LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành điện có vai trò rất quan trọng đối vớ sự phát triển kinh tế đất nước chủ trương đó đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế đất nước, ngành điện phải phát triển kịp thời và đồng bộ.
Xuất phát từ thực tế sau khi thực tập tại Phòng Kế Hoạch và Đầu tư xây dựng cơ bản – Công ty Điện lực 1, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Phạm Thị Thu Hà, em quyết định lựa chọn đồ án tốt
84 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2725 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế - Tài chính và quản lý dự án đầu tư TBA 110 KV Khu công nghiệp Châu Khê và các nhánh rẽ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp của mình là: Phân tích hiệu quả tài chính và quản lý dự án đầu tư ngành điện mà cụ thể là các dự án kinh doanh lưới điện. Phân tích hiệu quả tài chính là một phần rất quan trọng trong mỗi dự án đầu tư, bởi vì nó cho biết khả năng sinh lời của dự án và những quyết định đúng đắn của chủ đầu tư. Bên cạnh đó, đối với những dự án ngành điện có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng dài, trong quá trình xây dựng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố thiên tai, lũ lụt, những biến động về chính trị, an ninh quốc phòng, điều đó cần phải có biện pháp quản lý hiệu quả nhằm giảm tối đa những rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.
Với những mục tiêu cơ bản đó. Đồ án tốt nghiệp của em được thực hiện với nhiệm vụ “Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính và quản lý dự án đầu tư TBA 110 KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ ”( xã Hương Khê - huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh).
Từ một dự án cụ thể đồ án không chỉ phân tích các biện pháp quản lý mà còn muốn đưa ra một số đề xuất cụ thể để nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian thực hiện dự án.
Nội dung của đồ án gồm:
Chương I: Cơ sở phương pháp luận phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính và quản lý dự án đầu tư.
Chương II: Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính TBA 110 KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ.
Chương III: Ứng dụng phần mềm Microsoft Project quản lý dự án TBA 110 KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ.
Đánh giá & Kiến nghị
Qua đây cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế Năng lượng – Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, những người đã dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Phạm Thị Thu Hà, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và làm đồ án tốt nghiệp. Em gửi lời cảm ơn đến các anh chị Phòng Kế Hoạch và Đầu tư xây dựng cơ bản – Công ty Điện lực 1, các anh chị trong Ban Quản lý dự án lưới điện để em có được các số liệu cần thiết để làm đồ án này.
Do thời gian còn thiếu và kiến thức thực tế còn hạn chế. Đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2006
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thành
CHƯƠNG I
CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Hoạt động đầu tư
Đầu tư là một hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai.
Hoạt động đầu tư là hoạt động kinh doanh bỏ vốn vào các lĩnh vực như sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nhằm đem lại lợi nhuận. Hoạt động đầu tư sẽ chịu rất nhiều yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài như nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội đó là “môi trường đầu tư”. Mặt khác hoạt động đầu tư là hoạt động diễn ra trong tương lai, vì thế nó chứa nhiều yếu tố bất định mà nhà đầu tư không thể lường trước hết được. Vì vậy hoạt động đầu tư đòi hỏi phải có sự chuẩn bị cẩn thận, nghiêm túc và có những phương pháp dự báo chính xác nhất và phải phân tích đánh giá đầy đủ trên nhiều khía cạnh khác nhau, nếu không hoạt động đầu tư sẽ dẫn đến thất bại.
1.1.2. Dự án đầu tư
Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo các cơ sở vật chất nhằm thực hiện những mục tiêu xác định trong tương lai.
Dự án đầu tư là một công cụ tiến hành các hoạt động đầu tư do đó nó phải chứa bên trong nó các yếu tố cơ bản của hoạt động đầu tư. Nó phản ánh các nhân tố cơ bản cấu thành nên hoạt động đầu tư
Dự án đầu tư gồm các thành phần chính sau:
Mục tiêu của dự án là gì?. Mục tiêu phát triển và những lợi ích kinh tế - xã hội do thực hiện dự án đem lại và các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.
Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng được tạo ra từ hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án.
Các hoạt động: là những nhiệm vụ hành động được thực hiện trong dự án tạo ra kết quả nhất định.
Các nguồn lực: về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Các nguồn lực này chính là giá trị hoặc chi phí vốn đầu tư cần cho dự án.
1.1.3. Phân loại dự án đầu tư
Có rất nhiều cách phân loại đầu tư tùy theo từng tiêu chí phân loại, ví dụ như phân loại theo quy mô, theo mục đích sử dụng.
Các dự án phát triển: nhằm mục đích mở rộng hay tăng cường khả năng sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm hiện có. Đầu tư phát triển bao gồm cả các quyết định thay thế tài sản cố định, một bộ máy cũ kỹ có năng suất thấp có thể vừa được thay thế vừa được tăng cường bằng bộ máy lớn hơn và hiệu quả hơn.
Đặc điểm của các dự án phát triển:
Kỳ vọng tăng doanh thu từ đó làm gia tăng lãi ròng trong tương lai.
Doanh nghiệp thường phải đầu tư thêm tài sản cố định đồng thời cũng phải đầu tư thêm tài sản lưu động để đáp ứng quy mô hoạt động gia tăng.
Thu nhập của các dự án này đa dạng gồm những khoản thu thường xuyên và không thường xuyên hàng năm.
Các dự án thay thế: Là dự án nhằm mục đích thay thế tài sản cố định hiện tại bằng tài sản cố định khác tốt hơn, hiện đại hơn.
Các dự án khác: Là các loại dự án không thuộc hai loại trên gồm các loại đầu tư còn lại kể cả đầu tư vô hình như hệ thống kiểm soát ô nhiễm bảo vệ môi trường. Việc phân loại đầu tư chỉ mang tính chất tương đối và không rõ ràng nhưng vẫn sử dụng một cách phổ biến để lập kế hoạch đầu tư.
1.1.4. Phân tích dự án đầu tư
Phân tích kỹ thuật là tiền đề cho việc tiến hành phân tích mặt kinh tế tài chính các dự án đầu tư. Nếu không có số liệu của phân tích kỹ thuật thì không thể tiến hành phân tích kinh tế tài chính mặc dù các thông số kinh tế có ảnh hưởng đến các quyết định về mặt kỹ thuật. Các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật phải được bác bỏ để tránh những tổn thất trong quá trình đầu tư và vận hành sau này.
Quyết định đúng đắn trong phân tích kỹ thuật không chỉ loại bỏ các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật mà còn chỉ ra được phương án kỹ thuật tối ưu. Điều đó cho phép tiết kiệm nguồn lực tránh những tổn thất nguồn lực hoặc bỏ lỡ cơ hội để tăng nguồn lực.
Quy trình so sánh lựa chọn phương án thiết kế gồm các bước sau:
Bước 1: Vạch ra nhiều phương án thiết kế kỹ thuật
Bước 2: Lựa chọn một số phương án kinh tế kỹ thuật khả thi
Bước 3: So sánh các phương án kinh tế tài chính
Bước 4: Lựa chọn phương án kinh tế tài chính tối ưu
Bước 5: Quyết định chọn phương án tối ưu nhất
Sơ đồ so sánh các phương án thiết kế
Chọn PA
kinh tế tối ưu
Các phương án thiết kế
So sánh các PA kinh tế
Chọn PA kỹ thuật tối ưu
Chọn
PA
Phân tích Kinh tế kỹ thuật
Phân tích kinh tế tài chính
Hình 1.1.4. Sơ đồ lựa chọn phương án thiết kế
Phân tích kinh tế - kỹ thuật dự án đầu tư
Mục đích phân tích kinh tế - kỹ thuật là trên cơ sở các phương pháp kỹ thuật vạch ra, tiến hành lựa chọn phương pháp tối ưu nhất cho dự án trên quan điểm kinh tế.
Phân tích kinh tế - tài chính dự án đầu tư
Phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư là để chứng minh tính khả thi về tài chính đối với chủ đầu tư. Phân tích kinh tế tài chính nhằm đánh giá khả năng tồn tại về mặt thương mại của dự án trên cơ sở tính toán toàn bộ lợi nhuận và chi phí của dự án trên quan điểm lợi ích của chủ đầu tư.
Nội dung phân tích đánh giá tài chính bao gồm:
Xác định tổng vốn đầu tư, cơ cấu các loại vốn, các nguồn tài trợ cho dự án như (vốn cố định, vốn lưu động, vốn dự phòng).Các nguồn vốn cho dự án có thể là vốn ngân sách cấp phát, vốn ngân hàng, vốn cổ phần liên doanh, hay vốn tự có hoặc vốn tín dụng.
Tính toán các khoản thu chi lợi nhuận gồm tính toán doanh thu, chi phí, giá thành.
Xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và các vấn đề như độ nhạy, phân tích rủi ro.
So sánh các phương án đầu tư.
Phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư
Phân tích kinh tế - xã hội là việc so sánh một cách có hệ thống giữa lợi ích và chi phí đứng trên quan điểm lợi ích toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Một dự án đầu tư sẽ được chấp nhận khi nó phải đảm bảo lợi ích của cả chủ đầu tư và của cả nền kinh tế quốc dân. Nói chung dự án phải đảm bảo cả hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội.
Đối với dự án đầu tư năng lượng do đặc điểm liên quan tới nhiều ngành kinh tế khác và sinh hoạt dân dụng nên hiệu quả kinh tế xã hội phải được quan tâm nhiều hơn.
1.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.2.1. Giá trị hiện tại thuần NPV:( Net present Value)
Giá trị hiện tại thuần là toàn bộ thu nhập và chi phí của dự án trong suốt thời gian hoạt động được quy đổi thành một giá trị tương đương ở hiện tại qua hệ số chiết khấu i. Chỉ tiêu này bao gồm không chỉ tổng lợi nhuận hàng năm của cả đời dự án mà còn bao gồm cả giá trị thu hồi thanh lý tài sản cố định ở cuối đời dự án và các khoản thu hồi khác ( giá trị còn lại của dự án).
Công thức được tính như sau:
Trong đó:
At : Dòng tiền năm t
Bt : Doanh thu hàng năm thứ t.
Ct : Chi phí hàng năm thứ t.
i : Hệ số chiết khấu.
n : Tuổi thọ dự án.
NPV > 0 : Dự án khả thi
NPV < 0 : Dự án không khả thi
NPV = 0 : Dự án hòa vốn hay lợi ích chỉ bù đắp chi phí cơ hội
Dự án được chọn là dự án có NPV ≥ 0
Đối với dự án độc lập thực hiện tất cả dự án có NPV≥ 0
Khi so sánh nhiều phương án thì chọn NPVmax
Ưu điểm:
NPV rất quan trọng đối với chủ đầu tư nó cho biết quy mô tiền lãi của một dự án lớn hay nhỏ, nó phản ánh hiệu quả của dự án về phương diện tài chính trong toàn bộ thời gian hoạt động của dự án.
NPV cho biết khả năng sinh lời của dự án đó là tiền lãi trên một đồng vốn đầu tư.
Nhược điểm:
Phụ thuộc rất nhiều vào độ lớn của từng khoản thu chi ở mỗi thời điểm và mức tỷ suất chiết khấu.
Không chỉ ra được tỷ lệ sinh lãi của dự án tạo ra.
Khi so sánh các đầu tư có quy mô và thời hạn khác nhau thì tiêu chuẩn này có những hạn chế nhất định.
1.2.2. Hệ số thu hồi vốn nội tại IRR: (Internal Rate of Return)
Hệ số hoàn vốn nội tại là tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị tổng lãi ròng của dự án bằng không. Hệ số hiện tại hóa làm cho giá trị hiện tại hóa của thu nhập đúng bằng giá trị hiện tại hóa của chi phí, tức là nó phản ánh mức lãi suất mà bản thân dự án đem lại cho nhà đầu tư.
Phương trình xác định IRR:
Tính IRR theo phương pháp gần đúng:
Trong đó:
i1- Hệ số hiện tại hóa mà giá trị hiện tại hóa của lãi ròng NPV1 tiến gần đến 0+
i2- Hệ số hiện tại hóa mà giá trị hiện tại hóa của lãi ròng NPV2 tiến gần đến 0-
IRR > IRR* Dự án chấp nhận
IRR < IRR* Dự án không chấp nhận được.
IRR = IRR* Xét đến các yếu tố khác.
Đối với dự án độc lập: IRR được coi là mức lãi suất cao nhất mà dự án có thể chấp nhận được hoặc mức doanh lợi trung bình của vốn.
Nếu so sánh nhiều dự án chọn phương án có IRR lớn nhất
NPV2
NPV1
i2
i1
IRR
i
Hình 1.2.2: Sơ đồ biểu diễn hệ số hoàn vốn nội tại IRR
Ưu điểm:
Hệ số hoàn vốn nội tại biểu thị sự hoàn trả vốn đã được đầu tư vì nó chỉ rõ tỷ lệ lãi vay tối đa dự án có thể chấp nhận. Quá trình xác định nó không cần đến sự lựa chọn tỷ lệ chiết khấu.
Hệ số hoàn vốn nội tại tính toán i* có thể dùng trực tiếp để so sánh giữa các phương án với nhau khi hệ số hoàn vốn nội tại chuẩn đã được biết trước ( IRR> i0 , i0: là hệ số hoàn vốn nội tại chuẩn và ngược lại).
Hệ số hoàn vốn nội tại là một đại lượng tương đối để so sánh khi các dự án khác nhau về quy mô và về thời hạn.
