Phân tích dự báo cung cầu lao động của Thừa Thiên Huế

Lời mở đầu Trong thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử từ thấp đến cao, bước vào thập kỷ XX, nền kinh tế thế giới có những biến đổi sâu sắc do tác động mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, sinh học, tự động hoá và một nền kinh tế thị trường. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giải phóng sức lao động. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa đấu tranh

doc14 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích dự báo cung cầu lao động của Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vừa hợp tác và cạnh tranh vừa hợp tác và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, nhiều vấn đề kinh tế cơ bản, vừa bức xúc hiện nay. Giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, công bằng và tiến bộ xã hội, một môi trường xã hội ổn định, chính trị ổn định, kinh tế phát triển cao hội nhập kinh tế tạo ra nhiều công ăn việc làm, sản xuất ra nhiều hàng hoá đa dạng và phong phú… bên cạnh đó nẩy sinh ra nhiều vấn đề xã hội, ô nhiễm môi trường. Đảng cần phải có những chính sách hơn nữa cho các gia đình thương binh liệt sĩ, người có công cách mạng; phúc lợi dành cho người già trẻ em và người tàn tật…Những chính sách tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích sản xuất phát triển, xây dựng và cải tạo hệ thống giáo dục và đào tạo. Giáo dục đào tạo phải xuất phát từ thực tiễn, giáo dục đào tạo phải có trọng tâm trọng điểm, phân bổ nguồn lao động việc làm một cách hợp lý, giải quyết công ăn việc làm một cách khoa học và có hiệu quả….phải nói rằng gần 20 năm đổi mới là thời kỳ mà sự nghiệp nghiên cứu khoa học lao động và xã hội đã trăn trở, vượt lên những rào cản của hệ thống tư duy cũ, tìm tòi sáng tạo trong việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn làm cơ sở cho việc hình thành một hệ thống chính sách, cơ chế pháp luật phù hợp với tiến trình đổi mới và đang phát huy tích cực trong cuộc sống, được cuộc sống chấp nhận, những vấn đề vừa cơ bản, lâu dài, vừa bức xúc trước mắt nên trên đặt ra nhiệm vụ cho công tác nghiên cứu khoa học lao động và xã hội hết sức quan trọng và nặng nề. Nghị quyết hội nghị TW6 khoá IX đặt ra nhiệm vụ cho khoa học và công nghệ từ nay cho đến năm 2010 là tập trung giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn cho cuộc sống đặt ra. Cung cấp các luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách nhằm tiếp tục giải phóng và phát triển tiền lực sản xuất, đây là nhiệm vụ của công tác nghiên cứu khoa học, lao động và xã hội, đòi hỏi phải có sự tham gia của các nhà khoa học trong và ngoài ngành, sự phối hợp của nhà quản lý và các hoạt động thực tiễn, trong đó Viện Khoa học Lao Động và Xã hội đóng góp là hạt nhân. Những thuận lợi và khó khăn do quá trình phát triển đặt ra đòi hỏi sự ra đời và phát triển của Viện Khoa học Lao Động và Xã hội,đòi hỏi công tác nghiên cứu khoa học của Viện không ngừng đổi mới cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội trong nước, khu vực quốc tế để giải quyết vấn đề này, Viện đã cụ thể hoá thành các chức năng nhiệm vụ sau: I. Chức năng nhiệm vụ của Viện khoa học lao động Viện Khoa học Lao Động thành lập vào ngày 14 tháng 4 năm 1978 theo quyết định số 79/CP của hội đồng chính phủ. Đến tháng 3 năm 1978, Viện được đổi tên thành Viện Khoa học Lao Động và các vấn đề xã hội, theo quyết định số 782/TTg ngày 24 tháng 10 năm 1996 của thủ tướng chính phủ về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ, việc được xác định là Viện đầu ngành trực thuộc bộ lao động - thương binh và xã hội. Đến này 18 tháng 11 năm 2002 trên cơ sở quán triệt kết luận của hội nghị thứ 6 Ban chấp hành TW khoa IX về tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 2 khoa VII phương hướng phát triển giáo dục đào tạo khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ký quyết định số 1445/2002/QĐ - BLĐTBXN đổi tên Viện Khoa học Lao Động và các vấn đề xã hội thành Viện Khoa học Lao Động xã hội, đồng thời quy định chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Viện cho phù hợp với thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá. 1. Chức năng có 2 chức năng cơ bản - Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng các vấn đề về lĩnh vực lao động thương binh và xã hội. - Đào tạo sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực lao động và xã hội. 2. Nhiệm vụ * Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực lao động thương bình và xã hội: Cụ thể là: - Dự báo xu hướng phát triển và định hướng chiến lược về lĩnh vực lao động - thương binh xã hội; tham gia xây dựng chiến lược thuộc lĩnh vực lao động thương binh và xã hội. - Phát triển nguồn lao động, di dân, dịch chuyển lao động, đào tạo nhằm đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu lao động, tạo việc làm và đáp ứng thị trường lao động, tác động của toàn cầu hoá. - Tiền lương, tiền công, thu nhập, tiêu chuẩn cấp bậc lương công nhân, định mức lao động, năng suất lao động xã hội. - Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh môi trường, và các điều kiện lao động. - Lao động nữ, các khía cạnh xã hội và vấn đề giới của lao động nữ và lao động đặc thù. - Ưu đãi người có công, xoá đói giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, tệ nạn xã hội. * Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành đào tạo trình độ sau đại học chuyên ngành kinh tế lao động (thạc sỹ, tiến sỹ) theo quy định của phap luật. * Điều tra cơ bản phục vụ nghiên cứu khoa học về lao động và xã hội, thu và phổ biến thông tin khoa học, kết quả các công trình nghiên cứu. * Tư vấn và tham gia thẩm định, đánh giá các chương trình dự án, chính sách, công trình nghiên cứu thuộc bộ quản lý. * Mở rộng hợp tác với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu trong nước và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về lao động và xã hội theo quy định của pháp luật, của bộ. * Quản lý tổ chức cán bộ, công chức cán bộ, công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật, của bộ. Để thực hiện nhiệm vụ trên, cơ cấu tổ chức và bộ máy của Viện đang được đổi mới và hoàn thiện theo hướng hình thành các đơn vị nghiên cứu tương đối tổng hợp theo lĩnh vực dân số; lao động việc làm; quan hệ lao động; môi trường và điều kiện lao động; lao động nữ giới; các chính sách ưu đãi xã hội. Trong đổi mới phương thức hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện là phải xây dựng cho mình một hệ thống phương pháp luận nghiên cứu, tiếp cận tiên tiến, phù hợp ví đặc thù của khu vực lao động và xã hội, đặc biệt ngoài các phương nghiên cứu truyền thống thuộc khoa học xã hội, cần phải tăng cường sử dụng phương pháp mới có hiệu quả như phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp cùng tham gia, phương pháp mô hình hoá, các phương pháp nghiên cứu hiện đại phải được hỗ trợ tích cực bởi các công cụ toán học, thống kê kinh tế lượng, tin học, internet và máy tính, giúp cho việc thu thấp và xử lý khối lượng lớn các thông tin, dự báo và lựa chọn các phương pháp, giải pháp tối ưu. Điều này đòi hỏi toàn Viện mỗi nghiên cứu Viện phải không ngừng học tập và rèn luyện nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiên cứu để làm chủ quá trình nghiên cứu. II. Tổ chức bộ máy Ngày 6/7/1998 Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh - Xã hội có quyết định bổ nhiệm TS Nguyễn Hữu Dũng làm Viện trưởng và ngày 18/11/2002 đổi tên thành Viện Khoa học và các vấn đề xã hội thành Viện Khoa học Lao động và Xã hội và quy định tổ chức bộ máy của Viện gồm 61 thành viên trong biên chế đó là: - Ban lãnh đạo Viện gồm: Viện trưởng: TS. Nguyễn Hữu Dũng Các Viện phó: CN. Đào Quang Vinh ThS. Nguyễn Thị Lan Hương Và có 2 phòng chức năng, 2 phòng chuyên môn và 3 trung tâm. 1. Phòng tổ chức - tài chính - tài vụ 2.Phòng kế hoạch - tổng hợp - đối ngoại 3. Phòng nghiên cứu quan hệ lao động 4. Phòng nghiên cứu chính sách ưu đãi và xã hội 5. Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới 6. Trung tâm nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động 7. Trung tâm nghiên cứu dân số lao động và việc làm. Ban lãnh đạo 2 phòng chức năng Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch tổng hợp đối ngoại 2 phòng chức năng Phòng NC quan hệ lao động hành chính tài vụ Phòng NC chính sách ưu đãi và xã hội 3 trung tâm nghiên cứu Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch tổng hợp đối ngoại Phòng kế hoạch tổng hợp đối ngoại III. Một số lĩnh vực nghiên cứu chính của Viện 1. Nghiên cứu khoa học trong nhà trường * Gắn công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học lao động của giảng viên là lao động trí tuệ, muốn giảng dạy đạt kết quả cao, ngoài năng lực chuyền đạt người thầy có một phòng kiến thức rộng, phải đọc phải suy ngẫm, tìm tòi về nội dung chuyên môn tức là phải nghiên cứu khoa học, người thầy phải không ngừng cập nhật kiến thức mới, hệ thống bài giảng, thường xuyên bổ sung những nội dung mới sát với thực tiễn thì chất lượng đào tạo mới cao một trong những con đường nhanh nhất để có kiến thức mới là thường xuyên đổi mới phối hợp với Viện Khoa học Lao Động và Xã hội, Viện nghiên cứu đầu ngành của bộ, chính ở nơi đây, hàng ngày đang được đầu tư chất xám và tiền bạc để nghiên cứu những vấn đề đang nẩy sinh trong cuộc sống: Lao động, việc làm, tiền lương, quan hệ lao động, bảo hiểm xã hội. * Coi phương thức nghiên cứu khoa học là một phương thức nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên. Các đề tài nghiên cứu khoa học là những tiền đề, cơ sở để phát triển thành đề tài thạc sĩ, tiến sĩ cho giảng viên khi làm cao học và nghiên cứu sinh sau này. Mặt khác từ những đề tài này giải quyết được một số vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn. 2. Nghiên cứu dân số và nguồn lao động * Dân số nguồn lao động là lực lượng thúc đẩy, cản trở tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của một nước phụ thuộc vào mức độ thành công của việc điều chỉnh phát triển và sử dụng có hiệu quả số lượng và chất lượng dân số nguồn nhân lực của nước đó. * Thành tựu đạt được: Các nghiên cứu về dân số - nguồn lao động phát triển, xây dựng và hướng dẫn các tỉnh "tổng số đồ phân bố dân số, lao động" thực hiện các nghiên cứu về phát triển dân số theo vùng, địa phương và dân tộc. Nghiên cứu và xây dựng một số mô hình: lồng ghép dân số và phát triển, mô hình di dân tái định cư gắn với phát triển kinh tế tổng hợp lao động một số công việc đã làm được. - Là đơn vị tham mưu cho bộ: Chương trình kế hoạch hoá gia đình. - Tiến hành xây dựng các khái niệm định nghĩa và thước đo đói nghèo. - Thiết lập hệ thống quan sát nghiên cứu sự biến động lao động và việc làm, phát triển nguồn nhân lực. - Nghiên cứu quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị. - Giải quyết những công ăn việc làm cho vùng nông thôn * Nghiên cứu phục vụ đánh giá chính sách đánh giá tác động của dự án cho vay vốn xoá đói giảm nghèo Misereor đến các mặt kinh tế xã hội của hộ nghèo. - Đánh giá tác động của chương trình trợ giúp người hồi hương. - Đánh giá tác động của chính sách kinh tế xã hội đến việc thực hiện mục tiêu của chương trình di dân. Xây dựng các vùng kinh tế mới và định canh định cư. - Đánh giá tác động của chính sách hiện hành và đề xuất chính sách di dân. - Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư phát triển bền vững. - Nghiên cứu các mối quan hệ và tương tác giữa phát triển nguồn lao động với khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên. - Nghiên cứu các vấn