Chương I
Cơ Sở Lý Luận Của Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh
I. Khái niệm hiệu quả kinh doanh và phân loại hiệu quả kinh doanh
1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa kết quả đầu ra với nguồn lực dầu vào để tạo ra đầu ra đó.
Trong đó các nguồn lực đầu vào là:
- Lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn vay
Các kết quả đầu ra là:
- Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận.
Hiệu quả gồm hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
Hiệu quả tuyệt đố
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh Nhà máy cơ khí Hồng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i được xác định như sau:
A = K – C
Trong đó:
A: Hiệu quả sản xuất kinh doanh
K: Kết quả thu được
C: Nguồn lực đầu vào
Căn cứ vào nguồn lực đã bỏ ra để thu kết quả thì chỉ tiêu hiệu quả tương đối được xác định như sau:
K
A =
C
Trong đó:
A: Hiệu quả kinh tế
C: Nguồn lực bỏ ra
K: Kết quả đạt được
2. Phân biệt kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Bản chất của hiệu quả kinh doanh chính là hiệu quả của lao động xã hội, nó phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Song nó cũng là thước đo trình độ tiết kiệm các yếu tố đầu vào, nguồn nhân lực xã hội. Tiêu chuẩn hoá hiệu quả đặt ra là tối đa hoá kết quả hoặc tối thiểu hoá dựa trên nguồn lực sẵn có.
Còn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình kinh doanh nhất định kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả được phản ánh bằng chỉ tiêu định lượng như uy tín, chất lượng sản phẩm.
3. Phân loại hiệu quả kinh doanh
a. Xét trên góc độ doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là rất đa dạng, do đó hiệu quả hiệu qủ đạt được cũng đa dạng và có thể phân chia hiệu quả thành các loại sau:
_ Hiệu quả hoạt động kinh doanh chính và phụ: Là tỷ số giũa doanh thu tiêu thụ sản phẩm và chi phí cho việc sản xuất kinh doanh khối lượng sản phẩm hành hoá đó, nó phụ thuộc vào hoạt đông kinh doanh chính và phụ của doanh nghiệp.
_ Hiệu quả hoạt động liên doanh liên kết: Là tỷ số giữa thu nhập được phân chia từ kết quả hoạt động liên doanh liên kết với chi phí bỏ ra để tham gia liên doanh liên kết.
_ Hiệu quả thu được do các nghiệp vụ tài chính: là tỷ số giữa thu và chi mang tính chất nghiệp vụ tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh.
_ Hiệu quả các hoạt động khác: là kết quả của các hoạt động kinh tế khác ngoài các hoạt động đã nêu trên so với chi phí đã bỏ ra các hoạt động này.
Hoạt động có hiệu quả đầu tiên là giúp doanh nghiệp tồn tại, tái sản xuất và tái mở rộng. Mặt khác hoạt động sản xuát kinh doanh co hiệu quả để tạo điều kiện đẻ doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm, giúp cho doanh nghiệp củng cố được vị trí và điều kiện của người lao động. Nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, thu không bù đắp được chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiếp đó tất yếu đi đến phá sản.
b. Xét trên góc độ xã hội
Hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá bằng những đóng góp của doanh nghiệp đối với nền kinh tế đất nước.
Hiệu quả của hoạt động sản xuát kinh doanh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét ở những khoản đóng góp nghĩa vụ này. Mặt khác có hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì bản thân mỗi doanh nghiệp cũng góp phần làm tăng tổng sản phẩm quốc nội hay nói khác là góp phần cải thiện đời sông của người lao động.
4. ý nghĩa của viêc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Đối với nền kinh tế quốc dân:
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế quan trọng, phản ánh yêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực, trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của sản xuất trong cơ chế thị trường. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất càng hoàn thiện, càng nâng cao hiệu quả. Càng nâng cao hiệu quả thì càng hoàn thiện quan hệ sản xuất và trình độ hoàn thiện sản xuất ngày càng cao yêu cầu của quy luật kinh tế ngày càng thoả mãn và điều kiện quản lý kinh tế cơ bản ngày càng đựoc phát huy đầy đủ hơn vai trò của nó. Tóm lại, càng nâng cao hiệu quả kinh doanh đem lại cho quốc gia sự phân bố, sử dụng các nguồn lực càng hợp lý thì càng có hiệu quả.
Đối với bản thân doanh nghiệp:
Hiệu quả kinh doanh xét về tuyệt đối chính là lợi nhuận thu được. Nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp bảo toàn và phát triển về vốn, qua đó doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh cảu mình trên thị trường, vừa giải quyết tốt đời sống lao động, vùa đầu tư mở rộng, cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Do vậy, hiệu quả chính là căn cứ quan trọng và chính xác để doanh nghiệp đánh giá các hoạt động của mình. Nhận thức đúng đắn về hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
Đối với người lao động
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là động lực thúc đẩy, kích thích người lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm tới kết quả lao động của mình. Nâng cao hiệu quả sản xuất đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống người lao động trong doanh nghiệp để tạo động lực trong sản xuất, do đó năng suất lao động sẽ được tăng cao, tăng cao năng suất lao động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
II. Nội dung và một số chỉ tiêu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
1. Nội dung phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Để biết được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có đạt hiệu quả hay không ta cần phân tích các kết quả đầu ra và các nguồn lực đầu vào.
Kết quả đầu ra của một hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu lợi nhuận....Do vậy khi phân tích các kết quả đầu ra ta cần phân tích những chỉ tiêu này.
Nguồn lực đầu vào bao gồm các yếu tố: Nhân lực, tài lực, vật lực...mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ sản xuất kinh doanh. Cụ thể chúng ta cần các chỉ tiêu như:
a. Hiệu quả sử dụng lao động
Phân tích ảnh hưởng các yếu tố lao động đến sản xuất là đánh giá cả hai mặt về số lượng và về chất lượng ảnh hưởng đến sản xuất. Điều này có nghĩa rất quan trọng vì qua phân tích chúng ta có thể đánh giá được tình hình biến động về số lượng lao đọng, tình hình tăng năng suất lao động, tình hình bố trí cũng như tình hình sử dụng thời gian lao động để thấy rõ khả năng mặt mạnh cũng như mặt còn hạn chế của lao động. Trên cơ sở đó mới có biện pháp khai thác quản lý sử dụng hợp lý lao động để làm tăng năng suất lao động
Một số chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng lao động
Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, lao động của con người là có tính chất quyết định nhất. Sủ dụng lao động co hiệu quả sẽ làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhận cho doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu sau để đánh giá xem doanh nghiệp đã sử dụng lao động có hiệu quả hay không.
+ Năng suất lao động bình quân trong kỳ:
Q
W =
L
Trong đó: W: Năng suất lao dộng bình quân trong kỳ
Q: Giá trị tổng sản lượng
L: Tổng số lao động bình quân sử dụng trong kỳ
+ Mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên một lao động
LN
Hlđ =
Lbq
Trong đó: Hlđ: Mức thu nhập bình quân trên một lao động
LN: Lợi nhuận đạt được trong kỳ
Lbq: Lao động bình quân trong kỳ
Hai chỉ tiêu trên phản ánh đầy đủ về hiệu quả sử dụng lao động trong kỳ của doanh nghiệp về mặt chất lượng cũng như số lượng. Tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu như hiệu suất sử dụng lao động hoặc hiệu suất sử dụng thời gian lao động.
Ngoài ra tiền lương chính là khoản thu nhập chính của người lao động. Nó được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất vật chất và được trả cho người lao động để bù đắp sức lao động đã hao phí.
Lợi nhuận( doanh thu )
Hiệu suất tiền lương =
Tổng tiền lương
Hiệu suất tiền lương cho biết 1 đồng tiền lương tương ứng với bao nhiêu đồng lợi nhuận hay doanh thu.
b. Hiệu quả sử dụng tài sản
+ Tình hình thiết bị và sử dụng tài sản cố định tài sản cố định là cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Số lượng và giá trị của tài sản cố định phản ánh năng lực hiện có, trình độ khoa học kỹ thuật mà doang nghiệp đầu tư nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thanh sản phẩm. Mặt khác sử dụng hết công suất của tài sản cố định là một biện pháp quan trọng để thực hiện tốt kế hoạch sản xuất. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình trang thiết bị của tài sản cố định.
Phân tích tài sản cố định là phân tích tình trạng thiết bị tài sản cố định, cơ cấu tài sản cố định là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại tài sản cố định trong toàn bộ tài sản cố định xét về mặt giá trị. Phân tích cơ cấu tài sản cố định là xem xét đánh giá tình hình hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng loại tài sản cố định, trên cơ sở đó hướng đầu tư xây dựng tài sản cố định một cách hợp lý.