Nhược điểm:
Việc áp dụng có thể không chắc chắn nếu tồn tại các khoảng cân bằng thu chi trong thời đoạn vận hành dự án. Trong trường hợp này có thể xảy ra giá trị hiện tại thuần NPV thay đổi dấu nhiều lần ứng với những hệ số chiết khấu khác nhau, khi đó tồn tại nhiều hệ số hoàn vốn nội tại và rất khó xác định hệ số nào cho việc đánh giá dự án.
IRR được tính bằng tỷ lệ % nên trong quá trình tính toán, quy mô của dự án không được chú ý tới.
Phương pháp này dễ cho kết quả sai lệch nếu có hai hoặc nhiều dự án loại trừ nhau đem so sánh.
Không trực tiếp phản ánh ưu đãi về thời gian của người ra quyết định.
1.2.3. Tỷ số giữa lợi ích và chi phí B/C(Benefit/Cost)
Tỷ số B/C được xác định bằng cách chia tổng lợi ích quy đổi về hiện tại cho tổng chi phí quy đổi về hiện tại. Công thức tính toán:
B/C > 1 Phương án được chấp nhận
B/C < 1 Phương án loại bỏ
B/C = 1 Xét đến một số chỉ tiêu khác
Đối với phương án độc lập B/C càng lớn hơn 1 càng tốt
Khi so sánh nhiều phương án chọn phương án có B/C lớn nhất là phương án tối ưu.
Tỷ số B/C phản ánh mức độ sinh lời của dự án và dùng để so sánh giữa các phương án có quy mô lớn và quy mô nhỏ.
Tiêu chuẩn này có tính hiệu quả theo các tiêu chuẩn NPV và IRR, khi NPV>0 và tương ứng IRR> i* thì B/C>1.Việc sử dụng tiêu chuẩn này không hoàn toàn mang ý nghĩa đánh giá hiệu quả của đầu tư như NPV và IRR mà chỉ là để đo lường khả năng trang trải tổng thể của đầu tư còn gọi là hệ số tự cân bằng tổng quát.
1.2.4. Thời gian hoàn vốn Thv
Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để tổng lợi nhuận thuần thu được hàng năm qui đổi về hiện tại đủ để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu.
Công thức tính toán:
Thv > Tk Không chấp nhận dự án
Thv < Tk Chấp nhận dự án
Thv = Tk Xem xét các yếu tố khác
Tk là thời gian hoàn vốn cần thiết theo yêu cầu dự án
Chọn phương án có Thv Min là tối ưu.
Thời gian hoàn vốn giới hạn Tk thường được xác định trên cơ sở kinh nghiệm đã qua và các cơ hội đầu tư khai thác của chủ đầu tư. Do đó nó sẽ khác nhau đáng kể giữa các trường hợp khác nhau. Trong các dự án xem xét, dự án nào có thời gian thu hồi vốn ngắn nhất sẽ được chấp nhận lựa chọn.
1.2.5. Phương pháp xây dựng dòng tiền
Trong phân tích tài chính phải đưa ra được những khả năng về nguồn lực, phương thức và điều kiện huy động vốn cho dự án.
Nội dung phân tích kinh tế tài chính của dự án đầu tư:
Xác định nguồn vốn của dự án:
Vốn tự có: đó là nguồn vốn mà chủ đầu tư trực tiếp bỏ vốn vào dự án
Vốn vay: Là nguồn vốn huy động đi vay theo mọi hình thức (như vay ngân hàng, các quỹ tín dụng, bán trái phiếu, cổ phiếu của công ty)
Xây dựng dòng tiền trước thuế của dự án CFBT – Cash flows befor tax và dòng tiền sau thuế của dự án CFAT - Cash flows after tax.
Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của dự án: NPV, EIRR, B/C, Thv.
Phân tích đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế theo các chỉ tiêu tính toán nói trên xem có tính khả thi về mặt kinh tế tài chính của dự án đối với chủ đầu tư.
Phương pháp xây dựng dòng tiền của dự án:
Đối với dự án không vay vốn: 100% vốn tự có
Dòng tiền trước thuế: CFBT = Doanh thu – Chi phí
Thu nhập chịu thuế: IT = CFBT – Khấu hao
Thuế thu nhập doanh nghiệp: T = IT x t%
Dòng tiền sau thuế: CFAT = CFBT – T
Đối với dự án có vốn vay:
Dòng tiền trước thuế: CFBT = Doanh thu – Chi phí
Thu nhập chịu thuế: IT = CFBT – Khấu hao – Trả lãi vay
Thuế thu nhập doanh nghiệp: T = IT x t%
Dòng tiền sau thuế: CFAT = CFBT – T – Trả lãi – Trả gốc
(t%: là thuế suất được tính theo từng loại dự án khác nhau)
1.2.6. Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính trong điều kiện có rủi ro
Đầu tư luôn là hoạt động chứa nhiều yếu tố rủi ro, không chắc chắn. Một phần quan trọng trong phân tích dự án là phân tích dự án đầu tư trong điều kiện có rủi ro, một trong những phương pháp đó là phân tích độ nhậy.
Phân tích độ nhậy cho ta xem xét sự thay đổi của các giá trị hiệu quả của dự án như ( NPV, IRR, cùng các tiêu chuẩn kinh tế khác) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi.
Phân tích độ nhậy của dự án giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay nói một cách khác đó chính là yếu tố gây tác động nhiều nhất đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án từ đó đưa ra các biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án để tránh được những yếu tố bất lợi tới hiệu quả kinh tế của dự án. Đối với một dự án khi các thông số đầu vào có sai số rất nhỏ dẫn đến sự biến động rất lớn chỉ tiêu hiệu quả thì thông số đó rất nhậy cảm đối với dự án. Vì vậy chủ dự án phải quan tâm chú ý tới các thông tin và kiểm soát chặt chẽ thông tin đó và ngược lại.
Phân tích độ nhậy gồm các bước sau:
Xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
Xác định các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính như vốn đầu tư, chi phí khai thác, doanh thu, tuổi thọ dự án.
Dự đoán được miền biến thiên của các yếu tố đầu.
Tính toán được sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính ứng với sự thay đổi của các yếu tố đầu vào để xem xét hiệu quả của dự án. Nếu yếu tố nào gây nên sự thay đổi lớn đối với các chỉ tiêu tài chính thì dự án sẽ nhạy cảm với tất cả các chỉ tiêu hiệu quả tài chính mà chủ yếu là các chỉ tiêu quan trọng như NPV, IRR, Thv.
1.3. QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.3.1. Nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư
Đây là giai đoạn hình thành dự án nhằm phát hiện các cơ hội đầu tư và xác định sơ bộ khả năng khai thác từng cơ hội, làm cơ sở lựa chọn những cơ hội có triển vọng và phù hợp với tình hình phát triển và khả năng đáp ứng của nền kinh tế để tiến hành các bước nghiên cứu xây dựng dự án tiếp theo.
1.3.2. Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
Đây là giai đoạn tiếp tục nghiên cứu các cơ hội đầu tư đã được phát hiện và đánh giá trên cơ sở nhằm sàng lọc lựa chọn những cơ hội đầu tư có triển vọng và phù hợp nhất để tiến hành nghiên cứu sâu hơn và kỹ lưỡng hơn. Thực chất của bước nghiên cứu này là thông qua nghiên cứu các báo cáo kinh tế - kỹ thuật về các cơ hội đầu tư có triển vọng và phù hợp nhất.
Nội dung của nghiên cứu tiền khả thi gồm các vấn đề sau:
Xác định được sự cần thiết phải đầu tư, phải có cơ sở pháp lý, nhu cầu của đầu tư.
Xác định được hình thức đầu tư và năng lực sản xuất, phân tích các phương án đưa điện. Phân tích lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp, tính toán công suất điện đưa về công trình.
Xác định địa điểm dự án khái quát các điều kiện cơ bản về địa điểm.
Công nghệ kỹ thuật và xây dựng khái quát các loại hình công nghệ.
Phân tích kinh tế tài chính là xác định tổng vốn đầu tư trên cơ sở ước tính giá thành các hạng mục công trình.
Phân tích kinh tế - xã hội là ước tính lợi ích kinh tế của dự án, các giá trị gia tăng, nộp ngân sách, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập, bảo vệ môi trường.
Dự kiến tổ chức thực hiện và quản lý vận hành, dự kiến bộ máy vận hành dự án phác thảo kế hoạch sơ bộ thực hiện dự án.
Các nội dung nghiên cứu tiền khả thi được xem xét ở trạng thái tĩnh, sơ bộ và chưa chi tiết, chưa đề cập tới những yếu tố biến động và các kết quả tính toán chỉ là ước tính sơ bộ là tiền đề của nghiên cứu khả thi.
1.3.3. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi
Đây là bước sàng lọc cuối cùng để xác định phương án tối ưu. Nội dung nghiên cứu khả thi cũng bao gồm các vấn đề như ở bước nghiên cứu tiền khả thi nhưng các nội dung này được phân tích sâu hơn và chi tiết hơn, mọi nội dung được nghiên cứu ở trạng thái động.
Nội dung của nghiên cứu khả thi:
Sự cần thiết đầu tư: Xác định được chức năng và nhiệm vụ của hoạt động đầu tư, những điều kiện tự nhiên kinh tế và vùng thực thi dự án. Vị trí của dự án đầu tư trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế xã hội của ngành cũng như của vùng và địa phương.
Nghiên cứu phân tích thị trường của dự án.
Nghiên cứu phân tích về công nghệ và kỹ thuật.
Phân tích kinh tế - tài chính: là xác định tổng vốn đầu tư trên cơ sở phân tích giá thành xây dựng các hạng mục công trình và các chi phí trong đầu tư. Trong đó xác định rõ quy mô vốn đầu tư của công trình. Phân tích xác định các nguồn vốn đầu tư, làm rõ cơ cấu nguồn vốn. Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính vốn đầu tư thông qua các chỉ tiêu tài chính NPV, IRR, B/C… Phân tích cơ cấu nguồn vốn tỷ lệ vốn tự có và vốn huy động khác tham gia dự án nhằm xác định điểm hòa vốn và những rủi ro về tài chính và phương án dự phòng.
Phân tích kinh tế xã hội: Đây là hiệu ích từ việc đầu tư dự án như tạo công ăn việc làm, hay cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu nhập cho người lao động. Góp phần vào việc phát triển các ngành khác, phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó cần phải phân tích ảnh hưởng của dự án tới môi trường và các biện pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của dự án đến môi trường xung quanh chỉ ra các mặt thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng dự án. Đồng thời đưa ra những kiến nghị.
Bộ báo cáo nghiên cứu khả thi bao giờ cũng gồm 3 thành phần chính: Thuyết minh, dự toán, bản vẽ kỹ thuật chi tiết.
1.3.4. Thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi
Đây là bước do cơ quan quản lý chức năng thực hiện. Nội dung của bước này là thẩm tra, giám định dự án để đưa ra quyết định có phê duyệt dự án hay không. Một dự án được đầu tư khi nó có được cơ quan quản lý có đủ thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Sau khi được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi thì dự án mới được tiếp tục đưa sang bước tiếp theo là thiết kế kỹ thuật thi công, lập tổng dự toán công trình.
1.3.5. Tiến hành thiết kế kỹ thuật thi công, lập tổng dự toán công trình
Sau khi được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án được chuyển sang bước thiết kế kỹ thuật thi công. Nếu như ở bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi người lập báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ khảo sát một cách sơ bộ thì sang bước này người thiết kế phải tiến hành khảo sát một cách chi tiết, chính xác các điều kiện địa hình, địa chất công trình, từ đó có cơ sở khoa học vững chắc cho việc thiết kế thi công một cách hợp lý với hiệu quả cao nhất và chi phí thấp nhất. Quá trình lập thiết kế kỹ thuật thi công cũng được tiến hành cùng với việc lập tổng dự toán công trình, điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được số vốn mình bỏ ra đầu tư cho dự án là bao nhiêu.
1.3.6. Thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán công trình
Sau khi lập xong thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán các công trình, dự án phải được trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để kiểm tra, đánh giá về mặt kỹ thuật và nguồn vốn đầu tư của dự án. Sau khi có quyết định phê duyệt dự án mới chính thức được phép đưa vào quá trình thi công xây lắp.
1.4. QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1.4.1. Nội dung của lập và quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng mục tiêu tiến độ đã định.
Tiêu chuẩn đánh giá quản lý dự án là:
- Hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra (thời gian)
- Các công tác, nhiệm vụ trong dự án đạt chất lượng, kết quả tốt (chất lượng)
- Chi phí thực hiện dự án ít nhất (tài chính)
Thời
gian
Tài chính
Dự án
Chất lượng
Quản lý dự án gồm 4 chức năng chủ yếu:
- Chức năng kế hoạch: Đó là việc xác định rõ mục tiêu của dự án, thực hiện phân tách công việc, xác định mối quan hệ lôgíc giữa các công việc, xây dựng một lịch trình thời gian và lập kế hoạch nguồn lực để thực hiện dự án.
- Chức năng tổ chức: Để quản lý dự án cần thiết phải lập một cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với từng loại dự án, xây dựng các văn bản hướng dẫn, thiết lập các chuẩn mực về quyền lực và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm quản lý dự án.
- Chức năng lãnh đạo: Theo chức năng này cần thiết lập giới hạn quyền lực đối với việc ra quyết định về việc phân bổ nguồn lực, thiết lập những chuẩn mực về kỹ thuật, thời gian, chi phí dành cho dự án, chuẩn bị kế hoạch đánh giá, thiết lập một hệ thống thông tin quản lý.
- Chức năng kiểm tra: Chức năng này giúp nhà quản lý kiểm soát lại mọi hoạt động có diễn ra theo đúng trình tự hay không, nếu xảy ra phát sinh cần có ngay các biện pháp điều chỉnh nhằm tránh những tổn thất về nguồn lực cho chủ đầu tư.
