Phân tích động cơ của Toyota khi tiến hành đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc - Bài học kinh nghiệm

Mục lục Trang Lời nói đầu 3 Phần I :Tại sao Toyota lại tiến hành đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc?4 I. Tìm hiểu chung về công ty Toyota 4 II. Hoạt đồng đầu tư trực tiếp của Toyota vào Trung Quốc 4 III. Động cơ của Toyota khi đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc 7 Phần II: Phân tích động cơ của Toyota khi tiến hành đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc 11 I. Mục tiêu của Toyota 11 II. Tình hình thị trường ô tô Trung Quốc 12 Sơ lược về môi trường đầu tư tại Trung Quốc 12 Tình hình sản xuất

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích động cơ của Toyota khi tiến hành đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc - Bài học kinh nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô tô tại Trung Quốc 13 Chính sách ô tô Trung Quốc 13 Hoạt động của các hãng ô tô khác tại Trung Quốc 14 III. Các yếu tố khác 16 Phần III: Bài học kinh nghiệm 18 Kết luận 21 Danh mục tài liệu tham khảo 22 Lời nói đầu Trong nhiều năm nay, Trung Quốc luôn là địa chỉ đầu tư nổi bật ở Châu á. Nhiều nứơc trong khu vực và trên thế giới hiện đang rất lo ngại trước sự cạnh tranh thành công của Trung Quốc. Các lĩnh vực như kĩ thuật thông tin, sản xuất sản phẩm kĩ thuật mới công nghệ cao, bán lẻ, dich vụ chuyên ngành, ngân hàng, chứng kxhoán, là những ngành các công ty đầu tư xuyên quốc gia có ưu tế cạnh tranh, đều dần được mở cửa và thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư tại đây. Theo xu hướng đó, năm 2000 công ty Toyota đã được chính phủ Trung Quốc cho phép thành lập một liên doanh sản xuất ô tô nhãn hiệu Toyota ở quốc gia này. Đây là một hoạt động được coi là một mốc quan trọng của công ty Toyota trong quá trình mở rộng thị trường. Vậy động cơ nào đã dẫn tới quyết định đầu tư vào TrungQuốc của Toyota? Cách thức Toyota thực hiện dầu tư là gì? Việc phân tích động đầu tư của Toyota sẽ giúp chúng ta có được những đánh giá về môi trường đầu tư trong lĩnh vực ô tô của Trung Quốc và cách thức mà một tập đoàn lớn như Toyota áp dụng để thâm nhập thị trường này là gì? Từ đó sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm cần thiết khi muốn tiến hành đầu tư trực tiếp vào sản xuất ô tô tại Trung Quốc. Trong quá trình làm đề án em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Thị Hường người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề án này. Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của mình nhưng do trình độ kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi có những sơ sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá, đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa để đề án này của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Bùi Thị Thu Hương Phần I Tại sao Toyota lại tiến hành đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc I.Tìm hiểu chung về công ty Toyota Toyota (Toyota Motor Coperation hay TMC) là một trong những công ty được nói đến nhiều nhất trên thế giới từ trước tới nay, là nhà sản xuất xe hơi thống trị tại Nhật, và là nhãn hiệu xe hơi lớn trên thế giới. Doanh thu năm 2002 của Toyota ước tính đạt 108 tỷ USD và lợi nhuận hoạt động là 4,2 tỷ USD Năm 2003, Toyota đã vươn lên đứng vị trí thứ hai về sản lượng ô tô trên thế giới với 6,78 triệu xe tăng 10% so với năm 2002 và đến năm 2004 Toyota sẽ quyết tâm nâng doanh số toàn cầu lên 7,8 triệu xe. Về mặt lợi nhuận, Toyota bỏ xa tất cả các đối thủ của họ. Rất nhiều công ty muốn “giải mã gen” của Toyota để copy nhưng không thành công vì đội ngũ nhà quản trị của Toyota có những nguyên tắc riêng để có thể đạt được những thành tích đó. Đến nay, Toyota đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, hãng đã có 51 nhà máy sản xuất ngoài Nhật Bản tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là một thành tích đáng kể trong hoạt động đầu tư