nói đầu
Sau hơn 10 năm đổi mới, các doanh nghiệp Nhà nước đạt được sự tăng trưởng kinh tế một cách hết sức khó khăn. Thực tế cho thấy muốn có một kết quả kinh tế tăng trưởng cao, một mặt các doanh nghiệp phải huy động các nguồn lực mới, mặt khác phải sử dụng chúng hết sức tiết kiệm, theo một quy hoạch cơ cấu mang tính dài hạn, tổng thể và có chiến lược. Công việc kinh doanh ngày nay không chỉ còn giới hạn trong nước, mà ngày càng có quan hệ với các nước trong khu vực và quốc tế. Do vậy, câu hỏ
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đặt ra đối với các doanh nghiệp Nhà nước là làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của mình cả trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế.
Với trình độ chưa cao, tiềm lực của các doanh nghiệp còn yếu hầu như trên tất cả các mặt thì việc nâng cao hiệu quả đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp. Làm thế nào để có đủ vốn, để sử dụng có hiệu quả về vốn và các nguồn lực khác, để đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng, để thoát khỏi nguy cơ phá sản và để chiến thắng trên thị trường cạnh tranh đang là bài toán khó với tất cả các doanh nghiệp.
Công ty Bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước cũng đang ở trong hoàn cảnh đó và mục tiêu nóng bỏng nhất là làm sao để nâng cao hiệu quả kinh doanh lên nữa, để Công ty ngày càng phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu.
Trong thời gian thực tập ở Công ty, em nhận thấy đây là vấn đề thời sự đang được quan tâm không chỉ ở Ban Giám đốc mà còn ở tất cả các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Vì vậy, em chọn đề tài: "Phân tích hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
Khoá luận này gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận.
Chương 2: Phân tích hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu.
Do những hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế của bản thân nên khoá luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót kính mong các thầy cô giáo giúp đỡ em, để em hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm cùng các thầy cô giáo trong khoa và các cô chú trong công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Chương1: Một số vấn đề lý luận
1.1. Khái niệm, bản chất và sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh
1.1.1.Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Các doanh nghiệp quan tâm nhất chính là vấn đề hiệu quả sản xuất. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với phạm trù lợi nhuận, là hiệu số giữa kết quả thu về với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của mỗi doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường, có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như: Lao động, Vốn, Máy móc, Thiết bị, Nguyên vật liệu,...Nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh các nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau.
Ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả như sau: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp thông qua việc so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra trong một khoảng thời gian lao động nhất định. Hiệu quả kinh doanh ngày nay càng trở nên quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, cần hiểu hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện trên cả hai mặt: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế có mối quan hệ khăng khít nhưng cũng có mâu thuẫn. Vì vậy, vấn đề ở đây là tạo sự thống nhất giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của toàn xã hội.
Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp đạt được trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, điều đòi hỏi đặt ra ở đây cho doanh nghiệp là không được vì lợi ích trước mắt mà làm tổn hại đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được đặt trong mối quan hệ mật thiết chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Như vậy, có thể nói doanh nghiệp là một tế bào, một bộ phận cấu thành của nền kinh tế.
Lợi ích của toàn xã hội, của doanh nghiệp bao giờ cũng phải phù hợp nhau. Thực tế cho thấy có những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lợi cho mình nhưng lại không cần thiết cho xã hội, cũng có thể gây tác hại cho xã hội như ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, các tệ nạn,... Mâu thuẫn này cho thấy sự không trùng hợp giữa tiêu chuẩn hiệu quả xã hội với hiệu quả của doanh nghiệp.
1.12. Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Bản chất của hiệu quả kinh doanh chính là hiệu quả của lao động xã hội, nó phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Song nó cũng là thước đo trình độ tiết kiệm các yếu tố đầu vào, nguồn nhân lực xã hội. Tiêu chuẩn hoá hiệu quả đặt ra là tối đa hoá kết quả hoặc tối thiểu hoá chi phí dựa trên nguồn lực sẵn có.
Ngoài ra, chúng ta cần phải phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình kinh doanh nhất định. Trong kinh doanh thì kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả được phản ánh bằng chỉ tiêu định tính như số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận,... và cũng có thể phản ánh bằng chỉ tiêu định lượng như uy tín, chất lượng sản phẩm.
Về hình thức hiệu quả kinh doanh luôn là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Kết quả chỉ là cái cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả, muốn đánh giá được hiệu quả kinh doanh phải dựa trên các kết quả đạt được của từng lĩnh vực. Vì vậy, hai khái niệm này độc lập và khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
1.1.3. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
a/ Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập và tất cả các tổ chức kinh tế đều bình đẳng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần trên thị trường. Tăng khả năng cạnh tranh, đứng vững trong cơ chế thị trường bắt buộc các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả. Hiệu quả càng cao thì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp càng lớn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không nâng cao hiệu quả kinh doanh, làm ăn không có lãi thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ bị chính thị trường đào thải.
Hơn nữa, nâng cao hiệu quả kinh doanh là yêu cầu thiết yếu của quy luật tiết kiệm. Việc tiết kiệm và hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là hai mặt của một vấn đề. Tiết kiệm càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện quy luật đó.
Nói tóm lại, đánh giá và phân tích hiệu quả kinh doanh được coi là một trong những công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào, mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích và đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
b/ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
+ Đối với nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế quan trọng, phản ánh yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất trong cơ chế thị trường. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất càng hoàn thiện, thì càng nâng cao hiệu quả. Càng nâng cao hiệu quả thì càng hoàn thiện quan hệ sản xuất và trình độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất càng cao yêu cầu của quy luật kinh tế ngày càng thoả mãn và điều kiện quản lý kinh tế cơ bản ngày càng được phát huy đầy đủ hơn vai trò và tác dụng của nó. Tóm lại, càng nâng cao hiệu quả kinh doanh thì việc đem lại cho quốc gia sự phân bố, sử dụng các nguồn lực càng hợp lý và ngược lại sử dụng các nguồn lực càng hợp lý thì càng hiệu quả.
+ Đối với bản thân doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính là lợi nhuận thu được. Nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp bảo toàn và phát triển về vốn, qua đó doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường, vừa giải quyết tốt đời sống người lao động, vừa đầu tư mở rộng, cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Do vậy, hiệu quả chính là căn cứ quan trọng và chính xác để doanh nghiệp đánh giá các hoạt động của mình. Nhận thức đúng đắn về hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
+ Đối với người lao động: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là động lực thúc đẩy, kích thích người lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm tới kết quả lao động của mình. Nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống người lao động trong doanh nghiệp. Nâng cao đời sống sẽ tạo động lực trong sản xuất, làm tăng năng suất lao động, tăng năng suất lao động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
1.2.1. Nhân tố khách quan
a/ Môi trường nền kinh tế quốc dân
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh, nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó gồm các mặt: Kinh tế, chính trị, trình độ khoa học công nghệ, văn hoá xã hội và yếu tố tự nhiên.
+ Các yếu tố về mặt kinh tế:
Trước tiên phải kể đến yếu tố tốc độ tăng trưởng kinh tế : Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao làm cho thu nhập của dân cư tăng khi đó khả năng thanh toán của người tiêu dùng cũng tăng điều này có nghĩa sức mua các loại hàng và dịch vụ của người dân tăng lên, đây chính là cơ hội cho các nhà doanh nghiệp, nếu như doanh nghiệp nào nắm bắt được cơ hội thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó sẽ được nâng lên. Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ yếu tố này để có kế hoạch kinh doanh sản xuất hợp lý, để đạt hiệu quả cao nhất.
Yếu tố về lãi xuất vay: Lãi suất cho vay của ngân hàng cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu như lãi suất cho vay của ngân hàng mà thấp thì chi phí trả lãi vay sẽ thấp, kinh doanh sẽ hiệu quả hơn còn lãi suất cho vay của ngân hàng mà cao thì chi phí trả lãi vay sẽ cao, tích luỹ vốn sẽ chậm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.