đề về lao động và việc làm. - Nghiên cứu tương quan giữa phát triển công ng hiệp và lao động - Nghiên cứu sự biến đổi số và chất lượng lao động - Nghiên cứu nhu cầu đào tạo nghề của các tầng lớp dân cư. 3. Nghiên cứu về lao động nữ và giới Phụ nữ Việt Nam chiếm 51% tổng dân số phụ nữ Việt Nam tham gia vào mọi ngành nghề mọi lĩnh vực thuộc tất cả các thành phần kinh tế họ không chỉ là đối tượng của phát triển mà còn là động lực của phát triển. Trung tâm đã tập trung nghiên cứu và trả lời câu hỏi làm thế nào để phụ nữ có cơ hội tiếp cận với việc làm, cải thiện đời sống, tiến bộ xã hội bằng cách: - Xây dựng danh mục nghề đào tạo dự phòng cho lao động nữ. - Nghiên cứu các cơ hội và thách thức của lao động nữ trong thị trường lao động. - Nghiên cứu lao động nữ gắn với xoá đói giảm nghèo. - Nghiên cứu và đào tạo về đào tạo bình đẳng giới trong việc nâng cao nhận thức về giới cho các cán bộ lãnh đạo. - Nghiên cứu các hình thức, phương pháp tạo việc làm tốt hơn cho phụ nữ. - Tăng cường đào tạo tư vấn về "lồng ghép giới và việc làm". - Nghiên cứu tại cộng đồng, giúp đỡ lao động nữ nghèo. 4. Nghiên cứu về tiền lương gắn với quản lý vĩ mô của nhà nước Chính sách tiền lương là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, là động lực trực tiếp cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, góp phần đảm bảo sự thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước. * Giai đoạn trước đổi mới. - Nghiên cứu các hình thức trả lương lao động. - Xây dựng các phương pháp xác định đơn giá tiền lương. - Các phương pháp xac định quỹ lương. - Xây dựng các căn cứ, các chỉ tiêu để tính lương, tiền lương. * Giai đoạn sau đổi mới. - Điều chỉnh giá lương tiền, tính toán lại mức lương. - Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về tiền lương tối thiểu, mức lương tối thiểu, cấp bậc kỹ thuật. - Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá mức sống làm căn cứ có xác định mức lương tối thiểu. - Nghiên cứu điều tra về đánh giá lao động và tình hình tiền công, tiền lương. - Tập trung nghiên cứu hoàn thiện hệ thống lý luận cơ bản về tiền lương trong cơ chế thị trường. - Xây dựng được hệ thống thông tin đầy đủ. 5. Nghiên cứu về bảo hiểm xã hội - Nghiên cứu đề xuất giải pháp trong việc mở rộng đối tượng tham mưu giá bảo hiểm xã hội. - Nghiên cứu đề xuất ban hành loại hình bảo hiểm xã hội. - Nghiên cứu, xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp và hình thành và quỹ bảo hiểm thất nghiệp. - Nghiên cứu tính độc lập của quỹ bảo hiểm xã hội và vai trò phạm vi bảo hộ của nhà nước. - Cơ chế tài chính trong hệ thống bảo hiểm xã hội. - Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp nhằm kiện toàn bộ máy và cơ chế hoạt động của bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. 6. Nghiên cứu về môi trường và điều kiện lao động * Một số thành tựu nghiên cứu về môi trường và điều kiện lao động đạt được. - Chương trình nghiên cứu cấp nhà nước: Phân loại lao động theo mức độ nặng nhọc. - Dự án điều tra điều kiện lao động tình hình đời sống việc làm của người lao động làm các nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong doanh nghiệp Việt Nam. - Xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về lĩnh vực an toàn, sử dụng, vận chuyển và quản lý hoá chất. - Các công trình triển khai ứng dụng phục vụ công tác quản lý của bộ ngành trong lĩnh vực môi trường và điều kiện lao động * Phương thức nghiên cứu cơ bản về lao động trong 10 năm tới. - Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn lao động phù hợp với luật pháp quốc gia, trình độ phát triển kinh tế của đất nước. - Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý môi trường và điều kiện lao động. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. 