LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay trong công cuộc CNH – HĐH đất nước ,việc xây dựng các công trình cung cấp điện ,các cơ sở hạ tầng,đường xá giao thông để phát triển kinh tế cũng như chính trị là rất quan trọng.
Vấn đề được đặt ra ở đây là để xây được những công trình tốt nhất đạt hiệu quả nhất(về mặt kinh tế cũng như tài chính) sau khi đưa vào vận hành , sử dụng ta phải dựa vào đâu ,dựa vào cái gì ?
Để trả lời cho câu hỏi này người ta phải lập các báo cáo của DA tiền khả thi , khả thi .Trong các DA này t
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2262 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phân tích dự án xây dựng Nhà máy Nhiêt điện Cẩm Phả công suất 600MWe, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hì người ta đã tính toán các chỉ tiêu (NPV,B/C,IRR..) dựa trên các thông số đầu vào để từ đó phân tích ,đánh giá và rút ra kết luận xem DA đó có khả thi hay không để đưa vào xây dựng cũng như vận hành.
Qua đây ta có thể thấy việc lập và phân tích 1 dự án là hết sức quan trọng , nó quyết định sự thành công hay thất bại của 1 công trình.
Dưới đây em xin trình bày về cách lập và phân tích 1 dự án đầu tư , cụ thể là dự án xây dựng Nhà Máy Nhiệt Điện Cẩm Phả công suất 600MWe.
Để hoàn thành được Đồ án này em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Trọng Phúc đã rất nhiệt tình chỉ bảo , hướng dẫn,giúp đỡ em rất nhiều, giúp em hiểu sâu hơn , kỹ hơn về đề tài mà em làm.
Do thời gian không dài , em cũng chưa được tìm hiểu thực tế nhiều cho nên trong cách trình bày, phân tích , cũng như đánh giá trong Đồ án này của em vẫn còn nhiều sai sót .
Em kính mong các thầy cô đánh giá , đóng góp chỉ bảo cho em thêm ,em xin chân thành cảm ơn các thầy cô.
Sinh viên
Cung Đức Vũ
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ
*****
I. Cơ sở lý thuyết tính toán
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế , nhu cầu về lập và đánh giá dự án đầu tư nói chung và đặc biệt là các dự án lớn , như các dự án về năng lượng là rất cần thiết.
Trong giai đoạn hiện nay, việc phân tích kinh tế - tài chính cho các dự án đầu tư là một công việc rất phức tạp , rộng lớn và liên quan đến nhiều lĩnh vực.Đối với ngành năng lượng , cụ thể là các nhà máy điện cũng không nằm ngoài quy luật này.
Trong chương này sẽ tập chung xem xét cơ sở lý thuyết và phương phát phân tích kinh tế – tài chính cho các dự án đầu tư và áp dụng cho ngành năng lượng , cụ thể là các dự án xây dựng các tuyến đường dây.
Bất kỳ một dự án nào cũng cần đánh giá toàn diện với các khía cạnh : kỹ thuật , tài chính , kinh tế , chính trị xã hội và môi trường sinh thái .Do vậy , để tiến hành thực thi một dự án đầu tư phải thực hiện các loại phân tích . Trong đó :
Phân tích kinh tế – kỹ thuật nhằm lựa chọn được phương án tối ưu về kỹ thuật trên quan điểm kinh tế.
Phân tích kinh tế – tài chính nhằm mục đích xác định hiệu quả tài chính mà dự án mang lại cho chủ đầu tư.
Phân tích kinh tế – xã hội để xác định được hiệu quả của dự án mang lại đối với sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia.
Công việc phân tích đánh giá này phải được tiến hành theo tất cả các giai đoạn của dự án . Tuy vậy với mục tiêu phân tích tài chíng và phân tích kinh tế thì việc đánh giá thường chỉ thực hiện ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và giai đoạn nghiên cứu khả thi .
I.1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Đánh giá kinh tế của dự án là thủ tục phục vụ cho việc sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm như vốn , lao động , đất đai và nguồn tài nguyên thiên nhiên cho những mục đích sử dụng khác nhau . Phân tích dự án là đánh giá lợi ích và chi phí của một dự án qui chúng về một tiêu chuẩn chung để so sánh.
I.1.1.Phân tích kinh tế - kỹ thuật dự án đầu tư
Mục đích phân tích kinh tế - kỹ thuật là trên cơ sở các phương án kỹ thuật vạch ra , tiến hành lựa chọn một phương án tối ưu nhất cho dự án trên cơ sở kinh tế.
Nội dung của việc phân tích kỹ thuật bao gồm:
- Xác định công suất của dự án
- Lựa chọn công nghệ và phương pháp sản xuất
- Lựa chọn máy móc thiết bị
- Cơ sở hạ tầng : phải xem xét các yếu tố về cơ sở hạ tầng như nhu cầu năng lượng , nước , giao thông , thông tin liên lạc . . .