+ Yếu tố về mặt chính trị: Nếu như một nước có nền chính trị ổn định, có những chính sách mở rộng thì sẽ tạo cơ sở đảm bảo vững chắc cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh một cách lành mạnh có hiệu quả. Trong môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro thua lỗ không muốn có, ngoài ra chính sách của chính phủ về suất nhập khẩu, về thuế xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.
+ Yếu tố về mặt khoa học công nghệ: Trình độ khoa học quyết định phần lớn tới chất lượng và giá cả của sản phẩm. Nếu như trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ mà cao thì sản phẩm hàng hoá sản xuất ra sẽ có chất lượng cao hơn, mẫu mã đa dạng phong phú hơn điều này cũng đồng nghĩa với giá cả sẽ giảm hơn, vì cùng một thời gian sản xuất ra, cũng chi phí nhân công như nhau mà cho ra sản phẩm hàng hoá nhiều hơn thì chi phí trên một đơn vị hàng hoá sẽ thấp hơn nên giá cả sẽ thấp hơn. Còn nến như trình độ công nghệ lạc hậu thì chất lượng hàng hoá sản xuất ra sẽ kém hơn và giá cả có thể cao hơn, điều này ảnh hưởng tới tiêu thụ hàng hoá. Mặt khác trình độ công nghệ còn tác động mạnh mẽ đến quá trình thu thập, xử lý truyền đạt thông tin. Ngoài ra trình độ khoa học công nghệ còn tác động mạnh mẽ tới vấn đề vừa nâng cao hiệu quả vừa bảo vệ môi trường sinh thái thường những máy móc thiết bị hiện đại ít ảnh hưởng tới môi trường sinh thái hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường điều này đã gián tiếp tạo uy tín cho công ty.
+ Yếu tố văn hoá xã hội: Đây cũng là yếu tố không kém phần quan trọng nó gồm: Phong tục, tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tín ngưỡng, tôn giáo... Những vấn đề này nó quyết định tới lượng cầu về sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp , nếu như doanh nghiệp sản xuất ra đúng các loại hàng hoá, phù hợp với nhu cầu , thị hiếu của người tiêu dùng thì sẽ ảnh hưởng tích cực tới việc tiêu thụ sản phẩm còn ngược lại nếu như không phù hợp với lượng cầu đó thì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới việc tiêu thụ hàng hoá sản phẩm và sẽ không mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
+ Yếu tố tự nhiên: Nhóm này bao gồm tài nguyên thiên nhiên của đất nước, vị trí địa lý của các doanh nghiệp. Tài nguyên môi trường cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh rất lớn đối với nền kinh tế. Nếu như nguồn tài nguyên dồi dào sẽ làm cho giá nguyên vật liệu rẻ, chi phí sản xuất giảm dẫn đến giá thành sản phẩm giảm và làm tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Bên cạnh những thuận lợi cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, chi phí an toàn lao động, giá nguyên vật liệu tăng do tài nguyên khan hiếm mọi chi phí này làm cho hiệu quả kinh tế kém đi .
Ngoài tài nguyên thiên nhiên ra còn phải kể đến yếu tố vị trí địa lý, nếu như doanh nghiệp nào đó mà nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, tiện đường giao thông vận tải, tiện bến cảng, gần trung tâm...thì sẽ tiết kiệm được chi phí đầu vào rất nhiều như gần đường giao thông vận tải thì việc vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu sẽ ít tốn kém hơn, góp phần làm giảm giá thành hoặc nếu doanh nghiệp nào đó gần trung tâm kinh tế hơn thì sẽ thu hút được nhiều khách hành hơn ... Như vậy yếu tố vị trí địa lý của các doanh nghiệp là rất quan trọng nó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp rất nhiều.
b) Môi trường ngành
Môi trường ngành được hình thành bởi các nhân tố chủ yếu sau:
+ Các đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện có trong ngành. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cùng ngành và cùng sản xuất một mặt hàng hoặc một số mặt hàng thì có thể trở thành bạn hàng của nhau trong kinh doanh như giúp đỡ nhau về vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm song các doanh nghiệp này cũng có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Sự có mặt của các đối thủ này là động lực tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp nào muốn tồn tại phát triển thì phải tìm kiếm thông tin, phân tích, đánh giá chính xác khả năng của các đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra được những chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý, đem lại hiệu quả cao. Đối với thị trường đầu vào doanh nghiệp muốn tăng hiệu quả buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm biện pháp để giảm chi phí nhất là chi phí vật tư, nguyên vật liệu có thể mua trực tiếp, không qua nhiều khâu trung gian... Còn đối với thị trường đầu ra các doanh nghiệp phải xây dựng được những chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt thúc đẩy doanh số bán hàng, chiếm lĩnh thị trường và tăng hiệu quả kinh doanh, nếu doanh nghiệp mà định giá cao hơn giá thị trường thì sức mua hàng hoá đó sẽ giảm vì có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành đang tồn tại. Ngược lại, nếu doanh nghiệp định giá quá thấp thì hiệu quả kinh doanh cũng sẽ thấp.
+ Sức ép của nhà cung ứng: Có rất nhiều hình thức khác nhau mà nhà cung ứng có thể tác động tới việc thu lợi nhuận của công ty. Các nhà cung ứng có thể gây khó khăn làm giảm hiệu quả kinh doanh nếu như họ là nhà cung ứng độc quyền. Để tránh sức ép cuả nhà cung ứng thì doanh nghiệp phải tìm được những nhà cung ứng có uy tín, hơn nữa doanh nghiệp phải đa dạng hoá nhà cung ứng.
+ Sức ép của khách hàng: Nó được thể hiện ở chỗ khách hàng có thể buộc nhà sản xuất phải giảm giá bán sản phẩm thông qua việc tiêu dùng ít đi hoặc đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải cao hơn do có nhiều nhà sản xuất cùng ngành đang tồn tại trên thị trường, nếu như nhà sản xuất mà không đáp ứng được nhu cầu của họ thì họ sẵn sàng tẩy chay hàng hoá sản phẩm của mình. Ngày nay với sự mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất, cung lớn hơn cầu rất nhiều thì yếu tố khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp với phương châm khách hàng là “Thượng đế" phải phục vụ tận tình chu đáo thì mới có thể chiếm lĩnh được thị trường hay đồng nghĩa với tồn tại và phát triển.
+ Sự ảnh hưởng của các sản phẩm thay thế: Ngày nay có rất nhiều các mặt hàng có thể sử dụng thay thế cho nhau được do vậy khi một mặt hàng mà có giá thành quá cao thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang tiêu dùng mặt hàng khác mà cũng có thể thoả mãn nhu cầu của họ nhất là trong một nước có nền kinh tế chưa phát triển, đời sống nhân dân còn thấp. Sự sẵn có và giá cả của các sản phẩm thay thế trên thị trường sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh
1.2.2 Các nhân tố chủ quan
a/Nhân tố quản trị trong doanh nghiệp
Quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp là việc tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất sao cho hợp lý. Nhân tố quản trị liên quan trực tiếp tới việc lập kế hoạch kinh doanh tổ chức thực hiện kinh doanh hay nói cách khác là liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp muốn có bộ máy quản trị tốt phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ học vấn cao, không những nắm vững về tổ chức quản lý và kinh doanh mà còn phải nắm bắt được xu hướng biến động về nhu cầu tiêu dùng, thích ứng về cơ chế thị trường, phải có khả năng nhìn xa trông rộng, có khả năng tiên đoán, phân tích các tình huống để hoạch định cho doanh nghiệp mình một bước đi trong tương lai.
