Phân tích & đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty Matexim

Đề tài Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại công ty matexim phần 1: cơ sở lý luận về công tác tổ chức và quản lý tiền lương trong doanh nghiệp I. tổng quan về tiền lương: Khái niệm tiền lương- Bản chất tiền lương: Khái niệm tiền lương: Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là một hàng hoá. Người lao động và sử dụng lao động (Nhà nước, doanh nghiệp...) Thực hiện trao đổi hàng hoá sức lao động thông qua một hợp đồng lao động. Sau một quá trì

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích & đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty Matexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh làm việc thuê cho chủ, người lao động được một khoản thu nhập có liên quan đến kết quả lao động của mình, gọi là lương hay thù lao - Trả công lao động. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho xã hội. Tiền lương dưới Chủ nghĩa Xã Hội là một bộ phận của thu nhập quốc dân được Nhà nước trả cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động mà người đó đã cống hiến cho xã hội. Tiền lương trong nền kinh tế thị trường được xem là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bản chất tiền lương: Bản chất tiền lương được nghiên cứu qua hai mặt kinh tế và xã hội như sau: Về mặt kinh tế: Tiền lương là phần đối trọng của sức lao động mà người lao động đã cung cấp cho người sử dụng lao động. Về mặt xã hội: Tiền lương là một khoản thu nhập của người lao động để bù đắp các nhu cầu tối thiểu của người lao động ở một thời điểm kinh tế nhất định. Khoản tiền đó phải được thoả thuận giữa người lao động và doanh nghiệp có tính đến mức lương tối thiểu giữa người lao động và doanh nghiệp. Mức lương tối thiểu là khoản tiền lương trả cho người lao động ở mức lương đơn giản nhất, không phải đào tạo, đủ để tái sản xuất sức lao động, cho họ và một phần cho gia đình họ. Chức năng- Mục đích- ý nghĩa của tiền lương: 2.1- Chức năng của tiền lương: Tiền lương là một phạm trù về kinh tế, nó phản ánh nhiều mối quan hệ về kinh tế trong việc tổ chức trả lương, trả công cho người lao động. Tiền lương có các chức năng cơ bản sau: Tiền lương phải đảm bảo được tái sản xuất sức lao động ( bao gồm cả tái sản xuất giản đơn tức là khôi phục lại sức lao động và tái sản xuất mở rộng tức là khôi phục lại sức lao động, vừa phải bồi dưỡng số lượng, chất lượng lao động). Điều này có nghĩa là: Với tiền lương, người lao động không chỉ sống đủ diều kiện sinh hoạt mà còn để nâng cao trình độ, nghiệp vụ để tăng năng suất lao động, gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể. Đồng thời tiền lương cũng là công cụ để tăng cường kỷ luật đối với người lao động. Cụ thể nó vừa mang tính khuyến khích, vừa mang tính ràng buộc, buộc người lao động phải chấp hành kỷ luật lao động đại công nghiệp của doanh nghiệp nếu không sẽ bị đào thải. Chức năng thanh toán của tiền lương: Dùng tiền lương để thanh toán các khoản chi tiêu phát sinh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, chức năng này giúp cho người lao động có quyền tự tính toán các khoản xem hết bao nhiêu và họ tự điề chỉnh, cân đối chi tiêu thế nào là hợp lý với số tiền mà họ nhận được khi kết thúc một quá trình lao động. Tiền lương là thước đo mức độ cống hiến của người lao động, chức năng này chính là sự biểu hiện quy luật phân phối theo lao động. Tiền lương giúp cho người lao động coi đó là những nhân tốt để lựa chọn việc làm xứng đáng với sự cống hiến của họ. 2.2- Mục đích của tiền lương: Tiền lương phải trở thành thu nhập chính của người lao động. Là công nhân ăn lương và tăng cường được chức năng đòn bẩy kinh tế của nó. Tiền lương phải kích thích được người lao động làm việc, tăng cường hiệu quả bộ máy Nhà nước, thực hiện điều tiết tiền lương, lập lại trật tự