Mục lục
Tên đề tài:
“Phân tích diễn biến và giải pháp chỉnh trị hạ lưu sông Hồng đoạn qua bãi Lam Sơn - Thị xã Hưng Yên”
Mở đầu
I. Khái quát về tỉnh Hưng Yên:
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh). Địa giới hành chính của tỉnh giáp với 6 tỉnh, thành phố là: Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh, phía Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam g
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích diễn biến và giải pháp chỉnh trị hạ lưu sông Hồng đoạn qua bãi Lam Sơn - Thị xã Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Nam giáp tỉnh Hà Nam và phía Tây giáp tỉnh Hà Tây.
Hưng Yên nằm trong vùng có tọa độ địa lý:
- Từ 20036’ đến 21001’ vĩ độ Bắc
- Từ 105053’ đến 106017’ kinh độ Đông
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 923,09km2, chiếm 6,02% tổng diện tích vùng đồng bằng Bắc Bộ; dân số của tỉnh 1.079.111 người, mật độ dân số 1211 ng/km2
Hưng Yên là một tỉnh không có rừng, núi và biển; Bao gồm 10 huyện, thị xã và 161 xã, phường, thị trấn. Thị xã Hưng Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Tỉnh. Thị xã Hưng Yên nằm ở phía Nam của Tỉnh, phía Bắc giáp huyện Kim Động, phía Đông giáp huyện Tiên Lữ, phía Tây giáp tỉnh Hà Nam. Tổng diện tích của thị xã Hưng Yên là 46,80 km2, có 12 đơn vị hành chính bao gồm 7 phường và 5 xã.
II. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Tuyến đê, kè Lam Sơn từ K120 đến K125 thuộc bờ tả sông Hồng – Thị xã Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên có một vị trí quan trọng trong việc giữ ổn định và phát triển kinh tế của Tỉnh. Tuyến kề trực tiếp bảo vệ thị xã Hưng Yên, Quốc lộ 39; công trình tăng khả năng khai thác Quốc lộ 5, nối liền Quốc lộ 5 tại Phố Nối và Quốc lộ 1 tại Hà Nam thông qua cầu Yên Lệnh; công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Trên tuyến bãi Lam Sơn đã có một số đoạn kè bảo vệ, tuy nhiên các đoạn kè này đang bị hư hỏng đã mất hết tác dụng; phía thượng lưu vùng dự án có các công trình mỏ hàn Hàm Tử, Nghi Xuyên, Phú Hùng Cường tuy chưa được xây dựng hoàn chỉnh song trong các năm qua đã hoạt động hiệu quả.
Theo dõi qua các năm gần đây thì khu vực bãi Lam Sơn từ năm 1996 đã bắt đầu mất ổn định, nhiều đoạn sạt lở nghiêm trọng đang tiếp diễn. Việc sạt lở bờ Lam Sơn qua các năm không những làm mất đi hàng trăm ha đất canh tác mà còn đe doạ đến an toàn hệ thống đê, kè trong khu vực; ảnh hưởng đến đời sống dân cư, làng mạc các phường, xã ven sông thuộc thị xã Hưng Yên.
Vì vậy, việc tìm hiểu, phân tích diễn biến và tìm ra một giải pháp chỉnh trị đoạn sông Hồng qua bãi Lam Sơn là cần thiết và cấp bách.
III. Phương pháp tiếp cận.
Để có cơ sở khoa học giải quyết các nội dung trong bài toán: "Phân tích diễn biến hạ lưu sông Hồng và giải pháp chỉnh trị sông đoạn qua bãi Lam Sơn – thị xã Hưng Yên", đồ án sử dụng các phương pháp nghiên cứu tiếp cận sau:
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu khí tượng thủy văn.
- Phương pháp phân tích, sử lý số liệu địa hình, địa chất.
- Phương pháp phân tích tính toán động lực học sông ngòi và các biện pháp chỉnh trị sông.
IV. Những nội dung chính của đồ án.
Dựa vào những tài liệu cơ bản và những kết quả nghiên cứu đã có về tài nguyên nước và chỉnh trị sông trong lưu vực sông Hồng nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung, đồ án nghiên cứu các nội dung chính sau :
- Thu thập các số liệu quan trắc khí tượng, thuỷ văn của các trạm khí tượng- thuỷ văn trong vùng nghiên cứu.
- Thu thập các số liệu về địa hình, địa chất đoạn sông Hồng qua thị xã Hưng Yên.
- Tính toán, phân tích diễn biến đoạn sông, nguyên nhân gây xói lở từ đó đề ra phương án chỉnh trị phù hợp.
- Thiết kế sơ bộ công trình chỉnh trị theo phương án đã chọn.
Để hoàn thành đồ án này, em đã được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô giáo T.S Phạm Thị Hương Lan. Bên cạnh đó, em cũng được sự giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo trong Khoa Thuỷ văn – Môi trường và bạn bè.
Trong quá trình làm đồ án, em đã được các cán bộ thuộc Trung tâm tư liệu Quốc gia, Trung tâm Tư vấn kỹ thuật về đê điều giúp đỡ trong việc thu thập những số liệu, các tài liệu cần thiết để em thực hiện đồ án này.
chương i
giới thiệu chung về đoạn sông nghiên cứu.
I. Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Hồng.
I.1. Đặc điểm vị trí địa lý, địa mạo, thổ nhưỡng.
1.1. Vị trí địa lý:
Lưu vực sông Hồng là lưu vực sông lớn nhất phía Bắc nước ta, có toạ độ từ 200 đến 25030/ Vĩ Bắc và 10007/ đến 10607/ Kinh Đông.
Phía Bắc giáp lưu vực sông Trường Giang. Đông giáp lưu vực hệ thống sông Thái Bình và vịnh Bắc Bộ. Tây giáp lưu vực sông Mê Công và sông Mã. Toàn bộ diện tích lưu vực khoảng 169.000 km2 trong đó diện tích nằm ở Trung Quốc là 81.400 km2, ở Lào là 1.100 km2, và Việt Nam là 86.500 km2.
Phần thuộc lãnh thổ Việt Nam lưu vực sông Hồng trải dài qua các tỉnh và thành phố: Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình.
Như vậy lưu vực sông Hồng chiếm phần lớn diện tích phía Bắc Việt Nam và đồng thời cũng là hệ thống sông có nhiều phụ lưu lớn nằm ở vị trí trung tâm của Bắc Bộ nên nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta về nhiều mặt: Nông nghiệp, giao thông vận tải, khai thác và sử dụng nước cho công nghiệp và dân sinh… Mặt khác về thiên tai hệ thống sông Hồng cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống dân cư vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta. Đoạn sông nghiên cứu nằm bên bờ tả sông Hồng, từ km120 đến km125 thuộc địa phận thị xã Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên.
1.2. Điều kiện địa hình địa mạo:
Địa hình lưu vực sông Hồng có hướng dốc chung từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây sang Đông. Địa hình phần lớn là đồi núi, chia cắt mạnh khoảng 70% diện tích ở độ cao trên 500m và khoảng 47% diện tích lưu vực ở độ cao trên 1000 m. Độ cao bình quân lưu vực khoảng 1.090 m.
Phía Tây có dãy Vô Lương cao trên 2.500 m phân chia lưu vực sông Đà với sông Mê Kông.
Dãy Hoàng Liên Sơn cao đỉnh Phan Xi Păng cao hơn 3.142 m (là đỉnh núi cao nhất nước ta) phân chia giữa lưu vực sông Đà và sông Thao.
Dãy Tây Công lĩnh có đỉnh cao 2.419 m ngăn cách giữa sông Lô và sông Thao.
Các dãy Ngân Sơn, Tam Đảo, có đỉnh cao từ 1000 - 2000 m ngăn cách giữa sông Thái Bình và sông Lô.
Các dãy núi đều có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông làm cho lưu vực có độ dốc chung theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Độ cao và độ dốc bình quân lưu vực thể hiện khá rõ sông ngòi của miền đồi núi dốc là chủ yếu. Độ cao trung bình lưu vực của sông ngòi lớn (cao độ trung bình của lưu vực sông Thao là 647 m, sông Đà là 965 m). Độ chia cắt sâu đã dẫn đến độ dốc bình quân lưu vực lớn trong đó sông Lô có độ dốc lưu vực lớn nhất 2,8 m/km, sông Thao là 1,2 m/km, sông Thao là 1,2 m/km.
1.3. Địa chất thổ nhưỡng:
Địa chất lưu vực sông Hồng được phân bố đứt gãy kiến tạo mạnh và phức tạp. Quá trình kiến tạo địa chất đã hình thành các tầng nham thạch khác nhau là nguồn tạo thành đất đai và các loại khoáng sản. Các vận động kiến tạo sơn đã làm thành địa hình núi cao, cao nguyên và đồng bằng. Lưu vực thuộc vùng uốn nếp Bắc Bộ kéo dài từ phía Nam (sông Mã) lên phía Bắc (biên giới Việt Trung). Đồng bằng là vùng núi bồi tụ dày, trầm tích đệ tứ có độ dày hơn 100 m có nơi gần 400 m. Những lún sụt, đứt gãy của nền địa chất tạo ra các hồ và dòng sông.
Thổ nhưỡng trên lưu vực sông Hồng có nhiều loại từ nguồn gốc các đá gốc khác nhau. ở miền núi và trung du thổ nhưỡng phổ biến là đất đỏ vàng ít thâm nước, ở chân các vùng núi cao thường là đất vàng đỏ trên đá mắc ma tầng dày. Còn đồng bằng là đất phù sa, đất cát, đất mặn ven biển. Thổ nhưỡng trên lưu vực bị bào mòn mạnh do rừng bị khai thác mạnh, mặt đất bị đào xới nhiều.
II. Đặc điểm địa hình, địa chất và dân sinh kinh khu vực nghiên cứu.
II.1. Đặc điểm địa hình:
Khu vực nghiên cứu nằm sát bờ tả Sông Hồng thuộc địa phận thị xã Hưng Yên. Do địa hình ở đây có nhiều đoạn sông cong và nhất là sau khi thi công cầu Yên Lệnh, các trụ cầu bê tông cũng làm cản trở và thay đổi dòng chảy gây ra hiện tượng sạt lở rất nghiêm trọng, mỗi năm dòng sông lấn vào đất liền hàng chục mét và hiện tại dọc bờ sông ta thấy xuất hiện những vết nứt kéo dài, nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào, tình hình đó đe doạ trực tiếp đến sản xuất, đời sống nhân dân, đe doạ đến tuyến đê bao quanh thị xã Hưng Yên.