Hơn nữa việc lựa chọn bộ máy quản trị phù hợp với từng doanh nghiệp, từng loại hình kinh doanh đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ trôi chảy để từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
b/Nhân tố lao động
Lao động là một trong những nhân tố hàng đầu và quan trọng trong sản xuất, nó là nguồn tài sản trí tuệ có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động là như thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu đội ngũ lao động này mà có trình độ, nhiệt tình hăng say lao động thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong doanh nghiệp, hơn nữa mọi nỗ lực đưa khoa học kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh đều do con người quyết định và thực hiện chúng.
Như vậy không phải một nguồn nhân lực cứ đông đảo là đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Vì kèm theo số lượng lao động là phải đảm bảo đầy đủ chế độ tiền lương, chế độ chính sách xã hội do đó tác động đến yếu tố chi phí đầu vào, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Mặt khác nếu như đội ngũ lao động chỉ biết sản xuất, không có kiến thức sáng tạo thì sẽ bị tụt hậu và tất yếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh.
c/ Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh cũng là một yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có một nguồn vốn lớn nó sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là nền tảng, là cơ sở cho doanh nghiệp hoạt động góp phần đa dạng hoá mặt hàng, xác định đúng chiến lược thị trường, ngoài ra vốn còn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo độ cạnh tranh cao và giữ ưu thế lâu dài trên thị trường. Như vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hay vốn ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
d/ Trang thiết bị kỹ thuật
Ngày nay có lẽ công nghệ là nguồn thay đổi năng động nhất, sự thay đổi này mang lại những thách thức những đe doạ đối với các nhà doanh nghiệp, nó tạo ra những sản phẩm mới thay thế những sản phẩm cũ thường xuyên. Bên cạnh đó nó còn mang lại những thuận lợi nhờ có khoa học công nghệ mà con người được giải phóng sức lao động năng xuất tăng lên dẫn đến hiệu quả nâng cao. Mặt khác trang thiết bị kỹ thuật không những đáp ứng cho khách hàng sản phẩm tốt, hình thức đẹp, không có hại cho sức khoẻ con người mà còn đáp ứng được nhu cầu đặc biệt của nhóm khách hàng đặc biệt.
1.3. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và nhận thức đúng các phương pháp sau:
1.3.1. Phương pháp chi tiết
Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiêt theo những hướng khác nhau. Thông thường trong phân tích, phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau:
+ Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Mọi kết quả kinh doanh biểu hiện các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Với ý nghĩa đó phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi kết quả kinh doanh .
Ví dụ: Trong phân tích giá thành, chỉ tiêu đơn giá đơn vị sản phẩm hoặc mức chi phí thường được chi tiết theo các khoản mục giá thành.
+ Chi tiết theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian thường không đồng đều. Do vậy chi tiết theo thời gian sẽ làm cho việc đánh giá kết quả kinh doanh chính xác hơn. Tuỳ theo đặc tính của quá trình kinh doanh, tuỳ nội dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích và tuỳ mục đích phân tích khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian và chỉ tiêu chi tiết cho phù hợp.
+ Chi tiết theo địa điểm: Phương pháp này nhằm đánh giá kết quả kinh doanh của từngbộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhau, nhằm khai thác những mặt mạnh và khắc phục những mặt còn yếu kém của các bộ phận và phạm vi kinh doanh khác nhau .
1.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi nhất trong phân tích hiệu quả kinh doanh với mục đích đánh giá hiệu quả, đánh giá vị trí và xu hướng biến động của đối tượng phân tích.Các chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phân tích. Để cụ thể cho quá trình phân tích thường tiến hành so sánh bằng hai cánh: So sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối .
Các chỉ tiêu đưa ra phải thống nhất với nhau :
Mức tăng giảm
tuyệt đối
= Trị số chỉ tiêu
kỳ phân tích
- Trị số chỉ tiêu
kỳ gốc
- Đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu.
- Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.
- Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính của các chỉ tiêu về số lượng, thời gian và giá trị.
a/ Phương pháp so sánh tuyệt đối
Phương pháp này cho ta biết được khối lượng, quy mô tăng giảm của doanh nghiệp qua các thời kỳ phân tích hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau.
Mức tăng giảm trên chỉ phản ánh về lượng, thực chất của việc tăng giảm trên không nói là có hiệu quả, tiết kiệm hay lãng phí. Phương pháp này được dùng kèm với phương pháp khác khi đánh giá hiệu quả giữa các kỳ.
b/ Phương pháp so sánh tương đối
Phương pháp so sánh tương đối là phương pháp sử dụng các số liệu phần trăm, phần nghìn, số lần, ...được dùng để biểu hiện mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế, phản ánh cơ cấu của các bộ phận trong tổng thể. Phương pháp này gồm :
+ Số tương đối kế hoạch: Thường dùng trong việc xác định các chỉ tiêu kế hoạch.
Ví dụ phấn đấu sản xuất kỳ này sản phẩm loại A 70%, loại B 30%, không có loại C...Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch ở dạng:
- Dạng giản đơn: Tỷ lệ so sánh =
Trong đó: G1: Trị số chỉ tiêu thực hiện (kỳ phân tích)
Go:Trị số chỉ tiêu kế hoạch (kỳ gốc)
Nếu kết quả so sánh mà lớn hơn 100% thì doanh nghiệp làm ăn có lãi và ngược lại.
- Dạng có liên hệ: Mọi kết quả kinh doanh đều có mối quan hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, các bộ phận... Do vậy phương pháp giản đơn không phản ánh được toàn diện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ phản ánh được một khía cạnh đơn thuần mà phải sử dụng phương pháp ở dạng liên hệ.
Tỷ lệ so sánh =
Trong đó : G1: Trị số chỉ tiêu thực hiện (kỳ phân tích)
Go: Trị số chỉ tiêu kế hoạch (kỳ gốc)
GL1: Trị số chỉ tiêu cần liên hệ kỳ phân tích
GLo: Trị số chỉ tiêu cần liên hệ kỳ gốc
Phương pháp này chỉ ra hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với mối liên hệ với các nhân tố ảnh hưởng khác. Dùng phương pháp này giúp cho doanh nghiệp đánh giá đúng về thực chất hiệu quả kinh doanh của mình, xem xét hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có mang lại hiệu quả hay không.
- Dạng kết hợp:
Mức tăng giảm tương đối =
Trong đó : G1: Trị số chỉ tiêu thực hiện (kỳ phân tích)
Go:Trị số chỉ tiêu kế hoạch (kỳ gốc)
GL1: Trị số chỉ tiêu cần liên hệ kỳ phân tích
GLo: Trị số chỉ tiêu cần liên hệ kỳ gốc
Phương pháp này cho ta biết kết cấu, quan hệ, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu. Ngoài ra còn sử dụng số tương đối khác nữa như:
+ Số tương đối động thái : Thường dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng (mức biến động )của chỉ tiêu qua các thời kỳ, có 2 dạng:
Dạng 1: Dạng có định kỳ gốc (Dạng định gốc)
Tỷ lệ so sánh = i=1đ n
Trong đó: Gi: Trị số chỉ tiêu qua các năm nghiên cứu.
Go: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc
Dạng 2: Dạng thay đổi kỳ gốc (dạng liên hoàn)
Tỷ lệ so sánh = i=1đ n
+Số tương đối kết cấu: Tính tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể = (Trị số tăng bộ phận/Trị số tăng tổng thể) x100
+ Số tương đối cường độ (hiệu suất): Thường dùng để đánh giá tổng quát về chất lượng kinh doanh bằng so sánh các chỉ tiêu mặt lượng và mặt chất với nhau.
Ví dụ: So sánh lãi với vốn thì lãi là chỉ tiêu phản ánh mặt chất của kinh doanh còn vốn là chỉ tiêu phản ánh mặt lượng của kinh doanh .
Hệ số doanh lợi vốn = Lãi/ Vốn.
c/ So sánh bằng số bình quân
Số bình quân phản ánh chung nhất của một sự vật hiện tượng vì nó đã san bằng mọi chênh lệch giữa các bộ phận cấu thành. Ví dụ như lương bình quân, năng suất lao động bình quân... Khi dùng số bình quân để phản ánh đánh giá cần kết hợp sử dụng bình quân chung bình quân tổ và số tuyệt đối.
