách cấp ban đầu, vốn tự có và vốn vay tín dụng. Công ty đã mua sắm các loại thiết bị phục vụ cho việc thiết kế mẫu mã, sản xuất các mặt hàng, đóng gói, bốc dỡ sản phẩm. Cùng với sự phát triểncủa công nghệ kỹ thuật, Công ty đã thay thế hàng loạt máy móc thiết bị cũ bằng các máy móc thiết bị hiện đại của Nhật, Hồng Kông, Mỹ.....Đồng thời, Công ty mua sắm các máy móc chuyên dùng như: thiết bị là cần, là hơi, máy may hai kim, máy thêu tự động, máy ép mix....... để đa dạng hoá việc sản xuất sản phẩm, tăng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Cùng với việc thực hiện mục tiêu của Đảng đã đề ra: Phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, nhất là dệt may da giầy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đầu tư hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Chuyển dần việc nhận gia công hàng dệt may sang mua nguyên vật liệu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, coi trọng công tác năng lực tiếp thị nhằm mở rộng thị trường. Để thực hiện mục tiêu cụ thể trên, Công ty đã đặt ra những chỉ tiêu cụ thể nhằm tiến tới kinh doanh sản phẩm do tự mình sản xuất, giảm bớt các đơn đặt hàng gia công. Đây vẫn còn là vấn đề đang được quan tâm của cán bộ công nhân viên trong Công ty. 2.3.4. Nguyên vật liệu : Công ty đã sử dụng chủ yếu là nguyên vật liệu ngoại nhập. Các nguồn nguyên vật liệu này chủ yếu được nhập từ các nước như: Hàn Quốc, Nhật, EU, Đài Loan, các nước ASEAN....Nhờ cung ứng nguyên vật liệu kịp thời, đạt chất lượng cao nên đã tạo điều kiện giúp Công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất, nâng cao năng suất lao động tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, thực hiện đúng hợp đồng với bạn hàng. Từ đây, Công ty có chỗ đứng trên thị trường, sản phẩm được khách hàng ưa chuộng. Bảng 4: Mức nhập khẩu một số vật tư chủ yếu Danh mục ĐVT 1999 2000 2001 Số lượng Trị giá (USD) Số lượng Trị giá (USD) Số lượng Trị giá (USD) 1. Vải các loại M 3.739.160 7.492.552 2.478.954 4.065.234 4.287.404 7.427.668 2. Vải giả da m 35.667 722.011. 44.986 839.844 37.012 622.946 3. Phụ liệu các loại USD 3.309.640 3.005.629 3.202175 4. Da thuộc SF 1.106.138 2.334.140 1.258.616 2.903.289 1.020.822 2.390.297 Nguồn : Báo cáo nhập khẩu của Công ty (1999- 2001) Việc các Công ty nhập khẩu hàng loạt nguyên vật liệu nước ngoài làm cho mức tiêu thụ vật liệu trong nước giảm. Mặt khác, doanh nghiệp sản xuất phải chi phí mức sản xuất cao, làm giảm doanh thu, ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố còn bị hạn chế, hiện nay tại các đơn vị sản xuất, việc buộc phải chấp nhận những hợp đồng gia công sản xuất có lãi hoặc lãi rất ít để duy trì hoạt động sản xuất, tăng giảm công nhân lao động bất thường. Vấn đề đặt ra tại sao chúng ta không sử dụng nguồn nguyên vật liệu trong nước? Đây là vấn đề đang còn có nhiều luồng ý kiến mà một trong những nguyên nhân quan trọng là nguồn nguyên vật liệu trong nước còn có nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng, chất lượng mà các khách đặt hàng yêu cầu. Vì vậy, chắc chắn chúng ta phải chờ đợi một thời gian dài nũa thì mới có thì nguồn nguyên vật liệu trong nước mới đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất. 2.4/ Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm(1999-2001) 2.4.1 Hoạt động sản xuất Do sự mở rộng hoạt động với các nước, sự cạnh tranh trên thị trong nước và quốc tế diễn ra khốc liệt, đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao, công nghệ hiện đại, giá thành sản phẩm thấp. Trên thực tế, Công ty đã thực hiện chiến lược đa phương hoá, đa dạng hoá sản phẩm, đầu tư cho khâu