Phân tích hiệu quả kinh doanh của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp

Lời nói đầu Trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả là một yếu tố hết sức quan trọng, hiệu quả cao đó là điều mong muốn của tất cả các doanh nghiệp. Nó là phần thù lao cho người lao động được hưởng, nó thúc tinh thần và sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả cao sẽ thu hút được nhiều lao động có tay nghề cao và sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm nhiều hơn. Từ đó giúp cho doanh nghiệp ngày càng đứng vững hơn trên thị trường. Xuất phát từ việc nhận biết một

doc37 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách sâu sắc về vai trò của hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và nhiệm vụ của mình trong giai đoạn tới mà trung tâm dịch vụ nông nghiệp cần phải hoàn thiện hơn công tác tổ chức quản lý nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh để có thể tiến hành kinh doanh một cách có hiệu quả cao nhất nhằm đáp ứng trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế nhiều thành phần. Hoà mình với những chuyển biến của các ngành dịch vụ cũng đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và hoàn thiện hơn các hình thức dịch vụ của mình. Dưới sự l ãnh đạo của đảng và Nhà nước, được sự hỗ trợ tích cực của các ngành các cấp có kế hoạch triển khai một cách tích cực và có hệ thống. Chắc chắn ngành dịch vụ - du lịch của Việt Nam sẽ tiến xa hơn nữa. Cũng nhờ có nhiều cơ chế, chính sách của chính phủ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy tối đa khả năng của mình trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Một doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển vững chắc trên thị trường còn cần phải nắm được các yếu tố tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ…vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm tới tất cả các khâu trong kinh doanh, từ khi bỏ đồng vốn ra để đầu tư một cách hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp đang được đầu tư và lớn dần trên thương trường và hoạt động kinh doanh cung cấp các loại dịch vụ. Đến nay trung tâm đã được nhiều thành tựu nhất định trong cung cấp các loại dịch vụ: phục vụ ăn uống, hội nghị, hội thảo, cho thuê phòng nghỉ, văn phòng, hội trường, tổ chức tour du lịch… Sau thời gian thực tập tại trung tâm dịch vụ nông nghiệp. Em đã tìm hiểu được rất nhiều về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và đực điểm kinh doanh của trung tâm. Nhờ sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, phòng kế toán và cán bộ công nhân viên trong trung tâm. Đến nay em đã hoàn thành được báo cáo thực tập tổng quan của mình. Trong bài này em xin nêu ra 8 vấn đề Phần I: Giới thiệu khái quát về Trung tâm Phần II: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của trung tâm Phần III: Tình hình kinh doanh của trung tâm (công nghệ sản xuất) Phần IV: Tổ chức và kết cấu kinh doanh của trung tâm Phần V: Tổ chức bộ máy quản lý của trung tâm Phần VI: Khảo sát và phân tích các yếu tố "đầu vào" , "đầu ra" của trung tâm Phần VII: Môi trường kinh doanh của trung tâm Phần VIII: Những thu hoạch qua giai đoạn thực tập tổng hợp. Do thời gian có hạn nên bài viết của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! I. Giới thiệu doanh nghiệp 1. Tên doanh nghiệp Trung tâm dịch vụ nông nghiệp 2. Giám đốc hiện tại của trung tâm: Ông Đinh Văn Tường 3. Địa chỉ: P16 Thuỵ Khuê - quận Tây Hồ - Hà Nội. 4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp Trung tâm dịch vụ nông nghiệp trước đây mang tên là nhà khách Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Bằng quyết định số 307NN - CNTP/ TCBB ngày 15/07/1987. Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quyết định thành lập nhà khách trực thuộc văn phòng Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm có trụ sở I tại 16 Thuỵ Khuê, trụ sở II tại 28 Cát Linh và lấy tên là nhà khách Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Năm 2002 nhà khách Bộ nông nghiệp và công nghiệp đổi tên thành trung tâm dịch vụ nông nghiệp theo quyết định số 2446/QĐ - BNN - TCCB. 5. Loại hình doanh nghiệp. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp là đơn vị kinh doanh hạch toán lấy thu bù chi. Trực thuộc văn phòng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 6. Nhiệm vụ của trung tâm Theo giấy phép kinh doanh nhiệm vụ chính của trung tâm dịch vụ nông nghiệp là phục vụ khách trong và ngoài ngành đến ăn nghỉ tại trung tâm. Đối tượng phục vụ chủ yếu là các chuyên gia nước ngoài đến bộ công tác, các cán bộ trong ngành vè bộ công tác, họp, hội nghị…và các khách trong và ngoài tỉnh về thăm quan Hà Nội. Ngoài ra trung tâm dịch vụ nông nghiệp còn cho thuê văn phòng, hội trường phục vụ các hội nghị hội thảo…của các ngành, phục vụ ăn uống… 7. Lịch sử phát triển của trung tâm qua các thời kỳ Trụ sở hiện tại của trung tâm dịch vụ nông nghiệp trước năm 1945 là một doanh trại của sỹ quan Pháp. Năm 1945 đến năm 1954 là khu vườn ươm của Bộ canh nông thời Pháp thuộc. Từ năm 1959 UBND thành phố Hà Nội giao lại 3.147 m2 cho Bộ nông nghiệp quản lý. Bộ nông nghiệp đã sử dụng 50% diện tích đất để xây dựng hội trường và nhà ăn phục vụ cho cán bộ công nhân viên làm việc tại Bộ và 50% diện tích đất còn lại được xây dựng làm khu tập thể cho cán bộ công nhân viên trong Bộ. Năm 1981 hai khu nhà ăn và hội trường được cải tạo lại và nâng cấp. Xây dựng thêm khu nhà B để phục vụ các cán bộ trong ngành về bộ công tác ăn nghỉ. Năm 1983 khu nhà A được xây dựng. Lúc này nhà khách Bộ nông nghiệp mở rộng thêm hình thức kinh doanh dịch vụ bán hàng lương thực thực phẩm. Tháng 4 năm 1987 chính phủ có quyết định thành lập B nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Trên cơ sở hợp nhất hai Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Ngày 15/07/1987 theo quyết định số 307NN - CNTP/TCBB của Bộ nông nghiệ và công nghiệp thực phẩm có trụ sở I tại 16 Thuỵ Khuê, cơ sở II tại 28 Cát linh (trước đây là nhà khách của Bộ công nghiệp thực phẩm) và giao cho nhà khách toàn bộ 3147 m2 sử dụng với mục đích kinh doanh và tự hạch toán kinh doanh đến tháng 9 năm 1993 cơ sở II tại 28 Cát Linh cho công ty VMEP của Đài Loan thuê làm văn phòng đại diện. Đến cuối năm 1995 chính phủ có quyết định thành lập Bộ nông nghiệp và PTNT trên cơ sở hợp nhất các Bộ nông nghiệp và CNTP, Bộ thuỷ lợi Bộ lâm nghiệp. Vì vậy nhà khách Bộ nông nghiệp và CNTP được đổi tên thành nhà khách bộ nông nghiệp và PTNT. Gần đây nhất theo căn cứ quyết định số 2466/QĐ BNN - TCCB ngày 28/06/2002 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đổi tên nhà khách thành Trung tâm dịch vụ nông nghiệp có trụ sở tại 16 Thuỵ Khuê - quận Tây Hồ - Hà Nội. Số điện thoại 048457586 và Fax 8454251. II. Khái quát tình hình kinh doanh của trung tâm dịch vụ nông nghiệp. Từ năm 2003 tới nay, giai đoạn có nhiều biến động về tình hình kinh tế. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp hoạt động trong cơ chế tự hạch toán lấy thu bù chi bằng hình thức cung cấp dịch vụ cho thuê phòng nghỉ, văn phòng, hội trường, ăn uống…Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất xuống cấp nhưng trung tâm cũng đã đạt được một số hiệu quả trong kinh doanh. Với số liệu kinh doanh dịch vụ trong 5 năm (2003 - 2007) như sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2003 đến năm 2007 TT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 So sánh 2007/2006 +/- Tỷ lệ % 1 Sản phẩm (dịch vụ) - ăn uống - Hội trường - Phòng nghỉ - Văn phòng cho thuê - Dịch vụ khác 2 Sản lượng (doanh thu) từng mặt hàng - ăn uống Tr.đ 905 1.235 1.276 1.283 1309 26 2,02 - Hội trường Tr.đ 500 725 898 969 1008 39 10,89 - Phòng nghỉ Tr.đ 535 758 900 942 1112 170 18,046 - Văn phòng cho thuê Tr.đ 800 937 898 1007 1109 102 10,129 - Dịch vụ khác Tr.