Xét trong mối quan hệ tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tỷ trọng của tài sản dùng ngoài việc kinh doanh.
Một số chỉ tiêu để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định
Công thức dưới đây cho ta biết cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu và lợi nhuận.
Tổng doanh thu thuần
Sức sản xuất của tài sản cố định =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này biểu hiện kết quả kinh doanh của mỗi đơn vị giá trị TSCĐ
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lời của tài sản cố định =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSCĐ bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận và doanh thu
+ Tình hình sử dụng tài sản lưu động
Một số chỉ tiêu để phân tích tài sản lưu động
Doanh thu
Sức sản xuất của TSLĐ =
TSLĐbq
Lợi nhuận
Sức sinh lợi của TSLĐ =
TSLĐbq
c. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Để xác định liệu quả nguồn vốn người ta thường dùng các hệ quả sử dụng vốn:
Doanh thu
Hiệu suất sử dụng nguồn vốn kinh doanh =
Nguồn vốn kinh doanh bình quân
Lợi nhuận
Mức doanh lợi chung =
Tổng nguồn vốn bình quân
Lợi nhuận
Mức lợi nhuận trên doanh thu thuần =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này nói liên sức sinh lợi của nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng trong kỳ sản xuất kinh doanh.
Một số chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn
Lợi nhuận
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
Tổng doanh thu
Sức sản xuất của vốn lưu động bình quân =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định thì 1 đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lời của vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kỳ càng cao
d. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ta cần phân tích các chỉ tiêu doanh thu trên tổng chi phí, lợi nhuận trên tổng chi phí.
Doanh thu
C1 =
Tổng chi phí
Lợi nhuận
C2 =
Tổng chi phí
Doanh thu là số tiền doanh nghiệp thu được từ kết quả bán hàng và các dịch vụ trong một ký sản xuất kinh doanh, đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả SXKD.
Lợi nhuận là bằng lợi nhuận trước thuế trừ đi các khoản thuế, đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả quá trình sản xuất kinh doanh. Phản ánh chất lượng sản xuất kinh doanh. Để phân tích được các chỉ tiêu trên cần phải dựa vào các căn cứ sau:
_ Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
_ Bảng báo cáo tài chính tổng hợp
Trên cơ sở đó ta có thể đánh giá được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác ta cũng sẽ nghiên cứu sự biến động của các chi tiêu của kỳ vừa qua so sánh với kỳ trước được lấy làm kỳ gốc của doanh nghiệp. Điều này giúp ta đánh giá được thực trạng và triển vọng của từng doanh nghiệp so với nền kinh tế quốc dân.
Một số chỉ tiêu phân tích chi phí
Tổng lợi nhuận trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận chi phí =
Tổng chi phí trong kỳ
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp thương dùng. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu đựoc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
e. Một số nhóm chỉ tiêu khác
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả và việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp giữ một vị trí rất quan trọng, vi vậy việc phân tích, nghiên cứu và sử dụng đúng phương pháp trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều cần thiết. Để đánh giá được chính xác, chúng ta cần sử dụng các nhóm chỉ tiêu sau:
+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
- Lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp cần đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được tạo ra khi chi phí sản xuất ra sản phẩm nhỏ hơn số tiền hàng tiêu thụ trong kinh doanh. Lợi nhuận chính là chỉ tiêu của doanh nghiệp, cũng là kết quả tổng quát kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên đẻ dễ dàng hơn, hiệu quả kinh doanh hay tổng lợi nhuận đựơc tính theo công thức sau:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Chi phí
-Tỷ suất hoàn vốn hay còn gọi là tỷ xuất lợi nhuận theo vốn kinh doanh đựơc tính bằng cách lấy lợi nhuận so với vốn kinh doanh đã bỏ ra (vốn lưu động và vốn cố định).
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bỏ ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó có tác dụng khuyến khích viec quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm vốn trong mỗi khâu của quá trình kinh doanh, chỉ tiêu náy được xác định bằng công thức sau:
Lợi nhuận trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận = x 100%
trên vốn kinh doanh
Tổng vốn kinh doanh trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận theo vốn tự có
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn tự có của doanh nghiệp sẽ thu đựoc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu náy đựoc tính băng công thức sau
Lợi nhuận trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn tự có =
Vốn tự có trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu:
Chỉ tiêu này so sánh giữa phần lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được và doanh thu tiêu thụ. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu đạt được thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
Lợi nhuận trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu =
Doanh thu trong kỳ
- Chỉ tiêu lợi nhuận chi phí:
Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lời, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính toán dụă vào phần lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được sp với tổng chi phí đã bỏ ra.
Tổng lợi nhuận trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận chi phí =
Tổng chi phí trong kỳ
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp thương dùng. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu đựoc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
+ Tạo công ăn việc làm cho người lao động
Nạn thất nghiệp là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhà nước ta hiện nay. Nạn thất nghiệp trở thành một vấn đề rất nhức nhối đối với mọi quốc gia hiện nay, đặc biệt là nước ta. Chính vì vậy trong quá trinh sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động là doanh nghiệp đã góp phần tạo nên công ăn việc làm cho người lao động.
+ Tăng ngân sách
Nộp ngân sách là nghĩa vụ của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh( thuế doanh thu, thuế đất...). Hơn 90% ngân sách nhà nước đựoc hình thành tù việc thu thuế. Do vậy nộp thuế là góp phần phát triển kinh tế xã hội.
+ Nâng cao mức sống cho người lao động
Doanh nghiệp không những có trách nhiệm đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động mà còn có trách nhiệm nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất. Trên góc độ kinh tế, hiệu quả này phản ánh thông qua chỉ tiêu tăng thu nhập bình quân trên một đầu người, gia tăng đàu tư xã hội, mức hưởng phúc lợi.
2. Các phương pháp khi phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
a. Phương pháp chi tiết
Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hướng khác nhau. Thông thường trong phân tích, phương pháp chi tiết được thực hện theo những hướng:
+ Chi tiết theo những bộ phận cấu thành chỉ tiêu:
Mọi kết quả kinh doanh biểu hiện các chỉ tiêu bao gồm nhiều bộ phận. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác các kết quả đạt được. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt kết quả kinh doanh.
+ Chi tiết theo thời gian
Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đồng đều. Chi tiết theo thời gian sẽ làm cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm các giải pháp có hiệu quả cao cho công việc kinh doanh. Tuỳ theo đặc tính của quá trình kinh doanh, tuỳ nội dung kinh tế của chi tiêu phân tích và tuỳ mục đích phân tích khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian và chỉ tiêu chi tiết cho phù hợp.
+ Chi tiết theo địa điểm
Phương pháp này nhằm đánh giá kết quả hoạt đọng sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhau nhằm khai thac mặt mạnh và yếu của từng bộ phận.
b. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sủ dụng rộng rãi nhất trong khi phân tích hiệu quả kinh doanh. Phương pháp so sánh chia ra hai phương pháp, dó là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.
+ Phương pháp so sánh tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biệu hiện số lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.
Mức tăng giảm tuyệt đối = Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích – trị số chỉ tiêu kỳ
của các chi tiêu gốc
Mức tăng giảm trên chỉ phẩn ánh về lượng, thực chất của việc tăng giảm nói trên không nói là có hiệu quả, tiết kiệm hay lãng phí. Phương pháp này được dùng kèm với các phương pháp kháckhi đánh giá hiệu quả giữa các kỳ.
+ Phương pháp so sánh tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so sánh với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh này biểu hiện kết cấu mối quan hệ, tốc độ pháp triển mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế:
Trị số kỳ phân tích
Mức tăng giảm tương đối = x 100%
của các chỉ tiêu Trị số kỳ gốc
Nếu kế quả lớn hơn 100% thì doanh nghiệp làm ăn có lãi và ngược lại.
c. Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp này được sủ dụng trong phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới đối tượng phân
tích băng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác tác động tới đối tượng phân tích
d. Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nhằm phân tích các nhân tố thuận lợi ảnh hưởng tới sự biến động cảu các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này chỉ sử dụng trong trường hợp nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng tích số và cũng có thể áp dụng trường hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng thương số.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong sản xuất kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều bị tác động bởi môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Sự thành công của công nghiệp cũng phụ thuộc khá nhiều vào những yếu tố này. Vì vậy doanh nghiệp cần phải phân tích đánh giá và biết kết hợp hài hoà giữa các yêu tố này để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mình.
