Phân tích, đánh giá tư tưởng triết học Phật giáo và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội

Lời nói đầu Albert Einstein, nhà khoa học vĩ đại của thời đại nguyên tử đã từng nói: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, Thượng đế, cá nhân, không giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, xuất phát từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” Điều gì khiến một “nhân vật của thế kỷ 20”,

doc33 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5855 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích, đánh giá tư tưởng triết học Phật giáo và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một nhà vật lý vĩ đại của nhân loại đánh giá cao về Phật giáo như vậy? Thông điệp của đức Phật về chân lý, hòa bình, từ bi và khoan dung rất là thích hợp đối với xã hội ngày nay cũng như nhiều thế kỷ trước đây. Thời gian trôi qua đã làm cho những ánh sáng càng tỏa sáng hơn. Sự lan tràn của chủ nghĩa vật chất và sự theo đuổi những thành đạt của cá nhân bất chấp mọi giá đã làm xói mòn giá trị đạo đức xã hội, tình huynh đệ và tính cộng đồng. Trong những tình huống này, việc chúng ta nhớ lại và truyền bá thông điệp về từ bi và trí tuệ của đức Phật để hận thù có thể được thay thế bằng tình thương, xung đột bằng hòa bình an lạc, và sự cạnh tranh bằng hợp tác lẫn nhau là cần thiết biết bao. Ở Việt Nam, cùng với dòng chảy của lịch sử Đạo Phật có ảnh hưởng sâu rộng và đóng góp đáng kể đến mọi mặt đời sống văn hoá-xã hội. Đó là lý do tôi lựa chọn chủ đề: “Phân tích, đánh giá tư tưởng triết học Phật giáo và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội”. Nội dung bài viết này gồm có: Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của Đạo phật, nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Phật giáo, những đặc điểm của Đạo Phật và ảnh hưởng nó đỗi với đời sống xã hội người Việt. Đồng thời, dưới con mắt khách quan của một người không theo tôn giáo nào đưa ra những ưu điểm và những mặt hạn chế còn tồn tại của Phật giáo hiện nay. Qua đó tôi có cơ hội tìm tòi những tư liệu về Đạo Phật và hiểu thêm ý nghĩa nhân văn, giá trị chân-thiện-mỹ từ những lời dạy của Đức Phật. Chương I: Lịch sử ra đời và phát triển của Đạo Phật 1.Tình hình xã hội và tư tưởng triết học-tôn giáo Ấn Độ khi Đức Phật xuất thế. Cách đây trên 2500 năm, xã hội Ấn Độ là một chế độ xã hội và chính trị đầy dẫy những bất công. Dân chúng Ấn Độ thời bấy giờ bị chia thành rất nhiều đẳng cấp khác nhau, đó là: Tăng lữ Bà la môn là hạng cao thượng lãnh đạo tinh thần dân tộc, có quyền ưu tiên được tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng nhất. Tầng lớp quý tộc là hàng vua chúa quý phái nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng. Những thương gia chủ điền giàu có có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước và Nô lệ và nông nô làm khổ sai suốt đời cho các giai cấp trên. Ngoài bốn giai cấp trên, còn có một hạng người bần tiện nhất là giống dân tộc mọi rợ, bị coi như sống ngoài lề xã hội, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, vô cùng khổ nhục, tối tăm.. Hạng Bà la môn hưởng sung sướng nhàn hạ bao nhiêu thì đám người bần tiện ở dưới lại khổ sở bấy nhiêu. Sự bất công xã hội thật không thể nào diễn tả nổi.Theo luật Bà la môn, chỉ ba giai cấp trên có quyền đọc kinh, học đạo, còn hai giai cấp dưới thì đời đời chỉ làm nô lệ cho ba giai cấp trên mà thôi. Về phương diện tôn giáo, triết học, tư tưởng thì xã hội Ấn Độ thời bấy giờ cũng diễn ra một cảnh tượng vô cùng hỗn tạp: Về tín ngưỡng người thờ thần lửa, kẻ thờ thần núi, thần sông, kẻ thờ thần gió, thần chớp, thần mặt trời. Về triết học gồm một trăm phái khác nhau, luôn đả kích chống báng nhau. Tóm lại, xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ là một xã hội về vật chất thì đang rên siết dưới ách bất công, áp bức, về tinh thần thì đang quay cuồng, điên