đ 100 187 312 4005 561 156 38,52 3 Tổng doanh thu Tr.đ 2.840 3.842 4.284 4.546 5.099 553 12,16 4 Doanh thu xuất khẩu Tr.đ - - - - - - - 5 LN trước thuế Tr.đ 988 1.215,36 1.550 1.670 2.093 423 25,329 6 Doanh thu sau thuế Tr.đ 711,36 1.215,36 1.116 1.202,4 1.506,96 304,56 25,329 7 Tài sản cố định bình quân Tr.đ 800 853 887 922 1007 85 9,22 8 Vốn lưu động bình quân Tr.đ 2.001 2.359 3.001 3.600 4.100 560 15,55 9 Số lao động bình quân trong năm Tr.đ 44 46 42 58 86 18 31,034 10 Tổng chi phí sản xuất trong năm Tr.đ 1.852 2154 2.734 2876 3.006 130 4,52 Tổng doanh thu (tỷ đồng) Năm Biểu đồ tổng doanh thu qua các năm của Trung tâm. Qua bảng kết quả tình hình hoạt động kinh doanh của trung tâm dịch vụ nông nghiệp qua các năm mức tăng trưởng hàng năm đạt từ 10% đến 20%. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của trung tâm là các mặt hàng dịch vụ: ăn uống cho thuê phòng nghỉ, văn phòng, hội trường. Qua biểu đồ tổng doanh thu qua các năm của Trung tâm cho thấy năm 2004 so với năm 2005 mức tăng trưởng doanh thu của trung tâm là 35,2% lượng khách về thuê phòng nghỉ nhiều và khách đến đặt tiệc, ăn uống đã làm cho tổng doanh thu của trung tâm tăng. Năm 2005 với năm 2004 mức tăng tổng doanh thu của trung tâm là 6,1% Trong năm 2006 mức tăng tổng doanh thu của trung tâm không cao là do nguyên nhân cơ sở trang thiết bị xuống cấp dẫn đến không đủ khả năng cạnh tranh với trung tâm phụ nữ và phát triển bên cạnh (số 20 Thuỵ Khuê). Năm 2007 so với năm 2006 mức tăng tổng doanh thu của trung tâm là 12,16%. Tổng doanh thu của trung tâm là do các đơn vị đến thuê văn phòng là chủ yếu. Qua phân tích trên cho ta thấy nguồn thu chủ yếu của trung tâm dịch vụ nông nghiệp là cho thuê phòng nghỉ và văn phòng. Nên đã làm cho tổng doanh thu của các năm sau tăng so với năm trước. III. Tình hình kinh doanh của trung tâm (công nghệ sản xuất). 1. Công nghệ sản xuất Do trung tâm kinh doanh trên lĩnh vực dịch vụ nên ta thấy đó là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt ta không hề nhìn thấy sản phẩm làm ra hay dây chuyền sản xuất như trong lĩnh vực ngành nghề công nghệ. Ta có thể thấy đặc điểm kinh doanh của trung tâm qua bảng sau: Lễ tân: Phòng nghỉ, hội trường, dịch vụ ăn uống, dịch vụ khác Khi có khách đến trung tâm, bộ p hận lễ tân sẽ tiếp khách và hướng dẫn khách hàng của mình về phòng nghỉ, văn phòng, hội trường hay một dịch vụ khác mà khách hàng quan tâm. Sau đó các bộ p hận khác sẽ phục vụ theo nhu cầu của khách hàng. 2. Đặc điểm kinh doanh dịch vụ a. Về phương pháp dịch vụ: Trung tâm luôn lấy "chữ tín" làm đầu vui lòng khách đến, vừa lòng khách ra về luôn coi trọng khách hàng là thượng đế, để phục vụ khách hàng trong thời gian lưu trữ tại trung tâm. b. Đặc điểm về trang thiết bị của trung tâm Bảng 2: Số liệu về trang thiết bị của trung tâm năm 2007 Nguồn: trong nước TT Trang thiết bị Đơn vị tính Số lượng 2007 Nguyên giá Giá trị còn lại Nước sản xuất 1 Tổng đài Panasonic Cái 01 53.322.000 22.000.000 Nhật 2 Điều hoà 1 cục Cái 12 67.762.683 15.000.000 Mỹ 3 Điều hoà 2 cục Cái 12 193.199.000 86.000.000 Nhật 4 Bộ trang âm hội trường Bộ 01 18.532.000 4.000.000 Hàn Quốc 5 Vô tuyến Cái 30 72.620.000 1.500.000 Việt Nam 6 Bình nóng lạnh Cái 24 52.560.000 24.000.000 Nhật 7 Quạt trần Cái 82 Việt Nam 8 Điện thoại bàn Cái 37 5.069.000 1.850.000 Việt Nam 9 Máy vi tính Bộ 08 Việt Nam 10 Ô tô TOYOTA Chiếc 01 216.000.000 118.000.000 Nhật 11 Quầy lễ tân Cái 01 7.220.000 2.500.000 Việt Nam Trung tâm kinh doanh mặt hàng dịch vụ nên trang thiết bị của trung tâm nhỏ chủ yếu là TSCĐ như điều hoà, bình nóng lạnh. c. Bố trí mặt bằng của trung tâm dịch vụ nông nghiệp Hội trường Nhà ăn Nhà B Lễ tân Bể nước khu giặt giũ Nhà A Nhà C Nhà F Nhà E Thường trực Cổng Sân Sân Sân Khu vườn Khu Việt Nhật Nhìn vào sơ đồ mặt bằng của trung tâm ta thấy được các khu nhà được bố trí rất hài hoà và thoáng mát. Khu nhà B được dùng cho thuê phòng nghỉ, khu