1.3.3. Phương pháp loại trừ
Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tính toán xác địng từng mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác, gồm có hai phương pháp:
- Phương pháp thay thế liên hoàn .
- Phương pháp số chênh lệch .
Ví dụ: Phân tích kinh tế Q =a.b.c.d
Kỳ gốc Q0 =ao.bo.co.do
Kỳ phân tích Q1 =a1.b1.c1.d1.
Trong đó : Q là Chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh
a, b, c, d...là các nhân tố ảnh hưởng .
o: Thể hiệu kỳ gốc .
1: Thể hiện kỳ phân tích .
+ Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp này được sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh doanh nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới đối tượng phân tích bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác tác động tới đối tượng phân tích.
Từ ví dụ trên ta có :
D a = a1.bo.co.do - ao.bo.co.do
D b = a1.b1.co.do - a1.bo.co.do
D c = a1.b1.c1.do - a1.b1.co.do
D d = a1.b1.c1.d1 - a1.b1.c1.do
D Q = a1.b1.c1.d1 - ao.bo.co.do
D Q = Q1- Qo.
+ Phương pháp số chênh lệch: Phương pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nhằm phân tích các nhân tố thuận lợi ảnh hưởng tới sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp chỉ áp dụng đối với trong trường hợp nhân tố có liên quan với chi tiêu bằng tích số và cũng có thể áp dụng trong trường hợp các nhân tố có liên quan với chỉ tiêu bằng thương số .
Ta có :
D a = (a1- ao).b.co.do = a1.bo.co.do- ao.bo.co.do
D b =a1.(b1-bo).co.do= a1.b1.co.do - a1.bo.co.do
D c = a1.b1.(c1- co).do = a1.b1.c1.do - a1.b1.co.do
D d=a1.b1.c1.(d1-do) = a1.b1.c1.d1 - a1.b1.c1.do
D Q = Q1- Qo.
Như vậy kết quả hai phương pháp là như nhau.
Phương pháp loại trừ có tác dụng cho phân tích là xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố tuy nhiên có nhược điểm là khi trật tự các nhân tố thay đổi làm cho kết quả thay đổi, vậy phải có quy ước để xắp xếp trật tự các nhân tố.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một ván đề phức tạp, có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh. Do đó để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu bộ phận.
1.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động, toàn bộ các khâu của quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp.
Không phải bất kỳ chỉ tiêu kết quả nào so với chỉ tiêu chi phí cũng có được chỉ tiêu hiệu quả, có ba chỉ tiêu hiệu quả quan trọng nhất mà các chủ doanh nghiệp và các kế toán trưởng phải biết vì nó mang tính phổ biến ngành nào cũng phải có, cũng phải tính đến.
+ Chỉ tiêu thứ nhất : Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu = x 100
Doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận, hay trong tổng doanh thu thu được thì có bao nhiêu % lợi nhuận.
+ Chỉ tiêu thứ hai:
Lợi nhuận
Tỷsuấtlợinhuận/Vốn= x100
Vốn bình quân
Mà Vốn bình quân = Tổng tài sản bình quân.
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân trong kỳ kinh doanh cứ một đồng vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào sản xuất kinh doanh đã tạo ra bao nhiêu đồng lãi .
+Chỉ tiêu thứ ba: Doanh thu
Số lần chu chuyển của tổng tài sản =
(khả năng tạo doanh thu của vốn ) Vốn bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân trong kỳ kinh doanh cứ một đồng vốn mà doanh nghiệp sử dụng đã tạo ra bao nhiêu đồng daonh thu (hay bình quân trong kỳ kinh doanh tài sản chu chuyển được mấy vòng ).
Trong ba chỉ tiêu nêu trên thì chỉ tiêu thứ hai là chỉ tiêu tổng hợp nhất vì:
Chỉ tiêu thứ hai = chỉ tiêu thứ nhất x chỉ tiêu thứ ba .
1.4.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu qủa kinh doanh bộ phận
Bên cạnh các chỉ tiêu kinh doanh tổng hợp phân tích khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh t._.rình độ sử dụng tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định , thì người ta còn sử dụng các chỉ tiêu bộ phận để phân tích hiệu quả kinh doanh của từng mặt hoạt động, từng yếu tố cụ thể.
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận đảm nhiệm hai chức năng sau :
- Phân tích có tính chất bổ xung cho chỉ tiêu tổng hợp để trong một số trường hợp kiểm tra và khẳng định rõ kết luận được rút ra từ các chỉ tiêu tổng hợp.
- Phân tích hiệu quả từng mặt hoạt động, hiệu quả sử dụng của tường yếu tố sản xuất kinh doanh nhằm tìm biện pháp tối đa hoá chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp. Đây là chức năng yếu tố của hệ thống chỉ tiêu này.
Mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp và chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận không phải là mối quan hệ cùng chiều, trong lúc chỉ tiêu tổng hợp tăng lên thì có thể những chỉ tiêu bộ phận tăng, giảm hoặc không đổi.
a/Hiệu quả sử dụng vốn
Để có yếu tố đầu vào doanh nghiệp cần có một lượng vốn kinh doanh nhất định, nếu thiếu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ngừng trễ hoặc kém hiệu quả. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ thấy được chất lượng quản lý , vạch ra khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định thông qua công thức doanh lợi so với toàn bộ vối sản xuất kinh doanh . Nhưng để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn ta phải đi sâu vào đánh giá từng bộ phậ cấu thành vốn đó là hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Số vòng quay toàn bộ vốn (SV v)
TR
Ta có : SVv =
VKD
Trong đó : SVv là số vòng quay của vốn.
TR: Là doanh thu.
VKD: Là vốn kinh doanh bình quân trong kỳ.
Chỉ tiêu này phẩn ánh sức sản xuất kinh doanh của toàn bộ số vòng, số vòng quay của vòng càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
* Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là toàn bộ số tiền đầu tư vào tài sản cố định.Tài sản cố định là những tư liệu lao động chử yếu có đặc điểm nổi bật là tham gia được vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh giữ nguyên được hình thái ban đầu đến khi phải huỷ bỏ do không còn giá trị sử dụng. Trong các doanh nghiệp thì tài sản cố định là cơ sở vật chất quan trọng để thực hiện kế hoạch cũng như là để sản xuất kinh doanh. Vốn nằm trong tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của doanh nghiệp.
Do đó sử dụng hiệu quả tài sản cố định (TSCĐ) sẽ góp phần không nhỏ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định có các chi tiêu sau :
Giá trị tổng sản lượng (Doanh thu )
1/ Sức sản xuất của = x 100
TSCĐ Nguyên giá bình quân tài sản cố định
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định thì sản xuất ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc giá trị tổng sản lượng.
Lãi
2/ Sức sinh lời của = x 100
tài sản cố định Nguyên giá bình quân tài sản cố định
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận .
Nguyên giá bình quân tài sản cố định
3/ Suất hao phí của = x 100
tài sản cố định Giá trị tổng sản lượng (Doanh thu, lãi)
Chỉ tiêu này cho biết để sản xuất 1 đồng giá trị tổng sản lượng (doanh thu, lãi ) thì phải sử dụng bao nhiêu đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định.
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ( VLĐ )
Vốn lưu động là vốn đầu tư vào tài sản lưu động của doanh nghiệp. Nó là tiền ứng trước về tài sản lưu động để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Đặc điểm của tài sản lưu động là luân chuyển không ngừng, luôn thay đổi hình thái biểu hiện, luân chuyển giá trị hình thái toàn bộ, một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:
Giá trị tổng sản lượng (Doanh thu )
1/ Sức sản xuất của VLĐ = x 100
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động thì tạo ra bao nhiêu đồng giá trị tổng sản lượng hay bao nhiêu đồng doanh thu . Nó có thể được dùng để so sánh giữa các thời kỳ của một đơn vị hoặc giữa các đơn vị cùng quy mô trong một thời kỳ.