Quản lý dự án là một quá trình, bắt đầu từ khi khởi thảo dự án đến khi kết thúc, từ giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư đến giai đoạn thực hiện các kết quả đầu tư. được mô tả như trong sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ quá trình quản lý dự án
Xác định nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ
Kiểm soát và điều phối dự án
Đánh giá thành công của dự án
Xác định mục tiêu dự án và tầm quan trọng của nó
Chọn lựa tiêu chuẩn đo lường hoạt động
Xây dựng kế hoạch
Dự toán ngân sách
Phát triển quy trình công nghệ
Tổng hợp kế hoạch dự án
Thực hiện dự án
Hình 1.4.1: Sơ đồ quản lý dự án
Trong hoạt động quản lý dự án bao gồm quản lý vĩ mô và quản lý vi mô:
- Quản lý vĩ mô hay quản lý Nhà nước đối với dự án bao gồm tổng thể các biện pháp vĩ mô tác động đến các yếu tố của quá trình hình thành, hoạt động và kết thúc dự án. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, mà đại diện là các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế luôn theo dõi chặt chẽ, định hướng và chi phối hoạt động của dự án nhằm bảo đảm cho dự án đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội. Những công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước để quản lý dự án bao gồm các chính sách, kế hoạch, quy hoạch như chính sách về tài chính tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, chính sách đầu tư, chính sách thuế, hệ thống pháp luật, những quy định về chế độ kế toán, thống kê, bảo hiểm và tiền lương…
- Quản lý dự án ở tầm vi mô là quá trình quản lý các hoạt động cụ thể của dự án. Nó bao gồm nhiều khâu công việc như lập kế hoạch, điều phối, kiểm soát…các hoạt động của dự án. Quản lý dự án bao gồm hàng loạt các vấn đề như quản lý thời gian, chi phí, nguồn vốn đầu tư, rủi ro, quản lý hoạt động mua bán…Quản lý dự án có nhiều lĩnh vực, theo Viện nghiên cứu Quản lý dự án Quốc tế (PMI) thì bao gồm 9 lĩnh vực quản lý đó là:
Quản lý phạm vi: Là việc xác định, giám sát việc thực hiện mục đích, mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc về dự án và cần phải thực hiện, công việc nào ngoài phạm vi của dự án.
Quản lý thời gian: Là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án. Nó chỉ rõ mỗi công việc kéo dài trong bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn bộ dự án bao giờ sẽ hoàn thành.
Quản lý chi phí: Là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện kinh phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án, là việc tổ chức, phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí.
Quản lý chất lượng: Là quá trình triển khai giám sát những tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án phải đáp ứng mong muốn của chủ đầu tư.
Quản lý nhân lực: Là việc hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án. Nó cho thấy việc sử dụng lực lượng lao động của dự án hiệu quả đến mức nào.
Quản lý thông tin: Là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên của dự án và với các cấp quản lý khác nhau. Thông qua quản lý thông tin có thể trả lời được các câu hỏi: Ai cần thông tin về dự án, mức độ chi tiết và các nhà quản lý cần báo cáo cho họ bằng cách nào.
Quản lý rủi ro: Là việc xác định các yếu tố rủi ro của dự án, lượng hoá mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản lý.
Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán: Là quá trình lựa chọn, thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ…cần thiết cho dự án. Quá trình quản lý này giải quyết vấn đề bằng cách nào dự án nhận được hàng hoá và dịch vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài cung cấp cho dự án, tiến độ và chất lượng cung cấp như thế nào.
Lập kế hoạch tổng quan: Là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự lôgíc, là việc chi tiết hoá các mục tiêu dự án thành những công việc cụ thể và hoạch định một chương trình để thực hiện các công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án đã được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ.
Quản lý dự án có những tác dụng chủ yếu sau:
Liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa ba nhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung ứng đầu vào cho dự án.
Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án.
Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được. Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng.
Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn.
Những nội dung chính là:
- Giới thiệu tổng quan về dự án là giới thiệu những nét khái quát nhất về dự án định thực hiện.
Mục tiêu cần đạt của dự án
Trình bày lý do ra đời của dự án.
Trình bày phạm vi dự án.
Cơ cấu tổ chức quản lý dự án.
Liệt kê những mốc quan trọng trong quá trình thực hiện dự án.
- Mục tiêu của dự án: Lập kế hoạch dự án, trước tiên phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được.
- Xem xét khía cạnh kỹ thuật và quản lý dự án :
Về kỹ thuật : So sánh kỹ thuật dự án với khả năng kỹ thuật hiện có.
Về quản lý : Cho biết những điểm khác biệt cần chú ý trong quản lý.
- Khía cạnh hợp đồng của dự án:
Mô tả và liệt kê tất cả những hợp đồng liên quan như:
Hợp đồng cung cấp chính về máy móc thiết bị, nguyên liệu.
Hợp đồng thầu phụ.
Hợp đồng phân phối sản phẩm.
Hợp đồng quản lý riêng.
- Mạng công việc và tiến độ:
Xây dựng mạng công việc dự án (xác định các công việc dự án, công việc thực hiện trước, sau…).
Xác định thời gian thực hiện các công việc tiến trình thực hiện.
Xác định các mốc thời gian quan trọng, ngày bắt đầu, ngày kết thúc…
- Ngân sách và dự toán chi phí dự án:
Nguồn lực sử dụng cho dự án bao gồm nhiều loại như tiền vốn, vật tư, thiết bị, lao động…
Về ngân sách, cần nêu những yêu cầu về vốn và chi tiêu được dự toán theo công việc và theo khoản mục. Mô tả những thủ tục quản lý chi phí (thủ tục thông thường, thủ tục riêng để quản lý các nguồn lực như máy chuyên dùng, thiết bị kiểm tra, hệ thống vận chuyển).
- Nhân sự:
Trình bày những yêu cầu riêng về công tác nhân sự của dự án.
Nhu cầu tuyển dụng, đào tạo cho dự án.
Những hạn chế của lực lượng lao động dành cho dự án.
Kế hoạch lao động, tiền lương.
- Phương pháp kiểm tra và đánh giá dự án: Trình bày những phương pháp thu thập số liệu, phương pháp đánh giá và giám sát thực hiện dự án.
1.4.2. Các phương pháp quản lý tiến độ thực hiện dự án
Quản lý tiến độ thực hiện dự án bao gồm việc thiết lập mạng công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án và việc lập kế hoạch quản lý tiến độ thực hiện dự án. Mục đích của quản lý thời gian là đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn quy định trong phạm ._.vi ngân sách và nguồn lực cho phép. Quản lý thời gian là cơ sở để quản lý và giám sát chi phí cũng như các nguồn lực khác cần cho công việc dự án.
1.4.2.1. Lập dự án theo phương pháp biểu đồ ngang (Gantt Chart).
Phương pháp lập dự án bằng biểu đồ ngang được Henry Grantt đề ra năm 1915, theo đó công tác trong dự án, thời gian được thực hiện và các thông số khác được biểu diễn bằng các thanh công tác dưới dạng biểu đồ ngang. Biểu đồ ngang phản ánh mối tương quan về thời gian giữa các biến cố của một dự án, thực chất biểu đồ này được xây dựng theo quan điểm những mục tiêu của một chương trình hành động phải được xem như một chuỗi các kế hoạch với các biến cố mà ta có thể theo dõi. Đây là phương pháp trình bày tiến trình thực tế cũng như kế hoạch thực hiện các công việc của dự án theo một trình tự thời gian. Mục đích của biểu đồ ngang là xác định một tiến độ hợp lý nhất để thực hiện các công việc khác nhau của dự án. Tiến độ này tuỳ thuộc vào độ dài công việc, những điều kiện ràng buộc và kỳ hạn phải tuân thủ.
- Cấu trúc biểu đồ ngang (Gantt Chart).
Cột dọc trình bày công việc, thời gian tương ứng để thực hiện từng công việc được trình bày trên trục hoành.
Mỗi đoạn thẳng biểu hiện một công việc. Độ dài đoạn thẳng là độ dài công việc, vị trí của đoạn thẳng thể hiện quan hệ thứ tự trước sau giữa các công việc.
- Ưu nhược điểm của biểu đồ ngang (Gantt Chart).
Ưu điểm của biểu đồ ngang:
Phương pháp biểu đồ ngang dễ đọc, dễ nhận biết hiện trạng thực tế của từng nhiệm vụ cũng như tình hình chung của toàn bộ dự án.
Dễ xây dựng, do đó nó được sử dụng khá phổ biến.
Thông qua biểu đồ có thể thấy được tình hình nhanh chậm của công việc và tính liên tục của chúng. Trên cơ sở đó có biện pháp đẩy nhanh tiến trình, tái sắp xếp lại công việc để đảm bảo tính liên tục và tái phân phối lại nguồn lực cho từng công việc nhằm đảm bảo tính hợp lý.
Biểu đồ thường có một số ký hiệu riêng để nhấn mạnh những vấn đề liên quan đặc biệt công việc.
Đôi khi người ta xây dựng hai sơ đồ GANTT: một cho triển khai sớm nhất và một cho triển khai muộn nhất. Để xây dựng sơ đồ GANTT triển khai muộn người ta xuất phát từ sơ đồ GANTT triển khai sớm. Các công việc có thể triển khai muộn nhưng thời gian bắt đầu và kết thúc dự án không được thay đổi.
Nhược điểm của biểu đồ ngang:
Đối với những dự án phức tạp gồm hàng trăm công việc cần phải thực hiện thì biểu đồ ngang không thể chỉ ra đủ sự tương tác và mối quan hệ giữa các công việc. Trong nhiều trường hợp nếu phải điều chỉnh lại biểu đồ thì việc thực hiện rất khó và phức tạp.
Khó nhận biết công việc nào tiếp theo công việc nào khi biểu đồ phản ánh quá nhiều công việc liên tiếp nhau.
Không thấy rõ việc nào là chủ yếu có tính chất quyết định đối với tổng tiến độ thực hiện dự án để thực hiện và tập trung chỉ đạo.
Không thuận tiện khi phân tích đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của bản thân sơ đồ dự án, do đó đối với dự án có quy mô lớn thì sử dụng sơ đồ mạng.
Lập dự án theo sơ đồ mạng (Network Diagram).
Sơ đồ mạng bao gồm toàn bộ khối lượng các công tác của một dự án, nó xác định một cách lôgíc trình tự kỹ thuật và mối quan hệ về tổ chức giữa các công tác sản xuất, ấn định thời gian thực hiện của các công tác tối ưu hoá kế hoạch đề ra. Trong quá trình quản lý và thực hiện dự án, ta vẫn có thể điều chỉnh sơ đồ mạng cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
Khái niệm chung và tác dụng.
Mạng công việc là kỹ thuật trình bày kế hoạch tiến độ, mô tả dưới dạng sơ đồ mối quan hệ liên tục giữa các công việc đã được xác định cả về thời gian và thứ tự trước sau. Mạng công việc là sự nối kết các công việc và sự kiện, nó có những tác dụng chủ yếu sau đây:
Phản ánh mối quan hệ tương tác các nhiệm vụ, các công việc của dự án.
Xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời hạn hoàn thành dự án trên cơ sở đó xác định các công việc GANTT và đường GANTT dự án.
Là cơ sở để tính toán thời gian dự trữ của các sự kiện, các công việc.
Nó cho phép xác định những công việc nào phải được thực hiện kết hợp nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực, công việc nào có thể thực hiện đồng thời nhằm đạt được mục tiêu về ngày hoàn thành dự án.
Là cơ sở để lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và điều hành dự án.
Để xây dựng mạng công việc cần xác định mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các công việc dự án. Có một số loại quan hệ phụ thuộc chủ yếu giữa các công việc dự án như sau:
Phụ thuộc bắt buộc là mối quan hệ phụ thuộc bản chất, tất yếu (chủ yếu là tất yếu kỹ thuật) giữa các công việc dự án…ở đây có bao hàm cả ý giới hạn về nguồn lực vật chất.
Phụ thuộc tuỳ ý là mối quan hệ phụ thuộc được xác định bởi nhóm quản lý dự án. Mối quan hệ phụ thuộc được xác định bởi nhóm quản lý dự án. Mối quan hệ này được xác định dựa trên cơ sở hiểu biết thực tiễn về các lĩnh vực kinh tế-xã hội-kỹ thuật liên quan đến dự án và trên cơ sở đánh giá đúng những yếu tố rủi ro và có giải pháp điều chỉnh mối quan hệ cho phù hợp.
Phụ thuộc hướng ngoại là mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc dự án với các công việc không phụ thuộc dự án, là sự phụ thuộc của các công việc dự án với yếu tố bên ngoài.
Các phương pháp phân tích sơ đồ mạng:
Phương pháp đường găng CPM (Critical Path Method): Phương pháp này sử dụng mô hình xác định, theo đó thời gian hoàn thành mỗi công việc là một hằng số.
Phương pháp tổng quan và đánh giá dự án PERT (Program Evalution and Review Techniques): Phương pháp này sử dụng mô hình xác suất, theo đó thời gian hoàn thành công việc được cho dưới dạng hàm phân phối xác suất.
Phương pháp đường găng CPM.
Phương pháp đường GANTT (CPM) được công ty Dupont và Remington Rand phát triển trong cùng một thời kỳ để trợ giúp việc quản lý xây dựng và bảo trì các nhà máy hoá chất. Có hai phương pháp chính để biểu diễn mạng công việc. Đó là hai phương pháp: “Đặt công việc trên mũi tên” (AOA-Activities On Arow) và phương pháp: “Đặt công việc trên nút” (AON-Activities On Node). Cả hai phương pháp này đều chung nguyên tắc là : trước khi một công việc bắt đầu thì tất cả công việc trước nó phải hoàn thành và các mũi tên được vẽ theo chiều từ trái qua phải, phản ánh quan hệ lôgíc trước sau giữa các công việc nhưng độ dài mũi tên lại không có ý nghĩa.