II.2. Đặc điểm địa chất:
Theo số liệu khoan thăm dò địa chất bãi Lam Sơn của Trung tâm Tư vấn kỹ thuật về đê điều tại 2 mặt cắt C145 và C185, mỗi mặt cắt 3 hố khoan sâu 12m. Sơ bộ có thể chia địa tầng ra tầng cách nước và tầng thông nước; tầng cách nước thường là sét pha (lớp 1, 2) với hệ số thấm K = 1.10-4 – 1.10-5 cm/s; tầng thông nước bao gồm các lớp cát pha, cát mịn (lớp 3, 4), các dải cát xen kẹp giữa các lớp 1, 2 với hệ số thấm đến k = 7.10-3 cm/s. Như vậy tầng chứa nước là tầng yếu, các hạt cát mịn có thể bị mất do áp lực thấm ngược và sóng do các phương tiện giao thông thuỷ gây ra.
Trên cơ sở các hố khoan thăm dò và các tài liệu thí nghiệm mẫu đất thì đặc trưng địa chất công trình của các lớp được thể hiện như sau:
2.1. Lớp 1: Là lớp sét pha, cát pha màu nâu nhạt, xám nâu xen kẹp các dải cát bụi mỏng, trạng thái thay đổi từ cứng đến dẻo mềm; nguồn gốc nhân sinh.
Tính chất vật lý và lực học của lớp này như sau:
a. Thành phần hạt:
Hạt cát: 0.05 – 0.2mm = 40.5%
Hạt bụi: 0.005 – 0.05mm = 46.9%
Hạt sét: <0.005mm = 12.6%
b. Tính chất vật lý:
Giới hạn chảy: Wt = 35.6%
Giới hạn dẻo: Wp = 23.4%
Chỉ số dẻo: Ip = 12.2%
Độ ẩm: W = 29.4%
Dung trọng tự nhiên: gW = 1.76 g/cm3
Dung trọng khô: gc = 1.36 g/cm3
Tỷ trọng: D = 2.73
Độ rỗng: e = 50.1%
Hệ số rỗng: n = 1.006
Độ bão hoà: G = 79.7%
Hệ số thấm: K = 5.6*10-5
c. Tính chất cơ học:
Góc ma sát trong: F = 10010’
Lực kết dính: C = 0.23 kg/cm2
2.2. Lớp 2: Là lớp sét pha, cát pha bụi màu xám tro xen kẹp các dải cát mỏng, trạng thái chảy; nguồn gốc bồi tích.
Tính chất vật lý và lực học của lớp này như sau:
a. Thành phần hạt:
Hạt cát: 0.05 – 0.2mm = 44.6%
Hạt bụi: 0.005 – 0.05mm = 43.7%
Hạt sét: <0.005mm = 11.7%
b. Tính chất vật lý:
Giới hạn chảy: Wt = 36.0%
Giới hạn dẻo: Wp = 24.4%
Chỉ số dẻo: Ip = 11.6%
Độ ẩm: W = 39.6%
Dung trọng tự nhiên: gW = 1.74 g/cm3
Dung trọng khô: gc = 1.25 g/cm3
Tỷ trọng: D = 2.71
Độ rỗng: n = 53.8%
Hệ số rỗng: e = 1.168
Độ bão hoà: G = 91.8%
Hệ số thấm: K = 1.2*10-4
c. Tính chất cơ học:
Góc ma sát trong: F = 9027’
Lực kết dính: C = 0.18 kg/cm2
2.3. Lớp 3: Cát hạt nhỏ màu xám tro xen kẹp các lớp sét pha, cát pha, trạng tháI chảy; nguồn gốc bồi tích; bề dày trung bình khoảng 1.5m.
Các chỉ tiêu cơ lý của lớp này như sau:
a. Thành phần hạt:
Hạt sét: 0.005mm = 1.0%
Hạt bụi: 0.01 – 0.005mm = 1.0%
Hạt bụi: 0.1 – 0.05mm = 5.5%
Hạt cát rất nhỏ: 0.1 – 0.05mm = 30.0%
Hạt cát nhỏ: 0.25 – 0.1mm = 53.5%
Hạt cát vừa: 0.5 – 0.25mm = 9.0%
b. Tính chất vật lý:
Tỷ trọng: D = 2.68
Góc nghỉ khô: aK = 35045’
Góc nghỉ ướt: aW = 26015’
2.4. Lớp 4: Lớp bùn chảy hạt nhỏ màu xám tro, xám sẫm bão hoà nước; nguồn gốc Aluvi, bề dày chưa xác định.
Các chỉ tiêu cơ lý của lớp này như sau:
a. Thành phần hạt:
Hạt sét: 0.005mm = 1.6%
Hạt bụi: 0.01 – 0.005mm = 10.8%
Hạt bụi: 0.1 – 0.05mm = 2.6%
Hạt cát rất nhỏ: 0.1 – 0.05mm = 26.0%
Hạt cát nhỏ: 0.25 – 0.1mm = 63.2%
Hạt cát vừa: 0.5 – 0.25mm = 5.8%
b. Tính chất vật lý:
Tỷ trọng: D = 2.68
Góc nghỉ khô: aK = 35030’
Góc nghỉ ướt: aW = 24030’
II.3. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội:
Với vị trí là trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ, Tỉnh Hưng Yên ngày nay có một vị trí quan trong trong việc phát triển kinh tế của vùng. Hưng Yên từng một thời là một thương cảng lớn, được mệnh danh là “Thứ nhất Kinh Kỳ – Thứ nhì Phố Hiến”
Trải qua hơn 170 năm thành lập (trong đó có 30 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương), được tái lập từ ngày 01/01/1997 đến nay cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh có sự dịch chuyển nhanh từ phát triển nông nghiệp sang công nghiệp. Khi tái lập tỉnh thì giá trị nông nghiệp chiếm tới 60%, đến nay thì giá trị công nghiệp chiếm đạt 70%.
Thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đưa tỉnh Hưng Yên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020; những năm qua tỉnh đã cho xây dựng các cụm công nghiệp tập trung như: Khu công nghiệp Phố Nối A, Phố Nối B . . . để đẩy nhan việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những năm qua tỉnh đã tích cực thu hút đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn và tỉnh Hưng Yên đã thực sự là nơi “đất lành chim đậu” khi đến hết tháng 12/2004 đã thực hiện được hơn 300 dự án đầu tư. Do vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nước.
Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, Hưng Yên coi trọng việc đào tạo và phát huy nguồn lực con người, thực hiện tốt các chính sách xã hội, nâng cao mức hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần của nhân dân.
3.1. Về giao thông vận tải:
Hưng Yên có 23km đường Quốc lộ số 5, 21km đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, 43km đường Quốc lộ 39A, 15km đường Quốc lộ 39B và cùng với 7 tuyến tỉnh lộ khác hầu hết đã được dải nhựa tạo nên một mạng lưới giao thông đường bộ thuận lợi. Các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ đã được kiên cố hoá mặt đường; 70% các tuyến đường trục xã, liên thôn đã được dải nhựa hoặc cấp phối bê tông.
Mật độ mạng lưới giao thông thuỷ của Hưng Yên đạt khoảng 140km/1000km2, cao gấp 5 lần mật độ bình quân của cả nước. Khả năng thông qua của sông Hông là sà lan tải trọng 1200 – 1600 tấn, tầu biển 400 – 600 tấn, của phân nhánh sông Luộc là sà lan tải trọng 1200 – 1600 tấn.
3.2. Về nông nghiệp:
a. Sản phẩm nông nghiệp:
Nông nghiệp Hưng Yên đã tạo được sự dịch chuyển quan trọng trong cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển hàng hoá: Diện tích gieo trồng các cây công nghiệp, rau đậu thực phẩm (Hoa, cây cảnh, dược liệu . . .), cây ăn quả lâu năm, quy mô đàn gia súc gia cầm, thuỷ sản có sự tăng trưởng bình quân 4.42% năm.
b. Trồng trọt:
Sản lượng lương thực tăng khá cao và ổn định: Mức tăng hàng năm đạt 4.6%, sản lượng gia tăng chủ yếu nhờ vào đầu tư thâm canh, tăng năng suất.
Một số sản phẩm có giá trị hàng hoá và xuất khẩu đã được chú trọng phát triển như đậu tương, lạc, dưa chuột, cải xa lát, ớt, bí xanh, nhãn, vải . . .Ngoài sản phẩm nhãn là sản phẩm đặc sản truyền thống , Hưng Yên có một cơ cấu cây ăn quả khá phong phú như vải, táo, cam, chuối . . .
c. Chăn nuôi:
Chăn nuôi lợn: Chất lượng con giống từng bước được cải tạo và nâng cao đàn lợn hướng nạc đạt 18% tổng đàn. Ngoài lợn thịt, nhiều hộ gia đình đã nuôi lợn choai, lơn sữa cung cấp cho xuất khẩu.
Chăn nuôi đại gia súc: Chương trình “Sind hoá” đàn bò đang được mở rộng đưa đàn lai Sind đạt trên 75% tổng đàn. Gần đây đã xuất hiện chăn nuôi bò sữa ở một số huyên thị trong Tỉnh.
Gia cầm tăng bình quân 2.3% năm. Cơ cấu sản phẩm đã có sự dịch chuyển đa dạng: Chăn nuôi công nghiệp, các giống nuôi thả bán công nghiệp như gà ri, gà ta; đàn vịt với các giống “siêu thịt”, “siêu trứng” được mở rộng.
3.3. Về công nghiệp:
Công nghiệp của tỉnh Hưng Yên đang trên đà phát triển, kể cả công nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Các làng nghề tiếp tục được củng cố và phát triển; tập trung đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng. Trong thời gian qua Tỉnh đã trích một phần ngân sách để hỗ trợ các doanh nghiệp của Tỉnh trong việc đầu tư đổi mới mở rộng sản xuất, góp phần vào việc tăng giá trị sản xuất công nghiệp từ 605 tỷ đồng năm 1997 lên 3.500 tỷ đồng năm 2002 qua đó giải quyết việc làm cho hơn 1,5 vạn lao động trong Tỉnh.
