Tài liệu Phân tích dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp (khu công nghiệp) tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm: ... Ebook Phân tích dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp (khu công nghiệp) tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Phân tích dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp (khu công nghiệp) tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng và phát triển khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ là một trong những mục tiêu của chương trình phát triển công nghiệp đã được khẳng định tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII: “ Hình thành các khu công nghiệp tập trung, tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị ở các thành phố, thị xã nhất là Thành phố Hà Nôi. Nâng cấp, cải tạo các khu công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố.”
Một trong những khu công nghiệp tập trung đang dự kiến xây dựng của Hà Nội là Cụm công nghiệp tập trung quy mô vừa và nhỏ huyện Từ Liêm được xây dựng trên khu đất rộng 21.13 ha, thuộc xã Minh Khai, huyện Từ Liêm Hà Nội do Ban quản lý cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm thực hiện và quản lý. Chính vì vậy, nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của dự án, cũng như qua quá trình thực tập tại Ban quan lý dự án Cụm công nghiệp huyện Từ Liêm, cùng với việc thu thập các tài liệu nghiên cứu tham khảo các vấn đề có liên quan đến dự án đầu tư này em đã chọn đề tài “ phân tích dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm” để làm đề tài viết chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên đề được chia ra làm 2 phần:
Chương I : Phân tích dự án: “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm” tại Ban quản lý dự án Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm
Chương II: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của dự án: “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tâng Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm”
Trong quá trình phân tích, do còn thiếu kinh nghiệm trong việc phân tích các dự án thực tế. Đồng thời lượng tài liệu thu thập chưa được dồi dào, phong phú nên việc phân tích còn có những thiếu xót. Em rất mong nhận dược những ý kiên đóng góp của các bạn và các thầy cô giáo để dự án được phân tích kỹ càng và hiệu quả hơn.
Để có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp,trong suốt quá trình thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong Ban và nhất là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Bạch Nguyệt. Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
PHÂN TÍCH DỰ ÁN² ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG VỪA VÀ NHỎ HUYỆN TỪ LIÊM²TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CỤM CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG VỪA VÀ NHỎ HUYỆN TỪ LIÊM
I. Khái quát một số nét về Ban quản lý dự án Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm
1. Hình thức tổ chức
Ban quản lý dự án Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm là tổ chức sự nghiệp kinh tế có tư cách pháp nhân được sử dụng con dấu riêng, có tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định hiện hành.Ban quản lý dự án Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm được thành lập theo quyết định số 1166/QĐUB ngày 16/3/1999 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Ban quản lý dự án có Giám đốc và 2 phó giám đốc giúp việc.
+ Giám đốc do chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện đề nghị uỷ ban nhân dân thành phố quyết định bổ nhiệm.
+ Phó giám đốc do chủ tịch uỷ ban nhân dân huyên Từ Liêm bổ nhiệm
Ngoài ra, ban quản lý dự án gồm các chuyên viên và thành viên giám sát.
Sơ đồ tổ chức của ban quản lý dự án Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm.
Phó giám đốc
Ban quản lý dự án
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế toán
phòng kỹ thuật
phòng tổ chức hành chính
phòng giải phóng mặt bằng
Biên chế ban quản lý dự án có 12 người, kinh phí hoạt động và tiền lương lấy từ nguồn kinh phí dự án chi trả theo đúng các quy định của nhà nước và thành phố. Bộ máy của ban quản lý dự án do chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm quy định. Việc tuyển dụng, quản lý sử dụng cán bộ nhân viên làm việc trong ban quản lý dự án được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của trung ương và thành phố về quản lý công chức nhà nước.
2. Chức năng:
Ban quản lý dự án hoạt động theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/CP ngày 16/7/1996 của chính phủ, các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của nhà nước và uỷ ban nhân dân thành phố.
3. Nhiệm vụ:
- Giúp chủ nhiệm điều hành dự án trong việc tổ chức, lập và trình duyệt dự án đầu tư về các mặt. Lập kế hoạch tài chính trong từng giai đoạn của dự án thực hiện thanh quyết toán và hoàn thành công trình theo quy định hiện hành
- Chuẩn bị các điều kiện cần và đủ trong việc gọi thầu, đấu thầu ở các khâu khảo sát, thiết kế xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị và các vấn đề liên quan đến xây dựng khu công nghiệp.
- Tổ chức thực hiện các thủ tục về đầu tư và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Lựa chọn phương án thiết kế.
- Quản lý các đơn vị thi công và tiến độ chất lượng công trình.
4. Quyền hạn:
- Ban quản lý được phép trực tiếp tổ chức kiểm soát, xét giá thành công trình thanh quyết toán công trình trên cơ sở các quy định của nhà nước, giải quyết các thủ tục về đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng.
- Được quyền đình chỉ việc thực hiện công việc xây dựng nếu chất lượng thi công không đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của hồ sơ thiết kế được duyệt.
- Được quyền huỷ hợp đồng khi nhà thầu không tuân thủ các điều khoản hợp đồng gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và tiến độ thi công.
II. Phân tích dự án² Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm² tại Ban quản lý dự án Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm.
1. Giới thiệu về dự án² Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm²
Dự án ² Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm² được xây dựng tại Xã Minh Khai, huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội. Phạm vi chiếm đất là 26.58 ha trong đó đất khu công nghiệp là 25.53 ha, đất đường giao thông Thành phố là 1.05 ha. Dự án do Ban quản lý Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm quản lý và thực hiện.Dự án được thực hiện với mục tiêu:
Xây dựng các nhà máy xí nghiệp để di chuyển các xí nghiệp vừa và nhỏ trong nội thành và các vùng lân cận vào tập trung trong khu công nghiệp phù hợp với quy hoạch tổng thể của Thành phố về khu công nghiệp tập trung quy mô vừa và nhỏ nhằm cung cấp mặt bằng xây dựng nhà máy và các công trình công cộng có kỹ thuật hạ tầng, môi trường sản xuất đảm bảo nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội.
Cụm công nghiệp thu hút nhân viên kỹ thuật và lao động địa phương tham gia vào hoạt động sản xuất công nghiệp tại chỗ, góp phần nâng cao hoạt động thương nghiệp ở các vùng xung quanh, tạo ra môi trường đô thị góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hoá.
Khai thác tiềm năng, tạo sự hấp dẫn huy động vốn đầu tư trong nước của mọi thành phần kinh tế, tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống đô thị.
Nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật và tay nghề cho lực lượng sản xuất.
Nâng cao năng lực quản lý kinh tế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội.
Quy mô đầu tư của dự án² Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm² bao gồm các nội dung sau:
San lấp mặt bằng
Xây dựng hệ thống đường giao thông
Hệ thống cấp nước
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
Hệ thống điện động lực và chiếu sáng đường nội bộ
Nhà điều hành và dịch vụ
Cây xanh.
Việc hình thành các khu công nghiệp tập trung nói chung và Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ là một chủ trương của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội nhằm phát huy nội lực và hướng tới sự nghiệp công nghiệp hoá của đất nước.Nhằm phát triển công nghiệp của địa phương cũng như của thành phố và tạo quỹ đất để di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp mang tính độc hại và làm ô nhiễm môi trường trong trung tâm thành phô ra vùng ngoại thành.
2. Phương pháp và các nội dung nghiên cứu của dự án² Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm²
2.1. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư
Huyện Từ Liêm nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Đông Anh, phía Tây giáp tỉnh Hà Tây, phía Nam giáp quận Thanh Xuân, phía Đông giáp các quận Cầu Giấy, Tây Hồ. Sau khi được điều chỉnh cắt một phần diện tích phía Đông và Nam cho các quận Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân, huyện Từ Liêm có diện tích theo ranh giới hành chính là: 7.515 ha với dân số hiện tại là 16.780 người.Số đơn vị hành chính trực thuộc hiện còn là 16 xã, thị trấn và 7 doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trên 1 số lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ.Tình hình kinh tế xã hội của huyện trong những năm qua có những chuyển biến tốt, nhưng mức độ chưa cao và có hiện tượng chững lại.
Khu vực huyện Từ Liêm có địa hình bằng phẳng và cao hơn các khu vực khác của thành phố Hà Nội, có các đường giao thông huyết mạch chạy qua như: đường Nam Thăng Long, đường 32, đường vành đai...., có các khu công nghiệp Nam Thăng Long, Cầu Diễn ...với các xí nghiệp sản xuất nhiều hàng hoá đa dạng.Trên địa bàn huyện có nhiều cơ quan, đơn vị, trường học lớn cùng với các khu tập thể và làng xóm dân cư lâu đời.
Nhìn chung, do quá trình đô thị hóa ở Từ Liêm tuy có nhanh hơn các huyện ngoại thành khác nhưng vẫn còn chậm nên phần lớn các cơ sở hạ tầng xã hôi, hạ tầng kỹ thuật chưa theo kịp với nhu cầu phát triển nền kinh tế xã hội của địa phương.Bên cạnh đó, một số ít khu vực trong huyện, tốc độ đô thị hoá tương đối nhanh do sự phát triển đô thị theo cơ chế thị trường, do hợp tác đầu tư với nước ngoài, do yêu cầu của sản xuất nội địa và nhu cầu về nhà ở...Tuy nhiên, diện tích đất canh tác nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng lớn do vậy quỹ đất để phát triển đô thị còn nhiều.
Tất cả các yếu tố trên là điều kiện quan trọng cần thiết và thuân lợi để hình thành cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm theo quyết định 14/2000/QĐ-UB ngày 14 tháng 2 năm 2000 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Theo định hướng phát triển quy hoạch của Thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến 2010 thì Từ Liêm sẽ tiếp nhận nhiều dự án của Quốc gia sẽ mất tử 2000 ha đến 3000 ha cho việc phát triển các khu đô thị mới, cụ thể là:
Khu công nghiệp Cầu Diễn: từ 150 ha đến 300 ha.