trong tiền lương, đảm bảo công bằng xã hội. Mức lương phải gắn với trình độ phát triển kinh tế với hiệu quả sản xuất kinh doanh, quan hệ cung cầu về lao động và sự biến động về giá cả và lạm phát. 2.3- ý nghĩa của tiền lương: Tiền lương có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp và người lao động. a) Đối với doanh nghiệp: - Tiền lương là một khoản chi phí bắt buộc, do đó muốn nâng cao lợi nhuận bà giá cả thành sản phẩm, doanh nghiệp phải biết quản lý và tiết kiệm chi phí tiền lương. - Tiền lương cao là một phương tiện rất hiệu quả thu hút lao động có tay nghề cao và tạo ra lòng trung thành của người nhân viên đối với doanh nghiệp. - Tiền lương còn là một phương tiện kích thích và động viên người lao động rất có hiệu quả (nhờ chức năng đòn bẩy kinh tế) tạo nên sự thành công và hình ảnh đẹp của doanh nghiệp trên thị trường. b) Đối với người lao động: - Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu của người lao động, là phương tiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của người lao động cũng như gia đình họ. - Tiền lương ở một mức độ nào đó là một bằng chứng cụ thể thể hiện giá trị của người lao động, thể hiện uy tín và địa vị của người này trong xã hội và trong gia đình của họ từ đó người ta có thể tự đánh giá được giá trị của bản thân mình và có quyền tự hào khi có tiền lương cao. - Tiền lương cũng còn là một phương tiện để đánh giá lại mức độ đối xử của chủ doanh nghiệp đối với người lao động đã bỏ sức lao đồng ra cho doanh nghiệp. 3- Nguyên tắc chung của tiền lương: Với nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, chế độ lương phải tuân thủ theo những yêu cầu có tính nguyên tắc sau: 3.1- Đảm bảo tính phù hợp của chế độ tiền lương với điều kiện kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Vấn đề tiền lương phải được đặt trong một tổng thể của quá trình đổi mới mọi mặt cùng vớ việc giải quyết cácc vấn đề tổ chức bộ máy quản lý tổ chức lao động. Phải dựa trên định hướng phát triển kinh tế xã hội có tính chất chiến lược của đất nước. Tốc độ tăng tiền lương bình quân phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động xã hội. Có như vậy thì mới có khả năng tích luỹ tái sản xuất mở rộng. 3.2- Đảm bảo quan hệ hợp lý giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa sản xuất và đời sống. Đồng thời đảm bảo tác dụng kích thích sản xuất của chế độ tiền lương. Nếu không có tích luỹ thì không thể có cơ sở vật chất để tái sản xuất mở rộng, nâng cao đời sống của người lao động. Ngược lại nếu chỉ chú ý đến tích luỹ mà giảm bớt tỷ lệ dành cho người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người lao động. Để có tỷ lệ hợp lý giưa tích luỹ và tiêu dùng đòi hỏi chúng ta phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa ba lợi ích: Nhà nước, tập thể và cá nhân. 3.3- Thực hiện nguyên tắc phân phố lao động và gắn hiệu quat của sản xuất kinh doanh. Tiền lương dựa trên cơ sở nguyên tắc phân phối theo lao động và tiền lương tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà mỗi người đóng góp. Lao động đó phải là lao động xã hội cần thiết và phải được xã hội chấp nhận thông pha thị trường. Nội dung của việc phân phối theo lao động chính là lấy lao động làm thước đo chung để đánh giá phần đóng góp cũng như xác định phần hưởng thụ của người lao động. Việc thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động đòi hỏi phải sửa đổi một sức lao động, khắc phục tính chất bình quân, xoá bỏ từng bước phần cung cấp còn lại trong chế độ tiền lương, áp dụng các hình thức trả lương gắn chặt với kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. 