nhà A và nhà C, nhà F, nhà E được dùng cho thuê làm văn phòng. Khu hội trường và nhà ăn dùng để phục vụ ăn uống và các hội nghị, hội thảo… d. Về an toàn lao động Các nhân viên của trung tâm được trang bị quần áo theo từng bộ phận và các trang thiết bị bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, giầy ủng, tạp dề, án mưa…phù hợp với công việc của từng bộ phận. IV. Tổ chức và kết cấu kinh doanh của trung tâm. 1. Tổ chức kinh doanh của trung tâm Trung tâm kinh doanh liên tục trong cả năm từ dịch vụ ăn uống, cho thuê phòng nghỉ, hội trường…Tổ chức các bữa tiệc của Bộ và khách hàng bên ngoài, cho các cán bộ từ các tỉnh về Bộ họp….Các bộ phận của trung tâm phục vụ khách hàng từ lúc đến cho đến lúc ra về. 2. Kết cấu của trung tâm. ở trung tâm có bộ phận lễ tân là bộ phận chính trong quá trình phục vụ khách hàng. Lễ tân sẽ hướng dẫn khách của mình về các loại dịch vụ của trung tâm để đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Hướng dẫn khách đi đâu, ngôi đâu hay phỏng nghỉ ở đâu. Sau đó sẽ có các bộ phận phụ trợ dẫn quý khách tới nơi cần đến. Rồi đến nữa là bộ phận nội trợ bầy kiện hội trường theo yêu cầu và nhu cầu của khách hàng. Bộ phận trực phòng luôn giữ cho phòng nghỉ sạch sẽ, gọn gàng, làm vệ sinh phòng nghỉ, trải ga giường, giặt giữ, là quần áo khi khách hàng có nhu cầu. Bộ phận bảo vệ điện nước luôn đảm bảo an ninh, cung cấp đầy đủ điện nước cho trung tâm. Như vậy để có được một bộ máy tổ chức hoạt động liên tục hợp lý là nhờ có sự chỉ đạo sát sao - quan tâm và có trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên của trung tâm tạo nên sức hút, ấn tượng với khách hàng của trung tâm mình. V. Tổ chức bộ máy quản lý của trung tâm dịch vụ nông nghiệp. 1. Sơ đồ bộ máy quản lý của trung tâm được thể hiện như sau: Giám đốc trung tâm Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phòng dịch vụ thương mại Phòng quản trị dịch vụ Tổ lễ tân Tổ tiếp thị Tổ bar Tổ bảo vệ Tổ nhà buồng Tổ nhà ăn Tổ cây cảnh Tạp vụ Phòng tài chính kế toán Lái xe Thủ kho Theo mô hình trên cho thấy bộ máy của trung tâm dịch vụ nông nghiệp gồm: ban giám đốc 1 giám đốc và 2 phó giám đốc cùng các bộ phận chức năng: mỗi bộ phận có 1 trưởng hpòng, dưới trưởng phòng là các nhân viên thực hành. Mô hình tổ chức gọn nhẹ, không chồng chéo đà phát huy được hiệu quả hoạt động phục vụ kinh doanh. * Các phòng ban nghiệp vụ - Phòng dịch vụ thương mại - Phòng quản trị dịch vụ - Phòng tài chính kế toán 2. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận 2.1. Phòng dịch vụ thương mại a. Chức năng Phòng có chức năng thực hiện kế hoạch dịch vụ đã được phê duyệt làm tham mưu cho ban lãnh đạo trung tâm xây dựng và định hướng kế hoạch kinh doanh, nhằm khai thác thị trường du lịch, thương mại, tiếp thị giới thiệu các loại dịch vụ của trung tâm, đại lý vé máy bay. Phòng dịch vụ thương mại gồm 3 tổ: tổ lễ tân, tổ tiếp thị, tổ bar. b. Nhiệm vụ: - Tổ lễ tân: thực hiện nhiệm vụ cơ bản như: thông tin đăng ký chỗ "bán, dịch vụ lưu trú, dịch vụ bổ xung cho khách tổ chức đón tiếp, sắp xếp chỗ ở cho khách, phục vụ họ trong thời gian lưu trú tại trung tâm, thanh toán và tiếp khách. Trực tổng đài điện thoại, nối máy lên phòng cho khách, ghi lại những thông tin chuyển giúp cho khách. - Tổ tiếp thị. Thực hiện nhiệm vụ cơ bản như: tiếp thị các loại dịch vụ của trung tâm, tiếp thị tổ chức các tour du lịch nội địa theo qui định của ngành du lịch, tiếp thị tổ chức các hội nghị hội thảo, đặt vé máy bay, cung cấp những thông tin cho khách. - Tổ Bar: Thực hiện nhiệm vụ: phục vụ các loại đồ uống theo nhu cầu của khách, chế biến ra các loại nước hoa quả, sinh tố, pha chế các loại rượu phục vụ khách hàng. Đảm bảo đợc độ tin cậy nguồn gốc, xuất xứ của các loại rượu và hoa quả. 2.2. Phòng quản trị dịch vụ. a. Chức năng. Trong thời gian khách nghỉ và thuê văn phòng tại trung tâm cán bộ nhân viên đáp ứng đầy nhất các yêu cầu của