Khu công nghiệp Liên Mạc - Thuỵ Phương: từ 250 ha – 300 ha
Khu công viên Mễ Trì: từ 250 ha đến – 300 ha
Khu văn hoá thể thao Mỹ Đình: 300 ha
Làng văn hoá giao lưu Thuỵ Sĩ tại Cổ Nhuế: 150 ha – 200 ha
Ngoài ra còn một số dự án nhà ở mới ở một số xã ven nội.
Tình hình khu vực và trong nước đang có những biến chuyển có lợi cho phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Huyện Từ Liêm đang trên đà phát triển, cần có bước chuẩn bị sớm về các mặt, trong đó việc thực hiện quy hoạch phát triển cụm công nghiệp mà Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đề ra là hết sức cần thiết.
Tạo ra được cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm hoàn chỉnh, đồng bộ phù hợp với quy hoạch khu công nghiệp Cầu Diễn sẽ đáp ứng được các yêu cầu về phát triển công nghiệp của địa phương và của thành phố, đảm bảo vệ sinh môi trường, làm cơ sở để quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch.
2.2. phân tích kỹ thuật dự án đầu tư
Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án là việc phân tích lựa chọn phương pháp sản xuất công nghệ và thiết bị nguyên liệu, địa điểm phù hợp với những ràng buộc về vốn, về trình độ quản lý và kỹ thuật, quy mô của thị trường về yêu cầu của xã hội về việc là và giới hạn cho phép về mức độ ô nhiễm môi trường do dự án tạo ra. Nghiên cứu kỹ thuật của dự án là nội dung hết sức quan trọng. Đặc biệt, nó càng đóng vai trò quan trong hơn vì đây là một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Kết quả của dự án sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các công trình xây dựng, các nhà máy sản xuất, các xí nghiệp ...trong cụm công nghiệp sau này.
2.2.1.Phân tích lựa chọn địa điểm thực hiện dự án.
Khi xem xét lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, thực chất là xem xét các khía cạnh về địa lý, tự nhiên, kinh tế xã hội, kỹ thuật... có liên quan đến sự hoạt động và hiệu quả của dự án sau này. Việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án ² Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm² được dựa vào quy hoạch của nhà nước. Mặt khác bằng việc phân tích các điều kiện tự nhiên, xã hội như sau:
2.2.1.1 Đặc diểm tự nhiên
Vị trí giới hạn khu đất
Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm nằm trong khu công nghiệp Cầu Diễn, cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 10 km, thuộc địa bàn xã Minh Khai huyện Từ Liêm, kề cận đường 32 Hà Nội đi Sơn Tây.Phạm vi nghiên cứu dự án quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Từ Liêm có quy mô diện tích khoảng 21.13 ha.Khu đất của dự án nằm trên dịa phận thuộc xã Minh Khai huyện Từ Liêm.
Phía Bắc giáp đường quốc lộ số 32
Phía Tây giáp đường vào chùa Minh Khai
Phía Đông giáp khu 6000 tấn/ năm
Phía Nam giáp doanh trại quân đội và nghĩa trang xã Minh Khai.
Địa hình
Địa hình không phức tạp, chủ yếu là ruộng canh tác của xã Minh Khai, vị trí rất thuận lợi về giao thông, phía bắc khu đất là quốc lộ 32 Hà Nội đi Sơn Tây. Theo quy hoạch dự kiến sẽ có mạng lưới đường mới xây dựng xung quanh khu đất của dự án với chiều rộng đường là 30 m.Cao độ tự nhiên trung bình từ 5.200 m đến 5.700 m so với mặt nước biển.
Khí hậu
Khu vực có cùng chung khí hậu của Hà Nội, chia làm 2 mùa rõ rệt.Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, thường có gió Đông Nam, nhiệt độ cao nhất trong mùa hè là 38oC. Mùa nóng đồng thời cũng là mùa mưa, chủ yếu tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, thường có gió Đông Bắc, trời khô hanh, nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông từ 8oC đến 10oC, độ ẩm bình quân trong năm là 84.5 %.bão thường xuất hiện nhiều trong tháng 7 và 8 với cấp gió từ cấp 8 đến gió cấp 10, cấp 11.Lượng mưa trung bình hàng năm là 1400mm – 2000mm.Số ngày mưa trung bình là 100 – 140 ngày / năm.Lượng mưa trong tháng mưa nhiều nhất là 200mm – 470mm tập trung vào tháng 7 và tháng 8.Hướng gió chủ đạo trong năm là Đông Nam và Đông Bắc. Độ ẩm tương đối của đất nên trong mùa mưa là 0.45-0.6
Địa chất công trình:
Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất của Liên hiệp khảo sát chất - xủ lý nền móng công trình thực hiện tháng 7/1999 thì địa chất công trình khu vực này có các đặc điểm sau:
Lớp 1 (Đất lấp): Nằm ngày trên bề mặt, có độ dày thay đổi từ 0.5 m– 2.1m, thành phần bao gồm sét pha xám nâu, nâu vàng lẫn gạch vụn, rễ cây cỏ... Đây là lớp đất không ổn định, không đồng nhất, cần phải bác bỏ.
Lớp 2: Sét pha màu xám nâu, nâu vàng trạng thái nửa cứng, đôi chỗ cứng, phân bố trên khắp khu vực khảo sát. Bề dày từ 0.8m(K1) đến 3.3m( K7) trung bình 3.3m.
Lớp 3: Sét pha màu nâu đỏ, vàng, xám xanh loang lổ.
Lớp này phân bố rộng khắp khu vực khảo sát.Bề dày từ 2.8m(K5) đến 4.8m(K1) trung bình 3.8m. Đây là lớp đất có sức chịu tải khá.
Lớp 4: Sét pha 3 màu nâu hồng, nâu vàng, xám trắng, trạng thái dẻo cứng.Lớp này phân bố rộng khắp khu vực khảo sát.Bề dày từ 1.1m(K5) đến 9.0m(K8) trung bình 5.1m. Đây là lớp đất có sức chịu tải khá, biến dạng nhỏ.
Lớp 5: Sét pha 4 màu xám nâu,nâu hồng dẻo, déo mềm.
Lớp này chỉ gặp ở các hố khoan K1, K2,K9,K10.Bề dày lớp này đã khoan được biến đổi từ 1.5m(K2) đến 2.8m(K10) trung bình 2.2m. Đây là lớp đất có sức chịu tải trung bình, biến dạng mạnh
Lớp 6: Sét pha màu nâu vàng, vàng, dẻo mềm.Lớp này chỉ gặp ở các hố khoan K3,K4,K5.Bề dày lớp này đã khoan được biến đổi từ 3m(K3) đến 7.8m(K5) trung bình 5.4m. Đất thuộc loại sét pha màu nâu vàng, vàng trạng thái dẻo mềm.Xuống sâu sét pha nhẹ dần và có kẹp các thấu kính cát bụi xám vàng. Đây là lớp đất có sức chịu tải trung bình, biến dạng trung bình.
Cảnh quan thiên nhiên:
Là khu vực nằm trong vùng hiện là đất canh tác nên cảnh quan không có gì đáng kể. Hiện phía Bắc tuyến đường 32(đối diện cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm) là khu vực làng xóm xã Minh Khai và kề cận phía Tây cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm là khu chùa Minh Khai.
2.2.1.2 Đặc điểm xã hội
Hiện trạng sử dụng đất:
Căn cứ bản đồ đo đạc hiện trạng tỷ lệ1/500 của Trung tâm khảo sát kiểm định chất lượng xây dựng – Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam -Bộ xây dựng đo vẽ tháng 6 năm 1999 và bản đồ đo đạc bổ xung tỷ lệ 1/500 do Công ty khảo sát đo đạc địa chính Hà Nội đo vẽ tháng 9 năm 1999 thì trong khu đất chủ yếu là đất canh tác và hệ thống mương tiêu canh tác của xã Minh Khai, khu đất dự định thuộc khu vực dự án trước mắt vẫn là ruộng lúa, địa hình tương đối bằng phẳng.
Khu vực nghiên cứu cụm công nghiệp cạnh trung tâm chiếu xạ thực phẩm được xây dựng từ những năm 1985 – 1990 với diện tích khoảng 1.183ha, bám dọc theo đường 32 còn có 2 cụm dân cư mới được hình thành những năm gần đây ( diện tích khoảng 0.37 ha) và một cửa hàng xăng dầu
( diện tích khoảng 0.15 ha).Còn lại chủ yếu là đất ao mương, đất nông nghiệp, đất đường, được đánh giá thuận lợi cho đầu tư xây dựng công trình.
-Đất đường hiện có khoảng 0.63ha
-Đất ao mương có diện tích khoảng 1.44ha
-Đất trồng cây ăn quả có diện tích khoảng 0.72ha
-Đất trồng lúa có diện tích khoảng 18.45ha.Với năng suất khoảng 6.9 tấn/ 1ha.
Tình hình dân cư:
Dân cư trong khu vực nghiên cứu có 10 hộ dân, là nông dân sống bằng nghề nông và buôn bán nhỏ.
Hiện trạng các công trình kiến trúc:
Nhà ở: Các công trình đa phần là nhà cấp 4 và nhà tạm, tầng cao bình quân 1.2 tầng mật độ xây dựng khoảng 22%
Công trình công cộng: Công trình công cộng trong khu vực là cửa hàng xăng dầu 1 tầng gồm hệ thống cửa hàng và bể ngầm.Nói chung các công trình có chất lượng thấp với quy mô nhỏ.