đảo trong những luồng tư tưởng lý thuyết rối reng. Xã hội ấy đang khao khát tình thương và bình đẳng, đang mong chờ được chói rạng dưới ánh sáng của trí tuệ. Trong hoàn cảnh ấy, Đức Phật Thích Ca đã xuất hiện đúng lúc để cứu vớt cõi đời sầu khổ. 2. Đức Phật Thích Ca, vị giáo chủ của Đạo từ bi và trí tuệ. Đức Phật giáng sinh ở miền trung Ấn Độ, bây giờ là nước Nêpal, một nước ở ven sườn dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, xuất thân là một Thái tử một tiểu vương quốc. Một buổi bình minh, Hoàng hậu đang dạo chơi trong vườn hoa Lâm-Tỳ-Ny thì sinh hạ Thái tử ở đấy. Thái tử được đặt tên là Tất Đạt Đa và theo tục lệ Ấn Độ lấy họ mẹ là Thích Ca. Sau khi hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa được 7 ngày, Hoàng hậu tạ thế và em gái của Hoàng hậu đã thay chị nuôi Thái Tử cho đến lớn. Ngay từ khi mới ra đời tướng mạo của Thái tử có những nét đặc biệt khác thường: Ngài có ba mươi hai tướng quý và tám mươi vẻ đẹp. Cho nên khi xem tướng Ngài, đạo sĩ Asita đã tiên đoán sau này Ngài sẽ thành Phật, làm chủ cả tam thế, dắt đường chỉ lối cho chúng sinh thoát khỏi bể khổ luân hồi. Thuở thơ ấu, tư chất thông minh và tính tình đức độ của Ngài đã biểu lộ một cách rõ rệt. Những đạo sĩ thông thái, những võ sĩ tài danh điều được vua cha mời đến dạy cho Thái tử; và chẳng bao lâu Thái tử đã trở thành một vị văn võ toàn tài, không ai sánh kịp. Và cũng do tư chất thông minh ấy, Thái tử đã sớm nhìn thấy rõ được tính cách giả dối, vô thường của sự thế, và với lòng thương vô hạn, không thể ngồi yên để nhìn thấy sự rên siết, khổ đau của cõi đời, nên tâm hồn của Ngài không bao giờ được yên ổn. Ngày đêm, Ngài luôn luôn nghĩ đến phương pháp cứu khổ cho chúng sinh. Mặc dù, để làm khuây khỏa lòng con, vua cha Tịnh Phạn truyền dựng lên một cung điện nguy nga, bày đủ trò đàn ca múa hát, và còn cưới cho Ngài một người vợ đẹp tuyệt thế giai nhân nhưng Thái Tử vẫn không khuây nỗi buồn mênh mông của cõi thế. Năm Ngài 29 tuổi, sau khi đã để lại cho Tịnh Phạn vương một người cháu nội, Thái tử quyết đinh từ bỏ cuôc đời vinh hoa phú quý, rời hoàng cung, rời gia đình vợ con bắt đầu con đường tu hành khổ luyện, tìm phuơng pháp cứu độ chúng sinh thoát khỏi vòng khổ ải và đưa họ lên bờ giác ngộ vĩnh viễn yên vui. Trong sáu năm trời tu hành khổ hạnh, Ngài cũng chưa thu thập được kết quả gì khả quan, bấy giờ Ngài mới đi đến núi Tượng Đầu, ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ Đề và thề rằng: "Nếu ta ngồi đây mà không chứng được đạo quả, thì dù thịt nát xương tan, ta quyết không bao giờ đứng dậy".Và đến ngày thứ bốn mươi chín, lúc sao mai vừa mọc, thì Ngài hốt nhiên đại ngộ, thấy được chân lý của vũ trụ và nguồn gốc sinh tử của chúng sinh. Ngài đã thành Phật với danh hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau khi thành đạo, Đức Phật chu du khắp các lưu vực sông Hằng, đem đạo vô thượng của Ngài giáo hóa chúng sinh, không phân biệt già trẻ, nam nữ, giàu nghèo, sang hèn, màu da, chủng tộc, trí thức hay ngu si. Nhờ lòng từ bi không bờ bến, đức hy sinh rộng lớn vô biên, Ngài đã giảng nói pháp trên năm trăm hội, hóa độ vô số quần sinh, thoát vòng mê mờ khổ não. Và do đó, đạo Phật được thành lập trên cõi đời. Năm Ngài 80 tuổi, nhận thấy chiếu nguyện của mình đã thực hiện, nhiệm vụ độ sinh của mình đã đầy đủ, một hôm, đức Phật cho gọi các đệ từ của Ngài lại, ban những lời di chúc cặn kẽ, rồi từ giã cõi đời một cách bình thản, giản dị: móc ở giữa hai cây bông vải ngoài châu thành Câu-thi-la, Ngài nhập cõi Niết-bàn. Như thế ấy, một cuộc đời vô cùng vĩ đại đã xuất hiện và biến ẩn như một luồng ánh sáng mầu nhiệm khi đã đánh dấu ba giai đoạn lớn một cách vô cùng giản dị và đầy ý nghĩa: -Ra đời bên cạnh một gốc cây -Thành đạo bên một gốc cây -Và lìa đời ở giữa hai cành cây ! 