Lãi
2/Sức sinh lời của vốn lưu động = x 100
Vốn lưu động bình quân
Nó phản ánh chất lượng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lới hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Vốn lưu động
3/ Suất hao phí của vốn lưu động = x 100
Giá trị tổng sản lượng
Chỉ tiêu này cho biết để sản xuất 1 đồng giá trị tổng sản lượng (doanh thu, lãi ) thì phải sử dụng bao nhiêu đồng vốn lưu động .Chỉ têu này còn gọi là chỉ số đảm nhiệm của vốn lưu động .
Doanh thu
4/ Số vòng quay của vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của vốn lưu động càng nhanh thì hiệu quả sử vốn lưu động càng hiệu quả .
b/Hiệu quả sử dụng lao động
Trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, lao động của con người có tính quyết định nhất. Việc sử dụng lao động có hiệu quả sẽ làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, điều này làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu sau để đánh giá xem doanh nghiệp đã sử dụng lao động có hiệu quả hay không
+Năng xuất lao động bình quân trong kỳ : W = Q/L
Trong đó : W là năng xuất lao động bình quân trong kỳ .
Q là giá trị (số lượng ) sản lượng tạo ra trong kỳ .
L là tổng lao động sử dụng bình quân trong kỳ .
+ Mức thu phập hoặc lợi nhuận đạt được trên một lao động
P
Hlđ =
L
Trong đó : Hlđ là mức thu nhập bình quân trên một lao động .
P là lợi nhuận đạt được trong kỳ .
Hai chỉ tiêu phản ánh đầy đủ về hiệu quả sử dụng lao động trong kỳ của doanh nghiệp cả về mắt số lượng và chất lượng .Tuy nhiên để đánh giá toàn diện hơn về hiệu quả sử dụng lao động, người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu như hiệu suất sử dụng lao động hay hiệu suất sử dụng thời gian lao động. Các chỉ tiêu này cho phép ta đánh giá hiệu quả sử dụng lao động và sử dụng số lượng thơì gian lao động hiện có, giảm số lượng lao động dư thừa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
ChươNG 2: Phân tích hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu
2.1 Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Bánh kẹo Hải Châu là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty mía đường I thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo, bột gia vị, mỳ ăn liền, nước uống có cồn và không cồn, bao bì thực phẩm. Hải Châu là công ty sản xuất bánh kẹo lớn nhất nước ta hiện nay. Quá trình hoạt động của công ty có thể chia làm các giai đoạn sau :
a/ Giai đoạn 1: Từ năm 1965-1975
Ngày 02-9-1965 được sự giúp đỡ của hai tỉnh Quảng Châu và Thượng Hải (Trung Quốc ) Bộ công nghiệp nhẹ quyết định thành lập nhà máy Bánh kẹo Hải Châu.
Nhà máy Bánh kẹo Hải Châu nằm trên đường Minh Khai ở phía Đông Nam thành phố Hà Nội thuộc quận Hai Bà Trưng, với diện tích 55000 m2 được chia thành các khu: Văn phòng 3000 m2, nhà xưởng 23000m2 được chia thành các khu , kho bãi 5000 m2 và diện tích còn lại phục vụ cho công cộng.
Khi thành lập nhà máy có ba phân xưởng sản xuất gồm:
- Phân xưởng mỳ sợi với sáu dây chuyền sản xuất, công suất từ 2,5 đến 3 tấn /ca.
- Phân xưởng kẹo với sáu dây chuyền sản xuất, công suất đạt 1,5 tấn /ca
- Phân xưởng bánh với một dây chuyền sản xuất , công suất đạt 2,5 tấn /ca.
Năm 1972 Nhà máy tách phân xưởng bánh kẹo sang nhà máy mỳ Tương Mai và sau này là nhà máy kẹo Hải Hà. Cùng trong thời gian này Nhà máy có thêm 6 dây truyền sản xuất mỳ của Liên Xô và xây thêm 1 dây chuyền sản xuất thủ công bánh kem xốp.
b/ Giai đoạn 2: Từ 1975- 1986
Năm 1976 với việc sát nhập nhà máy chế biến sữa Mẫu Sơn nhà máy có thêm 2 phân xưởng sấy phun để sản xuất sữa đậu nành và sữa bột cho trẻ em, công suất đạt 2,5 tấn / một ngày. Nhưng do hai loại sản phẩm này không có hiệu quả nên Nhà máy chuyển sang sản xuất bột canh và đã trở thành sản phẩm truyền thống của công ty .
Năm 1978 Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực Phẩm điều động 4 dây truyền sản xuất mỳ ăn liền ( Thiết bị cũ của Nhật Bản) từ công ty Sam Hoa(thành phố HCM ) ra thành lập phân xưởng sản xuất mỳ đạt 2,5 tấn/ca, trong đó 2 dây truyền không sản xuất được phải thanh lý, một dây truyền hỏng, chỉ còn một dây truyền chạy được song không có hiệu quả nên cũng ngừng sản xuất.
c/ Giai đoạn 3: Từ 1987 đến nay
Năm 1990 Nhà máy lắp đặt thêm 1 dây truyền sản xuất bia có công suất sản xuất 2000 lít một ngày, đây là dây truyền sản xất do nhà máy tự lắp đặt, thiết bị không đồng bộ, công nghệ sản xuất yếu kém nên giá thành sản xuất cao. Thêm vào đó, thuế suất đánh vào Bia cao nên dây truyền mang lại hiệu quả thấp, đến năm 1996 dây truyền sản xuất ngừng hoạt động.
Cũng năm 1990 Nhà máy lắp đặt thêm dây truyền sản xuất bánh quy của Đài Loan công suất 2,5-2,8 tấn/ ca , đây là dây truyền sản xuất hiện đại, sản phẩm sản xuất ra chất lượng cao.
Đến nay sản phẩm này trở thành sản phẩm chủ đạo của nhà máy (Tháng 10 năm 1998 nâng cấp lên 10 tấn/ca)
Năm 1993, nhận thấy chất lượng sản phẩm của Nhà máy chỉ đạt trung bình và thấp, Giám đốc Nhà máy quyết định lắp thêm một dây chuyền sản xuất Bánh kem xốp của Cộng Hoà Liên Bang Đức với công suất 1 tấn / ca, sản phẩm được thị trường chấp nhận và trở thành sản phẩm cao cấp trong ngành bánh kẹo .
Năm 1994 Nhà máy đầu tư thêm máy bao gói Nam Triều Tiênvà đầu tư thêm dây chuyền phủ socola của Cộng Hoà Liên Bang Đức, phủ socola cho các sản phẩm kem xốp, bánh quy với công suất 1 tấn /ca.
Năm 1996 Công ty liên doanh và thành lập xí nghiệp liên doanh Hải châu -Bỉ sản xuất kẹo Socola tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Cũng năm 1996 được sự giúp đỡ của Bộ y tế công ty nghiên cứu đưa công nghệ bột canh Iốt vào sản xuất.
Năm 1996-1997: Nhập hai dây chuyền kẹo thiết bị hiện đại và chuyển giao công nghệ của Cộng Hoà Liên Bang Đức, công suất 3400 tấn/năm.
Năm 1998-1999 Công ty tiếp tục đầu tư một bước mới: Di chuyển mặt bằng nâng công suất dây chuyền bánh bích quy từ 2,1tấn /ca lên 3,2 tấn /ca. Đầu tư một dây chuyền in phun điện tử, hai máy đóng gói kẹo, hoàn thiện dây chuyền sản xuất Bánh quy ép và một số trang thiết bị cho phân xưởng Bánh kem xốp và bột canh .