Các công trình kiến trúc khác: Ngoài các công trình đã nêu trên, trong khu vực nghiên cứu quy hoạch đáng kể nhất là trung tâm chiếu xạ thực phẩm được đầu tư xây dựng đã lâu còn trong giới hạn nghiên cứu của dự án không có công trình nào lớn ngoài nhà ở của các hộ đã nói ở trên.
Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất như sau:
Tổng diện tích trong phạm vi nghiên cứu: 21.13 ha
- Đất đường hiện có 0.63ha 2.98%
- Đất ao mương 1.44ha 6.81%
- Đất dân cư 0.37ha 1.75%
- Đất trồng cây ăn quả 0.72ha 3.40%
- Đất công cộng 0.15ha 0.71%
- Đất trồng lúa 18.45ha 87.30%
- Năng suất lúa 6.9 tấn/ha
Như vây, căn cứ vào chủ trương quy hoạch của thành phố cũng như sự phân tích rất kỹ lưỡng về các điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện xã hội cho thấy khu đất thuộc xã Minh Khai huyện Từ Liêm rất phù hợp cho việc xây dựng Cụm công nghiệp tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
2.2.2. Quy mô của dự án
Quy mô đâu tư của dự án theo đúng đồ án thiết kế quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. Trong đó cơ sở để thiết kế quy hoạch cụ thể như sau:
Căn cứ Điều chỉnh quy hoạch chung của Thủ Đô Hà Nội đến năm 2020 được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 108/1998-TTG ngày 20/6/1998
Nội dung thiết kế quy hoạch chi tiết khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm số 01CV/DACN ngày 24/2/2000 đã được Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm chấp thuận.
Căn cứ quyết định số 1166/QĐ-UB ngày 16 tháng 3 năm 1999 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thành lập Ban quản lý dự án khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm
Căn cứ quy hoạch chi tiết huyện Từ Liêm tỷ lệ 1/5000 đã được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt tai quyết định số 14/2000/QĐ-UB ngày 14/2/2000
Căn cứ thông báo số 74/TB-UB ngày 8/5/1997 của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai xây dựng khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVB4514-88- Tổng mặt bằng – Tiêu chuẩn Việt Nam
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ xây dựng ban hành tháng 12 năm 1996, có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 1997
Văn bản số 1244/KTST-QH ngày 19 tháng 11 năm 1998 của KTST Thành phố Hà Nội về việc giới thiệu địa điểm xây dựng khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Từ Liêm.
Căn cứ quyết định số 3762/QĐ-UB ngày 27/7/2000 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đơn vị tư vấn thiết kế quy hoạch mặt bằng dự án cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm.
Căn cứ bản đồ đo đạc hiện trạng tỷ lệ 1/500 của Trung tâm khảo sát kiểm định chất lượng xây dựng – Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam- Bộ xây dựng đo vẽ tháng 6 năm 1999, đã được Công ty khảo sát đo đạc địa chính Hà Nội thẩm tra
Căn cứ quy hoạch chi tiết cụm công nghiêp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm tỷ lệ1/2000 do Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội thực hiện, được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt
Dựa vào các văn bản pháp lý trên cùng với sự khảo sát thăm dò, đo đạc cụ thể, quy mô của dự án được xác định cụ thể như sau:
Tổng diện tích quy hoạch của dự án: 21.13 ha
Bao gồm:
San lấp mặt bằng.
Xây dựng hệ thống đường giao thông.
Hệ thống cấp nước.
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
Hệ thống điện động lực và chiếu sáng đường nội bộ.
Nhà điều hành và dịch vụ.
Cây xanh.
2.2.3.Cơ sở hạ tầng và giải pháp xây dựng dự án
Đây là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nên đây là một phần quan trọng khi phân tích khía cạnh kỹ thuật của dự án. Dựa vào việc nghiên cứu, khảo sát kỹ hiện trạng cơ sở hạ tầng của dự án mà dự án đưa ra những giải pháp thiết kế kỹ thuật phù hợp. Đồng thời sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các phương án công nghệ để tích kiệm đuợc chi phí cũng như phát huy những ưu điểm của phương án lựa chọn. Ngoài ra, các giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng trong dự án đều thực hiện dựa trên các căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn về thiết kế và thi công xây dựng công trình do nhà nước quy định
Chuẩn bị mặt bằng san nền.
Hiện trạng:
Khu đất xây dựng hiện tại chủ yếu là ruộng canh tác cao độ thấp nhất là 3.08m, cao độ cao nhất là 5.85m.Thoát nước mặt chủ yếu là theo các kênh mương tưới tiêu nông nghiệp hiện có. Phía Nam cụm công nghiệp là 1 tuyến mương tưới tiêu chính cho cả khu vực xã Minh Khai và một phần xã Phú Diễn. Ngoài ra chưa có hệ thống kỹ thuật nào đáng kể.
Giải pháp san nền:
Trên cơ sở cao độ khống chế của Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội và hướng thoát nước của khu vực. Thiết kế san nền đảm bảo các yếu tố sau:
Thứ nhất, cao độ thiết kế san nền phù hợp với cao độ khống chế quy hoạch, cao độ thiết kế thấp nhất là 6.37m.
Thứ hai, độ dốc san nền trong từng ô đất đảm bảo nước thoát tốt về hệ thống thoát nước đặt dọc theo mạng lưới đường giao thông xung quanh i lớn hơn 0.002
Thứ ba, trước khi san lấp phải vét bùn đáy mương và bóc đất hữư cơ mặt ruộng với chiều dày trung bình h = 0.2m, h vét bùn = 0.5m.
khối lượng san nền:
Trên cơ sở cao độ tự nhiên và cao độ thiết kế trong từng ô đất tính toán được khối lượng san lấp. Khối lượng san nền các ô đất và nền đường nhánh trong cụm công nghiệp:
+ Vét bùn vận chuyển đi nơi khác: 4.320m3
+ Bóc đất hữu cơ tập trung vào 1 vị trí để đắp mái dốc và trồng cây xanh: 31.940m3
+Tổng khối lượng đắp cát: 247.670m3
+Khối lượng đắp nền đường Quốc lộ 32: 11.025m3
+Khối lượng đắp nền đường khu vực trong cụm công nghiệp:
Bóc đất hữu cơ: 8.028 m3
Đắp nền đường: 46.161m3
Tổng khối lượng đắp: 54.189 m3
Hệ thống đường giao thông:
Hiện trạng:
+Giao thông bên ngoài cụm công nghiệp: Giáp với cụm công nghiệp về phía Bắc là quốc lộ 32, có chiều rộng mặt đường khoảng 7.5m.Trong tương lai sẽ được nâng cấp cải tạo.
+Giao thông nội bộ cụm công nghiệp:Vị trí cụm công nghiệp nằm vào khu vực hoàn toàn là ruộng lúa, do vậy, giao thông nội bộ hầu như chưa có duy nhất có 1 con đường nhỏ ở phía Tây cụm công nghiệp để phục vụ nhân dân đi vào chùa Minh Khai.
Giải pháp thiết kế:
+Giao thông bên ngoài cụm công nghiệp: Theo quy hoạch chi tiết đã được duyệt, trong tương lai quốc lộ 32 sẽ được nâng cấp cải tạo với quy mô mặt cắt như sau:
Chỉ giới đường đỏ: 50m
Chiều rộng mặt đường: 2 x 16m
Chiều rộng hè đường: 2 x 7.5m
Chiều rộng dải phân cách: 3m
+ Giao thông nội bộ cụm công nghiệp: Thiết kế mạng lưới giao thông theo dạng ô vuông bàn cờ, tổ chức tuyến chính, tuyến phụ hợp lý để phục vụ tiện lợi đi lại đến từng lô đất xây dựng. Giao thông nội bộ trong cụm công nghiệp có quy mô mặt cắt tuân thủ theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt là có 2 loại đường.Thứ nhất là đường phân khu vực xung quanh cụm công nghiệp và thứ hai là các đường nhánh.
Đường phân khu vực( xung quanh cụm công nghiệp):
Chỉ giới đỏ: 30m
Chiều rộng mặt đường: 15m
Chiều rộng hè đường: 2 x 7.5m
Đường nhánh trong cụm công nghiệp:
Chỉ giới đỏ: 17.5m
Chiều rộng mặt đường: 11.5m
Chiều rộng hè đường: 2x 3.0m
Vỉa hè lát gạch phục vụ người đi bộ ngoài ra kết hợp bố trí đèn chiếu sáng, trồng cây xanh và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.Chiều rộng lát hè mỗi bên rộng 3m
Các tiêu chuẩn kỹ thuật của đường cụm công nghiệp:
+ Độ dốc dọc tối đa của đường imax = 6%
+Độ dốc ngang mặt đường in = 2%
+ Bán kính đường cong nằm tối thiểu Rmin= 125m
+Bán kính đường cong lồi tối thiểu Rmin = 2000m
+Bán kính đường cong lõm tối thiểu Rmin = 600m
+ Bán kính đường cong bó vỉa tại ngã 3, 4: R = 12- 30m
-Kết cấu mặt đường:
Dựa trên cơ sở tính toán tải trọng thiết kế cho cụm công nghiệp với xe có tải trọng H30 với các thông số tính toán sau:
+ Mô đun đàn hồi yêu cầu: Ey/c = 1530 daN/cm2
+ Tải trọng trục: H = 12.000 daN/ 1 trục
+Tải trọng bánh xe tiêu chuẩn: 6000 daN
+Đường kính vệt bánh xe: D = 36cm
+Áp lực bánh xe: P = 6.0 daN/ cm2
Trên cơ sở các yếu tố kỹ thuật tính toán chọn kết cấu mặt đường như sau:
+Bê tông nhựa hạt mịn dày 5 cm
+ Bê tông nhựa hạt thô dày 5 cm
+ Đá dăm thấm tiêu chuẩn dày 30 cm
+ Nền cát đầm nén đạt K = 0.95
Kết cấu lát hè:
+Gạch bê tông mác 200(30 x 30 x 6 cm)
+ Vữa xi măng mác 50 dày 2 cm
+ Cát vàng san phẳng đầm kỹ dày 5 cm
+ Nền cát đầm nén đạt K = 0.9
Hai bên đường được viền bó vỉa sau đó lát hè, bó vỉa bằng bê tông đúc sẵn mác 200 ( 180 x 240 x 1000 )mm
Trên hè bố trí các hố trồng cây cách nhau 5m, kích thước hố 1.5 x 1.5 x 1m.