Phương pháp AOA: Xây dựng mạng công việc theo AOA dựa trên một số khái niệm sau:
Thời gian (D) là thời gian dự kiến cần thiết để thực hiện công tác. Thời gian này có kể đến tất cả các tài nguyên sử dụng cho công tác đó.
Khởi sớm (ES) là thời điểm sớm nhất mà công tác có thể khởi công.
Kết sớm (EF) là thời điểm sớm nhất mà công tác có thể hoàn thành và bằng khởi sớm cộng với thời gian dự kiến EF = ES + D.
Kết muộn (LF) là thời điểm muộn nhất mà công tác có thể hoàn thành.
Khởi muộn (LS) là thời điểm muộn nhất mà công tác có thể khởi công mà không làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành dự án dự kiến LS = LF – D.
Dự trữ toàn phần (TF) là tổng số thời gian mà công tác có thể kéo dài thêm mà không làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành dự án TF = LF – EF = LS – ES.
Dự trữ riêng phần (FF) là tổng số thời gian mà công tác có thể kéo dài mà không làm ảnh hưởng đến thời điểm khởi sớm của các công tác đứng sau FFi = ESj – EFi trong đó chỉ số i thể hiện công tác đứng trước, j thể hiện công tác đứng sau.
Công tác ảo là một công tác (được thể hiện bằng mũi tên đứt) chỉ ra rằng công tác đứng sau công tác ảo không thể bắt đầu chỉ đến khi các công tác đứng trước công tác ảo đã hoàn thành. Công tác ảo không cần thời gian.
Quy ước thể hiện:
+ Ký hiệu công tác bằng mũi tên nét liền.
+ Dùng vòng tròn để đánh dấu thời điểm khởi đầu và kết thúc của công tác (còn được gọi là vòng tròn sự kiện).
+ Mối quan hệ về tổ chức và công nghệ được biểu diễn bằng mũi tên đứt nét (công tác ảo).
+ Tên công tác và thời gian thực hiện, tài nguyên sử dụng được ghi trực tiếp trên mũi tên công tác.
Quy tắc thể hiện:
+ Sơ đồ mạng cần có dạng đơn giản nhất.
+ Những công tác riêng biệt không được ký hiệu cùng số.
+ Phải phản ánh được trình độ kỹ thuật và quan hệ kỹ thuật của các công tác.
+ Không được có những sự kiện không có công tác nào đi tới (trừ sự kiện đầu tiên). Không có sự kiện không có công tác nào đi ra (trừ sự kiện cuối cùng).
+ Các công tác trong sơ đồ mạng phải theo một hướng, không được quay trở lại sự kiện mà chúng xuất phát, nghĩa là không được lập thành vòng kín.
+ Nhóm công tác trong sơ đồ mạng có thể biểu thị như một công tác tổng hợp, nếu nhóm đó có cùng sự kiện đầu và sự kiện cuối.
Phương pháp AON:
Khác với cách thể hiện trên, công tác sẽ được thể hiện trên nút, còn mũi tên sẽ thể hiện quan hệ giữa các nút.
Có nhiều cách định dạng thông tin thể hiện trên nút theo yêu cầu khai thác của người lập tiến độ, ví dụ như một cách định dạng nút như sau:
ES
TF
EF
Tên công việc
LS
D
LF
Cạnh khởi Cạnh kết
+ Có 4 kiểu quan hệ như sau trong sơ đồ mạng:
Mối quan hệ công tác
Ký hiệu
Ý nghĩa
Finish-to-Start(FS)
A
B
Ngày tháng kết thúc của công tác đi trước sẽ xác định lịch trình ngày tháng bắt đầu cho công tác phụ thuộc
Finish-to-Finish (FF)
A
B
Ngày tháng kết thúc của công tác đi trước sẽ xác định lịch trình ngày tháng kết thúc cho các công tác phụ thuộc.
Start-to-Start (SS)
A
B
Ngày tháng bắt đầu của công tác đi trước sẽ xác định lịch trình ngày tháng bắt đầu cho công tác phụ thuộc.
Start-to-Finish (SF)
A
B
Ngày tháng bắt đầu của công tác đi trước sẽ xác định lịch trình ngày tháng kết thúc cho công tác phụ thuộc.
None
A
B
Không có mối quan hệ phụ thuộc công tác.
Việc tính toán cũng tương tự như sơ đồ mạng thể hiện công tác trên mũi tên.
Phân tích kết quả đường GANTT( CPM). Thông qua tính toán sơ đồ mạng, ta có thể xác định được:
Thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án.
Thời gian dự trữ của các công việc.
Đường GANTT và công tác GANTT.
Đường găng là đường nối liền các sự kiện đầu tiên và sự kiện cuối cùng với điều kiện tất cả các công tác nằm trên nó là công tác găng.
Ý nghĩa của đường GANTT.
Mỗi sơ đồ mạng có một hoặc nhiều hơn một đường găng.
Tổng thời gian tất cả các công tác nằm trên đường găng chính là thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án.
Nếu một công tác găng bị trễ thì toàn bộ dự án sẽ bị trễ. Do đó muốn rút ngắn thời gian hoàn thành dự án thì phải tập trung các giải pháp làm giảm thời gian của các công tác nằm trên đường găng.
Đối với các công tác không găng ta có thể điều chỉnh thời gian thực hiện nhưng với điều kiện không được vượt quá thời gian dự trữ cho phép.
Phương pháp sơ đồ mạng PERT (PERT-Program Evaluation And Review Technique).
Một trong những kỹ thuật cơ bản để quản lý tiến độ dự án là kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT-Program Evaluation And Review Technique). Kỹ thuật tổng quan và sự đánh giá dự án (PERT) lần đầu tiên được sử dụng trong hải quân Mỹ vào năm 1958 để lập kế hoạch và quản lý chương trình phát triển tên lửa xuyên lục địa. Tham gia vào chương trình có 200 nhà cung cấp, 900 nhà thầu, hàng ngàn nhà bác học và công nhân kỹ thuật bậc cao. Dự kiến thực hiện chương trình trong 7 năm. Nhờ áp dụng kỹ thuật quản lý dự án nên thời gian thực hiện dự án giảm xuống chỉ còn 4 năm.
- PERT và CPM giống nhau về phương pháp cơ bản, nhưng chúng khác nhau về ước tính thời gian của các công tác.
+ Đối với mỗi công tác trong phương pháp PERT, ba thời gian ước tính được kết hợp với nhau để xác định thời gian hoàn thành công tác mong đợi và phương sai của nó. Do đó PERT là kỹ thuật xác suất, nó cho phép chúng ta tìm được xác suất của toàn bộ dự án sẽ hoàn thành trong một thời gian định sẵn.
+ Phương pháp CPM sử dụng kiểu thời gian ước tính trung bình.
Có hai phương pháp chính để dự tính thời gian thực hiện các công việc:
Phương pháp ngẫu nhiên.
Khi xác định các đặc trưng của sơ đồ mạng trong mục trước ta giả sử rằng thời gian hoàn thành của mỗi một công việc đã biết một cách chính xác-tiền định. Giả thiết này trong thực tế rất ít khi thoả mãn, bởi vì hướng cơ bản của việc sử dụng các phương pháp mạng lưới là việc lập kế hoạch các công trình phức tạp, mới, thường không có những thông tin tương tự nào trong quá khứ. Bởi vì nói chung thời hạn hoàn thành các công việc của sơ đồ mạng lưới là không xác định, theo khái niệm toán học đó là đại lượng ngẫu nhiên.
Nếu khi đã biết quy luật phân phối của các đại lượng ngẫu nhiên thì việc tìm hai đặc trưng quan trọng nhất của nó không khó khăn lắm. Đó là giá trị trung bình (kỳ vọng toán học) và phương sai. Tuy nhiên đối với các công việc của sơ đồ mạng lưới ta khó nói chắc chắn về quy luật phân phối thời gian của các công việc cụ thể. Trong thực tế của công tác kế hoạch hoá theo sơ đồ mạng lưới để phân tích sơ đồ mạng lưới với thời gian các công việc là ngẫu nhiên, người ta đã soạn ra được một phương pháp tổng quát khá hợp lý và thuận tiện, mặc dù với quan điểm lý luận chặt chẽ cũng có khả năng không phải là không có nhược điểm. Các khái niệm cơ bản của phương pháp đó là.
Mỗi công việc i-j không thể xác định chính xác thời gian của nó, ta xác định trên cơ sở trưng cầu ý kiến của người thực hiện và các chuyên gia về 3 ước lượng thời gian:
ước lượng thời gian nhỏ nhất aij là khoảng thời gian có thể hoàn thành các công việc nhờ có cơ hội thuận lợi nhất (nó còn gọi là ước lượng lạc quan).
ước lượng thời gian lớn nhất bij mà nó đòi hỏi hoàn thành công việc trong điều kiện không thuận lợi (gọi là ước lượng bi quan).
ước lượng thời gian với xác suất lớn nhất mij hoàn thành các công việc với các điều kiện bình thường.
Ba ước lượng đã nêu ra ở trên là cơ sở để tính trung bình và phương sai thời hạn của các công việc. Khi đó ta sẽ sử dụng đến giả thiết về định nghĩa quy luật phân phối thời hạn của các công việc (gọi là phân phối b). Lý thuyết chặt chẽ đặt cơ sở cho giả thiết đó tương đối khó, tuy nhiên ý nghĩa thực tế của nó là tạo cho ta một khả năng xây dựng các công thức đơn giản tính kỳ vọng thời hạn trung bình tij và phương sai sij đối với mỗi công việc khi đã biết aij, bij, mij:
E(tij) = (aij + 4mij + bij)/6
s2ij = ((bij – aij)/6)2 (*)
và hàm phân bố f(tij) có dạng như hình 1.4.2
f(x)
X
3s
-3s
Xi
Hình 1.4.2: Biểu đồ phân phối xác suất β
Độ lệch tương đối so với thời hạn trung bình được tính:
(tqđ – tk)/sk
Trong đó:
tqđ : Thời hạn qui định hoàn thành toàn bộ dự án.
tk : Thời hạn trung bình hoàn thành các công việc găng.
sk : Độ lệch bình phương trung bình của thời hạn trung bình hoàn thành các công việc găng.
Khi đó :
tk = Stij
Trong đó i, j là các công việc găng.
Như vậy, khi phương sai càng lớn thì tính không chắc chắn về thời gian hoàn thành dự án càng tăng.
Giả sử các công việc độc lập nhau thì thời gian hoàn thành dự án là tổng thời hạn kỳ vọng của các công việc trên tuyến găng và phương sai hoàn thành dự án cũng là tổng phương sai của các công việc trên tuyến găng đó :
s2k = Ss2ij
Trong đó : s2k : Là phương sai hoàn thành dự án.
s2ij : Là phương sai của các công việc găng.
Phương pháp tất định.
Trong nhiều trường hợp, số liệu về thời gian thực hiện các công việc lặp lại tương tự nhau ở nhiều dự án, người ta bỏ qua việc tính toán chênh lệch. Khi đó thời gian ước tính để hoàn thành từng công việc là giá trị trung bình của tập hợp số liệu. Phương pháp ước tính thời gian như vậy gọi là phương pháp tất định.
Kỹ thuật đánh dấu công việc: Khi thực hiện một hay nhiều dự án sẽ có rất nhiều công việc chuẩn được lặp lại. Trên cơ sở thống kê những số liệu này người ta có thể tính được thời gian trung bình thực hiện công việc chuẩn và do đó tính được thời gian hoàn thành các công việc dự án.
Kỹ thuật tham số: Trên cơ sở xác định biến độc lập, tìm mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Một số kỹ thuật quan trọng dùng xác định mối quan hệ này là phương pháp hồi quy. Dựa vào phương pháp hồi quy ta xác định các tham số thời gian hoàn thành công việc.
1.4.3. Giới thiệu phần mềm MICROSOFT PROJECT
1.4.3.1. Mục đích chung và các yêu cầu của Microsoft Project
Microsoft Project là một chương trình chuyên dùng để quản lý các dự án, là chương trình có những công cụ mạnh và thuận tiện. Với Microsoft Project bạn có thể làm việc với nhiều chế độ, nhiều công cụ, chức năng tinh vi để thực hiện các thao tác lập và hiệu chỉnh trên dự án đồng thời tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho bạn.
Mục đích chung của Microsoft Project gồm :
Tổ chức lập kế hoạch và quản lý dự án.
Lên lịch công tác.
Chỉ định các tài nguyên và chi phí cho các công việc trong dự án.
Điều chỉnh kế hoạch để thích ứng với các điều kiện ràng buộc.
Chuẩn bị các báo biểu cần thiết cho dự án.
Dự trù các tác động đến tiến độ của dự án khi xảy ra những thay đổi có ảnh hưởng lớn đến dự án.
Xem xét lại dự án để đối phó với các tình huống ngẫu nhiên.
Đánh giá tài chính chung của dự án.
In ấn các báo biểu phục vụ dự án.
Làm việc và quản lý theo nhóm.
Rút kinh nghiệm trong khi thực hiện dự án.
1.4.3.2. Khả năng của phần mềm Microsoft Project
Lập kế hoạch và quản lý dự án
Lập biểu đồ ngang Gantt Chart
Sơ đồ mạng Network Diagram
Các dạng quan sát và thể hiện dự án
Nhập số liệu cho các công tác trong dự án thuận tiện, có đầy đủ các dữ kiện về các công tác và điều kiện làm việc.