- Địa điểm thực hiện dự án
- Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án
I.1.2. Phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư
Phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư là để chứng minh tính khả thi về tài chính đối với chủ đầu tư . Phân tích này nhằm đánh giá khả năng tồn tại về mặt thương mại của dự án trên cơ sở tính toán toàn bộ lợi nhuận và chi phí của dự án dựa trên quan điểm lợi ích của chủ đầu tư . Phân tích tài chính liên quan trực tiếp đến ngân quỹ của nhà đầu tư nên các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Việc tính toán , phân tích đánh giá tài chính được tiến hành theo nội dung và trình tự như sau:
- Xác định nguồn vốn của dự án : tài trợ , vay.
- Tính toán các khoản thu , chi của dự án
- Xác định dòng tiền trước thuế của dự án (CFBT)
- Xác định dòng tiền sau thuế của dự án (CFAT)
- Xác định các chỉ tiêu đánh giá về tài chính : NPV, B/C , T , FIRR
a) Xác định nguồn vốn của dự án
- Vốn đầu tư cho dự án bao gồm : vốn đầu tư ban đầu , vốn đầu tư duy trì và trả lãi vay trong thời gian xây dựng.
- Trong tổng vốn đầu tư cần cho dự án được tách theo nhóm:
+ Theo nguồn vốn :vốn góp , vốn vay ( ngắn hạn , trung hạn , dài hạn )
+ Theo hình thức vốn : bằng tiền ( VN đồng , ngoại tệ ), bằng hiện vật , bằng tài sản.
- Các nguồn vốn cho dự án có thể là : ngân hàng cho vay , vốn góp cổ phần , vốn liên doanh do các liên doanh góp , vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác.
- Sau khi xem xét được các nguồn vốn , phải so sánh nhu cầu vốn với khả năng đảm bảo cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ . Nếu khả năng lớn hơn hoặc bằng nhu cầu thì dự án chấp nhận được . Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì phải giảm quy mô dự án hay xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ cho việc đầu tư cho dự án.
b) Tính toán các khoản thu , chi của dự án
Những nhóm chi phí và lợi ích phổ biến nhất dùng để đánh giá tài chính của dự án năng lượng.
1. Chi phí
+ Chi phí vốn đầu tư ban đầu
+ Chi phí vận hành
+ Chi phí tài chính
+ Thuế thu nhập
Chí phí vận hành
Chi phí vận hành đề cập đến những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình vận hành , không liên quan đến vấn đề đầu tư vốn và thuế . Bao gồm :
- Chi phí nhiên liệu hành năm
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng , chi phí quản lý , .. .
Chi phí tài chính
Chi phí tài chính đề cập đến những chi dùng liên quan đến việc thanh toán hoặc bồi thường nguồn vốn có sẵn của người cho vay hay các đối tác cấp vốn bên ngoài . Mô hình phổ biến thường sử dụng thay cho chi phí tài chính là dịch vụ cho vay.
Dịch vụ cho vay bao gồm :
- Lãi suất vận hành : Đề cập đến những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình vận hành.
Lãi suất trong quá trình xây dựng : Đề cập đến lãi suất của số tiền vay trong thời gian xây dựng và trước khi dự án bắt đầu vận hành.
- Trả vốn.
Thuế thu nhập
Các loại thuế mà chủ dự án có nghĩa vụ phải nộp cho nhà nước là một khoản chi phí đối với nhà đầu tư thì nó là một khoản thu nhập đối với ngân sách quốc gia , đối với nền kinh tế quốc gia.
Thông thường các nhà kinh doanh thường đóng thuế tuỳ thuộc vào thu nhập của họ , được gọi là thuế thu nhập . Để tính thuế thu nhập trước hếp phải tính được thu nhập ròng trước thuế hay còn gọi là thu nhập chịu thuế .
Thuế thu nhập = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất
Đối với ngành điện hiện nay : mức thuế suất là 25%
2. Doanh thu
Doanh thu ( hay còn gọi là thu nhập) đề cập đến lợi nhuận của đối tượng hưởng từ dự án . Lợi nhuận đó là dòng tiền vào .
Đối với ngành năng lượng , bộ phận thu nhập chính là doanh thu từ năng lượng . Tuy nhiên , nếu dự án đó là đa mục tiêu và nếu người ta hưởng lợi không chỉ bán năng lượng mà còn cả nguồn nước cho các khu vực dân cư công và nông nghiệp , thì doanh thu từ những nguồn này cũng được xem xét.
c) Xác định dòng tiền của dự án
Các dự án đầu tư thường cần được thẩm định trên cơ sở giá trị của dòng tiền mặt dự kiến và cách này được ưu tiên áp dụng hơn so với các tiêu chuẩn khác được đề xuất để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án.