Khối lượng đường
+ BẢNG 1: Đường bên ngoài cụm công nghiệp
Loại
đường
Chiều
dài(m)
Chiều rộng
Diện tích
Mặt đường
Dải phân
cách
Hè đường
Mặt
Dải phân cách
Hè
Đường quốc lộ
405
2 x 16
3
2 x 7.5
12.960
1.215
6.075
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi
+ BẢNG 2: Đường nội bộ cụm công nghiệp
TT
Loại đường
Chiều
dài(m)
Chiều rộng
Diện tích (m2)
Mặt đường
Hè đường
Mặt
Hè
Lát hè
1
Đường phân khu vực rộng 30m
1388
15
2 x 7.5
20.070
20.070
8.028
2
Đường nhánh rộng 17.5m
1674
11.5
2 x 3
19.251
10.044
10.044
Tổng cộng
39.321
30.751
18.072
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi
Hệ thống cấp điện và thông tin
Các căn cứ cơ sở thiết kế:
+ Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 108/1998/QĐ-TTG ngày 20/6/1998
+Điều chỉnh quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện thành phố Hà Nội giai đoạn 1998-2000-2005, có xét đến năm 2010 do Vịên Năng lượng - Bộ Công nghiệp lập tháng 5 năm 1999, đang trình Bộ Công nghiệp thẩm định
+ Hiện trạng mạng lưới cấp điện của khu vực Hà Nội và khu vực nghiên cứu.
+ Quy hoạch mạng lưới thông tin bưu điện thành phố Hà Nội đến năm 2020, do công ty thiết kế bưu điện thành phố Hà Nội lập năm 1998.
+ Bản đồ quy hoạch kiến trúc, giao thông Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập năm 2000
+ Bản vẽ tổng mặt bằng cụm công nghiệp của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội được KTST Thành phố chấp thuận ngày 11 tháng 10 năm 2000
Nhu cầu cấp điện:
+ Diện tích trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch là: 26.58 ha
+ Diện tích đất cụm công nghiệp: 21.13ha
Vì chưa xác định được chính xác tỷ trọng của các loại hình công nghiệp trong khu công nghiệp tập trung, có thể lấy số trung bình là 300 kw/ha
Từ đó nhu cầu điện của khu công nghiệp được tính:
21,13ha x 300kw/ha = 6.339 kw
Hệ số đồng thời k lấy bằng 0.8
Hệ số công suất Cosφ lấy bằng 0.9
Công suất tính toán của khu công nghiệp xác định:
Stt = PxK/Cosφ=6.339 x 0.8 /0.9 = 5.635KVA
- Phương án cấp điện:
Nguồn điện chính cấp cho Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm lấy từ trạm 110/22 KV Kiều Mai, dự kiến xây dựng ở phía Đông Nam cụm công nghiệp
Trước mắt khi trạm Kiều Mai chưa được xây dựng thì nguồn điện cấp cho cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Từ Liêm có thể lấy từ trạm 110/35/22/10/6KV Chèm thông qua tuyến cáp 22KV dự kiến xây dựng
- Cấp điện cho nhà máy, xí nghiệp khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ.
Nguồn trung kế cấp cho các trạm hạ thế trong cụm công nghiệp được thiết kế là cấp điện áp 22KV. Các tuyến cáp 22KV được thiết kế đến chân tường rào lô đất xây dựng công trình. Việc cấp điện cho từng lô đất xây dựng nhà máy sẽ được thiết kế trong giai đoạn sau. Tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất mặt bằng và nhu cầu sử dụng điện của từng nhà máy, xí nghiệp đó. Các nhà máy có nhu cầu cấp điện lớn sẽ xây dựng trạm riêng. Các nhà máy có nhu cầu cấp điện nhỏ có thể kết hợp xây dựng trạm hạ thế chung.
Có thể dùng phương án cáp ngầm 22KV để cấp điện từ trạm biến áp trung gian khu công nghiệp đến các trạm của nhà máy nếu kinh phí cho phép.Theo cách này tăng được mỹ quan và an toàn cho đường dây.
- Hệ thống đèn đường trong cụm công nghiệp
Đường giao thông giữa các nhà máy trong cụm công nghiệp được chiếu sáng bằng các đèn cao áp thuỷ ngân 220W- 400W lắp trên các cột đèn bê tông cốt thép chiếu sáng chuyên dùng cao 8 ÷ 10m. Độ rọi chiếu sáng đường giao thông >3 lux.Cáp điện cấp cho các đèn đường dùng loại PVC có bọc thép bảo vệ, chôn ngầm, khống chế đèn đường tập trung từ nhà điều hành quản lý của cụm công nghiệp.
- Thông tin bưu điện:
Dịch vụ điện thoại cho cụm công nghiệp được thông qua Công ty Bưu chính viễn thông. Mạng lưới điện thoại thuê bao ở khu vực được cấp từ tổng đài, vệ tinh 4000 số dự kiến xây dựng ở phía Đông cách cụm công nghiệp khoảng 600m.Từ tổng đài vệ tinh này dự kiến xây dựng các tuyến cáp gốc đến tủ cáp đặt trong cụm công nghiệp.
Hệ thống cấp thoát nước
- Các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng
+ Cấp nước: Mạng lưới bên ngoài và công trình – tiêu chuẩn thiết kế TCXD 1985
+ Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình yêu cầu thiết kế TCVN 2622- 1995
+ Thoát nước: Mạng lưới bên ngoài và công trình tiêu chuẩn thiết kế TCXD 51- 1984
+ Tiêu chuẩn xả nước thải TCVN 5945 – 1995
- Nguồn nước:
Theo văn bản số 644/ NN- TL ngày 19 tháng 6 năm 2000 của Sở Nông nghiệp và PTNT, về việc cấp nước sạch khu vực công nghiệp vừa và nhỏ huyện Từ Liêm thì cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Từ Liêm nằm trong khu vực chưa có hệ thống cấp nước. Hiện tại thành phố đang xây dựng nhà máy cấp nước Cáo Đỉnh- Từ Liêm, do đó phương án cấp nước lâu dài là lấy nước máy Thành phố thông qua tuyến ống truyền dẫn phi 300 dự kiến đặt trên đường quốc lộ 32 sá cụm công nghiệp.Phương án trước mắt là trong những năm xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp và một vài năm đầu cần xây dựng 1 trạm xử lý nước cục bộ với nguồn nước khai thác là nước ngầm sau khi có nước máy của thành phố thì trạm cấp nước này để dự p._.hòng.