thiết kế tạo mẫu, từng bước được khách hàng chấp nhận. Mặt khác, Ban lãnh đạo Công ty chỉ đạo các cán bộ kỹ thuật tập trung khai thác thế mạnh của dàn máy thêu tự động, từng bước hoàn thiện công nghệ may tạo ra hàng loạt sản phẩm hợp thị hiếu người tiêu dùng, có khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng, chiến lược sản phẩm, quy trình sản xuất là những khâu khá quan trọng của trong việc sản xuất tiêu thụ một loại hàng hoá. Vì vậy, để có dây chuyền sản xuất hợp lý Công ty cần có chiến lược sản phẩm phù hợp. Để tăng cường sức sản xuất lao động hàng hoá, Công ty luôn nâng cao khả năng cạnh tranh, hiện đại quy trình công nghệ, thu hút khách hàng bằng các biện pháp đảm bảo chất lượng tốt với giá thành hợp lý. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Công ty đã từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế, liên kết với các hãng sản xuất như: Gennie’s Fashion của Đài Loan, HaDong của Hàn Quốc nhằm mở rộng sản xuất một số mặt hàng có giá trị lớn. Bằng sự liên kết này, Công ty đã sản xuất được các loại như : áo váy bầu, áo Jacket, quần âu, áo sơ mi, khăn tay trẻ em. Đặc biệt, Công ty đã xây dựng được công nghệ sản xuất găng tay da đem lại cho Công ty nhiều hợp đồng có giá trị. Do đặc thù chuyên sản xuất hàng gia công, nên các mặt hàng chỉ được sản xuất khi có đơn đặt hàng của khách hàng, Công ty không có sự chủ động trong khâu điều tiết kế hoạch sản xuất. Đây cũng là những khó khăn hiện nay của Công ty. Bên cạnh việc sản xuất những mặt hàng truyền thống đã nêu trên, Công ty còn phát triển ra những mặt hàng mới như: áo Blouson, pyjama, áo dạ, áo choàng, găng tay golf, mác LOGO. Nhờ đó, Công ty đã thực hiện thay đổi toàn bộ mô hình sản xuất khép kín, tạo hiệu quả cao với đơn đặt hàng ngắn, thời gian giao hàng nhanh, hoàn thành tốt những hợp đồng đúng với kế hoạch đã đề ra. Công ty cũng đã có thể chủ động toàn bộ khâu tổ chức sản xuất đến khâu cuối cùng là xuất hàng mà không bị trì trệ ách tắc như trước đây. Góp phần không nhỏ vào quá trình ấy phải kể đến dây truyền sản xuất liên tục kịp thời thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ may Quy trình công nghệ và giải mẫu sơ đồ Nhập kho, đóng, gói, xuất xưởng KCS Giặt, tẩy, là Thu hoá sản phẩm May theo dây chuyền Phối mẫu Cắt bán thành phẩm Giao nhận nguyên phụ liệu (số lượng, chủng loại) Sản xuất thử Nguồn : Sơ đồ quá trình sản xuất của Công ty Hàng năm Công ty sản xuất khối lượng sản phẩm thể hiện qua bảng sau: Bảng 5 : Số lượng sản phẩm chính sản xuất của Công ty qua các năm (1999- 2001) Tên sản phẩm ĐVT 1999 2000 2001 Số lượng Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ% 1. Sản phẩm may mặc SF 1.126.595 879.706 78,00 1.155.600 131,36 2.Găng tay SF 1.619.144 1.576.216 97,00 1.827.791 115,82 3. Thảm len m2 1.079,38 737,54 68,30 839,49 113,82 Nguồn : Báo cáo sản xuất công nghiệp của Công ty (1999- 2001) Qua bảng trên ta thấy : về sản lượng may mặc năm 2001, có số lượng sản phẩm tăng vọt đạt 131,36% so với năm 2000 tăng 31, 36%. Như vậy, việc sản xuất các sản phẩm may mặc đang có xu hướng gia tăng. Trong năm 2001, sản phẩm găng tay đạt 115,89% so với năm 2000 tăng 15,89% (tương ứng với số sản phẩm tăng là 250.575 = 1.826.791-1.576.216) Qua các năm sản phẩm thảm len có mức tăng giảm không đều, riêng năm 2000 chỉ đạt 68,3% nhưng đến năm 2001 tỷ lệ này lại tăng 113,82%, so với số lượng sản xuất 1999 thì số lượng sản phẩm này vẫn là thấp. Như vậy hầu hết các sản phẩm đều có tính giảm mạnh, nguyên nhân do có sự tách độc lập của bộ phận Chi nhánh Lê Trực dẫn tới việc ảnh hưởng lớn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong năm 2000. 