3.4- Chế độ tiền lương phải đảm bảo để người lao động có mức thu nhập thực tế đáp ứng được nhu cầu sản xuất mở rộng sức lao động. ở đây chế độ tiền lương phải được như một khoản đầu tư vào sản xuất cụ thể là đầu tư về lao động, nó vừa để tiêu dùng cá nhân, vừa là khoản vốn bỏ ra vào đầu tư sản xuất, đây cũng là yêu cầu thấp nhất của tiền lương. Tiền lương phải đảm bảo nuôi sống được người lao động, duy trì sức lao động và gia đình của họ phụ thuộc vào tiền lương mà họ nhận được từ việc làm. Nền sản xuất ngày càng phát triển, tích luỹ ngày càng phát triển và mở rộng thì tiền lương (tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế) đều có xu hướng ngày càng tăng và đời sống của người lao động càng được cải thiện không ngừng. Để đảm bảo thực hiện tốt chế độ tiền lương phải tiến hành định mức lao động, nhờ đó có thể xác định được sự đóng góp của mỗi người vào sản xuất của xã hội. Cùng với định mức lao động để trả công lao động đúng với mỗi loại công việc, ứng với trình độ lành nghề của người sản xuất với tính chất, điều kiện, đặc điểm của từng ngành kinh tế thì phải có chế độ tiền lương nhiều bậc được xác định căn cứ vào điều kiện thực tế và tuỳ từng thời kỳ cần phải chỉnh lại bậc lương và các tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi bậc lương khi điều kiện kinh tế phát triển và trình độ kỹ thuật của người lao động được nâng cao. Chế độ tiền lương phải được xây dựng đồng bộ với việc giải quyết các vấn đề tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức lao động và các vấn đề kinh tế xã hội khác. 4- Những nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương: - Năng suất lao động. - Khối lượng công việc. - Chất lượng công việc. - Chỉ số, giá trị cả hàng hoá và dịch vụ. - Khả năng bù đắp sức lao động. - Thị trường sức lao động. - Chính sách xã hội. Tiền lương của người lao động cao hay thấp tuỳ thuộc rất nhiều vào năng soất lao động của chính họ. Năng suất lao động tăng thì tiền lương tăng hoặc ngược lại. Nhưng mức độ tăng tiền lương phải chậm hơn mức độ tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó khối lượng và chất lượng công việc cũng có quan hệ tỷ lệ thuận với tiền lương. Nếu người lao động làm ra nhiều sản phẩm và chất lượng tốt sẽ làm tiền lương tăng cao, còn ra ít sản phẩm, chất lượng kém thì tiền lương sẽ giảm sút. Tiền lương còn ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành và lạm phát vì nếu tiền lương chiếm tỷ lệ cao trong giá thành thì dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Do đó khi tăng lương ta phải xét đến giá thành mà vẫn đảm bảo cho người lao động duy trì và tái sản xuất sức lao động và tiền lương phải trả phù hợp với giá cả sinh hoạt của xã hội hiện nay. Vì vậy phải tổ chức, điều hành sao cho có kế hoạch và hợp lý giữa các yếu tố ảnh hưởng để khi tăng lương mà hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đảm bảo. II. các chế độ tiền lương trong doanh nghiệp: 1- Các chế độ tiền lương trong doanh nghiệp: 1.1- Chế độ tiền lương cấp bậc: Tiền lương cấp bậc là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân, những người trực tiếp sản xuất. Để trả lương đúng phải căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động, số lượng lao động thể hiện ở mức hao phí thời gian để sản xuất ra sản phẩm, còn chất lượng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của công dân. Chất lượng lao động này được xác định theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. Chế độ lương cấp bậc này có nhược điểm là: Mức độ chênh lệch tiền lương giữa người mới vào nghề, người lâu năm, giàu kinh nghiệm là quá ít. Điều này khuyến khích nhân viên học hỏi nâng cao trình độ tay nghề, nâng cao chất lượng thực hiện tốt công việc. Bậc lương luôn cố định, hệ số lương cố định áp dụng thống nhất. Điều này không phù hợp trong cơ chế thị trường. Chế độ tiền lương cấp bậc gồm 3 yếu tố sau: + Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: Là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của người công nhân. Kiến thức lý thuyết, khả năng thực