3. Lịch sử phát triển của Đạo Phật. Đạo Phật trở thành một tôn giáo sau khi Phật tịch diệt và được truyền bá rộng rãi. Đến thế kỷ thứ 3 trước CN, vua Acoka đã cho xây đến 8 vạn tháp thờ Phật và thúc đẩy việc truyền đạo ra nước ngoài. Trong quá trình phát triển, đạo Phật chia ra làm 3 môn phái khác nhau về giáo lý, tổ chức và địa bàn: a, Phái Phật giáo nguyên thuỷ (Theravanda) còn gọi là Tiểu thừa(Hinayana - cỗ xe nhỏ) chủ chương tu thân cho bản thân giác ngộ thành “lahán” (arhat). Phái này theo sát chữ nghĩa kinh điển, không thờ cúng thần linh hoặc chỉ thờ Thích Ca Mâu Ni thôi. Đạo này còn phổ biến ở Đông Nam Á (Srilanka, Thái Lan, Miến Điện, Việt Nam, Lào, Campuchia...) b, Phái Đại thừa (Mahayana - cỗ xe lớn) chủ trương tự giác và giác ngộ cả chúng sinh, tu thành bồ tát (bodhisattva) trước khi thành Phật. Không cố chấp chữ nghĩa kinh điển, thờ nhiều Phật, phổ biến ở Nepan, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam). Một nhánh của Đại thừa là phái Thiền. c, Phái Tantrayana- Mật tông hay Vadshrayana -Kim cang thừa có tính chất bí truyền, kết hợp phù chú, bùa linh để tu giải thoát, phổ biến ở Tây tạng, Mông Cổ, Xibia. Số tín đồ Phật giáo trên thế giới là hơn 600 triệu người. Ở Việt Nam, đạo Phật được du nhập vào từ thế kỷ thứ 2 qua đường biển từ Ấn Độ và đường bộ từ Trung Quốc - chủ yếu là tư tưởng Thiều tông kết hợp với lối tu của Tịnh độ tông thờ A Di Đà cùng Quan Âm và của Mật tông. Từ thế kỷ thứ 5, đạo Phật ở Ấn Độ bắt đầu bị Ấn Độ giáo tấn công và đến thế kỷ thứ 12 bị đạo Hồi(một tôn giáo nguyên ở Thổ Nhĩ Kỳ) khi đã xâm nhập Ấn Độ bằng quân sự đã dùng những thủ đoạn khốc liệt để hủy diệt chính pháp, tàn hại Phật Giáo bằng cách đập tháp, phá chùa, đốt kinh điển, giết hại Phật tử. Những điều đó đã làm cho Đạo Phật ở Ấn Độ tàn lụi thêm. Chương 2: Nội dung cơ bản tư tưởng triết học Phật giáo Kinh điển của Phật giáo gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Phật giáo cũng luận về thuyết luân hồi và nghiệp, cũng tìm con đường “giải thoát” ra khỏi vòng luân hồi. Trạng thái chấm dứt luân hồi và nghiệp được gọi là Niết bàn. Nhưng Phật giáo khác các tôn giáo khác ở chỗ chúng sinh thuộc bất kỳ đẳng cấp nào cũng được “giải thoát”. Phật giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng như nhân sinh bằng sự phân tích nhân-quả. Theo Phật giáo, nhân-quả là một chuỗi liên tục không gián đoạn và không hỗn loạn, có nghĩa là nhân nào quả ấy. Mối quan hệ nhân-quả này Phật giáo thường gọi là nhân duyên với ý nghĩa là một kết quả của nguyên nhân nào đó sẽ là nguyên nhân của một kết quả khác. Về thế giới tự nhiên, Bằng sự phân tích nhân quả, Phật giáo cho rằng không thể tìm ra một nguyên nhân đầu tiên cho vũ trụ, có nghĩa là không có một đấng Tối cao (Brahman) nào sáng tạo ra vũ trụ. Cùng với sự phủ định Brahman, Phật giáo cũng phủ định phạm trù (Anatman) nghĩa là không có tôi và quan điểm “vô thường”. Quan điểm “vô ngã” cho rằng vạn vật trong vũ trụ chỉ là sự “giả hợp” do hội đủ nhân duyên nên thành ra “có” (tồn tại). Ngay bản thân sự tồn tại của thực thể con người chẳng qua là do “ngũ uẩn” (năm yếu tố) hội tụ lại là: sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức). Như vậy là không có cái gọi là “tôi” (vô ngã). Quan điểm “vô thường” cho rằng vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận: sinh - trụ- dị- diệt. Vậy thì “có có” – “không không” luân hồi bất tận “thoáng có”, “thoáng không”, cái còn thì chẳng còn, cái mất thì chẳng mất. Về nhân sinh quan Phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu nhân sinh ở sự “giải thoát” khỏi vòng luân hồi, “nghiệp báo” để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn. Nội dung triết học nhân sinh tập trung trong thuyết “tứ diệu đế” với ý nghĩa là bốn chân lý tuyệt vời. Khổ đế. Phật giáo cho rằng cuộc sống là khổ, ít nhất có tám nỗi khổ (bát khổ) đó là : sinh, lão, bệnh, tử , thụ biệt ly (thương yêu nhau phải xa nhau), oán tăng hội (oán ghét nhau nhưng phải sống gần nhau), sở cầu bất