1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
a. Thị trường cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cùng ngành và cùng sản xuất một ngành hàng hoặc một nhóm hàng có thể trở thành bạn hàng của nhau trong kinh doanh nhung có thể lại là đối thủ của nhau trên thị trường đầu vào và đàu ra.
+ Đối thủ cạnh tranh:
Bao gồm hai nhóm, đối thủ cạnh tranh sơ cấp và đói thủ cạnh tranh thứ cấp. Nếu doanh nghiệp có đối thủ canh tranh mậnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là rất khó khăn, vì vậy doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh tốc đọ tiêu thụ, tăng doan thu, tổ chức bộ máy lao động phù hợp đẻ tạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại cũng như mẫu mã...đẻ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như vậy đói thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến viêc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời cũng tạo ra đọng lực phất triển doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì viêc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiêp càng trở nên khó khăn.
+ Thị trường:
Bao gồm thị trường bên trong và thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Đối với thị trường đầu vào:
_ Cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị... Cho nên nó có tác động trực tiếp đến quá trinh sản xuất, giá thành sản phẩm...
Đối với thị trường đầu ra:
_ Nó quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp, thị trường đàu ra sẽ quyết định doanh thu của doanh nghiệp, thị trường đàu ra sẽ quyết định tốc đọ tiêu thụ, tạo vồng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác đọng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Nhân tố tiêu dùng
Nhân tố này chịu sự tác động cảu giá cả, chất lượng sản phẩm, thu nhập thói quen của người tiêu dùng. Nhưng bản thân nhân tố sức mua và cấu thành sức mua chịu ảnh hưởng của nhân tố số lượng và cơ cấu mặt hàng sản xuất. Mỗi sản phẩm của doanh nghiệp đều có hiệu quả riêng nên nhân tố sức mua cũng khác nhau nên hiệu quả chung của doanh nghiệp cũng thay đổi. Nếu sản xuât kinh doanh phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ mặt hàng của doanh nghiệp, thì hiệu quả của doanh nghiệp cũng tăng lên. Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứư kxnh ân tố này để có kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp.
c. Nhân tố tài nguyên môi trường
Tài nguyên môi trường cũng có ảnh hưởng tới hiẹu quả kinh doanh. Nếu như nguồn tài nguyên dồi dào sẽ làm cho giá mua nguyên vật liệu rẻ, chi phí sản xuất giảm dẫn đến giá thành sản phẩm giảm và làm tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh cảu doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Bên cạnh đó tài nguyên môi trường cũng gây ảnh hưởng lớn đên hiệu quả của doanh nghiệp khi có thiên tai.
d. Các chính sách của nhà nước
Một trong nhưng công cụ của Nhà nước để diều tiết nền kinh tế là các chính sác tài chính, tiền tệ luật pháp. Đó là hệ thống các nhân tố tác đọng trực tiếp hay gián tiếp dến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chính sác lãi suất tín dụng quy ước mức lãi suất quá cao sẽ gây cản trở cho việc vay vốn của các doanh nghiệp và làm tăng chi phí vốn, lợi nhuân giảm và hiệu quả kinh doanh cũng sẽ giảm.
II. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1. Nhân tố quản trị doanh nghiệp
Đối với mọi doanh nghiệp càng ngày nhân tố quant trị càng đómh vai trò quan trọng trong việc nân cao hiuệ quả hoạt động kinh doanh. Nó tác động tới hạot động kinh doanh qua nhiều yếu tố như cơ cấu lao động, cơ sử vật chất... Công tác quản trị doanh nghiệp sẽ được tiến hành tốt sẽ giúp doanh nghiệp một hướng đi đúng, định hướng xác định đúng chiến lược kinh doanh, các mục tiêu mang lại hiệu quả, kết quả hoạc là phi hiệu quả, thất bại của doanh nghiệp.
Với một cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp hợp lý khong những giúp cho diều hành hoật động kinh doanh tốt mà còn làm giảm tối thiểu các chi phí quản lý và xây dựng một cơ cấu lao động tối ưu. Nhân tố này còn giúp lãnh đạo doanh nghiệp đề ra những quyết định dúng đắn chính xác và kịp thời, tạo ra những động lực to lớn để kích thích sản xuấtpháp triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Lao động
Mọi lưc lượng sản xuất kinh doanh đều do lưc lượng lao động tiến hành> Nó là chủ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi nỗ lực đưa khao học kỹ thuật tranh thiết bị máy móc hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh đèu do con người tạo ra và thực hiện chúng. Song để đạt dược điều đó đội ngũ nhân viên lao động cũng cần phải có một lượng kiến thức chuyên môn ngành nghề cao, góp phần ứng dụng sản xuất tốt, tạo ra nhữn sản phẩm cao phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trên thị trường và mang lại lợi ích chi doanh nghiệp.
3. Vốn kinh doanh
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô có cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn còn là nên tảng, là cơ sở cho doanh nghiệp hoạt động, góp phần đa dạng hoá phương thức kinh doanh, đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài ra vốn còn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo độ cạnh tranh cao và giữ ưu thế lâu dài trên thị trường.
4. Trang thiết bị kỹ thuật
Ngày nay công nghệ sản xuất giữ luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất . Luôn thay đổi dây chuyền sản xuất trong mỗi doanh nghiệp là điều luôn được khuyến khích nhưng cũng phải tuỳ theo quy mô và tình đồng bộ của doanh nghiệp.Chính nhờ những những thiết bị khoa học tiến tiến người lao động sẽ được giả phóng sức lao động, năng suất tăng lên rất nhiều lần trong cùng một thời gian, dẫn tới tăng hiệu quả. Mặt khác, trang thiết bị kỹ thuật không những đáp ứng cho khách hàng sản phẩm tốt, hình dáng đẹp, không xâm hại đến sức khoẻ mà còn thoả mãn nhưng nhóm khách hàng đòi hỏi có thuộc tính đặc biệt
III. Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
a. Sử dụng tốt nguồn nhân lực trong sản xuất kinh doanh
Trong các nguồn lực đầu vào của quá trình kinh doanh yếu tố côn người luôn giữa một vai trò quyết định, khai thác tốt nguồn nhân lực trong sản xuất kinh doanh được thể hiện qua các biện pháp.
_ Sắp xếp lao đông hợp lý cho doanh nghiệp, toàn bộ máy quản lý
_ Nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân, tận dụng thời giân làm việc, đảm bảo thực hiện các định mức lao động.
_ Trang bị công nghệ, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
_ Có chế độ khen thưởng đãi ngộ người lao động
b. Sủ dụng vốn có hiệu quả
Vốn đàu tư luôn là nhân tố quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Huy động và sủ dụng vốn có hiệu quả là vấn đè lớn mà doanh nghiệp hoạt dộng. Thông thường có một số biện pháp sau.
_ Tân dụng triệt đẻ năng lượng sản xuấ kinh doanh hiện có, nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị máy móc.
_Giảm tối da các bộ phận thừa không cần thiết.
_ Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu
_ Tiế kiệm chi phí và hạ giá thành
_ Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động
_ Lựa chọn đổ mới công nghệ phù hợp, sư dụng đúng mục tiêu nguồn vốn công nghệ. Nghiên cứu sử dụng các loại nguyên vật liệu mới và nguyên vật liệu thay thế nhằm nâng cao chát lượng sản phẩm hạ giá thành.
c. Tăng doanh thu
Doanh thu được xác định như sau:
D= SQ x P
Trong đó:
D : doanh thu
Q: số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
P: Giá bán đơn vị sản phẩm
Vì vậy tăng doanh thu cần phải:
_ Đa dạng hoá sản phẩm, da dạng hoá kinh doanh, mở rộng sản xuất.
_ Mở rộng thị phần.
d. Giảm chi phí
Giảm chi phí nguyên vật liệu, tiết kiệm nguyên vật liệu vì chi phí nguyên vật liệu chiếm hơn 50% giá thành nên khi doanh nghiệp tiế kiệm nguyên vật liệu cũng sẽ hạ giá thành sản phẩm, điều này dễ dẫn đến chất lượng sản phẩm kém. Vivậy doanh nghiệp cần có kế hoạch dự trữ bảo quản cũng như cấp phát nguyên vật liệu một cách hợp lý
Giảm chi phí nhân công. Sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ, bố trí công việc hợp lý hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần giảm chi phí hành chính.
Giảm chi phí trong công tác quảng cáo tiếp thị.
e. Nghiên cứu thị trường
Nắm chắc nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trươngcảu doanh nghiệp đẻ có kế hoạch và phương án kinh doang phù hợp. Để nghiên cứu thị trường doanh nghiệp cần tiến hành nhưng bước sau.