Mỗi công tác có thể chi tiết hóa với nhiều thông tin cụ thể: thời khoảng, ngày tháng bắt đầu kết thúc, được phân bổ bởi những tài nguyên nào,các điều kiện ràng buộc, mức độ ưu tiên, các chú giải cần thiết, các công tác găng… Căn cứ vào các thông tin chúng ta có thể thiết lập các phiếu giao việc cho từng giai đoạn, nhóm, từng đội công nhân.
Đưa ra các quan sát cụ thể, diễn biến toàn bộ tiến độ thực hiện của dự án từ đó đưa ra bản tiến độ hợp lý nhất.
Giải quyết các vấn đề phát sinh trong dự án
Có thể điều chỉnh các công tác để rút ngắn thời gian thực hiện theo tiến độ
Thay đổi các ràng buộc của các công tác.
Cân đối và phân bổ lại tài nguyên cho từng công tác cũng như toàn bộ dự án
Vẽ các dạng biểu đồ cho mỗi tài nguyên.
Quan sát và xử lý dự án
Có thể quan sát tiến độ dự án dưới dạng biểu đồ
Dạng lịch: Calendar
Dạng biểu đồ ngang: Gantt Chart
Dạng sơ đồ mạng: Network Diagram
Các bảng dữ liệu cho các công tác và các tài nguyên như: Task Usage, Resources Usage, Reources Sheet, Reources Graphs
Có thể thiết lập các báo cáo
Tổng quan về tiến độ của dự án
Các công tác đang thực hiện.
Các công việc còn lại
Các chi phí về tài nguyên cho toàn bộ dự án
In ấn báo cáo và biểu đồ tiến độ dự án
In các dạng biểu đồ cho từng tài nguyên như: Biểu đồ nhân lực, biểu đồ máy
In các báo cáo về công việc hay chi phí về tài nguyên
In các báo cáo theo yêu cầu thực tế tiến độ dự án.
Làm việc và quản lý thực hiện đồng thời nhiều dự án
Phần mềm Microsoft Project có khả năng quản lý đồng thời nhiều dự án ở cùng một thời điểm
Có thể kết nối nhiều dự án có chung một nguồn tài nguyên
Khả năng quản lý dự án theo các phân cấp nhóm.
Một số tính năng khác
Phần mềm Microsoft Project 2003 ra đời có nhiều tính năng ưu việt và tiện dụng, đặc biệt với các tính năng mới như lịch trình dự án và tài nguyên, quản lý và chia sẻ tài nguyên theo nhóm, xử lý tiến độ thực tế của dự án. Như:
Quản lý tài chính của dự án theo các chỉ tiêu: TCPI,CPI. SV%, ..
Quan sát sơ đồ mạng dự án theo nhóm công tác
Import và Export với cơ sở dữ liệu Excel.
Quản lý làm việc theo nhóm cho một hoặc nhiều dự án
Quản lý làm việc theo thành viên nhóm Member Work
Quản lý và phân cấp làm việc theo nhóm theo mạng quản lý chuyên dùng.
1.4.3.3. Cơ sở dữ liệu của Microsoft Project
Là một nhà quản lý dự án, chúng ta sẽ có rất nhiều công việc để làm. Vậy thì Microsoft Project có thể giúp gì cho bạn?. Trước hết, nó lưu trữ thông tin chi tiết về dự án của bạn trong cơ sở dữ liệu và sử dụng các thông tin này để tính toán, theo dõi tiến trình, chi phí của dự án và các thành phần khác đồng thời tạo ra một kế hoạch cho dự án của bạn. Càng nhiều thông tin về dự án mà bạn cung cấp, dự án càng được thực hiện chính xác bấy nhiêu.
Giống như một bảng tính, Microsoft Project thể hiện kết quả ngay sau các tính toán. Tuy nhiên kế hoạch của dự án sẽ không được lập cho đến khi bạn hoàn thành các thông tin quan trọng của các công việc.
Microsoft Project lưu giữ thông tin bạn nhập và thông tin nó tính toán trong các trường hợp như tên công việc hay khoảng thời gian thực hiện. Trong Microsoft Project, mỗi trường được thể hiện trong một cột.
1.4.3.4. Xem xét dữ liệu khi cần
Bạn có thể xem xét thời gian kết thúc của các công việc trong hôm nay, ngày mai bạn lại muốn xem xét chi phí công việc. Cơ sở dữ liệu dự án chứa đựng rất nhiều thông tin nhưng tại một thời điểm bạn có thể chỉ cần một phần thông tin. Để làm được Microsoft Project cung cấp một số dạng thể hiện sau:
- Các khung nhìn: Thể hiện một tập con của các thông tin đã được định dạng. Ví dụ sơ đồ Gantt thể hiện thông tin về các công việc.
- Các bảng: Gồm các thông tin được định nghĩa ngay ban đầu.
- Các thông tin chọn lọc: Cho phép bạn chọn lọc các thông tin về công việc hay tài nguyên.
1.4.3.5. Các yêu cầu trước khi lập dự án với Microsoft Project
Trước khi bắt đầu một dự án mới, cần xác định mục đích của dự án và công việc nào cần hoàn thành để đạt được mục đích. Khi đã xác định mục đích của dự án và các nhiệm vụ của dự án thì bước tiếp theo là xác định xem ai làm việc gì, khi nào công việc được bắt đầu và công việc kéo dài trong bao lâu, với chi phí tốn bao nhiêu tiền Khi mỗi công việc xảy ra đều cần phải có sự theo dõi, điều chỉnh tránh những rủi ro xảy ra ảnh hưởng đến thời gian biểu được điều chỉnh và thông tin liên quan đến dự án.
Việc quản lý một dự án cần nhiều sự quản lý khác nhau và có kỹ năng phối hợp giữa các bộ phận. Quá trình theo dõi tất cả các khía cạnh và điều chỉnh dự án theo mục đích của nó là rất phức tạp. Khi đó Microsoft Project sẽ hoạch định kế hoạch, quản lý phối hợp một dự án từ bao quát tới chi tiết, chính xác và đạt được kết quả thực tế đề ra.
Khi sử dụng Microsoft Project cần chuẩn bị những thông số sau:
Công việc cần thực hiện là công việc gì
Công việc cần hoàn thành trong thời gian bao lâu
Ước lượng thời gian hoàn thành công việc
Thời gian hoàn thành và kết thúc công việc
Danh sách các công việc có trong dự án
Mức độ ưu tiên của các công việc
Ràng buộc của các công việc
Thứ tự thực hiện các công việc và mối quan hệ giữa chúng
Tài nguyên thực hiện dự án và dự định phân bổ tài nguyên cho mỗi công việc
Lịch làm việc của dự án và lịch làm việc cho mỗi tài nguyên
Các loại chi phí cho dự án bao gồm: Chi phí cho các tài nguyên thực hiện dự án chi phí cho các công tác.
Các từ khoá trong Microsoft Project 2003
Task : Công việc, nhiệm vụ
Duration : Thời gian thực hiện công việc
Start : Ngày bắt đầu
Finish : Ngày kết thúc
Predecessors : Công việc làm trước
Successors : Công việc kế tiếp
Resource : Tài nguyên hay nhân lực, máy móc thực hiện các công việc của dự án.
Work : Số giờ công được gán để thực hiện công việc
Unit : Khả năng lao động của tài nguyên
Milestone : Loại công việc đặc biệt (điểm mốc) có Duration = 0, dùng để kết thúc các đoạn trong dự án.
Recurring Task : Công việc định kỳ, lặp đi lặp lại nhiều lần theo chu kỳ trong thời gian thực hiện dự án. Ví dụ các buổi họp giao ban đầu tuần.
Shedule : Lịch trình của dự án
Std. Rate : Giá chuẩn
Ovr. Rate : Giá ngoài giờ
Cost/use : Phí sử dụng tài nguyên
Baseline : Theo kế hoạch
Actual cost : Chi phí đã sử dụng tới thời điểm hiện tại
Current cost : Chi phí đã sử dụng tới thời điểm hiện tại + Chi phí còn lại theo thời điểm hiện tại
Remaining cost : Chi phí cần có để tiếp tục thực hiện dự án
Summary task (Công tác tóm lược) : Công việc mà chức năng duy nhất của nó là chứa đựng và tóm lược thời khoảng, công việc và chi phí của các công việc khác.
Kết luận:
Qua chương này chúng ta tìm hiểu được:
Các khái niệm cơ bản về dự án đầu tư
Các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư
Quy trình lập dự án đầu tư
Nội dung phân tích hiệu quả kinh tế tài chính, phân tích kinh tế xã hội, phân tích rủi ro.
Nội dung quản lý dự án đầu tư và các phương pháp quản lý dự án.
® Đây là những nội dung chính cơ sở phương pháp luận để phân tích một dự án đầu tư. Để nhà đầu tư cũng như các cơ quan liên ngành có cơ sở để so sánh đánh giá hiệu quả của dự án và quyết định có đầu tư hay không. Cụ thể trong đồ án của em là phân tích hiệu quả kinh tế tài chính và Quản lý dự án đầu tư “ TBA 110 KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ” sẽ được phân tích ở chương II, chương III.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TBA 110 KV KCN CHÂU KHÊ VÀ CÁC NHÁNH RẼ
2.1. Giới thiệu khái quát về công trình
2.1.1. Giới thiệu chung về khu vực
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ có trục quốc lộ 18 nối từ Hà Nội đi Đông Chiều – Bãi Cháy – Hòn Gai. Tỉnh Bắc Ninh còn nằm trên tuyến đường trục quốc lộ 1A Hà Nội – Lạng Sơn có cường độ giao lưu kinh tế nhộn nhịp giữa Nam Trung Quốc với Bắc Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi. trong những năm gần đây tỉnh Bắc Ninh nổi lên là một trọng điểm phát triển công, nông nghiệp toàn diện. Phụ tải của Tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn này tăng trưởng mạnh với các KCN tập trung như Tiên Sơn, các cụm công nghiệp địa phương như cụm Châu Khê, cụm Mả Ông, cụm Đồng Quang, cụm Đình Bảng, Tân Hồng…
Công nghiệp vừa và nhỏ cũng phát triển một cách nhanh chóng như chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc…
Phụ tải sinh hoạt, dịch vụ thương mại tăng trưởng nhanh với các trung tâm thương mại đa chức năng tại Thị xã bắc Ninh, Huyện Từ Sơn, Huyện Tiên Du..
Dịch vụ du lịch phát triển mạnh như khai thác di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống.
Bảng 2.1.1: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội chính của tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn từ 2001 – 2010
Số TT
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Giai đoạn 2001 - 2010
I
Tốc độ tăng trưởng
1
Dân số
%
1.25
2
GDP
%
13
3
Công nghiệp – Xây dựng
%
17.5
4
Dịch vụ du lịch
%
14.5
5
Nông nghiệp
%
5
6
GDP/ người
%
11,6
7
Kim ngạch xuất khẩu
%
20,2
8
Tỷ lệ GDP/người so với mức TB cả nước
%
100
( Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2000, tỉnh Bắc Ninh)
Số TT
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Giai đoạn 2001-2010
II
Cơ cấu ngành
1
Tổng giá trị GDP
%
100
2
Công nghiệp – Xây dựng
%
41,1
3
Nông lâm nghiệp
%
17.2
4
Dịch vụ thương mại
%
41.7
III
Giá trị
1
Diện tích tự nhiên
Km2
796.25
2
Dân số
103người
1107.32
3
Mật độ dân số
Người/km
1158
Trong đó thành thị
--------
2653
4
Tổng GDP
Tỷ.đồng
8120
Công nghiệp – Xây dựng
Tỷ.đồng
3339
Nông lâm nghiệp
Tỷ.đồng
1398
Dịch vụ thương mại
Tỷ.đồng
3383
5
GDP/người
USD
1175
6
Giá trị xuất khẩu
Tr.USD
95
( Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2000, tỉnh Bắc Ninh)
Khu Công nghiệp Châu Khê thuộc xã Châu Khê - huyện Từ Sơn có vị trí:
+ Phía tây giáp huyện Đông Anh – Hà Nội
+ Phía đông giáp xã Tân Hồng
+ Phía bắc giáp xã Phù Khê
+ Phía nam giáp huyện Gia Lâm – Hà Nội
Hiện tại, Khu công nghiệp Châu Khê đã xây dựng xong giai đoạn 1 và đang xây dựng giai đoạn 2 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2006. Các hộ trong cụm công nghiệp đã bắt đầu đi vào sản xuất, theo đăng ký của các hộ dùng điện tính đến 28/3/2005 là 159 xưởng sản xuất nhỏ với công suất Sy/c = 58 MVA so với đăng ký ban đầu là 129 xưởng sản xuất với công suất S = 28 MVA, tăng 30 MVA. Do các hộ thay đổi dây chuyền công nghệ và nâng công suất sản xuất thép và chuyển đổi từ cán kéo thép sang nấu thép.
Do nhu cầu sản xuất đang tăng mạnh, UBND tỉnh Bắc Ninh đã duyệt quy hoạch giai đoạn 2 KCN Châu Khê, dự kiến cuối năm 2006 sẽ đi vào sản xuất và nhu cầu điện cho giai đoạn 2 khoảng 20 MVA.
2.1.2. Hiện trạng nguồn điện, lưới điện khu vực
Nguồn điện:
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 4 TBA 110 KV với 6 MBA có tổng dung lượng là 160MVA. Gồm các trạm sau:
Trạm biến áp 110kV Võ Cường: 2x25MVA – 110/35/10 kV + 1x20MVA – 110/35/10.
Trạm biến áp 110kV Bắc Ninh PK1: 1x 25MVA – 110/35 kV.