Tình hình hợp tác đầu tư của Tỉnh trong thời gian qua có nhiều thuận lợi, trước khi tái lập Tỉnh năm 1997 toàn Tỉnh chỉ có 07 dự án đầu tư (02 dự án nước ngoài và 05 dự án trong nước), giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tỉnh đạt 355 tỷ đồng, đầu tư bên ngoài được 26 tỷ đồng thì tính đến năm 31/6/2002, tổng số dự án đầu tư vào Tỉnh Hưng Yên là 122 dự án (nước ngoài là 17 dự án, trong nước là 105 dự án) với số vốn đăng ký là 383 triệu USD, bao gồm các ngành nghề điện tử, điện lạnh, phụ tùng ô tô xe máy . . . tính đến hết tháng 12/2004 đã thực hiện được hơn 300 dự án đầu tư trong đó đã có nhiều dự án đi vào hoạt động đóng góp cho nền kinh tế của Tỉnh là vô cùng to lớn.
III. Đặc điểm khí tượng, khí hậu.
III.1. Chế độ khí hậu chung:
Với đặc điểm khu vực nghiên cứu nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô tương ứng với hai mùa dòng chảy là mùa lũ và mùa kiệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng IX với đặc điểm là những trận mưa rào và thường xuất hiện ở thượng lưu và trung du ở khu vực sông Hồng dẫn tới quá trình hình thành lũ. Mặt khác ở thượng lưu sông Hồng hướng gió thổi trùng với hướng lũng sông nên khi gặp núi cao sẽ xảy ra hiện tượng đối lưu cưỡng bức kết hợp với hiện tượng nhiệt, đây cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh mưa.
Mùa khô bắt đầu từ tháng X năm trước kéo dài đến tháng V năm sau. Đặc điểm khí hậu thời tiết của mùa này là: trời khô hanh, ít mưa lượng mưa nhỏ so với lượng mưa năm. Nguyên nhân là do gió Đông Bắc thổi từ biển Đông về lục địa núi và cao nguyên nên khí hậu trong mùa này rất khô hanh.
Mùa khô mưa rất ít, có khi hai tháng liền không mưa. Lượng mưa mùa chỉ chiếm không đầy 10% lượng mưa năm.
Để đánh giá và phân tích chế độ khí hậu chung của lưu vực sông Hồng ta chọn một số trạm thuỷ văn trên hệ thống sông Hồng như sau:
Bảng 1.1 Một số trạm khí tượng trên khu vực nghiên cứu
TT
Tên trạm
Địa điểm
Năm bắt
đầu đo
Tình hình
tài liệu
1
Sơn Tây
Phù Xa – Viên Sơn –
TX. Sơn Tây – Tỉnh Hà Tây
1905
1958 - 2004
2
Hà Nội
35 Gia Ngư – Hoàn Kiếm –
Hà Nội
1917
1958 - 2004
3
Hưng Yên
Xóm Bắc – Phố Lê Hồng Phong – TX. Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên
1902
1960-2003
III.2. Đặc điểm khí tượng.
2.1. Nhiệt độ:
Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (o0 C )
của thời kỳ quan trắc (từ 1960-2004)
Tháng
Trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Sơn Tây
15.9
16.9
20.0
23.7
27.3
28.5
28.9
28.1
27.2
24.7
21.2
17.7
23.3
Hà Nội
16.4
17.0
20.2
23.7
27.3
28.8
28.9
28.2
27.2
24.6
21.4
18.2
23.5
Hưng Yên
16.0
16.8
19.7
23.4
27.1
28.5
28.7
28.1
27.1
24.4
21.1
17.7
23.2
Do miền Bắc chịu ảnh hưởng của hoạt động gió mùa Đông Bắc vào mùa Đông (từ tháng XII đến tháng II) nên chênh lệch nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa hè và mùa đông là rất lớn. Nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất là vào tháng I và cao nhất là tháng VII.
2.2. Gió:
Bảng 1.3: Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) từ năm 1960-2004
Tháng
Trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Sơn Tây
1.8
2.1
2.2
2.3
2.0
1.8
1.9
1.6
1.6
1.5
1.5
1.6
1.8
Hà Nội
1.5
2.4
2.3
2.5
2.4
2.1
2.1
1.8
1.8
1.8
1.9
2.0
2.0
Hưng Yên
2.1
2.0
1.9
2.1
2.1
1.8
2.0
1.6
1.7
1.8
1.8
1.9
1.9
2.3. Độ ẩm:
Độ ẩm không khí tương đối trung bình nhiều năm của lưu vực vào khoảng 84%, độ ẩm không khí biến đổi theo mùa.
Trong các tháng mùa mưa độ ẩm không khí thường cao hơn 83%, còn các tháng mùa khô thường nhỏ hơn 83%. Sự chênh lệch về độ ẩm không khí giữa mùa mưa và mùa khô trong lưu vực là không lớn, tháng có độ ẩm tương đối nhỏ nhất là tháng XI và tháng XII, còn tháng có độ ẩm tương đối cao nhất là II và tháng III.
Bảng 1.4: Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm (%)
của thời kỳ quan trắc (từ năm 1960-2004)
Tháng
Trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Sơn Tây
83
85
87
87
84
83
83
85
85
83
81
81
84
Hà Nội
83
85
87
87
84
83
84
86
85
82
81
81
84
Hưng Yên
84
88
90
89
85
84
84
86
86
84
82
82
85
2.4. Bốc hơi:
Do khu vực nghiên cứu có số giờ nắng trung bình nhiều năm biến đổi trên dưới 1400 giờ, ở vùng núi cao lên đến hơn 2000 giờ ở các thung lũng trong lưu vực sông Đà nên lượng bốc hơi khá cao. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm trên 1000mm. Bốc hơi mạnh nhất vào những ngày có gió Tây Nam khô nóng hoạt động. Đặc biệt vào các tháng mùa hè có thể lớn hơn 80 mm mỗi tháng. Tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là vào tháng II.
Bảng 1.5 : Lượng bốc hơi (piche) trung bình tháng và năm
của thời kỳ quan trắc (mm) ( từ năm 1960-2004 )
Tháng
Trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Sơn Tây
57.1
50.9
55.2
60.9
84.8
83.6
87.5
68.5
65.4
72.0
66.3
63.9
816.1
Hà Nội
71.4
59.7
56.9
65.2
98.6
97.8
100.6
84.1
84.4
95.6
89.8
85.0
989.1
Hưng Yên
66.5
49.4
46.2
53.9
84.9
87.4
94.5
74.7
73.1
82.7
84.4
80.9
878.0
2.5. Chế độ mưa, phân mùa mưa:
Lưu vực sông Hồng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có lượng mưa khá dồi dào, nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa trung bình năm khá lớn 1500 mm/năm, song sự biến đổi về lượng rất lớn từ 1.200 - 4.800 mm/năm. Chế độ mưa hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ gió mùa và phân theo mùa khá rõ rệt. Mùa mưa gần như trùng với gió mùa Đông Nam và thường kéo dài từ tháng V - X (khoảng 6 tháng), những năm đặc biệt là những năm mưa đến sớm hoặc kết thúc muộn. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 75 - 85% lượng mưa năm. Còn lại là mưa trong mùa khô. Mùa đông thường có mưa phùn và ẩm ướt, mùa hè thường có mưa rào, mưa đông.
Bảng 1.6 Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) của thời kỳ quan trắc (từ năm 1961 đến 2004)
Tháng
trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
năm
H.Bình
14.6
21.1
27.3
95.8
233.5
258.3
331.0
341.9
343.1
177.6
53.5
12.3
1910.0
T.Quang
20.6
31.6
44.2
102.0
211.4
253.7
284.7
304.5
214.1
155.5
44.4
18.7
1685.4
P.Thọ
31.5
39.8
50.3
108.9
202.3
247.9
382.5
328.5
219.4
159.7
54.3
24.9
1850.0
Hà Nội
18.5
27.2
45.4
91.0
191.5
143.7
290.9
316.3
258.1
135.6
53.1
17.5
1588.8
IV. Đặc trưng thuỷ văn.
4.1. Đặc điểm dòng chảy:
Sông ngòi là sản phẩm chịu sự tác động qua lại của hai yếu tố là dòng nước và lòng sông thông qua yếu tố bùn cát .Tác động của dòng nước làm thay đổi lòng dẫn, còn tác động của lòng dẫn làm thay đổi hướng của dòng chảy và cản trở dòng chảy
Hai tác động này chịu sự chi phối lẫn nhau không tách rời. Để đi sâu vào nghiên cứu quan hệ hình thái và diễn biến lòng sông thì cần thiết phải làm rõ các đặc trưng về thuỷ văn, thuỷ lực các trị số mực nước, lưu lượng, độ dốc, độ nhám, từ đó đề ra các biện pháp công trình chỉnh trị phù hợp cho đoạn sông nghiên cứu.
4.2. Mạng lưới trạm thuỷ văn:
Qua tìm hiểu thì trên hệ thống sông Hồng có nhiều trạm thuỷ văn, nhưng trong giới hạn của khu vực nhiên cứu thì có các trạm thuỷ văn như dưới bảng sau. Trong giới hạn của đề tài này, tài liệu của các trạm Sơn Tây, Hà Nội và Hưng Yên được sử dụng trong các tính toán ở các phần sau (Trạm Sơn Tây chỉ mang tính chất tham khảo).
Bảng 1.7: Một số trạm thuỷ văn trên khu vực nghiên cứu
TT
Trạn
Sông
Địa điểm
Kinh vĩ độ
Các yếu tố quan trắc
H
Q
r
1
Hoà Bình
S. Đà
Phờng Tân Thịnh-TX Hoà Bình- Hoà Bình
105032/
x
x
x
20082/
2
Yên Bái
S. Thao
Tuần Quán- Yên Ninh-TX Yên Bái
104088/
x
x
x
21070/
3
Tuyên Quang
S. Lô
Minh Xuân- TX Tuyên Quang
105022/
x
x
x
21082/
4
Sơn Tây
S. Hồng
Phù Xa- Viên Sơn-TX Sơn Tây- Hà Tây
105050/
x
x
x
21015/
5
Hà Nội
S. Hồng
35 Gia Ng- Hoàn Kiếm-Hà Nội
105085/
x
x
x
21003/
6
Thợng Cát
S. Đuống
Thợng Cát- Thợng Thanh- Gia Lâm- Hà Nội
105087/
x
x
x
21007/
7
Bến Hồ
S. Đuống
Chi Hồ- Tân Chi-Tiên Du- Bắc Ninh
106007/
x
0
0
21007/
8
Hưng Yên
S. Hồng
Xóm Bắc- Phố Lê Hồng Phong-TX Hưng Yên- Hưng Yên
106003/
x
0
0
20065/
4.3. Tình hình tài liệu đo đạc:
Việc quan trắc các yếu tố thuỷ văn trên dòng sông được thực hiện rất lâu, chẳng hạn như sông Hồng trạm Sơn Tây từ năm 1905, trạm Hà Nội từ năm 1902, trạm Hưng Yên từ năm 1902.