Đến nay Công ty đã có 50 chủng loại mặt hàng các loại và đã dành được nhiều huy chương vàng, được bình chọn vào Top ten "Hàng việt nam chất lượng cao ". Từ năm 1996-2000 công ty vẫn giữ vững và đầu tư chiều sâu mở rộng thị trường.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức -Bộ máy quản lý của công ty
Đặc điểm về tổ chức quản lý là đặc điểm có ảnh hưởng sâu, rộng nhất đối với quản lý lao động tại Công ty. Nếu đội ngũ tổ chức quản lý được xây dựng một cách khoa học, gắn với những nguồn lực trong và ngoài doanh nghiệp thì sẽ nâng cao được hiệu quả của việc quản lý nói chung và của công tác quản lý lao động nói riêng. Bộ máy quản lý của công ty bao gồm bẩy phòng ban gián tiếp và sáu phân xưởng sản xuất được tổ chức theo sơ đồ sau
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Phòng
Kỹ thuật
Phó Giám Đốc kỹ thuật
Phó Giám Đốc kinh doanh
Giám Đốc
Phòng Tài vụ
Phòng Tổ chức
Ban xây
dựng
cơ bản
Ban bảo vệ t.h thi đua
Phòng
Kế hoạch vật tư
Phòng
Hành chính
Phân xưởng kẹo
Phân xưởng bánh I
Phân xưởng bánh II
Phân xưởng bánh III
Phân xưởng bột canh
Phân xưởng phục vụ sản xuất
Phòng
Hành chính
Phân xưởng cơ điện
Dựa vào sơ đồ trên ta thấy, tổ chức quản lý của công ty gồm hai cấp là cấp công ty và cấp phân xưởng ở cấp công ty cơ cấu được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Do ưu điểm của mô hình này là phù hợp với công ty có quy mô vừa, đồng thời nó kết hợp ưu điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng với nhau. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Bánh kẹo Hải châu gồm có Ban giám đốc, phòng chức năng và hai ban (Ban xây dựng cơ bản, Ban bảo vệ tổng hợp thi đua).
Ban giám đốc gồm có: Giám đốc, phó giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc kinh doanh .
Các phòng ban chức năng gồm: Phòng tổ chức,
phòng kỹ thuật, phòng tài vụ, phòng kế hoạch vật tư, phòng hành chính, ban bảo vệ tổng hợp thi đua, ban xây dựng cơ bản.
Nói chung, với bộ máy quản lý như vậy thì Công ty Bánh kẹo Hải Châu là một trong những doanh nghiệp nhà nước có bộ máy quản trị tương đối tiên tiến. Nhưng để phát huy thế mạnh của nó nhằm quản lý các nguồn lực, đặc biệt là quản lý lao động thì đòi hởi các nhà quản lý phải có những phương pháp mới, hiệu quả hơn.
2.1.3. Đặc điểm lao động của Công ty
Một doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thì việc sử dụng lãng phí sức lao động là không thể chấp nhận được. Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp phải xác định cho mình một số lượng cần thiết nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
Thực tế hiện nay, Công ty Bánh kẹo Hải Châu có số lượng lao động giảm hơn so với những năm vào thời kỳ đầu, cụ thể vào giai đoạn 1965-1975 lực lượng của Công ty khoảng 850 người, giai đoạn 1976-1985: Khoảng 1250 người đây là thời kỳ Công ty hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung nên chưa chú trọng tới hiệu quả lao động.Tiếp đến giai đoạn 1986-1994 Công ty giảm biênchế nên số lượng lao động chỉ còn 950 người. Vào năm 1995 chỉ còn 580 người, sau đó tăng dần theo các năm cụ thể trong một số năm gần đây tình hình lao động của Công ty như sau:
Bảng 1: Tình hình lao động tại Công ty (1999-2001)
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số lượng
(Người)
%
Số lượng
(Người)
%
Số lượng
(Người)
%
Tổng số lao động
788
100
890
100
1035
100
Lao động trực tiếp
645
81,85
727
81,68
849
82,02
Lao động gián tiếp
143
18,15
163
18,32
186
17,98
Trong đó cán bộ quản lý
61
7,74
68
7,64
80
7,7
Nguồn : Phòng tổ chức Công ty
Qua bảng trên ta thấy tình hình lao động của Công ty trong những năm gần đây không có biến động lớn. Điều này cho thấy Công ty đã thực hiện được theo nguyên tắc sử dụng lao động có hiệu quả nhất. Cụ thể năm 1999 số lao động là 788 người năm 2000là 890 người tăng 102 người so với năm 1999 tương ứng 12,94%, đến năm 2001 tăng lên 145 người so với năm 2000 tương ứng 16,29%.
Số lao động gián tiếp dao động trong khoảng 17%-19% tổng số lao động của Công ty. Số lượng có xu hướng tăng lên là để phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm là điều tất yếu, trong khi dây truyền sản xuất ngày càng được hiện đại hoá.
Số lao động trực tiếp chiếm khoảng hơn 80% tổng số lao động của toàn Công ty.
Trong đó tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 72-73%. Tỷ lệ này tương đối cao nhưng phù hợp với công việc sản xuất Bánh kẹo ở các khâu bao gói thủ công. Đây cũng là một đặc điểm của ngành sản xuất Bánh kẹo, Bột canh .
Mặt khác cũng do sự biến động về lao động, do Công ty sản xuất theo mùa vụ, thường vào cuối năm hoặc đầu năm đòi hỏi số lượng lao động nhiều hơn vì vào thời điểm này số lượng sản phẩm tiêu thụ rất lớn. Cho nên cần phải thuê thêm công nhân điều này cũng ảnh hưởng tới chất lượng và sản phẩm do tay nghề của số người thuê thêm không cao. Nhưng nếu tuyển chính thức thì dẫn tới hậu quả là lãng phí lao động, ảnh hưởng tới chi phí. Sau đây là sự biến động về lao động trong năm (1999-2001).
Bảng 2: Biến động về lao động trong năm 1999-2001
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số lượng
(Người)
Tỷ trọng (%)
Số lượng
(Người)
Tỷ trọng (%)
Số lượng
(Người)
Tỷ trọng (%)
1. Lao động biên chế
673
80,8
640
71,9
725
70,04
2. Lao động hợp đồng
151
19,2
250
28,1
310
29,96
Tổng số lao động
788
100
890
100
1035
100
Nguồn: Phòng tổ chức Công ty
Từ bảng trên ta thấy số lao động biên chế của Công ty có tăng nhưng không đáng kể, năm 1999 là 637 người chiếm 80,8% tổng lao động, năm 2000 là 640 người chiếm 71,9% tổng số lao động tăng ba người so với năm 1999 đến năm 2001 là 725 người chiếm 70,04% tổng số lao động. Trong khi đó lao động hợp đồng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Năm 1999 là 19,2 %, năm 2000 là 28,1% và năm 2001 là 29,96%. Tỷ lệ lao động cao như vậy là do Công ty sản xuất không đồng đều thường sản xuất vào cuối năm để phục vụ tết. Do đó để khắc phục Công ty phải có phương án đảm bảo dự trữ sản phẩm cho tiêu thụ vào cuối năm và đầu năm.
2.1.4. Vốn và cơ sở vất chất kỹ thuất
+ Vốn và nguồn vốn là đặc điểm quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Nhận thức được điều đó trong một số năm vừa qua Công ty đã có những biện pháp nhằm quản lý tốt hơn về vốn và nguồn vốn. Sau đây là tình hình tài chính của Công ty trong mấy năm qua, được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3: Tình hình vốn và cơ cấu vốn của Công ty trong năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Giá
trị
( Triệu đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá
trị
( Triệu đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá
trị
( Triệu đ)
Tỷ
trọng
(%)
I. Tài sản
1. TS lưu động
2. TS cố định
21056,7
29318,3
41,78
58,22
26780,2
30315,1
46,9
53,1
40631
35150
54,07
45,93
Tổng tài sản
50375
100
57095,3
100
75781
100
II. Nguồn vốn
1.Nợ phải trả
2.Vốn chủ sở hữu
23827,4
26547,6
47,3
52,7
245313
32564
42,96
57,04
42561
33220
56,16
43,84
Tổng nguồn vốn
50375
100
57095,3
100
75781
100
Hệ số tự chủ tài chính
Hệ số nợ
0,527
0,473
0,57
0,43
0,44
0,56
(1999-2001)
Nguồn : Phòng kế toán tài vụ của Công ty .