đắc (mong muốn nhưng không được), ngũ thụ uẩn (năm yếu tố uẩn tụ lại nung nấu làm khổ sở). Tập đế hay nhân đế. Phật giáo cho rằng cuộc sống đau khổ là có nguyên nhân. Để cắt nghĩa nỗi khổ của nhân loại, Phật giáo đưa ra thuyết “thập nhị nhân duyên” đó là 12 nguyên nhân và kết quả nối theo nhau cuối cùng dẫn đến các đau khổ của con người: 1. vô minh; 2.hành; 3. thức; 4 .danh sắc; 5.lục nhập; 6. xúc; 7. thụ; 8. ái; 9. thủ; 10. hữu; 11 .sinh; 12 .lão-tử. Trong đó vô minh là nguyên nhân đầu tiên. Diệt đế, Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ có thể tiêu diệt để đạt tới trạng thái Niết bàn. Đạo đế Đạo đế chỉ ra con đường tiêu diệt cái khổ. Đó là con đường “tu đạo”, hoàn thiện đạo đức cá nhân gồm 8 nguyên tắc (bát chính đạo) đó là: 1 chính kiến (hiểu biết đúng tứ đế); 2 chính tư (suy nghĩ đúng đắn); 3 chính ngữ (lời nói đúng đắn); 4 chính nghiệp (giữ nghiệp không tác động xấu); 5 chính mệnh (giữ ngăn dục vọng); 6 chính tinh tiến (rèn luyên tu lập không mệt mỏi); 7 chính niệm (có niềm tin bền vững vào giải thoát); 8 chính định (tập trung tư tưởng cao độ). Tám nguyên tắc trên có thể thâu tóm vào (tam học) tức là 3 điều cần học tập và rèn luyện là giới – định – tuệ. Giới là giữ cho thân, tâm thanh tịnh trong sạch. Định là thu tâm, nhiếp tâm để cho sức mạnh của tâm không bị ngoại cảnh làm xáo động. Tuệ là trí tuệ. Phật giáo coi trọng khai mở trí tuệ để thực hiện giải thoát. Tóm lại, bốn sự thật mà đức Phật đã từng kinh qua chứng đắc và đem nó ra để dạy lại các đệ tử nên thực hành như chính Ngài nếu muốn thoát khỏi khổ đau. Sự thật thứ nhất là khổ đau, đó là kết quả bản chất của chính sự sống mà chúng sinh hữu tình đang gánh chịu, nỗi khổ đau này, những buồn vui của nó chính trong cuộc sống của mỗi chúng sinh về tâm và vật, chúng luôn luôn mang bộ mặt bất toàn giả tạm và không làm vừa lòng mỗi chúng ta, do vô thường và huyễn hóa. Về sự thật này, thì chúng ta phải hiểu và biết nó như một sự kiện như thật, một cách chính xác và đầy đủ . Sự thật thứ hai là Nguồn gốc tập khởi của khổ đau, tức chỉ cho nguyên nhân mọi thứ dục vọng, mọi khát khao của ái, và tương ứng với tất cả những đam mê xấu xa bất tịnh khác liên quan với vô minh, đưa chúng ta đến kết quả đau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi ba cõi. Ở đây, chúng ta không những chỉ hiểu sự kiện này một cách như thật chính nó thôi, mà chúng ta còn phải nỗ lực từ bỏ, loại bỏ nó, bằng cách diệt trừ và nhổ nó tận gốc rễ để nó không còn là nguyên nhân trực tiếp đưa chúng ta đến hậu quả khổ đau, trong hiện tại và tương lai nữa. Sự thật thứ ba là sự Chấm dứt khổ đau, đạt Niết-bàn, chân lý tuyệt đối, hay là thực tại tối hậu, là kết quả sau khi chúng sinh thực hiện con đường trung đạo. Ở đây, việc thực hành của chúng ta là phải thực chứng nó , bằng vào những nỗ lực cả thân và tâm trong việc thực hiện thanh tịnh hóa ba nghiệp. Sự thật thứ tư là Con đường đưa đến thực chứng Niết-bàn. Ở đây, chúng ta nói đến vấn đề con đường đưa đến thực chứng, tức là nói đến con đường thực hành qua Bát chính đạo, không chỉ hiểu biết về con đường, dù có thấu triệt bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không ích lợi gì. Trong trường hợp này, việc của chúng ta là phải đi theo con đường ấy và tuân giữ nó về hai mặt thân và tâm, làm cho ba nghiệp thanh tịnh. Có như vậy, chúng ta mới đạt được mọi sự an lạc ngay trong cuộc sống này, mà không cần tìm đâu xa ngoài thế gian này. Chương 3: Những đặc điểm nổi bật của Phật giáo Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo. 1. Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là “In như sự thật”: Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật. Phật giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm trung thực ấy. Đạo Phật chỉ thấy và chỉ nói những sự thật mà sự vật có, không thêm không bớt. Đạo Phật, do đó, cấm đoán những tín ngưỡng và hành động không phát sinh từ sự hiểu biết như thật, và không công nhận những kết quả của tín ngưỡng mê mờ, hành động manh động là hợp lý. Cho nên đạo Phật cũng gọi là Đạo Như Thật. 2. Thứ hai, đạo Phật giáo rất “tôn trọng sự sống”. Không sát sinh, ăn chay, là những điều tượng trưng cụ thể cho đặc điểm ấy. Đạo Phật xem sự sống trên tất cả. Hết thảy cái gì gọi là có giá trị là phải bảo vệ sự sống ấy. Giết sự sống để nuôi sự sống là mê muội mà vì tham sống nên hại sự sống cũng là vô minh. Cho nên tôn trọng sự sống không những bằng cách giúp nhau để sống còn, mà còn có khi phải hy sinh sự sống để bảo vệ sự sống, nghĩa là có khi tiêu cực như ăn chay để cứu muôn loài, có khi tích cực như 'thay khổ cho chúng sinh' để cứu vạn loại. Đạo Phật đặc biệt chú trọng và nêu cao chủ nghĩa lợi tha, nhưng chữ lợi ấy là phải hướng về mục đích tôn trọng sự sống. 3. Thứ ba, đạo Phật chỉ thừa nhận sự “tương quan sinh tồn”. Đạo Phật dạy cho người ta thấy ở đời phải tự lập chứ không phải biệt lập. Phật tử không thấy, không tạo nên một đối phương. Vũ trụ là một lò tương quan; không có gì là trung tâm, không có gì là phụ thuộc, hay ngược lại. Bởi thế cho nên phân ly là tự tạo một ung nhọt, mà chiến đấu (theo nghĩa hẹp) chỉ là tương đối. Chiến đấu phải là một hành động vì bảo vệ sự sinh tồn mà bất đắc dĩ phải áp dụng trong trường hợp bất đắc dĩ. Nếu biến sự bất đắc dĩ ấy thành sự tuyệt đối cần thiết trong mọi trường hợp, thì chiến đấu sẽ trở thành chiến tranh. 4. Thứ tư, đạo Phật xác nhận “con người là trung tâm của xã hội”. Đạo Phật không hoàn toàn duy tâm, cũng không hoàn toàn duy vật, mà tất cả đều do con người phát sinh và đều phát sinh vì con người. Kết luận này thực tế ở đâu cũng rõ rệt cả. Trên thế giới loài người này không có gì tự nhiên sinh ra hay từ hư không rơi xuống, mà đều do năng lực hoạt động của con người tạo thành. Năng lực hoạt động của con người tạo tác chi phối tất cả. Tất cả khổ hay vui, tiến hóa hay thoái hóa, là đều do con người dã man hay văn minh. Người là chúa tể của xã hội loài người, xã hội loài người không thể có chúa trời thứ hai. 5. Thứ năm, đạo Phật chú trọng “đối trị tâm bệnh con người trước hết”. Lý do rất dễ hiểu. Con người là trung tâm điểm của xã hội loài người, xã hội ấy tiến hóa hay thoái hóa là hoàn toàn do hoạt động con người chi phối; mà hoạt động con người lại do tâm trí con người chủ đạo, vậy xã hội phản ánh trung thành của tâm trí con người. Cho nên muốn cải tạo xã hội, căn bản là phải cải tạo con người, cải tạo tâm bệnh của con người. Tâm bệnh con người nếu còn độc tài, tham lam, thì xã hội loài người là địa ngục, tâm bệnh con người được đối trị rồi thì hoạt động con người rất sáng suốt mà xã hội con người, kết quả của hoạt động ấy, cũng rất cực lạc. 6. Thứ sáu, mục đích đạo Phật là “đào luyện con người thành bi, trí, dũng”. Bi là tôn trọng quyền sống của người khác. Trí là hành động sáng suốt lợi lạc. Dũng là quyết tâm quả cảm hành động. Dũng không có bi và trí thì sẽ thành tàn ác và manh động. Trí không có bi và dũng thì sẽ trở thành gian xảo và mộng tưởng. Bi không có trí và dũng sẽ thành tình cảm và nhút nhát. Bi là tư cách tiến hóa, trí là trí thức tiến hóa, dũng năng lực tiến hóa. Con người như thế là con người mới, căn bản của xã hội mới. 7. Thứ bảy, tư tưởng của đạo Phật là “kiến thiết một xã hội mới” mà căn bản là con người mới. Cho nên tranh đấu cho xã hội mới ấy, trở lại vấn đề, là phải chiến thắng chính mình trước hết. Con người tự chiến thắng con người, nghĩa là cái 'nhân cũ' (bóc lột, đàn áp, độc tài, xâm lược) không còn nữa, thì kết quả được cái 'quả mới' là là một xã hội mới. Trong xã hội ấy quyền sống tuyệt đối bình đẳng như sự sống: Bình đẳng trong nhiệm vụ, bình đẳng trong hưởng thụ. 8.Thứ tám, đạo Phật là “tiến lên vô thượng giác”. Đào luyện một con người mới, kiến thiết một xã hội mới rồi, không phải mục đích của đạo Phật cứu cánh ở đó. Cao xa, đạo