hành. + Thang, bảng lương công nhân: Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các công nhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ. Mỗi thang lương gồm có một số cấp bậc lương và các hệ số lương tương ứng. Hệ số lương chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó được trả lương cao hơn người lao động giản đơn nhất mấy lần. + Mức lương: Là số lượng tiền tệ để trả công lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với cấp bậc trong thang lương. Muốn trở thành một doanh nghiệp mạnh, có thể đứng vững trên thị trường và thu hút được tài năng của người lao động thì doanh nghiệp phải có một mức lương hợp lý. Người lao động phải có mức lương thoả đáng thì mới có được động cơ lao động đúng và khả năng lao động tốt. Vì nếu cùng một công việc như nhau mà nơi khác trả lương cao hơn sẽ dẫn dến tình trạng người có trình độ tay nghề cao hơn sẽ bỏ việc đi nơi khác dẫc đến sự mất cân đối trong lực lượng lao động của doanh nghiệp làm ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh đoanh của oanh nghiệp. Do đó mỗi doanh nghiệp cần so sánh đặc điểm, tính chất công việc và hiệu quẩn xuất của đơn vị mình với các doanh nghiệp khác để từ đó xây dựng một mức lương hợp lý trong doanh nghiệp. Mức lương được tính như sau: Li = Ltối thiểu x Ki Trong đó: Li: mức lương tháng bậc i Ltối thiểu: Mức lương tối thiểu Ki: Hệ số bậc lương i Mức lương tối thiểu là tiền lương phải trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong một tháng, là mức tiền thấp nhất để trả công lao động trong xã hội bắt buộc người sử dụng lao động không được trả lương thấp hơn mức đó. Mức lương tối thiểu phải đảm bảo các nhu cầu: Ăn, ngủ, mặc, đi lại, học hành và bảo hiểm xã hội... Mặt khác mức lương tối thiểu cần phải đạt các yêu cầu sau: + Phải đảm bảo đời sống tối thiểu của người lao động. + Phải đảm bảo được mối ràng buộc về kinh tế trong lĩnh vực sử dụng lao động, tăng cường trách nhiệm của các bên sử dụng lao dộng. + Lương tối thiểu là sự đảm bảo có tính pháp lý của Nhà nước đối với mọi ngành nghề, khu vực có tồn tại quan hệ lao động. Mức lương tối thiểu được nhà nước quy định theo từng thời kỳ, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước nhằm tái sản xuất mở rộng sức lao động cho người lao động. Ngoài tiền lương cơ bản người công nhân còn được tính thêm 7 loại phụ cấp lương: + Phụ cấp khu vực: áp dụng cho công nhân viên chức làm ở những nơi có điều kiện khí hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh đi lại khó khăn hồm 7 mức: 10%, 20%, 30%, 40%, 60%, 70% và 100% so với mức lương tối thiểu. + Phụ cấp độc hại: áp dụng đối với ngành nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm chưa xác định được thang lương: Gồm 4 mức: 10%, 20%, 30%, 40% so với mức lương tối thiểu. + Phụ cấp làm đêm: áp dụng dối với công nhân viên chức làm thêm giờ từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng gồm 2 mức: 1./ 30% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công nhân không thường xuyên đi làm đêm. 2./ 40% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công nhân thường xuyên đi làm đêm. + Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng dối với công nhân đòi hỏi trách nhiệm cao phải kiêm nhiệm quản lý không phụ thuộc vào chức vụ lãnh đạo. Phụ cấp trách nhiệm gồm 3 mức: 10%, 20%, 30%. + Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với công nhân viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, hải đảo, có cơ sở hạ tầng kém phát triển, điều kiện sinh hoạt khó khăn. Gồm 4 mức: 20%, 30%, 40%, 50% mức lương cấp bậc hay chức vụ. + Phụ cấp đắt đỏ: áp dụng đối với những nơi có chính sách sinh hoạt cao hơn chỉ số giá cả sinh hoạt bình quân chung của cả nước từ 10%. Gồm 5 mức: 10%, 15%, 20%, 25%, 30% so với mức lương tối thiểu. + Phụ cấp lưu động: áp dụng với một nghề hoặc công nhân thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Gồm 3 mức: 20%, 40%, 60% so với mức lương tối thiểu. Như vậy tiền lương tháng của người công nhân bằng mức lương tháng cộng với phụ cấp lương (nếu có). 