của Toyota. II. Hoạt động đầu tư trực tiếp của Toyota vào Trung Quốc Toyota bắt đầu thâm nhập vào thị trường Trung Quốc vào năm 1964 thông qua việc xuất khẩu xe ô tô Crown. Kể từ đó Toyota liên tục tăng cường hoạt động của mình vào Trung Quốc bằng việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm vào các thị trường địa phương với giá cả và dịch vụ cạnh tranh. Đến nay tập đoàn Toyota và các nhà cung cấp Nhật Bản đã có 63 công ty liên doanh ở Trung Quốc. Các dự án của Toyota đầu tư vào Trung Quốc trước năm 2000 đều là các dự án liên doanh cố vấn kĩ thuật để phát triển sản phẩm, liên doanh lắp ráp các chi tiết máy, cung cấp dịch vụ hỗ trợ về quảng cáo, bán hàng, đào tạo… tại Trung Quốc. Nhưng phải đến tháng 5 năm 2000 Toyota mới được chính phủ Trung Quốc bật đèn xanh cho phép thành lập liên doanh với số vốn lên tới 100 triệu USD theo công thức 50/50. Bước đầu, liên doanh này sẽ sản xuất ô tô nhãn hiệu Toyota xuất xưởng năm 2002 với công suất ban đầu là 30.000 xe/năm. Mặc dù chiếc xe sử dụng kiểu dáng và mẫu mã của xe Vitz, nhưng tất cả kết cấu và tính năng của xe đều được đánh giá sẽ thoả mãn được yêu cầu của thị trường Trung Quốc. Chiếc xe này có độ kháng nhiệt tốt, và có khả năng thích ứng với mọi loại địa hình khác nhau. Đồng thời Toyota phải chuyển giao công nghệ cho đối tác Trung quốc. Từ năm 2001, Toyota phải giúp đối tác Trung Quốc nâng cấp chủng loại xe ô tô mà đối tác này đang cung cấp cho thị trường nội địa từ thập kỉ 70. Như vậy sau Honda và Suzuki, Toyota là hãng lớn thứ ba của Nhật Bản được Trung Quốc cấp giấy phép đầu tư trong liên doanh sản xuất ô tô xe máy ở Trung Quốc. Có thể nói sơ qua về liên doanh này như sau: Công ty liên doanh “Tainjin Toyota Motor Co,ltd”(TTMC) Thành lập : 12 tháng 6 năm 2000 Số vốn : 100 triệu USD Cổ đông : Toyota (50%), Công ty Tianjin Automotive Xiali (50%) Số công nhân : 1.050 người Sản phẩm : Ô tô nhãn hiệu Corollar, Vios Bắt đầu xuất xưởng : Mùa thu năm 2002.(4) Việc đầu tư này là một hoạt động chính thức của Toyota trong việc coi Trung Quốc là thị trường mục tiêu để thực hiện chiến lược toàn cầu của Toyota và thực hiện mục tiêu nâng sản lượng xe ô tô tại Trung Quốc lên gấp ba lần vào năm 2010. Đây cũng là hoạt động để thâm nhập chính thức vào thị trường có sức cạnh tranh lớn này khi Trung Quốc gian nhập WTO. Liên doanh này được thành lập mở đầu cho hàng loạt các hoạt động khác của Toyota để tăng cường đầu tư sản xuất vào Trung Quốc. Có thể kể ra đây các hoạt động chính sau: + Vào ngày 29 tháng 8 năm 2002 , một thoả thuận đã được kí kết giữa tập đoàn Toyota và tập đoàn ô tô lớn nhất Trung Quốc ( FAW) theo đó hai công ty đã thoả thuận một chiến lược hợp tác lâu dài với mong muốn là sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường Trung Quốc và phát triển ngành ô tô Trung Quốc. Tại lễ kí thoả thuận với chủ tịch tập đoàn FAW Zhu Yan Fen, ông Fujio Cho chủ tịch tập đoàn Toyota nhấn mạnh rằng hai công ty sẽ cùng nhau hợp tác dựa trên mối quan hệ thân thiện đã được xây dựng và phát triển thông qua các cuộc gặp gỡ tiếp xúc giữa Nhật Bản và Trung Quốc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1972. FAW và TMC dự định tăng sản lượng từ 300.000 đến 400.000 xe một năm vào 2010. Với thoả thuận đã kí, hãng Toyota đã có những chương trình và kế hoạch đầu tư mới nhằm dành thị phần tại Trung Quốc. (4) + Vào tháng 4/2003, hãng Toyota công bố sẽ đầu tư khoảng 360 triệu USD cho liên doanh tại Trung Quốc (JVS) để sản xuất 4 mẫu xe Crown, Land Cruiser, Corolla, và Land Cruiser Prado. Land Cruiser sẽ được tung ra thj trường vào cuối năm 2003 còn Corolla và Crown sẽ lần lượt được ra mắt vào năm 2004 và 2005. (Nguồn 2) + Vào năm 2004, Toyota liên kết với tập đoàn xe hơi Quảng Châu để sản xuất kiểu dáng xe Camry tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc. Liên doanh trị giá 461 triệu sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào 2006 với tỷ lệ vốn góp 50-50.(Nguồn 3) + Vào 15/9/2004 trong một thông báo Toyota đã tuyên bố “Để tăng cường sự hiểu biết về xe hybrid (xe lai) và để những chiếc xe này có thể xuất hiện tại Trung Quốc trong thời gian sớm nhất, FAW và nhà máy của Toyota tại đây sẽ bắt đầu lắp ráp chiếc xe ô tô Prius vào cuối năm 2005.”Prius là loại xe được biết nhiều tại các thị trường ô tô lớn.Tại Châu Âu và châu Mỹ người mua phải đợi 6 tháng mới có xe. Còn tại Nhật Bản người mua phải đợi ít nhất là 2 tháng( 4). Tất cả những sự kiện trên đây đều chứng tỏ một điều rằng Toyota đã coi Trung Quốc là thị trường quan trọng hàng đầu trong những năm tới. III. Động cơ của Toyota khi đầu tư vào thị trường Trung Quốc Lí do mà Toyota đầu tư vào Trung Quốc được thể hiện thông qua lời phát biểu của ông Aikio Toyoda, tổng giám đốc điều hành của Toyota ông nói rằng :” Thái Lan và Trung Quốc sẽ là hai thị trường quan trọng hàng đầu trong chiến lược mở rộng thị phần xe hơi toàn cầu từ 10% hiện nay lên 15% vào năm 2010 của hãng”. Ông cũng nói thêm rằng cả Thái Lan và Trung Quốc đều sẽ đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc mở rộng hệ thống phân phối toàn cầu của Toyota do thị trường xe hơi tại hai nước này tăng trưởng cực nhanh.(5) Theo lời ông Akio Toyoda, cựu giám đốc điều hành của Toyota:”Chúng tôi tin tưởng rằng Trung Quốc là một thị trường tiềm năng về ô tô cao cấp. Vì vậy chúng tôi đang cố gắng tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc bằng việc sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất, cử ra những đại lý và dịch vụ bảo hành tốt nhất tại thị trường này.”(4) Các nhà sản xuất Toyota cho biết hiện hãng vẫn còn khó khăn trong khâu sản xuất.Đặc biệt là do trong thời gian gần đây chính phủ Bắc Kinh xiết chặt các khoản cho vay tín dụng với hy vọng hạ nhiệt tốc độ tăng trưởng kinh tế phát triển vượt trội trong thời gian qua. Sau ba tháng sụt giảm liên tiếp, trong tháng 7/2004 doanh số bán xe hơi tại thị trường này chỉ tăng nhẹ so với hồi tháng 6. Tuy nhiên theo dự đoán của Toyota doanh số trong lĩnh vực này sẽ tăng 20% trong năm nay vì lí do Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ xe hơi lớn thứ tư thế giới. Theo các chuyyen gia thị trường ô tô Trung Quốc sẽ tăng lên 36% trong 3-5 năm tới trước khi hạ xuống 10-15% mỗi năm và tỷ lện này vẫn lớn hơn nhiều bất kì khu vực có đà phát triển nào khác trên thế giới. Vậy động cơ chủ yếu mà Toyota tiến hành đầu tư vào sản xuất xe ô tô thay vì xuất khẩu như trước đây là muốn tăng thị phần xe hơi của Toyota trên toàn cầu mà Trung Quốc là một trong những thị trường chiến lược để đạt được mục tiêu này vì qui mô thị trường tiêu thụ tại Trung Quốc là rất lớn. Cũng như các hãng xe ô tô khác như Volkswagen, General Motor và PSA Peugeot Citroen… hiện đã có mặt tại thị trường Trung Quốc, Toyota đã nhìn thấy được sức tiêu thụ xe hơi tại thị trường này. Đây là một thị trường mà hiện tại được coi là thị trường mới nổi nhưng cũng có sự cạnh tranh rất mạnh mẽ của hầu hết các hãng ô tô lớn trên thế giới. Các công ty sản xuất ô tô của Toyota tại một số nước Châu á Quốc gia Tên công ty Ngày bắt đầu hoạt động Cổ phần số công nhân Sản phẩm sản lượng 2003 1000đơn vị Trung Quốc Faw Toyota Changchun 2005 (Dự kiến) 50% 150 Động cơ Guangqi Toyota engine 2004 (dự kiến) 70% 700 Coaster, Land Cruiser 3,2 4,9 Shichuan Toyota 12/2000 40% 800 Động cơ Tianjin Toyota 6/1998 50% 260 Máy nén Tianjin Toyota Resin 10/2002 50% 190 Phần mềm Tianjin Jinfen 10/1997 30 410 Thiết bị lái, vô lăng Tianjin Toyota Forgin 1998 100 90 Kim loại nén Tianjin Faw Toyota 10/2002 50 1050 Corolla, Vios 49,5 Toyota Faw dies 10/04 90 Khuân đúc ấn Độ Toyota Kiloskar Autor part 4/2002 64 2330 Qualis, Corollar 37,7 (37,7) Toyota Kiloskar Motor 12/1999 99% 430 Phụ tùng Indonesia PT Toyota Motor Indonesia 5/1970 95% 4390 Phụ tùng PT Astra Daihashu Motor 1/1992 61,75% 1722 Phụ tùng Malaisia Asembly service sdn 12/1996 100% 1820 Camry, Corollar, Hiace, Vios, TUV 40 Toyota Auto Part 12/1992 