Phật còn hướng dẫn con người lên chóp đỉnh của sự tiến hóa là địa vị vô thượng giác, địa vị vô minh toàn diệt, trí tuệ toàn giác, địa vị Phật đà. 9. Thứ chín, đạo Phật là đạo Phật dạy phải “tự lực giải thoát”. Đấy là một tinh thần tuyệt đối cần thiết. Đức Phật chỉ là một đạo sư dẫn đạo con đường sáng cho chúng ta. Còn chúng ta phải tự thắp đuốc trí tuệ của mình mà soi đường, phải tự động cặp chân năng lực của mình mà đi. Con người mới là phải tự rèn luyện; xã hội mới là phải tự kiến thiết; vô thượng giác là phải tự tu chứng. Tự lực giải thoát là con đường duy nhất của mười phương các đức Phật Bồ-Tát. An lạc không phải cầu xin, trí giác không do cầu hồ. Một điều nữa, nước trong bản chất là nước đục, hoa sen không mọc trên cát vàng, cho nên người trong đạo Phật phải tự lực giải thoát ngay trong cảnh giới đau khổ mê muội. Lánh ngoài thế gian đau khổ để tìm giác ngộ, thì kinh dạy, đó là đi tìm sừng con thỏ. Phật tử không có đứng vào hàng ngũ thông minh mà phải hướng về lớp người ngu dốt dìu dắt họ. Hoa Sen muôn thuở người ta chỉ tìm thấy trong ao bùn, tuệ giác vô thượng chỉ có bởi chúng sinh. 10. Thứ mười, đạo Phật là “hiện chứng thể nghiệm”. Đức Phật chỉ hướng dẫn chúng ta, chứ chân lý không phải là thứ đem quay phim cho người thấy được. Đức Phật là đạo sư, nhưng trí giác không phải là thứ ai dạy khôn cho ai. Cho nên đối với chân lý tối cao, ta phải tự lực thể nghiệm. Sự tự lực thể nghiệm ấy, không những áp dụng với tinh thần tự lực giải thoát mà thôi, mà còn đặc biệt chú ý đến sự hiện chứng. Thế nào gọi là sự hiện chứng? Ví dụ con đường đi đến Mai thôn có mười đoạn. Người đi không ham, không thể ham nhảy vọt đến Mai thôn mà không qua mười đoạn đường, mà phải đi từng bước, bước từng đoạn, được một đoạn là đến Mai thôn một đoạn. Con đường vô thượng giác cũng vậy, nương theo lời Phật chỉ dẫn, ta phải bước từng bước, hiện chứng đến đâu thể nghiệm chân lý đến đó, cho đến khi toàn giác. Đức Phật tạo cho ta cái thang, nhưng không kéo giàn hoa xuống hay đẩy thẳng ta lên được. Ta phải tự lực mà trèo từng nấc thang lên giàn hoa thiên lý. Trèo được nấc nào là tự thể nghiệm chân lý nấc ấy. Đối với chân lý chưa hiện chứng, chúng ta chỉ nói học, không nói biết. Tinh thần tu chứng đạo Phật là thế. Do tất cả đặc điểm trên đây, chúng ta thấy đạo Phật không phải chỉ là một tôn giáo. 'Đạo Phật là tất cả', đó là một đặc điểm vừa cuối cùng vừa trước hết của đạo Phật. Cho nên Phật tử không thực hành đạo Phật bằng cách để hoạt động của mình một phần chính vào sự lễ bái cầu nguyện. Phật tử thực hành đạo Phật là áp dụng vào đời sống, áp dụng vào tất cả mọi hoạt động. Căn bản của đạo Phật là như thật, tinh thần đạo ấy là bi, trí, dũng. Sống trong căn bản và tinh thần ấy, Phật tử tự nhiên không thể phủ nhận sự tàn sát, sự manh động và sự nô lệ. Cho nên họ phải tự lực hành động để thượng thượng tăng tiến. Và hành động ấy không có lãnh vực trong không gian, không có giới hạn trên thời gian, không có phạm vi trong tổ chức, không có khu phân trong trường hợp. Ở đâu và lúc nào, với ai và cảnh nào, Phật tử cũng áp dụng căn bản và tinh thần bi, trí, dũng của đạo Phật vào để tác động và chi phối, hầu tạo thành một thế giới tịnh độ. Cho nên đạo Phật bao trùm tất cả. Nói ngược lại, tất cả có tinh thần đạo Phật mới tốt đẹp. Chương 4: Những ảnh hưởng của Phật giáo Từ khi du nhập Việt Nam đến nay, Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc, nó ngấm sâu vào tư duy và trở thành một bộ phận văn hoá, nếp sống của người Việt. I. Ảnh hưởng của Đạo Phật đến đời sống văn hoá-xã hội: 1.Về mặt tư tưởng triết học và đạo lý a. Về tư tưởng Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ Diệu Ðế và Bát chính Ðạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái phật giáo, Nguyên Thủy cũng như Ðại Thừa đã ăn sâu vào lòng của người dân Việt. Ðạo lý Duyên Khởi là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới hiện tại. Duyên khởi nghĩa là sự nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn và tồn tại. Không những các sự kiện thuộc thế giới con người như thành, bại, thịnh, suy mà tất cả những hiện tượng về thế giới tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá cũng điều vâng theo luật duyên khởi mà sinh thành, tồn tại và tiêu hoại. Có 4 loại duyên cần được phân biệt: thứ nhất là Nhân Duyên. Có thể gọi là điều kiện gần gũi nhất, như hạt lúa là nhân duyên của cây lúa. Thứ hai là Tăng Thượng Duyên tức là những điều kiện có tư liệu cho nhân duyên ví như phân bón và nước là tăng thượng duyên cho hạt lúa. Thứ ba là Sở Duyên Duyên tức là những điều kiện làm đối tượng nhận thức, thứ tư là Ðẳng Vô Gián Duyên tức là sự liên tục không gián đoạn, cần thiết cho sự phát sinh trưởng thành và tồn tại. Luật nhân quả cần được quan sát và áp dụng theo nguyên tắc duyên sinh mới có thể gọi là luật nhân quả của Ðạo Phật, theo đạo lý duyên sinh, một nhân đơn độc không bao giờ có khả năng sinh ra quả, và một nhân bao giờ cũng đóng vai trò quả, cho một nhân khác. Về giáo lý nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của Ðạo Phật đã trở thành nếp sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ. Người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âm thầm của lý nghiệp báo. Có thể nói mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lý này. Vì thế, lý nghiệp báo luân hồi đã in dấu đậm nét trong văn chương bình dân, trong văn học chữ nôm, chữ hán, từ xưa cho đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào lý nhân quả nghiệp báo mà hành động sao cho tốt đẹp đem lại hòa bình an vui cho con người. Thậm chí trẻ con mười tuổi cũng tự nhiên biết câu: "ác giả ác báo". Mặt khác họ hiểu rằng nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà có thể làm thay đổi, do đó họ tự biết sửa chữa, tu tập cải ác tùng thiện. Sống ở đời, đột nhiên những tai họa, biến cố xảy ra cho họ, thì họ nghĩ rằng kiếp trước mình vụng đường tu nên mới gặp khổ nạn này. b. Về đạo lý Ðạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh của Phật giáo đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn của người Việt. Ðiều này ta thấy rõ qua con người và tư tưởng của Nguyễn Trãi (1380-1442), một nhà văn, nhà chính trị, nhà tư tưởng Việt Nam kiệt xuất, ông đã khéo vận dụng đạo lý Từ Bi và biến nó thành đường lối chính trị nhân bản đem lại thành công và rất nổi tiếng trong lịch sử nước Việt. Ông nói điều đó trong Bình Ngô Ðại Cáo rằng: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Bằng cách: Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn Ðem chí nhân để thay cường bạo Cho nên khi đại thắng quân xâm lược, đối với tù binh nhà Minh, chúng ta không những không giết hại mà còn cấp cho thuyền bè, lương thực để họ về nước.Tinh thần thương người như thể thương thân đã biến thành ca dao tục ngữ phổ biến trong nhân dân Việt Nam như "lá lành đùm lá rách", hay Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Ðó là những câu ca dao, tục ngữ mà bất cứ người Việt Nam nào cũng điều thấm nhuần và thuộc lòng, nói lên lòng nhân ái vị tha của dân tộc Việt Nam. Ngoài đạo lý Từ Bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý khác của đạo phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sinh. Ðạo lý này được xây dựng theo một trình tự phù hợp với bước phát triển của tâm lý về tình cảm của dân tộc Việt. Tình thương ở mọi người bắt đầu từ thân đến xa, từ tình thương cha mẹ, họ hàng lan dần đến tình thương trong các mối quan hệ xã hội với thầy bạn, đồng bào quê hương đất nước và mở rộng đến quê hương cao cả đối với cuộc sống của nhân loại trên vũ trụ này. Ðặc biệt trong đạo lý tứ ân, ta thấy ân cha mẹ là nổi bật và ảnh hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt. Vì đạo phật rất chú trọng đến hiếu hạnh, và được Ðức Phật đã thuyết giảng đề tài này trong