_ Tìm khách hàng mới.
_ Làm tăng khả năng mua.
_ Mở rộng thị trường cũng như thị phần.
_ Xây dưng cá hệ thống kênh phân phối thích hợp.
_ Ngoài ra doanh nghiệp cần phải khai thác các khách hàng tiềm năng, sư dụng các hình thức quảng cáo, tiếp thị, cải tiến về mẫu mã... nhằm gia tăng ý muốn mua sắm của khách hàng.
Phần II
Phân tích hiệu quả kinh doanh
I. Giới thiệu một số nét về công ty
1. Lịch sử hình thành phát triển của nhà máy
Nhà máy cơ khí Hồng Nam là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 2445 CL/CB ngày 04/11/1971 của bộ Cơ khí – luyện
kim nay là bộ Công nhiệp. Nhà máy cơ khí Hồng Nam là một doanh nghiệp trực thuộc công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp chuyên sản xuất dây chuyền sản xuất, lắp đặt và sửa chữa các thiết bị nâng vận chuyển( hay còn gọi là máy nâng hạ) phục vụ cho các ngành công nghiệp khác nhau.
Cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà máy là sự tập hợp các bộ phận sản xuất chính, sản xuất phụ trợ và các bộ phận phục vụ cho sản xuất với mối quan hệ khăng khít giữa các bộ phận đó với nhau trong quá trình sản xuất.
- Từ năm 1972 - 1982: là thời kỳ bao cấp, quản lý tổ chức của nhà máy còn chồng chéo, chưa phù hợp với thị trường dẫn đến sản lượng trong thời kỳ này còn thấp.
- Từ năm 1982 - 1992: nhà máy đã tổ chức lại sản xuất theo mô hình đầu tư máy móc thiết bị. Giá trịn tổng sản lượng thời kỳ này tăng cao nên doanh nghiệp đã được nhận Huân chương Lao động hạng nhì do nhà nước trao tặng.
- Từ năm 1992 đến nay: được sự tín nhiệm của các bạn hàng nên thị trường của doanh nghiệp đã được mở rộng. Doanh nghiệp do chú trọng vào việc đầu tư quảng cáo, mở rộng nên tổng sản lượng thời kỳ này tăng đáng kể (300%).
2. Những đặc điểm ảnh hưởng tới hoạt động của nhà máy
a. Đặc điểm về tổ chức quản lý của công ty
Doanh nghiệp có 2 cấp quản lý:
- Cấp thứ nhất là cấp nhà máy,
- Cấp thứ hai là cấp phân xưởng.
Xuất phát từ nhiệm vụ, chức năng và đặc điểm kinh doanh, bộ máy quản lý của nhà máy được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, đứng đầu nhà máy là giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất trước nhà nước và tổng công ty về mọi hoạt động kinh doanh và thực hiên chế độ chính sách với người lao động, giúp việc cho giám đốc là một phó giám đốc phụ trách sản xuất kỹ thuật và kế toán trưởng. Phó giám đốc là người cộng tác đắc lực của giám đốc, chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước giám đốc về phần việc được phân công.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức và quản lý của nhà máy cơ khí Hồng Nam
Ban Giám đốc
Phòng kỹ thuật
PGĐ
Tài chính
Phòng Kế toán Tài chính
Phòng kế hoạch thị trường
PGĐ
nhân sự
Phòng tổ chức hành chính
Phòng vật tư
Phân xưởng lắp ráp
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng cơ khí
Phòng đội trưởng các tổ sản xuất lưư động 1,2,3,4,5
Với yêu cầu tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn, phù hợp với tổ chức sản xuất mới,._. nhà máy có 5 phòng, ban:
- Phòng Vật tư: có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu thị trường và năng lực của nhà máy, lập kế hoạch giá thành, vật tư, lao động, kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, triển khai kế hoạch được duyệt, mở rộng quan hệ với các đơn vị khác để đảm bảo nguồn duy trì công việc thường xuyên, bàn bạc với các bộ phận có liên quan xác định công việc tính toán giá cả, lên hợp đồng, lập kế hoạch tác nghiệp, theo dõi tiến độ sản xuất, quản lý kho, cùng với phòng Kế toán phân tích họat động kinh doanh, tổ chức hội nghị khách hành, cung cấp số liệu cần thiết cho phòng nghiệp vụ khác.
- Phòng Kế toán: có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính hàng năm, lập sổ sách ghi chép phản ánh chính xác kịp thời, nghiêm túc thực hiện thanh toán, tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho các phòng ban, phân xưởng; tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế toán nội bộ, phối hợp với các phòng ban khác tổ chức bảo quản sổ sách, chứng từ kế toán.
- Phòng Kỹ thuật: có nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn của sản phẩm, các chỉ tiêu kiểm tra kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành, hợp lý hoá sản xuất, quản lý kỹ thuật, chủ động trong việc đổi mới công nghệ, mặt hàng, đổi mới sản xuất.
- Phòng Tổ chức-hành chính: có nhiệm vụ theo dõi các công văn đến-đi, đón tiếp khách, phụ trách quản lý nhân sự, theo dõi người đến-đi, tình hình quỹ lương, quản lý tài sản; lập phương án về tổ chức sản xuất phù hợp với từng giai đoạn và sử dụng lao động, cân đối lao động, phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý bộ máy sản xuất, đào tạo và sử dụng cán bộ, thực hiện chế độ với công nhân-viên chức, quản lý tài sản.
- Phòng Kế hoạch-thị trường: quản lý cơ sở pháp lý các hợp đồng kinh tế, xác định khối lương hoàn thành, dở dang và giá trị doanh thu sản lượng kế hoạch; nghiên cứu thị trường, xác định các hình thức xúc tiến bán hàng.
Căn cứ đặc điểm kinh tế-kỹ thuật và kế hoạch sản xuất, nhà máy cơ khí Hồng Nam tổ chức sản xuất thành 3 phân xưởng: phân xưởng lắp ráp, phân xưởng cơ-điện, phân xưởng cơ khí, bên cạnh đó còn có các tổ sản xuất lưu động. Các phân xưởng, các tổ đội đều có bộ máy quản lý gọn nhẹ đủ khả năng quản lý sản xuất kinh doanh, cơ chế trả lương theo sản phẩm với sự quản lý chung của các phòng nghiệp vụ. Đứng đầu mỗi phân xưởng là quản đốc phân xưởng.
Các phòng ban là các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc trong việc điều hành và quản lý nhà máy; giúp cho giám đốc thực hiện tốt các chế độ quản lý kinh tế theo đúng chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Các bộ phận của nhà máy đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ với nhau để giải quyết các vấn đề phát sinh một cách kịp thời. Các bộ phận luôn làm tròn trách nhiệm của mình, cùng tạo ra hiệu quả tốt trong quá trình quản lý và sản xuất kinh doanh.
b. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy
Đặc điểm của quá trình sản xuất máy nâng hạ chủ yếu là gia công cơ khí và lắp ráp các kết cấu thiết bị nâng hạ, gồm 60% thiết bị phi tiêu chuẩn, các kết cấu thép là 30%, các sản phẩm có tính chất công nghiệp là 10%. Toàn bộ quá trình công nghệ được miêu tả như trên sơ đồ 2.
Sơ đồ 2: Sơ đồ công nghệ gia công-chế tạo thiết bị nâng và kết cấu thép
Tạo phôi
Kết cấu lắp ráp
I
Kết cấu lắp ráp
II
Kết cấu lắp ráp IV
Lắp ráp và thí nghiệm điện
Kết cấu thép
Kết cấu lắp ráp III
Vật liệu
Bán thành phẩm
và tiêu chuẩn mua ngoài
Gia công cơ khí
Lắp ráp tổng thể – Chạy thử – Hồi thu – Nghiệm thu
Làm sạch – Sơn trang trí – Tháo dỡ - Đóng gói bảo quản
Bốc dỡ lên phương tiện đi lắp
Với hình thức chuyên môn hoá đối tượng, các sản phẩm chính là các cầu trục, cổng trục v. v… Nguyên liệu và bán thành phẩm mua về được phân loại đưa trực tiếp xuống xưởng sản xuất. Vật liệu thép trước tiên được đưa vào bộ phận tạo phôi, ở đây chúng được pha cắt và sơ chế theo thiết kế.
Phân xưởng cơ khí được trang bị một số máy như: máy tiện, phay, bào, doa… để sản xuất các chi tiết có yêu cầu công nghệ không cao, còn các chi tiết đòi hỏi kỹ thuật cao thì được đặt hàng gia công tại các cơ sở khác. Hoạt động của phân xưởng này phải chịu sự điều phối của chủ nhiệm công trình.