- Giải pháp cấp nước:
Dùng hệ thống cấp nước chung cho sinh hoạt sản xuất và cứu hoả
BẢNG 3
STT
Tên đối tượng tiêu thụ
Tiêu chuẩn dùng nước
Q
1
Cấp nước sản xuất
Qsx = qo.F
qo = 50 m3/ha
F = 21.13ha
Qsx = 50 x 21.13ha = 1057 m3
50m3/ha
1057 m3/ngđ
2
Cấp nước sinh hoạt
Qsh = q x N
N = 1685 người
Qsh = 60l/ngđ x 1685/1000 = 101 m3/ngđ
60l/ng ngđ
101 m3ngđ
3
Cấp nước tưới đường, cây xanh
Qt = q x Ftưới
Ftưới = 65000m3
Qt = 1 x 65000/1000 = 65 m3/ngđ
1.01/m2ngđ
65 m3/ ngđ
Tổng nhu cầu sử dụng nước =1223m3/ngđ
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi
Nước chữa cháy: Lượng nước cấp cho chữa cháy: Theo TCVN 2622-1995 với diện tích cụm công nghiệp < 150 ha tính cho 1 đám cháy lưu lượng 15 lít/s và thời gian dập tắt đám cháy trong 3 giờ
Q cc = 15 lít/s x 3.6 x 3 = 162 m3
- Mạng lưới ống dẫn tính với phương án lâu dài lấy nước máy thành phố
+Cơ sở tính toán: Tính toán mạng lưới ống dẫn trong giờ dùng nước lớn nhất bảo đảm áp lực tự do tại điểm bất lợi nhất tối thiểu là 15m cột nước, trong giờ dùng nước lớn nhất và chữa cháy, áp lực tự do tại điểm bất lợi nhất là 10m cột nước với phương án chữa cháy áp lực thấp
Trên mạng lưới khoảng 150 m đặt 1 trụ chữa cháy, vị trí đặt ở gần ngã ba, ngã tư đường.Khi có cháy xe chạy bơm chữa cháy của thành phố lấy nước từ các trụ chữa cháy cho công trình. Tuy nhiên tuỳ từng tính chất của mỗi xí nghiệp, nhà máy mà có phương án chữa cháy thích hợp ngoài việc chữa cháy bằng nước
Trạm xử lý nước cấp tạm thời đặt trong cụm công nghiệp tính với lưư lượng:
Q = 1223m3 /ngđ x 1.06 = 1330 m3/ ngđ
Trong đó 1.06 là hệ số kể đến nước dùng cho trạm
Sơ đồ dây chuyền xử lý nước cấp
Hệ thống thoát nước:
-Hướng thoát nước
Nước thoát sau khi xử lý được dẫn ra hệ thống kênh tiêu trên địa bàn xã Minh Khai, sau đó chảy ra trạm bơm tiêu Hoè Thị
-Giải pháp thoát nước
Hệ thống thoát nước của cụm công nghiệp được thiết kế là 2 hệ thống riêng biệt gồm:
+ Hệ thống thoát nước mưa
+ Hệ thống thoát nước thải sản xuất và sinh hoạt
Thứ nhất: Hệ thống thoát nước mưa
Tính toán lưu lượng nước mưa theo công thức
Q = q . a . F (l/s)
Trong đó: F: Diện tích lưu vực thoát nước mưa( ha )
a: Hệ số dòng chảy : trung bình chọn = 0.7
q: Cường độ mưa
P: Chu kỳ lập lại trận mưa: lấy 2 năm
q20: Cường độ mưa trong thời gian mưa 20 phút theo từng địa phương
Hà Nội: q20 = 289.9
b = 11.61
c = 0.2458
n = 0.7951
t: Thời gian mưa tính toán
ttt = tm + tr + to
tm: Thời gian tập trung nước mưa trên bề mặt
tr =
tr: Thời gian nước chảy trong rãnh
to: Thời gian nước chảy trong rãnh đến tiết diện tính toán
to = M = 2: địa hình bằng phẳng
Vận tốc thoát nước mưa tính toán V min = 0.8m/s
Mạng lưới thoát nước mưa:
Dùng hệ thống cống hộp bê tông cốt thép B = 500 đến 1200 đặt dưới mép đường dẫn nước từ các ga thu nước mưa lề đường và ga thu nước trực tiếp theo độ dốc tự chảy xả ra mương tiêu xã Minh Khai dẫn tới trạm bơm Hoè Thị, khoảng cách giữa 2 hố ga trung bình là 40 m
Thứ hai: Thoát nước thải và xử lý nước thải
+Lưu lượng nước thải sản xuất lấy bằng 80% của lượng nước cấp cho sản xuất
Qth sx = 1090 x 80% = 871m3/ngđ
Lưu lượng nước thải sinh hoạt: Lấy bằng lưu lượng nước cấp
Q th sh = 101 m3ngđ
Công suất trạm xử lý nước thải là( 871 + 101)m3/ ngđ x 1.3 = 1260m3/ngđ
Trong đó 1.3 là Hệ số không điều hoà
+Mạng lưới thoát nước thải:
Toàn bộ nước thải công nghiệp phải xử lý cục bộ tại các nhà máy, xí nghiệp đạt tiêu chuẩn quy định trước khi dẫn ra hệ thống thoát chung. Nước thải sinh hoạt được xử lý cục bộ bằng bể xí tự hoại trước khi dẫn ra hệ thống thoát chung
+ Tính toán mạng lưới ống dẫn:
Số liệu tính toán:
Tổng lượng nước thải: Q max = 1260m3 /ngđ
Số giờ hoạt động của khu công nghiệp 10 giờ
Lưu lượng đơn vị
qo =
lưu lượng nước thải tính toán cho từng đoạn ống theo công thứcQtt = qo. F .Ko
F: Diện tích tính toán ( ha )
Ko: Hệ số không điều hoà K o =1.3
Mạng lưới thoát nước dùng ống bê tông cốt thép có đường kính 200 đến 300mm. Khoảng cách giữa các hố ga là 20m
Các tuyến ống thoát nước đặt 2 bên hè đường theo độ dốc về trạm xử lý nước thải đặt ở phía cuối cụm công nghiệp.
Vận tốc tính toán thoát nước với Vmin = 0.7 m/s
Độ đầy h/D< 0.6, độ sâu đặt ống từ 1÷ 4.0m. Nước thải từ trạm xử lý ra được dẫn bằng ống bê tông cốt thép D 300 ra mương tiêu nước xã Minh Khai
+ Trạm xử lý nước thải
Để bảo đảm yêu cầu của quy chế bảo vệ nguồn nước mặt và bảo đảm yêu cầu vệ sinh theo tiêu chuẩn xả nước thải công nghiệp TCVN 5945 = 1995 chọn phương án làm sạch cơ học và sinh học
Phương pháp làm sạch cơ học: nhằm tách các chất không hoà tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước
Phương pháp làm sạch sinh học: dựa vào sự hoạt động sinh tồn của các loại vi sinh vật có khả năng ô xy hoá. hoặc khủe các chất bẩn hữu cơ chứa trong nước
Sau giai đoạn xử lý sinh học, nước được khử trùng trước khi xả ra hệ thống mương tiêu.
Trạm bơm
Bể lắng cát
Bể lắng đợt 1
Bể lọc sinh học
Bể lắng đợt 2
Bể tiếp xúc
Sân phơi cát
Sân phơi bùn
Khử trùng
xả ra mương tiêu
Sơ đồ trạm xử lý nước thải công xuất 1260M3/NGĐ
Phương án 1:(phương án so sánh)
Ưu điểm: Công trình vận hành và quản lý đơn giản
Nhược điểm: Với khí hậu nhiệt đới, rêu tảo phát triển nhanh, dễ gây tắc bể. Trong quá trình vận hành cần phải thường xuyên thay rửa vật liệu để thông tắc.
Phương án 2( phương án chọn)
Trạm bơm
Bể lắng cát
Bể lắng đợt 1
aêrôten
Bể lắng đợt 2
Bể tiếp xúc
Sân phơi cát
Trạm bơm bùn+khí nén
Khử trùng
xả ra mương tiêu
Sân phơi bùn
Bùn hoạt tính tuần hoàn
Ưu điểm: Hiệu quả xử lý ca, vận hành đơn giản. Nước thải sau khi xử lý bảo đảm theo tiêu chuẩn xẳ nước thải công nghiệpTCVN 5945 = 1995
Nhiệt độ <40oC
PH = 5 ÷ 9
BOD5< 100mg/l
COD< 400mg/l
Chất rắn lơ lửng<200mg/l
S sen< 0.5mg/l
Chì< 1mg/l
Xianua<0.2mg/l
Coliorm = 10.000MPN/100ml
2.2.4.Đánh giá tác động của dự án đến môi trường
Việc đánh giá các tác động của dự án đến môi trường đóng vai trò quan trọng.Bởi vì xây dựng và hoạt động của Cụm công nghiệp Từ Liêm sẽ có những tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội không chỉ đối với các vùng xung quanh huyện Từ Liêm mà còn tác động trên phạm vi Thành phố Hà Nội
Mục đích của việc đánh giá tác động của dự án đến môi trường là để hạn chế và ngăn ngừa chúng đồng thời từ đó đưa ra những biện pháp giảm nhẹ các tác động bất lợi để hài hoà giữa yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Bằng việc khảo sát đo đạc hiện trạng không khí, nước, đất đai khu vực dự kiến xây dựng khu cơ sở kỹ thuật hạ tầng,từ đó đánh giá tình hình môi trường hiện tại, dự bào đánh giá các tác động môi trường do việc thực hiện dự án và nêu ra các giải pháp để làm giảm nhẹ các tác động tiêu cực đối với môi trường do việc thực hiện dự án.
Các tài liệu số liệu làm căn cứ
Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và được Chính phủ ký lệnh công bố ngày 10/1/1994
Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường
Thông tư số 715/MTG ngày 3/4/1995 của Bộ KHCN và môi trường hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các Dự án đầu tư
Các tiêu chuẩn về môi trường của Nhà nước Việt Nam
Dự báo các tác động môi trường khi thực hiện dự án
Việc thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm ở trong khu vực này có các tác động đến môi trường và kinh tế xã hội cả về mặt tích cực và tiêu cực, cụ thể như sau:
BẢNG 4 Dự báo tác động môi trường khi thực hiện dựa án
Các nhân tố môi trường và kinh tế xã hội
Các hoạt động khi thực hiện dự án
Chuẩn bị cơ sở hạ tầng
Thi công công trình
Vận hành nhà máy
Môi trường:
-Không khí
- Nước
+ Nước ngầm
+ Nước mặt
-Đất
+Chất lượng
+Sử dụng
-Hệ sinh thái
+Trên cạn
+Dưới nước
-Kinh tế- xã hội
+Phúc lợi
+Lao động
+Hạ tầng cơ sở
-
-
-
-
-
+
+
-
-
+
+
-
-
-
-
+
+
+
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi
Chú thích:
( + ) Tác động tích cực
( - ) Tác động tiêu cực
Nguồn gây tác động đến môi trường
Các hoạt động của dự án
+ Chuẩn bị công trình
+ Thi công công trình
+ Vận hành các nhà máy
Các hoạt động sinh hoạt của công nhân
Dự báo các tác động đến môi trường và kinh tế xã hội
Mức độ của các tác động ở trên nặng, nhẹ vừa hay không đáng kể tuỳ thuộc vào các loại công nghiệp trong khu vực và tính chất của các dây chuyền công nghệ lựa chọn. Bằng phương pháp phân tích và dự báo, các tác nhân có tác động tiêu cực từ các ngành công nghiệp và sinh hoạt được dự báo như sau:
BẢNG 5: Các chất thải ô nhiễm từ công nghiệp và sinh hoạt:
Loại công nghiệp và sinh hoạt
Khí thải ô nhiễm chính
Chất thải chính gây ô nhiễm nguồn nước
Chất thải rắn chính
Công nghiệp
Điện tử
Axêtylen, Xylen,Benzen, Butyl,HCl,Cl2,NH3,SO2,CO,CO2
Vụn kim loại
Dung môi hữu cơ
Dụng dịch mạ
Vụn kim loại
Chất deỏ
Công nghiệp hóa mỹ phẩm
Bụi,CO,CO2,SO2, NO2, HCl,Dung môi hữu cơ
Dầu, chất lơ lửng, hóa chất, a xít, kiềm
Hoá chất
Công nghiệp thực phẩm
Bụi hữu cơ, CO, CO2, SO2, Axít hữu cơ, tinh dầu
Chất hữu cơ, tinh bột, đường, a xít hữu cơ, mỡ
Chất hữu cơ
Công nghiệp cơ khí vận tải
Bụi, CO, CO2,SO2, Xăng, Aldehyt
Dầu, Vụn kim loại
Vụn kim loại
Công nghiệp may mặc
Bụi hữu cơ
Sợi bông vụn
Sợi bông vụn
Sinh hoạt của công nhân
Chất hữu cơ
Chất thải vô cơ, hữu cơ
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi
Bằng phương pháp dự báo, những tác động đến môi trường có thể là tác động đến môi trường không khí như bụi, khí thải, tiếng ồn... do việc san ủi mặt bằng, vật liệu rơi vãi từ các xe vận chuyển. Ngoài ra, tác động của việc xây dựng còn ảnh hưởng đến môi trường nước xung quanh cụm công nghiệp. Bởi vì Nước mưa chảy từ khu vực đang san ủi ra ngoài mang theo một khối lượng bùn đất lớn. Ngoài ra còn có lẫn dầu mỡ do rơi vãi từ các xe máy thi công. Mặt khác nước thải sinh hoạt cũng có thể chứa những vi khuẩn dẫn đến ô nhiễm môi trường nước. Không chỉ thế,việc xây dựng cũng có thể gây tác động đến chất lượng đất. Bởi vì việc san ủi làm thay đổi chế độ chảy của nước do đó sẽ có ảnh hưởng tới lớp đất trồng trọt khu vực xung quanh nếu các giải pháp về thoát nước không đuợc tính toán kỹ càng.