khách trong phạm vi khả năng của mình, đồng thời tổ chức thăm dò, nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu sở thích của từn đối tượng để có thể nâng cao chất lượng phục vụ. Cần tổ chức tốt các dịch vụ bổ xung đa dạng đáp ứng nhu cầu bức thiết hàng ngày của khách. Quản lý tài sản các trang thiết bị của trung tâm. Cung cấp điện nước cho khách hàng. Giữ gìn cách quan cho trung tâm và cơ quan. Bộ cung cấp các dịch vụ cho cơ quan. Phòng quản trị dịch vụ gồm 4 tổ: tổ bảo vệ, tổ nhà ăn, tổ nhà buồng, tổ cây cảnh tạp vụ. b. Nhiệm vụ. - Tổ bảo vệ điện nước: Thực hiện những nhiệm vụ: bảo đảm an ninh trật tự trong trung tâm, trông giữ tài sản của khách hàng và bảo quản tài sản trong trung tâm, hướng dẫn khách để xe vào đúng nơi qui định, đảm bảo an toàn khu vực để xe của khách và của nhân viên trong trung tâm, theo dõi các hoạt động ra vào của khách, chỉ dẫn cho khách đến làm việc với các đơn vị đang thuê văn phòng tài trung tâm. Cung cấp nước điện đầy đủ cho khách hàng. - Tổ nhà ăn. Thực hiện nhiêm: chế biến các món ăn để phục vụ khách, tổ chức phục vụ các buổi tiệc liên hoan, sinh nhật, đám cưới, cung cấp và chế biến các món ăn phù hợp với khẩu vị của khách hàng. Các dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, gọn gàng, thực hiện đúng qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tổ trực buồng: Thực hiện những nhiệm vụ: hàng ngày lau chùi làm vệ sinh các phòng nghỉ của khách và các văn phòng đang cho thuê. Sắp xếp phòng nghỉ, hướng dẫn khách sử dụng các trang thiết bị trong phòng. Kiểm tra các trang thiết bị trong phòng nếu có hỏng hóc báo cho bộ phận có liên quan sửa chữa kịp thời. Cung cấp nước uống, chè…và các dịch vụ khác theo nhu cầu của khách (giặt, là quần áo…). Phản ánh kịp thời những ý kiến của khách tới các bộ phận có liên quan để nâng cao chất lượng phục vụ. - Tổ cây cảnh, tạp vụ. Thực hiện nhưng vụ: đảm bảo cảnh quan cho trung tâm cũng như cơ quan Bộ, hàng ngày tưới cây và làm vệ sinh các khu vườn, chăm sóc cắt tỉa cho các cây cảnh, quýet dọn các khu sân chơi của trung tâm cũng như của cơ quan. Sắp xếp loại các cây cảnh sao cho phù hợp với các cảnh quan của trung tâm và của cơ quan Bộ. 2.3. Thủ kho - Nhập, xuất các nguyên vật liệu cung cấp phục vụ cho trung tâm. - Thường xuyên báo cáo số lượng sử dụng các loại nguyên liệu vật liệu lên phòng kế toán. - Bảo quản nguyên vật liệu trong kho không để hư hỏng. - Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng khi có nhu cầu giữ hàng hoá vào trong kho. 2.4. Lái xe - Phục vụ khách khi có nhu cầu thuê xe - Đảm bảo an toàn cho khách khi ngồi trong xe, đưa đón khách đúng nơi, đúng chỗ theo yêu cầu của khách. - Bảo quản, lau chùi xe. 2.5. Phòng kế toán a. Chức năng. Làm tham mưu giúp lãnh đạo trung tâm phân phối, sử dụng, quan hệ và hạch toán kế toán theo chế độ kế toán thống kê, cơ chế quản lý tài chính và hạch toán của đơn vị sự nghiệp có thu kiêm nghiệm công tác văn thư, lưu trữ hành chính và thực hiện chức năng giám đốc bằng đồng tiền đối với mọi hoạt động kinh tế - tài chính nhằm góp phần thực hiện mục tiêu sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản được Nhà nước giao và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh dịch vụ có hiệu quả. b. Nhiệm vụ. - Xây dựng các quy chế hạch toán thống kê theo qui định của nhà nước trong doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện hướng dẫn sử dụng các loại chứng từ ghi chép ban đầu phù hợp hướng dẫn và qui định cụ thể phương pháp luân chuyển chứng từ. Tổ chức công tác hạch toán, kế toán thống kê tổng hợp theo chế độ hiện hành. - Phân tích lập báo cáo quyết toán, kế toán thống kê chung theo định kỳ. - Giúp giám đốc tỏng quan hệ thanh toán với ngân sách Nhà nước (các loại thuê, bảo hiểm xã hội và các khoản thu nộp khác). Quan hệ tín dụng với ngân hàng. - Tổ chức hạch toán tập trung tại trung tâm các nguồn vốn như các quỹ, đúng đắn, côn