95% 720 Phụ tùng 221,6 Thái Lan Siam Toyta 1/1989 96% 1270 động cơ 269.4 Toyota Auto Body Thái Lan 5/1979 49% 90 Động cơ Toyota Motor Thái Lan 12/1964 86,4% 4100 Camry, Corollar, Hiace, Vios, TUV 207,5 ( Số liệu thống kê 5/2004 của Toyota)(4) Phần II Phân tích động cơ thúc đẩy Toyota tiến hành đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc Việc tiến hành đầu tư vào Trung Quốc của Toyota do nhiều nhân tố thúc đẩy. Những nhân tố này có thể xuất phát từ nội bộ công ty Toyota, và cũng có thể từ môi trường bên ngoài. Xuất phát từ tình huống trên có thể rút ra một số động cơ thúc đẩy Toyota đầu tư vào Trung Quốc như sau: I.Mục tiêu của Toyota Mục tiêu lớn nhất của Toyota là trở thành một công ty hàng đầu trong ngành sản xuất ô tô, tăng thị phần trên toàn thế giới. Do đó Toyota cần tìm kiếm những thị trường tiềm năng mới để tăng sản lượng của mình. Trong những năm qua, Toyota đã dành được những thành công rất lớn trên các thị trường Mỹ, Tây Âu… trên các thị trường này Toyota đã chứng tỏ được khả năng mở rộng thị trường của mình. Thực vậy, trên các thị trường Mỹ và Tây Âu Toyota đã dần dần chiếm lĩnh vị trí của Ford trở thành nhà cung cấp đứng vị trí thứ hai. Tuy nhiên, những năm gần đây sức tiêu thụ tại các thị trường này có xu hướng giảm nhẹ do nhu cầu đã bão hoà. Do đó Toyota cần chuyển sang các thị trường mới ở khu vực Châu á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Ngay từ năm 1994, Toyota đã tuyên bố rằng Trung Quốc là thị trường mục tiêu của Toyota. Đồng thời, việc Trung Quốc gia nhập WTO có thuận lợi rất nhiều cho việc đầu tư vì các chính sách mới về thuế và luật đầu tư sẽ trở nên thông thoáng hơn rất nhiều. Kinh nghiệm thâm nhập vào Trung Quốc từ những năm 1996 cho thấy rằng: Nếu Toyota không tiến hành đầu tư trực tiếp mà chỉ tiến hành xuất khẩu thì số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ không thể cao so với tiềm năng của thị trường cũng như so với các đối thủ cạnh tranh khác đã rất sớm đầu tư vào thị trường này, việc Toyota bỏ quên thị trường Trung Quốc để các đối thủ khác dành được một số lượng lớn thị phần là một sai sót cần được sửa chữa. II.Tình hình thị trường ô tô Trung Quốc 1. Môi trường đầu tư tại Trung Quốc Trong nhiều năm nay Trung Quốc vẫn là địa chỉ đầu tư nổi bật ở Châu á Tính từ năm 1993, một nửa số vốn đầu tư nước ngoài vào Châu á tìm đến Trung Quốc. Đất nước này có một thị trường mênh mông, nguồn nhân lực dồi dào. Cùng thời gian ấy nhiều quốc gia thành viên của ASEAN có trình độ phát triển cao hơn lại đang trong giai đoạn kinh tế bùng nổ mọi giá cả đều đắt đỏ. Chính vì vậy, các quốc gia đầu tư nước ngoài chuyển đã mối quan tâm sang thị trường Trung Quốc. Đồng thời, môi trường chính trị ổn định cũng là một nhân tố thu hút các nhà đầu tư, chính trị Trung Quốc ổn định, ít có biến động hơn rất nhiều so với các nước tư bản phương Tây và so với cả rất nhiều nước trong khu vực Châu á Hiện nay, có khoảng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Trung Quốc. Trong đó 10 quốc gia và lãnh thổ đầu tư nhiều nhất là Hồng Kông, Mỹ, Nhật Bản, ĐàI Loan, Singapore, Anh , Đức, Hàn quốc, Ma Cao. Ngành công nhiệp ô tô cũng là một ngành hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách mới để quản lí việc đầu tư của ngành này. 2. Tình hình sản xuất ô tô tại Trung Quốc Trung Quốc hiện có khoảng 100 nhà máy sản xuất ô tô trong nước, một vài nơi mỗi năm chỉ sản xuất được khoảng 500 xe. Chính phủ Trung Quốc đang có chủ trương giảm các nhà máy này. Ngoài ra, thuế nhập khẩu ô tô vẫn ở mức cao khiến sức mua của người dân bị hạn chế. Do đó, đầu tư trực tiếp vẫn là cách tốt nhất để cạnh tranh với các hãng ô tô khác của Trung Quốc ở trong nước đồng thời tránh được các khoản thuế quá cao. Lĩnh vực ô tô luôn được ưu tiên bởi vì một đất nước với 1,3 tỷ dân mà mới chỉ có 16 triệu ô tô lưu thông trên đường phố. Do đó, cần một hệ thống các nhà cung cấp sản xuất ô tô để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ xe hơi ngày một tăng của người dân Trung Quốc.(2) Những thông tin trên đã chứng tỏ Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ tiềm năng và trong tương lai Trung Quốc sẽ là một thị trường xe hơi lớn nhất thế giới. Đây là một cơ hội lớn mà Toyota không thể bỏ qua. Ngành công nghiệp ô tô đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Thị trường ô tô tại quốc gia lớn nhất thế giới này sẽ tăng 15% hàng năm đến năm 2020. Năm 2003 Trung Quốc đã tiêu thụ được 4,39 triệu xe ô tô, trong đó có gần hai triệu xe ô tô du lịch. Hằng năm Trung Quốc đầu tư khoảng 13 tỷ USD cho ngành công nghiệp của mình. Trung Quốc hiện là nước sản xuất ô tô đứng thứ tư thế giới. Với sự phát triển và gia tăng nhanh chóng của nghành công nghiệp ô tô Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Toyota và các hãng ô tô khác đẩy mạnh các hoạt động sản xuất sản phẩm tại quốc gia này. 3. Chính sách ô tô của Trung Quốc Chính sách phát triển công nghiệp ô tô của Trung Quốc là xây dựng các xí nghiệp liên doanh với sự tham gia của các nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Sự phát triển của ngành này tại Trung Quốc mang tính cạnh tranh rất mạnh. Luật pháp Trung Quốc không cho phép bất cứ một công ty nước ngoài nào có khả năng kiểm soát hoàn toàn thị trường ô tô Trung Quốc. Rõ ràng là với chính sách trên việc đầu tư vào các liên doanh ô tô là việc rất được khuyến khích tại Trung quốc. Do đó cũng như các công ty ô tô khác Toyota đã nhìn thấy khả năng dễ dàng được chính phủ Trung Quốc cho phép thành lập công ty liên doanh sản xuất ô tô. Mặt khác, cho dù sau khi Trung Quốc gia nhập WTO vào tháng 12 năm 2001, thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm của ngành công nghiệp ô tô đã hạ, sang năm 2006 thuế nhập khẩu đối với ô tô chỉ còn 25%.Do đó việc xuất khẩu sang thị trường này sẽ dễ dàng hơn, nhưng việc thực hiện các thủ tục cần thiết rất tốn thời gian và rất phức tạp. Đồng thời để tiêu thụ được sản phẩm, tiếp cận đến người tiêu dùng ở quốc gia này, khai thác được những thế mạnh của quốc gia này một cách có hiệu quả nhất thì việc lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp của Toyota là hoàn toàn hợp lí. Theo đánh giá của các chuyên gia phương tây, Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ các sản phẩm của nghành công nhiệp ô tô có triển vọng hơn cả. Theo thống kê năm 2003, tỷ lệ ô tô con tính trên 1000 dân của thế giới là 86, trong khi đó tỷ lệ này tại Đức là 495. tại Mỹ – 485 , Pháp – 469, Nhật Bản – 356, Anh – 350, Malaixia – 170, Hàn Quốc – 167, Singapore – 98,Thái Lan – 5, và Trung Quốc – 4.(2) 4.Hoạt động của các hãng ô tô tại Trung Quốc Theo thống kê năm 2003, lượng ô tô nhập khẩu tiêu thụ của Trung Quốc là 171 chiếc, tchiếm 3,9% lượng tiêu thụ ô tô trên toàn quốc, còn lại là ô tô sản xuất do các liên doanh hoặc doanh nghịêp trong nước(3). Với số lượng nhập khẩu ô tô như trên, không thể đe doạ các hãng sản xuất ô tô tại Trung Quốc. Volkswagen hiện là hãng xe của Đức lớn nhất tại Trung Quốc hiện nay. Năm 2003 hãng này bán được gần 700 nghìn xe ô tô tại Trung Quốc.Hiện Volswagen đang chiếm khoảng 3% thị phần Trung Quốc(2). Volkswagen cũng thông báo sẽ xây dựng thêm ba nhà máy nữa tại Trung Quốc nằm trong kế hoạch đầy tham vọng là bảo vệ sự thống lĩnh tại đây. Đứng vị trí thứ hai là liên doanh General Motor với dưới 10% thị phần của Trung Quốc. General Motor tuyên bố sẽ đầu tư 3 tỷ USD vào các đối tác Trung Quốc trong 3 năm tới nhằm tăng gấp đôi sản lượng hàng năm lên 1,3 triệu xe. General Motor cho biết lợi nhuận của quí II năm 2003 tăng 49% một phần lớn là do mở rộng thị phần tại Trung Quốc. Tiếp đến là hãng Ford, với mục tiêu là đầu tư vào thị trường ô tô con đang phát triển tại Trung Quốc số vốn là trên 1 tỷ USD. Cả Ford và General motor đều rất chậm chạp tại Mỹ và hiện cả hai hãng đều bắt đầu cuộc chiến giành Trung Quốc. Ford đã tung ra thị trường Trung Quốc các kiểu xe Maverics và Mondeo trong