Các biện pháp bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường không khí
Giảm lượng bụi, khí và tiếng ồn trong khi san ủi mặt bằng bằng các biện pháp sau:
+Sử dụng xe máy thi công có lượng khí thải, bụi và độ ồn thấp hơn giới hạn cho phép
+ Thực hiện che chắn giữa khu vực san ủi và xung quanh bằng rào che chắn hoặc trồng các dải cây xung quanh nhất là ỏ phía Tây của khu đất để hạn chế sự lan toả của bụi, tiếng ồn và khí thải
+ Làm ẩm bề mặt của lớp đất san ủi bằng cách phun nước giảm lượng bụi bị cuốn theo gió
Bảo vệ môi trường nước
+Hệ thống thoát nước mặt khu vực đảm bảo không ảnh hưởng tới chế độ chảy trong khu vực và xung quanh
+ Nước mưa ở khu vực san ủi cần được thu lại để xử lý tách dầu và bùn đất trước khi thải ra ngoài trong 15 phút đầu của trận mưa
+ Xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân bằng các bể phốt trước khi thải vào mạch thoát nước chung
+ Xử lý nước thải công nghiệp trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung
Việc tách dầu mỡ có thể thực hiện bằng các phương pháp cơ học, hoá hoặc và sinh học.
Bảo vệ đất
Đảm bảo nước mưa từ các nhà máy không chảy ra đất xung quanh làm hỏng đất
2.2.5.Tổ chức thực hiện dự án:
Việc tổ chức thực hiện dự án được thực hiện dựa vào phương pháp sơ đồ GANT. Tiến độ thực hiện dự án cũng như kế hoạch thực hiện các công việc của dự án theơ tiến trình thời gian. Mục đích của việc sử dụng sơ đồ GANT là xác định một tiến độ hợp lý nhất để thực hiện các công việc khác nhau của dự án. Cụ thể như sau:
BẢNG 6 : tiến độ công trình
Công việc
Thời gian thực
hiện (tháng)
Thời gian thực hiện( tháng )
2000
2001
6 7 8 9 10 11 12
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Khảo sát lập dự án
Thẩm định phê duyệt DAĐT
Chọn thầu cung cấp VTTB
Thiết kế công trình
Trình duyệt thiết kế
GPMB
Xây dựng
Nghiệm thu
Sử dụng công trình
2.3. Phân tích tài chính
2.3.1. Xác định tổng mức vốn đầu tư và dự tính nguồn vốn huy động của dự án
2.3.1.1. Xác định vốn đầu tư.
Việc tính toán chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với tính khả thi của dự án. Chính vì vậy, việc tính toán xác định tổng mức vốn đầu tư được xác định một cách chặt chẽ và có khoa học, dựa vào các văn bản pháp quy theo đúng quy định của nhà nước.
Cơ sở xác định vốn đầu tư:
Vốn đầu tư phát triển đất cho khu vực xây dựng cụm công nghiêp tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm là tổng số tiền cần thiết để đền bù, giải phóng mặt bằng, các chi phí chuẩn bị đầu tư và chi phí xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng. Việc xác định vốn đầu tư được căn cứ theo cơ sở sau:
-Căn cứ vào số liệu điều tra khảo sát địa hình, địa chất thuỷ văn và hiện trạng khu vực quy hoạch.
-Căn cứ vào thông báo 1477/TĐ-XD ra ngày 14/12/1999 về thẩm định chi phí chuẩn bị đầu tư
-Công văn số 1642/CV-XD về việc thẩm định chi phí chuẩn bị đầu tư dự án KCN ngày 30/12/1999
- Các chi phí tư vấn căn cứ theo QĐ 14/2000/QĐ-BXD ngày 20 tháng 7 năm 2000
- Chi phí ban quản lý theo thông tư 09/2000/TT-BXD ra ngày 17 tháng 7 năm 2000
- Chi phí thiết kế theo QĐ01/2000/QĐ-BXDb ngày 03 tháng 1 năm 2000 của Bộ Xây dựng
- Đơn giá: Căn cứ đơn giá xây dựng cơ bản Ban hành theo quyếnt định số 24/1999/QĐ-UB ra ngày 15 tháng 4 năm 1999 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, định mức 1242/BXD-VKT của Bộ xây dựng và các đơn giá tổng hợp đã từng áp dụng trong nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đã được phê duyệt.
- Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng áp dụng theo Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ra ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ và Quyết định số 20/1998/QĐ-UB ra ngày 30 tháng 6 năm 1998 và quyết định số 3519/QĐ-UB ra ngày 12 tháng 9 năm 1997 của UBND thành phố Hà Nộ về việc quy định khung giá đất và lấy theo quy định của một số công trình tương tự cùng địa điểm đã thực hiện đền bù xong.
- Một số hạng mục công trình được tính theo “ suất vốn đầu tư xây dựng cơ bản “ của Viện kinh tế- Bộ xây dựng, ban hành năm1997.
Cơ cấu nguồn vốn:
Vốn ngân sách là: 42.114.456.700đ
Trong đó:
- Chi phí đầu tư ngoài hàng rào: 20.736.682.200đ
- Một phần chi phí trong hàng rào: 21.461.949.500đ
+Chi phí xây dựng đường
+Chi phí xây dựng hệ thống cấp nước
+Chi phí xây dựng hệ thống thoát nước mưa
+Chi phí xây dựng đường điện
+Chi phí KTCB khác( chưa tính đến chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù)
Vốn do huy động là: 38.609.719.100đ
Bao gồm toàn bộ chi phí san nền, giải phóng mặt bằng, hệ thống thoát nước thải và xử lý nước thải.
BẢNG 7: tổng mức đầu tư phân theo các khoản mục chi phí
Đơn vị: 1000đ
STT
Nội dung
Tổng nhu cầu
I
II
1
2
3
4
Chi phí ngoài hàng rào
Chi phí trong hàng rào
Vốn xây lắp
Chi phí mua sắm thiết bị
Chi phí KTCB khác
-Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
-Giai đoạn thực hiện đầu tư
-Giai đoạn kết thúc đầu tư
Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng
Chi phí dự phòng
20.736.682,2
60.354.180,7
27.698.209,6
3.219.000
470.889
2.478.319,3
105.224,1
20.886.795,0
5.486.743,7
Tổng cộng
81.090.862,9
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi
BẢNG 8: phân bổ nguồn vốn phân theo các khoản mục chi phí
Đơn vị : 1000đ
STT
Nội dung
Tổng nhu cầu
Phân bổ vốn
Vốn ngân sách
Vốn huy động
I
1
2
3
4
5
6
7
8
II
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
2
3
3.1
3.2
3.3
3.4.