Các trạm trạm thuỷ văn trên lưu vực sông thường được phân bố ở những nơi địa hình rất phức tạp, điều đó gây khó khăn đã cản trở không nhỏ cho quá trình thu thập số liệu. Các tài liệu để đánh giá đặc điểm thuỷ văn trên đoạn sông nghiên cứu:
- Trạm Hà Nội có tài liệu Qngày, ngày, Hngày năm 1956-2005
- Trạm Hưng Yên có tài liệu Hngày năm 1956-2004
Bình đồ lưu vực gồm có:
- Bình đồ đoạn sông Hồng đoạn qua khu vực bãi - Thị xã Hưng Yên.
- Mặt cắt ngang sông Hồng đoạn qua khu vực bãi Lam Sơn - Thị xã Hưng Yên.
- Mặt cắt dọc sông Hồng đoạn qua khu vực bãi Lam Sơn - Thị xã Hưng Yên.
4.4. Đặc điểm thuỷ văn.
4.4.1. Dòng chảy năm.
4.4.1.a. Chế độ mực nước:
Mực nước là yếu tố quan trọng, là đặc trưng quan trọng của dòng chảy, liên quan đến nhiều yếu tố như : vận tốc, độ dốc… Từ tài liệu mực nước bình quân ngày của trạm Hà Nội (1961-2005) và trạm Hưng Yên (1956-2003) ta có thể thống kê một số yếu tố đặc trưng cho mực nước :
- Mực nước lớn nhất (cm)
- Mực nước nhỏ nhất (cm)
- Chênh lệch mực nước (cm)
- Mực nước trung bình năm (cm)
Do mực nước trên sông Hồng chịu sự ảnh hưởng của việc điều tiết của hồ Hoà Bình nên ta có thể phân ra làm hai giai đoạn:
- Trước khi có sự điều tiết của hồ Hoà Bình.
- Sau khi có sự điều tiết của hồ Hoà Bình.
Bảng 1.8: Thống kê mực nước Hmax, Hmin, Htb trạm Hà Nội (1961-2005)
Thời kỳ trớc khi có hồ Hoà Bình
Thời kỳ sau khi có hồ Hoà Bình
Năm
Hmax (cm)
Hmin (cm)
DH (cm)
Htb (cm)
Năm
Hmax (cm)
Hmin (cm)
DH (cm)
Htb (cm)
1961
1.097,0
254,0
843,0
512,6
1986
1.235,0
217,0
1.018,0
541,7
1962
997,0
238,0
759,0
478,3
1987
1.018,0
219,0
799,0
458,5
1963
967,0
188,0
779,0
437,1
1988
1.015,0
207,0
808,0
447,5
1964
1.158,0
230,0
928,0
515,1
1989
1.023,0
212,0
811,0
459,1
1965
963,0
225,0
738,0
493,8
1990
1.194,0
260,0
934,0
557,0
1966
1.178,0
195,0
983,0
525,3
1991
1.149,0
286,0
863,0
503,4
1967
1.080,0
154,0
926,0
455,2
1992
1.146,0
278,0
868,0
452,2
1968
1.223,0
237,0
986,0
542,1
1993
962,0
298,0
664,0
474,6
1969
1.322,0
205,0
1.117,0
472,7
1994
1.073,0
284,0
789,0
526,6
1970
1.205,0
221,0
984,0
521,8
1995
1.088,0
282,0
806,0
512,2
1971
1.413,0
225,0
1.188,0
574,7
1996
1.243,0
240,0
1.003,0
525,0
1972
981,0
228,0
753,0
498,6
1997
1.109,0
286,0
823,0
513,8
1973
1.100,0
264,0
836,0
562,3
1998
1.100,0
222,0
878,0
446,4
1974
976,0
215,0
761,0
484,2
1999
1.095,0
200,0
895,0
480,9
1975
1.006,0
209,0
797,0
496,7
2000
1.129,0
255,0
874,0
442,3
1976
1.073,0
232,0
841,0
488,9
2001
1.121,0
238,0
883,0
493,9
1977
1.107,0
233,0
874,0
449,2
2002
1.201,0
257,0
944,0
474,0
1978
1.126,0
207,0
919,0
525,7
2003
917,0
234,0
683,0
419,4
1979
1.169,0
247,0
922,0
520,8
2004
1.104,0
186,0
918,0
390,9
1980
1.181,0
221,0
960,0
472,4
2005
952,0
158,0
794,0
373,9
1981
1.106,0
239,0
867,0
563,6
Hmax
1.413,0
1982
1.106,0
236,0
870,0
508,4
Hmin
154,0
1983
1.207,0
19,0
1.188,0
509,5
1984
1.048,0
246,0
802,0
535,3
1985
1.196,0
276,0
920,0
522,6
Bảng 1.9: Thống kê mực nước Hmax, Hmin, Htb trạm Hưng Yên (1956-2003)
Thời kỳ trớc khi có hồ Hoà Bình
Thời kỳ sau khi có hồ Hoà Bình
Năm
Hmax (cm)
Hmin (cm)
DH (cm)
Htb (cm)
Năm
Hmax (cm)
Hmin (cm)
DH (cm)
Htb (cm)
1956
636,0
40,0
596,0
249,7
1986
763,0
46,0
717,0
279,9
1957
602,0
60,0
542,0
221,3
1987
611,0
53,0
558,0
233,3
1958
609,0
40,0
569,0
215,1
1988
610,0
54,0
556,0
231,5
1959
615,0
46,0
569,0
245,0
1989
614,0
50,0
564,0
233,2
1960
600,0
22,0
578,0
212,6
1990
735,0
68,0
667,0
288,7
1961
660,0
54,0
606,0
248,8
1991
710,0
65,0
645,0
246,8
1962
589,0
42,0
547,0
225,1
1992
713,0
71,0
642,0
214,4
1963
564,0
33,0
531,0
202,4
1993
594,0
83,0
511,0
231,3
1964
695,0
52,0
643,0
252,7
1994
677,0
79,0
598,0
275,4
1965
547,0
58,0
489,0
231,5
1995
721,0
86,0
635,0
259,0
1966
697,0
36,0
661,0
257,3
1996
786,0
66,0
720,0
278,8
1967
627,0
27,0
600,0
201,4
1997
696,0
87,0
609,0
264,8
1968
701,0
56,0
645,0
260,1
1998
682,0
58,0
624,0
220,9
1969
776,0
35,0
741,0
221,2
1999
683,0
42,0
641,0
254,5
1970
702,0
46,0
656,0
254,5
2000
696,0
83,0
613,0
225,2
1971
856,0
50,0
806,0
288,9
2001
707,0
69,0
638,0
257,3
1972
583,0
51,0
532,0
253,7
2002
766,0
63,0
703,0
245,8
1973
665,0
77,0
588,0
300,7
2003
575,0
62,0
513,0
210,4
1974
582,0
75,0
507,0
264,4
Hmax
856,0
1975
610,0
70,0
540,0
269,2
Hmin
22,0
1976
643,0
75,0
568,0
258,3
1977
674,0
60,0
614,0
230,6
1978
690,0
62,0
628,0
292,0
1979
717,0
66,0
651,0
260,8
1980
728,0
36,0
692,0
235,1
1981
674,0
70,0
604,0
299,0
1982
692,0
78,0
614,0
279,8
1983
734,0
68,0
666,0
246,1
1984
626,0
38,0
588,0
261,9
1985
738,0
68,0
670,0
258,0
Như vậy vào mùa lũ và mùa nước trung thì diễn biến lòng sông và khả năng biến hình lòng sông là rất lớn.
Mực nước cao nhất Hmax thường tập trung vào ba tháng VII, VIII, IX của các năm, tương ứng với sự xuất hiện của các đỉnh lũ cao nhất trong năm.
Mực nước nhỏ nhất Hmin thường xảy ra vào các tháng cuối trong mùa kiệt từ tháng III đến tháng V. Thời kỳ này lượng nước sông chủ yếu được cung cấp bởi lượng nước ngầm trong mùa lũ, một số mực nước điển hình:
Trạm Hà Nội: Hmax = 1.431 cm, ngày 22/8/1971
Hmin = 154 cm, ngày 03/7/1967
Trạm Hưng Yên: Hmax = 865 cm, ngày 22/8/1971
Hmin = 22 cm, ngày 10/5/1960
Qua đường quá trình mực nước ta nhận thấy:
Trước khi có sự điều tiết của hồ Hoà Bình thì mực nước lớn nhất và mực nước nhỏ nhất có sự dao động rất lớn, chênh lệch giữa Hmax và Hmin lớn, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến chế độ dòng chảy và diễn biến của dòng sông. Sau khi hồ Hoà Bình đi vào hoạt động thì mực nước trong mùa lũ và mùa kiệt ít biến động và điều hoà hơn. Hmax trong mùa lũ giảm xuống nhưng mực nước cao duy trì trong thời gian dài làm cho quá trình diễn biến dòng sông diễn ra mạnh mẽ hơn. Còn trong mùa kiệt mực nước cao hơn trước do có sự điều tiết của hồ Hoà Bình làm tình hình thiếu nước trong nông nghiệp được giải quyết.
4.4.1.b. Đặc trưng lưu lượng:
Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua tiết diện ngang nào đó trong một đơn vị thời gian được tính bằng m3/s. Nó là đặc trưng cơ bản của dòng chảy và có quan hệ mật thiết với các yếu tố khác của dòng chảy.
Q = U*S
Trong đó: Q: Lưu lượng nước (m3/s)
U: Lưu tốc dòng chảy (m/s)
S: Diện tích mặt cắt ngang (km2, m2)
Sự biến đổi của lưu lượng đồng nghĩa với việc diễn biến dòng chảy trên sông diễn ra theo chiều hướng phức tạp làm cho công việc phòng chống lũ lụt gặp rất nhiều khó khăn, gây cản trở cho giao thông thuỷ, lấy nước tưới cho nông nghiệp, công nghiệp, đe doạ đến sinh hoạt và tính mạng của nhân dân sống hai bên bờ._. sông. Đồng thời sự biến đổi này gây ra sự biến hình lòng sông rất mạnh, nếu lưu lượng lớn thì khả năng mang bùn cát của dòng nước càng lớn, quá trình diễn biến lòng sông càng mạnh và ngược lại.