năm 2002 và đang có kế hoạch sẽ bán tất cả các kiểu xe con tại nước này. Hiện Ford đã có hai nhà máy tại Trung Quốc và đang dự định xây dựng thêm một nhà máy thứ ba nữa tại nước này. Rõ ràng rằng hầu hết các hãng xe hơi lớn nhất thế giới đã có mặt tại Trung Quốc từ trước Toyota và luôn nỗ lực tăng cường đẩy mạnh hoạt động đầu tư của mình. Đây sẽ là những rào cản rất lớn khi Toyota tiến hành đầu tư tại Trung Quốc. Nhưng đây cũng chính là động lực buộc Toyota phải nhanh chóng thúc đẩy hoạt động đầu tư của mình tại thị trường này nhằm khẳng định uy tín và sức mạnh thống trị của mình trên toàn thế giới. Chỉ có bằng đầu tư trực tiếp vào đây Toyota mới thấy rõ được đối thủ của mình đang ở đâu và đang có những hoạt động sản xuất ra sao để có kế hoạch đối phó kịp thời nhằm dành lại thị phần từ đối thủ. Là công ty có hoạt động đầu tư vào Trung Quốc muộn nhất so với các đối thủ cạnh tranh khác, Toyota không có cái lợi thế của người đi đầu vì vậy Toyota cần cố gắng tạo ra những nét riêng trong sản phẩm và tạo ấn tượng mạnh với khách hàng. Do đó Toyota đã tăng cường và liên tục đổi mới trong việc sản xuất sản phẩm bằng việc đầu tư mới các cơ sở sản xuất hoặc sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc ngay tại đất nước của chính họ. Điều này sẽ mang lại thành công nhanh chóng hơn là việc chỉ xuất khẩu sản phẩm sang bán tại thị trường này. Do đó Toyota đã đưa ra quyết định phải tiến hành đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc là hoàn toàn hợp lí và phù hợp với mục tiêu của công ty và với tình hình thị trường ô tô của Trung Quốc. III.Các yếu tố khác Ngoài những động cơ kể trên thúc đẩy hoạt động đầu tư của Toyota vào Trung Quốc hì còn có một số động cơ khác thúc đẩy Toyota quyết định đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc. Trước hết phải kể đến môi trường đầu tư thông thoáng của Trung Quốc với những chính sách đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển đã kích thích các nhà đầu tư nói chung cũng như với công ty Toyota nói riêng. Chính phủ đã ban hành các chính sách qui định về việc đầu tư sản xuất ô tô tại Trung Quốc. Chính sách ô tô mới của Trung Quốc có những qui định rất phù hợp với tình hình phát triển của đất nước này Chẳng hạn như chính sách qui định: + Các nhà đầu tư nước ngoài được phép kiểm soát trên 50% trong các liên doanh ô tô và mô tô với các đối tác Trung Quốc nếu như các liên doanh được xây dựng tại khu chế xuất của đối tác Trung Quốc và hướng tới thị trường nước ngoài. + Chính sách mới cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thiết lập nhiều hơn 2 nhà máy liên doanh tại Trung Quốc để sản xuất cùng một kiểu xe ô tô nếu liên doanh của các nhà đầu tư với đối tác Trung Quốc sát nhập với các công ty khác tại Trung Quốc. + Các nhà sản xuất ô tô lớn của Trung Quốc được khuyến khích liên doanh với các đối tác nước ngoài để sát nhập giữa các nhà sản xuất ô tô trong nước với các nhà sản xuất nước ngoài để mở rộng phạm vi kinh doanh phù hợp với tiến trình toàn cầu hoá ngành ôtô Trung Quốc.(1) Như vậy, với những chính sách như trên các công ty nước ngoài đầu tư sản xuất ô tô vào Trung Quốc nói chung cũng như công ty Toyota nói riêng hoàn toàn yên tâm khi đầu tư vào đất nước này mà không sợ có những rủi ro về chính trị và luật pháp. Thứ hai, phải kể đến một lựi thế so sánh của Trung Quốc là nguồn lao động dồi dào có kĩ năng cao. Với số dân là hơn 1,2 tỷ người Trung Quốc có thừa khả năng cung cấp cho các nhà máy sản xuất ô tô những công nhân lành nghề với giá thuê nhân công thấp hơn rất nhiều so với một số nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Các nhà đầu tư đã đánh giá đội ngũ công nhân của Trung Quốc có đầy đủ kĩ năng và kỉ luật cần thiết để tham gia vào các hoạt động sản xuất hiện đại công nghệ cao. Thứ ba, thị trường Châu Âu sau một giai đoạn tăng trưởng nhanh giờ đã giảm dần sức tăng trưởng và ngày càng khó tính hơn. Do đó, Toyota cần có tìm một thị trường mới thì