Phân xưởng cơ-điện thực hiện công việc lắp ráp điện cho sản phẩm theo sự điều phối của chủ nhiệm công trình.
Phân xưởng lắp ráp chia làm 5 tổ chuyên môn hoá:
Tổ 1: chuyên lắp ráp cầu trục > 20 tấn,
Tổ 2: chuyên lắp ráp cầu trục < 20 tấn,
Tổ 3: chuyên lắp ráp băng tải và hàng phi tiêu chuẩn,
Tổ 4 và 5: chuyên sản xuất khung kho nhà xưởng.
Sản phẩm sau khi lắp đặt được chuyển qua công đoạn hoàn thiện bằng hệ thống đường goòng. Tại đây chúng được làm sạch bằng máy phun cát. Mối hàn được kiểm tra bằng máy siêu âm và sau đó được đưa qua khu vực sơn trang trí.
Sau khi hoàn thiện, thiết bị được tháo xếp lại và vận chuyển để lắp cho khách hàng.
Bộ phận sản xuất chính của nhà máy là phân xưởng cơ khí, còn phân xưởng cơ điện, lắp ráp, các tổ đội sản xuất lưu động là bộ phận sản xuất phụ trợ cho bộ phận sản xuất chính.
Sau khi nguyên vật liệu được nhập kho, phân xưởng cơ khí trực tiếp sản xuất chế tạo ra các bộ phận của sản phẩm. Trong quá trình chế tạo sản phẩm, xưởng cơ điện có nhiệm vụ cung cấp điện để hàn gắn, tiện, bào… các bộ phận và lắp ráp điện cho sản phẩm, sau khi các bộ phận đã hoàn thành, phân xưởng lắp ráp có nhiệm vụ lắp ráp các các bộ phận thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Các tổ, đội sản xuất lưu động có nhiệm vụ tháo xếp và bốc dỡ sản phẩm đến chỗ khách hàng.
II. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy
1. Tình hình lao động của nhà máy
a. Tình hình sử dụng lao động
Hiện nay nhà máy cơ khí Hồng Nam đã có đội ngũ lao động mạnh cả về số lương và chất lượng. Tổng số cán bộ công nhân viên trong nhà máy là 246 người. Trong đó:
- Bậc thợ cao nhất là bậc 7, bậc thấp nhất là bậc 3 (xem bảng 9).
Độ tuổi trung bình là 39 tuổi.
Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động của xí nghiệp tính đến ngày 31/12/2002
TT
Chỉ tiêu
Số
LĐ
Tỷ
trọng
(%)
Giới tính
Bậc thợ
Nam
Nữ
3
4
5
6
7
I
Lao động gián tiếp
38
15,4
18
20
1
Trình độ trên ĐH
3
7,9
2
1
2
Trình độ CĐ- ĐH
15
39,5
7
8
3
Trình độ đưới ĐH
20
52,6
9
11
II
Lao động trực tiếp
208
84,6
31
*
Nhân viên quản lý đội
15
7,2
14
1
1
Trình độ ĐH
2
13,3
2
2
Trình độ trung cấp
13
86,7
12
1
*
Công nhân kỹ thuật
193
92,8
1
Thợ nguội
49
25,4
41
8
13
15
11
10
2
Thợ hàn
35
18,1
28
7
14
9
7
5
3
Thợ điện
28
14,5
28
8
10
6
4
4
Thợ tiện
39
20,2
29
10
2
12
14
6
5
5
Thợ rèn
5
2,6
1
3
1
6
Thợ doa
9
4,7
9
2
5
1
1
7
Lái xe
7
3,6
5
2
8
Lái cẩu
5
2,6
3
2
9
Lao động phổ thông
5
2,6
4
1
5
10
Thợ khác
11
5,7
8
3
7
4
III
Tổng số
246
100
195
51
17
67
54
31
24
Tỷ trọng(%)
79,3
20,7
8,8
34,7
28,0
16,1
12,4
- Số lao động đạt bậc thợ 3 là 17 người (chiếm 8,8%)
- Số lao động đạt bậc thợ 4 là 67 người (chiếm 34,7%)
- Số lao động đạt bậc thợ 5 là 54 người (chiếm 28%)
- Số lao động đạt bậc thợ 6 là 31 người (chiếm 16,1%)
- Số lao động đạt bậc thợ 7 là 24 người (chiếm 12,4%)
Bậc thợ của Nhà máy Hồng Nam tương đối cao và phù hợp với quy trình sản suất của nhà máy. Nhà máy có số lao động từ bậc 5 trở lên là 109 người chiếm 56,5% trong tổng số lao động của công ty. Với trình độ của cán bộ kỹ thuật và công nhân của nhà máy vào thới điểm này, họ có thể sử dụng, điều khiển cũng như chế tạo và thiết kế được bất kỳ các thiết bị, sản phẩm nào theo nhu cầu của khách hàng với độ chính xác cao.
Số lao động gián tiếp có trình độ trên ĐH chiếm tỷ trọng khá cao 7,9%, trình độ ĐH- CĐ chiếm 39,5%. Nhìn vào bảng trên ta thấy với đội ngũ lao động có tay nghề cao, trình độ ĐH- CĐ và trên ĐH chiếm 8,1% số lao động của cả nhà máy. Với đội ngũ LĐ hiện nay thì nhà máy có thể sản xuất mọi đơn đặt mà khách hàng yêu cầu về chất lượng cũng như độ phức tạp của sản phẩm.
- Tình hình sử dụng thời gian lao động
Cũng giống như một số các công ty nhà nước khác, công ty Vật Tư Xây Lắp cũng áp dụng chế độ ngày làm việc và ngày nghỉ lễ tết, ốm đau theo chế độ nhà nước quy định.
Giờ làm việc của công ty là 8h theo giờ hành chính. Sáng bắt đầu làm việc 8h đến 12h nghỉ trưa 1h, sau đó 13h bắt đầu vào làm việc đến 17h chiều thì nghỉ.
Công ty làm việc 5 ngày trong tuần, từ thứ hai đến thứ bẩy. Công ty cho các cán bộ công nhân viên nghỉ hàng tuần vào chủ nhật.
Công ty còn áp dụng một số ngày nghỉ khác như sau:
Nghỉ ngày lễ : Tết dương lịch 01 ngày, Tết âm lịch 04 ngày, Quốc tế lao động 01 ngày, Quốc khánh 01 ngày.
Nghỉ phép hàng năm : 12 ngày – 18 ngày/ năm tuỳ trường hợp cụ thể theo quy định của Bộ luật lao động. Cán bộ công nhân viên cần thông báo trước kế hoạch nghỉ hàng năm để lãnh đạo công ty sắp xếp.
Nghỉ phép hàng năm có thể thực hiện trong năm đó hoặc sang năm sau nhưng không quá năm kế tiếp theo liền kề.
Nghỉ việc riêng : Được hưởng lương trong các trường hợp: kết hôn nghỉ 03 ngày, con kết hôn nghỉ 01 ngày, bố mẹ hai bên vợ hoặc chồng chết, con chết nghỉ 03 ngày.
Nghỉ ốm : theo quy định của pháp luật, nhưng phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền. Nếu không có xác nhận chỉ được hưởng 50% lương nhưng không quá 02 ngày nghỉ ốm.
Lao động nữ : đã qua công tác ít nhất 11 tháng sẽ được nghỉ 04 tháng trước và sau khi sinh con. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Hết thời hạn nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không lương sau khi có đơn và được sự chấp thuận của lãnh đạo công ty.
Nghỉ việc riêng khác kể cả lý do đi học không theo phân công của công ty: Được giải quyết trên cơ sở thoả thuận trước lãnh đạo công ty và cán bộ công nhân viên. Công ty có quyền hoặc không thanh toán cho những ngày nghỉ này hoặc trừ vào những ngày nghỉ phép theo điều 33 khoản 3 mục b.
Nghỉ điều dưỡng: mỗi lần trong năm đối với cán bộ công nhân viên đã qua thời gian công tác ít nhất một năm theo sự sắp xếp của công ty. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng nguyên lương.
Khi có nhu cầu hoàn thành khẩn trưng công việc, lãnh đạo công ty có quyền yêu cầu cán bộ công nhân viên làm thêm giờ hoặc ngày chủ nhật và các ngày lễ. Người lao động có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ đó, trừ trường hợp có ký do chính đáng. Về thời gian làm thêm, người lao động sẽ được nghỉ bù hoặc hưởng mức thù lao hợp lý.