Để nghiên cứu sự thay đổi của dòng chảy theo thời gian, sự dao động của lưu lượng, ta thống kê các trị số đặc trưng lưu lượng để so sánh quá trình dòng chảy trên sông, kết quả được ghi ở bảng sau:
Bảng 1.10: Thống kê lưu lượng trạm Hà Nội (1956-2004) (m3/s)
Thời kỳ trớc khi có hồ Hoà Bình
Thời kỳ sau khi có hồ Hoà Bình
Năm
Qmax
Qmin
DQ
Qtb
Năm
Qmax
Qmin
DQ
Qtb
1956
11.000
536
10.464
2.876
1986
14.600
594
14.006
3.076
1957
10.700
575
10.125
2.404
1987
8.330
529
7.801
2.117
1958
10.100
509
9.591
2.446
1988
8.360
486
7.874
2.090
1959
11.900
570
11.330
2.702
1989
9.100
448
8.652
1.969
1960
10.500
350
10.150
2.506
1990
12.500
650
11.850
3.080
1961
12.500
746
11.754
2.888
1991
11.000
573
10.427
2.354
1962
8.630
672
7.958
2.488
1992
12.900
632
12.268
1.996
1963
8.160
482
7.678
2.241
1993
7.330
825
6.505
2.138
1964
14.100
720
13.380
2.865
1994
10.600
835
9.765
2.824
1965
9.500
580
8.920
2.391
1995
13.500
824
12.676
2.853
1966
13.500
485
13.015
2.986
1996
14.800
870
13.930
3.088
1967
11.000
525
10.475
2.150
1997
12.100
960
11.140
2.900
1968
16.400
701
15.699
3.038
1998
12.100
668
11.432
2.476
1969
17.800
500
17.300
2.516
1999
11.900
540
11.360
2.867
1970
14.600
552
14.048
2.891
2000
12.800
880
11.920
2.331
1971
22.200
575
21.625
3.490
2001
12.200
831
11.369
2.723
1972
9.240
469
8.771
2.539
2002
13.100
793
12.307
2.684
1973
11.500
708
10.792
3.213
2003
8.160
710
7.450
2.206
1974
8.230
728
7.502
2.634
2004
11.500
656
10.844
2.232
1975
9.020
620
8.400
2.658
1976
9.670
676
8.994
2.543
1977
10.700
698
10.002
2.219
1978
12.200
587
11.613
3.170
1979
14.300
588
13.712
2.839
1980
15.100
417
14.683
2.484
1981
12.200
692
11.508
3.264
1982
11.100
555
10.545
2.721
1983
12.400
533
11.867
2.584
1984
10.000
594
9.406
2.872
1985
13.700
909
12.791
2.870
Đối với dòng chảy trên sông Hồng được phân làm hai mùa rõ rệt, đó là mùa lũ và mùa kiệt. Việc phân mùa dòng chảy trên sông Hồng ta có thể dựa vào chỉ tiêu vượt trung bình, mùa lũ là những tháng có lưu lượng bình quân tháng vượt quá 8% so với lưu lượng bình quân năm và tần suất xuất hiện trên 50%.
Bảng 1.11: Phân mùa dòng chảy trạm Hà Nội thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình (1956-1985) (m3/s)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
TB
năm
1956
853
724
607
706
2.320
5.230
5.910
8.810
4.790
2.220
1.390
956
2.876
1957
839
680
698
1.080
1.020
4.700
6.930
4.390
3.190
2.850
1.460
1.010
2.404
1958
825
936
645
577
784
2.290
5.610
7.420
4.920
2.660
1.580
1.110
2.446
1959
809
694
959
1.070
1.940
4.080
4.850
7.550
4.760
2.900
1.700
1.110
2.702
1960
907
828
648
482
712
2.770
5.720
6.880
5.310
2.820
1.620
1.380
2.506
1961
962
950
992
1.170
1.100
4.190
3.800
8.460
4.910
3.780
2.540
1.670
2.877
1962
1.480
988
773
822
1.300
4.880
5.760
5.630
3.370
2.480
1.350
917
2.479
1963
757
669
669
610
700
1.650
4.520
5.420
3.420
2.930
3.760
1.650
2.230
1964
1.110
912
798
956
1.510
3.960
7.260
5.870
4.380
3.940
2.090
1.470
2.855
1965
991
814
681
1.010
1.130
3.890
5.240
4.150
2.580
3.060
3.340
1.690
2.381
1966
1.100
839
605
687
830
4.460
8.350
6.260
5.820
3.370
2.090
1.260
2.973
1967
1.050
883
721
786
1.140
2.060
3.510
6.050
3.950
2.450
1.740
1.330
2.139
1968
1.140
954
916
1.190
1.530
3.130
6.950
7.330
5.640
3.610
2.620
1.340
3.029
1969
937
739
627
672
1.090
2.230
4.300
10.400
4.000
2.100
1.910
1.030
2.503
1970
880
831
611
840
2.170
3.410
8.880
6.420
4.710
2.260
1.480
1.960
2.871
1971
1.000
921
677
891
1.660
4.300
7.930
11.800
5.770
3.230
2.120
1.270
3.464
1972
1.080
877
681
910
1.460
2.760
4.950
5.420
4.510
3.430
2.300
2.000
2.532
1973
1.130
971
1.180
1.120
2.210
4.250
6.230
7.380
6.780
3.230
2.440
1.490
3.201
1974
1.090
968
816
891
1.340
3.500
5.360
5.140
5.640
3.470
2.010
1.280
2.625
1975
1.180
821
721
1.240
2.130
5.740
4.720
4.460
4.870
2.630
2.050
1.280
2.654
1976
1.020
1.170
825
1.040
2.260
3.360
4.060
6.360
3.980
2.510
2.540
1.340
2.539
1977
1.050
929
765
957
1.160
1.520
6.070
5.780
3.030
2.390
1.690
1.110
2.204
1978
1.140
798
755
715
2.470
5.470
5.970
6.410
6.650
4.090
2.030
1.380
3.157
1979
1.100
1.020
789
790
1.310
3.370
4.850
7.270
8.030
2.700
1.610
1.160
2.833
1980
995
979
623
616
1.120
1.630
6.230
7.210
5.530
2.430
1.310
1.020
2.474
1981
977
875
823
1.370
2.820
4.430
5.680
7.370
5.550
4.080
3.310
1.720
3.250
1982
1.200
987
658
1.130
779
2.200
4.190
7.880
5.430
4.080
2.470
1.490
2.708
1983
1.020
842
1.010
731
1.080
1.750
2.420
6.290
6.100
4.300
3.660
1.700
2.575
1984
1.380
934
700
754
1.890
4.610
7.010
4.840
4.680
4.110
2.170
1.290
2.864
1985
1.100
1.020
990
1.160
1.430
3.410
4.570
5.220
7.350
2.930
3.380
1.840
2.867
Bảng 1.12: Phân mùa dòng chảy trạm Hà Nội thời kỳ sau khi có hồ Hoà Bình (1986-2004) (m3/s)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
TB
năm
1986
1.140
860
711
1.320
2.470
3.910
6.880
6.580
5.130
4.130
2.170
1.410
3.059
1987
1.170
972
750
715
812
1.690
3.790
4.870
4.180
3.050
2.070
1.240
2.109
1988
828
778
641
558
1.600
1.560
4.490
5.020
5.200
2.650
1.020
656
2.083
1989
619
582
651
726
1.150
4.490
5.040
2.660
2.350
2.800
1.500
954
1.960
1990
786
828
1.280
1.640
2.620
6.550
9.560
4.740
2.600
3.060
1.990
1.100
3.063
1991
886
824
798
659
930
3.330
6.730
6.020
2.380
2.530
1.830
1.150
2.339
1992
971
862
878
871
1.190
3.580
6.770
3.090
1.750
1.720
1.150
1.040
1.989
1993
1.030
1.090
976
1.030
1.510
2.250
4.650
5.130
3.420
1.880
1.500
1.090
2.130
1994
961
956
1.010
1.250
1.700
3.880
7.120
5.560
3.910
4.080
1.680
1.660
2.814
1995
1.240
1.200
1.290
1.120
1.230
2.780
6.810
8.420
4.090
2.670
1.900
1.330
2.840
1996
1.050
997
1.220
1.570
2.380
3.560
6.890
8.830
3.780
2.630
2.740
1.270
3.076
1997
1.150
1.120
1.390
2.380
1.880
1.770
7.450
6.120
4.260
4.130
1.690
1.230
2.881
1998
984
978
948
1.340
1.310
3.590
8.910
5.280
2.690
1.500
1.190
828
2.462
1999
837
730
871
1.160
1.860
3.700
6.590
5.520
5.390
2.810
3.300
1.490
2.855
2000
1.180
1.090
1.190
1.300
1.700
3.220
5.790
4.900
2.360
2.690
1.380
1.050
2.321
2001
928
926
1.080
1.060
1.910
5.020
7.320
5.760
2.580
2.160
2.580
1.150
2.706
2002
955
1.020
1.060
1.070
2.510
4.220
5.880
8.840
2.330
1.620
1.340
1.130
2.665
2003
1.390
1.010
1.180
1.130
1.640
2.440
5.040
4.350
4.240
1.860
1.140
939
2.197
2004
892
1.010
964
13.400
2.680
3.210
5.110
4.310
3.250
1.720
1.230
989
3.230
Dựa vào chỉ tiêu trên ta có thể nhận thấy:
- Thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình thì mùa lũ trên sông Hồng xuất hiện từ tháng VI đến tháng X, mùa kiệt xuất hiện từ tháng XI năm trước đến tháng V năm sau.
- Thời kỳ sau khi có hồ Hoà Bình, do có sự điều tiết của hồ nên phân mùa dòng chảy năm có sự thay đổi đó là mùa lũ xuất hiện từ tháng VI đến tháng IX, mùa kiệt xuất hiện từ tháng X năm trước đến tháng V năm sau.