khai, công bằng theo chế độ qui định. - Giúp giám đốc phổ biến áp dụng kịp thời chuẩn xác các thể chế tài chính tín dụng hiện hành, các chế độ cho cán bộ công nhân viên, tăng cường công tác bồi dưỡng và đào tạo về các mặt nhiệp vụ và trình độ quản lý cho đội ngũ nhân viên làm công tác thống kê, kế toán. - Chịu trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ giúp giám đốc chuẩn bị tài liệu, chứng từ phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra của cấp trên và cơ quan chức năng khi có yêu cầu. - Tổ chức hướng dẫn và kiểm kê tài sản vật tư định kỳ và đột xuất theo quy định của Nhà nước và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. - Giúp giám đốc trong việc tham gia quản lý và kiểm tra hoạt động tài chính của đơn vị, trong cân đối thu chi. - Giúp giám đốc thu nợ của các đối tác và các đơn vị liên quan. 3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý của trung tâm dịch vụ nông nghiệp. Các phòng ban của trung tâm có mối quan hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau, tương trợ lẫn nhau trong quá trình phục vụ khách hàng. Từ bộ phận tiếp đón, lễ tân sẽ cung cấp thông tin cho bộ phận trực buồng để chuẩn bị phòng nghỉ cho khách, và kiểm tra lại trước khi giao phòng cho khách. Và cũng từ bộ p hận lễ tân cung cấp cho tổ bếp lượng khách đến với nhu cầu ăn uống để bộ phận này chuẩn bị đầy đủ mọi thứ phục vụ khách. Nhờ có tổ trực buồng kiểm tra thường xuyên nêu báo cáo kịp thời những trang thiết bị, bị hỏng mà tổ điện nước sửa chữa hoặc báo cáo để mua mới về thay. Thông qua lễ tân và tổ bếp mà phòng kế toán sẽ hạch toán được doanh thu, chi phí, lợi nhuận của trung tâm. Phòng kế toán sẽ cung cấp tài chính cho các bộ phận để mua các nguyên vật liệu, trang thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu khách hàng của mình. Nhờ có quan hệ chặt chẽ lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong công việc làm cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục thông suốt mà trung tâm đã tồn tại và phát triển từ thời bao cấp cho đến thời kỳ thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay. VI. Khảo sát, phân tích các yếu tố "đầu vào, đầu ra" của trung tâm dịch vụ nông nghiệp. 1. Khảo sát, phân tích các yếu tố đầu vào của trung tâm. a. Yếu tố đối tượng lao động (nguyên vật liệu và năng lượng). Nguyên vật liệu là một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và phục vụ. Tình hình cung cấp, sử dụng nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất và phục vụ. Nhiều doanh nghiệp phải dành được và sử dụng một cách khôn khép các vật liệu nếu họ muốn phục vụ tốt khách hàng của mình. Tại trung tâm dịch vụ nông nghiệp khâu cung ứng nguyên vật liệu tron thời gian qua luôn được thực hiện tốt, bảo đảm hoạt động phục vụ cho các dịch vụ của trung tâm. Các loại dịch vụ chủ yếu của trung tâm là phục vụ ăn uống, cho thuê phòng nghỉ, văn phòng, cho nên nguyên vật liệu sử dụng thường xuyên là cho khâu chế biến và phục vụ. Bảng 3: Đối tượng lao động của trung tâm dịch vụ nông nghiệp TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng năm 2007 Đơn giá (nghìn đồng) Nguồn cung cấp Định mức tiêu hao A Nguyên vật liệu 420 35 Trong nước không 1 Chè kg 3840 0,850 - - 2 Xà phòng Xà phòng 725 3,750 - - 3 Thuốc tẩy Chai 90 14,500 - - 4 Chổi Cái 7250 1,100 - - 5 Giấy vệ sinh Cuộn 721 115 - - 6 Bia Két 516 35 - - 7 Rượu Chai - - 8 Thịt Kg - - 9 Rau quả Kg - - 10 Gia vị Kg - - B Năng lượng - - 1 Điện KW 6620 1,950 - - 2 Ga Bình 276 195 - - 3 Xăng Lít 712 13,5 - - Qua bảng trên cho ta thấy toàn bộ đối tượng lao động của trung tâm đều tăng hơn so với năm trước. Tình hình cung ứng nguyên vật liệu trong năm 2007 tăng do lượng khách đến trung tâm tăng cho nên lượng chè, xà phòng, giấy vệ sinh để phục vụ cho khách đến nghỉ tăng. Trong năm Bộ tổ chức nhiều cuộc hội thảo và đặt tiệc, và phục vụ nhiều đám cưới nên làm cho lượng thực phẩm