2.4.2. Tình hình tiêu thụ Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường tác động mạnh, cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước như : khủng hoảng tiền tệ Châu á năm 1997, ở Hàn Quốc năm 1998. Và mới đây là cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Achentina (năm 2001), quốc gia có thị phần nhập khẩu hàng hoá khá lớn của Công ty. Điều này đã gây ra một ảnh hưởng lớn tới thị trường, buộc đội ngũ các nhà quản lý phải tìm ra một hướng đi mới nhằm duy trì củng cố vững chắc thị trường hiện có và mở rộng các thị trường tiềm năng. Vì thế, Công ty cần tìm ra những chiến lược phù hợp để chặn đứng nguy cơ giảm sút thị trường. Tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp góp phần làm cho quá trình sản xuất tăng nhanh hơn, tạo ra lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp. Việc xác định mạng lưới tiêu thụ đúng đắn, không những góp phần vận động tiêu thụ hàng hoá, tiết kiệm chi phí, giảm bớt tồn kho mà còn giải quyết các vấn đề về ứ đọng vốn. Như vậy, nhà quản lý doanh nghiệp cần phải có sự hoạch định chiến lược tiêu thụ sản phẩm (chiến lược Marketing) cho phù hợp. Khi sản phẩm tung ra thị trường sẽ đạt được doanh thu lớn, giải quyết vấn đề phân phối đại lý. Đây là một vấn đề khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Với các sản phẩm may gia công, Công ty chỉ nhập nguyên vật liệu theo đơn đặt hàng rồi sản xuất gia công còn việc tiêu thụ do khách hàng nhập sản phẩm và họ có nguồn tiêu thụ sản phẩm riêng. Với các mặt hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu (FOB) : là hình thức mua bán đứt đoạn, Công ty mua nguyên vật liệu về sản xuất sản phẩm, tự tìm kiếm nguồn tiêu thụ và cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng. Vì thế, Công ty găp không ít khó khăn trong khâu tìm kiếm thị trường. Đối với thị trường nước ngoài, Công ty chuyên sản xuất khi có đơn đặt hàng, lên lịch trình kế hoạch sản xuất, khi sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm đưa vào Conteiner gửi sang cho khách hàng. Đối với loại mặt hàng này, khách hàng tự bao tiêu sản phẩm. Việc đưa dây chuyền hiện đại vào sản xuất, đáp ứng được yêu cầu của phía đối tác là cố gắng lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Có như vậy, Công ty mới thu hút được khách hàng nước ngoài. Năm 1999 - 2000, thị trường tiêu thụ chủ yếu là 18 thị trường thì đến nay đã tăng lên hơn 20 thị trường. Có các thị trường mới là : Achentina, Cộng hoà Séc, Italy.... Ngoài ra Công ty còn mở rộng thị trường sang các nước, Đông Âu, Nam Mỹ, các nước SNG, các nước NICS , Nhật Bản, Mỹ .... Đây là những thị trường rất khó tính, khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như thời gian thực hiện hợp đồng. Sơ đồ 3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu của Công ty TÂY ÂU Công ty May Chiến Thắng NAM mỹ CHÂU á ĐÔNG ÂU Nguồn : Báo cáo tình hình sản xuất và tiều thụ của Công ty qua các năm Các khách hàng chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào quá trình tiêu thụ sản phẩm. Cho đến nay, Công ty đã ký kết với gần 30 khách hàng. Đây là con số tuy còn khiêm tốn nhưng cũng đã chứng tỏ rằng Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả. Danh sách khách hàng chính của Công ty : 1. GARNET 14. BắC Hà 2. WOOSUNG 15. FLEXCON 3. WOOBO 16. COTTON TREE 4. LEISURE 17. MSA 5. HƯNG YÊN 18. MICHAEL 6. ITOCHU 19. QUALITEX 7. CENTROTEX 20. MITSUI 8. HADONG 21. CANADA 9. AHRIM 22. IRAN 10. PHú HáN 23. I-E TEXTIL 11. YOUNG SHIN 24. TÂN TIếN 12. TOCONTAP 25. TÂM DƯƠNG 13. SIC GLOBAL 26. SU HO Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty Qua bảng danh sách trên ta thấy ngày càng nhiều thị trường mở rộng, đây là điều kiện tốt để Công ty phát huy năng lực của mình trong công tác tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Cũng trong cuối năm 2001, đầu năm 2002 Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng mới với các khách hàng như: Argentina, Nauy, Mexico, Italy, Iran, Mỹ...