Trạm biến áp 110kV Tiên Sơn: 2x 40 MVA – 110/35/22 kV (lắp một máy)
Trạm biến áp 110kV Gia Lương: 2x 25MVA – 110/35/22 kV (lắp một máy)
Qua thống kê theo dõi vận hành cho thấy hiện nay các MBA vận hành với công xuất đạt 70- 80 % công suất định mức.
Lưới điện :
Lưới điện 110kV: ĐKD Phả Lại – Đông Anh (mạch kép): AC – 150 dài 48,8 km
Lưới điện 35kV khu vực Từ Sơn:
Hiện nay toàn bộ khu công nghiệp Châu Khê và các phụ tải khác trên địa bàn Từ Sơn được cấp điện bằng 4 đường dây 35kV.
Đường đây 371- E27.1 được đưa vào vận hành năm 1999, dây dẫn AC - 120 có khả năng truyền tải công suất S = 20 MVA. Công suất đặt của các trạm biến áp phụ tải là S = 27,4 MVA, trong đó có TBA TG Trịnh Xá S = 3,6 MVA không vận hành thường xuyên. Những ngày bình thường đường dây mang tải khoảng 80% tương ứng 16 MVA.
Đường dây 375 – E27.1 đang cung cấp điện năng toàn bộ cho KCN Châu Khê được đưa vào vận hành tháng 4/2003 dây dẫn AC185 có khả năng truyền tải công suất S =28(MVA), công suất sử dụng thực tế S = 16,7(MVA) còn dư khoảng 11,3(MVA).
Hai đường dây 371 – E74 và 384 – E74, dây dẫn AC – 120 và AC – 95 là nguồn cấp 35KV hỗ trợ từ TBA Võ Cường (E74).
2.1.3. Tình hình phụ tải khu vực
Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước với môi trường đầu tư thuận lợi, bên cạnh đó lại nằm trên đường giao thông quan trọng nối Hà nội với các tỉnh phía nam của Trung Quốc cùng với tuyến vành đai kinh tế “Tam giác Vàng” Hà nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nên hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành như Khu công nghiệp Quế Võ, KCN Tiên Sơn, KCN Từ Sơn, KCN Châu Khê, .. làm nhu cầu phụ tải tăng cao với tốc độ tăng bình quân trong những năm gần đây khoảng từ 15% - 17% sản lượng điện tiêu thụ.
Theo Tổng sơ đồ phát triển lưới điện Việt Nam giai đoạn (TSĐ V) và đề án quy hoạch và phát triển lưới điện tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1996 – 2010 phụ tải của toàn tỉnh được phân vùng cấp điện như sau.
Bảng 2.1.3.1:Quy hoạch phân vùng cấp điện cho phụ tải của các trạm 110KV
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000 – 2005 – 2010
Số TT
Tên trạm
Địa điểm
Pmax(MW)
2000
2005
2010
1
Võ Cường
Bắc Ninh
40
61
62
2
Khắc Niệm
Bắc Ninh
15
15
15
3
NM Kính
Bắc Ninh
2
2
2
4
Gia Lương
Gia Lương
19
29
41
5
Nhà máy Kính nổi, khí CN
Quế Võ
7,5
7,5
7,5
6
KCN Châu Khê
Châu Khê
20
40
7
KCN Tiên Sơn
Tiên Sơn
29
61
8
KCN Quế Võ
Quế Võ
40
80
( Nguồn: Công ty TNHH C.T.Đ. Hà nội)
Theo bảng số liệu quy hoạch ở trên thì tới năm 2005, lượng cô._.ảm thiểu tác động môi trường
Trong quá trình thiết kế: Trạm được lựa chọn đặt cách xa khu dân cư, các thiết bị được đặt hàng sẽ thỏa mãn yêu cầu như độ ồn nằm trong phạm vi cho phép, xác suất sự cố nhỏ và không gây ảnh hưởng nhiều tới môi trường sinh thái, các chất thải gây ô nhiễm.
Trong quá trình thi công: Việc vận chuyển thiết bị, vật liệu xây dựng phải được thực hiện bởi các đơn vi thi công có kinh nghiệm, và các chuyến xe chuyên dụng khi vận chuyển phải tránh không gây bụi bặm rơi vãi nguyên vật liệu, các thiết bị thi công không gây nhiều tiếng ồn.
Trong quá trình vận hành điều khiển trạm biến áp cần tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy trình làm việc an toàn, thực hiện đúng quy định về biện pháp y tế, vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước do dầu của máy biến áp chảy ra và tránh xảy ra những vụ cháy nổ tác động tới môi trường sinh thái.
Kết luận:
Trong chương này chúng ta phân tích hiệu quả kinh tế tài chính để đánh giá hiệu quả của dự án:
Kết quả phân tích kinh tế - tài chính của phương án cơ sở cho ta thấy dự án hiệu quả kinh tế NPV =11,729.42 (Tr.đồng)>0, IRRdự án = 16,41% > IRRlãi vay , B/C = 1.06 >1. Dự án này đem lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư vì thế việc đầu tư là chấp nhận được.
Kết quả phân tích độ nhậy của dự án thay đổi theo các yếu tố biến động đầu vào của dự án như vốn đầu tư tăng, sản lượng điện giảm, chi phí O&M tăng, tổn thất tăng, lãi suất tăng. Trong các yếu tố biến động đầu vào thì tổn thất điện năng có tác động lớn nhất, khi tổn thất 3% thì NPV = 1110.4 ( Tr.đồng)>0, IRRdự án = 10,66% nhưng dự án vẫn hiệu quả về mặt kinh tế. Trong phân tích độ nhạy xác định được biến tác động lớn nhất tới hiệu quả tài chính của dự án, điều này rất quan trọng bởi vì nó tác động tới lợi ích của dự án của công ty, từ đây ta có thể đưa ra các biện pháp quản lý vận hành nhằm giảm bớt những nguyên nhân gây tổn thất cho trạm.
Khi kết hợp nhiều yếu tố thay đổi đầu vào của dự án ta sử dụng phần mềm phân tích rủi ro Crystal Ball phân tích theo biểu đồ phân phối xác suất ta nhận thấy dự án đạt hiệu quả kinh tế cao, mức độ rủi ro của dự án là thấp.
Tác động của dự án đến môi trường xung quanh, công trình có tác động nhẹ đến môi trường xung quanh và chỉ mang tính tạm thời trong quá trình xây dựng, còn trong vận hành có gây ồn do thiết bị của trạm hoạt động điều này không thể khắc phục nhưng do trạm đặt xa khu dân cư nên ảnh hưởng là không đáng kể.
® Kết quả phân tích trong chương này là cơ sở để chủ đầu tư đưa ra các biện pháp quản lý nhằm tránh những rủi ro xảy ra trong dự án. Phần này sẽ được phân tích kỹ trong chương III.
CHƯƠNG III
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT PROJECT TRONG QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN TBA 110KV KCN CHÂU KHÊ VÀ CÁC NHÁNH RẼ
3.1. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư
3.1.1 Kế hoạch thực hiện quản lý tiến độ dự án
Tiến độ thi công là bộ phận trọng yếu của thiết kế tổ chức thi công nó có ý nghĩa quyết định đến tốc độ, trình tự và thời hạn thi công của toàn bộ công trình.
Mục đích của thực hiện quản lý tiến độ thi công:
Đảm bảo công trình được hoàn thành đúng hoặc trước thời hạn quy định để đưa công trình vào vận hành sử dụng.
Đảm bảo công trình thi công được cân đối, liên tục nhịp nhàng và thuận lợi.
Quyết định quy mô thi công toàn bộ công trình, sử dụng hợp lý tiền vốn sức người, vật liệu và thiết bị máy móc.
Quyết định chính xác các bộ phận khác trong thiết kế, tổ chức thi công ( như phương pháp thi công, cung ứng vật tư kỹ thuật và sinh hoạt).
Đảm bảo chất lượng công trình trên cơ sở của trình tự và tốc độ thi công hợp lý.
Đảm bảo an toàn thi công.
Trong quá trình thi công luôn bám sát công việc, lập tiến độ thi công chi tiết trình đại diện chủ đầu tư để phối hợp cấp thiết bị và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất khu vực.
Tiến độ thi công được hiện theo sơ đồ đường thẳng và đảm bảo phù hợp với thực tế, bảo đảm sự hợp lý giữa các hạng mục công tác có liên quan với nhau, thỏa mãn và sẽ phấn đấu hoàn thành đứng thời hạn yêu cầu của chủ đầu tư.
Nội dung những công việc chính thực hiện:
Tổng tiến độ thực hiện TBA 110KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ
A. Phần trạm biến áp
Chuẩn bị thi công nhận mặt bằng
San nền,xây tường chắn
Thi công móng cột, móng trụ đỡ thiết bị
Thi công mương cáp
Thi công hệ thống tiếp địa
Thi công cổng hàng rào
Thi công nhà điều khiển
Thi công nhà quản lý vận hành và nghỉ ca
Thi công hệ thống cấp thoát nước
Thi công đường trong và ngoài trạm
Gia công lắp đặt kết cấu thép
Rải đá nền trạm
Lắp đặt hệ thống điện
B. Phần thí nghiệm và hiệu chỉnh và bàn giao
Thí nghiệm và hiệu chỉnh
Phần bàn giao công trình
Từ nội dung công việc trên ta sử dụng phần mềm Microsoft Project để quản lý tiến độ thực hiện dự án: Tiến trình thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Tạo một dự án mới Menu ® New hoặc chọn nhanh biểu tượng New Project trên thanh công cụ hoặc có thể chọn một số dự án mẫu được thực hiện thông qua lựa chọn General Templates ® Project Templates tiếp theo chọn dự án theo yêu cầu chọn Engineering dự án về xây dựng.
Chọn dự án mẫu về xây dựng
Engineering: Dự án về xây dựng
Infrastructure Deployment: Dự án phát triển cơ sở hạ tầng
Project Office: Dự án về quản lý văn phòng.
Bước 2: Thiết lập các thông tin ban đầu cho dự án.
Thao tác: Menu File ® Menu Project ® Project Information® Hộp thoại Project Information chọn các thông số trong hộp hội thoại:
Start date: Thời gian bắt đầu dự án mặc định
Finish date: Thời gian kết thúc dự án
Schedule from: Lịch trình của dự án cho phép xác định thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc dự án
Current date: Hiển thị ngày tháng hiện thời
Calendar: kiểu lịch dùng dự án có thể là lịch chuẩn hoặc tự lập.
Priority: mức độ ưu tiên: 0 ¸1000
Bước 3: Gán thông tin chung cho từng công việc.
Thao tác: Menu Project® Task Information ® hộp thoại Task Information® General. Nhập các thông số chung cho từng công việc.
Thiết lập mức độ ưu tiên cho công việc
Name: Mô tả tên công việc.
Duration: thời gian thực hiện công việc.
Estimated: thời gian ước lượng.
Percent complete: % hoàn thành công việc.
Priority: Mức độ ưu tiên công việc
Dates: Ngày tháng bắt đầu và kết thúc
Hide task bar: ẩn thanh thời khoảng trên biểu đồ ngang.
Roll up Gantt bar to summary: Thể hiện đồng thời trên thanh công tác tóm lược.
Bước 4: Gán mối quan hệ phụ thuộc giữa các công tác.
Microsoft Project quy định mối quan hệ phụ thuộc giữa các công tác. Mối quan hệ phụ thuộc thông dụng nhất đó là sự kết thúc của các công tác đi trước sẽ xác định sự bắt đầu của các công tác phụ thuộc và được gọi là mối quan hệ đầu cuối (Finish to Start).
Thao tác: Menu Project ® Task Information ® Hộp thoại Task Information ® Predecessor ® Type ® Chọn kiểu quan hệ phụ thuộc giữa các công việc ® OK!
Lựa chọn mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc
Bước 5: Xác định ràng buộc các công việc
Trong Microsoft Project có 8 kiểu ràng buộc công tác. Tuỳ theo tính chất mỗi công việc và kinh nghiệm của người lập dự án tạo lên mỗi công việc có những ràng buộc khác nhau.
Thao tác: Menu Project ® Task Information® Hộp thoại Task Information ® Advanced® Constrain type ® chọn kiểu ràng buộc công việc ® OK!
Lựa chọn các ràng buộc công việc theo tính chất yêu cầu của công việc
Bước 6: Phân bổ tài nguyên cho các công việc:
Để các công việc trong dự án thực hiện với đúng tiến độ đã đề ra người lập dự án phải phân bổ tài nguyên và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và khoa học tránh tình trạng thiếu hụt hoặc quá tải.
Thao tác: Menu Project ® Task Information® Hộp thoại Task Information ® Resources®chọn tài nguyên cần phân bổ cho công việc ® OK!
Phân bổ tài nguyên thông qua Task Information
Bước 7: Chú giải tài nguyên, mục đích là mô tả chi tiết tài nguyên được phân bổ cho các công việc có thực hiện các chi tiết cần thiết thông qua hộp thoại Resoures Information
Thao tác: Menu Project ® Task Information® Hộp thoại Task Information ® Notes® đưa vào các ghi chú cần thiết ® OK!
Trên đây là các bước cơ bản để nhập thông tin cho từng công việc thực hiện trong dự án. Bên cạnh đó máy tính sẽ mặc định cho chúng ta các thông số khác theo tiêu chuẩn chung. Vì vậy mỗi dự án khác nhau thì cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp theo tính chất riêng của dự án và theo yêu cầu của người dùng.
Tổng thời gian thực hiện dự án theo phương án cơ sở là 158 ngày.