Phân mùa dòng chảy sông Hồng:
Trạm Hà Nội
Mùa lũ (tháng)
Mùa kiệt (tháng)
Trước khi có hồ Hoà Bình
VI - X
XI -V
Sau khi có hồ Hoà Bình
VI -IX
X -V
4.4.2. Dòng chảy lũ:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thành dòng chảy lũ có thể phân thành 2 loại chính sau: Yếu tố khí tượng (chủ yếu là yếu tố mưa rào) và yếu tố mặt đệm.
- Yếu tố mưa rào quyết định nguồn cung cấp dòng chảy khi xét yếu tố này cần đề cập đến các đặc trưng chủ yếu: lượng mưa trong thời đoạn thiết kế ứng với tần xuất nào đó (cường độ mưa bình quân lớn nhất) trong thời đoạn đó. Việc khảo sát đặc trưng này nhằm để tính lớp nước mưa bình quân lớn nhất trên lưu vực.
- Yếu tố mặt đệm quyết định quá trình tổn thất và quá trình tập trung dòng chảy, các yếu tố mặt đệm bao gồm : Diện tích, hình dạng lưu vực, chiều dài lòng sông chính, độ dốc mặt nước, sườn dốc, độ nhám lòng sông và khả năng them trên lưu vực (rừng, hồ, ao, đầm lầy, trình độ thâm canh trên lưu vực).
Lũ trên sông Hồng là sản phẩm của mưa rào nhiệt đồng thời lại chịu tác động của địa hình lưu vực dốc, thung lũng sông hẹp nên thời gian lũ lên khá nhanh chỉ từ 3 đên 5 ngày là đạt đỉnh lũ, thời gian xuống là 5 đến 7 ngày.
Lũ ở hạ lưu sông Hồng là tổ hợp lũ của sông Đà, sông Thao, sông Lô. Tổ hợp này rất phức tạp, nó mang tính ngẫu nhiên và không tuân theo một quy luật nào. Trong đó tỷ lệ lượng lũ của sông Đà là lớn nhất, trung bình nhiều năm là 49% lượng lũ tại Sơn Tây, năm cao nhất là 68.5%, thấp nhất là 37.5%.
Tại Hà Nội, lũ lớn thường xuất hiện vào các tháng từ tháng VII đến tháng IX với lưu lượng đỉnh lũ từ 9.000 m3/s đến 13.000 m3/s (đặc biệt trận lũ ngày 20/8/1971, Qlũmax = 22.000 m3/s).
4.4.3. Dòng chảy kiệt:
Mùa kiệt trên sông Hồng tại đoạn sông từ Hà Nội đến Hưng Yên xuất hiện từ tháng XI năm trước đến tháng V năm sau (Thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình), từ tháng X năm trước đến tháng V năm sau (Thời kỳ sau khi có hồ Hoà Bình). Thời kỳ kiệt nhất thường xuất hiện vào các tháng I, II, III, IV,V với lưu lượng nhỏ nhất đo được tại trạm Hà Nội Qkmin = 350 m3/s (ngày 31/5/1960).
4.4.4. Chế độ bùn cát:
Để nghiên cứu diễn biến lòng sông, ngoài sự hiểu biết về dòng chảy thì cần phải có những tài liệu về lòng sông và các chất mà dòng chảy mang theo. Chúng ta thường gọi những chất tạo thành lòng sông là bùn cát. Bùn cát trong sông tồn tại dưới dạng các hạt có kích thước rất khác nhau và có trọng lượng riêng lớn hơn nước.
Bùn cát trong sông hình thành chủ yếu là do sự xói mòn bề mặt lưu vực, khi mưa xuống làm phá vỡ thế ổn định các hạt vật chất, các hạt này bị cuốn trôi theo dòng chảy xuống lòng sông. Một phần lớn các vật chất nổi lơ lửng trôi theo dòng chảy gọi là bùn cát lơ lửng số còn lại bị chìm xuông đáy hay gần đáy sông chuyển động với hình thức di đẩy gọi là bùn cát đáy.
Theo tài liệu địa chất thì đay lòng sông là cát với d69 = 0.13 – 0.15mm, đường kính trung bình hạt lơ lửng chuyển qua sông ứng với lưu lượng tạo lòng d50 = 0.12mm.
4.4.4.a. Phân bố bùn cát trên sông:
Để nghiên cứu diễn biến bùn cát trên mặt cắt ngang thì cần phải có đủ số liệu đo đạc thuỷ văn về bùn cát trên mặt cắt ngang. Nhưng thực tế sồ liệu đo đạc tại trạm Hà Nội, Hưng Yên ít nên không đưa ra được sự phân bố bùn cát theo mặt cắt ngang có ảnh hưởng đến sự thay đổi và biến hình của lòng dẫn như thế nào ở đây tôi xin đưa ra một số nhận xét sau :
- Theo mùa: vào các tháng mùa lũ thì lượng bùn cát trên sông lớn, các tháng về mùa kiệt thì lượng bùn cát trên sông nhỏ. Các tháng xuất hiện lượng bùn cát lớn là các tháng VI, VII, VIII, IX, còn các tháng xuất hiện lượng bùn cát nhỏ là các tháng I, II, III chênh lệch giữa trị số lớn nhất và nhỏ nhất là rất lớn. Điều đó chứng tỏ rằng sự phân bố bùn cát trên sông là theo mùa.
4.4.4.b. Lưu lượng bùn cát trên sông:
Lưu lượng bùn cát (R): Là lượng bùn cát qua mặt cắt trong một đơn vị thời gian, đơn vị : kg/s, tấn/s
Công thức tính lưu lượng bùn cát trung bình tháng trong năm
Rj = (1-4)
- Rj : lưu lượng bùn cát tháng thứ j (kg/s)
- Qi(k,i) : lưu lượng ngày i trong tháng J năm thứ k (m3/s)
- (k,i) :độ đục ngày i trong tháng J năm thứ k (g/m3)
- n: số ngày trong tháng j
Từ số liệu hàm lượng bùn cát bình quân năm trạm Hà Nội ta có bảng sau:
Bảng1.13: Bảng hàm lượng bùn cát bình quân năm trạm Hà Nội
Thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình
Thời kỳ sau khi có hồ Hoà Bình
Năm
RTB (kg/s)
Năm
RTB (kg/s)
1961
2690
1986
3660
1962
1910
1987
1470
1963
1320
1988
1020
1964
2310
1989
1020
1965
1740
1990
2160
1966
-
1991
1610
1967
1980
1992
890
1968
3580
1993
1060
1969
2270
1994
1760
1970
2740
1995
1510
1971
4080
1996
1680
1972
2530
1997
1680
1973
2740
1998
1494
1974
2530
1999
2550
1975
2170
2000
1700
1976
2300
2001
2610
1977
2040
2002
1780
1978
2180
2003
1300
1979
1840
2004
1310
1980
1440
2005
776
1981
2560
1982
1800
1983
2080
1984
1730
1985
2230
Rbq-1
2283
Rbq-2
1652
Từ những kết quả trên ta có nhận xét sau: Do có sự điều tiết của hồ Hoà Bình mà lưu lượng bùn cát phía hạ lưu sông Hồng đã giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên do tài liệu thu thập được chỉ là hàm lượng bùn cát bình quân năm nên kết quả trên không phản ánh được sự thay đổi hàm lượng bùn cát theo mùa trên sông Hồng.
Chương II
Quan hệ hình thái và đặc điểm diễn biến của đoạn sông nghiên cứu.
Một trong những công việc quan trọng trong công tác chỉnh trị sông là việc xác định và tính toán các đặc trưng hình thái sông ngòi, sự thay đổi của các đặc trưng hình thái theo thời gian.
Hình thái dòng sông bao gồm : Hình thái mặt bằng của mặt cắt ngang, mặt cắt dọc sông. Giữa các yếu tố đặc trưng cho hình dạng lòng sông và các yếu tố thuỷ văn, thuỷ lực như: Chiều rộng, chiều sâu, lưu lượng, độ dốc, đường kính hạt có quan hệ nhất định với nhau cũng ảnh hưởng đến hình thái sông ngòi.
Nếu chế độ dòng nước thay đổi và bùn cát trong sông thay đổi, sự cân bằng về động lực bị phá vỡ thì kết cấu hình dạng sông cũng thay đổi sang một hình dạng mới.
Hình thái dòng sông hoàn toàn được quyết định bởi sự tương tác giữa dòng nước và lòng sông. Nhưng vì diễn biến lòng sông là rất phức tạp nên khó có thể dùng phương trình toán học để giải quyết, từ thực tế đó ta có thể dùng phương pháp phân tích, chỉnh lý số liệu thực tế để tìm quan hệ hình dạng sông.
I. Tóm tắt đặc điểm đoạn sông nghiên cứu.
I.1. Vị trí và hiện trạng thế sông:
Như chúng ta đã biết, quá trình diễn biến dòng sông là kết quả của quá trình tác động tương hỗ giữa dòng chảy và lòng dẫn. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sựu biến đổi về lòng dẫn và dòng chảy đoạn sông Hồng qua bãi Lam Sơn hiện nay là:
- Về tổng thể, sau khi có hồ Hoà Bình điều tiết thì chế độ phân bố lưu lượng, mực nước, bùn cát lơ lửng ở hạ lưu có sự thay đổi.
- Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đên trao đổi đoạn sông khu vực bãi Lam Sơn là sự biến đổi dòng chảy và lòng dẫn của đoạn sông ở thượng lưu gần tiếp liền kề trên nó, đó là đoạn Nghi Xuyên – Quang Lãng – Phú Hùng Cường, nhất là đoạn sạt lở khu vực Phú Hùng Cường và hạ lưu chỗ mỏ hàn đã được lập dự án nhưng chưa được xây dựng đã góp phần tạo nên hiện tượng sạt lở mạnh ở bãi Lam Sơn như hiện nay.
- Nhân tố tiếp theo là do địa hình sông Hồng chảy qua khu vực nghiên cứu có nhiều đoạn sông cong và nhất là sau khi thi công cầu Yên Lệnh, các trụ cầu bê tông cũng làm cản trở và thay đổi dòng chảy gây ra hiện tượng sạt lở rất nghiêm trọng khu vực bãi Lam Sơn.
I.2. Phân tích nguyên nhân xói lở, diễn biến lòng dẫn của đoạn sông Hồng qua bãi Lam Sơn và ảnh hưởng sự biến đổi từ thượng lưu.