4
Chi phí ngoài hàng rào
Phần san nền
Phần đường
Phần điện
Đền bù, giải phóng
Di chuyển dân
Rà phá bom mìn
Lập BCNCKT
Dự phòng: 10%
Tổng cộng
Chi phí trong hàng rào
Vốn xây lắp
Phần san nền
Phần đường nội bộ
Cây xanh
Phần điện
Phần nước
-Cấp nước
- Thoát nước mưa
- Thoát nước thải
Nhà dịch vụ, VP
Hệ thống PCCC
Chi phí mua sắm thiết bị
-Thiết bị cấp nước
-Thiết bị thoát nước thải
- Thiết bị thông tin, điện
Chi phí KTCB khác
Chuẩn bị đầu tư
Thực hiện đầu tư
Kết thúc đầu tư
Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng
Chi phí dự phòng
1.862.576,3
9.043.425,0
815.000,0
6.742.732,0
94.500,0
204.549,0
88.747,0
1.885.152,9
20.736.682,2
27.698.209,6
8.441.449,6
6.832.740,0
208.500,0
2.458.500,0
3.349.620,0
2.310.900,0
3.196.500,0
600.000,0
300.000,0
3.219.000,0
549.000,0
2.575.000,0
95.000,0
23.616.875,5
470.899
2.273.770,
100.511,2
20.886.795,0
5.453.408,5
1.862.576,3
9.043.425,0
815.000,0
6.742.732,0
95.500,0
204.549,0
88.747,0
1.885.152,9
20.736.682,2
16.606.260,0
6.832.740,0
208.500,0
2.458.500,0
349.620,0
2.310.900,0
600.000,0
300.000,0
644.000,0
549.000,0
95.000,0
2.730.080,5
470.899
2.273.770,3
100.511,2
1.943.434,0
11.637.949,6
8.441.449,6
3.196.500,0
2.575.000,0
2.575.000,0
20.886.795,0
20.886.795,0
3.509.974,5
Tổng cộng
59.987.493,6
21.377.774,5
38.609.719,1
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi
2.3.1.2. Nguồn vốn huy động
Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Từ Liêm gồm:
Vốn ngân sách
Vốn đóng góp của các doanh nghiệp vào kinh doanh
2.3.2. Tính toán chi phí và doanh thu của dự án
Tính toán chi phí
Thành phần vốn đầu tư cố định cuả dự án bao gồm:
Chi phí xây lắp
Chi phí mua sắm
Chi phí kiến thiết cơ bản khác
chi phí dự phòng
Căn cứ để tính toán chi phí được xác định theo đúng quy định của nhà nước như chi phí thiết kế được tính theo QĐ01/2000/QĐ-BXD ngày 03 tháng 1 năm 2000 của Bộ Xây Dựng, đơn giá căn cứ vào đơn giá xây dựng cơ bản ban hành theo quyết định số 24/1999/QĐ-UB ra ngày 15 tháng 4 năm 1999 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, định mức 1242/BXD-VKT của Bộ xây dựng và các đơn giá tổng hợp đã từng áp dụgn trong nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đã đuợc phê duyệt...
Bảng tổng hợp chi phí xây lắp
Đơn vị: 1000đ
BẢNG 9: Phần trong hàng rào
STT
Hạng mục
Giá trị xây lắp
1
2
3
4
5
6
7
San nền
Phần đường
Cây xanh
Phần điện
Phần nước
Nhà dịch vụ, văn phòng
400m2x1.500.000đ/m2
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
8.441.449,6
6.832.740,0
208.500,0
2.458.500,0
8.857.020,0
600.000,0
300.000,0
Tổng
27.698.209,6
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi
BẢNG 10: Phần ngoài hàng rào
Đơn vị :1000đ
STT
Hạng mục
Tổng
1
2
3
San nền
Phần đường
Phần điện
1.862.576,3
9.043.425,0
815.000,0
Tổng
11.721.001,3
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi
Bảng dự tính kinh phí xâydựng phần san nền + đường + cây xanh
BẢNG 11: Trong hàng rào
Hạng mục
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000đ)
I
1
2
3
4
5
II
1
2
III
San nền
Vét bùn
Vận chuyển bùn ra khỏi công trình xa 10km
Bóc đất hữu cơ
Vận chuyển đất tập trung vào 1 chỗ
Đắp cát san nền bằng máy
Phần đường
Hè lát đường
Mặt đường
Cây xanh
m3
m3
m3
m3
m3
m2
m2
m2
4.320,0
4.320,0
31.940,0
31.940,0
247.670,0
10.044,0
29.460,0
13.900,0
4,57
2,39
6,87
0,59
33,00
35,00
220,0
15,0
8.441.449,6
19.742,4
10.324,8
219.427,8
18.844,6
8.173.110,0
6.832.740,0
351.540,0
6.481.200,0
208.500,0
Tổng cộng
15.482.689,6
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi
BẢNG 12: Ngoài hàng rào
Hạng mục
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền(1000đ)
I
1
2
3
II
1
2
Phần thuộc đường phân khu vực
San nền
Bóc đất hữu cơ
Vận chuyển đất ra khỏi công trình xa 10km
Đắp cát san nền bằng máy
Phần đường
Lát gạch hè đường
Mặt đường
m3
m3
m3
m2
m2
8.028,0
8.028,0
54.189,0
6.075,0
40.140,0
6,87
2,39
33,00
35,00
220,0
10.906.001,3
1.862.576,3
55.152,4
19.186,9
1.788.237,0
9.043.425,0
212.625,0
8.830.800,0
Tổng cộng
116.460
297,26
32.718.003,9
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi
BẢNG 13: dự tính kinh phí xây dựng phần điện
STT
Hạng mục
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000đ)
1
2
3
4
5
Cáp ngầm 22KV
Tuyến cáp gốc
Cột đèn đường cao áp bằng BTCT
Đèn cao áp
Tủ trung gian phân bố điện áp cao cấpcho các trạm biến áp khu vực
m
m
Cột
Bộ
Tủ
5.200,0
600,0
45,0
45,0
7,0
350,0
450,0
2.500,0
1.800,0
25.000,0
1.820.000,0
270.000,0
112.500,0
81.000,0
175.000,0
Tổng
2.458.500,0
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi
BẢNG 14: Ngoài hàng rào
STT
Hạng mục
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000đ)
1
2
Cáp ngầm22KV
Tuyến cáp gốc
m
m
1.300,0
800,0
350,0
450,0
455.000,0
360.000,0
Tổng
815.000,0
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi
BẢNG 15: dự tính kinh phí xây dựng phần cấp thoát nước
STT
Hạng mục
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền(1000đ)
I
1
2
3
4
5
II
1
2
3
4
5
6
7
8
III
1
2
3
4
Hệ thống cấp nước
Ống cấp nước sạch F 150
Ống cấp nước sạch F 100
Trụ cứu hoả F 100
Bể nước sạch
Trạm xử lý nước cấp
Hệ thống thoát nước mưa
Cống hộp BTCT 500 x 500
Cống hộp BTCT 600 x 600
Cống hộp BTCT 700 x 700
Cống hộp BTCT 800 x 800
Cống hộp BTCT 1000 x 1000
Cống hộp BTCT 1200 x 1200
Miếng xả
Giếng thăm
Hệ thống thoát nước thải
Ống BTCT D = 200
Ống BTCT D = 300
Giếng thăm BTCT
Trạm xử lý nước thải
m
m
cái
m3
m3/ngđ
m
m
m
m
m
m
cái
cái
m
m
cái
m3/ngđ
220,0
3.114,0
13,0
150,0
1.330,0
715,0
710,0
510,0
181,0
713,0
25,0
4,0
55,0
3.936,0
410,0
102,0
1.260,0
310,0
310,0
13.160,0
1.000,0
1.500,0
650,0
800,0
800,0
1.200,0
1.400,0
1.500,0
4.000,0
1.200,0
350,0
450,0
1.200,0
1.200,0
3.349.620,0
68.200,0
965.340,0
171.080,0
150.000,0
1.995.000,0
2.310.900,0
464.750,0
568.000,0
408.000,0
217.200,0
998.200,0
37.500,0
16.000,0
66.000,0
3.196.500,0
1.377.600,0
184.500,0
122.400,0
1.512.000,0
Tổng
8.857.020,0
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi
BẢNG 16: Tổng hợp chi phí mua sắm thiết bị
STT
Hạng mục
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000đ)
1
2
3
4
Thiết bị cấp nước
-Máy bơm
- Thiết bị xử lý nước cấp
Thiết bị xử lý nước thải
- Máy bơm
- Thiết bị xử lý nước thải 1260m3/ ngđ
Thiết bị thông tin
Máy biến áp đèn đường 25 KVA
Cái
m3/ngđ
Cái
HT
Cái
3
1330
3
1
1
50.000,0
300,0
25.000,0
45.000,0
50.000,0
150.000,0
399.000,0
75.000,0
2.500.000,0
45.000,0
50.000,0
Tổng
3.219.000,0
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi
BẢNG 17: tổng hợp chi phí kiến thiết cơ bản khác
(Chưa tính đến đền bù, giải phóng mặt băng và hỗ trợ đền bù)
Đơn vị : 1000đ
STT
Hạng mục
Tổng
I
1
2
3
4
5
6
7
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
III
1
2
3
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Chi phí khảo sát đo đạc tỷ lệ 1/500
Lập đồ án quy hoạch 1/2000
Lập đồ án quy hoạch 1/500
Khoan khảo sát địa chất
Chi phí lập báo cáo NCKT trong hàng rào
Chi phí lập báo cáo NCKT ngoài hàng rào
Chi phí thẩm định BCNC khả thi
Giai đoạn thực hiện đầu tư
Chi phí xin cấp chỉ giới đường đỏ
Chi phí cấp đất: 1000đ/m2
Chi phí tuyên truyền quảng cáo
Chi phí rà phá bom mìn, thẩm định
-ngoài hàng rao
- Trong hàng rào