3.1.2. Phân tích bằng phương pháp PERT
Phương pháp PERT( Program,Evaluation and Review Technique) là kỹ thuật xác suất dùng để ước lượng ba khoảng thời gian của một tác vụ để xác định thời gian hoàn thành công tác mong đợi và phương sai của nó. Từ đó cho phép ta tìm được xác suất của toàn bộ dự án trong một thời gian định sẵn.
Thời gian lạc quan (Optimistic duration) đó là khả năng tốt nhất cho tổng khoảng thời gian hoạt động thực sự mong đợi của các tác vụ trong tổng thời gian xây dựng dự án, nghĩa là từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc của một công việc.
Thời gian bi quan (Pessimistic duration ) là khả năng tồi tệ nhất cho tổng khoảng thời gian hoạt động thực sự mong đợi của dự án, nghĩa là từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc của một công việc.
Thời gian mong đợi ( Expected duration) là tổng khoảng thời gian hoạt động thực sự mong đợi cho một công việc, nghĩa là từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc của một công việc.
Từ dữ liệu nhập ở trên Microsoft Project tính toán mức trung bình có trọng số ( Weighted duration) đó là khoảng thời gian và ngày tháng expected, pessimistic, optimistic. Theo mặc định, phép toán phân tích PERT cho trọng số 4 đối với expected duration và trọng số 1 đối với các Pessimistic duration, Optimistic duration: Theo tỷ lệ 1 - 4 –1
Thực hiện việc phân tích PERT bằng cách dùng các trọng số mặc định cho việc ước lượng khoảng thời gian:
Trên menu View, chọn Toolbars, sau đó nhấp PERT Analysis.
Trên thanh công cụ PERT Analysis nhấp PERT Entry Sheet.
Đối với mỗi tác vụ ta nhập các duration optimistic, expected và pessimistic trong các trường Optimistic Dur.. Expected Dur.. và Pessimistic Dur.., Nếu khoảng thời của một công việc không mong đợi để thay đổi, thì ta nhập khoảng thời gian mong đợi của ba trường.
Nhấp Calculate PERT để tính toán các khoảng thời gian ước lượng phần mềm Microsoft Project sẽ ước lượng khoảng thời gian của một dự án dựa trên trung bình có trọng số của ba giá trị duration cho mỗi tác vụ.
Để xem khoảng thời gian của optimistic, expected và pessimistic trên thanh công cụ PERT Analysis, nhấp Optimistic Gantt, Expected Gantt và Pessimistic Gantt
Để xem ngày tháng kết thúc của ba thời biểu cuối cùng trên menu Tools, nhấp Options vào View, sau đó chọn hộp Show project summary task , OK!
3.2. Tính xác suất thời gian thực hiện dự án
Bảng 3.2.1:Xác định kỳ vọng và phương sai của tiến độ thực hiện dự án
Sổ tt
Nội dung thực hiện công việc
Chi phí cơ sở
Thời gian lạc quan(a)
Thời gian cơ sở(m)
Thời gian bi quan(b)
Kỳ
vọng
Phương sai
Tổng tiến độ xây dựng TBA 110KV KCN Châu khê
5,231.852
136
158
181
158.167
10.139
A
Phần trạm biến áp
1
Chuẩn bị thi công ( nhận mặt bằng)
125.943
4
5
6
5.000
0.111
2
San nền
423.353
11
15
17
14.667
1.000
3
Thi công móng cột, móng trụ đỡ thiết bị
96.169
27
30
40
31.167
4.694
4
Thi công mương cáp
55.344
40
45
47
44.500
1.361
5
Thi công hệ thống tiếp địa
24.048
15
20
22
19.500
1.361
6
Thi công cổng hàng rào
96.761
43
45
50
45.500
1.361
7
Thi công nhà điều khiển
577.335
65
75
80
74.167
6.250
8
Thi công nhà quản lý vận hành và nghỉ ca
388.54
60
65
63
63.833
0.250
9
Thi công hệ thống cấp thoát nước
291.015
25
30
33
29.667
1.778
10
Thi công đường trong và ngoài trạm
347.312
57
60
68
60.833
3.361
11
Gia công lắp đặt kết cấu thép
129.047
28
30
32
30.000
0.444
12
Rải đá nền trạm
15.351
6
10
11
9.500
0.694
13
Lắp đặt hệ thống điện
2469.425
28
30
35
30.500
1.361
B
Thí nghiệm hiệu chỉnh và bàn giao
1
Phần thí nghiệm và hiệu chỉnh
157.500
8
10
11
9.833
0.250
2
Bàn giao công trình
34.703
3
3
3
3.000
0.000
Phương pháp tính toán trên bảng 3.2.1 chỉ tính trên các công việc găng:
Các công việc nằm trên đường găng = 1+2+3+4+5+13+1B+2B =158.167 (ngày)
Kỳ vọng thực hiện dự án :
Phương sai :
Phương sai của dự án:
(các công việc i là các công việc nằm trên đường găng của dự án).
Độ lệch chuẩn:
Xác định phương sai độ lệch chuẩn:
(trong đó: X là thời gian xác định dự kiến hoàn thành của dự án )
Từ bảng trên ta tính được kết quả như sau:
Kỳ vọng thực hiện dự án: (ngày)
Phương sai: (ngày)
Phương sai độ lệch chuẩn: (ngày)
Xác
suất
ngày
158.17
136
181
δT =3.184 ngày
Hình 3.2.1: Biểu đồ phân phối xác suất hoàn thành dự án
Từ biểu đồ phân phối khả năng hoàn thành dự án ta thấy khả năng hoàn thành dự án trong 136 ngày (Most Optimistic Time;1/100) là nhỏ nhất với khả năng lạc quan nhất.
Khả năng hoàn thành dự án trong 181 ngày là thời gian dài nhất (Most Pessimistic Time;1/100) là nhỏ nhất trong điều kiện xấu nhất.
Khả năng hoàn thành dự án trong 158 ngày với khả năng xảy ra lớn nhất (Most likely Time).
Cách tính xác suất tiến độ thực hiện dự án
Xác suất của tiến độ dự kiến đối với các sự kiện được nhận bằng cách giả thiết luật phân bố chuẩn của thời hạn sớm và muộn là phân bố chuẩn. Điều đó là đúng nếu thời hạn sớm của nhiệm vụ tổng hợp của nhiều đại lượng ngẫu nhiên. Nghĩa là đường găng đủ dài để có thể xác định xác suất.
P(thời hạn sớm Ei ≤ thời hạn dự kiến) bằng các tính toán biến trọng tâm Z theo luật phân bố chuẩn N( kỳ vọng 0, phương sai δ).
Z =
Thời hạn của tiến độ dự kiến - Kỳ vọng của thời hạn sớm
Phương sai của thời hạn sớm
Trường hợp thời gian thực hiện là 150 ngày:
Z là độ lệch chuẩn của thời gian mong muốn hoàn thành dự án xác định so với thời gian kỳ vọng của dự án.
Tra bảng phân phối chuẩn ta có:
150 < Tth < 158,167 ngày ® p% = 49,477%. Khả năng hoàn thành dự án trong khoảng 150 – 158.157 ngày xác suất xảy ra là 49,477%
Tth < 150 ngày ® p% = 0,053%. Như vậy khả năng hoàn thành dự án nhỏ hơn 150 ngày xác suất xảy ra là 0.053%
Tth > 150 ngày ® p% = 99,477% Khả năng hoàn thành dự án nhiều hơn 150 ngày là 99,47Xác
suất
ngày
166
1500
158.17
150 < T < 158.167 ( ngày)
p% = 49,9477%
T<150 ngày
p%= 0.053%
7%
Hình 3.2.2: Biểu đồ phân phối xác suất hoàn thành dự án trong 155 ngày
Trường hợp thời gian thực hiện là 152 ngày:
Tra bảng phân phối chuẩn ta có:
152 < Tth < 158,167 ngày ® p% = 46.38%. Như vậy khả năng hoàn thành dự án trong khoảng thời gian từ 155 – 158,167 ngày xác suất xảy ra là 46,38%
Tth < 152 ngày ® p% = 3.62%, Thời gian hoàn thành dự án nhỏ hơn 152 ngày xác suất xảy ra là 16,11%
Tth > 152 ngày ® p% = 96,38% Thời gian hoàn thành dự án nhiều hơn 152 ngày xác suất xảy ra là 83,89%
ngày
166
1520
158.17
152 < T < 158.167 ( ngày)
p% = 46.38%
T<152 ngày
p% = 3.62%
Xác
suất
Hình 3.2.3 Biểu đồ phân phối xác suất hoàn thành dự án trong 152 ngày
Trường hợp thời gian thực hiện là 156 ngày:
Tra bảng phân phối chuẩn ta có:
156 < Tth < 158,167 ngày ® p% = 25,17% Thời gian hoàn thành dự án từ 156 ¸158.167 ngày xác suất xảy ra là 25,17%
Tth <156 ngày ® p% = 24.83 % Thời gian hoàn thành dự án nhỏ hơn 156 ngày xác suất xảy ra là 24,83%
Tth > 156 ngày ® p% = 75.17% Thời gian hoàn thành dự án lớn hơn 156 ngày xác suất xảy ra là 75,17%.
Xác
suất
ngày
1560
158.17
156 < T < 158.167 ( ngày)
p% = 25,17%
T<156 ngày
p% = 24.83%
Hình 3.2.4. Biểu đồ phân phối xác suất hoàn thành dự án trong 156 ngày
Trường hợp thời gian thực hiện là 158 ngày:
Tra bảng phân phối chuẩn ta có:
158 < Tth < 158,167 ngày ® p% = 1.99% Thời gian hoàn thành dự án từ 158 ¸158.167 ngày xác suất xảy ra là 1.99%
Tth <158 ngày ® p% = 48.01 % Thời gian hoàn thành dự án nhỏ hơn 156 ngày xác suất xảy ra là 48.01%
Tth > 158 ngày ® p% = 51.99% Thời gian hoàn thành dự án lớn hơn 156 ngày xác suất xảy ra là 51.99%.
Xác
suất
ngày
158
0
158.17
158 < T < 158.167 ( ngày)
p% = 1.99%
T<158 ngày
p% = 48.01%
Hình 3.2.5. Biểu đồ phân phối xác suất hoàn thành dự án trong 158 ngày
Bảng 3.2.2: Kết quả tính toán xác suất hoàn thành dự án
Tiến độ dự kiến
150
152
156
158
158.17
160
Z
-2.565
-1.937
-0.680
-0.052
0
0.576
Xác suất thực hiện
0.053%
3.62%
24.83%
48.01%
50%
71,90%
Kết luận:
Từ kết quả bảng 3.2.2 có thể xác định được tiến độ thực hiện dự án TBA 110 KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ. Đồng thời căn cứ trên xác suất tối thiểu chấp nhận được, chủ dự án có thể đánh giá được thời gian tối thiểu thực hiện dự án.
Nếu trường hợp thời gian thực hiện tối thiểu vẫn lớn hơn thời gian yêu cầu chủ đầu tư phải có quyết định điều chỉnh.
Giả sử xác suất tối thiểu chấp nhận được của dự án p% = 25% như vậy thời gian thực hiện để thực hiện dự án TBA 110 KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ sẽ không ít hơn 156 ngày.
Ta có p% = 25% Tra bảng phân phối chuẩn ta có: Z = - 0,68
( ngày)
Nếu thời gian yêu cầu của dự án là 150 ngày thì chủ đầu tư phải có biện pháp rút ngắn 8 ngày với chi phí nhỏ nhất.
3.3. Kế hoạch điều chỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án
Trong quản lý dự án thì thời gian là một nguồn lực quan trọng. Nếu thay đổi thứ tự và thời gian thực hiện các công việc của dự án có thể làm giảm hoặc tăng các nguồn lực liên quan khác. Phương pháp đường găng (CPM) đã phân tích mỗi quan hệ giữa thời gian hoàn thành công việc với nguồn lực vật chất được phân bổ đặc biệt là chi phí.
Chi phí của dự án bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và khoản tiền phạt (nếu có). Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí lao động, nguyên vật liệu và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động của dự án như tăng ca, thêm lao động…thì thời hạn hoàn thành dự án có thể được rút ngắn.
Phương pháp rút ngắn thời hạn hoàn thành với chi phí tăng tối thiểu là chương trình tác động vào những công việc găng bằng cách rút ngắn thời gian tăng thêm chi phí.
Các bước tiến hành thực hiện chương trình đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc với chi phí tăng tối thiểu.
Bước 1: Xác định đường găng của dự án.
Cách 1 : Thực hiện thao tác: Menu File® View ® Chọn Tracking Gantt máy tính sẽ tự động tìm đường găng của dự án.
Cách 2: Thao tác thực hiện: Menu Format® Gantt Chart Wizard® hộp thoại Gantt Chart Wizard ® Next ® chọn Critical Path ® Finish® Format It ® Exit Wizard.
Tự động tìm đường găng của dự án
Trong một số dự án có thể có một hoặc nhiều đường găng. Cách lựa chọn như sau:
Thao tác thể hiện: Menu Tools® Options ® hộp thoại Options ® Calculation ® Caculate multiple critical paths ® OK!
Tasks are critical if slack is less than or equal: Công tác là công tác găng nếu thời gian dự trữ nhỏ hơn hoặc bằng số ngày quy định( mặc định là bằng 0 ).
Ngoài cách tìm đường găng bằng công cụ Gantt Chart Wizard ta có thể tìm đường găng thông qua sử dụng bộ lọc Filtered. Khi đó chỉ những công tác găng và đường găng mới hiển thị trên cửa sổ số liệu và của sổ biểu đồ.
Thao tác: Menu Project ® Filtered ® Critical ® Kết quả thể hiện bao gồm tất cả các công tác găng.