để chế biến tăng nên cũng kéo theo lượng sử dụng điện, ga tăng theo. Chỉ có lượng sử dụng xăng là không tăng mà còn giảm là do nhu cầu thuê xe của khách hàng ít chủ yếu phục vụ đi lại thăm hỏi cho cán bộ công nhân viên trong trung tâm. Điều đó cho thấy chất lượng phục vụ của trung tâm ngày càng được nâng cao đã làm phần nào thoả mãn nhu cầu của khách hàng. b. Yếu tố lao động. Ngoài những yếu tố thuộc về đối tượng lao động như nguyên vật liệu, năng lượng thì yếu tố lao động cũng là một yếu tố đầu vào có ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của trung tâm. Công việc phục vụ tại trung tâm chủ yếu sử dụng chân tay và sự nhanh nhẹn của người quản lý nhằm nắm bắt kịp thời những nhu cầu của người tiêu dùng cho nên vai trò của người lao động rất quan trọng cho trung tâm. Trong thời gian qua trung tâm mở ra thêm loại dịch vụ nên số lao động cũng tăng đáng kể. Hiện tại theo số liệu thống kê thì số lao động tại trung tâm là: 76 người. Vì vậy việc sử dụng lao động một cách hợp lý, bảo đảm lợi ích cho trung tâm và người lao động là vấn đề được trung tâm quan tâm. Nhìn chung trung tâm đang có một đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, chăm chỉ, nhưng trình độ chuyên môn chưa cao. Hầu như người lao động trong trung tâm mới chỉ được đào tạo qua các lớp sơ cấp. Vì vậy trong thời gian qua ban lãnh đạo trung lập đã cứ nhân viên đi học các lớp đào tạo chuyên môn tạo điều kiện thuận lợi cho ai muốn đi học các lớp đại học tại chức. Ta có bảng các yếu tố lao động của trung tâm như sau: Bảng 4: Yếu tố lao động qua các năm Đơn vị tính: người TT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 So sánh 2007/2006 số lượng % số lượng % số lượng % số lượng % số lượng % +/- % A Lao động theo trình độ 44 100 46 100 42 100 58 100 76 100 +18 31,034 1 Đại học 6 13,36 6 13,04 9 21,42 16 27,58 20 26,31 +4 25 2 Trung cấp 14 31,22 16 34,78 12 28,57 18 31,03 24 31,57 +6 33,33 3 Sơ cấp 24 54,22 24 52,17 21 50 24 41,38 32 18,51 B Lao động chia theo bộ phận 44 100 46 100 42 100 58 100 76 100 +18 31,034 1 Phòng kế toán 5 11,4 5 10,9 5 11,9 5 8,62 5 6,6 0 0 2 Phòng dịch vụ thương mại 12 27,3 12 26,1 12 28,6 14 24,1 21 27,6 +7 50 - Tổ lễ tân 5 11,4 5 10,8 5 11,9 5 8,6 8 10,5 +3 60 - Tổ tiếp thị 4 9,1 4 8,7 4 9,5 6 10,3 9 11,8 +3 50 - Tổ ba 3 6,8 3 6,6 3 7,2 3 5,2 4 5,3 +1 33,3 3 Phòng quản trị dịch vụ 27 61,4 29 63 25 59,5 39 67,28 50 65,8 +11 28,2 - Tổ bảo vệ điện nước 6 13,6 6 13 6 14,3 14 21,1 19 25 +5 35,7 - Tổ nhà hàng 8 18,2 10 21,7 8 19 10 17,2 11 14,5 +1 1 - Tổ nhà ăn 7 15,9 7 15,2 5 14,3 8 13,8 8 10,5 0 0 - Tổ cây cảnh tạp vụ 6 13,7 6 13,1 5 11,9 7 12,81 12 15,8 5 71,4 Đồ thị về số lượng lao động qua các năm của trung tâm Biểu đồ về số lượng lao động của trung tâm qua các năm Như vậy qua đồ thị cho ta thấy về số lượng lao động của trung tâm qua các năm đều tăng năm 2003 là 44 người đến năm 2004 số lao động tăng lên 46 người nhưng năm 2005 số lao động lại giảm đi 4 người còn 42 là do trong trung tâm có 2 người nghỉ chế độ hưu trí, và 2 người xin chuyển công tác. Nhưng đến năm 2005 số lao động của trung tâm lại tăng lên 58 người và đến năm 2007 tăng lên 76 người. Nguyên tăng là do trung tâm nhận thêm dịch vụ bảo vệ, chăm sóc vườn hoa cây cảnh và phục vụ tiếp tân cho cơ quan Bộ Nhà nước và PTNT tại số 2 Ngọc Hà. Số lao động của trung tâm không những tăng lên về số lượng mà còn tăng lên về chất lượng điều được thể hiện qua tỷ trọng trình độ lao động của trung tâm qua các năm. Trong năm 2003 trình độ đại học có 6 người chiếm tỷ trọng là 13,63% tổng số cán bộ công nhân viên, trung cấp là 14 người chiếm tỷ trọng 31,82%. Sơ cấp có 24 ngườei chiếm 54,82%. Năm 2004 số lao động có trình độ đại học được nâng lên vẫn chỉ có 6 người chiếm tỷ trọng là 13%, trung cấp là 16 chiếm tỷ trọng 34,7%, sơ cấp 24 người chiếm 52,17%. Năm 2005 số công nhân giảm xuống nhưng số lao động có trình độ Đại học lại tăng lên 