đây là một tiềm năng mới nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Với thị trường trong nước, Công ty mở rộng chi nhánh của mình trên 6 đại lý tỉnh thành: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình ....... Ngoài ra, Công ty còn mở rộng các hình thức khuyến khích tiêu thụ sản phẩm trong nước nhằm phục vụ như cầu người tiêu dùng. Nhân viên trong Công ty làm đại lý giới thiệu, bán sản phẩm đồng thời là người sản xuất có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm của Công ty. Hình thức phân phối sản phẩm này đẩy mạnh tốc độc lưu thông hàng hoá, đảm bảo mối liên hệ và sự hiểu biết của Công ty về thị trường tham gia, bảo đảm tính chủ động trong sản xuất tạo điều kiện cho người bán hàng thu lợi nhuận cao trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên hình thức này bị hạn chế, do trình độ chuyên môn hoá, tổ chức quản lý phức tạp, nhân lực bị phân tán và chưa có tính khách quan cao. Sơ đồ 4: Phân phối sản phẩm tại Hà Nội CH Nguyễn .T. Học Công ty May Chiến Thắng CH Thành Công CH Bà Triệu CH Kim Mã Người tiêu thụ sản phẩm Nguồn: Công ty may Chiến Thắng Công ty May Chiến Thắng trong những năm qua đã có những kết quả kinh doanh khá cao. Đó là hàng loạt sản phẩm may mặc được làm từ các chất liệu: vải, da...được xuất khẩu sang nước ngoài. Các sản phẩm này đều được xuất khẩu theo thời vụ, luôn có sự thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng nên buộc nhà sản xuất để tiêu thụ những hàng hoá này phải thực sự am hiểu về nó. Qua các năm, Công ty đã thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm như sau: Bảng 6: Tình hình tiêu thụ các mặt hàng của Công ty(1999-2001) Tên sản phẩm ĐVT 1999 2000 2001 Số lượng Số lượng Tỷ lệ % 99/00 Số lượng Tỷ lệ % 00/01 1. áo Jacket các loại SP 601.039 613.757 102 65.008 106 2. áo váy các loại SP 187.653 89.084 47,5 2.139 2,4 3. Quần các loại SP 46.503 123.883 266,4 182.847 147,6 4. áo sơ mi các loại SP 122.270 12.676 10,3 13.046 103 5. Quần áo các loại SP 49.543 67.849 6. Khăn tay trẻ em các loại SP 2.284085 2.674465 117 2524844 94,4 7. Các sản phẩm may khác SP 46.798 10.455 22,3 8. Sản phẩm găng tay da SP 1.796869 1978591 110 1888892 295,4 9. Sản phẩm thảm len m2 8867,06 632,04 7,1 920,11 145,6 10. Mac Logo SP 3630000 (Nguồn: Báo cáo tình hình thực sản xuất và tiêu thụ của Công ty qua các năm) Từ bảng trên ta thấy: Sản phẩm may mặc là mặt hàng chiếm ưu thế đạt tỷ trọng lớn nhất của Công ty trong tổng số lượng sản phẩm sản xuất. Tỉ lệ tiêu thụ hàng năm tăng nhưng số lượng tiêu thụ giảm chứng tỏ một số mặt hàng của Công ty đang gặp khó khăn trên thị trường. Do tính chất là một doanh nghiệp hầu hết chỉ gia công sản xuất hàng hoá khi có đơn đặt hàng của khách hàng nên việc một số mặt hàng dần bị giảm đi và mất thị trường tiêu thụ là điều tất yếu. đây là một trong những điểm bất lợi mà hầu hết các Công ty dệt may đang mắc phải. áo jackét là loại hàng tiêu thụ rất tốt chiếm lĩnh trên thị trường qua các năm. Số lượng tiêu thụ ngày càng gia tăng từ năm 1999 tiêu thụ 601.039 sản phẩm, đến năm 2000 tăng 613.757 sản phẩm đạt 102%, đến năm 2001 doanh số đạt 650.108 sản phẩm tăng 106% số với năm 2000. Việc sản phẩm tăng lên tục qua các năm chứng tỏ rằng ở lĩnh vực sản xuất sản phẩm này Công ty sẽ có xu hướng mở rộng thị trường hơn nữa. Mặt hàng quần các loại được ưa chuộng trên thị trường tăng gấp hơn 2 lần trong năm 2000 và tăng 147,6% năm 2001. Khăn tay trẻ em xuất khẩu số lượng tiêu thụ khá lớn hàng năm tuy có giảm hoặc tăng nhẹ qua các năm. áo các loại tỷ lệ tiêu thụ giảm mạnh đặc biệt trong năm 2001 tỉ lệ đạt thấp. Mặt hàng găng tay da số lượng tiêu thụ khá lơn trong năm 2001 tiêu thụ được 1.888.892 sản phẩm . Các mặt hàng bằng sơ mi các loại, quần áo các loại, thảm len, mac LOGO mặc dù có trong danh mục sản xuất nhưng chưa tiêu thụ được hoặc tiêu thụ không đáng kể bị giảm về số lượng trong năm 2000. Từ số liệu đưa ra trên đây, khi phân tích ta thấy rõ qui mô tiêu thụ sản phẩm của Công ty giảm sút. Chứng tỏ Công ty hoàn toàn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn trong khâu tìm kiếm thị trường. 2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Mục đích cuối cùng của Công ty là tạo lợi nhuận, tuy là doanh nghiệp hoạt động trong hệ thống các doanh nghiệp thuộc Nhà nước nhưng Công tyvẫn có những kết quả khả quan. Trong nhiều năm liền, Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, nộp cho ngân sách Nhà nước nguồn thu đáng kể Công ty còn tạo việc làm cho nhiều lao động giải quyết tốt các vấn đề khó khăn trong khâu sản xuất, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua bảng số liệu trên trên cho thấy tổng doanh thu tăng từ 59.002 triệu đồng lên tới 63.984 (đạt 108,44%). Năm 1998-1999 lợi nhuận cũng tăng từ 1.041 triệu đồng lên tới 1.489 triệu đồng (đạt 143,04%), thu nhập bình quân của năm 1999 tămg 109,37% so với năm 1998. Trong 2 năm này tỷ lệ nộp ngân sách rất cao đạt 186,11 triệu đồng. Đây là những kết quả rất đáng khích lệ để Công ty phát triển hơn nữa. Nhưng đến năm 2000 - 2001 các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận giảm rõ rệt. Do những nguyên sau: Do chi nhánh may mặc Lê Trực tách khỏi Công ty dẫn tới làm giảm một số thị trường tiệu thụ, làm cho bộ phận sản xuất trước đây bị thay đổi dẫn tới doanh thu giảm. Công ty mở rộng thêm chi nhánh ở Thái Nguyên nhằm mở rộng sản xuất, làm giảm doanh thu, tăng chi phí, chịu phí tổn tuyển, đào tạo công nhân mới đưa vào sản xuất. Do năm 2001, các đơn đặt hàng mà Công ty ký kết được đa số là gia công sản xuất nên lợi nhuận thu được là rất nhỏ. Lợi nhuận năm 2000 đạt 1.301 triệu đồng đến năm 2001 giảm xuống chỉ còn 506,5 triệu đồng, điều này không chỉ ảnh hưởng lợi ích Công ty nói chung mà còn làm giảm mức thu nhập bình quân người lao động nói riêng xuống còn 841.000/người/tháng. Với mức thu nhập bình quân như trên của cán bộ công nhân viên chức so với các doanh nghiệp trong nước cùng ngành nghề và với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thì đây là mức thu nhập khá. Mức thu nhập này là cố gắng lớn của toàn Công ty. Biểu đồ 3 : Lợi nhuận qua các năm Công ty đạt được 1999 2000 2001 2.6. Hiệu quả kinh tế của Công ty qua các năm Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của Công ty trong những năm qua, chúng ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả kinh tế. 2.6.1 Các chỉ tiêu tổng quát: Các chỉ tiêu này phản ánh một cách linh hoạt về sự biến động của hiệu quả kinh doanh của Công ty. Bảng 8: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty (1999-2001) Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện 1999 Thực hiện 2002 Thực hiện 2001 Trị giá So sánh % Trị giá So sánh % Doanh thu Tr.đồng 63.984 58.084 90,78 62.128 106,97 Lợi nhuận Tr.đồng 1.489 1.301 87,37 506,5 38,93 Chi phí Tr.