Qua bảng trên ta thấy, tài sản của Công ty Bánh kẹo Hải Châu năm 2000 tăng 13,3%so với năm 1999 tương ứng với số tiền là 6720,3 triệu đồng. Trong đó tài sản lưu động tăng 5723,5 triệu chiếm 7,18% so với năm 1999. Tài sản cố định tăng 3,4% ứng với số tiền là 997 triệu. Năm 2001 tăng 18685 triệu so với năm 2000, tức 32,72% trong đó tài sản lưu động tăng 13850,8 triệu. Tài sản cố định tăng 4834,9 triệu đồng .
Về nguồn vốn nhìn chung Công ty có khả năng tự chủ về tài chính, năm 1999 vốn chủ sở hữu là 26547,6 triệu đồng đến năm 2000 là 32564 triệu đồng tăng 6016,4 triệu đồng so với năm 1999, đến năm 2001 là 3322 triệu đồng tức chỉ tăng 674 triệu đồng so với năm 2000. Trong đó số nợ phải trả năm 2000 tăng 703,9 triệu đồng, năm 2001 tăng 18029,7 triệu đồng. Như vậy hệ số nợ của Công ty năm 1999 là 0,473 năm 2000 là 0,4296 giảm 0,0433 so với năm 1999 còn năm 2001 thì hệ số nợ là 0,5716. Như vậy tăng 0,1319 so với năm 2000.
Vậy năm 2001 số nợ phải trả lớn hơn số vốn chủ sở hữu là 9341 triệu đồng điều này cho thấy Công ty đã lợi dụng , chiếm vốn được tuy nhiên đây cũng là một vấn đề cần lưu ý bởi vì khi số nợ phải trả quá lớn thì cũng ảnh hưởng tới vấn đề kinh doanh của Công ty nếu Công ty làm ăn không tốt.
+ Cơ sở vất chất: Thiết bị công nghệ là yếu tố trực tiếp nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, mở rộng sản xuất của Công ty. Trong những năm gần đây Công ty đã đổi mới công nghệ đầu tư một số dây truyền sản xuất bánh kẹo hiện đại nhằm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, hiện nay, Công ty Bánh kẹo Hải Châu có hai dây truyền sản xuất bánh kem xốp, hai dây truyền sản xuất kẹo và một dây truyền sản xuất bột canh, một dây truyền sản xuất lương khô nằm trong bốn phân xưởng của Công ty.
Cho đến nay hệ thống trang thiết bị của Công ty là tương đối hiện đại bảng dưới đây phản ánh tình hình trang thiết bị của Công ty.
Bảng 4 : Tình hình trang thiết bị máy móc của Công ty
Phân xưởng
Tên máy
Năm đưa vào sử dụng
Hiệu suất sử dụng
Công suất thiết kế
Công suất sử dụng
%
Bánh I
DCHươngThảo
DC Hải Châu
1996
1991
2,6 T/ca
2,5T/ca
1,6 T/ca
2,115 T/ca
61,5
84,6
Bánh II
DC Kem xốp
DC kem phủ socola
1993
1995
1T/ca
0,5T/ca
0,8T/ca
0,34T/ca
80
70
Bột canh
Thủ công
Máy dán túi
1970
1993
10-12T/ca
45-50Túi/phút
10-12 T/ca
45-50Túi/phút
100
100
Kẹo
DC Kẹo cứng
DC Kẹo mềm
1996
1996
2,4 T/ca
3T/ca
1,8 T/ca
1,92T/ca
75,5
60,4
Nguồn : Phòng kế hoạch vật tư.
Nhìn vào bảng trên ta thấy Công ty vẫn chưa khai thác hết được công suất thiết kế của dây truyền đặc biệt là dây truyền sản xuất kẹo (với công suất sử dụng kẹo cứng là 75,5% kẹo mềm là 60,4%), dây truyền sản xuất bánh I (với dây truyền Hương Thảo là 61,5% và dây truyền Hải Châu 84,6%).
Việc sử dụng dây truyền sản xuất giữa công suất sử dụng so với công suất thiết kế không được tối đa là do nhiều nguyên nhân như không tiêu thụ hết được sản phẩm (tồn kho lớn ), nguồn cung ứng nguyên vật liệu, máy móc...Trong đó việc quản lý lao động chưa được tốt cũng là một nguyên nhân cơ bản đẫn đến không khai thác được tối đa công suất thiết kế. Công ty muốn tận dụng được công suất sử dụng là tương đương với công suất thiết kế thì phải tăng cường công tác thị trường ,quản lý chặt chẽ các nguồn lực, trong đó quản lý lao động là quan trọng nhất và mang tính quyết định .
Tuy nhiên nhìn chung về mặt tình hình trang thiết bị vẫn chưa đồng bộ . Bên cạnh những dây truyền sản xuất mới hiện đại còn có những dây truyền sản xuất sản phẩm truyền thống lạc hậu thủ công bán cơ khí như dây truyền sản xuất bánh Hương Thảo, ngoài ra Công ty chưa chuẩn bị chu đáo những thiết bị phụ trợ như máy nổ , do đó khi gặp sự cố thì sản xuất bị gián đoạn ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty.
So với một số đối thủ cạnh tranh như Hải Hà, Biên Hoà, Lam Sơn, Kinh Đô ...thì Công ty còn kém họ một số dây truyền như kẹo cao su, Bim Bim, Bánh mặn ... Do đó làm cho sản phẩm của Công ty không được phong phú , phần nào làm giảm lợi thế cạnh tranh của Công ty, đồng thời ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty.
2.1.5. Kết quả đạt được của Công ty trong những năm gần đây
Sau năm 1986 với chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước ta Công ty Bánh kẹo Hải Châu nói riêng và các Công ty bánh kẹo khác trong cả nước nói chung như được thổi nguồn sinh khí mới đó là nhà nước ta xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Chính tại thời điểm này Công ty đã tự khẳng định mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 15đ20% từ sản xuất thủ công là chính Công ty đã chuyển sang cơ chế sản xuất cơ giới và bán tự động hoá, lợi nhuận không ngừng tăng. Cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế thế giới ,với tư duy nhạy bén và tầm nhìn chiến lược của thời đại, Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã không ngừng phát triển, sản phẩm của Công ty đã ngày càng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong những năm qua Công ty đã đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để đưa ra đời những sản phẩm mới có chất lượng cao, đa dạng, phong phú về chủng loại, giá cả hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, do vậy mà trong một số năm qua Công ty đã đạt được danh số bán tương đối. Hơn nữa Công ty đã được xếp vào Top ten "Hàng việt nam chất lượng cao", sản phẩm chính của công ty như các loại bánh (bánh quy, bánh HươngThảo, Quy bơ, kem xốp, kẹo các loại...). Sau đây là tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Bánh keo Hải Châu.
Bảng 5 :Kết quả sản xuất, kinh doanh (1999-2001)
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện qua các năm
1999
2000
2001
1.Giá trị tổng sản lượng
2.Tổng doanh thu (có thuế)
3. Lợi nhuận thực hiện
4. Các khoản nộp ngân sách
5. Sản phẩm chủ yếu:
Trong đó gồm :
- Bánh các loại
- Kẹo các loại
- Bột canh các loại
6.Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên /1Tháng.
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
1000 đ
104873
129583
2530
8645
12463
4715
1201
6547
900
119519
150106
3450
7275
14257,37
5670,4
1393,02
7193,95
1000
137448
165117
3250
6173
16516
6721
1410
8385
1100
Nguồn : Phòng kế toán tài vụ.