- Tình hình tuyển dụng lao động
Như đã thống kê ở trên, độ tuổi trung bình của lao động trong nhà máy là 39 tuổi. Như vậy xét về mặt bằng tuổi thì lao động của nhà máy cũng không phải là trẻ. Đa số công nhân viên đã theo nhà máy từ khi mới thành lập. Hàng năm đều có công nhân viên hết tuổi lao động. Và đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào thì nhân tố con người cũng đóng vai trò quan trọng. Nhận thức được những điều này, hàng năm, ban lãnh đạo của nhà máy rất quan tâm đến công tác tuyển dụng lao động.
Phòng nhân sự, thông qua việc theo dõi độ tuổi và thâm niên công tác của công nhân viên để biết được những người sắp hết tuổi lao động, qua đó có được chính sách tuyển dụng lao động cho kỳ tới.
Kỳ tuyển dụng lao động thường là vào các tháng đầu năm, thời kỳ nhịp độ sản xuất xuống thấp. Lao động mới được tuyển dụng để đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Sau khi có số lượng tuyển dụng cụ thể trong kỳ tới, nhà máy gửi giấy thông báo tuyển dụng đến các trường Đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề, đăng tin trên các báo Lao Động, báo Hà Nội mới. Khi đã đạt chỉ tiêu tuyển dụng, nhà máy tiến hành thi tay nghề để chọn lựa những đối tượng đạt trình độ tay nghề như yêu cầu. Sau thời gian thử việc hai tháng, nhà máy sẽ tiến hành ký hợp đồng lao động ngắn hạn hoặc dài hạn.
Chi phí cho mỗi kỳ tuyển dụng khoảng 7-9 triệu đồng.
Năm 2003, số lao động mới vào làm tại nhà máy là 7 người, trong đó có một nhân viên kế toán, một nhân viên phòng kế hoạch, 2 thợ tiện, 1kỹ sư điện, 2 thợ cơ khí.
Nói chung công tác tuyển dụng lao động của nhà máy được thực hiện một cách chặt chẽ bởi đặc điểm sản xuất của nhà máy đòi hỏi đội ngũ công nhân phải có trình độ tay nghề cao.
Nhận xét:
Nhìn chung tình hình sử dụng thời gian lao động của nhà máy khá hợp lý. Công nhân viên của nhà máy đựoc nghỉ vào các ngày lễ và chủ nhật để đảm bảo cho công nhân viên tái sản xuất sức lao động. Thời gian ở nhà bố trí tương đối hợp lý. Giờ nghỉ giữa hai ca sáng và chiều cách nhau 1h30, thời gian đó đủ cho công nhân ăn trưa và nghỉ ngơi. Hầu hết tât cả các công nhân viên trong nhà máy đều thực hiện đúng nội quy về thời gian làm việc. Để đảm bảo hiệu quả sản xuất được cao, nhà máy rất hạn chế làm ca đêm. Viêc sắp xếp thời gian hợp lý trong nhà máy đã giúp cho cán bộ cũng như công nhân trong nhà máy có tinh thần hăng say trong công việc và cơ hội nâng cao năng suất lao động.
b. Tình hình năng suất lao động và tiền lương
- Năng suất lao động
Năng suất lao động của nhà máy được đánh giá theo hai phương pháp. Ví dụ theo giá trị sản lượng :
W
=
T
L
Trong đó:
W: năng suất lao động bình quân,
L : số lao động,
T : tổng sản lượng.
Như vậy năng suất lao động bình quân tháng thực hiện năm 2002 là:
W
=
Tth
=
33.649.000.000
=
136.784.000 đ
Lđm
246
Từ đó có thể đánh giá tốc độ tăng năng suất lao động của nhà máy như nêu trong bảng sau :
Bảng2 : Năng suất lao động
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện
năm 2001
Thực hiện
năm 2002
So sánh
Tỷ trọng(%)
1
GTTSL
Tr.đ
28.550,420
33.649
5.098,580
17,8
2
Lao động bình quân
Người
232
246
32
0,14
3
Năng suất lao động bình quân
1000đ/ng/năm
129.602
136.784
6.876
0,05
Nhận xét : Qua số liệu trên ta thấy năm 2002 so với năm 2001, giá trị tổng sản lượng tăng 5.098,580 trđ (tỷ lệ tăng là 17,8), Số lao động bình quân tăng 32 người (tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,14). Tốc độ tăng của sản lượng nhanh hơn tốc độ tăng của lao động. Điều này cho ta thấy nhà máy sử dụng lao động khá hợp lý.
-Các hình thức trả lương ở doanh nghiệp
Nhà máy áp dụng hai hình thức trả lương: theo sản phẩm và theo thời gian.
Lương sản phẩm đối với tập thể công nhân sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng. Theo hình thức này, tiền lươngtập thể của công nhân dược xác định như sau:
Lương sản phẩm tập thể
=
Ntttập thể
x
Đơn giá
tập thể
S
Đơn giá tập thể = Tsp x S lgj
j= 1
Trong đó:
Tsp: Mức lương thời gian của một sản phẩm (h/sp)
Lgj: Mức lương giờ của công nhân
Ntttập thể: sản phẩm tập thể hoàn thành
Tính lương cho từng người:
Lsp tậpthể
Lcnj = ––––––––– x Tj.Lj
s
S Tj.Lj
j=1
Tj: số ngày (giờ) công trong kỳ của công nhân j
Lj: Lương ngày(giờ) của công nhân thứ j
Lương thời gian đối với nhân viên quản lý phân xưởng và nhân viên hành chính ở các phòng ban. Theo hình thức này, tiền lương nhân viên được xác định như sau:
Lương thời gian
=
Hệ số cấp bậc x 210.000 đ.
x
Số ngày công
26
Trong đó số ngày công của công nhân dược quản đốc phân xưởng theo dõi trên bảng chấm công cho từng người.
Nhà máy tính lương cho công nhân theo đúng chế độ nhà nước qui định.
Bên cạnh tiền lương chính, để khuyến khích người lao động, nhà máy có đề ra chính về tiền lương và chế độ thưởng phạt hợp lý:
Sản phẩm làm thêm giờ được tính đơn giá bằng 1,3 lần đơn giá tiền lương snả phẩm đó .
Sản phẩm làm thêm vào ngày chủ nhật, lễ tết được tính đơn giá bằng1,6 lần đơn giá tiền lương sản phẩm đó.
Những giờ công nhân phải nghỉ việc do những lý do khách quan như máy hỏng, mất điện, ...vẫn được nhà máy trả lương theo thời gian một cách hợp lý.
Công nhân viên nhà máy được hưởng các chính sách phụ cấp, bảo hiểm đầy đủ theo quy định của Nhà nước
2. Tình hình sử dụng tài sản và vật liệu của nhà máy
Cơ cấu tài sản cố định của nhà máy
TSCĐ là cơ sở vật chất để phản ánh năng lực sản xuất hiện có của nhà máy, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhà máy. TSCĐ đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng xuất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm …tài sản cố định của nhà máy được thể hiện rõ trong bảng sau:
Bảng 3: Bảng đăng ký tài sản cố định
Phương pháp khấu hao
Nhà máy tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đều, theo công thức sau:
Nguyên giá
Mức khấu hao TSCĐ năm = –––––––––––
Số năm trích khấu hao
b. Tình hình nguyên vật liệu của nhà máy
Chi phí nguyên vật liệu ở nhà máy cơ khí Hồng Nam luôn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng chi phí. Do đó việc quản lý nguyên vật liệu ở nhà máy rất được chú trọng. Hơn thế, xuất phát từ đặc điểm là sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng nên đòi hỏi nhà máy phải quản lý NVL một cách khoa học và đạt hiệu quả cao nhất để tránh khỏi tình trạng thừa hoặc thiếu NVL.
Nguyên vật liệu ở nhà máy gồm các loại sau:
Bảng4: Một số nguyên vật liệu chính của nhà máy
Stt
Tên nguyên vật liệu
Đơn vị
I
Vật liệu chính
1
Thép hình
kg
2
Thép tấm
kg
3
Thép tròn
kg
4
Thép bản
kg
5
Que hàn
kg
6
Vòng bi
cái
7
Sơn
hộp
8
Bánh răng
cái
II
Vật liệu phụ
1
Ôxy
bình
2
Đất đèn
kg
3
Cát vàng
m3
4
Than cám
kg
5
Tăng đơ
cái
6
Bu lông
cái
Do sản phẩm của nhà máy là sản phẩm đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng nên nguyên vật liệu chỉ được nhập về khi có đơn đặt hàng, còn nguyên vật liệu khan, hiếm nhà máy đặt trước của các nhà cung ứng.