7. Trợ cấp xã hội Bảo trợ xã hội là giúp đỡ các đối tượng "yếu thế" bằng cách hỗ trợ, động viên cho các đối tượng vươn lên để tự giải quyết vấn đề của chính họ. * Nghiên cứu bảo trợ trước đổi mới - Xây dựng được các cơ sở lý luận về bảo trợ xã hội: các khái niệm, phạm trù, nội dung và mối quan hệ của bảo trợ với các lĩnh vực xã hội khác. * Nghiên cứu bảo trợ xã hội sau đổi mới - Nghiên cứu các đối tượng yếu thế nói chung: người tàn tật, trẻ em lao động sớm, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người già, đói nghèo, tệ nạn xã hội. - Tiếp tục nghiên cứu hệ thống an ninh xã hội đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội. - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới chính sách ưu đãi. - Nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện chính sách trong việc đa dạng hoá các hình thức, phương thức, mô hình trợ giúp. - Nghiên cứu xây dựng chương triình bảo vệ và chăm sóc trẻ em đặc biệt khó khăn trong giai đoạn hiện nay. - Nghiên cứu sự phân hoá giầu nghèo. - Nghiên cứu vấn đề tệ nạn xã hội. IV. Một vài đề tài cấp bộ cho Viện chủ trì thực hiện 1. Đề tài về vấn đề lao đông - Tên đề tài: Chất lượng nguồn lao động nông thôn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn. - Nội dung: - Đánh giá thực trạng nguồn lao động nông thôn chất lượng, cơ cấu. - Đưa ra những giải pháp chính sách để nâng cao chất lượng lao động nông thôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2. Đề tài về vấn đề xã hội Tên đề tài: Tiêu chí xác định hộ nghèo, xã nghèo Nộidung - Hệ thống lại một số vấn đề về lý luận và thực trạng về tiêu chí, cơ chế xác định hộ nghèo, xã nghèo. - Kiến nghị các vấn đề cần hoàn thiện. 3. Đề tài nghiên cứu phục vụ quản lý nhà nước bảo vệ môi trường ngành - Tên đề tài: Xác định những nội dung chủ yếu về bảo vệ lao động trong một số ngành có yêu cầu cao về bảo vệ môi trường. Nội dụng: - Thực trạng điều kiện lao động - môi trường lao động - Thực trạng an toàn lao động. - Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động: Bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường lao động. 4. Một số thông tin quản lý và các vấn đề xã hội - Tên đề tài: đổi mới hệ thống thông tin về lao động - thương binh và xã hội phục vụ cho nghiên cứu quản lý gắn với cải cách hành chính. - Nói chung: - Chuẩn bị hoá hệ thống các chỉ tiêu thuộc các lĩnh vực của ngành cần thu thập. - Đề xuất xây dựng mạng thu thập thông tin. 5. Một vài dự án do Viện chủ trì thực hiện - Tên dự án: Điều tra cơ bản lao động - xã hội 7 vùng kinh tế. - Mục tiêu: Nhằm cung cấp các thông tin cơ bản phản ánh thực trạng kinh tế, lao động, việc làm, mức sống và một số vấn đề xã hội của các hộ gia đình: các thông tin cần thiết cho yêu cầu quản lý, phân tích chính sách kinh tế lao động xã hội. - Nội dung: Tập hợp số liệu điều tra trên 7 vùng kinh tế trong cả nước về lao động, việc làm, điều kiện sống; khả năng thu hút lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các vấn đề xã hội khác. 6. Đề tài dạy nghề và đào tạo nghề - Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá hệ thống các cơ sở đào tạo nghề hiện tại, khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác dạy nghề. - Nội dung: - Một số vấn đề lý luận về hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. - Thực trạng hệ thống cơ sở đào tạo nghề hiện nay. - Phương hướng hoàn thiện và các giải pháp V. Một số thành tựu và khó khăn 1. Thành tựu đạt được * Thời kỳ trước đổi mới: Nghiên cứu xây dựng tập định mức thi công thống nhất trong xây dựng cơ bản trên tiêu chuẩn thời gian chung để tính định mức cho công việc gia công cơ khí; phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật; phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động ở đơn vị kinh tế cơ sở; các công trình nghiên cứu ở trên đã phục vụ kịp thời cho việc xây dựng chính sách. * Thời kỳ sau đổi mới: Thực hiện thành công hai đề tài khoa học cấp nhà nước về