1.2- Chế độ tiền lương chức vụ, chức danh: Chế dộ tièn lương này được áp dụng cho các cán bộ và nhân viên trong doanh nghiệp cũng nhu cầu trong cơ quan hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang trong khi họ đảm nhận các chức danh, chức vụ trong đơn vị của mình. Đặc điểm của chế độ tiền lương này là: + Mức lương được quy định cho từng chức vụ- Chức danh và mỗi chức danh, chức vụ đều quy định người đảm nhận nó phải có đủ các tiêu chuẩn bắt buộc về chính trị, văn hoá, chuyên môn đủ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. + Mức lương theo chức vụ có chú ý đến quy mô của từng đơn vị, tầm quan trọng của từng vị trí và nhiệm vụ của nó. + Cơ sở để xếp lương đối với viên chức Nhà nước là tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn: Đối với chức vụ quản lý doanh nghiệp là các tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp. Chế độ tiền lương theo chức danh cũng gồm 3 yếu tố sau: + Tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức và tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp. + Thang bảng lương. + Hệ số lương. Bảng hệ số lương chức danh Chức danh Hệ số lương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Chuyên viên cao cấp, kỹ sư cao cấp 2. Chuyên viên chính, kỹ sư chính 3. Chuyên viên, kỹ sư 4. Cán sự, kỹ thuật viên 5. Nhân viên, văn thư 6. Nhân viên phục vụ 4,57 3,26 1,78 1,46 1,22 1,0 4,86 3,54 2,02 1,58 1,13 1,09 5,15 3,82 2,26 1,70 1,40 1,18 5,44 4,10 2,50 1,82 1,49 1,27 4,38 2,74 1,94 1,58 1,36 4,66 2,98 2,06 1,67 1,45 3,23 2,18 1,76 1,54 3,48 2,30 1,85 1,63 2,42 1,94 1,72 2,55 2,03 1,81 2,68 2,12 1,90 2,81 2,21 1,99 Ngoài ra còn có khoản phụ cấp khác. Mức lương tháng của mỗi cán bộ và nhân viên được tính bằng cách lấy mức lương tối thiểu nhân với hệ số lương của mình và cộng với phụ cấp lương (nếu có). 2- Quỹ tiền lương - Phương pháp xác định quỹ tiền lương: 2.1- Quỹ tiền lương của doanh nghiệp: Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc (theo thời gian, theo sản phẩm) tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học, các loại tiền thưởng trong sản xuất, các khoản phụ cấp thường xuyên (Phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ). Về mặt hạch toán quỹ lương của doanh nghiệp dược chia làm 2 loại: - Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính đã quy định cho họ bao gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất. - Tiền lương là tiền lương trả cho người lao động trong những thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, học tập... tiền trong thời gian ngừng sản xuất. 2.2- Phương pháp xác định quỹ tiền lương: Có 4 phương pháp xác định quỹ tiền lương: a) Phương pháp 1: Quỹ tiền lương xác định theo đơn vị sản phẩm: Quỹ lương = Đơn giá tiền lương x tổng sản phẩm hàng hoá thực hiện + Quỹ tiền lương bổ sung Quỹ tiền lương bổ sung là quỹ tiền lương trả cho thời gian không tham gia sản xuất theo chế độ được hưởng lương cho công nhân (chính và phụ). Bao gồm: Nghỉ phép năm, nghỉ việ riêng, nghỉ lễ, nghỉ theo chế độ lao động nữ, hội họp, học tập và công việc xã hội... b) Phương pháp 2: Quỹ tiền lương xác định theo tổng doanh thu từ tổng chi phí (chưa có lương) Quỹ lương = Tổng doanh _ tổng chi phí x Tỷ lệ tiền lương thu thực hiện thực hiện Tổng doanh thu thực hiện và tổng chi phí thực hiện đã loại từ các yếu tố tăng giảm do nguyên nhân khách quan được cơ quan có them quyền quyết định. c) Phương pháp 3: Quỹ tiền lương xác định theo lợi nhuận (chưa có tiền lương). Quỹ lương = Tỷ lệ tiền lương x lợi nhuận thực hiện. Doanh thu thực hiện – chi phí thực hiện Lợi nhuận thực hiện = 1 + Đơn giá tiền lương