đồng 13.853 15.915 13.532 Tỷsuất LN/DT % 2,32 2,24 0,82 Tỷsuất LN/CP % 10,75 8,17 3,74 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (1999- 2001)) Qua bảng phân tích ở trên cho thấy: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 1999 đạt 2,32%, năm 2000 chỉ đạt 2,24%, năm 2001 chỉ còn 0,82% Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cũng có chiều hướng giảm bắt đầu từ năm 2000 (giảm từ 8,17% xuống còn 3,74%) Các chỉ tiêu này cho thấy mức độ tăng trưởng của Công ty chưa cao, lợi nhuận giảm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.6.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: 2.6.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: Thông qua số vòng quay vốn chủ sở hữu (khả năng tạo doanh thu thuần của vốn chủ sở hữu Bảng 9: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn CSH Công ty (Đơn vị 1000đ) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số lượng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Doanh thu thuần 63.889.926 52.804.287 53.655.105 Vốn CSH 12.379.162 11.234.541 10.376.337 Số vòng quay 5,16 4,7 91 5,17 110 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty) Khả năng tạo doanh thu thuần của vốn chủ sở hữu thông qua số vòng quay của vốn chủ sở hữu cho ta biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào sản xuất kinh doanh thì đem lại là bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Công ty đã đạt được là: Năm 1999 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo được 5,16 đồng doanh thu thuần Năm 2000 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo được 4,7 đồng doanh thu thuần Năm 2001 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo được 5,17 đồng doanh thu thuần Có thể nói hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu có tỉ lệ tăng khá, đây là dấu hiệu tốt mà Công ty cần duy trì và đạt ở mức cao hơn. Khả năng tạo lãi ròng của vốn chủ sở hữu được thông qua bảng sau: Bảng 10: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Công ty (ĐVT: 1.000 đồng) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số lượng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Lãi ròng 1.012.403 884.854 344.411 Vốn CSH 12.379.162 11.234.541 10.376.337 Khả năng tạo lãi ròng của VCSH 0,081 0,078 96,3 0,033 42,3 (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Công ty1999-2001) Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rõ khả năng tạo lãi ròng của vốn chủ sở hữu còn chưa cao. Tuy nhiên, ta thấy vốn chủ sở hữu qua các năm giảm, lãi ròng giảm. Đây là dấu hiệu việc hiệu quả sử dụng vốn hoạt động của Công ty là thấp chỉ đạt 0,033 đồng/đồng vốn bỏ ra đây là kết quả hoạt động thấp nhất mà 2001 Công ty đạt được 2.6.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động : Hiệu quả này được thể hiện qua hai chỉ tiêu sau: Khả năng sinh lời của vốn lưu động Bảng 11: Phân tích khả năng sinh lời của vốn lưu động của Công ty. ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Trị giá Trị giá Tỉ lệ % Trị giá Tỉ lệ % Lợi nhuận thuần 15.334.797 12.902.795 13.416.0356 Vốn lưu động bình quân 16.509.167 18.620.304 22.969.698 Sức sinh lời của vốn lưu động 0,92 0,69 75 0,58 84 (Nguồn: Báo cáo bảng cân đối kế toán của Công ty 1999-2001) Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, sức sinh lời của vốn lưu động ở năm 1999 là 0,92 (tức là bỏ ra một đồng vốn lưu động thu được 0,92 đồng lợi nhuận). So với năm 1999 thì sang năm 2000 sức sinh lời của vốn lưu động giảm chỉ còn 0,69 đồng lợi nhuận . Năm 2001, sức sinh lời giảm chỉ còn 0,58 mặc dù vốn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0146.doc
Tài liệu liên quan