đổi mới chính sách tiền lương và đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội cho phù hợp với tình hình kinh tế hàng loạt các đề tài khác đưa ra các cơ sở khoa học tin cậy phục vụ cho việc xây dựng Bộ Luật Lao động 1993, một loạt các điều tra cơ bản thực hiện nhằm xác định cơ sở dữ liệu và tổng hợp thông tin từ thực tiễn để phục vụ cho xây dựng chính sách. Thời kỳ 1997 - 2002 Viện đã thực hiện 32 đề tài nghiên cứu khoa học, 19 dự án nghiên cứu và 28 công trình nghiên cứu hợp tác với nước ngoài. Chủ trì xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Xây dựng báo cáo quốc gia của chính phủ về sáng kiến 20/20 "Nghiên cứu dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam". Với những thành tích ở trên Viện đã được tặng có thi đua xuất sắc vgà bằng khen của bộ. - Năm 1997, Viện được chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng ba. - Năm 2003, Viện được chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng hai. Đội ngũ nghiên cứu của Viện đã có những bước trưởng thành đáng kể về cả số lượng và chất lượng. Năm Trên đại học Đại học Dưới đại học 1978 0 10 0 1988 3 59 18 1998 10 33 3 2003 13 44 4 2. Một số hạn chế và thiếu sót Viện chưa có chiến lược nghiên cứu do đó việc cứu của Viện còn bị động, thiếu sự cân đối giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và tổng kết thực tiễn. Còn ít công trình nghiên cứu đón đầu, một số công trình nghiên cứu thiếu tính thực tiễn tổ chức bộ máy chậm đổi mới, chưa theo kịp nhiệm vụ nghiên cứu, chưa có chiến lược đào tạo cán bộ, cơ sở vật chất cho công tác nghiên cứu còn nghèo nàn, lạc hậu. Kết luận Qua một số thời gian được thực tập từ Viện Khoa học - Lao động - Xã hội tại Trung tâm Dân số Lao động và Việc làm. Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và cán bộ tại Viện đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp. Những vấn đề nẩy sinh ra làm cho sinh viên chúng em rất quan tâm và có ý định đề cập đến trong chuyên đề thực tập và những sinyh viên sắp tốt nghiệp đại học nên vấn đề việc làm đối với chúng em là vấn đề sát sườn mà không ai lại không băn khoăn. Xét trên phương diện kinh tế thì rõ ràng việc làm không, không chỉ vấn đề của bản thân sinh viên, mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Giải thích tại sao làm việc ở chỗ này mà không làm việc chỗ kia? Làm trong khu vực tư nhân hay nhà nước sẽ được ưa thích hơn trong quá trình lựa chọn của người lao động nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật làm sao để bố trí người lao động làm việc theo đúng chức năng, chuyên môn mà họ đào tạo? Các doanh nghiệp các cơ quan sẽ nói gì về lao động hiện nay? Họ yêu cầu người lao động những gì? những gì ở họ? Trả lương cho người lao động là bao nhiêu? bảo hiểm ra sao? Giải quyết vấn đề thất nghiệp những vấn đề này vốn rất cấp bách cho mọi xã hội, đặc biệt trong tiến trình hội nhập: làm sao phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để từ đó tăng tính cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế. Viện đã đưa ra phân tích và xử lý nhiên nguyên bộ số liệu mà những nội dung phân tích và xử lý số liệu đã được đề cập ở một số môn học của khoa toán đã đề cập: thống kê thực hành, kinh tế lượng…. Xoay quanh 3 bộ số liệu của Viện mới điều tra gần đây về khả năng hội nhập của lao động thanh niên Việt Nam. Chuyên đề thực tập của em sẽ đi vào phân tích nghiên cứu của một mảng nhỏ: Đề tài: Phân tích dự báo cung cầu lao động của Thừa Thiên Huế Mục lục Lời mở đầu 1 I. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học Lao động và Xã hội 2 II. Tổ chức bộ máy 4 III. Một số lĩnh vực nghiên cứu chính của Viện 5 IV. Một vài đề tài cấp Bộ do Viện chủ trì thực hiện 10 V. Một số thành tựu và khó khăn qua 25 năm hoạt động 11 Kết luận 13 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28338.doc
Tài liệu liên quan