Cách cầu Yên Lệnh về phía thượng lưu là Quang Lãng. Trước năm 1969, lòng sông phía thượng lưu Quang Lãng chia thành 2 nhánh men theo hai phía của bãi Chim, trong đó nhánh phải là nhánh chính. Trong màu lũ năm 1969 có hiện tượng đổi dòng, nhánh chính đột ngột chuyển sang trái (chảy giữa bãi Chim và bãi Đức Hợp) đã gây ra sự cố đê Quang Lãng vào tháng 8/1969.
Hạ lưu Quang Lãng là nhánh Ngọc Đồng – Cao Xá - Phú Hùng Cường cũng chia làm 2 nhánh: Nhánh trái Ngọc Đồng – Cao Xá là nhánh chính, khá cong, đáy sông khá sâu; nhánh phải Phú Hùng Cường là nhánh phụ, đáy sông khá nông. Trước năm 1971, bờ lớn của nhánh thường bị xói mạnh, đáy sông bờ lõm ở cao trình -14.00m. Sự đổi dòng ở thượng lưu Quang Lãng năm 1969 đã ảnh hưởng dây chuyền xuống hạ lưu. Sau lũ lịch sử năm 1971 xuất hiện bãi bồi ở bờ trái Ngọc Đồng – Cao Xá vùng cửa vào. Lợi dụng xu thế này người ta tiếp tục cho thả các cụm cây gây bồi để đẩy nhanh tốc độ bồi lắng cửa vào Ngọc Đồng – Cao Xá với mong muốn chuyển bớt dòng chảy sang nhánh phải Phú Hùng Cường, giảm bớt sự uy hiếp tuyến kè Ngọc Đồng – Cao Xá.
Khi thấy cửa Ngọc Đồng – Cao Xá được bồi nhanh, đã hình thành chủ trương lấp nhánh này để tạo tuyến sông mới đi giữa bờ Hà Nam và bãi Phú Hùng Cường. Kết quả cửa vào nhánh trái được bồi cao dần, năm 1970 đáy sông sâu nhất ở nhánh này đo được ở cao trình -4.00m, năm 1980 ở cao trình +0.00m và năm 1989 phổ biến ở cao trình +4.00m. Tương tự thì cửa ra của nhánh cũng được bồi cao và thu hẹp dần.
Lòng sông nhánh Ngọc Đồng – Cao Xá bồi cao đã dẫn nước sang nhánh phải Phú Hùng Cường, lòng sông nhánh này nhanh chóng được đào sâu, mở rộng. Năm 1970 đáy sông ở cao trình -1.00m, năm 1980 ở cao trình -6.00m, năm 1989 ở cao trình -7.40m và năm 1991 ở cao trình -11.90m. Tuy nhiên sau khi dòng chủ lưu chuyển nhánh Phú Hùng Cường thì bờ phải bãi này đã bị xói mạnh từ năm 1974, từ dạng bờ tương đối thẳng (năm 1970) đã trở thành bờ lõm của một đoạn sông cong như hiện nay. Bờ Phú Hùng Cường bị xói sâu vào trong khoảng 500-700m nên những năm qua Tỉnh đã phải xây dựng hệ thống mỏ hàn để ổn định bờ sông.
Mặt khác bãi Lam Sơn là sự nối dài của hệ thống mỏ hàn Phú Hùng Cường, khi hệ thống này chưa đủ sức để đẩy dòng chảy sang phía bờ đối diện Hà Nam do vậy phía hạ lưu khu vực Phú Hùng Cường là bãi Lam Sơn tiếp tục theo dòng chủ lưu ép sát mà gây ra hiện tượng sạt lở nghiêm trọng.
Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng xói lở bãi Lam Sơn là từ cấu tạo địa chất công trình. Trên toàn tuyến sông từ Phú Hùng Cường đến hết bãi Lam Sơn có cấu tạo địa chất phức tạp, không đồng nhất. Từ cao trình +1.00m trở lên có thể thấy những lớp đất thịt xen kẽ những thấu kính cát mịn. Qua quan sát thực địa có thể thấy rằng các điểm bị hư hỏng là các điểm có cấu tạo địa chất là các hạt cát mịn, không thể chống đỡ được lưu tốc dòng thấm ra khi nước sông hạ thấp và sóng do tàu thuyền đi lại trên sông dội vào.
Một nguyên nhân tiếp theo là diễn biến thực tế về quan hệ hình thái đoạn sông khu vực nghiên cứu. Nguyên nhân này sẽ được trình bày cụ thể ở tiếp theo (phần II) của chương này.
II. Quan hệ hình thái và đặc điểm diễn biến đoạn sông nghiên cứu.
II.1. Xác định lưu lượng tạo lòng.
1.1. Lưu lượng tạo lòng:
Hình dạng và kích thước lòng sông phụ thuộc vào lưu lượng nước chảy qua, do đó nó cũng thay đổi với sự thay đổi của lưu lượng nước. Nói cách khác, lưu lượng có vai trò quan trọng trong quá trình tạo lòng cũng như quá trình vận động của lòng sông. Dù cho lòng sông có cấu tạo bằng các hạt có kích thước khác nhau, dòng chảy có độ lớn nhỏ thế nào thì việc tạo lòng sông vẫn diễn ra dưới các hình thức khác nhau hoặc là chuyền tảI, hoặc là gây ra lắng đọng một số hạt bùn cát với kích thước tương ứng xuống lòng sông và kết quả là làm thay đổi hình dạng và kích thước lòng sông.
Lưu lượng tạo lòng là một loại lưu lượng nào đó có tác dụng rất lớn đến quá trình tạo lòng sông, cũng như diễn biến lòng sông. Tác dụng tạo lòng của nó trên cơ bản là bằng tác dụng tạo lòng tổng hợp của quá trình lưu lượng nhiều năm.
Về mùa kiệt dòng chảy trên sông được cung cấp chủ yếu là lượng nước ngầm được tích trữ của mùa mưa trên lưu vực, nên mực nước thấp, ít dao động, tốc độ và lưu lượng dòng chảy nhỏ. Tuy mùa kiệt có thời gian kéo dài nhưng tác dụng tạo lòng của nó là không đáng kể.
Trong mùa lũ, nước sông được cung cấp bởi lượng mưa, mực nước sông lên cao, dao động lớn, đặc biệt trong thời kỳ xuất hiện các con lũ lớn, xảy ra sự thay đổi hình dạng sông trên mặt bằng cũng như sự thay đổi mặt cắt lòng sông : trong đó sự xuất hiện các hố xói sâu, sự lắng đọng mạnh mẽ của bùn cát, sự uốn thẳng các đoạn cong, hiện tượng tràn các bãi bên và bãi lòng sông dẫn tới sự hình thành dòng chảy tràn bãi. Như vậy, tác dụng tạo lòng của nước lũ rất lớn nhưng thời gian tác dụng lại ngắn nên ảnh hưởng tới quá trình tạo lòng sông không lớn.
Cho nên lưu lượng tạo lòng sông không thể là lưu lượng nước kiệt, nhưng cũng không phải là lưu lượng lũ lớn nhất. Lưu lượng này chỉ có thể là lưu lượng lũ tương đối lớn, trong suốt thời gian gây ra diễn biến lòng sông, nhưng diễn biến này được tạo thành bởi một số cấp lưu lượng thực tế thay đổi trong thiên nhiên.
Do các điều kiện cục bộ về vị trí địa lý, về địa hình khác nhau nên quá trình và xu thế diễn biến của các đoạn sông cũng khác nhau. Điều đó có nghĩa là không thể sử dụng một lưu lượng tạo lòng nào đó cho nhiều đoạn khác nhau của một con sông hoặc cho nhiều con sông khác nhau. Mà lưu lượng tạo lòng được xác định cho từng đoạn sông có xu thế diễn biến nhất định.
1.2. Các phương pháp xác định lưu lượng tạo lòng:
Hiện nay có nhiều quan niệm và phương pháp khác nhau để tính lưu lượng tạo lòng. Do đó lưu lương tạo lòng mang tính chất quy ước và tuỳ theo mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra mà lựa chọn phương pháp tính thích hợp. Các phương pháp thường dùng trong tính toán lưu lượng tạo lòng gồm :
- Phương pháp ” lưu lượng tạo lòng tương đương’’ dùng chỉ tiêu cường độ thay đổi lòng sông của H.A. Raranhitxư
- Phương pháp tính lưu lượng tạo lòng dựa theo mực nước tạo lòng của Saphênát.
- Phương pháp tính lưu lượng tạo lòng của Makaveep.
- Phương pháp kinh nghiệm: chọn trị số QTL ứng với mực nước ngang bãi già ( bãi già là bãi sông mà có cây cối mọc lâu năm).
- Phương pháp tần suất: lấy lưu lượng tạo lòng ứng với tần suất 5%-10%
Trong các phương pháp trên thì phương pháp Makaveep là phổ biến nhất và đang được sử dụng nhiều còn các phương pháp khác chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm để tính toán khi không có đủ tài liệu thuỷ văn nhưng phương pháp kinh nghiệm cũng có thể làm cơ sở cho việc lựa chọn QTL hợp lý. Makaveep khẳng định rằng diễn biến lòng sông có liên quan chặt chẽ đến chuyển động của bùn cát. Mức chuyển động bùn cát càng lớn thì diễn biến lòng sông càng mạnh. Theo Makaveep mức chuyển cát phụ thuộc 3 yếu tố: Lưu lượng nước Q, tần suất xuất hiện của cấp lưu lượng ấy ưng với P, độ dốc mặt nước ứng với Q tức là tổ hợp PJQm trong đó ảnh hưởng của Q là chủ yếu nên m>1. Đối với vùng đồng bằng lòng sông là bùn cát thì m = 2, với lòng sông cuội sỏi thì m = 2.5 vậy khi tổ hợp PJQm đạt giá trị lớn nhất thì lưu lượng ứng với tổ hợp đó chính là lưu lượng tạo lòng.