mới có thể tăng đựoc lợi nhuận để đạt được mục tiêu toàn cầu hoá của mình. Thứ tư, phải kể đến việc các nhà đầu tư của Toyota rất có kinh nghiệm nhanh chóng mở rộng thị trường ô tô của nước này trong thời gian 5 năm trước khi diễn ra thế vận hội mùa đông năm 1964, và thực tế số người mua xe ô tô của Nhật Bản đã tăng lên 424%. Nếu lượng ô tô của Trung Quốc cũng tăng lên với số lượng như trên, thị trường ô tô của Trung Quốc sẽ lớn hơn thị trường ô tô của Nhật Bản rất nhiều khi diễn ra thế vận hội Bắc Kinh 2008, với số lượng xe bán ra khoảng 7 triệu chiếc/năm, trong khi số lượng ô tô tiêu thụ tại Nhật Bản chỉ là 6 triệu chiếc/năm. Con số trên quả là hấp dẫn đối với các công ty ô tô lớn đang có mặt tại Trung Quốc. Do đó các công ty này đang cố gắng “chạy đua việt dã” để thâm nhập được vào thị trường này. Và đứng đầu cuộc đua này hiện vẫn là Volswagen, tiếp theo là General Motor, đứng thứ ba là Ford, còn Toyota hiịen đang ở tốp cuối. Nhưng đây mới là chặng xuất phát của Toyota. Do đó Toyota cần tận dụng mọi cơ hội cũng như năng lực để vươn lên giành thị trương Trung Quốc và chỉ bằng con đường đầu tư trực tiếp vào đây thì Toyota mới phát huy được lợi thế của mình và nhanh chóng đáp ứng được những nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Phần III Bài học kinh nghiệm Việc Toyota tiến hành đầu tư trực tiếp vào đất nước Trung Quốc đã bước đầu mang lại kết quả đáng kể cho doanh thu của Toyota tại thị trường này. Mặc dù đây là thị trường mà Toyota mới bắt đầu đầu tư trực tiếp nhưng vào năm 2003 Toyota đã tiêu thụ được hơn 5.6 triệu xe ô tô tại đây và dự đoán doanh số bán ra của Toyota vào năm 2010 sẽ tăng lên trên 10 triệu chiếc. Thành quả này có được là nhờ những chủ trương, đường lối đúng đắn mà Toyota đã áp dụng khi tiến hành đầu tư trực tiếp vào đất nước này để khai thác thị trường cũng như phát huy được những thế mạnh của Toyota tại thị trường Trung Quốc. Việc phân tích những động cơ thúc đẩy Toyota đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc trên đây sẽ làm cơ sở cho cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô khác rút ra được những kinh nghiệm, những bài học cần thiết khi tiến hành đi đầu tư vào đất nước này để có những chiến lược, sách lược đúng đắn nhằm thu được những thành công lớn nhất. Sự thành công của Toyota tại Trung Quốc có thể được tổng kết thành một số bài học kinh nghiệm sau đây có ý nghĩa đối với Việt Nam: 1. Biết tận dụng qui mô thị trường Trung Quốc để tiến hành đầu tư Nhận biết được sức tiêu thụ rất lớn của người dân Trung Quốc đối với những sản phẩm ô tô, Toyota đã nhanh chóng tiến hành chính thức đầu tư vào thị trường này. Hiện Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới với 1,3 tỷ dân mà mới chỉ có 16triệu ô tô lưu thông trên đường phố. Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cho biết sản lượng ô tô của các hãng tại Trung Quốc đã tăng lên rất nhanh để cố gắng thoả mãn nhu cầu rất lớn của người tiêu dùng Trung Quốc đối với xe con. Chính vì vậy Toyota đã liên tục tăng cường các hoạt động đầu tư của mình tại quốc gia này. Hiện tại Trung Quốc và Mỹ là hai địa điểm đầu tư lớn nhất của Toyota. Mặc dù khi gia nhập WTO Trung Quốc sẽ tiến hành giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm ô tô nhưng Toyota vẫn xác định để tiếp cận được thị trường này thì đầu tư trực tiếp vẫn là cách làm hiệu quả nhất để tận dụng tiềm năng thị trường rất lớn này. Trung Quốc là một thị trường tiềm năng quá lớn, quá quan trọng và quá nhiều lợi nhuận không thể bỏ qua. Để tận dụng được cơ hội lớn của thị trường này các nhà lãnh đạo Toyota đã liên tục tăng cường các hoạt động đầu tư và coi đây là một thị trường chiến lược để đặt được mục tiêu toàn cầu hoá của Toyota. 