Chi phí khoan khảo sát, giai đoạn thiết kế
Chi phí thiết kế
-Phần san nền
- Phần đường
- Phần điện
- Phần nước
- Các hạng mục khác
Chi phí thẩm định TKKTTC
Chi phí thẩm định TDT
Chi phí lập hồ sơ mời thầu xây lắp
Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu xây lắp
Chi phí lập hồ sơ mời thầu thiết bị
Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu thiết bị
Chi phí giám sát thi công
Chi phí ban quản lý dự án
Chi phí khởi công công trình
Giai đoạn kết thúc đầu tư
Chi phí lập hồ sơ hoàn công và quyết toán công trình
Chi phí thẩm địn quyết toán
Chi phí khánh thành bàn giao
470.889
42.164,00
73.449,00
80.988,00
51.636.000
124.355,00
88.747,00
9.550,96
2.478.319,31
20.000,00
280.000,00
5.000,00
204.549,00
728.748,00
80.000,00
38.743,14
167.493,54
72.508,03
153.669,30
31.592,25
16.418,10
20.695,09
38.433,73
9.854,80
4.828,50
804,75
277.511,24
307.469,84
20.000,00
105.224,10
46.400,63
34.110,57
20.000,00
Tổng cộng
3.054.432,9
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi
BẢNG 18: tính chi phí đền bù
STT
Nội dung
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá(1000đ)
Hệ số
Thành tiền(1000đ)
I
1
2
3
4
5
6
II
1
2
3
4
5
6
III
1
2
3
4
5
Ngoài hàng rào
Đền bù về đất
- Đất canh tác
- Đất ở
Hỗ trợ chuyển nghề
Công trình kiến trúc
Đền bù hoa màu
Đền bù mồ mả
Chi phí ban đền bù
Tổng cộng
Trong hàng rào
Đền bù về đất
- Đất canh tác
Hỗ trợ chuyển nghề
Công trình kiến trúc
Đền bù hoa màu
Đền bù mồ mả
Chi phí ban đền bù
Tổng cộng
Phương án di chuyển (10 hộ dân)
Đền bù về đất tái định cư
- Đất canh tác
Hỗ trợ chuyển nghề
Đền bù hoa màu
Đền bù mồ mả
Chi phí ban đền bù
Tổng cộng
m2
m2
m2
m2
mộ
m2
m2
m2
m2
m ộ
m2
m2
m2
m2
m ộ
m2
48.800,0
1.500,0
50.300,0
50.300,0
30,0
50.300,0
190.500,0
190.500,0
190.500,0
20,0
190.500,0
1.800,0
1.800,0
1.800,0
10,0
1.800,0
19,3
520,0
50,0
10,0
900,0
5,0
19,3
50,0
10,0
900,0
5,0
19,3
13,2
10,0
900,0
5,0
2,3
2,3
1,0
2.166.232,0
780.000,0
2.515.000,0
500.000,0
503.000,0
27.000,0
251.500,0
6.742.732,0
8.456.295,0
9.525.000,0
30.000,0
1.905.000,0
18.000,0
952.500,0
20.886.795,0
34.740,0
23.760,0
18.000,0
9.000,0
9.000,0
94.500,0
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi
Tính toán doanh thu
Tổng vốn đầu tư: 81.090.862.900
Trong đó:
+Đầu tư ngoài hàng rào: 20.736.682.200
+Đầu tư trong hàng rào: 60.354.180.700
Vốn ngân sách: 21.744.461.600
Vốn huy động: 38.609.719.100
-Diện tích đất cụm công nghiệp:213.000m2
-Diện tích đất nhà máy: 132.000m2
* Suất đầu tư tính cho 1m2 đất cụm công nghiệp là:
Đối với tổng vốn đầu tư( cả trong và ngoài hàng rào)
Chỉ tính với vốn trong hàng rào
380.708,2đ/m2
283.352,96đ/m2
Suất đầu tư tính cho 1m2 đất xây dựng nhà máy:
Đối với tổng vốn đầu tư(cả trong và ngoài hàng rào)
Chỉ tính với vốn trong hàng rào
614.324,7đ/m2
457.228,6đ/m2
Suất đầu tư tính cho 1m2 đất cụm công nghiệp là:
Đối với vốn ngân sách
Đối với vốn huy động
Cả trong và ngoài hàng rào
Chỉ tính trong hàng rào
199.422đ/m2
102.086,7đ/m2
181.266,3đ/m2
Suất đầu tư tính cho 1m2 đất xây dựng nhà máy:
Đối với vốn ngân sách
Đối với vốn huy động
Cả trong và ngoài hàng rào
Chỉ tính trong hàng rào
321.826,8đ/m2
164.730,8đ/m2
292.497,9đ/m2
Như vậy, ngoài số tiền phải đóng góp vào chi phí san nền và đền bù giải phóng mặt bằng, các đơn vị kinh doanh sẽ phải nộp 1 khoản tiền thuê đất có hạ tầng 319.048,9đ/m2 tính cho cả trong và ngoài hàng rào còn 161.952,8đ/m2 tính cho trong hàng rào.
Hàng năm các hộ thuê đất sẽ phải trả thêm 1 khoản tiền thuê đất nguyên thổ và phí bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật, tổng cộng 5.000đ/m2/năm
BẢNG 19: thu phí từ việc cho thuê đất năm 2006 như sau:
Đơn vị : 1000đ
TT
Tên doanh nghiệp
DT thuê đất(m2)
Tiền thuê đất
Phí bảo dưỡng
1
CT SXTM Hà Yến
5
1.595.244,5
25.000
2
CT Bông Mai
0,3
95.714,67
1.500
3
CT Tùng Lâm
3
957.146,7
15.000
4
CT XDPT nhà Ba Đình
10
3.190.489
50.000
5
CT Thái Dương
3,1
989.051,59
15.500
6
CT Quốc Đạt
6
1.914.293,4
30.000
7
CT Hải Dương
1,4
446.668,46
7.000
8
DN tư nhân Nhiệt đới
5
1.595.244,5
25.000
9
DN tư nhân Thanh Tùng
1
319.048,9
5.000
10
DN tư nhân Hùng Đức
0,7
223.334,23
3.500
11
DN tư nhân Trúc Lâm
1,2
382.858,68
6.000
12
Cơ sở Tường Vân
5
1.595.244,5
25.000
13
CT Việt Hà
0,5
159.524,45
2.500
14
HTX cao su Long Biên
3
957.146,7
15.000
15
CT cơ khí nhựa Thành Công
3
957.146,7
15.000
16
HTX cao su tháng 5
2,5
797.622,25
12.500
17
HTX 8/3
1
319.048,9
5.000
18
DN tư nhân Duy Long
0,7
223.334,23
3.500
19
CT TNHH Tân An Bình
10
3190489
50.000
20
CT TM QC Hoàng Hà
15
4.785.733,5
75.000
21
HTX Liên Thành
0,8
255.239,12
4.000
22
Tổ SX Bắc Sơn
1
319.048,9
5.000
23
CT cơ khí kim khí
5
1.595.244,5
25.000
24
Trung tâm CNT -CT Forevi
7
2.233.342,3
35.000
25
CT thiết bị điện tử AC
3
957.146,7
15.000
26
CT Hoàng Tử
7
2.233.342,3
35.000
27
CT Sơn Kova
13
4147635,7
65.000
28
CT TNHH Đài Việt
10
3190489
50.000
29
CT TNHH TM và SX Ata
10
3190489
50.000
30
CT TNHH TM và SX châu Á
5
1595244,5
25.000
31
HTX CN Nhị Hà
5
1595244,5
25.000
32
HTXCN nhựa Hùng Sơn
2,2
701907,58
11.000
33
HTX CN Vững Tiến
3
957146,7
15.000
34
Tổ SX Mai Phượng
2
638097,8
10.000
35
Tổ SX nhựa Tuyết Nga
2
638097,8
10.000
36
CT Lê Quân
3,2
1020956,48
16.000
37
CT Hải Bình
3
957146,7
15.000
38
CTTNHH Thành Hoa
6
1914293,4
30.000
39
CTTNHH SX & KD hàng xuất khẩu
2
638097,8
10.000
40
CT XNK mây tre Phúc Thịnh
3
957146,7
15.000
41
CTTNHH An Khánh
1
319048,9
5.000
42
CT TNHH nhựa Ngọc Tuấn
2
638097,8
10.000
43
CT tư nhân Cường Thịnh
2,2
701907,58
11.000
44
CT TNHH Lê Vi
3
957146,7
15.000
45
CTTNHH nhựa Quân Sơn
3,2
1020956,48
16.000
46
HTX CN Điện Biên
5
1595244,5
25.000
47
CT may XK Thạch Thảo
2
638097,8
10.000
Tổng
189
60.300.242,1
945.000
Nguồn: báo cáo danh sách các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng mặt bằng tại khu công nghiệp
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án
Trên cơ sở tính toán chi phí đầu tư phải bỏ ra để xây dựng cơ sở hạ tầng và các khoản thu từ việc cho thuê đất, phí bảo dưỡng cớ sở hạ tầng mà các doanh nghiệp phải đóng góp hàng năm. bằng phương pháp phân tích trên các phần mềm máy tính có thể dự tính được mức lãi , lỗ của dự án.
BẢNG20:dự trù khoản thu phí đất cho thuê
tỷ lệ đất được thuê(%)
Diện tích đất (m2)
Tiền thuê đất(1000đ)
Phí bảo dưỡng(1000đ)
Tổng tiền (1000đ)
65
138,450
44.172.320,205
692.250
44.864.570,205
70
149,100
47.570.190,99
745.500
48.315.690,99
75
159,750
50.968.061,775
798.750
51.766.811,775
80
170,400
54.365.932,56
852.000
55.217.932,56
85
181,050
57.763.803,345
905.250
58.669.053,345
90
191,700
61.161.674,13
958.500
62.120.174,13
95
202,350
64.559.544,915
1.011.750
65.571.294,915
100
213,000
67.957.415,7
1.065.000
69.022.415,7
BẢNG 21: tính khấu hao
(đơn vị 1000đ)
Máy bơm cấp nước
10.000
Thiết bị xử lý nước cấp
26600
Máy bơm thoát nước
5000
Thiết bị xử lý nước thải
166666,6667
thiết bị thông tin
3000
máy biến áp đèn đường
3333,3333
Tổng
214600
BẢNG 22: tính dòng tiền của dự án
Năm
Đầu tư cơ sở hạ tầng
Doanh thu
Chi Phí
Lợi nhuận trước thuế
thuế
Lợi nhuận sau thuế
Khấu hao
Dòng tiền
Năm 2000
20736682200
-20736682200
Năm 2001
60354180700
-60354180700
Năm 2002
44864570205
25000000000
19._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36489.doc