Tính dòng tiền của dự án
- Xác định các khoản thu , chi (Bt , Ct )
- Tính đầy đủ các khoản :
+ Hình thức khấu hao , mức khấu hao (KH)
+ Hình thức trả vốn , lãi vay
+ Vốn đầu tư ban đầu ( C0 )
+ Chi phí vận hành (CFVH)
+ Dòng tiền trước thuế (CFVH)
CFBT = Doanh thu – Chi phí = B- C
+ Thu nhập chị thuế (TI)
TI = CFBT – KH – Trả lãi vay
+ Thuế ( T )= TI * t% )
T = TI * t% )
+ Dòng tiền sau thuế (CFAT)
CFAT = CFBT – T – Trả vốn – Trả lãi vay
d) Tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án:
- Giá trị hiện tại thuần ( NPV)
- Tỷ số giữa lợi ích và chi phí (B/C)
- Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR)
- Thời gian hoàn vốn (T)
1. Giá trị hiện tại thuần ( Net Present Value- NPV)
NPV là tổng lợi nhuận hàng năm trong suất thời gian thực hiện dự án được quy đổi thành giá trị đương ở thời điểm hiện tại qua hệ số triết khấu i :
NPV =
Trong đó :
i : hệ số triết khấu
Bt : là doanh thu năm thứ t , (t = 1,n )
Ct : là chi phí năm t , (t = 0,n )
Ta có :
NPV > 0 : Dự án có lãi
NPV < 0 : Dự án lỗ
NPV= 0 : Dự án hoà vốn
Các phương án có NPV >0 sẽ được lựa chọn . Trong các phương án đó sẽ chọn phưong án nào có NPV max.
Nếu hết thời hạn đầu tư hoặc hết tuổi thọ kinh tế của dự án mà tài sản cố định vẫn còn thì phải tính thêm phần giá trị còn lại của tài sản cố định ở cuối năm cuối cùng của thời hạn đầu tư và coi đây là một khoản thu hồi ròng ở năm cuối cùng . Lúc này trong công thức trên sẽ có thêm thành phần giá trị hiện tại của giá trị tài sản còn lại này.
Ưu điểm của chỉ tiêu NPV
- Chỉ tiêu này cho biết quy mô tiền lãi của dự án . Nói cách khác NPV phản án hiệu quả của dự án về phương diện tài chính.
- NPV còn cho biết khả năng sinh lời của dự án ( tiền lãi trên một đơn vị đầu tư ).
Nhược điểm của chi tiêu NPV :
- NPV bị phụ thuộc bởi hệ số chiết khấu , do đó cần phải tính hệ số chiết khấu cho phù hợp với từng dự án trên cơ sở tính toán chi phí sử dụng vốn cho từng dự án .
- NPV không cho ta biết tỷ lệ sinh lãi mà bản thân dự án tạo ra được . Để khắc phục nhược điểm này ta đưa ra chỉ tiêu suất thu hồi vốn nội tại.
2. Hệ số hoàn vốn nội tại ( Internal Rate of Return- IRR)
IRR là hệ số chiết khấu khi NPV = 0 . Tức là hệ số chiết khấu làm giá trị hiện tại hoá của thu nhập bằng giá trị hiện tại hoá của chi phí . NPV = = 0
Thường IRR tính theo phương pháp gần đúng :
IRR = i1 + (i2 – i2 ).
Trong đó :
i1 : Hệ số chiết khấu ứng với NPV1 >0
i2 : Hệ số chiết khấu ứng với NPV1 <0
Hệ số hoàn vốn chính là mức lãi suất cao mà ở đó dự án ứng với điểm hoà vốn . Khi IRR của dự án lớn hơn mức lãi suất quy định (IRRtc ) thì dự án có hiệu quả và sẽ được lựa chọn . IRRtc được quy định bởi lãi suất vay ngân hàng , hoặc tỷ lệ vay.
Phương án có IRRmax là tối ưu.
3. Tỷ số giữa lợi ích và chi phí ( Benefit /Cost Ratio – B/C)
B/C là tỷ số giữa tổng giá trị hiện tại của thu nhập và tổng giá trị hiện tại của chi phí trong suất thời gian thực hiện dự án.
=
Nếu B/C >1 thì dự án có thu > chi ( dự án có lãi )
Nếu B/C =1 thì dự án có thu đủ bù chi ( dự án hoà vốn )
Nếu B/C <1 thì dự án có thu < chi ( dự án lỗ )
Do đó , phương án chấp nhận được la phương án có B/C >1 . Trong đó , được lựa chọn là phương án có B/Cmax.
Chỉ tiêu này có ưu điểm là so sánh được hai phương án có quy mô lớn và quy mô nhỏ .Song nó cũng có hạn chế , đó là nếu chỉ dùng tiêu chuẩn này ta có thể bỏ qua dự án có B/C thấp hơn nhưng NPV có thể cao hơn.
4.Thời gian hoàn vốn nội tại ( Discounted pay of Time – T.hv)
Thời gian hoàn vốn nội tại (Thv) có tính đến chiết khấu được tính trên cơ sở cân bằng giữa tổng giá trị hiện tại của thu nhập và tổng giá trị hiện tại của chi phí , tướng ứng với số năm mà tổng giá trị hiện tại của lãi bằng 0.
NPV = = 0
hay
NPV = = C0
Từ đó ta có thể nói:
- Thv là thời gian cần thiết để mức thu nhập đặt được bằng số vốn đầu tư ban đầu .