Trong nhưng năm gần đây, việc đảm bảo số lượng, chất lượng cũng như chủng loại nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất là khâu quan trọng nhất và được đặt lên hàng đầu, nhất là trong cơ chế hiện nay các đại lý nguyên vật liệu rất đa dạng nên doanh nghiệp áp dụng hình thức thanh toán ngay theo phương châm “ tiền tươi - thóc thật” nên hầu như doanh nghiệp không gặp bất cứ khó khăn nào trong việc sử dụng nguyên vật liệu.
3. Tình hình giá thành kế hoạch của nhà máy
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất theo đơn đặt hàng nên nhà máy xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng.
Chi chí giá thành được tập hợp theo khoản mục chi phi kế hoạch. Nhà máy xác định theo khoản mục:
_ Chi phí nguyên vât liệu
_ Chi phí nhân công trực tiếp
_ Chi phí sản xuất chung
Giá thành kế hoạch được xác định trên cơ sở khoản mục chi phí kế hoạch. Nhà máy xác định khoản mục chi phí kế hoạch như sau:
Đối với nguyên vật liệu trực tiếp:
Nhà máy xác định đơn giá tiền lướng sản phẩm kế hoạch cho từng đơn đặt hàng sau đó tính ra chi phí nhân công trực tiếp của từng tổ.
Đối với chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung ở nhà máy bao gồm
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phi khấu hao TSCĐ
Chi phí khác.
Nhà máy lựa chọn tiêu thức phân bổ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí SXC
Chi phí SXC phân bổ = ————————— x đơn đặt hàng thứ i
cho đơn đặt hàng i SChi phí NVL TT
Giá thành thực tế của sản phẩm: được tập hợp như sau
Chi phí nguyên vật liệu trục tiếp:
Căn cứ vào chứng từ xuất kho NVL và các sổ kế toán, kế toán tính chi phí NVL trực tiếp cho từng đơn đặt hàng.
Chi phí nhân công trực tiếp: căn cứ vào bảng thanh toán lương cho công nhân, kế toán tính được chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn đặt hàng.
Chi phí sản xuất chung đây là chi phí gián tiếp. Cuối tháng sau khi tập hợp được chi phí sản xuất chung phát sinh, kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí cho từng đơng đặt hàng. Nhà máy lựa chọn tiêu thức phân bổ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Các hoản mục chi phí sau khi tập hợp được sẽ được phản ánh trên các sổ tính giá thành.
4. Phân tích tình hình tài chính của nhà máy
-Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy: tổng tài sản cuối năm so với đầu năm tăng 1.998.497.882 đ (tương ứng với tỷ lệ tăng là 9%). Trong đó TSLĐ và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 2.800.975.524 đ (tăng 0.18%), còn TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn giảm 802.477.602 đ (tương ứng với tỷ lệ giảm là 13,2%). Tài sản lưu động tăng chủ yếu là do tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và các khoản phải thu. Như vậy đối với một doanh nghiệp sản xuất thì cơ cầu vốn như trên là chưa hợp lý vì phần lớn vốn của doanh nghiệp là vốn chết. Nhà máy đã chưa chú trọng đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm TSCĐ.
-Nguồn vốn của doanh nghiệp cuối năm so với đầu năm tăng 1.998.497.882 đ (tỷ lệ tăng là 9,3%).Nguồn vốn tăng chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng 1.854.167.812đ còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng144.330.070đ. Điều này cho thấy sự phụ thuộc về vốn của nhà máy ngày càng tăng. Do đó khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp ngày càng giảm dần
Nói tóm lại qua số liệu phân tích ở trên ta thấy cơ cấu vốn và nguồn vốn của nhà máy như vậy là chưa hợp lý, nhất là đối với một doanh nghiệp sản xuất như Nhà máy cơ khí Hồng Nam. Về cuối năm, cả tài sản và nguồn vốn đều tăng nhưng chủ yếu là tăng về nợ phải thu và hàng tồn kho.
Bảng5: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu
Mã
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
2002-2001
(%)
1
2
3
4
5
6
Tổng doanh thu
01
25.640.807.000
29.041.089.000
3.400.282.000
13.3
1.Doanh thu thuần
10
25.640.807.000
29.041.089.000
3.400.282.000
13,3
2.Giá vốn hàng bán
11
23.006.442.000
26.323.543.000
3.317.101.000
14,4
3.Lợi nhuận gộp
20
2.454.364.000
2.717.555.000
263.191.000
10,7
4.Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
2.319.825.000
2.567.555.000
227.730.000
9,8
5.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
134.539.000
150.000.000
15.461.000
11,5
6.Tổng lợi nhuận trước thuế
60
134.539.000
150.000.000
15.461.000
11,5
8.Lợi nhuận sau thuế
80
134.539.000
150.000.000
15.461.000
11,5
III. Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
A.Phân tích các kết quả của doanh nghiệp
Bảng7: Một số kết quả hoạt động của nhà máy
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2001
2002
Chênh lệch
%
GTTSL
đVN
28.550.420.000
33.649.000.000
5.098.580.000
17,8
Doanh thu
đVN
25.640.807.000
29.041.089.000
3.400.282.000
13,3
Chi phí
đVN
25.506.268.000
28.891.000.000
3.384.732.000
13,3
Lợi nhuận
đVN
134.539.000
150.000.000
15.461.000
11,5
Nộp NS
đVN
1.425.359.000
1.560.240.000
134.881.000
9,5
Nhìn vào bảng trên ta thấy GTTSL năm 2002 tăng 5.098.580 nghìn đồng so với năm 2001 tương ứng với tỷ lệ tăng là (17,8%). Sản lượng của nhà máy tăng là do tăng các yếu tố đầu vào. Thể hiện ở chỉ tiêu chi phí, năm 2002 tăng 3.384.732 nghìn đồng so với năm 2001 tương ứng với tỷ lệ là 13,3%. Doanh thu của năm 2002 tăng 3.400.282 nghìn đồng so vơíi năm 2001 tương ứng với (13,3%). Ta thấy tỷ lệ tăng của chi phí bằng tỷ lệ tăng của doanh thu, điều này chứng tỏ nhà máy chưa tiết kiệm chi phí. Do vậy mà nhà máy chưa đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuân năm 2002 tăng 11,5% so vói năm 2001. Nếu nhà máy tiết kiệm chi phí thì tỷ lệ tăng lợi nhuận sẽ còn cao hơn.
Trên đây là nhận xét chung về các chỉ tiêu kết quả, để làm rõ hơn chúng ta cần phân tích cụ thể một số các chỉ tiêu sau:
B. Phân tích các chỉ tiêu của Nhà máy
1.Tình hình sử dụng lao động
a. Thời gian sử dụng lao động
Ngày công lao động:
Ngày trong năm: 89.790 ngày
Ngày lễ, chủ nhật: 14.760 ngày
Ngày chế độ = Ngày trong năm – ngày lễ, chủ nhật
= 89.790 – 14.760 = 75.030 ngày
Ngày công ngừng, nghỉ việc 3.198 ngày
Nghỉ BHXH : 1.230 ngày.
Nghỉ phép : 2.400ngày.
Ngày công thực tế = ngày công chế độ – ngày công ngừng, nghỉ việc.
= 75.030 ngày – 3.198 ngày = 71.832 ngày
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Ngày trong năm
Bình quân/ người
Tổng số
1
Tổng số ngày trong năm
Ngày
365
89.790
2
Ngày lễ, cuối tuần
Ngày
60
14.760
3
Ngày chế độ
Ngày
305
75.030
4
Ngày công ngừng, nghỉ việc
Ngày
15
3.198
+ Nghỉ BHXH
Ngày
5
1.230
+ Phép
Ngày
10
2.400
+ Nghỉ công việc khác
Ngày
7
1.722
5
Ngày công thực tế
Ngày
290
71.832
6
Số giờ làm việc
h/Ngày
8
1968
7
Tổng số lao động
Người
246
+ Số giờ làm việc thực tế : 1968h
+ Quỹ thời gian lao động : 75.030 ngày.
+ Quỹ thời gian sử dụng : 71.832 ngày.
Quỹ thời gian sử dụng
Hệ số sử dụng thời gian lao động =
Quỹ thời gian lao động
= 75.030/71.832
= 0,96
HSD = 0,96 như vậy nhà máy sử dụng quỹ thời gian chưa tốt. Thời gian ngừng nghỉ việc của người lao động cao. Để sử dụng quỹ thời gian lao động có hiệu quả hơn, nhà máy cần giảm bớt số ngày ngừng nghỉ việc.
b.Năng suất lao động
Giá trị tổng sản lượng
Năng suất lao động =
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Bảng 9 : Bảng phân tích tình hình biến động năng suất lao động.
Chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
Chênh lệch
ờ
%
1. Giá trị tổng số sản lượng
1000đ
28.550.420
33.649.000
5.098.580
17,9
2. Số CN sản xuất b/quân
Người
232
246
14
6
3. Tổng số ngày làm việc2”4
Ngày
56.376
61.008
4.632
8,2
4. Số ngày làm việc b/quân
Ngày/cn
243
248
5
2,1
5. Tổng số giờ làm việc4”2”6
h
439.733
457.560
17.827
4,1
6. Số giờ bình/quân/ngày
Giờ/ngày
7,8
7,5
-0,3
-3,9
7. NSLĐ năm (1/2)
1000đ/cn
123.062
136.785
13.723
11,2
8. NSLĐ ngày (1/3)
1000đ/cn
506,4
551,6
45,2
8,9
9. NSLĐ giờ (1/5)
1000đ/cn
65
74
9
13,8
10. Lương tháng b/quân của CN sản xuất
1000đ/cn
445.000
629.000
184.000
41,3
11.Lợi nhuận
1000đ
134.539
150.000
15.461
11,5
12.Tỷ suất LN/LĐ
1000đ/cn
580
610
30
5,1
Qua bảng trên ta thấy kết quả so sánh sự biến động NSLĐ của năm 2001 so với năm 2002 của 3 loại: NSLĐ ngày, NSLĐ giờ, NSLĐ năm.
+ Năng suất lao động năm ảnh hưởng bởi hai nhân tố:
- Do GTTSL tăng nên NSLĐ năm tăng:
33.649.000 28.550.420
232 232
145.039 123.062 = 21.977 nghìn đồng/ người
- Do số lao động tăng nên NSLĐ năm tăng:
33.649.000 33.649.000
246 232
136.785 145.039 = -8.254nghìn đồng/người
-Tổng hợp 2 nhân tố:
21.977 - 8.254 = 13.722 nghìn đồng/người
+ NSLĐ ngày ảnh hưởng bởi 2 nhân tố
- Do GTTSL tăng nên năng suất ngày tăng:
33.649.000 28.550.420
56.376 56.376
596,8 506,4 = 90,4 nghìn đồng/người
- Do số ngày làm việc tăng nên NSLĐ ngày tăng:
33.649.000 33.649.000
61.008 56.376
551,5 596,8 = - 45,3nghìn đồng/người
- Tổng hợp 2 nhân tố:
90,4 - 45,3 = 45,1nghìn đồng/người
+ NSLĐ giờ ảnh hưởng bởi 2 nhân tố:
- Do GTTSL tăng nên NSLĐ giờ tăng:
33.649.000 28.550.420
439.733 439.733
77 65 = 12 nghìn đồng/người
- Do thời gian lao dộng tăng nên NSLĐ giờ tăng:
33.649.000 33.649.000
457.560 439.733
74 77 = -3 nghìn đồng/người
- Tổng hợp 2 nhân tố:
12 - 3 = 9 nghìn đồng/người
+ NSLĐ giờ năm 2002 tăng 9 nghìn đồng/giờ so với năm 2001 tương ứng với 13,8%
+ NSLĐ ngày năm 2002 tăng 8,9% so với năm 2001 tương ứng là:45,2nghìn đồng/ngày.
+ NSLĐ năm 2001 tăng so với năm 2002 là 11,2% tương ứng là13.723 nghìn đồng/năm. Tốc độ NSLĐ năm tăng hơn tốc độ tăng năng suất lao động ngày và tổng số lao động trực tiếp sản xuất trong năm 2002 tăng do số ngày làm việc bình quân tăng từ 243 ngày lên 248 ngày.
+Sức sinh lợi lao động ảnh hưởng bởi hai nhân tố:
- Do lợi nhuân của nhà máy tăng nên sức sinh lợi lao động tăng
150.000
-
134.539
232
232
646,6 - 580 = 66,6 đồng/người.
- Do số lao động của nhà máy tăng đồng thời mức lợi nhuận tăng nên sức sinh lợi lao động cũng tăng:
150.000
246
-
150.000
232
= 610 - 646,6 = -36,6 đồng/người.
- Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố:
= 66,6 - 36,6 = 30 đồng/người.
Qua phân tích trên ta thấy sức sinh lợi lao động tăng 5,1% tương ứng với 30 nghìn đồng. Nguyên nhân là do lợi nhuận tăng nên sức sinh lợi lao động tăng, do số lao động bình quân tăng nên sức sinh lợi lao động tăng.
Nguyên nhân số lao động tăng là do nhà máy tuyển thêm một số công nhân .
Lợi nhuận tăng là do năm 2002 nhà máy đã đầu tư một số dây truyền công nghệ mới hiện đại hơn, trình độ đội ngũ lao động được nâng cao vì vậy sản phẩm của nhà máy ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn. Cụ thể năm 2002 tăng 11,5% tương ứng 15.461nghìn đồng so với năm 2001.
Bảng 10: Tổng hợp đánh giá hiệu quả lao động
Chỉ tiêu
Nhân tố ảnh hưởng
Nguyên nhân
Tăng
Giảm
NSLĐ năm
GTTSL
GTTSL tăng do nhà máy tiêu thụ đựơc sản phẩm
Lao động tăng
Lao động tăng do nhà máy tuyển thêm một số lao động
NSLĐ ngày
GTTSL
GTTSL tăng do nhà máy tiêu thụ đựơc sản phẩm
Số ngày làm việc
Số ngày làm việc tăng là do nhu cầu cấp thiết của công việc.
NSLĐ giờ
GTTLS
GTTSL tăng do nhà máy tiêu thụ đựơc sản phẩm
Số giờ làm việc
Số giờ làm việc tăng là do nhu cầu cấp thiết của công việc.
Sức sinh lợi lao động
Lợi nhuận
Lợi nhuận tăng do doanh thu tăng.
Số lao động
Lao động tăng do nhà máy tuyển thêm một số lao động
2. Tình hình tài sản
a. Tài sản cố định
Ta có một số chỉ tiêu sau
Sức sản xuất TSCĐ
=
Doanh thu
Giá trị còn lại TSCĐ bình quân
Sức sinh lợi
=
Lợi nhuận
TSCĐ bình quân
Công thức này cho ta biết cứ 1 đồng giá trị tài sản cố định thì sẽ làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu và bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các tỷ lệ này càng cao thì Công ty đã sử dụng tài sản cố định của mình với hiệu suất cao và ngược lại.
Ta có bảng sau
Bảng 11: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ
ĐVT:nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
ờ
%
1. Doanh thu
25.640.807
29.041.089
3.400.282
13,3
2. Lợi nhuận
134.539
150.000
15.461
11,5
3. Giá trị TSCĐ b/q
14.060.087,7
16.838.428,4
2.778.340,7
19,8
4. Doanh thu/TSCĐ b/q
1,82
1,72
-0,1
-5,4
5. Lợi nhuận/TSCĐ b/q
0,01
0,009
-0,001
-11,
+ Sức sản xuất của TSCĐ ảnh hưởng bởi hai nhân tố:
- Do doanh thu tăng nên sức sản xuất của TSCĐ giảm:
29041089 25640807
14.060.087,7 14.060.087,7
2,07 - 1,82 = 0,25 đồng
- Do giá trị TSCĐbq tăng nên sức sản xuất của TSCĐ giảm:
29.041.089 29.041.089
16.838.428,4 14.060.087,7
1,72 - 2,07 = -0,35 đồng
- Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố
0,25 - 0,35 = -0,1đồng
Qua bảng phân tích ta thấy sức sản xuất của TSCĐ trong năm 2002 giảm so với năm 2001 là 5,4% tương đương (0,1 đồng). Là do doanh thu tăng nên sức sản xuất của tài sản cố định cũng tăng. Nhưng tài sản cố định trong năm 2002 lại tăng vì nhà máy đã mua thêm một số máy móc mới.
+ Sức sinh lợi của tài sản lưu động ảnh hưởng bởi hai nhân tố:
- Do lợi nhuận tăng nên sức sinh lợi của TSLĐ cũng tăng:
150.000 134.539
14.060.087,7 14.060.087,7
= 0,011 - 0,01 = 0,001 đồng
- Do TSCĐ tăng nên sức sinh lợi của TSCĐ cũng tăng:
150.000 150.000
16.838.428,4 14.060.087,7
0,009 - 0,011 = - 0,002 đồng
+ Tổng hợp 2 nhân tố:
0,001 - 0,002 = -0,001 đồng
Qua phân tíc._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0149.doc