d) Phương pháp 4: Quỹ tiền lương xây đựng theo doanh thu: Quỹ lương = Tỷ lệ tiền lương x tổng doanh thu thực hiện. Tổng doanh thu thực hiện nói trên phải loại trừ những yếu tố tăng giảm khách quan. 2.3- Phương pháp xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch: Quỹ tiền lương năm kế hoạch được xác định theo công thức: Vkh =[Lđb x TLmindn x (Hcb + Hpc) + Vcb] x 12 tháng. Trong đó: Lđb : Lao động định biên. TLmindn : Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định. Hcb : Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân. Hpc : Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương. Vvc : Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong định mức lao động tổng hợp. Các thông số Lđb, TLmindn, HCB, Hpc và Vvc được xác định như sau: + Lao động định biên (Lđb): Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ quy đổi. + Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương (TLmindn) được tính theo công thức: TLmindn = TLmin x (1+Kđc) Trong đó: TLmindn : Tiền lương tối thiểu điều chỉnh tối đa doanh nghiệp được phép áp dụng. TLmin : Mức lương tối thiểu chung do chính phủ quy định cũng là giới hạn dưới của khung lương tối thiểu. Kđc : Hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp. Kđc = K1 + K2 K1 : Hệ số điều chỉnh theo vùng K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành. + Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (Hcb): Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ và định mức lao động để xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (Hcb) của tất cả số lao động định mức để xây dựng đơn giá tiền lương. + Hệ số các khoản phụ cấp bình quân được tính vào đơn giá tiền lương (Hpc). Hiện nay, các khoản phụ cấp được tính vào đơn giá tiền lương gồm: Khu vực, độc hại, đắt đỏ, trách nhiệm, làm đêm, thu hút, lưu động, phụ cấp lãnh đạo và chế độ thưởng an toàn ngành điện. 2- Quỹ tiền lương của viên chức quản lý chưa tính trong định mức lao động tổng hợp (Vvc): Quỹ tiền lương Vvc bao gồm quỹ tiền lương của Hội đồng quản trị, của bộ phận giúp việc cho Hội đồng quản trị, bộ máy văn phòng Tổng công ty hoặc công ty, cán bộ chuyên trách Đảng, đoàn thể và một số đối tượng khác mà tất cả các đối tượng kể trên chưa tính trong định mức lao động tổng hợp hoặc quỹ tiền lương của các đối tượng này và đưa vào quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương. 2.4- Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương: Đơn giá tiền lương được xây dựng theo 4 phương pháp: a) Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi): Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh loại sản phẩm hoặc một loại sản phẩm có thể quy đổi được như: Xi măng, vật liệu xây dựng, rượu bia, điện, thuốc lá, giấy, xăng dầu, vận tải... Công thức xác định là: Vđg = Vgiờ x Tsp Trong đó: Vđg: Đơn giá tiền lương (đơn vị tính là đồng/đơn vị hiện vật) Vgiờ: Tiền lương giờ. Trên cơ sở lương cấp bậc công việc bình quân, phụ cấp lương bình quân và mức lương tối thiểu của doanh nghiệp, tiền lương giờ được tính theo quy định của chính phủ. Tsp: Mức lao động của đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm quy đổi (tính bằng số giờ- người) b) Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu: Phương pháp này tương ứng với chủ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là doanh thu (Hoặc doanh số) Thường được áp dụng dối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổng hợp. Công thức để xác định phương án là: Vkh Vđg = Tkh Trong đó: Vđg: Đơn giá tiền lương (đơn vị tính đồng/100đ) Vkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch. Tkh: Tổng doanh thu (hoặc doanh số) năm kế hoạch. c) Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ (-) tổng chi phí: Phương pháp này tương ưóng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là tổng doanh thu trừ (-) tổng chi phí không có lương, thường được áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng doanh thu, tổng chi phí một cách chặt chẽ trên cơ sở các định mức chi phí. Công thức để xác định đơn giá là: Vkh Vđg = Tkh - Ckh (Không có tiền) Trong đó: : Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch : Tổng doanh thu (hoặc doanh số) kế hoạch. : Tổng chi phí kế hoạch (chưa có tiền lương) d) Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận: Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là lợi nhuận, thường áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi và xác định được lợi nhuận kế hoạch sát với thực tế thực hiện. Công thức để xác định đơn giá là: Vđg = Trong đó: Vđg: Đơn giá tiền lương (Đơn vị tính đồng/1000đ) : Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch. : Lợi nhuận kế hoạch. 3- Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp: Hiện nay, các doanh nghiệp ở nước ta chủ yếu áp dụng hai hình thức trả lương sau: + Hình thức trả lương theo thời gian. + Hình thức trả lương theo sản phẩm. Các hình thức trả lương Trả lương theo sản phẩm Trả lương theo thời gian Lương sp cá nhân trực tiếp Lương sp cá nhân gián tiếp Lương sp luỹ tiến Lương khoán Lương sp có thưởng Lương theo thời gian giản đơn Lương theo thời gian có thưởng 3.1- Hình thức trả lương theo thời gian: *) Hình thức trả lương theo thời gian thực hiện việc trích trả lương cho người lao động theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của người lao động. Tuỳ theo tính chất lao động khác nhau và mỗi ngành nghề cụ thể có một thang lương riêng. Trong mỗi thang lương tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn mà chia ra làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có mức tiền lương nhất định. Điều kiện trả lương: + Phải có sự bố trí người đúng việc, tuỳ theo từng mức độ phức tạp của công việc mà bố trí người có tay nghề. + Phải có hệ thống theo dõi và kiểm tra việc chấp hành thời gian làm việc. + Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi người lao động để tránh khuynh hướng làm việc chiếu lệ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến kết quả công tác. *) Tiền lương theo thời gian đơn giản: Chế độ tiền công trả theo thời gian giản đơn là chế độ trả lương, tiền công mà mỗi người công nhân nhận được do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian thực tế làm việc nhiều hay ít quyết định. Chế độ trả lương này chỉ áp dụng ở những nơi khó định mức lao động chính các, khó đánh giá công việc chính xác. Có 3 loại tiền công theo thời gian đơn giản: + Lương giờ: Tính theo mức lương cấp bậc giờ và số giờ làm việc. + Lương ngày: Tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. + Lương tháng: Tính theo mức lương cấp bậc tháng. Lgđ = TH x Ln Ln = Ltháng/ 26 Trong đó: Lgđ : Số tiền lươngthời gian giản đơn. TH : Số ngày công (giờ công) làm việc thực tế. Ln : Lương ngày theo mức lương cấp bậc. Nhược điểm của chế độ trả công này là mang tính chất bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc, tiết kiệm nguyên liệu hoặc tập trung công suất của máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động. *) Tiền lương theo thời gian có thưởng: Chế độ trả công này là sự kết hợp giữa hình thức lương theo thời gian giản đơn và tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định. Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng chủ yếu áp dụng dối với những công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá cao, tự động hoá hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng hình thức trả lương này đơn giản đễ áp ụng và việc tính toán không phức tạp xong dùng hình thức trả lương này thì vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương sẽ bị giảm sút, không khuyến khích được người lao động trong sản xuất, duy trì chủ nghĩa bình quân tiền lương. Điều này trái với quan điểm trong đổi mới của nước ta hiện nay đó là xoá bỏ tính bình quân, sự cân bằng trong phân phối. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào mức lương và thời gian thực hiện kết hợp với khen thưởng khi người lao động hoàn thành tốt và vượt mức công việc được giao. Công thức tính như sau: LT = Ttt x Ln + M Trong đó: LT : Số tiền lương thời gian có thưởng. Ttt : Số ngày công (giờ công) làm việc thực tế. Ln : Số lượng ngày theo mức lương cấp bậc. M : Số tiền thưởng. Tiền thưởng này căn cứ vào năng suất và chất lượng lao động trong quá trình sản xuất. Nó khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả công tác. Hiện nay hình thức trả lương này còn khá phổ biến ở nước ta. 3.2- Hình thức trả lương theo sản phẩm: * Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương cơ bản khá phổ biến vì hiện nay áp dụng khá phù hợp. Nó quán triệt đầy đủ nguyên tắc “Phân phối theo lao động” gắn việc trả lương với kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể của mỗi cá nhân và tậtp thể trong doanh nghiệp. * Điều kiện để trả lương: - Có hệ thống các mức lao động, có căn cứ khoa học để tạo điều kiện tính đơn giá lương chính xác. - Có chế độ theo dõi và kiểm tra chất lượng xản phẩm. - Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi người lao động để tránh khuynh hướng chạy theo số lượng mà quên mất chất lượng. Sở dĩ phải nhấn mạnh vấn đề này vì khi nhận thức của người lao động còn thấp thì hình thức này đã phát sinh ra nhiều hậu quả xấu. * Các hình thức cụ thể của tiền lương sản phẩm đang được áp dụng trong sản xuất: a) Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp: Hình thức này áp dụng rộng rãi với ngưồi lao động trực tiếp với điều kiện của họ độc lập và có thể đo lường được kết quả: Công thức tính: Lspttiếp = Ntt x ĐG ĐG = T x Lgiờ. Trong đó: Lsp ttiếp: Tiền lương sản phẩm cá nhân trực tiếp phải trả trong tháng. NH: Số sản phẩm thực tế đạt chát lượng đã hoàn thành. ĐG: Đơn giá lương sản phẩm. T: Mức lương thời gian (h/sp) Lgiờ: Mức lương giờ theo cấp bậc của sản phẩm. b) Lương sp cá nhân gián tiếp: Được áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như phụ, phục vụ cho các công nhân sản xuất chính. Tuy lao động của họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất chính Công thức tính: LSP gián tiếp = Ltháng gián tiếp x Kmslđ r.tiếp Trong đó: LSP gián tiếp : Tiền lương sp cá nhân gián tiếp phải trả trong tháng Ltháng gián tiếp : Lương tháng của lao động gián tiếp. Knslđ t.tiếp : Hệ số năng suất lao động của lao động trực tiếp Hình thức này khuyến khích công nhân phụ, phục vụ tốt hơn cho công nhân chính, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân chính. c) Lương sản phẩm tập thể: Hình thức này áp dụng dối với những công việc cần một tập thể công nhân cung thực hiện, lắp ráp thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm việc theo dây chuyền, trong nom máy liên hợp, gắn chặt với nhau đến mức khó xác định kết quả cho từng cá nhân: Công thức tính: Lsp t.thể = Nt.thế t.thể x ĐG t,thể ĐGt.thể = T x S x Lgiờ j Trong đó: Lsp tthể: Tiền lương sản phẩm tập thể phải trả trong tháng. Nt.tế t.thể: Số lượng sản phẩm thực tế của tập thể. ĐGt.thể: Đơn giá lương sản phẩm tập thể. T : Mức thời gian (h/sp) S : Số công nhân của tập thể đó. Lgiờj: Mức lương giờ của công nhân j. Sau khi xác định được tiền lươngcả tổ được lĩnh, tiến hành chia lương cho từng cá nhân. Trong chế độ trả công này, vấn đề cần chú ý khi áp dụng là phải phân phối tiền công cho các thành viên trong tổ, nhóm phù hợp với bậc lương và thời gian lao động của họ. Có 2 phương pháp chia lương cơ bản: - Phương pháp chia theo giờ hệ số: Được tiến hành theo 3 bước: + Bước 1: Tính tổng số giờ hệ số của cả t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0060.doc
Tài liệu liên quan