2.Tận dụng chính sách ô tô của Trung Quốc Trong năm 2002 Trung Quốc có 20 nhà sản xuất ô tô, trong năm 2003 số lượng các nhà sản xuất đã tăng lên tới 32. Sự gia tăng của các hãng sản xuất ô tô tại Trung Quốc cũng có một phần là do Chính sách phát triển công nghiệp ô tô của Trung Quốc. Trung Quốc có chính sách xây dựng các xí nghiệp liên doanh với sự tham gia của các hãng ô tô hàng đầu thế giới. Lụât pháp Trung Quốc không cho phép bất cứ một công ty nước ngoài nào có khả năng kiểm soát hoàn toàn thị trường ô tô Trung Quốc.(1) Quy định này đã tạo thuận lợi cho quyết định đầu tư vao thị trường Trung Quốc của công ty Toyota. Do đó việc Toyota quyết định đầu tư vào thời điểm năm 2000 đã không gặp trở ngại nào từ phía chính phủ Trung Quốc mà ngược lại chính phủ còn khuyến khích vì việc cho phép Toyota đầu tư sẽ làm tăng thêm tính cạnh tranh đối với các hãng ô tô lớn hiện đang có mặt tại thị trường Trung Quốc. Trong năm 2004 này Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một chính sách ô tô mới, theo đó các hãng muốn tiến hành đầu tư vào sản xuất ô tô thì sẽ phải có tổng số vốn đầu tư tối thiểu là 240 triệu USD trở lên và những dự án như vậy phải nhất thiết bao gồm các bộ phận nghiên cứu và phát triển với khoản đầu tư không thấp hơn 60,4 triệu USD. Chính phủ hy vọng sử dụng quy định này để hạ nhiệt tình hình đầu tư quá nóng và dư thừa trong công suất ngành ô tô. Như vậy nếu thời điểm này Toytota mới quyết định đầu tư thì sẽ gặp phải trở ngại do quy định trên gây ra,vì sau 4 năm kể từ ngày Toytota chính thức có quyết định đầu tư tại Trung Quốc thì các hãng ô tô lớn khác cũng luôn tìm cách đầu tư để tăng thị phần của mình tại thị trường này do đó ngành công nghịêp ô tô Trung Quốc đã dư thừa công suất so với mấy năm trước đây. 3. Đầu tư vào Trung Quốc để cạnh tranh vói các hãng ô tô lớn khác. Như đã nói ở trên, Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng, hầu hết các hãng ô tô lớn đã sớm nhận thức được điều này và đã có nhiều hoạt động tăng cường đầu tư vào đây. Toyota muốn khẳng định được vị trí của mình trên thị trường ô tô thì phải đầu tư vào Trung Quốc. Và thực tế đã khẳng định quyết định đầu tư của Toytoa vào Trung Quốc hoàn toàn đúng đắn. Nếu không đầu tư trực tiếp thì Toyota sẽ để cả thị trường tiềm năng như Trung Quốc rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh. Nếu quyết định đầu tư này được đưa ra muộn thì rất có thể Toyota đã không thể nào thành công tại thị trường Trung Quốc như hiện nay vì tính đến thời điểm này, hầu hết tất cả các hãng ô tô lớn có mặt tại Trung Quốc trước Toyota như Volksưagen, Ford, General Motor,…đã liên tục tăng cường các hoạt động đầu tư vào Trung Quốc để sản xuất các loại ô tô mới nhất, phù hợp nhất với thị trường Trung Quốc. Khi họ đã tung ra các sản phẩm mới này thì việc cạnh tranh của Toyota là rất khó khăn. Mặt khác, để đập tan tham vọng của Volkswagen là thống trị toàn bộ thị trường ô tô Trung Quốc Toyota đã có những bước đi vững chắc trong việc tăng cường đầu tư mới để tạo ra sản phẩm cạnh tranh với các hãng lớn khác. Hãng đã có những thành công bước đầu tại thị trường Trung Quốc, đó là việc hãng đã chiếm được gần 2% thị phần tại đây, và con số này chắc chắn sẽ tăng lên trong những năm tới đây. Những bài học trên đây sẽ là những kinh nghiệp quý giá cho các doanh nghiệp ô tô Việt Nam trong tương lai muốn đầu tư vào Trung Quốc. Chúng ta có quyền hi vọng Việt Nam sẽ có một ngành công nhiệp ô tô phát triển đủ lớn để có thể tiến hành đầu tư sang các nước khác. Đến khi đó bài học từ tình huống Toyota đầu tư vào Trung Quốc sẽ được chúng ta nhắc đến như một kinh nghiệm giúp các doanh nghiệp tiến hành đầu tư thành công vào các quốc gia khác. Kết luận Những kinh nghiệm rút ra từ trường hợp của Toyota đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc sẽ là một kinh nghiệm rất quý giá cho các doanh nghiệp sản xuất xe ô tô khác khi thâm nhập một thị trường mới như Trung Quốc.Và đây cũng là bài học cho các nhà quản lí ở Việt Nam khi muốn tạo ra một môi trường đầu tư thu hút các hãng ô tô hàng đầu thế giới, nhận biết được động cơ và ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0191.doc
Tài liệu liên quan