nhiều kinh khác nhau như Kinh Báo Phụ Mẫu Ân, kinh Thai Cốt, kinh Hiếu Tử, kinh Ðại Tập, kinh Nhẫn Nhục, kinh Vu Lan... nhắc đến công lao dưỡng dục của cha mẹ, Phật dạy: "muôn việc ở thế gian, không gì hơn công ơn nuôi dưỡng lớn lao của cha mẹ" (Kinh Thai Cốt), hay kinh Nhẫn Nhục dạy: "cùng tốt điều thiện không gì hơn hiếu, cùng tốt điều ác không gì hơn bất hiếu". Bởi Phật Giáo đặc biệt chú trọng chữ hiếu như thế nên thích hợp với nếp sống đạo lý truyền thống của dân tộc Việt. Đạo lý hiếu ân trong ý nghĩa mở rộng có cùng một đối tượng thực hiện là nhắm vào người thân, cha mẹ, đất nước, nhân dân , chúng sinh, vũ trụ, đó là môi trường sống của chúng sinh gồm cả mặt tâm linh nữa. Ðạo lý Tứ Ân còn có chung cái động cơ thúc đẩy là Từ ,Bi, Hỷ, Xả khiến cho ta sống hài hòa với xã hội, với thiên nhiên để tiến đến hạnh phúc chân thực và miên trường. 2. Về đời sống văn hoá-Xã hội: a. Phật Giáo dung hòa với các tôn giáo khác ở Việt Nam Sự phối hợp và kết tinh của Ðạo Phật với đạo Nho và đạo Lão, được các nhà vua thời Lý công khai hóa và hợp pháp hóa. Nhờ đặc tính dung hòa này mà Phật Giáo Việt Nam đã trở thành tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Việt. Nó chẳng phải Phật giáo Ấn Ðộ hay Trung Hoa, Tiểu Thừa hay Ðại Thừa, mà là tất cả những khuynh hướng tâm linh của người dân Việt. Với tinh thần khai phóng, Phật Giáo Việt Nam đã kết tinh lấy Chân, Thiện, Mỹ làm cứu cánh để thực hiện. Nho giáo thực hiện cứu cánh ấy bằng con đường Thiện, tức là hành vi đạo đức để tới chỗ nhất quán với Mỹ và Chân. Ðạo giáo thực hiện cứu cánh ấy bằng con đường Mỹ, tức là tâm lý nghệ thuật để tới chỗ nhất quán với Thiện và Chân. Phật giáo thực hiện cứu cánh ấy bằng con đường trí tuệ giác ngộ để đạt tới chỗ nhất quán Chân, Thiện, Mỹ. Ðó là thực tại Tam Vi Nhất của tinh thần tam Giáo Việt Nam, với hình ảnh Đức Phật Thích Ca ở giữa, Lão Tử bên trái và Khổng Tử bên phải đã in sâu vào tâm thức của người dân Việt. b. Sự dung hòa giữa các tông phái trong Phật Giáo Nét đặc trưng rất riêng biệt của Phật Giáo Việt Nam so với các quốc gia Phật Giáo láng giềng là sự dung hòa giữa các tông phái Phật Giáo. Ở Thái Lan, Srilanka, Lào, Campuchia chỉ có Phật Giáo Nam Tông, ở Tây Tạng,Trung Hoa, Nhật Bản, Mông Cổ thuần túy chỉ có Phật Giáo Bắc Tông. Nhưng ở Việt Nam thì lại dung hòa cả Nam Tông và Bắc Tông, vì tinh thần khế lý khế cơ của Phật Giáo, cộng với tinh thần khai phóng, Phật Giáo Việt Nam mới có được kết quả như vậy. c. Với đời sống người Việt Nam Trong buổi đầu của Phật Giáo ở Việt Nam mang dáng dấp của Phật Giáo Tiểu Thừa và Mật Giáo, vì vậy đã dễ dàng gắn với phù chú, cầu xin phước lộc hơn là tôi luyện trí tuệ và thiền định. Ðạo Phật đã có mặt ảnh hưởng khắp mọi giai tầng trong ở xã hội Việt Nam, cả trong giới bình dân và trong giới trí thức. Với tính đời trội hơn tính đạo, trong quần chúng đa số là phụ nữ đến với Phật Giáo, đó là hạng người đau khổ nhất trong xã hội cũ. Chùa làng đã từng một thời đóng vai trò trung tâm văn hóa tinh thần của cộng đồng làng xã Việt Nam, chùa không những là nơi giảng đạo cầu kinh, thờ cúng Phật mà còn là nơi hội họp. di dưỡng tinh thần, tham quan vãn cảnh. Kiến trúc của chùa Việt Nam thường hòa hợp với cảnh trí thiên nhiên, tạo thành một kiến trúc hài hòa với ngoại cảnh, phù hợp với dinh dưỡng tinh thần của tuổi già.Nhờ có sự hiện diện của Phật Giáo ở Việt Nam,mà có các di tích và danh lam thắng cảnh như chùa Hương nhộn nhịp trong ngày trẩy hội đầu xuân,chùa Tây Phương, chùa Yên Tử mây mù, chùa Keo bề thế, chùa Thiên Mụ soi mình trên dòng sông Hương, và có những chuyện dân gian đầy tính nhân bản như truyện Từ Thức, truyện Tấm Cám, truyện Quan Âm Thị Kính.... có những lễ hội tưng bừng như hội Lim, hội Chùa Hương.... và trong tâm tư truyền thống cũng vẳng tư tưởng bố thí vị tha, lòng hướng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9000.doc
Tài liệu liên quan