Bước 2: Chọn trên đường găng các công việc mà thực hiện chương trình đẩy nhanh công việc này đòi hỏi tăng thêm một lượng chi phí ít nhất, rồi giảm tối đa thời gian thực hiện công việc này, nghĩa là đến mức đạt được thời gian nhỏ nhất cần thiết thực hiện công việc đó mà không thể xuất hiện công việc găng mới.
Bước 3: Tính toán lại các tham số của chương trình: ti, t’i, ML, MT, MC.(để xác định kiểm tra khả năng xuất hiện đường găng mới).
Bước 4: Quay lại bước 2 và 3 với công việc găng mới có chi phí cận biên nhỏ hơn, quá trình dừng lại khi mục tiêu rút ngắn thời hạn đã đạt được, hoặc đã sử dụng hết khả năng rút gọn của các công việc.
Thường xuyên đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp rút gọn thời gian.
Để thực hiện chương trình đẩy nhanh ta phải xác định chi phí trên một đơn vị thời gian của từng công việc trên đường găng. Giả sử rằng chi phí tài nguyên được phân đều cho các ngày thực hiện của một công việc.
Kết quả tính toán của chương trình đẩy nhanh
Bảng 3.3: Kết quả tính toán thời gian và chi phí của chương trình đẩy nhanh tiến độ thực hiện ( Đơn vị: Tr .đồng)
Sổ tt
Nội dung thực hiện công việc
Chương trình
bình thường
Chương trình
đẩy nhanh
Chi phí biên
Thời gian rút ngắn
Chi phí tăng thêm
Chi phí
thời gian
Chi phí
thời gian
Tổng tiến độ xây dựng TBA 110KV KCN Châu
5,231.852
158.167
5,250,981
150.167
A
Phần trạm biến áp
1
Chuẩn bị thi công ( nhận mặt bằng)
125.943
5.000
125.943
5.000
25.189
2
San nền
423.353
14.667
423.353
14.667
28.865
3
Thi công móng cột, móng trụ đỡ thiết bị
96.169
31.167
111,589
26.167
3.086
5
15.430
4
Thi công mương cáp
55.344
44.500
55.344
44.500
1.244
0
0
5
Thi công hệ thống tiếp địa
24.048
19.500
27,747
16.500
1.233
3
3.699
6
Thi công cổng hàng rào
96.761
45.500
96.761
45.500
2.127
7
Thi công nhà điều khiển
577.335
74.167
577.335
74.167
7.784
8
Thi công nhà quản lý vận hành và nghỉ ca
388.54
63.833
388.54
63.833
6.087
9
Thi công hệ thống cấp thoát nước
291.015
29.667
291.015
29.667
9.809
10
Thi công đường trong và ngoài trạm
347.312
60.833
347.312
60.833
5.705
11
Gia công lắp đặt kết cấu thép
129.047
30.000
129.047
30.000
4.302
12
Rải đá nền trạm
15.351
9.500
15.351
9.500
1.616
13
Lắp đặt hệ thống điện
2469.425
30.500
2469.425
30.500
80.965
B
Thí nghiệm hiệu chỉnh và bàn giao
1
Phần thí nghiệm và hiệu chỉnh
157.500
9.833
157.500
9.833
16.017
2
Bàn giao công trình
34.703
3.000
34.703
3.000
11.568
Trong tính toán chi phí ở bảng 3.3 cho biết một ngày thực hiện ta nhận thấy công việc có chi phí nhỏ nhất là công việc thi công hệ thống tiếp địa. có chi phí trên 1 ngày thực hiện là 1,233 (Tr.đồng). Ta thực hiện rút ngắn công việc Thi công hệ thống tiếp địa. Công việc Thi công hệ thống tiếp địa chỉ có thể rút ngắn được 3 ngày. Nếu rút ngắn 4 ngày thì công việc Thi công đường trong và ngoài trạm từ công việc bình thường sẽ trở thành công việc găng. Vì thế chỉ có thể rút ngắn trên công việc Thi công hệ thống tiếp địa được 3 ngày. Ta chuyển sang các công việc khác để rút ngắn.
Công việc Thi công hệ thống mương cáp có chi phí trên một ngày thực hiện là 1,244 ( Tr.đồng). Nhưng công việc Thi công hệ thống mương cáp không thể rút ngắn được vì rút ngắn công việc này thì Công việc Thi công đường trong và ngoài trạm từ công việc bình thường sẽ trở thành công việc găng, vì thế ta không thể rút ngắn công việc Thi công hệ thống mương cáp.
Công việc tiếp theo ta có thể rút ngắn là công việc Thi công móng trụ có chi phí trên một ngày thực hiện là 3,086 (Tr.đồng) là công việc có chi phí biên nhỏ nhất trong các công việc găng còn lại. Công việc thi công hệ thống mương cáp có thể rút ngắn được 5 ngày mà không tác động đến các công việc bình thường .
Ta có, Tổng chi phí của dự án tăng thêm khi rút ngắn từ 158,167 ngày xuống 150 ngày theo yêu cầu của chủ đầu tư là :
Tổng chi phí = 3 ´ 1,233+ 5 ´ 3,086 = 19,129 ( Tr. đồng).
Như vậy tổng chi phí của dự án sẽ là : 5250,981 ( Tr.đồng)
Để quyết định có nên giảm thêm một đơn vi thời gian của các công việc trên đường găng nữa hay không . Ta so sánh mức chi phí tăng thêm do hành động rút ngắn đường găng với doanh thu bán điện do sớm đưa dự án vào hoạt động phụ vụ nhu cầu phụ tải.
Trong năm đầu dự án đưa vào hoạt động theo dự báo nhu cầu điện năng là 108 (GWh). Điện năng tiêu thụ bình quân trong một ngày:
Lượng điện năng tiêu thụ bình quân = 108* 106/365 = 295890 (kWh)
Lợi nhuận = 295890 ´ (759- 705) = 15,978 (Tr.đồng/ngày)
Tổng lợi nhuận trong 8 ngày = 15,978 ´ 8 = 127,824 (Tr.đồng)
Hiệu ích ròng của việc rút ngắn thời gian thực hiện thi công dự án:
Hiệu ích ròng = 127,824 – 19,129 = 108,695 ( Tr. đồng)
® Kết luận: Ta nhận thấy việc rút ngắn tiến độ thực hiện thi công TBA 110 KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ thêm 8 ngày mà chủ đầu tư yêu cầu có thể chấp nhận được vì có hiệu quả. Kết quả thực hiện bằng Microsoft Project:
3.4. Một số biện pháp thực hiện quản lý tiến độ
Trong quá trình quản lý tiến độ thực hiện dự án không thể tránh khỏi những rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực xậy dựng do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động như về giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng của thời tiết, an ninh chính trị là nguyên nhân chính gây lên sự chậm trễ tiến độ thực hiện như dự kiến.
Lập và quản lý dự án cần phải tìm hiểu kỹ trong quá trình khảo sát thiết kế dự án do đó tránh gây ra những phát sinh khi thực hiện xây dựng công trình, bên cạnh đó người lập dự án phải có kinh nghiệm trong quá trình lập dự án mới xác định được thời gian hoàn thành từng công việc cũng như mối liên hệ giữa các công việc.
Quản lý tiến độ dự án là quản lý tài nguyên phân bổ cho dự án có vai trò quan trọng trong thi công công trình, để tránh tình trạng quá tải và thiếu hụt tài nguyên trong quá trình thực hiện dự án, khi đó cần có các biện pháp điều chỉnh để phân bổ lại tài nguyên cho hợp lý.
Quản lý dự án phải luôn luôn kiểm tra giám sát cập nhật tiến độ thực hiện để tránh tình trạng làm sai quy trình thực hiện công việc gây tổn thất về thời gian và nguyên vật liệu của nhà đầu tư.
Quản lý dự án là một vấn đề phức tạp, và nhạy cảm. Vì vậy cần sử dụng những phần mềm ứng dụng trong quản lý dự án để giúp ta quản lý dự án một cách hiệu quả và tối ưu. Hiện nay, phần mềm Microsoft Project và một số phần mềm quản lý khác có thể giúp chúng ta quản lý theo dõi, giám sát quá trình thực hiện dự án chặt chẽ và hiệu quả tối ưu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Ngành điện luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nó phải phát triển một cách đồng bộ đối với sự phát triển kinh tế. nhằm phát triển nền kinh tế. Dự án TBA 110 KV KCN Châu khê và các nhánh rẽ là một dự án có vai trò cấp thiết do nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh và KCN Châu khê và Các cụm công nghiệp Mả Ông và Đình Bảng.
Dự án TBA 110KV KCN Châu khê và các nhánh rẽ là một dự án có hiệu quả về kinh tế cao. Kết quả ở trên ta nhận thấy các chỉ tiêu tài chính NPV, FIRR đều đạt vì vậy việc đầu tư dự án là cấp thiết, không những đem lại hiệu quả về mặt kinh tế tài chính mà còn giúp giải quyết nhu cầu quả tải của hệ thống lưới điện của tỉnh Bắc Ninh.
Dự án xây dựng trạm 110KV KCN Châu Khê – Bắc Ninh đem lại hiệu ích to lớn về mặt Kinh tế - xã hội, dự án không những đem lại từ hiệu ích kinh doanh bán điện cho khu công nghiệp mà còn đem lại lợi thế cho tỉnh Bắc Ninh trong việc tạo cơ sở hạ tầng một cách vững chắc trong việc thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào các khu công nghiệp, làm tăng thêm nguồn thu GDP của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho những lao động gần KCN tăng mức sống của người dân.
Dự án đã giải quyết vấn đề cung cấp điện cho khu công nghiệp với chất lượng điện năng ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng tăng của khu công nghiệp và sinh hoạt của người dân trong vùng.
Dự án này mang lại hiệu ích kinh doanh bán điện của khu vực giữa các khu công nghiệp, với điện sinh hoạt bù lỗ cho các dự án đầu tư lưới điện cho những vùng sâu vùng xa, nơi có mức phụ tải thấp mà tổn thất cao làm tăng mức giá điện bình quân chung của Công ty Điện Lực.
Dự án không những đã phát huy tối đa nguồn vốn vay từ nước ngoài cũng như trong nước với lãi suất thấp cho đầu tư và phát triển lưới điện quốc gia.
Dự án góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá của tỉnh Bắc Ninh nói riêng và quốc gia, trong quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay thì việc đầu tư có hiệu quả là việc làm cần thiết để đem lại hiệu quả kinh tế - tài chính và kinh tế xã hôi.
Dự án TBA 110 KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ có hiệu quả cao về mặt kinh tế xã hội nó đã làm thay đổi bộ mặt cả một vùng kinh tế. Nó tác động mạnh mẽ trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp đó là chủ trương của Đảng và Nhà nước trong tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước.
Kiến nghị:
Dự án xây dựng tram biến áp 110KV KCN Châu Khê, là dự án đem lại hiệu quả về mặt kinh tế tài chính, mang lại hiệu ích cho nhà đầu tư và người sử dụng, em xin trình bày một số kiến nghị sau:
Trong quản lý và vận hành công trình điện trạm biến áp 110KV cần sử dụng các biện pháp nhằm giảm tổn thất, an toàn cho người công nhân vận hành tránh xảy ra những thiệt hại đáng tiếc như thiệt hại về người và chất lượng điện năng gây thiệt hại về kinh tế.
Trong quá trình thi công các quy trình, quy phạm kỹ thuật thi công cần được thực hiện nghiêm túc công nhân lao động trên công trường phải được trang bị bảo hộ lao động và có hiểu biết về an toàn lao động thi công các công trình điện.
Phải tuyệt đối an toàn phòng cháy nổ cho công trường bằng các phương tiện đơn giản như bể nước, bể cát, thang cứu hỏa, liên hệ với cơ quan phòng cháy chữa cháy địa phương để có những biện pháp bảo đảm an toàn chữa cháy khi có sự cố.
Đối với những dự án vay vốn trong nước và nước ngoài với khoản lãi suất thấp nhưng cần phát huy tối đa trong việc đầu tư có hiệu quả, khi chủ dự án đang thiếu vốn trầm trọng trong đầu tư để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn tín dụng ngoài xã hội.
Nhà đầu tư cần áp dụng những biện pháp quản lý tối ưu trong đầu tư, thủ tục đầu tư, để giảm tối thiểu thời gian chết không đem lại hiệu quả. để dự án nhanh chóng đem vào khai thác thu hồi vốn nhanh.
Trong quản lý dự án chủ đầu tư cần quan tâm đặc biệt đến tiến trình thực hiện tiến độ dự án, nhằm tránh gây lãng phí nguồn lực. Trong thời kỳ hiện nay, với sự phát triển công nghệ thông tin một cách mạnh mẽ thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án là một việc làm cần thiết nó giúp nhà quản lý có thể giám sát chặt chẽ mọi hoạt động trong thi công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi “ Dự án TBA 110 KV KCN Châu khê và các nhánh rẽ”
2. Hồ sơ dự thầu “Dự án TBA 110 KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ”
3. Giáo trình: Lập và quản lý dự án đầu tư. Tác giả : TS. Nguyễn Bạch Nguyệt
4. Giáo trình:Quản lý sản xuất. Tác giả: TS. Nguyễn Văn Nghiến
5. Hướng dẫn sử dụng Microsoft Project 2002 trong lập và quản lý dự án. Tác giả: Ngô Minh Đức.
6. Thiết kế và Quản lý dự án trong Project. Tác giả: KS. Minh Hoàng
7. Quantitative Analysis for Management ‘Seventh edition’ Tác giả: Barry Render; Ralph M.Stain,Jr.
8. Các tài liệu tham khảo khác.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH1844.DOC