- Mức thu nhập ở đây là thu nhập sau khi đã trừ đi các khoản chi phí và thuế nhưng không trừ đi khấu hao.
- Phương án chấp nhận được nếu Thv < T0 ( T0 : Thời gian hoàn vốn quy định ). Phương án có Thv min là tối ưu.
- Hạn chế của chỉ tiêu này là thời gian hoàn vốn chỉ tính đến dòng tiền của dự án đến thời điểm hoàn vốn mà không tính đến dòng tiền của dự án sau thời gian hoàn vốn.
I.1.3. Phân tích kinh tế xã hội dự án đầu tư
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước , mọi hoạt động sản xuất kinh doanh , trong đó có hiệu quả đầu tư phải được xem xét từ 2 góc độ : người đầu tư và nền kinh tế .
Phân tích kinh tế – xã hội là việc so sánh một cách có hệ thống giữa lợi ích và chi phí đứng trên quan điểm lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Từ đây để nhà nước xem xét và cho phép đầu tư . Một dự án đầu tư sẽ được chấp nhận khi nó đảm bảo lợi ích của cả chủ đầu tư và của cả nền kinh tế quốc dân. Nói cách khác nó phải đảm bảo cả hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội.
Đối với các dự án năng lượng : do có đặc điểm là liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác nhau và sinh hoạt nhân dân nên hiệu quả kinh tế – xã hội cần được quan tâm nhiều hơn.
Mục đích của phân tích kinh tế - xã hội :
- Xác định vị trí và vai trò của dự án đầu tư đối việc phát triển kinh tế xã hội trong chiến lược phát triển của đất nước.
- Xác định sự đóng góp thiết thực của dự án vào lợi ích chung của toàn xã hội thông qua các chỉ tiêu:
+ Tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế quốc dân
+ Đóng góp vào ngân sách nhà nước ( chủ yếu thông qua thuế hoặc các khoản thu khac ).
+ Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương , góp phần nâng cao mức sống và thu nhập cho người lao động.
+ Tạo công ăn việc làm.
+ Thúc đẩy phát triển kinh tế ngành , liên ngành .
Nội dung phân tích kinh tế - xã hội của dự án:
Để có thể phân tích kinh tế - xã hội trước hết cần phải xác định được các lợi ích kinh tế – xã hội và các chi phí mà xã hội bỏ ra trong quá trình dự án được thực hiện.
- Lợi ích kinh tế – xã hội của dự án ( Social Profit )
+ Lợi ích kinh tế – xã hội của mộtdự án là hiệu số của các lợi ích mà nền kinh tế quốc dân và xã hội thu được trừ đi chi phí mà xã hội cân phải bỏ ra khi dự án cần được thực hiện.
- Xác đinh tổng hợp lợi ích vật chất và xã hội dự kiến thu được khi thực hiện dự án đầu tư được đo bằng đóng góp của dự án vào sự gia tăng GDP.
PHẦN II : NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ CHỦ ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGUỒN ĐIỆN
*****
Điểm nổi bật nhất của nghành điện nước ta thời gian qua là đã có nhiều cố gắng để đảm bảo vận hành nguồn điện ổn định , nâng cao độ khả dụng , nên đã phát công suất cao đạt công suất cực đại là 6040 MW , với sản lượng ngày cao nhất 111 triệu kWh , tăng 15,37% so với cùng kỳ năm trước . Nhờ vậy 6 tháng đầu năm toàn nghành đã sản xuất được 17,17 tỷ kWh điện , đạt 49,49% kế hoạch cả năm tăng 17,32 so với cùng kỳ năm 2001 . Trong đó điện thương phẩm đạt 14,327 tỷ kWh bằng 49,88% kế hoạch cả năm , tăng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái , cơ bản đảm bảo an toàn và đầy đủ điện cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Nhưng tại thời điểm này sau khi phân tích tình hình đầu tư bị chậm và tốc độ phụ tải tăng quá nhanh...một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đã được nhận thấy là sẽ xuất hiện khả năng thiếu điện rất lớn vào giai đoạn 2005 – 2007 .
Nhằm chủ động ngăn chặn tình trạng này , EVN đang khẩn trương thực hiện các biện pháp có thể ngay trong năm nay đảm bảo cung ứng điện năng cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong tiến trình CNH – HĐH.
1. Phát triển đồng thời cả ba nguồn điện
Theo EVN , từ nay đến năm 2010 , ngành điện nước ta sẽ đầu tư xây dựng và mở rộng gần 40 nhà máy với tổng công suất vào khoảng 12.400 MW , để đến năm 2010 cả nước có tổng công suất hệ thống nguồn điện đạt hơn 20.500 MW. Trong đó tổng công suất thuỷ điện chiếm hơn 40% ; tổng công suất nhiệt điện chạy khí và dầu chiếm 38,5% , nhiệt điện chạy than chiếm 21,4% . Đây là 3 nguồn điện có tiềm năng và thế mạnh nhất của nước ta hiện nay . Đến thời điểm đó , ngành điện sẽ có khả năng đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải trong cả nước ở mức 16.033 MW , với tỷ lệ dự phòng 28,4% vào mùa mưa và 12,7% vào mùa khô.