9 người chiếm tỷ trọng là 21,42%. Trung cấp là 12 chiếm tỷ trọng 28,57%. Sơ cấp là 21 người chiếm tỷ trọng là 50%. Năm 2006 số lao động của trung tâm tăng lên do nhu cầu của trung tâm. Số người có trình độ đại học tăng lên 16 người chiếm tỷ trọng 27,6%. Trung cấp là 18 người chiếm 31%. Sơ cấp là 24 người chiếm 41,4%. Năm 2007 số lao động có trình độ đại học là 20 người chiếm tỷ trọng là 26,35%. Trung cấp có 24 người chiếm tỷ trọng là 31,58%. Sơ cấp là 32 người chiếm tỷ trọng là 18,51%. Như vậy số lao động tại trung tâm không ngừng tăng lên cả về quy mô lẫn chất lượng. Điều đó cho thấy trong những năm qua tính hoạt động kinh doanh dịch vụ của trung tâm ngày càng phát triển đồng thời cũng cho thấy sự quan tâm đúng đắn của ban lãnh đạo trung tâm trong việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân nâng cao trình độ. Vì vậy đã góp phần khuyến khích người lao động phát huy tính tự chủ sáng tạo trong công việc để góp phần làm tăng hiệu quả lao động và chất lượng phục vụ trong trung tâm. Nguồn lao động trung tâm thường tuyển theo nhu cầu của từng bộ phận chủ yếu là con em cán bộ công nhân viên trong ngành. Việc phân công bố trí sử dụng lao động tại trung tâm luôn bảo đảm phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Hiện nay thời gian làm việc hành chính Trung tâm là 8 giờ/ ngày và 6 ngày/ tuần đảm bảo cho người lao động có thời gian nghỉ ngơi thư giãn, đồng thời cũng dần tiết kiệm chi phí cho trung tâm. Ngoài ra người lao động đều được đóng bảo hiểm xã hội, hưởng các chế độ ốm đau thai sản và các chế độ khác theo đúng quy định của Bộ luật lao động đã được ban hành. Còn những bộ phận phải làm việc theo chế độ 3 ca/ ngày cùng nhận được chế độ xứng đáng. Công tác lao động tiền lương của Trung tâm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Trung tâm hạch toán độc lập riêng nhưng vẫn chịu sự quản lý của Bộ Nhà nước - PTNT nên hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên của trung tâm áp dụng theo hệ số lương mà Nhà nước đã ban hành. Thêm vào đó trung tâm hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ do đó ngoài mức tiền lương còn có thêm tiền thưởng theo doanh thu và hiệu quả lao động của từng người trên tháng. Hàng tháng trung tâm trích 5% mức lương của mỗi cán bộ công nhân viên để đóng bảo hiểm xã hội còn 17% bảo hiểm xã hội trung tâm đóng cho người lao động theo đúng qui định của Nhà nước. Bảng: Tình hình tiền lương TT Chỉ tiêu 2006 2007 So sánh 2007/2006 1 Tổng doanh thu (trđ) 4.546 5.099 553 12,24% 2 Tổng số lao động trong năm 58 76 18 31% 3 Tổng quỹ lương (trđ) 97,556 137,316 39,76 40,8% 4 Tiền lương bình quân 1 người/tháng (trđ) 1,682 1,8068 0,1248 7,41% Theo bảng kê tình hình tiền lương trên của trung tâm ta nhận thấy. Tiền lương của người lao động ở mức trung bình so với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là kinh doanh trên lĩnh vực dịch vụ thì mức lương trên chưa cao. Tổng quỹ lương của năm 2007 tăng so với năm 2006 là 39,76% trđ tương đương tỷ lệ tăng lên là 40,8% mà mức tổng doanh thu tăng 12,24% nhỏ hơn mức tăng của chi phí (tiền lương trung tâm). Như vậy là chưa thực sự tốt. Mức lương tăng cao là do trung tâm tuyển thêm người lao động nhằm đẩy mạnh khâu phục vụ, kinh doanh của trung tâm. Hơn nữa do giá cả trên thị trường tăng, do vậy trung tâm cần tăng thêm lương theo doanh thu cho người lao động nhằm đáp ứng cho họ có thể đủ trang trải các khoản chi phí cho tiêu dùng. Như vậy công tác tổ chức lao động tiền lương đã có tác dụng động viên tinh thần của người lao động làm việc tích cực hơn hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng vụ khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần tăng doanh thu. Đồ thị vốn lưu động qua các năm của trung tâm Qua bảng số liệu cho thấy những n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQtr-89 (tong quan).doc
  • docQtr-89 (nghiep vu).doc
Tài liệu liên quan