Qua bảng trên ta thấy sản phẩm sản xuất ra của Công ty trong mấy năm qua có tăng năm 1999 là 124653 tấn thì đến năm 2000 là 14257,37 tấn tổng sản phẩm các loại tăng 1794,37 tấn tức 14,4% so với năm 1999. Đến năm 2001 là 16516 tấn tăng 2258,63 tấn tức 15,84% so với năm 2000. Cũng qua bảng số liệu trên cho ta thấy, giá trị tổng sản lượng của Công ty cũng tăng đều trong các năm 1999 là 104873 triệu đồng, năm 2000 là 119519 triệu đồng tăng 14646 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 13,97 % so với năm 1999, năm 2001 là 137448 triệu đồng tăng 17929 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 15% so với năm 2000.
Về doanh thu, năm 1999 tổng doanh thu là 129583 triệu đồng đến năm 2000 là 150106 triệu đồng tăng 20523 triệu đồng tức tăng 15,84% so với năm 1999 đến năm 2001 thì tổng doanh thu là 165117 triệu đồng tăng 15011 triệu đồng tức tăng 10 % so với năm 2000. Như vậy doanh thu của Công ty tăng đều đặn qua các năm từ 10 đ16%.
Các khoản phải nộp ngân sách năm 2000 giảm 1370 triệu đồng so với năm 1999 và năm 2001 khoản nộp ngân sách lại giảm 1099 triệu đồng so với năm 2000. Nguyên nhân các khoản nộp ngân sách giảm là do Công ty đã giảm nhập khẩu do vậy thuế nộp giảm. Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và đã được chi gục thuế Hà Nội tặng bằng khen về thành tích này.
Trên đây là toàn bộ kết quả đạt được của Công ty trong những năm gần đây (1999-2001).
2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu (1999-2001)
Qua kết quả phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Châu trong mấy năm gần đây cho thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng. Cùng với sự đầu tư trang thiết bị kỹ thuật có chiều sâu và sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng, đa dạng hoá sản phẩm đã góp phần thúc đẩy tăng doanh thu, tăng lợi nhuận tuy nhiên năm 2001 thì lợi nhụân giảm so với năm 2000, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. Để đánh giá
một cách chính xác, toàn diện về tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng, ta phải đi sâu vào phân tích một số chỉ tiêu sau.
2.2.1. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Chỉ tiêu này cho ta nhận định khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu như: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân,...Hiệu quả tổng hợp của Công ty Bánh kẹo Hải Châu được phản ánh qua các chỉ tiêu ở bảng dưới đây :
Bảng 6: Hiệu quả tổng hợp của Công ty (1999-2001)
Chỉ Tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
Giá trị
2000/ 99 (%)
Giá trị
2001/
2000 (%)
Doanh thu thuần
Triệu đ
122853
141526
115,2
153647
108,56
Tổng chi phí
Triệu đ
121353
13948
114,94
152563
109,38
Lợi nhuận ròng
Triệu đ
1500
2046
136,4
1084
52,98
Vốn sản xuất bình quân
Triệu đ
50375
57093,5
113,34
75781
132,727
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
Đồng
1,22
1,45
118,9
0,7
48,3
Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn sản xuất bình quân
Đồng
2,98
3,58
120,13
1,43
39,95
Số lần chu chuyển của tổng tài sản
Lần
2,44
2,48
101,64
2,03
81,85
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ .
Qua bảng trên cho ta thấy, nhìn chung doanh thu thuần của Công ty tăng qua các năm cụ thể ở đây là doanh thu thuần năm 2000 tăng 18673 triệu đồng tương ứng là tăng 15,2% so với năm 1999, còn năm 2001 tăng là 12121 triệu đồng tưng ứmg là tăng 8,56% so với năm 2000. Mặc dù doanh thu thuần tăng như vậy nhưng lợi nhuận ròng lại tăng giảm không đều cụ thể năm 1999 lợi nhuận đạt 1500 triệu đồng, đến năm 2000 lợi nhuận là 2046 triệu đồng tức tăng 546 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 36,4% so với năm 1999. Nhưng đến năm 2001 lợi nhuận đạt được chỉ là 1084 triệu đồng tức giảm 962 triệu đồng tương ứng với mức giảm là 47,02 % so với năm 2000. Nguyên nhân chính ở đây là do tổng chi phí của các năm tăng giảm không đồng đều, cụ thể như sau: Năm 1999 tổng chi phí là 121353 triệu đồng, năm 2000 tổng chi phí là 139480 triệu đồng tăng 18127 triệu đồng tương ứng là 14,94% so với năm 1999, thế nhưng đến năm 2001 tổng chi phí là 152563 triệu đồng tăng là 13083 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 9,38 % so với năm 2000. Cũng qua các chỉ tiêu trên cho ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả nhưng nói chung so với các Công ty khác thì phần nào còn hạn chế hơn Ví dụ như Công ty bánh kẹo Hải Hà mức tăng trưởng hàng năm bình quân là 20% ...
Qua bảng trên ta thấy:
+Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = lợi nhuận/ doanh thu.
Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, năm 1999 tỷ suất lợi nhuận / doanh thu như sau: cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại được 1,22 đồng lợi nhuận, năm 2000 tăng lên 1,45 đồng tốc độ tăng trưởng tương ứng là 18,9% so với năm 1999, và năm 2001 chỉ đạt 0,7 đồng tỷ lệ tương ứng giảm 51,7% so với năm 2000. Năm 2000 là năm có tốc độ tăng nhanh nhất, điều này chủ yếu là do tốc độ tăng lợi nhuận năm 2000 khá cao 36,4% so với năm 1999.
+Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất bình quân.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất bình quân = lợi nhuận/ vốn sản xuất bình quân.
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn sản xuất bình quân sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, cũng qua chỉ tiêu này cho Công ty biết được việc sử dụng vốn của Công ty mình có hiệu quả hay không để từ đó các cán bộ phòng ban có biện pháp sử lý và đề ra phương hướng phát triển chung cho toàn Công ty, cụ thể năm 1999 chỉ tiêu này của Công ty là 2,98 tức là cứ 100 đồng vốn sản xuất bình quân thì thu được 2,98 đồng lợi nhuận đến năm 2000 chỉ tiêu này của Công ty đạt 3,58 tức là cứ 100 đồng vốn sản xuất bình quân thì thu được 3,58 đồng tăng 0,6 đồng tỷ lệ tương ứng là 20,13% so với năm 1999, thế nhưng đến năm 2001 thì con số này lại giảm chỉ còn1,43 giảm so với năm 2000 là 2,15 đồng tỷ lệ giảm tương ứng là 60,05 %. Như vậy trong năm 2001 tỷ suất lợi nhuận so với vốn sản xuất bình quân là giảm, đây là một vấn đề cần các nhà quản lý, lãnh đạo quan tâm xem xét. Mặt khác, sở dĩ chỉ tiêu này năm 2001 giảm là do Công ty đã đầu tư một lượng nguồn vốn lớn 75781 triệu đồng, tăng so với năm 2000 là 32,72% trong khi đó lợi nhuận thì lại giảm 47,02 % so với năm 2000.
+ Chỉ tiêu Số lần chu chuyển của tổng tài sản:
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này =
Vốn sản xuất bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số lần chu chuyển của tổng vốn sản xuất kinh doanh cụ thể năm 1999 là 2,44 lần, năm 2000 là 2,48 lần tăng so với năm 1999 là 0,04 lần điều này cho thấy việc sử dụng vốn sản xuất
bình quân có hiệu quả hơn song không đáng kể, Công ty cần phải tận dụng nguồn vốn hơn nữa. Năm 2001 con số này chỉ là 2,03 lần giảm so với năm 2000 là 0,45 lần cho thấy việc sử dụng vốn sản xuất bình quân kém hiệu quả hơn năm trước, do số vốn đầu tư tăng nhanh, nhưng tốc độ tăng của doanh thu không nhanh bằng.
Nói chung để đạt được kế._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0349.doc