Nước ta có khả năng phát triển mạnh các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ cùng với 1 số nhà máy thuỷ điện quy mô tương đối lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao , nhờ có hệ thống sông ngòi đan xen chằng chịt khắp cả ba miền Bắc – Trung – Nam . Theo TSĐ 5 hiệu chỉnh, vừa được EVN trình chính phủ phê duyệt , trong vòng 10 năm đến 20 năm tới , nghành điện nước ta sẽ nghiên cứu xây dựng hầu hết các nhà máy thuỷ điện có tính khả thi cao trên các dòng sông Đà , sông Lô , sông Gâm , sông Mã , sông Cả , sông Chu ở miền Bắc ; sông Sê San , sông Vũ Gia , sông Thu Bồn...ở miền Trung ; sông Đông Nai và các hệ thống sông khác ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Trong đó, từ nay đến năm 2010 , nghành điện và các doanh nghiệp trong nước sẽ đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành 24 nhà máy thuỷ điện với tổng công suất khoảng 4600 MW .
Nước ta có nguồn khí thiên nhiên quý giá với trữ lượng đã được phát hiện vào loại khá lớn ở trong khu vực ,chủ yếu tập trung ở thềm lục địa miền Nam và vùng trũng sông Hồng...Đây là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng cho các nghành kinh tế công nghiệp và xuất khẩu.Hiện nay, EVN và các doanh nghiệp trong nước , một số doanh nghiệp nước ngoài đang khẩn trương đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 4 , Ô Môn (Cần Thơ ) và Cà Mau có công suất vào loại lớn. Dự kiến đến năm 2006 nước ta sẽ có 8 nhà máy nhiệt điện khí , tuabin khí hỗn hợp và nhiệt điện ngưng hơi , với tổng công suất hơn 5200 MW . Trong đó riêng trung tâm Điện Lực Phú Mỹ đã có tổng công suất 3880 MW , gấp đôi nhà máy thuỷ điện Hoà Bình , trở thành Trung tâm điện lực lớn nhất VN đầu thế kỷ 21.
Nước ta cũng có nguồn than đá đáng kể , tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh , đảm bảo cung ứng ổn định lâu dài nguồn nhiên liệu với sản lượng lớn cho nghành điện sản xuất. EVN và các doanh nghiệp khác hiện đang tập trung đầu tư hoàn thiện giai đoạn mở rộng nhà máy nhiệt điện Phả Lại , xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 2 , nhà máy nhiệt điện Na Dương ở Lạng Sơn . Trong tương lai gần sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh công suất 1200 MW , nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 600MW , Cẩm Phả 600MW , nhà máy nhiệt điện Ninh Bình mở rộng 300MW. Như vậy đến năm 2010, nước ta sẽ có 8 nhà máy nhiệt điện chạy than với tổng công suất 3800MW đóng góp trên 25% tổng sản lượng điện phát ra.
Cùng với phát triển nguồn điện EVN cũng đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng và lắp đặt đồng bộ hệ thống đường dây và trạm biến áp để đảm bảo sản xuất cung ứng điện an toàn , liên tục cho các nghành kinh tế , an ninh , quốc phòng và sinh hoạt của nhân dân . Trong số đó đáng kể nhất là các đường dây siêu cao 500kV Pleiku – Phú Lâm ; Tây Nguyên - Đà Nẵng ; Hoà Bình – Hà Nội – Quảng Ninh ... cùng với hàng loạt trạm biến áp lớn.
Hình 1 : Sơ đồ phân bố công suất của các NM điện trong HTĐ.
2. Đầu tư bằng nhiều nguồn vốn
Cho đến nay , nhà nước đã có cơ chế chính sách cho nghành điện thu hút mọi nguồn vốn trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng các nhà máy điện theo phương thức chủ yếu là BOT (xây dựng , vận hành , chuyển giao ).Ngoài EVN là chủ đầu tư chính với tổng số trên 1 tỷ USD/năm bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đến nay đã có tổng công ty than VN đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy than ; Tổng công ty xây dựng Sông Đà đã đầu tư lớn vào các dự án xây dựng Nhà máy thuỷ điện theo phương thức BOT.
Đến nay tổng công ty xây dựng Sông Đà đang triển khai xây dựng nhà máy thuỷ điện Cần Đơn (Bình Phước ) công suất 72MW với tổng số vốn đầu tư 1300 tỷ đồng .Dự kiến tổ máy 1 sẽ phát điện trong quý I/2003 và tổ máy 2 sẽ phát điện lên lưới điện quốc gia trong quý II/2003.
Tháng 4/2002 Tổng công ty than VN đã khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy than Na Dương với tổng số vốn 121 triệu USD theo phương thức BOT- NMNĐ Na Dương gồm 2 tổ máy công suất 50MW/tổ với công nghệ tiên tiến hiện đại của hãng Poster Weeler (Mỹ) , Huagx Fuji Electric (Nhật Bản) và 1 số thiết bị khác do các nước nhóm G7 chế tạo và cung cấp.