1.3. Xác định lưu lượng tạo lòng bằng phương pháp Makaveep cho đoạn sông từ Hà Nội đến Hưng Yên:
Đoạn từ Hà Nội đến Hưng Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông Hồng, nên sự thay đổi của chế độ dòng chảy trên sông Hồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ dòng chảy, diễn biến dòng sông của khu vực nghiên cứu. Việc công trình xây dựng hồ Hoà Bình đi vào hoạt động đã làm thay đổi đáng kể đến chế độ dòng chảy, diễn biến lòng sông phía hạ lưu sông Hồng. Do đó việc xác định lưu lượng tạo lòng sông đoạn từ Hà Nội đến Hưng Yên được chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn trước khi có hồ Hoà Bình (từ năm 1985 trở về trước)
- Giai đoạn sau khi có Hồ Hoà Bình (từ năm 1986 đến nay)
*Tài liệu tính toán bao gồm:
Các đặc trưng
Trạm Hà Nội (năm)
Trạm Hưng Yên (năm)
Lưu lượng bq ngày Q(m3/s)
1956 - 2004
-
Mực nước bq ngày H (cm)
1961 - 2005
1956 - 2003
Độ đục bq tháng, năm (g/m3)
1957 - 2005
-
Lưu lượng bc bq năm R (kg/s)
1956 - 2005
-
1.4. Các bước tính toán:
1.4.1. Thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình:
Bước 1 : Chọn năm điển hình:
Từ tài liệu lưu lượng bình quân ngày Qngày (1956-1985) và độ đục bình quân tháng, năm năm (1957-1985) ta xác định các đặc trưng sau:
Độ đục bình quân nhiều năm nn=584 g/m3
Lưu lượng nước bình quân nhiều năm =2.721 m3/s
Chọn năm điển hình là năm có lưu lượng nước bình quân năm và độ đục bình quân năm gần với lưu lượng nước và độ đục bình quân nhiều năm. Từ chỉ tiêu chọn năm điển hình ta thấy năm 1982 có:
+Qnăm= 2.742 m3/s sai lệch so với là 21 m3/s
+ năm = 482 g/m3 sai lệch so với nn là 102 g/m3
Vậy ta chọn năm 1982 là năm điển hình.
Bước 2 : Xây dựng quan hệ Q~J.
Từ tài liệu mực nước bình quân ngày trạm Hà Nội và trạm Hưng Yên (chọn số liệu của các năm từ năm1981-1984) ta tính độ dốc theo công thức :
J = ( với LHưng Yên – Hà Nội = 60 km)
Từ công thức trên ta có bảng tính toán độ dốc sau:
Bảng 2.1: Bảng tính toán độ dốc giữa trạm Hà Nội và trạm Hưng Yên thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình (số liệu năm 1980 – 1984)
Năm
Tháng
Mực nước bq tháng (cm)
J *10-5
Lưu lượng BQ tháng Q (m3/s)
Trạm Hà Nội
Trạm Hưng Yên
1980
1
307,7
101,00
3,44481
995,0
2
303,5
99,00
3,40833
979,0
3
258,8
77,00
3,03074
623,0
4
263,0
80,00
3,05038
616,0
5
347,1
129,00
3,63537
1120,0
6
421,9
176,00
4,09781
1630,0
7
803,5
478,00
5,42491
6230,0
8
911,2
576,00
5,58694
7210,0
9
814,4
502,00
5,20610
5530,0
10
543,0
286,00
4,28324
2430,0
11
376,5
182,00
3,24095
1310,0
12
317,8
135,00
3,04731
1020,0
1981
1
311,4
128,00
3,05620
977,0
2
288,4
115,00
2,88929
875,0
3
271,4
105,00
2,77278
823,0
4
380,0
167,00
3,55067
1370,0
5
519,6
275,00
4,07667
2820,0
6
707,1
414,00
4,88486
4430,0
7
805,5
485,00
5,34241
5680,0
8
936,0
562,00
6,23407
7370,0
9
817,6
469,00
5,81076
5550,0
10
672,3
357,00
5,25519
4080,0
11
610,5
314,00
4,94095
3310,0
12
443,2
197,00
4,10343
1720,0
1982
1
343,5
145,00
3,30806
1200,0
2
317,4
131,00
3,10714
987,0
3
263,4
110,00
2,55645
658,0
4
332,6
149,00
3,06000
1130,0
5
284,8
127,00
2,62957
779,0
6
508,0
283,00
3,75056
2200,0
7
701,2
432,00
4,48602
4190,0
8
933,4
583,00
5,83978
7880,0
9
798,0
491,00
5,11722
5430,0
10
677,1
405,00
4,53495
4080,0
11
507,6
289,00
3,64389
2470,0
12
418,6
213,00
3,42742
1490,0
1983
1
363,0
148,00
3,58370
1020,0
2
327,8
123,00
3,41364
842,0
3
345,6
140,00
3,42639
1010,0
4
275,6
103,00
2,87667
731,0
5
334,6
133,00
3,36000
1080,0
6
458,3
183,00
4,58771
1750,0
7
514,8
213,00
5,03019
2420,0
8
860,6
500,00
6,00926
6290,0
9
853,4
504,00
5,82390
6100,0
10
692,7
379,00
5,22898
4300,0
11
634,8
334,00
5,01390
3660,0
12
452,8
193,00
4,33037
1700,0
1984
1
402,1
155,00
4,11824
1380,0
2
326,1
111,00
3,58539
934,0
3
273,6
82,00
3,19259
700,0
4
285,5
87,00
3,30867
754,0
5
448,3
193,00
4,25481
1890,0
6
731,5
401,00
5,50752
4610,0
7
904,2
524,00
6,33630
7010,0
8
748,1
419,00
5,48463
4840,0
9
738,8
405,00
5,56257
4680,0
10
698,3
382,00
5,27148
4110,0
11
499,9
237,00
4,38162
2170,0
12
367,3
147,00
3,67204
1290,0
Từ đường quan hệ Q~J, ta có phương trình tương quan:
J = 1,2602*Ln(Q) – 5,3885
Bước 3 : Phân cấp đường quá trình lưu lượng ( Q ~ t) của năm điển hình 1982
Do lưu lượng trên sông Hồng có sự chênh lệch lớn giữa mùa kiệt và mùa lũ, nên ta phân cấp ( Q ~t ) làm 40 cấp.
Bảng 2.2: Bảng tính toán lưu lượng tạo lòng trạm Hà Nội thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình (40 cấp)
Cấp
Qc
Số lần xh (ngày)
Qc tb
J(*10-5)
P (%)
P*J*Qm
3
556,00
61
687,80
2,85
0,1671
224.929,16
2
819,60
54
951,40
3,25
0,1479
435.739,85
3
1.083,20
42
1.215,00
3,56
0,1151
605.078,04
4
1.346,80
20
1.478,60
3,81
0,0548
456.360,32
5
1.610,40
9
1.742,20
4,02
0,0247
300.584,49
6
1.874,00
11
2.005,80
4,19
0,0301
508.491,23
7
2.137,60
11
2.269,40
4,35
0,0301
675.074,86
8
2.401,20
18
2.533,00
4,49
0,0493
1.420.012,24
9
2.664,80
15
2.796,60
4,61
0,0411
1.482.550,36
10
2.928,40
15
3.060,20
4,73
0,0411
1.818.890,79
11
3.192,00
11
3.323,80
4,83
0,0301
1.608.210,26
12
3.455,60
4
3.587,40
4,93
0,0110
694.804,09
13
3.719,20
3
3.851,00
5,02
0,0082
611.388,92
14
3.982,80
8
4.114,60
5,10
0,0219
1.892.166,72
15
4.246,40
5
4.378,20
5,18
0,0137
1.359.532,04
16
4.510,00
6
4.641,80
5,25
0,0164
1.859.896,97
17
4.773,60
8
4.905,40
5,32
0,0219
2.806.225,32
18
5.037,20
13
5.169,00
5,39
0,0356
5.126.146,15
19
5.300,80
6
5.432,60
5,45
0,0164
2.643.781,59
20
5.564,40
4
5.696,20
5,51
0,0110
1.958.944,11
21
5.828,00
7
5.959,80
5,57
0,0192
3.791.612,78
22
6.091,60
5
6.223,40
5,62
0,0137
2.982.103,99
23
6.355,20
4
6.487,00
5,67
0,0110
2.616.169,16
24
6.618,80
1
6.750,60
5,72
0,0027
714.543,35
25
6.882,40
1
7.014,20
5,77
0,0027
777.943,10
26
7.146,00
2
7.277,80
5,82
0,0055
1.688.519,85
27
7.409,60
2
7.541,40
5,86
0,0055
1.827.023,05
28
7.673,20
1
7.805,00
5,91
0,0027
985.714,98
29
7.936,80
3
8.068,60
5,95
0,0082
3.182.660,31
30
8.200,40
3
8.332,20
5,99
0,0082
3.417.128,52
31
8.464,00
2
8.595,80
6,03
0,0055
2.440.397,23
32
8.727,60
0
8.859,40
6,07
-
-
33
8.991,20
1
9.123,00
6,10
0,0027
1.391.568,63
34
9.254,80
1
9.386,60
6,14
0,0027
1.481.811,42
35
9.518,40
1
9.650,20
6,17
0,0027
1.575.111,11
36
9.782,00
2
9.913,80
6,21
0,0055
3.342.961,94
37
10.045,60
0
10.177,40
6,24
-
-
38
10.309,20
1
10.441,00
6,27
0,0027
1.873.482,61
39
10.572,80
2
10.704,60
6,30
0,0055
3.958.278,51
40
10.836,40
2
10.968,20
6,33
0,0055
4.175.831,68
41
11.100,00
365
Từ bảng 2.2 ta vẽ đường quan hệ Q~PJQm với m = 2, ứng với 40 cấp.
Từ đường quan hệ Q~PJQm ta có kết quả sau:
Qtlmax1
5.037 m3/s
Qtlmax2
5.830 m3/s
Qtlmax3
8200 m3/s
Bước 4: Kiểm tra kết quả tính toán theo phương pháp kinh nghiệm:
Để kiểm tra kết quả tính lưu lượng toạ lòng theo phương pháp Makaveep có chính xác hay không ta tính lưu lượng tạo lòng theo phương pháp đường tần suất (theo phương pháp kinh nghiệm).
Lấy số liệu lưu lượng màu lũ năm điển hình thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình (năm 1982) và vẽ đường tần suất lưu lượng mùa lũ, ta có kết quả sau:
P (%)
Qtl (m3/s)
5%
9.000
10%
7.800
Sau khi so sánh hai phương pháp, ta chọn lưu lượng tạo lòng thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình là QTL = 8.200 (m3/s).
1.4.2. Thời kỳ sau khi có hồ Hoà Bình:
Bước 1 : Chọn năm điển hình:
Từ tài liệu lưu l._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29419.doc