Cho đến nay ngoài nguồn vốn trong nước , nghành điện nước ta đã được ngân hàng thế giới (WB) và 1 số nước như Nhật Bản , Pháp , Hàn Quốc ...hỗ trợ và cho vay 1 số vốn rất lớn để phát triển nguồn điện , hệ thống truyền tải điện , nâng cao hiệu suất và hiệu quả của hệ thống điện.
PHẦN III : DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN CẨM PHẢ
*****
3.1.Giới thiệu chung về dự án
- Tên dự án: Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả
- Hình thức đầu tư: Dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả được thực hiện theo hình thức góp vốn cổ phần do Tổng Công ty Than Việt Nam giữ cổ phần chi phối. Công ty Cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả đã được thành lập sẽ đầu tư xây dựng nhà máy, sản xuất và bán điện cho Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
- Địa điểm xây dựng: Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả dự kiến được xây dựng tại khu vực Cầu 20, phường Cẩm Thịnh, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Khu đất dự kiến xây dựng nhà máy trước đây là Vịnh Bái Tử Long, ngành than đã thải đá xít lấp dần thành bãi. Hiện tại, đây là bến và bãi của Xí nghiệp than Cầu 20 thuộc Công ty Bái Tử Long.
- Quy mô công suất giai đoạn 1 của nhà máy là 300MWe, dự kiến giai đoạn 2 nhà máy được sẽ mở rộng thêm 300MWe nữa, nâng quy mô công suất của toàn nhà máy lên 600MWe. Do vậy, quy mô công suất được đưa vào tính toán và đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả là 600MWe.
- Các hạng mục chính của dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả - giai đoạn 1 (1x300MWe) được chia theo các phần sau đây:
+ Nhà máy chính và sân phân phối, phần này bao gồm các hạng mục sau:
- Lò hơi và phần phụ trợ
- Tua bin và phần phụ trợ
- Máy phát và phần phụ trợ
- Hệ thống khử bụi tĩnh điện
- ống khói
- Nhà điều khiển trung tâm
- Sân phân phối cao áp...
+ Các hệ thống cung cấp nhiên liệu và đá vôi, phần này bao gồm các hạng mục sau:
- Hệ thống cung cấp than
- Hệ thống cung cấp dầu FO
- Hệ thống cung cấp đá vôi
+ Các hệ thống phụ trợ BOP và các hạng mục xây dựng khác, phần này bao gồm các hạng mục sau:
- Hệ thống nước làm mát
- Hệ thống nước làm mát phụ trợ
- Hệ thống nước ngọt
- Hệ thống xử lý nước
- Hệ thống xử lý nước thải
- Hệ thống phòng và chống cháy
- Hệ thống thoát nước
- Các hệ thống khác
+ Hệ thống thải tro xỉ, bãi xỉ và hệ thống nước lắng trong
- Hệ thống tro xỉ
- Bãi thải tro xỉ và hệ thống nước lắng trong
Sau đây sẽ đưa ra các thông số chính cũng như đi vào mô tả từng hạng mục chính của giai đoạn 1 nhà máy (1x300MWe).
3.2. Các thông số và các hạng mục chính
3.2.1. Các thông số chính của giai đoạn 1 nhà máy (1x300MWe)
- Quy mô công suất nhà máy
:
Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả được xem xét với quy mô công suất phát lên lưới Hệ thống Điện Quốc gia là 600MW, 2 tổ máy (2x300MWe), chia làm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn xây dựng 1 tổ máy 300MWe.
- Công suất đặt tại đầu cực máy phát của tổ máy được lựa chọn
:
328MW (1x328MW)
- Công suất tinh của tổ máy
:
300MW
- Công suất tự dùng của tổ máy
:
28MW
- Hệ số công suất phát định mức
:
68,49%
- Số giờ làm việc
:
6.000 giờ
- Tỷ lệ điện tự dùng
:
8,50%
- Điện năng sản xuất của nhà máy hàng năm
:
1.968 GWh/năm
- Điện năng tự dùng của nhà máy hàng năm
:
168 GWh/năm
- Điện năng phát vào lưới Hệ thống điện Quốc gia
:
1.800 GWh/năm
- Cấu hình tổ máy được lựa chọn
:
2 lò hơi + 1 tua bin + 1 máy phát
- Hiệu suất lò hơi
:
³ 86,47% trên cơ sở nhiệt trị thấp (LHV)
- Hiệu suất tua bin
:
³ 45,90%
- Tổn thất khác
:
0,50 %
- Hiệu suất nhà máy
:
³ 39,49%
- Tỷ lệ phối hợp định mức giữa than cám và than bùn cấp cho nhà máy
:
60 : 40
- Nhiệt trị thấp của than theo giá trị thiết kế
:
3.937 kcal/kg
- Suất tiêu hao than tự nhiên
:
553,15 g/kWh
- Nhu cầu than cấp cho nhà máy: Nhu cầu tiêu thụ than tối đa hàng năm của nhà máy và khối lượng than cần thiết cấp cho nhà máy vận hành liên tục trong 25 năm ở công suất 300MWe và 600MWe được đưa ra trong bảng sau đây (bảng 3-1):
Bảng 3-1
Nhu cầu tiêu thụ than của nhà máy
STT
Tên thông số
Đơn vị
Quy mô công suất
300MWe
600MWe
1
Tỷ lệ nhiên liệu
Dạng khô
%
60
60
Dạng bùn
%
40
40
Độ ẩm than khô đưa vào lò
%
8,50
8,50
Độ ẩm bùn than đưa vào lò
%
29,55
29,55
Độ ẩm “than hỗn hợp”
%
16,92
16,92
2
Nhu cầu than khi tỷ lệ phối hợp giữa than cám và than bùn là 60 / 40
2.1
Than hỗn hợp tính toán
Tiêu thụ than của nhà máy theo giờ
T/h
185,88
371,76
Tiêu thụ than của nhà máy theo ngày
T/ngày
4.461
8.922
Tiêu thụ than của nhà máy hàng năm
T/năm
1.115.280
2.230.560
Suất tiêu hao than
g/kWh
566,71
566,71
2.2
Than cám 6, độ ẩm 8,50%
Tiêu thụ than của nhà máy theo giờ
T/h
111,52
223,04
Tiêu thụ than của nhà máy theo ngày
T/ngày
2.676,5
5.353
Tiêu thụ than của nhà máy hàng năm
T/năm
669.120
1.338.240
Suất tiêu hao than
g/kWh
340,00
340,00
2.3
Bùn than, độ ẩm 29,55%
Tiêu thụ than của nhà máy theo giờ
T/h
74,36
148,72
Tiêu thụ than của nhà máy theo ngày
T/ngày
1.784,5
3.569
Tiêu thụ than của nhà máy hàng năm
T/năm
446.160
892.320
Suất tiêu hao than
g/kWh
226,71
226,71
3
Tổng khối lượng than cấp cho nhà máy trong 25 năm
tấn
27.882.000
55.764.000
3.2.2. Các hạng mục chính của giai đoạn 1 nhà máy - 1x 300MWe
3.2.2.1. Nhà máy chính và sân phân phối
1. Lò hơi
-
Kiểu
: Tầng sôi tuần hoàn (CFB), tuần hoàn tự nhiên với 1 bao hơi, có 1 cấp quá nhiệt trung gian và lắp đặt ngoài trời (kiểu hở).
-
Số lượng
: 02 cái
-
Sản lượng hơi của 1 lò:
ở chế độ công suất định mức
ở chế độ BMCR
: 514,5 T/h
: 470,9 T/h
-
Nhiệt độ hơi quá nhiệt
: 541oC
-
áp suất hơi quá nhiệt
: 171bar
-
Nhiệt độ hơi quá nhiệt trung gian ra khỏi lò hơi
: 538oC
-
áp suất hơi quá nhiệt trung gian ra khỏi lò hơi
: 38bar
-
Nhiệt độ nước cấp vào lò
: 248,9oC
-
Kích thước mặt bằng gian lò
: 67,2 x 38,0
2. Tua bin
-
Kiểu
: Ghép dọc một trục, quá nhiệt trung gian, hai dòng xả, trích hơi gia nhiệt hồi nhiệt, ngưng hơi thuần tuý
-
Số lượng
: 01 cái
-
Công suất định mức
: 328MW
-
Nhiệt độ hơi vào tua bin
: 538oC
-
áp suất hơi vào tua bin
: 170bar
-
áp suất hơi xả
: 709,2 mmHg (áp suất tuyệt đối là 50,8mmHg)
-
Tốc độ
: 3000 vòng/phút
-
Số cửa trích
: 6 cửa trích
(trong đó: 3 GNHA + 1KK + 2 GNCA)
-
Nhiệt độ nước tuần hoàn được tính toán ở chế độ định mức
: 26oC
-
Kích thước mặt bằng gian tua bin - máy phát
: 96 x 28 m
3. Máy phát
-
Kiểu
: Kiểu ngang, 3 pha, máy phát được hoà đồng bộ với từ trường quay, rô to kiểu trụ được bao che hoàn toàn
-
Số lượng
: 01 cái
-
Công suất
: 330MW (trừ điện năng kích thích)
-
Hệ số công suất
: 0,85 ¸ 0,90
-
Điện áp đầu cực máy phát
: 19 (16 ¸ 20)kV
-
Tần số
: 50Hz
-
Tốc độ
: 3000 vòng/phút
-
Cấp cách điện
: F
-
Hệ thống kích thích
: Kiểu tĩnh
-
Phương pháp làm mát
+ Làm mát Rotor và lõi
: bằng Hyđrô trực tiếp (H2)
+ Làm mát thanh dẫn Stator
: bằng Hyđrô trực tiếp (H2)
4. Hệ thống khử bụi tĩnh điện
Theo tính toán, Dự án nhiệt điện Cẩm Phả 1x300MWe sử dụng công nghệ lò hơi TSTH đốt loại than có thành phần như mô tả ở phần phía sau có nồng độ bụi sau bộ sấy không khí là 29,98g/Nm3 (29.980mg/Nm3).
Theo tiêu chuẩn môi trường TCVN6992-2001 của Việt Nam về phát thải bụi, nồng độ bụi cho phép ra khỏi ống khói phải nhỏ hơn 400mg/Nm3.
Do đó, để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường đối với dự án này, nhất thiết phải có biện pháp thu hồi các hạt bụi.
Theo Báo cáo Nghiên cứu Khả thi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hệ thống thu hồi bụi được áp dụng cho dự án là hệ thống thiết bị khử bụi tĩnh điện (ESP).
Nguyên lý cơ bản của hệ thống khử bụi tĩnh điện dựa trên việc tích điện cho các hạt tro trong dòng khói để thu hồi và thải đi.
Các bộ phận cơ bản của thiết bị khử bụi bao gồm vỏ và kết cấu bao che, các cực phóng, cực lắng, hệ thống rung gõ, các máy biến áp chỉnh lưu, kết cấu đỡ, phễu tro...
Một điện trường được tạo ra giữa các cực phóng và cực lắng. Khi dòng khói đi qua điện trường này, các hạt bụi sẽ bị nhiễm điện âm và bị hút về phía các bề mặt thu bụi của bản cực lắng ngang qua dòng khói.
Căn cứ theo chiều dày cho phép của lớp bụi bám trên bản cực, đình kỳ hệ thống búa gõ sẽ tác động lên các bản cực làm các mảng hạt bụi bám trên các bản cực sẽ rơi xuống phễu thu tro phía dưới và được thải ra hệ thống thải tro xỉ hoặc silô tro.
Đây là thiết bị được áp dụng phổ biến và hiệu quả trong các nhà máy nhiệt điện có hiệu suất khử bụi lên tới 99,9% với mật độ hạt bụi trong khói ở đầu ra thiết bị nhỏ hơn 100mg/Nm3.
Các bộ khử bụi tĩnh điện sử dụng cho Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả có các thông số kỹ thuật như sau:
- Số lượng cho 1 lò
: 01 bộ
- Số trường điện từ
: 04 trường/bộ
- Lưu lượng khói vào thiết bị khử bụi
: 595.988 Nm3/h
- Nồng độ bụi vào khử bụi
: 29,98 g/Nm3
- Nhiệt độ khói vào thiết bị khử bụi
: khoảng 128oC
- Vận tốc dòng khói qua bộ khử bụi
: £ 1,5m/s
- áp lực khói vào thiết bị khử bụi
: -175mmH2O
- Mức giáng áp của dòng khói khi đi qua bộ khử bụi tĩnh điện
: £ 30mmH2O
- Hiệu suất khử bụi
: 99,0%
Mỗi thiết bị khử bụi tĩnh điện được lắp đặt cho một lò hơi với kích thước tính từ đường khói đuôi lò đến tâm quạt khói là 15,0 x 40,0m.
Với các bộ khử bụi tĩnh điện này kết hợp với chiều cao ống khói đủ lớn, Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả sẽ hoàn toàn đáp ứng được các TCVN về môi trường hiện hành về mức độ phát thải và khuyếch tán bụi trong môi trường không khí.
5. ống khói
Để đảm bảo phát tán khói thải của nhà máy đạt yêu cầu của TCVN 6992-2001, chiều cao ống khói của nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả được lựa chọn là 155 mét. Chi tiết về tính toán chiều cao ống khói của nhà máy được đưa ra trong phần phụ lục kèm theo báo cáo này (phụ lục 1 - Các bảng tính toán và điều tra quan trắc).
Kết cấu của vỏ bên ngoài của ống khói bằng bê tông cốt thép, bên trong có 01 ống thép với đường kính 5.200 mm. Đường kính trong của ống khói được xác định từ việc tính toán thể tích khói, nhiệt độ khói thoát cũng như vận tốc của khói thoát ở đỉnh của ống khói, tổn thất do ma sát trong ống khói ... Ngoài ra bên trong ống khói còn có hệ thống đỡ ống thép bên trong, hệ thống thang máy và thang bộ, các sàn thao tác phục vụ cho việc vận hành và bảo dưỡng ống khói trong quá trình vận hành nhà máy. Bên cạnh đó phía bên ngoài của ống khói còn lắp đặt hệ thống chống sét và đèn tín hiệu cảnh báo cho hàng không. Cửa nhận khói của ống khói được thiết kế để đảm bảo đấu nối với đường khói bằng thép phía sau quạt khói.
ống khói được bố trí phía sau cùng ở trục giữa của hai cụm thiết bị khử bụi tĩnh điện.
6. Nhà điều khiển trung tâm
Nhà điều khiển trung tâm được đặt giữa vị trí tổ máy 300MWe của dự án và vị trí tổ máy 2 mở rộng sau này. Kích thước mặt bằng của nhà điều khiển trung tâm là 24,0 x 50,0m. Trong nhà đi._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA2115.Doc